|
|
Lôøi môû ñaàu:
Giaùo Hoäi Trong Tuaàn laø muïc tin veà Giaùo Hoäi Trong Tuaàn, töùc veà sinh hoaït cuûa Giaùo Hoäi ôû Toøa Thaùnh Roâma, nhaát laø veà nhöõng lôøi giaùo huaán cuûa ÑTC cuõng nhö chuû tröông cuûa Toøa Thaùnh ñöôïc phaùt bieåu qua nhöõng sinh hoaït naøy. Bôûi ñoù, muïc tin veà Giaùo Hoäi Trong Tuaàn naøy, nhö ñaõ thoâng baùo ôû trang Thöïc Hieän, ñöôïc laáy töø Maøn Ñieän Toaùn Toaøn Caàu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhieân, muïc Giaùo Hoäi Trong Tuaàn ñaây cuõng ñöôïc toång hôïp töø nguoàn tin Zenit chuyeân veà Toøa Thaùnh, nhôø ñoù vöøa coù theâm nhöõng tin töùc lieân quan khaùc, vöøa nhanh hôn moät chuùt. Baùo chí hay taùc giaû naøo muoán laáy nguoàn tin veà Giaùo Hoäi ñöôïc tuyeån hôïp, trích dòch vaø cung caáp ôû ñaây, xin cöù töï tieän, mieãn laø cho bieát xuaát xöù töø ThôøiÑieåmMaria.Net. Ña taï quí vò.
___________________________________________
TUAÀN 22-29/6/2002 |
|
YÙ CHÆ CUÛA ÑTC TRONG THAÙNG SAÙU 2002
YÙ Chung:
“Xin cho caùc vò laõnh ñaïo vaø phaàn töû cuûa caùc toân giaùo khaùc nhau bieát coäng taùc vôùi nhau trong vieäc tìm kieám moät neàn hoøa bình theá giôùi ñöôïc xaây döïng treân vieäc hoaùn caûi coõi loøng cuõng nhö baèng vieäc ñoái thoaïi huynh ñeä”.
YÙ Truyeàn Giaùo:
“Xin cho ngöôøi tín höõu giaùo daân bôûi Pheùp Röûa bieát heát söùc coá gaéng ñeå laøm muoái ñaát vaø aùnh saùng theá gian trong hoaøn caûnh soáng cuûa mình”.
___________________________________________
28/6 Thứ Sáu
Cấm Hút Thuốc ở Vatican.
Kể từ Thứ Hai 1/7/2002,
theo luật mới được ban hành Ngày Thứ Năm 27/6/20002, thì việc hút thuốc bị cấm ở
các nơi công cộng cũng như ở những nơi làm việc và những khu vực khác thuộc
Thành Vatican. Luật mới được Ủy Ban Tòa Thánh phụ trách Quốc Đô Vatican này
không cung cấp chỗ nào được hút thuốc. Theo khoản 2 của luật mới này, ai vi phạm
sẽ bị Đội Gendarmarie ở Vatican Thành phạt 30 Đồng Euros. Khoản luật mới này,
khoản được Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận, đã được phác họa vào ngày 14/6 và đã được
ký nhận bởi 7 vị hồng y trong Ủy Ban Tòa Thánh phụ trách Quốc Đô Vatican.
ĐTC tiếp một vị nổi tiếng
của thế giới Hồi Giáo
Ông Ayatollah Seyyed
Mohammad Khamenei, chủ tịch Tổ Chức Triết Lý Hồi Giáo Molla Sadra và là anh em
của Ali Khamenei, thẩm quyền tôn giáo cao nhất của Iran, cùng với 6 nhà triết
gia và trí thức Iran đến gặp ĐTC. Mollan Sadra là một triết gia Ba Tư, chết năm
1641, một nhà tư tưởng Hồi Giáo nổi tiếng vào thời của ông. ĐTC Gioan Phaolô II
đã ủng hộ sáng kiến của tổng thống Mohammad Khatami về “Việc Trao Đổi Giữa Các
Nền Văn Minh Và Văn Hóa”, một sáng kiến ông đã chia sẻ riêng với Đức Thánh Cha ở
Vatican năm 1998. Tổng Thống là nhân vật đề nghị với Liên Hiệp Quốc chọn Năm
2001 là Năm Trao Đổi Giữa Các Nền Văn Minh.
