GIÁO HỘI HIỆN THẾ
|
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 3/2003
Ý Chung: “Xin cho mỗi một người trong Dân Chúa và trong các vị Mục Tử Dân Chúa được tăng thêm việc nhận thức của mình về tầm quan trọng của bí tích Hòa Giải, tặng ân của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa”
Ý Truyền Giáo:
“Xin cho các Giáo
Hội Ðịa Phương ở Phi Châu, giữa những hoàn cảnh khốn khó của lúc này đây cảm
thấy được nhu cầu cần phải loan báo Phúc Âm một cách thiết tha và can trường”.
___________________________________________
8-14/3/2003 |
|
14/3 Thứ Sáu
Những Chứng Từ Hòa Bình Liên Tôn
Trong lúc tình hình thế giới đang biến động trước tình
hình khủng bố, tình hình vũ khí nguyên tử ở Bắc Hàn và nhất là tình hình chiến
tranh Hoa Kỳ giải giới Iraq, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại một số ý thức về hòa
bình của những vị đại diện Liên Tôn trong Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới
tại Assissi 24/1/2002. Chứng từ hòa bình liên tôn này, Kitô Giáo đã mở đầu, theo
thứ tự, gồm có Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo Bartholomew I tự đọc
bằng tiếng Hy Lạp, ĐTGM Canterbury Anh Giáo do ĐGM Richard Garrard đọc bằng
tiếng Anh, Tiến Sĩ Ishmael Noko thuộc đại diện Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới, Tiến
Sĩ Setri Nyomi, đại diện Liên Minh Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới, và ba vị nữa
ở phần kết thúc là Bà Chiara Lubich, Sáng Lập Phong Trào Focolare, Andrea
Riccardi và Đức Theoctist Thượng Phụ Chính Thống Romania. Ở khoảng giữa là chứng
từ của các tôn giáo ngoài Kitô Giáo, thứ tự của Phật Giáo, Phi Châu Cổ Truyền
Đạo, Ấn Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Chúng tôi chỉ xin trích lại những chứng
từ của các vị đại diện tôn giáo ngoài Kitô Giáo mà thôi, để xem những ý thức đó
như thế nào so với của Kitô Giáo nói chung và của Giáo Hội Công Giáo nói riêng.
Chứng Từ Hòa Bình (bằng tiếng Anh) của Phật Giáo:
Geshe Tashi Tsering (Hiệp Vương Quốc, đại diện Đức Dalai Lama)
Chớ gì, hiện tại và muôn đời, lúc nào tôi cũng trở thành một bảo vệ nhân cho
những ai không được bảo vệ, một hướng đạo viên cho những ai lầm đường lạc lối,
một con tầu cho những ai vượt qua qua đại dương, một cây cầu cho những ai
băng qua sông, một thánh cung cho những ai gặp hiểm nguy, một cây đèn cho
những ai cần ánh sáng, một chốn ẩn náu cho những ai cần trú trọ, và là tôi tớ
cho tất cả những ai cần giúp đỡ.
Bao lâu không gian còn tồn tại, bao lâu còn những vật biết cảm thức, chớ gì cho
tới bấy giờ tôi vẫn tồn tại và đánh tan những khốn cùng của thế giới này.
(A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life,
Shantideva)
Chứng Từ Hòa Bình (bằng tiếng Pháp) của Phi Châu
Cổ Truyền Giáo: Đạo Trưởng Ainadou Gasseto
Sáng kiến của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cổ võ hòa bình đã làm cho tôi rất vui
mừng và hy vọng cho thế giới của chúng ta vẫn thường bị xâu xé bởi bạo lực và
các cuộc chiến tranh. Việc Ngài mời tới tham dự vào Cuộc Cầu Nguyện Cho Hòa Bình
ở Assissi đây là một vinh dự lớn lao cho tôi cũng là một vinh dự cho tất cả mọi
tín đồ Avelekete Vodou mà tôi là vị thượng tế của họ. Trong việc nhận lời đến
tham dự vào buổi cầu nguyện này, tôi cũng chấp nhận việc dấn thân cổ võ tinh
thần hòa bình và hành vi cử chỉ ôn hòa có khả năng gây ảnh hưởng thuận lợi ở xã
hội Benin.
Thế nhưng, trước hết, tôi nhìn nhận là hòa bình là tặng ân Thiên Chúa ban cho
chúng ta. Tuy nhiên, tặng ân này được trao cho trách nhiệm của con người là
thành phần được Đấng Hóa Công kêu gọi để góp phần xây dựng hòa bình trên thế
giới này. Đây là một trách nhiệm chung liên quan đến tất cả tạo sinh.
Là một vị lãnh đạo của đạo cổ truyền Vodou, tôi tin rằng hòa bình không thể nào
có được bao lâu còn xẩy ra những xâu xé, chia rẽ và hận thù giữa dân chúng.
Chúng ta cần phải bắt đầu bằng việc làm chủ mình, chẳng hạn không nói những lời
lẽ gây ra những cảm xúc đối chọi, tẩy chay hay bạo động. Chúng ta cần phải có
trách nhiệm đối với tinh thần phát xuất bởi những lời lẽ của chúng ta. Đó phải
là tinh thần làm phát sinh sự hòa hợp, thân hữu và huynh đệ. Hòa bình bấy giờ
mới tìm được chỗ đứng thuận lợi để phát triển nơi dân chúng.
Tôi thâm tín về một điều duy nhất, đó là hòa bình trên thế giới lệ thuộc vào hòa
bình nơi dân chúng. Trách nhiệm của con người trên thế giới này chẳng những ảnh
hưởng tới xã hội còn ảnh hưởng cả đến toàn thể tạo sinh nữa. Khi không có hòa
bình nơi dân chúng, cũng sẽ không có hòa bình giữa tạo sinh và con người. Thế
nhưng, khi dân chúng hoạt động cho hòa bình nơi quốc gia dân tộc thì đất đai của
quốc gia họ trở nên phi nhiêu và súc vật sinh sôi nẩy nở cho con người hưởng
thêm nhiều thiện ích. Đây là lề luật chính của thiên nhiên phát xuất từ Đấng Hóa
Công, Đấng đã liên kết số mệnh của tạo vật với trách nhiệm của con người. Đó là
lý do tại sao cần phải mời gọi dân chúng hằng năm hoán cải tâm hồn từ bỏ hận thù,
bạo lực và bất công. Những vị lãnh đạo tôn giáo trên thế giới đừng quên và cũng
đừng bỏ bê việc thực hành này. Nó là vấn đề bù đắp lại những gì con người gây
tổn hại cho tạo vật, là vấn đề xin được thứ tha từ những vị thần bảo vệ các miền
đất bị lũng đoạn bởi bạo lực và sự dữ do con người gây ra, cũng là vấn đề xin
được tha thứ bằng cách hiến dâng những hy tế đền bù và thanh tẩy để nhờ đó có
thể phục hồi lại bình an. Tôi khẳng định là việc thanh tẩy thiên nhiên tạo vật
này cần thiết để phục hồi hòa bình nơi dân chúng cũng như với tất cả mọi tạo
sinh. Trong các thời xa xưa, thời của các vua chúa, Benin rất lưu ý đến việc
tuân giữ điều này nên xứ sở này đã được hoan hưởng thái bình cùng với những lợi
lộc nơi thiên nhiên tạo vật. Các vị lãnh đạo thời nay cũng phải quan tâm đến vấn
đề ấy. Chúng tôi sẽ nhắc nhở họ điều này khi chúng tôi từ Assisi về, như cách
thức làm phát sinh ở Benin những gì chúng tôi cảm nghiệm được ở cấp độ quốc tế
nơi Ý Quốc này.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến một điều thiết yếu nữa, đó là việc tôn trọng các hồn
thiêng của kẻ chết. Chúng ta phải nhớ rằng các vị tổ tiên đã ra đi trước chúng
ta ở một thế giới các vị đã sống trong mối liên hệ kính tôn Thiên Chúa cũng như
thiên nhiên tạo vật, nhờ đó để lại cho chúng ta một thế giới vẫn còn khả dung và
hữu ích cho con người. Thế giới mà các vị tổ chức ở thời của các vị không được
hoàn hảo ở mọi phương diện, nhưng nó vẫn giữ được cái hay của một tình trạng hòa
hợp giữa dân chúng và thiên nhiên. Những thứ cấm đoán đã bảo trì suối nguồn,
rừng cây và những khu vực cho thú vật và hoa lá tự mình sinh sôi nẩy nở. Những
thứ cấm đoán đã ấn định cho các mối liên hệ gia đình và xã hội. Việc bảo trì môi
sinh cùng với tình trạng hết sức thăng bằng trong xã hội đã góp phần hữu hiệu
vào việc bảo trì tình trạng hòa hợp giữa dân chúng và thiên nhiên tạo vật ấy.
Chúng ta không thể nói đến hòa bình hôm nay đây mà lại không tôn trọng cái thế
giới được các vị tiền bối để lại cho chúng ta đây, những vị đã từng tìm cách cải
tiến nó vì lợi ích của dân chúng thuộc thời đại của chúng ta.
Trong số những thực hành về xã hội được các vị tiền bối của chúng tôi để lại cho
chúng tôi ở mảnh đất Phi Châu của Benin đó là nghệ thuật bàn luận để giải quyết
những xung khắc liên cá nhân và xã hội. Chúng tôi đã học được nơi nghệ thuật
nàycách thức tôn trọng đối phương của nhau, chấp nhận những khác biệt và hiểu
được những xác tín của nhau. Việc thực hành này phải phấn khích những ai lãnh
trách nhiệm đối với hòa bình trên thế giới này, để họ làm sao có thể đem đối
phương của mình đến chỗ đối thoại là điều duy nhất có thể phục hồi hòa bình
trong tâm hồn cũng như nơi các quốc gia. Không gì quí hơn là việc đối thoại là
việc giúp cho chúng ta có thể đi đến chỗ hiểu biết nhau. Nhờ đó chúng ta đi từ
chỗ hận thù đến chỗ cảm nhận nhau. Vai trò quan trọng của việc bàn luận cần phải
được bảo toàn nơi các cơ cấu quốc tế là những nơi quyết định về hòa bình giữa
các quốc gia, và trong những quốc gia khi những con người cá nhân cần phải có
những quyết định. Việc bàn luận phải giúp cho chúng ta hôm nay đây điều hành thế
giới của thời chúng ta với tất cả mọi khó khăn của nó là những vấn đề bao giờ
cũng thuộc trách nhiệm giải quyết của con người.
Qua những gì vừa được trình bày, tôi đã nói lên những niềm xác tín của tôn giáo
mình, liên quan đến việc tôi dấn thân cổ võ hòa bình ở xứ sở của tôi cũng như
trên thế giới. Và tôi sẽ không thể nào kết thúc ở đây mà không khẳng định một
cách cương quyết là công lý và tình yêu huynh đệ là hai cột trụ bất khả thiếu
cho hòa bình thực sự nơi dân chúng. Mảnh đất Ý quốc này, nơi tôi đang có mặt
tham dự vào cuộc họp thiêng liêng ở Assisi đây là một mảnh đất có những truyền
thống tôn giáo cao quí. Thành phần lãnh đạo tôn giáo chúng ta phải nhấn mạnh ở
xứ sở của mình về việc tôn trọng các quốc gia khác cũng như về tình đoàn kết
giữa các dân tộc. Vấn đề phát triển các nước nghèo khổ, kể cả nước của tôi, chắc
chắn là một mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới. Mối liên kết giữa các dân
tộc phải dẫn đến chỗ chia sẻ cân bằng hơn nữa những nguồn phong phú trên thế
giới. Các nước phát triển phải nâng đỡ những nước kém phát triển trong việc họ
cố gắng phát triển. Vấn đề thương vụ quốc tế không được chỉ thiên về phía những
ai mạnh về kinh tế mà phải tôn trọng hoạt động cùng việc sản xuất thực sự của
mỗi người. Thế kỷ 21 chúng ta đang tiến vào đây phải là một thế kỷ xây dựng một
xã hội công chính và huynh đệ hơn. Các giá trị chúng ta cần phải cổ võ với tư
cách là những vị lãnh đạo tôn giáo đó là những giá trị về yêu thương cũng như về
việc giao tiếp xã hội trong một thế giới mà thực sự tất cả chúng ta đều là anh
chị em của nhau. Có thực hiện như thế chúng ta mới xây dựng hòa bình trên thế
giới của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc hội ngộ Assisi và ban hòa bình cho thế giới.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ 30/1/2002, trang 8 và 9
(còn tiếp)
13/3 Thứ Năm
Các đề tài cho các Ngày Giới Trẻ 2003, 2004 và 2005
Thứ Ba 11/3/2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ban hành Sứ Điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 18 là ngày sẽ được tổ chức tại mỗi giáo phận. Sứ điệp này mang tựa đề có liên hệ mật thiết với Năm Thánh Mẫu Mân Côi 10/2002-2003, đó là “Này là Mẹ con”. Trong sứ điệp năm nay, ĐTC cũng loan báo hai đề tài cho 2 năm tới, Ngày Giới Trẻ Th61 Giới 19 năm 2004: “Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu”, và Ngày Giới Trẻ Thế Giới 20 năm 2005 tại Cologne Đức Quốc: “Chúng tôi đến triều bái Người”.
Con mồi Iraq: Ba phe vẫn tiếp tục gầm gừ trước ngưỡng cửa Hội Đồng Bảo An
Trước thái độ của Pháp và Nga hôm thứ Hai 10/3/2003 tỏ ra hết sức cương quyết dùng quyền phủ quyết của họ đối với bản quyết định thứ hai của US và UK trong việc ấn định ngày 17/3/2003 là hạn chót bắt Saddam Hussein phải hoàn toàn giải giới, thậm chí Tổng Thống Pháp Chirac còn muốn
|
đích thân đến Hội Đồng Bảo An để veto nữa, phe chủ chiến US và UK đang tìm cách sửa lại bản quyết định này, bằng cách cho thêm thời gian dài hơn ngày 17/3.
Thứ ba 11/3/2003, trong một tờ giấy phổ biến tối nay, Tòa Bạch Ốc nhìn nhận là Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vẫn còn chia rẽ và “vấn đề giải giới ôn hòa dường như càng khó xẩy ra”. Một số viên chức trong Tòa Nhà Trắng này cho biết Tổng Thống Bush tỏ ra chán nản với Hội Đồng này. Riêng Tổng Thống Bush cũng hôm nay đã gọi các vị lãnh đạo các nước hội viên trung lập của hội đồng này là Angola, Mexico và Chí Lợi. Ông cho biết vào Thứ Tư hôm sau ông sẽ gọi các lãnh tụ thế giới để thuyết phục họ ủng hộ bản quyết định mới của phe chủ chiến.
|
Chiều Thứ Ba 11/3/2003, ngày đáng lẽ theo dự định sẽ bỏ phiếu cho bản quyết định mới của phe chủ chiến nhưng vì thấy không thắng được nên vần đề không được nêu lên, tuy nhiên, theo yêu cầu của khối Non-Aligned Movement bao gồm 116 nước, Hội Đồng Bảo An cũng đã họp để cho các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc không có chân trong Hội Đồng này hiện nay lên tiếng về vấn đề bản quyết định mới này nói chung và ngày hạn định trong bản quyết định nói riêng. Bởi thế, vấn đề chính của cuộc họp này là bước tới đây là gì và khi nào thực hiện?
Vị Lãnh Sự Iraq ở Liên Hiệp Quốc Mohammed Aldouri đã nói là US và UK đang bày tạo chứng cớ “để biện minh cho cuộc tấn công chúng tôi. Mục tiêu của họ là muốn nhúng tay vào dầu hỏa của chúng tôi, muốn kiểm soát vùng này, muốn vẽ lại những biên cương bờ cõi của vùng này để nắm vững được những lợi lộc sống còn của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cho thời gian lâu dài tới đây. Đây là một thứ tân thực dân thực sự ở miền này”.
|
Hiệp Vương Quốc và Gia Nã Đại hôm nay đã dẫn đầu việc cố gắng phá vỡ cái bất động của vấn đề ngoại giao bằng cách đưa ra vấn đề cần phải có một thời gian bao lâu nữa để Saddam Hussein buộc phải chứng tỏ ông ta giải giới. Sáu quốc gia thuộc phe trung lập trong hội đồng này là Angola, Cameroon, Chile, Guinea, Mexico, và Pakistan đề nghị gia hạn cho Iraq 45 ngày. Thế nhưng Hoa Kỳ không chịu, chỉ muốn từ 7 đến 10 ngày thôi.
