|
|
Lôøi môû ñaàu:
Giaùo Hoäi Trong Tuaàn laø muïc tin veà Giaùo Hoäi Trong Tuaàn, töùc veà sinh hoaït cuûa Giaùo Hoäi ôû Toøa Thaùnh Roâma, nhaát laø veà nhöõng lôøi giaùo huaán cuûa ÑTC cuõng nhö chuû tröông cuûa Toøa Thaùnh ñöôïc phaùt bieåu qua nhöõng sinh hoaït naøy. Bôûi ñoù, muïc tin veà Giaùo Hoäi Trong Tuaàn naøy, nhö ñaõ thoâng baùo ôû trang Thöïc Hieän, ñöôïc laáy töø Maøn Ñieän Toaùn Toaøn Caàu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhieân, muïc Giaùo Hoäi Trong Tuaàn ñaây cuõng ñöôïc toång hôïp töø nguoàn tin Zenit chuyeân veà Toøa Thaùnh, nhôø ñoù vöøa coù theâm nhöõng tin töùc lieân quan khaùc, vöøa nhanh hôn moät chuùt. Baùo chí hay taùc giaû naøo muoán laáy nguoàn tin veà Giaùo Hoäi ñöôïc tuyeån hôïp, trích dòch vaø cung caáp ôû ñaây, xin cöù töï tieän, mieãn laø cho bieát xuaát xöù töø ThôøiÑieåmMaria.Net. Ña taï quí vò.
___________________________________________
TUAÀN 30/6-6/7/2002 |
|
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng Bảy
Ý Chung:
“Xin cho các nghệ sĩ làm hết
sức mình để giúp cho con người nam nữ ngày nay biết tái nhận thức được tình yêu
thương quan phòng của Thiên Chúa nơi thiên nhiên tạo vật”.
Ý Truyền Giáo:
“Xin cho Kitô Hữu Ấn Độ khỏi
bị ngăn cản công khai tuyên xưng niềm tin của mình và tự do loan báo Phúc Âm”.
___________________________________________
6/7 Thứ Bảy
Hai Thaùnh Cylioâ vaø Meâthoâñioâ (Lễ Kính 7/7) ñoùng goùp vaøo Neàn Vaên Hoùa AÂu Chaâu
Chuùng ta ñang chöùng kieán thaáy tình hình theá giôùi coù raát nhieàu thay ñoåi veà chính trò cuõng nhö kinh teá, nhaát laø veà tieán trình toaøn caàu hoùa, trong ñoù coù vieäc hình thaønh Khoái Lieân Hieäp AÂu Chaâu Europe Union. Ñaàu naêm 2001 Khoái Lieân Hieäp Chung AÂu Chaâu baét ñaàu xaøi loaïi tieàn chung goïi laø Ñoàng AÂu (Euro). Hieän nay Khoái Lieân Hieäp Chung AÂu Chaâu naøy ñang hình thaønh baûn hieán phaùp chung AÂu Chaâu. Lieân quan ñeán qui cheá vaø toå chöùc chung cuûa caùc nöôùc hoäi vieân. Chính quyeàn Phaùp ñoùng vai troø quyeát lieät trong vieäc choáng laïi vôùi baát cöù moät chi tieát naøo lieân quan ñeán Kitoâ Giaùo ôû caùc vaên kieän cuûa AÂu Chaâu. Ñaëc bieät laø Toång Thoáng vaø Thuû Töôùng Phaùp ñöông nhieäm ñaõ nhaát quyeát choáng laïi Baûn Hieán Chöông veà Caùc Quyeàn Lôïi Caên Baûn cuûa Khoái Lieân Hieäp AÂu Chaâu ñöôïc phoå bieán vaøo thaùng 10/2000 coù dính daùng ñeán nhöõng giaù trò veà toân giaùo. Hai vò naøy cho raèng ngay caû vieäc ñeà caäp chung chung ñeán toân giaùo cuõng vi phaïm tôùi nguyeân taéc cuûa Phaùp trong vieäc phaân bieät giaùo hoäi khoûi quoác gia.
Chính vì muoán loaïi tröø toân giaùo ra ngoaøi nhö theá, maø UÛy Ban cuûa Quoác Hoäi AÂu Chaâu veà Quyeàn Lôïi Nöõ Giôùi vaø Caùc Cô Hoäi Bình Ñaúng hoâm 4/6/2002 ñaõ chaáp nhaän vaên kieän veà “Söùc Khoûe Cuøng Caùc Quyeàn Lôïi Veà Tính Duïc vaø Sinh Saûn”, moät vaên kieän chuû tröông “ñeå baûo toaøn söùc khoûe cuøng vôùi quyeàn lôïi cuûa nöõ giôùi thì vaán ñeà phaù thai caàn phaûi ñöôïc phaùp cheá, an toaøn vaø thuaän tieän cho taát caû moïi ngöôøi”, moät ñieàu khoaûn cuõng nhaém ñeán vieäc phaùp cheá ñeå aùp ñaët vieäc phaù thai nôi caùc nöôùc hoäi vieân thuoäc Khoái Hieäp Nhaát AÂu Chaâu. Baûn töôøng trình naøy ñaõ ñöôïc chaáp thuaän vôùi soá phieáu 280-240 vaø 28 phieáu traéng. Nhöõng ñaïi bieåu thuoäc Ñaûng Xaõ Hoäi ñaõ voã tay raát daøi hoan hoâ cuoäc thaéng phieáu aáy, coøn Ñaûng Phoå Thoâng AÂu Chaâu (The European Popular Party) boû phieáu choáng laïi baûn töôøng trình naøy. Cuoäc tranh caõi ñaõ keùo daøi töø toái Thöù Ba 2/7 tôùi saùng Thöù Tö 3/7/2002. Tuy nhieân, UÛy Ban AÂu Chaâu phaùc hoïa baûn töôøng trình naøy, qua oâng David Byme, cho bieát Quoác Hoäi AÂu Chaâu khoâng coù thaåm quyeàn trong vaán ñeà aáy. Baûn töôøng trình naøy ñaõ ñöôïc vieát bôûi baø Anne van Lancker, moät nghò vieân AÂu Chaâu thuoäc Ñaûng Xaõ Hoäi Bæ. UÛy Ban Hoäi Ñoàng Giaùm Muïc Coäng Ñoàng AÂu Chaâu (COMECE: Commission of the Bishops’ Conferences of the European Community) ñaõ leân tieáng phaûn ñoái vieäc Quoác Hoäi AÂu Chaâu chaáp nhaän baûn töôøng trình tìm caùch aùp ñaët vaán ñeà phaù thai treân caùc nöôùc hoäi vieân hay döï vieân thuoäc Khoái Hieäp Nhaát AÂu Chaâu.
Ñoù laø lyù do, thaáy tröôùc ñöôïc moät Khoái Lieân Hieäp AÂu Chaâu ñi vaøo con ñöôøng tuïc hoùa nguy hieåm nhö vaäy, Ñöùc Thaùnh Cha Gioan Phaoloâ II ñaõ lôïi duïng nhieàu laàn nhaéc nhôû cho hoï veà caên tính Kitoâ Giaùo cuûa AÂu Chaâu. Ñieån hình laø trong chuyeán Toâng Du 96 cuûa Ngaøi ôû Nöôùc Bulgaria, khi Ngaøi gaëp gôõ Giôùi Vaên Hoùa, Ngheä Thuaät vaø Khoa Hoïc chieàu Thöù Saùu 24/5. Trong baøi dieãn töø cuûa mình, Ngaøi ñaõ noùi ñeán coâng lao cuûa hai anh em Thaùnh Cyriloâ vaø Meâthoâñioâ ñoái vôùi di saûn chung cuûa AÂu Chaâu nhö sau:
Thöa Quí Baø vaø Quí OÂng,
2.- Cuoäc gaëp gôõ naøy dieãn ra vaøo moät ngaøy raát ñaëc bieät, vì nöôùc Bulgaria hoâm nay möøng leã Hai Thaùnh Huynh Ñeä Cyriloâ vaø Meâthoâñioâ, nhöõng vò maïnh daïn rao giaûng Phuùc AÂm cuûa Chuùa Kitoâ vaø laø saùng laäp vieân ngoân ngöõ vaên töø cuøng vaên hoùa caùc daân toäc thuoäc saéc toäc Slav. Vieäc töôûng nieäm caùc vò theo phuïng vuï coù moät yù nghóa ñaëc bieät, vì ñoù cuõng laø moät “ngaøy möøng leã chöõ nghóa Bulgaria”. Ñaây khoâng phaûi laø moät ñieàu gì ñoù chæ lieân quan ñeán rieâng tín höõu Chính Thoáng vaø Coâng Giaùo, maø laø moät dòp cho taát caû moïi ngöôøi suy tö veà gia saûn vaên hoùa phaùt xuaát töø Nhò Vò Huynh Ñeä xöù Thessalonica naøy…
Toâi muoán cuoäc gaëp gôõ naøy nhö laø moät cöû chæ chung troïng theå toân kính vaø tri aân ñoái vôùi Thaùnh Cylioâ vaø Meâthoâñioâ, nhöõng vò maø vaøo naêm 1981 Toâi ñaõ tuyeân nhaän laø Quan Thaøy cuûa AÂu Chaâu, cuøng vôùi Thaùnh Benedict Norcia. Hoâm nay ñaây, Nhò Vò Thaùnh Huynh Ñeä naøy coøn nhieàu ñieàu daïy cho taát caû chuùng ta, caû beân Ñoâng laãn beân Taây.
