GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 11/2003
Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu Tây phương luôn tăng thêm kiến thức và cảm nhận về tu đức cùng truyền thống phụng vụ của các Giáo Hội Đông Phương”
Ý Truyền Giáo: “Xin cho Giáo Hội ở Mỹ Châu, khi cử hành Hội Nghị Truyền Giáo Mỹ Châu Lần Hai ở Guatemala, được phấn khởi dấn thân hoạt động truyền bá phúc âm hóa hơn nữa, đến nỗi vượt cả ra ngoài biên giới của mình”.
___________________________________________
9-15/11/2003
15/11 Thứ Bảy
Ơn Cứu Độ Cuối Thời - Trò Chơi Phúc Âm CN 33 Thường Niên
Phúc Âm
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Trong những ngày ấy, sau caœnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các quyền lực trên các tầng trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ người ta sẽ thấy Con Người ngự đến trong đám mây với quyền năng cao caœ và vinh quang. Rồi Ngài sai các thiên thần đi quy tụ những keœ được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ tận cùng trái đất cho đến cuối chân trời. Các con hãy học dụ ngôn về cây vaœ. Khi nó đâm chồi nẩy lộc, các con biết rằng mùa hè gần đến. Cũng vậy, khi các con thấy mọi sự đó xaœy ra, các con hãy nhận biết: Con Người đã tới gần ngoài cưœa rồi. Thầy baœo thật các con: Thế hệ nầy sẽ chẳng qua đi trước khi mọi sự đó xaœy đến. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. Còn về ngày đó hay giờ đó, thì không ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con cũng chẳng biết, chỉ có mình Cha biết”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm của Thánh Ký Marcô cho Chúa Nhật 33 tuần này cho chúng ta thấy có bốn điểm chính theo thứ tự sau đây: Thứ nhất, hiện tượng biến động trên không trung xẩy ra ngay trước khi Con Người đến; thứ hai, sự kiện Con Người tái xuất hiện là để triệu tập thành phần được tuyển chọn; thứ ba, biến cố thế mạt được Người khẳng định là chắc chắn sẽ xẩy ra; thứ bốn, biến cố này xẩy ra khi nào cũng được Người xác nhận là chỉ có một mình Cha biết mà thôi.
Cũng qua bài Phúc Âm này chúng ta biết được rằng ngày tận thế xẩy ra rồi Con Người mới đến, chứ không phải khi Người xuất hiện thì bấy giờ là ngày tận thế. Bởi vì, ngày tận thế là ngày không trung xẩy ra biến động, ở chỗ “mặt trời sẽ trở nên tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các tinh tú sẽ rơi rụng, và các cơ ngũ trên trời bị rung chuyển”, một hiện tượng sẽ khiến tất cả mọi sinh vật bị chết không thể nào sống được nữa.
Cũng qua câu lời Chúa trên, chúng ta còn hiểu được rằng, sau ngày tận thế, thân xác con người ta sẽ được phục sinh, và bấy giờ, với con mắt của thân xác phục sinh, con người, dù lành hay dữ, mới có thể thấy được chính Đấng Phục Sinh đầy uy quyền và vinh hiển đến trên mây trời. Thế nhưng, Con Người đến lần thứ hai không phải để xóa tội trần gian như lần thứ nhất nữa mà là để cứu những kẻ kiên trì tin tưởng trông đợi Người đến.
Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt Trò Chơi Phúc Âm: Ơn Cứu Độ Cuối Thời như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm (với số người bằng nhau) đứng riêng ra một chỗ, (chẳng hạn trong một vòng tròn).2. Người quản trò đứng trước mỗi nhóm, hai tay cầm một nắm xốp mầu đen hay đỏ (tượng trưng cho sự chết), và một người đóng vai sứ giả của Chúa sai đi triệu tập thành phần được tuyển chọn khắp nơi, đứng trên một bục cao, quay lưng về phía nhóm tham dự trò chơi, hai tay ôm một nắm giấy mầu trắng hay xanh (tượng trưng cho sự sống, cho ơn cứu độ).
3. Để biểu hiệu cho biến động trên không trung vào ngày tận thế, người quản trò tung những gì cầm ở tay trái lên trời trên đầu của nhóm tới phiên tham dự trò chơi bấy giờ.
4. Sau khi người quản trò tung lên trời những thứ tượng trưng cho biến động trên không trung, nhất là cho các tinh tú rơi rụng, nhóm tới phiên tham dự trò chơi sẽ đứng nguyên tại chỗ và lúc lắc đầu như thể bị choáng váng kinh hoàng bởi hiện tượng này, cho đến khi nghe hiệu còi của người quản trò thì đứng yên và nhắm mắt lại như tất cả đã chết hết.
5. Sau khi nghe hiệu còi của người quản trò một chút, người đóng vai sứ giả được Chúa Giêsu Tái Giáng sai đi thu thập thành phần được tuyển chọn liền xoay lưng lại và ngay lúc ấy tung vào nhóm tham dự trò chơi (phía trên đầu của họ) những gì cầm trong hai bàn tay của mình.
6. Những người trên đầu có cả hai thứ, một của người quản trò tung lên trời rớt xuống và một của người đóng vai sứ giả là những người hợp lệ, vì họ là những người bị chết (vì đầu bị trúng những gì trên trời rơi xuống), và sau khi chết họ được sứ giả đến triệu tập về cho Chúa Kitô Tái Giáng (vì đầu họ được lãnh dấu cứu độ).
7. Áp dụng trò chơi này vào từng nhóm, rồi đếm xem nhóm nào có nhiều người được cả hai thứ trên đầu nhất thì đoạt giải “Ơn Cứu Độ Cuối Thời”.
Tòa Thánh Vatican tại LHQ với Vấn Đề Cổ Võ và Bảo Vệ Quyền Lợi của Trẻ Em
Ngày Thứ Hai 20/10, về Vấn Đề Cổ V và Bảo Vệ Quyền Lợi của Trẻ Em, với Đệ Tam Tiểu Ban của Tổng Nghị Lần 58 của LHQ tại Nữu Ước, ĐTGM Celestino Migliore đã bày tỏ lập trường của Giáo Hội qua bài diễn văn được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến hôm 27/10/2003, như sau:
Qui Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Lợi của Con Trẻ đã có tác dụng vào Tháng 9/1990. Cũng trong tháng này, một Cuộc Họp Thượng Đỉnh về Trẻ Em đã được tổ chức để chấp thuận Bản Tuyên Ngôn về Việc Sống Còn, Bảo về và Phát Triển của Trẻ Em và bản Dự Án Hành Động kéo dài cả thập niên trong việc thi hành áp dụng bản tuyên ngôn ấy. Khi các vị lãnh đạo trên thế giới tụ họp lại nơi đây vào Năm 2000 để chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Ngàn Năm này, một lần nữa trẻ em được trở thành trọng tâm chú ý của cơ cấu này. Vào Tháng 5 năm ngoái, khóa họp đặc biệt 27 của Tổng Hội Đồng LHQ về Trẻ Em đã chấp nhận văn kiện “Một Thế Giới Xứng Hợp Cho Trẻ Em”. Tất cả những nỗ lực ấy hợp lại cho thấy cộng đồng quốc tế này đã dấn thân trong việc bảo đảm là mỗi một con trẻ có thể hoan hưởng một tương lai tốt đẹp hơn.
Tiếc thay, như chúng ta đã quá r, tình trạng trẻ em trên thế giới không phải bao giờ cũng đúng như nó phải là. Hằng ngày, có vô số trẻ em trên thế giới chạm rán với hiểm nguy và lạm dụng làm chậm bước tiến và phát triển của chúng. Các em chịu vô vàn tử vong do chiến tranh và bạo lực gây ra; là nạn nhân của sao lãng, hung bạo, tính dục và các hình thức khai thác khác, kỳ thị chủng tộc, tấn công, ngoại bang xâm chiếm; là những người tị nạn và những trẻ em lạc lng. Các em thường bị loại ra ngoài lề xã hội vì các em là người bản xứ, bị tật nguyền, bị mồ côi hay bụi đời. Nơi một số quốc gia, các em còn là nạn nhân của hiểm họa nghiện thuốc cũng như của hiểm họa tàn phá gây ra bởi thiên tai và nhân tạo. Chưa hết, còn có hằng triệu triệu trẻ em trở thành nạn nhân của hội chứng liệt kháng HIV/AIDS, hoặt do mẹ truyền cho con hay do tình trạng mồ côi liên quan đến cái chết của cha mẹ bởi hội chứng liệt kháng.
Trong bản tường trình của mình về việc áp dụng Bản Tuyên Ngôn Ngàn Năm của LHQ (A.58/323), vị tổng thư ký đã nói: “Mặc dù có nhiều tiến bộ nơi sức khỏe của trẻ em ở các miền đất đang phát triển từ năm 1990, vẫn không thể chấp nhận được tình trạng gần 11 triệu trẻ em chết mỗi năm trước khi được 5 tuổi, hầu hết vì những nguyên nhân có thể dễ dàng ngăn ngừa hay chữa trị”. Số tử vong của thơ nhi và nhi đồng có thể giảm thấp rất nhiều bằng những phương tiện đã được sử dụng và bày bán nơi thị trường, nhưng tiếc thay lại ở ngoài tầm tay với của hầu hết trẻ em túng thiếu nghèo khổ.
Đó là những thách đố cộng đồng quốc tế phải đương đầu, nhất là trong khuôn khổ của Những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm. Việc cải tiến sức khỏe trẻ em và dưỡng chất là một vấn đề ưu tiên. Cộng đồng quốc tế phải hoạt động cho việc tăng trưởng và phát triển lạc quan nơi trẻ em, bằng những biện pháp triệt gốc tình trạng đói ăn, dinh dưỡng tồi tệ và đói khổ, nhờ đó cứu được hằng triệu trẻ em khỏi cảnh khổ đau bất thiết trong một thế giới có những phương tiện để nuôi dưỡng và chăm sóc cho tất cả mọi dân cư của mình. Ngoài ra, cần phải tạo cơ hội giáo dục căn bản cho hằng triệu triệu trẻ em trên thế giới, bằng không các em có thể sống trong tình trạng mù chữ.
Thêm vào đó, trẻ em cũng cần phải được khích lệ để đóng góp những nỗ lực nhỏ bé riêng của các em vào việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho lứa tuổi của các em trên thế giới, bằng việc sử dụng những tài năng và tặng ân của các em vào việc tăng trưởng con người của các em cũng như cho thiện ích của xã hội. Tòa Thánh có một hiệp hội quốc tế giành cho trẻ em, với tên gọi là Hội Tòa Thánh của Tuổi Trẻ Thánh, được thành lập từ giữa thế kỷ 19. Câu tâm niệm của hội này là “Hãy để trẻ em giúp trẻ em”. Hơn trăm năm nay, Hội này đã liên tục chia sẻ tài năng, thời giờ và kho báu của các em trong việc giúp cải tiến đời sống của các trẻ em nghèo khác trên khắp thế giới.
……….Trong thời đại của chúng ta đây, việc nhìn nhận các quyền lợi của trẻ em đã thực sự đạt được tiến bộ. Thế nhưng, việc xúc phạm đến những quyền lợi này trên thực tế, tiêu biểu qua nhiều cuộc tấn công khủng khiếp vào tính chất vô tội và phẩm giá của các em, vẫn còn là một nguyên nhân đáng buồn, đồng thời cũng là điều kêu gọi chúng ta hãy ra tay hành động. Chúng ta phải làm sao để thấy rằng phúc hạnh của con trẻ bao giờ cũng phải được lấy làm ưu tiên trong tất cả mọi giai đoạn phát triển của các em, ngay từ khi các em được thụ thai là lúc các em trở thành một con người. Cộng đồng quốc tế phải bảo đảm hạnh phúc cho các em bằng hoạt động chính trị cao cấp nhất; bởi vì, cuối cùng thì việc chúng ta giờ đây để ý tới hạnh phúc của các em là việc chúng ta bảo đảm cho hạnh phúc của xã hội, hiện nay cũng như tương lai sau này.
Vì trẻ em cần hầu như hết mọi sự mà các em chỉ có thể sống thời thơ trẻ an lành và hân hoan khi chúng được chúng ta gắn bó với và chăm sóc cho. Chúng ta không được bỏ mặc các em.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 27/10/2003
Tòa Thánh Vatican tại LHQ về “Qui Ước Quốc Tế Chống Lại Việc Tạo Sinh Sao Bản Con Người”Ngày 21/10, về “Qui Ước Quốc Tế Chống Lại Việc Tạo Sinh Sao Bản Con Người”, liên quan đến vấn đề 172 trong nghị trình của Tổng Nghị Lần Thứ 58 của LHQ ở Nữu Ước, ĐTGM Celestino Migliore đã đại diện Tòa Thánh cũng đã đọc bài diễn văn được văn phòng báo chí của tòa thánh phổ biến ngày 27/10/2003 như sau:
Đại biểu tôi đã trình bày các quan điểm của mình bằng giấy tờ được Nhóm Hoạt Động phổ biến vào khóa họp đầu tiên bàn luận về vấn đề này mấy tuần trước đây. Trong phiên họp đó, đại biểu tôi đã tái xác nhận niềm xác tín là chỉ có một qui ước toàn diện về vấn đề tạo sinh sao bản con người mới có thể đề cập tới tất cả mọi vấn đề liên hệ cũng như mới đáp ứng được những thách đố của thế kỷ 21 về đề tài này.
Những tình trạng gây ra cho phẩm giá con người những nguy hại trầm trọng chỉ có thể nói lên một cách hiệu nghiệm bởi các hiệp ước quốc tế toàn diện chứ không phải từng phần. Trong khi qui ước từng phần có thể nêu lên một vài vấn đề tạm thời liên quan tới việc tạo sinh sao bản con người, thì nó lại có thể gây ra những vấn đề trầm trọng hơn sau đó, thậm chí còn khó giải quyết hơn nữa. Giải pháp vững chắc nhất bởi thế cần phải là một phương tiện pháp lý bao gồm tất cả mọi sự. Ngoài ra, một qui ước gồm tóm tất cả mọi sự có thể cống hiến một phương tiện pháp lý tác lực có thể hướng dẫn và giúp cho các quốc gia thiết lập luật lệ quốc gia về vấn đề tạo sinh sao bản con người.
…….
Thưa Ngài Chủ Tọa, khoa học có thể là phức tạp, thế nhưng, đối với chúng ta thì vấn đề này là vấn đề giản dị và không có gì là khúc mắc cả. Vấn đề tạo sinh sao bản con người bao gồm việc tạo nên những bào thai con người là truyện về khởi sự có sự sống con người, một sự sống không phải là vấn đề của địa phương, cũng không phải là vấn đề của quốc gia, không phải là vấn đề của một miền. Trước hết nó là vấn đề quốc tế, vì bào thai là một con người, bất kể địa dư của nó.Nếu việc tạo sinh sao bản con người trái ngược với luật tự nhiên, một nguyên tắc mà tất cả mọi phái đoàn đại biểu tỏ ra đồng ý, thì việc sao bản của cùng một bào thai dù với mục đích nghiên cứu cũng thế. Một bào thai được sao bản, một bào thai không nhắm đến mục đích gieo vào tử cung mà là được tạo nên chỉ vì mục đích rút lấy những tế bào thân cùng với những chất khác, là để hủy hoại đi theo dự tính từ trước.
Một số người lập luận rằng, thưa Ngài Chủ Tọa, trong khi chúng ta cần phải hành động mau chóng để cấm việc tạo sinh sao bản con người, chúng ta cần phải có nhiều giờ hơn để tìm hiểu tất cả mọi khía cạnh của việc sao bản nghiên cứu, một phương pháp có chủ ý huỉy hoại sự sống con người. Có bao nhiêu mạng sống con người chúng ta muốn sử dụng cho tiến trình này? Vì tiến trình ấy không cần thiết và có thể đòi phải có hơn một bào thai cho mỗi một bệnh nhân cần được chữa trị, mà hằng trăm triệu bào thai con người được sao bản cần phải có để chữa trị thậm chí chỉ một thứ bệnh duy nhất, như bệnh tiểu đường, ở một quốc gia tân tiến.
Để kết thúc, đại biểu tôi muốn nhắc hội đồng tôn vị đây là một trong những sứ vụ nống cốt của Liên Hiệp Quốc là bênh vực quyền lợi con người. Nếu Liên Hiệp Quốc cấm việc sao bản tạo sinh mà không cấm việc sao bản nghiên cứu, thì điều này làm cho cơ cấu đây lần đầu tiên dính dáng vào việc cho phép một điều ngoại thường, đó là cho phép tạo nên những con người với mục đích r ràng là để hủy diệt chúng đi.
Nếu các thứ quyền lợi của con người mang một ý nghĩa nào đó, ở bất cứ thời nào, tại bất cứ nơi nào trên thế giới, thì chắc chắn không ai có quyền làm một điều như thế. Các thứ quyền lợi của con người được phát xuất từ việc nhìn nhận rằng con người có một phẩm vị bẩm sinh vì họ là con người. Các bào thai đều là con người, cho dù chúng được sao bản mà có. Nếu chúng ta có được những quyền lợi phát xuất từ việc nhìn nhận phẩm giá này thì chúng ta cũng phải tỏ ra cấm tạo sinh sao bản dưới mọi hình thức.
…………..Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 27/10/2003
Liên Hiệp Quốc không hoàn toàn loại bỏ tất cả mọi hình thức tạo sinh sao bảnHôm Thứ Năm 6/11/2003, tiểu ban pháp lý của Tổng Nghị LHQ đã bỏ phiếu (80 nước bỏ phiếu chấp thuận và 15 nước không bỏ phiếu) chấp nhận chiều hướng của nước Iran thay mặt cho 57 quốc gia Hồi giáo trong việc hoãn lại hai năm chỉ thị cấm toàn phần hay từng phần vấn đề tạo sinh sao bản cloning. Hoa Kỳ và Costa Rica đã vận động bỏ phiếu cho giải pháp thiết lập một nhóm phụ trách việc thảo định một hiệp ước cấm tất cả mọi hình thức tạo sinh sao bản con người. ĐTGM Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã nói với Đài Phát Thanh Vatican về nguyên nhân của việc bỏ phiếu trì hoãn thi hành luật cấm này là vì những lợi lộc về kinh tế. ĐTGM cho biết nhận định của mình như sau:
“Có hai chủ trương rõ ràng được nêu lên: một liên quan đến giải pháp được Costa Rica soạn thảo; và một liên quan đến giải pháp được Bỉ soạn thảo. Nước Costa Rica đề nghị sử dụng các tế bào thân già giặn vào những trị liệu các thứ bệnh bất trị, hoàn toàn cấm việc tạo sinh sao bản bào thai con người, tức là cấm cả việc sao bản tạo sinh hay trị liệu. Chủ trương của Bỉ Quốc, một chủ trương trở thành giải pháp của phe Pháp Đức, đề nghị … cấm việc sao bản tạo sinh nhưng bỏ ngỏ …. Một số cửa ng cho vấn đề sao bản trị liệu”.
Theo ĐTGM quan sát viên này thì việc trì hoãn này “có nghĩa là chấp nhận trong vòng hai năm chúng ta tiếp tục sống trong cái trống không của pháp luật quốc tế bằng việc để cho các thứ thí nghiệm khả dĩ được tiếp tục thực hiện. Bằng đường lối này, cơ hội để bày tỏ về vấn đề thiết yếu ấy… bị ngăn chặn lại về mặt thực tế. Chắc chắn… vấn đề kinh tế và thương mại… đã đóng một vai trò quan trọng ở hậu trường”.
Tòa Thánh Vatican tại LHQ về vấn đề du lịchNgày Thứ Tư 22/10, về vấn đề du lịch, với tổng hội nghị của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới WTO (World Tourism Organization), được tổ chức tại Bắc Kinh Trung Cộng cho tới hết Thứ Sáu 24/10/2003, Đức Ông Piero Monni đã trình bày quan điểm của Tòa Thánh như sau:
Những đề tài chọn cho hội nghị này phát xuất từ việc suy tư thấu đáo về tình hình hiện nay của thế giới du lịch cũng như về khả năng đạo lý, xã hội và kinh tế của thế giới này.
Hiện tượng du lịch vẫn luôn là một động cơ của các thứ giá trị, như lòng tôn trọng phẩm vị con người cũng như tôn trọng các thứ quyền lợi cốt yếu của con người. Nó xây dựng một thứ văn hóa giao thiệp và cảm thông nhau. Nó góp phần vào việc hiểu biết và cảm nhận những nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới.
Giáo Hội hoạt động trong thế giới du lịch để các giá trị đạo lý luôn hiện diện nơi lãnh vực này. Giáo Hội cũng nhắc nhở chúng ta rằng cần phải chú trọng đến cái ưu tiên của con người trong tất cả mọi hiện tượng xã hội, nhờ đó, cho dù qua việc du lịch, mới có thể đạt được những khát vọng ước mong về văn hóa cũng như tâm linh của họ.
Du lịch còn là một dụng cụ hữu hiệu trong việc chống lại nghèo khổ, và nó cũng là một khí cụ quan trọng cho việc phát triển về xã hội và nghề nghiệp. Tuy nhiên, nó là một lãnh vực hết sứ tế nhị. Nó dễ bị tổn thương bởi các thứ chiến tranh, khủng bố, thiên tai và dịch tễ. Những tai họa mới đây đã gây ra một cuộc khủng hoảng quan trọng nơi thị trường du lịch thế giới.
………..
Người ta thấy việc du lịch thế giới được bừng nở trong 10 năm qua, nhất là ở những nơi ngoại lai xa xôi. Chẳng những các xứ sở kém hội nhập vào nền kinh tế thế giới được hưởng lợi lộc từ việc du lịch này mà còn cả những xứ sở giầu có nữa. Thành phần du lịch cảm nhận được các thứ giá trị về văn hóa cũng như tôn giáo là những gì ngày nay có thể thấy được theo sự tìm cầu những môi trường thiên nhiên cũng như các thứ văn hóa vẫn còn ở trong tình trạng sơ khai. Trung Hoa đã cống hiến tất cả những yếu tố hấp dẫn và lôi cuốn này.
……….
Tòa Thánh ước mong hội nghị này, được tổ chức ở một quốc gia phong phú về truyền thống và văn minh, hãy lưu lại các vết tích của một giai đoạn tích cực cho việc chân thành đối thoại hướng đến việc làm tăng thêm lại nơi vấn đề phát triển về các thứ giá trị của sự thật, tự do và công lý.
Ngày 28/10, về “Thập Niên Giáo Dục cho Việc Phát Triển Khả Thủ”, với Tiểu Ban của Tổng Hội Đồng LHQ tại Nữu Ước, ĐTGM Celestino Migliore đã thay mặt Tòa Thánh nhận định và góp ý như sau:
……..
Xã hội thực sự đã được biến đổi từ Bản Tuyên Ngôn Jomtein 1990. Ở Rio, trong Hội Nghị về Môi Trường và Phát Triển năm 1992, các chính phủ đã nhận thấy mối liên hệ giữa vấn đề giáo dục và việc phát triển khả thủ, cũng như đã đồng ý một lãnh vực rộng lớn của những chương trình bao gồm việc giáo dục trong tất cả mọi khía cạnh của vấn đề phát triển. Viện nhận thức này đã được thi hành qua các cuộc hội nghị và các cuộc họp thượng đỉnh từ Rio, bao gồm cả Cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ ở Johannesburg.Ở Johannesburg, vấn đề giáo dục đã được bàn đến, trước hết, liên quan tới việc bảo vệ môi trường. “Việc giáo dục về trách nhiệm đối với môi sinh là việc khẩn trương: trách nhiệm với chính mình, với người khác và với trái đất. Việc giáo dục này không thể được bắt nguồn từ các cảm tình thuần túy hay những ước muốn trống rỗng. Mục đích của việc giáo dục này không thể là một mục đích theo ý hệ hay chính trị. Nó không được theo chiều hướng loại trừ thế giới tân tiến hay là một ước mong bâng quơ trở về với một ‘thiên đường mất mát’ nào đó. Trái lại, việc giáo dục thực sự về trách nhiệm đòi phải thực hiện một cuộc hoán cải chân chính trong cách suy tư và tác hành” (John Paul II, Message for the World Day of Peace, 1 January 1990).
…………..
Việc khai mở cho Thập Niên Giáo Dục Về Việc Phát Triển Khả Thủ được xẩy ra vào ngày 1/1/2005. Việc khai mở này trùng hợp với Những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm ấn định rằng vào năm 2015, “trẻ em khắp nơi, nam cũng như nữ, sẽ có thể hoàn tất trọn vẹn việc học căn bản và trẻ em nam nữ sẽ có cơ hội như nhau nơi tất cả mọi cấp độ học vấn”.Tuy nhiên, những dự án và mục tiêu cho Thập Niên này cần phải vượt ra ngoài vấn đề học vấn căn bản nữa. Các chương trình trong Thập Niên này còn phải tiếp tục nêu lên vấn đề trẻ em không đến trường. Thưa Ngài Chủ Tọa, chính về vấn đề này mà chúng ta thấy r những liên hệ giữa những cơ hội về việc giáo dục với vấn đề phát triển. Trẻ em không đi học, vì không có trường để học, hay không có tiền trẻ học phí hoặc trả lương cho thày cô; vì các em bị bắt buộc phải làm việc để sinh tồn hay để giúp cho gia đình các em; vì các em nghiện ngập hay rơi vào tình trạng chiến tranh xung đột làm cho trường sở bị đóng hay bị tàn phá; vì các em thuộc về thành phần thiểu số về tôn giáo hay sắc tộc; hoặc chỉ vì các em không thể tìm thấy trường học trong tầm tay của các em.
……
Việc giáo dục đối với vấn đề phát triển khả thủ là một phương tiện để chiếm đạt nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm. Nó sẽ giúp vào việc tạo nên một môi trường “có ích cho việc phát triển cũng như cho việc loại trừ tình trạng nghèo khổ”. Việc hiện thực và đạt được những mục tiêu này có thể cần có thời gian, thế nhưng việc cung cấp cho tất cả trẻ em cơ hội học hành sẽ có một ảnh hưởng cấp thời, khả chứng và khả lường về phúc hạnh của dân chúng trên thế giới cũng như về việc phát triển khả thủ của họ.
………..
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 22/10/2003
14/11 Thứ Sáu
Thánh Stêphano Théodore CUÉNOT THỂ Giám mục Thừa sai Paris (1802 - 1861)
Như Một Phaolô Ngày Xưa
Cuộc đời Thánh Giám mục Cuénot Thể với ba mươi hai năm phục vụ Giáo hội Việt Nam, hai mươi sáu năm trong chức vụ giám mục, gắn liền với những trang sử đẹp nhất, giữa một giai đoạn khó khăn nhất thời bách hại. Nhiệt tâm truyền giáo của ngài như ngọn thủy triều dâng tràn đến mọi người mọi nơi. Với tài đức khéo léo, ngài đã đào tạo một đội ngũ linh mục xuất sắc và hàng ngàn thầy giảng, nữ tu hăng say. Với châm ngôn “Để tín hữu vững tin, phải đào tạo những tông đồ truyền giáo”, nên dù cho bao linh mục, tu sĩ, giáo dân của ngài bị tàn sát, địa phận Đàng Trong của ngài vẫn phát triển mạnh mẽ, đủ sức tách làm bốn địa phận. Số linh mục tu sĩ, tân tòng gia tăng nhanh mỗi năm, sẽ mãi mãi là bằng chứng của nhiệt tâm và tài tổ chức của ngài.