Thủ Tướng Pakistan Zafarullah Khan Jamali cho biết ông đã được các phần tử của đảng ông và Nội Các yêu cầu miễn bỏ phiếu nếu Hội Đồng Bảo An thực hiện điều này. Đức và Syria cũng cho biết sẽ làm như thế.
|
Vị Lãnh Sự của nước Angola ở Liên Hiệp Quốc là Ismael Gaspar Martins nói: “Một tuần không đủ, 10 ngày cũng thế. Chúng tôi muốn 45 ngày như chúng tôi đã yêu cầu. Nếu là quá lâu thì chúng ta hãy chờ xem điều gì có thể được chấp nhận”.
Vị lãnh sự của Hiệp Vương Quốc là Greenstock đã cho biết những gì ngược với Thủ Tướng Tony Blair thế này: “Hiệp Vương Quốc chỉ tác hành theo luật lệ quốc tế mà thôi và chúng tôi muốn Liên Hiệp Quốc hãy nắm quyền hành sử trong vấn đề lớn lao này. Chúng tôi tiếp tục nói chuyện cho đến khi chúng tôi tìm thấy con đường cùng nhau hướng về Hội Đồng Bảo An”.
Trong ngày thứ nhất trong hai ngày họp này, Hội Đồng Bảo An đã nghe 28 quốc gia phát biểu về vấn đề Iraq. Hầu hết chống chiến tranh. Nếu phe chủ chiến muốn bỏ phiếu cho bản quyết định mới theo dự định vào Thứ Năm tới đây, họ phải thông báo cho hội đồng này biết trước 24 tiếng đồng hồ.
|
Trong cuộc họp báo ở The Hague, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cho biết “nếu Hiệp Chủng Quốc và các nước khác muốn đi ra ngoài hội đồng này và ra quân là họ đã không tuân hợp với bản hiến chương”. Bởi vì, bản hiến chương LHQ chỉ cho phép sử dụng võ lực để tự vệ và ra quân “để bảo toàn hay phục hồi nền hòa bình và an ninh quốc tế mà thôi” qua hội đồng bảo an.
Thứ Tư 12/3/2003, trong một cuộc họp căng thẳng ở House of Commons, Thủ Tướng Tony Blair đã phác ra một số vấn đề cần phải nêu lên cho Tổng Thống Saddam Hussein xem ông này có tuân hợp với các quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hay chăng, và yêu cầu hội đồng này cứu xét một số điểm chính có thể được thêm vào bản quyết định mới như sau:
|
Saddam Hussein phải rõ ràng minh bạch trên truyền hình Iraq về những thứ khí giới đại công phá của ông ta và tuyên bố sẽ loại bỏ chúng; Iraq phải chỉ cho biết những ổ chất anthrax cùng với các thứ khí giới hóa chất và sinh trùng khác; Iraq phải cho 30 bác học gia cùng gia đình của họ sang Cyprus để họ khỏi lo sợ khi trả lời những vấn đề về các thứ vũ khí; Iraq phải giải thích về thứ máy bay không cần người lái được Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc nói là có thể sử dụng để thả chất độc; Iraq phải cương quyết phá hủy những đơn vị lưu động sản xuất vũ khí sinh trùng; Iraq phải hoàn toàn hủy hoại tất cả mọi thứ phi đạn tầm xa bị cấm đoán.
|
Căn cứ vào các lời phát biểu công khai của và những lời phỏng vấn riêng với những nhà ngoại giao cao cấp thì, theo Associate Press, bản quyết định mới của phe chủ chiến US và UK đã được 5 nước ủng hộ là Tây Ban Nha, Bulgaria, Cameroon, Pakistan và Mễ Tây Cơ. Còn Angola và Guinea cho tới Thứ Tư 12/3/2003 vẫn chưa ngả theo bên nào. Chí Lợi, Đức và Tầu sẽ không bỏ phiếu. Nga có thể không bỏ phiếu hay sẽ phủ quyết với Pháp và bỏ phiếu chống như Syria. Nga và Pháp vẫn cương quyết chống lại bản quyết định mới của phe chủ chiến, dù UK có thêm 6 điểm mới trên đây. Vị lãnh sự Nga ở Liên Hiệp Quốc là Sergey Lavrov cho biết: “Cũng vẫn là vấn đề chiến tranh và hòa bình mà thôi. Chúng tôi không nghĩ rằng bản dự thảo này để ý tới mối quan tâm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ nghiên cứu nó, nhưng chúng tôi vẫn tự nhiên thấy ngay đó rồi”.
|
Trưởng ban thanh tra Hans Blix cũng có
mặt trong phiên họp hai ngày này của Hội Đồng Bảo An và được hỏi liệu 10 ngày có
đủ giờ cho ông tường trình về những việc làm của Saddam trong việc đáp ứng những
thử thách của Hiệp Vương Quốc hay chăng, ông trả lời: “Chúng tôi có thể nộp bản
tường trình sau 10 ngày nhưng chắc chắn không thể nào trong vòng 2 ngày. Chúng
tôi không phán đoán nhưng chúng tôi chỉ tường trình cho quí vị thôi”. Ông cũng
cho biết rằng những vấn đề đòi hỏi của Hiệp Vương Quốc cũng được liệt kê trong
những vấn đề giải giới còn lại cần Iraq phải làm do ông đang soạn thảo để trình
với hội đồng như ông nói đến trong bản tường trình lần thứ ba vừa rồi hôm
7/3/2003.
|
Cũng vào Ngày Thứ Tư 12/3/2003, vị ủy viên đặc trách ngoại vụ của Khối Hiệp Nhất Âu Châu là ông Chris Patten đã nói với quốc hội của Khối này ở Strasbourg hôm nay về vấn đề Iraq rằng: “Chính vì lợi ích của toàn thể thế giới mà quyền lực phải được giới hạn bởi luật lệ quốc tế, và chỉ được sử dụng với sự đồng ý của thế giới. Còn nguồn pháp luật quốc tế nào khác ngoài Liên Hiệp Quốc đối với việc can thiệp quân sự? Theo nguyên tắc chung, chiến tranh không phải tạo thêm những tay khủng bố hơn là giảm bớt hay sao? Khó lòng xây dựng được một nền dân chủ ở trước họng súng, khi lịch sử lại cho thấy rằng nền dân chủ này thường là sản phẩm của một cuộc phát triển nội bộ lâu dài trong xã hội”.
Vị chủ tịch đương kim người Hy Lạp là ông ngoại trưởng George Papandreou cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc. Khối Hiệp Nhất Âu Châu , gồm 15 nước hội viên và thực sự là 28 nước, kể cả 13 nước đang được dự tuyển, đã tái xác nhận niềm tin của mình nơi vai trò quan trọng do Liên Hiệp Quốc đảm trách. Đây thực sự là một yếu tố chính yếu cần thiết cho những quyết định sau này khi cần phải thực hiện nhân danh cộng đồng quốc tế”.
|
Đức Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức là Karl Lehmann, giám mục Mainz, hôm Thứ Hai 10/3/2003, trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Ý La Repubblica đã cho biết nhận định của mình về tình hình Iraq như sau: “Nếu thế giới đã tỏ phản ứng khi Nazi tiến vào Prague hay khi họ xâm chiếm Balan, nếu thế giới không nhắm mắt lại thì đã có thể tránh được một trận thế chiến theo những chiều kích được chứng thực sau đó”. Tuy nhiên, sau khi nói đến mối nguy hiểm của một nhà độc tài như Hitler xưa kia có thể nơi Saddam Hussein bây giờ, vị Hồng Y chủ tịch này liền thêm về phía thế giới nói chung và phe chủ chiến nói riêng: “Thật là nguy hại nếu một quốc gia rộng lớn và quyền năng như Hiệp Chủng Quốc, biểu hiệu cho một nền dân chủ nhiều thế kỷ nay, lại đột nhiên nghĩ rằng họ có thể làm gì họ muốn một cách đơn phương”. Vị Hồng Y này hoàn toàn không đồng ý là hễ không hợp với chủ trương của Hoa Kỳ là phản Chống Mỹ: “Tại sao bạn bè lại không thể có những quan điểm khác nhau chứ về một vấn đề đặc biệt nào đó?... Tôi xin được nói với những người Hoa Kỳ là họ cần phải nỗ lực hơn nữa để thực hành tình thân hữu. Vấn đề này không dễ gì đối với một quốc gia siêu cường duy nhất đâu. Cần phải làm sáng tỏ vấn đề cho nhân dân Hồi Giáo là không có vấn đề chiến tranh đánh Hồi Giáo, và những gì đang xẩy ra không phải là một trận chiến của Kitô Giáo hay của nền văn minh bắt nguồn từ Kitô Giáo chống lại Hồi Giáo”.
|
Nhận định của thoidiemmaria.net: Dù Giáo Hội Công Giáo chúng ta đang ở trong Mùa Chay Thánh, thời gian cần tĩnh lặng nguyện cầu và chay tịnh như Chúa Giêsu đã làm gương ở trong hoang địa 40 ngày. Thế nhưng, chính trong thời gian chay tịnh này lại là thời gian Chúa Giêsu đã bị Satan cám dỗ thử thách. Kitô hữu Công Giáo chúng ta hiện nay cũng thế, ngay chính trong Mùa Chay này chúng ta lại ở vào một thời điểm đầy biến động với tình hình thế giới hết sức căng thẳng chiến tranh, đến nỗi, nhiều người không biết phải xử trí ra sao? Một là chủ chiến theo phe của Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc hay là chủ hòa hoặc phản chiến theo phe của Pháp và Nga đây? Không biết chiều hướng của Giáo Hội như thế nào?
Căn cứ vào những gì chúng ta đã theo dõi trước đây, chúng ta có thể đúc kết chủ trương của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề Iraq vào 3 điểm chính yếu như sau, ba điểm người Công Giáo cần phải thấu triệt và nắm giữ dù có bị đả kích và chê bai:
Thứ nhất, cuộc chiến tranh có thể đánh Iraq hiện nay của phe chủ chiến Hiệp Chủng Quốc United States và Hiệp Vương Quốc United Kingdoms không phải là một cuộc chiến tranh chính đáng (just war) theo nghĩa tự vệ, mà là một cuộc chiến tranh tấn công, một cuộc chiến tranh chẳng những không có lý do chính đáng mà còn vì thế gây thiệt hại khôn lường cho riêng Iraq, cho vùng Trung Đông và cho cả thế giới nữa, một cuộc chiến hoàn toàn không hợp với nguyên tắc luân lý phổ quát, bởi đó không chấp nhận được.
Thứ hai, nếu cuối cùng vì bất đắc dĩ cần phải sử dụng đến chiến tranh là những gì tự nó chứng tỏ tình trạng thảm bại của con người, thì vấn đề vô cùng nghiêm trọng và khốc liệt này bao giờ cũng phải được quyết định bởi thẩm quyền quốc tế là Liên Hiệp Quốc qua Hội Đồng Bảo An; thế nhưng, hiện nay Hội Đồng Bảo An đang thi hành quyết định 1441 về vấn đề thanh tra vũ khí đại công phá ở Iraq, chưa xong, nên không thể chấp nhận bất cứ một cuộc chiến tranh tấn công bất chấp luật lệ quốc tế nào.
Thứ ba, đường lối để giải quyết vấn
đề Iraq trong việc ngăn chặn chiến tranh có thể xẩy ra, đó là việc giải giới
Iraq một cách ôn hòa, ở chỗ, thứ nhất, Liên Hiệp Quốc tiếp tục tận lực thanh tra
các loại vũ khí đại công phá của Iraq, thứ hai, Iraq phải tỏ ra tích cực công
tác với việc thanh tra và hoàn toàn tuân hợp bản quyết định 1441 của Hội Đồng
Bảo An Liên Hiệp Quốc, và thứ ba, phe chủ chiến Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương
Quốc không được tác hành bất chấp thẩm quyền Liên Hiệp Quốc.
12/3 Thứ Tư
Chẳng lẽ Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm chính trị?
Nhận định của thoidiemmaria.net: Tối hôm kia, Thứ Hai 10/3/2003, khi vào xem tin tức ở Màn Điện Toán Zenit như thói quen để chuyển dịch và phổ biến tin về Giáo Hội cho ngày hôm sau Thứ Ba 11/3/2003, tôi đọc thấy một bản tin mà tôi cho rằng “something wrong”, tức có một cái gì đó không ổn. Sau đây là nguyên văn bản tin tôi đã đọc thấy:
ZENIT - The World Seen From Rome
Code: ZE03031008
Date: 2003-03-10
Pope Working on a Deal for Saddam's Exile, Reports Say
Plan Would Also Give Amnesty to Top Iraqi Military Officials
VATICAN CITY, MARCH 10, 2003 (Zenit.org).- Vatican officials say that John Paul II is trying to broker a deal to have Saddam Hussein accept exile and thus avoid an Iraq-U.S. war, a magazine reported.
"God willing, war may still be averted, even at this apparently late hour," one Vatican official told Inside the Vatican magazine. "We are still hopeful."
According to the proposal, Saddam and
his family would be given 72 hours from Tuesday, March 11, to accept an offer of
exile.
At the same time, dozens of Iraq's top military leaders would be offered amnesty
in return for full cooperation with the United Nations, according to published
press reports.
The plan, brokered by the Vatican with Saudi Arabia and moderate Arab states, was evidently proposed by Pakistan during a closed-door meeting of the 10 non-permanent members of the U.N. Security Council on Friday.
Marion McKeone of the Sunday Herald newspaper in Glasgow, Scotland, reported from the United Nations in New York that the proposal could become part of a second resolution of the Security Council.
Under its terms, the United Nations would oversee the establishment of a post-Saddam government and the United Nations -- not the United States -- would take stewardship of Iraq's oilfields.
The Iraqi generals and top ranking officers would have to cooperate fully with U.N. inspectors to oversee the elimination of any weapons of mass destruction, McKeone reported.
It wasn't clear whether the proposal
has any chance of being accepted. The Pope has been sending his emissaries on
repeated missions to all the key parties during the past six weeks, as well as
receiving key leaders at the Vatican on almost a daily basis.
His special envoy and former permanent observer at the United Nations,
Archbishop Renato Martino, has been discussing the proposal with all the
Security Council members, reports said.
Cardinal Pio Laghi, former papal nuncio to the United States, traveled to Washington, D.C., last week to meet with President George W. Bush. He handed him a letter directly from the Pope, the contents of which have not been made public.
British leader Tony Blair met with the Pope and other officials at the Vatican in February.
Cardinal Roger Etchegaray, one of John Paul II's most relied-upon aides for "difficult missions," went to Baghdad last month to meet personally with Saddam. At that meeting Etchegaray discussed the subject of exile with Saddam, reports said. Cardinal Etchegaray later said that Saddam did not rule out the idea.
Also in February, the Pope received Iraqi Deputy Prime Minister Tariq Aziz at the Vatican and, several days later, U.N. Secretary-General Kofi Annan.
American sources confirm that the United States and Jordan have recently discussed the prospect of using the United Nations to offer a formal exile and amnesty package to Saddam and his inner circle, McKeone reported.
The proposed amendment is still at a low rung on the UN procedural ladder but the non-permanent members believe it represents a last best chance to avert a war.
U.N. sources have also indicated that a second resolution on Tuesday with the March 17 ultimatum -- incorporating an offer of exile -- would provide an attractive compromise that would let the French come on board without "losing face" or appearing to have capitulated to the United States.