3.- Baèng vieäc giôùi thieäu Phuùc AÂm cho neàn vaên hoùa cuûa caùc daân ñöôïc caùc vò truyeàn baù phuùc aâm hoùa, Nhò Vò Huynh Ñeä Thaùnh naøy ñaõ coù coâng ñaëc bieät vôùi taøi saùng taïo moät boä maãu töï môùi saùng suûa. Ñeå ñaùp öùng caùc nhu caàu thöøa taùc vuï toâng ñoà cuûa mình, caùc vò ñaõ chuyeån dòch Caùc Saùch Thaùnh sang ngoân ngöõ ñòa phöông ñeå cöû haønh phuïng vuï vaø daïy giaùo lyù, nhôø ñoù, ñaõ ñaët neàn taûng vaên chöông nôi ngoân ngöõ cuûa caùc daân toäc Slav. Theá neân, caùc vò chaúng nhöõng ñaùng ñöôïc coi laø Toâng Ñoà saéc daân Slav, maø coøn laø cha ñeû cuûa vaên hoùa Slav nöõa. Vaên hoùa hieän thaân nôi lòch söû nhö laø moät dieãn ñaït caùi caên tính cuûa moät daân toäc; noù khuoân ñuùc hoàn thieâng cho moät quoác gia daân toäc, moät quoác gia daân toäc ñoàng hoùa vôùi nhöõng giaù trò ñaëc bieät, theå hieän mình nôi nhöõng bieåu hieäu xaùc ñaùng, vaø toû mình ra qua nhöõng daáu hieäu xöùng hôïp cuûa mình.
Nhôø caùc moân ñeä cuûa mình, coâng cuoäc truyeàn giaùo cuûa Thaùnh Cyriloâ vaø Meâthoâñioâ ñaõ ñöôïc cuûng coá moät caùch tuyeät vôøi ôû Bulgaria. ÔÛ nôi ñaây, qua Thaùnh Clement Ohrid, caùc trung taâm sinh ñoäng veà ñôøi soáng ñan vieän ñaõ ñöôïc thaønh laäp, vaø cuõng taïi nôi ñaây, boä maãu töï cuûa Thaùnh Cyriloâ ñaõ ñöôïc phaùt trieån maïnh. Cuõng töø nôi ñaây, Kitoâ Giaùo ñaõ ñöôïc lan truyeàn ñeán caùc vuøng da916t khaùc, cho ñeán khi, qua nöôùc Rumania laân bang, noù tieán ñeán Kievan Rus coå kính, roài lan tôùi Moscow vaø caùc mieàn ñaát khaùc thuoäc phía ñoâng.
Coâng cuoäc cuûa Hai Thaùnh Cyriloâ vaø Meâthoâñioâ ñaõ ñoùng goùp caû theå vaøo vieäc hình thaønh caùc thöù goác reã chung cuûa Kitoâ Giaùo AÂu Chaâu, nhöõng goác reã maø nhôø tính caùch saâu xa vaø sinh ñoäng cuûa chuùng ñaõ taïo neân moät ñieåm qui chieáu veà vaên hoùa saùng giaù khoâng theå bò coi thöôøng trong baát cöù moät noã löïc heä troïng naøo ñeå taùi thieát tình raïng hieäp nhaát cuûa Luïc Ñòa moät caùch môùi meû vaø hieän ñaïi.
5.- Kinh nghieäm lòch söû ñaõ chöùng toû cho thaáy raèng vieäc loan baùo ñöùc tin Kitoâ Giaùo ñaõ khoâng bò daäp taét, traùi laïi, coøn hoäi nhaäp vaø thaêng hoaù caùc giaù trò nhaân baûn vaø vaên hoùa chaân thöïc xöùng vôùi tinh hoa cuûa caùc daân nöôùc laø nhöõng nôi ñöùc tin ñöôïc rao giaûng. Ñöùc tin cuõng ñaõ goùp phaàn vaøo vieäc laøm cho caùc giaù trò naøy höôùng veà nhau, cuõng nhö giuùp cho chuùng thaéng vöôït ñöôïc nhöõng chöôùng ngaïi vaät, kieán taïo moät gia saûn tinh thaàn vaø vaên hoùa chung, caàn thieát cho nhöõng moái lieân heä beàn vöõng vaø xaây döïng cuûa hoøa bình.
Nhöõng ai daán thaân hoaït ñoäng moät caùch höõu hieäu cho vieäc xaây döïng moái hieäp nhaát AÂu Chaâu ñích thöïc khoâng theå coi thöôøng nhöõng döï kieän lòch söû naøy, nhöõng döõ kieän töï chuùng laø moät bieän minh huøng hoàn khoâng theå choái caõi. Nhö Toâi ñaõ noùi trong moät cô hieäu khaùc, “vieäc haát ra ngoaøi caùc toân giaùo ñaõ töøng goùp phaàn vaø tieáp tuïc goùp phaàn vaøo neàn vaên hoùa vaø nhaân baûn maø AÂu Chaâu coù lyù haõnh dieän, Toâi coi nhö laø moät vieäc baát coâng vaø laø moät sai laàm veà quan nieäm” (Dieãn Töø vôùi Phaùi Ñoaøn Ngoaïi Giao beân Toøa Thaùnh, ngaøy 10/1/2002, ñoaïn 2). Phuùc AÂm khoâng laøm suy thoaùi hay huûy hoaïi nhöõng gì ñöôïc moïi ngöôøi, moïi daân toäc hay moïi quoác gia nhìn nhaän vaø cho laø söï thieän, söï thaät vaø söï myõ (xem Slavorum Apostoli, 18).
6.- Khi nhìn laïi quaù khöù, chuùng ta phaûi nhaän ra raèng, cuøng vôùi moät AÂu Chaâu cuûa vaên hoùa ñöôïc ñaùnh daáu baèng nhöõng phong traøo trieát lyù, ngheä thuaät vaø toân giaùo noåi vöôït vaø ñaëc thuø, vaø vôùi moät AÂu Chaâu cuûa lao ñoäng ñöôïc ñaùnh daáu baèng nhöõng chieám ñaït veà kyõ thuaät vaø truyeàn thoâng cuûa theá kyû 20, baát haïnh thay coøn coù caû moät AÂu Chaâu cuûa caùc theå cheá ñoäc taøi vaø chieán tranh, moät AÂu Chaâu cuûa maùu leä cuõng nhö cuûa nhöõng haønh ñoäng daõ man kinh hoaøng. Coù leõ cuõng chæ vì nhöõng kinh nghieäm quaù khöù chua cay naøy maø AÂu Chaâu ngaøy nay döôøng nhö ngaû theo chieàu höôùng caøng ngaøy caøng trôû neân nghi hoaëc vaø höõng hôø ñoái vôùi tình traïng suy ñoài veà nhöõng cöù ñieåm luaân lyù caên baûn nôi ñôøi soáng caù nhaân cuõng nhö xaõ hoäi.
Chuùng ta caàn phaûi ñaùp öùng. Trong nhöõng luùc truïc traëc naøy ñaây laïi caøng caàn phaûi xaùc nhaän laø, AÂu Chaâu, neáu caàn phaûi taùi nhaän thöùc caên tính saâu xa nhaát cuûa mình, noù caàn phaûi quay veà vôùi caùc goác reã Kitoâ giaùo cuûa noù, nhaát laø vôùi coâng vieäc cuûa nhöõng con ngöôøi nhö Beâneâñictoâ, Cyriloâ vaø Meâthoâñioâ, nhöõng vò maø chöùng töø cuûa hoï coáng hieán moät ñoùng goùp thieát yeáu cho vieäc phuïc hoài veà tinh thaàn vaø luaân lyù cuûa Luïc Ñòa naøy.
Nhö theá thì söù ñieäp cuûa Caùc Vò Quan Thaøy cuûa AÂu Chaâu cuõng nhö cuûa taát caû caùc Vò Thaùnh Kitoâ Giaùo cuøng nhöõng vò thaàn bí ñaõ laøm chöùng cho Phuùc AÂm nôi caùc daân toäc AÂu Chaâu, ñoù laø caùi “lyù do taïi sao” veà cuoäc soáng cuûa con ngöôøi cuõng nhö cuûa lòch söû ñaõ ñöôïc toû ra cho chuùng ta nôi Lôøi Thieân Chuùa, Ñaáng ñaõ maëc laáy xaùc thòt ñeå cöùu chuoäc con ngöôøi khoûi söï döõ toäi loãi cuõng nhö khoûi vöïc thaúm saàu thöông.
5/7 Thứ Sáu
Ngân Quĩ Tòa Thánh năm 2001
bị thâm thủng
Trong buổi họp báo hôm
nay, ĐHY Sergio Sebastiani, chủ tịch Phân Bộ Kinh Tế của Tòa Thánh cho biết ngân
quĩ của Tòa Thánh năm 2001 thiếu hụt 3 triệu 6 0 ngàn Mỹ kim hay 3 triệu 474
ngàn Đồng Âu (Euro). Về phương diện chi phí, cho cả vấn đề quản trị lẫn thù lao
cho 2.671 nhân viên là 176 triệu 580 ngàn Mỹ Kim (hay 200 triệu 370 ngàn Đồng Âu),
và tổng số lợi tức là 173 triệu 520 ngàn Mỹ Kim (hay 196 triệu 890 ngàn Đồng Âu).
