Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Hiện Thế là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần giữa thế giới ngày nay, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua những sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội cũng như với thế giới. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Hiện Thế Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 10-16/11/2002

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 11
 

Ý Chung: Xin cho các người nam nữ góa bụa thường cảm thấy cái đớn đau của cảnh lẻ loi cô độc được tìm thấy niềm an ủi và nâng đỡ nơi cộng đồng Kitô hữu”.

Ý Truyền Giáo:
“Xin cho Kitô hữu biết tích cực tham gia vào việc hăng say truyền bá Phúc Âm qua các phương tiện truyền thông xã hội”.

 

___________________________________________

 

 

 

TUY IRAQ ĐÃ TRẢ LỜI CHO LIÊN HIỆP QUỐC VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ ĐÃ CHẤP THUẬN BẢN QUI CHẾ ĐIỀU CHỈNH VỀ VẤN ĐỀ LINH MỤC HOA KỲ LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ EM, NHƯNG VẪN CẦN RẤT NHIỀU ƠN CHÚA TRONG TIẾN TRÌNH HỢP TÁC VÀ THỰC HIỆN NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP NHẤT CHO THIỆN ÍCH CỦA CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI VÀ DÂN CHÚA. BỞI THẾ, CHÚNG TA HÃY TIẾP TỤC XIN ĐỨC MẸ MÂN CÔI CẦU BẦU.

16/11 Thứ Bảy


Lời Phát Biểu của Các Đức Giám Mục Hoa Kỳ về Vấn Đề Giáo Sĩ Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em


Trong lời nhập đề cho Bản Hiến Chương Bảo Về Trẻ Em và Giới Trẻ, chúng tôi đã hứa rằng chúng tôi (những vị giám mục) sẽ đáp ứng những đòi hỏi của bản hiến chương bằng một đường lối nói lên cho thấy trách nhiệm của chúng tôi đối với Thiên Chúa, với dân Chúa cũng như với nhau. Lời phát biểu này nhấn mạnh đến trách nhiệm phát xuất từ mối hiệp thông giáo phẩm và tình đoàn kết huynh đệ của chúng tôi, một trách nhiệm về luân lý chúng tôi phải có với nhau và cho nhau, chứ nó hoàn toàn không hề làm suy yếu tầm quan trọng của trách nhiệm bao rộng hơn.


Các vị giám mục dù được tấn phong chính yếu cho giáo phận của mình, chúng tôi cũng được kêu gọi để bảo vệ mối hiệp nhất và phát động kỷ luật chung của toàn thể giáo hội (Giáo Luật khoản 392). Cùng tham phần vào giám mục đoàn, chúng tôi có trách nhiệm cần phải tác hành theo cách thức làm sao để phản ảnh đoàn tính một cách vừa hiệu nghiệm vừa tác dụng, bao gồm cả việc huynh đệ nâng đỡ nhau, huynh đệ đặt vấn đề với nhau và huynh đệ sửa chữa cho nhau.


Trong tinh thần đoàn thể và huynh đệ, với sự tôn trọng quyền lợi hợp pháp của các giám mục là những vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp với Tòa Thánh, chúng tôi hứa quyết với nhau những điều sau đây:


1. Trong mỗi một giáo phận của mình, chúng tôi sẽ giúp đỡ nhau trong việc giải thích một cách đúng đắn và áp dụng trong thẩm quyền hiện hành của mình bản Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Giới Trẻ, bằng việc luôn tôn trọng luật lệ của Giáo Hội và cố làm sao phản ảnh Phúc Âm.

2. Chúng tôi đăỉc biệt nhìn nhận lầm lỗi của chúng tôi trong quá khứ, khi có một số giám mục đã thuyên chuyển những vị linh mục lạm dụng tình dục trẻ em từ ủy nhiệm này đến ủy nhiệm khác. Chúng tôi nhìn nhận vai trò của chúng tôi đối với nỗi khổ đau do lỗi lầm này gây nên. Chúng tôi xin lỗi về lỗi lầm này. Như chúng tôi đã bày tỏ trong bản hiến chương, chúng tôi ‘xin nhận trách nhiệm xử trí với vấn đề này một cách mạnh mẽ, liên lỉ và hiệu nghiệm trong tương lai’.

3. Trong những trường hợp các vị giám mục bị tố giác về việc lạm dụng tình dục trẻ em, chúng tôi sẽ áp dụng những vấn đề đòi hỏi của bản hiến chương cho chính chúng tôi, bằng cách luôn luôn tôn trọng luật lệ giáo hội áp dụng cho giám mục. Trong những trường hợp như vậy, vị tổng giám mục phải được thông báo khi có một tố giác về một vị giám mục (vị giám mục hành sự cao cấp cũng sẽ được báo cho biết khi xẩy ra vụ cáo giác về một vị tổng giám mục).

4. Trong những trường hợp đòi phải giải quyết về vấn đề tài chính liên quan đến những cáo giác đối với những vị giám mục vi phạm bất cứ hành động tính dục nào, vị tổng giám mục cần phải được thông báo (vị giám mục hành sự cao cấp cũng được thông báo cho biết khi xẩy ra một đòi hỏi như thế về một vị tổng giám mục).

5. Trong mỗi một giáo phận của mình, để nói lên đoàn tính, bao gồm việc anh em nâng đỡ nhau, anh em đặt vấn đề với nhau và anh em sửa chữa cho nhau, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với nhau về việc thực hiện thừa tác vụ giáo phẩm của mình cũng như về việc chúng tôi quyết tâm thánh hóa đời sống.

Lời Phát Biểu Quyết Tâm của Hàng Giáo Phẩm này sẽ được Ủy Ban Đặc Biệt về Đời Sống và Thừa Tác Vụ của Giám Mục kiểm điểm trong vòng hai năm. Bản văn này có thể được tìm thấy trong (nccbuscc.org)


Tòa Thánh thông báo về việc tái thi hành thừa tác vụ của ĐTGM Emmanuel Milingo


Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh vừa loan báo bằng văn thư cho “tín hữu” biết là vào ngày 21/11/2002, ĐTGM này sẽ chủ sự một Thánh Lễ tại Đan Viện Casamari ở giáo phận Frosinone. Đây là biến cố công cộng đầu tiên của vị tổng giám mục này, sau một năm hồi tâm ở Á Căn Đình. Tòa Thánh cũng cho biết là việc vị tổng giám mục này cử hành Thánh Lễ công cộng đầu tiến ấy chứng tỏ cho thấy Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn chấp nhận ĐTGM.


Các Vị Giám Mục Anh Quốc và Wales chống chiến tranh tấn công Iraq


“Nếu chiến tranh xẩy ra cũng như nếu có những thương vong quân sự cho cả đôi bên thì cả ngàn ngàn thường dân Iraq sẽ bị sát hại


“Phận sự của chúng ta là tránh đừng để xẩy ra cuộc chiến tranh này trừ khi đối diện với một mối đe dọa trầm trọng và tức khắc mà không còn phương tiện khả thể nào khác để có thể đạt được mục đích chính đáng trong việc giải giới Iraq.


“Chúng tôi tha thiết xin cộng đồng thế giới hãy theo đuổi những giải pháp khác thay cho giải pháp chiến tranh trước khi quá trễ”.
 

15/11 Thứ Sáu


Những điểm quan trọng trong Bức Thư trả lời của Iraq

Tuy nhiên, khi đọc kỹ Bức Thư trả lời của Iraq dài 9 trang (xin xem trọn bản văn ở mục Hội Ngộ Tâm Linh, Trang Thời Cuộc, bài 8 về các Văn Thư Quan Trọng Liên Quan Đến Vấn Đề Iraq) được gửi đến Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Tư 13/11/2002 này, một viên chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ cho biết không thấy Iraq dùng chữ “chấp nhận” mà chỉ nói rằng “chúng tôi sẽ xử trí với quyết định 1441 mặc dù nội dung của nó xấu xa”.