Stêphano Théodore Cuénot Thể sinh ngày 8.2.1802, tại Sous Réamont thuộc Bélieu, nước Pháp. Lớn lên cậu vào chủng viện Bésancon, trung tâm huấn luyện của cha Réceveur, và thụ phong linh mục ngày 24.9.1825. Tuy thế, hoài bão chính của tân linh mục là đi truyền giáo. Năm 1828, cha Cuénot Thể xin gia nhập hội Thừa sai Paris, và năm sau được cử đến Việt Nam. Ngày 31.5.1829, cha đến Kẻ Vĩnh Đàng Ngoài. Ngày 24.7, cha vào miền Nam.
Mới đầu cha được gởi đến Lái Thiêu để học thêm tiếng Việt, đồng thời dạy các chủng sinh ở đó. Bốn năm dạy chủng viện, tuy là thời gian ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để cha hiểu nhiều về phong hóa địa phương, gắn bó với các cộng tác viên trong tương lai. Năm 1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo trên toàn quốc, triệt hạ các nhà thờ, tập trung các thừa sai và bắt các tín hữu phải bỏ đạo. Vì mới lần đầu va chạm với bách hại, các tín hữu khi đó chưa dám chứa chấp các vị thừa sai. Đức cha Tabert Từ liền quyết định đưa các vị di tản qua Thái Lan. Cha Thể phụ trách việc di tản mười lăm chủng sinh. Sau hơn một tháng rưỡi hành trình vất vả, đoàn người đã đến Thái Lan và được vua Thái tiếp đón nồng nhiệt.
Thời gian đó Thái Lan và Việt Nam đang có chiến tranh, nên vua Thái Lan muốn nhờ các vị thừa sai kêu gọi dân Công giáo chống lại vua Minh Mạng. Dĩ nhiên là Đức cha Tabert Từ không thể nào chấp nhận, ngài cương quyết từ chối. Điều đó làm Thái Hoàng nổi giận và thay đổi cách cư xử. Nhà vua ra lệnh bắt giam ba linh mục và các chủng sinh Việt Nam. May là nhờ tài ăn nói thuyết phục của cha Thể, vua mới nương tay và cho họ đến ẩn náu tại chủng viện Pénang (Mã Lai) năm 1834. Cha nói:
“Bằng mọi giá phải lo cho họ. Như tôi (một thừa sai) chết, người ta có thể gửi người khác thay thế chậm lắm là một năm. Một linh mục, chủng sinh Việt Nam nằm xuống, phải mất hai ba chục năm mới có người thay thế được”.
Cũng năm đó, vì không ủng hộ Thái Lan đánh Việt Nam, Đức cha Tabert Từ lại phải chạy đến Singapour.
Hoa Tiêu Giữa Sóng Gió
Tuy sống cách xa nghìn dặm Đức cha, cha Thể và các vị thừa sai vẫn hướng tâm hồn về Giáo hội Việt Nam đang lâm cảnh máu chảy đầu rơi, vừa thương xót vừa thán phục, các ngài tìm cách trở lại miền đất truyền giáo này. Năm 1835 Đức cha Tabert có quyết định mới. Khi thấy trên mảnh đất Lạc Hồng chỉ còn hai thừa sai và mười linh mục Việt Nam, Đức cha liền đáp tàu sang Pénang, truyền chức giám mục cho cha Thể, chọn làm phụ tá mình, và cử vị tân giám mục cấp tốc trở về địa phận.
Trở lại Việt Nam trong những ngày bách hại khốc liệt, sự hiện diện của Đức cha Thể quả là niềm an ủi lớn lao cha các tín hữu. Đặt trụ sở ở Gò Thị, tỉnh Bình Định, Đức cha thấy mình không thể đi thăm hết các họ đạo được, ngài liền viết thư luân lưu gửi đến khắp nơi để cổ v tinh thần đạo đức của giáo hữu. Từ nay tất cả các biến cố trong địa phận: Những cuộc càn quét của quân lính, những chứng nhân bị bắt giam, những cuộc tử đạo, cho đến những thành quả tông đồ, đều được người cha chung địa phận cảm thông, viết thơ khen ngợi, ủy lạo hay khích lệ. Nhờ đó, các linh mục và giáo hữu đều thấy thêm can đảm.
Việc Đức cha bận tâm nhất là sĩ số các linh mục phục vụ. Ngoài hai linh mục đã theo ngài về từ Thái Lan năm 1835, Đức cha truyền chức cho mười thầy giảng. Năm sau, ngài xin hội Thừa sai được thêm sáu linh mục. Là người sáng suốt nhìn xa trông rộng, Đức cha cho tái lập hai chủng viện, một ở Huế trao cho cha Candalh Kim và một ở miền Nam trao cho cha Lefèbvre Nghĩa. Đồng thời Đức cha cũng gọi các nữ tu Mến Thánh Giá trước đây đã phải phân tán về gia đình (250 dì) trở lại sống chung và hoạt động trong mười tám nhà phước.
Ngày 31.7.1840, Đức cha Tabert Từ qua đời tại Calcutta (Ấn Độ), Đức cha Thế chính thức làm đại diện tông tòa. Năm sau ngài tổ chức lễ tấn phong cho tân giám mục Lefèbvre làm phụ tá. Lợi dụng tình hình lắng dịu hơn, ngài tổ chức Cộng đồng Gò Thị (1841) gồm ba thừa sai và mười ba linh mục Việt trong địa phận (1). Cộng đồng dưới sự điều khiển của Đức cha Thể, đã đưa ra những nguyên tắc sáng suốt để đào tạo một lớp linh mục bản xứ đông đảo và nhiệt thành. Nếu việc mở chủng viện khó khăn, mỗi thừa sai có trách nhiệm dạy sáu bảy em, rồi gởi qua Pénang học bảy năm. Họ sẽ về Việt Nam thụ phong linh mục và làm việc. Cách tổ chức ấy trông thực tế đã cung cấp cho địa phận Đàng Trong một số khá đông linh mục thông thái và đạo đức.
Vị Chủ Chăn Nhiều Tài Năng và Sáng Kiến
Dù hoàn cảnh khó khăn, Đức cha vẫn quan tâm đến việc nâng cao kiến thức và nhân đức cho hàng giáo sĩ, mỗi năm ngài gởi cho các linh mục những bài học hỏi về tín lý, luân lý. Các cha sẽ viết bài rồi nộp trong kỳ tĩnh tâm hằng năm. Sau đó chính Đức cha đọc, sửa bài và gởi thơ nhắn nhủ cho từng linh mục. Đối với giáo hữu, Đức cha chủ trương rằng: “Phương pháp tốt nhất để đức tin của giáo hữu vững vàng là đào tạo họ thành những tông đồ truyền giáo”. Thực vậy, nhờ giải thích cho người khác về giáo lý, các giáo hữu ngày càng xác tín hơn về niềm tin của mình. Hơn nữa, họ tự thấy nghĩa vụ làm gương cho anh em tân tòng về đời sống đạo và tinh thần can đảm giữ vững đức tin.
Đối với những giáo hữu vì sợ hãi đã xuất giáo, đạp lên thánh giá, Đức cha sẵn lòng thay mặt Chúa tha thứ. Nhưng ngài xin họ nhận một điều là hứa giúp cho một lương dân theo đạo Công giáo. Bên cạnh đó, hằng năm Đức cha làm thống kê báo tin xứ đạo nào có nhiều tân tòng hơn, khiến các xứ thi đua làm việc tông đồ. Đặc biệt phải nói đến lòng can đảm của các nữ tu Mến Thánh Giá. Các chị chia nhau, cứ hai người một đi hết các làng mạc, phát thuốc men cho bệnh nhân, và khi có thể, rửa tội cho trẻ em sắp chết. Năm 1835, khi Đức cha mới về nước Việt Nam, số trẻ em ngoại giáo được rửa tội là 133 em, thì năm 1841 là 1800 và năm 1843 là 8273 em. Năm 1844 số trẻ em gia đình Công giáo rửa tội là 5056, thì số người lớn trở lại và rửa tội là 1007, nghĩa là một phần năm.
Nhiều giáo hữu sẵn sàng bỏ tiền bạc công sức nuôi dùm trẻ em những người quá nghèo, chỉ với điều kiện là cho em gia nhập đạo. Lòng bác ái sâu xa ấy quả là bài giảng hùng hồn về sức sống của Giáo hội. Nhiều người thiện chí và đôi khi cha mẹ các em cũng xin trở lại vì những bài giảng sống này.
Một công trình lớn lao khác của Đức cha Thể là công cuộc truyền giáo cho các dân tộc thiểu số miền Thượng Du, đặc biệt là dân tộc Bahnar. Chính Đức cha cử nhiều đợt người theo di, khích lệ và đưa ra những chỉ đạo thích hợp để anh em Thượng nhận được ánh sáng Tin mừng.
Những thành công lớn lao của Đức cha đã được Tòa Thánh công nhận năm 1844 khi phân chia địa phận Đàng Trong thành hai địa phận Đông (Qui Nhơn) và Tây (Sàigòn). Tiếp theo đến năm 1850, lại chia làm bốn là Nam Vang, Sàigòn, Bắc (Huế) và Qui Nhơn. Từ đây, Đức cha Thể chỉ coi sóc địa phận Đông Đàng Trong, nhưng lại ở trong tình hình bách hại mới gay gắt hơn nhiều.
Lòng Kính Mến Đức Mẹ
Trong mười năm liền, nhờ sự che chở của các tín hữu và các nữ tu Mến Thánh Giá, Đức cha và các linh mục thoát khỏi các cuộc truy lùng. Thế nhưng các ngài phải thay đổi chỗ ở liên tục, nhiều đêm ngủ ngoài trời “đêm sao”, có lúc phải vào rừng sâu hay đầm lầy, chịu đói chịu khát, chịu khí hậu thất thường và nhiều lần suýt chết trong khi thăm viếng bệnh nhân hay giải tội cho người hấp hối. Thế mà trong thời gian này, Đức cha duy trì thường xuyên mối liên lạc với Tòa Thánh. Đặc biệt khi được hỏi về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngài đã trao đổi với các linh mục trong địa phận, rồi gởi thơ bày tỏ lòng kính mến Đức Maria của dân Việt cho Tòa Thánh. Cuối thơ, Đức cha viết:
“Xin Đức Thánh Cha cho con được hiệp thông trong lời cầu nguyện cùng với tất cả các giám mục khác trong ngày Đức Thánh Cha long trọng công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Tù Tội vì Rao Giảng Tin Mừng
Năm 1861, chiếu chỉ “phân sáp” của vua Tự Đức làm Giáo hội Việt Nam một phen điêu đứng. Đức cha Thể đã khuyên các thừa sai trong địa phận di tản vào Sàigòn, nhưng chính ngài tình nguyện ở lại, ngài đưa ra một phương châm bất hủ:
“Dù chỉ còn một thừa sai chẳng làm được gì ngoài việc đọc kinh thần vụ, thì nguyên việc hiện diện của vị đó đủ để nâng đỡ niềm tin và sinh hoạt của tín hữu rồi”.
Từ tháng Mười, Đức cha phải bỏ Gò Thị trốn từ nhà này sang nhà khác. Ngày 24.10.1861, ngài đang ẩn ở nhà bà Mađalena Huỳnh thị Lựu thì quân lính bao vây nhà bà.
Đức cha và hai chú giúp lễ kịp trốn xuống hầm, nhưng vừa dâng lễ xong chưa kịp cất giấu đồ lễ. Vì chứng cớ ấy mà quân lính thề phá nhà, nếu không tìm thấy đạo trưởng Tây Dương. Mọi người trong nhà đều bị tra tấn, bà Lựu bị đánh đòn mười bảy roi. Sau hai ngày và một đêm ở dưới hầm, Đức cha và hai chú giúp lễ khát khô cả cổ. Vả lại vì quân lính chẳng bỏ đi, nếu chưa bắt được Đức cha, nên ngài tự ra nộp mình. Vừa thấy ngài, quân lính chồm tới trói tay chân ngài lại như một con thú. Nhưng viên chỉ huy nhân đạo hơn, cho cởi trói và mời ngài ngồi chiếu nói chuyện với ông ta.
Hôm sau Đức cha bị nhốt trong cũi đưa về tỉnh. Hai chú giúp lễ, bà Lựu và hai người lận cận cũng bị mang gông giải đi (sau này tất cả cùng bị xử tử tháng 12. Bà Lựu vừa cho con bú vừa ra pháp trường, rồi hôn con lần cuối trao lại cho bà ngoại). Tháng Mười năm đó, miền Trung bị lụt, nước dâng lên đến lưng, nên ngồi trong cũi chật chội, Đức cha cũng bị ngập nước. Do đó, khi đến nhà giam thì Đức cha lâm trọng bệnh. Chứng bệnh kiết lỵ làm sức khỏe ngài càng đuối dần, vì thế, ngài chỉ phải ra tòa một lần. Quan hỏi: Tại sao ông sang nước tôi?
Thưa để giảng đạo Thiên Chúa.
Ông ở đây bao lâu rồi?
Ba mươi bốn năm.
Ông đã ở những đâu?
Thưa trước hết là Bình Định rồi Phú Yên, Bình Thuận và lại trở về Bình Định.
Ông biết gì về chiến tranh không?
Thưa không biết gì cả. Tôi đến đây chỉ để giảng đạo, khi nơi này khi nơi khác thế thôi. Quan hành hạ thế nào tôi cũng đành chịu, chứ tin tức chiến tranh tôi hoàn toàn không biết gì cả.
Trở về với chiếc cũi của mình, cơn bệnh khắc nghiệt chỉ trong vòng ba tuần lễ đã làm Đức cha kiệt sức và thở hơi cuối cùng ngày 14.11.1861 kết thúc ba mươi hai năm truyền giáo không một ngày bình an.
Hôm sau ngày Đức cha qua đời, bản án trảm quyết từ Huế mới đến Bình Định. Thấy ngài đã từ trần, quan trấn thủ Bình Định không cho chém nữa, truyền đem đi chôn. Những tín hữu đang bị tù xin phép mua cho Đức cha một áo quan xứng đáng, nhưng trấn thủ không chấp thuận. Nhưng sau đó, triều đình lại gởi ra một bản án mới ghi thế này:
“Tây Dương đạo trưởng Thể đã lấn lút trong nước ta bốn mươi năm. Y đã giảng đạo và lừa dối dân chúng. Bị bắt và tra hỏi, y đã thú nhận mọi tội lỗi. Lẽ ra phải chém đầu y bêu lên giữa chợ, nhưng vì y đã chết trong tù, ta truyền phải quăng xác y xuống sông”.
Chiếu theo bản án ấy, quan trấn thủ cho đào mồ Đức cha lên, để liệng thi hài Đức cha xuống sông. Mặc dù Đức Cuénot Thể không đổ máu vì đức tin, nhưng căn cứ vào bản án và muôn ngàn nỗi truân chuyên ngài đã chịu vì đạo, giáo hội tôn kính Đức cha với tước hiệu tử đạo.
Ngày 2.5.1909, Đức Piô X nêu danh Đức cha Stephano Théodore Cuénot Thể đứng đầu danh sách hai mươi vị tử đạo tại Việt Nam được suy tôn lên bậc Chân Phước cùng ngày.
(1): Synodus in Provincia Binh Đinh, Hong Kong (1893).
Hiếu Trung O.P.
Tòa Thánh Vatican tại LHQ với vấn đề quốc tế kiểm soát các thứ thuốc phiện
Ngày Thứ Ba 14/10, về vấn đề quốc tế kiểm soát các thứ thuốc phiện, với một tiểu ban của Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, ĐTGM Celestino Migliore đã phát biểu như sau:
………
Qua tất cả mọi giai đoạn và chiều kích của mình, nạn thuốc nghiện bất hợp pháp làm mất đi phẩm giá bẩm sinh của con người nam nữ. Đại biểu tôi đặc biệt chú ý tới những liên hệ r ràng hơn bao giờ hết giữa vấn đề buôn bán thuốc nghiện bất hợp pháp với những thảm trạng khác của con người, như việc buôn bán con người, việc leo thang các thứ v trang nhỏ trái phép, tình trạng mưu đồ tội ác, và nạn khủng bố. Cơn dịch thuốc nghiện này giống như một thứ vườn hoang cỏ dại với những tàn phá cùng tác dụng độc hại của nó không tha cho một lãnh vực chính trị, địa dư hay kinh tế xã hội nào.
………
Thưa Ngài Chủ Tọa, đại biểu tôi đây xin lập lại lời phát biểu của vị Giám Đốc Điều Hành UNODC trong Cuộc Thăm Dò Toàn Cầu 2003 về Tình Trạng Ngây Ngất và Các Thứ Kích Dược, vị đã kêu gọi cần phải Thay Đổi Xã Hội Toàn Cầu để thực sự lật ngược hoàn toàn chiều hướng báo động được thấy nơi việc sản xuất và lạm dụng các thứ thuốc tổng hợp, nhất là bởi thành phần giới trẻ khắp thế giới. Với việc sản xuất những kích chất thuộc loại kích dược ATS (amphetamine-type stimulants) chừng trên 500 tấn một năm và hơn 40 triệu người sử dụng chúng trong vòng 12 tháng qua, Tòa Thánh đặc biệt lo ngại là những thiệt hại vĩnh viễn về sức khỏe, bao gồm cả tình trạng các sinh hoạt não bộ bị ảnh hưởng, gây ra bởi ATS là vấn đề chưa hoàn toàn thấu hiểu và cần phải nói lên cho biết.
……..
Hiện tượng của việc tăng gia sử dụng và tăng gia lạm dụng các chất ma túy và các chất tâm loạn đã có những chiều kích thê thảm. Cần phải đặc biệt lo lắng để ý là cái bệnh hoạn về xã hội này ảnh hưởng đến hằng ngàn ngàn giới trẻ, một thứ bệnh trạng hàm chứa những hậu quả khủng khiếp cho tương lai của xã hội. Tòa Thánh tin tưởng rằng cộng đồng thế giới sẽ không ngừng lắng nghe những gì được rất nhiều giới trẻ đang cố gắng nói lên qua những thảm trạng của họ cũng như bằng những lời kêu gọi bi thương của họ, để tăng gấp nỗ lực của mình trong việc giúp cho thế hệ trẻ tự giải thoát họ khỏi hiện tượng tử vong lạm dụng ma túy này, vì tương lai giới trẻ là tiêu biểu cho thấy tương lai của cả loài người vậy.
ÐTC GPII gửi LHQ về Ngày Thế Giới Thực Phẩm 2003Ngày 18/10/2003, Về Ngày Thế Giới Thực Phẩm 2003, với vị tổng giám đốc Jacques Diouf của Tổ Chức Thực Phẩm và Canh Nông FAO (Food and Agriculture Organization), ĐTC Gioan Phaolô II đã bày tỏ cảm nhận của mình qua bức thư gửi vào ngày Thứ Năm này như sau:
Việc cử hành Ngày Thế Giới Thực Phẩm mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về sự kiện là tình trạng đói ăn và dinh dưỡng tồi tệ hằng ngày đang đe dọa sự sống còn của nhiều anh chị em chúng ta. Thực tại cực khổ này là nguyên nhân chia rẽ giữa các cá nhân, các phái nhóm xã hội, các cộng đồng và các quốc gia; thật vậy, nó bao gồm khoảng cách đang diễn ra giữa các cấp độ mong đợi của việc phát triển cũng như của đời sống nơi những miền đất khác nhau trên thế giới.
……..
Công việc quá hiển nhiên trước mắt các quốc gia phần tử của FAO cho thấy rằng hiện tượng nghèo khổ và đói ăn thê thảm này không thể qui cho một mình các điều kiện về môi trường, cho các tiến trình về kinh tế hay cho những hậu quả của các tình trạng trong quá khứ. Những biến cố thiên nhiên và các điều kiện về môi trường quả thực có góp phần vào thảm trạng ấy. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng việc thiếu điều hành, việc tăng phát các tổ chức ý hệ và chính trị hoàn hoàn tách lìa khỏi ý hướng đoàn kết, và việc tăng phát các cuộc chiến tranh và xung đột, phản lại với những nguyên tắc căn bản của việc sống chung quốc tế, là những gì đã tạo nên và tăng thêm các thứ bất công về kinh tế xã hội.Không quên nhìn tới các phần đất khác trên thế giới, Tôi đặc biệt nghĩ đến Phi Châu, nơi tình trạng này vẫn là một tình trạng khá nguy ngập, ở chỗ, dân chúng ở đó chẳng những đau khổ vì tình trạng mất quân bình nơi việc sản xuất lương thực từ đó kéo theo tình trạng thiếu thốn của ăn, mà còn bị đè nén bởi các cuộc xung đột, những thứ bệnh dịch và những thứ dời đổi liên tục, làm cho nhiều trường hợp bị ngăn trở trong việc áp dụng những chính sách và chương trình thích hợp xứng với lòng tôn trọng sự sống và phẩm giá con người. Một trong những hậu qủa hiển nhiên nhất trong tất cả những vấn đề ấy là tình trạng giảm thiểu những vùng trồng trọt. Ngoài ra, rất nhiều xứ sở bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn dai dẳng về chính trị và cơ cấu tỏ ra cho thấy càng ngày càng lệ thuộc vào việc viện trợ cũng như vào việc nhập cảng thực phẩm từ các quốc gia phát triển hơn về kinh tế, do đó tạo nên một tình trạng thực sự không thể chấp nhận được. Những hình thức khác phạm đến sự sống không cần thiết cho việc giải quyết tình trạng thê thảm này; điều cần thiết ở đây là thiết lập một trật tự thế giới theo công lý và được cảm hứng bởi cảm quan huynh đệ.
…….
Giáo Hội, qua các cơ cấu và tổ chức khác nhau của mình, muốn thực hiện vai trò “Liên Minh chống Đói Ăn” của mình trên thế giới này. Giáo Hội muốn thực hiện điều này bằng việc dấn thân cổ v tình đoàn kết và làm cho nó thành một yếu tố hình thành cũng như trở thành đặc tính của những mối liên hệ cá thể và xã hội. Tình đoàn kết nhờ đó có thể trở nên nền tảng cho những mối liên hệ ấy và là những gì xây dựng một nền văn hóa đoàn kết và yêu thương. Như thế, Giáo Hội muốn tỏ ra trung thành với gương mẫu và giáo huấn của Đấng Sáng Lập Giáo Hội, tin tưởng rằng thành quả khả dĩ duy nhất của một thứ “liên minh” này là việc hòa giải với Thiên Chúa cũng như trong nhân loại với nhau, một thứ liên minh là dụng cụ thuận lợi để thắng vượt các chướng vật và chia rẽ. Bằng việc ý thức áp dụng một thứ văn minh yêu thương là những gì cổ v những giá trị chân thực và cốt yếu, Giáo Hội giúp vào việc làm cho tính vị kỷ và tình trạng xung khắc không bị hụt hẫng bởi thiếu thốn những giá trị này.
……..
Hội Nghị Quốc Tế về Tâm Trạng Buồn Chán: lý do và phương dược cứu chữa
Trong phần mở đầu của hội nghị quốc tế về tâm trạng buồn chán hôm nay, Thứ Năm 13/11/2003, ĐHY José Saraiva Martins, chủ tịch Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh đã cho biết những hình thức liên quan đến tâm trạng buồn chán đã được Thánh Kinh đề cập đến:
“Buồn phiền, thiếu phấn khởi, giảm hoạt năng, khó ngủ, sút cân, cảm giác tội lỗi, ý nghĩ tự tử, muốn khóc” là những triệu chứng được thấy trong sách thánh. Nếu nhân loại học theo thánh kinh đã biết về hiện tượng của tâm trạng buồn chán này thì chúng ta có thể đặt vấn đề đâu là những câu trả lời cho vấn đề này từ sách thánh. Những câu trả lời ở nơi một số niềm xác tín nồng cốt như phương dược chữa trị, niềm xác tín đó là con người luôn được Thiên Chúa yêu thương và cảm mến, là Thiên Chúa hằng gần gũi họ, và thế gian không thù hằn họ mà là tốt lành với họ. Con người chịu đựng khổ đau hoan hưởng một vị thế ân huệ theo nhân loại học Thánh Kinh cũng như theo sứ điệp Kitô giáo. Thiên Chúa không quên lãng bệnh nhân, hơn thế nữa, họ còn là tâm điểm tình yêu thương cảm của Ngài”.
Cha Tony Anatrella, một nhà phân tâm và là một bác sĩ tâm thần ở Paris, đã cho biết “tâm trạng buồn chán hiện nay cho thấy một thực tại sâu xa hơn đang chiếm được chỗ đứng nơi nhân loại cũng như đang được bộc lộ bằng việc loại bỏ ý định muốn sống. Con người không buồn vì lý do nào ngoài bản thân mình, vì tình trạng bất ổn nội tâm và vì tình trạng con người không được hoàn trọn. Con người ngày nay cũng như ngày hôm qua cảm nghiệm được nhu cầu cần phải học yêu mến cuộc sống để hoàn trọn bản thân nơi nhân tính của mình cũng như để khám phá ra ý nghĩa nơi cuộc hiện hữu của họ”.
Hội Nghị Quốc Tế về Tâm Trạng Buồn Chán được kết thúc vào Thứ Bảy này đang chú trọng đến hai đề tài: “Ánh sáng đức tin nơi thế giới buồn chán” và “Những gì cần phải làm để thoát được ng cụt của tầm trạng buồn chán”
Kết Thúc Vụ Trụ Cẩm Thạch 10 Điều Răn ở Alabama
Cuối cùng, sau một ngày Thứ Tư phân xử, cả chín phần tử (gồm thẩm phán, luật sư và không phải luật sư) của hội đồng đạo đạo lý pháp đình Alabama hôm Thứ Năm 13/11/2003, đã đồng thanh quyết định bãi nhiệm vị thượng thẩm phán Moore này, vì ông đã “chủ ý và công khai” coi thường lệnh dời trụ cẩm thạch 10 Điều Răn khỏi cao ốc tiểu bang vào tháng 8/2003 vừa rồi.Tuy nhiên, những kẻ phê phán vị thượng thẩm này vẫn chưa thỏa mãn, họ còn tìm cách để ông ta bị tước quyền hành nghề luật sư nữa. Phần ông Moore, sau khi nghe phán quyết, ông vẫn không lấy làm lạ và cho rằng ông bị bãi nhiệm vì ông “đã nhận biết Thiên Chúa”.
13/11 Thứ Năm
ĐTC Gioan Phaolô II với “Solidamosc” Công Đoàn Thương Vụ Ba Lan về việc tranh đấu lịch sử của tổ chức này
Sáng Thứ Ba 11/11/2003, ĐTC đã tiếp công đoàn thương vụ này, một tổ chức được xây dựng trên luân thường đạo lý Kitô giáo và giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo, một tổ chức được nguyên Tổng Thống Balan Lech Walesa lãnh đạo vào thời ĐTC Gioan Phaolô II về Balan lần đầu tiên 6/1979.