Vị Hồng Y phân bộ này cho biết ba lý do đưa đến tình trạng thiếu hụt này là: 1)
Lợi tức xuống theo thời điểm kinh tế thế giới nhất là sau vụ khủng bố 911; 2)
Chi phí về bảo trì và khâm sứ vụ tăng; 3) Chi phí cho ngành truyền thông tăng (trên
19 triệu), như cho Vatican Radio, L’Osservatore Romano, the Vatican Press, the
Vatican Television Center và the Vatican Publishing House. Trên đây là tình hình
tài chính của Tòa Thánh Rôma, hoàn toàn không dính dáng gì đến Vatican City (bao
gồm những sinh hoạt thường ngày của thành này, như bảo tàng viện, nhà thuốc,
siêu thị, nhân viên thành phố v.v.). Cuối năm 2001, Vatican City đã có mức lợi
tức 12.4 triệu Mỹ kim, ít hơn năm ngoái 4.5 triệu, vì phải tiêu xài để phục hồi
các đền thờ ở Rôma và các đền đài của Vatican City. Lợi tức chính yếu của Tòa
Thánh đến từ việc giáo dân đóng góp. Năm ngoái số tiền đóng góp của giáo dân
thuộc các giáo phận khắp nơi trên thế giới tăng 5% hay 20.66 triệu. Các dòng tu,
hội đoàn, tổ chức, cá nhân đóng góp là 37.37 triệu. Qũi Thánh Phêrô cho ĐTC làm
việc bác ái là 51.9 triệu, xuống 18% so với Năm Thánh 2000 ở mức 63.6 triệu Mỹ
kim.
Giới Trẻ ở Trung Đông đang
bị mất đi niềm hy vọng
Theo bản thăm dò của
Viện Đại Học Tel Aviv thì có 40% giới trẻ Do Thái và Palestine không tin vào hòa
bình và không muốn trở về với việc thương thảo nữa. Con số này rất quan trọng,
vì dân số Palestine gần một nửa dưới 14 tuổi, và dân số Do Thái có 1/3 là còn
tuổi học đường. Cuộc thăm dò này được thực hiện bằng cuộc phỏng vấn 1.197 em 15
tuổi, trong đó có 645 em Do Thái ở Giêrusalem, và 552 em Palestine ở các trại tị
nạn Ranallah và Bethlehem. Từ khi bắt đầu tình trạng intifada vào năm 2000 đã có
191 em trai dưới 15 tuổi bị giết chết, trong khi đó có 70% vị thành niên
Palestine và 30% trẻ em Do Thái đang bị căng thẳng về những bạo loạn hiện nay.
Nhà báo Guido Olimpo tờ Corriere della Sera ở Giêrusalem nói với Đài Vatican là
thái độ của giới trẻ Do Thái và Palestine ở đây cũng dễ hiểu, vì “không
còn hy vọng gì ở đây nữa, hòa bình đã chết mất rồi. Những hành động bạo
lực của các nhóm Palestine, những cuộc tấn công của người Do Thái và các cuộc
hành quân trong các Khu Vực, đã làm tiêu ma niềm tin tưởng mất rồi. Những
cuộc thương thảo bị cho là mất giờ và chẳng đi đến đâu cả. Những phản
ứng về thể lý cũng đã xẩy ra ở đây, như rùng mình và khó ngủ về đêm, nhất là
trong số trẻ em Palestine. Những ai sống ở các trại tị nạn càng bị căng thẳng
hơn nữa, bởi những cuộc chiếm đóng, những chiếc trực thăng và những chiếc xe
tăng tầu bò. Giới trẻ Do Thái sợ ra khỏi nhà, đi trên xe buýt hay đi coi chớp
bóng vì liều mình bị tấn công”.
Tòa Thánh Vatican góp phần
với Pháp Đình Tội Ác Quốc Tế
Tòa Án Tội Hình Quốc Tế
này ở The Hague là tòa án đầu tiên có trách nhiệm phân xử và trừng phạt những
tội ác chiến tranh và diệt chủng. Qui chế của tòa án này đã được hình thành
trong Hội Nghị Ngoại Giao Liên Hiệp Quốc Plenipotentiaries ở Rôma vào Tháng Bảy
năm 1998. Hoa Kỳ và Nga Sô chống lại việc thành lập tòa án quốc tế này. Nhân dịp
thành lập tòa án quốc tế này, văn phòng phụ rách quan sát của Tòa Thánh ở Liên
Hiệp Quốc hôm Thứ Hai 1/7/2002 đã phát biểu bằng việc nhắc lại sứ điệp hòa bình
của ĐTC Gioan Phaolô II cho Ngày Đầu Năm 1/1/1999 như sau:
“Dấu hiệu tích cực cho thấy các quốc gia càng lúc càng sẵn lòng chấp nhận trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ những nạn nhân của những thứ tội ác này, cũng
như trong việc dấn thân ngăn ngừa không cho những tội ác ấy xẩy ra, đó là… việc
chấp nhận đặc biệt qui chế về một Tòa Án Tội Hình Quốc Tế, một công việc làm là
vạch ra tội phạm và trừng phạt những ai phạm tội diệt chủng, những tội ác phạm
đến nhân loại, cũng như những tội ác gây ra chiến tranh và bạo động. Cơ
cấu mới này, nếu được xây trên một nền tảng pháp lý lành mạnh, có thể từ từ đóng
góp vào việc duy trì việc bảo vệ các quyền lợi của con người trên cán cân thế
giới. Việc phạm đến quyền lợi con người cũng chính là việc phạm đến
lương tâm của nhân loại nữa, một tội phạm đến chính nhân loại vậy”.
Bùng nổ mới giữa Giáo Hội
Chính Thống Giáo Nga và Giáo Hội Công Giáo Rôma về Vấn Đề Dụ Giáo (Proselytism)
Tòa Thượng Phụ Chính
Thống Moscow lại tố cáo những người Công Giáo dụ giáo ở lãnh thổ Nga Sô, cho
rằng kể cả những người không tự nhận mình là người có tín ngưỡng cũng hướng
chiều về Chính Thống Giáo. Trong bức thư gửi cho ĐHY Walter Kasper và TGM
Tadeusz Kondrusiewicz, Tổng Giám Mục Kirill ở Smokensk và Kaliningrad, vị có
trách nhiệm liên lạc ngoại giao của Giáo Hội Chính Thống Nga Sô đã nhận định
rằng: “Những nhà truyền giáo Tây Phương lợi dụng mảnh đất chúng ta đã làm cho
mầu mỡ”. Bức thư này được căn cứ vào 15 văn kiện về “những hoạt động dụ giáo của
những tổ chức Công Giáo ở Nga” là lãnh thổ được Giáo Hội Chính Thống coi là của
riêng họ. Những người Công Giáo Nga và Tòa Thánh Vatican đã luôn luôn cắt nghĩa
là hoạt động truyền giáo của Giáo Hội không nhắm đến tín đồ Chính Thống mà là
đến những ai chưa biết đến Phúc Âm mà thôi. ĐTGM Kondrusiewicz đề nghị là Chính
Thống và Công Giáo bàn lại với nhau về ý nghĩa của chữ “dụ giáo”. Trong khi đó,
chính phủ Nga, cách riêng Tổng Thống Putin, vẫn chưa trả lời gì với Tòa Thánh và
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về vụ Đức Giám Mục Jerzy Mazur giáo phận Thánh
Giuse ở Irkutsk Đông Siberia vào Tháng Tư vừa rồi.
Bức thư của ĐTGM Kirill không đề cập gì đến sự kiện ĐGM Jerzy bị cúp giấy thông
hành, mà chỉ đưa ra “những chứng cớ” “dụ giáo” của ngài mà thôi. Chứng cớ thứ
nhất, ngài là tu sĩ của Hội Dòng Ngôi Lời, một hội dòng “phạm lỗi” vì cổ võ
những hoạt động cho đám vị thành niên và giới trẻ ở Moscow. Chứng cớ thứ hai,
cũng theo bức thư này, ĐGM Jerzy đã học truyền giáo tại Đại Học Gregorian ở Rôma,
“với một thứ huấn luyện như thế là để phát động việc truyền giáo trên một bình
diện rộng lớn”. Chứng cớ dụ giáo thứ ba, theo bức thư này, đó là hoạt động “an
sinh” của các hội dòng Công Giáo hiện đang ở Nga, như Dòng Đaminh, Dòng Tên,
Dòng Thừa Sai Thánh Gia, và Dòng Con Đấng Quan Phòng Thần Linh. Sự hiện diện của
tất cả những hội dòng này đều được coi như bất lợi: “Ở Nga hiện nay, với con số
người Công Giáo như vậy không cần đến sự hiện diện đông đảo của các cộng đồng
này”. Chứng cớ thứ tư là Dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta, bức thư
nhận định: “Ở nhà của mình tại Moscow, họ đem trẻ em ở ngoài đường phố về để qui
phục chúng theo Công Giáo”.
Sau khi đọc xong bức thư tố cáo này của Giáo Hội Chính Thống, ĐTGM Tadeusz
Kondrusiewicz đã than lên rằng: “Chẳng có gì là mới mẻ cả! Giờ đây chúng
ta đã bị tấn công quen rồi, thế nhưng lòng mong ước đối thoại trao đổi của chúng
ta vẫn không gặp trở ngại gì cả”. ĐTGM Tadeusz cho biết ngài có ý định
gửi cho Đức Thượng Phụ Alexy II một bức thư: “Tôi xin nêu lên một dự phóng,
đó là Công Giáo và Chính Thống chúng ta hãy cùng nhau ngồi xuống để xác định
trắng đen về vấn đề dụ giáo, thế nào là dụ giáo và thế nào là không dụ giáo.
Nếu chúng tôi có thể hiểu nhau tối thiểu về điểm này thì sau này sẽ đỡ phức tạp
hơn hiện nay. Tôi biết và cảm phục nhiều cá nhân của tòa thượng phụ, và tôi biết
rằng họ cởi mở và nhân nhượng, như vẫn tỏ ra cho thấy qua việc hợp tác bình
thường ở nhiều thành phố”.