Thế nhưng, vấn đề “xử trí” đây theo nội dung của bức thư trả lời của Iraq này có nghĩa là chấp nhận. Bởi vì, bộ trưởng ngoại giao của Iraq là ông Naji Sabri đã viết rằng Iraq sẽ để cho các thanh tra viên trở lại Iraq để tỏ cho thấy “rằng Iraq đã không chế tạo hay có bất cứ những loại vũ khí đại công phá nào, như hạch nhân, hóa học hay vi trùng, trong suốt thời gian vắng mắt của thanh tra viên ở Iraq”. Bức thư trả lời còn cho biết “trong việc đối xử với các thanh tra viên” chính quyền Iraq sẽ để ý đến bất cứ “một hành sử bất xứng nào đối với việc tôn trọng phẩm giá quốc gia, nền độc lập và sự an ninh của nhân dân Iraq, cũng như đối với việc tôn trọng sự an ninh, nền độc lập và chủ quyền của xứ sở họ”. Kinh nghiệm cho thấy trước đây Iraq cũng đã sử dụng từ ngữ “chủ quyền” để không cho các thanh tra viên đến các khu vực của tổng thống. Bức thư trả lời còn nói rằng nếu các thanh ra viên thi hành nhiệm vụ của mình “một cách chuyên nghiệp và hợp pháp, không có bất cứ một mưu đồ nào thì những cái gian trá của kẻ giả dối sẽ bị lộ tẩy” và Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ buộc phải “dẹp bỏ tình trạng vây hãm cùng với tất cả mọi trừng phạt bất công đối với Iraq”. Baghdad hứa rằng sẽ gửi đến ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc một bức thư khác cho thấy bản quyết định của Liên Hiệp Quốc vi phãm luật lệ quốc tế. Ông tổng thư ký này cũng công nhận là bản quyết định không minh bạch xác định những chữ “vi phạm”. Đó là điểm mà Iraq sẽ bị cho là bất hợp tác và cũng là điểm Hoa Kỳ muốn lợi dụng đế tấn công giải giới Iraq.


Tòa Thánh trình bày với Liên Hiệp Quốc về Hiệu Lực của Quyền Tự Do Tôn Giáo


Thứ Sáu, 8/11/2002, tại Nữu Ước, ĐTGM Renato Martino, vị lãnh đạo phái đoàn đại biểu quan sát viên của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc cũng là vị Tân Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình thay ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, đã ngỏ lời với Cuộc Họp Chung của tổ chức này bàn về các vấn đề nhân quyền.


Sau khi chúc mừng vị Tân Cao Ủy về Nhân Quyền người Ba Tây là ông Sergio Vieira de Mello, thay cho bà Mary Robinson người Aùi Nhĩ Lan, ĐTGM cho biết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ trương rằng trong số “những quyền tự do nồng cốt Giáo Hội phải bênh vực dĩ nhiên trước hết là quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo gắn liền với các quyền lợi căn bản khác đến nỗi nói được rằng tôn trọng quyền tự do tôn giáo là điểm then chốt cho việc tuân giữ những quyền lợi cốt yếu khác. Tòa Thánh đặc biệt quan tâm đến nhiều phần đất trên thế giới hiện đang tiếp tục thi hành những chính sách kỳ thị hay bất dung nhượng liên quan đến những thành phần thiểu số trong nước theo đuổi một tôn giáo chính thức. Giáo Hội cũng quan tâm cả đến sự kiện bắt bớ cả thiểu số lẫn tôn giáo ở nhiều nơi trên thế giới và ngang nhiên coi thường và bất kính đối với các nhà thờ, đền thánh hay địa điểm tôn giáo. Tôn giáo là những gì thể hiện cho thấy những điều mơ tưởng, những niềm hy vọng và những ước muốn sâu xa nhất của con người. Lòng tin tưởng đạo giáo giúp con người có một nhân sinh quan về thế giới và chi phối những mối giây liên hệ của họ với nhau. Thật vậy, các dân tộc khác nhau và các nền văn hóa khác nhau trong suốt dòng lịch sử trên khắp thế giới đã chứng thực bằng nhiều cách thức khác nhau cho thấy việc con người bày tỏ cho thấy ý nghĩa của thiên nhiên tạo vật, của lịch sử cũng như của cuộc sống của mỗi người. Quyền sống, quyền tự do tôn giáo hay tin tưởng, và việc tôn trọng gia sản tôn giáo và văn hóa là những cơ sở nồng cốt cho việc hiện hữu của con người. Sự kiện còn thấy ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay vẫn không chấp nhận hay hạn chế việc các phần tử của đạo giáo được qui tụ lại để làm việc thờ phượng, hay ở những nơi mà niềm tin tôn giáo đã bị hất ra ngoài nhân danh phát triển hay tân ý hệ, là một điều bình phẩm đáng buồn cho thấy cần phải có một thế giới chính trực, an bình hơn, nơi những quyền lợi và quyền tự do được đặc biệt nâng đỡ và tôn trọng”.


Vấn đề sau hết ĐTGT đề cập đến là việc Giáo Hội xác tín rằng: “Vấn đề sử dụng bạo lực nhân danh niềm tin tôn giáo là việc tác hại trực tiếp đến giáo huấn của các tôn giáo chính. Việc sử dụng võ lực không bao giờ có thể biện minh cho tôn giáo, nó cũng không thể nuôi dưỡng việc phát triển cái cảm nhận thực sự về tôn giáo. Cần phải chấp nhận, tôn trọng và dung nhượng những khác biệt giữa các truyền thông tôn giáo. Việc thực hành niềm tin của bất cứ tôn giáo nào cũng phải tỏ ra tôn trọng truyền thống của các tôn giáo khác. Việc chấp nhận tôn giáo phải được căn cứ vào niềm xác tín là Thiên Chúa muốn được con người tự nguyện tôn thờ Ngài. Đây là một niềm xác tín đòi chúng ta phải tôn trọng và kính trọng lương tâm cá nhân con người, nơi mỗi người gặp gỡ Thiên Chúa. Dân chúng trên thế giới vẫn tiếp tục nhìn thấy những gương mù gương xấu nơi những chia rẽ trầm trọng được thể hiện qua việc nhân danh tôn giáo để hủy diệt sự sống con người. Tòa Thánh xin lập lại lời kêu gọi của mình với tất cả mọi con người nữ nam sống niềm tin khắp nơi hãy can đảm dấn thân đi vào con đường dẫn đến hòa bình, dung nhượng và cảm thông. Lời kêu gọi này không phải là điều không thể nào nghe cho lọt hay là một lời mời gọi không thể nào chấp nhận được. Tuy nhiên, nó lại là yếu tố quan trọng để xây dựng một thế giới làm cho tất cả mọi người có thể sống trong an bình và hòa thuận với nhau”.


ĐTC ngỏ lời với Hội Nghị của Viện Giáo Hoàng Về Khoa Học

 

"Nếu quyền tự lập hợp pháp của khoa học được bảo vệ khỏi áp lực về kinh tế và chính trị, nếu không chịu chiều theo những thứ áp lực của công kiến hay của tìm kiếm lợi lộc, nếu dấn thân vào việc nghiên cứu vô tư nhắm đến chân lý và công ích, thì cộng đồng khoa học mới giúp cho các dân tộc trên thế giới và mới có thể phục vụ họ một cách thích đáng nhất".


Ngày Thứ Hai 11/11/2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ngỏ lời với 60 chuyên gia và khoa học gia tụ họp tại Vatican để bàn về vấn đề “Những Giá Trị Văn Hóa của Khoa Học”, một đề tài được đề nghị bởi giáo sư Werner Arber về vi trùng học ở Biozentrum thuộc Đại Học Basle, Thụy Sĩ, người đã được giải thưởng Nobel năm 1978. Viện Khoa Học này đang sửa soạn mừng 500 năm thành lập. Hội viên gồm có Gary Becker, giáo sư kinh tế tại Đại Học Chicago, Ahmed Hassan Sewail, giáo sư hóa học và vật lý ở Viện Kỹ Thuật California, và Antonio Zichichi, Chủ Tịch Liên Hiệp Khoa Học Gia Thế Giới. Đức Thánh Cha đã dùng Anh ngữ để nói với các nghị viên như sau:


“Khoa học tự nó là biểu hiệu cho một giá trị đối với kiến thức của loài người cũng như đối với cộng đồng nhân loại. Chính nhờ khoa học mà chúng ta ngày nay hiểu được hơn nữa về vị thế của con người trong vũ trụ, về những liên hệ giữa lịch sử của loài người với lịch sử của vũ trụ, … về tính cách phức hợp đáng kể cũng như tính cách điều hợp lạ lùng của chính những tiến trình của sự sống. Chính nhờ khoa học mà chúng ta mới có thể cảm nhận được hơn bao giờ hết điều một phần tử trong viện giáo hoàng về khoa học này đã gọi là ‘kỳ công của con người’. Đây là đầu đề được ông John Eccles, vị nhận giải thưởng Nobel năm 1963 về vấn đề thần kinh thể chất học, đã đặt cho cuốn sách viết về bộ óc và trí khôn của con người. Kiến thức này tiêu biểu cho một giá trị trổi vượt và sâu xa đối với toàn thể gia đình nhân loại, và nó có một tầm mức quan trọng khôn lường đối với những qui luật của thần học và triết lý… khi hai khoa học này tìm hiểu một cách hoàn toàn hơn nữa sự phong phú của kiến thức con người cũng như của mạc khải Thánh Kinh.


