|
|
Lời mở đầu:
Giáo Hội Trong
Tuần là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa
Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa
Thánh được phát biểu qua nhưng sinh hoạt này. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Trong
Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu
Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung
được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng
tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra,
để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức
được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy
nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự
tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
___________________________________________
22-28/9/2002 |
|
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha
cho Tháng
Chín
Ý Chung:
“Xin
cho trẻ em và giới trẻ ở các trường Công Giáo, trong thời gian học hành, gặp
được những nhà giáo dục vững mạnh và khôn ngoan để giúp họ phát triển về đức tin
đạo giáo cũng như về những thái độ sống lành mạnh”.
Ý Truyền Giáo:
“Xin Chúa Thánh Thần, qua sự
đóng góp của Giáo Hội cũng như của các Cộng Đồng giáo hội, giúp cho hai Chính
Phủ của Quần Đảo Đại Hàn được tái nhận thức được những lý do sâu xa trong việc
hòa giải với nhau”.
___________________________________________
28/9 Thứ Bảy
Biểu Tình Chống Dự Án Quân Sự
Tấn Công Iraq
Đoàn biểu tình ở London,
thủ đô của Hiệp Vương Quốc (UK: United Kingdom hay Great Britain) được cảnh sát
cho CNN biết khoảng 150 ngàn người, nhưng ban tổ chức cho biết gấp hai như vậy
nữa, một con số biểu tình chống chiến tranh chưa từng có trong lịch sử Âu Châu.
Tổ chức cuộc biểu tình này là Liên Minh Chặn Đứng Chiến Tranh và Hiệp Hội Hồi
Giáo Hiệp Vương Quốc. Trong đoàn biểu tình này có cả thị trưởng London là ông
Ken Livingstone và được ông trưởng ban thanh tra vũ khí trước đây là Scott
Ritter ngỏ lời. Còn ở Rôma, ban tổ chức cho biết con số lên đến 100 ngàn người,
do đảng Tái Lập Cộng Sản cực tả tổ chức.
Sáng Thứ Bảy 28/9/2002, đoàn biểu
tình ở London tập trung tại Embankment, gần Sông Thames, để diễn hành qua thành
phố Westminster tới Công Viên Hyde. Những tấm bảng có những hàng chữ “Đừng tấn
công Iraq” hay “Đừng nhân danh tôi”. Em gái Irial Eno 12 tuổi mang tấm bảng đề
là “Khoan đã Bush. Iraq không phải là kẻ thù của chúng ta”, và đã nói với
Associated Press rằng: “Iraq đã gặp quá nhiều trục trặc rồi. Tôi không nghĩ rằng
ông Bush lại phải dội bom họ. Rất nhiều người sẽ chết chỉ vì một con người duy
nhất”. Ông Ritter là trưởng ban thanh ra vũ khí trước đây cho CNN biết rằng:
“Không có lý do gì – ngoài sự suy diễn – cho rằng Iraq là một mối đe dọa”. Phát
ngôn viên của ban tổ chức cuộc biểu tình này là ông Andrew Burgin cho CNN biết
rằng: “Cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng từ 65 đến 70% dân chúng hiện đang chống
đối việc tấn công Iraq. Dân chúng không thấy lý do nào để tấn công Iraq cả, nó
như một ngọn sóng đang dâng cao. Người lãnh đạo của một quốc gia sẽ bất khôn khi
đem xứ sở của mình đi đánh nhau ngược lại với ý muốn của dân chúng của mình”. Bà
Mo Mowlam, nguyên thủ tướng Hiệp Vương Quốc trước đương kim Tony Blair rất ủng
hộ cuộc biểu tình này, và sứ điệp bà gửi đã được đọc trước đoàn biểu tình: “Hãy
tiến lên. Cứ tiếp tục tranh đấu. Nó là một vấn đề quan trọng đối với tương lai
xứ sở của chúng ta, đến niềm tự trọng của chúng ta cũng như đến nền quân chủ của
chúng ta”.
Ở Rôma, trưởng ban tổ chức của đoàn biểu tình là ông Fausto Bertinotti đã nói
với hãng thông tấn Reuters rằng: “Bush bị cô lập, nhưng buồn thay cái cô lập này
lại có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh. Chiến tranh sẽ đẩy thế giới vào tình
trạng hỗn loạn”. Tuần vừa rồi thủ tướng Ý kêu gọi quốc hội của ông ủng hộ dự án
của tổng thống Bush. Nhưng cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 70% dân chúng chống lại
tư tưởng tấn công Iraq.
ĐHY McCarrick nhận định về dự
định tấn công Iraq của chính phủ Bush
ĐHY TGM Washington đã nói
với đài truyền thanh WTOP là: “Hiện nay chúng tôi nghĩ rằng chỉ được phép thực
hiện chiến tranh tự vệ ở một số trường hợp mà thôi. Vào trường hợp của Iraq, tôi
nghĩ rằng nếu tổng thống thực sự có tín liệu cho thấy chúng ta đang thực sự bị
Iraq gây nguy hiểm đến nơi, thì bấy giờ mới là trường hợp quí vị cần phải quan
tâm. Tôi không nghĩ rằng các vị giám mục cảm thấy trường hợp này đã xẩy ra. Đó
là lý do tại sao chúng tôi xin hãy từ từ đã, hãy cố thấy được tường tận tình
hình ra sao trước khi chúng ta ra tay làm một điều gì mà chúng ta phải nói rằng
nó không hợp với luân lý”. ĐHY còn nói, ngay cả khi xẩy ra chiến tranh tự vệ,
quốc gia cũng phải theo những qui luật về sự tương hợp của phương tiện cũng như
về việc tránh gây thương tổn cho dân sự. ĐHY còn thêm là việc ra tay tấn công
trước rất là khó biện minh, nếu không biết rõ về những thứ khí giới sinh học.
“Tôi nghĩ rằng những gì các vị giám mục hy vọng đó là khi tổng thống và Quốc Hội
nói đến vấn đề này, thì chúng ta có cơ hội để cân nhắc theo những giá trị về
luân lý, những giá trị họ cũng sẽ chú ý đến nữa”.
Tình Hình Giải Quyết Vấn
Đề Iraq
Tổng Thống Bush đã gọi điện
thoại cho Tổng Thống Pháp Jacques Chirac để kêu gọi ủng hộ việc chính phủ của
ông thúc đẩy Liên Hiệp Quốc giải quyết nạn Iraq bằng hành động quân sự. Thư ký
văn phòng báo chí của Tòa Bạch Ốc là Ari Fleischer cho biết tổng thống rất hài
lòng về cú điện thoại này, song không cho biết kết quả ra sao. Tuy nhiên, bà
Catherine Colonna, phát ngôn viên của Tổng Thống Chirac nói rằng nhà lãnh đạo
Pháp đã nói với tổng thống Hoa Kỳ rằng ông vẫn thích con đường hai lối bước:
bước thứ nhất là giải pháp trở về với việc thanh tra vũ khí, và giải pháp thứ
hai sẽ được phác họa chỉ khi nào Baghdad không chấp nhận việc thanh tra này.
“Tổng thống của chúng tôi đã tái xác nhân chủ trương của Pháp với tổng thống
Bush là cấn phải giải giới Iraq nhưng phải được thực hiện trong phạm vị của Liên
Hiệp Quốc. Tổng Thống Bush đang cố gắng thuyết phục ba nước trong Hội Đồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc có quyền veto là Pháp, Trung Hoa và Nga để đưa đến giải pháp
dùng hành động quân sự tấn công Iraq nếu Iraq không chịu để cho Liên Hiệp Quốc
thanh tra vũ khí của họ.
