|
|
Lời mở đầu:
Giáo Hội Trong
Tuần là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa
Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa
Thánh được phát biểu qua nhưng sinh hoạt này. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Trong
Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu
Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung
được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng
tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy
nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự
tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
___________________________________________
24-31/8/2002 |
|
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha
cho Tháng Tám
Ý Chung: “Xin cho cá nhân cũng như quan niệm chung mỗi ngày một biết tôn trọng hơn môi trường sinh sống, quà tặng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi con người nam nữ”.
Ý Truyền Giáo:
“Xin cho những nỗ lực của các
nhà truyền giáo làm giảm bớt đau thương gây nên bởi bất công, cũng như duy trì
việc phát triển trọn vẹn những ai sống ở các tỉnh lị lụp xụp trên thế giới”.
___________________________________________
30/8 Thứ Sáu
Tổng Thống Nga Putin Hồi Âm Thư Của
ĐTC Gioan Phaolô II Liên Quan Đến Các Vụ Trục Xuất Thừa Sai Công Giáo
Tháng Năm vừa rồi, ĐTC đã viết cho
tổng thống Putin một bức thư xin ông can thiệp vụ giấy thông hành của ĐGM Mazur
để ngài có thể trở về với địa phận của ngài.
Tháng Sáu, ĐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh Vatican
phàn nàn là Tòa Thánh không hề nhận được hồi âm của tổng thống Putin.
Tháng Bảy, theo ĐTGM Kondrusiewicz cho biết là tổng thống Putin đã trả lời cho
ĐTC, nhưng vị TGM này còn nói thêm: “Câu trả lời chẳng làm cho chúng tôi mãn
nguyện gì cả”, vì tổng thống không hề giải thích về những vụ không cấp chiếu
khán nhập cảnh.
29/8 Thứ Năm
Nhận Định Về Cuộc Khủng Hoảng Giáo
Hội Tại Hoa Kỳ
Tác giả cuốn “Chứng Nhân cho Niềm
Hy Vọng” (Witness to Hope), cuốn sách về cuộc đời của ĐTC Gioan Phaolô II bán
chạy nhất, được Nhà Xuất Bản Basic Books cho phát hành tác phẩm mới nhất của ông
mang tựa đề: “Can Đảm Làm Người Công Giáo: Vấn Đề Khủng Hoảng, Canh Tân và Tương
Lai Giáo Hội”. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Màn Điện Toán Zenit với thần học
gia 51 tuổi, một phần tử kỳ cựu của Ethics and Public Policy Center ở
Washington, được thực hiện tại tư gia của ông ở North Bethesda, Maryland như sau:
Vấn:
Cần phải có can
đảm để làm một người Công Giáo ngày nay hay sao?
Đáp:
Tôi chọn nhan đề “Can Đảm Làm Người Công Giáo” bởi vì đó là đường lối bao giờ
cũng có tác dụng đối với một cuộc canh tân đích thực trong Giáo Hội, cuộc canh
tân qua những con người nam nữ đầy xác tín và lòng can đảm để là một người Công
Giáo dám đối đầu với văn hóa, là một người Công Giáo chân chính, hoàn toàn và
phấn khởi. Giáo Hội không bao giờ được canh tân bởi “Thứ Công Giáo Catholic Lite”.
Vấn đề canh tân bao giờ cũng nhắm đến việc thấm nhuần sâu xa hơn, hoàn toàn hơn
những chân lý được Chúa Kitô trăn trối cho Giáo Hội, những chân lý mà quí vị có
thể gọi là hiến pháp của Giáo Hội.
Vấn:
Vậy phải chăng đó là điều đòi phải có lòng can đảm?
Đáp:
Đúng thế. Song
cũng cần phải có lòng hăng hái phấn khởi nữa. Một trong những điều người Công
Giáo cần phải lấy lại đó là cảm quan đối với một cuộc đại thám hiểm về vấn đề
chính thống. Vấn đề Chính Thống Kitô Giáo là một dự thảo sôi nổi nhất để cống
hiến cho thế giới ngày nay. Nó là những gì hào hứng rất nhiều hơn cả “Thứ Công
Giáo Catholic Lite”.
Vấn:
Từ ngữ “Catholic Lite” là
một hình ảnh cứ lẩn quẩn khắp cả cuốn sách “Can Đảm Làm Người Công Giáo”. Nó có
nghĩa là gì vậy?
Đáp:
Chúng ta không thể
hiểu được cuộc khủng hoảng của việc hàng giáo sĩ lạm dụng tình dục, cũng như
việc hàng lãnh đạo giáo phẩm thất bại mà không dính dáng đến thời gian ba thập
niên rưỡi qua. Trong thời gian này Giáo Hội tại Hoa Kỳ đã đâm rễ mọc mầm lên một
thứ văn hóa bất đồng. Nói đến “thứ văn hóa bất đồng” này, tôi không chỉ có ý nói
đến những con người nam nữ bị lầm lẫn, hay nghĩ rằng Giáo Hội phải bày tỏ giáo
huấn của mình một cách rõ ràng hơn nữa. Đề cập đến “thứ văn hóa bất đồng” là tôi
cố ý nói đến những con người nam nữ, bao gồm cả những vị linh mục, nữ tu, giám
mục, thần học gia, giáo lý viên, các viên chức quan lại và các tay náo động,
thành phần tin tưởng rằng những gì Giáo Hội chủ trương là đúng thực sự là sai
lầm. Nếu quí vị thực sự nghĩ rằng – thực sự tin rằng thẩm quyền tối cao của Giáo
Hội là thẩm quyền truyền dạy những điều sai lầm và dẫn Giáo Hội đến chỗ lầm lạc
– thì quí vị không hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội. Tình trạng này kéo theo
hậu quả của nó, bao gồm cả những hậu quả về hành vi cử chỉ nữa.
