Lôøi môû ñaàu:

      Giaùo Hoäi Trong Tuaàn laø muïc tin veà Giaùo Hoäi Trong Tuaàn, töùc veà sinh hoaït cuûa Giaùo Hoäi ôû Toøa Thaùnh Roâma, nhaát laø veà nhöõng lôøi giaùo huaán cuûa ÑTC cuõng nhö chuû tröông cuûa Toøa Thaùnh ñöôïc phaùt bieåu qua nhöõng sinh hoaït naøy. Bôûi ñoù, muïc tin veà Giaùo Hoäi Trong Tuaàn naøy, nhö ñaõ thoâng baùo ôû trang Thöïc Hieän, ñöôïc laáy töø Maøn Ñieän Toaùn Toaøn Caàu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhieân, muïc Giaùo Hoäi Trong Tuaàn ñaây cuõng ñöôïc toång hôïp töø nguoàn tin Zenit chuyeân veà Toøa Thaùnh, nhôø ñoù vöøa coù theâm nhöõng tin töùc lieân quan khaùc, vöøa nhanh hôn moät chuùt. Baùo chí hay taùc giaû naøo muoán laáy nguoàn tin veà Giaùo Hoäi ñöôïc tuyeån hôïp, trích dòch vaø cung caáp ôû ñaây, xin cöù töï tieän, mieãn laø cho bieát xuaát xöù töø ThôøiÑieåmMaria.Net. Ña taï quí vò.

 

___________________________________________

 

TUAÀN 16-22/6/2002

 

YÙ CHÆ CUÛA ÑTC TRONG THAÙNG SAÙU 2002

 

YÙ Chung:

    “Xin cho caùc vò laõnh ñaïo vaø phaàn töû cuûa caùc toân giaùo khaùc nhau bieát coäng taùc vôùi nhau trong vieäc tìm kieám moät neàn hoøa bình theá giôùi ñöôïc xaây döïng treân vieäc hoaùn caûi coõi loøng cuõng nhö baèng vieäc ñoái thoaïi huynh ñeä”.

 

YÙ Truyeàn Giaùo:

    “Xin cho ngöôøi tín höõu giaùo daân bôûi Pheùp Röûa bieát heát söùc coá gaéng ñeå laøm muoái ñaát vaø aùnh saùng theá gian trong hoaøn caûnh soáng cuûa mình”.

___________________________________________

 


Thái Độ Công Giáo Trước Nạn Lạm Dụng Tình Dục:
Thú Nhận, Thống Hối và Giải Quyết

 

(Diễn Văn của Đức Giám Mục Wilton Gregory, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong Cuộc Họp tại Dallas ngày Thứ Năm 13/5/2002)


Kính thưa quí huynh Giám Mục, cùng Anh Chị Em trong Chúa Kitô,


Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng, có lẽ trầm trọng nhất chúng ta đã từng gặp phải. Cuộc khủng hoảng này không phải là về vấn đề thiếu lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa. Thật vậy, những người Công Giáo sống đức tin của họ một cách chủ động hằng ngày sẽ nói cho quí huynh và anh chị em biết rằng đức tin của họ nơi Thiên Chúa không bị nao núng gì; nó thực sự bị thử thách bởi cơn khủng hoảng này, nhưng vẫn hết sức an toàn. Cuộc khủng hoảng này thật ra là về tình trạng mất đi niềm tin tưởng sâu xa nơi vai trò mục tử lãnh đạo của chúng ta, vì chúng ta không nói lên tội ác của những vị linh mục hay nhân viên thuộc Giáo Hội lạm dụng tình dục trẻ em và giới trẻ. Những gì chúng ta đang phải đương đầu không phải là tình trạng niềm tin bị rạn nứt, mà là tình trạng lũng đoạn nơi vai trò lãnh đạo giám mục chúng ta với tín hữu giáo dân. Và tình trạng lũng đoạn này cũng dễ hiểu thôi. Chúng ta đã không tiến đến chỗ có thể bảo đảm rằng hết mọi trẻ em và vị thành niên tránh khỏi bị lạm dụng tình dục. Người tín hữu có lý đặt vấn đề là tại sao chúng ta không thực hiện những tiến trình cần thiết.


Tình trạng hiệp nhất Chúa Kitô thiết tha nguyện cầu cho các môn đệ của Người vào đêm trước khi Người tử nạn – một tình trạng hiệp nhất đã từng bị rạn nứt rất thường trong lịch sử Giáo Hội của chúng ta – đang gặp nguy hiểm trầm trọng phân mảnh một lần nữa; lần này xẩy ra nơi Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc thân yêu của chúng ta.


Đây là những lúc cần lên tiếng kêu gọi một cuộc hòa giải thực sự nơi Giáo Hội tại xứ sở của chúng ta; không phải là một cuộc hòa giải chỉ để băng bó thương tích nhờ đó chúng ta có thể cùng nhau tiến lên một cách khập khễnh. Điều chúng ta cần là một cuộc hòa giải chữa lành, một thứ hòa giải mang chúng ta lại với nhau để nói lên vấn đề này một cách có thể bảo đảm nó sẽ không được xẩy ra nữa; một thứ hòa giải bắt đầu bằng tình yêu Chân Lý là Chúa Giêsu Kitô; một thứ hòa giải bao gồm đầy đủ và thực sự những yếu tố đích thực của Bí Tích Thống Hối như chúng ta cử hành theo truyền thống Công Giáo. Chỉ khi nào chân thành thú tội, thiết tha thống hối và quyết tâm cải thiện, chúng ta mới có thể hy vọng lãnh nhận tình thương dạt dào của Thiên Chúa cũng như sự tha thứ của anh chị em chúng ta mà thôi.


Thú Tội


Việc Thống Hối cần thiết ở đây không phải là việc bắt buộc của Giáo Hội nói chung ở Hiệp Chủng Quốc, mà là trách nhiệm của chính Các Vị Giám Mục chúng ta. Cả “những gì chúng ta đã làm” lẫn “những gì chúng ta không làm” đều góp phần vào việc giáo sĩ và viên chức Giáo Hội lạm dụng tình dục trẻ em và giới trẻ. Hơn thế nữa, nhiệm vụ chúng ta được Thiên Chúa trao phó để làm chủ chiên dẫn dắt dân Chúa còn bắt chúng ta phải có trách nhiệm và trả lẽ với Thiên Chúa cũng như với Giáo Hội về tình trạng lành mạnh tâm linh và luân lý của tất cả mọi người con cái Chúa, nhất là thành phần yếu kém và dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta chính là những người cần phải thú tội; và vì vậy mà chúng ta làm việc này.


• Chúng ta là những người, dù vô tri hay thiếu tỉnh táo, hoặc, chớ gì không có điều này, biết được, đã để cho những linh mục lạm dụng tình dục vẫn thi hành thừa tác vụ và tái bổ nhiệm họ đến những cộng đồng làm cớ cho họ tiếp tục lạm dụng tình dục.


