Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Trong Tuần là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua nhưng sinh hoạt này. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 3-9/11/2002

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 11
 

Ý Chung: Xin cho các người nam nữ góa bụa thường cảm thấy cái đớn đau của cảnh lẻ loi cô độc được tìm thấy niềm an ủi và nâng đỡ nơi cộng đồng Kitô hữu”.

Ý Truyền Giáo:
“Xin cho Kitô hữu biết tích cực tham gia vào việc hăng say truyền bá Phúc Âm qua các phương tiện truyền thông xã hội”.

 

___________________________________________

 

 

9/11 Thứ Bảy


Chính Quyền Hồi Giáo Sudan Tưởng Thưởng 1 Nữ Tu Công Giáo


Nguồn tin của Màn Điện Toán đề ngày 8/11/2002 và ở Khartoum Sudan cho biết, theo cơ quan truyền giáo Misna, Chính quyền Hồi Giáo cực đoan nhất Phi Châu ở Sudan vào cuối Tháng 10 vừa rồi đã tặng bằng khen tặng cao cấp của Tổng Thống Omar Hassan al-Beshir cho Nữ Tu Callista Cozzi, 81 tuổi, người từ năm 1946 đã quyết định hiến đời mình cho nước Sudan. Họ đã trao bằng tiến sĩ danh dự cho nữ tu này về hoạt động hộ sinh không ngừng của nữ tu tại phân khu sinh nở ở Omdurman, một tỉnh gần thủ đô Khartoum. Chính vị nữ tu này đã mở một bệnh viện 200 chỗ, một trong những trung tâm sức khoẻ chính ở Sudan. Nữ tu cho biết “Việc tuyên dương này làm tôi vinh dự, nhưng chẳng phải riêng tôi song cả cộng đồng Comboni mà tôi là phần tử nữa”.


Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Hồi Giáo của tổng thống al-Beshir tuyên dương công trạng của vị nữ tu này. Vào Tháng Giêng vừa rồi, vị lãnh thủ quốc gia đã “nhân danh Allah nhân hậu” trao cho nữ tu này một bằng danh dự quan trọng nhất, Đệ Nhất Huân Công, để bù đắp “cho hoạt động tuyệt hảo của nữ tu trong việc phục vụ bền lâu và không ngừng đối với các bà mẹ và con trẻ”. Năm 1995 Bộ Sức Khoẻ Quốc Gia cũng đã tôn vinh hoạt động của nữ tu này.


Nữ tu Callista không nhớ nổi bao nhiêu con trẻ đã được bàn tay nữ tu giúp sinh ra đời: “Tôi không bao giờ đếm xem bao nhiêu em. Có khoảng chừng từ 40 đến 45 em sinh ra đời mỗi ngày tại bệnh viện của chúng tôi. Như thế cũng đủ tính ra rồi”. Nữ tu này đã khấn hứa ở Hội Dòng của Các Chị Em Comboni ngày 26/4/1945. Trước đó ít lâu, người chị cả của nữ tu, cũng là một nhà truyền giáo dòng Comboni ở Phi Châu bị chết vì bệnh sốt rét. Những năm sau đó nữ tu này đã đến Sudan và được bài sai đến làng Abbara, 400 cây số (250 dặm) cách thủ đô. Năm 1945, nữ tu được bài sai đến Khartoum là nơi nữ tu bắt đầu công việc hộ sinh năm sau đó. Nữ tu bắt đầu xây một bệnh viện hộ sinh ở những vùng phụ cận Omdurman. Nữ tu sẽ giã biệt Sudan vào Tháng 12 để trở về Ý tiếp tục hoạt động truyền giáo của mình ở gần Como.


