GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 8/2003
Ý Chung: “Xin cho các nhà nghiên cứu về lãnh vực khoa học và kỹ thuật biết đón nhận các lời kêu gọi không ngừng của Giáo Hội trong việc sử dụng một cách khôn ngoan và hữu trách những thành đạt họ chiếm được”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho các giáo lý viên ở những Giáo Hội trẻ biết chứng thực lòng họ trung thành gắn bó với Phúc Âm”.
___________________________________________
03-09/8/2003
9/8 Thứ Bảy
Phong Trào Thời Mới (New Age Movement)
Theo Bí Mật La Salette: "Vào năm 1864, Luxiphe cùng với một số lớn qủi ma sẽ được thả ra khỏi hỏa ngục..." Chắc chắn bọn qủi cuối thời này sẽ không hiện hình để dụ hoặc người ta, mà hoạt động bằng "những sự dối trá" (Gn.8:44) của chúng nơi con người và qua con người. Chân tướng của chúng, vào ngay năm 1864, đã bị Đức Piô IX vạch trần ở Bản Liệt Kê 80 Sai Lầm, mà điều 1 là bộ mặt Phiếm Thần (Pantheísm), chủ trương của Phong Trào Thời Mới:
"Không có một hữu thể tối cao nào toàn tri và quan phòng hết mọi sự tách biệt khỏi vũ trụ này cả, Thiên Chúa cũng giống như bản chất tự nhiên của các sự vật, bởi thế cũng bị chuyển biến' Thiên Chúa thực sự được tạo nên cả ở nơi con người cũng như ở nơi thế gian, nên tất cả mọi sự đều là Thiên Chúa và có cùng một bản thể của Thiên Chúa' Thiên Chúa cũng chỉ là một sự vật giống như thế gian, do đó mà tinh thần cũng giống như vật chất, tất yếu cũng giống như tự do, sự thật cũng giống như giả tạo, sự thiện cũng giống như sự dữ, và công chính cũng giống như bất chính". (RCH trang 992)
Trên thực tế, Phong Trào Thời Mới cho rằng vì không ý thức nên người ta mới tách khỏi thần tính của mình mà thôi. Để nhận thức được thần tính của mình, họ cần ý thức lại, thế thôi. Họ ý thức lại thần tính của mình bằng những phương pháp luyện tập tâm linh, như Thiền, Yoga v.v. Sau khi cảm nghiệm được thần tính của mình, cá thể của con người sẽ được biến đổi, nhờ đó thế giới cũng sẽ được biến đổi, và nhân loại sẽ bước vào một Thời Mới.
Đối với Phong Trào Thời Mới, Đức Kitô đúng là Thiên Chúa, song Người cũng chỉ là Thiên Chúa như mọi người thôi. Sở dĩ Đức Kitô là Thiên Chúa hơn mọi người là vì Người nhận thức được thần tính của mình, do đó, Người có thể thể hiện quyền năng thần linh của mình. Bởi thế, Phong Trào Thời Mới coi Chúa Kitô chỉ là một nguyên lý thần linh (a divine principle) và là một nhiệt lực (an energy force) hay là một tâm thức Kitô (a Christ-conciousness) mà mọi người có thể đạt được:
"Đức Kitô không phải là Thiên Chúa, Người không đến như Thiên Chúa. Người là hóa thân một phương diện của Thiên Chúa. Người là linh hồn hóa thân của mọi tạo vật. Người hiện thân cho năng lực là phương diện tâm thức của Hữu Thể mà chúng ta gọi là Thiên Chúa.
"Đức Kitô là gì? Trong tất cả mọi sự sống đều có một tính chất, một năng lực, như đặc tính căn bản của mình, mạnh mẽ phát triển, mãnh liệt diễn xuất thần tính. Nó là một tính chất có thể nói là bất cứ thể thức nào bao bọc lấy tôi, tôi sẽ không bị cầm giữ bởi nó như là một tù nhân, song tôi sẽ biến đổi nó thành một thể thức vĩ đại hơn. Tôi sẽ sử dụng tất cả cuộc sống, tất cả kinh nghiệm như những bước tiến đến những mạc khải thần linh cao cả hơn. Đức Kitô là một lực tiến hóa nền tảng trong tạo vật.
"Cuộc hạ sinh thật sự của Đức Kitô không phải là cuộc hạ sinh của Giêsu. Giêsu là một cá nhân tự mình phải tái diễn lại những giai đoạn nào đó. Người theo mẫu thức của Phật Tổ đã thiết định... Chính Người cũng phải được đánh thức dậy. Trong tâm thức của mình, Người đã phải chạm đến mẫu thức Kitô" (SIIR trang 93-94)
Về các phương pháp luyện tập tâm linh được Phong Trào Thời Mới sử dụng để giúp con người nhờ đó đạt đến thần tính của mình, ĐTC Gioan-Phaolô II đã lên tiếng trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của Ngài như sau:
"Không phải là không thích hợp để cảnh giác những Kitô hữu say mê đón nhận một số những tư tưởng nơi những truyền thống tôn giáo Viễn Đông - chẳng hạn như những kỹ thuật và những phương pháp suy niệm cũng như thực hành khổ chế... Một vấn đề khác là việc trở lại với những tư tưởng về chủ đạo thức cổ xưa nấp dưới hình thức của cái gọi là Thời Mới. Chúng ta không thể tự dối mình cho rằng cái Thời Mới này sẽ làm canh tân đạo giáo (phụ chú: xem tông huấn Redemptoris Missio của ĐTC Gioan-Phaolô II ban hành ngày 7-12-1990, số 38, về ý tứ "canh tân đạo giáo" ở đây). Nó chỉ là một đường lối mới trong việc thực hành khuynh hướng chủ đạo thức (gnosticism), một thái độ có tinh thần muốn tìm hiểu sâu xa về Thiên Chúa lại làm lệch đi Lời của Ngài bằng những lời của nhân loại. Khuynh hướng chủ đạo thức này không bao giờ hoàn toàn tách biệt khỏi lãnh giới của Kitô giáo. Trái lại, nó luôn luôn hiện hữu sát cánh với Kitô giáo, đôi khi mặc lấy thể thức của một trào lưu triết lý, song thường mang những đặc tính của một tôn giáo, hay một dị giáo tàng hình dù không bị điểm mặt, tương khắc với tất cả những gì chính yếu của Kitô giáo" (CTH trang 89-90)
Ðaminh Maria Cao Tấn T ĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng
8/8 Thứ Sáu
Trào Lưu Duy Nhân Bản
Như đã đề cập đến ở ngay trong chương 11 bàn về "Hai Mãnh Thú" này (trang 188-189), "trào lưu luân lý nhân tạo" là một triệu chứng hiển nhiên nhất, cũng là một hiện tượng sôi nổi nhất trong thế giới tân tiến hiện nay, nói lên một thảm trạng có thể nói là duy nhân bản. Thật ra, nhân bản tự bản chất vốn tốt lành, như chính phẩm giá của con người, yếu tố nền tảng làm nên những gì gọi là nhân bản (nhân tính và nhân vị), hay làm nên những gì liên quan đến nhân bản (nhân quyền và nhân cách).
Bởi thế, nếu bỏ nhân bản đi, không đặt con người làm trọng tâm của và là cùng đích cho mọi hoạt động trần thế của mình, xã hội loài người, một là sẽ trở về thời bán khai sống theo luật rừng, mạnh được yếu thua, không hơn gì loài thú, hai là sẽ duy vật, như chủ trương của cộng sản thuyết, dùng con người như một sở vật vô sản, chẳng khác gì một bộ phận trong guồng máy chế độ để quay cuồng sản xuất một cách vô hồn và vô vọng...
Tuy nhiên, nhân bản đáng giá và đáng tôn trọng không phải là chỉ vì mối liên hệ xã hội giữa loài người với nhau mà thôi. Nếu nhân bản chỉ dựa trên cảm thức và cảm nghiệm là: tôi cần phải tôn trọng anh vì nếu không anh sẽ không tôn trọng tôi, thì thứ nhân bản này vẫn còn quá tiêu cực và thiếu sót, không có tính cách đại đồng và siêu việt đúng như nguồn gốc có tính cách thần linh của nó. Và vì thế mà, cuối cùng, thứ duy nhân bản này cũng sẽ lại đưa con người trở về với luật "mắt đền mắt, răng đền răng", mà kết cục là "khôn sống mống chết", không hơn luật rừng là bao nhiêu, hay ai mạnh thì sống, như chủ trương đấu tranh giai cấp theo chủ thuyết cộng sản vô thần.
Bởi thế, duy nhân bản là chủ thuyết hay khuynh hướng tôn sùng con người thái quá, đến nỗi, coi con người là chủ tể duy nhất, ngoài ra không còn thượng đế, không còn thần linh, không còn Thiên Chúa nào khác. Từ đó và bởi đó, tất cả những gì con người nghĩ là đúng, muốn là tốt. Điển hình nhất là trào lưu luân lý nhân tạo ngày nay, một trào lưu luân lý chủ quan, bất chấp những nguyên tắc luân lý phổ quát, một trào lưu sống theo lương tâm của mình, tự "biết lành biết dữ" (KN. 3:5), ở chỗ cái gì mình cho là tội mới có tội.
Như thế, có thể nói, nếu "phản Kitô" là tinh thần của thần dữ, thành phần chống đối, không chấp nhận Thiên Chúa như Ngài là và từ đó muốn nên bằng hay hơn Thiên Chúa, thì "duy nhân bản" là tinh thần trần tục của con người là loài cũng muốn chẳng những nên giống như mà còn thay Thiên Chúa nữa. Tuy nhiên, theo thời gian, chủ nghĩa duy nhân bản có sau tinh thần "phản Kitô", vả lại, theo nguồn gốc, lại do chính tên "phản Kitô" đầu đảng trá hình trong "con cựu xà" mà có. Thế nên, theo tính cách của mình, chủ thuyết duy nhân bản chính là "hình ảnh của con mãnh thú thứ nhất" (KH 13:15). Và, theo tiến trình, chủ nghĩa duy nhân bản phát triển là nhờ "con mãnh thú thứ hai ban sự sống cho" (KH 13:15). Để rồi, nhờ môi trường hết sức béo bở ngày nay, như đã đề cập đến ở trang 189, là ý thức nhân quyền cao độ và quyền năng kỳ diệu nơi khoa học và kỹ thuật của con người, chủ nghĩa duy nhân bản hầu như đã đạt đến tầm vóc viên trọn quá cỡ, thậm chí quá ư là kệch cỡm, của mình.
Thế nhưng, theo bản chất, duy nhân bản là tự thần linh hoá bản thân, mà ai cũng cho mình và muốn mình là Chúa, là đầu của nhau và muốn làm đầu nhau. Bởi vậy, không lạ gì xã hội loài người đã mọc lên vô số đầu mục, như "con khổng long" hay "con mãnh thú từ biển tiến lên" cả hai đều "có 7 đầu" (KH 12:3' 13:1). Mà bởi vì "không ai có thể làm tôi hai chủ" (Mt.6:24), nên kể từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay là thời điểm lịch sử loài người đang ở vào giữa thập niên 1990 trước khi kết thúc kỷ nguyên thứ hai, thế giới đã, đang và còn trở thành một bãi chiến trường, để các đầu mục giành nhau ngôi báu, bằng cách tàn sát lẫn nhau. Và cuộc chiến duy nhân bản này sẽ kéo dài cho đến khi, theo quan điểm trần gian và đà hướng chính trị, sẽ có và phải có một trật tự thế giới mới (New World Order), được lãnh đạo bởi một đầu óc độc tài chuyên chế nhất và bằng một bàn tay sắt máu nhất.
Sau đây là một bản hiến chương tiêu biểu nhất về chủ thuyết duy nhân bản (humanism) trong "Humanist Manifesto I", chủ trương 15 tuyên ngôn đã được một triết gia người Hoa Kỳ là John Dewey (1859-1952) và các đồng chí của ông ta ký kết vào năm 1933.
1. "Những nhà nhân bản về tôn giáo coi vũ trụ này như tự mình hiện hữu chứ không phải là được dựng nên.2. "Chủ thuyết nhân bản tin rằng con người là thành phần của thiên nhiên và xuất thân như thành quả của một tiến trình liên tục.
3. "Theo quan niệm cấu trúc về sự sống, những nhà nhân bản thấy rằng cần phải phủ nhận quan niệm truyền thống chủ trương có hai phần là tâm trí và thể xác.
4. "Chủ thuyết nhân bản nhận thức rằng văn hóa và văn minh hữu thần của con người... là một sản phẩm tiệm tiến gây ra do cuộc tiếp xúc của con người với hoàn cảnh thiên nhiên cũng như với gia sản xã hội của mình...
5. "Chủ thuyết nhân bản cho rằng bản chất của vũ trụ được khoa học tân tiến phác họa làm cho những bảo toàn về siêu nhiên hay vũ trụ nơi các giá trị nhân bản không thể nào chấp nhận được... đường lối để ấn định sự hiện hữu và giá trị của bất cứ hay tất cả mọi thực tại là nhờ ở việc thăm dò sáng suốt ... tôn giáo phải hình thành các hy vọng cũng như những dự án của mình trong ánh sáng của tinh thần và phương pháp khoa học.