“Nếu triết lý và thần học ngày nay hiểu biết hơn quá khứ ý nghĩa của loài người trên thế gian này, thì hai khoa học này mắc nợ khoa học không ít về sự hiểu biết ấy. Bởi chính khoa học đã cho chúng ta thấy các hoạt động của thiên nhiên tạo vật man vàn và phức tạp đến đâu và cái bao la dường như vô tận của vũ trụ được tạo dựng này. Sự ngỡ ngàng bộc phát khơi nguồn cho những suy tư triết lý ban đầu này về thiên nhiên tạo vật cũng không suy giảm trước những khám phá khoa học mới mẻ. Trái lại, nó còn làm tăng thêm khi có một minh thức mới nào đó nẩy lên. Những loài có khả năng ngỡ ngàng theo thân phận tạo vật của mình đều được biến đổi khi chúng ta nắm được hoàn toàn chân lý và thực tại, khi chúng ta được thúc đẩy tìm kiếm sâu xa hơn trong lãnh vực cảm nghiệm và đời sống nhân loại.


“Bởi thế, các khoa học gia chính vì được biết nhiều hơn nên được kêu gọi để phục vụ hơn. Vì quyền được tự do nghiên cứu cho họ có được một kiến thức chuyên biệt, mà họ có trách nhiệm phải sử dụng nó một cách khôn ngoan cho thiện ích của toàn thể gia đình nhân loại. Đến đây Tôi chẳng những nghĩ đến những nguy hiểm chất chứa trong một thứ khoa học làm hư hỏng nền luân thường đạo lý được xây dựng nơi bản tính của con người cũng như vào việc tôn trong môi trường sinh sống, những đề tài Tôi đã nhiều lần bàn đến trong quá khứ. Tôi cũng đang nghĩ đến những thiện ích lớn lao cả thể do khoa học có thể mang lại cho các dân tộc trên thế giới bằng những cuộc nghiên cứu cần thiết cũng như bằng những ứng dụng về kỹ thuật. Nếu quyền tự lập hợp pháp của khoa học được bảo vệ khỏi áp lực về kinh tế và chính trị, nếu không chịu chiều theo những thứ áp lực của công kiến hay của tìm kiếm lợi lộc, nếu dấn thân vào việc nghiên cứu vô tư nhắm đến chân lý và công ích, thì cộng đồng khoa học mới giúp cho các dân tộc trên thế giới và mới có thể phục vụ họ một cách thích đáng nhất.


“Vào lúc mở màn cho một tân thế kỷ này, các khoa học gia cần phải hỏi mình là về vấn đề này họ có thể làm gì hơn được nữa hay chăng. Trong một thế giới càng ngày càng toàn cầu hóa hơn, liệu họ có thể làm hơn nữa để tăng thêm mức độ chỉ dẫn và cải tiến những điều kiện về sức khỏe, để nghiên cứu những phương thức phân phối quân bình hơn những nguồn lợi thiên nhiên, để làm cho việc tự do luân lưu tín liệu dễ dàng hơn nhờ đó mọi người có thể đạt được thứ kiến thức có thể cải tiến phẩm chất của đời sống và tăng thêm tiêu chuẩn sinh sống của con người chăng? Họ đã làm cho tiếng nói của họ vang vọng hơn nữa và có thế giá hơn nữa cho việc xây dựng hòa bình thế giới chưa?”

 

TUAÀN NAØY LAØ THÔØI ÑIEÅM RAÁT QUAN TROÏNG ÑOÁI VÔÙI THEÁ GIÔÙI NOÙI CHUNG VEÀ TÌNH HÌNH IRAQ PHAÛI TRAÛ LÔØI VÔÙI LIEÂN HIEÄP QUOÁC VAØO NGAØY THÖÙ SAÙU 15/11, CUÕNG NHÖ VÔÙI RIEÂNG GIAÙO HOÄI HOA KYØ VEÀ VIEÄC CAÙC NGAØI ÑANG HOÏP TAÏI WASHINGTON DC ÑEÅ GIAÛI QUYEÁT THEO ÑUÙNG GIAÙO LUAÄT NAÏN LINH MUÏC LAÏM DUÏNG TÌNH DUÏC TREÛ EM.

 

CHÚNG TA CÙNG NHAU HÃY TĂNG THÊM HY SINH & SOÁT SAÉNG DAÂNG LÔØI CAÀU NGUYEÄN XIN THIÊN CHÚA QUA LỜI CHUYỂN CẦU CỦA MẸ MARIA BAN THẦN LINH KHÔN NGOAN VÀ SỨC MẠNH CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI CŨNG NHƯ CHO CÁC VỊ LÃNH ĐẠO CỦA GIÁO HỘI ĐỂ CÁC VỊ CÓ THỂ THỰC HIỆN MỌI SỰ THEO TINH THẦN PHÚC ÂM CỦA CHÚA KITÔ!

 

 

14/11 Thứ Năm


Bài Giáo Lý thứ 57 về Thánh Vịnh, Bài Thánh Vịnh 86 [87]
Bài Thánh Thi Ca cho Giêrusalem, Mẹ của Các Dân Nước.


Anh Chị Em thân mến.


Bài Thánh Vịnh 86 đã hát về Giêrusalem, một thành đô hòa bình và là một ngôi nhà thiêng liêng của các dân nước. Truyền thống Kitô Giáo thấy nơi bài Thánh Vịnh này hình ảnh của một tân đô Gia Liêm, một Thành Thánh từ trời xuống (x Rev 21:2,10). Các Giáo Phụ của Giáo Hội cũng đã đọc bài Thánh Vịnh này theo chiều hướng Thánh Mẫu, Vị đã hạ sinh Lời Nhập Thể và vì thế cũng là mẹ của tất cả những ai được cứu chuộc. Chớ gì con cái Chúa khắp nơi luôn hướng về Đức Trinh Nữ bằng một niềm hy vọng tin tưởng trong lúc họ đang hành trình về ngôi nhàthực sự của họ là Gia Liêm thiên quốc.


(xin xem toàn bài Giáo Lý này vào cuối tuần này, trong Phần Giáo Hội, Mục Giáo Lý Hằng Tuần)


Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chấp thuận bản qui chế điều chỉnh về vấn đề linh mục lạm dụng tình dục


Ngày Thứ Tư 13/11/2002, các giám mục đã bỏ phiếu với tổng số 246/7 chấp thuận bản qui chế được điều chỉnh này, bản điều chỉnh chỉ về vấn đề liên quan đến quyền giải quyết nội bộ trước rồi mới đến chính quyền sau, nhưng vẫn giữ nguyên tính chất nghiêm khắc của mình như cuộc họp lần trước tại Dallas. Theo bản qui chế này sẽ trở thành luật Giáo Hội cho tất cả mọi giám mục Hoa Kỳ sau khi được Tòa Thánh châu phê.
 

Iraq tuyên bố chấp nhận giải quyết của Liên Hiệp Quốc

Báo chí và truyền hình ở Iraq hôm Thứ Tư 13/11 chỉ tường trình là quốc hội đã tái xác nhận niềm tin tưởng của mình nơi Tổng Thống Saddam Hussein trong việc trả lời cho quyết định của Liên Hiệp Quốc tùy tổng thống thấy thế nào là xứng hợp. Tuy nhiên, việc quốc hội Iraq không chấp nhận quyết định của Liên Hiệp Quốc không hề được loan báo tại Iraq, trong khi Trung Đông biết hết những gì đã xẩy ra về cuộc bỏ phiếu hôm Thứ Ba của quốc hội Iraq.

Ở Nữu Ước, cũng vào ngày Thứ Tư 13/11/2002, vị lãnh sự của Iraq ở Liên Hiệp Quốc là Mohammad Al-Douri đã chuyển lá thư chấp nhận đến Liên Hiệp Quốc. Vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Kofi Annan cho các phóng viên biết là “Iraq sẽ không có những loại vũ khí đại công phá. Bởi thế chúng ta không lo về những thanh tra viên khi họ trở lại xứ sở này. Iraq trong sạch”. Được hỏi tại sao chính quyền Iraq chấp nhận quyết định của Liên Hiệp Quốc, vị lãnh sự này đã trả lời rằng: “Chúng tôi luôn luôn cũng muốn đi theo con đường hòa bình”.