Cái vấn đề không ổn đối với tôi trong bản tin tức này ở ngay hàng thứ nhất cũng như ở các hàng thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu: “Đức Giáo Hoàng đang hoạt động cho vấn đề lưu vong của Saddam Hussein, các phóng viên cho biết như thế… Các viên chức Vatican nói rằng Đức Gioan Phaolô II đang cố thương lượng vấn đề làm sao cho Saddam Hussein chấp nhận lưu vong để nhờ đó tránh khỏi cuộc chiến tranh giữa Hiệp Chủng Quốc và Iraq, một tờ nguyệt san đã tường trình như vậy. Một viên chức Vatican đã nói với tờ nguyệt san Inside the Vatican rằng: ‘Nếu Chúa muốn thì chiến tranh vẫn có thể được ngăn chặn, ngay cả vào giờ phút thật sự muộn màng này đây. Chúng ta vẫn còn hy vọng’”. Chỉ cần đọc hàng đầu tiên tôi đã giật mình và cảm thấy hết sức kỳ quặc. Tôi tự hỏi không biết tin này có chính xác hay chăng? Nếu có thì chẳng lẽ Đức Thánh Cha lại đi làm chính trị? Tôi không tin. Do đó, tôi đã không phổ biến tin giật gân này trên thoidiemmaria.net Thế rồi, sáng hôm sau, tức sáng Thứ Ba, 11/3/2003, khi mở máy điện toán lên để kiểm điện thư thì thấy tin tức Giáo Hội do VIS (Vatican Information Service) của Tòa Thánh gửi cho tôi như mọi ngày, vì tôi đã ghi danh trực tiếp với Văn Phòng Tín Liệu Vatican VIS này để được nhận tin như thế. Và tôi hết sức vui mừng vì thấy những gì mình nghĩ là đúng và mình đã không phổ biến bản tin trên đây là may. Đây là nguyên văn bản tin về vấn đề này của Tòa Thánh:
NO HOLY SEE INITIATIVE FOR SADDAM
HUSSEIN EXILE
VATICAN CITY, MAR 11, 2003 (VIS) - Holy See Press Office Director Joaquin
Navarro-Valls today told journalists, "concerning a presumed initiative
aimed at obtaining exile for President Saddam Hussein of Iraq, an initiative
that would find agreement between the Holy See and several Arab countries:
'I categorically deny this. This information is totally baseless'."
OP/.../NAVARRO-VALLS VIS 20030311 (80)
Câu cuối cùng của lời Tuyên Cáo này của Tòa
Thánh đã làm sáng tỏ vấn đề: “Tin tức này hoàn toàn thất thiệt”. Phải, theo tôi,
với tư cách là vị lãnh đạo tôn giáo, Đức Thánh Cha chỉ can thiệp vào chính trị
bằng việc nhắc nhở cho các vị lãnh đạo chính trị biết những nguyên tắc luân lý
liên quan đến các quyết định về công lý và hòa bình theo công ích mà thôi, như
Ngài đã làm qua hai bức thư gửi Tổng Thống Saddam Hussein ngày 11/2/2003 và Tổng
Thống Bush ngày 5/3/2003, hay như Ngài đã thực hiện qua các cuộc gặp gỡ những
chính trị gia thẩm quyền trên thế giới như hôm Thứ Sáu 14/2 với Phó Thủ Tướng
Iraq Tariq Aziz, hôm Thứ Ba 18/2 với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi, hôm Thứ
Bảy 22/2 với Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc United Kingdoms Tony Blair đồng minh đệ
nhất của Hoa Kỳ, hôm Thứ Năm 27/2 với Thủ Tướng Tây Ban Nha José María Aznar, và
hôm Thứ Ba 4/3/2003 với Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi. Còn việc nhúng tay vào
dàn xếp theo kế hoạch của một số nước Ả Rập trong Khối Liên Minh Ả Rập để cứu
vãn tình thế thì quả là làm chính trị, không hợp với vai trò thuần tôn giáo của
Đức Thánh Cha. Vấn đề Đức Thánh Cha nếu thực sự nhúng tay ở đây như thế không
phải chỉ gây đụng chạm đến các phe phái, đụng đến cả đa số các quốc gia trong
Khối Liên Minh Ả Rập, nhất là đến Iraq vì là nội bộ của quốc gia này, mà còn có
thể là một sách lược chưa chắc đã hay nhất, đã tốt nhất. Vả lại, phe phản chiến
vẫn đang dùng hết cách khác để ngăn chặn chiến tranh, trong khi đó Đức Thánh Cha
nhẩy vào vòng chiến, thì không phải là Ngài theo phe chủ chiến hay sao, vì vấn
đề muốn đẩy Tổng Thống Saddam Hussein đi là do sáng kiến của US đầu tiên. Nếu
Đức Thánh Cha làm điều này thì quả thực không thuộc về phạm vi thẩm quyền vô ngộ
của Ngài, do đó, không buộc phải tin, phải ủng hộ, trái lại, các vị thân cận với
Ngài còn phải can gián Ngài là đàng khác. Nói thế chứ, là con cái chúng ta còn
biết nghĩ như vậy thì vị Giáo Hoàng khôn ngoan và sống nội tâm luôn cầu nguyện
của chúng ta làm sao có thể dại dột làm điều ấy! Tạ ơn Chúa. Thế rồi, tối hôm
Thứ Ba 11/3/2003, khi bắt đầu vào lại Zenit lấy tin tức thì thấy họ cũng phổ
biến lời Tuyên Cáo của Tòa Thánh như sau:
ZENIT - The World Seen From Rome
Code: ZE03031101
Date: 2003-03-11
Vatican Denies Reports Over Deal for Saddam's Exile
VATICAN CITY, MARCH 11, 2003 (Zenit.org).-
The Vatican officially denied that the Holy See is promoting an initiative with
several Arab countries for Saddam Hussein's exile.
Vatican spokesman Joaquín Navarro-Valls said today: "I can fully deny it. This
information is totally unfounded."
Quoting anonymous Vatican sources, Inside the Vatican magazine had reported that
the proposal would give Saddam and his family 72 hours, beginning today, to
accept the proposal for exile.
The Sunday Herald in Glasgow, Scotland, had published a similar report, saying
that the proposal would grant amnesty to Iraqi generals who cooperated fully
with the United Nations.
Cũng theo tin Zernit ngày Thứ Ba 11/3/2003, Đức Tổng Giám Mục Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa bình, vị đã là quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc 16 năm, đã cho tờ tuần san Ý Rinascita biết nhận định của ngài về dự định tấn công Iraq của Hoa Kỳ như sau: “Ngày 11 Tháng 9 đã làm tổn thương đến tất cả mọi người Hoa Kỳ, thế nhưng sự dữ không thể được biện minh bằng sự dữ”. Theo ĐTGM chủ tịch này thì ngược lại với những gì đã xẩy ra vào năm 1991 liên quan đến việc Kuwait bị Iraq xâm chiếm, trường hợp hiện nay “không xẩy ra việc tấn công gì hết, bởi đó cuộc chiến tranh ngăn ngừa này tự nó là một cuộc chiến tranh tấn công”.
Ngoài ra, đúng như nhận định của
thoidiemmaria.net trên đây, ĐTGM còn cho biết về vị thế của Tòa Thánh trong việc
ngăn tránh chiến tranh đang diễn tiến ở ba phương diện: “Thứ nhất là giảng huấn
và nhắc nhở những nguyên tắc”; thứ hai là “việc ngoại giao, qua các buổi triều
kiến Đức Giáo Hoàng đã tiếp bảy nhân vật quan trọng xin gặp Ngài”. Thứ ba là
“vấn đề ngoại giao thiêng liêng” tức là “việc cầu nguyện và chay tịnh”.
11/3 Thứ Ba
“Ở những miền đất đã được phúc âm hóa nhiều thế kỷ trước đây và đã ăn rễ sâu vào Kitô Giáo, không còn cái thực tại của một ‘xã hội Kitô Giáo’ nữa… (cần phải được) tân truyền bá phúc âm hóa (bằng) sự thánh thiện”
ĐTC Gioan Phaolô II với Các ĐGM Tô Cách Lan dịp viếng thăm ngũ niên 4/3/2003
Quí Huynh Giám Mục thân mến,
1. “Chúc anh em ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta và của Chúa Giêsu Kitô” (Rm 1:7)…
|
2. Những bản tường trình Quí Huynh mang đến từ các Giáo Phận khác nhau chứng thực cho thấy những tình trạng mới mẻ và khẩn thiết liên quan đến những thách đố về mục vụ đối với Giáo Hội ngày nay. Thật vậy, chúng ta có thể nhận thấy điều này ở Tô Cách Lan, cũng như ở những miền đất đã được phúc âm hóa nhiều thế kỷ trước đây và đã ăn rễ sâu vào Kitô Giáo, không còn cái thực tại của một “xã hội Kitô Giáo” nữa, tức là, một xã hội mà, bất chấp những yếu hèn và sa ngã của con người, lấy Phúc Âm làm thước đo duy nhất cho đời sống cũng như cho các giá trị. Trái lại, nền văn minh tân tiến, mặc dù có nhiều phát triển về kỹ thuật, lại thường bị ngăn chặn việc phát triển chiều sâu của nó bởi khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa hay đẩy Ngài ra xa. Đó là những gì Tôi đã đề cập tới trong Tông Thư “Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến” như là một “cuộc khủng hoảng văn minh”, một cuộc khủng hoảng phải được đối đầu bằng “văn minh yêu thương là thứ văn minh được đặt nền tảng trên những giá trị phổ quát về hòa bình, về tình đoàn kết, về công lý và về tự do là những gì đạt đến tầm mức trọn vẹn của mình nơi Chúa Kitô” (số 52). Việc tân truyền bá phúc âm hóa mà Tôi đã kêu gọi toàn thể Giáo Hội (x Tông Thư Mở Màn Cho Ngàn Năm Mới số 40) có thể chứng tỏ cho thấy mình là một khí cụ hiệu nghiệm đặc biệt giúp vào việc mở đường dẫn lối tiến vào nền văn minh yêu thương này. Dĩ nhiên, việc tân truyền bá phúc âm hóa này, cũng như tất cả mọi cuộc truyền bá phúc âm hóa chân thực của Kitô Giáo, cần phải được đánh dấu bằng niềm hy vọng. Vì chính niềm hy vọng Kitô Giáo đã duy trì việc loan báo chân lý giải phóng của Chúa Kitô, đã làm dậy men các cộng đồng đức tin và đã làm thăng hóa xã hội bằng những giá trị của Phúc Âm sự sống, một Phúc Âm bao giờ cũng bảo hộ phẩm vị con người và tô bồi cho công ích. Như thế, chính đời sống Kitô hữu được tái sinh động và những việc mục vụ lại càng dễ hướng về cùng đích chân thật duy nhất của mình là sự thánh thiện. Thật vậy, thánh thiện là khía cạnh nội tại và chính yếu của Giáo Hội, ở chỗ, nhờ thánh thiện mà cả cá nhân cũng như các cộng đồng được nên giống Chúa Kitô. Bởi phép rửa, người tín hữu đã được hiệp thông với sự thánh thiện của chính Thiên Chúa, khi được tháp nhập vào Chúa Kitô và trở nên nơi cư trú của Thần Linh Ngài. Thế nên, thánh thiện là một tặng ân, nhưng lại là một tặng ân biến thành một việc làm, một nhiệm vụ “cần phải là hình thành toàn thể cuộc sống Kitô hữu” (Tông Thư Mở Màn Tân Thiên Kỷ, đoạn 30). Nó là dấu hiệu chứng tỏ cho thấy môn đệ tính chân thực của Kitô hữu, có thể đạt được bởi tất cả những ai thực sự muốn hết lòng, hết trí khôn và hết linh hồn theo Chúa Giêsu (x Mt 22:37). 3. Quan niệm về sự thánh thiện không được cho là một cái gì đó ngoại thường, một cái gì đó ở bên ngoài giới hạn của cuộc sống hằng ngày. Vì Thiên Chúa đã kêu gọi dân của Ngài sống đời sống thánh thiện trong những hoàn cảnh bình thường của họ ở gia đình, trong giáo xứ, nơi làm việc, tại trường học, trên sân chơi. Có nhiều thứ trong xã hội, đôi khi có ý, lôi kéo con người xa khỏi cái khó khăn mà thực ra lại sâu xa làm thỏa nguyện ước vọng tìm kiếm sự thánh thiện. Là những vị mục tử của các linh hồn, Quí Huynh không bao giờ được cảm thấy chán nản trong nỗ lực hướng dẫn cả đời sống Kitô hữu cũng như toàn thể cộng đồng Kitô hữu tiến xa hơn trên con đường thánh thiện. Bởi thế, mối quan tâm mục vụ chính yếu của Quí Huynh là việc đào luyện cho tất cả mọi đàn chiên của mình sống thánh thiện một cách thực tế và hân hoan, theo một thứ linh đạo lành mạnh hợp với thần học (x. Congregation for the Clergy, Instruction The Priest, Pastor and Leader of the Parish Community, 28). Nó đòi hỏi tất cả mọi phần vụ trong sinh hoạt giáo phận phải dấn thân tham dự. Việc làm của các vị linh mục, phó tế, Tu Sĩ và giáo dân ở giáo xứ cũng như học đường, ở các ngành chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội, đều góp phần một cách vô giá vào việc đạt tới cuộc sống thánh thiện mà tất cả mọi tín hữu được kêu gọi theo đuổi. Nó có thể cho thấy lợi ích đặc biệt đạt được nơi việc tích cực dấn thân của các cộng đồng đan viện cũng như các cộng đồng Sống Đời Tận Hiến khác trong phạm vi xứng hợp với đặc sủng và hoạt động tông đồ riêng của họ, nhất là nơi những dự án nhắm đến việc huấn luyện giới trẻ ở học đường thánh thiện. 4. Một khía cạnh quan trọng của việc tân truyền bá phúc âm hóa này là nhu cầu cần phải cảm thấy truyền bá phúc âm hóa văn hóa. Các thứ văn hóa của loài người tự chúng không cố định mà là đổi thay liên lỉ qua những liên lạc của dân chúng đối với nhau, cũng như qua những cảm nghiệm mới mẻ họ chia sẻ cho nhau. Việc truyền đạt các thứ giá trị là những gì làm cho một thứ văn hóa có thể tồn tại và phát triển. Môi trường văn hóa tự chúng thấm nhập vào cuộc sống theo đức tin Kitô giáo, một cuộc sống trái lại góp phần vào việc hình thành cái môi trường văn hóa này. Bởi thế, Kitô hữu được kêu gọi mang chân lý bất biến của Thiên Chúa đến cho hết mọi thứ văn hóa. Và vì “cộng đồng của thành phần đã lãnh nhận phép rửa được đánh dấu bằng một tính cách đại đồng có thể bao gồm hết mọi sự” mà tín hữu cần phải được giúp cho biết nuôi dưỡng những gì nội tại nơi các thứ văn hóa, “cho đến độ nó hoàn toàn được hiện lộ trong ánh sáng của chân lý” (Thông Điệp Đức Tin Và Lý Trí, đoạn 71). Ở những xã hội mà đức tin và tôn giáo được coi như là một cái gì đó cần phải giới hạn trong phạm vi tư riêng, từ đó không có chỗ đứng trong cuộc công luận hay chính luận thì lại càng quan trọng hơn nữa trong việc hiểu biết rõ ràng bản chất của sứ điệp Kitô giáo, đó là một thứ Tin Mừng chân lý và yêu thương giải phóng con người nam nữ. Khi những nền tảng của một thứ văn hóa đặc biệt nào đó căn cứ vào Kitô Giáo thì tiếng nói của Kitô Giáo không thể nào lại có thể im hơi lặng tiếng mà không làm cho thứ văn hóa đó trở thành hết sức tầm thường. Ngoài ra, nếu văn hóa là môi trường làm cho cá nhân biến đổi chính mình thì việc loại trừ Đấng Tuyệt Đối ra khỏi thứ văn hóa này, hay cho Vị ấy ra rìa như thể lỗi thời, thì sẽ đi đến chỗ thực tại bị phân mảnh nguy hiểm và gây ra những cuộc khủng hoảng, khi văn hóa không còn có thể làm cho thế hệ trẻ thấy được mạch nguồn của nghĩa lý cũng như của khôn ngoan chúng hết sức tìm kiếm. Đó là lý do Kitô hữu cần phải hiệp nhất trong việc đối thoại với xã hội, ở chỗ, bằng một tinh thần thực sự của việc hợp tác đại kết, với việc Qúi Huynh chủ động tham phần, thành phần môn đệ của Chúa Kitô không bao giờ thôi làm cho của giáo huấn Chúa Kitô về phẩm vị con người sáng tỏ nơi tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống chung riêng. Đó là thứ ánh sáng của chân lý đánh tan tăm tối của những lợi lộc vị kỷ cũng như của tình trạng băng hoại xã hội, thứ ánh sáng soi chiếu con đường phát triển kinh tế chân chính cho tất cả mọi người. Kitô hữu không lẻ loi trong việc làm cho ánh sáng này chiếu soi rạng ngời hơn trong xã hội. Cùng với con người nam nữ của các niềm tin tôn giáo khác, cũng như với thành phần thành tâm thiện chí cùng họ chia sẻ những giá trị và nguyên tắc chung, các cộng đồng Kitô hữu của Quí Huynh được kêu gọi hoạt động cho sự tiến bộ của xã hội cũng như cho việc chung sống hòa bình của các dân tộc và của các thứ văn hóa. Như thế, việc dấn thân và sát cánh liên tôn cũng là một động năng quan trọng trong việc phục vụ gia đình nhân loại. Thật vậy, một khi ánh sáng của chân lý không chiếu soi nơi công luận thì lầm lỗi và lầm tưởng dễ dàng lan tràn và thường đi đến chỗ chi phối các quyết định chính trị. Tình trạng này càng nguy hiểm hơn nữa khi những kẻ đã đánh mất hay loại trừ niềm tin tưởng vào Thiên Chúa ra tay tấn công tôn giáo, làm phát sinh một tình trạng mới về phe phái xẩy ra đớn đau thê thảm, càng gây