27/6 Thứ Năm
ĐTC tiếp nhận vị tân lãnh sự
Pháp, Pierre Morel 58 tuổi, và nói về vấn đề tôn giáo trong Bản Hiếp Pháp Âu
Châu
Ngỏ lời với vị lãnh sự
này, ĐTC đã nhấn mạnh đến vấn đề Kitô Giáo trong chiều hướng của Tổ Chức Liên
Hiệp Âu Châu, vì Pháp là nước dẫn đầu trong khối này trong việc loại trừ tôn
giáo ra khỏi phạm trù chính trị ở Âu Châu. Mục tiêu của Nghị Viện Âu Châu dưới
quyền chủ tịch của nguyên tổng thống Pháp là Valery Giscard d’Estaing từ Tháng
Hai 2002 để phác họa cho tương lai Âu Châu một hình ảnh về qui chế và tổ chức.
Chính quyền Pháp đóng vai trò quyết liệt trong việc chống lại với bất cứ một chi
tiết nào liên quan đến Kitô Giáo ở các văn kiện của Âu Châu. Đặc biệt là Tổng
Thống Pháp Jacques Chirac và Thủ Tướng Pháp Lionel Jospin đã nhất quyết chống
lại Bản Hiến Chương về Các Quyền Lợi Căn Bản của Khối Liên Hiệp Âu Châu được phổ
biến vào tháng 10/2000 có dính dáng đến những giá trị về tôn giáo. Hai vị này
tin rằng ngay cả việc đề cập chung chung đến tôn giáo cũng vi phạm tới nguyên
tắc của Pháp trong việc phân biệt giáo hội khỏi quốc gia.
“Vào lúc công việc của ủy ban được trao phó cho trách nhiệm suy tư về cơ hội
thành lập Bản Hiến Pháp cho Khối Liên Hiệp vừa bắt đầu thì xẩy ra vấn đề quan
trọng là những mục đích của bản hiến pháp này cùng với những giá trị mà nó phải
dựa vào đã tỏ hiện rõ ràng. Làm sao lại không thể đề cập đến việc đóng góp
quan trọng của những giá trị được Kitô Giáo truyền đạt, một tôn giáo đã từng và
vẫn còn tiếp tục khuôn đúc văn hóa cùng với nền nhân bản làm cho Âu Châu hãnh
diện, những yếu tố mà nếu không có chúng sẽ không thể hiểu được căn tính sâu xa
nhất của nó”.
ĐTC đã nêu vấn đề này lên nhiều lần, bắt đầu từ bài diễn văn ngỏ với phái đoàn
ngoại giao với Tòa Thánh dịp đầu xuân 2002. Trong cuộc tiếp nhận vị tân đại xứ
Pháp này, ĐTC đã phấn khích vai trò lịch sử của Nước Pháp trong tiến trình hội
nhập Âu Châu như sau:
“Như ngài biết, Tòa Thánh lấy làm vui mừng trong việc kiến tạo nên một chỗ đứng
Âu Châu, một chỗ đứng mà nhiều quốc gia vẫn hy vọng được tham gia và là một chỗ
đứng thuận lợi cho tình trạng nguy ngập liên quan đến những điều kiện mới của
cuộc sống. Có lẽ một trong những tính chất thuộc di sản nhân bản của Âu
Châu, một tính chất được bắt nguồn sâu xa từ lịch sử Kitô Giáo lâu dài, cần phải
hoạt động để làm sao cho hết mọi dân tộc và quốc gia có thể sống xứng với phẩm
vị và biết tôn trọng những quyền lợi căn bản của cá nhân cũng như của cộng đồng?”.
Vị Phó Chủ Tịch của Nghị Viện Âu
Châu hướng chiều về Vấn Đề Tôn Giáo trong Bản Hiến Pháp Âu Châu
Vị nguyên thủ tướng nước
Ý và là đương kim phó chủ tịch của Nghị Viện Âu Châu là Giuliano Amato trong
tuần này đã cho biết ông hướng chiều về việc “nhìn nhận vai trò của tất cả
mọi tôn giáo đang và đã từng thêu dệt nên tấm vải của các giá trị của Âu Châu”.
Đây là lần đầu tiên một phần tử của Nghị Viện này tự bày tỏ cho thấy bằng những
lời lẽ như vậy. Mấy tháng trước đây, vị phó chủ tịch khác thuộc đảng Dân Chủ
Kitô Giáo Bỉ Quốc là Jean Luc Dehaene tỏ ra bi quan về cơ hội này. Ông Amato đã
nói với các ký giả hôm Thứ Ba vừa rồi khi kết thúc cuộc họp thứ sáu của Nghị
Viện này, một cuộc họp để nghe phát biểu ý kiến của đại diện xã hội dân sự.