• Chúng ta là những người không muốn trình báo những hành động tội ác này cho các vị có thẩm quyền, vì luật không buộc làm điều này.


• Chúng ta là những người lo lắng về vấn đề tác hại gương mù có thể gây ra hơn là thực hiện việc đưa ra ánh sáng để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng tình dục.


• Và chúng ta là những người nhiều khi tỏ thái độ với các nạn nhân và gia đình của họ như là những đối phương hơn là những phần tử khổ đau của Giáo Hội.


Thống Hối


Việc thú tội của chúng ta cần phải đi đôi với việc thành tâm thống hối.


Với những nạn nhân còn sống, tôi muốn được nói lên thế này. Những gì Giám Mục chúng tôi đã học được, đó là việc trẻ em và giới trẻ bị lạm dụng tình dục tai hại biết là chừng nào. Cho dù nhiều năm đã trôi qua cũng không tẩy xóa được ký ức của những tội ác ghê gớm này. Ngoài những thương tích gây ra cho ký ức lại còn có cả những hậu quả gây ra cho nhân cách của con người bởi những tác hành vi phạm đến tình trạng ngây thơ vô tội nữa. Chúng tôi không trải qua kinh nghiệm bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ sẽ không bao giờ hoàn toàn hiểu được những gì đã xẩy ra cho các em. Thế nhưng, tôi xin hứa với các em là: Giám Mục chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để nhìn theo chiều hướng của các em, để thấy thế giới và Giáo Hội bằng con mắt của các em, cũng như để nhìn vào những hành động của chúng tôi trong thập niên qua từ quan điểm của các em.


Quan trọng hơn nữa, nhân danh bản thân tôi và nhân danh toàn thể các Vị Giám Mục, tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi sâu xa nhất với mỗi người trong các em, những người đã bị linh mục hay viên chức của Giáo Hội lạm dụng tình dục. Tôi hết sức và mãi mãi cảm thông với sự thiệt hại các em phải chịu. Chúng tôi xin các em thứ lỗi cho.


Với cha mẹ và gia đình của các nạn nhân còn sống, tôi xin được nói thế này. Thiên Chúa đã chúc phúc cho mối giây liên kết vợ chồng trong Giáo Hội như là một Bí Tích, như là một dấu hiệu thực sự của việc Ngài hiện diện tự tại nơi cuộc sống hôn nhân của quí vị. Phúc lành trọn vẹn nhất Thiên Chúa có thể ban cho quí vị trong cuộc sống hôn nhân của qúi vị đó là tặng ân con cái. Trong việc làm cha mẹ, quí vị trở thành cộng tác viên của Thiên Chúa để tạo nên sự sống mới, và gia đình của quí vị trở nên một ‘giáo hội tại gia”, nơi con cái của quí vị thoạt tiên nghe được Phúc Âm của Chúa Giêsu. Quí vị có một trách nhiệm lớn lao. Thế nhưng, làm sao Giám Mục chúng tôi dám nhìn vào mắt của thành phần cha mẹ quí vị và nói với quí vị rằng con cái của quí vị là kho tàng cao quí nhất của quí vị, nếu chúng tôi không trân quí, yêu thương và bảo vệ chúng. Tôi xin hứa với quí vị là: Theo gương của Chúa Giêsu, hôm nay đây, Giám Mục chúng tôi xin quyết tâm một lần nữa trong việc ưu tiên bảo vệ con cái của quí vị, và tôi tin tưởng rằng công việc chúng tôi cùng nhau thực hiện trong mấy ngày tới đây ở Dallas, cũng như mỗi ngày sau này, sẽ chứng thực cho thấy lời hứa này bằng hành động hiệu nghiệm bảo vệ an toàn cho con cái của quí vị trong Giáo Hội.


Để mở đầu cho công việc này, nhân danh tôi cũng như nhân danh toàn thể các Vị Giám Mục, tôi xin bày tỏ lời xin lỗi sâu xa đối với mỗi người trong quí vị, những người có con em hay phần tử gia đình đã bị lạm dụng tình dục bởi linh mục hay bởi một đại diện nào của Giáo Hội. Tôi hết lòng và mãi mãi cảm thông với sự tai hại quí vị phải chịu với tư cách là cha mẹ hay là những người thân yêu của nạn nhân còn sống. Chúng tôi xin quí vị thứ lỗi cho.


Tôi cũng cần ngỏ lời với các vị phó tế, tu sĩ và giáo dân. Những tháng ngày vừa qua đã là một thời gian thử thách lớn lao và đau lòng đối với anh chị em. Giám Mục chúng tôi thật sự biết được tình trạng bối rối và tỉnh ngộ mà anh chị em đã trải qua do những thất bại nơi vai trò lãnh đạo của chúng tôi gây ra. Chúng tôi biết rằng những thất bại này đã thực sự trở thành những cơn khốn khó của anh chị em là thành phần phục vụ Giáo Hội nơi các cộng đồng tu trì, các giáo xứ và học đường, cũng như nơi nhiều công việc xã hội của Giáo Hội khắp nơi trong nước.


Với từng người trong anh chị em, nhân danh toàn thể các Vị Giám Mục, tôi hết lòng xin lỗi anh chị em về nỗi đau đớn và bối rối anh chị em đã phải chịu. Chúng tôi xin anh chị em thứ lỗi cho.


Tôi cũng muốn bày tỏ cùng các vị phó tế, tu sĩ và giáo dân lòng cám ơn sâu xa nhất của chúng tôi đối với việc anh chị em trung thành tiếp tục quảng đại phục vụ và yêu mến Giáo Hội bất chấp nỗi khổ đau anh chị em cảm nhận. Việc anh chị em vô vị lợi phục vụ Giáo Hội và xã hội là những gì quan trọng cho thiện ích của cộng đồng nhân loại cũng như cho Giáo Hội. Tôi muốn đặc biệt cho anh chị em biết rằng Giám Mục chúng tôi biết ơn anh chị em là chừng nào về việc anh chị em tiếp tục tỏ ra ưu ái nâng đỡ các vị linh mục tốt lành. Các vị linh mục này nói với chúng tôi rằng các vị đã cảm nhận được việc anh chị em quan tâm chăm sóc rất nhiều.


Với các vị linh mục trung thành, tôi muốn thay các Vị Giám Mục nói với anh em thế này. Thánh Thần nơi Bí Tích Truyền Chức Thánh đã liên kết chúng tôi với anh em là những cộng tác viên đệ nhất của chúng tôi về thừa tác vụ, chúng tôi yêu thương anh em như là những người huynh đệ của chúng tôi. Chúng tôi cũng hãnh diện và biết ơn anh em về những gì anh em hằng ngày vô tư phục vụ Chúa và anh chị em của anh em. Giám Mục chúng tôi thật lòng xin lỗi về những lầm lẫn chúng tôi đã làm trong việc hành sử những vị linh mục lạm dụng tình dục, khiến cho một số trong anh em bị trục trặc về danh tính và thế giá linh mục vốn tốt lành của anh em. Chúng tôi cũng xin lỗi về những thất bại trong vai trò lãnh đạo của chúng tôi đã gây ra tình trạng rạn nứt lòng tin tưởng giữa linh mục và giám mục là những người anh em với nhau trong thừa tác vụ. Chúng tôi xin anh em tha lỗi cho.