4/7 Thứ Năm
NHÂN QUYỀN
Trên tờ 1 Dollar Mỹ, chúng ta thấy có hai con số lịch sử
liên quan đến nhân quyền. Con số thứ nhất là 1776, Năm Khai Sinh Hiệp Chủng Quốc
Hoa Kỳ, con số được viết bằng hàng mẫu tự La Mã MDCCLXXVI nằm ở mặt mầu xanh lá
cây của đồng tiền, dưới chân hình Kim Tự Tháp; và con số thứ hai là 1789,
Năm Cách Mạng Pháp, con số được viết bằng số
Hy Lạp, nằm ở mặt mầu trắng của
đồng tiền, dưới đáy vòng chữ Bộ Ngân Khố “The Department of the Treasury”.
Phải, năm 1776 và 1789, theo lịch sử thế giới, là hai năm thuộc hậu bán thế kỷ
18, một thế kỷ đã đánh dấu những bước đầu tiên của một kỷ nguyên văn minh chẳng
những về khoa học kỹ thuật mà còn cả về nhân bản nữa, ở chỗ con người đã bắt đầu
ý thức được nhân quyền của mình. Tuy nhiên, dầu sao hai năm lịch sử này cũng mới
chỉ là thời điểm mở màn cho một màn bi hùng kịch được kết thúc vào năm 1948, với
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ban bố ngày 10/12, một bản
tuyên ngôn có tầm vóc quốc tế chứ không phải chỉ có tầm vóc của một quốc gia,
như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ được ban hành ngày 4/7/1776. Thế nhưng, để
biết được tiến trình lịch sử về văn minh nhân bản của con người từ hậu bán thế
kỷ 18 đến trung bán thế kỷ 20, chúng ta cũng nên đọc lại và suy tư một số những
khoản trọng yếu trực tiếp liên quan đến Nhân Quyền trong hai bản Tuyên Ngôn quan
trọng này. Những Ý Thức về Nhân Quyền thuộc lãnh vực trần thế này rất gần gũi
với Học Thuyết Xã Hội Kitô Giáo, một học thuyết phát xuất từ Phúc Âm Chúa Kitô,
một Tin Mừng Sự Sống đã thấm nhuần và làm nên chân dung văn hóa đích thực của Âu
Châu, một Âu Châu đã đi khắp thế giới để truyền bá văn minh phúc âm hóa từ thế
kỷ 16.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa
Kỳ
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được
chia làm 4 phần rõ rệt: phần thứ nhất là Lời Ngỏ Mở Đầu, phần thứ hai là Tuyên
Ngôn Quyền Lợi, phần thứ ba là Cáo Thị Luận Bác và phần thứ bốn là Công Bố Độc
Lập. Trong bốn phần này, căn bản nhất và trọng yếu nhất là phần thứ hai, phần
Tuyên Ngôn Quyền Lợi. Vì những Ý Thức về Nhân Quyền trong phần thứ hai về Tuyên
Ngôn Quyền Lợi này mới dẫn đến phần ba là phần bao gồm những Cáo Buộc Luận Bác
đối với Vua Đại Anh Quốc, một quyền bính đã áp đặt chế độ thực dân trên Hoa Kỳ,
hoàn toàn phản lại với những Ý Thức về Nhân Quyền trong phần hai, một tình trạng
cần phải được tái thiết lập theo đúng như những Ý Thức về Nhân Quyền, được thể
hiện bằng việc tranh đấu để giành Tự Do và Độc Lập, một cuộc tranh đấu đã được
kết thúc bằng việc Công Bố Độc Lập, phần thứ tư của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của
Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Vậy phần Tuyên Ngôn Quyền Lợi hết sức quan trọng trong
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ đã được Quốc Hội công nhận ngày 4/7/1776 và sau đó
đã được đa số 56 vị đại diện thuộc 13 tiểu bang tiên khởi của Hoa Kỳ ký ngày
2/8/1776, bao gồm những Ý Thức về Nhân Quyền ra sao?
“Chúng tôi chủ trương đây là những chân lý minh nhiên, đó là, tất cả mọi
con người đều được dựng nên bình đẳng, đó là, họ được Hóa Công ban cho một số
Quyền Lợi bất khả xúc phạm, đó là, trong số những quyền lợi này có Quyền Sống,
Quyền Tự Do và Quyền theo đuổi Hạnh Phúc.
“Đó là, để bảo toàn những quyền lợi này, cần phải thiết lập Chính Quyền nơi Con
Người, với quyền hạn chính đáng được phát xuất từ sự ưng thuận của dân chúng.
“Đó là, bất cứ Thể Chế Chính Quyền nào trở thành nguy hại cho những mục tiêu
quyền lợi ấy thì Dân Chúng Có Quyền thay đổi hay loại trừ nó, để thiết lập một
Chính Quyền mới, được đặt căn bản trên những nguyên tắc quyền lợi này, và tổ
chức quyền hạn của nó theo một thể chế có thể đối với họ mang lại hiệu quả tốt
đẹp cho tình trạng An Sinh và Hạnh Phúc của họ”.
Căn cứ vào Tuyên Ngôn Quyền Lợi thuộc phần thứ hai trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Hoa Kỳ, chúng ta thấy những điểm chính yếu sau đây:
• Về phương diện bẩm sinh cá nhân, có ba Quyền Lợi chính: đó là Quyền Sống,
Quyền Tự Do và Quyền theo đuổi Hạnh Phúc;
• Về phương diện tổ chức xã hội, cũng có ba Quyền Lợi chính: đó là Quyền Tuyển
Chọn Thể Chế Công Quyền, Quyền Truất Phế Thể Chế Bạo Quyền, và Quyền Tái Lập Thể
Chế Chính Quyền.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc
Trước hết, về nguồn gốc của chính Tổ Chức Liên Hiệp Quốc
(The United Nations), cơ quan quốc tế này được thành lập ngày 24/10/1945 sau Thế
Chiến Thứ Hai. Tổ Chức Liên Hiệp Quốc này được phỏng theo và tiếp nối tổ chức
quốc tế đã được hình thành sau Thế Chiến Thứ Nhất, đó là Tổ Chức Liên Minh Chư
Quốc (League of Nations). Tổ Chức Liên Minh Chư Quốc được các nước dự phần vào
cuộc chiến thắng Đại Chiến Thứ Nhất là Pháp, Đại Anh Quốc, Ý , Nhật và Hoa Kỳ
thành lập vào tháng Giêng năm 1920 với trụ sở chính ở Geneva Thụy Sĩ. Tổng Thống
Woodrow Wilson Hoa Kỳ là người chủ chốt trong việc thành lập tổ chức quốc tế này,
nhưng đã thất bại trong việc chinh phục Hoa Kỳ tham gia vào tổ chức này, một tổ
chức bị giải tán vào tháng 6/1946, sau khi Tổ Chức Liên Hiệp Quốc thành hình. Tổ
Chức Liên Hiệp Quốc cũng được đa số các nước sáng lập Tổ Chức Liên Minh Chư Quốc
đứng ra thành lập. Đại diện của các nước này đã gặp nhau ở San Francisco vào
tháng Tư năm 1945 để phác họa một dự án bảo vệ hòa bình thế giới, dự án được gọi
là Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (the Charter of the United Nations). Tháng 6/1945,
đã có 50 nước ký nhận Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc này và đã trở thành hội
viên đầu tiên của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay, các nước hội viên Liên
Hiệp Quốc đã lên đến 159, trong đó có Việt Nam (gia nhập từ năm 1977). Trụ sở
chính của Liên Hiệp Quốc được đặt tại Nữu Ước Hoa Kỳ. Lá cờ của Liên Hiệp Quốc
cũng cho thấy mục đích phục vụ hòa bình của tổ chức này, đó là hình ảnh thế giới
được bao đỡ bởi hai cành lá Olive tượng trưng cho hòa bình.
Mục đích chính của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, đó là phục vụ Hòa Bình Thế Giới và
Nhân Phẩm Con Người. Mục đích phục vụ Hòa Bình Thế Giới của Liên Hiệp Quốc đã
được xác nhận trong Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (the Charter of the United
Nations), nhất là ở ngay phần Lời Ngỏ Mở Đầu của bản văn kiện này, do Jan
Christiaan Smuts nước Nam Phi soạn thảo, và mục đích phục vụ Nhân Phẩm Con Người
cũng đã được thể hiện nơi Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền (the Universal
Declaration of Human Rights).
Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: Lời Ngỏ Mở Đầu
“Các dân tộc thuộc Tổ Chức Liên Hiệp Quốc chúng tôi
quyết định:
• Cứu vớt các thế hệ sau này khỏi những cuộc hoạn nạn chiến tranh đã hai lần
mang lại trong thời đại của chúng tôi tình trạng buồn đau khôn tả cho loài người,
• Tái xác nhận niềm tin tưởng nơi các quyền lợi căn bản của con người, nơi phẩm
vị cũng như giá trị của loài người, nơi quyền bình đẳng của con người nam nữ
cũng như của các quốc gia lớn nhỏ,
• Thiết lập những điều kiện có thể bảo trì công lý và việc tôn trọng cần phải tỏ
ra đối với những đòi buộc của các hiệp định cũng như của các nguồn khác thuộc
công pháp quốc tế,
• Phát động tình trạng tiến bộ xã hội cùng với những qui chuẩn sống trong tự do
thoải mái tốt đẹp hơn.
Và vì những mục tiêu sau đây:
• Thể hiện việc dung nhượng và chung sống hòa bình với nhau như là những cận
nhân tốt lành,
• Hiệp nhất sức mạnh của chúng ta để bảo trì hòa bình và an ninh quốc tế,
• Bảo đảm lực lượng quân sự không được sử dụng nữa thì góp phần vào việc sinh
lợi ích chung, bằng việc chấp nhận những nguyên tắc cũng như bằng việc thiết lập
những phương pháp, và
• Sử dụng guồng máy quốc tế để đẩy mạnh tình trạng tiến bộ về kinh tế cũng như
xã hội cho tất cả mọi dân tộc,
Chúng tôi đã quyết tâm hợp lực để hoàn thành những mục đích ấy. Bởi thế, những
Chính Quyền hiện hành chúng tôi, qua các vị đại diện họp nhau ở thành phố San
Francisco, những người có đầy đủ quyền hạn hiệu năng và xứng hợp, đã ưng thuận
với Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc này, để thiết lập một tổ chức quốc tế được
gọi là Liên Hiệp Quốc này”.