Trước lời phát biểu của ông Amato còn có vị phó tổng thư ký của Hội Đồng Các
Giáo Hội Âu Châu là ông Keith Jenkins đã lên tiếng với hội nghị về những dự thảo
phải được đồng ý của các giáo phái Kitô Giáo là phần tử của hội nghị cũng như
của Giáo Hội Công Giáo: “Bản văn kiện về Hiến Pháp Âu Châu sau này cần phải hội
đủ những quyền lợi căn bản”, những quyền lợi phổ quát và vượt trên chính trị và
lề luật vì chúng bắt nguồn từ nhân phẩm con người, “một nhân phẩm từ Thiên Chúa
mà có”. Vị này còn nói, Bản Tuyên Ngôn thứ 11 của Hiệp Ước Amsterdam “cần phải
được cho vào bản văn kiện về hiến pháp sau này”, vì bản tuyên ngôn ấy buộc Khối
Liên Hiệp Âu Châu phải tôn trọng “vị trí của các giáo hội, của các hiệp hội và
cộng đồng tôn giáo, cũng như những tổ chức vô tín ngưỡng được các quốc gia khác
nhau nhìn nhận”. Ông còn nói các cộng đồng “đức tin và niềm tin này đã
đóng góp vào việc hình thành văn hóa và các giá trị Âu Châu. Các Giáo Hội Kitô
Giáo chủ trương rằng họ đã đóng góp và tiếp tục góp phần một cách tích cực và
trọng yếu vào việc kiến tạo nên Âu Châu”.
Bản Tường Trình mới của Liên
Hiệp Quốc về việc sử dụng bao cao su
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc
vừa tiết lộ hôm nay cho biết những nỗ lực hồ hởi trong việc sử dụng bao cao su
condoms để ngăn chặn hội chứng liệt kháng AIDS đã không thành công. Thật vậy,
sau khi đã phân tích kỹ lưỡng các dữ kiện thu thập được từ các quốc gia phát
triển, Phân Bộ Về Dân Số của Liên Hiệp Quốc Ngành Kinh Tế và Xã Hội Vụ đã kết
luận rằng tình trạng thuận lợi của các thứ bao cao su đã không thay đổi được gì
cho lắm nơi tác động dục tính của con người ta. Bản tường trình mới này mang tựa
đề “Khuẩn Liệt Kháng HIV hay Hội Chứng Liệt Kháng AIDS, Nhận Thức và Tác Hành”,
trong đó Phân Bộ Về Dân Số cho biết: “Qua nhiều năm tháng nay, bao cao su
vẫn không trở thành thông dụng nơi các cặp vợ chồng”. Bản tường trình
cho biết thêm chi tiết là chỉ có “một số tỉ lệ nhỏ bắt đầu sử dụng bao cao su để
tránh việc truyền khuẩn liệt kháng HIV mà thôi. Không đầy 8% phụ nữ ở tất cả các
quốc gia được thăm dò cho biết họ đã thay đổi tác hành sinh lý nhờ việc sử dụng
bao cao su. Trong số phụ nữ lập gia đình thì tỉ lệ này lại càng thấp hơn nữa”.
26/6 Thứ Tư
Bài Giáo Lý số 44 về Thánh Vịnh, Thánh Vịnh 8:
Thiên Chúa đã ký thác thế giới cho con người
Anh Chị Em thân mến,
Thánh Vịnh 8 là một bài thánh thi chúc tụng Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành vũ trụ,
và dâng lời cảm tạ về phẩm vị cao cả được ban cho con người, bảo quản viên của
thiên nhiên tạo vật. Thiên Chúa đã ký thác thế giới cho con người nam nữ, tuy
nhiên việc ký thác này thường bị lạm dụng, qua việc làm hư hại đến môi trường
thiên nhiên cũng như qua việc bất công của con người đối với con người. Chính
Chúa Giêsu Kitô, Tân Adong, là Đấng tỏ cho thấy tầm vóc trọn vẹn của ơn gọi làm
người trong việc quản trị thế giới. Trong Vương Quốc của Chúa Kitô, tất cả mọi
dân tộc được mời gọi để thi hành quyền cai trị vương giả của mình trên thiên
nhiên tạo vật, trong công chính, tự do và yêu thương vô vị lợi.