6. "Chúng tôi xác tín rằng chủ trương hữu thần, chủ trương thần linh đã hết thời rồi.
7. "Tôn giáo bao gồm những hành động, những mục đích và những kinh nghiệm có một ý nghĩa nhân bản... Việc phân biệt giữa linh thánh với trần tục không còn nữa.
8. "Chủ thuyết nhân bản về tôn giáo coi việc nhận thức trọn vẹn về nhân vị con người là cùng đích (mục tiêu) của đời sống con người, rồi tìm cách phát triển và hoàn trọn nó ở trên đời hiện tại này. Đây là... nhiệt tính xã hội (của chúng ta).
9. "Thay cho những thái độ cổ hủ liên quan đến việc phụng thờ và cầu nguyện, nhà nhân bản tìm thấy những xúc động đạo đức của mình được diễn đạt nơi cảm thức cao vời về cuộc sống cá nhân cũng như trong nỗ lực hợp tác để cổ vhành cho nền an sinh xã hội.
10. "Thế nên, cho đến nay, sẽ không còn những cảm xúc và thái độ đạo đức đặc thù nào liên hệ đến niềm tin vào siêu nhiên.
11. "Con người sẽ học biết cách đối đầu với những khủng hoảng của cuộc sống bằng kiến thức của mình... Những thái độ nhân bản và hợp với lý lẽ sẽ được bồi dưỡng bằng việc giáo dục... chủ thuyết nhân bản sẽ chọn con đường lành mạnh về tâm thần cũng như về xã hội, và sẽ ngăn chặn những niềm hy vọng có tính cách cảm tình, không thật và mộng tưởng.
12. "... Những nhà nhân bản về tôn giáo nhắm đến việc bồi dưỡng tính cách sáng tạo nơi con người
13. "Chủ thuyết nhân bản về tôn giáo chủ trương rằng tất cả mọi hiệp hội hay cơ cấu hiện hữu là để thực hiện việc làm cho đời sống của con người được viên trọn.. Tất nhiên, những tổ chức về tôn giáo (như Giáo Hội Kitô Giáo), những thể thức về lễ nghi của họ, những phương pháp của giáo hội và những hoạt động cộng đồng phải được tái tạo cấp thời theo như kinh nghiệm cho phép...
14. "Những nhà nhân bản mạnh mẽ xác tín rằng cái xã hội tham hưởng và thiên lợi hiện tại vẫn tỏ ra chưa trọn đủ, cần phải thiết lập một cuộc thay đổi tận gốc nơi việc kiểm soát, nơi các phương pháp cũng như nơi các động lực. Cần phải thiết định một trật tự kinh tế hỗ tương được xã hội hoá.
15. "Chúng tôi nỗ lực để thiết định những điều kiện cho tất cả mọi người có được một cuộc sống thoải mái..." (NWO trang 43-44)
Ngày 19-11-1995, Tổ chức "Wir sind Kirche" (Chúng Ta là Giáo Hội) ở Đức cho biết là họ đã nhận được hai tấn giấy tờ, mang chữ ký của 1 triệu 8 trăm ngàn người, trong đó có gần 1 triệu rưỡi là Công Giáo Rôma ở Đức, kêu gọi thực hiện một giáo hội dân chủ mới mẻ hơn, theo 5 điểm chính yếu sau đây:
1. Một giáo hội anh chị em' (như kiểu Hội Nghị Nữ Tu trang 201-203)
2. Quyền bình đẳng cho giới phụ nữ' (như cho phụ nữ làm linh mục)
3. Độc thân tùy ý' (như cho linh mục được phép lập gia đình)
4. Một thẩm giá tích cực hơn về tình dục' (như đồng tính/nữ luyến ái)
5. Một sứ điệp vui tươi hơn là dọa nạt. (Quyền Giáo Huấn để làm cảnh)
Bản văn có tính cách thuần túy dân chủ hợp thời này và mang tinh thần "bỏ đạo tập thể" (1Thes.2:3) cuối thời như thế còn được thêm 500 ngàn chữ ký ở Áo quốc. Ngoài ra, nó cũng đã được hai nhà thần học vừa nổi tiếng vừa cấp tiến là Hans Kung và Bernard Haring nhiệt liệt ủng hộ.Ngày 24-11-1995, tức 5 ngày sau khi bản tin trên đây được phổ biến, ĐTC Gioan-Phaolô II đã chia sẻ nhận định và ý định của mình với hội đồng Thánh Bộ Đức Tin như sau:
"Ngày nay chúng ta phải ghi nhận là có một sự hiểu lầm lan rộng về ý nghĩa và vai trò nơi Quyền Giáo Hội Giáo Huấn.
"Đây là căn gốc của những bình phẩm và chống đối trước những công bố của Quyên Giáo Huấn của Giáo Hội, như qúi huynh đã đặc biệt vạch ra liên quan đến các phản ứng đối với không ít những vấn đề thần học và giáo hội cho đến những văn kiện mới nhất của Quyền Giáo Hoàng Giáo Huấn: Thông điệp 'Veritatis Splendor' về những nguyên tắc của tín điều luân lý và sự sống' thông điệp 'Evangelium Vitae' về giá trị bất khả phạm của sự sống con người' Tông thư 'Ordinatio Sacerdotalis" về việc không thể phong chức linh mục cho nữ giới' và Văn Thư của Thánh Bộ phụ trách Tín Điều Đức Tin về việc hiệp lễ đối với tín hữu ly dị rồi tái hôn... (số 4)
"Trong các Thông Điệp 'Veritatis Splendor' và 'Evangelium Vitae' cũng như trong Tông Thư 'Ordinatio Sacerdotalis', Ta muốn nêu lên, một lần nữa, tính cách liên tục của tín điều nơi niềm tin của Giáo Hội, bằng việc xác nhận những chân lý hiển nhiên đối với Thánh Kinh, với Tông Truyền và với giáo huấn đồng nhất của các Vị Chủ Chăn. Bởi vậy, những tuyên ngôn này, bằng quyền bính được truyền ban cho Vị Thừa Kế thánh Phêrô để làm cho anh em mình vững vàng' (Lk.22:32), nói lên tính cách chắc chắn chung hiện diện trong đời sống cũng như giáo huấn của Giáo Hội.
"Do đó, thật là khẩn thiét trong việc phải làm sao để phục hồi được quan niệm chuyên chính về quyền bính, không những ở lãnh vực khi được thẩm quyền long trọng công bố, mà còn, sâu xa hơn nữa, ở cả lãnh vực nó được dùng để bảo đảm, an toàn và hướng dẫn cộng đoàn Kitô giáo được liên tục trung thành với Thánh Truyền, nhờ đó, các tín hữu có thể gắn bó với giáo huấn của các Tông Đồ và với nguồn mạch của chính thực tại Kitô giáo này". (số 6) (ITV 1/1996, tr.13)
Từ ngày 8-12-1964, Đức Thánh Cha Piô IX đã lên án, trong Bản Liệt Kê 80 Điều Sai Lầm, những chủ trương duy nhân bản sặc mùi vô thần này, chẳng hạn ngài đã lên án các điều sau đây:4. "Tất cả những sự thật về tôn giáo phát xuất từ khả năng tự nhiên của lý trí con người' bởi thế, lý trí là luật chính yếu nhờ đó con người có thể chiếm được và phải chiếm được kiến thức về tất cả những chân lý trong đủ mọi phương diện..
5. "Mạc khải thần linh bất toàn, bởi đó, phải trải qua một tiến triển liên tục vô hạn định, xứng hợp với bước tiến của lý trí con người.
6. "Đức tin vào Đức Kitô phản lại với lý trí con người' và mạc khải thần linh chẳng những chẳng có lợi gì mà còn làm hại cả đến tầm mức toàn vẹn của con người nữa.
40. "Tín điều của Giáo Hội Công Giáo phản lại với phúc lợi của xã hội loài người.
42. "Trong trường hợp có những tương phản luật lệ giữa hai thẩm quyền, thì luật dân sự vẫn hơn.
56. "Những luật lệ về luân lý không cần đến tính cách chế tài thần linh, và các luật lệ nhân tạo cũng không cần phải am hợp với luật tự nhiên hay không cần phải nhận được hiệu lực từ Thien Chúa.
80. "Giáo hoàng Rôma có thể và phải tự dung hợp với đà tiến triển, với khuynh hướng giải phóng cũng như với nền văn minh tân tiến.. (RCH trang 992-996)
Chưa hết, ngày 3-7-1907, Thánh Giáo Hoàng Piô X, trong sắc lệnh "Lamentabili Sane", còn lên án 65 chủ trương của Tân Tiến Thuyết, ', chẳng hạn như những sai lầm tiêu biẻu sau đây:
4. "Ngay cả được định tín đi nữa, Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội cũng không thể nào xác định được ý nghĩa chuyên chính của các Sách Thánh.
11. "Linh ứng thần linh không áp dụng cho tất cả mọi Sách Thánh, để làm cho các phần của mình, từng phần cũng như mọi phần, tránh khỏi sai lầm.
20. "Mạc khải chẳng có là gì khác ngoài ý thức con người có được về mạc khải của mình đối với Thiên Chúa.
21. "Mạc khải làm nên đối tượng của Đức Tin Công Giáo chưa hoàn tất nơi các Tông Đồ.
22. "Tín điều mà Giáo Hội nắm giữ như được mạc khải không phải là những sự thật từ trời rơi xuống. Chúng là sự cắt nghĩa về những dữ kiện tôn giáo mà tâm trí loài người có được nhờ nỗ lực.
26. "Tín điều Đức Tin được nắm giữ chỉ theo ý nghĩa cụ thể mà thôi' tức là theo những tiêu chuẩn cảm nhận của việc làm, chứ không theo những tiêu chuẩn tin tưởng.
55. "Simon Phêrô cũng chưa hề đặt vấn đề là Đức Kitô đã trao quyền thủ lãnh cho mình trong Giáo Hội.
56. "Giáo Hội Rôma trở thành thủ lãnh của mọi giáo hội không phải là do ấn lệnh của Sự Quan Phòng Thần Linh, mà chỉ là nhờ những điều kiện chính trị.
57. "Giáo Hội đã tỏ ra thù địch với đà tiến triển của các khoa học tự nhiên cũng như thần học.
58. "Chân lý không còn bất biến hơn chính con người nữa, vì nó xoay vần với, trong và qua con người. (PDG trang 71-77)
Hiện tượng duy nhân bản chuyên biệt và nổi bật nhất hiện nay, ngoài trào lưu luân lý nhân tạo, phải kể đến "phong trào nữ giới quá khích" (feminism), cả lãnh vực đời cũng như đạo. Về đời, có luật pháp "pro-choice", cho phép người phụ nữ có quyền phá thai, và về đạo, có áp lực "inclusive language", sửa lại ngôn ngữ có vẻ mang tính cách kỳ thị phái tính trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, gần đây cho thấy mức độ quá khích của phong trào nữ giới đã được tỏ ra qua hai biến cố: thuộc lãnh vực trần thế, có Hội Nghị Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc (lần thứ 4) ở Bắc Kinh Trung Cộng nhóm họp từ 4 đến 15-9-1995, và thuộc lãnh vực đạo giáo, có Hội Nghị Phụ Nữ về Truyền Chức (Women's Ordination Conference) nhóm họp vào cuối tuần lễ 10-12/11/1995 ở Washington D.C.
Trước hết là biến cố Hội Nghị Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh. Một trong những điểm được tranh luận và tranh đáu quyết liệt nhất, bởi những nhân vật đại diện trí thức tiêu biểu của các quốc gia ở vào thời điểm loài người văn minh tuyệt vời ngày nay, có thể nói là phải kể đến ý niệm về nam tính và nữ tính của con người đã được phần đông không muốn gọi là phái tính (sex) xứng danh con người là loài "nhân linh ư vạn vật" nữa, mà là giống đực và giống cái ("gender") chẳng khác gì như loài vật. Tổng quan về "Quan Điểm Giống Tính" (Gender Perspective) của thành phần chủ trương nam tính và nữ tính theo giống đực và giống cái, đã được nguyệt san CWR, trong số báo tháng 5-1995 và số báo tháng 11-1995, tóm kết như sau:
1. Chủ trương phá thai là một nhân quyền, phổ biến rộng rãi pháp quyền phá thai: "freedom of reproductive choice" (nguyên văn của tài liệu do INSTRAW phổ biến trong Hội Nghị), giáo dục phái tính và những quyền được phép liên hệ dục tính cho vị thành niên cũng như những ai chưa lập gia đình. (INSTRAW là chữ viết tắt của International Research and Training Institute for the Advancement of Woman, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm phục vụ việc thăng tiến cho những phúc lợi của giới phụ nữ)
2. Chủ trương quyền được đồng tính luyến ái (homosexual) và đồng nữ luyến ái (lesbian).
3. Chủ trương xác định giống tính như một cấu trúc xã hội và chống lại quan niệm 'sinh lý định mệnh' (biology is destiny).
4. Tin tưởng rằng tình trạng nghèo nàn của phụ nữ là do bởi phụ nữ thiếu tự lập về kinh tế.
5. Cổ vhành những nghề nghiệp không theo truyền thống và công việc ngoài gia đình, và lên án những nghề nghiệp truyền thống và những khuôn mẫu.