Trong cuộc gặp gỡ Tổng Thống George Bush ở Tòa Bạch Ốc, vị tổng thư ký này cho biết là ông hy vọng Iraq sẽ hoàn toàn tuân hợp bản quyết định của Liên Hiệp Quốc và để cho các thanh tra viên làm việc của họ: “Vấn đề không phải là chấp nhận mà là việc thực hiện điều chấp nhận này, chính là việc thực hiện điều chấp nhận ấy. Vậy các vị thanh tra viên hãy vào và tôi xin những người Iraq hãy hợp tác với họ và hãy thi hành, tôi nghĩ rằng đây thực sự là một thử thách chúng ta đang xem”.

Tổng Thư Ký Ngoại Giao Hiệp Vương Quốc là ông Jack Straw đón nhận hành động của Iraq những vẫn cảnh giác là ngày 8/12/2002,ụ ngày Iraq phải công bố đầy đủ về các hoạt trình vũ khí của họ, có thể sẽ là một ngày rắc rối.

Nga và Tầu mừng về hành động của Iraq, riêng Nga đã khuyên Iraq hãy hoàn toàn tuân hợp với những việc thanh tra và lập lại việc Nga chống lại hành động đơn phương sử dụng hành động quân sự của Hiệp Chủng Quốc.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ là Donald Rumsfeld đã cho biết là một màn thảm kịch tai hại nhất có thể xẩy ra đó là Iraq tỏ ra chấp thau65n bản quyết nghị của Liên Hiệp Quốc song thực sự lại không tuân hợp – làm cho Washington không còn lý do nào khác trong việc đành phải sử dụng quân sự.

Theo dự định, ban thanh tra sẽ bắt đầu đến Iraq vào Thứ Hai 18/11/2002. Ban thanh tra này được lãnh đạo bởi ông Hans Blix là trưởng ban thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc, và ông Mohamed El Baradei, làm đầu Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA).

 

13/11 Thứ Tư


Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh bị bắt cóc


Các vị thẩm quyền nước Colombia đã xác nhận là Đức Giám Mục Jorge Jiménez Carvajal đã bị Lực Lượng Võ Bị Giải Phóng của Colombia (FARC the Armed Revolutionary Forces of Colombia) dẫn đi hôm Thứ Hai 11/11 ở San Antonio de Aguilera, gần Pancho, cùng với Cha Desiderio Orjuela, linh mục giáo xứ ở tỉnh này. Trên đường đi ban phép Thêm Sức cả hai vị đã bị hai kẻ võ trang với súng trường đứng chặn đường. Theo người tài xế của Đức Giám Mục này thì những tay bắt cóc mặc đồ thường dân, chặn các vị ở El Roblon, ngay trước khi đến tỉnh San Antonio de Aguilera, và bắt hai vị đi vào trong rừng. Bấy giờ là 10 giờ sáng, song tin tức chỉ được loan đi từ 3 giờ chiều. Người tài xế được cảnh giác phải giữ im lặng, và được cho biết là cả hai vị sẽ được thả ra vào buổi trưa, nhưnh đã không xẩy ra. Quân đội treo số tiền thưởng 100 triệu pesos cho ai cung cấp tín liệu để có thể giải cứu hai nạn nhân này. ĐHY Pedro Rubiano Sáenz, chủ tịch hội đồng Giám Mục Columbia đã kêu gọi thả ngay nạn nhân và cảnh báo là những kẻ ra tay bắt cóc phải chịu “hình phạt nghiêm trọng theo giáo luật là mất thông công với Giáo Hội Công Giáo”. Trong những năm mới đây, tại Columbia những vụ bắt cóc đã xẩy ra cho 3 vị giám mục, 12 linh mục, 3 nữ tu và 1 nhà truyền giáo. 1 vị Tổng Giám Mục, và 1 vị Tổng Giám Mục, 1 Giám Mục 2 tu sĩ và 2 nhà truyền giáo đã bị giết. 8 vị Giám Mục, 3 nữ tu và 12 linh mục đã từng bị đe dọa. ĐGM bị bắt cóc lần này xẩy ra sau 8 tháng vụ ám sát ĐTGM Isaías Duarte Cancino of Cali.


Theo Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh thì qua ĐHY Sodano Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ĐTC đã gửi một bức điện tín hôm Thứ Ba 12/11/2002, cho ĐHY Pedro Rubiano Sáenz, TGM Bogota và đương kim chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia, trong đó ĐTC phấn khích “tất cả mọi vị chủ chiên và thừa tác viên của Giáo Hội hãy tiếp tục dấn thân phục vụ Phúc Âm và dân Chúa ở Colombia, bất chấp những khó khăn và buồn thương, không ngừng hoạt động để tiến đến một nền hòa bình ước mong nơi xứ sở này”. Ngài hứa với ĐHY chủ tịch là Ngài “cầu cùng Chúa cho những kẻ có trách nhiệm nghĩ lại để họ thả người bị bắt cóc và loại bỏ tất cả mọi hình thức bạo lực”.


Văn phòng Tổng Thư Ký Ủy Ban Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu ở Lục Xâm Bảo Bỉ Quốc hôm Thứ Ba 12/11/2002 đã kêu gọi Khối Hiệp Nhất Âu Châu hãy làm hết sức để giúp vào việc làm sao để vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh được thả ra lập tức. Vào tháng 5 vừa rồi, Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh (CELAM) và Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (COMECE) đã đồng tổ chức một cuộc họp về vấn đề Tiến Bộ Xã Hội về đề tài “Mỹ Châu Latinh và Khối Hiệp Nhất Âu Châu: Cùng Nhau Cho Lợi Ích Chung Toàn Cầu – Việc Góp Phần của Giáo Hội” ở El Escorial, Tây Ban Nha, trong đó, vị chủ tịch hội đồng giám mục Mỹ Châu Latinh đã đóng vai trò đồng chủ tọa.

 

Trường Hợp Linh Mục Lạm Dụng Tình Dục ở Pháp liên quan đến việc giữ bí mật không cáo giác


Trong khi Tòa Thánh Vatican nhấn mạnh đến vấn đề tiến trình xét xử của Giáo Luật đối với những vị linh mục bị tố cáo lạm dụng tình dục trước khi nội vụ được trình báo cho chính quyền, một vấn đề đang được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cứu xét ở Washington DC tuần này, thì nguồn tin Zenit cho hay, tại Pháp, năm vừa rồi, vào ngày 4/9, một tòa án Pháp đã phạt Đức Giám Mục Pierre Pican Giáo Phận Bayeux-Lisieux ba tháng tù treo về tội không tường trình một vị linh mục lạm dụng tình dục trong giáo phận của ngài. Đó là lần đầu tiên từ sau cuộc Cách Mạng Pháp 1789 một vị giám mục bị án như vậy. Vị luật sư của ĐGM này là Thierry Massis đã nói với Zenit là bản án này chất chứa “vấn đề giảm thiểu lãnh vực bí mật chuyên môn”. Cha René Bissey đã nói riêng (chứ không phải vào tòa xưng tội riêng) với ĐGM về việc ngài lạm dụng tình dục trẻ em, nhưng ĐGM đã không trình báo cho chính quyền. Vị linh mục bị Tòa Thượng Thẩm ở Calvadors kết án 18 năm tù vào tháng 10 năm 2000.


ĐGM Pican thú nhận trước tòa là ngài bị lầm khi thẩm định về các hành động của vị linh mục này, ngài cho rằng không đến nỗi trầm trọng. Bởi vì, vào Tháng 12/1996, khi ngài biết được có những cáo buộc về cha René thì, như ngài cho tòa biết, “vị linh mục đang tính chuyện tự tử”. Đó là lý do ngài nghĩ việc trình báo cho cảnh sát không quan trọng bằng việc thuyên chuyển vị linh mục này cho vị linh mục ấy vào chữa trị tại một bệnh viện. Theo lời vị luật sư của ĐGM, thì từ khi ĐGM biết được nội vụ của vị linh mục thì vị linh mục ấy thực sự không tái phạm nữa.