(xin xem toàn bài giáo lý trong mục Giáo Lý Hằng Tuần
vào cuối tuần này)
Nhận Định của Chủ Tịch Thượng Viện Ý Quốc về Việc Âu
Châu Hướng Đến Bản Hiến Pháp
Vị này là ông Marcelo Pera, một trí thức gia nổi tiếng.
Ông cho tờ nhật báo Avvenire biết như sau: “Tôi nghĩ rằng, trái ngược với những
gì đã từng xẩy ra cho tới nay, ở Khối Liên Hiệp Âu Châu, chúng ta phải nhận biết,
ý thức và hãnh diện về những căn gốc Kitô Giáo của Âu Châu, không phải là những
căn gốc duy nhất mà là những căn gốc hết sức quan trọng nữa. Tôi thường nói rằng
Âu Châu có hai cha mẹ. Truyền thống Kitô giáo là những gì hiến cho chúng ta quan
niệm về ngôi vị, tức là về cá thể, một cá thể có trước khi thành một người công
dân, là thành phần có phẩm vị và quyền lợi. Và truyến thống Hy La, một truyền
thống đã đưa quan niệm về các cơ cấu và quyền lợi cộng đồng vào thị trường thế
giới tư tưởng”. Vị nguyên giáo sư triết lý về khoa học ở đại học Pisa nhận định
thêm: “Thật là thiển cận khi kiến tạo nên một Âu Châu mà lại quên mất thành phần
con cái chúng ta là ai. Tóm lại, là một người luật sư, tôi lấy làm lạ lùng khi
thấy một trong hai bậc phụ huynh của tôi bị hạ cấp xuống thành một thứ linh tinh
‘relegation to et cetera’. Truyền thống Kitô Giáo còn cao trọng hơn cả một cái
gì linh tinh nữa: Truyền thống này là điều kiện làm nên sự kiện chúng ta hiện
hữu hôm nay đây với những giá trị của chúng ta. Tôi nhớ tôi đã nói với Ngài,
‘Kính thưa Đức Thánh Cha, con là một giáo dân, nhưng vấn đề chiều hướng tương
đối được Đức Thánh Cha nói tới rầt nhiều khiến cho con lo lắng. Tôi thấy rằng 50
năm qua đã lan tràn một thứ triết lý đơn điệu, ở chỗ ‘không có nền tảng, không
có những biểu hiện lâu dài hơn, không có những chân lý cao cả hơn’ Tôi không
thích vơ đũa cả nắm, song tôi thấy được một mối lo lắng đáng sợ về sự thật.
Chúng ta cần phải thoát khỏi điều này”.
25/6 Thứ Ba
Sứ Điệp của ĐTC Gioan Phaolô
II cho Ngày Du Lịch Thế Giới XXIII.
Ngày Du Lịch Thế Giới
năm 2002 được cử hành vào ngày 27/9. Trong văn kiện được phổ biến hôm nay, đề
ngày 24/6/2002, ĐTC cho biết nhận định của mình về vấn đề du lịch về cả hai
phương diện tích cực và tiêu cực như sau:
Trước hết, về mặt tích cực: “Vấn đề du lịch hiểu biết nhắm đến việc thẩm
định vể đẹp của thiên nhiên tạo vật và giúp cho con người gần gũi tôn trọng nó
hơn, hoan hưởng nó mà không đổi thay mức quân bình của nó. Bất hạnh thay,
làm sao chúng ta có thể chối cãi được rằng nhân loại hiện nay đang sống trong
một tình trạng môi sinh hết sức nguy hiểm? Loại du lịch đồi bại đã góp phần và
tiếp tục góp phần sự việc hủy hoại này, ở chỗ những địa điểm du lịch đã được xây
lên bất kể đến tình trạng ảnh hưởng về môi sinh… Cái lòng tham lam thả lỏng
trong việc muốn tích lũy giầu sang phú quí thường thắng thế, đến độ lấn át đi cả
việc nghe thấy tiếng bần cùng cầu cứu vang lên từ toàn thể các thứ nhóm người.
Bởi thế, cần phải phát động những hình thức du lịch tỏ ra tôn trọng môi
trường hoàn cảnh hơn, điều độ trong việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên hơn
và hòa hợp với các nền văn hóa địa phương hơn. Đó là những hình thức du lịch
được thúc đẩy bởi động lực luân thường đạo lý mạnh mẽ, với một niềm xác tín sâu
xa rằng môi trường hoàn cảnh là nhà của hết mọi người, và vì thế các sản vật
thiên nhiên là giành cho tất cả những ai sống trong môi trường hoàn cảnh ấy cũng
như cho các thế hệ mai hậu”.