Trong bài huân từ của mình, ĐTC nhắc lại là cuộc họp này diễn ra vào ngày 11/11, ngày kỷ niệm thành lập Cộng Hóa Balan năm 1918: “Tự do của đất nước được phục hồi vào ngày này, sau những năm chiến đấu khiến quốc gia của chúng ta phải trả bằng một giá bị tước đoạt và hy sinh rất nhiều… Quyền tự do bề ngoài này đã không kéo dài, song nó đã luôn nhắc nhở chúng ta chiến đấu để bảo trì niềm tự do nội tâm, niềm tự do của tinh thần”.
ĐTC đã nhắc lại lịch sử của tổ chức tranh đấu này, một tổ chức được phát xuất nơi những người chiến đấu chống lại “mưu đồ đàn áp quyền tự do của con người, hạ nhục phẩm giá của con người và phủ nhận các quyền lợi nồng cốt của con người”. ĐTC đã xác nhận là những nguyên tắc này đã tiếp tục trở thành “nền tảng cho những đổi thay ôn hòa” ở Balan”. ĐTC đã đặc biệt nhắc lại năm 1979 khi “cảm quan hiệp nhất nơi sự thiện và niềm mong ước chung về việc giầu thịnh ở một quốc gia bị đàn áp đã thắng vượt hận thù cùng với ước muốn trả thù, và đã trở thành mầm mống xây dựng một quốc gia dân chủ”. Ngài cũng lập lại sự kiện vào năm 1989, thời điểm tổ chức này đã được hợp pháp hóa, Ngài đã ký thác tổ chức ấy cho Đức Bà Jasna Gora.
Tuy nhiên, Ngài đã nhận định là những biến cố ấy “dường như bị lãng quên theo thời gian. Các thế hệ trẻ không biết gì đến chúng cả. Chúng ta bởi thế hãy tự hỏi mình rằng họ có thể nào cảm nhận được quyền tự do họ đang được hưởng hay chăng, nếu họ không thấy được giá phải trả cho quyền tự do này”. ĐTC xác n hận là những biến cố ấy là “một gia sản cần phải được liên lỉ tưởng nhớ để tự do không bị biến thành một tình trạng vô chủ mà là mặc lấy một hình thức hữu trách chung”.
ĐTC đã trích lại lời Ngài nói với các phần tử của tổ chức này vào năm 1981 về sứ vụ của họ là họ “có những nhiệm vụ rất quan trọng… liên quan đến nhu câu cần phải hoàn toàn bảo đảm được phẩm giá và tác lực của việc làm của con người, bằng việc tôn trọng các thứ quyền lợi cá nhân, gia đình và xã hội của mỗi một con người là chủ thể của lao công… Hoạt động của anh chị em phải và luôn phải r ràng căn cứ vào nền luân lý xã hội. Ngày nay, nhu cầu khẩn trương trong việc bảo toàn phẩm giá và tác hiệu của công việc con người làm đây đã bị mất đi tầm quan trọng của nó. Ở chỗ, như Ngài trưng dẫn tình trạng thất nghiệp, làm việc tạm thời, cho nghỉ việc “mà không để ý gì tới cảnh khốn khó các nhân viên và gia đình của họ phải chịu. Công đoàn của anh chị em cần phải công khai bênh vực các nhân công không được quyền lên tiếng hay không được tỏ ra chống đối hiện tượng vi phạm đến các thứ quyền lợi căn bản của nhân công”. Về vấn đề này, ĐTC cũng nhắc lại tình trạng không trả lương ở Balan, cho đó là “một tội lỗi nặng nề cần trời cao phân xử” và tình trạng “từ khước cho nhân công được quyền nghỉ ngơi, được chăm sóc y tế và thậm chí được nghỉ sinh con”.
Sau cùng, ĐTC đã cảnh giác tổ chức này rằng trong những năm gần đây tổ chức của họ đã bị chính trị hóa, “có lẽ vì nhu cầu lịch sử, đã góp phần vào tình trạng suy yếu của nó… Ngày nay, nếu Solidamosc thật sự muốn phục vụ quốc gia, nó cần phải trở về nguồn của mình… Tất cả mọi lao công, bất kể thành phần đang nắm quyền trong quốc gia hay chăng, đều lệ thuộc vào việc anh chị em giúp bảo vệ các thứ quyền lợi hợp pháp của họ”.
Buổi gặp gỡ này đã được kết thúc bằng cử chỉ cùng với ĐTC, thành phần có mặt bấy giờ đã gửi lời chào đội túc cầu Balan cũng như Ý quốc sẽ đấu với nhau vào ngày hôm sau, Thứ Tư 12/11/2003, tại Warsaw Balan.
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là, theo các chứng nhân lịch sử, trong đó có cả vị tổng thống Liên Bang Sô Cộng Nga là Mikhail Gorbachev và vị tổng thống Balan đầu tiên sau Biến Cố Đông Âu là Lech Walesa thì ĐTC đã đóng vai trò chủ chốt trong việc giải thể Cộng Sản Âu Châu vào cuối năm 1989 ở Đông Âu và cuối năm 1991 ở Liên Bang Sô Viết, một biến cố được các sử gia công nhận là từ chuyến về thăm Balan đầu tiên của Ngài 6/1979, chuyến củng cố tổ chức công đoàn thương vụ Balan “Solidamosc” này để làm bàn đạp tấn công bất bạo động chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản Balan nói riêng và Âu Châu nói chung.
Timothy Garton Ash, một ký giả người Anh, năm 1990 đã viết: “Chính tháng Sáu năm 1979 là khởi điểm cho cuộc kết liễu của riêng lịch sử Đông Âu... Tôi tin rằng chuyến công du đầu tiên về Ba-Lan của Đức Thánh Cha là chốt điểm của nó. Chỉ hơn một năm sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là Công Đoàn Liên Đới ra đời, nếu không có cuộc viếng thăm này của Đức Thánh Cha, chưa chắc đã có Công Đoàn Liên Đới. Gương của Công Đoàn Liên Đới là một khai triển tân kỳ. Nó đã đi tiên phong như là một hình thái chính trị mới mẻ ở Đông Âu (và không phải chỉ mới mẻ ở đó mà thôi): chính trị tự tổ hợp nhằm điều giải cho việc chuyển nhượng của cộng sản”.
Mikhail Gorbachev, nguyên lãnh tụ Cộng Sản Liên Sô, cho rằng Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã giữ một vai trò rất quan trọng trong việc Cộng Sản Đông Âu sụp đổ. Trong một bài báo được nhiều tờ báo nổi tiếng trên thế giới đăng tải vào tháng 3/1992, Gorbachev đã viết: “Những biến cố ở Đông Âu không thể nào xẩy ra nếu không có vai trò quan trọng mà Ngài” (ĐTC Gioan-Phaolô II) tự biết phải đóng vai trò như thế nào trong hiện tình thế giới... Tôi vẫn tin ở tầm mức quan trọng nơi những hành động của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong những năm ấy”. Công Đoàn Liên Đới là yếu tố thứ hai định đoạt cho hiện tượng khai tử của chế độ cộng sản Âu Châu.
Cũng nên nhớ là Biến Cố Cộng Sản Đông Âu tự động bị sụp đổ trước con mắt vô cùng lạ lùng và ngỡ ngàng đến sửng sốt của thế giới này được khởi đầu từ Balan, r ràng nhất là vào ngày 19/8/1989, ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần thứ tư, 19/8/1917.
Sự lạ thứ nhất là việc chính quyền cộng sản Ba-Lan vào năm 1980 đã công nhận Công Đoàn Liên Đới, một tổ chức bao gồm chừng 50 nghiệp đoàn của người Ba-Lan, do Lech Walesa lãnh đạo.
Sự lạ thứ hai là, dù bị chính quyền đàn áp vào năm 1981 và dù bị chính quyền chính thức giải tán vào tháng 10 năm 1982, Công Đoàn Liên Đới vẫn tồn tại cho đến ngày được tái công nhận là ngày 17- 4-1989. Vẫn biết, theo dư luận báo chí, Công Đoàn Liên Đới nhận được viện trợ ngầm của Mỹ, có thể nhờ đó mà tồn tại, tuy nhiên, cũng theo dư luận báo chí, sở dĩ cuộc viện trợ của Mỹ đến được tay Công Đoàn Liên Đới là vì chính phủ tuyên bố “dù chúng tôi không hài lòng tí nào về điều này ... Trong một vài trường hợp chúng tôi đã nhắm mắt làm ngơ, vì sợ lộ tẩy chân tướng của các tay trong do chúng tôi gài vào Công Đoàn Liên Đới này” (30 Days 3/92:17). Với các tay trong của chính quyền cộng sản như thế mà Công Đoàn Liên Đới vẫn tồn tại. Đó mới là sự lạ, và sự lạ là ở chỗ đó.
Sự lạ thứ ba là Tadeusz Mazowiecki, cố vấn của Công Đoàn Liên Đới, được bổ nhiệm làm thủ tướng vào ngày 19-8-1989, là một biến cố chưa từng có trong thế giới cộng sản, làm náo động tận nền móng tất cả chủ nghĩa cộng sản hiện đại, mở màn cho biến động Đông Âu.
Sự lạ thứ bốn, cũng là sự lạ chính yếu, đó là sự thành công một cách quá ư tốt đẹp của Công Đoàn Liên Đới, một thành quả gặt hái được, như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II viết trong thông điệp Bách Niên (Centesimus Annus) của Ngài, nhờ “chỉ sử dụng khí giới chân thật và công chính... bởi cuộc tranh đấu bất bạo động của những con người mà, trong khi nhất định không chịu nhượng bộ trước những thế lực, liên lỉ tìm kiếm những đường lối hữu hiệu để minh chứng cho sự thật” (CA:23).
Chính Lech Walesa, đương kim tổng thống Ba-Lan, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, ngày 14/10/1991, dịp chia sẻ về chủ đề và những nguyên tắc trong thông điệp Bách Niên(Centesimus Annus) của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, đã phát biểu và diễn thuật về “cuộc tranh đấu bất bạo động”, “cuộc chống đối thuận hòa”, “cuộc chống đối làm sụp đổ chủ nghĩa Mát-Xít” như sau: “Hãy nhớ rằng tất cả là mười triệu người tích cực tham dự. Sự bất mãn đã bộc phát ở một mức độ ngoài dự liệu. Sau mười tám tháng chống đối chính quyền cộng sản mà không cần sô xát như tấn công ngục Bastilles, không cần dựng nên các đoạn đầu đài, không một mảnh kính bị đập bể, chúng tôi đã chiến thắng” (CI:57).
(Xin xem phần nhận định đầy đủ hơn nữa về vai trò của ĐTC trong Biến Cố Cộng Sản Đông Âu, như được trích dẫn một phần trên đây, trong cuốn Trái Tim Mẹ Toàn Thắng của Cao Tấn Tĩnh, Cao-Bùi, 1992, chương một, Hiện Tượng Nước Nga, trang 9-18, hay vào www.thoidiemmaria.net, phần Này Là Mẹ Con, mục Nhận Biết Mẹ, trang Trái Tim Mẹ Toàn Thắng, bài Chương Một: Hiện Tượng Nước Nga).
Hội Nghị Quốc Tế về Tâm Trạng Buồn ChánThứ Tư 12/11/2003, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh, ĐHY Javier Lozano Barragan, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh lo Thừa Tác Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe, cùng với hai vị Thư Ký và Phó Thư Ký của mình là ĐGM Jose Luis Redrado, O.O, và linh mục Felice Ruffini, M.I, đã phổ biến chương trình của Hội Nghị Lần Thứ XVIII do phân bộ tòa thánh này tổ chức, một hội nghị năm nay, được diễn tiến 3 ngày 13-15/11/2003 ở Vatican, sẽ bàn về chủ đề tình trạng buồn chán. Trong số tham dự viên ở tại văn phòng báo chí Tòa Thánh này còn có các vị giáo sư và các nhà tâm thần trên khắp thế giới, trong đó có cả ông Benedetto Saraceno, giám đốc phân bộ Bệnh Tâm Thần của cơ quan sức khỏe thế giới WHO (World Health Organization).
ĐHY chủ tịch cho biết là phân bộ của ngài có nhiệm vụ phải làm quen với những chứng bệnh của thời đại hiện nay, mà “một trong những chứng bệnh quan trọng là tâm trạng buồn chán. Chứng bệnh buồn chán này được xếp vào một trong những bệnh ‘sát hại’ chính của thời đại chúng ta”.
Căn cứ vào nhận định về một thứ văn hóa hiện đại “rỗng tuyếch giá trị, chạy theo phúc lợi và thoả mãn, lấy lợi lộc về kinh tế làm mục đích tối hậu”, ĐHY cho biết con người “vẫn không thể nào thoát khỏi ma quái tử thần”, mặc dù họ đạt được những tiến bộ về kỹ thuật và khám phá về khoa học. Nỗi buồn phiền và lo sợ bị hủy diệt vẫn chi phối họ. ĐHY xác nhận sự kiện chết là “một nguy hiểm gây ra sợ hãi có thể biến thành tâm trạng buồn chán dưới mọi hình thức. Đó là lý do tại sao chúng tôi nghĩ rằng cần phải suy nghĩ sâu xa hơn về chứng bệnh này”.Theo vị chủ tịch hồng y, trong cuộc hội nghị được chia làm 3 ngày này, chủ đề về tâm trạng buồn chán trong thế giới tân tiến hiện nay, ở ngày thứ nhất, sẽ được khảo sát bởi những bài trình bày qua những đề tài như: tâm trạng buồn chán giữa bồn chồn và bệnh nạn; tâm trạng buồn chán và tình trạng khủng hoảng đạo nghĩa; cuộc khủng hoảng tự tử; truyền thông và tình trạng căng thẳng tăng phát. Ở ngày thứ hai, các đề tài sẽ được bàn đến là: lịch sử của tâm trạng buồn chán; tâm trạng buồn chán, những qui chiếu luân lý chủ quan và khách quan; việc phủ nhận đau khổ; việc tìm kiếm phúc lợi bản thân; ý nghĩa về tâm trạng buồn chán và cảm giác bồn chồn theo quan điểm Do Thái, Hồi Giáo, Ấn Giáo và Phật Giáo. Vào ngày thứ ba, các đề tài còn lại là: việc tiếp nhận thành phần bị buồn chán nơi môi trường y khoa và y viện; vai trò của gia đình với tâm trạng buồn chán; vấn đề chăm sóc mục vụ và tâm linh cần cho thành phần bị buồn chán và nhu cầu chăm sóc mục vụ về đức tin Kitô giáo cùng lòng tin tưởng để sống.
Khủng bố tấn công: 16 lính Ý tử thương, 7 bị thương và 8 người Iraq chết
Trước 11 giờ sáng ngày Thứ Tư 12/11/2003 một chút, có hai chiếc xe đâm vào cổng của tổng hành dinh lực lượng Ý quốc ở Nasiriya và một trong hai chiếc xe này đã bùng nổ. Lực lượng Ý ở Iraq khoảng 3 ngàn lính, bao gồm cả khoảng 400 nhân viên cảnh sát Carbinieri mới đến Iraq 1 tháng trước đây. Tổng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi đã cho đây là “một hành động khủng bố” và qui trách cuộc tấn công cho nhóm cực đoan Ả Rập và những tay hiếu chiến có cảm tình với chế độ cũ của Saddam Hussein. Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi nói với quốc hội Ý là Ý sẽ chẳng những không bị choáng váng bởi cuộc tấn công này mà còn kêu gọi đất nước hiệp nhất trước cuộc tấn công của đảng chống đối kêu gọi quân đội hồi hương. Bộ trưởng quốc phòng Ý là Antonio Martino nói cùng quốc hội rằng chứng cớ cho thấy đám tàn quân của Saddam Hussein cùng với những tay cực đoan Ả Rập đứng đằng sau cuộc khủng bố này.
ĐTC Gioan Phaolô II hôm xẩy ra cuộc khủng bố tấn công quân đội Ý đã gửi điện văn phân ưu với tổng thống Ý và lên án hành động khủng bố như sau:
“Tôi hết sức đau buồn nhận được tin về cuộc tấn công tồi bại ở Nassiriya, Iraq làm cho những người quân nhân của nước Ý bỏ mạng trong việc họ quảng đại hoàn thành sứ vụ hòa bình của mình. Tôi mạnh mẽ lên án hành động bạo động mới nhất này, những hành động cùng với những hành động dã man khác hằng xẩy ra ở xứ sở tan hoang đó, không giúp gì cho tiến trình tái kiến thiết và hòa bình. Dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân, Tôi xin Chúa ban niềm an ủi Kitô giáo cho các phần tử của họ, những người Tôi đặc biệt cảm thấy gần gữi trong giờ phút hết sức buồn đau này. Tôi xin Tổng Thống hãy chuyển niềm liên kết nguyện cầu của Tôi đến quân nhân và thường dân đang dấn thân cho công việc khó khăn vất vả để phục vụ nhân dân Iraq”.
Chỉ sau mấy tiếng đồng hồ xẩy ra vụ khủng bố tấn công bằng xe tự vẫn hôm nay, lực lượng Hoa Kỳ đã thực hiện hai cuộc tấn công vào đám phục quân nổi dạy ở Iraq, một ở phía tây và một ở phía nam thủ đô Baghdad. Ở phía tây vì nhóm hiếu chiến quân Iraq đã bắn những quả đại bác vào quân đội Hoa Kỳ vào lúc 8 giờ 30 tối. Một chiếc xe van tẩu thoát nhưng bị trực thăng bắn hạ gây thiệt mạng cho 2 người trong xe, 3 người khác bị thương và 5 người bị giam giữ. Ở phía nam, cuộc tấn công nhằm vào một nhà kho được tình báo cho biết được phục quân dùng làm nơi hội họp và bàn tính để tấn công Hoa Kỳ. Cuộc tấn công này xẩy ra vì lực lượng Hoa Kỳ bị tấn công bằng đại pháo tối hôm trước, và truy lùng đám hiếu chiến quân tìm ẩn nấp ở nhà kho này.
Vụ Trụ Cẩm Thạch 10 Điều Răn ở Montgomery Alabama
Hơn hai tháng sau khi tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn nặng 5300 cân Anh bị di chuyển khỏi Dinh Pháp Đình Alabama, ông Thượng Thẩm Moore đã bị vị Luật Sư Tổng Sự Bill Pryor tố kiện cho rằng ông Moore đã phạm đến đạo lý pháp đình vì ông này đã không chịu tuân theo lệnh của liên bang, tức lệnh của Thẩm Phán Hoa Kỳ Myron Thompson, di chuyển tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn trước đây. Theo lệnh của Thẩm Phán Liên Bang Thompson thì tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn này là một thứ phát động tôn giáo vi hiến của chính quyền phạm đến điều Tu Chính Hiến Thứ Nhất.
Vào Tháng 8/2003, sau khi tranh cãi về pháp lý dài dòng, 8 vị thẩm phán của Tòa Thượng Thẩm Alabama đã di chuyển tảng cẩm thạch đài này đi chỗ khác. Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ hôm 3/11/2003 đã không muốn nghe những gì Thẩm Phán Moore muốn khiếu nại. Luật Sư Pryor đã cho hảng thông tấn AP biết rằng ông đang tìm cách đẩy Moore ra khỏi địa vị của ông ta, vì ông ta “có ý và công khai làm việc sai trái và không chịu hối lỗi về hành vi cử chỉ của mình”.
Phần Thẩm Phán Moore, trong thời gian này, bị tạm ngưng việc song vẫn hưởng lương, và đã cho biết ông sẽ được xử công bằng. Ông lo là sẽ không có máy chụp nào được phép sử dụng tại tòa trong hầu hết các phiên xử.
Thẩm Phán Moore và những người ủng hộ ông cho rằng 10 Điều Răn là nền tảng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và việc cấm nhìn nhận vị Thiên Chúa Kitô Do Thái giáo này là phạm đến Khoản Tu Chính Hiến Thứ Nhất là khoản bảo đảm quyền tự do hành đạo. Khoản Tu Chính Hiến Thứ Nhất này như sau: “Quốc Hội sẽ không ra khoản luận nào tỏ ra tôn trọng việc thiết lập đạo giáo, hay cấm đoán việc tự do thi hành này…”
Trước lời đe dọa của Thẩm Phán Hoa Kỳ Thompson là sẽ phạt tiểu bang 5 ngàn Mỹ kim một ngày nếu khinh thường lệnh của ông ta, Luật Sư Pryor và Thống Đốc Bob Riley đã không ủng hộ Thẩm Phán Moore. Cả hai vị này thuộc đảng Cộng Hòa và là những Kitô hữu cho mình là bảo thủ đã ủng hộ việc thiết dựng tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn, nhưng họ nói ông Moora buộc phải tuân theo lệnh của Thẩm Phán Thompson.
Hôm Thứ Năm 28/8 Viện Galup đã phổ biến một cuộc thăm dò từ 1009 người đầu tuần về vụ này và kết quả cho thấy có 77% dân chúng không đồng ý với quyết định của Thẩm Phán Thompson, vị quyết định là việc Thẩm Phán Roy Moore đặt tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn 2 năm trước đây trong tòa nhà của tiểu bang là phạm đến nguyên tắc của Hiến Pháp Hoa Kỳ về việc phân biệt tôn giáo với chính quyền. Thẩm Phán Moore đã lên tiếng như sau: “Thật là một ngày buồn thảm cho đất nước của chúng ta khi nền tảng về luân lý cho luật pháp của chúng ta cùng với việc nhìn nhận Thiên Chúa đã bị che khuất khỏi công cộng để làm nguôi ngoai một vị thẩm phán liên bang”.
Các nhân công đã chuyển tảng cẩm thạch 10 Điều Răn này vào lúc 9 giờ sáng địa phương ngày Thứ Tư 27/8/2003, tức sau khi hạn lệnh của Thẩm Phán Thompson qua gần một tuần, và đẩy nó vào trong một phòng ở phía sau khuất mắt công chúng. Lúc ấy, khoảng chứng 150 người ủng hộ Thẩm Phán Moore thề sẽ chiến đấu để mang tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn này trở về chỗ cũ của nó.
Hôm Thứ Hai 3/11, Thượng Thẩm Phán Tiểu Bang Alabama Moore không hề xin lỗi vì đã tỏ ra coi thường lệnh của liên bang trong việc chuyển tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn khỏi cao ốc của tiểu bang, ông nói với những người ủng hộ ông ở ngoài cao ốc tiểu bang này là “Tôi đã giữ lời thề của mình. Tôi đã nhìn nhận Thiên Chúa là nền tảng luân lý chouật lệ của chúng ta… Đây không phải là vấn đề một tảng cẩm thạch đài. Nó cũng không phải là vấn đề tôn giáo. Nó là vấn đề nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng”.
Thượng Thẩm Phán Moore đã thâm tín là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Bản Hiến Pháp và hết mọi thứ luật lệ khác trong sách vở đều bắt nguồn từ Đấng Tạo Hóa. Ông này xuất thân từ một gia đình lao động ở miền quê Hạt Etowah, Alabama, ông được chỉ định đến West Point năm 1965. Sau đó ông phục vụ như một cảnh sát quân đội ở Việt Nam. Sau khi hồi hương, ông học luật và ra trường năm 1977. Ông bắt đầu hành nghề luật với vai trò làm phụ tá luật sư quản hạt ở Etowah County song từ nhiệm năm 1982 sau khi thua cử làm thẩm phán tòa lưu động. Ông dọn đến Texas là nơi ông được huấn luyện trở thành một tay đấu thái cực đạo. Sau đó ông sống mấy tháng ở một miền xa xôi ở Úc Đại Lợi. Ông trở về Alabama tái tấu nghề luật vào năm 1992, trở thành một vị thẩm phán toà lưu động ở Gadsden.
Chính ở trong tư thế này mà ông được gọi là “Vị Thẩm Phán 10 Điều Răn”, một tước hiệu ông thích thú. Vào ngày 21/8/2003, ông đã tuyên bố “Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ chối bỏ Thiên Chúa là Đấng luật lệ của chúng ta phải tùy thuộc”. Ông đã khắc bằng tay một tấm bảng gỗ 10 Điều Răn và đặt nó lên tường phòng xử của mình. Một trận chiến pháp lý nổi lên vào năm 1997, vị thẩm phán liên bang truyền 6ong phải bỏ tấm bảng đó đi nhưng ông không chịu tuân hành. Sau được vị thống đốc tiểu bang can thiệp, tấm bảng đó vẫn còn tại chỗ. Sau khi với tư cách là vị Thẩm Phán 10 Điều Răn ông vận động tranh cử và đã được trúng cử làm vị thượng thẩm Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Alabama, ông đã đặt tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn nặng hơn hai tấn rưỡi cân Anh ở cao ốc tiểu bang năm 2001.
12/11 Thứ Tư
Lời Nguyện Cầu như Hương Thơm và Lễ Thiêu Ban Chiều
(Bài giáo lý 90 Thứ Tư 5/11/2003 về Thánh Vịnh 140 [141] Kinh Đêm, Chúa Nhật)
1. Trong những bài giáo lý trước đây chúng ta đã ôn lại cơ cấu và giá trị của phụng vụ giờ kinh tối, một lời cầu nguyện cao cả của Giáo Hội về đêm. Giờ đây chúng ta sẽ đi sâu hơn nữa vào phụng vụ giờ kinh tối này. Nó giống như đi hành hương tới một thứ ‘thánh địa’ bao gồm những bài Thánh Vịnh và ca vịnh. Như mọi lần, chúng ta sẽ suy tư về một trong những lời nguyện cầu thi ca này, những lời nguyện cầu in dấu vết được Thiên Chúa linh ứng. Chúng ta những lời kêu cầu chính Chúa muốn dâng lên Ngài. Ngài thích nghe những lời ấy, nghe thấy nơi những lời này những rung động của tâm can con cái dấu yêu của Ngài.Chúng ta sẽ bắt đầu với bài Thánh Vịnh 140 [141], một bài Thánh Vịnh mở đầu cho các giờ kinh tối Chúa Nhật thuộc tuần thứ nhất trong 4 tuần, một thời điểm vang lên lời kinh tối của Giáo Hội.
2. “Chớ gì lời nguyện cầu của tôi được trở thành làn hương thơm bay lên trước nhan Chúa; đôi tay của tôi hiến dâng lên hy tế chiều hôm”. Câu thứ hai của bài Thanùnh Vịnh này có thể được coi như là một dấu hiệu nổi bật của cả bài ca và là lý do tỏ tường cho thấy việc hiện hữu của câu ấy trong phụng vụ giờ kinh tối. Ý tưởng được bày tỏ này phản ảnh tinh thần của một thứ thần học ngôn sứ gắn bó chặt chẽ việc thờ phượng với đời sống, nguyện cầu với hiện hữu.
Cũng lời cầu nguyện được thực hiện bằng một con tim tinh tuyền và chân thành sẽ trở thành một hiến tế dâng lên Thiên Chúa. Toàn thể bản thân của con người nguyện cầu trở thành một tác động hy hiến, như thế phản ảnh tất cả những gì Thánh Phaolô đã khuyên khi ngài kêu gọi Kitô hữu hãy hiến dâng thân xác họ làm của hiến tế sống động, thánh hảo, đáng Chúa chấp nhận: Đó là của hy tế thiêng liêng Ngài chấp nhận” (x Rm 12:1).
Những bàn tay dâng lên trong khi nguyện cầu là cái cầu truyền thông với Thiên Chúa, khi khói bốc lên như hương thơm từ nạn nhân trong lễ nghi hiến tế chiều hôm.