Tôi xin anh em linh mục của chúng tôi hãy tiếp tục hoạt động sát với chúng tôi; chúng tôi cần đến anh em. Chúng ta hãy cùng nhau xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng cần thiết trong việc hoàn toàn canh tân vai trò linh mục và hàng giáo phẩm nơi xứ sở này, sống một cuộc sống thánh thiện đích thực và phục vụ như Chúa Kitô. Đó là những gì Chúa Kitô muốn nơi chúng ta. Giáo Hội không còn mong muốn gì hơn thế.


Quí Huynh Giám Mục thân mến: có rất nhiều nỗi giận dữ nơi chúng ta trong phòng này – những nỗi giận dữ chính đáng. Từ năm 1985 – với tư cách là một Hội Đồng cũng như với tư cách là những cá nhân Giám Mục Giáo Phận – chúng ta đã từng giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục để bảo đảm, bao nhiêu có thể, theo sức loài người, làm sao cho Giáo Hội trở thành một nơi an toàn cho trẻ em của chúng ta. Vào năm 1992, sau 7 năm nghiên cứu và làm việc, bao gồm việc lắng nghe những buổi gặp gỡ các nạn nhân còn sống cùng với các phần tử khác trong Giáo Hội, việc tham vấn với các chuyên gia, và việc thử nghiệm các qui chế ở cấp giáo phận, chúng ta đã cùng nhau chấp nhận Năm Nguyên Tắc để Căn Cứ khi Hành Sử với Cáo Giáo về Việc Lạm Dụng Tình Dục. Đại đa số các Vị Giám Mục đã công nhận những nguyên tắc này, lấy chúng làm tiêu chuẩn cho những qui chế về việc lạm dụng tình dục nơi giáo phận của các vị, nhờ đó, đã đóng góp một cách hiệu nghiệm cho việc bảo vệ trẻ em trong Giáo Hội. Tuy nhiên, những qui chế này đã không được áp dụng một cách hiệu quả nơi hết mọi giáo phận khắp trong đất nước này.


Sự kiện này đã sáng tỏ một cách đau lòng trong ít tháng nay. Những việc làm rất hiệu quả và tốt đẹp vẫn từng được đa số các Vị Giám Mục nơi giáo phận của mình thực hiện đã hoàn toàn bị phủ lấp đi bởi những quyết định bất khôn của một số nhỏ Giám Mục trong 10 năm qua. Nó như thể một tấm vải được thêu dệt khéo léo đã hoàn thành song chưa hề hiện hữu hay đã hoàn toàn bị tháo gỡ hết trọi. Nỗi giận dữ về điều này hoàn toàn là thực và cũng rất dễ hiểu thôi. Tôi biết đến điều này. Chính tôi cũng cảm thấy như vậy nữa. Thế nhưng tôi không dừng lại ở đó. Không ai trong Quí Huynh lại như thế. Tôi xin có hai đề nghị, thực ra là hai thách đố:


Thứ nhất. Nhân danh Quí Huynh cũng như tôi, tôi đã xin lỗi rất nhiều sáng nay. Với các nạn nhân còn sống. Với cha mẹ và gia đình của họ. Với các vị phó tế, tu sĩ và giáo dân. Và với các vị linh mục của chúng ta. Việc hòa giải và chữa lành chúng ta cần đến trong lúc này đây cho cuộc sống Giáo Hội nơi xứ sở của chúng ta sẽ không bao giờ xẩy ra nếu ơn Chúa không tuôn đổ xuống cả một trận lụt thứ tha. Chúng ta hãy là những mẫu gương tha thứ cho nhau. Tôi tin rằng ân sủng chúng ta cần để tha thứ cho nhau vốn có đó. Chớ gì tận đáy lòng của mỗi người chúng ta hãy xin Thiên Chúa ban cho mình mức độ thứ tha chúng ta cần phải có. Ngài sẽ không làm chúng ta phải thất vọng đâu.


Thứ hai. Tôi xin đề nghị là chúng ta hãy sử dụng nguồn lực làm cho chúng ta bừng lên cơn giận dữ này vào việc thực hiện một cách xây dựng trọn vẹn công việc mà chúng ta đã đến Dallas để hoàn tất đây. Chúng ta còn nhiều việc phải làm song lại có ít giờ để thực hiện. Chúng ta cần loại bỏ tất cả những gì làm chúng ta phân tâm và chỉ chuyên chú đến việc làm trước mắt mà thôi, đó là việc hết sức cố gắng tái quyết tâm bênh vực thành phần trẻ em và giới trẻ của chúng ta. Chúng ta phải cùng nhau bảo đảm là hết mọi con trẻ ở Hoa Kỳ đều phải được bảo vệ khỏi bị linh mục hay các chức sắc trong Giáo Hội lạm dụng tình dục.


Quyết Tâm


Việc quyết tâm mà Giám Mục chúng ta phải thực hiện trước mắt chúng ta đây cần được nuôi dưỡng ở chỗ nhắm đến việc dứt khoát tu sửa. Những sai xẩy trong quá khứ không được tái diễn nữa. Một khi đối diện cũng như nhìn nhận lầm lỗi của mình và bày tỏ niềm đau thực sự về những lầm lẫn đó, Giám Mục chúng ta cần phải dứt khoát hoàn tất công việc chúng ta đã cùng nhau bắt đầu gần 20 năm trước đây trong việc làm cho Giáo Hội của chúng ta trở thành một nơi an toàn cho thành phần trẻ em và giới trẻ của chúng ta bao nhiêu có thể theo sức loài người.


Trong việc giải quyết quá khứ một cách thành tâm bao nhiêu có thể, để việc chúng ta làm có một nền tảng hết sức vững chắc, tôi xin được nói mấy lời cùng 3 nhóm người:


Với các nạn nhân còn sống. Nếu ai đã từng là nạn nhân của việc lạm dụng tình dục bởi linh mục hay bởi các chức sắc trong Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc mà chưa trình báo về sự việc này, thì tôi xin các em hãy trình báo sự vụ cho Vị Giám Mục của giáo phận mình cũng như cho thẩm quyền dân sự thích hợp. Mặc dù đây có thể là một việc làm rất khó khăn đối với các em, nhưng Giáo Hội thực tình yêu thương các em và muốn giúp các em tìm được công lý cũng như được chữa lành.


Với các vị linh mục. Nếu có bất cứ linh mục nào đã vấp phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em hay giới trẻ mà Giám Mục của anh em chưa hay biết về điều đó, thì tôi xin anh em hãy đến tường trình với vị Giám Mục của anh em, để công lý cũng như Giáo Hội được giải tỏa, và để anh em được an tâm với chính mình.