Tổng Thống Saddam Hussein đã đồng ý cho những thanh tra viên của Liên Hiệp Quốc
trở lại Iraq vô điều kiện sau gần 4 năm vắng bóng. Trong khi đó, trong một buổi
phát hình toàn quốc ở Iraq qua đài Al-Shabab hôm Thứ Năm 26/9/2002, con trai của
Tổng Thống Saddam là Uday đã tuyên bố rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tìm cách đẩy
lui chính quyền của cha mình là cố ý chiếm lấy những mỏ dầu lớn của nước Iraq:
“Đừng tưởng rằng những người Hoa Kỳ sẽ để quí vị yên đâu nhé, vì quí vị đang
ngồi rên một mỏ dầu lớn nhất thế giới”. Iraq cho thấy mình có một mỏ dầu với
dung tích chừng 113 tỉ thùng dầu, chỉ thua Saudi Arabia, và có thể có 220 tỉ
thùng dầu.
Một nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc cho biết đã được thấy bản thảo chung của
Hiệp Chủng Quốc (US) và Hiệp Vương Quốc (UK), một bản thảo là kết quả của những
tuần bàn thảo giữa các viên chức của hai nước này. Sau đây là những điểm chính
trong bản thảo đó: Cho phép Saddam Hussein 7 ngày để chấp nhận những điều kiện
theo giải pháp mới của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc; Iraq đã “thực sự phạm lỗi”
về những hứa quyết trước đây với Liên Hiệp Quốc; Iraq phải để cho các thanh tra
viên về vũ khí xem xét tất cả mọi nơi, kể cả dinh tổng thống, xem có các loại vũ
khí bị cấm hay chăng; cộng đồng thế giới có thể sử dụng “tất cả mọi phương tiện
cần thiết” nếu Iraq không tuân hành; Baghdad có 30 ngày từ khi nhận được bản
quyết nghị để “công bố đầy đủ, hết mọi và hoàn toàn” tất cả mọi thứ vũ khí sinh
học, hóa học và phóng tỏa; nếu Iraq “khai man trá” hay “giấu diếm” sẽ vi phạm
một lần nữa.
27/9 Thứ Sáu
Những lý lẽ chính đáng của chính
phủ Bush để có thể tấn công Iraq.
Hôm Thứ Tư 25/9/2002, cố vấn an ninh quốc gia là bà Condoleezza Rice đã tiết lộ
trong cuộc phỏng vấn với PBS rằng chính phủ Hoa Kỳ đã biết rõ “trong quá khứ đã
từng có những liên hệ giữa các viên chức kỳ cực của Iraq và các phần tử của nhóm
Al Qaeda qua một thời gian rất lâu. Chúng tôi biết rằng có một số những người bị
giam giữ, nhất là một số cao cấp bị giam giữ, đã nói rằng Iraq đã thực hiện một
số cuộc huấn luyện cho Al Qaeda về việc chế tạo các loại vũ khí hóa học. Đúng,
thế là đã có những liên hệ giữa Iraq và Al Qaeda. Chúng tôi biết rằng Saddam
Hussein nói chúng đã có một lịch sử dài với vấn đề khủng bố. Và có một số nhân
viên Al Qaeda đã đến ẩn nấp ở Baghdad. Rõ ràng là có những liên hệ giữa Al Qaeda
và Iraq có thể được ghi nhận”. Tuy nhiên, bà cũng nhận rằng: “không ai đang cố
gắng tranh luận về vấn đề Saddam Hussein đã điều hành một cách nào đó những gì
xẩy ra vào Ngày 11/9… Đây là chuyện chưa rõ ràng và đang sáng tỏ, chúng tôi đang
tìm hiểu thêm…Khi nào bức ảnh rõ nét chúng tôi sẽ tiết lộ tất cả sự thật”.
Vì đang kiếm đủ lý do chính đáng để có thể danh chính ngôn thuận tấn công Iraq
trước mặt thế giới, chính phủ Bush cố điều tra xem giữa Đảng khủng bố Al Qaeda
và Tổng Thống Saddam Hussein có dính dáng gì với nhau chăng. Cũng hôm Thứ Tư
25/9, Tổng Thống Bush đã đi đến chỗ cho rằng: “Cần phải đương đầu với cả hai.
Quí vị không thể phân biệt giữa Al Qaeda và Saddam khi quí vị nói về chiến tranh
chống khủng bố”. Đối với đảng Dân Chủ đang chống lại dự án này của mình, Tổng
Thống Bush đã phải viện lý chính đáng là: “Tôi thấy trách nhiệm chính của tôi –
đó là bảo vệ nhân dân Hoa Kỳ”. Vì Thượng Nghị Sĩ Daschle thuộc đảng Dân Chủ đã
tố giác Tòa Bạch Ốc đã làm bùng lên mối đe dọa chiến tranh của Iraq để muốn
chiếm thắng lợi về chính trị và đòi vị tổng thống này phải xin lỗi. Ông nói:
“Chúng ta cần phải tiến đến một mức độ cao hơn nữa. Các vị cha ông lập quốc của
chúng ta sẽ cảm thấy hổ ngươi về những gì chúng ta đang thấy diễn tiến đây.
Những người đã chết hy sinh kmạng sống của mình cho những gì tốt đẹp hơn là
những gì chúng ta đang cống hiến hiện nay”. Buổi tối cùng ngày, trong bữa tối
gây qũi của Đảng Cộng Hòa, Tổng Thống Bush đã lên tiếng nhữ để trả lời về việc
yêu cầu xin lỗi của Đảng Dân Chủ như sau: “Rất tiếc, một số ở Thượng Viện, chứ
không phải là tất cả ở Thượng Viện, muốn lấy đi quyền hạn mà tất cả mọi vị tổng
thống có được từ tổng thống Jimmy Carter, tôi sẽ không chịu như vậy đâu. Thượng
Viện phải nghe điều này là, vì nhân chúng Hoa Kỳ hiểu biết, họ không đáp ứng
những khuynh hướng ở Washington DC. Họ phải đáp ứng cho khuynh hướng này, đó là
khuynh hướng bảo vệ nhân dân Hoa Kỳ tránh khỏi những cuộc tấn công sau này”.
Cũng vào hôm Thứ Tư 25/9, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga là ông Igor Ivanov đã nhận
định về tập hồ sơ của Thủ Tướng Tony Blair liên quan đến bí mật quân sự ở Iraq
như sau: “Tôi tin rằng chỉ có những chuyên viên và các nhà thông thạo mới có thể
phán quyết về vấn đề Iraq có những thứ khí giới hủy diệt hàng loạt hay không.
Tuần vừa rồi, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga là Sergei Ivanov nói rằng ông tin tưởng
vào việc “dễ dàng thiết lập” những nhóm chuyên viên kiểm soát quốc tế. Ý nghĩ
này của ông nghịch với ý nghĩ của Tổng Thư Ký Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là Donald
Rumsfeld là vị ông gặp hôm Thứ Năm cũng tuần vừa rồi, vị không tin rằng những
kiểm soát viên quốc tế có thể đi sâu vào những nơi Iraq giấu diếm vũ khí bị cấm.
Trong khi đó, giới trí thức Hoa Kỳ, kể cả thành phần Kitô hữu có tiếng, như
George Weigel thuộc Trung Tâm Qui Chế Đạo Đức Và Công Cộng ở Washington, và
Robert Royal thuộc Viện Đức Tin và Lý Trí, cũng có khuynh hướng ủng hộ dự định
tấn công Iraq của chính phủ Bush.