3. Bài Thánh Vịnh được tiếp tục bằng một giọng khẩn cầu, một lời khẩn cầu được truyền đạt cho chúng ta nơi một văn bản theo nguyên ngữ Do Thái cho thấy không ít những nỗi khó khăn và u uẩn được giãi bày (nhất là ở những câu 4-7).
Dù sao thì ý nghĩa tổng quan của lời khẩn cầu này có thể đồng hóa và chuyển thành việc suy niệm và cầu nguyện. Trước hết, con người cầu nguyện nài xin Chúa đừng để cho môi miệng của họ (câu 3) cũng như cảm thức của lòng họ bị lôi cuốn chiều theo sự dữ và đưa họ đến chỗ lamụm “những việc gian ác” (câu 4). Lời nói và việc làm thực sự là biểu hiện của việc con người chọn lựa về luân lý. Sự dữ dễ dàng dồn dập những lôi cuốn để đưa thậm chí cả người tín hữu đến chỗ nếm hưởng “những hoan lạc” được tội nhân cống hiến cho, ngồi cùng bàn với họ, tức tham gia vào các hành động đồi bại của họ.
Như thế, bài Thánh Vịnh này có hầu hết tính chất của một cuộc khảo sát lương tâm, một cuộc khảo sát tiến tới chỗ quyết tâm luôn sống theo đường lối của Chúa.
4. Tuy nhiên, đến đây, con người cầu nguyện bị một cú kích động làm cho họ nói lên lời tuyên ngôn dứt khoát từ bỏ bất cứ một đồng la vào với kẻ hành ác: Họ không hề muốn đồng bàn với kẻ gian ác, hay để cho dầu thơm giành cho những vị khách danh dự (x Ps 22:5) cho thấy họ thông đồng với kẻ làm điều gian tà (see Ps 140[141]:5). Để thể hiện mãnh liệt hơn nữa việc thực sự tách biệt mình khỏi thành phần gian ác, vị tác giả Thánh Vịnh bấy giờ mới loan báo một cuộc lên án nghiêm thẳng, một cuộc lên án đầy mầu sắc về hình ảnh của một cuộc phán xét kinh hoàng.
Nó là một trong những điều nguyền rủa kiểu mẫu của Sách Thánh Vịnh (x Ps 57 và 108), với mục đích là để xác nhận, một cách sống động và thậm chí một cách tượng hình, nỗi hận thù đối với sự dữ, việc chọn lựa sự lành, và niềm tin nơi Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử bằng phán quyết của việc nghiêm thẳng lên án điều bất chính (x các câu 6-7).
5. Bài Thánh Vịnh kết thúc bằng lời kêu cầu tin tưởng cuối cùng (câu 8-9): Nó là một bài thánh ca tin tưởng, tri ân và hoan lạc, tin tưởng rằng con người tín trung sẽ không bị phủ ngập bởi lòng thù hằn mà thành phần đồi bại giành cho họ, cũng như sẽ không bị rơi vào cạm bẫy do thành phần này giăng ra hại họ, sau khi thành phần ấy nhận thấy họ đã quyết chọn sự thiện. Kẻ công chính bởi thế có thể thắng vượt hết mọi thứ dối trá không tác hại, như một bài Thánh Vịnh khác nói: “Chúng ta như chim thoát khỏi lưới người bắt chim; cạm bẫy bị hư hỏng và chúng ta đã giải thoát!” (Ps 123:7).
Chúng ta hãy kết thúc việc chúng ta đọc bài Thánh Vịnh 140 [141] bằng việc quay về những hình ảnh, hình ảnh của lời cầu nguyện ban tối như một của hy tế đáng Chúa chấp nhận. Ông Gioan Cassian, một đại sư về tu đức sống ở thế kỷ thứ 4 và 5, vị đã từ Đông phương tới và sống phần cuối đời ở nam Gaul, đọc lại những lời ấy theo chiều hướng Kitô học như sau: “Thật vậy, nơi những lời ấy, người ta có thể hiểu một cách thiêng liêng cái ám chỉ về hiến tế chiều hôm được Chúa và là Đấng Cứu Thế hiện thực trong Bữa Tiệc Ly của Người và trao phó cho các vị tông đồ, khi Người chấp nhận mở màn cho các mầu nhiệm Giáo Hội, hay (người ta có thể nhận thấy một ám chỉ) về cùng một hiến tế mà Người đã tự hiến vào buổi tối ngày hôm sau, bằng chính hay bàn tay của Người giơ lên, một hy tế sẽ được kéo dài cho tới tận thế vì phần rỗi của toàn thế giới” ("Le Istituzioni Cenobitiche" [The Cenobitic Institutions], Abbey of Praglia, Padua, 1989, p. 92).
Anh Chị Em Thân mến,
Bài Thánh Vịnh hôm nay nói về lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Chúa như hương thơm và như lễ thiêu ban chiều. Nó nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu xa mật thiết giữa việc cầu nguyện và cuộc sống thường nhật, cùng nhắc nhở chúng ta rằng việc cầu nguyện của chúng ta tự bản chất là một tác động hy hiến cho Thiên Chúa. Tác giả Thánh Vịnh nhìn nhận những lời nói và hành động là một thứ diễn tả cho thấy việc chọn lựa về luân lý. Vị tác giả này xin Chúa giữ cho ông ta khỏi tình trạng đồng la với sự dữ. Bài Thánh Vịnh kết thúc bằng niềm vui và lòng tin tưởng nhận biết rằng chúng ta có thể nương ẩn nơi Chúa.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 5/11/2003)
Huấn Từ của ĐTC GPII cho Hội Đồng Hàn Lâm Các Khoa Học
Nhân dịp các phần tử của Hội Đồng Hàn Lâm Các Khoa Học của Tòa Thánh tụ họp ở Rôma cùng với các khoa học gia nổi tiếng trên thế giới, để mừng 400 năm thành lập hàn lâm viện này, ĐTC GPII đã ban cho họ huấn từ ngày Thứ Hai 10/11/2003 như sau:Quí Phần Tử của Hội Đồng Hàn Lâm của Tòa Thánh về Các Khoa Học,
Hôm nay Tôi đặc biệt hân hoan chào mừng quí anh chị em nhân dịp chúng ta cử hành Mừng Đệ Tứ Bách Niên của Hội Đồng Hàn Lâm của Tòa Thánh về Các Khoa Học này. Tôi cám ơn giáo sư Nicola Cabibbo đã thay mặt anh chị em để bày tỏ những cảm tình nồng hậu đối với Tôi, và Tôi cũng xin tri ân cảm tạ cử chỉ ghi nhớ của anh chị em trong việc tưởng niệm Ngân Khánh Giáo Triều của Tôi.
The Accademia dei Lincei được Federico Cesi thành lập ở Rôma năm 1603 với sự khuyến khích của Đức Giáo Hoàng Clement VIII. Vào năm 1847, cơ cấu này được Đức Piô IX phục hồi và vào năm 1936 được Đức Piô XI. Lịch sử của cơ cấu này gắn liền với lịch sử của nhiều Hàn Lâm Khoa Học khác khắp thế giới. Tôi hân hoan mừng đón các Vị Chủ Tịch cùng các vị đại diện của các tổ chức này, những vị đã thân thiện tham dự với chúng ta hôm nay, nhất là vị Chủ Tịch của Accademia dei Lincei.
Tôi lấy làm biết ơn nhớ lại nhiều cuộc hội ngộ chúng ta đã thực hiện trong 25 năm qua. Chúng là những cơ hội để tôi bày tỏ lòng cảm mến sâu xa của Tôi đối với những ai hoạt động nơi các lãnh vực khoa học khác nhau. Tôi đã thận trọng lắng nghe anh chị em, chia sẻ những quan tâm của anh chị em, và xứu xét những đề nghị của anh chị em. Để khích lệ hoạt động của anh chị em, Tôi đã nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng bao giờ cũng hiện diện nơi việc tìm kiếm chân lý. Tôi cũng đã xác nhận là việc nghiên cứu khoa học phải được hướng đến công ích của xã hội cũng như đến việc phát triển toàn vẹn các phần tử của xã hội.
Những cuộc qui hội của chúng ta cũng đã cho Tôi dịp để làm sáng tỏ những khía cạnh của tín lý Giáo Hội và đời sống liên quan đến việc nghiên cứu khoa học. Chúng liên kết trong cùng một ước mong sửa lại những hiểu lầm và thậm chí để chúng ta được soi dẫn bởi một Chân Lý duy nhất điều khiển thế giới và soi dẫn đời sống của tất cả mọi con người nam nữ. Tôi càng ngày càng thâm tín rằng chân lý về khoa học, một thứ chân lý tự nó được tham phần vào Sự Thật thần linh, có thể giúp cho triết lý và thần học hiểu hoàn toàn hơn về con người cũng như Mạc Khải của Thiên Chúa về con người, một Mạc Khải được hoàn tất và nên trọn nơi Chúa Giêsu Kitô. Cùng với toàn thể Giáo Hội, Tôi hết sức biết ơn về việc làm cho nhau phong phú quan thiết ấy trong việc tìm cầu chân lý và lợi ích cho nhân loại.
Hai đề tài anh chị em đã chọn cho cuộc họp của anh chị em đây liên quan đến những khoa học sự sống, nhất là đến chính bản tính của sự sống con người. Đề tài thứ nhất, Trí Khôn, Khối Óc và Giáo Dục, đã làm cho chúng ta chú ý tới tính cách phức tạp của sự sống con người cũng như vai trò trổi vượt của sự sống con người trên các hình thức sự sống khác. Khoa thần kinh hệ và khoa thần kinh thể lý học, qua việc học hỏi những tiến trình của hóa chất và sinh thể nơi não bộ, góp phần rất nhiều vào việc hiểu biết sinh hoạt của nó. Thế nhưng việc học hỏi về trí khôn con người bao gồm những gì ngoài những dữ kiện khả giác hợp với các khoa học về thần kinh. Kiến thức về con người không phải chỉ phát xuất từ trình độ quan sát và phân tích theo khoa học mà còn từ mối liên hệ giữa việc học hỏi theo kinh nghiệm và hiểu biết theo suy tư nữa.
Chính các khoa học gia nhận thấy nơi việc học hỏi trí khôn con người mầu nhiệm của một thứ chiều kích thiêng liêng vượt trên cái tính chất vật lý về não óc và hướng dẫn tất cả mọi hoạt động của chúng ta là những hữu thể tự do và tự lập, có khả năng chịu trách nhiệm và yêu thương, và được đánh dấu bằng phẩm giá. Điều này được nhận thấy nơi sự kiện là anh chị em đã quyết định nới rộng việc nghiên cứu của mình bao gồm cả các khía cạnh học biết và giáo dục là những hoạt động nhân bản riêng biệt. Bởi thế mà những vấn đề cứu xét của anh chị em không phải chỉ chú trọng tới sự sống về sinh lý chung cho tất cả mọi sinh vật, mà còn bao gồm cả hoạt động dẫn giải và thẩm lượng về trí khôn con người nữa.
Các khoa học gia ngày nay thường nhìn nhận là cần phải tiếp tục phân biệt giữa trí khôn và khối óc, hay giữa con người tác hành theo tự do với những yếu tố về sinh lý là những gì bảo trì lý trí và khả năng học hiểu. Nơi sự phân biệt này, một sự phân biệt không phải là phân rẽ, chúng ta có thể thấy được nền tảng của chiều kích thiêng liêng xứng hợp với con người được Mạc Khải thánh kinh cho thấy như là một mối liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa Hóa Công (x Gen 2:7), Đấng mà hết mọi con người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Ngài (x. Gn 2:26-27).
Đề tài thứ hai của cuộc anh chị em gặp gỡ nhau liên quan đến Kỹ Thuật Tế Bào Thân với Những Thứ Trị Liệu Mới Mẻ Khác. Việc nghiên cứu về ngành này đã phát triển r ràng tầm quan trọng của nó trong những năm gần đây vì niềm hy vọng nó cống hiến trong việc chữa trị những bệnh nạn ảnh hưởng đến nhiều người. Có lần Tôi đã nói rằng các tế bào thân cho mục đích thí nghiệm hay chữa trị không thể lấy từ mô sợi của bào thai con người. Trái lại, Tôi đã khuyến khích việc nghiên cứu về mô sợi con người thành nhân hay mô sợi dư thừa đối với việc phát triển bình thường của bào thai. Bất cứ trị liệu nào cho rằng cứu mạng con người, song lại dựa vào việc hủy diệt sự sống con người trong tình thai phôi thai, đều là những gì trái nghịch về luận lý và luân lý, như nơi việc sản xuất ra các bào thai con người với mục đích trực tiếp hay gián tiếp làm thí nghiệm hay hủy diệt đi từ từ.
Quí bạn vị vọng, trong khi lập lại lời cám ơn của Tôi về việc anh chị em trợ giúp sáng giá, Tôi xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho anh chị em và gia đình của anh chị em. Chớ gì hoạt động khoa học của anh chị em mang nhiều hoa trái và chớ gì các hoạt động của Hàn Lâm Viện của Tòa Thánh về Các Khoa Học tiếp tục phát động kiến thức về chân lý và đóng góp vào việc phát triển tất cả mọi dân tộc.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của Zenit ngày 10/11/2003.
Chính Quyền Ấn Độ Tưởng Thưởng Trung Tâm Phục Hồi của Công Giáo ở PananmburGiải thưởng nhân danh Bộ Nhân Lực và Phát Triển đã được trao cho ông Edward Lobo, Giám Đốc Trung Tâm Manasa về các dịch vụ của trung tâm này giành cho trẻ em bị tật nguyền về thể lý và tâm trí. Trung Tâm Manasa được điều hành bởi “Sabba”, một hội từ thiện ở 150 giáo xứ thuộc giáo phận Mangalore với mục đích để cải tiến các tình trạng kinh tế xã hội của cộng đồng Công Giáo. Trung tâm này được bắt đầu từ năm 1991 dưới hình thức như là một trường học dạy trẻ em bị khuyết tật về tâm trí, rồi trở thành một ngôi nhà và những trung tâm phục hồi. Năm 1997, trung tâm này đã giúp cho 47 em, hiện nay đang giúp cho 155 em trong khắp tiểu bang Karnataka. Những em trai được đạy làm việc tay chân và các em nữ học sơn những tấm thiệp chúc mừng. Cả hai phái đều chơi các môn thể thao. Cuộc Thi Trò Chơi Trẻ Em Tật Nguyền Toàn Quốc Năm 2002 (hay Thế Vận Hội Đặc Biệt), trung tâm này đã đoạt 14 huy chương, trong đó có 5 vàng và 4 bạc. Hiện nay đã có 6 em bắt đầu được hội nhập vào thế giới bình thường, tức được học ở những trường bình thường, chứ không phải ở những trường hay lớp đặc biệt giành riêng cho các em nữa.
Việc tưởng thưởng này của chính quyền Ấn Độ cho thấy họ không đến nỗi cực đoan hay tất cả mọi người Ấn giáo đều là thành phần cực đoan. Ngoài ra, cử chỉ nhìn nhận sự thiện này cũng còn cho thấy nơi mọi tôn giáo chân chính (chứ không phải thứ đạo tà ma, đạo thờ Satan hiện nay chẳng hạn) đều chất chứa hạt giống chân thiện. Trường hợp của Hồi giáo cũng thế.
Theo cơ quan truyền giáo Misna cho biết thì ở Khartoum Sudan, chính quyền Hồi Giáo cực đoan nhất Phi Châu ở Sudan vào cuối Tháng 10/2002 đã tặng bằng khen cao cấp của Tổng Thống Omar Hassan al-Beshir cho Nữ Tu Callista Cozzi, 81 tuổi, người từ năm 1946 đã quyết định hiến đời mình cho nước Sudan. Họ đã trao bằng tiến sĩ danh dự cho nữ tu này về hoạt động hộ sinh không ngừng của nữ tu tại phân khu sinh nở ở Omdurman, một tỉnh gần thủ đô Khartoum. Chính vị nữ tu này đã mở một bệnh viện 200 chỗ, một trong những trung tâm sức khoẻ chính ở Sudan. Nữ tu cho biết “Việc tuyên dương này làm tôi vinh dự, nhưng chẳng phải riêng tôi song cả cộng đồng Comboni mà tôi là phần tử nữa”. Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Hồi Giáo của tổng thống al-Beshir tuyên dương công trạng của vị nữ tu này. Vào Tháng Giêng vừa rồi, vị lãnh thủ quốc gia đã “nhân danh Allah nhân hậu” trao cho nữ tu này một bằng danh dự quan trọng nhất, Đệ Nhất Huân Công, để bù đắp “cho hoạt động tuyệt hảo của nữ tu trong việc phục vụ bền lâu và không ngừng đối với các bà mẹ và con trẻ”. Năm 1995 Bộ Sức Khoẻ Quốc Gia cũng đã tôn vinh hoạt động của nữ tu này.
Cử chỉ tưởng thưởng cho một trung tâm Công Giáo hoạt động bác ái xã hội trên đây thật là một cử chỉ hết sức đặc biệt và ngoại lệ trong một thời điểm chính quyền Ấn Độ đang được lãnh đạo bởi đảng Ấn Giáo ái quốc quá khích. Thực tế cho thấy, Kitô giáo và Hồi giáo bị bắt bớ tại Ấn Độ. Có những nơi ra luật cấm kèm hình phạt không cho một tín đồ Ấn giáo nào được trở lại Kitô giáo. Đối với Hồi giáo, cuộc bách hại liên quan đến chính trị, còn với Kitô giáo liên quan đến tôn giáo. Thật vậy, hai nước Ấn Độ và Pakistan đã từng tranh chấp với nhau cả bao thập niên, với những trận chiến đụng độ xẩy ra ở biên giới Kashmir. Trong khi đó những người Hồi giáo Pakistan ở Ấn Độ cùng với những người Hồi giáo Ấn Độ ở Bangladesh đã làm nên một khối ở Ấn Độ. Pakistan với dân số 100 triệu trước một Ấn Độ 1 tỉ dân có lần đã tỏ cử chỉ làm hòa bằng việc gửi trợ giúp cho Ấn Độ khi Ấn Độ gặp thiên tai động đất.
Đối vối Kitô giáo, Ấn Độ từ hồi Thánh Phanxicô Xavier trong thế kỷ 16 đã được các vị thừa sai Kitô giáo truyền giáo càng ngày càng nhiều, đến nỗi đã làm cho những giai cấp dalits bần cùng trở về Kitô giáo, khiến thành phần ái quốc quá khích phẫn nộ. Tuy nhiên, cuộc phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta chính quyền Ấn Độ dường như tỏ ra muốn phục hồi lại hình ảnh của mình trước mắt quốc tế.
Những bí mật ly kỳ trong cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng AIDSTheo tác giả Delia Gallagher cho biết, qua bài viết được màn điện toán Zenit phổ biến ngày Thứ Năm 6/11/2003, ĐHY Javier Lazano Barrangán người Mễ Tây Cơ, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Phụ Trách Chuyên Viên Cán Sự Chăm Sóc Sức Khỏe đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng hết sức ly kỳ như sau.
Hội đồng này điều hành 52 chương trình quốc tế, từ việc phổ biến về hội chứng liệt kháng dịch tễ đến việc chăm sóc bệnh tâm thần.
“Khi ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan đến thăm ĐTC mấy tháng trước đây, ông đã đặc biệt xin Giáo Hội Công Giáo chú trọng đặc biệt tới các bệnh nhận bị hội chứng liệt kháng. Bấy giờ ĐTC đã xin tôi làm đại diện cho Giáo Hội Công Giáo ở LHQ về vấn đề hội chứng liệt kháng này”.
Một mình Giáo Hội Công Giáo phụ trách việc chăm sóc cho 26.7% các bệnh nhân bị hội chứng liệt kháng trên khắp thế giới, và hội đồng này liên tục tìm đủ mọi đường lối và phương tiện mới để chiến đấu với vấn đề này, nhất là ở Phi Châu là nơi có 38 triệu bệnh nhân bị hội chứng ấy và ba lần số người bị nhiễm trùng của hội chứng này. “Chúng tôi đang tìm dịp hợp tác với Ngân Quĩ Toàn Cầu do Bộ Y Tế Hoa Kỳ và Dịch Vụ Nhân Loại Tommy Thompson phụ trách để đáp ứng nhu cầu của các nước nghèo ở Phi Châu trong việc chống hội chứng liệt kháng. Những cơ quan này đã cung cấp ngân quĩ cho Liên Hiệp Lutherô, bởi thế chúng tôi cũng đang tìm cơ hội như thế cho cả Giáo Hội Công Giáo nữa”.
Được tác giả bài viết đặt vấn đề là nhận tiền từ bên ngoài như thế có gì nguy hiểm chăng, ĐHY cho biết: “Cần phải hội đủ điều kiện, chừng 30 trang giấy về những điều kiện này. Thế nhưng chúng chỉ là những điều kiện về tài chính. Không hề có một sự áp đặt nào về ý hệ hay thực hành cả”.
Về vấn đề sử dụng bọc cao su để chống hội chứng liệt kháng là điều giống như vấn đề ngừa thai đều không hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, ĐHY cho biết: “Họ nói rằng Giáo Hội Công Giáo là một tay đại sát nhân về giáo huấn này. Thế nhưng, đó là một quan niệm sai lầm. Nếu bà nhìn vào trường hợp ở Botswana thì r, một xứ sở giầu có ở Phi Châu, thế mà có đến 39% dân số bị nhiễm hội chứng AIDS, trong khi đó nước này được phân phối bọc cao su nhiều nhất. Người ta cho rằng bọc cao su là vấn đề ‘làm tình an toàn’. Thế nhưng thực tế lại không cho thấy như thế”.
ĐHY còn làm cho nữ tác giả bài viết sửng sốt hơn nữa khi ngài nói có trường hợp được sử dụng bọc cao su một cách chính đáng mà không có tội, như sau: “Giáo huấn của Giáo Hội rất r ràng minh bạch. Để bảo vệ sự sống của mình trước kẻ tấn công, một con người thậm chí có thể sát hại. Người vợ cũng thế, người vợ có người chống bị nhiễm hội chứng liệt kháng và cứ muốn giao hợp với nàng, một việc có thể truyền khuẩn của hội chứng này sang nàng và sát hại nàng, trong trường hợp này nàng có thể bảo vệ sự sống của mình bằng việc sử dụng bọc cao su”. Nữ tác giả hỏi xem có thể áp dụng nguyên tắc ấy vào trường hợp bị hiếp hay chăng, ĐHY cho biết: “Được. Bà có biết họ đã chiến đấu ở Congo thế nào chăng? Họ gửi những người lính bị nhiễm hội chứng liệt kháng để tấn công những người phụ nữ, làm cho nữ giới bị nhiễm để sát hại toàn thể thành phần dân chúng. Trong những trường hợp đó, phụ nữ có quyền bảo vệ mạng sống của mình bằng việc sử dụng bọc cao su. Và thực sự là họ làm như thế”.
Tuy nhiên, ĐHY cảnh giác: “Chúng ta phải rất minh bạch về vấn đề này. Điều ấy không có nghĩa là việc sử dụng bọc cao su được biện minh theo một nghĩa nào khác ngoài việc bảo vệ mạng sống mình khỏi bị tấn công bất chính.
Tiện nói đến vấn đề tấn công, ĐHY còn cho biết là trong thời gian xẩy ra vụ gương mù gương xấu về tình dục của hàng giáo sĩ Hoa Kỳ, ngài đã bị tấn công bởi các điện thư từ ngành truyền thông Hoa Kỳ: “Mỗi ngày trong nhiều tháng tôi nhận được các bài viết về nạn gương mù này từ các tờ New York Times, the Boston Globe và the Washington Post qua địa chỉ điện thư của tôi. Tôi không xin có những bài viết này và tôi cũng không biết làm sao họ lại biết được địa chỉ của tôi, thế nhưng, lạ lùng thay, những thứ điện thư ấy đã ngưng hẳn khi vụ gương mù này xẹp xuống. Tôi không muốn phê phán về ý hướng của một cuộc vận động như thế, dầu sao nó cũng cho bà biết một chút về những gì chúng tôi đã trải qua ở Rôma. Rất may là sự thánh hảo của Giáo Hội không lệ thuộc vào sự thánh thiện cá nhân của thành phần linh mục của mình. Khi Napoleon bảo vị hồng y ở Paria rằng ông ta sẽ ra tay hủy diệt Giáo Hội Công Giáo thì vị hồng y ấy chúc ông ta thành đạt khi nói rằng các vị linh mục đã từng cố gắng để làm điều đó 2 ngàn năm rồi mà cũng chẳng nổi đó!”.
11/11 Thứ Ba
Hôm nay là ngày lễ Cựu Chiến Binh ở Hoa Kỳ, chúng ta cùng nhau suy tư về hòa bình và những gì liên quan đến hòa bình hiện nay, như về tình hình Trung Ðông, về vấn đề tổng giải gới, và về các lực lượng nguyên tử trên thế giới.
ĐTC GPII với phái đoàn đại biểu của Kitô Hữu Palestine thuộc Tổ Chức Giải Phóng Palestine
Để đáp lại những gì được phái đoàn đại biểu này trình bày về những khó kh ăn khốn khó thành phần Kitô hữu Palestine phải chịu ở Thánh Địa, ĐTC đã ban huấn từ cho họ hôm Thứ Hai ngày 10/11/2003 như sau:
Quí Vị Thượng Khách,
Tôi lấy làm sung sướng được đón tiếp phái đoàn đại biểu của quí vị và Tôi xin quí vị hãy vui lòng chuyển lời chào chúc tốt đẹp của Tôi đến Tổng Thống Yasser Arafat cũng như đến toàn thể nhân dân Palestine. Tôi tin tưởng rằng cuộc viếng thăm này của thành phần Kitô Hữu Palestine vị vọng đến Tòa Thánh sẽ dẫn tới một sự hiểu biết hơn nữa về tình hình của Kitô hữu ở các phần đất Palestine cũng như về vai trò quan trọng họ có thể thực hiện trong việc phát động những khát vọng hợp lý của nhân dân Palestine.
Bất chấp những suy thoái gần đây trên con đường dẫn đến hòa bình cũng như những bùng nổ mới mẻ bạo loạn và bất chính, chúng ta cần phải tiếp tục tin tưởng rằng hòa bình là điều khả dĩ và việc giải quyết những cái khác nhau chỉ có thể xẩy ra qua việc nhẫn nại đối thoại cũng như qua việc kiên trì dấn thân của thành phần thiện chí ở cả đôi bên. Cần phải lên án tất cả mọi hình thức khủng bố, vì nó chẳng những phản bội nhân tính chung của chúng ta, mà thật sự không thể nào đặt nền tảng cần thiết về chính trị, luân lỳ và đạo đức để xây dựng quyền tự do của dân chúng cũng như quyền tự quyết chân thực.
Một lần nữa Tôi kêu gọi tất cả hai bên hãy thật sự tôn trọng các giải pháp của Liên Hiệp Quốc cũng như tôn trọng những việc dấn thân chấp nhận tiến trình hòa bình, gắn bó với việc cùng nhau tìm cầu hòa giải, công lý và xây dựng một cuộc chung sống an toàn và hòa thuận tại Thánh Địa. Tôi cũng muốn nói lên niềm hy vọng của Tôi là bản Hiến Pháp quốc gia hiện đang được soạn thảo sẽ thể hiện những gì toàn dân Palestine khát vọng nhất cùng với những giá trị cao quí nhất của họ, đi liền với việc nhìn nhận tất cả mọi cộng đồng tôn giáo khác cũng như với việc bảo vệ về pháp lý đầy đủ cho quyền tự do thờ phượng và biểu dương đức tin của họ.