Thực tế cho thấy, từ ngày thành lập đến nay, Tổ Chức Liên
Hiệp Quốc đã phục vụ Hòa Bình Thế Giới qua những trường hợp điển hình sau đây:
Năm 1947, giải quyết Chiến Tranh Trung Đông giữa Dân Do Thái và Khối Palestine,
bằng việc chia đất Palestine thành hai quốc gia, Do Thái và Ả Rập, nhưng Thành
Giêrusalem trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Khối Ả Rập chống lại dự án này, và ngay
sau ngày khi quốc gia Do Thái hình thành, 14/5/1948, tới nay, giữa năm 2002,
Chiến Tranh Trung Đông vẫn kéo dài, với những cuộc mắt đền mắt, răng đền răng,
Palestine khủng bố tấn công, Do Thái tấn công khủng bố, hầu như không ai có thể
can thiệp nổi.
Năm 1947, giải quyết cuộc Tranh Giành quyền trị giữa Cộng Hòa Nam Dương với Hòa
Lan, nước muốn tái đô hộ Nam Dương nói chung và miền Đông Tân Giunê nói riêng
sau Thế Chiến II, cuộc Tranh Giành đã được hoàn toàn ổn định vào năm 1963 và
1969.
Năm 1948, can thiệp vào cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan xẩy ra từ năm 1947
về miền đất Kashmir, cuộc xung đột nhờ Liên Bang Nga đã tạm ổn vào năm 1966.
Nhưng cho tới nay, giữa năm 2002, hai nước này vẫn chưa nguôi xung đột như giữa
Dân Do Thái và Khối Palestine ở Trung Đông.
Năm 1948, nhúng tay vào Chiến Tranh Đại Hàn, bằng việc công nhận Cộng Hòa Nam
Hàn và coi chính phủ Nam Hàn là chính phủ chính thức duy nhất của Đại Hàn; thế
nhưng, Bắc Hàn đã tấn công Nam Hàn từ ngày 25/6/1950, và Liên Hiệp Quốc đã giúp
Nam Hàn chống cộng từ ngày 7/7/1950, thế rồi vào tháng 10 cùng năm, Trung Cộng
đã nhẩy vào vòng chiến cho tới ngày 27/7/1953. Tuy nhiên, cho tới nay Đại Hàn
vẫn chưa hoàn toàn thống nhất.
Năm 1954, can thiệp vào Cuộc Xung Đột ở Cyprus, một nước bấy giờ đang thuộc
quyền đô hộ của Anh và bao gồm hai sắc dân, Hy Lạp chiếm 80% muốn đảo Cyprus sát
nhập vào Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đa số trong 20% còn lại. Cuộc xung đột dữ
dội vào tháng 2/1957 đã thúc LHQ yêu cầu ba nước Anh Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
giải quyết vấn đề và nhờ đó đã giúp Cyprus trở thành một Nước Cộng Hòa ngày
16/8/1960. Tuy nhiên, sau đó, Cộng Hòa Cyprus vẫn tiếp tục là nơi xung đột giữa
hai Nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, một lần vào tháng 12/1963, đến nỗi LHQ đã phải
gửi quân tới để giữ an ninh cho đảo này, và một lần vào tháng 7/1974, kết quả là
vào năm 1983, sau khi xâm chiếm Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố Cộng Hòa Thổ Nhĩ
Kỳ Miền Bắc Cyprus, nhưng công bố này đã bị LHQ lên án.
Năm 1960, nhúng tay vào tình hình Congo, một nước đã được độc lập ngày 30/6/1960
sau 55 năm bị Bỉ đô hộ. Thế nhưng, sau khi Bỉ rút lui, nước này đã bùng nổ nội
chiến. Quân Bỉ đã phải trở lại để giữ an ninh. Quân Congo yêu cầu LHQ giúp đỡ,
một lực lượng đã phục hồi an ninh cho nước này và rút khỏi nước này ngày
30/6/1964. Thế nhưng, chi phí cho cuộc vãn hồi này lên đến 450 triệu Mỹ kim, một
chi phí LHQ phải một mình gánh chịu vì Nga, Pháp và một số nước không đồng ý
chung lưng gánh chịu.
Năm 1962, can thiệp vụ đầu đạn nguyên tử ở Vịnh Cuba. Ngày 22/10, Tổng Thống Hoa
Kỳ Kennedy loan báo cho thế giới biết rằng Nga Sô đang thiết lập những căn cứ
đầu đạn nguyên tử bí mật ở Cuba, nơi có thể tấn công Hoa Kỳ qua ngả Florida với
khoảng cách độ 90 dặm. Ngày 24/10 LHQ đã yêu cầu hai cường quốc đệ nhất hoàn cầu
giải quyết vấn đề với nhau. Ngày 28/10, hai bên đã giải quyết vấn đề ổn thỏa.
Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc
Văn kiện lịch sử hết sức quan trọng nàycó hai phần rõ rệt,
phần Ý Thức và phần Xác Quyết. Phần Ý Thức cho thấy 7 lý do thúc đẩy Liên Hiệp
Quốc phác họa Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền. Phần Xác Quyết gồm 30 khoản
gồm tóm tất cả mọi quyền lợi bẩm sinh bất khả vi phạm của con người, xứng với
phẩm giá làm người của họ, bao gồm đủ mọi lãnh vực về con người, như sự sống (khoản
3), phẩm vị (khoản 4, 12, 25), phát triển (khoản 22, 28, 29), kiện cáo (khoản
5-11), hôn nhân (khoản 16), giáo dục (khoản 26), di chuyển (khoản 13, 14, 15),
sinh sống (khoản 22, 23, 24), sở hữu (khoản 17, 27), hành đạo (khoản 18), chính
trị (khoản 21). Sau đây là toàn bản văn kiện Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền:
• Xét rằng, việc nhìn nhận phẩm vị bẩm sinh và những
quyền lợi bình đẳng bất khả vi phạm của tất cả mọi phần tử thuộc gia đình nhân
loại là nến tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới,
• Xét rằng, việc coi thường và khinh thị nhân quyền đã gây nên những hành động
man rợ làm cho lương tâm con người uất hận, mà việc thăng tiến của một thế giới
làm cho nhân loại được hoan hưởng quyền tự do phát biểu và tin tưởng, tự do an
vui và thoải mái, đã được công nhận là một ước vọng cao nhất của chung con người,
• Xét rằng, nếu con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến việc nổi loạn như
là phương tiện bất đắc dĩ để chống lại với bạo quyền và đàn áp, thì nhân quyền
thực sự cần phải được qui luật pháp lý bênh vực,
• Xét rằng cần phải đẩy mạnh việc phát triển các mối liên hệ thân hữu giữa các
dân nước,
• Xét rằng các dân tộc thuộc Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đã tái xác nhận trong Bản
Hiến Chương của mình về niềm tin của họ nơi các nhân quyền căn bản, nơi phẩm vị
và giá trị của con người cũng như nơi quyền bình đẳng nam nữ, và đã quyết tâm
phát động tình trạng tiến bộ về xã hội cùng với những qui chuẩn sống tự do thoải
mái hơn,
• Xét rằng Các Quốc Gia Phần Tử đã tự hứa quyết cộng tác với Tổ Chức Liên Hiệp
Quốc trong việc đạt đến vấn đề cổ võ lòng tôn trọng phổ quát cũng như vấn đề
tuân giữ nhân quyền và những quyền tự do căn bản,
• Xét rằng việc hiểu biết chung về những quyền lợi và tự do này có một vai trò
hết sức quan trọng cho việc hoàn toàn thể hiện lời đoan quyết này,
Bởi vậy, giờ đây, Đại Hội Đồng xin tuyên bố
Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền, như là một qui chuẩn chung đối với tất cả
mọi dân tộc cũng như tất cả mọi đất nước, để giúp cho hết mọi người và hết mọi
cơ cấu xã hội, khi liên lỉ ghi nhớ bản Tuyên Ngôn này, nỗ lực đạt đến mục đích
ấy, bằng cách dạy dỗ và giáo dục để cổ võ lòng tôn trọng những quyền lợi và tự
do này, cũng như bằng những biện pháp tân tiến, cả ở lãnh vực quốc gia lẫn quốc
tế, để rõ ràng cho thấy họ thực sự nhìn nhận và tuân giữ một cách phổ quát và có
tác hiệu, cả nơi dân tộc của Các Nước Phần Tử cũng như nơi dân tộc thuộc các
lãnh địa thuộc phạm vi quyền hạn của họ.
1. Tất cả mọi con người được sinh ra có tự do và bình đẳng về phẩm giá cũng như
quyền lợi. Họ được ban cho có trí khôn và lương tâm, và phải tác hành hướng về
nhau trong tinh thần huynh đệ.
2. Hết mọi người đều có quyền hưởng tất cả mọi quyền lợi và tự do được Bản Tuyên
Ngôn này phác họa, không phân biệt thứ loại, như giống nòi, mầu da, phái tính,
ngôn ngữ, tôn giáo, tư kiến chính trị ra sao, gốc gác quốc gia hay xã hội, của
cải sản vật, hoàn cảnh sinh vào đời thế nào. Ngoài ra, không được phân biệt căn
cứ vào vị thế chính trị, pháp vực hay quốc tế của xứ sở hay lãnh thổ con người
thuộc về, cho dù độc lập, tùy thuộc, không tự trị hay bị bất cứ một giới hạn về
quyền trị nào.