thêm tính cách chia rẽ trong xã hội. 5. Trong công việc truyền bá phúc âm hóa, có lẽ không có nhóm nào Quí Huynh cần phải lưu ý hơn và tỏ ra quan tâm hơn là giới trẻ. Họ là thế hệ dựng xây mới trong việc đáp ứng khát vọng của nhân loại đối với một thứ văn minh yêu thương được đánh dấu bằng tự do chân thực và hòa bình chuyên chính. Ở Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm ngoái tại Torontô, Tôi đã tin tưởng trao phó chính nhiệm vụ này cho họ, và Tôi khuyến khích Quí Huynh hãy làm như vậy, hãy trợ giúp họ bao nhiêu có thể để họ đương đầu với thách đố ấy. Theo các bản tường trình của Quí Huynh, Tôi hân hoan thấy rằng giới trẻ Tô Cách Lan đang tỏ ra nhiệt tình với đức tin của họ cũng như đang mong muốn hơn nữa trong việc gặp gỡ và làm việc với Quí Huynh là các Vị Giám Mục của họ. Giáo Hội, với tư cách “mater et magistra” là mẹ và là thày, phải hướng dẫn họ tiến đến chỗ hiểu biết và cảm nghiệm hoàn toàn hơn trong niềm tin vào Chúa Giêsu Nazarét: vì chỉ có một mình Chúa Giêsu mới là đá tảng và là nền tảng vững vàng cho đời sống của họ; chỉ có một mình Người mới làm cho họ có thể hoàn toàn thấu triệt được “mầu nhiệm” của đời sống họ (x Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí, đoạn 15). Các thứ lực lượng dũng mạnh của truyền thông đại chúng cùng với ngành kỹ nghệ giải trí hầu hết nhắm đến giới trẻ, thành phần cảm thấy mình trở thành mục tiêu cho các ý hệ tranh đoạt đang muốn khuôn đúc và chi phối các thái độ và tác hành của họ. Tình trạng lầm lẫn xẩy ra khi giới trẻ bị bủa vây bởi trào lưu luân lý tương đối và tình trạng dửng dưng đạo lý. Làm sao họ có thể tiến đến chỗ nắm được vấn đề sự thật cùng với những đòi hỏi cần phải nhất trí nơi hành vi cử chỉ về luân lý, khi mà nền văn hóa tân tiến dạy cho chúng sống như thể chẳng có một giá trị tuyệt đối nào, hay xui họ bằng lòng với một thứ tôn giáo tính mơ hồ vậy thôi? Việc lan tràn của tình trạng mất đi cái cảm quan siêu việt của đời sống con người dẫn đến tình trạng thảm hại về đời sống luân lý và xã hội. Quí Huynh thân mến, công việc của Quí Huynh là chứng tỏ cho những con người nam nữ đương thời, cũng như cho thế hệ trẻ, thấy tính cách hết sức hợp thời của Chúa Giêsu Kitô và Phúc Âm của Người, vì chính ở nơi đây mà các ước vọng và nhu cầu sâu xa nhất của nhân loại được nên trọn. Cần phải tái rao giảng sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô với tất cả tính cách mới mẻ và quyền năng của sứ điệp này, để sứ điệp ấy được hoàn toàn cảm nghiệm và nếm hưởng! 6. Nói đến vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa, chúng ta không nói đến một “thứ chương trình mới” mà là lập lại một lần nữa tiếng gọi của Phúc Âm như đã được thể hiện nơi Truyền Thống sống động của Giáo Hội. Tuy nhiên, việc tái sinh động đời sống Kitô hữu thực sự cần phải có những hoạt động mục vụ thích ứng với các hoàn cảnh thực tế của mỗi một cộng đồng, những việc mục vụ được thực hiện bằng đối thoại và được hình thành bởi sự tham dự của các phần vụ khác nhau của dân thánh Chúa. Những nỗ lực liên hợp của các Vị Giám Mục, linh mục, phó tế, Tu Sĩ và giáo dân là những gì thiết yếu để nói lên những vấn đề cần phải hết sức quan tâm chẳng những đối với Giáo Hội mà còn đối với toàn thể xã hội Tô Cách Lan nữa. Đời sống hôn nhân và gia đình là tiêu biểu cho lãnh vực của việc hợp tác chẳng những nên làm mà còn cần thiết ấy: về vấn đề này Tôi hân hoan biết được sẽ có một cuộc họp của các Vị Giám Mục Tô Cách Lan với các cơ quan liên quan đến các lãnh vực này. Một vấn đề khác đã được tất cả mọi tín hữu hợp lực sẽ chứng tỏ cho thấy đặc biệt có giá trị trong việc các cộng đồng của Quí Huynh tỏ ra đón tiếp những người tị nạn và những ai lánh nạn, nhất là qua những chương trình nhắm đến việc trợ giúp, giáo dục và hội nhập xã hội. Cũng thế, tiến trình tham vấn và phác họa đã được Quí Huynh bắt đầu liên quan tới vấn đề của các chủng viện ở Tô Cách Lan đã cho thấy tầm quan trọng của một đường lối hợp tác trong việc đương đầu với những vấn đề trầm trọng liên quan tới Giáo Hội ở tầm cấp quốc gia, giáo phận hay địa phương. 7. Vấn đề đào luyện linh mục dĩ nhiên vẫn là một trong những ưu tiên nhất của Quí Huynh. Các dự sinh làm linh mục cần phải được đi sâu vào mối liên hệ hiệp thông và thân tình sâu xa với Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành (x. Tông Huấn "Pastores Dabo Vobis," 42). Thiếu mối liên hệ tư riêng này, nhờ đó chúng ta “lòng kề lòng nói chuyện với Chúa” (Instruction The Priest, Pastor and Leader of the Parish Community, 27), thì niềm khát khao theo đuổi sự thánh thiện là những gì làm cho vai trò linh mục trở thành một đời sống thân mật với Thiên Chúa bị vắng bóng và làm suy yếu chẳng những cá nhân linh mục mà cả cộng đồng nữa. Ngày nay, hơn bao giờ hết, Giáo Hội cần những vị linh mục thánh thiện thực hiện việc hoán cải hằng ngày gây tác động nơi những người khác ước muốn tìm kiếm sự thánh thiện là những gì toàn thể Dân Chúa được kêu gọi theo đuổi thực hiện (x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 39). Bởi thế, nhưng con người được huấn luyện làm linh mục, trong lúc họ sửa soạn để trở thành khí cụ và là môn đệ của Chúa Kitô linh mục đời đời, cần phải hết sức hỗ trợ trong việc nỗ lực sống một cuộc đời thực sự nghèo khó, thanh tịnh và khiêm tốn theo gương Chúa Kitô, Thượng Tế Đời Đời là Đấng họ trở thành hình ảnh sống động (Tông Huấn "Pastores Dabo Vobis," 33). Cũng trong lãnh vực này, chúng ta có thể thấy được rằng việc thường xuyên đào luyện cho hàng giáo sĩ cần được coi như là một phần hoàn toàn của đời sống linh mục. Trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Giám Mục “Pastores Dabo Vobis”, Tôi đã dẫn giải và nói thêm về vấn đề huấn luyện hậu chủng viện của Công Đồng Chung Vaticanô II (x Sắc Lệnh về Linh Mục “Optatam Totius”, 22). Không cần phải lập lại tất cả những gì đã được đề cập tới ở bản văn kiện này, Tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến vấn đề là “việc tiếp tục đào luyện linh mục, dù thuộc giáo phận hay dòng tu, là một vấn đề tiếp tục hết sức cần thiết của tiến trình làm nên cá vị linh mục” (số 71). Tôi thiết tha xin Quí Huynh hãy luôn luôn coi các linh mục của mình như “là con cái và bạn hữu” (Sắc Lệnh về Giám Mục “Christus Dominus”, đoạn 16), và hãy lưu tâm đến phúc hạnh thuộc đời sống linh mục của họ ở những khía cạnh nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ, ở chỗ, hãy gần gũi họ, lắng nghe họ và khích lệ tình huynh đệ và thân hữu giữa họ với nhau. 8.
Quí Huynh thân mến, đây là một vài tư tưởng nhắc nhở Quí Huynh dịp Qúi Huynh
viếng thăm một của Hai Vị Tông Đồ…….. Trong năm Mân Côi này, Tôi ký thác Quí
Huynh cho Mẹ Maria, “Ngôi Sao Truyền Bá Phúc Âm Hóa”, để Mẹ giúp Quí Huynh được
khôn ngoan về mục vụ, kiên cường Quí Huynh mạnh mẽ và thắp lên trong Quí Huynh
tình yêu thương và lòng thương cảm. Tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh của Tôi
cho Quí Huynh và các linh mục, phó tế, Tu Sĩ, và giáo dân trong các Giáo Phận
của Quí Huynh. Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu do Zenit phổ biến ngày 4/3/2003 |
|
|
Chủ Chiến và Phản Chiến gầm gừ đọ sức trước khi chính thức lên võ đài quốc tế Hội Ðồng Bảo An Trước thái độ của Pháp và Nga hôm thứ Hai 10/3/2003 tỏ ra hết sức cương quyết trong việc sẽ dùng quyền phủ quyết của họ đối với bản quyết định thứ hai của US và UK vì bản quyết định này ấn định ngày 17/3/2003 là hạn chót bắt Saddam Hussein phải hoàn toàn giải giới, thậm chí Tổng Thống Pháp Chirac còn muốn đích thân đến Hội Đồng Bảo An để veto nữa, phe chủ chiến US và UK đang tìm cách sửa lại bản quyết định này, bằng cách cho thêm thời gian dài hơn ngày 17/3.
|
|
10/2 Thứ Hai |
Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật I Mùa Chay "Cần phải thanh tẩy lương tâm và hoán cải cõi lòng hướng về một thứ hòa bình đích thực". Anh Chị Em thân mến! 1. Thứ Tư vừa rồi, với lễ nghi xức tro, chúng ta đã bắt đầu Mùa Chay, một cuộc hành trình thống hối để sửa soạn cho Lễ Phục Sinh, một cơ hội cho tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa kàm mới lại tinh thần đức tin và củng cố việc dấn thân của mình trong việc trung thành với Phúc Âm. Như bài Phúc Âm hôm nay huấn dụ (Mk 1:12-15), trong 40 ngày Mùa Chay, tín hữu được kêu gọi theo Chúa Kitô ở trong “sa mạc” để cùng Người đối đầu và chiến thắng thần dữ. Đây là một cuộc chiến đấu nội tâm ảnh hưởng đến đường lối sống cụ thể. Thật vậy, những ý hướng và tác hành của con người được phát xuất từ cõi lòng của con người (x Mk 7:21); bởi thế, con đường dẫn đến công lý và hòa bình được mở ra chỉ khi nào thực hiện việc thanh tẩy lương tâm mà thôi, cả về phương diện cá nhân cũng như xã hội. 2. Trong tình hình quốc tế hiện nay, nhu cầu cần phải thanh tẩy lương tâm và hoán cải cõi lòng hướng về một thứ hòa bình đích thực lại càng là một nhu cầu khẩn trương hơn. Về vấn đề này còn gì sống động hơn là hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng đã bị Satan lừa đảo và đã thắng vượt những gian trá của Satan bằng quyền lực của sự thật được chất chứa nơi Lời Chúa. Trong tận thâm tâm của mọi người đều vang vọng tiếng của Thiên Chúa cùng với tiếng xui bẩy ác hại của Tên Gian Ác. Tên gian ác này tìm cách lừa dối con người, dụ dẫm con người bằng ý tưởng về những sự thiện giả tạo, để kéo họ ra khỏi sự thiện thực sự là sự thiện hoàn toàn hợp với ý muốn thần linh. Thế nhưng, việc nguyện cầu khiêm hạ và tin tưởng, được kèm theo bằng chay tịnh, giúp con người có thể thắng vượt ngay cả những thử thách khó khăn nhất, và tăng thêm lòng dũng cảm cần thiết để chiến đấu sự dữ bằng sự lành. Như thế, Mùa Chay là thời điểm huấn luyện mang lại lợi ích cho tinh thần. |
|
|
3. Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Vị Trinh Nữ Thánh để Người hướng dẫn tất cả chúng ta hăng say tiến bước trong cuộc hành trình Mùa Chay cần thiết này. Tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện đặc biệt cho Tuần Phòng hằng năm được bắt đầu từ tối nay mà Tôi thực hiện cùng với những vị cộng tác thân cận nhất của Tôi trong Giáo Triều Rôma. Trong tuần lễ thinh lặng và nguyện cầu này, Tôi sẽ nhớ đến các nhu cầu của Giáo Hội và mối quan tâm của toàn thể nhân loại, nhất là mối quan tâm tới vấn đề hòa bình ở Iraq cũng như ở Thánh Địa. Vị giảng thuyết tuần phòng của Giáo Triều Rôma này năm nay là ĐTGM Angelo Comastri ở Đền Đức Mẹ Loretto. Đề tài tĩnh tâm như sau: “Thiên Chúa là Tình Yêu! Chúng Ta hãy Bắt Đầu Lại Từ Tin Đẹp Này”. Vị TGM 59 tuổi này là một nhà giảng thuyết nổi tiếng về Thánh Mẫu. Đó là lý do ngài đã được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Viện Giáo Hoàng Đức Maria Vô Nhiễm. Những vị giảng phòng Mùa Chay cho Giáo Triều Rôma mấy năm gần đây là ĐHY Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận năm 2000, ĐHY/TGM Chicago Hoa Kỳ Francis George năm 2001 và ĐHY/TGM Sao Paulo Ba Tây Claudio Hummes năm 2002. |
|
|
Một Cuộc Hoán Cải Đổi Đời: từ vũ nữ đến nữ tu Theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày Chúa Nhật 9/3/2003, nữ tu Anna thuộc Dòng Chị Em Lao Động Thánh Gia Nazarét đã kể lại truyện đời của mình trong một cuộc phỏng vấn với tờ nguyệt san Ý Mondo Voc của các tu sĩ Rogationist để khuyến khích ơn gọi tu trì như thế này. “Năm 19 tuổi tôi bắt đầu nhẩy disco, và tôi nhẩy cho tới năm 21 tuổi. Đó là ba năm rất gay go đã làm tôi lầm lạc. Tôi thường đi nhẩy disco hằng đêm và ở đó cho tới 8 giờ sáng. Tôi thường nhẩy ở hộp đêm cho tới 4 giớ sáng rồi từ 4 giờ tới 8 giờ sáng. Tôi thường nhảy không nghỉ ở chỗ nhẩy disco khác. Tôi thậm chí đi tới cả những nơi khác ngoài Milan nữa, như Amsterdam để ở đó khoảng bốn năm ngày. Tôi kiếm những sàn nhẩy disco danh tiếng nhất; để rồi từ đó tôi đã liên hệ với đàn ông và rượu chè…. Câu chuyện xẩy ra là có một lần không biết sao tôi lại vào nhà thờ. Tôi đã bắt đầu đi nhà thờ vào Chúa Nhật. Trong nhà thờ tôi đã sướt mướt khóc, nhận thức được một Sự Hiện Diện khác. Tôi đã thấy giới trẻ yêu nhau rất chân thành và rất hạnh phúc trong một thế giới thực tế này, chứ không phải là thứ thế giới giả tạo như thế giới tôi đang sống… (Trong) cuộc tĩnh tâm ở Spello tại khu ẩn tu Carlo Carritto. Tôi đã nguyện cầu, đã suy nghĩ sâu xa. Thế rồi, vào một buổi tối, trong Khuôn Viên Thánh Clara ở Assisi, ngước mắt lên trời và thiên nhiên, tôi đã có được một nhận thức rõ ràng Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và chúng ta là tạo vật của Ngài. Con tim của tôi tràn đầy niềm vui khôn tả. Tôi bắt đầu nhẩy, nhưng lần này không phải là để lôi kéo đàn ông mà là để tạ ơn Thiên Chúa và chúc tụng Ngài. Tôi đã thấy được những gì tôi tìm kiếm. (Giờ đây ý định của chị nữ tu này là) sống đặc sủng hội dòng của tôi, ở chỗ phục vụ thành phần bất hạnh cho dù bằng việc làm tay chân. Vấn đề không phải là quá thích đi hay không thích đi đến những sàn nhẩy disco mà là để cho mình bị nhốt vào những thứ liên hệ nhân loại bất thoả nguyện. Chúng ta hãy đi đến các sàn nhẩy disco với một mình Chúa Giêsu mà thôi. Bình thường giới trẻ thích đi tìm cảm giác và những cảm giác này mạnh hơn về ban đêm, thế nhưng cuộc sống thường về đêm lại hay sống như cuồng loạn làm con người ra hư hỏng”. Hội dòng của chị nữ tu này được thành lập năm 1900 ở miền bắc Ý và hiện nay có 200 tu sĩ, phục vụ những người bất hạnh như di dân và đã hành nghề mãi dâm. |
|
|
Con Chốt Iraq: Giấc Mộng Bá Chủ Toàn
Cầu |
|
|
Trong khi đó phe chủ chiến chính yếu là
US và UK tuyên bố là những việc thanh tra không thành công vì thiếu sự cộng tác
và tuân hợp của Iraq hơn một thập niên đối với các quyết định của Hội Đồng Bảo
An liên quan đến vấn đề giải giới. Hôm Thứ Bảy 8/3/2003, nhân viên chính phủ
Bush đã điện thoại các nơi để vận động cho bản quyết định mới. Nội trưởng Hoa Kỳ
Powell cho rằng ngày hẹn chót 17/3/2003 buộc Iraq phải giải giới theo dự thảo
của UK được Tây Ban Nha và Bulgaria ủng hộ, là quá mạnh, nên Hoa Kỳ vẫn đang
điều chỉnh ngôn từ cho bản quyết định mới. Trong khi đó chính phủ Bush lại rõ
ràng tỏ ra ủng hộ ngày hạn chót này. Tuy nhiên, cùng với Pháp, Nga và Tầu cũng
như Đức và Syria đã tỏ ra chống lại ngày hạn định ấy. Còn 6 quốc gia khác vẫn
giữ thái độ trung lập. Riêng Mễ Tây Cơ và Pakistan là hai nước muốn ngả về phía
Hoa Kỳ đang yêu cầu thêm một ít ngày nữa để thảo luận về ngày hạn 17/3 này.