 

Sau bản án này, cố HY Louis-Marie Billé, vừaqua đời Tháng 3 năm nay, với vai trò là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp bấy giờ, đã công khai bênh vực vấn đề bí mật chuyên môn, một lãnh vực đã bị đe dọa bởi tòa án dân sự. Trong Cuộc Họp Chung của hội đồng này vào Tháng 11 vừa qua tại Lộ Đức, vị hồng y chủ tịch này còn phản đối cả việc cảnh sát ập vào điều tra các hồ sơ của tòa án giáo hội ở Lyon là nơi ngài là TGM: “Chủ ý phủ nhận vấn đề bí mật chuyên môn của các vị thừa tác viên tôn giáo là luật pháp dân sự cản trở Giáo Hội trong việc thực hiện trách nhiệm riêng của Giáo Hội cũng như trong việc hợp tác để tìm kiếm sự thật”.


ĐTC ngỏ lời với hội nghị các ngành truyền thông và văn hóa


Hôm Thứ Bảy 9/11/2002, tại Vatican, ĐTC đã ban huấn từ cho hội nghị được Hội Đồng Giám Mục Ý phát động này, một hội nghị mấy ngày trước đã bàn đến đề tài: “Truyền Thông và Văn Hóa: Những Đường Lối Tân Thời cho Việc Truyền Bá Phúc Âm Hóa trong Ngàn Năm Thứ Ba”.


ĐTC nói những ai hoạt động trong các lãnh vực này được kêu gọi để “đọc và cắt nghĩa những thời điểm hiện đại và tìm cách để thông truyền Phúc Âm bằng ngôn ngữ và cảm nhận của con người đương thời”. Ngài thêm là ngành truyền thông cần “những người, với tặng ân đức tin, biết cắt nghĩa những vấn đề văn hóa hiện đại, bằng cách dấn thân sống kỷ nguyên truyền thông này không phải như một thời điểm xa biệt và thiên lệch mà là một thời điểm tuyệt vời trong việc tìm kiếm sự thật cũng như trong việc phát triển vấn đề hiệp thông nơi dân chúng và các phái nhóm khác nhau”. ĐTC thúc giục họ hãy nhìn lên Chúa Giêsu và hãy lắng nghe giáo huấn của Người “để việc loan truyền nhanh chóng của đường giây trời (antennae) ở trên mái nhà… được trở thành một dấu hiệu truyền thông đang phát triển trong việc phục vụ con người cũng như việc phát triển xã hội toàn diện. Chứng từ của tín hữu được thể hiện rộng lớn nơi thế giới truyền thông và văn hóa… Đó là nhiệm vụ của thành phần tín hữu giáo dân trong việc nêu gương sống nghề nghiệp chuyên môn và lương tâm Kitô hữu chân thực của họ. ĐTC xin những ai hoạt động trong lãnh vực truyền thông và đi làm văn hóa phải ý thức trách nhiệm của họ, “nhất là những người ít được bênh vực nhất, thành phần thường không được chỉ dẫn trong việc thưởng thức những trình chiếu bạo động và những trình chiếu cho thấy cái nhìn méo mó về con người, về gia đình cũng như về sự sống”. Vì lý do này, Ngài đã kêu gọi thẩm quyền dân sự và các hội đoàn phải bảo đảm để “truyền thông giữ được nguyên vẹn mục đích chính yếu của nó trong việc phục vụ dân chúng và xã hội”. Ngài kết luận: “Việc thiếu kiểm soát và tỉnh táo đề phòng không phải là việc bảo đảm cho vấn đề tự do như nhiều người đã làm cho những kẻ khác tin như thế, trái lại, nó sẽ đi đến chỗ phát động một cách bữa bãi việc sử dụng những khí cụ hết sức quyền năng mà, nếu được dùng một cách không thích đáng, sẽ làm phát sinh ra những hậu quả thiệt hại nặng nề cho lương tâm con người cũng như cho đời sống xã hội. Trong ngành truyền thông càng ngày càng trở nên phức tạp và nhiều hơn này cần phải có những điều chỉ dẫn rõ ràng và chính đáng, những chỉ dẫn bảo đảm được vấn đề đa dạng, tự do, tham dự của và cho thành phần sử dụng”.

 

12/11 Thứ Ba

Quốc Hội Iraq đồng thanh không chấp nhận Quyết Định của Liên Hiệp Quốc


Nếu toàn thể 15 quốc gia hội viên thuộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã đồng thanh bỏ phiếu chấp nhận quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Ngày Thứ Sáu 8/11/2002 vừa rồi thì 250 phần tử thuộc Quốc Hội Iraq sáng Thứ Ba 12/11, đúng 2 tháng sau ngày Tổng Thống Bush trình bày vấn đề Iraq lên Liên Hiệp Quốc, cũng đã đồng thanh bỏ phiếu không chấp nhận quyết định này của Liên Hiệp Quốc, nhưng để toàn quyền quyết định tối hậu cho Hội Đồng Thẩm Quyền Cách Mạng do Tổng Thống Saddam Hussein làm đầu. Quốc Hội đã bỏ phiếu đúng như đệ nghị của ủy ban liên hệ ngoại giao. Nhưng đã thúc giục “vai trò lãnh đạo chính trị” là “hãy chấp nhận những gì được coi là xứng hợp để bênh vực nhân dân Iraq cũng như nền độc lập và phẩm giá của quốc gia Iraq, và ban quyền cho Tổng Thống Saddam Hussein chấp nhận những gì tổng thống thấy rằng thích đáng nói lên việc chúng tôi hoàn toàn hỗ trợ cho vai trò lãnh đạo của tổng thống”. Ông Saasoun Hammadi, phát ngôn viên của quốc hội Iraq, đã xin những vị đại diện nhân dân Iraq bỏ phiếu 3 lần cho mỗi một chi tiết của quyết định bằng cách giơ tay, và một lần cho tất cả quyết định.

Trước đó, con trai của Tổng Thống Saddam Hussein là Uday đã gửi đến quốc hội một văn thư với lời lẽ là “Với tư cách là Hội Đồng Quốc Gia chúng ta phải chấp nhận bản quyết định của Liên Hiệp Quốc là những gì đang được ranh luận trong những buổi họp này”. Uday cũng là một thành viên của quốc hội sở dĩ tỏ ra muốn chấp nhận bản quyết định của Liên Hiệp Quốc với điều kiện “được nấp dưới Liên Hiệp Ả Rập”: “Quốc hội phải chấp nhận quyết định này theo một số phương thức và không phải là không có những hạn chế vì việc làm này không ở trong tay chúng ta”. Ý kiến của Uday như lập lại lời kêu gọi của Khối Liên Hiệp Ả Rập muốn thành phần thanh tra cũng phải có những chuyên viên người Ả Rập nữa. Uday bất bình với Syria, một nước Ả Rập duy nhất trong Hội Đồng Bảo An, đã bỏ phiếu chấp thuận bản quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Uday xin quốc hội đừng cho Hoa Kỳ có cơ hội tấn công Iraq: “Chúng ta đừng đợi cho đến khi những mũi tên được bắn vào mình bấy giờ chúng ta mới giơ thuẫn lên chống đỡ. Như chúng ta đều biết rằng những người Hoa Kỳ là những tay ngổ ngáo, lọc lừa và gian trá, nên chúng ta đừng cho kẻ gian ác và vũ khí của họ có cơ hội tấn công này”. Uday cũng xin các nước Ả Rập hãy ngưng bán dầu hỏa cho bất cứ nước nào tham chiến đánh Iraq, kể cả các nước hỗ trợ họ về phương tiện hay để họ sử dụng các căn cứ tấn công hoặc để cho các chiến hạm đi qua hải phận của mình.

 

Hoa Kỳ và Iraq Gầm Gừ Nhau về Bản Quyết Định của Liên Hiệp Quốc

Nhân Viên Trưởng của Tòa Bách Ốc, ông Andrew Card đã nói với NBC hôm Chúa Nhật 10/11/2002 như sau: “Liên Hiệp Quốc có thể hội họp và bàn thảo, nhưng chúng ta không cần phép của họ trước khi ra quân”. Saddam Hussein “hiện nay đang ở vào vị thế phải thưa ‘vâng, vâng, vâng, vâng, chứ không thể nói không không được”. Nếu hắn không chịu tuân hợp, “Hiệp Chủng Quốc và liên minh của chúng ta đang sửa soạn ra tay”. Tổng thống Bush không tìm cách tránh né ra quân, “nếu cần phải xuất trận, chúng tôi sẽ làm điều này”. Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell cũng cho CNN biết hôm Chúa Nhật là nếu trưởng ban thanh tra Hans Blix than phiền về việc bất tuân hợp của Iraq thì Hội Đồng Bảo An sẽ lập tức được triệu tập để cứu xét tình hình phản ứng. Thế nhưng nếu hội đồng này không thể đi đến chỗ quyết định dùng võ lực thì Hiệp Chủng Quốc sẽ không chịu bó tay đâu: “Tôi có thể bảo đảm với quí vị là nếu hắn không tuân hợp lần này, thì chúng ta sẽ xin Liên Hiệp Quốc ra lệnh sử dụng tất cả mọi phương tiện cần thiết, mà nếu Liên Hiệp Quốc không muốn làm điều này, Hiệp Chủng Quốc cùng với những quốc gia đồng chí sẽ dùng võ lực để giải giới hắn”.