Vấn:
Có phải ông cho rằng
“thứ văn hóa bất đồng” là yếu tố chính gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay ở Hoa Kỳ
hay chăng?
Đáp:
“Thứ văn hóa bất đồng” không
cho thấy toàn diện cuộc khủng hoảng của Người Công Giáo năm 2002. Tuy nhiên, nó
vẫn là một phần rất quan trọng trong cuộc rối loạn này, vì những gì người ta
nghĩ rất liên hệ với những gì họ tác hành vậy. Có lạ lắm chăng khi một số nam
nhân học kiểu sống đời sống bị đánh lừa và đời sống sai lạc về trí thức trong
chủng viện – những nam nhân được dạy rằng họ có thể qua mặt giáo huấn chuyên
chính – dần dần sống cuộc sống sai lạc về hành vi cử chỉ, trở thành những con
người làm dụng tình dục? Với thứ văn hóa xu hướng về tính dục của chúng ta thì
điều này không có gì là lạ cả. Có lạ hay chăng các vị giám mục không muốn sửa
chữa những gì đã rõ ràng xẩy ra trong các chủng viện cũng như các đại học Công
Giáo vào thập niên 1970 và 1980 – một phần là vì các vị không muốn đối diện với
thứ văn hóa bất đồng, thường là vì các vị sợ gây ra tình trạng rạn nứt tại Giáo
Hội địa phương – cũng là những vị giám mục không cương quyết trong việc đối đầu
với gương mù gây ra bởi tình trạng giáo sĩ lạm dụng tình dục? Không có gì lạ cả.
Đó là điều duy nhất tôi đã cố gắng chứng tỏ trong cuốn “Can Đảm Làm Người Công
Giáo”: Giáo Hội ở Hoa Kỳ phải biết nối kết những chấm điểm, nếu, theo giòng lịch
sử, Giáo Hội ở Hoa Kỳ muốn tiến đến chỗ kiểm chế được cuộc khủng hoảng này một
cách hiệu nghiệm, và nếu muốn cho cuộc khủng hoảng này trở thành một dịp thực sự
canh tân Công Giáo.
Vấn:
Ông có thể diễn tả cho thấy
chính cuộc khủng hoảng này như thế nào hay chăng?
Đáp:
Cuộc khủng hoảng
này có ba phần. Thứ nhất là phần khủng hoảng nơi hàng giáo sĩ lạm dụng tình dục,
một cuộc lạm dụng mang một hình thức thịnh hành nhất là việc lạm dụng tình dục
đồng tính đối với những em trai tuổi dậy thì và giới trẻ. Thứ hai là phần khủng
hoảng nơi vai trò lãnh đạo của hàng giáo phẩm. Và ở tận cùng của cuộc khủng
hoảng này là phần khủng hoảng nơi vai trò làm môn đệ Chúa Kitô. Các vị linh mục
lạm dụng tình dục và các vị giám mục sợ hãi hay vi phạm, trước hết và trên hết,
là những người môn đệ Kitô hữu không trọn vẹn hoán cải. Đó là lý do tại sao cuộc
khủng hoảng này là một tiếng kêu gọi hết mọi người trong Giáo Hội hãy sống cuộc
sống làm môn đệ của Chúa Kitô một cách thực sự hơn nữa. Như Cha Richard Neuhaus
và những vị khác đã vạch ra qua nhiều tháng nay thì câu trả lời cốt yếu cho cuộc
khủng hoảng bất trung đó là lòng trung tín. Thế thôi.
Vấn:
Cuốn “Can Đảm
Làm Người Công Giáo” cũng diễn tả cho thấy cả những gì không thuộc về cuộc khủng
hoảng này nữa. Tại sao ông cho là như thế?
Đáp:
Bởi vì những gì
thuộc về hay không thuộc về khủng hoảng đã bị lầm lẫn với đường lối canh tân
Công Giáo chân chính. Đây không phải là cuộc khủng hoảng về cuộc sống độc thân
giáo sĩ; nó là cuộc khủng hoảng của những nam nhân không sống đúng đúng với
những lời hứa độc thân mà họ đã thề quyết với Chúa Kitô và Giáo Hội. Nó không
phải là một cuộc khủng hoảng gây ra khoa đạo đức về tính dục của Giáo Hội, một
khoa học thẳng thắn lên án tất cả mọi hình thức lạm dụng tình dục. Nó không phải
là một cuộc khủng hoảng gây ra bởi “vấn đề thẩm quyền”, vì Giáo Hội không phải
là một cơ cấu thẩm quyền – Giáo Hội là một cộng đồng được làm nên bởi truyền
thống thẩm quyền, một điều hoàn toàn khác hẳn. Nó cũng không phải là một cuộc
khủng hoảng tạo nên bởi truyền thông. Đúng, truyền thông có lúc đã bóp méo vấn
đề, và cũng đúng nữa, có những điều đã gây nên bầu không khí kích động; thế
nhưng việc gây nên bầu không khí kích động này phải do một cái gì đó châm mồi.
Thật là hết sức sai lầm khi không nhìn nhận rằng đây là một cuộc khủng hoảng do
những người Công Giáo gây ra và cũng chỉ có những người Công Giáo mới chữa trị
được nó mà thôi.
Vấn:
Chữa trị như thế nào?