|
|
|
Riêng tại UK, vị nguyên Tổng Trưởng Võ Bị Doug Henderson đã nói với đài truyền hình GMTV hôm Chúa Nhật 9/3/2003 là “Tôi nghĩ rằng chính phủ này đang có vấn đề trầm trọng”. Cũng trong cùng ngày, Thủ Tướng Tony Blair, người đang gặp chống đối dữ dội trong nước về vấn đề chiến tranh bất chấp Liên Hiệp Quốc, đã gọi điện thoại cho tổng thống Trung Hoa là Jiang Zemin và được vị tổng thống này cho biết lực lượng quân sự không giải quyết được vấn đề thế giới và cần phải làm hết sức để tránh chiến tranh. Ngoại trưởng Trung Hoa cho biết phản ứng của vị tổng thống của mình như thế. Thủ Tướng Blair còn bị 200 đảng viên Labor MP chống đối và 10 vị tổng trưởng tuyên bố từ chức nếu UK ra quân mà không được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chấp thuận cho bản quyết định thứ hai. Người đầu tiên muốn từ chức là đảng viên Labor MP Andrew Reed, 38 tuổi, đã tuyên bố hôm Chúa Nhật 9/3/2003 là ông đã từ chức thư ký riêng của quốc hội. Theo tin CNN phổ biến ngày Chúa Nhật 9/3/2003, vị nguyên tổng thống của Liên Bang Nga là Mikhail Gorbachev, qua thông dịch viên, đã cho phỏng vấn viên CNN biết nhận định của ông là nếu chiến tranh năm 1990-1991 xẩy ra vì Iraq xâm chiếm Kuwait thì cuộc chiến chực chờ bùng nổ hiện nay đang bị thúc đẩy bởi những đòi hỏi của một xã hội tiêu thụ quá độ và lệ thuộc vào dầu hỏa. Ông nói: |
|
|
“Hiệp Chủng Quốc đang đối đầu với những vấn đề thực sự của xã hội tiêu thụ này. Một đàng, nó có thể là một động lực phát triển và khai sáng. Thế nhưng đồng thời nó cũng có cả khía cạnh bất bình thường kèm theo nữa, đó là khía cạnh tiêu thụ quá độ, khía cạnh có quá nhiều sản vật. Nó hầu như đi tới chỗ loại trừ các qui tắc luân lý ra ngoài. Năm phần trăm dân số trên thế giới đang sử dụng 42% năng lượng của thế giới. Vậy thì quí vị còn có thể phát triển hơn thế bao nhiêu nữa? Quí vị tìm đâu ra được các nguồn nhiên liệu chứ?”. Theo vị nguyên tổng thống này thì “nạn khủng bố mới là cái đe dọa cho Tây Phương. Nhưng quí vị không thể chiến đấu với nạn khủng bố bằng cả một đạo binh khổng lồ và bằng những thứ khí giới tàn sát hàng loạt. Nhất là khi xẩy ra những hoản cảnh đẩy cả hàng triệu người vào tình trạng bần cùng, thì bấy giờ lại càng dễ làm cho tổ chức khủng bố tuyển mộ người hoạt động cho họ. Cái chúng ta cần chiến đấu là nghèo khổ và bệnh tật cũng như cần bảo vệ môi sinh của chúng ta”. 12 năm trước đây, ông Gorbachev đã gửi vị cố vấn tối cao về Trung Đông là Yevheny Primakov sang Baghdad để cố gắng ngăn chặn chiến tranh. Hai tuần trước đây, Tổng Thống Nga đương kim Putin cũng làm y như vậy, cũng gửi cùng một nhân vật 12 năm trước sang Iraq. Theo vị nguyên tổng thống Nga thì dù là vào giờ thứ 11 vẫn còn một cơ hội để cứu vãn tình thế. Ông nói: “Tổng Thống Saddam Hussein là một con người cương quyết. Quí vị không cần phải lật đổ ông ta. Tôi sẽ đến với ông ta. Trong vị thế của ông ta, để tránh cho dân chúng của ông khỏi tình hình leo thang này, ông ta có thể nói: ‘Được, tôi sẽ thôi làm tổng thống’. Nhân dân Iraq có thể quyết định về một chính phủ mới, như thế tôi nghĩ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phải bảo đảm an toàn cho ông ta”. Ông Gorbachev đồng ý là Iraq cần phải giải giới, “nhưng quí vị (như ông nói) không cần phải sử dụng đến chiến tranh để làm việc này”. Nếu chiến tranh xẩy ra, theo ông, không ai biết được nó sẽ kết thúc ra sao và thế giới sẽ không bao giờ còn ở trong tình trạng như trước nữa. |
|
|
Nhận định của thoidiemmaria.net: Tại sao Tổng Thống Bush trước đây nhiều lần, nhất là vào ngày Thứ Năm 6/3/2003, tức ngay hôm trước cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về bản tường trình của hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra Liên Hiệp Quốc UNMOVIC & IAEA tường trình, đã tuyên bố là không cần phải có phép của ai, dù được LHQ chấp thuận hay chăng, (điều này nội trưởng Powell và nhân viên chính phủ Bush cũng nhiều lần ngang nhiên công bố như vậy), cũng sẽ dẫn đầu vệc giải giới Iraq, thế mà, cho đến nay, sau 3 lần tường trình thuận lợi cho Iraq, chính phủ Bush vẫn chưa dám tấn công, vẫn còn đi vận động phiếu cho bản quyết định mới của họ. Nếu bất chấp Liên Hiệp Quốc thì còn cần gì phải viết thêm quyết định nào nữa, còn cần gì phải bỏ phiếu nữa. Như thế, phe chủ chiến bề ngoài ngổ ngáo nhưng thâm tâm vẫn nơm nớp lo sợ và căm hận về những phản ứng bất lợi gần đây của con mồi Iraq, những phản ứng được lòng quốc tế. Vấn đề giải giới chưa xong, vì ban thanh tra LHQ chưa kiếm ra chứng cớ như lời tố cáo của phe chủ chiến, phe này liền quay ra chiến lược giải người, chiến lược muốn lật đổ Tổng Thống Saddam Hussein hay hất ông này đi. Như thế vấn đề không phải là giải giới mà là giải người, là không muốn cho Saddam Hussein nắm chính quyền nữa, dù trong tay ông này không có những thứ khí giới đại công phá nguy hiểm như ban thanh tra cho biết sau ba lần tường trình. Nếu trong tay Tổng Thống Saddam Hussein vẫn bị phe chủ chiến cho là độc tài vô nhân đạo hết sức nguy hiểm không có những thứ khí giới đại công phá thì tại sao phe chủ chiến lại nhúng tay vào nội bộ của nước Iraq chứ? Nếu cần thì đã có Liên Hiệp Quốc cơ mà. Việc họ muốn nhúng tay vào nội bộ của nước này phải chăng họ muốn đẩy một người không chịu khuất phục ngoại bang như họ đi và thay bằng một người Iraq của họ, do họ chọn, để họ dễ dàng làm chủ về chính trị và kinh tế của Iraq, một nước hầu như chủ chốt ở Trung Đông và Vùng Vịnh, một nước mà họ kiểm chế được thì kể như họ sắp sửa làm chủ cả vùng dầu hỏa này, để rồi, nắm được tất cả dầu hỏa trong tay ở vùng này, họ sẽ làm bá chủ nền kinh tế thế giới. Có thể các siêu cường Pháp, Nga, Đức và Tầu đã thấu hiểu được gian mưu cũng là "tham mưu" này của US và UK nên đã và đang nhất định phản chiến cho đến cùng. Vậy chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho tình hình thế giới hiện nay như ÐTC nhiều lần kêu gọi từ trước, đầu và trong Mùa Chay 2003 này. Trước Mùa Chay (Chúa Nhật 23/2/2003 trước Thứ Tư Lễ Tro 10 ngày): "Nhiều tháng nay cộng đồng thế giới đã sống trong một tình trạng hết sức lo âu trước cơn nguy hiểm xẩy ra một cuộc chiến tranh có thể làm rối loạn toàn vùng Trung Đông và càng làm tăng thêm căng thẳng mà bất hạnh thay đã xẩy ra ngay từ đầu kỷ nguyên này. Nhiệm vụ của tín hữu, bất kể theo tôn giáo nào, là tuyên bố cho thấy rằng chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc được nếu chúng ta cứ kình chống nhau, tương lai của nhân loại sẽ không bao giờ được bảo đảm bằng nạn khủng bố và lý lẽ chiến tranh. Đặc biệt là Kitô hữu chúng ta được kêu gọi để làm những người bảo hộ hòa bình ở những nơi chúng ta sống và hoạt dộng. Chúng ta cần phải tỉnh táo để lương tâm không lùi bước trước khuynh hướng vị ngã, sai lầm và bạo lực. Bởi thế, Tôi mời gọi tất cả mọi người Công Giáo hãy tha thiết hiến ngày 5/3 tới đây, Ngày Thứ Tư Lễ Tro, để cầu nguyện và chay tịnh cho hòa bình, nhất là ở vùng Trung Đông. Trước hết, chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban ơn hoán cải cho các tâm hồn và có một cái nhìn rộng lượng ở những quyết định chính đáng để giải quyết bằng những phương tiện xứng hợp và ôn hòa các thứ tranh đối làm cản bước hành trình của nhân loại trong thời đại của chúng ta". Vào Mùa Chay (Bài Giảng Thứ Tư Lễ Tro 5/3/2003): “Nhất là trong những giây phút khó khăn này, những giây phút tiến vào một cuộc mạo hiểm lầm lạc hay trực diện với hiểm nguy, thì Lời Chúa, qua các vị tiên tri, thường kêu gọi các tín hữu hãy thực hiện việc thống hối: tất cả mọi người đều được kêu gọi, không trừ ai, từ già lão đến thơ nhi; mọi người hiệp với nhau để nài xin Thiên Chúa xót thương và thứ tha... Việc cầu nguyện và chay tịnh”, như ĐTC kết thúc bài huấn giảng của mình nhắc nhở: “phải được kèm theo bằng những việc thiện. Việc cải thiện phải được chuyển thành việc đón nhận và đoàn kết. Hòa bình dưới thế sẽ không bao giờ có bao lâu còn tiếp tục xẩy ra tình trạng đán áp dân chúng, còn những bất công trong xã hội và còn những chênh lệch về kinh tế. Những việc làm cùng với những can thiệp bề ngoài vẫn không đủ cho những cuộc đổi thay lớn lao và vững vàng hằng trông mong, mà còn cần phải cùng nhau thực hiện một cuộc cải thiện tâm hồn cho việc yêu thương nữa”. Trong Mùa Chay (Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Thứ Nhất 9/3/2003): "Trong tình hình quốc tế hiện nay, nhu cầu cần phải thanh tẩy lương tâm và hoán cải cõi lòng hướng về một thứ hòa bình đích thực lại càng là một nhu cầu khẩn trương hơn. Về vấn đề này còn gì sống động hơn là hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng đã bị Satan lừa đảo và đã thắng vượt những gian trá của Satan bằng quyền lực của sự thật được chất chứa nơi Lời Chúa. Trong tận thâm tâm của mọi người đều vang vọng tiếng của Thiên Chúa cùng với tiếng xui bẩy ác hại của Tên Gian Ác. Tên gian ác này tìm cách lừa dối con người, dụ dẫm con người bằng ý tưởng về những sự thiện giả tạo, để kéo họ ra khỏi sự thiện thực sự là sự thiện hoàn toàn hợp với ý muốn thần linh. Thế nhưng, việc nguyện cầu khiêm hạ và tin tưởng, được kèm theo bằng chay tịnh, giúp con người có thể thắng vượt ngay cả những thử thách khó khăn nhất, và tăng thêm lòng dũng cảm cần thiết để chiến đấu sự dữ bằng sự lành. Như thế, Mùa Chay là thời điểm huấn luyện mang lại lợi ích cho tinh thần. |
|
9/3 Chúa Nhật |
LÁ THƯ MỤC TỬ MÙA CHAY 2003 Kính gởi : Anh em linh mục Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gởi cho toàn thể Hội Thánh Công giáo một lá thư Mùa Chay, trong đó ngài đề nghị chúng ta suy niệm và thực hành Lời Chúa dạy trong sách Công vụ Tông đồ “cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35), như một phương thế để đổi mới tâm hồn con người và cải thiện tương quan giữa con người với con người, chống lại cám dỗ sống ích kỷ, lòng ham muốn chiếm hữu vô giới hạn, sự gắn bó quá đáng với tiền bạc, thể hiện đức ái chân chính do Thiên Chúa ban. Hưởng ứng lời mời gọi này của Đức Thánh Cha, tôi xin gởi tới anh chị em một vài suy nghĩ và đề nghị một vài điều thực hành như là chương trình sống Mùa Chay của giáo phận. Trước hết chúng ta cùng mở sách Thánh để hiểu rõ ý nghĩa của việc chia sẻ của cải vật chất và cách thực hành của Hội Thánh thời ban đầu như sách Công vụ và các thư của thánh Phaolô cho thấy. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã giải thoát một dân tộc quằn quại dưới ách nô lệ ở Ai Cập (x. Xuất Hành 1, 8-11), ban cho họ một miền đất, dạy họ phân chia đất đai cho công bằng để mọi gia đình, mọi người có thể sống xứng phẩm giá con người (x. Dân Số, 32-36). Nhưng nhiều nguyên nhân có thể đưa tới chỗ người này người kia phải cầm cố đất đai, phải làm tôi tớ, phải bán vợ đợ con … Năm toàn xá (năm mươi năm một lần) và năm sa-bat (bảy năm một lần) được lập ra để điều chỉnh tình trạng này với luật tha nợ, phóng thích nô lệ và hoàn trả đất đai, nhà ai nấy ở, ruộng ai nấy cày như thuở mới phân chia (x. Lêvi 25 và Đệ Nhị Luật 15). Dân Chúa luôn được nhắc nhớ rằng cảnh áp bức bóc lột họ đã phải chịu xưa kia thì đừng lặp lại đối với người khác (x. Xh 23,9). Nếu dân sống đúng lời Chúa dạy thì giữa họ sẽ không có người nghèo (x. Đnl 15,4-5), nhưng thực tế lại khác, sự có mặt của người nghèo là không thể tránh được, đến nỗi Chúa Giêsu đã nói : “người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có” (Gioan 12,8). Vì thế sách Đệ Nhị Luật đã đưa ra chỉ thị sau đây : “Nếu giữa anh em, trong một thành nào của anh em, trên đất mà Thiên Chúa của anh em ban cho anh em, có một người anh em nghèo, thì anh em đừng có lòng chai dạ đá, cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng ; nhưng phải mở rộng tay, và cho họ vay mượn tất cả những gì họ thiếu .... Anh em phải cho họ cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng … Vì trong đất của anh em sẽ không thiếu người nghèo, nên tôi truyền cho anh em : hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của anh em, trong miền đất của anh em” (Đnl 15,7-11). Trong sách Công vụ Tông đồ, thuở ban đầu, cộng đoàn tín hữu ở Giêrusalem đã để mọi sự làm của chung và thực hiện được lý tưởng như sách Đệ Nhị Luật đã đề ra là “trong cộng đoàn không ai phải thiếu thốn” (Cv 4,34). Nhưng tình trạng đó không bền … Nhưng chúng ta thấy một cách thể hiện mới của sự hiệp thông và chia sẻ ngay khi cộng đoàn An-ti-ô-khi-a xuất hiện. Lúc xảy ra nạn đói tại Giêrusalem thì “các môn đệ (ở An-ti-ô-khi-a) quyết định là mỗi người tùy theo khả năng, sẽ gởi quà giúp đỡ anh em ở miền Giu-đê. Và họ đã làm việc ấy : gửi đến cho hàng kỳ mục qua tay ông Ba-na-ba và ông Sao-lô” (11,29-30). Và từ đó chúng ta thấy cách thực hành này trở nên quen thuộc giữa các cộng đoàn Hội Thánh khác trong tình liên đới với Giêrusalem.. Và chính Chúa Giêsu là mẫu gương cho sự quảng đại chia sẻ trong mầu nhiệm nhập thể : “Anh em biết Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã có lòng quảng đại như thế nào : Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khổ vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (8,9). Thánh Phaolô khẳng định mình đã sống theo gương Chúa Kitô : “Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lời Chúa Giêsu đã dạy : cho thì có phúc hơn là nhận.” ( Cv 20,35). Tại sao cho lại có phúc hơn là nhận ? Thư II Corintô giải thích như sau. Trước hết thánh Phaolô đưa Chúa Giêsu ra làm gương (8,9) rồi ở phần cuối đoạn nói về quyên góp này, ngài đề ra những lợi ích của cuộc lạc quyên. Trước hết là chính Thiên Chúa sẽ đáp trả : gieo ít thì gặt ít ; gieo nhiều thì gặt nhiều. Thiên Chúa có đủ quyền năng ban cho anh em không những đầy đủ mà còn dư thừa. Thiên Chúa sẽ làm cho đức công chính của anh em sinh hoa kết quả dồi dào. Sự chia sẻ này là nguồn phát sinh bao lời cảm tạ dâng lên Thiên Chuá. Cuối cùng những người được giúp đỡ sẽ cầu nguyện cho những người giúp đỡ (x.9,6-15). Xét về tương quan giữa con người với của cải vật chất thì cho đi là cách thể hiện quyền làm chủ trọn vẹn nhất và sự tự do tuyệt vời nhất, nó đem lại cho ta sự “toại nguyện sâu xa trong tâm hồn” (Sứ điệp Mùa Chay). Xét về tương quan với Thiên Chúa thì sự cho đi làm cho ta nên giống Chúa Giêsu, Đấng đã trao ban chính mình cho chúng ta, và giúp ta cùng với Chúa Giêsu làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với con người. Cho đi một cách vô vị lợi là phương thế chống lại lòng tham lam, khuynh hướng thích sở hữu, tính ích kỷ cố hữu nơi con người. Mùa Chay là thời gian để chiến đấu và canh tân đời sống bản thân và gia đình nhờ ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ của cải vật chất. Trong Tin Mừng theo thánh Matthêu, bố thí được kể trước cầu nguyện và ăn chay. Ăn chay chỉ liên hệ tới bản thân, cầu nguyện là thể hiện tương quan với Thiên Chúa, chẳng ai biết được tương quan ấy có thật tới mức nào, nhưng bố thí bộc lộ tương quan của chúng ta với của cải vật chất và với anh em đồng loại. “Đồng tiền liền khúc ruột”, nên bố thí là dứt ruột ra để nối kết mình với tha nhân. Bố thí là cách thiết thực nhất để mỗi người và mỗi gia đình bộc lộ tình yêu thương chân thành đối với đồng bào và đồng lọai của mình (x.I Ga 3,18 ; Gc 2,15-16). Trong thực hành của cộng đoàn tín hữu thời ban đầu, chúng ta thấy sự chia sẻ giữa các cộng đoàn Hội Thánh là hành vi cộng đoàn chứ không phải cá nhân, nó tạo sự liên đới ở cả hai phía, người cho và người nhận, và gia tăng hịệu quả : “Mộât cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Khi chúng ta bố thí lẻ tẻ ngoài đường phố, chúng ta chỉ giúp được một người có miếng cơm, còn khi chúng ta góp lại với nhau, liên đới với nhau, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng những công trình phúc lợi góp phần vào công cuộc phát triển và chăm lo sức khỏe cho nhiều người. Năm 2000 chúng ta đã xây dựng được 200 căn nhà tình thương, giúp cho 200 gia đình thuộc thành phố có nơi sinh sống. Năm 2001 chúng ta đã góp phần đem lại ánh sáng cho nhiều trăm người mù lòa. Năm 2002 chúng ta đã lập được quỹ học bổng giúp cho nhiều trăm trẻ em được cắp sách đến trường để được mở mang trí tuệ. Năm nay chúng ta sẽ hướng về những đồng bào ở vùng sâu vùng xa, không có nổi một mái nhà lành lặn để che nắng che mưa. Vậy tôi xin đề nghị với anh chị em chương trình cụ thể cho việc chia sẻ của cải vật chất trong Mùa Chay năm 2003 : chúng ta nhắm tới việc GIÚP CHO CÁC ĐỒNG BÀO NGHÈO Ở VÙNG SÂU VÙNG XA NHỮNG MÁI NHÀ TÌNH THƯƠNG. Xin anh chị em đón nhận kế hoạch nhỏ này để sống Mùa Chay một cách thiết thực hơn : giảm bớt ăn uống, chi tiêu để chia sẻ cho những anh chị em nghèo khổ thiếu thốn, giúp họ có nơi trú nắng đụt mưa, có nơi cho gia đình được ngon giấc sau một ngày lao nhọc dãi nắng dầm mưa. Việc ăn chay như thế sẽ giúp chúng ta thể hiện đúng tư cách con cái thiên Chúa, môn đệ của Chúa Giêsu, và làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa và bày tỏ tình liên đới đối với các gia đình túng thiếu nghèo khổ. Và ngày lễ Phục Sinh chúng ta được hân hoan mừng Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta để chúng ta được sống một đời sống mới. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em,
và thương ban cho mỗi người, mỗi gia đình tràn đầy Chúa Thánh Thần là nguồn suối
tình yêu để được đổi mới thành chứng nhân tình yêu.
|
|
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về
Iraq: Ban Thanh Tra Tường Trình và Phản Ứng của Các Nước |
||
|
Bản Tường Trình của ông Hans Blix, trưởng ban thanh tra của Ủy Ban Thị Sát, Kiểm Chứng, Thanh Tra Của Liên Hiệp Quốc (UNMOVIC: Uited Nations Monitoring, Verification and Inspection Commission): Cám ơn Ngài Chủ Tịch, Những việc thanh tra đã được tái tấu
vào ngày 27/11/2002. Về những vấn đề liên quan đến việc tiến hành, nhất là việc
có thể đến ngay các địa điểm thì chúng tôi tương đối là gặp ít trở ngại, và chắc
chắn là lại càng ít hơn những gì Ủy Ban Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc UNSCOM
(United States Special Commission) đã gặp trong giai đoạn 1991-1998. Điều này
xẩy ra có thể là vì áp lực mạnh mẽ từ bên ngoài. Như tôi đã nhận định hôm 14/2/2003 là các thẩm quyền tình báo đã cho rằng các thứ khí giới đại công phá được di chuyển lòng vòng ở Iraq bằng những chiếc xe vận tải, nhất là Iraq có những đơn vị lưu động sản xuất các thứ vũ khí sinh trùng. Phía Iraq cho biết không hề có những thứ hoạt động như vậy. Đã thực hiện một số cuộc thanh tra ở
những địa điểm được tố giác hay không được tố giác liên quan đến các cơ sở sản
xuất lưu động. Chỉ thấy những phòng thí nghiệm lưu động về vấn đề thử nghiệm
thực phẩm cũng như những phòng huấn nghệ lưu động cùng với những chỗ rộng lớn
chứa máy móc chế biến hạt giống. Cho đến nay vẫn không có chứng cớ nào cho thấy
những hoạt động có thể gây nguy hiểm. Trong những cuộc thanh tra ở những địa
điểm được cho biết trước và không cho biết trước, các nhóm thanh tra đã khám xét
các kiến trúc của dinh thự để tìm kiếm những cơ sở có thểm nằm dưới lòng đất.
Thêm vào đó, ở một vài nơi đặc biệt, máy móc dò thám xuyên thổ cũng đã được sử
dụng. Cho đến nay vẫn không thấy có những cơ sở dưới lòng đất dùng để sản xuất
hay chất chứa hóa chất và sinh trùng. Vào ngày 14/2, tôi đã tường trình cho
hội đồng là phía Iraq đã trở nên chủ động hơn trong việc quyết định và phác họa
những bước tiến có thể làm sáng tỏ về những vấn đề giải giới chưa được giải
quyết. Mới tuần vừa rồi đây, khi mà bản tường trình tam cá nguyệt này đây sắp
được đúc kết thì vẫn chưa có tiến bộ rõ ràng là mấy….. |
|
|
Trong những cuộc họp của chúng tôi ở Baghdad, phía Iraq đã cố thuyết phục chúng tôi là các phi đạn tầm xa Al Samoud 2 họ có đã được tuyên bố là ở trong giới hạn được phép theo ấn định của Hội Đồng Bảo An. Việc tính toán của nhóm chuyên viên quốc tế đã khiến chúng tôi bác bỏ khẳng định này. Bởi thế Iraq đã chấp nhận hủy hoại những phi đạn này cùng với những thứ liên hệ của chúng, và đã bắt đầu tiến hành việc hủy hoại này trước sự thị sát của chúng tôi. Việc xẩy ra việc hủy hoại này đã tạo nên cho thấy một mức độ chính yếu của việc giải giới, một việc giải giới đầu tiên thực sự xẩy ra từ giữa thập niên 1990. Chúng tôi đã không nhìn xem một cuộc bẻ gẫy những chiếc tăm; mà là những thứ khí giới chết người đã bị hủy hoại. Tuy nhiên, tôi phải thêm rằng bản tường trình tôi có hôm nay đây cho tôi biết là không có việc hủy hoại nào xẩy ra hôm nay cả. Tôi hy vọng đây chỉ là một vụ tạm nghỉ mà thôi. Cho tới hôm nay, đã có 34 phi đạn tầm
xa Al Samoud, bao gồm cả bốn phi đạn huấn luyện, hai đầu chiến đạn, một máy
phóng và năm bộ máy, đã bị hủy hoại trước sự thị sát của Uỷ Ban UNMOVIC… Người ta khó lòng tránh được ý nghĩ là sau một thời gian có vẻ lưỡng lự cộng tác, phía Iraq từ cuối Tháng Giêng lại tỏ ra tiến triển hơn về những hoạt động của họ. Điều này đáng mừng. Thế nhưng, giá trị của những thứ việc làm này cần phải khôn ngoan phán đoán ở chỗ đã có bao nhiêu dấu hỏi họ đã thực sự giải đáp trong việc làm sáng tỏ vấn đề. Điều này vẫn chưa rõ ràng. Cắn cứ vào sự kiện ấy, giờ đây vấn đề được đặt ra là liệu Iraq đã hợp tác “tức khắc, vô tư và chủ động” với Ủy Ban UNMOVIC hay chưa, như đoạn 9 của Bản Quyết Định 1441. Những câu trả lời có thể được tìm thấy nơi những diễn tả chính yếu tôi đã trình bày. Tuy nhiên, nếu còn muốn đặt ra những câu hỏi trước tiếp hơn nữa thì tôi xin nói như thế này: Phía Iraq có trường hợp đã cố gắng đòi những điều kiện, như họ đã làm liên quan đến các máy bay trực thăng và những chiếc máy bay thám thính U-2. Tuy nhiên, cho đến nay, họ không đòi điều kiện này hay điều kiện kia nữa đối với việc thực thi bất cứ quyền hạn thanh tra nào của chúng tôi. Nếu còn, chúng tôi sẽ tường trình. Hiển nhiên là nếu phía Iraq đã thực hiện nhiều việc làm hiện nay liên quan đến việc giải quyết một số vấn đề giải giới lòng thòng còn lại được coi như là tích cực và thậm chí chủ động, thì những việc làm này từ ba cho đến bốn tháng đối với bản quyết định mới không thể nói rằng là việc cộng tác tức khắc. Những việc ấy cũng không thực sự bao gồm tất cả mọi lãnh vực hiện hành. Tuy nhiên, chúng là những việc đáng mừng. Và ủy ban UNMOVIC hiện đang lợi dụng chúng với hy vọng nhờ đó giải quyết được những vấn đề giải giới hiện chưa được giải quyết. ………. Thưa Ngài Chủ Tịch, tôi xin kết luận bằng việc nói với ngài rằng ủy ban UNMOVIC đang soạn thảo bản chương trình hoạt động được Bản Quyết Định 1284 đòi chúng tôi phải nộp trình trong tháng này. Bản chương trình hoạt động này sẽ liệt kê những công việc giải giới chính yếu còn lại. Nó sẽ phác họa đường lối củng cố cho việc thanh tra và kiểm chứng đang tiến hành là những gì hội đồng yêu cầu chúng tôi phải áp dụng. Nó cũng sẽ phác họa những hạ tầng hoạt động khác nhau làm nên bản chương trình hoạt động này; như về việc máy bay thám thính, về vấn đề tín liệu từ các chính quyền và các cung cấp viên; về mẫu thử, về vấn đề kiểm soát giao thông lộ trình v.v. Cần bao nhiêu thời gian để giải quyết những công việc giải giới chính yếu còn lại đây? Trong lúc việc cộng tác có thể, việc cộng tác có thể và phải tức khắc, thì việc giải giới, và ở bất cứ mức độ kiểm chứng giải giới nào, không thể nào xẩy ra ngay được. Cho dù Iraq có tỏ ra tích cực cộng tác gây ra bởi những áp lực liên tục từ bên ngoài đi nữa, thì cũng cần phải có một thời gian để kiểm chứng các địa điểm và các thứ, phân tích các văn kiện, phỏng vấn các người liên hệ và đi đến những kết luận. Nó sẽ không cần đến nhiều năm hay nhiều tuần, mà là nhiều tháng. Chẳng có chính quyền nào hay thanh tra viên nào lại muốn việc thanh tra giải giới kéo dài vô tận cả. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, theo những quyết định đòi buộc, một đường lối thị sát và thanh tra bền vững cần phải có sau cuộc giải giới đã được kiểm chứng, để bảo đảm và báo động nếu thấy những dấu hiệu thấy tái diễn những chương trình vũ khí được cho là nguy hiểm. Cám ơn Ngài Chủ Tịch.