Sau nữa, về mặt tiêu cực của cùng một vấn đề: “Có một cảm quan mới đang hiện rõ
nét, thường được gọi là ‘ecotourism/savage tourism’(loại du lịch đồi bại). Theo
những giả thiết của mình thì nó quả thực là tốt lành, nhưng nó phải được kiểm
soát canh chừng để khỏi bị méo mó, trở thành phương tiện khai thác và kỳ thị.
Nếu việc bảo vệ môi sinh được cổ võ như nó là cùng đích thì có thể gây ra
nguy cơ đưa đến những hình thức thực dân tân thời, là những gì làm tổn thương
đến các quyền lợi thuộc truyền thống của những cộng đồng cư dân ở một khu vực
riêng biệt nào đó. Bởi thế, nó sẽ trở thành ngăn trở cho sự tồn tại và phát
triển của các thứ văn hóa địa phương, và các nguồn lợi kinh tế sẽ bị lấy đi khỏi
thẩm quyền của các chính quyền địa phương là thẩm quyền đầu tiên có trách nhiệm
đối với môi sinh cũng như với tính cách đa diện của sinh vật học phong phú được
thể hiện nơi những khu vực cần phải tôn trọng. Vấn đề can thiệp vào một
lãnh vực môi sinh nào đó phải lưu ý đến những hậu quả xẩy ra nơi những lãnh vực
khác, nói một cách tổng quát hơn, đó là những hậu quả sẽ ảnh hưởng đến tình
trạng hạnh phúc của các thế hệ mai hậu. Nói chung thì thứ du lịch đồi bại đưa
con người đến các nơi, đến các hoàn cảnh hay đến các miền có mức độ cân bằng về
thiên nhiên, một mức độ cần phải được liên lỉ chú trọng để nó không bị rơi vào
tình trạng nguy hại. Bởi thế, cần phải được thực hiện những nghiên cứu học
hỏi và kiểm soát nghiêm ngặt có mục đích dung hòa giữa việc tôn trọng thiên
nhiên tạo vật với quyền con người được hoan hưởng thiên nhiên tạo vật để phát
triển bản thân mình”.
ĐTC đã kết thúc sứ điệp của mình bằng việc kêu gọi Kitô hữu hãy biến việc
du lịch thành “một cơ hội để chiêm ngưỡng và gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng Hóa Công
và là Cha của tất cả mọi người, có thế, họ mới sống đúng với việc phục vụ công
lý và hòa bình, trung thành với Đấng đã hứa hẹn trời mới đất mới”.
24/6 Thứ Hai
ĐTC gửi sứ điệp cho Cuộc Họp
Thứ Ba của Học Viện Thánh Tôma Aquinas của Tòa Thánh
Học viện này là một tổ
chức được ĐTC Lêô XIII thành lập năm 1879. Hôm Thứ Sáu ngày 21/6, ĐTC đã gửi sứ
điệp đến cuộc họp này kêu gọi hãy trở về với siêu hình học được Thánh Tiến Sĩ
Tôma mở đường. “Ngày nay, cùng với những khám phá khoa học kỳ diệu và
những tiến bộ lạ lùng về kỹ thuật, chúng ta cũng đang chứng kiến thấy hai tình
trạng thiếu hụt cả thể, đó là tình trạng thiếu hụt về Thiên Chúa và hữu thể,
tình trạng thiếu hụt về linh hồn và phẩm vị con người… Có những lúc tình
trạng này gây nguy hại cho nỗi lo âu cần phải có những câu giải đáp sâu xa về sự
thật và niềm hy vọng… Cần phải trở về với thứ siêu hình học có khả năng
biến đổi các dữ kiện thực tiễn để trong việc tìm kiếm sự thật có thể tiến đến
một điều gì đó tuyệt đối, tối hậu và sâu xa vững chắc… Nhiều người đồng
thời của chúng ta tự hỏi mình rằng nếu Thiên Chúa hiện hữu thì tại sao Ngài lại
để cho sự dữ xẩy ra? Cần phải giải thích cho thấy rằng sự dữ là tình trạng thiếu
hụt của sự thiện thích hợp và tội lỗi là việc con người trở mặt cùng Thiên Chúa
là nguồn mạch của tất cả mọi thiện hảo… Vấn đề nhân loại học rất trọng yếu
cho văn hóa ngày nay chỉ có thể tìm thấy giải đáp trong ý nghĩa của những gì
chúng ta định nghĩa như ‘khoa nhân loại học siêu nhiên’. Tức là nhân loại được
hiểu như là một hữu thể ý thức và tự do, ‘homo viator’, một hữu thể vừa là vừa
trở nên… Văn hóa của thời đại chúng ta nói nhiều về con người và biết
nhiều sự về con người, nhưng nó thường lại tỏ ra cho thấy không biết gì về bản
thân mình thực sự là ai. Thật vậy, con người chỉ có thể hiểu được mình
hoàn toàn trong ánh sáng của Thiên Chúa mà thôi. Họ là ‘hình ảnh của Thiên Chúa’
– ‘imago Dei’- được tạo dựng bởi tình yêu để sống đời đời hiệp thông với Ngài...