Chúa Kitô là Điểm Then Chốt để hiểu được Mầu Nhiệm Con Người

 

Thứ Sáu 8/11/2002, ĐTC Gioan Phaolô II đã tiếp 90 vị quản trị và ân nhân của Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolô II ở Washington DC. ĐTC đã nói: “sứ vụ của trung tâm rất thân thương của Tôi này được thúc động bởi niềm xác tín mãnh liệt rằng Chúa Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa Nhập Thể, là tâm điểm của lịch sử nhân loại và là chìa khóa mở ra mầu nhiệm về con người cùng với ơn gọi cao cả của con người. Để xây dựng một thế giới xứng đáng hơn với loài người, vấn đề khẩn thiết là phải hoan hỉ và thâm tín công bố Chúa Kitô là đường, là sự thật và là ánh sáng soi chiếu dời sống của mỗi người cũng như vận mệnh của toàn thể gia đình nhân loại”. Trung tâm này được khánh thành vào Tháng Ba năm 2001, có một bảo tàng viện trưng bày cũng như có những buổi phòng ốc hội thảo và học hỏi về huấn quyền. ĐTC nói tiếp: “Trung Tâm Văn Hóa này được mở ra là để chứng tỏ cho thấy rằng Phúc Âm là những gì đáp ứng các niềm mong đợi sâu xa nhất cùng với những nỗi ước vọng cao cả nhất của chúng ta, như những mong đợi và ước vọng này đã thể hiện nơi các nền văn hóa đang hình thành tương lai của thế giới chúng ta đây. Tôi hy vọng rằng trong việc thực hiện sứ vụ thiết yếu này của mình, trung tâm đây sẽ đóng góp đặc biệt vào vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa”. ĐTC không quên cám ơn các vị nhân viên và ân nhân đã thực hiện sáng kiến thành lập trung tâm văn hóa này.
 

8/11 Thứ Sáu


Tổ Chức Bác Ái (Caritas) Quốc Tế lên tiếng về dự án tấn công Iraq


Theo tin từ Màn Điện Toán Zenit đề ngày 7/11/2002 ở Rôma, thì Tổ Chức Bác Ái Quốc Tế, một cơ cấu điều hợp các cơ quan hỗ trợ thuộc các hàng giáo phẩm Công Giáo trên khắp thế giới đã phổ biến một văn thư nhấn mạnh đến việc phải triệt để tránh đừng để xẩy ra đụng độ với bất cứ giá nào. Ước nguyện này phát xuất từ những cuộc viếng thăm gần đây của phái đoàn đại diện thuộc tổ chức quốc tế này, một cuộc viếng thăm cho thấy tình hình hết sức khốn khó của nhân dân Iraq. Vị lãnh đạo phái đoàn đại diện này là ông Julian Filochowski đã phát biểu thế này: “Những cuộc dội bom và việc xâm chiếm sẽ làm tăng thêm cái giá kinh hồn phải trả, còn ghê gớm hơn cả cái giá của Cuộc Chiến Vùng Vịnh năm 1991 nữa, không phải vì hậu quả không thể tránh khỏi sẽ xẩy ra cho các vùng phụ cận, nhất là Baghdad, mà còn vì phần lớn các điều kiện sống đã thua sút rất nhiều so với 12 năm trước đây”.Bản văn của tổ chức này cho biết trong số từ 14 đến 16 triệu người Iraq, có 2/3 dân cư sống hoàn toàn lệ thuộc vào các phần ăn được phân phát cho hằng tháng. Thêm vào đó, trong tình trạng bị cấm vận kinh tế, các hệ thống về vệ sinh, điện nước vẫn còn thiếu thốn. Bản văn ước lượng sẽ có 10 ngàn người dân bỏ mạng nếu chiến tranh xẩy ra, và con số này có thể tăng lên gấp 10 lần. Ông Jacques Bertrand của tổ chức này cho biết: “Những người dân này tiếp tục chống chọi mọi ngày để ý thức nhân phẩm của mình, cho dù có bị đe dọa xâm chiếm đi nữa. Dân chúng lấy làm lo sợ. Họ biết rằng lưỡi gươm Damocles của một cuộc tấn quốc bằng quân sự đang treo lủng lẳng trên đầu họ”. Tổ chức quốc tế này đang tìm đủ cách để giúp cơ quan Bác Ái Iraq trong tình trạng chiến tranh xẩy ra. 13 trung tâm dinh dưỡng, những trung tâm có thể tăng gấp hai thành những trạm cứu thương rải rắc khắp Iraq.