Thứ Hai 11/11/2002, Ngày Thương Phế Binh tại Hoa Kỳ, theo Jane Arraf từ Baghdad thì 250 nhà luật pháp Iraq đã họp khẩn cấp để cứu xét bản quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Jane cho biết quốc hội Iraq đã tỏ ra căm phẫn về bản quyết định này với những lời lẽ phê phán gắt gao. Họ nói lệnh thanh tra không thể nào thực hiện được, lệnh này áp đặt “những đòi hỏi bất khả thực hiện” về phía Iraq và nó hầu như là một dự án cho Hoa Kỳ xuất quân đánh Iraq vậy. Salim Al-Kubaisi, vị lãnh đạo ủy ban liên hệ quốc tế đã nói với quốc hội rằng “Ủy ban này khuyên là hãy hủy bỏ quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An và đừng chấp nhận nó theo ý kiến của dân chúng là thành phần đặt tin tưởng của họ vào các vị đại diện của họ”. Ông này cũng khuyên quốc hội hãy để cho Hội Đồng Thẩm Quyền Cách Mạng “để thực hiện một quyết định xứng hợp trong việc bênh vực nhân dân Iraq, sự độc lập và phẩm giá của họ”. Vị này nói rằng thay vì chấp nhận bản quyết định của Liên Hiệp Quốc như vẫn mong đợi thì hãy để cho hội đồng mệnh lệnh của Saddam Hussein đi đến quyết định tối hậu. Trước vị này còn có ông Saadoun nhận định rằng: “Quyết định này của Liên Hiệp Quốc tìm cớ (chiến tranh) chứ không phải tìm một giải pháp toàn diện. Nó tìm cách tạo nên khủng hoảng hơn là cộng tác và mở đường cho đánh đấm hơn là thuận hòa. Bản quyết định này vi phạm đến luật quốc tế và chủ quyền của quốc gia này. Nó cho thấy một cách hung hăng những ý hướng xấu xa của chính quyền Hoa Kỳ”.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Khối Liên Hiệp Ả Rập một đàng nhắc nhở Saddam Hussein chấp nhận bản quyết định, một đàng họ cũng cảnh giác là họ coi bất cứ cuộc ra tay nào đánh Iraq cũng là một mối đe dọa cho tất cả nền an ninh quốc gia của những người Ả Rập. Các vị tu hành thuộc Khối Liện Hiệp Ả Rập này hôm Chúa Nhật 10/11/2002 đã ban bố một bản văn chung có 8 điều để đoán nhận bản quyết định của Liên Hiệp Quốc nhưng cũng cảnh cáo là bất cứ đụng độ nào gây ra cho Iraq cũng đều được coi là mối đe dọa cho nền an ninh của tất cả các quốc gia Ả Rập. Bản văn này kêu gọi các phần tử của Hội Đồng Bảo An hãy giữ điều quyết tâm đã hứa với nước Syria là bản quyết nghị không được sử dụng như là tấm bình phong cho vấn đề chiến tranh.


11/10 Thứ Hai


Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật hằng tuần:


Anh Chị Em thân mến!


1. Chúa Nhật Thứ Hai này của Tháng 11 là Ngày Tạ Ơn ở Ý do Liên Hội Nông Dân Toàn Quốc phát động. Thật là đẹp đẽ và thích hợp để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về những tặng ân chúng ta nhận được trong năm, cũng như để tạ ơn những con người nam nữ đã vất vả mới gặt hái được từ đất đai. Những người nông dân, thường ít được nhận biết trong các xã hội kỹ nghệ, đáng được xã hội tri ân chung về dịch vụ chính yếu họ cống hiến cho toàn thể gia đình nhân loại.


Tất cả mọi người đều phải cảm thấy mình có trách nhiệm dấn thân bảo vệ thiên nhiên. Như các vị giám mục Ý đã viết trong sứ điệp của các vị, “chúng ta không bao giờ được quên rằng trái đất này là của Thiên Chúa mặc dù nó được đặt vào bàn tay quản trị của con người (x Gen 1:28)” (No 1). Ví lý do này cần phải thay đổi sâu xa về văn hóa, ở chỗ, cần phải “hoán cải” từ việc sử dụng các nguồn nhiên liệu một cách bừa bãi thành việc quản trị một cách hữu trách những sản vật chúng ta có được nơi thiên nhiên.


2. Liên Hiệp Quốc đã công bố năm 2002 là “Năm Núi Non”. Bởi thế, Ngày Tạ Ơn hôm nay đây được trực tiếp hướng về lãnh giới núi non, cũng như hướng về tặng ân rạng ngời được thể hiện nơi núi non trước mắt con người. Núi non bao giờ cũng làm cho tâm linh con người chất ngất, cho đến độ nó được Thánh Kinh coi như là một nơi đặc biệt để gặp gỡ Thiên Chúa. Bởi thế nó trở thành một biểu hiệu cho việc con người tiến lên với Đấng Hóa Công.


Tuy nhiên, núi non không phải chỉ là nơi để nghỉ ngơi và đi chơi, ở chỗ, đối với nhiều người, nó là lãnh giới của nỗ lực hằng ngày thường được trải qua trong thầm lặng và cô quạnh. Núi non là gia sản của tất cả mọi người và tất cả mọi người phải biết tôn trọng, yêu chuộng và cẩn thận bảo vệ.


3. Biết bao nhiêu lần khi đi qua những con đường đồi núi, chúng ta đi ngang qua những nguyện đường nho nhỏ hay những khe động được dâng kính Mẹ Maria. Từ trên cao Vị Trinh Mẫu âm thầm trông chừng con cái của Mẹ.


Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (x Mt 25:1-13) gợi ý cho chúng ta thấy nơi Mẹ một “Người Trinh Nữ khôn ngoan”, mô phạm của một Giáo Hội tỉnh thức đợi chờ cuộc trở lại vinh quang của Chúa Kitô. Giờ đây chúng ta hãy tin tưởng kêu cầu Mẹ, để Mẹ giúp chúng ta trở thành những quản trị viên khôn ngoan coi sóc tất cả mọi kho tàng và nguồn lợi thiên nhiên.


Tổ Chức Khủng Bố Ngày 11/9/2001 cũng đã âm mưu sát hại Đức Thánh Cha


Theo Màn Điện Toán đề ngày 10/11/2002 và địa điểm là Luân Đôn, thì tổ chức khủng bố al-Quida thực hiện cuộc tấn công ngày 11/9/2001 cũng đã hai lần âm mưu sát hại ĐTC Gioan Phaolô II ở Phi Luật Tân, tờ Thời Điểm Chúa Nhật cho biết như thế.


Hồ sơ của tình báo Phi Luật Tân tiết lộ cho biết là Khailid Sheikh Mohammed, 38 tuổi, đã đến nước này 2 lần để xem xét những âm mưu sát hại này vào năm 1995 và 1999, bằng việc sử dụng bom nổ hay súng trường. Tên này là một trong những tay thuộc tổ chức của Osama bin Laden, đã thú nhận trong một cuốn băng phỏng vấn được phổ biến hôm Tháng Chín vừa rồi là hắn cảm thấy hãnh diện về việc tàn phá của Hoa Kỳ do hắn gây ra.


Vấn Đề Linh Mục lạm dụng tình dục trẻ em sẽ được dứt khoát trong buổi họp của các vị giám mục tuần này ở Washington


Mỗi năm Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ họp nhau hai lần. Tháng Sáu vừa rồi ở Dallas, các ngài đã bàn và phác họa một qui chế chung đối với nạn linh mục lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, khi bản qui chế này được trình cho Tòa Thánh để được châu phê và được Tòa Thánh đề nghị điều chỉnh lại cho hợp với Giáo Luật. Sau khi ủy ban hỗn hợp gồm 4 vị thuộc 4 phân bộ của Tòa Thánh và 4 vị thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ họp lại để thực hiện việc điều chỉnh này, bản qui chế đã được thêm những chi tiết liên quan đến thẩm quyền của Giáo Hội điều tra và cứu xét các trường hợp linh mục lạm dụng tình dục trước thẩm quyền dân sự, tức liên quan đến quyền khiếu nại của vị linh mục bị tố cáo vi phạm.