Trong cuộc phỏng vấn với Màn Điện Toán Zenit và được cơ quan này phổ biến ngày
22/9/2002, George Weigel chủ trương như sau:
“Thật là vô nghĩa về luân lý khi nói rằng Hiệp Chủng Quốc hay cộng đồng quốc tế
chỉ có thể ra tay bằng lực lượng quân sự khi đầu đạn nguyên tử của Iraq chất
chứa một thứ vũ khí hủy hoại hàng loạt đã được lệnh phóng đi, hay đang chờ lệnh
phóng đi… Mới đây có người nói rằng Hoa Kỳ hay khối liên minh không được Hội
Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp nhận trước mà tấn công Iraq để giải giới các thứ
vũ khí hủy diệt hàng loạt tức là thay thế luật lệ quốc tế bằng thứ ‘luật mạnh
được yếu thua’. Tôi thực sự không đồng ý… Tôi đã đề cập đến việc cần phải hoàn
chỉnh lại những gì chúng ta có ý nói đến vấn đề gọi là ‘bảo vệ trước cuộc tấn
công’ trong một thế giới có những tổ chức khủng bố quốc tế và những quốc gia xảo
quyệt, cũng như vấn đề về ‘quyền bính hợp pháp’ trong một thế giới có những khí
cụ mới hiện hữu nhưng thường vô hiệu cho việc xây dựng một rật tự thế giới… Tiêu
chuẩn về thứ chiến tranh chính đáng liên quan đến ‘biện pháp cuối cùng’ cũng cần
phải được hoàn chỉnh nữa: chẳng hạn như, có nghĩa là gì khi nói rằng đã vận dụng
tất cả mọi hành động phi quân sự nhưng không thành công khi chúng ta phải đương
đầu với một thứ diễn viên quốc tế mới mẻ gây ra chết chóc, một thứ tổ chức khủng
bố không cần biết đến một hình thức quyền lực nào ngoài bạo lực, và là một tổ
chức khủng bố hầu như bằng chân như vại trước những áp lực về ngoại giao và kinh
tế có thể áp đặt trên các quốc gia?”
Trong cuộc phỏng vấn với Màn Điện Toán Zenit và được cơ quan này phổ biến ngày
26/9/2002, Robert Royal chủ trương như sau:
“Cuộc bùng nổ ngày 11/9 đã cho thấy tất cả những gì là nguy hiểm mới… Chúng ta
có thể nói với một xác tín về luân lý ở một cấp độ cao là Saddam Hussein không
cần những loại vũ khí như vậy để tự vệ đối với những cuộc tấn công của các nước
Hồi Giáo chung quanh hay của Do Thái. Hắn rõ ràng là tiến hành việc đe dọa nhiều
mạng sống con người ở Trung Đông, rồi không lâu đến Âu Châu và những mục tiêu xa
hơn nữa, mà thậm chí chẳng cần đến việc ra tay khủng bố nữa. Bởi vậy các quốc
gia trên thế giới cần phải quyết chọn: một là chúng ta ra tay bây giờ để ngăn
ngừa việc đi đêm sau này, việc tấn công hay việc chuyển các loại vũ khí có sức
tàn phá hàng loạt cho các bạn bè của Saddam thuộc nhóm khủng bố, hai là chúng ta
chờ cho đến khi mối đe dọa đến nơi rồi mới ra tay? Quí vị có quyền tin tưởng là
trong khoảng thời gian chờ đợi này có thể tìm thấy những cách thức nào đó để
điều đình làm giảm bớt những thứ căng thẳng, nhưng những cuộc thương thảo và
trừng phạt chống lại những chế độ như Cuba, Sudan và Iraq sẽ chẳng bao giờ có
công hiệu cả, vì những kẻ hung bạo cùng nhóm môn đồ của họ đâu có hứng thú nhiều
vào những gì cả thế giới hiểu về công lý hay hòa bình. Chế độ ở Iraq cần phải
được thay đổi vì thiện ích của thế giới. Những ai muốn chờ đợi có thể có những
lý do về luân lý cao cả hơn là những người thấy trước được rằng việc ra tay bây
giờ là một cuộc can thiệp dễ dàng loại trừ hơn… Thế nhưng, Kitô hữu ít nhận ra
rằng đôi khi những chế độ hay các nhà cai trị là xấu, hay tối thiểu, việc họ
muốn sử dụng những thứ phương tiện xấu để đạt mục đích của họ mà một thế giới
văn minh không thể nào chấp nhận được. Đó là một trong những thành quả bất hạnh
khi sống trong một thế giới sa đọa này, tuy nhiên, chúng ta không được để cho
vấn đề lưỡng lự chần chờ một cách thích đáng trong việc sử dụng võ lực, trừ khi
cần thiết, làm cho chúng ta thiếu tin tưởng rằng có những lúc khi mà chỉ có biện
pháp sử dụng đến võ lực mới hoàn tất các trách nhiệm Kitô hữu của chúng ta mà
thôi”.
26/9 Thứ Năm
ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các cộng đồng Công Giáo ở Nga bị thiếu giám mục và linh mục
Hôm nay, theo nguồn tin
từ những vị sát cận ĐTC, Ngài đã dâng lễ tại nhà nghỉ mát của mình ở Castel
Gandolfo để cầu nguyện cho các cộng đồng Công Giáo ở Nga bị thiếu giám mục và
linh mục.
ĐTGM Tadeusz Kondrusiewicz TGP Moscow kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nga đã nói
với tờ tuần san Ý Famiglia Cristiana là “Chúng tôi không muốn xâm chiếm khu vực
của ai cả, chúng tôi không muốn đánh cắp tín hữu của ai hết. Tuy nhiên, chúng
tôi xin nhấn mạnh nguyên tắc là mỗi một người đều có quyền chọn lực niềm tin cho
mình. Tại sao Giáo Hội Công Giáo không có quyền hiện hữu và hoạt động ở Nga Sô
chứ? Ý nghĩa cho rằng tất cả mọi người Nga phải là người Chính Thống Giáo bì họ
là người Nga là một ý nghĩ buồn cười: Nó giống như nói rằng tất cả mọi người Ý
đều phải là người Công Giáo vì họ là người Ý vậy”. ĐTGM còn cho biết ngài quan
tâm nhất là sự kiện “cuộc họp của Hội Đồng Giáo Hội Chính Thống Nga đã nói rằng
họ không muốn nói đến cả vấn đề ý nghĩa của việc dụ giáo nữa”. ĐTGM nhận định:
“Thật sự là có những định nghĩa khác nhau về vấn đề dụ giáo. Thế nhưng cũng thực
sự cho thấy là nếu chúng tôi không ngồi lại với nhau để phân giải thì không thể
nào hiểu được nhau cả”.
25/9 Thứ Tư
ĐTC sẽ đến thăm Quốc Hội
Ý
Tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, đã xác
nhận là ĐTC sẽ đến tham dự cuộc họp của Quốc Hội Ý ngày 14/11 tới đây. Biến cố
này lần đầu tiên xẩy ra từ ngày nước Ý được hiệp nhất lấy Rôma là thủ đô từ cuối
thế kỷ 19 đến nay. Biến cố này được thực hiện là do lời mời của các vị chủ tịch
thuộc các viện trong quốc hội Ý. Theo các quan sát viên thì đây là biến cố hòa
giải giữa Nước Ý và Tòa Thánh Vatican về những chống đối của Nước này với Tòa
Thánh từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhất là từ khi Tòa Thánh chỉ còn lại
mảnh đất Vatican từ năm 1871, và sau đó được công nhận là Quốc Đô Vatican từ năm
1929 với Hòa Ước Lateran. Chúng ta hãy chờ xem.
Bài Giáo Lý Thánh Vịnh,
bài thứ 51, về Thánh Vịnh 84 (85)
Anh Chị Em thân mến,
Thánh Vịnh 84 là một cử hành hân hoan về việc dân Do Thái từ chốn lưu đầy trở về
và là một lời mời gọi hãy tiếp tục hy vọng nơi lời hứa cứu độ của Thiên Chúa.