6. Chống lại việc bạo hành phụ nữ, vì tin rằng việc bạo hành như vậy là do quyền lực của phái nam và gia đình.
7. Đề xướng đẳng số giống tính (gender quotas) 50-50 trong tất cả mọi cơ quan chính quyền, dù được bầu cử cũng như được bổ nhiệm: "political equality between women and men" (nguyên văn của tài liệu do INSTRAW phổ biến dịp Hội Nghị), trong tất cả mọi ngành nghề kinh tế, làm việc nhà cũng như coi con cái.
8. Muốn thay đổi định nghĩa về gia đình, hay chữ 'gia đình' (family) phải được thay thế bằng chữ 'gia cư' (household).
9. Tin tưởng rằng tôn giáo 'thủ cựu' (fundamentalist) phải chịu trách nhiệm về tình trạng nữ giới bị bạo hành và về việc chối bỏ những quyền bình đẳng của nữ giới.
Sau biến cố Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Phụ Nữ thuộc lãnh vực trần thế, tiếp đến là Hội Nghị Phụ Nữ về Truyền Chức trong lãnh vực đạo giáo, một biến cố đã được nhen nhúm và sửa soạn từ năm 1993. Nguyệt san Catholic World Report, số tháng 1/1996, đã phổ biến một bài báo dưới tựa đề "Strange Sisters: Feminists are ready to abandon the hiearchy, the priesthood, the sacraments - but not their positions at Catholic institutions" (Những Nữ Tu Kỳ Lạ: Các Giới Nữ không ngần ngại bãi bỏ hàng giáo phẩm, chức linh mục và các bí tích, nhưng vẫn giữ lấy chỗ đứng của mình ở tại các học viện Công Giáo) đã tiết lộ như thế. Căn cứ vào những tường trình của bài báo, diễn tiến và nội dung của biến cố có tính cách bùng nổ vô tiền khoáng hậu này có thể được phân tách và đúc kết như sau.:
Chủ đề của Hội Nghị là "A Discipleship of Equals" (Một Mối Liên Hệ Môn Đồ Bình Đẳng), nhan đề của một cuốn sách đã gợi hứng cho Hội Nghị này. Bởi thế, những nhân vật điều hành chương trình Hội Nghị mặc áo linh mục và cả bộ giám mục. Và cũng bởi thế, một đám đông cả gần 1000 nữ tu, toàn là các giáo chức hay các thần học gia, trong ánh sáng mờ ảo của một hội trường, đã có những mục cùng nhau cử hành các nghi thức tương tự như thánh lễ và giờ kinh.Trong phần làm phép bánh, họ đồng thanh đọc lên sau đây:
Chúc tụng ngài, Thần Linh Tồn Dưỡng, vì từ Hành Tinh của Trái Đất ngài mang lại nhiều hạt lúa miến. Chúng tôi nhận lấy, chúc tụng, bẻ ra và dùng bánh này, khi chúng tôi nhận thức được vẻ đẹp và quyền năng của sự khác biệt để thực hiện mối liên hệ môn đồ bình đẳng.
Cũng thế, qua phần làm phép chén, họ cũng đồng thanh đọc:
Chúng tôi nhận lãnh, chúc tụng và uống hoa trái này của cây nho, trong liên đới với tất cả những ai được Thần kêu gọi nhập cuộc cho một sứ vụ tư tế cải cách, đó là một mối liên hệ môn đồ bình đẳng. (Thế rồi, trên chén rượu của từng người, họ hát một bản nhạc trong đó có lời này:) "Chớ gì máu của tôi là một mầm mống cho việc giải phóng".
Sang phần Giờ Kinh Phụng Vụ, họ hát xướng như sau:
Chúc tụng Sophia. Chúc tụng danh thánh của bà. Chúc tụng tất cả mọi phụ nữ: được trẻ trung, phong phú và khôn ngoan. Chúc tụng những chị em của Sophia là những người làm tồn tại cho một mối liên hệ môn đồ bình đẳng. Chúc tụng tất cả mọi đứa con kể lại các truyện về những vị tiền mẫu của mình..." (phụ chú: theo thuyết chủ đạo thức, Sophia là một Đại Mẫu, Nữ Chúa Trời Cao đã xuống thế giới vật chất và hạ sinh ra 7 quyền lực)
Qua những trình diễn trên đây, mục tiêu của Hội Nghị là có ý lật đổ chế độ "phẩm trật" (Kyriarchy là chữ cố ý được dùng thay cho chữ Patriarchy, chữ ám chỉ phẩm trật), vì Hội Nghị chủ trương: "Ordination means subordination" (Chịu Chức tức là lụy thuộc). Do đó, họ tỏ ra không thèm "phẩm trật" nữa. Trong một tờ phát hành của Hội Nghị, "Tân Nữ Giới, Tân Giáo Hội", Janet Kalven viết:"Những nhà thần học của chúng ta vạch ra rằng chức linh mục là một quan niệm phẩm trật thừa kế, được Giáo Hội thiết lập theo ảnh hưởng của Do Thái cũng như theo những khuôn mẫu của người Rôma, mà hiện nay nó được gắn liền với những thể thức được giáo sĩ hoá có tính cách trịch thượng kỳ thị phụ nữ. Nó thật sự phản lại với những sứ vụ của nữ giới mà phụ nữ đang tạo lập nên... Chúng ta đang đi một bước rất tốt đẹp: một đàng nhấn mạnh rằng việc loại trừ không cho phụ nữ chịu chức là bất công. Đàng khác, đẩy mạnh một loại sứ vụ rất khác biệt trong một giáo hội cộng đồng chuyên nghiệp".
Sau đây là hai lời phát biểu của hai nhân vật chính trong nhóm họ, lời thứ nhất của Elisabeth Schussler Fiorenza, tác giả cuốn "Một Mối Liên Hệ Môn Đồ Bình Đẳng" (A Discipleship of Equals), và lời thứ hai của Donna Steichen, tác giả cuốn "Cơn Hận Nộ Thách Trời: Dung Nhan Kín Nhiệm của Phong Trào Nữ Giới Công Giáo" (Ungodly Rage: the Hidden Face of Catholic Feminism).1. "Cái mơ mộng còn cần phải được nhận thức là gì? Phải chăng, đó là phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo Rôma sau cùng rồi cũng có thể được gọi là 'Reverend', được mặc bộ giáo sĩ, được khoác những phẩm phục giáo sĩ hay là nhận được những đặc ân giáo sĩ, nhận được một ấn dấu không thể xoá bỏ của sự khác biệt chính yếu, của việc tiến lên một cấp trật cao hơn, chẳng những trong Giáo Hội mà còn trên cả thiên đàng nữa? Phải chăng đó là một mộng mơ cần phải chiếm lấy mẩu bánh giáo sĩ, cho dù có vì thế mà chúng ta bị mắc nghẹn hay chăng?"
2. "Người ta khó mà tin được, song thực sự là giới lãnh đạo của phong trào nữ tu giới đã lâu lắm rồi không hề chú trọng đến chức linh mục, một khi chúng ta hiểu được từ ngữ đó. Họ sẽ không tuyên hứa vâng phục một vị giám mục và họ chắc chắn cũng không thi hành đức vâng phục nếu họ có hứa."
Với tinh thần của Hội Nghị Nữ (Tu) Giới Công Giáo trên đây, một người bình thường tự nhiên cũng sẽ cảm thấy rằng, phong trào nữ giới quá khích Công Giáo tỏ ra không thèm phẩm trật là vì biết rằng không đòi được nữa. Bởi vì, trước tháng 5-1994, thời điểm Đức Gioan-Phaolô II dứt khoát khẳng định trong tông thư "Ordinatio Sacerdotalis": "Ta tuyên bố là Giáo Hội không có quyền gì cả trong việc truyền chức linh mục cho nữ giới", thì họ còn ham chức vị linh mục, như ấn bản "New Women, New Church" được phổ biến trong dịp Hội Nghị đã tiết lộ: "Vào một cuộc họp (sửa soạn cho Hội Nghị từ tháng 11-1993) có chừng 40 người, trong đó có một giám mục và một linh mục, chúng tôi đã ôm ấp tư tưởng là tìm kiếm một hay hai vị giám mục hưu trí Công Giáo để truyền chức các các phụ nữ vào lúc cao điểm nhất của hội nghị". Tuy nhiên, sau thời điểm bức tông thư oan nghiệt xuất hiện, họ rhành ràng là đã tỏ ra một thái độ "không thèm" hay "cóc cần" chức linh mục nữa, được phản ảnh qua Hội Nghị Nữ Giới về Truyền Chức vào cuối năm 1995.
Nếu thế, không phải hay sao, ý định muốn lãnh chức linh mục của thành phần nữ giới Công Giáo quá khích chỉ là vì địa vị hơn là thuần túy vì "sứ vụ" (theo ý nghĩa của chữ "ministry") và để "phục vụ", một ý định như thế hoàn toàn ngược hẳn lại với tinh thần của Chúa Kitô là Đấng cũng "không tự vinh phong cho mình chức vị thượng tế, mà là nhận lãnh bởi Đấng đã phán: Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con" (DT 5:5), cũng là Đấng "đã đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mt.20:28).
Qua hai biến cố điển hình hết sức cập nhật hoá trên đây của phong trào nữ giới quá khích, nhất là của nữ (tu) giới Công Giáo, duy nhân bản quả thật, (như đầu phụ bản thứ 4 này đã nhận định ở trang 193), là một biểu hiệu cho tinh thần của phản Kitô và là phản ảnh của tinh thần phản Kitô rhành ràng. Có thể nói, bộ mặt thật của duy nhân bản không gì khác hơn là tinh thần "Pro-Self", tức là tinh thần "tôn sùng thần tôi" của mình, được thể hiện qua thái độ và hành động "Pro-Choice". Đúng thế, theo lý, nếu con người đã tự nhận mình là có quyền tự chọn và tự quyết (như tự do luyến ái), tự chọn cả những việc không thích hợp với thân phận của mình, như chức linh mục nơi nữ tu giới, hay cả những điều không được phép, như phá thai nơi nữ trần giới, thì tự nhiên họ cũng có quyền được tự quyết định hủy bỏ, kể cả những gì "loài người không được phép phân rẽ" (Mt.19:6), như ly dị, phá thai v.v.
Những hiện tượng duy nhân bản quá cỡ ngày nay, như đến thời điểm không thể nào không bùng nổ của nó, vữa có tính cách toàn cầu, như Hội Nghị Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng 9-1995, lại vừa có tính cách trắng trợn, như Hội Nghị Phụ Nữ về Truyền Chức của Nữ Tu Công Giáo vào tháng 11-1995 trên đây. Phải chăng đó là những dấu hiệu báo động "mùa gặt trái đất đã chín mùi" (KH.14:18), cần phải nhổ đi cỏ lùng mà kẻ thù đã được phép gieo vào thế gian (x.Mt.13:29,38,39) để chẳng những không lấn át được mà lại còn làm lợi cho thành phần hạt giống tốt, những hạt giống được "chọn" (Gn.15:16) để "Pro-Christ", để "theo Con Chiên mọi nơi Con Chiên đi" (KH.14:4).Ðaminh Maria Cao T ấn T ĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng
7/8 Thứ Năm
Hội Kín Tam Điểm
Hội Tam Điểm được chính thức thành lập bởi Anderson ở Anh Quốc năm 1717. Bản chất và chủ trương của tổ chức mật này, có thể nói, được biểu lộ qua hai chữ chính sau đây: "Lodge" và "Masonry".
"Lodge", theo Anh ngữ, có nghĩa bình thường là "các phần tử hay nơi hội họp của một ngành hội" như Hội Tam Điểm, do đó, đối với tổ chức này, chữ "lodge" có thể được dịch là "hội kín". Tuy nhiên, theo ý nghĩa sâu xa của chữ này, một chữ tương đương với 3 chữ tắt trong ngôn ngữ Do Thái, đó là G.O.D.: Gomer, Oz và Dabar, có nghĩa như là Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Mỹ Lệ, thường được biểu hiệu bằng một hình tam giác, như ám chỉ về bản chất của tổ chức này. Ngoài ra, hình tam giác nơi tổ chức này còn có thể biểu hiệu cho Thiên Chúa Ba Ngôi, song không phải Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo, mà là của Ấn Độ Giáo, gồm có Thần Phát Sinh, Thần Hủy Diệt và Thần Tái Sinh. Có thể vì thế mà Việt ngữ thường gọi tổ chức này là Hội Tam Điểm hơn là Hội Thợ Nề theo đúng nguyên nghĩa của tên hội là "Maronry".
"Masonry", cũng theo Anh ngữ, có nghĩa là "việc xây cất bằng đá", có thể vì thế mà trong Việt ngữ tổ chức này còn được gọi là Hội Thợ Nề. Bởi vì, và đúng như thế, theo chủ trương của tổ chức này, cần phải trả lại cho con người tầm vóc trọn hảo và tình trạng hạnh phúc nguyên thủy của họ, được thể hiện qua niềm tự do, mức bình đẳng và tình huynh đệ tự nhiên của họ, do đó, thành phần Tam Điểm sẽ đóng vai trò là những người thợ xây, xây cất lại một Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên.