Những thay đổi trong bản qui chế này có thể kể đến một chi tiết là các vị giám mục không buộc phải trình báo ngay cho cảnh sát nếu luập pháp không đòi buộc như thế. Chi tiết thứ hai liên quan đến vai trò của hội đồng địa phương trong việc cứu xét nội vụ, một vai trò trong bản điều chỉnh cuối cùng không có những nhiệm vụ bó buộc. Chi tiết thứ ba liên quan đến việc thiết lập các tòa án của Giáo Hội không phải là tòa án hôn phối. Vấn đề liên quan cuối cùng phải kể đến là vấn đề chi phí cả triệu Mỹ kim cho việc thi hành những sửa đổi này.


Vấn đề được nêu lên ở đây là liệu các vị giám mục có dám thay đổi những gì đã được ủy ban hỗn hợp này điều chỉnh chăng? Một khi hội đồng giám mục Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận và Tòa Thánh phê chuẩn sau đó thì qui chế này bắt đầu có hiệu lực và được thi hành chung trong các giáo phận ở Hoa Kỳ. Trong vòng một năm trời, từ con số lần trước của Associated Press, đã có ít là 325 trong 46 ngàn vị linh mục đã bị thuyên chuyển hay từ nhiệm vị những tố cáo lạm dụng tình dục.


Phát ngôn viên 18 năm của các vị giám mục là Russell Shaw đã cho biết là “Tôi nghĩ rằng càng trì trệ càng gây ra những tác hại không thể cứu chữa cho uy tín của các vị giám mục Hoa Kỳ nơi vai trò lãnh đạo của các vị”. Theo bản tìm hiểu của tờ New York Times được phổ biến hôm Thứ Bảy 9/11/2002 thì từ ngày bùng nổ nạn linh mục lạm dụng tình dục đầu năm nay, một trong năm người Công Giáo đạo đức đã không còn đóng góp tiền cho giáo phận nữa. Chưa hết, 64% trong số 656 người Công Giáo còn giữ đạo đã trả lời cho một cuộc tìm hiểu của viện Gallup là họ cảm thấy các vị giám mục đã hành sử vụ khủng hoảng này “dở”.


Những vấn đề khác cho buổi họp tuần này của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là vấn đề 30 năm sau khi phá thai được hợp thức hóa, vấn đề Hoa Kỳ tấn công Iraq v.v.


Chúng ta hãy cầu nguyện cho cuộc họp cuối năm trong tuần này của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

 

10/11 Chúa Nhật

 

Quyết Định của Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Iraq


Sau gần 2 tháng, từ khi tổng thống Bush trình bày vấn đề Iraq với Liên Hiệp Quốc ngày 12/9/2002, qua những cuộc tranh luận và giằng co giữa hai giải quyết, một của Pháp và một của Hoa Kỳ, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã đi đến quyết định cuối cùng, với sự đồng ý của tất cả mọi quốc gia trong hội đồng này, hôm Thứ Sáu 8/11/2002. Sau đây là những điểm chính trong quyết định của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Iraq, thái độ của các nước hội viên thuộc hội đồng này, và phản ứng của Iraq cũng như của dân chúng trên thế giới.


Những điểm chính trong quyết định của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Iraq


Thứ nhất, buộc Iraq phải hoàn toàn tuân hợp với các vị thanh tra vũ khí, bằng không, nếu không chịu hợp tác, sẽ phải lãnh đủ “những hậu quả trầm trọng”. Bản quyết định không nói rõ “những hậu quả trầm trọng” nào. Hoa Kỳ đồng ý trở lại họp bàn với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trước khi ra tay quân sự tấn công Iraq.


Thứ hai, cho đến ngày 15/11/2002, Iraq phải trả lời cho Liên Hiệp Quốc biết có sẵn lòng tuân theo quyết định này của Liên Hiệp Quốc hay chăng, và Iraq cũng có 30 ngày để tường trình những chi tiết liên quan đến những vụ khí của mình.


Thứ ba, các thanh tra viên vũ khí bị tống cổ ra khỏi Iraq 4 năm trước đây được có quyền “trực tiếp, không bị làm khó dễ và vô điều kiện” trong việc thanh tra vũ khí bất cứ nơi nào, kể cả những dinh thự của Tổng Thống Saddam Hussein. Sau phiên họp quyết định này, trưởng ban thanh tra Hans Blix đã cho biết ban thanh tra vũ khí của ông dự định sẽ trở lại Iraq cùng lắm vào ngày 18/11/2002.


Có hai chi tiết được điều chỉnh trong bản quyết định cuối cùng này. Thứ nhất, chữ “hay” được thay bằng chữ “và” trong một đoạn văn kiện. Thứ hai, cụm từ “phục hồi nền hòa bình và an ninh quốc tế” được đổi thành “bảo toàn nền hòa bình và an ninh quốc tế”. Một chi tiết quan trọng khác đã bị loại trừ trong bản quyết nghị cuối cùng này là chữ “tự động” dùng võ lực để tấn công Iraq theo chiều hướng của Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc nhưng không hợp với chủ trương của Pháp, Nga và Tầu.


(Xin xem trọn bản văn ở Phần Hội Ngộ Tâm Linh, Mục Thời Cuộc, Trang Khủng Bố Tấn Công - Tấn Công Khủng Bố)


Thái độ của các nước đối với quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc


Hoa Kỳ: Vị lãnh sự của nước này ở Liên Hiệp Quốc là ông John Negroponte nói rằng Iraq sẽ bị giải giới “không cách này thì cách khác. Nếu Hội Đồng Bảo An không cương quyết ra tay trong trường hợp Iraq tiếp tục vi phạm thì quyết định này không hạn chế bất cứ quốc gia hội viên nào trong việc được tự mình ra tay để bảo vệ họ khỏi bị Iraq đe dọa hay để buộc phải tuân giữ những quyết định hiện hành của Liên Hiệp Quốc cũng như để bảo vệ nền hòa bình cùng an ninh của thế giới”.


Tầu, Pháp và Nga phổ biến một bản tuyên bố chung là họ lấy làm hài lòng là bản quyết nghị đã loại trừ việc tự động võ lực tấn công Iraq nếu nước này không chịu tuân hợp: “Bởi vậy, bản quyết định này hoàn toàn tôn trọng thẩm quyền của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong việc bảo trì nền hòa bình và an ninh quốc tế, hợp với hiến chương của Liên Hiệp Quốc”.


Úc Đại Lợi cũng đón nhận quyết định này, vì quyết định ấy giành cho những việc thanh tra vũ khí có một quyền hạn mạnh hơn quyết định trước đây. Thủ Tướng John Howard đã phát biểu là: “Bản quyết định cũng vạch ra rõ ràng những chi tiết Iraq phải thi hành để làm cho cộng đồng thế giới tin rằng Iraq không còn trở thành mối đe dọa cho các nước lánh giềng của mình cũng như cho nền an ninh quốc tế”.


Khối Hiệp Nhất Âu Châu: Ông Javier Solana, trưởng phái đoàn đại diện ngoại quốc vụ cũng đón nhận quyết nghị này, cho rằng bản quyết định nói lên “mối hiệp nhất” quốc tế và dứt khoát bắt Iraq phải tuân hành: “Những quan điểm của Khối Hiệp Nhất Âu Châu hoàn toàn được thể hiện nơi bản văn này, nhất là mục tiêu chính của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, tức là mạnh mẽ lên tiếng giải giới Iraq và thực hiện điều này trong phạm vi của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”.


Trung Hoa: Vị lãnh sự của nước này ở Liên Hiệp Quốc là ông  Zhang Yishan đã cho các phóng viên báo chí biết rằng: “Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang nhắn Iraq một sứ điệp rất rõ ràng, một sứ điệp hòa bình, một sứ điệp thiện chí và một sứ điệp hy vọng. Nên giờ đây trái banh đang ở trong tay của nhà cầm quyền Iraq”.