|
|
|
Bản Tường Trình của Ông Mohamed ElBaradei Tổng Giám Đốc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA (International Atomic Energy Agency) ngày 7/3/2003 Cám ơn Ngài Chủ Tịch, Thưa Ngài Chủ Tịch …….. Cơ Quan IAEA cho đến nay đã thực hiện
tất cả là 218 cuộc thanh tra nguyên tử ở 141 địa điểm, bao gồm 21 địa điểm đã
được thanh tra trước đây. Ngoài ra, các chuyên viên của cơ quan này cũng thực
hiện những cuộc thanh tra chung giữa IAEA và UNMOVIC. Thưa Ngài Chủ Tịch, để kết luận, hôm nay tôi có thể tường trình là về lãnh vực các thứ khí giới nguyên tử, những thứ khí giới đại công phá sát hại nhất, thì những việc thanh tra ở Iraq đang tiến triển. Từ khi tái diễn việc thanh tra cách đây non 3 tháng, nhất là trong ba tuần từ lần tường trình của tôi vừa rồi cho hội đồng, thì cơ quan IAEA đã đạt được một tiến bộ quan trọng trong việc thấy được những khả năng liên quan đến nguyên tử hiện ở Iraq, cũng như trong việc thẩm định xem Iraq có cố gắng tái tấu hay chăng chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử trước đây vào khoảng thời gian bốn năm trống vì những cuộc thanh tra bị chặn đứng. Ở vào giai đoạn này có thể nói như sau: Thứ nhất, không có dấu hiệu nào cho thấy việc tái diễn những hoạt động nguyên tử ở những dinh thự, theo ảnh chụp vệ tinh, cho là được tái kiến trúc hay mới xây cất từ năm 1998, hay cũng không có dấu hiệu cho thấy những hoạt động nguyên tử liên hệ bị cấm ở bất cứ địa điểm đã bị thanh tra nào. Thứ hai, không có dấu hiệu nào cho thấy Iraq đã cố gắng nhập cảng chất uranium từ năm 1990. Thứ ba, không có dấu hiệu nào cho thấy Iraq đã cố gắng nhập cảng các ống nhuôm để dùng vào việc làm tân tiến máy ly tâm. Hơn nữa, cho dù Iraq có theo đuổi một dự định như thế chăng nữa, Iraq cũng sẽ đụng phải những khó khăn cụ thể trong việc sản xuất máy ly tâm từ những ống nhuôm không biết có hay chăng này. Thứ bốn, mặc dù chúng tôi đang còn xem xét những vấn đề liên quan tới những chất từ trường và sản xuất chất từ trường, cũng không có dấu hiệu nào tới nay cho thấy Iraq nhập cảng những chất từ trường để dùng cho những chương trình làm tân tiến máy ly tâm. Như tôi đã nói trên đây, cơ quan IAEA tất nhiên sẽ tiếp tục xem xét sâu xa và điều tra hơn nữa tất cả những vấn đề vừa rồi. Sau ba tháng thanh tra thấu tận, cho tới nay chúng tôi không thấy chứng cớ hay dấu hiệu đáng chú ý nào về việc tái diễn chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử ở Iraq cả. Chúng tôi có ý tiếp tục những hoạt động thanh tra của chúng tôi, bằng việc sử dụng tất cả mọi quyền hạn giành cho chúng tôi hơn nữa theo Bản Quyết Định 1441, cũng như bằng việc sử dụng tất cả các dụng cụ chúng tôi đang có trong tay hơn nữa, bao gồm cả những chương trình cải cách cùng với tất cả mọi kỹ thuật hiện hành. Chúng tôi cũng hy vọng tiếp tục nhận được từ các quốc gia tín liệu khả hành liên quan đến sứ vụ của chúng tôi. Tôi phải ghi nhận là trong ba tuần qua, có thể vì áp lực mỗi ngày một mạnh của cộng đồng quốc tế mà Iraq đã tỏ ra tiến triển trong việc cộng tác, nhất là về khía cạnh thực hiện những cuộc phỏng vấn riêng tư cũng như trong việc trình chứng cớ có thể góp phần vào việc giải quyết những vấn đề được cơ quan IAEA quan tâm tới. Tôi thực sự hy vọng là Iraq tiếp tục mở rộng lãnh vực và tăng thêm tốc độ cộng tác của họ. Việc hiểu biết rành rẽ về những khả năng của Iraq mà IAEA tổng hợp được từ năm 1991, cùng với những quyền hạn hơn nữa được Quyết Định 1441 giành cho, việc tất cả mọi quốc gia quyết tâm giúp đỡ chúng tôi để hoàn tất sứ vụ của chúng tôi, và mức độ cộng tác tăng thêm mới đây của Iraq, chắc chắn sẽ giúp chúng tôi, trong một ngày gần đây, có thể cung cấp cho Hội Đồng Bảo An một bản thẩm định khách quan và đầy đủ về khả năng liên quan đến nguyên tử của Iraq. Tuy nhiên, để bản thẩm định này được
khả tín, đối với những vấn đề chưa được sáng tỏ còn lại liên quan đến tiến trình
kiểm chứng, nhất là theo chiều hướng cộng tác của Iraq vừa được ghi nhận, chúng
tôi sẽ nỗ lực cứu xét những khả năng của Iraq một cách liên tục, như đó là một
nhiệm vụ thuộc chương trình thanh tra và kiểm chứng dài hạn của chúng tôi, để
bảo đảm thời gian liên tục và thực sự cho cộng đồng thế giới. Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ tài liệu do CNN phổ biến vào chính ngày họp của HĐBA/LHQ Thứ Sáu 7/3/2003.
|
|
Phản Ứng của Các Nước Bài tường trình của ông Hans Blix và
Mohammed ElBaradei, cũng như lần trước, đã phân rẽ hội đồng thành ba phe rõ ràng,
phe chủ chiến, phe chủ hòa và phe trung lập. |
||
|
US: Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell cho biết mặc dù có tiến triển từ những cuộc thanh tra quốc tế nhưng cộng đồng thế giới “không được bỏ đi” việc ủng hộ sử dụng võ lực để giải giới Iraq, vì Saddam Hussein “đã không thay đổi” ý đồ” của ông ta. Như ngoại trưởng UK phổ biến bản quyết định mới thế nào vị nội trưởng US này cũng kêu gọi các nước ủng hộ bản quyết định do phe chủ chiến này phác họa. UK (United Kingdoms of Great Britain: Hiệp Vương Quốc bao gồm các nước Anh – England, Tô Cách Lan – Scotland, Wales và Bắc Ái Nhĩ Lan – Ireland): Phát ngôn viên của Thủ Tướng Tony Blair cho biết “bản tường trình của Hans Blix hôm nay xác nhận là không có việc hoàn toàn và trực tiếp cộng tác. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng Saddam đã vi phạm quyết định 1441”. Ngoại trưởng Jack Straw phổ biến bản thảo quyết định mới cho Iraq phải hoàn toàn giải giới vào ngày 17/3.
|
|
|
Đức: Ngoại
trưởng Joschka Fischer phát biểu là việc hợp tác của Iraq mới đây đã “tiến triển
khá… Điều này lại càng cho thấy tại sao không được loại bỏ những việc thanh tra.
Chúng tôi thấy không cần phải có bản quyết định thứ hai… Chúng ta có một đường
lối khác hay hơn là chiến tranh ở Iraq. Chúng ta phải luôn nhắc nhở mình rằng
chiến tranh nhắm đến những gì đây… Chúng ta có thật sự ở trong trường hợp cần
phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng này hay chăng? Tôi không nghĩ như vậy.
Những cái nguy hiểm của việc sử dụng biện pháp quân sự tất cả chúng ta đều đã rõ…
lý do đáng tin là miền này sẽ trở nên bất ổn hơn là ổn định hơn”. Syria: Ngoại trưởng Farouk Al-Shara bày tỏ cảm nhận của mình về những cuộc xuống đường biểu tình phản chiến khắp thế giới cũng như việc các vị lãnh đạo tôn giáo tỏ ra phản đối cuộc chiến tranh đánh Iraq. Ông còn thêm: “Một số người tin rằng việc dàn quân tự nó đã đủ chứng thực cho thấy đó là một trận chiến đánh Iraq và hủy diệt Iraq rồi, vì nó là những gì không thể hiểu nổi, và không ai sống thực tế lại mong rằng những lực lượng quân sự này lại trở về căn cứ của mình tay không. Nếu là như vậy thì chúng ta thật ra đang đối diện với một cuộc chiến tranh chân chính hay nó chỉ là một hành động cướp giật?” Pakistan: Vị lãnh sự của nước này ở LHQ là Munir Akram nói rằng “Tôi không tin rằng hòa bình và nền an ninh thế giới bị đe dọa cấp thời. Cái giá phải trả cho việc trì hoãn, theo quan điểm của chúng tôi, ít hơn rất nhiều cái giá phải trả cho chiến tranh. Ơn gọi của Hội Đồng Bảo An là hòa bình chứ không phải chiến tranh. Chiến tranh sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng cho nhân dân Iraq, cho hòa bình và tình trạng ổn định của vùng đất mong manh của chúng tôi, cho hòa bình và nền an ninh thế giới, cũng như cho một trật tự thế giới được căn cứ vào các nguyên tắc của bản hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như vào qui tắc của luật pháp”. Trung Lập: Cho đến nay, trong Hội Đồng Bảo An, phe chủ chiến gồm có 4 quốc gia là US, UK, Tây Ban Nha và Bulgaria, phe phản chiến gồm có 6 nước là Pháp, Nga, Tầu, Đức và Syria, còn lại là 6 nước thuộc phe trung lập, trong đó có Mễ Tây Cơ, với lời phát biểu có về trung lập tích cực, ở chỗ lên tiếng kêu gọi các phe phải làm sao tiến tới chỗ đồng thuận với nhau. Trong khi Chí Lợi, qua ngoại trưởng Soledad Alvear, lại tỏ ra trung lập tiêu cực, tức nghiêng về phe phản chiến cho biết: “Những lời phát biểu chúng tôi vừa nghe đã khiến chúng tôi tin rằng vấn đề giải quyết dung hòa lòng mong ước hòa bình với việc giải giới là vấn đề vẫn còn có thể thực hiện được”. Iraq: Lãnh sự Iraq ở Liên Hiệp Quốc là Mohammed Aldouri đã nói rằng US và UK cùng với các nước ủng hộ họ tiếp tục “bày tạo” những sự kiện và chứng cớ Iraq có những thứ vũ khí đại công phá thế nhưng “bị bí tắc” trong việc thuyết phục cộng đồng thế giới: “US và UK cùng những ai về phe của họ không thể trưng dẫn bất cứ chứng cớ nào cho thấy Iraq có những thứ vũ khí đại công phá. Họ cũng không thể lột chiếc mặt nạ mưu đồ thầm kín của họ ở vùng này cũng như trên thế giới”. Ông này có ý nói về dầu hỏa và thống trị vùng Trung Đông về chính trị và kinh tế. Ông còn thêm: “Dường như một trận chiến tranh khả dĩ tấn công Iraq có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bất chấp những gì Hội Đồng Bảo An quyết định cũng như không màng gì đến chủ trương của thế giới đang chính thức và công khai mạnh mẽ loại trừ cái hung hăng cùng với việc đánh đấm và đòi phải giải quyết ôn hòa.
|
|
|
Chính ngày Hội Đồng Bảo An họp để các
quốc gia thành viên nghe bản tường trình của ban thanh tra và bày tỏ cảm nhận về
việc giải quyết vấn đề Iraq, thì Iraq tạm ngưng việc hủy hoại các phi đạn tầm xa
như các ngày trước đó từ Thứ Bảy 1/3. Chắc Iraq muốn biết phản ứng của các nước
ra sao, nhất là của phe chủ chiến xem thực sự có muốn tấn công Iraq hay chăng,
vì dầu sao Iraq cũng cần phải tự vệ bằng vũ khí nếu bị tấn công. Tuy nhiên, thấy
tình hình vẫn thuận lợi, ngày hôm sau, Thứ Bảy, 8/3/2003, Iraq tiếp tục hủy hoại
thêm 6 phi đạn tầm xa nữa. Cũng trong ngày Thứ Bảy này, Tổng Thống Saddam họp với các phần tử của Đảng Ba’ath cầm quyền của ông. Theo phát ngôn viên thông tín của truyền hình Iraq toàn quốc thì Tổng Thống Saddam Hussein cho biết Iraq đã đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi giải giới của mình và yêu cầu Liên Hiệp Quốc phải công khai bài bác US và UK là những “tên gian dối” trong việc cố gắng “bóp méo và phủ lấp” việc tuân hợp của Iraq. Vị tổng thống này cũng kêu gọi chấm dứt việc cấm vận Iraq từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vùng vịnh vào năm 1991 đến giờ. |
|
|
Các vị lãnh sự của các nước thành viên của hội đồng này sẽ trở lại Nữu Ước để gặp nhau vào Thứ Hai 10/3/2003 vào lúc 4 giờ chiều. Về phần dân chúng, ngay hôm sau, Thứ Bảy 8/3/2003, cả chục ngàn người (ban tổ chức nói 50 ngàn, cảnh sát nói 20 ngàn) xuống đường diễn hành một cách trật tự trước khu quân sự Hoa Kỳ Camp Darby ở men biển Tuscany thuộc thành phố Pisa. Khu quân sự này là một khu quân liệu khổng lồ của Mỹ từ năm 1952 với 400 nhân viên. Thủ Tướng Silvio Berlusconi có khuynh hướng thiên về phe chủ chiến, nhưng cuộc thăm dò mới đây cho thấy 70% dân Ý tỏ thái độ phản chiến. Cũng vào cùng ngày Thứ Bảy này, ít là 10 ngàn người đã xuống đường trong mưa gió ở miền tây bắc nước Anh ở Manchester, do Nhóm Liên Minh Ngăn Chiến tổ chức, với những hàng chữ “Không đổi máu lấy dầu”.