3. Hết mọi người đều có quyền sống, tự do và an ninh bản thân.
4. Không ai phải bị bắt làm nô lệ hay tôi mọi; tất cả mọi hình thức nô lệ và
buôn bán nô lệ đều bị cấm chỉ.
5. Không ai phải bị hành sử hay trừng phạt một cách tàn bạo hay dã man, nhục nhã
và đê hèn.
6. Hết mọi người đều có quyền được nhìn nhận là một ngôi vị trước luật pháp ở
khắp mọi nơi.
7. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được luật pháp bảo vệ như
nhau. Tất cả mọi người đều được bảo vệ như nhau khỏi bất kỳ một kỳ thị nào phạm
đến Bản Tuyên Ngôn này cũng như khỏi bất cứ một xui giục nào đưa đến một kỳ thị
như vậy.
8. Hết mọi người đều có quyền được các pháp đình quốc gia thẩm quyền bênh chữa
một cách hiệu lực đối với những hành động vi phạm đến các quyền lợi của họ theo
hiến định hay luật định.
9. Không ai phải bị tù ngục, giam giữ hay đầy ải một cách độc đoán.
10. Hết mọi người đều được đầy đủ quyền lợi như nhau trong việc khiếu nại một
cách công bằng và công khai để tòa án độc lập và vô tư phán quyết về các quyền
lợi và trách vụ của họ, cũng như về tội trạng họ bị tố cáo.
11. 1) Hết mọi người bị cáo buộc phạm tội đáng bị trừng phạt đều được giả thiết
là vô tội cho đến khi chứng minh thấy họ có tội theo luật pháp trước một phiên
tòa công khai để họ có tất cả những bảo đảm cần thiết trong việc bênh chữa cho
họ. 2) Không ai sẽ bị coi là có tội về bất cứ vi phạm đáng phạt nào, nếu bất cứ
việc làm nào hay việc bỏ qua không làm nào vốn không phải là một vi phạm đáng
phạt theo luật quốc gia hay quốc tế vào lúc xẩy ra vấp phạm đó. Cũng không được
ra hình phạt nặng hơn hình phạt ở vào lúc tội phạm xẩy ra.
12. Không ai bị ngang nhiên xía vào đời tư, gia đình, nhà cửa hay thư tín của họ,
cũng như bị tấn công đến danh dự và tiếng tăm của họ. Hết mọi người đều có quyền
được luật pháp bảo vệ khỏi những xía xỏ và tấn công này.
13. 1) Hết mọi người đều có quyền tự do di chuyển và cư trú trong ranh giới của
mỗi một quốc gia. 2) Hết mọi người đều có quyền lìa bỏ bất cứ xứ sở nào, bao gồm
cả quê hương xứ sở của mình, cũng như có quyền trở về xứ sở của mình.
14. 1) Hết mọi người đều có quyền tìm cách tị nạn và được hưởng tị nạn ở những
xứ sở khác để lánh nạn bắt bớ. 2) Không được rút lại quyền này trong trường hợp
những cuộc bắt bớ hoàn toàn gây ra bởi những tội ác phi chính trị nhưng lại trái
với những mục đích và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
15. 1) Hết mọi người đều được hưởng quyền có một quốc tịch. 2) Không một ai sẽ
bị tước đoạt một cách ngang xương quốc tịch của họ hay bị từ chối không cho họ
thay đổi quốc tịch.
16. 1) Những con người nam nữ thành nhân, bất kể nòi giống, quốc tịch hay tôn
giáo, đều có quyền kết hôn và lập gia đình. Họ có quyền ngang nhau trong việc
kết hôn với nhau, trong việc sống đời hôn nhân với nhau cũng như trong việc hủy
bỏ hôn nhân. 2) Việc hôn nhân phải được hai người muốn lấy nhau thực hiện một
cách tự do và hoàn toàn chấp nhận nhau. 3) Gia đình là đơn vị nhóm theo tự nhiên
và căn bản của xã hội và được hưởng quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.
17. 1) Hết mọi người đều có quyền sở hữu tài sản riêng của mình cũng như với
những người khác. 2) Không một ai bị tước đoạt một cách ngang xương tài sản của
họ.
18. Hết mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, tự do theo lương tâm và tự do
theo đạo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin của mình,
cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay niềm tin của mình qua giáo huấn, qua
việc hành đạo, qua việc phượng tự cũng như qua việc giữ luật đạo, theo cá nhân
hay với những người khác trong cộng đồng, một cách công khai hay âm thầm.
19. Hết mọi người đều được quyền tự do có ý kiến và phát biểu; quyền này bao gồm
quyền tự do giữ ý kiến của mình mà không bị gây khó dễ, cũng như quyền được tự
do tìm kiếm, lãnh nhận và truyền đạt tín liệu cũng như tư tưởng bằng bất cứ
phương tiện truyền thông nào, bất kể giới tuyến.
20. 1) Hết mọi người đều được quyền tự do hội họp với nhau một cách trật tự và
gia nhập hiệp hội. 2) Không ai bị bắt buộc phải thuộc về một hiệp hội nào.
21. 1) Hết mọi người đều có quyền tham gia vào việc cai trị xứ sở của mình, một
cách trực tiếp hay qua những vị đại diện được tự do tuyển chọn. 2) Hết mọi người
đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng dịch vụ công cộng nơi xứ sở của mình.
3) Ý của dân chúng phải là nền tảng cho quyền bính của chính phủ; ý dân này được
thể hiện nơi những cuộc tuyển cử định kỳ và chuyên chính, bằng cuộc đầu phiếu
chung và bình đẳng, cũng như bằng phiếu kín hay bằng những phương thức tự do bỏ
phiếu tương đương.
22. Hết mọi người, với tư cách là phần tử của xã hội, đều có quyền được hưởng an
sinh xã hội, và được quyền hiện thực những quyền lợi về kinh tế, xã hội và văn
hóa bất khả thiếu đối với phẩm vị của họ cũng như đối với việc phát triển nhân
cách của họ, nhờ việc nỗ lực của quốc gia cũng như việc hợp tác quốc tế, hợp với
việc tổ chức và các nguồn lợi của mỗi Quốc Gia.
23. 1) Hết mọi người đều có quyền làm việc, có quyền tự do chọn công ăn việc làm,
quyền chọn những điều kiện chính đáng và thuận lợi để làm việc, và quyền được
bảo vệ cho khỏi bị cảnh thất nghiệp. 2) Hết mọi người không trừ ai đều được
hưởng lương bổng đồng đều cho việc làm như nhau. 3) Hết mọi người làm việc đều
có quyền được hưởng công thưởng chính đáng và bổng lợi hầu bảo đảm cho họ cũng
như cho gia đình họ một cuộc sống xứng đáng với phẩm vị con người, và, nếu cần,
họ còn được xã hội trợ cấp bằng những phương cách bảo vệ khác. 4) Hết mọi người
đều có quyền thành lập và tham gia những nghiệp đoàn để bảo vệ những ích lợi của
họ.
24. Hết mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, bao gồm cả việc ấn định
hợp lý về giờ giấc làm việc cũng như về những ngày nghỉ lễ vẫn có lương.
25. 1) Hết mọi người đều có quyền hưởng một tiêu chuẩn sống đầy đủ, bao gồm thực
phẩm, quần áo, nhà cửa, dịch vụ ý tế, và những dịch vụ xã hội cần thiết, hợp với
sức khỏe và tình trạng an lành của chính họ cũng như của gia đình họ, cũng như
quyền hưởng an sinh trong trường hợp bị thất nghiệp, bệnh nạn, tật nguyền, góa
bụa, giả cả, hay thiếu hụt khác của cuộc sống ở vào những hoàn cảnh xẩy ra ngoài
ý muốn của họ. 2) Vai trò làm mẹ và làm con được quyền hưởng những chăm sóc và
trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ em, bất kể được sinh ra trong hôn nhân hay
ngoại hôn, đều phải được xã hội bảo vệ như nhau.
26. 1) Hết mọi người có quyền được học hành. Việc giáo dục phải miễn phí, ít là
ở những giai đoạn tiểu học và căn bản. Giáo dục ở bậc tiểu học là việc bắt buộc.
Việc giáo dục về kỹ thuật và chuyên môn phải thuận lợi cho chung mọi người, và
việc giáo dục cao cấp phải dễ dàng theo đuổi như nhau đối với tất cả mọi người
có cùng một khả năng. 2) Việc giáo dục phải nhắm đến tình trạng phát triển trọn
vẹn nhân cách của con người và việc củng cố lòng tôn trọng đối với các quyền lợi
của con người cùng với các quyền tự do của họ. Nó phải cổ võ việc hiểu biết,
lòng dung nhượng và tình hữu nghị nơi tất cả mọi dân nước, mọi nhóm chủng tộc
hay tôn giáo, và phải làm phát triển những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong
việc bảo trì hòa bình. 3) Phụ huynh có quyền ưu tiên trong việc chọn lựa vấn đề
giáo dục cho con em của mình.
27. 1) Hết mọi người đều có quyền tự do tham dự vào sinh hoạt văn hóa của cộng
đồng, hoan hưởng những nghệ thuật và tham phần vào những tiến bộ về khoa học
cùng với những tiện ích của nó. 2) Hết mọi người có quyền được bảo toàn những
ích lợi luân lý và thể lý phát xuất từ những sản phẩm về khoa học, văn chương
hay nghệ thuật mà họ là tác giả.
28. Hết mọi người đều được quyền hưởng trật tự xã hội và quốc tế có thể giúp vào
việc hoàn toàn thể hiện các quyền lợi và quyền tự do được phác họa trong Bản
Tuyên Ngôn này.