Thành phần Dân Tuyển Chọn chẳng những được mời gọi hãy trở về Đất Hứa mà còn trở
về với Chúa bằng đức tin và lòng tuân phục Giáo Ước của Ngài nữa. Vị Tác Giả
Thánh Vịnh phác họa một tương lai được tình yêu thủy chung của Thiên Chúa làm
cho công chính và bình an phát sinh từ mặt đất. Giáo Hội thấy lời tiên tri này
được nên trọn nơi việc xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô cũng như nơi việc lan tràn
Vương Quốc công lý, chân thật và bình an của Ngài.
(Xin xem toàn bài vào
cuối tuần này nơi Trang Giáo Lý Hằng Tuần trong phần Giáo Hội)
Phản Ứng của Thế Giới đối
với dự định tấn công Iraq của Mỹ.
Đối với việc Mỹ dự định ra tay tấn công Iraq để ngăn ngừa nước này có thể gây
nguy hiểm đến nền hòa bình thế giới với các loại vũ khí có sức tàn phá hàng loạt
hiện có trong tay của họ, thế giới có những phản ứng phò và chống như sau:
Trước hết là Thủ Tướng Blair của Hiệp Vương Quốc (Great Britian) hôm Thứ Ba
24/9/2002, cho quốc hội của ông biết những chi tiết về Nước Iraq như sau: thứ
nhất, Tổng Thống Saddam Hussein chỉ còn một hay hai năm nữa thôi là có thể có
bom nguyên tử; thứ hai, tổng thống này có “những dự án quân sự” trong việc sử
dụng các loại vũ khí hóa học và sinh học “có thể nổ trong vòng 45 phút khi được
lệnh sử dụng chúng”, và thứ ba, Baghdad đang “mua” từ các nước Phi Châu chất
uranium để chế bom nguyên tử.
Trong khi đó, bộ nội các của Tổng Thống Saddam Hussein hôm Thứ Tư 25/9/2002, nói
rằng hồ sơ của vị Thủ Tướng Blair tuyên bố về kế hoạch vũ khí của Iraq “đang
năng động và phát triển” là “dối trá và vô bằng”: “Hồ sơ này đầy những tuyên
truyền sai lạc thiếu hẳn những chứng cớ về chất liệu và hợp lý”. Lời tuyên bố
của bộ nội các của Tổng Thống Saddam Hussein đã được tuyền hình toàn quốc của
nước này phổ biến.
Tiếp theo là Thủ Tướng Silvio Berlusconi của Ý cũng hôm Thứ Tư 25/9/2002 đã
trình bày với quốc hội của mình về nạn Iraq để kêu gọi ủng hộ Tổng Thống Bush
của Hoa Kỳ: “Lối sống của chúng ta, định mệnh của chúng ta, vừa là những người
Âu Châu vừa là những người Ý Quốc, đều gắn liền với lối sống và định mệnh của
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ”, ông nói. Ngoài ra, ông còn kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải
có những giải pháp “mới mẻ, mạnh mẽ, rõ ràng và thúc buộc” về nạn Iraq đến độ có
thể ra lệnh sử dụng võ lực nếu Baghdad không tuân lệnh. Ông nói cộng đồng thế
giới không thể bất động trước chết độ của Saddam Hussein, nhưng ông không hề đề
cập gì đến việc Ý có nhúng tay vào hành động quân sự hay chăng. Ông đã ví chế độ
của Saddam Hussein với chế độ Nazi ở Đức trong thời Thế Chiến Thứ II xưa.
Thế nhưng, các quốc gia Âu Châu và thế giới đã tỏ ra hững hờ với những tiết lộ
của Thủ Tướng Blair. Chẳng hạn như Pháp và Trung Hoa đều nói rằng bất cứ hành
động nào chống lại Tổng Thống Iraq Saddam Hussein đều phải được Liên Hiệp Quốc
thông qua. Riêng Pháp còn đòi “nghiên cứu” bản hồ sơ của vị Thủ Tướng này nữa.
Hy Lạp chống lại với bất cứ hình thức đơn phương tấn công Iraq, như Thủ Tướng
nước này là ông Costas Simitis tuyên bố sau cuộc họp hai ngày giữa Khối Hiệp
Nhất Âu Châu và các nhà lãnh đạo Á Châu ở Copenhagen. Đức cũng bất đồng về chiến
tranh chống Iraq, như Thủ Tướng của nước này là ông Gerhard Schroeder mới được
tái cử hôm Chúa Nhật 22/9/2002 tuyên bố. Quốc Hội
Hiệp Vương Quốc tối hôm Thứ Ba
24/9/2002 cũng tỏ ra chống đối thứ chiến tranh này. Cũng như nhiều nước đồng
minh thuộc khối NATO, Nga cũng không đồng ý với cuộc đơn phương tấn công Iraq,
dù Hoa Kỳ có vận động để Nga nhào vô đẩy Liên Hiệp Quốc ra tay mạnh đối với nạn
Iraq.
Chưa hết, các báo chí Âu Châu cũng có những nhận định bất thuận lợi về bản hồ sơ
của Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc. Chẳng hạn tờ Thời Điểm Tài Chánh cho biết là bản hồ sơ này
không có những chứng cớ chắc chắn cho thấy cần phải lập tức thực hiện hành động
quân sự. Tờ Giải Phóng của Pháp nhận định về cuộc liên hệ giữa Tổng Thống Bush
và Thủ Tướng Blair như sau: “Tony Blair đi đến chỗ hết sức liều mình khi gắn
liền số phận của mình với số phận của Bush”. Tờ nhật báo này còn cho biết thêm
“ở Hiệp Vương Quốc, những kẻ chống đối việc can thiệp bằng võ lực còn nhiều hơn
cả thời xẩy ra cuộc khủng hoảng ở Kosovo nữa, và việc thiếu những mục tiêu chính
trị cũng như quân sự rõ ràng trở lại với đường lối của một chiến tranh Vùng Vịnh
mới thậm chí còn hơn gấp hai lần”. Ở Đức, tờ Berliner Morgenpost cho rằng bản hồ
sơ này “không cung cấp những chi tiết tin tức khách quan”. Ở Tây Ban Nha, tờ El
Pais đã gọi bản hồ sơ này như sau: “Bản tường trình thực ra chỉ thể hiện những
mối liên hệ công khai trong việc tỏ ra hỗ trợ chủ trương của Bush”. Ở Dublin, tờ
Irish Independent mang tựa đề: “Cái chết của 500 ngàn trẻ em Iraq là một tội ác
chiến tranh thực sự”, đã viết “’bản hồ sơ’ của Tony Blair về Iraq là một bản văn
kiện nẩy lửa. Đọc bản văn kiện này một con người đứng đắn chỉ có thể cảm thấy hổ
nhục và uất hận mà thôi”.