Công Đồng Chung
Vatican II đã dạy chúng ta rằng mầu nhiệm về con người chỉ tìm được giải đáp nơi
ánh sáng của mầu nhiệm Chúa Kitô mà thôi. Đối diện với thảm trạng của một nền
nhan bản chân chính, nhiệm vụ của người tín hữu là loan báo và làm chứng rằng
nền nhân bản chân chính chỉ được thể hiện nơi một mình Chúa Kitô mà thôi".
Khối Hiệp Nhất Chung Âu Châu có chiều hướng áp đặt phá thai trên các nước hội viên
Ủy Ban của Quốc Hội Âu
Châu về Quyền Lợi Nữ Giới và Các Cơ Hội Bình Đẳng hôm 4/6/2002 đã chấp nhận văn
kiện “Sức Khỏe Cùng Các Quyền Lợi Về Tính Dục và Sinh Sản” ở số phiếu 21-11, với
một số tu chính ngắn. Có 4 phiếu trống. Theo quyết định ở dự thảo 11 thì “để bảo
toàn sức khỏe cùng với quyền lợi của nữ giới thì vấn đề phá thai cần phải được
pháp chế, an toàn và thuận tiện cho tất cả mọi người”. Ở một số khoản khác, như
khoản 8 và 12, bản dự thảo này nhắm đến việc pháp chế việc phá thai nơi các nước
hội viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu.
ĐTC Gioan Phaolô II xin Hội
Nghị Âu Châu tôn trọng Nhân Bản Kitô Giáo
Hội Nghị Âu Châu đã diễn
ra 4 ngày ở Rôma, chấm dứt vào ngày Chúa Nhật 23/6/2002, với 250 tham dự viên,
bàn về vấn đề “Tiến Đến Một Bản Hiến Pháp Âu Châu”. ĐTC đã gửi đến một sứ điệp
kêu gọi Hội Nghị Âu Châu này “hãy nhìn nhận và bảo trì những giá trị làm nên gia
sản cao quí nhất của nền nhân bản Âu Châu”. Cuộc họp này bao gồm các nhân vật
dẫn đầu về chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo ở Âu Châu. Hội Nghị được tổ chức bởi
Giáo Phận Rôma, với sự hợp tác của Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Khối Hiệp Nhất Âu
Châu và Liên Minh Đại Học Công Giáo Âu Châu. Hội Nghị được Tổng Thống Ý khai mạc.
Hội Nghị này đã bắt đầu các cuộc họp của mình từ ngày 28/2/2002, nhắm đến việc
phác họa một nội dung về pháp chế và cơ cấu cho một tương lai Âu Châu.
Đối với vấn đề “Tiến Đến Một Hiến Pháp Cho Âu Châu”, ĐTC đã nhắc nhở như sau tổ
chức mới Âu Châu “phải nhìn nhận và bênh vực những giá trị làm nên
gia sản xác thực hơn của nền nhân bản Âu Châu”. Những giá trị đó là gì,
ĐTC liệt kê như sau: “phẩm giá con người; tinh chất linh thánh của sự sống; vai
trò chính yếu của gia đình được đặt nền tảng trên đời sống hôn nhân; tầm mức
quan trọng của việc giáo dục; quyền tự do tư tưởng, phát biểu và tuyên xưng
những niềm xác tín và tôn giáo của con người…việc bảo vệ cá nhân cũng như đoàn
thể theo pháp chế; tất cả mọi người cần phải cộng tác vào việc xây dựng công ích;
việc làm phải được coi như là một sự thiện cá nhân cũng như xã hội; quyền lực
chính trị phải được hiểu là để phục vụ, phải tùy thuộc vào luật lệ và lý trí, và
phải ở ‘trong giới hạn’ phạm vi các quyền lợi của cá nhân và dân chúng. Nhất là
cần phải nhìn nhận và bảo vệ trong tất cả mọi hoàn cảnh phẩm vị của con người và
quyền tự do tôn giáo được hiểu theo chiều kích tam diện là cá nhân, đoàn thể và
cơ cấu”.