29. 1) Hết mọi người có nhiệm vụ đối với cộng đồng giúp họ có thể hiện thực việc
phát triển tự do và trọn vẹn nhân cách của họ. 2) Trong việc hành sử các quyền
lợi và quyền tự do của mình, hết mọi người chỉ phải tùy thuộc vào những giới hạn
luật định để bảo đảm việc nhìn nhận và tôn trọng những quyền lợi và quyền tự do
của người khác, cũng như để đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của luân lý, của
phạm vi công quyền cũng như của tình trạng an sinh chung trong một xã hội quân
chủ. 3) Những quyền lợi và tự do này không bao giờ được hành sử nghịch lại với
những mục đích và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
30. Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được cắt nghĩa như hàm ý giành
cho một Quốc Gia nào, phái nhóm hay con người nào, quyền lợi tham gia vào bất cứ
hoạt động hay thi hành bất cứ hành động nào nhắm vào việc hủy hoại bất cứ một
quyền lợi và tự do được phác họa ở đây.
Điển hình của những gì Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực để
phục vụ Phẩm Giá Con Người liên quan đến Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền, thế
giới có thể thấy được, đó là Cuộc Họp Thượng Đỉnh Thiên Kỷ của Liên Hiệp Quốc
(United Nations Millennium Summit), một cuộc họp thượng đỉnh đông đảo chưa bao
giờ có, với sự góp mặt của 150/159 đại diện các nước hội viên, diễn ra vào ngày
6-8/9/2000 tại Nữu Ước Hoa Kỳ, Tổng Hành Dinh của Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc họp
thượng đỉnh này, các vị lãnh đạo quốc gia tham dự viên đã quyết định những điều
liên quan đến việc phục vụ Phẩm Giá Con Người như sau. Đó là, vào năm 2015, sẽ
giảm một nửa số dân chúng trên thế giới đang sống ở mức kiếm được dưới 1 Mỹ kim
một ngày; chặn đứng hay đảo ngược lại việc lan truyền khuẩn liệt kháng HIV,
khuẩn gây ra Chứng Liệt Kháng AIDS; và đưa hết mọi trẻ em đến học đường.
(Tài liệu nghiên cứu và trích dịch trong bài này
được lấy từ Bộ Bách Khoa World Book)
Vấn đề ở đây là tại sao con người đã ý thức được nhân
quyền của mình, qua hai văn kiện lịch sử là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp
Chủng Quốc Hoa Kỳ năm 1776, nhất là Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Tổ
Chức Liên Hiệp Quốc năm 1948, mà con người vẫn chưa thể sống trong công lý và
hòa bình, trái lại, như lịch sử cho thấy, con người chẳng những càng ngày lại
càng kỳ thị nhau hơn và xung khắc với nhau hơn bao giờ hết, giữa các chủng tộc
với nhau, như ở Âu Châu sau Biến Cố Đông Âu 1989, nhất là ở cuộc Chiến Tranh
Trung Đông, giữa các tôn giáo với nhau, như giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo, giữa các
chủ nghĩa với nhau, như giữa Tư Bản và Cộng Sản, giữa tôn giáo và văn minh, như
giữa Hồi Giáo và Âu Mỹ, mà còn càng ngày càng biến loạn hơn bao giờ hết, với
những thứ quyền lợi và quyền hạn được pháp luật chính thức công nhận, như quyền
ly dị và phá thai, quyền đồng tính luyến ái và đồng tính hôn nhân v.v. Tại sao?
Phải chăng một khi lên đến tuyệt đỉnh văn minh về nhân quyền, con người bắt đầu
đi xuống?? Thế nhưng, cái gì sẽ lên thay thế vị trí tuyệt đỉnh nhân quyền này???
Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh
(bài Phát Thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 25, 7/7/2002)
3/7Thứ Tư
Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu phản đối bản
tường trình Phò Phá Thai của Quốc Hội Âu Châu
Bản tường trình về sức khỏe và các quyền lợi về tính dục
và sản sinh, do Ủy Ban về Các Quyền Lợi Nữ Giới và Các Cơ Hội Bình Đẳng của Quốc
Hội Âu Châu, đã được chấp thuận với số phiếu 280-240 và 28 phiếu trắng. Những
đại biểu thuộc Đảng Xã Hội đã vỗ tay rất dài hoan hô cuộc thắng phiếu ấy, còn
Đảng Phổ Thông Âu Châu (The European Popular Party) bỏ phiếu chống lại bản tường
trình này. Cuộc tranh cãi đã kéo dài từ tối Thứ Ba hôm qua tới sáng Thứ Tư hôm
nay. Tuy nhiên, Ủy Ban Âu Châu phác họa bản tường trình này, qua ông David
Byrne, cho biết Quốc Hội Âu Châu không có thẩm quyền về vấn đề này. Bản tường
trình này đã được viết bởi bà Anne van Lancker, một nghị viên Âu Châu thuộc Đảng
Xã Hội Bỉ. Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu (COMECE: Commission of the
Bishops’ Conferences of the European Community) đã lên tiếng phản đối việc Quốc
Hội Âu Châu chấp nhận bản tường trình tìm cách áp đặt vấn đề phá thai trên các
nước hội viên hay dự viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Sau đây là “Lời Phát
Biểu của Văn Phòng Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu (COMECE) về Việc
Quốc Hội Âu Châu Thừa Nhận Bản Tường Trình Về Sức Khỏe Cùng Quyền Lợi Tính Dục
và Sản Sinh”.
“Văn Phòng COMECE lấy làm tiếc về việc Quốc Hội Âu Châu thừa nhận bản tường
trình được bà Anne van Lancker MEP phác họa về vấn đề sức khỏe và các quyền lợi
tính dục và sản sinh (A5-0223/2002) hôm mùng 3 tháng 7 năm 2002, với số phiếu
280 thuận, 240 chống và 28 trắng. Văn Phòng COMECE đã hết sức chú ý và quan tâm
theo dõi việc soạn thảo bản tường trình này cũng như việc tranh luận chúng quanh
bản tường trình ấy.
Bản tường trình đã gây nên một số vấn đề trầm trọng. Bởi thế, chúng tôi thấy bản
tường trình lại càng đáng tiếc hơn nữa khi những vấn đề này bị phủ mờ bởi một số
những chủ trương đang được tranh cãi dựa vào những kết luận còn ngờ ngợ về những
gì được chính bản tường trình nhìn nhận là chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng
tôi đặc biệt lấy làm tiếc là bản tường trình kêu gọi hợp pháp hóa vấn đề phá
thai, cũng như việc làm thuận lợi hơn cho việc sử dụng thuốc ngừa thai hậu giao
hợp (the morning-after pill), nơi tất cả mọi Nước Hội Viên và Các Nước Dự Viên.
Chúng tôi cũng lấy làm tiếc về tính cách mâu thuẫn giữa việc bản tường trình
muốn nắm giữ vấn đề tôn trọng tính cách phụ trợ cùng đường lối vốn có trong vấn
đề sức khỏe tính dục, với việc bản tường trình lại gắn bó với đường lối thu hẹp
vấn đề cung cấp những dịch vụ sức khỏe về tính dục và sản sinh nơi Các Nước Hội
Viên cùng Các Quốc Gia Dự Viên.
Giáo Hội Công Giáo coi vấn đề sức khỏe của tất cả mọi con người nữ, nam và trẻ
em, ở tất cả mọi giai đoạn trong cuộc sống của họ, là một vấn đề hết sức quan
trọng. Giáo Hội Công Giáo bênh vực đường lối theo quan điểm toàn vẹn, bao gồm
việc chăm sóc y tế, việc giáo dục cùng với trách nhiệm cá nhân, và thực hiện
đường lối toàn vẹn này bằng những bệnh viện, học đường, các trung tâm cộng đồng
cùng với những dự án khác. Về vấn đề phá thai, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng sự
sống con người bắt đầu từ giây phút thụ thai, ở chỗ phá thai là việc sai trái vì
nó chối bỏ quyền sống của một con người. Điều này không sai trệch với việc Giáo
Hội ủng hộ nhân quyền căn bản của phụ nữ sống một cách xứng đáng và an toàn.
Khối Hiệp Nhất Âu Châu không có các thứ quyền hạn hay trách nhiệm về vấn đề phá
thai hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tính dục và sản sinh. Những vấn đề này vẫn thuộc về thẩm quyền riêng của Các
Nước Phần Tử, như ông David Byrne, Ủy Viên Âu Châu phụ trách Việc Bảo Vệ Sức
Khỏe và Người Hưởng Dịch Vụ, trong cuộc tranh luận về bản tường trình này trong
Quốc Hội hôm mùng 2 tháng 7. Dù nguyên tắc này có được nhìn nhận ở đoạn nhất của
bản tường trình, nhưng nó lại trở thành mâu thuẫn ở những đoạn sau đó. Thật là
đáng tiếc và không xứng hợp khi Quốc Hội tìm cách áp đặt những qui chế trên Các
Nước Hội Viên mà còn trên cả Các Nước Dự Viên, trong một lãnh vực mà tổ chức này
không có trách nhiệm.
Bản tường trình này không thay đổi vấn đề lập pháp hay qui chế của Khối Hiệp
Nhất Âu Châu, của Các Nước Hội Viên hay của Các Nước Dự Viên. Tuy nhiên, chúng
tôi sợ rằng bản tường trình này sẽ tung ra hai hàm ý chỉ có thể làm mất uy tín
của Quốc Hội mà thôi. Bản tường trình này sẽ gây ra một ấn tượng là Quốc Hội này
muốn áp đặt trên Các Nước Hội Viên và Các Nước Dự Viên mà chỉ có họ mới có độc
quyền dân chủ để quyết định. Hay nó sẽ khơi lên một sự ngờ vực là Quốc Hội này
không còn việc làm nào khẩn trương hơn là việc tung ra những bản tường trình về
các vấn đề mà tự nó không có thẩm quyền. Chúng tôi hy vọng rằng hai hàm ý này
đều không đúng, thế nhưng, việc thừa nhận bản tường trình này lại khiến cho
những người công dân ít tin tưởng hơn vào tiến trình thực hiện quyết định của
Khối Hiệp Nhất Âu Châu.