Việc sùng bái Tự Nhiên theo chủ trương của tổ chức Tam Điểm này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc của Vũ Trụ, mà theo suy luận của các phần tử của Hội, đó là Tạo Hoá, là Đấng Hoá Công. Giai đoạn thứ hai là sùng bái Tự Nhiên, giai đoạn chuyển từ việc tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc sang việc sùng bái Chúa Tể Thiên Nhiên là nguyên lý của mọi sự, theo quan niệm của duy vật, phiếm thần hay duy linh.
(đoạn trên theo chi tiết của chính cuốn MFU trang 101)
Nền tảng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên này là gì, nếu không phải là một tự do tuyệt đối mà Hội Tam Điểm muốn xây lại như sau: "Con người không có tự do nếu họ không làm tối thượng chủ những tư tưởng cũng như hành động của mình. Tự do đồng nghĩa với tối thượng quyền" (theo L' Ere Nouvelle). "Khi chúng ta không còn là những lụy thuộc viên mà là những tối thượng chủ, bấy giờ chúng ta mới được tự do" (theo Brother Fleury). "Mỗi người là linh mục và là vua chúa của mình, là giáo hoàng và là hoàng đế của mình" (theo Brother Potvin)
(MFU trang 41)
Đặt nền móng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên như thế, tất nhiên, những người thợ xây thuộc tổ chức Tam Điểm này cần phải hoàn toàn phá hủy đi mọi quyền bính, cấp trật, gia đình và tôn giáo, đúng như Hội Nghị Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm đã nhận định: "Đối tượng của Tam Điểm là trật tự thể lý, luân lý cũng như luận lý phải bị hoàn toàn hủy hoại". Để hủy hoại trật tự thể lý, Tam Điểm chống lại sự chết, và chấp nhận Thần Ba Ngôi của Ấn Độ Giáo là Thần Phát Sinh, Thần Hủy Diệt và Thần Tái Sinh. Để hủy hoại trật tự luân lý, Tam Điểm chống lại nguyên tắc về sự dữ và biện hộ cho tất cả mọi tội lỗi khi mặc cho chúng chiếc áo nhân đức. Để hủy hoại trật tự luận lý, Tam Điểm chống lại chân lý phổ quát, bằng các nghề nghiệp và nhu cầu ảo thuật, dối trá, gian manh và lộng ngôn. Thực tế cũng đã cho lịch sử thấy ảnh hưởng của Tam Điểm hằng chủ trương hủy hoại, điển hình nhất là hai cuộc cách mạng liên hệ đến vận mạng chung của thế giới: đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1789 và cuộc cách mạng Nga năm 1917.
Về cuộc cách mạng Pháp: "Vào đầu năm 1789, các hội viên Tam Điểm đã chủ động tham dự vào một đại biến chuyển đáng giá được phát động tại quê hương Pháp quốc này..." (theo bài diễn văn của Brother Amiable và Calfavru tại Hội Nghị Tam Điểm năm 1889). "Bấy giờ tôi nắm chắc là thảm kịch vào năm 1788 và 1789, đó là cuộc cách mạng Pháp, không phải là kết quả của một quyết định đột ngột theo thời, mà là xẩy ra theo như cấu kết của những hiệp hội Tam Điểm và những lời thề Tam Điểm..." (theo lời tự thú tại hội nghị Verona của Haugwitz là một trong những lãnh tụ thượng thặng của Tam Điểm). "Tất cả Nước Pháp chỉ là một đại hội kín' Người Pháp hoàn toàn là hội viên Tam Điểm, rồi cả hoàn vũ sẽ sớm trở nên giống như chúng ta" (theo lời của Burruel ngày 12-8-1792). (MFU tr 108-109,75)
Về cuộc cách mạng Nga: "Ở xứ sở đó (Nga) có 457 đảng viên Bolsheviks gây nên một triều đại kinh hoàng, thì có 422 đảng viên là Do Thái... Brother Lenin (Ulianov Zederhaum) thuộc về hội kín ở Thụy Sĩ trước khi xẩy ra trận chiến, một trận chiến gây nên cuộc cách mạng thế giới" (theo lời của Monseigneur Jouin). "Lenin được sai đến Nga bởi những người Đức... Vừa đến nơi là Lenin bắt đầu tụ họp lại quanh mình đây đó những con người mờ ám, sống trong những nơi ẩn tránh bí mật, ở Nữu Ước, Glasgow, Berne và các xứ sở khác, những con người này được tập hợp lại với nhau theo sức lôi kéo bởi những tinh thần của một tà phái ghê sợ, một tà phái ghê sợ nhất trên thế giới, tà phái mà Lenin là thượng tế và là lãnh tụ. Được vây quanh bởi những quần thần này, Lenin đã sử dụng khả năng ma quái nhất của mình để phá hủy tất cả mọi tổ chức căn bản của Dân Nước Nga. Nước Nga đã bị sụp đổ' Nước Nga phải bị chà đạp" (theo lời diễn thuật của Lord Churchill ngày 5-11-1919 nói với House of Commons ở Anh Quốc)
(MFU trang 85 và 115)
Chủ trương một tôn giáo Tự Nhiên như thế, do đó, mục tiêu và kẻ thù chính yếu mà Tam Điểm cần phải tấn công và hạ bệ là Giáo Hội Công Giáo Rôma: "Cuộc cách mạng đã tiến đến Rôma để ra mặt đối chọi thẳng với Giáo Hoàng... để giành cho Tam Điểm một cân xứng vĩ đại ngay trong lòng Rôma, thủ đô của vũ trụ. Ở đây nó sẽ tấn công không nương tay những giáo điều làm nên một tín lý chung tin vào Thiên Chúa và vào tình trạng bất tử của linh hồn" (theo một Brother Tam Điểm trong cuốn 'La Revista Della Massoneria Italiana). "Chúng ta đã tiến đến Rôma để chặt đổ cây cổ thụ 18 thế kỷ Công Giáo này. Adriano Lemmi, vị thượng hoàng của Tam Điểm Ý Đại Lợi, vào năm 1887, đã gửi đến tất cả mọi hội viên một bản luân lưu nói rằng: 'Ngày kỷ niệm 20-9, ngày mà Rôma trở thành thủ đô của Ý Đại Lợi và ngày mà quyền lực trần thế của Giáo Hoàng bị hủy diệt, hiển nhiên là ngày thuộc về Tam Điểm. Đó là một ngày lễ, thuần túy là Tam Điểm, một khởi điểm đánh dấu ngày Tam Điểm Ý Đại Lợi tiến vào Rôma, một tận điểm mà nó đã dự trù qua nhiều năm'" (theo lời tuyên bố của Francisco Crispi). "Không có Thiên Chúa nào hết, con người là Thiên Chúa của mình, nhân loại phải cấp tốc giầy đạp việc sùng bái theo đức tin Kitô giáo' con điếm tuyệt mỹ nhất, biểu hiệu cho vẻ đẹp của hữu thể thần linh nơi loài người phải thế chỗ của Đấng Cứu Tinh thế giới trên các bàn thờ, và phải được nước (Pháp) cũng như các chính quyền sùng kính" (theo Ed. Em. Eckert)
(MFU trang 117)
Như thế, có thể nói, Tam Điểm là một tôn giáo thờ Tự Nhiên, một Hội Kín chống lại và hủy hoại tất cả những gì là lỗi thời cũ kỹ, để xây dựng lại một "New World Order" (Trật Tự Thế Giới Mới) cho một "New Age" (Thời Đại Mới). Hội Nghị Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm (26-30/9/1896, kỷ niệm bách chu niên năm 1996) đã phổ biến một bản tổng lược về đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm như sau:
1- Tam Điểm là một tà phái tôn giáo theo nhị nguyên Manikê' biểu hiện tối thượng thuộc về những bí mật và huyền nhiệm của họ là tôn sùng Luxiphe hay Satan, được thờ kính ở đằng sau hậu trường như một Thiện Chúa, phản lại với Thiên Chúa của các người Công Giáo, Đấng mà những kẻ lộng ngôn lúc đầu gọi là Ác Chúa.
2- Ma qủi, tác nhân linh hứng của những bí mật Tam Điểm, vì biết rằng hắn sẽ không bao giờ được đa số loài người trực tiếp tôn thờ, cố gắng dùng Tam Điểm để thấm nhiễm vào các linh hồn hạt mầm mống của Khuynh Hướng Tự Nhiên, một khuynh hướng mà đối với Thiên Chúa không gì khác hơn là một cuộc hoàn toàn bung tỏa của con người.
3- Để gieo vào thế gian Khuynh Hướng Tự Nhiên vô đạo này, Tam Điểm nỗ lực làm cho con người quen thuộc với việc đặt tất cả mọi tôn giáo trên một bình diện bằng nhau, tôn giáo chân thực duy nhất lẫn với tôn giáo sai lạc' thay thế mầu sắc Công Giáo bằng mầu sắc Tam Điểm, nhờ trung gian của báo chí và các học đường vô thần.
4- Phương pháp đặc biệt giúp Tam Điểm hủy hoại các linh hồn của những kẻ cuồng mê với những vấn đề liên quan đến lãnh vực siêu nhiên mà không đủ sức trước Khuynh Hướng Nhị Nguyên Manikê theo Luxiphe, là kích động họ cho đến khi họ hiến thân mải mê theo những thực hành của Tâm Linh.
5- Tam Điểm cũng là một tà phái chính trị cố gắng chiếm quyền cai trị mọi chính quyền, biến các chính quyền thành những công cụ mù quáng cho tác hành ngoan cố của mình, và cũng nổ lực gieo rắc phản loạn ở khắp mọi nơi.
6- Đối tượng của Tam Điểm, khi gieo rắc cách mạng ở mọi phần đất trên thế giới, là thiết lập một nền cộng hòa chung, đặt nền tảng trên việc chống lại quyền tối thượng thần linh, trên việc hủy diệt quyền tự lập địa phương và những quyền tự do, trên việc phá bỏ những lằn ranh giới và trên việc cưỡng bách những cảm tình ái quốc mà, sát với tình yêu Thiên Chúa, từng cảm hứng nơi loài người những công việc tốt đẹp nhất, những hy sinh cao cả nhất, những từ bỏ anh hùng nhất.
7- Tam Điểm tiếp tục chống lại Giáo Hội bằng cách đem vào những nước Kitô giáo một ngành lập pháp phản Kitô giáo.
8- Tam Điểm trực tiếp chịu trách nhiệm về Chủ Thuyết Xã Hội Tân Tiến, vì nó đã thay thế lý tưởng Kitô giáo bằng lý tưởng hạnh phúc Xã Hội là lý tưởng riêng của mình. Nó cũng thay thế cấp trật xã hội theo Kitô giáo, được cai trị bởi công lý và xử trí bởi đức ái, bằng một tình trạng bình đẳng giả tạo nơi mọi người, giữa họ với nhau. Tam Điểm đang làm cho người ta quên rằng chính ở trong đời sau mà mỗi người sẽ được trả công tùy theo các công việc của mình, và đang dạy họ rằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy nơi những thỏa mãn vật chất ở dưới thế này mà thôi, và dạy rằng tất cả mọi người đều có một quyền lợi triệt để trong việc tham hưởng ngang phần nhau nơi niềm hạnh phúc này.
9- Lòng nhân ái của Tam Điểm, ngược lại với đức ái Kitô giáo, và đúng như nó là một lòng yêu tự nhiên thuần túy của một số người này với những người kia mà nó không có khả năng giúp liên kết Thiên Chúa với loài người' và còn hơn thế nữa, lòng nhân ái này của Tam Điểm chỉ được thực thi giữa các hội viên Tam Điểm với nhau mà thôi, và rất thường tác hại cho xã hội dân sự.
10- (Không được kể đến)
11- Để phá hủy gia đình vô phương cứu chữa, Tam Điểm cố gắng dẫn dụ những người phụ nữ, không phải chỉ làm cho thành phần này vào các hội kín của mình, như họ luôn luôn thành công trong việc này, mà còn là chính linh hồn của phong trào gọi là "nữ giới" hay phong trào "giải tỏa phụ nữ", nhắm đến việc mang lại tình trạng rắc rối và lộn xộn vào trong các gia đình, dựa trên niềm ước vọng mơ tưởng cho một cuộc canh tân không thể nào hoàn toàn đạt được.
12- Để làm cho con người ta quen thuộc với việc bỏ bê nhà thờ trong đời sống xã hội, tà phái này cố gắng dẹp đi những ngày lễ tôn giáo và những ngày được dành cho việc thánh hoá các linh hồn và nghỉ ngơi phần xác, thay vào đó là những ngày lễ hoàn toàn dân sự.