Quí bạn thân mến, qua quí bạn, Tôi xin gửi lời chào thân ái tới các Kitô hữu ở Thánh Địa, thành phần cùng nhau chiếm được một chỗ đặc biệt trong lòng Tôi. Tôi xin phép lành khôn ngoan, sức mạnh và bình an của Thiên Chúa xuống trên quí bạn và toàn thể nhân dân Palestine.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 10/11/2003
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc với vấn đề Palestine
Ngày Thứ Hai 3/11/2003, về vấn đề Palestine, với Tiểu Ban Thứ Tư bàn đến khoản 83 trong chương trình liên quan đến “Việc LHQ Hỗ Trợ và Cơ Quan Hoạt Động cho Dân Tị Nạn Palestine ở Cận Đông”, ĐTGM Celestino Migliore đã nhận định và khuyến dụ như sau:
……….
Thưa Ngài Chủ Tọa, những phát ngôn viên trước đã nói đến những vấn đề định cư, giới nghiêm, vây hãm, ám sát, ôm bom tự sát khủng bố, cũng như đến ảnh hưởng của các biến cố này nơi việc người Palestine tìm kiếm công ăn việc làm, học vấn và các phương tiện chăm sóc y tế. Giáo Hội Công Giáo với những tổ chức nhân đạo và xã hội của mình, tức qua Văn Phòng Sứ Vụ Tòa Thánh Đối Với Palestine hoạt động ở vùng này từ năm 1949, Hội Caritas Quốc Tế, Các Dịch Vụ Công Giáo Hỗ Trợ, hằng ngày tường trình về những thử thách của thành phần dân chúng được phục vụ. Trong vòng 3 năm qua, những cơ quan này đã càng ngày càng cảm thấy khó khăn hơn nữa nơi việc thi hành sứ vụ của mình.Qua sự kiện thất bại mới đây về vấn đề ngưng chiến, mức độ bạo loạn tăng lên kinh khủng, để rồi thành phần thường dân Palestine và Do Thái tiếp tục bị sát hại. Tòa Thánh tin tưởng rằng cuộc xung đột này ở Trung Đông sẽ tìm thấy được một giải pháp bền vững chỉ khi nào có hai Quốc Gia độc lập và chủ quyền sống bên nhau trong an bình và an ninh. Để đạt được mục đích này, những vấn đề liên quan tới thành phần tị nạn Palestine cũng như đến những việc định cư của người Do Thái chẳng hạn, hay vấn đề đặt ranh giới lãnh thổ và phân định tình trạng của các nơi linh nhất nhất ở Thành Giêrusalem, cần phải là chủ đề cho một cuộc đối thoại cởi mở và thương thảo chân tình.
Thưa Ngài chủ tọa, đại biểu tôi xác tín mãnh liệt là cộng đồng quốc tế cần phải hỗ trợ cho mọi phía trong cuộc để họ nhận thức được rằng việc chiếm đóng các lãnh thổ ở vùng Tây Ngạn và giải Gaza cũng như những cuộc khủng bố tấn công là những gì đang châm mồi cho cơn lốc bất tận của các hành động bạo lực và trả đũa giáng xuống trên cả người Palestine lẫn Do Thái. Phần nguyên vẹn của ‘lộ trình’ tiến đến hòa bình hiện nay r ràng kêu gọi giải pháp thành lập hai quốc gia. Nó là phận sự của cả hai phe, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, chấp nhận ‘lộ trình’ này như dụng cụ để thương thảo và tin tưởng xây dựng, nhờ đó những vấn đề khác nhau có thể được đề cập đến và những hiệp định giải quyết được ký kết.
Trong khi những việc thương thảo này hiện nay đang ở ngã tư đường, chúng ta cần phải tiếp tục hỗ trợ những ai gặp phải bạo loạn như cơm bữa. Về phần mình, Văn Phòng Sứ Vụ Tòa Thánh Đối Với Palestine hết sức cậy dựa vào sự hợp tác toàn cầu trong việc cải thiện tình trạng khổ đau của nhiều người nơi những phần đất bị chiếm đóng. Được nâng đỡ bởi một số tổ chức nhân đạo trên khắp thế giới, văn phòng này sử dụng việc giúp đỡ về luân lý và tài chính để phát động những công việc phát triển cộng đồng hăng say lao động để chống lại tình trạng thất nghiệp ở những miền đất bị chiếm đóng trên 60%. Việc nâng đỡ về tài chính của những hợp tác viên này giúp việc giáo dục, từ lớp mẫu giáo đến hết đại học.
…………
Ngoài việc nêu lên những nhu cầu nhân đạo quan trọng cần phải ghi nhận trên đây, Thư Ngài Chủ Tọa, đại biểu tôi hy vọng rằng bất cứ giải pháp nào được nêu lên cho các vấn đề đa diện của miền này cũng sẽ bao gồm cả vấn đề Thánh Thánh Giêrusalem. Theo nhiều diễn tiến bạo động và những tình trạng khắc nghiệt gây ra bởi việc vây hãm, Tòa Thánh xin lập lại lời kêu gọi liên tục của mình về “những khoản được quốc tế bảo đảm trong việc bảo toàn quyền tự do tôn giáo và lương tâm cho dân cư của thành này, cũng như bảo toàn cách thức thường trực, tự do và phi ngăn trở để tín hữu thuộc các tôn giáo và quốc tịch có thể đến với những nơi thánh” (A/Res/ES 10-2, 5 May 1997). Mức độ bạo loạn hiện nay đã khiến những người hành hương không dám đến Thánh Địa nữa, bởi thế càng chất thêm gánh nặng về kinh tế trên tất cả mọi người trong vùng này, ngoài việc làm ngăn trở quyền lợi của con người trên khắp thế giới trong việc họ viếng thăm và cầu nguyện ở những địa điểm thánh. Đại biểu tôi cũng nhận thấy rằng dân chúng địa phương cũng không dễ dàng đi đến những đền thờ và những nơi thánh.
………….
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 6/11/2003
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc Với Vấn Ðề Hoàn Toàn Tổng Giải Giới
Ngày Thứ Tư 8/10/2003, về vấn đề hoàn toàn tổng giải giới, trước Đệ Nhất Tiểu Ban của Tổng Hội Đồng LHQ tại Nữu Ước, ĐTGM Celestino Migliore đã lên tiếng thế này:
…….
Nếu các quốc gia không thể nào hạ vũ khí xuống trong hiện tình liên hệ quốc tế lúc này đây thì có lẽ là vì chúng ta chưa đủ sẵn sàng để cống hiến cho các quốc gia cũng như cho những vị lãnh đạo của các quốc gia ấy niềm tin tưởng là có thể tiến đến chỗ an ninh mà không cần phải tiếp tục phát triển và sản xuất các loại vũ khí. Điều này có nghĩa là những điều kiện xây dựng hòa bình cần phải có trước đã, trước khi chúng ta có thể hoan hưởng các hoa trái của hòa bình. Đất đai cần phải được chăm bón trước khi gặt hái mùa màng.
Đó là lý do tại sao việc Liên Hiệp Quốc cùng với các cơ quan của tổ chức này xây dựng một nền văn hóa hòa bình là một việc rất quan trọng. Nếu chúng ta mong muốn thấy được một cuộc tổng giải giới hoàn toàn, trước hết chúng ta phải gieo rắc lòng tôn trọng sự sống và phẩm vị cũng như các quyền lợi của con người, loại trừ bạo lực, cổ v tự do, công lý, đoàn kết, nhân nhượng và chấp nhận những khác biệt, tăng thêm sự hiểu biết và hòa hợp hơn nữa giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo, văn hóa và xã hội. Chương trình thực hiện này thật sự là rộng lớn, thế nhưng cộng đồng thế giới nếu không theo đuổi nó, chúng ta sẽ tiếp tục chịu đựng những tàn phá của chiến tranh.
Mục đích chính yếu của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế có thể được hiện thực bằng nhiều cách thức khác nhau, vì nó là một mục đích bị đe dọa và thử thách từ nhiều phía. Trong bài khai từ của mình cho khóa họp Tổng Nghị này, Ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan đã nói đến những thứ đe dọa “cứng” và “mềm” đối với hòa bình mà Liên Hiệp Quốc đang phải đương đầu. Trong số những mối đe dọa cứng có nạn khủng bố và nạn leo thang các thứ vũ khí đại công phá, trong khi đó, những thứ đe dọa mềm bao gồm tình trạng liên lỉ bần cùng, tình trạng cách biệt về lợi tức giữa và trong các xã hội, tình trạng lan tràn các thứ bệnh lây nhiễm, và tình trạng suy đồi môi trường. Cả hai loại đe dọa này có thực và được tất cả mọi quốc gia công nhận như thế.
Ngoài ra, vị tổng thư ký còn nhấn mạnh là Liên Hiệp Quốc không được chọn đương đầu với mối đe dọa này và loại trừ mối đe dọa kia; LHQ thực sự không thể làm như thế. Nhu cầu và mối quan tâm đối với một nhãn quan tổng hợp về hòa bình và an ninh thế giới này là những gì Giáo Hội hoàn toàn chia sẻ, r ràng nhất qua các giáo huấn của Giáo Hội về bản chất của con người, của phẩm giá con người cũng như của một trật tự xã hội chính đáng. Chính từ khởi điểm này mà vai trò đại biểu của tôi bao giờ cũng chia sẻ với tiểu ban này.
…………
Chúng ta cũng phải chú trọng ngay tới những thứ v trang nhỏ nữa, vì các thứ v trang nhỏ và các loại vũ khí nhẹ sát hại hơn nửa triệu mạng người hằng năm, bao gồm 300 ngàn ở những cuộc đánh nhau và 200 ngàn bởi giết nhau và tự tử, 90% là thường dân. Trong suát thập niên 1990, có từ 47 tới 49 cuộc xung đột chính bằng các thứ v trang nhỏ. Để nói đến tận cùng về vấn đề các thứ v trang nhỏ, cần phải nhìn nhận hơn nữa vấn đề liên thuộc giữa luật lệ trong nước và các qui chế quốc tế, cũng như vấn đề liên hệ giữa các thị trường buôn bán các thứ v trang nhỏ hợp pháp và bất hợp pháp. Nhiều cuộc buôn bán bất hợp lệ được bắt đầu bằng những cuộc buôn bán hợp lệ. Về khía cạnh này, vai trò đại biểu của tôi xin lập lại quan điểm của mình về hai vấn đề quan trọng cần phải được chú trọng, đó là vấn đề trách nhiệm của quốc gia đối với nạn buôn bán bất hợp pháp cũng như vấn đề hiệp ước buộc phải giữ theo pháp lý về việc buôn bán quốc tế các thứ v trang.
Vấn đề leo thang các thứ v trang nhỏ làm tăng thêm các cuộc xung đột bằng v lực và làm suy yếu đi những cơ hội phát triển con người. Dân chúng ở các nước đang phát triển bị chết vị các thứ v trang nhỏ gấp đôi những vụ như thế này ở các quốc gia phát triển…
……….
Việc chấm dứt tình trạng Chiến Tranh Lạnh được cho là tình trạng chấm dứt các qui chế về vấn đề hủy hoại được bảo đảm với nhau MAD (mutual assured destruction) đã làm cho thế giới lo sợ, thế nhưng những biến cố trong năm qua đã làm bùng lên một cái gì đó trong tâm tưởng con người. Đó là những gì cho thấy tình trạng suy yếu của qui chế về Hiệp Ước Không Leo Thang Nguyên Tử NPT (Nuclear Non-Proliferation Treaty) cùng với những nỗ lực giải giới và ngăn chặn việc leo thang này. Bằng việc khai thác một số lỗ hổng trong NPT cũng như bằng việc dính dáng đến những hoạt động leo thang bí mật, một số quốc gia lại đầu tư nền an ninh của mình vào việc chiếm hữu và sử dụng những thứ vũ khí nguyên tử rùng rợn. Những đường lối này cần phải báo động cho mọi người biết. Vai trò của tôi đã từng nhấn mạnh trong nhiều dịp trước đây là các thứ khí giới nguyên tử không xứng hợp với hòa bình của thế kỷ 21 này.Các chính quyền đang sửa soạn cho Việc Kiểm Tra Bản Hiệp Ước Không Leo Thang Năm 2005 cần phải nói lên tất cả mọi khía cạnh của vấn đề leo thang các thứ vũ khí nguyên tử. Trong một thời đại mới với nạn khủng bố mà thế giới tội nghiệp tiến vào đây, làm phát sinh mối lo sợ bị khủng bố tấn công bằng các vũ khí nguyên tử, thì cộng đồng thế giới cần phải làm sống động những lời được chất chứa trong bản Văn Kiện Đúc Kết của Việc Kiểm Tra NPT Năm 2000, những gì đã được tất cả mọi Quốc Gia Phần Tử NPT tỏ ra đồng ý với nhau rằng “việc hoàn toàn loại trừ các thứ vũ khí nguyên tử là bảo đảm chắc chắn duy nhất để chống lại việc sử dụng hay de đọa sử dụng các thứ vũ khí nguyên tử này”.
Các thứ vũ khí đại công phá khác, các thứ vũ khí hóa chất và sinh trùng, cũng cho thấy những vấn đề trầm trọng. Như những việc sử dụng ôn hòa nguyên tử lực, nhiều tác nhân hóa chất và sinh trùng đã được sử dụng cho những mục đích hợp lệ và thậm chí sinh lợi, song một số các tác nhân này có thể dễ dàng biến thành chất liệu được sử dụng làm các thứ vũ khí được mua, bán và di chuyển không cần phải tìm tòi. Những cơ quan thanh tra từ nhiều phía như IAEA về các thứ chất liệu nguyên tử và OPCW về các thứ hóa chất rất cần thiết cho việc tuân hành và kiểm chứng, và vấn đề thiếu mất một cơ quan như vậy đối với Qui Ước Các Thứ Khí Giới Sinh Trùng cần phải mau chóng giải quyết. Việc khó kiểm soát vấn đề xuất cảng nơi các quốc gia sản xuất các thứ chất liệu ấy sẽ góp phần vào những thứ buôn bán bất hợp pháp và buộc các quốc gia này phải có trách nhiệm hơn nữa về những cuộc buôn bán hợp pháp.
………
Việc cần phải thực hiện mọi nỗ lực trong tiến trình giải giới này có nhiều lúc xem ra quá sức. Thế nhưng, nếu những nỗ lực này được nhìn theo khía cạnh xây dựng một nền văn hóa hòa bình thì chúng có lẽ không quá quan ngại, với chủ trương đương đầu với cả hai thứ đe dọa cứng và mềm cho nền hòa bình và an ninh chung của chúng ta cũng như cho việc bảo đảm sự sống còn của nhân loại. Cái thiết yếu để hoàn thành chương trình hòa bình này đó là thay đổi thái độ nơi cả quốc gia cũng như cá nhân. Chúng ta phải nhìn nhận rằng bạo lực không phải là một số phận bất khả tránh của loài người. Chúng ta đã thiết lập được nội dung rộng lớn của luật lệ quốc tế, và có nơi Liên Hiệp Quốc khí cụ về chính trị để áp dụng luật lệ ấy. Ý thức về những gì con người đã thành đạt này phải làm cho chúng ta tràn đầy hy vọng, ở chỗ, việc sử dụng v lực và chiến tranh có thể được thắng vượt bằng cách tái dấn thân chính trị hoạt động theo chiều hướng đa phương căn cứ vào các thứ giá trị của trách nhiệm, của tình đoàn kết và của đối thoại. Việc vững vàng áp dụng vấn đề giải giới này thực sự có thể khai sáng con đường trước mắt.
…………(Ngoài ra, cũng liên quan đến vấn đề giải giới trên đây, tại Hội Nghị Lần Thứ Năm về Việc Cấm Gài Mìn Nổ được tổ chức ở Băng Cốc Thái Lan vào những ngày 15-19/9/2003, Đức Ông Phanxicô Cao Minh Dung lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh đã bày tỏ chủ trương của Tòa Thánh là “không gì có thể biện minh cho việc sử dụng những thứ vũ khí sát hại, gây tàn tật hay thương tích bất kể”. Bài phát biểu này được phổ biến trên tờ Quan Sát Viên Rôma ấn bản tiếng Ý ngày 2/10/2003).
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 10/10/2003
Vũ khí nguyên tử hiện nay trên thế giới
Vào năm 1998, quyền lực nguyên tử trên thế giới đã từ con số 5 tới 7 quốc gia, tức sau khi Ấn Độ rồi tới Pakistan tuyên bố mình đã thành công trong việc thí nghiệm vũ khí nguyên tử dưới lòng đất. Sau đây là thống kê thứ tự thời gian các lực lượng nguyên tử trên thế giới.
Hiệp Chủng Quốc (US): Thử nguyên tử lần đầu tiên: 1945; lần cuối cùng: 1992; tổng số lần thử: 1030 (815 lần dưới lòng đất). Hoa Kỳ là nước đầu tiên sử dụng vũ khí nguyên tử khi xẩy ra chiến tranh (với Nhật Bản trong Thế Chiến II). Hoa Kỳ đã ký vào Bản Hiệp Ước Cấm Mọi Thử Nghiệm Nguyên Tử (CTBT: Comprehensive Test Ban Treaty), nhưng vẫn chưa được Thượng Viện thông qua.
Nga: Thử nguyên tử lần đầu tiên: 1949; lần cuối cùng: 1990; tổng số lần thử: 715 (496 lần dưới lòng đất). Nga là nước thứ hai trên thế giới thử nghiệm vũ khí nguyên tử.
Hiệp Vương Quốc (United Kingdoms of Great Britain): Thử nguyên tử lần đầu tiên: 1952; lần cuối cùng: 1991; tổng số lần thử: 45 (24 lần dưới lòng đất). Cuộc thử nguyên tử lần đầu tiên của nước này ở Quần Đảo Monte Bello, Úc Đại Lợi. Nước này đã thông qua CTBT. Những cuộc thử nghiệm về khí quyển được thực hiện ở đó mãi cho tới năm 1956.
Pháp: Thử nguyên tử lần đầu tiên: 1960; lần cuối cùng: 1996; tổng số lần thử: 210 (160 lần dưới lòng đất). Pháp cũng đã thực hiện 6 cuộc thử nghiệm nguyên tử phá lệ vào những năm 1995-1996.
Ấn Độ: Thử nguyên tử lần đầu tiên: 1974; lần cuối cùng: 1998; tổng số lần thử: 5. Vào năm 1966, Ấn Độ tuyên bố rằng mình có thể sản xuất vũ khí nguyên tử trong vòng 18 tháng. Tám năm sau, Ấn Độ đã thử cho thực hiện một “cuộc nổ nguyên tử an toàn”. Vào tháng 5/1988, Ấn Độ đã thử nghiệm nguyên tử 5 lần dưới lòng đất.
Pakistan: Thử nguyên tử lần đầu tiên: 1998; lần cuối cùng: 1998; tổng số lần thử: 6. Vào năm 1972, sau cuộc chiến với Ấn Độ, nước này đã ngấm ngầm quyết định bắt đầu chương trình chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử để theo kịp Ấn Độ về khả năng này. Nước này đã cho Ấn Độ biết là họ cũng đã thử nghiệm vũ khí nguyên tử dưới lòng đất thành công ở miền Chagai (sát biên giới Iran).
Mặc dù chỉ có 7 quốc gia được nhìn nhận là có các thứ vũ khí nguyên tử, còn một số nữa đã cố gắng xây dựng hay tìm kiếm các thứ vũ khí này, kết quả là một số đã thành công. Chúng ta hãy theo di lịch sử của nguyên tử lực đi liền với các thứ vũ khí nguyên tử sau đây. Thế kỷ 20 được đánh dấu bằng những thành đạt về kỹ thuật cùng với tình trạng bùng lên bạo lực giữa các dân nước. Hai vấn đề đã đi liền với nhau trong thế kỷ này đó là việc phát triển năng lực nguyên tử và việc sáng chế các thứ vũ khí nguyên tử, những gì có thể hủy diệt tất cả loài người trong mấy tiếng đồng hồ.
12/1938: Fermi và việc phân hạch nguyên tử. Enrico Fermi chiếm được Giải Nobel về Vật Lý vì ông là nhà vật lý học đầu tiên thực hiện việc tách phân nguyên tử. Cuộc nghiên cứu sau đó của ông đã đi tiên phong trong việc làm phát sinh nguyên tử lực. Cũng trong cùng năm 1938, hai nhà vật lý học người Đức là Lise Meitner và Otto Frisch đã thành công trong việc tách phân một nguyên tử chất uranium và gọi tiến trình tách phân này là việc phân hạch nguyên tử.
8/1939: Bức thư của nhà bác học Einstein. Nhà vật lý học Albert Einstein gửi một bức thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, cảnh giác rằng các nhà nghiên cứu Đức quốc đang thực hiện một trái bom nguyên tử. Vị tổng thống này liền thành lập một tiểu ban đặc biệt để bàn đến việc nghiên cứu nguyên tử cho lãnh vực quân sự.
12/1941: Trận Trân Châu Cảng. Hoa Kỳ nhẩy vào Thế Chiến II sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng.
9/1942: Dự án Manhattan. Dự án Manhattan được hình thành, với mục đích chế tạo vũ khí nguyên tử trước người Đức.
7/1945: Thử Nguyên Tử lần đầu tiên. Hoa Kỳ cho nổ bom nguyên tử lần đầu tiên gần Alamogordo, Tiểu bang New Mexico.
8/1945: Thả Nguyên Tử ở Nhật. Hoa Kỳ thả những trái bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật, Hiroshima trước và Nagasaki sau đó 3 ngày. Tổng số vong mạng bởi hai trái bom nguyên tử này là 110 ngàn người, và hàng chục ngàn người bị chết sau đó bởi xạ độc tuyến. Nhật đã đầu hàng sau đó mấy ngày, chấm dứt Thế Chiến II.
7/1946: Bikini Atoll. Hoa Kỳ đã thử một vũ khí nguyên tử ở Bikini Atoll Thái Bình Dương. Bốn ngày sau, những bộ áo tắm Bikini đã xuất hiện ở một cuộc trình diễn thời trang ở Paris.
8/1949: Bom Nguyên Tử của Liên Sô Nga. Liên Bang Nga cho nổ nguyên tử lần đầu tiên, chấm dứt độc quyền nguyên tử của Hoa Kỳ.
6/1950: Chiến Cuộc Đại Hàn bắt đầu bùng nổ.
11/1952: Bom Khinh Khí. Hoa Kỳ thử trái bom khinh khí đầu tiên, khi lực lượng cộng sản Bắc Hàn do Nga Sô cung cấp vũ khí để xâm chiếm Nam Hàn.
1/1954: Trả đũa xả láng. Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ John Foster Dulles nói rằng Hoa Kỳ phải sẵn sàng để đương đầu với thách đố Cộng Sản. Ông loan báo một qui chế được gọi là “trả đũa xả láng”, tức bất cứ cuộc tấn công chính yếu nào của Nga đều bị đáp lễ bằng nguyên tử tàn sát.
9/1957: Thử nguyên tử dưới lòng đất. Lần đầu tiên Hoa Kỳ thử nguyên tử dưới lòng đất ở một sa mạc gần Las Vegas.
10/1957: Sputnik. Khối Sô Viết Nga phóng Sputnik là chiếc phi thuyền đầu tiên trên thế giới. Cũng vào tháng 10 năm nay, Lò Nguyên Tử Windscale ở Hiệp Vương Quốc bị cháy, làm xì ra chất phóng xạ.
9/1961: Những chỗ lánh trú. Qua bức thư được tờ nguyệt san Life phổ biến, Tổng Thống Kennedy khuyên người Hoa Kỳ nên xây cất những chỗ trú hơi phóng xạ nguyên tử.
10/1961: Bom Maga của Nga. Nga cho nổ nguyên tử nặng 58 megatons, tương đương với 50 triệu tấn TNT, hay hơn tất cả mọi thứ chất nổ được dùng trong Thế Chiến Thứ II. Đó là một thứ vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới chưa từng thấy vào lúc bấy giờ.
10/1962: Cuộc khủng hoảng phi đạn ở Cuba. Nga dùng tầu chở các phi đạn nguyên tử tới Cuba. Khám phá ra điều này, Hoa Kỳ yêu cầu Nga chuyển những thứ phi đạn nguyên tử ấy đi. Trong hai tuần lễ, thế giới ở trên bờ vực chiến tranh nguyên tử, cho đến khi Moscow đồng ý đáp lời yêu cầu của Hoa Kỳ.
8/1963: Hiệp Ước Cấm Thử Nguyên Tử. Hiệp Chủng Quốc, Hiệp Vương Quốc và Liên Bang Nga ký vào bản Hiệp Ước Cấm Thử Nghiệm Hạn Chế trên không trung, dưới lòng đất và ngoài không gian. Hơn 100 quốc gia đã thông qua bản hiệp ước này từ năm 1963.
10/1964: Trung Cộng thử bom nguyên tử lần đầu tiên.
1/1966: Một chiếc phản lực B-52 của Hoa Kỳ chở các thứ vũ khí nguyên tử bị nạn ở ngoài duyên hải Tây Ban Nha. Ba trái bom khinh khí chạm đất; một rơi xuống Địa Trung Hải. Không một trái nào nổ, và từ từ đã lấy lại được tất cả 4 trái, song chất plutonium phóng xạ bị xì ra trên mảnh đất Tây Ban Nha, khiến quân đội Hoa Kỳ phải thu dọn đủ thứ.
7/1968: Hiệp Ước Không Leo Thang Nguyên Tử. Hiệp Vương Quốc, Hiệp Chủng Quốc và Liên Bang Sô Viết ký vào bản Hiệp Ước Không Leo Thang Nguyên Tử. Họ đồng ý với nhau rằng họ không chuyển các thứ vũ khí nguyên tử cho các nước khác, hay giúp đỡ hoặc khích lệ các nước khác sáng chế những thiết bị nguyên tử. Bản hiệp ước này có công hiệu vào năm 1970. Vào năm 1986 có hơn 186 quốc gia thông qua bản hiệp ước này.
11/1969: SALT (Strategic Arms Limitation Treaty). Giai đoạn một của những bàn luận về SALT (Hiệp Ước Giới Hạn Vũ Khí Chiến Thuật) bắt đầu ở Helsinki, Phần Lan. Những cuộc bàn luận này dần dần đến việc ký kết bản SALT I vào tháng 5/1972.
5/1974: Ân Độ Thử Nguyên Tử. Lần đầu tiên với trái bom nặng từ 10 đến 15 kiloton, bên lòng sa mạc Rajasthan.
11/1974: Giới Hạn Vũ Khí Nguyên Tử. Hiệp Chủng Quốc và Liên Bang Sô Viết, trong cuộc họp ở Vladivostok, đồng ý với nhau về việc giới hạn các lò nguyên tử của họ. Mỗi bên đồng ý với nhau không có hơn 2400 loại bắn phóng chiến thuật (như các phi đạn tấn công).
3/1979: Hải Đảo 3 Dặm. Khu Nguyên Tử Lực Hải Đảo Ba Dặm gần Harrisburg, Pennsylvania, bị chảy một phần tâm điểm. Chất phóng xạ bị xì ra rất ít.