Những vấn đề phức tạp và tế nhị về luân thường đạo lý này đáng được nêu lên một
cách nghiêm cẩn và tôn trọng theo tầm cấp xứng hợp. Nếu bản tường trình này được
tạm phác họa theo sáng kiến riêng của Ủy Ban Quốc Hội Về Các Quyền Lợi Và Các Cơ
Hội Bình Đẳng Của Phụ Nữ, chứ không tham vấn với dự thảo lập pháp chuyên biệt
hay với việc áp dụng thực tế liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe về tính dục
và sinh sản ở môi trường địa phương, thì những đúc kết của bản tường trình này
khó tránh được tính chất ý hệ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin nhấn mạnh là những
ngôn từ cùng với cử chỉ tiêu cực và xúc phạm nhắm vào nhau của cả hai bên trong
cuộc tranh luận này chỉ làm hại đến uy tín của những ai sử dụng chúng mà thôi.
Chúng tôi đặc biệt tin rằng những ai tự cho rằng mình tranh đấu cho quyền sống
phải đối xử một cách kính trọng với anh em đồng loại của mình”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ bản Anh
ngữ do COMECE cung cấp để Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 3/7/2002)
Bài Giáo Lý 45, Thánh Vịnh 92 (93)
Anh Chị Em thân mến,
Thánh Vịnh 92 tuyên tụng Thiên Chúa là Vua và chúc tụng Vương Quốc của Ngài,
Vương Quốc này cũng chính là Vương Quốc chúng ta kêu cầu trong “Kinh Lạy Cha”
khi chúng ta nguyện “Nước Cha trị đến!”. Chúa không phải là một Nhà Cai Trị xa
cách xa xa vậy thôi. Ngài hiện diện ở giữa dân Ngài như là một Đấng cứu độ của
họ. Bởi vậy, Thánh Vịnh 92 cũng là kinh nguyện của đức tin và đức cậy, nhất là
đối với những ai sợ hãi những lực lượng tăm tối đang hoạt động nơi lịch sử loài
người. Sự dữ và sự chết không phải là những gì sẽ chiến thắng, mà là Chúa, Đấng
Toàn Năng, sẽ chiến thắng và sẽ cai trị muôn đời Vương Quốc an bình, chân thật
và yêu thương của Ngài.
(Xin xem toàn bài vào cuối tuần này trong mục Giáo Lý
Hằng Tuần)
2/7 Thứ Ba
ĐTC gặp gỡ Các Vị Giám Mục Pêru dịp Viếng Thăm Ngũ
Niên Tòa Thánh của các vị
Trong bài diễn từ của mình hôm nay với các vị
giám mục Peru, ngoài các vấn đề khác như việc huấn luyện giới trẻ, việc bênh vực
cơ cấu gia đình, việc gắn bó với thành phần nghèo khổ, ĐTC đã kêu gọi các vị hãy
trở thành tấm gương hiệp thông. ĐTC nói: “tinh thần hiệp thông phải chủ
trị trong Giáo Hội”, không phải chỉ là một nhu cầu khẩn trương đòi hỏi
của sứ điệp Chúa Kitô, mà còn là một đáp ứng cho niềm hy vọng sâu xa của thế
giới nữa. Các vị “được kêu gọi trở thành mẫu gương hiệp thông” ở thời điểm lịch
sử mà cuộc sống chung trong gia đình nhân loại đang bị khủng hoảng và căng thẳng.
Ngài đã nêu gương hai vị thánh ở Peru là Thánh Nữ Rose thành Lima và Thánh Nam
Martin thành Porres, những vị nêu gương cho thành phần mục tử, “thành phần
phải đồng hóa mình với lối sống riêng của Chúa Giêsu Kitô, một lối sống bao gồm
tính chất giản dị, nghèo khó, gắn bó, từ bỏ những tiện nghi cá nhân, và đầy tin
tưởng vào quyền năng của Thần Linh ngoài tầm tay con người”. ĐTC nói
Peru “cần những vị linh mục và truyền giảng phúc âm, những vị thánh, hiểu biết
và trung thành với ơn gọi của họ… Đây là công việc mà các Giám Mục phải tỏ ra
mối liên hệ của mình như là một người cha và là một vị thày”.
1/7 Thöù Hai
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng Bảy
Ý Chung: “Xin cho
các nghệ sĩ làm hết sức mình để giúp cho con người nam nữ ngày nay biết tái nhận
thức được tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa nơi thiên nhiên tạo vật”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho Kitô Hữu Ấn Độ khỏi bị ngăn cản công khai tuyên
xưng niềm tin của mình và tự do loan báo Phúc Âm”.
ĐTC tiếp phái đoàn Chính Thống Giáo đến Vatican để mừng Lễ Thánh Phêrô Phaolô Tông Đồ
Theo truyền thống đại
kết mới đây, Hai Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo Rôma gửi
đại diện đến Tòa Thánh của nhau để mừng lễ quan thày của đôi bên. Nếu phái đoàn
Chính Thống Đông Phương sang mừng lễ Thánh Phêrô và Phaolô hằng năm vào ngày
29/6, thì phái đoàn Công Giáo cũng sang đáp lễ vào Lễ Kính Thánh Anrê tông đồ
ngày 30/11. Nhìn lại cuộc trao đổi về thần học được bắt đầu từ năm 1979, ĐTC nói
“mặc dù chúng ta đã nỗ lực, cuộc trao đổi này vẫn ngăn cách chúng ta; chúng ta
thấy việc chúng ta bất lực trong vấn đề thắng vượt những thứ chia rẽ và tìm thấy
nơi chúng ta sức mạnh để hy vọng nhìn về tương lai. Chúng ta không được tỏ ra
thất đảm trước giai đoạn tinh tế này. Chúng ta không được chầp nhận tình trạng
sự việc này một cách dửng dưng… Chúa ta không thể bỏ việc tiếp tục đối thoại về
thần học, một bước không thể thiếu trong việc tiến đến tình trạng hiệp nhất…
Chúng ta cần phải hợp lực với nhau, cần phải ở với nhau, tác hành với nhau.
“Cuộc trao đổi về đức ái”, ĐTC nói phải nâng đỡ “cuộc trao đổi trong chân lý”,
tức là, “việc dấn thân để thắng vượt những chướng ngại về thần học vẫn còn cản
trở Hai Giáo Hội”.
30/6 Chúa Nhật.
Đại Hội Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ
Cuối tuần này, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ
chức Đại Hội tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, với ba mục đích:
thứ nhất, để học hỏi và đào sâu Đức Tin Công Giáo trong thiên kỷ mới; thứ hai,
để củng cố và thống nhất cơ cấu Liên Đoàn; thứ ba, để mừng kính Thánh Phêrô và
Phaolô, bổn mạng của Liên Đoàn; và thứ bốn, để mừng kính Mẹ Lavang, phát động và
chuẩn bị cho Đại Hội Hội Ngộ Niềm Tin của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại
được tổ chức tại Rôma vào ngày 24-27/72003.
Cũng nên ôn lại ở đây là Đại Hội Liên Đoàn Kỳ I năm 1980 tại San Jose California
với Cha chủ tịch Nguyễn Văn Tịnh, Kỳ II năm 1984 tại New Orleans Louisiana với
Cha chủ tịch Việt Châu, kỳ III năm 1989 tại Orange County California với Cha chủ
tịch Vũ Đình Trác; Kỳ IV năm 1993 tại Denver Colorado với Cha chủ tịch Lê Quang
Hiền; Kỳ V năm 1997 tại Houston Texas với Cha chủ tịch Nguyễn An Ninh; Kỳ VI năm
2001 tại Carthage Missouri với Đức Ông chủ tịch Phạm Văn Phương.
Giáo Hội Anh Giáo gặp khủng hoảng vì việc truyền chức
giám mục cho phụ nữ
Theo một bản thăm dò mới đây, 1/5 giáo sĩ Anh Giáo đã cho
biết họ sẽ bỏ Giáo Hội Anh Giáo nếu phụ nữ được bổ nhiệm làm giám mục. Tám năm
trước đây, 1994, khi phụ nữ bắt đầu được phép làm linh mục Anh Giáo, đã có 400
vị giáo sĩ bỏ thừa tác vụ, 25% giáo sĩ và 17% giáo dân tin rằng “không một phụ
nữ nào được làm giám mục ở bất cứ chỗ nào”. Tờ Times cho biết như vậy. Tuy nhiên,
về vấn đề phụ nữ làm giám mục, 50% giáo sĩ và 60% giáo dân ủng hộ việc đàn bà
làm giám mục. Nhưng 20% giáo sĩ cho biết họ có thể đi đến chỗ lìa bỏ Giáo Hội
Hiệp Thông Anh Giáo, và 5% tỏ dấu nhất định bỏ Giáo Hội. Cuộc thăm dò này được
thực hiện bởi nhóm truyền thống Cost of Conscience commissioned Christian
Research, và được phổ biến hôm Thứ Sáu 28/6 trước khi xẩy ra Cuộc Tổng Nghị Anh
Giáo, Cuộc Tổng Nghị này sẽ được Giám Mục Giáo Phận Rochester là Michael Nazir-Ali
sẽ trình bày vấn đề phong chức cho phụ nữ làm giám mục.
______________________________________________