Bản tóm lược đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm trên đây còn có thể được đúc kết như sau:
"Nguyên tắc căn bản riêng của chúng ta là chối bỏ mọi giáo điều' khởi điểm của chúng ta là không không' chối bỏ, luôn luôn chối bỏ: phương pháp của chúng ta là như thế' nó sẽ dẫn chúng ta đến việc đặt thành những nguyên tắc: vô thần nơi tôn giáo' vô chủ nơi chính trị' vô sản nơi chính trị kinh doanh" (theo Dom Paul Benoit trong La Franc Maconnerie).(MFU trang 186-188)
Ðaminh Maria Cao T ấn T ĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng
6/8 Thứ Tư
Tinh Thần Satan
Nếu Aleister Crowley (1875-1947) là ông tổ của Satanism ở Anh Quốc thì Anton LaVey là ông tổ của Satanism ở Hoa Kỳ. Cả hai đều tin tưởng là mình có sứ mệnh phải tiêu diệt Kitô giáo. Ngay từ khi còn niên thiếu, Aleister Crowley đã cho mình là một "con mãnh thú" trong sách Khải Huyền và chủ trương "tất cả lề luật là làm điều mình muốn". Còn LaVey thì lập "giáo hội Satan" năm 1966 và phổ biến cuốn "kinh thánh Satan" năm 1969 qua nhà xuất bản New York: Avon Books. Cuốn "kinh thánh Satan", ở trang 25 và 88-90, đã diễn tả rất xác thực về chân tướng của Satan cũng như về chủ trương của Satan như sau:
Chân Tướng của Satan
1. Satan tiêu biểu cho thỏa mãn chứ không phải cho cầm hãm!
2. Satan tiêu biểu cho hiện sinh chứ không phải cho những mơ mộng hão huyền siêu linh!
3. Satan tiêu biểu cho khôn ngoan nguyên tuyền chứ không phải cho giả hình lường gạt mình!
4. Satan tiêu biểu cho từ ái đối với những ai tương xứng với niềm từ ái này, chứ không phải cho yêu thương phung phí đối với những kẻ vong ân!
5. Satan tiêu biểu cho báo oán hận thù chứ không phải cho việc chìa cả má kia nữa!
6. Satan tiêu biểu cho trách nhiệm đối với kẻ hữu trách chứ không phải cho quan tâm đối với những chờn vờn ám ảnh!
7. Satan tiêu biểu cho con người giống hệt như thú vật khác, đôi khi khá hơn, mà thường là tệ hơn những con vật đi bằng cả bốn chân, con người mà, bởi "phát triển tri thức cũng như tinh thần linh thiêng của mình", đã trở nên một con thú man rợ nhất loài vật!
8. Satan tiêu biểu cho tất cả những gì gọi là tội lỗi đem lại thỏa mãn về thể chất, tâm thần hay cảm xúc!
9. Satan vẫn là người bạn thân nhất chưa từng có của Giáo Hội, vì Satan đã giữ tình bằng hữu này qua mọi tháng năm quen biết!
Chủ Trương của Satan
1. Tiếp tục cuộc phản loạn ma quái chống lại Thiên Chúa và bất cứ những gì là thần linh,
2. Con người như là một con cờ thí trong trận chiến linh thiêng,
3. Chối bỏ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa nhập thể, biến cố đã làm lúng túng dự án Satan, để trả đũa Thiên Chúa, bằng cách lôi kéo loài người xuống Hỏa Ngục dành cho Satan và các thần của hắn,
4. Trong tất cả những gì Satan đã chọn lựa để loại trừ thì trên hết phải là mọi ảnh hưởng của Thiên Chúa hiện diện nơi bất cứ một nơi chốn hay khiá cạnh nào.
Ðaminh Maria Cao T ấn T ĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng
5/8 Thứ BaThiên Thần Sa Đọa
(Thị kiến của Bà Đáng Kính Anne Catherine Emmerich).
Tôi thấy trải ra trước mắt một khoảng không gian rực rỡ vô tận, mà ở phía trên có một qủa cầu bằng ánh sáng nổi lềnh bềnh, chiếu tỏa như mặt trời. Tôi cảm thấy Đó là Sự Duy Nhất của Chúa Ba Ngôi. Trong tâm trí của mình, tôi gọi Đó là NHẤT THANH, và tôi thấy lan ra từ Đó những hiệu năng. Phía dưới qủa cầu bằng ánh sáng nổi lên những vòng tròn đồng tâm của những triều thần ca sáng láng, rạng ngời, hùng mạnh và mỹ lệ diệu vợi. Cái thế giới ánh sáng thứ hai này trôi nổi như một mặt trời ở bên dưới Vầng Dương cao hơn.
Những triều thần ca này phát xuất từ Vầng Dương, như thể được sinh ra bởi tình yêu thương. Đột nhiên, tôi thấy có một số trong họ dừng lại, ngất ngây chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mình. Họ cảm thấy tự mãn, họ tìm kiếm vẻ đẹp nhất nơi bản thân mình, họ chỉ nghĩ về mình, họ chỉ biết có một mình họ.
Đầu tiên thì tất cả đều ngất ngây chiêm ngưỡng bản thân mình, thế nhưng chẳng bao lâu có một số trong họ dừng lại nơi mình. Vào lúc đó, tôi thấy phần triều thần ca nhấp nhánh này bị nhào xuống, vẻ đẹp của họ bị chìm vào tăm tối, trong lúc cả đám những thần khác mau mắn qui tụ lại để lấp đầy chỗ trống của họ. Và này những thần lành chiếm được một khoảng không gian hẹp hơn. Tôi không thấy các ngài rời bỏ chỗ của mình để săn đuổi và chiến đấu với những triều thần ca sa đọa. Những thần dữ dừng lại nơi bản thân mình nên đã hư đi, trong khi các thần khác không theo gương của họ tiến chiếm những chỗ trống của họ. Tất cả những điều này xẩy ra trong chớp nhoáng.
Đoạn từ bên dưới tôi thấy nổi lên một vòng đĩa đen, chốn cư ngụ dành cho những thần sa đọa. Tôi thấy họ miễn cưỡng chiếm lấy chỗ ấy mà ở. So với chỗ mà họ đã bị rời bỏ thì nhỏ hơn nhiều, và theo tôi thấy thì họ ở có vẻ chen chúc nhau.
Tôi được thấy Cuộc Sa Đọa của các thiên thần vào thời thơ bé, để rồi sau đó, ngày cũng như đêm, tôi sợ bị ảnh hưởng của họ. Tôi nghĩ rằng họ phải làm hại rất nhiều cho thế gian, vì họ luôn luôn vây quanh nó. Cũng may mà họ không có thân thể, bằng không thì họ đã làm mờ đi cả ánh sáng của mặt trời. Chúng ta phải thấy rằng họ chờn vờn chung quanh chúng ta như những bóng tối tăm.
Ngay sau Cuộc Sa Đọa của các thần dữ, tôi thấy những thần ở trong những vòng sáng láng cúi mình cung kính trước nhan Thiên Chúa. Các ngài tôn thờ Thiên Chúa bù lại lầm lỗi của những thần sa đọa.Lúc ấy, tôi thấy có một sự vận chuyển nơi vùng sáng mà Thiên Chúa ngự. Cho đến lúc ấy nó vẫn bất động, như tôi thấy, để chờ đợi lời cầu nguyện này.
Về phần các triều thần ca, sau tác động này, tôi cảm thấy chắn chắn là các ngài sẽ vững chãi để không bao giờ bị hư đi. Tôi được biết rằng, theo phán quyết của Ngài, trong bản án đời đời tuyên phạt các thần phản loạn, Thiên Chúa đã ấn định một triều đại đấu tranh cho đến khi những chỗ trống của họ được lấp đầy. Thế nhưng, để lấp đầy những ngai tòa này, theo tôi, có vẻ hầu như không thể nào thực hiện được, vì sẽ phải kéo dài lâu lắm. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trên mặt đất này. Sẽ không có cuộc đấu tranh ở bên trên, vì Thiên Chúa đã định như vậy.
Sau khi tôi đã nhận được điều đoan chắc này, tôi không còn cảm tình gì với Luxipher nữa, vì tôi thấy rằng hắn đã tự đâm đầu xuống bằng ý muốn tự do song gian ác của hắn. Tôi cũng không thể nào giận được ông Adong. Ngược lại, tôi cảm thấy càng thông cảm với ông, vì tôi nghĩ rằng: Điều này đã được ấn định như vậy rồi.Ðaminh Maria Cao T ấn T ĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng
4/8 Thứ HaiSATAN VÀ CÁC LỰC LƯỢNG NGỤY THẦN
Lịch sử văn minh hiện đại đang chứng kiến thấy một tình trạng băng hoại luân lý, phá sản văn hóa và khgủng hoảng đức tin. Phải chăng đó là những gì xẩy ra đúng như âm mưu của Satan và lực lượng phá hoại của hắn. Trong tuần này, chúng ta hãy duyệt lại tất cả những hoạt động của ngụy thần trên thế giới hiện nay, với những bài nghiên cứu về Thiên Thần Sa Ðọa, Tinh Thần Satan, Hội Kín Tam Ðiểm, Trào Lưu Duy Nhân Bản, Phong Trào Thời Mới
Âm Mưu Satan
(Theo thụ khải của nữ đáng kính Maria D'Agreda trong cuốn MCD, "The Mystical City of God", "Nhiệm Đô của Thiên Chúa", tập 3, chương 23, viết chia thành từng số đoạn, như những đoạn chọn lọc dưới đây)
Luxiphe và bọn qủi của hắn vừa thấy Chúa vác Thập Giá trên đôi vai thánh của Người thì muốn tẩu thoát và gieo mình xuống hỏa ngục' vì lúc bấy giờ chúng bắt đầu cảm thấy những công việc của quyền năng thần linh có tác dụng mạnh hơn. Qua cực hình mới này, chúng linh cảm thấy rằng, Cái Chết của Con Người vô tội kia bị chúng âm mưu sát hại không thể nào là một con người bình thường, dám gây ra đại họa làm cho chúng bị sụp đổ. Bởi thế, chúng muốn rút lui và thôi xúi bẩy các người Do Thái cũng như bọn hành hình, như chúng đã làm cho tới lúc bấy giờ. Thế nhưng, bằng uy lực thần linh, Mẹ Maria khiến chúng phải ở lại, trói buộc chúng như trói buộc những con rồng hung dữ nhất, bắt chúng phải hộ giá Chúa Kitô lên Canvê. Những đầu mối của sợi giây xích nhiệm mầu buộc chúng lại này được đặt cả trong đôi bàn tay của Mẹ Maria, vị Đại Nữ Vương, Đấng dùng quyền lực của Người Con Thần Linh để làm cho cả bọn chúng phải ép mình lụy phục. Mặc dầu nhiều lần chúng tìm cách thoát thân và không cầm được giận dữ phải lồng lên, chúng cũng không thể nào vượt thoát nổi quyền lực của Đức Bà cao cả. Người bắt chúng phải đến Canvê, tụ họp chung quanh Thập Giá, ở đó, Người lệnh cho chúng phải bất động đứng yên mà chứng kiến màn kết thúc của những mầu nhiệm cao cả được diễn xuất cho phần rỗi của con người cũng như cho cuộc hủy diệt của chúng. (số 703)
Luxiphe và bọn lâu la hoả ngục quá sức là quằn quại đớn đau trước sự hiện diện của Chúa và Thánh Mẫu, cững như trước nỗi sợ hãi bị hủy diệt đang treo lơ lửng trên đầu, làm cho chúng cảm thấy giá chúng mà được nhào xuống hỏa ngục tăm tối còn nhẹ mình hơn nhiều. Vì không được phép làm như thế, do đó, chúng nhào đến ẩu đả nhau kịch liệt như những con ong vò vẽ bị vỡ tổ, hay như đàn cáo lộn xộn chạy tìm một chỗ trú ngụ tối tăm nào đó. Thế nhưng, cuộc bùng nổ dữ dội của chúng không phải như những con vật đó, mà là như những con qủi còn rùng rợn hơn cả những con rồng nữa. Thế rồi cái ngạo mạn ngất trời của Luxiphe hoàn toàn bị khống chế, và tất cả những tư tưởng kiêu căng của hắn trong việc đặt ngai tòa của mình trên các tinh tú trên trời cũng như trong việc uống cạn những giòng nước sông Dược-Đăng đều bị hổ ngươi bẽ bàng (Is.14:13'Job.40:18)... (số 704)
Chúa bắt đầu phán 7 lời trên Thập Gia, đồng thời Người cũng làm cho Luxiphe và bọn qủi của hắn hiểu được những huyền nhiệm chất chứa trong đó. Vì nhờ việc hé lộ này của mình, Chúa muốn chiến thắng chúng, chiến thắng tội lỗi và sự chết, và tước đoạt quyền năng của chúng độc chế loài người. Bấy giờ Chúa Cứu Thế phát ngôn lời thứ nhất: 'Cha ơi, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm!' (Lc.23:34). Nghe thấy những lời này, các hoàng vương của tối tăm hoàn toàn nhận thức được rằng: Đức Kitô là Chúa của chúng ta đang nói cùng Chúa Cha hằng sống, rằng: Người là Con Thật của Chúa Cha cũng là Thiên Chúa Thật cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh, rằng: Người cho phép cái chết xẩy ra nơi nhân tính rất thánh và toàn vẹn của Người, được hiệp nhất nên một với Thần Tính, cho phần rỗi của cả loài người' rằng: lúc này đây Người hiến dâng những công nghiệp vô cùng qúi giá của Người để xin ơn tha thứ tội lỗi của tất cả mọi con cái của Adong, nhờ đó họ dễ giải cứu mình, bất chấp cả những khốn khổ đã đóng đanh Người. Thấy thế, Luxiphe và bọn qủi vừa uất hận vừa tuyệt vọng, đến nỗi chúng lập tức vùng vẫy muốn lao mình xuống tận đáy hỏa ngục, và tận dụng hết năng lực để làm cho bằng được, bất chấp cả vị Nữ Vương uy quyền. (số 705)