24/9 Thứ Ba
ĐTC kêu gọi Thủ Tướng Do
Thái thôi phong tỏa Tổng Hành Dinh của Yasser Arafat ở Ramallah
Theo vị giám đốc văn
phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican cho hay, hôm nay, ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo
Sodano đã thay ĐTC gửi một sứ điệp đến Thủ Tướng Do Thái. “Về vấn đề liên quan
tới cuộc tấn công trầm trọng vào tổng hành dinh của Thẩm Quyền Toàn Quốc
Palestine”, ĐTC yêu cầu “ngưng lại những hành động này, những hành động làm nhạt
nhòa những niềm hy vọng hòa bình vốn đã mong manh cho vùng đất ấy”. Ngài đã kêu
gọi “tái lập cuộc trao đổi cấp thời giữa hai bên trong sự tôn trọng nhau và hiểu
biết nhau”. Ngoài ra, văn phòng báo chí của Tòa Thánh còn cho biết ĐHY Quốc Vụ
Khanh cũng gửi một sứ điệp khác cho “Tổng Thống Arafat” để bày tỏ “niềm gắn bó
của ĐTC Gioan Phaolô II cũng như sự chia sẻ của riêng ĐHY”. ĐHY đã khẳng định
trong sứ điệp này rằng “Tòa Thánh sẽ tiếp tục dấn thân bênh vực hết mọi dân nước
về quyền sống hòa bình trong những biên giới an toàn cũng như trong một bầu khí
tương kính nhau”. Hôm nay, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận giải pháp
thúc giục Do Thái chấm dứt cuộc phong tỏa ở Ramallah và rút về các vị trí của
mình như trước Tháng 9/2000.
Tòa Thánh Vatican Kêu Gọi
Những Giải Pháp Thay Thế Giải Pháp Quân Sự Tấn Công Iraq
Hôm Chúa Nhật 22/9/2002
vừa rồi, ở Florence Ý Quốc, ĐTGM Diamuid Martin, quan sát viên thường trực của
Tòa Thánh Vatican ở các văn phòng Liên Hiệp Quốc đã ngỏ lời với một hội nghị gồm
60 hiệp hội, nhóm đoàn và phong trào của Giáo Hội là “Chúng ta thiên về việc đối
thoại song cũng tôn trọng luật quốc tế nữa”. ĐTGM tiếp tục nhận định trước hội
nghị bàn về chủ đề “Hòa Bình: Điều Kiện Thiết Yếu cho Việc Phát Triển Toàn cầu”
là “có khoản luật về việc sử dụng võ lực, nhưng quyết định áp dụng khoản luật
này chỉ thuộc về Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà thôi… Lúc này đây cảm quan
trách nhiệm cần hơn bao giờ hết. Việc sử dụng đến võ lực lúc nào cũng vậy và
bằng cách nào cũng là một thảm bại”. Viên chức Tòa Thánh này cũng vạch ra rằng
Liên Hiệp Quốc “không được trở thành dụng cụ cho những lợi ích của một phía. Cản
trở tổ chức này hoàn thành sứ vụ của mình sẽ gây nguy hiểm cả thể cho tất cả đôi
bên. Trong những lúc khó khăn này, những ai bác bỏ việc sử dụng võ lực cũng có
trách nhiệm cho biết phải làm sao để có thể tránh sử dụng võ lực”. Trong việc
chống chọi với khủng bố, ĐTGM kết luận, cần phải “tôn trọng tình trạng về luật
lệ và việc chung sống của các dân tộc”.
Số Phận Kitô Hữu trước cuộc
Tây Phương Tấn Công Iraq
Theo tờ nhật báo Ý
Avvenire, vị giám mục người Chaldean là Đức Cha Phụ Tá Jshlemon Warduni ở
Baghdad đã cảnh giác là việc tấn công Iraq sẽ liên quan đến Kitô hữu, thành phần
đã bị đa số cho rằng có dính dáng với Tây phương và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Theo
ngài, “Là một Giáo Hội địa phương, chúng ta phải làm hết sức có thể để việc tấn
công này không xẩy ra, một cuộc tấn công sẽ là một thảm kịch về nhân đạo mới…
Trong việc chúng ta dấn thân phục vụ xã hội, chúng ta không phân biệt thành phận
hưởng lợi, bất kể tôn giáo hay sắc tộc của họ”. Đối với Saddam Hussein, ĐGM cắt
nghĩa là Giáo Hội Công Giáo, nhất là Tòa Thượng Phụ Chaldean, “theo phúc ấm và
hợp với huấn quyền của ĐTC Gioan Phaolô II chống lại tất cả mọi thứ chiến tranh
và tấn công. Nếu chúng ta không bênh vực nhân quyền, thì thử hỏi chúng ta phải
bênh vực ai đây? Không phải là con cái của chúng ta là những nạn nhân đầu tiên
của chiến tranh hay sao? Không phải là thành phần già lão và yếu đau, không được
chăm sóc và nâng đỡ, có lẽ giống như trường hợp của anh em hay sao? Đối với việc
trang bị vũ khí có sức tiêu diệt hàng loạt thì chính quyền Iraq nói rằng họ
không có những thứ ấy. Chúng ta không biết điều ấy có đúng hay không, đó không
thuộc thẩm quyền của chúng ta để nói lên vấn đề ấy. Trách nhiệm của chúng ta là
hoạt động cho hòa bình và sự bảo toàn của các quyền lợi thuộc tất cả mọi người…
Chúng ta tin tưởng nơi Thiên Chúa, Đấng sẽ ban cho chúng ta hòa bình và chúng
tôi xin tất cả moị Giáo Hội trên thế giới hãy cầu nguyện với chúng tôi xin Chúa
soi sáng cho thành phần lãnh đạo các quốc gia hành động theo công bình chính
trực”.
23/9 Thứ Hai
ĐTC Cảnh Giác chiều hướng
giáo sĩ hóa giáo dân
“Phụng vụ là tác động của toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô, của cả thân thể lẫn các chi thể của Người”, song “không phải ai cũng có cùng một nhiệm vụ, vì không phải ai cũng tham phần như nhau trong vai trò tư tế của Chúa Kitô”
Gặp gỡ các vị Giám Mục Ba Tây thuộc phía tây nước này hôm Thứ Bảy 21/9/2002 vừa
rồi trong dịp viếng thăm ngũ niên của các vị, ĐTC đã đề cập đến “vấn đề lầm lẫn
về nhiệm vụ” do việc cắt nghĩa sai lạc Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài nói:
“Trong số những mục tiêu của việc canh tân phụng vụ được Công Đồng Chung
Vaticanô II ấn định đó là nhu cầu cần phải có tất cả mọi tín hữu tham dự vào các
lễ nghi phụng vụ. Tuy nhiên, trong thực hành, vào những năm sau công đồng, để
hoàn tất lòng mong ước này, vấn đề lầm lẫn về các phận vụ liên quan đến thừa tác
vụ linh mục và vai trò của người giáo dân lại lan tràn một cách ngang nhiên”.
Những dấu hiệu cho thấy những lầm lẫn này là “việc đọc Kinh Nguyện Thánh Thể
chung không phân biệt linh mục giáo dân”, “giáo dân giảng trong lễ” và “việc
giáo dân phân phối Hiệp Lễ. Những lạm dụng trầm trọng này thường phát xuất từ
những lầm lạc về tín lý, nhất là tín lý liên quan đến bản chất của phụng vụ, của
vai trò tư tế chung nơi các Kitô hữu, của ơn gọi và sứ vụ giáo dân, cũng liên
quan đến cả thừa tác vụ thánh của các linh mục nữa”.