Với quí huynh Giám Mục. Nếu có bất cứ một vị Giám Mục nào đã lạm dụng tình dục trẻ em hay giới trẻ, thì tôi xin quí huynh hãy tường trình sự việc này với Tòa Khâm Sứ, để công lý cũng như Giáo Hội được giải tỏa, và để quí huynh được an tâm với chính mình.


Trong năm tháng vừa qua, vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em và giới trẻ, nhất là bởi các vị linh mục, đã trở thành mục tiêu nhắm đến của giới truyền thông toàn quốc cũng như địa phương. Trong nhiều cuộc tiếp xúc riêng với giới truyền thông, tôi đã được để ý đối xử một cách bình thường, nếu không muốn nói là không có gì khác biệt. Tôi rất kính trọng khả năng truyền thông hành thiện. Nếu như trường hợp cần thiết phải làm, việc chú trọng của giới truyền thông đã giúp cho các nạn nhân bị lạm dụng xuất đầu lộ diện thì đó là một việc làm rất tốt. Tôi hết sức hài lòng khi thấy giới truyền thông gần đây cũng chú trọng đến cả vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em và giới trẻ như là một vấn đề liên quan đến xã hội nữa.


Thế nhưng tôi cũng xin giới truyền thông cho phép tôi được nói thẳng. Trong những tháng vừa qua, hình ảnh hàng giáo phẩm Công Giáo trong xứ sở này đã bị bóp méo đến nỗi tôi không thể tưởng tượng được với 6 tháng trước đây. Những sự kiện buồn thảm và rắc rối, thường thuộc về quá khứ xa xưa, đã được cố ý trình bày cho thấy một Giáo Hội 2002 với hình ảnh lạc loài như thể đã tỏ ra coi thường và bất kể đến vấn đề mà Giám Mục chúng tôi vốn đã hết sức quan tâm đến nhiều năm nay.


Những khía cạnh tích cực chúng tôi đã thực hiện để cố gắng thắng vượt vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em và giới trẻ đã không được tường trình một cách nhanh chóng, chẳng hạn như việc ngặt nghèo tuyển lựa thành phần dự tuyển chủng sinh, việc huấn luyện chủng sinh trở thành một con người lành mạnh, và những tiến trình loại trừ khỏi thứa tác vụ linh mục những ai cho thấy nguy hại đến trẻ em và giới trẻ.


Tôi chẳng những tỏ ra hãnh diện trong việc bênh vực cơ cấu này khỏi bị bóp méo; tôi còn làm việc này như là một vấn đề thuộc về công lý nữa, để làm sáng tỏ sự vụ, nhờ đó, hoạt động của Giám Mục chúng tôi sẽ làm hôm nay và mai ngày mới được nhìn nhận theo quan điểm xứng hợp của nó – như là một phần quan trọng trong công cuộc chúng tôi vẫn cùng nhau thực hiện hai mươi năm qua. Thực sự, song song với những bài trình bày vô căn cứ và méo mó, cũng có một số bài trình bày và phân tách xã luận rất hiểu biết, những phân tích thực sự đi sâu vào vấn đề. Giám Mục chúng tôi chấp nhận vấn đề thách đố được những bài trình bày sáng tỏ này nêu lên, để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp hơn. Vì chúng tôi chấp nhận vấn đề thách đố này, tôi tin tưởng nơi giới truyền thông quí vị trong việc tường trình một cách hoàn toàn và công bằng về những gì chúng tôi làm trong những ngày này đây, cũng như trong những tháng ngày tới đây.


Giáo Hội Công Giáo ở Hiệp Chủng Quốc vẫn là một cung cấp viên tư riêng lớn nhất trong việc phục vụ, chăm sóc, huấn luyện và giáo dục trẻ em khắp nơi tại xứ sở này. Và chúng tôi thực hiện dịch vụ này tốt đẹp, có hiệu quả và với hết lòng của chính những con người thành tín. Quí vị phục vụ trong ngành truyền thông đã thách thức Giám Mục chúng tôi rất hay, ở chỗ, quí vị kêu gọi chúng tôi hãy tác hành tốt đẹp hơn trong việc hoàn thành các trách vụ của chúng tôi. Cùng một cử chỉ lịch lãm như thế, tôi cũng xin thách thức quí vị hãy làm như vậy trong việc hoàn tất các trách vụ riêng của quí vị.


Công việc mà Giám Mục chúng tôi đang phải đối diện trong những ngày ở Dallas đây thật lớn lao và khủng khiếp. Chúng tôi được kêu gọi để hoạch định hẳn hoi những qui chế có thể bảo đảm được việc hoàn toàn bảo vệ trẻ em và giới trẻ của chúng ta, cũng như để chấm dứt tình trạng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội. Chúng tôi sẽ làm điều này. Tuy nhiên, đáng buồn thay, không có một quyết định hay qui chế nào được chúng tôi đề ra hay hoạch định lại có thể cứu trẻ em chúng ta khỏi tình trạng bại hoại về luân lý cả. Những vấn đề chúng tôi làm đây chỉ hợp với việc liên lỉ tỉnh táo một cách ngoại thường mà thôi.


Khi bắt đầu công việc này, Giám Mục chúng tôi thật sự ý thức được sự kiện là chúng tôi đã không thể nào tự mình đi đến giây phút này; chúng tôi cũng không thể nào một mình hoàn tất được nó. Chúng tôi nhận ra, có thể chưa bao giờ nhận ra như thế, nhu cầu chúng tôi cần hợp tác và cơ hội hoạt động đầy ân sủng này lại được thành phần giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ nhiệt thành của chúng tôi hưởng ứng hơn. Chúng tôi rất tin tưởng nơi những tiếng nói muốn đóng góp từ bên trong cũng như bên ngoài Giáo Hội. Thay mặt các Vị Giám Mục, tôi xin cám ơn rất nhiều người đã viết hay gọi cho chúng tôi để góp ý kiến rất hay về cách thức chúng tôi phải hành sử vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo Hội. Chúng tôi hết lòng tri ân việc trợ giúp của anh chị em, và tôi có thể hứa với anh chị em là chúng tôi sẽ để ý tới việc trợ giúp này hầu tiếp tục tiến bước trong tương lai, vì chúng tôi đang tìm tòi những cách thức mới để có thể bảo vệ trẻ em và giới trẻ của chúng ta.


Tôi hết lòng hy vọng rằng công việc thành quả chúng tôi làm trong Giáo Hội trong việc bàn đến vấn đề lạm dụng tình dục sẽ giúp rất nhiều cho xã hội của chúng ta nói chung. Không có gì là bí mật nơi những ai có trách nhiệm đối với trẻ em liên quan đến vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em và giới trẻ là một vấn đề gây phiền nhiễu đến mọi lãnh vực của xã hội chúng ta. Tôi mong tìm được những đường lối sáng tạo mới giúp chúng ta có thể hoạt động hoàn toàn và hiệu quả hơn với những nhóm người khác trong xã hội của chúng ta đối với vấn đề củng cố việc bảo vệ trẻ em.