3/1983: Chiến Tranh Tinh Tú. Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan loan báo Sáng Kiến Chiến Thuật Phòng Vệ SDI (Strategic Defense Initiative) được gọi là Star Wars, một phương sách đề phòng nguyên tử bằng vệ tinh là hệ thống có thể phá hủy những phi đạn được bắn tới cũng như những đầu đạn trong không gian.
8/1985: Hoãn thử nguyên tử. Liên Bang Sô Viết Nga công bố việc đồng ý hoãn thử bom nguyên tử.
4/1986: Lò nguyên tử Nga Chernobyl. Lò nguyên tử Chernobyl ở Ukraine thuộc Liên Bang Nga bị cháy, làm nhiều chất phóng xạ tỏa ra ảnh hưởng đến phần lớn Âu Châu.
12/1987: Hiệp Ước INF. Tổng Thống Mikhail Gorbachev Liên Bang Nga và Tổng Thống Reagan Hoa Kỳ ký vào bản Hiệp Ước INF (Intermediate-Range Nuclear Forces), bản hiệp ước đầu tiên được ký kết giữa Nga và Mỹ yêu cầu loại bỏ tất cả các loại vũ khí phi đạn cỡ trung.
7/1991: START. Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết ký vào bản hiệp ước START (Strategic Arms Reductions Talks), những bàn luận đã được bắt đầu từ năm 1982, liên quan đến vấn đề giảm bớt vũ khí nguyên tử. Các nước cộng hòa thuộc Liên Bang Nga là Belarus, Kazakhstan và Ukraine đồng ý trên nguyên tắc của START này một năm sau đó.
1992: Vấn đề Bắc Hàn. Bị nghi ngờ đang sáng chế vũ khí nguyên tử, Bắc Hàn đã công bố vào năm 1993 rằng nước này xin rút lại việc đồng ý bản Hiệp Ước Thôi Leo Tháng Nguyên Tử, nhưng sau đó rút lời lại và bắt đầu nói chuyện với Hoa Kỳ. Năm 1994, nước này đồng ý hủy bỏ việc sáng chế các thứ vũ khí nguyên tử để nhận được việc trợ từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cũng đồng ý xây hai lò nguyên tử điện nước cho nước này để thay cho những gì do Nga xây trước đó.
5/1995: Những cuộc thử nguyên tử của Tầu. Trung Hoa thực hiện cuộc thử nguyên tử đầu tiên trong hai cuộc thử dưới lòng đất.
8/1995: Hoa Kỳ loan báo việc cấm hoàn toàn tất cả mọi việc thử nghiệm các thứ vũ khí nguyên tử.
9/1995: Bất chấp cộng đồng thế giới phản đối, Pháp cứ thực hiện việc thử nguyên tử ở Nam Thái Bình Dương.
9/1996: Liên Hiệp Quốc chấp thuận Hiệp Ước Cấm Hết Mọi Cuộc Thử Nguyên Tử CTBT (Comprehensive Test Ban Treaty), một hiệp ước cấm các cuộc thử cho nổ nguyên tử nhưng không cấm việc thử thí nghiệm. Ấn Độ không chấp nhận bản hiệp ước này, làm cho Pakistan cũng không ký theo và chỉ ký nếu Ấn Độ ký trước.
5/1998: Những cuộc thử nguyên tử của Ấn Độ và Pakistan, Ấn Độ 5 lần dưới lòng đất, Pakistan đáp lại bằng một loạt thử nguyên tử sau đó mấy hôm.
10/2002: Bắc Hàn cho Hoa Kỳ biết rằng nước này có dự án chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử bí mật và chủ động được bắt đầu từ năm 1994, vi phạm đến hiệp ước ký kết với Hoa Kỳ. Các viên chức cao cấp Hoa Kỳ cho rằng Bắc Hàn chỉ thú nhận sau khi phải đối diện với chứng cớ về việc có đủ chất liệu để chế hai qủa bom nguyên tử.
5/2003: Từ sau cuộc chiến giải giới Iraq, Iran đã trở thành mục tiêu cho thế giới để ý dò xét vấn đề chế tạo bom nguyên tử của nước này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nghiên cứu và chuyển dịch theo tài liệu của CNN được phổ biến ngày 21/10/2003 dưới tựa đề ”World Nuclear Powers” (Các Lực Lượng Nguyên Tử Trên Thế Giới).
10/11 Thứ Hai
Bức Thư Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa ban bố một bức Thư Mục Vụ sau cuộc họp thường niên của các ngài tháng vừa rồi ở Đền Thánh Mẫu Bãi Dâu, một bức thư nhắm đến việc truyền giáo trong những năm tới đây, bao gồm thành phần giáo sĩ, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân, với những đề nghị thực hành cụ thể là cầu nguyện, sống chứng nhân, đối thoại liên tôn, thiết lập ủy ban truyền bá phúc âm hóa đặc biệt ở mỗi giáo phận, các công việc bác ái từ thiện và phát triển nhân bản.
Theo Niên Giám của Tòa Thánh thì Công giáo chiếm 6.8% trong tổng số 81 triệu dân, với 37 giám mục, 2.501 linh mục, 10 phó tế vĩnh viễn, 1.487 nam tu, 9.548 nữ tu và 49.862 giáo lý viên.
ĐTC GPII: Vai Trò Làm Chính Trị và một Tân Âu Châu
Hôm Thứ Sáu 7/11, ĐTC đã tiếp 200 tham dự viên của khóa học hỏi do Tổ Chức Robert Schuman tổ chức, và đã nhắn nhủ họ như sau:
“Là những Kitô hữu tham gia vào sinh hoạt công chúng, anh chị em đã cùng nhau tụ họp lại để suy tư về những khía cạnh đang hiện lên trước mặt Âu Châu”, bao gồm cả việc xây dựng một “tân” Âu Châu, một việc xây dựng “nhắm đến việc tìm một mức độ quân bằng xứng hợp giữa vai trò của Khối Hiệp Nhất Âu Châu với vai trò của các quốc gia hội viên, và giữa những thách đố không thể tránh gây ra bởi vấn đề toàn cầu hóa cho châu lục này với việc tôn trọng những chuyên biệt về lịch sử và văn hóa của nó, với những căn tính quốc gia và tôn giáo nơi dân chúng của nó, và với những đóng góp riêng biệt của mỗi quốc gia phần tử”. Thế nhưng, theo ĐTC, “để thực hiện được điều này, Âu Châu cần phải nhìn nhận và bảo trì gia sản quí giá nhất của mình, làm nên bởi những thứ giá trị phải và tiếp tục bảo đảm tầm ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh… Nhiều căn gốc văn hóa đã giúp vào việc liên kết các thứ giá trị này, nhưng không thể chối cãi được rằng Kitô giáo đã là một tác lực phát động, hòa giải và đúc kết chúng. Vì lý do ấy mà theo lý bản hiệp ước hiến pháp Âu Châu sau này, một bản văn nhắm đến việc ‘hiệp nhất trong đa diện’, phải đề cập một cách minh nhiên các thứ căn gốc Kitô giáo của châu lục này. Một xã hội quên đi quá khứ của mình là một xã hội đi đến nguy cơ không thể đối đầu với hiện tại, tệ hơn nữa, còn trở nên nạn nhân của tương lai nữa!”
“Vế vấn đề này, Tôi hoan hỉ nhận thấy rằng nhiều người trong anh chị em đến từ các xứ sở đang sửa soạn gia nhập Khối Hiệp Nhất này, những xứ sở Kitô giáo thường có được những trợ giúp quyết liệt trên con đường tiến đến tự do. Theo quan điểm này, anh chị em cũng có thể dễ dàng thấy thật là bất công đối với Âu Châu ngày nay trong việc giấu diếm che đậy đi việc đóng góp then chốt của Kitô hữu trong việc sụp đổ của những chế độ đàn áp cũng như trong việc xây dựng một nền dân chủ chân chính”.
“Những phiền trách thường tỏ ra về sinh hoạt chính trị cũng không biện minh được cho thái độ ngờ vực xa lánh của người Công Giáo, thành phần đáng lẽ có nhiệm vụ phải lãnh nhận trách nhiệm đối với phúc hạnh của xã hội”.
ĐTC GPII với Khóa Hàn Lâm Viện Tòa Thánh Thứ Tám về Ký Ức Lịch Sử Xây Dựng Tương Lai
Vào ngày Thứ Năm 6/11, nhân dịp khóa thứ tám của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh, ĐTC đã gửi một sứ điệp đề ngày 3/11 cho ĐHY Paul Poupard, chủ tịch Hội Đồng Điều Hợp Hàn Lâm Viện Tòa Thánh. Trong sứ điệp của mình, ĐTC đã viết:
“Đề tài ‘Các Vị Tử Đạo và Những Tượng Đài Tưởng Nhớ Các Vị, Những Tảng Đá Sống Dựng Xây Âu Châu’ đã cho thấy một cái then chốt để hiểu được cái biến chuyển của lịch sử chúng ta đang trải qua ở Âu Châu. Tức là chúng ta cần phải khám phá ra cái liên hệ sâu xa giữa lịch sử của ngày hôm qua và ngày hôm nay, giữa chứng từ phúc âm được thực hiện bởi rất nhiều con người nam nữ ở các thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô giáo cùng với những chứng từ ở thời đại chúng ta đây vẫn được nhiều người tin tưởng vào Chúa Kitô tiếp tục cống hiến cho thế giới để tái xác nhận tính cách tối thượng nơi Phúc Âm Chúa Kitô cũng như nơi Đức Ái của Người. Nếu không còn việc tưởng nhớ các Kitô hữu đã hiến sứ sống mình cho đức tin của các vị thì thế hệ tân tiến với những dự phóng và mơ tưởng của mình sẽ mất đi một yếu tố quí báu, vì các giá trị nhân bản và tôn giáo không còn được hỗ trợ bởi chứng từ cụ thể được biểu hiện nơi lịch sử nữa… Cùng với tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm, Kitô hữu được kêu gọi để xây dựng một ‘ngôi nhà chung’ thực sự, một ngôi nhà không phải chỉ là một lâu đài về chính trị và kinh tế mà còn là một ‘ngôi nhà’ đầy những ký ức, giá trị và những chất chứa linh thiêng. Những giá trị này đã tìm thấy và tiếp tục tìm thấy nơi Thập Giá là biểu hiệu hùng hồn thể hiện chúng và diễn đạt chúng”.
Cuối sứ điệp của mình, ĐTC ủy thác cho ĐHY chủ tịch việc trao giải thưởng hàn lâm của Tòa Thánh năm nay cho nữ sinh Girseppina Cipriano viết đề tài “Những Lăng Tẩm của Cuộc Xuất Hành và Hòa Bình ở Nghĩa Trang El-Bagawat. Những Suy Tư về Nguồn Gốc Kitô Giáo ở Ai Cập”, cũng như trao huy chương cho nữ sinh Sara Tamarri viết đề tài “Hình Ảnh Bức Tranh Con Sư Tử từ Hậu Cổ Thời tới Trung Thời”. ĐTC đã chúc mừng những nữ sinh này về công trình văn học của họ, “những công trình đề cao giá trị của cái gia sản về khảo cổ học, về phụng vụ cũng như về lịch sử, những gia sản mà văn hóa Kitô giáo vẫn nặng nợ và là những gia sản văn hóa Kitô giáo vẫn rút tỉa được những yếu tố về nhân bản chân thực”.
Nhiều Nhà Thần Học Hoa Kỳ né tránh Qui Chuẩn Giáo Luật
Ngày Thứ Ba 4/11/2003, Hội Hồng Y Newman ở Manassas Virginia đã trao giải thưởng cho ông Tim Drake về loạt bài của ông trên tờ National Catholic Register khảo sát về việc áp dụng tông hiến Từ Lòng Giáo Hội “Ex Corde Ecclesiae” của ĐTC Gioan Phaolô II và ủy nhiệm thư (mandatum) của bản quyền địa phương đòi các thần học gia ở 235 đại học đường Công giáo ở Mỹ phải tuyên ngôn trung thành giảng dạy theo giáo huấn của Giáo Hội. Ủy nhiệm thư này gồm tóm những lời tuyên ngôn sau đây: “Tôi xin chấp nhận vai trò và trách nhiệm của mình là giáo sư dạy khoa thần học hoàn toàn hợp với Giáo Hội. Bởi thế, là một giáo sư dạy khoa thần học, tôi quyết tâm dạy tín lý Công Giáo đích thực và không truyền bá dạy những gì ngược lại với huấn quyền của Giáo Hội”.
Theo việc nghiên cứu của ông Tim Drake thì hầu hết các cao học viện Công Giáo ở Hoa Kỳ không cho biết là các giáo sư thần học của họ có đồng ý với ủy nhiệm thư này hay chăng. Sở dĩ ĐTC GPII phải ban hành tông hiến Từ Lòng Giáo Hội năm 1990 là vì Khoản Giáo Luật 812 về ủy nhiệm thư không được áp dụng thi hành ở nhiều giáo phận. Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cũng thế, trong bản hướng dẫn “Ơn Gọi của Thần Học Gia trong Giáo Hội” ban hành năm 1990 đã cho biết lý do tại sao cần phải có ủy nhiệm thư này, đó là vì một người trở thành một thần học gia Công giáo phải “tự nguyện và ý thức chấp nhận giảng dạy nhân danh Giáo Hội” (số 38). Các vị giám mục Hoa Kỳ bắt đầu đòi phải có ủy nhiệm thư từ năm 2001.
Mối quan tâm tới những gì được giảng dạy ở các trường đại học Công Giáo không phải chỉ là một vấn đề học thức. Đại học UCLA vừa thực hiện cuộc nghiên cứu về trình độ học vấn cao cấp cho thấy quan điểm về luân lý của sinh viên Công Giáo trở nên yếu kém hơn, thay vì mạnh hơn, sau 4 năm đại học. Với 38 đại học Công Giáo được nghiên cứu thì có 37.9% sinh viên Công giáo năm thứ nhất vào năm 1997 cho biết rằng việc phá thai cần phải được hợp pháp, và khi trở thành sinh viên năm thứ bốn số sinh viên ủng hộ vấn đề hợp thức hóa phá thai là 51.7%.
Cho tới nay, chỉ có ít đại học đường Công Giáo công khai tuyên bố là tất cả mọi phân hoa thần học của họ đều chấp nhận ủy nghiệm thư. Trong số những đại học viện Công giáo này là Christendom College ở Front Royal, Virginia; Creighton University và College of St. Mary ở Omaha, Nebraska; Our Lady of Corpus Christi College ở Texas; Franciscan University of Steubenville ở Ohio; và Benedictine College ở Atchison, Kansas. Những đại học đường Công Giáo không thể hay không muốn nói các thần học gia của họ có chấp nhận ủy nhiệm thư dạy theo giáo huấn của Giáo Hội hay chăng, gồm có những nơi sau đây: Georgetown University ở Washington, D.C.; Notre Dame University ở South Bend, Indiana; và Loyola University ở Chicago.
Tổng Thống Bush phê chuẩn Luật Cấm Phá Thai Sinh Bán Phần
Ngày Thứ Tư 5/11/2003, khi ký chuẩn luật này, Tổng Thống Bush đã phát biểu cảm nhận và chủ trương của ông như sau: “Việc phá thai sinh bán phần là ở chỗ sinh ra một phần một đức bé trai hay gái còn sống để rồi kết thúc sự sống này một cách bạo lực bất ngờ. Quốc gia của chúng ta phải tỏ ra đón nhận một cách khác hơn và tốt đẹp hơn thành phần trẻ em của mình. Đạo luật tôi sắp sửa ký đây là để bảo vệ sự sống mới vô tội khỏi việc làm này phản ảnh cho thấy lòng trắc ẩn và nhân đạo của Hoa Kỳ. Các sự kiện về việc phá thai sinh bán phần là những sự kiện rắc rối và thê thảm”. Tổng Thống Bush còn nói trước khi ký là: “Qua nhiều tháng năm, đã xẩy ra một hình thức rùng rợn phạm đến trẻ em, thành phần vừa được sinh ra mới có mấy phân tấc vì bị luật pháp nhìn theo chiều hướng khác. Hôm nay, nhân dân Hoa Kỳ và chính quyền của chúng ta cuối cùng đã đứng ra đương đầu với việc tấn công này và tiến đến chỗ bênh vực trẻ em vô tội”. Trong cộng đoàn 400 tham dự viên, kể cả thành phần luật sư ủng hộ lẫn thành phần chống đối, vang lên tiếng “Amen” khi vị tổng thống này ngồi xuống ký chuẩn luật cấm này.
Gần nửa tiếng sau, Thẩm Phán Richard Kopf ở Nebraska đã ban hành một lệnh tạm giới hạn thi hành khoản luật mới vừa được tổng thống ký, vì luật ấy không có luật trừ cho việc bảo trì sức khỏe của phụ nữ muốn phá thai. Lệnh của vị thẩm phán này chặn đứng việc áp dụng thi hành khoản luật mới này cho toàn quốc. Vị thẩm phán này nói: “Thật sự Quốc Hội thấy rằng luật trừ về sức khỏe không cần thiết, thế nhưng thật ra nó cũng là một vấn đề mà tôi cần phải trì hoãn một đúc kết như vậy khi Tòa Thượng Thẩm nhận thấy khác đi”. Ngoài Nebraka cũng có những diễn biến tương tự ở San Francisco và Nữu Ước.
Biết được những ngăn cản từ ngành lập pháp, vị tổng thống này đã tuyên bố: “Ngành hành pháp sẽ cương quyết bênh vực khoản luật này chống lại với bất cứ ai cố gắng lật ngược nó nơi tòa án”. Theo khoản luật vừa được ký thì các bác sĩ không được thi hành “một hành động minh nhiên” cố ý sát hại một bào thai được sinh ra bán phần. Phương pháp phá thai sinh bán phần bao gồm cả việc dùng kéo đâm thủng óc của bào thai. Vị chủ tịch Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình là ông Tony Perkins đã phát biểu nhận định của mình như sau: “Hôm nay Tổng Thống Bush đã làm những gi Bill Clinton cần phải làm vào năm 1996, đó là vấn đề cấm một phương pháp dã man không kém gì việc sát hại trẻ em. Quan điểm của nhân dân Hoa Kỳ về vấn đề này qua nhiều năm đã trở nên minh bạch và cuối cùng Washington đang theo kịp được với công luận”.
Theo dư luận thì Tổng Thống Bush, vị tổng thống đã bất chấp Liên Hiệp Quốc tấn công Iraq, bất chấp mạng sống của bao nhiêu người vô tội, ký khoản luật này là vì lý do chính trị hơn là lý do đạo đức. Ông ký là vì thấy được thành phần bảo thủ về đạo giáo ủng hộ, một con số khá đông cho việc tuyển cử sắp tới của ông. Tuần trước khi ông ký vào khoản luật cấm này, ông còn lập lại chủ trương họ đã tuyên bố trong cuộc tuyển cử năm 2000. Ông nói ông sẽ không ký vào đạo luật này vì công luận chưa chuyển hướng sang ủng hộ vấn đề này. Thật ra khoản luật mới này cũng giống như của Nabraska ba năm trước đây đã bị Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ bác bỏ.
Về phía thành phần chống đối, Tổ Chức Quốc Gia Cho Phụ Nữ đã tổ chức một nhóm biểu tình khoảng từ 50 đến 100 người hô hào và cầm biểu ngữ: “Giữ Cho Việc Phá Thai Được Hợp Pháp”. Ở Capitol Hill, trong cuộc họp báo ngoài Tối Cao Pháp Viện, các phê bình gia yêu cầu các tòa án lên tiếng cho luật cấm này là phi hiến: “Tổng Thống Bush và Quốc Hội không việc gì phải pha mình vào giữa phụ nữ Hoa Kỳ và các vị ý sĩ của họ”, dân biểu Louise Slaughter, hạt Nữu Ước, đã bày tỏ nhận định của mình như thế.
Hiện Tượng Nguyệt Thực, Sao Băng và Nhật Thực trong Tháng 11/2003
Mỹ Châu, Âu Châu và Phi Châu sẽ được thấy vầng trăng rằm trở thành một bầu tối hồng vào cuối tuần này Thứ Bảy ngày 8/11/2003, khi mặt trăng lướt qua vùng tối của trái đất trong biến chuyển mới nhất của bầu trời năm nay. Hiện tượng nguyệt thực này sẽ kéo dài trong vòng 24 phút và lên tới hết cỡ của nó vào lúc 8 giờ 6 phút EST, lúc mặt trăng, trái đất và mặt trời chập vào nhau và mặt trăng băng ngang qua vùng tối nhất của Trái Đất. Hiện tượng nguyệt thực không gây tác hại cho mắt trần của người coi, không giống như hiện tượng nhật thực. Hiện tượng nguyệt thực diễn ra với nhiều mầu sắc, từ nâu đậm và đỏ đến mầu cam sáng, vàng và nâu, tùy theo nhiều ít mây và bụi trong không khí của trái đất lúc ấy. Vào cổ thời hiện tượng nguyệt thực này được cho rằng bị gây ra bởi con quái vật nào đó làm cho mặt trăng đẫm máu, dấu hiệu tai họa xẩy ra.
Nếu mây mù che khuất biến cố Thứ Bảy này, người ta sẽ không phải đợi chờ lâu để thấy được một trận mưa sao băng Leonid xẩy ra hằng năm. Ở Tây Á, Nam Dương và Úc Đại Lợi sẽ thấy trận mưa sao băng này vào sáng sớm ngày 14/11/2003. Còn ở vùng Tây Phi, Tây Âu, Bắc Mỹ và những phần đất phía tây của Nam Mỹ sẽ được thấy trận mưa sao băng này vào ngày 19/11/2003. Cảnh mưa sao băng này xẩy ra rất ngoạn mục với cả hằng trăm ngôi sao chuyển chỗ trên bầu trời trong một tiếng đồng hồ. Ngày 23/11 cũng sẽ diễn ra hiện tượng nhật thực mà chỉ thấy được ở Nam Cực Cầu thôi.
Trung Đông: Iraq hỗn loạn bất an, Do Thái ngăn chặn khủng bố, Palestine lập nội các mới
Tháng vừa qua, sau khi có hai nhân viên và 10 người khác bị sát hại trong cuộc xe bom khủng bố tấn công ngày 27/10 ở các văn phòng của mình tại thủ đô Baghdad, Hội Hồng Thập Tự có trung tâm ở Thụy Sĩ đã giảm số nhân viên quốc tế của mình. Ngoài ra, cơ quan này đã đi đến quyết định tạm đóng cửa các văn phòng của mình ở Baghdad và Basra (trừ miền bắc Iraq), sau khi xẩy ra những cuộc tấn công quân đội Mỹ ở Iraq hôm Thứ Bảy 8/11 và cuộc bao vây của lực lượng Hoa Kỳ ở khu vực gần 6 người lính Mỹ bị sát hại bởi chiếc Trực Thăng Black Hawk bị bắn rơi. Cũng vào Ngày Thứ Bảy 8/11, hai quân nhân Mỹ nữa bị tử thương và 1 bị thương vì chiếc xe của họ bị nổ tung trên đường ở phía tây Fallujah. Tai nạn này xẩy ra vào lúc khoảng 8 giờ 30 sáng giờ địa phương gần làng Sichir, giữa Fallujah và Ramadi, khoảng 30 đặm (48 cây số) phía tây Baghdad.
Trong khi đó, ở Thánh Địa, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Phòng Vệ Do Thái đã ra lệnh tịch biên đất đai để lập một hàng rào an ninh cần thiết trong việc ngăn cản những tên khủng bố Palestine đột nhập vào Do Thái. Hàng rào an ninh này chỉ cách Tây Ngạn ít cây số một ít nơi nhưng bọc vòng theo biên giới của Do Thái.
Đối với phe Palestine thì việc làm này của bên Do Thái là việc xây bức tường ngăn cách, tố cáo là bên Do Thái đã tịch thu đất của Palestine để làm việc này. Trước đây bên Palestine cũng nhận thấy rằng việc kiến thiết hàng rào chung quanh vùng cư trú là việc không theo cái được gọi là Green Line, tức biên giới giữa Do Thái và Tây Ngạn trước Cuộc Chiến Trung Đông 1967.
Phe Do Thái bắt đầu xây bức tường ngăn cách này từ năm ngoái. Ở một số nơi nó là một hàng rào điện tử với những giây nhọn trên nóc và ở những chỗ khác là một bức tường xi măng cốt sắt. Do Thái đã kiến thiết bức tường ngăn cách hay hàng rào an ninh này được 93 dặm (150 cây số) ở phía bắc. Khi hoàn thành thì công trình này sẽ dài 217 dặm (350 cây số) với chi phí ước lượng lên tới 200 triệu Mỹ kim.
Thủ Tướng Palestine Qorei đã đồng ý thành lập hội đồng nội các mới, sau khi hội đồng lâm thời (với một số vị đã từ chức ngay từ đầu) vừa hết hạn hôm Thứ Ba 4/11/2003. Tuy nhiên, vị thủ tướng này cho biết những vấn đề còn lại cần phải giải quyết, mà một trong những vấn đề ấy là việc chọn một bộ trưởng nội vụ Palestine và vị bộ trưởng này có thẩm quyền đến đâu đối với các lực lượng an ninh Palestine. Dù được Hoa Kỳ thôi thúc trong vấn đề trao quyền kiểm soát và điều khiển các lực lượng an ninh Palestine cho Thủ Tướng, Tổng Thống Arafat vẫn không chịu. Thứ Ba 11/11, Hội Đồng Lập Pháp Palestine sẽ họp bỏ phiếu tân nội các được vị thủ tướng lưu nhiệm chọn.
Vị thủ tướng lưu nhiệm trước đây đã hơn một lần tuyên bố từ chức sau khi Tổng Thống Arafat do dự bổ nhiệm Nasser Yusef, tư lệnh quân lực Palestine làm bộ trưởng nội vụ, thay vào đó, ông đã chọn Jabril Rajoub làm cố vấn an ninh quốc gia cho ông. Vị thủ tướng lưu nhiệm có thể sẽ tiếp tục muốn Yusef làm bộ trưởng nội vụ, nhưng cũng có thể chọn người khác hay chính ông kiêm nhiệm luôn.
Theo vị thủ tướng được lưu nhiệm này thì vào Chúa Nhật 9/11/2003, Tổng Thống Yasser Arafat đã đồng ý về bộ tân nội các do vị thủ tướng này lập và trình báo hôm Thứ Bảy 8/11, gồm 24 chức vụ khác nhau. Tuy nhiên, Hội Đồng Lập Pháp Palestine sẽ bỏ phiếu về bộ tân nội các này vào Thứ Tư 12/11. Trong bộ tân nội các này, tướng tham mưu trưởng Nasser Yusef không được bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng nội vụ như vị thủ tướng lưu nhiệm mong muốn, một chức vụ đã được Hakam Balawi trung thành với Tổng Thống Arafat thay, song ông này phụ trách điều hành những gì không liên quan đến vấn đề an ninh. Quyền lực điều hành và kiểm soát ngành an ninh được trao cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tổng Thống Arafat lãnh đạo, và thủ tướng, bộ trưởng nội vụ, bộ trưởng tài chính và các vị làm đầu các cơ quan an ninh cũng là phần tử của hội đồng này. Yusef không thuộc về hội đồng này.