Về phương diện áp dụng thực hành, ĐTC còn nhấn mạnh rằng: “Âu Châu cần
phải được tác động bởi lòng trung thành thức thời nơi những căn gốc Kitô Giáo đã
đánh dấu lịch sử Âu Châu. Đó là điều ký ức lịch sử đòi phải có, nhất là
sứ vụ của Âu Châu cần phải có, một sứ vụ mà cho tới ngày nay vẫn còn được gọi là
thày của sự tiến bộ đích thực, và là một sứ vụ cổ võ vấn đề toàn cầu hóa tình
đoàn kết”. ĐTC cho biết có nhiều căn gốc văn hóa “góp phần vào việc xác nhận”
những giá trị này: từ văn minh Hy Lạp đến văn minh Rôma, chưa kể đến việc góp
phần của văn minh các dân tộc Latinh, Celtic, Đức, Slav, Hung Gia Lợi và
Scandinavian (Bắc Âu), cùng với việc góp phần của thế giới Do Thái và Hồi Giáo
nữa. “Những yếu tố khác nhau này đã tìm thấy nơi truyền thống Kitô Tô Do Thái
Giáo một năng lực có thể hòa hợp, củng cố và phát động chúng. Bằng việc
nhìn nhận sự kiện lịch sử này trong tiến trình hiện tại hướng đến việc hình
thành cơ cấu tổ chức, Âu Châu không được bỏ qua gia sản Kitô giáo của mình…
Phần tốt lành của những gì Âu Châu đã tạo nên nơi các lãnh vực về pháp lý,
nghệ thuật, văn chương và triết lý đã được ảnh hưởng bởi sứ điệp phúc âm”.
Theo ĐTC, “các tổ chức chính trị và quyền lực chính quyền” không phải là những
gì tuyệt đối, vì bên trên chúng là con người “thuộc về” Thiên Chúa, “Đấng mà
hình ảnh của Ngài không thể xóa nhòa nơi chính bản tính của mỗi người nam và nữ”.
ĐTC kết luận: “Không có sự thật này cũng không có gì cả, và còn nguy hiểm
trong việc đi sâu vào những chiều hướng giáo dân hóa cũng như chiều hướng tục
hóa theo ngộ thức và vô thần là những gì sẽ dẫn đến tình trạng loại trừ Thiên
Chúa và lề luật luân lý ra khỏi những phạm trù khác nhau của đời sống con người.
Cuộc chung sống dân sự ở Lục Địa này, trước hết, đó là phải chịu những hậu quả
thê thảm như chính kinh nghiệm Âu Châu đã cho thấy như vậy”.
Để kết luận, ĐTC đã
keâu goïi:
“Trong tất cả tiến trình hướng về tổ chức một cơ cấu Âu Châu mới này, cần
phải nhìn nhận và bảo toàn căn tính riêng biệt và vai trò của các Giáo Hội và
Niềm Tin tôn giáo… Nói cách khác, chúng ta phải tỏ ra chống lại xu hướng muốn
cải tiến tình trạng sống chung ở Âu Châu mà lại loại trừ việc góp phần của các
cộng đồng tôn giáo nơi tính cách phong phú của sứ điệp, hoạt động và chứng từ
của các cộng đồng ấy”.
23/6 Chúa Nhật
Trái Tim Chúa Giêsu là Nguồn Mạch Hòa Giải cho Một Thế
Giới Đẫm Máu Xung Đột.
Trước Kinh Truyền Tin hôm nay, ĐTC đã nhắc nhở về Tháng
Thánh Tâm với tình hình thế giới như sau: “Nhân loại ngày nay cần biết mấy đến
sứ điệp phát xuất từ việc chiêm ngưỡng trái tim Chúa Kitô, một nguồn mạch duy
nhất nhân loại có thể kín múc những tiềm tàng khiêm nhượng và thứ tha cần thiết
để hàn gắn những xung khắc dữ dội làm nó nhuốm máu… Nếu trái tim nhân loại cho
thấy một mầu nhiệm khôn dò chỉ có Thiên Chúa biết, thì trái tim của Chúa Giêsu
còn khôn thấu đến mức nào, một trái tim chất chứa chính sự sống động của Ngôi
Lời, và là một trái tim gồm có tất cả những kho tàng khôn ngoan và kiến thức
cùng với tất cả tầm vóc viên mãn của thần tính. Để cứu độ con người, Thiên
Chúa muốn ban cho họ một trái tim mới, trái tim của Chúa Giêsu, kỳ công của Chúa
Thánh Thần, trái tim bắt đầu đập trong cung lòng trinh nguyên của Mẹ Maria và bị
đâm thâu bởi lưỡi đòng trên Thập Giá, nhờ đó trở nên nguồn mạch bất tận của sự
sống đời đời”.