Đây là những tháng ngày và những thập niên cực kỳ sầu khổ và đớn đau; nhất là đối với những nạn nhân còn sống và gia đình của họ, cũng như đối với rất nhiều người khác trong Giáo Hội. Tôi xin tuyên xưng lại đức tin của tôi bằng những lời của Thánh Phaolô, “ở đâu tội lỗi càng nhiều thì ở đó ân sủng còn dồi dào hơn thế nữa” (Rm 5:20), và tôi kêu gọi mỗi người trong quí huynh cũng làm như thế. Trong Chúa Giêsu Kitô không có thập giá nào mà lại không có phục sinh, không có sự chết nào mà không có sự sống; không có luyện ngục nào mà không có thanh tẩy và ân sủng. Chúng ta hãy tha thiết với ân sủng quá ư là dồi dồi Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, để việc chúng ta cùng nhau làm trong những ngày này làm vinh danh Ngài và góp phần vào việc trọn vẹn hòa giải và chữa lành trong Giáo Hội.


Xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người trong quí huynh!

 

(Ñaminh Maria Cao Taán Tónh, BVL dòch theo taøi lieäu cuûa Hoäi Ñoàng Giaùm Muïc Hoa Kyø ñöôïc Zenit phoå bieán ngaøy 14/6/2002)
 

19/6 Thứ Năm


Nhận Định của một Tâm Lý Gia Công Giáo với cuộc sống độc thân linh mục.


Ngày 6/6, Nguồn Tin Công Giáo Zenit đã phổ biến những nhận định của tâm lý gia liên quan đến vấn đế cốt lõi của tình trạng linh mục lạm dụng tình dục (xin xem Phần Giáo Hội, Mục Giáo Hội Hoàn Vũ, Trang Giáo Hội Hoa Kỳ Giải Quyết Nạn Linh Mục Lạm Dụng Tình Dục). Ngày 13/6, Thứ Năm tuần trước, nguồn tin này phổ biến nốt phần hai của cuộc phỏng vấn này, liên quan đến vấn đề độc thân linh mục. Nhận thấy đây là những tâm tưởng hiếm có của một chuyên gia Công Giáo hiện nay, Màn Điện Toán Thời Điểm Maria cũng muốn được phổ biến tiếp những tư tưởng quí hóa này của Bác sĩ tâm lý Gladys Sweeney, chủ tịch kiêm khoa trưởng Học Viện Tâm Lý, nguyên giáo sư Ngành Tâm Thần Trẻ Em và Phân Bộ Nhi Đồng ở Trường Y Khoa Johns Hopkins:


Vấn     Có một số người nói rằng những gương mù về việc lạm dụng tình dục liên quan đến linh mục là lý do tốt để xét lại những qui luật về việc giáo sĩ giữ mình độc thân. Phải chăng đây là một đề nghị hợp lý?


Đáp     Đề nghị giải quyết vấn đề là thay đổi qui luật về việc giáo sĩ giữ mình độc thân không phải là một đề nghị hợp lý. Nếu hôn nhân xẩy ra tình trạng bất trung thì vấn đề giải quyết không phải là việc xét lại nguyên tắc của lòng trung thành. Việc giữ mình độc thân không phải là vấn đề ở đây. Thật sự vấn đề độc thân lại là một câu trả lời. Câu trả lời cho các vị linh mục đó là sống một cuộc sống thanh tịnh, bất kể các vị có dị tính dục hay đồng tính dục hoặc có xu hướng nào đó. Có nhiều lý do về thần học và thực tế để ủng hộ đời sống độc thân. Đức Phaolô VI trong thông điệp Sacerdotalis Cealibatus đã cho thấy rằng việc linh mục độc thân là mẫu thức của những gì giống như thiên đàng, nơi không còn cưới hỏi. Đời sống độc thân linh mục tiêu biểu cho mối liên hệ giữa linh mục và Chúa Kitô Thượng Tế, Đấng tự nguyện chọn đời sống độc thân, mối liên hệ giữa linh mục với Giáo Hội, Hiền Thê của Chúa Kitô, cũng như mối liên hệ giữa linh mục với những thiện hảo sau này của thiên đình, nơi không có cưới hỏi. Nói một cách cụ thể hơn, một vị linh mục độc thân mới có thể dấn thân cho mọi người hơn, mới có thể tự do hiến cuộc sống của mình cho nhiều người hơn. Ngài tự nguyện từ bỏ những sự thiện về hôn nhân và gia đình để hoàn toàn hiến mình cho Thiên Chúa và tha nhân. Tuy nhiên, trên hết, việc linh mục quyết tâm sống độc thân là đáp ứng lời mời gọi của Chúa Giêsu trong việc bắt chước lối sống của Người. Nó là một tặng ân được ban cho nhưng không “vì Nước Trời”. Không thể nào thoát được những xung khắc về tình dục khó giải tỏa, tránh được những liên hệ thân mật với phụ nữ, hay né được sức ép của hôn nhân. Đời sống độc thân linh mục là hoa trái của lòng trung thành với Chúa Kitô Linh Mục Thượng Phẩm, được phát xuất từ tình yêu, được ban cho như là một tặng ân vì Nước Trời. Nếu hiểu được như thế thì không có lý do nào lại tái xét vấn đề hiện hữu của nó cả.


Vấn     Một vị linh mục độc thân có thể sống một đời sống quân bình về tâm lý và về phương diện nào khác hay chăng?


Đáp     Chắc chắn là được. Vấn đề sống độc thân vì Nước Trời là một tặng ân nhưng không đối với vị linh mục, hoàn toàn không phải là một thứ bệnh hoạn. Cái hiểm hóc của vấn đề là ở chỗ trung thành với lời thề hứa tự nguyện dứt khoát sống thanh tịnh. Các chước cám dỗ có thể thắng vượt bằng việc nguyện cầu cũng như bằng việc sống khổ hạnh theo hoàn cảnh của mình. Tất cả những gì chúng ta cần phải làm đó là chúng ta hãy nghĩ đến Đức Thánh Cha, đến Mẹ Têrêsa Calcutta, đến Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, và nhiều vị đại thánh khác, để nhận thức được rằng một khi sống trọn vẹn đời sống độc thân thì mới trổ sinh hoa trái trổi vượt và bền bỉ, thậm chí kéo dài sau cả khi đã qua đi.


Vấn     Một chủng sinh cần có những tính chất nào đối với vấn đề này?


Đáp     Chủng sinh phải có tất cả những tính chất cần thiết về mối liên hệ sống đời hôn nhân. Họ vì nước trời tự do từ bỏ sự thiện hôn nhân và gia đình. Một dự sinh học làm linh mục phải “bình thường” về tâm lý, một con người quân bình và không có những trở ngại về tâm lý chính yếu có thể ngăn cản họ đi đến chỗ “tự do” quyết định ơn gọi của mình. Họ phải nhận thức rằng những chước cám dỗ nghịch với đức thanh tịnh, những khát vọng tình dục – dị tính hay đồng tính – sẽ tự nhiên xuất hiện. Giống như những chước cám dỗ khác, những cám dỗ này cũng cho thấy nỗi yếu hèn của xác thịt. Quyết tâm chiến đấu với chúng bằng nguyện cầu, bằng các phép bí tích cũng như bằng các phương tiện ân sủng khác, sẽ giúp cho vị linh mục vượt thắng được chúng. Chúng ta phải luôn nhớ rằng, ân sủng được tỏ hiện nơi bản tính tự nhiên.