Đáp:
Bước thứ nhất tiến đến việc chữa trị những gì đã bị hư hại là việc nhìn nhận
những căn gốc về tinh thần của cuộc khủng hoảng. Như những cuộc khủng hoảng khác
trong hai ngàn năm của lịch sử Công Giáo, cuộc khủng hoảng hiện nay đã gây ra
bởi tình trạng thiếu hụt con số những vị thánh. Đó là tiếng gọi hết mọi người
hãy sống thánh thiện hơn, sống cuộc sống hoàn toàn Công Giáo hơn. Nơi nào Giáo
Hội tiến đến đáy vực thì phản ứng cần phải có đối với cuộc khủng hoảng bấy giờ
bao giờ cũng giống nhau – tức là hết mọi người trong Giáo Hội phải sống ơn gọi
nên thánh thực sự hơn. Hết mọi người không trừ ai. Cuốn “Can Đảm Làm Người Công
Giáo” gồm có 3 chương liên quan đến những đề nghị về những vấn đề cần đặc biệt
canh tân: chẳng hạn trong việc tuyển mộ ơn gọi, trong các chủng viện, trong vai
trò linh mục, trong cách thức chọn tuyển các vị giám mục, trong việc thực hành
vai trò giáo phẩm, cũng như trong cách thức tòa thánh Vatican thu thập tín liệu
và liên hệ với các Giáo Hội địa phương đang gặp khủng hoảng. Những đề nghị này
được căn cứ vào kinh nghiệm riêng của tôi, vào nhiều cuộc bàn hỏi với một số nhà
canh tân nổi tiếng nhất trong Giáo Hội ngày nay, cũng như vào nhiều cuộc trao
đổi tôi đã thực hiện ở Rôma vào Tháng Hai và Tháng Tư vừa rồi.
Vấn:
Cuốn “Can Đảm
làm Người Công Giáo”có một chương mang tựa đề “Tại sao các Vị Giám Mục thất bại”.
Nhiều người, Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo, đã thắc mắc là làm sao các ngài
lại có thể để cho cái thất bại này xẩy ra được? Thế ông trả lời ra sao?
Đáp:
Sự kiện mà rất
nhiều người đang thắc mắc là vấn nạn tự nó chứng tỏ cho thấy vị thế trọng yếu
của các vị giám mục trong đời sống Giáo Hội. Trái với những qui trách của thành
phần “Công Giáo Bất Đồng Catholic Lite” chủ trương, hầu hết những người Công
Giáo không chú trọng đến những vị giám mục muốn thừa ủy nhiều quyền hạn của mình
hơn cho những ủy ban và hội đồng khác nhau. Hầu hết các người Công Giáo mong
muốn các vị giám mục thực hiện quyền bính của các vị một cách hiệu nghiệm, và
thực hiện quyền này để làm sao thúc đẩy hết mọi người trong Giáo Hội sống một
đời sống thánh thiện hơn. Tôi nghĩ rằng những thất bại của hàng giáo phẩm trong
các thập niên gần đây giống như những thất bại của các vị linh mục, đó là cái
thất bại sâu xa nơi việc biết mình. Nếu một vị linh mục nghĩ mình chỉ là một
“thừa tác viên” khác, thực hiện “thừa tác vụ” cho kẻ khác, thì ngài đã không
nghĩ về mình như những gì được Giáo Hội truyền dạy ngài là một hình ảnh, một tái
hiện sống động của vai trò tư tế đời đời của Chúa Giêsu Kitô. Và nếu ngài không
nghĩ về mình là hình ảnh của Chúa Kitô, thì ngài sẽ có khuynh hướng tác hành
phản lại với việc ngài đã quyết tâm với Chúa Kitô và Giáo Hội. Áp dụng điều này
vào trường hợp của các vị giám mục cũng thế. Những vị giám mục nào nghĩ mình
chẳng qua chỉ là một quản viên – hay tệ hơn nữa, những vị giám mục nghĩ mình như
là các người điều động cho một nhóm hội luận với nhiệm vụ chính là giúp cho ai
nấy “tham gia” – thì các vị tác hành cũng chẳng khác gì như các tông đồ trong
cơn khủng hoảng. Điều này có nghĩa là một phần trong việc thực sự canh tân Công
Giáo ngày nay là ở chỗ đặt ra vấn nạn rất gay go như sau: Phải chăng thứ văn hóa
nội bộ của hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã gây rắc rối cho các vị giám mục với tư
cách là những cá nhân trong vai trò làm tông đồ như các vị được truyền chức để
thủ vai trò này? Và phải chăng văn hóa của hội đồng giám mục đã gây rắc rối cho
các vị giám mục trong việc các vị suy nghĩ và tác hành một cách tông truyền với
tư cách là một nhóm?
Vấn:
Cuốn
sách của ông phải chăng cuối cùng trở thành một cuốn sách hy vọng. Tại sao?
Đáp:
Tôi có thể nghĩ
đến 3 lý do sau đây. Lý do thứ nhất là vì, “khủng hoảng”, theo Thánh Kinh, có
hai ý nghĩa: tai họa và cơ hội – và cơ hội mà tai họa hiện tại cống hiến cho
chúng ta đây là cơ hội để hoàn thành những việc canh tân của Công Đồng Chung
Vaticanô II, những việc canh tân như đã được dẫn giải bởi thẩm quyền của giáo
triều Đức Gioan Phaolô II. Lý do tôi hy vọng là vì cuộc khủng hoảng này đánh dấu
cái hồ hởi cuối cùng của những tay đấu thủ thuộc “Thứ Công Giáo Bất Đồng
Catholic Lite” già cả, cằn cỗi về tri thức, thành phần không thể diễn tả một
cách chính xác ngay cả cuộc khủng hoảng họ đã góp phần gây ra đây. Sau hết, tôi
hy vọng là vì cái làm nên Kitô hữu, ở chỗ họ là những con người nam nữ của niềm
hy vọng, thành phần biết rằng các dự án của Thiên Chúa đang được thực hiện trong
giòng lịch sử, nơi những gì thường giáng xuống trên chúng ta một cách lạ thường.