ĐTC nhận định, một trong những kết quả của hiện tượng này là “việc thiếu tuân giữ một số luật lệ và qui chuẩn của Giáo Hội, việc tự tiện cắt nghĩa quan niệm ‘thay thế’, khuynh hướng ‘giáo sĩ hóa’ giáo dân v.v.” ĐTC khẳng định mặc dù “phụng vụ là tác động của toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô, của cả thân thể lẫn các chi thể của Người”, song “không phải ai cũng có cùng một nhiệm vụ, vì không phải ai cũng tham phần như nhau trong vai trò tư tế của Chúa Kitô”. Ngoài ra, ĐTC còn cảnh giác vấn đề “giáo sĩ hóa giáo dân” cả trong việc quản trị giáo hội địa phương nữa. Ngài nhấn mạnh là vị giám mục “phải nghe tín hữu, giáo sĩ và giáo dân để lấy ý kiến”, thế nhưng, “thành phần này không được đi đến chỗ phán quyết tối hậu về Giáo Hội”, vì “nó xứng hợp với vị giám mục trong việc ngài tự ý thức và công bố, không phải về một vấn đề thuần túy của lương tâm mà là như một vị thày dạy đức tin”. Bởi đó, ĐTC lại đề cập đến vấn đề “tái thiết lập chức phó tế vĩnh viễn cho những người nam đã lập gia đình, một chức làm cho sứ vụ của Giáo Hội thêm phần phong phú rất nhiều”. Thế nhưng, chức vụ này bao giờ cũng phải “ở trong giới hạn đã được luật lệ ấn định, miễn là việc thi hành trọn vẹn thẩm quyền thừa tác vụ giành cho các vị linh mục”, tránh “những mập mờ có thể làm tín hữu lầm lẫn, nhất là trong việc cử hành phụng vụ”.
ĐTC Nhấn Mạnh đến 2 Ưu
Tiên Chính của Các Vị Giám Mục Ngày Nay
“Công việc chính của một vị mục tử là nuôi dưỡng một lòng khao khát thánh thiện thực sự nơi tất cả mọi tín hữu, một sự thánh thiện tất cả chúng ta được kêu gọi đến và là tuyệt đỉnh của những ước vọng của con người. Ưu tiên khác của quí huynh là việc chú trọng đến hàng linh mục của quí huynh, thành phần hợp tác gần gũi nhất với thứa tác vụ của quí huynh".
Hôm nay, Thứ Hai 23/9/2002, theo chương trình của Thánh Bộ Giám Mục, 120 vị tân
giám mục từ 33 quốc gia về họp tại Rôma đã đến nhà nghỉ hè của ĐTC ở Castel
Gandolfo để triều kiến Ngài. Đây là lần thứ hai Thánh Bộ này tổ chức cuộc họp
như thế này cho các vị tân giám mục trên thế giới. Lần đầu vào năm 2001. ĐTC
nhận định rằng trong xã hội ngày nay với đặc tính nổi bật là lòng khô đạo và
nhiều khi đi đến chỗ ghét đạo thì việc làm giám mục là một trong những sứ vụ khó
khăn nhất.
“Công việc chính của một vị mục tử là nuôi dưỡng một lòng khao khát thánh thiện thực sự nơi tất cả mọi tín hữu, một sự thánh thiện tất cả chúng ta được kêu gọi đến và là tuyệt đỉnh của những ước vọng của con người. Ưu tiên khác của quí huynh là việc chú trọng đến hàng linh mục của quí huynh, thành phần hợp tác gần gũi nhất với thứa tác vụ của quí huynh. Việc chăm sóc thiêng liêng cho linh mục là nhiệm vụ chính yếu của hết mọi vị giám mục coi sóc giáo phận. Cử chỉ của vị linh mục mà vào ngày lãnh chức tư tế thừa tác đặt tay của mình vào tay của vị giám mục, tuyên xưng cùng vị giám mục ‘trọng kính và tuân phục với tình con thảo’ thoạt nhìn cứ tưởng là cử chỉ một chiều. Thật sự cử chỉ ấy liên quan đến cả hai, cả linh mục và giám mục. Vị linh mục trẻ trung thì quyết trao phó bản thân mình cho vị giám mục, và phần vị giám mục thì tự hứa với lòng mình chăm sóc cho các bàn tay ấy. Như thế vị giám mục có trách nhiệm với số mệnh của những bàn tay ngài nắm lấy trong tay của mình. Vị linh mục nào cảm thấy, nhất là trong những lúc khó khăn, những lúc lẻ loi cô độc, bàn tay của họ đã được bàn tay của các vị giám mục nắm chặt. Ngoài ra, quí huynh phải nhiệt thành dấn thân vào việc cổ động ơn gọi chân chính tiến đến thiên chức linh mục, bằng lời nguyện cầu, bằng chứng từ đời sống và bằng mối quan tâm mục vụ”.
Thế nhưng, dù sao ĐTC cũng công nhận các vị giám mục cần phải dấn thân nhiều cho việc cổ động ơn gọi linh mục trong một thế giới “quá phong phú về các phương tiện kỹ thuật, các phương tiện và tiện nghi vật chất” nhưng lại “tỏ ra nghèo nàn khốn khổ về đích nhắm, gía trị và lý tưởng. Con người ngày nay, bị hụt hẫng về những bám víu về giá trị thường rút lui vào những chân trời hẹp hòi và tương đối. Sứ vụ của vị giám mục không dễ dàng gì trong cái môi trường duy vật thức lắm khi thù hằn này. Tuy nhiên, chúng ta không được đầu hàng thoái lui trước tình trạng bi quan và chán nản, vì Thần Linh hướng dẫn Giáo Hội và ban cho Giáo Hội với hơi thở sinh động của Ngài lòng hăng hái nhất định tìm kiếm những phương pháp mới trong việc truyền bá phúc âm hóa, để có thể tiến đến những lãnh vực chưa khám phá ra. Chân lý Kitô Giáo hấp dẫn và có sức chinh phục lòng người chính là vì chân lý này có thể in sâu vào cuộc sống con người một hướng đi mãnh liệt, loan báo một cách thu hút Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại. Việc loan báo này hôm nay đây vẫn còn hiệu lực, như khi mới bắt đầu có Kitô Giáo, khi thực hiện cuộc truyền bá Phúc Âm quan trọng đầu tiên”.
Những Kết Quả Thăm Dò Sơ
Khởi của Ủy Ban Lo Về Lạm Dụng Tình Dục của HĐGMHK
ĐTGM St. Paul và Minneapolis là Harry J. Flynn, chủ tịch ủy ban lo về việc lạm
dụng tình dục theo Bản Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Giới Trẻ được Hội Đồng Giám
Mục Hoa Kỳ phê chuẩn Tháng Sáu vừa qua. Theo vị TGM chủ tịch ủy ban này cho biết:
“Chúng tôi chẳng những nhận được bản hồi đáp nhanh chóng từ các giáo phận, mà
còn cả về những tín liệu do các giáo phận này muốn chia sẻ với chúng tôi đã
chứng tỏ cho thấy các giáo phận quyết tâm thực hiện bản Hiến Chương ấy là chừng
nào. Bản thăm dò được thực hiện vào Tháng Tám theo lời đề nghị của Hội Đồng Kiểm
Điểm Toàn Quốc là hội đồng gồm có các vị giám mục để giúp vào vấn đề thị sát
việc các giáo phận tuân hành bản hiến chương. Kết quả của bản thăm dò này được
cho biết như sau:
186 trong 195 (hay 95% tổng số giáo phận) được thăm dò đã trả lời.
179 (hay 92% tổng số giáo phận), cho biết qui chế về việc lạm dụng tình dục đã
được phổ biến chung, 1 chưa làm và 5 đang làm.
156 (hay 80% tổng số giáo phận) cho biết đã có những tiến trình sẵn sàng các mẫu
để thu nhận cáo buộc cũng như để công khai trình báo; trong số 29 giáo phận chưa
làm có 13 giáo phận nói sẽ làm xong vào Tháng 10, số còn lại vào cuối năm.
133 (hay 68% tổng số giáo phận) cho biết họ có một phối hợp viên phụ tá giúp
trực tiếp vào vấn đề chăm sóc mục vụ cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục;
trong số 52 giáo phận trả lời chưa, có 24 giáo phận nói họ sẽ thực hiện trong
năm nay.
149 (hay 76% tổng số giáo phận) có thành lập một hội đồng kiểm điểm, đa số phần
tử của hội đồng kiểm điểm này là giáo dân không được giáo phận thuê mướn; trong
số 34 giáo phận chưa làm nói rằng họ sẽ làm cùng lắm vào cuối năm nay.