Vấn     Nói chung thì một vị linh mục bình thường có thể làm gì để giữ được thăng bằng đúng mức nơi một thứ văn hóa quá thiên về việc mường tượng dục tính?


Đáp     Ngài phải trung thành cầu nguyện và đời sống bí tích, tránh lánh dịp tội, canh giữ ngũ quan, nhất là nuôi dưỡng mối liên hệ yêu thương với Chúa Kitô, Đấng sẽ ban cho ngài sức mạnh và ân sủng để chiến đấu với chước cám dỗ cũng như để tiến đức.

 

19/6 Thứ Tư


Bài Giáo Lý Thánh Vịnh Thứ Tư Hằng Tuần


Anh Chị Em thân mến,


Bài Ca Vịnh hôm nay là một bài thánh thi vui mừng dâng lên Chúa, Đấng chăm sóc dân Ngài và bảo vệ họ trong cơn nguy nan khốn khó. Bài Ca Vịnh có thể được đọc như là lời Moisen kêu gọi những yếu tố trong vũ trụ – các tầng trời và trái đất – chứng thực cho mối tình yêu chung thủy của Thiên Chúa.


Bài Ca Vịnh này là một lời bày tỏ sống động của lòng dân Do Thái tin tưởng nơi Thiên Chúa là Đấng hằng “công bằng chính trực”, ngay cả khi lòng tín trung của Ngài có gặp phải thái độ dửng dưng lãnh đạm. Đối với chúng ta hôm nay đây, bài Ca Vịnh này trở thành một cuộc khảo sát lương tâm của chúng ta để xem chúng ta có yêu mến đáp ứng lòng từ ái vững bền của Thiên Chúa đối với chúng ta hay chăng.


(Xin xem toàn bài trong Mục Giáo Lý Hằng Tuần cuối tuần này)


ĐTC lên án cuộc liều mạng tấn công ở Giêrusalem


Hôm qua ở Giêrusalem lại xẩy ra một vụ liều mạng tấn công sát hại dân chúng một lần nữa, kết quả với 19 người bỏ mạng và 50 người bị thương. Cuộc tấn công này xẩy ra do một kẻ liều mạng cho nổ bom tự vận tại một bến xe buýt. Phần đông nạn nhân bị chết và bị thương là học sinh đi đến trường bằng xe buýt. Sau bài giáo lý cho cuộc triều kiến chung hôm nay, ĐTC đã lên án hành động khủng bố này như sau: “Tôi xin lập lại một lần nữa là bất cứ ai âm mưu và dự tính những hành động dã man như vậy đều phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa. Trong khi Tôi bày tỏ tình liên kết chân thành về nhân bản cũng như về tâm linh với các gia đình đang than van khóc lóc, Tôi muốn mời tất cả mọi anh chị em hãy cùng Tôi cầu xin Chúa để Ngài biến đổi những tấm lòng chai đá, đồng thời tác động những cảm thức hòa bình và việc thứ tha cho nhau nơi những ai sống ở vùng đất rất yêu đấu của chúng ta”.
 

18/6 Thứ Ba


ĐTC với Chuyến Tông Du 97 từ 23/7 tới 2/8: Nghỉ Hè, Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVII và Thăm 2 Nước Nam Mỹ, Guatemala và Mễ Tây Cơ


Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm nay chính thức loan báo về chuyến tông du 97 của ĐTC như sau. Trước hết, vì chuyến tông du này làm ngăn trở cuộc nghỉ hè hằng năm vào Tháng Bảy của ĐTC ở Vùng Núi Alps Ý Quốc, nên theo lời yêu cầu của Tòa Thánh, Ủy Ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Canada đã chọn một nơi thiên nhiên tĩnh lặng cho ĐTC nghỉ 3 ngày (từ chiều 23 tới sáng 27/7) trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVII. Cha dòng Basiliô là Thomas Rosica, giám đốc Ngày Giới Trẻ Thế Giới, liền nghĩ ngay đến trung tâm tĩnh tâm của dòng ngài ở Strawberry Island tại Ontariô. “Tôi nhớ đến cái ngày tôi đi hỏi vị bề trên tổng quyền của tôi là Cha Ronald Fabbro xem tôi có thể sử dụng đảo này một tuần trong mùa hè này cho một số khách tham dự Ngày Giới Trẻ được chăng. Khi tôi hỏi ngài rằng người tôi nói đến là ai, ngài cùng với những vị khác cười ra tiếng. Không ai tin được điều này. Tôi đã dẫn phái đoàn dọn đường của Tòa Thánh đến đảo này bằng trực thăng quân đội vào mùa thu vừa rồi. Vừa thấy các vị thích ngay. Đảo đẹp, tĩnh lặng, biệt lập và dễ bảo vệ. Tất cả mọi rầng lớp an ninh đều cho biết họ không tìm thấy chỗ nào tốt hơn chỗ này”.


Trung tâm Strawberry Island có một nguyện đường kính Mẹ Vô Nhiễm. Có nhiều lối đi dọc theo hồ và một Đàng Thánh Giá bằng đồng và gỗ ngoài trời. Khu vực chứa được 75 người. Chính quyền liên bang Canada đã đặc biệt cung cấp cho ĐTC những chiếc xe chơi banh quật (golf cart) để Ngài có thể sử dụng đi dạo những ngày ở đảo này, cũng như thời gian Ngài ở tu viện Dòng Chị Em Thánh Giuse ở Torontô. Ngài cũng có thể đi thuyền trên Hồ Simcoe. Chiều Thứ Ba 23/7, sau khi máy bay hạ cánh ở phi trường quốc tế Lester B. Pearson ở Torontô, ĐTC được nghênh đón và Ngài sẽ được trực thăng quân đội đưa ra Strawberry Island. Chiều Thứ Năm, 25/7, ĐTC cũng được trực thăng đưa đến Torontô để khai mạc Ngày Giới Trẻ ở Palace Exhibitions, sau đó trở về đảo đêm hôm đó.


Sáng Thứ Bảy, 27/7, ĐTC sẽ rời đảo để gặp gỡ các giới, quí chức chính quyền và các vị giám mục, nhất là chủ toạ tối áp Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Downsview Park, để sửa soạn giới trẻ cho chính Ngày Chúa Nhật hôm sau cũng tại cùng một địa điểm. Trong thời gian ở Toronto, ĐTC trú ngụ tại Morrow Park, nhà mẹ Dòng Chị Em Thánh Giuse. Khu nhà mẹ này có đủ chỗ cho trực thăng hạ cánh.