Đó là lý do tại sao, với ngày Dorothy Day, tôi tin vào sự thật của những gì Đức
Piô XI muốn nói, đó là “Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về việc Ngài đã làm cho
chúng ta sống giữa những rắc rối hiện nay; chứ không bao giờ để cho một ai sống
tầm thường cả”.
28/8 Thứ Tư
Bài Giáo Lý Thánh
Vịnh thứ 48, về Thánh
Vịnh 83 [84]
Dù đang nghỉ hè tại Castel Gandolfo,
ĐTC vẫn tiếp tục buổi giáo lý vào ngày Thứ Tư hằng tuần.
Lòng Mong Đợi Vị Chúa Của Sự Sống
(Thánh Vịnh 83 [84], Kinh Ban Mai, Thứ Hai, Tuần Thứ Ba)
Anh Chị Em Thân Mến,
Thánh Vịnh 83 là một bản thánh thi ca về lòng mong mỏi thần nhiệm Chúa của sự
sống. Bài Thánh Vịnh này gợi lên cho thấy một cuộc hành hương tiến về Đền Thờ,
cung thánh của Thiên Chúa hằng sống, nơi tín hữu tìm thấy ánh sáng, sự sống và
niềm vui. Trong nơi cung thánh này, Chúa Các Đạo Binh không rời xa dân của Ngài
nữa, nhưng đến với họ bằng một mối thân tình mật thiết. Như Tác Giả Thánh Vịnh,
chúng ta cũng phải hướng về vị Chúa của sự sống, và trong đức tin, chúng ta bước
đi trên con đường đầy ánh sáng dẫn đến bình an và hiệp thông với Thiên Chúa của
chúng ta.
(xin xem trọn bài trong mục Giáo Lý
HằngTuần cuối tuần này)
Giải Quyết Nạn Linh Mục Lạm Dụng
Tình Dục Trẻ Em Ở Âu Châu
"Việc giáo dục trẻ em và giới trẻ được đặt trên lòng tin tưởng. Lòng tin tưởng này bị hủy hoại bởi những hành động lạm dụng tình dục trẻ em, những hành động làm cho các nạn nhân bị chao đảo hết mình, và phải nói cả xã hội của chúng ta nữa."
Tại Đức, Hội Đồng Giám Mục nước này
đã thực hiện một cuộc họp đầu tiên về trách nhiệm của thành phần chủ chăn trong
việc giải quyết các trường hợp linh mục lạm dụng tình dục của trẻ em vị thành
niên.
Cuộc họp đầu tiên này diễn ra hôm Thứ Hai vừa rồi tại đan viện Jimmelspforten ở
Wurzburg. Đây là một trong loạt buổi họp về vấn đề này, những cuộc họp sẽ được
kết thúc bằng cuộc họp chung vào tháng tới trong mùa thu. ĐHY chủ tịch Karl
Lehmann muốn tất cả mọi giáo phận hãy theo cùng một đường lối trong những trường
hợp làm dụng tình dục được trình báo. Hội đồng cũng bàn đến những biện pháp đề
phòng nữa. Hồi tháng Tư vừa rồi, ĐHY chủ tịch đã cho biết về việc thành lập một
ủy ban điều tra về những vụ mới đây hay trước đây. Ngài nói: “Đây là cơ hội hết
sức thuận tiện đế các vị giám mục công khai nói hết ra những vụ này”.
Tại Pháp, theo bản thăm dò toàn quốc của hội đồng giám mục nước này, thì có 118
vị linh mục đã bị điều tra về tội lạm dụng tình dục trẻ em, 30 vị bị án tội và
11 vị giam tù. Các vị giám mục Pháp đã lên tiếng bằng một văn kiện tựa đề: “Việc
Chống lại Tình Trạng Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em: Những Điểm Tham Chiếu Cho Các Nhà
Giáo Dục”. Bản văn này được viết dưới sự hướng dẫn của giám mục David, bao gồm
những góp ý của các nhà thần học, các chuyên viên về mục vụ cũng như về luân lý
giới trẻ, những nhà giáo dạy trong các chủng viện, các chuyên viên luật pháp,
các phân tâm gia, các chuyên viên về tính dục và các ký giả, để “góp phần vào
việc bày tỏ và phòng ngừa những hành động tương tự, trong lúc bảo trì bầu không
khí tin tưởng bất khả thiếu đối với tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội. Bản văn
này được phổ biến cho các tổ chức giáo phận, như các học đường Công Giáo và các
phong trào giáo dân. Trong lời dẫn nhập cho bản văn, ĐTGM chủ tịch hội đồng Giám
Mục Pháp, Jean-Pierre Ricard ở Bordeaux, đã viết: “Việc giáo dục trẻ em và giới
trẻ được đặt trên lòng tin tưởng. Lòng tin tưởng này bị hủy hoại bởi những hành
động lạm dụng tình dục trẻ em, những hành động làm cho các nạn nhân bị chao đảo
hết mình, và phải nói cả xã hội của chúng ta nữa. Trong đa số trường hợp xẩy ra,
nạn nhân thân thiết với thành phần lạm dục tình dục của mình, ở chỗ thành phần
lạm dụng tình dục này rất quen thuộc với gia đình nạn nhân hay trong môi trường
giáo dục nạn nhân. Bản văn cũng nhấn mạnh đến những “dấu hiệu báo động” nơi
những ai sinh hoạt với trẻ em, trong đó, những dấu hiệu được kể đến là không làm
việc theo nhóm, hay bỏ qua không nói đến một số vấn đề nào đó, và luôn luôn bám
sát những em trai nào đó.