Syria đã tỏ ra hết sức lưỡng lự về quyết định này. Trong thời gian bàn luận, nước này muốn có những chữ xác định rõ trong quyết định là nếu Iraq tuân hợp với những khoản quyết định thì những biện pháp trừng phạt sẽ được bỏ qua. Syria cũng muốn có những chữ tuyên bố là toàn vùng Trung Đông là “một vùng phi nguyên tử và phi những loại vũ khí đại công phá”. Bộ Trưởng Ngoại Giao của nước này là ông Farouk al-Sharaa, qua cuộc họp ở Cairo với các nhà ngoại giao của Khối Liên Minh Ả Rập vừa qua, cũng đã trấn an các vì này là bản quyết định không cho phép Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự. “Chúng tôi đã giằng co và trăn trở với nhiều khó khăn mới đi đến được bản quyết định này”, AP đã tường trình như vậy. Ông còn nói Bộ Trưởng Nội Vụ của Hoa Kỳ là ông Colin Powell đã bảo đảm trên giấy tờ với ông rằng “không có gì trong bản quyết định này để cho nó bị sử dụng như một bình phong cho việc mở màn chiến tranh tấn công Iraq, và nếu chính phủ Hoa Kỳ có ý định sử dụng quân sự thì bản quyết định này đã không kéo dài đến 7 tuần lễ”.

Ai Cập: Ở Cairô, các nhà ngoại giao trong một cuộc họp Khối Liên Minh Ả Rập cũng cho biết vào sáng Chúa Nhật 10/11/2002 là Iraq đã chấp nhận bản quyết nghị. “Bộ Trưởng Ngoại Giao Ai Cập là ông Ahmed Maher đã cho Associated Press sau buổi họp đêm hôm qua là “Tôi nghĩ chúng ta có thể mong đợi nơi những người Iraq một phản ứng tích cực”. Tuy nhiên, vị này còn thêm là việc Iraq chấp nhận bản quyết định này tùy thuộc vào những bảo đảm rằng “những viên thanh tra phải tác hành một cách trung dung… và bằng một đường lối vô tư, triệt để tôn trọng tất cả mọi quyết định của Hội Đồng Bảo An, nhất là những quyết định liên quan đến việc tôn trong chủ quyền của Iraq”.


Damascus đã từ từ tiến đến chỗ “đồng ý” với bản quyết định này, sau khi vững tâm về việc Liên Hiệp Quốc và Hiệp Vương Quốc, và vị xử lý thường vụ thay lãnh sự của nước này là ông Fayssal Mekdad đã nói với phóng viên CNN là Wolf Blitzer rằng bản quyết định “sẽ không được sử dụng như là một lý do sai trái để tấn công Iraq… Thế giới Ả Rập không muốn đánh nhau với Iraq. Họ muốn giải quyết vấn đề bằng những đường lối và phương tiện hòa bình, muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề rắc rối khác trong vùng của mình. Những quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bảo trì việc hiệp nhất, việc thống nhất lãnh thổ ở Iraq”.


Nga: Phóng viên CNN trên đây cũng đã hỏi vị lãnh sự của Nga ở Liên Hiệp Quốc là ông Sergey Lavrov rằng nếu các thanh tra viên tường trình cho Hội Đồng bảo An Liên Hiệp Quốc rằng họ gặp trục trắc với Iraq thì hội đồng này sẽ phản ứng ra sao? Ông lãnh sự cho biết như sau: “Trong trường hợp này vị trưởng ban thanh tra là ông Hans Blix và vị chủ tịch Cơ Quan Nguyên Tử Lực Thế Giới là ông Mahamed ElBaradei sẽ phải trình bày trường hợp của mình một cách rõ ràng. Chúng tôi cần biết đã xẩy ra những sai xẩy nào. Và chúng tôi tin tưởng ông Hans Blix cũng như ông Mohamed ElBaradei là những nhà chuyên môn và là những người dân sự phục vụ thế giới, đừng để xẩy ra những lỗi lầm của Ủy Ban Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc UNSCOM (the United Nations Special Commission) trong quá khứ, khi UNSCOM tường trình và cắt nghĩa những chuyện nhỏ mọn nhất như chứng cớ về việc Iraq không chịu hoàn toàn cộng tác”.


Hoa Kỳ: Tuy tổng thống Bush chưa chấp thuận dự án chiến tranh dứt khoát với Iraq, nhưng Ngũ Giác Đài cũng đã có những sắp xếp về quân sự cho một cuộc chiến như sau: đó là những cuộc tấn công chớp nhoáng bằng máy bay và chuyển quân vũ bão như kiểu Đức Quốc vào đầu Thế Chiến Thứ Hai; mở màn bằng những cuộc tấn công với những cuộc dội bom bằng vệ tinh và bắn phi đạn các hạm đội để các tướng lãnh của Saddam Hussein không kịp theo lệnh tung ra những thứ khí giới hóa học và vi trùng; “những địa điểm chính yếu” để tấn công là các nơi có khí giới đại công phá, Bộ Phòng Vệ và các dinh thự của tổng thống; cuộc xâm chiếm Iraq có thể phải cần tới từ 80 đến 250 ngàn binh lính đóng quân ở Âu Châu, hiện nay mới có 27 ngàn ở vùng này; cũng có thể không xẩy ra chuyện những đoàn quân và vũ khí cần phải chuyển đến các vị trí sẵn sàng trước Tháng Hai 2003.


Phản ứng của Iraq cũng như của dân chúng Âu Châu.


Ý Đại Lợi: Ở Florence, gần nửa triệu người, một con số đông nhất lịch sử Âu Châu trong một biến cố xuống đường vào Ngày Thứ Bảy 9/11/2002, sau ngày Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đồng thanh bỏ phiếu quyết nghị về vấn đề Iraq. Họ diễn hành rất trật tự. Nhưng chính phủ phải vận động tới cả 6 ngàn cảnh sát để đi tuần tiểu khắp nơi đề phòng những bất trắc xẩy ra, nhất là cho những pho tượng nghệ thuật. Khoảng 20 chiếc xe lửa cà cả trăm chiếc xe buýt đặc biệt bắt đầu mang những người biểu tình từ khắp lục địa Âu Châu tới để xuống đường. Cuộc biểu tình mang những bảng chữ như “Đừng có chiến tranh” hay “Cứ đánh đi rồi xuống hỏa ngục” v.v. Một phần tử của Đảng cách Mạng Xã Hội Hiệp Vương Quốc là anh Simon Hardy 21 tuổi đã cho biết: “Thật là rõ ràng cho thấy đây là một cuộc chiến tranh vì vấn đề dầu hỏa, một cuộc chiến tranh theo chủ nghĩa thực dân. Iraq không thể nào thắng được, Hiệp Chủng Quốc muốn gây ra chiến tranh”. Anh Sean Murray, 29 tuổi, thuộc nhóm Cách Mạng Lao Công cho biết về bản quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng: “Đây là một bản quyết định xấu. Nó chứng tỏ một lần nữa Liên Hiệp Quốc là một người nộm cho Hoa Kỳ, Hiệp Vương Quốc và Pháp, không phải là một tổ chức được lập ra để phục vụ lợi ích của dân chúng trên thế giới”.


Iraq: Một viên chức có thẩm quyền trong chính phủ Iraq cho biết, mặc dù bản quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc “là một bản quyết định xấu và bất chính, thành phần lãnh đạo Iraq cũng bình tĩnh tìn hiểu bản quyết định này và sẽ phổ biến một bản đáp ứng vào mấy ngày tới đây”.


Bộ trưởng ngoại giao Iraq là ông Naji Sabri nói rằng bản quyết định này làm vỡ mộng Liên Hiệp Quốc muốn dùng Hội Đồng Bảo An như “một tấm bình phong để tấn công Iraq. Cộng đồng quốc tế không muốn thông phần vào ý thích của chính phủ gian ác ở Washington về việc tấn công, sát phạt và hủy diệt. Cộng đồng thế giới đã loại trừ cái lý lẽ này cùng với ước muốn không dễ chế ngự ấy nơi chính phủ có ý đồ gian ác về chiến tranh, sát hại và hủy diệt trên thế giới”.


Truyền hình Iraq sáng Chúa Nhật 10/11/2002 đã cho biết là Hội Đồng Quốc Gia Iraq do chính tổng thống làm đầu đang có dự định “bàn luận và nghiên cứu về Quyệt Định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 8/11 rồi sẽ cho biết phản ứng về nghị quyết này và sẽ chuyển quyết định của mình đến cho Hội Đồng Thẩm Quyền Cách Mạng”.

 

 

MỚI TUẦN VỪA RỒI