Lời ĐTC Kêu Gọi Tổng Thống Nga Putin Chưa Được Trả Lời
ĐTGM Jean-Louis Tauran, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh,
đã nói với Đài Phát Thanh Vatican là Tổng Thống Nga không cho biết lý do tại sao
lại đột nhiên trục xuất Đức Giám Mục Jerzy Mazur thuộc Giáo Phận Thánh Giuse ở
Irkutsk ngày 19/4 vừa rồi. Tổng Thống không hề nhắc đến vấn đề này khi ông ở
Rôma ngày 28/5 khi Nga họp với khối NATO. ĐTC đã gửi riêng cho Tổng Thống này
một lá thư đề ngày 8/5, và gặp riêng ĐGM Mazur ngày 15/6 vừa rồi. Sau đây là mấy
câu phỏng vấn với ĐGM Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh:
Vấn Ngài có thể phê phán về việc trục xuất Giám Mục
Mazur chăng? Lý do là gì?
Đáp … Vào lúc này đây không ai có thể nói cho chúng ta
biết lý do nào đã đưa đến biện pháp đó. Hiển nhiên đó là một quyết định quan
trọng.
Vấn Phản ứng của Tòa Thánh Vatican ra sao trong vụ này?
Đáp Đối diện với tình trạng này, Tòa Thánh Vatican đã
thực hiện hai điều. Trước hết, vào ngày 20/4, tôi đã viết một bức thư gửi cho
ông Igor Ivanov, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Liên Bang Nga Sô, để bày tỏ sự hết sức
ngỡ ngàng của chúng tôi về quyết định đó, cũng như để xin ông cho biết lý do đã
khiến cho cơ quan thẩm quyền di dân thực hiện một biện pháp như vậy.
Vấn Vậy thẩm quyền Nga Sô đã đáp lại ra sao?
Đáp Cho tới ngày hôm nay tôi vẫn chưa nhận được hồi báo
nào từ ông Ivanov cả, ĐGH đã viết riêng cho tổng thống Putin một bức thư để hỏi
ông về cùng một vấn đề: đó là yêu cầu ông hãy đích thân can thiệp vào vụ này để
một vị mục tử, theo quan điểm của chúng tôi, vẫn tỏ ra quảng đại và trung thành,
có thể trở lại với cộng đồng Công Giáo ở miền đất rộng lớn thuộc Liên Bang Nga
Sô ấy. Tổng Thống Putin cũng vẫn chưa trỏ lời cho ĐGH. Bức thư của Ngài đề ngày
8/5.
Vấn Trường hợp không được trả lời về hai bức thư như vậy
thì chúng ta có bị đụng độ gì về vấn đề ngoại giao hay chăng?
Đáp Tôi không thích kiểu nói “bị đụng độ gì về vấn đề
ngoại giao”. Tôi tin vào những gì tôi nói trong lá thư tôi gửi cho Bộ Trưởng
Ivanov, đó là Liên Bang Nga Sô đã công nhận bản văn kiện đúc kết của Hội Nghị
Vienna về Việc An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu, một văn kiện đề ngày 1/1989. Ở
trang đầu tiên của bản văn kiện, Đoạn 7 nói rằng các quốc gia tham dự viên, tất
nhiên có Nga, “sẽ tôn trọng quyền lợi của các cộng đồng tín hữu cũng như của các
quốc gia tham dự viên, trong việc thiết lập và giữ cho những nơi chốn thờ phượng
hay hội họp được tự do sử dụng; trong việc tự tổ chức lấy theo các đặc tính
riêng biệt của mình; trong việc chọn lực, bổ nhiệm và thay thế nhân viên của
mình theo nhu cầu và qui chế của mình, cũng như trong việc tôn trọng những hiệp
ước được thiết định giữa họ và quốc gia”. Bởi thế, tôi tin rằng Liên Bang Nga Sô
sẽ trung thành với những quyết tâm đã lãnh nhiệm trước cộng đồng quốc tế.
______________________________________________