27/8 Thứ Ba
Hướng Về Hội Nghị Thế Giới Của Các
Gia Đình lần thứ IV
Mặc dù ĐTC Gioan Phaolô II không
đến tham dự Hội Nghị này, nhưng Ngài đã cử ĐHY Lĩpez Trujillo, Chủ Tịch Hội Đồng
Tòa Thánh Của Các Gia Đình chủ sự thay Ngài. Như các lần trước, Hội Đồng Tòa
Thánh Của Các Gia Đình cũng vẫn phổ biến văn kiện cần thiết để sửa soạn cho Hội
Nghị lần này. Sau đây là phần giới thiệu và nội dung của bản văn liệu học hỏi để
sửa soạn này.
Gia Đình Kitô Giáo:
Tin Mừng Cho Thiên Kỷ Thứ Ba
(Manila, January 25-26/2003)
Theo quan điểm Kitô giáo về gia
đình, mối liên hệ giữa một người nam và nữ, một mối liên kết hỗ tương và trọn
vẹn, chuyên nhất và bất khả phân ly, là mối liên hệ thuộc về dự án nguyên thủy
của Thiên Chúa, một dự án đã bị lu mờ qua giòng lịch sử bởi “sự cứng lòng” của
chúng ta, thế nhưng lại là một dự án được Chúa Kitô đến để phục hồi ánh quang
nguyên khởi của nó, tỏ cho thấy những gì Thiên Chúa muốn “từ ban đầu” (Mt 19:8).
Được nâng lên phẩm vị của một Bí Tích, hôn nhân tỏ hiện như là “mầu nhiệm cao cả”
của tình yêu phu thê Chúa Kitô giành cho Giáo Hội của Người (x Eph 5:32).
Về điểm này, Giáo Hội không thể lùi bước trước áp lực của văn hóa, dù những áp
lực này có tràn lan, thậm chí có dữ dội đến thế nào chăng nữa. Trái lại, cần
phải bảo đảm là, bằng việc học hỏi Phúc Âm đầy đủ hơn bao giờ hết, các gia đình
Kitô hữu chứng tỏ cho thấy một cách sống động là con người ta có thể sống hôn
nhân một cách trọn vẹn theo đúng dự án của Thiên Chúa cũng như hợp với sự thiện
chân thực về con người – về những con người phối ngẫu, và về thành phần con cái,
những con người mỏng dòn hơn ai hết. Chính các gia đình càng phải ý thức hơn nữa
về việc chăm sóc đàng hoàng cho con cái, và phải đóng vai trò tích cực nơi Giáo
Hội cũng như xã hội trong việc bảo vệ các quyền lợi của chúng.
Kitô hữu còn có sứ vụ hân hoan và tin tưởng loan báo Tin Mừng về gia đình, vì
gia đình hết sức cần phải nghe đi nghe lại hơn bao giờ hết, cũng như cần phải
hiểu biết sâu xa hơn bao giờ hết, những lời chân thực cho thấy căn tính của nó,
cho thấy những nguồn mạch nội tâm của nó.
Trình Bày
Như ở các Hội Nghị Thế Giới Của Các Gia Đình trước đây, chúng tôi xin cống
hiến tài liệu sau đây để giúp phản tỉnh, suy niệm, đối thoại và cầu nguyện để
sửa soạn cho Hội Nghị Thế Giới Của Các Gia Đình Lần Thứ Bốn sẽ được diễn ra tại
Manila (Phi Luật Tân) từ 25-26/2003.
Hội Nghị Thế Giới Của Các Gia Đình Lần Bốn theo sau hội nghị lần nhất ở Rôma năm
1994 trong Năm Gia Đình, lần hai ở Rio de Janeiro năm 1997, và lần ba ở Rôma vào
Tháng Mười Năm 2000 trong dịp Các Gia Đình Mừng Năm Thánh.
Câu tâm niệm “Gia Đình Kitô Giáo: Tin Mừng cho Thiên Kỷ Thứ Ba” đã được ĐTC
Gioan Phaolô II chọn cho Hội Nghị Thế Giới Của Các Gia Đình lần bốn này. Trong
Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, Đức Thánh Cha đã viết, “mối liên hệ
giữa một con người nam và người nữ – một mối liên hệ hỗ tương và trọn vẹn,
chuyên nhất và bất khả phân ly – là mối liên hệ thuộc về dự án nguyên thủy của
Thiên Chúa”, chính vì thế, “về điểm này, Giáo Hội không thể lùi bước trước áp
lực của văn hóa, dù những áp lực này có tràn lan, thậm chí có dữ dội đến thế nào
chăng nữa” (số 47). Mầu nhiệm về “thuở ban đầu” này, một mầu nhiệm được tỏ hiện
cho các người phối ngẫu thấy nơi tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của
Người, một mầu nhiệm được các người phối ngẫu nhận lãnh ở Lời Chúa cũng như nơi
Bí Tích và là mầu nhiệm làm cho họ trở thành những chứng nhân cho Tin Mừng nơi
đời sống gia đình.
12 yếu tố sau đây khai triển những đề tài quan trọng nhất liên quan đến gia
đình Kitô Giáo như là một tin mừng. Một cách tổng luận và uyển chuyển, nội dung
của chúng gợi lại những đề tài căn bản của giáo huấn Giáo Hội, thường sử dụng
lại nguyên văn những lời được trích từ các văn kiện mới nhất, đặc biệt là những
lời của Công Đồng Chung Vaticanô II và của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Tài liệu này có thể được dùng như bản hướng dẫn gợi ý cho những ai hoạt động mục
vụ về gia đình trong sinh hoạt suy tư và rao đổi. Sinh hoạt này phải được diễn
ra trong các cuộc tu họp gia đình cũng như phải thích hợp các đề tài với các văn
hóa khác nhau cùng với những khung cảnh xã hội địa phương. Những cuộc tu họp gia
đình như vậy bao gồm những cuộc hội họp các nhóm gia đình, cha mẹ và con cái,
những cuộc sinh hoạt mà, với người hướng dẫn, họ suy tư về những đề tài đã được
phác họa.
Cung cách của mỗi một cuộc họp rất đơn giản: sau bài hát mở đầu và đọc Kinh lạy
Cha, thì đọc một đoạn Thánh Kinh. Sau đó đọc đề tài, rồi suy niệm ngắn bởi một
vị linh mục hay người hướng dẫn tham dự viên trao đổi và thực hiện một số việc
đặc biệt. Cuộc qui tụ chấm dứt bằng Kinh Kính Mừng, Kinh Gia Đình và một bài hát
cuối.
Những đề tài để suy tư và trao đổi thích hợp với việc sửa soạn cho các đề tài
căn bản của Hội Nghị Thế Giới Của Các Gia Đình, cả cho những ai sẽ tham dự ở
Manila ngày 25-26/1/2003, cũng như cho những gia đình sẽ cử hành ngày này tại
giáo phận của mình.
Nội Dung
1. Gia Đình Đón Nhận và Loan báo Tin Mừng
2. Gia Đình Kitô Giáo: Chứng Nhân cho Giao Ước Vượt Qua
3. Gia Đình: Tâm Điểm của Việc Truyền Bá Phúc Âm Hóa
4. Gia Đình Kitô Giáo: Giáo Hội Tại Gia
5. Sự Thánh Thiện của Gia Đình Phục Vụ Phúc Âm
6. Thánh Thể: Dấu Hiệu và Dưỡng Chất cho Tình Yêu Phu Thê Vô Vị Lợi
7. Việc Hòa Giải Và Tha Thứ trong Gia Đình
8. Gia Đình: Cộng Đồng Cầu Nguyện
9. Gia Đình: Trọng tâm và Nguồn mạch của Sự Thiện Xã Hội
10. Gia Đình và Tình yêu Thương Thành Phần Hèn yếu Nhất
11. Gia Đình Sửa Soạn và Theo Dõi Những Gia Đình Trẻ Trung
12. Gia Đình: Cung Thánh Sự Sống
26/8 Thứ Hai
Bênh Vực ĐTC Piô XII bằng bộ tài liệu hình ảnh
“Giáo Hội không sợ ánh sáng của sự thật, dù liên quan đến quá khứ, hiện tại hay tương lai”
Trong mấy năm vừa qua, ĐTC Piô XII đột nhiên đã trở thành
mục tiêu tấn công của một số tác giả và ký giả chủ trương Ngài đã không can
thiệp vào việc cứu dân Do Thái khỏi bị Hitler tru diệt trong thời Thế Chiến Thứ
Hai. Trong số những sách vở và bài viết bênh vực ĐTC, mới đây có bộ tài liệu
hình ảnh về ĐTC Piô XII của nữ tu Margherita Marchione, tác giả của hơn 40 tác
phẩm. Bộ tài liệu hình ảnh này là cuốn sách mang tựa đề “Vị Mục Tử của Các Linh
Hồn: Hình Ảnh về Đời Sống của Đức Piô XII”, một tác phẩm được Vatican Press xuất
bản ở Ý và Hoa Kỳ. Tác giả là một giáo sư về hưu dạy văn chương Ý tại Viện Đại
Học Fairleigh Dickinson. Tác giả đã nói chuyện với Màn Điện Toán Zenit về “sứ vụ
cần phải đề cao sự thật về Đức Giáo Hoàng Piô XII”.
Vấn: Tại sao sơ thực hiện
cuốn hình ảnh về Đức Piô XII?
Đáp: Tôi đã có ý tưởng xuất bản
một cuốn sách hình ảnh để chống lại những tư tưởng lầm lạc và bất chính về Đức
Piô XII. Hơn nữa, tôi muốn dân chúng hiểu rằng một số cây viết sai lầm khi cho
rằng vị Giáo Hoàng này chỉ tìm cách cứu những người Do Thái trở lại thôi, hay
cho rằng không có văn liệu về những gì Ngài chỉ thị cho các vị bề trên đan viện
và nữ tu viện mở cửa tiếp các người Do Thái, cũng như cho rằng vị Giáo Hoàng này
chỉ muốn bảo vệ những thiện ích của Giáo Hội Công Giáo mà thôi.
Với cuốn sách này, độc giả sẽ có dịp nhận ra những ân huệ
riêng được Đức Piô trao tặng cho Giáo Hội cũng như cho nhân loại. Để cảm phục và
nhìn nhận con người và thánh đức của Ngài, chỉ cần đọc những lời kể ngắn gọn
trong cuốn sách này, cuốn sách chứa đựng những văn kiện công khai được ấn hành
để chứng thực cho việc ngài hết sức dấn thân cứu giúp thành phần nghèo khó, bệnh
nạn và khổ đau, nhất là cho tất cả mọi người chịu khổ trong thời gian chiến
tranh.
Vấn: Những hình ảnh trong
cuốn sách này cho thấy một Giáo Hoàng Eugenio Pacelli hoàn toàn khác hẳn với vị
giáo hoàng được một số sách vở phác tả ra. Ngài là một vị Giáo Hoàng vui vẻ và ,
bình dân, hết sức để ý đến dân chúng. Trong cuốn phim “Amen” mới đây của hãng
Constantin Costa-Garvas, vị Giáo Hoàng này tỏ ra hết sức lạnh lùng, xa cách,
đóng kín.
Đáp: Để phủ nhận những gì một số
truyền thông nói đến, chỉ cần đọc lời diễn tả của Đức Hồng Y Richard Cushing ở
Boston cũng đủ: “Thần học gia, giáo luật gia, học giả, ngữ học viên, nhà chính
khách, nhà ngoại giao: Đức Piô XII đóng tất cả những vai trò này. Ngài đã được
người ta ca tụng về tất cả những điều này, thế nhưng, trên hết, Ngài là một vị
mục tử dấn thân cho đoàn chiên các linh hồn, cho thành phần nghèo khổ trong Giáo
Hội, cũng như cho vinh quang Thiên Chúa.
Vấn: Sơ đã từng nghiên cứu về
Giáo Hoàng Pacelli nhiều năm. Vậy sơ nghĩ sao về ngài?
Đáp: Tôi đã bắt đầu việc nghiên
cứu này vào năm 1995, khi tôi biết rằng hội dòng Congregation of Religious
Teachers Filippini của tôi đã cứu 114 người Do Thái ở Rôma. Tôi tin rằng Đức
Giáo Hoàng Pacelli là một vị thánh. Khi ngài chết, Cha Piô Năm Dấu, trong một
thị kiến, đã thấy ngài về trời rồi. Tôi đã đề cập đến điều này ở Ghi Nhận 36
trong ấn bản Tiếng Anh của cuốn sách.
Vấn: Tuy nhiên, ĐGH Pacelli vẫn
là đề tài tranh biện? Tại sao?
Đáp: Sở dĩ có tranh luận là vì
những lời của ngài được hiểu khác đi, bởi không nghiên cứu những nguyên bản văn
kiện.
Vấn: Theo ý nghĩ của sơ thì vai
trò của Đức Piô XII trong Thế Chiến Thư Hai như thế nào?
Đáp: Để bênh chữa cho những lỗi
lầm của các vị lãnh đạo khác cũng như của chính những nhà lãnh đạo Do Thái,
thành phần làm rất ít để giúp đỡ những nạn nhân, Đức Piô XII đã trở thành một
con vật tế thần thực sự của Thiêu Chủng Do Thái. Nói chung, những nhà sử học ý
thức nhất cho rằng tình trạng thảm bại và thiếu thành công này cũng không làm
giảm suy công nghiệp của Đức Piô XII.
Tôi đồng ý với Rabbi Lapide, người đã viết: “Không thể nào chữa lành bệnh tật
của một khối văn minh cũng như không thể nào chấp nhận cuộc tấn công kinh hoàng
của một Hitler điên cuồng, Vị Giáo Hoàng này, không giống như rất nhiều người
nắm quyền hành trong tay, đã cố gắng xoa dịu, giảm bớt, chữa chạy, lên tiếng,
kêu gọi, cứu vớt hết sức có thể”. Ngoài ra, chúng ta cần phải nhớ rằng không có
một vị Giáo Hoàng nào đã từng nhận được quá nhiều những lời bày tỏ cảm tạ tri ân
và lòng cảm mến từ cộng đồng Do Thái hoàn vũ như Đức Piô XII.
Chúng tôi muốn nhắc lại những lời của chính Đức Piô XII nói vào ngày 13/6/1943
như sau: “Giáo Hội không sợ ánh sáng của sự thật, dù liên quan đến quá khứ, hiện
tại hay tương lai”. Những lời này có thể nghe từ một chương trình phát thanh của
Đài Phát Thanh Vatican mà tôi đang có đây.
25/8 Chúa Nhật
Huấn Từ Cho Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin
"Trong một thế giới đang càng ngày càng liên thuộc nhau, thì hòa bình, công lý và việc bảo vệ thiên nhiên phải là hoa trái bởi nỗ lực chung của tất cả mọi người đang cùng nhau theo đuổi công ích".
1.- “Ôi, thăm thẳm biết bao những sự phong phú, khôn ngoan
và tri thức của Thiên Chúa!... Vì tất cả mọi sự đều bởi Ngài, nhờ Ngài và cho
Ngài. Nguyện Ngài được muôn đời hiển vinh. Amen” (Rm 11:33,36).
Với bài thánh thi ca chúc tụng này, bài thánh thi ca một lần nữa được cho vào
phụng vụ hôm nay, Thánh Phaolô kết thúc phần thứ nhất của Bức Thư Ngài gửi cho
giáo đoàn Rôma. Con người tạo vật cảm thấy rất bé mọn trước kỳ công của Đấng
Quan Phòng thần linh được thể hiện nơi thiên nhiên tạo vật cũng như nơi lịch sử.
Con người tạo vật đồng thời cũng nhận ra rằng mình là người nhận lãnh sứ điệp
của một thứ tình yêu kêu gọi họ phải có trách nhiệm. Thật vậy, con người được
Thiên Chúa chỉ định làm quản trị viên của trái đất để vun tưới và bảo vệ nó. Từ
đó mới phát xuất cái chúng ta có thể gọi là “ơn gọi về môi sinh” của họ, một ơn
gọi đã trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết trong thời đại chúng ta đây.
2.- Suy niệm về đoạn thư này của Thánh Phaolô, chúng ta nghĩ đến Cuộc Họp Thưởng
Đỉnh Thế Giới về Việc Phát Triển Khả Thủ được bắt đầu từ ngày mai tại
Johannesburg ở Nam Phi. Tất cả chúng ta hy vọng rằng nhiều nhà lãnh đạo quốc gia
và chính quyền hiện diện cùng với những tham dự viên khác sẽ tiến đến chỗ tìm
thấy những đường lối hiệu nghiệm cho việc phát triển trọn vẹn nhân loại, chú
trọng tới khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi sinh. Trong một thế giới đang càng
ngày càng liên thuộc nhau, thì hòa bình, công lý và việc bảo vệ thiên nhiên phải
là hoa trái bởi nỗ lực chung của tất cả mọi người đang cùng nhau theo đuổi công
ích.
Hướng Đến Cuộc Họp Thượng Đỉnh Về Việc Phát Triển Khả
Đạt
“Nói đến ý niệm về việc phát
triển khả thủ là nói đến tiến trình đáp ứng những nhu cầu của con người hiện đại
liên quan đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu
của họ. Ý niệm này phải được hiểu theo quan điểm của việc phát triển toàn diện
con người”.
Cuộc Họp Thượng Đỉnh về Việc Phát Triển Khả Thủ lần này tại Johannesburg ở Nam Phi trong thời gian từ ngày 26/8 đến 4/9/2002 là cuộc họp thập niên sau cuộc họp ở Rio de Janeiro trước đây. Để sửa soạn cho cuộc họp này, Tòa Thánh Vatican đã phổ biến một văn kiện trong kỳ họp dự bị ngày 27/5-7/6/2002 tại Bali Nam Dương.
Theo bản văn kiện này, vấn đề môi sinh là một dấu hiệu của “tình đoàn kết nhân
loại”, một dấu hiệu “hiển nhiên bao gồm việc bảo trì và chăm bón cho các nguồn
lợi của trái đất”.
Việc phát triển này cần phải đặt trên “những giá trị luân thường đạo lý vững
chắc, hay không thể nào thiếu được sự hướng dẫn cùng với những nền tảng cần
thiết nhờ đó việc phát triển được theo đuổi này mới có thể thành đạt và tồn tại”.
“Nói đến ý niệm về việc phát triển khả thủ là nói đến tiến trình đáp ứng những
nhu cầu của con người hiện đại liên quan đến khả năng của các thế hệ tương lai
trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ. Ý niệm này phải được hiểu theo quan điểm
của việc phát triển toàn diện con người”.
Nguyên lý tiên quyết của Bản Tuyên Ngôn Rio ở chỗ: “Con người là trung tâm của
những mối quan tâm về việc phát triển khả thủ”. Đó là lý do tại sao Tòa Thánh
Vatican kêu gọi Cuộc Họp Thượng Đỉnh ở Johannesburg hãy chấp nhận từ ngữ “vấn đề
môi sinh nhân bản”.
“Khái niệm trọn vẹn về vấn đề môi sinh nhân bản… chính yếu là ở việc bảo toàn và
canh chừng những điều kiện về luân lý nơi tác hành của con người ở môi sinh.
Cũng cần phải lưu ý là cái cấu trúc đầu tiên và cốt yếu của vấn đề môi sinh nhân
bản đó là gia đình, nơi con người nhận được những ý tưởng giáo dục đầu tiên về
sự thật và sự thiện, và biết được thế nào là yêu hay được yêu, nhờ đó biết được
cả sự thực về con người là gì”.
Về vấn đề toàn cầu hóa, văn kiện của Tòa Thánh Vatican cho biết là: “nó chẳng
tốt cũng không xấu. Nó sẽ là những gì con người làm nên nó. Không có một hệ
thống nào tự mình là cùng đích cả, và cần phải nhấn mạnh là vấn đề toàn cầu hóa,
như bất cứ một hệ thống nào khác, phải phục dịch con người; nó phải phục vụ tình
đoàn kết và công ích”.
Tòa Thánh nhấn mạnh đến việc “hết sức cần thiết phải nhổ tận gốc tình trạng
nghèo khổ”. Để đạt được mục đích này, cần phải có “sự tham dự chủ động của người
nghèo”. Bản văn nhận định là: “Có quá nhiều những đề án đang được bàn thảo nhìn
thành phần nghèo như là một cái nạn chứ không phải như là những diễn viên sản
xuất và sáng tạo trong xã hội”.
Theo nhận định này, Tòa Thánh coi là quan trọng “việc cung cấp những cơ hội làm
việc, giáo dục, chăm sóc sức khỏe căn bản và nơi ăn chốn ở đầy đủ. Phải xét lại
và cổ động những kiểu cách tiêu thụ và sản xuất mới hợp với những nguyên tắc về
phẩm giá và tình đoàn kết của con người. Vì hơn một nửa dân số thế giới vẫn còn
sống ở những miền quê và vì thành phần nghèo nàn quê mùa thiếu cơ hội được hưởng
những dịch vụ xã hội tối thiểu nhất, họ cần phải được chú trọng và cứu xét hơn
nữa… cần phải bảo đảm mọi người có được nước dùng trong lành”.
Đối với vấn đề liên hệ giữa các quốc gia, Tòa Thánh Vatican nhấn mạnh là “tình
liên kết có một tính chất linh thiêng cần phải đâm rễ sâu xa hơn trong việc
chúng ta tiến đến chỗ giải quyết những vấn đề quốc tế”. Thế nên,bản văn kiện của
Tòa Thánh đề nghị nên có một “chính quyền quốc tế” dựa trên nguyên lý phụ thuộc,
một nguyên lý mà theo đó, nếu nước nào “không có khả năng đáp ứng những nhu cầu
phát triển của mình, thì những nước khác buộc phải hỗ trợ nước ấy”.
Sau hết, bản văn kiện của Tòa Thánh Vatican còn lưu ý là phẩm vị của con người
“được xây trên tính cách chuyên nhất của con người khác biệt với tất cả mọi tạo
vật; tức là tính cách được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa”.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ được quyền vị kỷ. “Việc tương tự này
chứng tỏ là con người, tạo vật duy nhất trên mặt đất được Thiên Chúa cho quyền
sống vì mình, không thể hoàn toàn tìm thấy bản thân mình ngoại trừ thành thật
trao tặng bản thân mình”. Thật vậy, bản văn đã khẳng định rằng: “Việc trao tặng
bản thân mình là bảo đảm trên hết cho phúc hạnh của những người khác cũng như
của các thế hệ tương lai”.