ĐTC sẽ rời Torontô sáng Thứ hai, 29/7 và bay đến Guatemala, và ở đó 26 tiếng đồng hồ, mục đích chính là phong thánh cho Chân Phước Pedro de San José de Betancurt, vị tông đồ người nghèo khổ ở Guatemala. Cuối cùng ĐTC đến Mễ Tây Cơ cho tới san1g ngày 2/8. Ở đây, Ngài sẽ phong thánh cho Juan Diego ngày 31/7, Người Da Đỏ được Đức Mẹ hiện ra ở Guadalupe. Hôm sau, Ngài phong chân phước cho hai vị tử đạo Người Da Đỏ là Juan Bautista và Jacinto de los Angeles. Cả hai cuộc phong thánh và á thánh này đều được cử hành ở Đền Thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico City.
 

17/6 Thứ Hai


Thành Quả của Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Thực Phẩm và Nông Nghiệp


Cuộc họp ngày 10-13/6 năm nay có 6.613 tham dự viên đến từ 181 nước, trong đó có 74 vị lãnh thủ quốc gia và chính quyền, 1000 tổ chức tư không thuộc chính quyền và 1600 ký giả. Jazques Diouf, tổng giám đốc của tổ chức này đã than phiền rằng báo chí đã không nói lên chính xác về cuộc họp thượng đỉnh này: “Làm sao có thể cho rằng cuộc hội nghị thượng đỉnh này là vô ích chứ? Đây là lần đầu tiên chúng ta đã học hỏi được những vấn đề cụ thể và khởi xướng những chương trình an toàn về thực phẩm ở 69 quốc gia”. Tuy nhiên, ông cũng công nhận rằng hội nghị này đã vắng thiếu những đại diện của các quốc gia quan trọng: “Nhiều vị chính ở các vùng Thái Bình Dương, Phi Châu và Mỹ Châu Latinh đã đến tham dự – còn lại thì có quá ít các nước giầu thịnh. Tôi không nghĩ rằng đây là một dấu hiệu tốt về chính trị”. Để có thể giảm 50% người nghèo đói vào năm 2015, cần đến 24 tỉ Mỹ kim do cộng đồng quốc tế đóng góp, vị tổng giám đốc cho biết. Đức Ông Agostino Marchetto, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cho biết: “Để thẩm định biến cố này, người ta cần phải đặt vấn đề: vậy thì nếu không có cuộc họp này thì sao? Dù nó có những nét tối và yếu kém, nó cũng cố gắng đáp lại tình trạng không hay xẩy ra cho 815 triệu con người đang bị đói khổ trên thế giới… Cuộc họp thượng đỉnh này không có mặt của các vị thủ lãnh của quốc gia và chính quyền quan trọng. Điều này thực sự cho thấy việc thiếu chú trọng. Thật vậy, ai quan tâm thì mới tới”. Đối với phương pháp cải tiến thực phẩm bằng phương pháp truyền giống, vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cho biết: “Có thể thắng vượt cuộc chiến chống đói khổ mà không cần phải sử dụng đến phương pháp này. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là chặn đứng bước tiến bộ của khoa học – nếu tiến bộ khoa học được đi đôi với mối quan tâm cho thiện ích của cộng đồng cũng như tôn trọng tính cách đa diện về sinh vật học”.
 

16/6 Chúa Nhật


Bài Giảng của ĐTC Gioan Phaolô II trong Lễ Phong Thánh cho Cha Piô Năm Dấu


1.- “Vì ách của Thày thì êm ái và gánh của Thày thì nhẹ nhàng” (Mt 11:30).


Những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ mà chúng ta vừa nghe, giúp chúng ta hiểu được sứ điệp quan trọng nhất của việc long trọng cử hành này. Thật vậy, ở một nghĩa nào đó, chúng ta có thể coi những lời ấy như là một bản tóm lược tổng quan về cả cuộc sống của Cha Piô ở Pietrelcina, vị hôm nay được tuyên phong hiển thánh.


Hình ảnh Thánh Kinh về “cái ách” nhắc lại nhiều thử thách mà tu sĩ Capuchin hèn mọn ở San Giovanni Rotondo đã đối diện. Ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng nơi Ngài làm thế nào để “ách” của Chúa Kitô trở thành êm ái, và gánh của Người trở nên nhẹ nhàng khi nó được chấp nhận chịu đựng bằng một tình yêu trung thành. Cuộc sống và sứ vụ của Cha Piô chứng tỏ cho thấy rằng những khó khăn và sầu muộn, nếu được chấp nhận vì yêu, sẽ được biến đổi thành một đường lối thuận lợi dẫn đến sự thánh thiện, một sự thánh thiện hướng về những viễn tượng thiện ích hơn chỉ có một mình Chúa biết.


2.- “Thế nhưng, chớ gì tôi không hề biết vênh vang một điều gì khác ngoài thập giá của Chúa Giêsu Kitô” (Gal 6:14).


Không phải chính vì thế mà “vinh quang Thập Giá” đã trước hết chiếu tỏa nơi Cha Piô hay sao? Linh đạo Thập Giá mà người tu sĩ Capuchin hèn mọn ở Peitrelcina đã sống hợp thời biết bao! Thời đại của chúng ta cũng cần phải tái nhận thức được giá trị của linh đạo Thập Giá này để cõi lòng mở ra ôm ấp hy vọng.


Suốt cả cuộc sống của mình, ngài lúc nào cũng tìm kiếm niềm an ủi dồi dào hơn nơi Đấng Tử Giá, với ý thức là mình được kêu gọi để cộng tác một cách đặc biệt vào công cuộc cứu chuộc. Sự thánh thiện của ngài không thể nào hiểu được nếu không liên lỉ căn cứ vào Thập Giá.


Theo dự án của Thiên Chúa, Thập Giá đã trở thành một dụng cụ cứu độ thực sự cho toàn thể nhân loại, và là được lối Chúa Giêsu minh nhiên muốn cho tất cả mọi người muốn theo Người phải thực hiện (x Mk 16:24). The Holy Brother of Gargano đã quá hiểu điều này, vị đã viết vào ngày Lễ Mông Triệu 1914 như sau: “Để tiếp tục tiến đến cùng đích tối hậu của chúng ta, chúng ta phải theo Vị Thủ Lãnh thần linh, Đấng không muốn dẫn linh hồn ưu tuyển trên bất cứ con đường nào khác ngoài con đường Người đã đi qua; đó là lý do tôi mới nói về từ bỏ mình cũng như về Thập Giá” (Epistolario II, p. 155).


3.- “Ta là Chúa mang lại niềm từ ái” (Jer 9:23).


Cha Piô là một nơi chất chứa dồi dào lòng thương xót Chúa, lúc nào cũng sẵn sàng cho tất cả mọi người bằng lòng hiếu khách, bằng việc linh hướng, nhất là bằng việc ban phát bí tích thống hối. Thừa tác vụ giải tội, một đặc tính nổi bật nơi việc hoạt động tông đồ của Ngài, đã lôi kéo rất nhiều đoàn lũ giáo dân tuốn đến với đan viện San Giovanni Rotondo. Thậm chí vị giải tội đặc biệt này có tỏ thái độ nghiêm thẳng ra mặt với các người hành hương, thành phần này, một khi ý thức được tính cách nặng nề của tội lỗi và thành tâm hối lỗi, hầu như lúc nào cũng muốn trở lại với ngài để được bình an lãnh nhận ơn bí tích thứ tha.