“Căn Tính của các Tổ Chức Công Giáo Về Việc Chăm Lo Sức Khỏe”


ĐTGM Javier Lozano Barragan, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Mục Vụ Chăm Lo Sức Khoẻ, hôm 6/11/2002, tại Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, đã trình bày cho biết về hội nghị quốc tế lần thứ 17 do phân bộ này tổ chức. Đề tài của hội nghị lần này là đầu đề trên đây. Hội nghị này sẽ kéo dài 3 ngày, từ 7-9/11/2002, tại Sảnh Đường Tân Synod ở Vatican. ĐTGM chủ tịch cho biết Giáo Hội Công Giáo đang điều hành 6.038 bệnh viện, 17.189 cấp cứu viện, 799 trại cùi, 13.238 trung tâm cho người già, yếu liệt và tật nguyền, 8.711 viện mồ côi, 10.368 trung tâm giữ trẻ, 10.565 trung tâm cố vấn gia đình, 18.789 trung tâm giáo huấn hay cải huấn xã hội, và 25.257 trung tâm thừa tác vụ chăm sóc sức khoẻ. Tổng cộng tất cả các tổ chức chăm sóc sức khoẻ của Công Giáo trên thế giới là 110.954. ĐTGM chủ tịch cũng cho biết có 34 chuyên viên từ các quốc gia khác nhau sẽ trình bày về hiện tình của các nhà thương Công Giáo và những thách đố về kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa, nhất là tôn giáo, đang xẩy ra ở Phi Châu, toàn Mỹ Châu, Á Châu, Âu Châu và Đại Dương Châu. Phần thứ hai của hội nghị sẽ là một cuộc tranh luận về các nguyên tắc luân lý, mục vụ và thần học chi phối các bệnh viện Công Giáo cũng như cho việc đối thoại trao đổi liên tôn với những người Do Thái, Hồi Giáo, Ấn Giáo và Phật Giáo. Phần thứ ba là phần cho các tham dự viên đặt vấn đề là họ có thể làm gì để cải tiến căn tính các bệnh viện Công Giáo cũng như để làm hoàn hảo những khía cạnh về kinh tế, xã hội, chính trị, tổ chức và điều hành. Sau cùng, tham dự viên sẽ cống hiến những giải pháp để làm cho nên tốt hơn những Hiệp Hội Quốc Tế Các Tổ Chức Công Giáo Chăm Sóc Sức Khoẻ cùng với khía cạnh đạo lý của Công Giáo, vì “đó là mục tiêu chính của cuộc hội nghị này của chúng tôi”.

 