105 (hay 54% tổng số giáo phận) trả lời là họ đã trình báo các vụ lạm dụng tình
dục cũ mới cho chính quyền dân sự; 48 (hay 25%) trả lời chưa và 33 không trả lời
đầy đủ. Đây là câu hỏi được trả lời không đầy đủ hơn bất cứ câu trả lời nào khác.
118 (hay 61% tổng số giáo phận) tường trình đã có một qui chế nói lên cho thấy
những tiêu chuẩn về hành vi tác vụ của giáo sĩ cũng như của nhân viên giáo hội;
trong số 66 giáo phận chưa làm, hầu hết cho biết là họ đang trong tiến trình xem
xét lại hay cập nhật hóa tập cẩm nang nhân viên của họ theo bản hiến chương.
127 (hay 65% tổng số giáo phận) cho biết bắt đầu một chương trình “môi trường an
toàn” để kiểm soát và ngăn ngừa vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em; trong số 56
giáo phận trả lời chưa thì hầu hết nói rằng đang tìm cách thực hiện một chương
trình như thế.
160 (hay 82% tổng số giáo phận) trả lời đã có những phương thức để xem xét quá
khứ của thành phần giáo sĩ, của những thừa tác viên và tình nguyện viên của Giáo
Hội thường xuyên giao dịch với trẻ em; trong số 23 giáo phận trả lời chưa có,
hầu hết nói đang khai triển những phương thức để điểu chỉnh lại những phương
thức cũ.
144 (hay 74% tổng số giáo phận) trả lời là đã trao đổi với các vị bề trên chính
của các dòng tu liên quan đến tình trạng của các phần tử sống đời tận hiến tu
trì; trong số 39 giáo phận chưa làm điều này hầu hết trả lời đã có chương trình
cho một cuộc họp như vậy cùng lắm vào cuối năm nay, 7 giáo phận trả lời không có
các dòng tu như vậy trong giáo phận của mình.
22/9 Chúa Nhật
Huấn Từ về việc giáo dục
học đường của ĐTC cho Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật hằng tuần
"Việc chỉnh đốn lại các học trình và cơ cấu để đạt được mục tiêu này cũng chưa đủ. Một học đường thực hiện đúng vai trò của mình trước hết lệ thuộc vào tính chất cấu tạo của nó đối với vấn đề liên hệ giữa thày cô và học trò".
Anh Chị Em thân mến!
1.- Mấy ngày vừa qua học đường đã bắt đầu lại ở Ý cũng như ở các xứ sở khác sau
mùa hè nghỉ ngơi. Mùa học đường là một thời gian quan trọng cho đại đa số trẻ em
và giới trẻ.
Có những lúc học đường, như gia đình, đang “gặp khủng hoảng”. Nói đến cuộc khủng
hoảng này là nói đến một cảm quan nhận thấy rằng cơ cấu thực sự đáng giá này
đang cần phải được biến đổi tận gốc rễ để có thể đáp ứng những nhu cầu hiện nay
của xã hội.
Tuy nhiên, việc chỉnh đốn lại các học trình và cơ cấu để đạt được mục tiêu này
cũng chưa đủ. Một học đường thực hiện đúng vai trò của mình trước hết lệ thuộc
vào tính chất cấu tạo của nó đối với vấn đề liên hệ giữa thày cô và học trò. Học
sinh được phấn khích để hết sức cố gắng học hành khi thày cô biết giúp chúng
nhận thấy ý nghĩa của những gì họ phải học, liên quan đến việc phát triển của họ
cũng như đến thực tại chung quanh họ. Điều này thích đáng đối với tất cả mọi thứ
học đường và cấp bậc học, cả công lập lẫn tư thục.
2.- Vào một số dịp, Tôi đã đề cập đến vấn đề văn hóa là nền tảng của căn tính
con người. Việc học đường đóng góp, cùng với gia đình và hỗ trợ gia đình, tiếp
tục việc truyền đạt không thể châm chước những giá trị văn hóa. Gia đình càng
ngày càng trở thành lủng củng và phức tạp hơn, nhưng cũng chính vì lý do này –
nếu nhìn một cách thích đáng – nó đòi phải mặc một tầm vóc quan trọng mới mà
những người tín hữu hoạt động trong lãnh vực này nắm giữ một trách nhiệm đặc
biệt.
4.- Sau hết, Tôi chúc cho tất cả mọi người sống trong môi trường học đường là
thành phần học sinh, thày cô, các vị giám đốc và nhân viên hợp tác, hoạt động
được thành công. Tôi bảo đảm liên lỉ cầu nguyện cho mỗi người và Tôi phó dâng
tất cả mọi người cho việc bảo hộ từ mẫu của Rất Thánh Nữ Maria. Chớ gì không một
ai thiếu cơ hội được hưởng lợi ích từ lãnh vực đào luyện thiết yếu này, và chớ
gì tất cả mọi người biết dấn thân để làm cho lãnh vực ấy trở thành một thao
trường cho việc con người đạt được tầm vóc trưởng thành thực sự.
ĐHY Thánh Bộ Trưởng Tín
Lý Đức Tin Ratzinger tuyên bố việc đơn phương tấn công Iraq là bất chính
"Quan niệm về một ‘thứ chiến tranh ngăn ngừa’ không có trong Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo"
ĐHY Thánh Bộ Trưởng này nhìn nhận rằng những vấn đề chính trị không thuộc phạm
vi thẩm quyền của mình: “Liên Hiệp Quốc là tổ chức phải đi đến chỗ quyết định.
Cộng đồng các quốc gia, chứ không phải một quyền lực riêng biệt nào, cần phải đi
đến chỗ quyết định… Sự kiện Liên Hiệp Quốc đang tìm cách tránh né chiến tranh
đối với tôi dường như cho thấy đủ chứng cớ là việc thiệt hại sẽ lớn hơn những
giá trị người ta hy vọng sẽ ra tay cứu lấy… (Dù) Liên Hiệp Quốc có thể bị phê
phán, nhưng tổ chức này là một khí cụ được thiết lập sau chiến tranh để điều hợp
chính trị, kể cả luân lý… Quan niệm về một ‘thứ chiến tranh ngăn ngừa’ không có
trong Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo… Người ta không thể nói một cách đơn giản rằng
giáo lý không cho chiến tranh là hợp lý. Thế nhưng giáo lý thật sự đã đưa ra một
tín lý, một đàng, không loại trừ sự kiện về những giá trị cũng như về những con
người cần phải được bênh vực ở một số trường hợp; đàng khác, giáo lý cũng nêu
lên một tín lý rất chính xác về những giới hạn của những cơ hội này… Bản Thập
Điều không phải là sản vật tư riêng của những người Kitô Giáo hay Do Thái. Nó là
một biểu hiệu cao quí của lý lẽ về luân lý mà nhờ đó nó cũng được thấy cả ở nơi
sự khôn ngoan của các nền văn hóa khác. Thật là thiết yếu trong việc phục hồi lý
lẽ bằng việc tái qui chiếu về Bản Thập Điều này”.
Phật Tử khuyên Kitô Hữu
Âu Châu hãy giữ lấy căn tính tôn giáo của mình
“Tôi phải nói hết sức thành thực là đại đa số những người này không biết đến di sản Kitô giáo".
Hôm Thứ Sáu 20/9/2002, vị phó giám đốc người Thủy Sĩ của Chùa Shingyoji ở Geneva
là Ducor đã mở đầu cho ngày thứ hai của “Việc Tham Vấn về Phật Giáo ở Âu Châu”.
Cuộc họp được kết thúc vào ngày Thứ Bảy 21/9/2002 hôm qua được Hội Đồng Tòa
Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn và Văn Phòng Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu tổ chức.
Vị theo đuổi Phật Giáo từ hồi còn là ở tuổi vị thành niên này đã mở lời bằng
việc nói lên con số 1 triệu tín đồ Phật Giáo ở Âu Châu. “Vấn đề ở đây là có
nhiều cảm tình viên hơn là những Phật tử sống đạo. Trong số này phải kể đến
những lời công bố của các cô đào nổi tiếng như Sophie Marceau và Isabelle
Adjani, những người đã nhận mình là Phật tử nhưng không hăng hái. Thật vậy, họ
không hiểu lắm về những gì thực sự nói lên ý nghĩa của chúng. Bởi vậy mới có
nhiều lầm lẫn. Thế nhưng có một điều chắc chắn là Phật giáo được ưa chuộng rất
nhiều ở Âu Châu là vì Phật giáo xuất hiện như là một đức tin giải thoát, một
tiếng nói linh thiêng trọn vẹn”. Vậy tại sao con người ta hướng về Phật Giáo chứ
không hướng về Kitô Giáo? “Tôi phải nói hết sức thành thực là đại đa số những
người này không biết đến di sản Kitô giáo. Và lạ lùng là sự kiện này chẳng những
xẩy ra nơi giới trẻ mà cả nơi người lớn nữa… Người ta đã biết đến những việc cử
hành – như tham dự các lễ nghi cưới hỏi - thế nhưng người ta không biết sâu xa
về linh đạo Kitô Giáo. Nếu nền tảng về văn hóa đang bị mất đi nơi sứ điệp Kitô
Giáo thì dĩ nhiên bấy giờ người ta bắt đầu đi tìm kiếm. Tôi nghĩ rằng người ta
đang tìm kiếm một cách sâu xa. Vấn đề to lớn nhất chúng ta hôm nay đây phải đối
diện là vấn đề liên quan đến sự chết. Đối với tôi, chết là một vấn đề lớn. Tôi
không cần đến những câu giải đáp về lý thuyết mà là những đường lối cụ thể…
Người ta cần một đời sống thiêng liêng, hay đúng hơn, họ cần một linh đạo để
sống. Về vấn đề này thì Kitô Giáo đã có cả một đại bảo tàng viện. Tôi đang nghĩ
đến các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh cùng với những bản văn tuyệt vời của các vị,
về việc cầu nguyện và di sản đan tu”.
Tấm Khăn Liệm Turin càng
ngày càng thêm sáng tỏ hình ảnh của Đấng Tử Giá
Hôm qua Thứ Bảy 21/9/2002, trong một buổi trình bày chính thức về Tấm Khăn Liệm,
ĐTGM Turin là Hồng Y Severino Poletto, đã cắt nghĩa là mục đích của việc làm này
là nắm chắc được sự bảo trì của tấm vải. Bởi thế công việc bao gồm cả việc bỏ đi
những miếng vá được khâu trên tấm khăn liệm 470 năm trước đây. Việc làm này được
thực hiện với phép của Tòa Thánh là bảo quản viên tấm khăn liệm này, cũng như
tuân theo những lời khuyên của các chuyên viên về kỹ thuật. Việc phục hồi tấm
khăn liệm này, tấm khăn liệm theo truyền thống là chính tấm khăn đã quấn thân
thể của Chúa Giêsu sau khi Người bị đóng đanh, được thực hiện từ Tháng 6 và 7 ở
tại phòng áo của vương cung thánh đường Thành Turin, bởi một nhóm chuyên viên,
được lãnh đạo bởi chuyên viên Thụy Sĩ Machtild Flury-Lemberg, nguyên giám đốc
Bảo Tàng Viện Abegg ở Berne. 30 miếng vá hình tam giác đã được gỡ ra, những
miếng vá đã được các chị dòng Chambery người Pháp khâu vào năm 1534 sau vụ hỏa
hoạn làm hư hại đến tấm khăn liệm này năm 1532. Cả “miếng vải Hòa Lan” được khâu
ở mặt trái tấm khăn liệm 450 năm trước đây để bảo trì tấm khăn này cũng được gỡ
ra. Việc làm này giúp cho cả việc làm sạch bụi bặm và vụn vặt tích đóng trên tấm
khăn qua các thế kỷ. Tất cả những gì được tháo gỡ ra đều được tích trữ và để vào
một chỗ an toàn.
Trong lần trưng bày tấm khăn liệm này năm 1978, khách hành hương đọc thấy những
hàng chữ “Đừng chú ý tới những viền cạnh đen”. Vì bấy giờ những miếng vá và
miếng vảo Hòa Lan đã gây trở ngại cho việc nhận ra hình ảnh của một con người bị
đóng đanh là hình ảnh vẫn còn in nét một cách mầu nhiệm trên tấm khăn này. Những
chữ này giờ đây không còn nữa. Vì việc phục hồi tấm khăn liệm đây đã làm cho tấm
khăn nhận ra hình ảnh của Đấng Tử Giá dễ dàng hơn.
ĐHY Poletto nói rằng tấm khăn liệm này không được trở thành căn nguyên xung khắc,
chia rẽ hay cãi cọ, song là một nơi giúp suy tư và cầu nguyện sâu xa hơn. Vị
Hồng Y này hy vọng Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Alexy II và Gioan Phaolô II sẽ gặp
nhau ở Turin và cùng nhau cầu nguyện trước tấm khăn liệm ấy. Vì ở Nga người ta
rất sùng mộ tấm khăn liệm này.
Tấm khăn liệm dài 4.39 mét và rộng 1.15 mét (hay 14.5 bộ dài và 3.5 bộ rộng),
đang được đặt trong một hộp chứa kiểm nhiệt. Ngôi nguyện đường của vương cung
thánh đường Turin luôn luôn được canh giữ cẩn thận. Việc phục hồi tấm khăn niệm
này cũng đưa đến nhiều tín liệu về số, như lần đầu tiên cả hai mặt của tấm khăn
liệm này đã được tái xuất liệu trên các máy điện toán. ĐHY Poletto nói rằng Tòa
Thánh Vatican sẽ nhận được một bản văn liệu để nhờ đó thực hiện những cuộc
nghiên cứu khoa học khác nữa về tấm khăn liệm này.
Có chứng cớ lịch sử cho thấy tấm khăn liệm này xuất hiện từ thế kỷ 14, mặc dù có
một số sử gia nói rằng họ có thể dẫn chứng tấm khăn này đã xuất hiện trước đó
nữa, vào giai đoạn ở Giêrusalem, Odessa, Constantinople và Athens. Cuộc nghiên
cứu năm 1988 chất than 14, được thực hiện ở các phòng thí nghiệm Oxford Anh Quốc,
Tucson Arizona và Zurich, Thụy Sĩ, đã kết luận là tấm khăn liệm này được làm ra
vào thời Trung Cổ. Tuy nhiên, nhiều khoa học gia đã đặt vấn đề về kết quả này.
Giáo Hội Công Giáo chưa công bố gì về nguồn gốc của tấm khăn liệm ấy. Khi ĐTC
Gioan Phaolô II viếng thắm tấm khăn này vào Tháng 5 năm 1998, đã nói: “Vì không
phải là vấn đề thuộc đức tin, Giáo Hội không có thẩm quyền đặc biệt để công bố
về những vấn đề này. Giáo Hội trao phó công việc nghiên cứu cho các khoa học gia
để đi đến những câu trả lời thích hợp cho những vấn đề liên quan đến tấm khăn
liệm này… Đối với tín hữu, cái thực sự đáng kể là tấm khăn liệm thánh này là một
gương soi của Phúc Âm”.