|
|
8/3 Thứ Bảy |
ĐTC cho phép thực hiện cuốn Tổng Lược Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo Trong bức thư đề ngày 2/2/2003 và được phổ biến hôm Thứ Sáu 7/3/2003, ĐTC đã chấp thuận điều yêu cầu thực hiện một cuốn Tổng Lược Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Trong bức thư gửi cho ĐHY Joseph Ratzinger, tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Ngài đã xin ĐHY thiết lập và làm đầu một Ủy Ban Đặc Trách việc soạn dọn cuốn sách này và lập cả ủy ban kiểm chính nữa. Sở dĩ có bức thư cho phép này của ĐTC là vì lời đề nghị của các tham dự viên của Hội Nghị Giáo Lý Thế Giới tại Rôma 8-11/2002, một hội nghị bao gồm các vị chủ tịch các Ủy Ban Giáo Lý thuộc các hội đồng giám mục khác nhau, cũng như bao gồm những vị đại diện các Giáo Hội địa phương phụ trách giáo lý ở xứ sở của họ, ở các cơ cấu quốc gia hay ở các tổ chức quốc tế khác nhau. Hội nghị này được tổ chức để mừng 10 năm ban hành cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (7/12/1992) và 5 năm ban hành bản Latinh của cuốn Giáo Lý này cùng với ấn bản mới của Bản Hướng Dẫn Giáo Lý Tổng Quan. Theo đề nghị thì “tác phẩm mới này phải chứa đựng đầy đủ và duy những yếu tố thiết yếu căn bản của đức tin cùng luân lý Công Giáo, những gì được đặt thành công thức vắn gọn và rõ ràng, căn cứ vào Cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Mục đích của đề nghị này là để tạo nên một bản văn có thẩm quyền, nguyên vẹn và đầy đủ liên quan đến những khía cạnh thiết yếu của đức tin Công Giáo, được ĐTC châu phê, và được chuyển địch sang các ngôn ngữ khác như một thứ “qui chiếu” sửa soạn cho các cuốn giáo lý địa phương. Trong bức thư của mình, ĐTC đã viết: “Việc phổ biến rộng rãi cuốn Giáo Lý này ở những miền khác nhau trên thế giới là chứng cớ rõ ràng cho thấy tính cách hữu dụng và hợp thời của nó… Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy không phải là dễ dàng thực hiện được tổng lược bao giờ cũng hoàn toàn giữ được cái đầy đủ và nguyên vẹn của nội dung đức tin Công Giáo… giúp cho tín hữu và người vô tín ngưỡng nắm được một cách tổng lược toàn bộ đức tin Công Giáo…. Trước khi được phê chuẩn, Cuốn Tổng Lược này sẽ được nộp trình để được tất cả mọi vị hồng ý và các vị chủ tịch hội đồng giám mục thẩm định… Tôi biết rằng công việc mới này không phải là một cố gắng dễ dàng gì, thế nhưng, nhờ ơn Chúa giúp, và tin vào khả năng cùng với sự chịu khó của Huynh và những người hợp tác với Huynh, Tôi tin rằng việc này sẽ được kết thúc trong một thời gian tương đối ngắn”.
|
|
|
“Cầu nguyện là lắng nghe Thiên Chúa và chay tịnh giúp cởi mở cõi lòng”. Bài Giáo Lý của ĐTC cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư Hằng Tuần 1. Hôm nay là Thứ Tư Lễ Tro, phụng vụ lên tiếng thiết tha kêu mời tất cả mọi tín hữu hãy cải thiện theo lời của Thánh Phaolô: “Nhân danh Chúa Kitô chúng tôi nài xin anh em hãy hòa giải với Thiên Chúa” (2Cor 5:20). Mùa Chay là thời điểm thuận lợi nhất cho đời sống thiêng liêng trong việc đáp lại lời huấn dụ này, vì mùa này là một thời gian thiết tha nguyện cầu hơn nữa, ăn năn thống hối hơn nữa và chú ý tới nhu cầu của anh chị em mình hơn nữa. Qua lễ nghi bỏ tro hôm nay, chúng ta nhận biết mình là những kẻ tội lỗi, nài xin Thiên Chúa thứ tha, bày tỏ ước muốn thật sự muốn cải hóa. Như thế chúng ta bắt đầu cuộc hành trình triệt để khổ hạnh dẫn chúng ta tới tam nhật Phục Sinh, trọng tâm của phụng niên. 2. Theo truyền thống của Giáo Hội thì hôm nay tất cả mọi tín hữu đều buộc phải kiêng thịt và ăn chay, chỉ trừ những ai bị ngăn trở vì lý do sức khỏe hay tuổi già. Chay tịnh có một giá trị cao cả trong đời sống Kitô hữu, nó là nhu cầu thiêng liêng để sống gắn bó với Thiên Chúa hơn. Thật vậy, những khía cạnh bề ngoài của chay tịnh, mặc dù quan trọng, cũng không thực hiện hết được một việc thực hành như vậy. Cùng với việc chay tịnh này còn cần phải có cả một tấm lòng chân thành muốn thanh tẩy nội tâm, sẵn sàng tuân theo ý muốn thần linh, và chuyên tâm tới anh chị em nhất là thành phần nghèo khổ nhất nữa. Bởi thế giữa việc nguyện cầu và chay tịnh có một liên hệ sâu xa. Cầu nguyện là lắng nghe Thiên Chúa và chay tịnh giúp cởi mở cõi lòng. 3. Trong lúc chúng ta bước vào thời điểm Mùa Chay, chúng ta không thể không chú ý tới tình hình thế giới hiện nay đang xao động bởi những căng thẳng của mối đe dọa chiến tranh xẩy ra. Hết mọi người cần phải ý thức lãnh nhận trách nhiệm và tham gia vào nỗ lực chung trong việc cứu vãn nhân loại khỏi cuộc xung đột thê thảm nữa. Vì lý do này Tôi đã muốn Thứ Tư Lễ Tro hôm nay đây là một ngày nguyện cầu và chay tịnh để nài xin ơn hòa bình cho thế giới. Trước hết chúng ta phải xin Thiên Chúa ơn cải thiện tâm hồn là nơi phát xuất tất cả mọi hình thức sự dữ cũng như hết mọi áp lực của tội lỗi; chúng ta phải nguyện cầu và chay tịnh cho việc chung sống thuận hòa nơi các dân tộc và các quốc gia. Đầu cuộc gặp gỡ của chúng ta đây, chúng ta đã nghe thấy những lời phấn khởi của vị Tiên Tri: “Dân này sẽ không vung gươm lên với dân kia nữa, họ sẽ không còn thao luyện chiến tranh nữa” (Is 2:4). Còn nữa, “Họ sẽ biến gươm giáo thành lưỡi cầy và đao thương thành liềm hái” (ibid.). Bên trên những đại biến động của lịch sử có sự hiện diện thượng tôn của Thiên Chúa, Đấng phán xét những gì con người chọn lựa. Chúng ta hãy hướng lòng chúng ta về Đấng “phân xử các quốc gia” và “đặt hạn định cho nhiều dân tộc” để nài xin Ngài ban cho tất cả mọi người một tương lai công lý và hòa bình. Tâm tưởng này phải thôi thúc mỗi người chúng ta phải tiếp tục không ngừng cầu nguyện và nhiệt thành dấn thân để kiến tạo một thế giới trong đó cái tôi nhường chỗ cho tình đoàn kết và lòng yêu thương. 4. Tôi cũng muốn lên tiếng một lần nữa thiết tha kêu gọi hoán cải, thống hối và kết đoàn như Sứ Điệp Mùa Chay đã được phổ biến cách đây ít hôm với đề tài được trích từ một câu rất hay của Sách Tông Vụ: “Cho đi thì phúc hơn là nhận lãnh” (20:35). Thật vậy, chỉ khi nào chấp nhận lý lẽ này trật tự xã hội mới có thể được kiến tạo, không phải bởi việc thận trọng cân bằng những lợi lộc tương khắc, mà là bởi việc cùng nhau thực sự tìm kiếm công ích. Kitô hữu, như men, được kêu gọi sống và phổ biến một lối sống quảng đại ở hết mọi lãnh vực của cuộc đời, nhờ đó phát động việc phát triển về luân lý và dân sự đích thực cho xã hội. Về vấn đề này, Tôi đã viết: “Việc bỏ mình đi không phải chỉ ở những gì cần hơn mà còn cả những gì hơn thế nữa để phân phát cho những ai đang thiếu thốn là việc góp phần vào việc bỏ mình mà nếu không có sẽ không còn thực sự sống đời Kitô hữu” (No. 4: [daily] L'Osservatore Romano, Feb. 7, 2003, p. 5). 5. Chớ gì ngày cầu nguyện và chay tịnh cho hòa bình mở màn cho Mùa Chay hôm nay đây được biến thành những cử chỉ cụ thể của việc hòa giải. Từ lãnh vực gia đình cho tới lãnh vực quốc tế, chớ gì mỗi một người cảm thấy mình cũng có trách nhiệm trong việc kiến tạo hòa bình. Và Vị Thiên Chúa của bình an, Đấng biết những ý hướng của cõi lòng cũng là Đấng kêu gọi con cái mình trở thành những người đi xây dựng hòa bình (x Mt 5:9), sẽ không quên trả công (x Mt 6:4,6,18). Chúng ta hãy ký thác những ước ao của chúng ta cho lời chuyển cầu của Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Mân Côi và là Mẹ Hòa Bình. Xin Mẹ nắm lấy tay chúng ta và đồng hành với chúng ta trong suốt 40 ngày tiến về Lễ Phục Sinh, để chiêm ngưỡng Chúa Phục Sinh. Tôi chúc cho hết mọi người một Mùa Chay tốt đẹp và phúc đức. Anh Chị Em thân mến, Thứ Tư Lễ Tro là một ngày được đánh dấu bằng chay tịnh và hãm mình. Những việc thực hành này bao gồm những khía cạnh bề ngoài quan trọng, thế nhưng, nó cũng cần phải có cả việc thanh tẩy nội tâm, việc sẵn sàng tuân theo ý Chúa và việc gắn bó với tất cả mọi người, nhất là người nghèo khổ nhất nữa. Khi chúng ta bắt đầu cuộc hành trình
Mùa Chay của mình, chúng ta không thể không chú ý tới tình hình thế giới đang
căng thẳng. Vì lý do này Tôi đã kêu gọi Ngày Thứ Tư Lễ Tro này là Ngày Cầu
Nguyện và Chay Tịnh cho Hòa Bình. Bằng việc hoán cải tâm hồn, ăn năn thống hối
và đoàn kết, chúng ta sẽ trở thành những người xây dựng hòa bình chân thực, cả
trong gia đình riêng của chúng ta cũng như trên thế giới. Chúng ta hãy phó thác
nỗ lực này của chúng ta cho Mẹ Maria, Nữ Vương Mân Côi và là Mẹ Hòa Bình. Xin Mẹ
cầm tay chúng ta để dẫn chúng ta tới vinh quang của Lễ Phục Sinh. Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích
dịch theo tài liệu của Tòa Thánh do Zenit phổ biến cùng ngày Thứ Tư 5/3/2003
|
|
|
Bản Tuyên Cáo của Công Giáo và Do Thái Giáo về Sự Sống Con Người cũng như về Những Giá Trị Gia Đình Sau cuộc họp sơ khởi ở Giêrusalem hôm 5/6/2002, những vị đại biểu cao cấp của Ủy Ban Tòa Thánh về Những Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái và của Văn Phòng Tôn Sư Trưởng của Do Thái đã gặp nhau ở Grottaferrata gần Rôma ngày 23-27/2/2003, cả hai đã phổ biến một bản tuyên cáo chung vào chiều ngày Thứ Hai 3/3/2003. Bản tuyên cáo này được viết bằng tiếng Anh và đề ngày 26/2/2003, với chữ ký của Tôn Sư Ratzon Arrusi, Tôn Sư David Brodman, Oder Wiener và Shmuel Hadas về phía đại biểu Do Thái, và ĐGM Giacinto-Boulos Marouzzo, Cha George Cottier, OP, Cha Elias Shacour, Đức Ông Pier Francesco Fumagalli, Cha Norbert Hofmann, SDB, và TGM Pietro Sambi, khâm sứ tòa thánh ở Do Thái về phía đại biểu Công Giáo. “Chúng tôi đang đối thoại với nhau với
tư cách là con người tin tưởng có cùng những gốc rễ thiêng liêng và gia sản.
Việc đối thoại tự nó có giá trị và không có ý hướng nào về vấn đề trở lại đạo cả.
Chúng tôi chú trọng đến những truyền thống khác nhau của chúng tôi và tôn trọng
cái khác của nhau. “Sự Thánh Hảo của Sự Sống Con Người. Sự sống con người có một giá trị chuyên nhất và cao cả nhất trong thế giới của chúng ta đây. Bất cứ nỗ lực nào muốn hủy diệt sự sống con người đều phải được loại trừ, và cần phải hết sức nỗ lực để cổ võ các thứ nhân quyền, tình đoàn kết nơi tất cả loài người, tôn trọng tự do lương tâm “Động lực tôn giáo chung của chúng tôi đối với niềm xác tín chính yếu này được căn cứ vào lời thánh kinh cho thấy con người được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa hằng sống, tưởng tự như Ngài. Thiên Chúa là Đấng Thánh và là Đấng Tạo Dựng sự sống con người, và con người được chúc phúc và thắt buộc với sự thánh thiện của Ngài. Thế nên hết mọi sự sống con người đều thánh hảo, linh hóa và bất khả phạm. “Việc bảo vệ sự sống con người là thành quả hiển nhiên về luân thường đạo lý của niềm xác tín này. Hết mọi tín hữu, nhất là các vị lãnh đạo tôn giáo, phải hợp tác với nhau để bảo vệ sự sống con người. Bất cứ điều gì phạm đến sự sống con người đều đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa, là tục hóa Danh Thiên Chúa, trực tiếp phản lại giáo huấn của các vị tiên tri. Việc lấy mạng sống con người, kể cả chính bản thân mình, cho dù nhân danh Thiên Chúa, đều là những gì bất kính. “Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh, nhất là trong sứ điệp cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 2002, là không một vị lãnh đạo tôn giáo nào có thể coi thường việc khủng bố (bất cứ ở đâu) trên thế giới. Thật là tục hóa tôn giáo khi cho mình là một tay khủng bố nhân danh Thiên Chúa, bạo lực với kẻ khác nhân danh Ngài. Việc bạo động khủng bố khắp nơi trên thế giới là tình trạng tương phản với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng nên con người, Đấng chăm sóc con người và yêu thương con người. “Chúng ta không được ra tay sát hại nhân danh Thiên Chúa là Đấng đã truyền ‘Các ngươi không được giết hại’, tránh việc lạm dụng tôn giáo một cách cuồng tín hay bạo động, như các vị lãnh đạo Do Thái, Kitô Hữu và Hồi Giáo đã công bố trong bản tuyên cáo chung Alexandria (1/2002). “Tất cả mọi nhà giáo dục phải củng cố nỗ lực của mình trong việc phác họa những chương trình giáo dục giới trẻ trong việc tôn trọng giá trị cao cả nhất nơi sự sống con người. Trước khuynh hướng bạo lực và sát hại hiện nay trong các xã hội của mình, chúng ta cần phải duy trì việc hợp tác với các tín hữu của tất cả mọi tôn giáo cũng như với tất cả mọi người thiện tâm trong việc cổ võ một thứ ‘văn hóa sự sống’. “Đời sống gia đình. Cơ cấu gia đình phát xuất từ ý muốn của Đấng Toàn Năng, Đấng dựng nên con người theo hình ảnh Thiên Chúa; ‘Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ’. Theo quan điểm tôn giáo thì hôn nhân có một giá trị cao cả vì Thiên Chúa đã chúc lành cho việc hiệp nhất này và thánh hóa nó. “Gia đình và mối hiệp nhất gia đình tạo nên một hoàn cảnh ấm cúng và an toàn cho việc nuôi dưỡng con cái và bảo đảm cho việc giáo dục xứng hợp của chúng theo truyền thống và niềm tin. Mối hiệp nhất gia đình là nền tảng cho toàn thể xã hội. “Cuộc cách mạng về điện tử và truyền thông đại chúng chắc chắn đã mang lại nhiều đổi thay trong xã hội. Tuy nhiên, đồng thời cũng quá thường làm lan tràn những ảnh hưởng tiêu cực về hành vi cử chỉ của xã hội. Người lớn cũng như giới trẻ đều bị phô bày cho thấy những khía cạnh méo mó và tệ hại của đời sống, như vấn đề bạo động và khiêu dâm. Là những vị lãnh đạo tôn giáo, chúng ta phải đối đầu với những biến chuyển gây hủy hoại ấy. “Hơn bao giờ hết, chúng ta buộc phải thực hiện việc giáo dục ở gia đình cũng như ở học đường về những giá trị của gia đình theo truyền thống tôn giáo phong phú của chúng ta. Cha mẹ phải giành nhiều giờ hơn nữa để tỏ tình yêu thương con cái mình và hướng dẫn chúng tỏ ra những thái độ tích cực. Trong số những giá trị quan trọng gia đình, chúng ta phải nhấn mạnh đến tình yêu thương, lòng vị tha, việc chăm sóc sự sống và trách nhiệm hỗ tương đối với con cái và gia mẹ” Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của VIS 4/3/2003
|
|