Nghe đến lời thứ hai Chúa nói với người trộm may phúc rằng: 'Thật thế, Ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở cùng Ta trên thiên đàng', bọn qủi hiểu được là những hoa trái của Ơn Cứu Chuộc trong việc công chính hoá các tội nhân được kết thúc trong vinh quang của kẻ công chính. Chúng cũng được cho biết là từ giờ phút đó, các công nghiệp của Đức Kitô sẽ bắt đầu tác dụng bằng một uy lực và mãnh lực mới, để nhờ đó, các cửa Thiên Đàng, bị đóng lại vì nguyên tội, sẽ được mở ra, và từ đó trở đi, con người sẽ được vào huởng hạnh phúc trường sinh mà chiếm lấy những chỗ, trước đó họ bất khả thủ, được tiền định trên trời. Chúng nhận thấy quyền năng của Chúa Kitô kêu gọi các tội nhân, công chính hoá họ và làm cho họ nên mỹ miều, và chúng cảm thấy chúng bị bại bởi những nhân đức cao cả, khiêm nhượng, nhân nại, hiền lành và tất cả mọi nhân đức trong đời sống của Người. Ngôn ngữ loài người không thể nào cắt nghĩa được cái bối rối và cực hình của Luxiphe khi nhận thấy như vậy. đến nỗi, hắn hạ mình xuống để xin Rất Thánh Trinh Nữ cho phép chúng xuống hỏa ngục và bị đuổi đi cho khuất nhan của Người' song Đại Nữ Vương không đồng ý khi thời điểm chưa đến. (số 706)
Nghe thấy lời thứ ba Chúa nói cùng Mẹ của Người rằng: 'Thưa bà, đây là con bà!', bọn ma qủi mới khám phá ra Người Đàn Bà cao cả này là Mẹ thật của Thiên Chúa làm Người, Bà cũng chính là Người Nữ mà hình ảnh cũng như dấu báo về Người đã được tỏ ra cho chúng ở trên trời khi chúng vừa được tạo dựng, và là vị phải đạp nát đầu chúng như đã được Chúa loan báo trong vườn địa đường. Chúng cũng được cho biết về địa vị tuyệt đỉnh trên mọi tạo vật của Người Nữ cao cả này, cũng như về quyền lực của Người mà chúng cảm nghiệm thấy ngay lúc bấy giờ. Vì từ thế gian mới có cũng như từ lúc người nữ đầu tiên được tạo dựng, chúng đã sử dụng tất cả mọi tinh quái của mình để tìm cho ra ai là người nữ cao cả được loan báo trên trời, và vì giờ đây chúng đã khám phá ra Bà nơi Đức Maria, kẻ mà chúng đã coi thường cho tới lúc ấy, nên những con rồng này giận khôn xiết' việc chúng nhầm lẫn như thế đã giầy đạp cái ngạo mạn của chúng, còn vượt trên tất cả mọi cực hình khác mà chúng phải chịu, để rồi, trong cơn uất hận của mình, chúng tức mình lồng lộn như những con sư tử khát máu, làm cho chúng không thể nào cầm nổi cơn thịnh nộ tăng lên cả ngàn lần đối với Người Nữ cao cả... (số 707)
Với Cha của mình, Chúa Kitô nói lời thứ bốn: 'Chúa Trời ơi, Chúa Trời của con ơi, sao Ngài lại bỏ rơi Con?' Qua những lời này, các thần dữ khám phá ra rằng: đức ái của Thiên Chúa đối với loài người thật vô biên và vô cùng' rằng: để thỏa mãn tình yêu này, Người đã mầu nhiệm giữ lại ảnh hưởng của Thần Tính trên nhân tính rất thánh của Người, mà cho phép những khổ đau lên đến múc tột cùng, để từ chúng rút lấy tối đa muôn vàn hoa trái' rằng: Người nhận thức và âu yếm than phiền về việc Người bị bỏ rơi cho phần rỗi của một phần nhân loại' rằng: Người đã sẵn lòng thế nào trong việc chịu đựng hơn nữa, nếu Chúa Cha hằng sống khiến như vậy. Thân phận tốt lành của con người được Thiên Chúa quá yêu thương làm gia tăng cơn hờn ghen của Luxiphe cũng như bọn qủi của hắn, và chúng thấy trước Uy Quyền Toàn Năng thần linh tuôn ra không cùng từ tình yêu bao la này. Nhận thức này đã giầy đạp cái ma quái ngạo mạn của những kẻ thù và chúng thấy rõ nỗi yếu thế và bất lực của mình trong việc chống lại tình yêu này, nếu tự con người không cố ý xao lãng ảnh hưởng của tình yêu của Người. (số 708)
Lời thứ năm của Chúa Kitô là 'Ta khát' đã xác quyết việc thắng trận của Người trên ma qủi và bọn đồ đệ của hắn.' chúng đầy những căm hận vì Chúa đã để cho chúng thấy cuộc hoàn toàn sụp đổ của chúng. Qua những lời này, chúng hiểu được là Người nói với chúng rằng: Nếu những gì Ta chịu vì con người và tình yêu của Ta dành cho họ có vẻ vĩ đại đối với các ngươi, thì hãy cứ nắm chắc một điều, tình yêu của Ta dành cho họ vẫn chưa được thỏa nguyện, nó tiếp tục mong muốn cho họ được đời đời cứu rỗi, và những giòng nước của các cực hình cùng với đau khổ cũng không dập tắt được nó (Cant.8,7). Nếu cần, Ta còn chịu khổ cho họ hơn nữa, để giải cứu họ cho khỏi cảnh áp chế của các ngươi, và làm cho họ nên mạnh mẽ cũng như kiên cường, trong việc chống lại cái tinh ma và tính kiêu ngạo của các ngươi (số 709).
Chúa nói lời thứ sáu: 'Đã hoàn tất mọi sự!' Luxiphe và bọn lâu la của hắn được biết rằng mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc giờ đây đã thành tựu và hoàn trọn theo ấn định của đức khôn ngoan thần linh. Vì chúng cảm thấy rằng: Đức Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta, đã ngoan ngoãn hoàn thành ý muốn của Chúa Cha hằng hữu' rằng: Người đã hoàn tất mọi lời hứa và các lời tiên tri mà các Cha Ông đã cho thế giới biết' rằng: đức khiêm nhượng và tuân phục của Người đã bù đắp lại việc cao ngạo cũng như việc bất tuân phục của chúng ở trên trời, ở tại việc chúng không chịu lụy phục và công nhận Người là Cao Cả hơn chúng nơi xác thể con ngươi' rằng: giờ đây, bởi đức khôn ngoan của Thiên Chúa, chúng bị hạ xuống và bị khống chế cách đích đáng bởi chính Chúa là Đấng chúng khinh khi. Địa vị cao cả cũng như công nghiệp vô cùng của Chúa Kitô trong ngay giây phút ấy cần phải thi hành sứ vụ cùng với quyền năng của một vị Thẩm Phán trên các thiên thần và loài người, như Chúa Cha hằng sống đã trao cho Người. Giờ đây Người áp dụng năng quyền này bằng việc đổ bản án này lên Luxiphe cùng tất cả đồ đệ của hắn, để, bị kết án cho lửa đời đời thiêu đốt, lập tức chúng chuồn ngay xuống tận đáy hoả ngục. Bản án này cũng được bao gồm trong lời tuyên ngôn thứ bảy: 'Cha ơi, Con phó linh hồn Con trong tay Cha!' (Lc.23:46). Vị Nữ Vương quyền uy và Thân Mẫu cũng theo ý muốn của Con mình là Chúa Giêsu và hợp với mệnh lệnh của Người, Mẹ truyền cho Luxiphe và mọi qủi ma đi xuống đáy hỏa ngục. Bởi những lệnh truyền này của vị Thượng Hoàng và của vị Nữ Vương. từ Canvê, các tà thần cút mất và lao đầu xuống tận đáy hỏa ngục, còn dữ dội và thình lình hơn là một tia sáng đánh ngang qua những đám mây nứt nẻ. (số 710)
Vừa khi Luxiphe được phép tiến hành trong những vấn đề này (đó là vấn đề hành hạ các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục), và sau khi hoàn hồn từ cơn hoảng hốt trong ít lâu, hắn liền phác họa với các qủi đồng bọn của hắn những dự án mới theo lòng kiêu căng của hắn. Để thực hiện mục đích này, hắn gọi tất cả bọn chúng lại, rồi bệ vệ mà phán rằng:
'Hỡi các ngươi là triều thần đã theo ta qua rất nhiều thế hệ, và vẫn còn theo những chỉ dẫn của ta để rửa hận cho các sai trái của ta, thì đều biết đến thương tích mà ta hiện chịu đựng bởi tay của vị Thiên Chúa làm Người, cũng như các ngươi biết, qua 33 năm Người đã làm ta mù mịt lầm lẫn như thế nào, khi Người không tỏ ra Thần Tính của Người cùng những tác động trong linh hồn của Người, và các ngươi còn biết rằng Người hiện nay đã thắng được chúng ta như thế nào, bằng chính Cái Chết mà chúng ta đã gây ra cho Người. Trước khi Người mặc xác thể, ta đã ghét Người và chối không công nhận Người xứng đáng được tạo vật sùng bái hơn ta. Mặc dầu vì việc chống đối này mà ta đã cùng với các ngươi bị đuổi ra khỏi trời cao, và bị hạ cấp xuống một tình trạng nhục nhã này, quá bất xứng với sự cao cả và vẻ đẹp trước kia của ta, ta còn bị cực hình hơn nữa khi thấy rằng mình bị thua bại và chế ngự bởi Con Người này cũng như bởi Mẹ của Người. Từ ngày mà con người đầu tiên được tạo dựng, ta đã tỉnh táo tìm tòi Họ để tiêu diệt Họ' hay cho dù ta có không thể nào hủy diệt được Họ đi nữa, ít là ta cũng tác hại cho mọi thụ tạo của Người, và dụ dỗ chúng đừng nhận biết Người là Thiên Chúa của chúng, để không một ai trong chúng kín múc được chút gì từ những công việc của Người. Đó là chủ ý của ta, mà tất cả mọi khiêu dụ và nỗ lực của ta nhắm tới. Thế nhưng vô ích, vì Người đã thắng ta bằng đức khiêm nhu và thanh bần của Người, đã chà đạp ta bằng đức nhẫn nại của Người, và sau cùng đã tước đoạt thượng quyền của ta trên thế gian bằng Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết kinh hoàng của Người. Điều này làm cho ta đớn đau cực độ, đến nỗi, cho dù ta có thành công trong việc hất được Người ra khỏi vị thế chiến thắng của Người bên hữu Cha mình đi nữa, và cho dù ta có kéo được hết mọi linh hồn được cứu rỗi xuống hỏa ngục này đi nữa, cơn giận của ta cũng chưa thỏa hay cơn tức của ta cũng chưa bù đắp được. (số 714)
'Có thể nào bản tính nhân loại, quá ư thấp kém hơn của ta, lại được nâng lên trên tất cả mọi thụ tạo hay chăng! Không phải hay sao đó là vì nó quá được thương yêu và ưu đãi, khi nó được hiệp nhất nên một với Đấng Tạo Hoá nơi bản thân của Lời Hằng Sống! Như thế không phải là Người đã khiêu chiến với ta trước khi thi hành công cuộc này hay sao, để rồi sau đó, lại còn làm cho ta đầy những lẫn lộn! Từ ban đầu ta đã coi nhân tính như một kẻ đại thù của ta' ta lúc nào cũng ghen ghét nó không chịu được. Ôi con người, được Thiên Chúa thật là ưu ái và trọng đãi, kẻ mà ta ghen ghét, và được Thiên Chúa nồng nhiệt yêu thương! Ta sẽ làm cách nào để che dấu đi thân phận may mắn của các ngươi đây? Ta sẽ làm sao đổ xuống trên các ngươi nỗi bất hạnh của ta đây, vì ta không thể hủy hoại cái thực tại mà các ngươi đã nhận lãnh? Chúng ta bây giờ sẽ bắt đầu ra sao đây, Ôi các môn đồ của ta? Chúng ta sẽ phục hưng triều đại của chúng ta như thế nào đây? Chúng ta làm sao sẽ lấy lại được quyền lực trên con người đây? Chúng ta làm sao sẽ khống chế được họ đây? Bởi vì, từ nay về sau, nếu con người không vô tâm bất nghĩa, nếu họ không bất xứng hơn chúng ta đối với Thiên Chúa làm Người này, Đấng đã hết sức yêu thương cứu chuộc họ, thì rõ ràng là tất cả họ sẽ nhiệt liệt theo Người' không còn một ai sẽ để ý gì đến những lừa đảo của chúng ta nữa' họ sẽ ghét bỏ những danh vọng mà chúng ta khêu gợi lên cho họ mà yêu thích bị khinh dể' họ sẽ tìm kiếm hy sinh hãm dẹp xác thịt, và sẽ khám phá ra sự nguy hiểm nơi việc thỏa mãn xác thịt và dễ chịu' chúng sẽ khinh chê giầu sang phú qúi, và sẽ yêu thích đức thanh bần mà Thày của họ rất yêu chuộng' và tất cả những gì chúng ta cung hiến cho thị hiếu của họ đều bị họ theo gương Đấng Cứu Tinh đích thực của họ mà ghét bỏ. Như thế thì triều đại của chúng ta bị hủy hoại, vì không còn ai sẽ bị thêm vào thành phần của chúng ta ở nơi chốn bất ổn đầy những cực hình này' tất cả sẽ tự hạ mình đến bụi đất và nhẫn nại chịu đựng khổ đau' thế thì cơn giận cùng với tính ngạo mạn của ta còn có ích gì nữa.' (số 715)