Chớ gì gương sáng của ngài khuyến khích các vị linh mục thi hành thừa tác vụ này một cách vui vẻ và sốt sắng, một thừa tác vụ rất quan trọng hôm nay đây, như Tôi đã xác nhận trong Bức Thư gửi Linh Mục dịp Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua.


4.- “Lạy Chúa, Chúa là sự thiện duy nhất của con”.


Đó là điều chúng ta xướng lên trong Bài Đáp Ca. Với những lời này, vị thánh mới muốn kêu mời chúng ta hãy đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự, và hãy coi Ngài là sự thiện duy nhất tối cao của chúng ta.


Thật vậy, lý do tối hậu mang lại công hiệu cho việc tông đồ của Cha Piô, căn nguyên sâu xa phát sinh hoa trái thiêng liêng của ngài, là ở nơi mối hiệp nhất thân mật và liên lỉ với Thiên Chúa, được thể hiện sống động nơi việc ngài cầu nguyện lâu giờ. Ngài đã thích lập lại rằng: “Tôi là một Tu Sĩ nghèo nàn cần phải cầu nguyện”, với niềm xác tín “cầu nguyện là khí cụ lợi hại nhất chúng ta có được, là chìa khóa mở lòng Thiên Chúa”. Đặc tính nền tảng này nơi linh đạo của ngài được tiếp tục nơi Những Nhóm Cầu Nguyện do ngài thành lập, những nhóm người cống hiến cho Giáo Hội và xã hội việc đóng góp tuyệt vời về việc liên lỉ và tin tưởng nguyện cầu. Cha Piô liên kết việc cầu nguyện với việc hăng say hoạt động bác ái, điển hình nhất là Ngôi Nhà Xoa Dịu Đau Thương (House for the Relief of Suffering). Cầu nguyện và bác ái, đó là tổng hợp cụ thể nhất giáo huấn của Cha Piô, một giáo huấn một lần nữa lại được nêu lên cho mọi người hôm nay đây.


5.- “Con chúc tụng Cha là Chúa trời đất, vì những gì Cha giấu những kẻ tinh khôn và thức giả thì Cha lại tỏ cho những kẻ bé mọn biết” (Mt 11:25).


Những lời của Chúa Giêsu đây thích hợp biết bao nơi trường hợp của ngài, thưa Cha Piô khiêm nhượng và dấu yêu.


Chúng tôi xin ngài cũng hãy chỉ dạy cho chúng tôi biết khiêm nhượng trong lòng, để thuộc vào số những kẻ bé mọn của Phúc Âm, thánh phần được Chúa Cha hứa mạc khải cho biết các mầu nhiệm của Nước Trời.


Xin hãy giúp chúng tôi không ngừng cầu nguyện, tin tưởng rằng Thiên Chúa biết những gì chúng tôi cần, ngay trước cả khi chúng tôi xin Ngài.


Xin hãy xin cho chúng tôi cặp mắt đức tin có thể nhìn thấy ngay nơi thành phần nghèo nàn và đau khổ dung nhan của Chúa Giêsu.


Xin hãy bảo trì chúng tôi trong giây phút chiến đấu và thử thách, và nếu chúng tôi sa ngã, xin làm cho chúng tôi cảm nghiệm được niềm vui của bí tích thứ tha.


Xin hãy truyền đạt cho chúng tôi lòng ngài thiết tha tôn sùng Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của chúng ta.


Xin hãy hỗ trợ chúng tôi trong cuộc hành trình trần thế tiến về quê hương vinh phúc, quê hương chúng tôi cũng hy vọng tiến đến để muôn đời chiêm ngưỡng Vinh Hiển của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Amen!


Tiểu Sử Cha Thánh Piô (1887-1968)


Padre Pio sinh ngày 25/5/1887 tại Pertrelcina thuộc Tổng Giáo Phận Benevento. Ngài là con của ông Grazio Forgione và Maria Giuseppa De Nunzio. Ngài được chịu phép rửa tội ngay ngày hôm sau, với tên gọi là Francesco. Năm 12 tuổi Ngài lãnh nhận bí tích thêm sức và rước lễ lần đầu. Ngày 6/1/1903, Ngài vào tập viện dòng anh em Capuchin ở Morcone, nơi Ngài cũng đã khấn lần đầu ngày 22/1 với tên dòng là Thày Piô. Hết năm tập, Ngài khấn lần đầu, và ngày 27/1/1907 Ngài khấn trọn. Sau khi lãnh chức linh mục ngày 10/8/1910 ở Benevento, vì lý do sức khỏe, Ngài phải về ở với gia đình cho đến năm 1916. Tháng Chín cùng năm, Ngài được gửi đến San Giovanni Rotondo và ở đó cho tới khi qua đời. Cha Piô nổi tiếng về việc giải tội và cử hành Thánh Lễ của Ngài. Về lãnh vực xã hội, Ngài dấn thân xoa dịu đau khổ của các gia đình qua tổ chức Ngài thành lập ngày 5/5/1956, với tên gọi Ngôi Nhà Xoa Dịu Đau Thương. Ngài rất sốt sắng cầu nguyện. Ngài nói: “Chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa nơi sách vở, chúng ta thấy Ngài nơi cầu nguyện. Cầu nguyện là chìa khóa mở lòng Thiên Chúa”. Trong vòng 50 năm, vô số tín hữu đã đến với Ngài qua bí tích hòa giải, tham vấn và tìm nguồn ủi an. Tuy nhiên, Ngài vẫn nghĩ mình là đồ vô dụng, bất xứng với các tặng ân của Thiên Chúa. Giữa biết bao lời ngợi khen ca tụng, Ngài nói: “Tôi chỉ là một tu sĩ nguyện cầu nghèo hèn”. Vào ngày 20/2/1971, gần 3 năm sau cái chết của cha, Đức Phaolô VI, khi nói với các vị bề trên dòng Capuchin, đã đề cập đến Ngài như sau: “Hãy coi Ngài có tiếng là chừng nào, cả thế giới tuốn đến quanh Ngài! Tại sao thế? Có thể vì Ngài là một triết gia chăng? Vì Ngài là một người khôn ngoan chăng? Vì Ngài có sẵn những giải quyết chăng? Vì Ngài khiêm nhượng dâng Thánh Lễ, giải tội từ sáng tới tối và là – không dễ gì nói đến điều này - một người mang các thương tích của Chúa Kitô. Ngài là một con người của nguyện cầu và khổ đau”. Ngài đã được tuyên phong chân phước ngày 2/5/1999 và hiển thánh ngày 16/6/2002.
 

______________________________________________