9/11 Chúa Nhật XXXII Thường Niên Năm B
ĐỀN THỜ THIÊN CHÚA
Trần Mỹ Duyệt
- “Nhà Tạm Ta ở giữa chúng; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng và chúng sẽ là dân Ta” (Ez 37:27).
- “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Chúa ngự trong anh em sao? Vì đền thờ Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ ấy” (1 Cor 3:16-17).
Hình ảnh ngôi thánh đường với ngọn tháp cao vút trên nền trời xanh là hình ảnh thân thương mà có lẽ mọi Kitô hữu đều quen thuộc. Đối với những ai từng sống tại các giáo xứ bên Việt Nam, quanh ngôi thánh đường giáo xứ, thì hình ảnh ấy đã trở thành một hình ảnh nối liền với cuộc đời từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã ci đời: “Nhà Tạm Ta ỡ giữa chúng; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng và chúng sẽ là dân Ta” (Ez 37:27).
Nhà Tạm Chúa ở giữa chúng ta. Ý nghĩa này đã gắn liền đời sống người Kitô hữu với ngôi thánh đường. Đối với chúng ta, đây là nhà của Thiên Chúa, và những lúc thanh thản, hạnh phúc nhất là những giây phút được một mình thinh lặng tại một góc giáo đường hay nguyện đường. Những lúc như vậy, ta sẽ thấy lòng mình thật bằng an. Ta sẽ thấy ta gần Chúa, và Chúa gần ta. Những lúc như thế, có lẽ ta chẳng cần cầu xin gì, chỉ bằng một thái độ im lặng nhìn lên Chúa hoặc nhìn lên Nhà Tạm, là đã thấy lòng mình được bằng an, hạnh phúc, và thời gian qua đi rất nhanh.
Nhưng để hiểu được chính bản thân mình, chính con người bằng xương, bằng thịt của mình đây cũng là một ngôi thánh đường, một cung thánh của Thiên Chúa, đòi ta phải ý thức để hiểu rằng cuộc đời này, mạng sống này, và tất cả mọi hơi thở của mình đều nằm trong quyền năng của Thiên Chúa và do Ngài trao tặng. Lúc ấy, lời Thánh Phaolô mới mang ý nghĩa về một đền thờ, một ngôi thánh đường là chính con người của chúng ta: “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cor 3:16). Thánh Gioan cũng đã ghi nhận, sau khi Chúa Giêsu phục sinh từ ci chết, các Tông Đồ đã hiểu rằng Thánh Thể của Ngài chính là bản thân Ngài, và bản thân Ngài cũng là Đề Thờ của Thiên Chúa (x Gio 2:18-22).
Như Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta là một đền thờ của Thiên Chúa, vì mỗi người chúng ta đều có Chúa trong mình. Ngôi thánh đường này đã được xức dầu trong ngày chịu phép Rửa Tội, và trong ngày chịu phép Thêm Sức. Đối với những Kitô hữu chịu chức thánh, thì lại một lần nữa được xức dầu trong ngày thụ phong linh mục, hoặc tấn phong giám mục. Để hiểu thế nào về việc xây dựng và bảo trì đền thờ thân thể của ta, chúng ta cần nhớ lại lời thánh Tôma A’quinas: “Mặc dù Thiên Chúa đã dựng nên tôi, nhưng nếu có một giây phút nào Ngài quên không nghĩ đến tôi, thì lập tức giây phút ấy tôi trở về hư vô ngay”. Thiên Chúa không những xây dựng ngôi đền của Ngài mà còn quan tâm, lo lắng, gìn giữ, và trau chuốt cho ngôi đền thờ ấy bằng tất cả tình thương và thượng trí của Ngài: “Vì đền thờ Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ ấy” (1 Cor 3:17).
Ngày qua ngày, chúng ta không biết mình đã phải đối diện với biết bao nguy hiểm, bao nhiêu thử thách. Nhưng như những phép lạ nhiệm mầu, mỗi người chúng ta đã qua được trăm ngàn nguy hiểm, và thử thách để được sống cho đến hôm nay. Đi sâu vào những kiến trúc thần kỳ của ngôi thánh đường thân thể này, ta mới khám phá ra rằng thì ra Thiên Chúa đã dầy công tạo tác nên tác phẩm của Ngài một cách hết sức lạ lùng và nhiệm mầu. Không phải là Thiên Chúa, không phải là thượng trí, không phải là quyền năng như Ngài không thể nào làm được. Có để ý nhìn vào thực tại của con người, cuộc sống tự nhiên, cuộc sống tâm lý, và cuộc sống tâm linh của mỗi người, ta mới thấy r quyền năng, quan phòng và tình thương của Thiên Chúa đối với mỗi một cá nhân - mỗi một ngôi thánh đường sống động - mà do chính Ngài xây dựng nên.
Còn linh hồn chúng ta. Oâi! Thượng Trí. Oâi! Tình thương vô biên của Thiên Chúa. Nếu có một ơn huệ nào tốt lành hơn, to lớn hơn ơn được sống trong tình yêu Ngài, được làm con Ngài, thì Ngài đã ban cho con người. Ngày qua ngày, ta vẫn được rước Ngài vào nhà mình. Vì ta chính là ngôi thánh đường, và linh hồn chúng ta chính là cung thánh nhiệm mầu nơi Ngài ngự trị như lời Thánh Phaolô: “Anh em là đền thờ Thiên Chúa”. Đó cũng là lý do tại sao Giáo Hội bảo vệ mạng sống con người. Bảo vệ những thai nhi khỏi bị giết oan uổng ngay từ trong lòng mẹ.
Nhưng nếu đền thờ Thiên Chúa là nơi Ngài ngự trị, nơi Ngài hạnh phúc vì được ở giữa con cái loài người, thì khi ta làm hoen ố đền thờ Ngài bằng cách phạm tội, khi xúc phạm đến đền thờ thân xác ta và những người khác, thì chính ta đã làm cho Thiên Chúa không hài lòng và tỏ ra khó chịu. Ngài cũng sẽ phải nói với ta như đã nói với những con buôn quanh đền thờ Giêrusalem: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” (Gio 2:16). Những thứ đó là tham lam, ghen tương, độc ác, kiêu căng, hà tiện và vô độ. Những thứ đó là những lỗi phạm đến đức bác ái với anh em của mình.
Khi một người bị cháy nhà, họ sẽ ra vô gia cư. Khi bom đạn rơi xuống một xóm làng, một thị thành, thì nhà cửa của xóm làng ấy, thị thành ấy bốc cháy, đổ vỡ, và nhiều người sẽ trở thành vô gia cư. Cũng một hình thức ấy, khi ta xúc phạm đến thân thể mình, đến thân thể của anh chị em mình, là ta đã làm hoen ố đền thờ mình, và những đền thờ của anh chị em mình. Lúc đó, Thiên Chúa sẽ bị đuổi ra khỏi nơi cư ngụ của Ngài và trở thành một kẻ vô gia cư.
Lạy Chúa, xin cho con biết quí trọng thân xác con. Quí trọng mạng sống con. Quí trọng những tháng ngày Chúa ban cho con trên ci đời này. Xin cho con cũng biết quí trọng anh chị em con, và nhìn thấy Chúa nơi những đền thờ sống động ấy để con không biến Chúa thành người vô gia cư ngay nơi chính bản thân con, và nơi những anh chị em con: “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Chúa ngự trong anh em sao? Vì đền thờ Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ ấy” (1 Cor 3:16-17).
Đức Tin Hạt Cải Đức Mến Cổ Thụ
Nếu để ý đến tiến trình của bài Phúc Âm được Giáo Hội sắp xếp cho chu kỳ Phụng Vụ Năm B ở Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, chúng ta thấy, kể từ sau khi Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các tông đồ biết Mầu Nhiệm Thánh Thể của Người ở những Chúa Nhật từ 17 đến 22, rồi Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người ở Chúa Nhật 24, xuất hiện một loạt bài Phúc Âm về những gương mù gương xấu phản đức tin, rồi sau đó là một loạt bài về gương sống đức tin là yếu tố cần thiết để nghênh đón Chúa Kitô tái giáng, một biến cố được Giáo Hội cử hành vào Lễ Chúa Kitô Vua, kết thúc Năm Phụng Vụ của Giáo Hội.
Về loạt bài Phúc Âm liên quan đến các thứ gương mù gương xấu phản đức tin, trước nhất là gương mù gương xấu của các môn đệ tỏ ra tranh giành địa vị, ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 25; tiếp đến là gương mù gương xấu của các vị về việc tranh chấp quyền năng phe nhóm, ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 26; sau đó là gương mù gương xấu của việc vợ chồng ly dị nhau, ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 27; và đến nay là gương mù gương xấu về lòng tham lam của cải ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 28.
Về loạt bài Phúc Âm liên quan đến gương sống đức tin gồm có, ở Chúa Nhật 29, gương sống đức tin bất chấp thử thách của anh em tông đồ Giacôbê và Gioan muốn được cùng với Thày uống cạn chén khổ nạn; ở Chúa Nhật 30, gương sống đức tin bất chấp áp lực thế gian của người mù ăn xin bên vệ đường ở Giêrichô không sợ đám đông vẫn khinh thường anh ta; ở Chúa Nhật 31, gương sống đức tin của người luật sĩ vốn thuộc về thành phần vốn bị Chúa nặng lời trách móc là giả hình (x Mt đoạn 23) song vì thành tâm tìm kiếm chân thiện nên vẫn nhận ra được tất cả những gì chí lý như ông ta vốn nghĩ nơi câu trả lời của Chúa Giêsu về giới răn trọng nhất; và ở Chúa Nhật 32 tuần này, gương sống đức tin đến hoàn toàn cậy trông phó thác của một bà góa nghèo khó nhưng hết lòng quảng đạo đã dâng cúng cho Chúa tất cả những gì mình có vào công qũi của đền thờ, dù chẳng là bao nhiêu và giá trị gì so với mọi người bấy giờ.
Có thể nói, nếu để ý kỹ, loạt bài Phúc Âm về gương lành gương sáng này là những gì hoàn toàn tương phản với loạt bài Phúc Âm về gương mù gương xấu trước đó. Chẳng hạn, gương sống đức tin đến chấp nhận đau khổ và cùng Thày phục vụ hơn hưởng thụ của cặp anh em tông đồ Giacôbê và Gioan đã soi sáng cho gương mù gương xấu tranh chấp nội bộ cũng như tranh chấp phái nhóm của các tông đồ, như được Thánh Ký Marcô ghi lại ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 25 và 26. Rồi gương sống đức tin bất khuất của người mù ăn xin bên vệ đường đã là những gì soi sáng cho tình trạng cứng lòng đến mù quáng của con người “yêu chuộng tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19) nói chung, một tình trạng cứng lòng đến mù quáng được thể hiện điển hình nhất nơi việc vợ chồng ly dị nhau trong đời sống hôn nhân, như được kể đến ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 27. Sau hết là gương sống đức tin nghèo khó mà hết sức quảng đại của bà góa dâng cúng cho đền thờ Chúa cũng đã là những gì soi sáng cho gương mù gương xấu của lòng tham vô đáy nơi thành phần giầu có khó vào nước thiên đàng, như được thấy ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 28.
Giới răn trọng nhất ở bài Phúc Âm tuần trước đã hoàn toàn nên trọn nơi trường hợp bà góa dâng cúng tất cả những gì mình có này vào công quĩ đền thờ Chúa. Nếu bà không tin tưởng “Chúa, Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất”, bà sẽ không thể nào dám liều lĩnh dâng cùng tất cả những gì bà có như vậy cho Ngài. Ở đây không phải là số tiền nhỏ bé ấy của bà, mà là chính mạng sống của bà. Vì số bạc nhỏ bé ấy là tượng trưng cho chính mạng sống của bà, đúng như trường hợp của bá góa trong bài đọc thứ nhất của cùng Chúa Nhật tuần này. Nếu bà góa này đã dâng cho vị Chúa là Thiên Chúa, là Chúa duy nhất của bà, tất cả mọi sự bà có, liên quan đến mạng sống của bà như thế, không phải là bà đã thật sự “yêu Chúa hết lòng muốn, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” của bà hay sao? Nếu thật sự không có Chúa, không có Đấng quan phòng toàn năng đầy yêu thương chăm sóc cho cả chim trên trời là loài động vật lẫn cỏ đồng nội là loài thực vật (x Mt 6:26,28) hoàn toàn thấp kém hơn con người là loài “nhân linh ư vạn vật”, thì việc làm của bà góa này, thay vì là một việc làm của một đức ái trọn hảo, một đức tin tuyệt đối, lại là một việc vô cùng ngu xuẩn và điên khùng, là một việc làm hoàn toàn mê tín dị đoan. Thế nhưng, bà góa mạnh tin ấy có ngờ đâu rằng, việc làm nhỏ mọn bằng tất cả lòng thành trước mắt thế gian ấy, một việc làm đáng hổ ngươi trước mắt thế gian ấy, lại được lọt vào mắt thần của Thiên Chúa, ở chỗ, chẳng những việc ấy được Ngài chứng giám qua con mắt loài người của Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu bấy giờ, mà còn được Ngài khen tặng qua môi miệng của Con Thiên Chúa trước mặt thành phần là nền tảng Giáo Hội của Người Con này nữa.
Nếu Nước Thiên Chúa giống như hạt cải là hạt nhỏ nhất trong các hạt giống đã mọc lên trở thành cây to lớn, đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành của nó (x Mt 13:31-32), thì việc làm đáng xấu hổ của bá góa trước mắt thế gian bấy giờ, hay mấy đồng bạc cắc chẳng là gì của bà, chẳng khác gì như một hạt cải nhỏ bé nhất, so với các hạt giống đóng góp khác to bự hơn của bà rất nhiều, đã trở thành một cây vĩ đại đến làm gương cho cả loài chim trời có mặt bấy giờ là các tông đồ, thành phần vốn còn tham vọng tranh ngôi thứ, nhất là có cả kẻ tham lam tiền của sắp sửa tới lúc bán thày lấy bạc (x Jn 12:4-6; Mt 27:3).
Trường hợp bà góa mạnh tin trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXXII tuần này cho thấy, nếu người giầu có khó vào Nước Trời hơn lạc đà chui qua lỗ kim, như lời Chúa Giêsu khẳng định với các tông đồ ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 28, thì người nghèo, như thực tế cho thấy, thường quảng đại hơn người giầu trong việc từ thiện bác ái, đóng góp làm việc chung. Sau đây là mấy trường hợp cụ thể đã được Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta kể lại (xem dongcong.net) trong cuộc đời Mẹ đã phục vụ người nghèo nhất trong các người nghèo.
Một ngày nọ, Mẹ Têrêsa nhận được 15 đôla. Ông ta bị toàn thân bất toại chỉ còn bàn tay phải là có thể cử động được. Ông.
Hôm ấy, sau khi nhận được 15 Mỹ kim do một người bị bất toại 20 năm gửi tặng, một con người sống cô đơn, chỉ có điếu thuốc lá là người bạn duy nhất của ông, Mẹ Têrêsa đã đến thăm ông và an ủi ông, người đã chân thành nói với Mẹ rằng:
- Thưa Mẹ, con đã hết hút thuốc cả tuần nay rồi, và đó là số tiền con dành dụm được để biếu Mẹ hầu Mẹ có thể dùng nó mua cơm bánh cho các người nghèo khổ.
Câu truyện cảm động khác xẩy ra vào thời điểm thành phố Calcutta thiếu đường. Bấy giờ có một cậu bé độ khoảng 4 tuổi đã đến đưa cho tôi một bát đường mà nói với tôi rằng:
- Thưa Mẹ, con đã nhịn không ăn đường suốt cả tuần nay. Đây là chút đường để Mẹ có thể dùng cho các em mồ côi của Mẹ.
Chưa hết, ở một trường hợp khác, có một em nhỏ muốn đem rá gạo tôi mang tới ra vo để nấu cơm cho cả nhà ăn. Nhưng bấy giờ có một người đàn ông đến gặp và nói với tôi rằng:
- Thưa Mẹ, ở gần đây có một gia đình người Ân giáo có 8 đứa con, song cả tuần nay họ chẳng có một thứ gì cho vào bụng.
Nghe thế tôi liên bưng rá gạo theo người đàn ông ấy đến nhà người Ấn giáo ấy. Bước vào túp lều lụp xụp, tôi thấy những khuôn mặt xanh xao và đang bị quằn quại vì đói. Không thể cầm lòng, tôi đã trao tất cả rá gạo cho người đàn bà ấy. Bà ta cảm động nhận lấy rá gạo, rồi lập tức ngồi xuống chia ra làm hai phần. Sau đó, bà bưng một nửa ra đi . . . một lúc sau mới trở về... Lấy làm ngạc nhiên tôi mới lên tiếng hỏi bà:
- Bà đi đâu thế? Đem gạo cho ai vậy?
Bà ta liền trả lời:
- Người ta cũng đói lắm cơ!
- Nhưng họ là ai?
- Những ngưới ấy là những gia đình theo Hồi giáo. Họ cũng có những đứa con đói khổ như con đây. Họ ở bên kia đường mà cả tuần nay, họ cũng chẳng có gì để ăn hết.
Chúa Nhật tuần này, Chúa Nhật XXXII Thường Niên Năm B (ngày 9/11/2003), trùng với Lễ Cung Hiến Đền Thờ Gioan Latêranô. Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật tuần này cũng hợp với ý nghĩa về đền thờ. Ở chỗ, như lời nguyện mở đầu cho thấy, Thiên Chúa là Thần Linh ở với Kitô hữu chúng ta nơi tâm hồn hay tấm lòng của chúng ta. Và tâm hồn hay tấm lòng của Kitô hữu chúng ta thực sự là đền thờ của Chúa một khi chúng ta tin tưởng nhận biết Ngài và kính mến Ngài hết mình và trên hết mọi sự. Việc bà góa trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này đã dâng cúng vào ngân qũi của đền thờ tất cả những gì bà có để dâng lên cho Chúa, đã không nói lên việc bà kính mến Thiên Chúa hết mình hay sao, và tấm lòng của bà không phải là đền thờ xứng đáng Chúa ngự trị hay sao? Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho chúng ta thấy cái nhiều nhất, lớn nhất trước mặt Chúa không phải là những gì về vật chất mà là tấm lòng. Bà góa dâng cúng vào đền thờ Chúa ít nhất mà lại đẹp lòng Chúa nhất, vì bà đã quảng đại nhất, yêu mến nhất, dâng lên cho Chúa tất cả những gì mình có.
Lạy Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự, thấu suốt lòng của mỗi người chúng con. Vì Chúa ngự trong lòng chúng con như ngự trong đền thờ của Chúa. Xin Mẹ Maria giúp tâm hồn chúng con trở nên đền thờ của Chúa, bằng việc kính mến Chúa hết mình, không tiếc Ngài một điều gì. Amen
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
NIỀM TIN Trong cuộc sống
Niềm tin là một vấn đề rất quan trọng trong cuộc của con người. Nó quan trọng vì dường như sự thành tín, và tin tưởng đang mất dần ảnh hưởng trong lòng nhiều người cũng như trong những giao dịch giữa con người với con người. Điều này cũng xẩy ra trong thế giới tâm linh, khi con người đánh mất sự giao hảo với Thượng Đế.
Có lẽ chưa bao giờ nhân loại văn minh như ngày nay. Chưa bao giờ cộng đồng nhân loại có nhiều cuộc hội nghị, thương thảo, và trao đổi có tầm mức quốc gia và quốc tế. Nhưng cũng chưa bao giờ nhân loại trải qua nhiều cuộc chiến tâm lý, nhiều cuộc chiến ý thức hệ, nhiều chém giết, và đổ máu như hiện nay. Chưa bao giờ hai chữ thành tín, tin tưởng bị phản bội, bị lợi dụng như ngày nay. Trước những xáo trộn và đổ nát ấy, nhiều người muốn tìm hiểu và phân tích nguyên nhân. Tại sao lại xẩy ra những biến cố và sự kiện như thế?! Câu trả lời rất giản dị, đó là vì con người đã đánh mất niềm tin.
Thật vậy, thế giới tân tiến hiện nay với những phát minh tân kỳ con người có thể đi vào không gian, lặn sâu xuống lòng biển cả. Người ta cũng có thể đo lường chiều kích thước của bầu khí quyển, của thái dương hệ bao la, cũng như những tế bào thật nhỏ bé. Nhưng tất cả đều phải có những mã số, những mật mã, hoặc chià khóa để đề phòn khỏi bị ăn cắp, hoặc sao bản. Riêng trong lãnh vực giao tiếp hằng ngày, con người đòi phải có giấy tờ để chứng minh. Giấy hôn thú, giấy khai sinh, giấy ủy quyền. Văn bằng cũng bằng giấy, tiền tệ cũng bằng giấy, thẻ tín dụng cũng bằng giấy. Tất cả đều phải tùy thuộc vào những tấm giấy.
Giấy và chìa khóa. Điều này cho ta một cảm nghĩ rất khôi hài nhưng cũng rất mỉa mai, đó là người không tin người mà tin tấm giấy. Mà giấy tờ, chìa khóa, mã số lại do chính con người làm ra. Bản thân người đang đứng trước mặt không tin, lại tin vào chữ ký hoặc tấm thẻ của họ. Nhưng cũng dễ hiểu thôi, vì một khi con người đã đánh mất đi bản chất và căn cước sống của mình, thì con người đã làm mất niềm tin nơi ngay bản thân mình. Và vì họ không còn tin vào mình, nên người khác cũng có quyền nghi ngờ họ cũng như chính họ nghi ngờ họ. Sống trong một thế giới mấtụ niềm, đương nhiên con người phải dùng đến thủ đoạn, đến lừa lọc để tự vệ, và để mưu sống theo cái mà bản năng sinh tồn đòi hỏi. Kết quả là con người không còn tin tưởng nhau, vì vậy, cái chìa khóa, cái mã số, và tấm giấy thông hành sẽ thay thế cho chính bản vị và niềm tin của mỗi người.
Theo tâm lý, khi một người không còn là mình nữa. Khi người đó đánh mất đi niềm tin nơi chính mình, họ sẽ sống trong hốt hoảng, trong sợ hãi, trong lo âu, và trong tâm thức ngờ vực. Tinh thần người ấy lúc đó sẽ trở thành bạc nhược, tiêu cực, và chán nản. Nếu trong những lúc buồn bực, chán nản ấy mà phải đối đầu với những thử thách thì thất vọng càng trở nên não nề, có thể đưa tới tuyệt vọng. Phản ứng của họ lúc ấy sẽ trở thành hung dữ, tàn bạo và có thể làm bất cứ một chuyện gì, dù chuyện đó là xấu. Gần đây hiện tượng các em mang súng đến trường bắn xối xả vào bạn hữu, vào thầy cô rồi lại quay súng vào mình tự sát đang giải thích cho tâm lý tiêu hốt hoảng và tiêu cực này. Chính vì tự ty mặc cảm và cho rằng mình bị bạn bè, thầy cô coi thường mà các em tự cảm thấy chán ghét mình, chán ghét số mệnh cuộc đời mình. Từ sự chán ghét ấy, các em trở thành những kẻ căm thù đời, hận đời, hận người, và đi tới những hành động tâm bệnh như thế.
Thế giới của những người lớn cũng tương tự. Sở dĩ có những lừa lọc, lường gạt về tình yêu, tình cảm, về địa vị và quyền lợi cũng chỉ vì những người làm những chuyện ấy tự cảm thấy niềm tin của mình bị hụt hẫng, hoặc chao đảo. Đã mất niềm tin mà lại bị thu hút bởi ảo giác quyền lực, giầu sang, thành công hay tình cảm, thì chỉ còn một cách thức duy nhất là dùng thủ đoạn, mưu mánh, hoặc nếu cần cả đến những phương tiện tồi tệ nhất miễn sao khỏa lấp được cơn khát quyền lực, thành công, hay ái tình trong tâm mình.
Trong cái nhìn của tâm lý học, kẻ ôm bom tự sát. Người nhẩy lầu tự tử. Hoặc kẻ dùng sức mạnh, quyền lực để cưỡng bức niềm tin của kẻ khác, chưa hẳn là những anh hùng, có hành động cao cả. Ngược lại, cũng có thể là những người mang ảo giác và ảo tưởng về hành động của mình. Họ là những người hụt hẫng và thiếu tự tin, vì đối với những người này không còn con đường nào tốt hơn, không còn phương pháp nào đẹp đẽ hơn để tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội, và trong niềm tin tưởng của những người chung quanh. Như người đang bị lún sâu trong vũng bùn lầy, họ càng cựa quậy, càng cuống quít, giẫy dụa, càng bị chìm sâu. Cũng vậy, khi một người đã đánh mất niềm tin nơi mình, nơi những người chung quanh, thì mỗi lúc họ càng lún sâu vào mặc cảm tự ty và tiêu cực. Dần dà có thể đưa tới thù ghét xã hội, và hận đời.
Theo tâm lý đạo đức, niềm tin còn là một đòn bẩy, một cái đà để đưa con người lên khỏi những nghi hoặc, ngờ vực và mặc cảm. Niềm tin theo Abert Ellis, có một sức mạnh phi thường, và chi phối toàn bộ suy tư của con người. Va chạm đến niềm tin là va chạm vào một sức đối kháng không thể thắng nổi. Chủ nghĩa Cộng Sản rồi ra cũng phải dừng bước trước sức mạnh này. Vì thế, mới có những người dám chết cho niềm tin của mình, và những trận thánh chiến nhân danh niềm tin và tôn giáo bao giờ cũng là những trận chiến hết sức kinh khủng.
Nếu tự tin, tự hào về mình chính là sức mạnh tâm lý giúp ta có thể sống vui, sống thoải mái, và sống hạnh phúc với mình cũng như với kẻ khác, thì mỗi người đều phải có quyền lợi và trách nhiệm đối với niềm tin của mình. Điều cần lưu ý là tự tin, tự trọng, và tự biết mình không phải là tự tôn, tự đại, hoặc tự ái. Người tự tin và tự trọng phải là người dám làm, dám chịu, dám đi vào những thách đố cuộc đời bằng thái độ trưởng thành, và với tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời, vào tương lại. Một người như thế và một cuộc sống như thế chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc, chỉ cần là khi tin tưởng mình, tự tin nơi chính mình, tin vào đời, con người cũng nên biết rằng tất cả niềm tin ấy cần phải dùng để vượt ra khỏi sự u minh của trí tuệ, nhờ đó ta dễ nhận ra rằng trên tất cả còn có Đấng Tối Cao.
Trần mỹ Duyệt
NIỀM TIN LÀ VĂN HÓA THẦN LINH
Con Người: Văn Minh Tuyệt Đỉnh
Lịch sử thế giới cho thấy chưa bao giờ con người văn minh như ngày nay. Văn minh chưa bao giờ thấy như ngày nay đây không phải về phương diện khoa học và kỹ thuật. Vì hai phương diện văn minh này vẫn còn đang trên đà phát triển, chưa đạt đến tuyệt đỉnh của chúng, tuy chúng càng ngày càng phát triển nhanh đến nỗi chóng mặt, nhanh kiểu gia tốc chứ không phải kiểu vận tốc bình thường. Không ai có thể biết được đích xác, hay dám quả quyết chúng sẽ đi về đâu và sẽ tiến đến đâu, thời điểm dứt khoát tiến đến chỗ tuyệt đỉnh này v.v. Văn minh chưa bao giờ thấy ở đây, có thể nói đã lên đến tuyệt đỉnh, đó là văn minh về nhân bản, một thứ văn minh cho thấy, sau biết bao ngàn năm dài lịch sử, nếu không muốn nói, theo khoa học, sau cả 1 triệu 6 trăm ngàn năm, con người đã thực sự biết được mình là ai, qua việc họ đã ý thức được quyền làm người của họ.