A, khốn thân ta, việc nhàm lẫn này khiến ta phải chịu cực hình là chừng nào! Khi ta cám dỗ Người trong sa mạc, thì kết quả lại xẩy ra là làm cho Người có cơ hội để lưu tấm gương chiến thắng, nhờ đó, con người theo gương của Người có thể chế ngự ta dễ dàng hơn nhiều. Những cuộc bắt bớ của ta chỉ làm sáng tỏ thêm giáo huấn của Người về lòng khiêm nhượng và đức nhẫn nại. Trong việc thuyêt phục Giuđa nội phản Người và những người Do Thái bắt Người phải chịu cực hình Tử Giá, ta chỉ làm cho mau đến hơn việc mình bị hủy hoại và ơn cứu chuộc của loài người thôi, trong khi giáo huấn mà ta tìm cách ngăn chặn thì chỉ làm cho nó càng thêm đâm rễ sâu chặt. Làm sao Đấng là Thiên Chúa lại có thể tự hạ mình cho đến độ đó được? Làm sao Người có thể chịu nổi con người là kẻ xấu xa như thế được? Sao ta lại có thể tự để cho mình trở thành tay sai đắc lực, trong việc làm ơn cứu chuộc nên thật phong phú và tuyệt vời như thế được? Ôi quyền năng như chúa tể của Con Người này có thể hành hình và làm cho ta kiệt quệ như vậy sao? Cả Người Đàn Bà này nữa, đó là Mẹ của Người cũng là kẻ thù của ta, sao lại cũng có một mãnh lực bất khả thắng trong việc Bà chống lại ta như vậy? Một quyền năng như thế nơi một tạo vật tầm thường là một điều mới lạ, chắc chắn Bà có được quyền năng này từ Ngôi Lời Thần Linh, Đấng đã được Bà mặc xác thể nhân loại cho. Nhờ Người Đàn Bà này, Đấng Toàn Năng đã không thôi khiêu chiến chống lại ta, mặc dù, theo bản tính kiêu ngạo của mình, ta đã ghét Bà, từ lúc nhận ra Bà, qua hình ảnh của Bà, một dấu hiệu ở trên trời. Thế nhưng, nếu việc ghen hận kiêu kỳ của ta không được thỏa nguyện thì có lợi lộc gì cho ta, trong cuộc ta chiến đấu chống lại Đấng Cứu Thế, chống lại Mẹ của Người và chống lại con người. Vậy nên, hỡi các ngươi là các qủi theo ta, nay đã đến lúc chúng ta hãy chống lại Thiên Chúa cho hả giận. Tất cả các người hãy đến để bàn bạc xem chúng ta phải làm gì đây' vì ta mong nghe thấy những ý kiến của các ngươi". (số 716)
Một số qủi sứ đã đáp lại dự án rùng rợn này, bằng cách đưa ra những đề nghị thúc giục Luxiphe thực hiện những mưu cơ trong việc ngăn cản công hiệu của Ơn Cứu Chuộc nơi loài người. Tất cả bọn chúng đều đồng ý rằng, không thể nào làm tổn thương đến bản thân của Đức Kitô, làm giảm đi giá trị vô biên nơi những công nghiệp của Người, làm hủy hoại hiệu năng của các Bí Tích Thánh, làm sai lệch hay hủy bỏ được giáo điều mà Chúa Kitô đã giảng dạy' tuy nhiên, chúng quyết định thế này, dựa theo cấp độ mới của việc trợ giúp cũng như của hồng ân mà Thiên Chúa đã lập nên cho phần rỗi của con người, giờ đây chúng phải tìm ra những đường lối mới để cản trở hay ngăn chặn công cuộc của Thiên Chúa, bằng thật nhiều lừa đảo và cám dỗ dữ dội hơn nữa. Về những mưu đồ này, một số qủi ma đầu tinh quái nói rằng:
'Đúng đấy, hiện nay con người đã được ban cho một giáo huấn và lề luật mới mẻ rất có thế lực, những Bí Tích Thánh mới mẻ mang lại hiệu năng, một Mẫu Sống mới và một Vị Dẫn Đàng mới trong việc sống theo các nhân đức, một Vị Cầu Bầu và Biện Hộ mới nơi Người Nữ đó' tuy nhiên, những bản năng tự nhiên cũng như những đam mê xác thịt vẫn còn nguyên, và những tạo vật vẫn không thay đổi bản chất cảm xúc lẫn khoái thú của họ. Thế nên, vận dụng mọi gian dối nơi mình, chúng ta hãy càng qủi quái hơn nắm lấy tình hình này, trong việc làm hư đi những công hiệu mà vị Thiên Chúa làm Người đã mang lại cho con người. Chúng ta hãy bắt đầu chiến lược dữ dội để tác hại loài người, bằng cách đưa ra những khiêu gợi mới, kích thích họ sống theo các đam mê của họ mà xao lãng đi tất cả mọi sự khác. Như thế, một khi đã dính dáng đến những điều nguy hiểm này, con người không thể nào còn chú tâm đến điều ngược lại nữa'. (số 717)
Để bắt tay thực hiện dẫn dụ này, chúng chia cắt lại các lãnh vực hoạt động giữa chúng với nhau, để cho mỗi một quân đoàn ma qủi có thể cám dỗ loài người những tính mê nết xấu khác nhau, bằng những qủi quyệt chuyên biệt của mình. Chúng quyết định tiếp tục lan truyền việc tôn thờ ngẫu tượng trên thế gian, để con người không thể nhận ra Thiên Chúa chân thật cũng như Ơn Cứu Chuộc. Khi nào việc tôn thờ ngẫu tượng không thành công, chúng quay sang việc thiết lập những tà phái và lạc thuyết, do những con người ngoan cố và hư hỏng nhất loài người được chúng chọn để lãnh đạo và truyền dạy. Trong số những tinh thần tệ hại này, đây đó mọc lên tà phái Hồi Hồi, những lạc thuyết Ariô, Pêlagiô, Nestôriô và bất cứ những lạc thuyết nào khác xuất hiện trên thế giới, khởi sự từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội cho đến nay, cùng với những lạc thuyết đang chực sẵn, song không cần và không tiện để đề cập đến ở đây. Luxiphe tỏ ra hài lòng về những dẫn dụ hỏa ngục này, những dẫn dụ chống lại chân lý thần linh cũng như tàn phá tận nền tảng việc giải cứu của con người, đó là đức tin thần linh. Hắn đã khen thưởng và thăng chức cho những qủi tỏ ra hăng hái và những qủi biết tìm kiếm những kẻ xướng xuất vô đạo để thi hành những sai lầm này. (số 718)
Một số qủi được chỉ định để làm lệch lạc những bản năng của các con trẻ vào lúc chúng được cưu mang và hạ sinh' những qủi khác thì, một đàng dụ dỗ các cha mẹ bỏ bê việc giáo dục và chỉ bảo con cái của mình, bằng cách chiều chuộng chúng thái quá hoặc ghét bỏ chúng, một đàng lại làm cho con cái hận thù cha mẹ' có một số qủi đề ra việc tạo nên tình trạng ghen ghét giữa vợ chồng, dụ cho họ sống theo kiểu ngoại tình, hay coi nhẹ lòng chung thủy đã được cả hai hôn thệ với nhau. Tất cả đều đồng ý gieo rắc vào giữa loài người những mầm mống bất hòa, ghen ghét và thù oán, những tâm tư kiêu căng và sắc dục, long tham muốn sang giầu và vinh dự, và dùng những lý do tinh xảo để chống lại tất cả mọi nhân đức mà Chúa Kitô đã dậy' trên hết mọi sự, chúng có ý định làm quên lãng đi cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người, những phương tiện cứu rỗi, và những đau khổ đời đời của hỏa ngục. Bằng những phương tiện này, bọn qủi hy vọng dồn tất cả mọi quyền năng và khả năng của con người vào việc ham mê những dính bén với trần gian và những thỏa mãn sắc dục, không cho họ còn giờ nghĩ đến việc thiêng liêng và đến phần rỗi của họ nữa. (số 719)
Luxiphe nghe các qủi đưa ra những đề nghị khác nhau này thì trả lời chúng rằng:
'Ta rất cám ơn các ngươi về những ý kiến của các ngươi: ta chuẩn y chúng và thừa nhận tất cả những ý kiến đó' đối với những kẻ không tuyên xưng lề luật được Đấng Cứu Thế ban bố cho loài người thì thực hiện những đề nghị này cũng dễ thôi, tuy nhiên, với những ai chấp nhận và nắm giữ những lề luật này, nó lại là một việc khó khăn đấy. Thế nhưng, ta quyết nhắm tất cả cơn giận dữ của ta vào việc chống lại lề luật này cũng như vào việc chống lại những ai theo lề luật đó, và ta sẽ hết sức gắt gao bắt bớ những ai nghe theo giáo huấn của Đấng Cứu Thế và trở nên môn đệ của Người' công cuộc chống lại những sự ấy phải là cuộc chiến khốc liệt của chúng ta cho đến tận thế. Nơi Giáo Hội mới này, ta phải cố gắng gieo rắc cỏ lùng (Mt.14:25), những tham vọng, lòng ham hố, tính sắc dục, và những ghen ghét sát hại, cùng với tất cả những tính hư nết xấu khác mà ta là đầu não. Bởi vì, một khi những tội lỗi này tăng lên và phát triển giữa thành phần tín hữu, thì, cùng với tính trái khuấy và lòng vô ơn của họ nữa kèm theo, chúng sẽ chọc giận Thiên Chúa và sẽ thật sự làm cho con người mất đi những sự trợ giúp của ân sủng nhờ các công nghiệp của Đấng Cứu Thế để lại cho họ. Để rồi, chừng nào họ đánh mất đi những phương tiện cứu rỗi này, chúng ta sẽ chắc chắn chiếm được họ. Chúng ta cũng phải thiết thực trong việc làm yếu đi lòng đạo đức cũng như tất cả những gì là linh thiêng và thần thánh' làm cho họ không nhận thức được quyền lực của các Bí Tích Thánh để họ đến lãnh nhận các Bí Tích Thánh này khi đang mắc tội trọng, hay ít là lãnh nhận mà không sốt sắng và sùng mộ gì. Vì những Bí Tích Thánh này linh thiêng, nên cần con người phải nhận lãnh bằng một ý muốn ngay chính mới rút được những hoa trái của các Bí Tích ấy. Khi nào họ khinh thường phương dược chữa bệnh, họ sẽ bị kiệt sức trong cơn bệnh, và khó có thể đứng vững nổi trước các mưu chước cám dỗ của chúng ta' họ sẽ không thấy được những việc lừa đảo của chúng ta, tâm trí của họ sẽ không màng chi đến việc tưởng nhớ Đấng Cứu Thế của họ và đến việc cầu bầu của Mẹ Người. Thế là lòng vô ơn bất nghĩa ngu dại của họ sẽ làm cho họ bất xứng với ân sủng và chọc giận Thiên Chúa cũng là Đấng Cứu Thế của họ, đến nỗi, Người không ban cho họ các ơn trợ giúp của Người nữa. Ta ước là, trong mọi sự này, tất cả các ngươi hãy nhiệt tình sát cánh với ta, đừng để mất giờ hay lỡ cơ hội thi hành những mệnh lệnh của ta'. (số 720)
Không thể nào lập lại hết mọi mưu cơ bấy giờ của con rồng này và bọn đồng minh của hắn, trong việc chúng bầy kế chống lại Hội Thánh và con cái của Hội Thánh, để những giòng nước của dòng sông Dược-Đăng có thể bị nuốt hết vào cổ họng của hắn (Job 40:18). Chỉ có thể nói rằng, chúng đã dành ra gần trọn một năm trời, sau cuộc Tử Nạn của Chúa Kitô, để bàn bạc và xem xét với nhau về tình trạng của thế giới cho đến lúc bấy giờ, cũng như về những thay đổi mang lại bởi Chúa Kitô, Thiên Chúa và Tôn Sư của chúng ta, nhờ cuộc Tử Nạn của Người, và sau rất nhiều phép lạ, phúc lành và gương sáng của những con người thánh thiện, qua việc các ngài biểu lộ đức tin nơi Người. Nếu tất cả những công sức này không đủ kéo tất cả mọi người vào con đường cứu rỗi, thì cũng có thể dễ hiểu là, Luxiphe hẳn sẽ chiếm được ưu thế và cơn giận của hắn chắc chắn sẽ dữ dội lắm, đáng cho chúng ta cùng với thánh Gioan kêu lên: 'Khốn cho trái đất, vì Satan đầy những giận dữ đang đến với ngươi!' (số 721)
Phụ chú: Bộ "Nhiệm Đô của Thiên Chúa" trên đây được viết ra do Nữ Đáng Kính Maria D'Agreda, 1602-1665. Bộ sách lớn này gồm có bốn cuốn, dầy 2676 trang, kể lại sự tích về cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ đã mạc khải cho nữ Đáng Kính này biết vào thế kỷ 17. Đầu tiên Nữ Đáng Kính Maria được thị kiến thấy tất cả mọi biến cố trong cơn ngất trí. Sau đó, Đức Mẹ truyền viết ra thành sách, đó là cuốn 'Nhiệm Đô của Thiên Chúa', nhan đề theo nguyên ngữ Tây Ban Nha là "Ciudad de Dios". Bộ sách này đã được các Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận, Đầu tiên là Đức Innocentê XI ngày 3-7-1686. Sau đó đến Đức Alexander, Clêmentê IX và Bênêđictô XIII. Chưa hết, còn Đức Bênêđictô XIV và Clêmentê XIV cũng đã chuẩn nhận qua văn thư của Thánh Bộ Lễ Nghi, Sau hết là vào ngày 26-9-1713, Tòa Thánh đã rút lại lệnh cấm của giám mục giáo phận Ceneda ở Ý, vì lệnh địa phương này nghịch lại với sắc lệnh có tính cách hoàn vũ của Đức Innôcentê XI. Đặc biệt là Đức Bênêđictô XIII, khi còn làm tổng giám mục ở Bênêventô, đã sử dụng những sự kiện được thụ khải này để giảng một loạt bài về Đức Mẹ Maria. Cho đến năm 1912 là năm bộ sách này lần đầu tiên được phát hành bằng Anh ngữ ở Mỹ, thì bộ sách đã được phát hành đến 60 lần, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Điều đáng chú ý nhất là, những âm mưu của Hội Đồng Qủi, được đề cập đến ở đoạn 2 trang 256, viết từ thế kỷ 17, về hôn nhân, gia đình, xã hội, tục hoá v.v. đã xẩy ra đúng y như vậy, kể từ thập niên 1960 đến nay là giữa thập niên 1990.