Tại Sảnh Đường Phaolô VI sáng nay, ĐTC đã tiếp 700 tham dự viên của hội nghị lần 17 này. Ngài nói đề tài của hội nghị “có một tầm vóc quan trọng đối với sinh hoạt và sứ vụ của Giáo Hội” vì Giáo Hội “luôn dấn thân vào việc giúp đỡ và chăm sóc thành phần bệnh nhân… bằng việc loan báo Tin Mừng”. Ngài ghi nhận là có nhiều “vị thánh bác ái và hiếu khách như Thánh Camillus de Lellis, Gioan Thánh Giá và Vincent de Paul” đã lập các tổ chức phục vụ bệnh nhân mở màn cho những bệnh viện tân tiến hiện nay. Các tổ chức Công Giáo chăm sóc sức khoẻ là “việc Giáo Hội đáp lại một cách kết đoàn và bác ái lệnh truyền của Chúa, Đấng đã sai 12 Tông Đồ đi loan báo Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nạn tật nguyền”. Ngài đi sâu vào chính vị thế của các tổ chức Công Giáo phục vụ sức khoẻ như sau: “Vai trò của các bệnh viện, y viện và dưỡng lão viện cần phải được xét lại. Những cơ sở này không phải chỉ là những cơ cấu để chăm sóc bệnh nhân hay người hấp hối chết. Trước hết, chúng phải là những địa điểm nhìn nhận và hiểu được tình trạng đau khổ, đau đớn và chết chóc theo ý nghĩa nhân bản nhất là theo ý nghĩa Kitô Giáo. Ý thức này đặc biệt phải được tỏ hiện và tác dụng nơi những tổ chức được phục vụ bởi tu sĩ hay có liên quan đến Giáo Hội cách nào đó”. Để hiểu được căn tính của các cơ quan phục vụ sức khoẻ này, ĐTC khuyên dụ “chúng ta cần phải đi vào tâm điểm của bản chất Giáo Hội, nơi chất chứa yêu thương là một thứ tối thượng luật. Các tổ chức Công Giáo về sức khoẻ nhờ đó mới trở thành những chứng từ sáng tỏ cho đức bác ái của Người Samaritanô Nhân Hậu, vì, trong việc chăm sóc cho thành phần bệnh nhân, chúng ta làm cho ý muốn của Chúa Kitô được nên trọn và góp phần vào việc làm hiện thực Vương Quốc của Thiên Chúa. Có thế, chúng mới thể hiện căn tính Giáo Hội thực sự của mình”. ĐTC còn nói đến “những người thậm chí thiếu hụt cả việc chăm sóc y tế tối căn bản nhất”, đến việc “Giáo Hội quan tâm đặc biệt nhìn vào những người anh chị em này của chúng ta, cảm thấy được thúc đẩy bởi một ‘đức ái sáng tạo’, và đến việc hợp tác hơn nữa giữa các cơ quan Công Giáo và sức khoẻ công cộng.
 

7/11 Thứ Năm


“Chúng ta phải sẵn sàng chịu bách hại”


Mẹ Bề Trên Dòng Nữ Thừa Sai Bác Ái là Dì Nirmala, vị kế thừa Mẹ Têrêsa Calcutta, có cha mẹ là những người Ấn Giáo rất sùng đạo và thuộc giai cấp cao nhất, giai cấp Brahmans. Được giáo dục theo truyền thống theo các giá trị của xã hội Ấn Giáo, nhưng Dì đã khám phá ra Chúa Kitô và Phúc Âm của Người một cách bất ngờ. Sau đây là câu chuyện Dì trao đổi với vị linh mục thừa sai Felix Lazcano:


Vấn: Dì Nirmala là ai?


Đáp: Dì Nirmala là một người con của Thiên Chúa.


Vấn: Làm sao Dì lại nhận biết Chúa Giêsu Kitô?


Đáp: Tôi không muốn trở lại Kitô Giáo. Tôi không biết gì về Kitô Giáo, và tôi rất sung sướng là một người Ấn Giáo. Tuy nhiên, trong thành phố của tôi lại không có một học viện nào cho nữ giới cả, nên tôi đã ghi danh học ở Đại Học Nữ Giới Patna là một học viện Công Giáo. Sau mấy ngày ở đó, có một người con gái Ấn Giáo, một người sinh viên Hoa Kỳ đã quì xuống bắt đầu cầu nguyện khi nghe thấy chuông kêu. Tôi vẫn đứng và nhìn cô ta thì có một cái gì đó xẩy ra, đó là một biến chuyển nhè nhẹ ở trong linh hồn tôi và tôi cảm thấy Chúa Giêsu sống động đã đến với tôi. Từ đó trở đi, tôi bắt đầu đặt nhiều vấn đề về Chúa Giêsu, để rồi sau 6 năm rưỡi, tôi đã tới Calcutta, gặp Mẹ Têrêsa và đã được rửa tội.


Vấn: Dì cảm thấy ra sao về việc kế vị Mẹ Têrêsa?


Đáp: Đó là một điều ngoài dự tưởng và bất xứng; là ơn của Chúa Giêsu. Tôi thấp hèn trong chức vụ này. Đó là một tặng ân, nên tôi xin chấp nhận.


Vấn: Thế nhưng công việc làm bề trên tổng quyền của Dì đâu phải là một chuyện dễ dàng gì?


Đáp: Phải, nếu tôi cậy mình; bằng nếu tôi dựa vào Thiên Chúa, cũng như được Chị Em nâng đỡ thì tôi có thể thực hiện công việc này mỗi ngày.


Vấn: Sau khi Mẹ Têrêsa qua đời thì hội dòng của Dì phải đối diện với những thách đố nào?


Đáp: Cũng như thế thôi, cũng chỉ là việc sống hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Đây là cuộc đối chọi hằng ngày của chúng tôi.


Vấn: Những đặc tính nổi bật nhất trong linh đạo của Dì là chi?


Đáp: Đó là làm giãn cơn khát khao tất cả chúng ta của Chúa Giêsu trên thập giá và yêu thương thành phần bần cùng nhất. Yêu thương và phục vụ. Các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái tuyên lời khấn thứ bốn thêm vào các lời khấn truyền thống khó nghèo, khiết tịnh và tuân phục, đó là lời khấn tự nguyện hết lòng phục vụ người bần cùng nhất.


Vấn: Phải chăng những cuộc bách hại và những cơn khốn khó thường xẩy ra cho Kitô hữu ở Ấn Độ?


Đáp: Nếu chúng ta là Kitô hữu, chúng ta phải sẵn sàng chịu bách hại. Đó là vấn đề sống đúng với những gì chúng ta là. Người đã hiến sự sống mình vì chúng ta, và nếu chúng ta không tự nguyện hiến sự sống mình thì chúng ta đang làm gì trên thế gian này đây?

 

 

6/11 Thứ Tư


Bài Giáo Lý Thánh Vịnh thứ 56, bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 97 [98]:


Bài Ca Chúc Tụng Vị Chúa Của Vũ Trụ Và Của Lịch Sử


Anh Chị Em thân mến,


Bài Thánh Vịnh 97 là một bài ca chúc tụng Vị Chúa của vũ trụ và của lịch sử. Bài thánh vịnh này kêu gọi con người, thật ra kêu gọi tất cả mọi tạo vật hãy hân hoan và loan truyền sự cao cả của Thiên Chúa. Trái đất cà các dân cư trên trái đất, biển khơi, sông ngòi và đồi núi, tất cả bày tỏ niềm vui của mình trước những sự lạ lùng Chúa đã làm cho Dân Ngài Tuyển Chọn. Bài Thánh Vịnh kết thúc ở biểu lộ cho thấy một niềm thiết tha mong đợi: vì Chúa sẽ đến cai trị trong công lý và phân xử bằng chân lý. Đây cũng là niềm hy vọng chúng ta biểu lộ trong Kinh Chúa Dạy, khi chúng ta nguyện: ‘Nước Cha trị đến!’ Tức sự công chính của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi Chúa Kitô. Phúc Âm là quyền năng Thiên Chúa cứu rỗi tất cả mọi người tin tưởng vào Người (x Rm 1:16). Cuộc tử nạn cứu độ của Người trên thập giá mang lại cho chúng ta sự thiện hảo và lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Bởi thế, đối với chúng ta, bài Thánh Vịnh này trở thành một bài ca mới tri ân cảm tạ Chúa về ơn cứu độ của chúng ta.


(xin xem toàn bài giáo lý này vào cuối tuần, trong Mục Giáo Lý Hằng Tuần)


ĐTC II Ủng Hộ 400 Ngàn Mỹ Kim cho Thánh Địa


Hội Đồng Tòa Thánh “Cor Unum” đã cho biết ĐTC ủng hộ 400 ngàn Mỹ Kim cho dân chúng ở Thánh Địa để bày tỏ mối quan tâm của Ngài đối với những người đang gặp khốn khó như họ ở đấy. Một phần trong số ngân quĩ này từ số tiền dân chúng ủng hộ trong Ngày Chay Tịnh 14/12/2001 được ĐTC phát động. ĐTGM Josef Cordes, chủ tịch của Hội Đồng này sẽ thăm Đất Thánh từ Thứ Năm tới Chúa Nhật tới để trao khoản ngân quĩ ủng hộ này đến Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem, Dòng Phanxicô Quản Thủ Viên Đất Thánh, các cơ quan Bác Ái địa phương và một số cộng đồng Công Giáo. Bản thông báo hôm nay cho biết: “mục đích của chuyến đi đây không phải chỉ để trao khoản tiền này. Trên hết, vị đại diện của ĐTC hy vọng rằng, qua các cuộc gặp gỡ ở đây, ngài sẽ phấn khích Kitô hữu hãy lưu lại nơi những địa điểm dập nát này như rất nhiều nhà truyền giáo đang thực hiện điều ấy một cách anh hùng. Khoản quĩ ủng hộ đây là để cải tiến những điều kiện sinh sống và làm việc ở mảnh đất của họ, hầu họ có thể trở thành hạt giống nhân bản và bình an. Còn một chứng cớ khác cho thấy việc hiện diện của Kitô hữu ở Thánh Địa cần thiết biết bao, đó là tình trạng Thánh Đường Giáng Sinh ở Bêlem bị chiếm đóng 39 ngày. Những hành động bạo lực liên tục giữa những người Palestine và Do Thái, tiếc thay, cho thấy một mối đe dọa không ngừng đối với mạng sống của tất cả mọi dân cư trong miền này. Các nhà tiếp đón hành hương trở nên trống trơn, trong khi đó ở Bêlem có chừng 80% dân chúng thất nghiệp. Việc dân chúng có ý định rời bỏ xứ sở cũng dễ hiểu. Việc bảo toàn những nơi thánh sẽ gặp nguy hiểm nếu Kitô hữu bỏ rơi những nơi này”. ĐTGM chủ tịch sẽ thăm Bêlem Thứ Sáu 8/11/2002 để khánh thành dự án kiến thiết những ngôi nhà mới, rồi thăm các nhà thương Thánh Gia và Ephata. Thứ Bảy, 9/11/2002, ngài sẽ đến thăm Giêricô, và Chúa Nhật 10/11/2002, ngài sẽ tới Giêrusalem gặp Đức Thượng Phụ Latinh Michel Sabbah cùng các vị thẩm quyền Do Thái cũng như Palestine.

 

5/11 Thứ Ba


ĐTC Phát Động Chương Trình Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế Năm 2004 ở Guadalajara Mễ Tây Cơ


ĐTC đã gặp ủy ban sửa soạn gồm có 60 vị cho Đại Hội Thánh Thể 2004 hôm nay. Chủ đề của Đại Hội này là “Thánh Thể là Ánh Sáng và là Sự Sống cho Tân Thiên Niên Kỷ”. Thời gian cử hành từ 10-17/10/2004. Trong số tham dự viên buổi họp hôm nay có ĐHY Josef Tomko, chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế, và ĐHY Juan Sandoval Íđiguez, TGM Guadalajara. Trong huấn từ của mình, ĐTC Gioan Phaolô II đã nói: “Cần phải cống hiến một lần nữa cho nhân loại ánh sáng chân thực chiếu soi hết mọi người” là Chúa Kitô. Ủy ban này được ĐTC Lêô XIII thành lập năm 1879 để tổ chức các Đại Hội Thánh Thể, cũng như để, theo văn kiện của Ngài, “làm cho Chúa Giêsu Kitô được nhận biết, yêu mến và phụng sự hơn nơi Mầu Nhiệm Thánh Thể của Người, trung tâm của đời sống Giáo Hội cũng như cho sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội vì phần rỗi của thế giới”.


ĐTC Chủ Sự Thánh Lễ Cầu Cho Các Vị Hồng Y và Giám Mục Đã Qua Đời Trong 12 Tháng Qua


Trong Thánh Lễ do ĐHY Quốc Vụ Khanh Sodano được cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô, ĐTC đặc biệt kể đến những vị đặc biệt như các đức hồng y sau đây: Paolo Bertoli, Franjo Kuharic, Louis-Marie Billé, Alexandru Todea, Johannes Joachim Degenhardt, Lucas Moreira Neves, Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận và John Baptist Wu Cheng-Chung. Trong bài giảng của mình, ĐTC đã chia sẻ như sau: “Những người anh em này đã đạt tới đích điểm. Một ngày trước đây mỗi vị trong các ngài với đầy sinh lực đã thưa tiếng ‘Này con đây’ khi lãnh nhận bí tích truyền chức thánh. Vào trong giờ lâm tử, các vị đã lên tiếng lần cuối ‘Này con đây’, hợp với tiếng ‘Này con đây’ của Chúa Kitô, Đấng đã chết khi phó thác linh hồn của Người trong tay Cha’”. ĐTC đã nhắc lại rằng một số vị quá cố “đã được ơn làm chứng một cách anh hùng trong khi chịu đựng những thử thách dữ dội và những bắt bớ vô nhân… Sự chết hiển nhiên làm chúng ta phải phân ly, nhưng quyền năng của Chúa Kitô cũng như của Thần Linh Người đã liên kết chúng ta bằng một đường lối sâu xa hơn nữa”. Hồng Y Đoàn hiện nay còn 171 vị, trong đó có 114 vị dưới 80, hợp lệ để bầu tân giáo hoàng.
 

4/11 Thứ Hai


Hôm nay ĐTC mừng lễ quan thầy, Thánh Charles Barromeo


Như thói lệ từ trước tới nay, vào ngày lễ quan thày này, ĐTC tiếp 300 người Balan ở Đại Sảnh Đường Clementine ở Điện Vatican, những người đến Rôma để lễ mừng quan thày của Ngài và hứa cầu nguyện cho Ngài. ĐTC tươi cười nói với họ rằng: “Mọi ngày Tôi đều cảm thất” các ơn ích của những lời cầu nguyện…. Cùng với anh chị em Tôi tạ ơn Chúa về tặng ân đức tin Tôi đã lãnh nhận nơi Phép Rửa”. Sau đó Ngài ngỏ lời cám ơn cha mẹ quá cố của Ngài, ông Karol Wojtyla, một binh sĩ trong quân đội Áo Hung, và mẹ Ngài là bà Emilia Kaczorowsky.


Sáng Thứ Hai này ĐTC cũng tham dự một cuộc gặp gỡ đơn sơ với 11 vị hồng y đã trên 80 tuổi và đã từng làm việc ở Tòa Thánh Rôma. Đó là những vị sau đây:


-- Opilio Rossi, 92, nguyên chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Các Hội Nghị Thánh Thể Quốc Tế.


-- Antonio Innocenti, 87, và José Sanchez, 82, các vị nguyên thánh bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ;

-- Paul Augustin Mayer, 91, and Antonio Javierre Ortas, 81, các vị nguyên thánh bộ trưởng Phượng Tự và Bí Tích;

-- Alfons M. Stickler, 92, and Luigi Poggi, 84, các vị nguyên công khố viên và thủ thư viên;

-- Angelo Felici, 83, nguyên thánh bộ trưởng Thánh Bộ D8iều Tra Phong Thánh;

-- Giovanni Canestri, 84, nguyên Tổng Giám Mục ở Genoa;

-- Fiorenzo Angelini, 86, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cán Sự Chăm Lo Sức Khỏe;

-- Giovanni Cheli, 84, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Di Dân và Du Hành.

Sáng Thứ Ba ngày mai, ĐTC sẽ chủ tế Thánh Lễ ở Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho các vị hồng y và giám mục đã qua đời trong năm vừa qua.
 

3/11 Chúa Nhật


Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Hằng Tuần

 

"Hơn bao giờ hết, thế giới ngày nay đang cần tái nhận thức ý nghĩa của sự sống và sự chết theo quan điểm sự sống trường sinh"


Anh Chị Em thân mến!


1. Hôm qua chúng ta đã cử hành phụng vụ hằng năm để tưởng niệm tất cả các tín hữu đã qua đời. Lời đồng thanh kêu cầu của Giáo Hội khắp thế giới dâng lên Vị Thiên Chúa của sự sống và bình an, để Ngài thương nhận vào Vương Quốc ánh sáng vĩnh hằng của Ngài tất cả mọi linh hồn, nhất là những linh hồn bị lãng quên nhất và cần đến lòng thương xót của Ngài.


Việc Kitô hữu cầu nguyện cho người qua đời được chỉ định cho cả Tháng 11 chỉ có thể thực hiện trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô. Thật vậy, Thánh Tông Đồ Phaolô đã viết: “Nếu Chúa Kitô không sống lại thì đức tin của anh em vô ích… Nếu chúng ta chỉ hy vọng nơi Chúa Kitô ở đời này thôi thì chúng ta là thành phần đáng thương nhất. Thế nhưng, giờ đây Chúa Kitô đã sống lại từ trong kẻ chết, hoa trái đầu mùa của những ai đang yên giấc” (1Cor 15:17,19-20).


Hơn bao giờ hết, thế giới ngày nay đang cần tái nhận thức ý nghĩa của sự sống và sự chết theo quan điểm sự sống trường sinh. Ngoài ra, nền văn hóa tân tiến, một nền văn hóa được phát sinh để thăng hoa con người và phẩm giá của họ, ngược lại đang được biến thành một thứ văn hóa sự chết, vì không hướng về Thiên Chúa, con người thấy mình trở thành một tù nhân trong thế giới này với đầy những sợ hãi, và, bất hạnh thay, chịu thua trước các thứ bệnh hoạn chung riêng.


2. Về vấn đề này, Tôi muốn trích lại một bản văn của Thánh Charles Borromeo, vị thánh chúng ta mừng lễ vào ngày mai. Ngài viết: “Chớ gì linh hồn tôi không thôi chúc tụng Chúa, Đấng không ngừng tuôn đổ các tặng ân. Là tặng ân của Thiên Chúa nếu đang là một tội nhân anh em được kêu gọi nên công chính; là tặng ân của Thiên Chúa nếu anh em được gìn giữ khỏi bị vấp ngã; là tặng ân của Thiên Chúa nếu anh em được ơn sức mạnh để kiên trì cho đến cùng; việc thân xác của anh em phục sinh cũng là một tặng ân, nhờ đó anh em sẽ không bị mất đi một sợi tóc nào trên đầu của anh em cả; vinh quang sau khi được phục sinh cũng là tặng ân của Thiên Chúa; và sau hết, có thể chúc tụng Ngài liên lỉ trong cõi vĩnh hằng cũng là một tặng ân Thiên Chúa ban cho (Bài giảng ngày 5/9/1583).


Trong khi Tôi kêu gọi anh chị em hãy suy nghĩ những ý tưởng khôn ngoan này của vị tổng giám mục thánh ở Milan, Tôi cũng nhân cơ hiệu này bày tỏ lòng biết ơn của Tôi với tất cả những ai, khi nhớ đến lễ Thánh Charles, đã gửi đến Tôi những lời chúc nhân dịp lễ quan thày của Tôi (biệt chú của người dịch, tiếng Balan Charles nghĩa là Karol, đó là lý do tên thánh của ĐTC là Karol). Tôi đặc biệt cám ơn những hứa nguyện cầu của anh chị em, để đáp lại, Tôi thành thực xin ơn trên dồi dào ban xuống cho tất cả anh chị em.


3. Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria Rất Thánh để xin Mẹ hỗ trợ lời chúng ta cầu nguyện đặc biệt cho sự an nghỉ của những người đã qua đời. Trong Năm Mân Côi này, chúng ta hãy hăng hái theo học trường của Vị Trinh Nữ này, để cùng với Mẹ chiêm ngưỡng mầu nhiệm Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, niềm hy vọng của sự sống trường sinh cho hết mọi người.

 

 

MỚI TUẦN VỪA RỒI