Thế nhưng, phải chăng, văn minh về nhân bản ngày nAy cũng không thoát được định luật đào thải của lịch sử, một lịch sử đã phũ phàng cho thấy, có một số văn minh, điển hình như văn minh Ai Cập, sau đó là văn minh Hy La, một khi lên đến tuyệt đỉnh, liền đi xuống dốc, nhường chỗ cho những nền văn minh khác? Văn minh nhân bản của nhân loại thực sự đã lên đến tuyệt đỉnh từ ngay giữa thế kỷ 20, tức khi Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ban bố Bản Nhân Quyền ngày 10/12/1948, phải chăng cũng đang đi xuống dốc ở Âu Mỹ từ hậu bán thế kỷ 20, với khoản luật cho phép ly dị từ đầu thập niên 1960, cũng như với khoản luật cho phép phá thai từ đầu thập niên 1973, nhất là với những khoản luật cho phép đồng tính kết hôn và tạo thai ngoại nhiên từ thập niên 1990? Nếu không thì tại sao con người chưa bao giờ được đầy đủ tiện nghi vật chất như ngày nay lại cảm thấy lúc nào cũng biến động trong lòng, và đang trải qua một cuộc bạo loạn nơi xã hội của mình từ thập niên 1990 tới nay? Phải chăng, hiện tượng phá sản văn hóa và luân lý của con người ngày nay chính là dấu chứng hùng hồn cho thấy văn minh nhân bản của con người đang xuống dốc không phanh, hậu quả vô cùng tai hại là, văn minh vật chất của họ càng lên cao sẽ càng trở nên hết sức nguy hiểm, vì thứ văn minh vật chất này chẳng khác gì như khẩu súng ở trong tay một kẻ mất trí? Nếu thật sự văn minh nhân bản đang xuống dốc thì văn minh nào sẽ lên thay thế đây?
Theo tôi, nếu văn minh nhân bản là văn minh tuyệt đỉnh của toàn thể văn minh nhân loại, một thứ văn minh đã cho thấy r trọn vẹn chân dung của nhân loại, thì sẽ không còn văn minh nào có thể thay thế văn minh nhân bản này được nữa. Bây giờ chỉ còn nghĩ đến giải pháp làm sao để có thể cứu vãn tình thế vô cùng nguy kịch hiện nay, cứu vãn một nhân loại đang lao mình xuống hố diệt vong, đúng hơn, một nhân loại đã chết về tâm linh và đang xông mùi hôi thối về luân lý. Thế nhưng, người ta chỉ có thể cứu được một con người hấp hối, chứ làm sao có thể cải tử hoàn sinh một thây ma, nhất là một thây ma đang tan rữa trong nấm mồ sự chết. Rất may, theo luật tuần hoàn trong trời đất, xuân sang đông tàn thế nào, cây lúa mọc lên từ hạt miến mục nát trong lòng đất ra sao, con người cũng có thể hồi sinh như vậy, vì nơi con người chẳng những có khả năng tìm kiếm sự thật mà còn có cả khả năng phản tỉnh nữa. Thực tế không cho thấy hay sao, biết bao nhiêu con người đã bật dậy hay dội lên khi bản thân họ lao mình xuống cho tới khi chạm phải đáy vực của cuộc đời. Chính lúc ấy, chính trong giây phút quyết liệt ấy, nhờ tâm linh bất diệt, họ mới nhìn ra được sự thật, một sự thật không phải về nhân quyền của họ, mà là về thân phận làm người của họ - tôi là ai, và cũng là sự thật về sứ mệnh của họ - tôi sống để làm gì. Đó là lý do chúng ta thấy ngay trong lúc này đây, ngay trong lúc nhân loại va chạm tới tận đáy vực hủy thể đây, nơi cộng đồng nhân loại mới còn một thiểu số người, âm thầm và nhỏ bé như mầm sống của hạt lúa miến, đóng vai trò là ý thức của toàn thể nhân loại, vẫn đang mạnh mẽ sống, nhất định vươn lên trong mục nát. Phải chăng xã hội nhân loại đang băng hoại hiện nay sẽ được và có thể được canh tân bởi mầm mống thiểu số này?
Con Người: Ngươi Đang Ở Đâu?
Đúng thế, chính vì “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mà “trong đầm (mới không còn) gì đẹp bằng sen”. Chính việc hiện hữu và tồn tại của những mầm mống thiểu số này trong một xã hội đang xông mùi tử khí từ nấm mồ của một nền “văn hóa sự chết” cũng đã cho thấy cái mãnh lực của sự sống nơi họ, một sự sống của một thứ niềm tin là văn hóa thần linh! Quả vậy, nếu thành phần thiểu số đang là mầm mống hồi sinh của xã hội loài người đây có thể chẳng những đứng vững mà còn tỏ ra cho thấy có những dấu hiệu vươn lên ngay trong tình trạng mục nát hiện nay là vì niềm tin của họ, một niềm tin làm cho họ sống đúng với ơn gọi làm người của họ, một niềm tin làm cho họ biết mình là ai và sống để làm gì, như thân mệnh làm người của họ đòi hỏi. Theo tôi, có thể nói, tất cả mọi lệch lạc và băng hoại của loài người từ trước đến nay, nhất là trong lúc này, lúc con người đang trở thành một tên múa rối “đóng khố (luân lý) đi giầy tây (văn minh vật chất)” trên khấu trường lịch sử này, là vì họ đã đánh mất đi Ý Thức Làm Người của họ, mất đi niềm tin linh thiêng nơi họ. Nghĩa là họ đã không còn biết mình là ai và sống để làm gì nữa. Đó là lý do, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, ngay sau khi nhị vị nguyên tổ loài người “vượt biên” ra khỏi ranh giới thân mệnh làm người của mình, họ đã được Thiên Chúa Hóa Công, như Sách Sáng Thế Ký ghi nhận, nhắc nhở và đặt lại vấn đề với họ: “Ngươi đang ở đâu?” (Gen 3:9). Thiên Chúa Hóa Công ở đây không phải chỉ muốn đặt lại vấn đề thân mệnh của con người với họ, mà còn đặt vấn đề tại sao họ đã làm như thế nữa, do đó, ngay sau khi nghe con người viện lý trốn lánh mặt Ngài, Ngài liền phán: “Ai đã bảo rằng ngươi trần truồng? Vậy là ngươi đã ăn cây Ta cấm ngươi không được ăn rồi!” (Gen 3:11).
Thật vậy, sở dĩ con người nguyên tổ đã phạm tội, đã không nghe theo những gì Thiên Chúa Hóa Công vô cùng khôn ngoan của mình căn dặn, đã ăn trái cấm, là vì họ không tin vào Ngài. Bởi vậy, tội con người phạm ở đây, không phải chỉ là việc họ ăn trái cấm, mà trước hết và trên hết còn chính là việc họ bất tín nơi Thiên Chúa Hóa Công, Vị Thần Linh Tối Cao, Vị Thần Linh tỏ mình hiện thực và sống động qua tiếng lương tâm chân chính nơi họ. Nếu họ một lòng tin tưởng Vị Thiên Chúa Hóa Công của mình, thì họ đâu có nghe theo lời dụ dỗ của con rắn già quỉ quyệt, tiêu biểu cho đầu óc khôn ngoan thế gian tìm mình nơi họ. Như thế, việc con người sa ngã phạm tội, làm điều xấu xa gian ác, bất xứng với thân phận làm người của mình, trước hết và trên hết là vì con người đã đánh mất Niềm Tin, một niềm tin được thể hiện qua việc nghe theo tiếng lương tâm chân chính, ở chỗ, tuân giữ những lề luật luân lý phổ quát xứng hợp với ơn gọi và thân mệnh làm người của họ. Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh trước hết và trên hết là như thế và ở chỗ đó.
Hiện tượng con người băng hoại ngày nay cũng đã cho thấy r sự thật ngay từ ban đầu này, sự thật về việc con người bị mất niềm tin nên mới trở thành băng hoại. Nhìn vào thế giới hôm nay, ngoài hiện tượng không thể chối cãi là tình trạng phá sản văn hóa và khủng hoảng luân lý, chúng ta còn thấy cả sự kiện khô đạo hay loạn tín nữa. Nơi thế giới tư bản, con người ngày nay, đa số, nếu không muốn nói hầu hết, chỉ biết chạy theo vật chất và dục tính hơn là tâm linh và tinh thần, có thể nói họ bị cơn lốc văn minh vật chất cuốn hút đang quay cuồng chóng mặt đến đụng phải nhau ầm ầm. Nơi thế giới cộng sản, ruột gan tuy vẫn còn ôm ấp chủ trương vô thần, song mặt mũi cũng đã bắt đầu được trang sức loè loẹt những mầu me tư bản và người ngợm sặc toàn mùi nước hoa vơ vét lợi lộc. Nơi thế giới đạo giáo, con người nhân danh niềm tin để chống đối và bách hại nhau, như ở Ấn Độ, ở Đông Timor, ở Phi Châu, ở thế giới Hồi Giáo, điển hình nhất là biến cố 911 tại đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ. Có một điều cũng không thể chối cãi được là hậu quả của hiện tượng con người đang băng hoại do con người đánh mất Niềm Tin Thần Linh của mình đây, đó là sự kiện con người quay ra chia rẽ, kỳ thị, thậm chí đi đến chỗ chém giết sát hại lẫn nhau. Con người ngày nay đã không chia rẽ nhau là gì, điển hình là trào lưu ly dị. Con người không kỳ thị nhau là gì, điển hình là những cuộc thanh lọc chủng tộc ở Âu Châu sau Biến Cố Đông Âu, hay những cuộc bách hại tôn giáo ở Phi Châu và Thế Giới Hồi Giáo. Con người đã không chém giết sát hại nhau là gì, điển hình là hai trận Thế Chiến I và II thuộc tiền bán thế kỷ 20, trào lưu phá thai từ hậu bán thế kỷ 20, và khủng bố từ cuối thế kỷ 20 v.v.
Con Người: Em Ngươi Đâu Rồi?
Những gì vẫn từng xẩy ra cho loài người trong suốt giòng lịch sử của họ, nhất là đang diễn tiến trên khấu trường thế giới ngày nay, như trên vừa đề cập đến, thật ra, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, chỉ là phản ảnh những gì đã xẩy ra cho con người ngay từ ban đầu, chỉ là một thảm kịch chưa chấm dứt đã được mở màn ngay từ ban đầu mà thôi. Thật vậy, Sách Sáng Thế Ký của Do Thái Giáo, như trên đã cho thấy, sau khi nguyên tổ loài người đã ăn trái cấm, đã tin mình hơn Thiên Chúa Hóa Công của mình, tức đã đánh mất Niềm Tin Thần Linh của họ, họ liền quay ra chia rẽ nhau, và vì đã ly dị nhau ngay trong lòng của mình, Adong liền lên tiếng đổ lỗi cho Evà vợ mình, Evà không ngần ngại đổ lỗi cho con rắn quỉ quyệt (xem Gen 3:12-13). Chưa hết, chính vì tình trạng chia rẽ nhau này, tình trạng không sống trong sự thật, sự thật đối với Thiên Chúa Hóa Công cũng như đối với bản thân mình như thế, hậu quả không thể tránh được là con người đã đi đến chỗ sát hại nhau. Như Sách Sáng Thế Ký kể tiếp, Cain, đứa con trai đầu lòng, hoa trái của con người trong tình trạng băng hoại và chia rẽ nhau, chỉ vì ghen tức với Abel em mình, đã ra tay hạ sát nó ở ngoài đồng vắng. Để rồi, nếu đã có phiên tòa thứ nhất về việc con người ăn trái cấm thế nào, thì lại càng không thể nào tránh được phiên tòa thứ hai cho cuộc đổ máu dã man đầu tiên này.
Can phạm Cain cũng đã bị Thiên Chúa Hóa Công hạch hỏi: “Abel Em ngươi đâu rồi?” (Gen 4:9), như Ngài đã hạch hỏi con người nguyên tổ: “Ngươi đang ở đâu?”. Giá cả hai biết nhận lỗi, biết chấp nhận sự thật về con người của mình trước nhan Đấng Hóa Công, chắc màn thảm kịch băng hoại đã chấm dứt ngay từ ban đầu. Tiếc thay, chính vì con người đã đánh mất Niềm Tin Thần Linh là hồn sống linh thiêng của mình là loài không nguyên sống bởi bánh, là loài không phải sống để mà ăn song ăn để mà sống, nên con người lại tiếp tục sống trong gian dối, tiếp tục chối bỏ sự thật về mình. Để rồi từ câu trả lời của Cain: “Tôi không biết. Chẳng lẽ tôi là kẻ canh giữ nó hay sao?” (Gen 4:9), con người đã càng ngày càng băng hoại đến nỗi, cũng theo Sách Sáng Thế Ký, Thiên Chúa Hóa Công đã tỏ ra hối hận vì đã dựng nên con người, đến nỗi, Ngài đã phải ra tay hủy diệt họ bằng một cuộc đại hồng thủy (x Gen chương 7). Tuy nhiên, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa Hóa Công, một dự án được từ từ mạc khải và thể hiện trọn vẹn qua giòng lịch sử của chung nhân loại, nhất là của riêng dân tộc Do Thái, mục đích hủy diệt của Ngài là để tái tạo một tân nhân loại. Do đó, Ngài đã ra tay cứu vớt gia đình Noe trong một chiếc tầu vĩ đại do chính ông đóng, một di tích lịch sử đã được tin tức phổ biến cách đây mấy chục năm cho biết là khảo cổ học đã tìm thấy ở trên một đỉnh núi thuộc lãnh thổ Nước Nga. Chính hình ảnh cầu vồng hiện lên sau những cơn giông tố bão lụt, như Sách Sáng Thế Ký cho biết (x Gen 9:13-17), đó là dấu hiệu hy vọng của sự sống, một dấu hiệu đã bắt đầu có từ trần đại hồng thủy vô tiền khoáng hậu này.
Phải chăng con người ngày nay cũng đang bị một cơn đại lụt, không phải bởi nước như Sách Sáng Thế Ký thuật lại nữa, mà là bởi lửa, một thứ lửa hận thù chém giết nhau khắp nơi, giữa các dân tộc trên thế giới, như đã xẩy ra qua hai Thế Chiến I và II cũng như qua các cuộc khủng bố, giữa một nước với nhau, như những cuộc thanh lọc chủng tộc và bách hại tôn giáo ở Phi Châu và Âu Châu, hay các cuộc chiến tranh chủ nghĩa dân tộc ở Á Châu, và giữa gia đình với nhau, như thai mẫu giết hại thai nhi v.v. Trong suốt giòng lịch sử dài của mình, chưa bao giờ con người lại tàn sát nhau một cách dã man, trắng trợn và khủng khiếp như ở vào thời điểm văn minh từ thế kỷ 20 cho đến nay. Phải chăng hiện tượng con người tàn sát sự sống là dấu hiệu cho thấy con người đang tận diệt chính mình? Vậy trong cuộc đại lụt của lửa hận thù này, cầu vồng hy vọng sống còn là gì, nếu không phải là Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh, và mầm mống của một tân nhân loại là ai, nếu không phải là thành phần sống Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh?
Con Người: Văn Minh Yêu Thương
Vậy Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh đây là gì, nếu không phải, như đã nhận định và phân tích trên đây, đó là một thứ văn hoá kính trời và yêu người. Nếu văn minh vật chất ngày nay sản sinh ra một thứ văn hóa được Đức Gioan Phaolô II, Vị Lãnh Đạo Thế Giới Công Giáo, nhận định và gọi là “văn hóa sự chết” (culture of death), thì Niềm Tin sẽ hạ sinh một thứ văn hóa đáng gọi là Văn Hóa Thần Linh, hay Văn Hóa Sự Sống (culture of life) cũng vậy. Tức một thứ văn hóa chẳng những hết sức tôn trọng và không sát hại đến sự sống con người, mà còn làm trân quí và phát triển sự sống con người cho đến khi con người đạt tới tầm mức thành toàn theo Ơn Gọi Làm Người của mình nữa, một Tầm Vóc Con Người hoàn toàn phản ảnh Sự Thật Làm Người của họ. Đúng thế, chính vì con người đã bị lệch lạc ngay từ ban đầu, do đó, Sự Thật Làm Người của con người mới được đặt ra là “Ngươi đang ở đâu?” và “Em ngươi đâu rồi?”.
Dù người ta có phủ nhận Mạc Khải Thần Linh được ghi nhận trong cuốn Sách Sáng Thế Ký đi nữa, họ cũng không thể chối bỏ Sự Thật Làm Người được cuốn Sách Thánh đầu tiên trong Bộ Thánh Kinh Do Thái Giáo này nói đến, một Sự Thật Làm Người là cốt li làm nên khoa nhân loại học (anthropology), làm nên văn minh nhân bản đích thực. Thật vậy, kinh nghiệm tâm lý cũng như lịch sử cho thấy, bất cứ lúc nào con người không biết mình - “Ngươi đang ở đâu?”, vấn đề liên quan đến việc “kính trời”, họ cũng sẽ tiến đến chỗ sát hại lẫn nhau - “em ngươi đâu rồi?”, vấn đề liên quan đến việc “yêu người”, vì tự trong thâm tâm của mình, con người đã hoàn toàn phủ nhận nhau, như Cain đứa con đầu lòng của nhân loại đã bộc lộ: “Chẳng lẽ tôi lại là người giữ nó hay sao?”. Như thế, quả thực Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh còn dính dáng đến cả một thành ngữ được Đức Phaolô VI sử dụng, đó là “Văn Minh Yêu Thương” (civilization of love). Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh, Văn Hóa Sự Sống hay Niềm Tin Là Văn Minh Yêu Thương cũng vậy.
Con người văn minh vật chất ngày nay quả thực đã không biết mình là ai - “Ngươi đang ở đâu?”. Ở chỗ pro choice, phò quyền tự quyết tuyệt đối, ban hành những luật lệ bất hợp pháp, như ly dị, phá thai, đồng tính kết hôn, tạo sinh ngoại nhiên v.v. Họ đã quên rằng, một khi không có quyền chọn lựa về sự hiện hữu của mình, tức không có quyền chọn muốn được thụ thai hoặc vào đời hay chăng, cũng như không có quyền chọn lựa hữu thể, liên quan đến phái tính và phẩm chất của mình trước khi được sinh ra thế nào, con người cũng không có quyền tuyệt đối tự do định đoạt mọi sự như một chủ nhân ông về mình như vậy, mà chỉ có quyền như một viên quản lý có nhiệm vụ phải sử dụng những gì mình nhận được khi vào đời do trời ban cho theo đúng như ý trời là chủ nhân ông tối cao của mình mà thôi. Và ý của vị chủ nhân ông tối cao này là gì, nếu không phải là tất cả lề luật luân lý tự nhiên phổ quát, một bộ luật đã được bẩm sinh ghi khắc vào tâm khảm của từng hữu thể “linh ư vạn vật”, một bộ luật tổng hợp chỉ có hai điều duy nhất, đó là kính trời và yêu người, một nội dung hoàn toàn phản ảnh Bản Thập Điều đã được Vị Chúa là Thiên Chúa của dân Do Thái ban bố cho họ tại Núi Sinai, khi họ mới được Ngài dùng Moisen giải thoát họ khỏi làm tôi nước Ai Cập và đang trên đường băng qua sa mạc tiến về Đất Hứa, mảnh đất Palestine hiện nay.
Nếu lề luật luân lý phổ quát được khắc ghi nơi tâm khảm của con người và được lương tâm con người nhắc nhở, thì bao lâu con người tạo vật, đóng vai quản lý chỉ được quyền sử dụng những gì trời đã trao ban chung riêng cho họ, làm bất cứ một sự gì chỉ vì mình và cho mình, dù với tư cách cá nhân hay dân tộc, mà lại gây tác hại đến người khác, đến công ích, đến đại kết nhân sinh, thì hành động của họ là hành động pro choice, lộng hành, phá hoại. Chẳng hạn, thân xác và sự sống của con người không phải do con người mà có, bởi thế, một khi nhận được, con người phải sử dụng chúng đúng như vị chủ nhân ông tối cao đã trao ban cho mình, theo qui định của lề luật luân lý tự nhiên, chứ không phải chỉ để dùng vào bất cứ những gì bất xứng với thân xác và sự sống làm người cao quí của họ, như biến chúng trở thành những phương tiện cho việc khoái lạc gian dâm, đồng tính ân ái, ngừa thai nhân tạo, tạo thai ống nghiệm, cấy thai tha mẫu, xì ke ma túy, hành quyết tử hình, nhân đạo trợ tử v.v.
Con Người: Hiện Thân Thần Linh
Thật vậy, không phải bất cứ việc gì con người làm với chủ ý tốt đều là tốt và tự nó là tốt. Vì con người không phải là chủ nhân ông, không có toàn quyền định đoạt, nghĩa là không phải tất cả những gì họ muốn là tốt và phải tốt, hay ý muốn của họ chính là sự thiện. Bằng không, chủ nghĩa cộng sản là tốt, vì nó chủ trương sử dụng phương sách đấu tranh giai cấp để cải tổ xã hội bất công trở thành bình đẳng hơn. Trái lại, cũng không phải hễ việc gì thực tế có lợi cấp thời, thực dụng ngay trước mắt, dù quả thật có đúng như thế chăng nữa, đều là tốt và tự nó là tốt. Bằng không, tự tử để thoát khổ là tốt, ly dị để khỏi bị “người ta” làm khổ là tốt, phá thai để đỡ gánh nặng cho mình cũng như cho xã hội là tốt, giết chết bệnh nhân bất trị cho họ khỏi khổ cũng như cho thân nhân đỡ tốn kém là tốt v.v. Chưa hết, một việc tự nó là tốt, nhưng nếu thực hiện bằng cách bất chấp thủ đoạn, hay bằng những phương tiện xấu cũng không phải là một việc tốt. Bằng không, việc ăn cắp của người giầu cho người nghèo là tốt hay sao, hoặc việc thế thiên hành đạo khi tự mình ra tay hạ sát những kẻ gian ác trong xã hội theo kiểu của phim Tầu đều là tốt cả hay sao?
Tóm lại, một hành động tốt, phải là một hành động xứng hợp với vai trò quản lý viên của con người, một hành động hợp với lề luật tự nhiên, theo tinh thần kính trời yêu người, một hành động hội đủ ba yếu tố luân lý: việc làm tốt, ý làm tốt và cách làm tốt. Thiếu bất cứ yếu tố nào trong ba yếu tố này đều là việc xấu, tác hại, phi nhân bản, phản luân thường đạo lý. Trong ba yếu tố luân lý này, yếu tố việc làm tốt là yếu tố tiên khởi chủ yếu nhất, yếu tố con người có thể căn cứ vào đó để biết ngay được mình có nên tác hành hay chăng. Nghĩa là, nếu thấy một việc tự nó là xấu, như gian dâm, trộm cướp, giết người v.v. thì con người dù có ý ngay lành và tốt lành đến đâu đi nữa, hay dù việc làm này có lợi và hữu dụng đến mấy chăng nữa, con người cũng không được phép làm, vì nó là trái cấm, mang đầy độc dược, đụng vô là chết.
Một thai mẫu phá thai, sát hại thai nhi tức là bà cho rằng mình có tuyệt đối quyền trên thân xác của mình, một thân xác không do tự bà mà có. Như thế là bà đã không sống đúng với Sự Thật Làm Người, đã sống nghịch lại với Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh, đã phạm đến đệ nhất giới luật kính trời yêu người. Chỉ có quái vật mới có nhiều đầu và lắm xừng, như Thánh Kinh Kitô Giáo cho thấy ở cuốn sách cuối cùng trong Bộ Sách Thánh của mình là Sách Khải Huyền (x Rev 12:3; 13:1). Nếu nhiều đầu đây chẳng những ám chỉ quyền thủ lãnh mà còn ám chỉ cả việc lộng hành nữa, như thế, lắm xừng ở trên đầu vốn là phương tiện để húc đây ám chỉ việc tấn công đối thủ khi cần. Hiện tượng hết sức bạo loạn ngày nay cho thấy con người văn minh thích quyền hành và có rất nhiều đầu, không ai chịu ai, nên lúc nào cũng sẵn sàng lấy xừng bạo lực húc nhau chết bỏ. Điển hình nhất là trường hợp của người mẹ phá thai, một người mẹ vì có đầu óc lộng hành, phạm đến tinh thần kính trời – “ngươi đang ở đâu?”, nên đã lấy xừng tự do vô lối của mình để phũ phàng húc chết thai nhi ngay trong bụng mình, phản lại tinh thần yêu người – “con ngươi đâu rồi?”. Thế nhưng, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, Sách Sáng Thế Ký của họ cho biết con người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa (x Gen 1:26-27), chứ không phải được dựng nên theo hình ảnh và tương tự một con quái vật có nhiều đầu và lắm xừng, như con người đã tự mình biến dạng theo giòng lịch sử của mình.
Bởi thế, vấn đề làm người ở đây là con người phải làm sao để trở thành một Phản Ảnh Thần Linh, Vị Thần Linh Tối Cao vô cùng viên mãn đã ban cho con người tất cả mọi sự để con người có thể hiện hữu, sống động và phát triển. Dấu hiệu chứng tỏ con người là Hình Ảnh Thần Linh là thân phận tự do của con người, vì chỉ có Thần Linh mới có tự do, và dấu hiệu chứng tỏ con người tương tự như Thần Linh Sự Sống là tình trạng con người viên mãn, qua việc con người quảng đại ban phát. Không phải hay sao, sở dĩ người mẹ có sữa là bởi người con, nghĩa là không có con bà sẽ không bao giờ có sữa. Như thế, sữa ở nơi người mẹ là của người con và cho người con, hơn là của người mẹ và cho người mẹ. Chính vì vậy nếu người mẹ không cho con bú thì sữa tự nhiên sẽ hết, ngược lại, nếu cho con bú, sữa sẽ tồn tại và dồi dào hơn. Đó là lý do thực tế cho thấy người mẹ chỉ có quyền hạn tương đối trên bản thân của bà, và quyền hạn này là một quyền hạn để phục vụ hơn là hưởng thụ. Aùp dụng qui định bẩm sinh này vào tất cả mọi lãnh vực nhân sinh cũng vậy. Ơn Gọi Làm Người là ơn gọi sống cho người khác, là Ơn Gọi Làm Mẹ, Ơn Gọi Nhận Lãnh Để Ban Phát. Tất cả những gì con người nhận lãnh khi vào đời là để cho đi. Chính vì con người không có gì khi vào đời mà con người mới phải cho đi. Có cho đi con người mới tồn tại. Có cho đi con người mới phát triển. Có cho đi con người mới bắt đầu thực sự sống và sống một sự sống càng ngày càng viên mãn hơn. Đó là lý do nơi con người mới có tự do, một quyền năng không phải để con người muốn làm gì thì làm, mà là một quyền năng để con người trao tặng, để con người sống Văn Minh Yêu Thương, hiện thân của một Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh, để con người thực sự là Hiện Thân Thần Linh!
Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh
(bài Phát Thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 16, 5/5/2002)