3/8 Chúa Nhật XVIII Thường Niên
Bánh Sự Sống phải chăng là Lương Thực Hằng Ngày?
Như bài chia sẻ tuần trước đã nhận định, chu kỳ Phụng Vụ Năm B theo Phúc Âm Thánh Marcô, sẽ được chuyển sang Thánh Gioan 5 tuần liền, kể từ tuần vừa rồi. Và trong bài Phúc Âm tuần trước, Thánh Ký Gioan cho chúng ta thấy Chúa Giêsu chẳng những lo phần hồn cho con người mà cả phần xác của họ nữa, bằng cách hóa nhiều 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá khô. Tuần này, cũng qua Thánh Ký Gioan, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho chúng ta biết ý nghĩa siêu nhiên thực sự của bánh ăn cũng như của việc ăn bánh. Theo ý của Chúa Giêsu thì bánh ăn đây là gì và việc ăn bánh là chi? Nếu Bánh hằng sống đây là chính bản thân Chúa Kitô thì việc ăn bánh đây còn gì khác ngoài việc tin vào Người, và Thiên Chúa ban Bánh bởi trời là Chúa Kitô cho con người còn muốn gì hơn là muốn cho con người tin vào Con của Ngài mà được sự sống. Câu cuối cùng của bài Phúc Âm hôm nay đã chứng thực nhận định trên đây: “Chính Tôi là Bánh Sự Sống. Không ai đến cùng Tôi lại bị đói, không ai tin vào Tôi lại phải khát”. Bởi thế, trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu chẳng những tỏ mình ra là Bánh Sự Sống được Thiên Chúa ban cho thế gian, mà còn kêu gọi con người hãy ăn Người, tức hãy tin nhận Người.
Thật vậy, tất cả mọi sự “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) làm trên thế gian này, bắt đầu là việc tạo dựng trời đất muôn vật, hay trong lịch sử loài người, điển hình nhất là lịch sử Do Thái thời Cựu Ước cũng được gọi là lịch sử cứu độ, đều có một mục đích duy nhất, đó là làm cho con người tạo vật nhận biết Ngài. Vẫn biết, theo chương trình tạo dựng thì Thiên Chúa nghỉ ngơi trong ngày Thứ Bảy (x Gen 2:2). Thế nhưng, theo Mạc Khải được Sách Khởi Nguyên ghi nhận, thì Thiên Chúa Hóa Công chỉ “nghỉ ngơi không làm tất cả những gì Ngài đã làm vào ngày thứ bảy” (ibid) mà thôi, nghĩa là Ngài không tạo dựng nên thêm một sự gì nữa, việc tạo dựng của Ngài kể như đã hoàn toàn kết thúc sau thời gian sáu ngày, nhưng Ngài vẫn tiếp tục thực hiện việc bảo tồn chúng, nhất là việc thánh hoá con người, bằng không, công cuộc tạo dựng của Ngài không trọn, hay nói cách khác, bằng không, việc tạo dựng của Ngài chỉ là việc để Ngài tỏ quyền toàn năng của Ngài ra thôi, chứ không phải là việc tỏ chính bản thân là tình yêu của Ngài ra. Đó là lý do, ngay sau câu Thánh Kinh trên, Sách Khởi Nguyên viết tiếp: “Vậy Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và làm cho ngày này là một ngày thánh, vì Ngài nghỉ ngơi sau khi hoàn tất hết mọi việc tạo dựng Ngài làm” (Gen 2:3). Đó cũng là lý do Chúa Giêsu đã khẳng định về Cha của Người cũng như về chính Người với thành phần Do Thái bách hại Người về việc Người chữa lành trong ngày thứ bảy rằng: “Cha Tôi hằng làm việc cho tới nay, Tôi cũng đang làm việc như vậy nữa” (Jn 5:17).
Tóm lại, Thiên Chúa đã giành ra sáu ngày để tạo dựng nên trời đất, nên tất cả mọi sự hữu hình và vô hình, nhưng Ngài dùng một ngày thứ bảy duy nhất để thánh hóa con người nói riêng và tạo vật của Ngài nói chung (x Rm 8:21). Vậy Thiên Chúa làm việc trong ngày thứ bảy là ngày thánh của Ngài như thế nào, nếu không phải là Ngài tỏ chính bản thân của Ngài ra cho con người, một Mạc Khải Thần Linh được nên trọn và lên đến tuyệt đỉnh khi Ngài tỏ mình ra nơi chính “Lời đã hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), để làm cho con người tin vào Ngài khi họ chấp nhận Con Ngài, “hiện thân đích thực bản thể Cha” (Heb 1:3). Đó là lý do Chúa Giêsu đã tỏ ý định sâu xa về các hoạt động thánh hóa của Cha Người làm từ sau khi hoàn tất công cuộc tạo dựng cho đám dân Do Thái theo đuổi Người, đám dân được Người làm phép lạ cho ăn bánh no nê, cũng là đám dân đã hỏi Người “chúng tôi phải làm những gì để thực hiện những việc của Thiên Chúa”, rằng: “Đây là công việc của Thiên Chúa, đó là hãy tin vào Đấng Ngài đã sai”.
Đúng thế, vì con người là loài hữu hình và hữu hạn, không thể tự mình biết được Đấng Hóa Công của mình thực sự là Đấng nào, nếu không được chính Ngài tỏ mình ra cho, bằng không, con người chỉ tôn thờ ngẫu tượng theo ý nghĩ của mình mà thôi. Hiện tượng đa thần ngày xưa của con người không thể nào không có tín ngưỡng, của loài tâm linh hữu thần, không chứng thực sự thật hiển nhiên này hay sao? Điển hình nhất là trường hợp Dân Do Thái trong sa mạc, dù đã được chứng kiến tận mắt quyền năng vô cùng của Thiên Chúa giải thoát họ khỏi Ai Cập, họ vẫn đúc bò bằng vàng để tôn thờ như đấng cứu tinh của họ (x Ex 32:1,4). Tuy nhiên, qua các cuộc thần hiển (theophany) trong Cựu Ước, dù có tỏ mình ra thế nào đi nữa, tất cả những dấu chỉ điềm lạ và nhân vật sống động (x Heb 1:2) đều không phải là chính bản thân Ngài, không thể nào diễn tả được thực sự Ngài là Đấng nào, bản tính của Ngài ra sao, cho đến khi Con Ngài xuất hiện, một Ngôi Vị duy nhất có hai bản tính, là Con Người thật sự đồng thời cũng chính là Thiên Chúa thật sự, đến nỗi, “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9).
Khi tỏ mình ra cho loài người qua Người Con là Lời của mình như thế, chẳng khác gì Thiên Chúa ban cho con người trần gian một thứ bánh bởi trời, như Chúa Giêsu đã cho những người xin xem dấu lạ của Người để có thể tin vào Người, như cha ông tổ phụ của họ đã được thấy dấu lạ manna trong sa mạc xưa do Moisen làm, biết trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này rằng: “Tôi nói thật cho quí vị biết, không phải là Moisen đã ban cho quí vị bánh bởi trời; chính Cha của Tôi đã ban cho quí vị bánh bởi trời thực sự. Bánh của Thiên Chúa từ trời xuống ban sự sống cho thế gian”. Ở đây, Chúa Giêsu chẳng những đính chính quan niệm lầm lẫn của người Do Thái về nguồn gốc của manna, một nguồn gốc thần linh chứ không phải nhân loại, mà còn xác định ý nghĩa đích thực của “bánh bởi trời thực sự”, một thứ bánh được tiên báo qua hình ảnh manna, một thứ bánh “ban sự sống cho thế gian”, một sự sống đời đời chỉ tìm thấy duy nơi bánh bởi trời duy nhất này thôi, một thứ lương thực không hư hoại song tồn tại cho sự sống trường sinh, như Chúa Giêsu đã khuyên người Do Thái trong bài Phúc Âm Chúa Nhật này cần phải tìm kiếm. Thứ bánh bởi trời ban sự sống cho thế gian này là gì, một thứ bánh sau khi nghe Chúa Giêsu nói thế những người Do Thái bấy giờ liền lên tiếng “Thưa Ngài, xin ban cho chúng tôi thứ bánh này luôn mãi”, đã được Người khẳng định ở câu kết bài Phúc Âm: “Chính Tôi là Bánh Sự Sống. Không ai đến cùng Tôi lại bị đói, không ai tin vào Tôi lại phải khát”. Nghĩa là Chúa Giêsu đã kêu gọi dân Do Thái hãy tin vào Người, Đấng Cha sai, vì tin vào Ngài là tin vào Thiên Chúa, là gặp được Thiên Chúa, là không còn khắc khoải không biết Thiên Chúa là ai và ra sao nữa, không còn đói khát thần linh nữa.
Nếu Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể là Bánh Sự Sống, là lương thực tồn tại cho sự sống đời đời thì điều Người dạy trong Kinh Lạy Cha: “xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, trước hết và trên hết, là xin ban cho chúng con Lời Nhập Thể, mà Lời Nhập Thể đã thực sự ban cho con người rồi, nên lời cầu này còn được hiểu là xin Cha hãy tiếp tục tỏ chính bản thân của Cha là Chúa Kitô ra cho chúng con, tức làm cho chúng con có thể “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Chúa Giêsu Kitô” (Jn 17:3), tóm lại, xin Cha ban cho chúng con được sự sống đời đời là nhận biết Cha và Đấng Cha sai, một sự sống đời đời được thể hiện nơi “lương thực hằng ngày”.
Nếu “lương thực hằng ngày” đây là việc Thiên Chúa luôn tỏ mình ra cho con người, chẳng khác gì như manna hằng ngày nuôi dân Do Thái xưa trong cuộc hành trình sa mạc của họ tiến về Đất Hứa, một ân huệ Thiên Chúa ban cho thành phần tuyển chọn, ban cho con cái của Ngài, thì việc tỏ ra nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Chúa Giêsu Kitô, chính là thái độ đáp ứng của con người trước Mạc Khải Thần Linh, là hành vi đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. Thế nhưng, làm sao con người nhiễm mắc nguyên tội đầy yếu hèn và mù tối có thể hoàn toàn và tuyệt đối đáp ứng Mạc Khải Thần Linh, có thể như Mẹ Maria đầy ơn phúc không hề làm mất đi một mảy may nào ân sủng Chúa ban.
Bởi thế, lời cầu tiếp theo là “xin Cha tha nợ chúng con”, tức tha cho chúng con những lần không đáp ứng tác động thần linh. Đó là lý do ngay sau khi “xin Cha thợ nợ chúng con”, Kitô hữu liền “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, nghĩa là xin chớ để chúng con theo khuynh hướng tự nhiên chỉ muốn làm theo ý nghĩ vị kỷ và ý muốn tự do của mình, dù phản lại với ý Chúa. Việc coi trọng ý nghĩ và ý muốn của mình hơn ý muốn vô cùng khôn ngoan và toàn năng của Thiên Chúa đã là một hành động lộng ngôn phạm thượng, như hai nguyên tổ đã làm trong vườn địa đường thuở sơ khai, là một sự dữ kinh hoàng rùng rợn mà Chúa Kitô dạy con người khi kết thúc Kinh Lạy Cha phải “xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Vấn đề then chốt ở đây là, một khi linh hồn biết khao khát “lương thực hằng ngày” là Mạc Khải Thần Linh, bằng việc Đáp Ứng Đức Tin, thì họ sẽ được “sự sống và là một sự sống viên trọn”, đủ (nếu không muốn nói là dư) sinh lực thần linh để chẳng những chế ngự những “chước cám dỗ” mà còn tiêu diệt cả “sự dữ” là tội lỗi và sự chết nữa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL