GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 5/2003

 

 

Ý Chung: “Xin cho trẻ em gặp khốn khó và những ai dấn thân phục vụ các em được luôn tìm thấy nơi Mẹ Maria, Mẹ sự sống, sự nâng đỡ và trợ giúp”.

Ý Truyền Giáo: “Xin Thánh Linh thắp lên lòng nhiệt thánh mới nơi các Giáo Hội địa phương ở Á Châu trong việc truyền bá phúc âm cho toàn Lục Địa này”.

 

 

___________________________________________

 11-17/5/2003

 

17/5 Thứ Bảy

Giáo Hội Đại Kết với Vấn Đề Thánh Mẫu

Một trong những yếu tố mà nhiều nhà trí thức hay đấng bậc Công Giáo cảm thấy lo sợ có thể sẽ làm hại đến việc hiệp nhất Kitô giáo nhất đó là vấn đề Thánh Mẫu. Thế nhưng, lại hoàn toàn không phải thế, như một số nhà trí thức bên Tin Lành nhận định, (xin xem lại mục Cảm Nhận Thánh Mẫu trang Tin Lành Thánh Mẫu như đã được phổ biến trước đây). Ngày 14/5/2003, văn phòng “Phụ Nữ và Kitô Giáo” thuộc Phân Khoa Tòa Thánh về ‘Thánh Mẫu’ ở Rôma tổ chức một buổi chia sẻ đại kết về đề tài “Đức Maria và Các Giáo Hội”. Sau đây là những chia sẻ Cảm Nhận Thánh Mẫu của các thành phần trí thức thuộc các Giáo Hội Kitô Giáo trên thế giới.

Trước hết là ông Vladimir Zelinski, một phần tử của Giáo Hội Chính Thống Nga và là giáo sư Đại Học Florence, đã nói về Mẹ Maria như “hữu thể duy nhất ở giữa tạo sinh và tạo hóa”. Ông cho biết, đối với Chính Thống Giáo Nga thì “hết mọi lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa đều là lơiụi nguyện cầu dâng lên Mẹ Maria. Mẹ Maria hoàn toàn hiện diện nơi việc cầu nguyện, nơi phụng vụ, nơi ảnh tượng nhất là nơi Thánh Thể: Mẹ bao giờ cũng ở sát ngay Con Mẹ”.

Tiếp đến là ông Giancarlo Bruni, giáo sư Thần Học về đại kết của Phân Khoa Tòa Thánh về Thánh Mẫu, đã cho biết những việc bày tỏ của các người Công Giáo đối với Mẹ Maria khác nhau theo địa dư và khả năng cảm nhận. Ông nhìn nhận là trong quá khứ có những thái quá, nhưng ngày nay “chúng ta chứng kiến thấy một Khoa Thánh Mẫu Học có tính cách tự nhiên, ở chỗ, Mẹ Maria được chấp nhận theo cảm nghiệm của Do-Thái-Kitô-Giáo, một cảm nghiệm chất chứa một thứ ơn gọi từ Trời Cao. Mẹ Maria là hữu thể được Chúa Cha, qua Người Con Trung Gian duy nhất, tiếp tục sử dụng để ủi an và ban phát ân sủng”.

Sau hết, về phía anh em Tin Lành, Mục Sư Fulvio Ferrario cho biết theo Phong Trào Thệ Phản thì “Đức Maria quan trọng ở chỗ Người giúp cho chúng ta hiểu biết hơn về tính chất trọng yếu của Chúa Giêsu Kitô Trung Gian duy nhất”. Vị giáo sư Phân Khoa Thần Học Tin Lành Waldensian này còn nói: “Các vị tổ phụ của Phong Trào Cải Cách, từ Luthêrô đến Zwingli, đều viết nhiều trang sách về Trinh Nữ Maria bao giờ cũng ở trong bối cảnh Kitô Học, nói cách khác, miễn là bài tiểu luận về Đức Maria có một ý nghĩa nào đó liên hệ với Chúa Giêsu Kitô. Phong Trào Cải cách chúng tôi chấp nhận đức đồng trinh của Đức Maria trong việc hạ sinh Chúa Kitô và chúng tôi coi những ai được gọi là anh em của Chúa Giêsu như là anh em họ của Người. Chúng tôi cầu với Đức Maria như Người là Đức Maria, chứ chúng tôi không cầu cùng Đức Maria”.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 15/5/2003

ĐTC ngỏ lời cùng 12 tân lãnh sự (tiếp hôm qua)

Với vị tân lãnh sự nước Latvia về các giá trị nhân bản

……..”Giáo huấn xã hội của Công Giáo, căn cứ vào những nguyên tắc phổ quát trong việc bảo đảm công lý và hòa bình giữa các cá nhân cũng như giữa các phái nhóm, nhìn nhận vai trò tích cực của các lực lượng chính trị và kinh tế nơi sinh hoạt của một quốc gia. Thế nhưng, để thực hiện việc thực sự tiến bộ, những lực lượng này cần phải hết sức lệ thuộc vào những đòi hỏi quan trọng hơn của vấn đề công lý xã hội, nhân quyền và công ích. Có thế, phẩm giá của con người mới được bênh vực, tình đoàn kết giữa các cá nhân cũng như giữa các phái nhóm mới được khuyến khích, sự hòa hợp và thịnh vượng xã hội mới được duy trì. Tóm lại, ‘tình trạng phúc hạnh về vật chất cũng như tinh thần của nhân loại, việc bảo vệ tự do và quyền lợi của con người, việc phục vụ vô tư cho cộng đồng, việc lưu ý tới những điều kiện cụ thể: tất cả đều là những gì cần phải có trước mọi dự án chính trị và là những gì tạo nên một nhu cầu luân lý tự bản chất của nó bảo đảm cho nền hòa bình ở các quốc gia cũng như nền hòa bình giữa các quốc gia” (Speech to the Diplomatic Corps accredited to the Holy See, 13 January 2003, 6).

“Các thứ giá trị chúng ta đang nói đến ở đây không có gì là xa lạ đối với quốc gia của ngài, bởi vì ngay từ thế kỷ 12, khi Thánh Meinhard, vị Tông Đồ nước Latvia, rao giảng Phúc Âm ở đất nước của ngài thì những lý tưởng này đã được đan kết thành chính tấm vải đời sống quốc gia của ngài. Chúng cần phải được củng cố và phát triển hơn nữa để nước Latvia tiếp tục cuộc hành trình của mình vào Ngàn Năm Thứ Ba cũng như để đất nước của ngài sửa soạn trở thành một phần tử thực thụ của một Khối Hiệp Nhất Âu Châu vươn rộng. Về vấn đề này, Tôi cảm thấy hài lòng trước việc nhận định của ngài về ảnh hưởng sâu xa Kitô giáo đã tác dụng nơi văn hóa và lịch sử Âu Châu. Thật vậy, Kitô giáo đặc biệt hãnh diện về việc đóng góp những giá trị sẽ khuôn đúc và gắn bó cho một tân Âu Châu: vì “một Âu Châu ruồng bỏ quá khứ của mình, một Âu Châu phủ nhận sự kiện về tôn giáo, và một Âu Châu không có chiều kích linh thiêng sẽ hoàn toàn trở thành nghèo nàn đối với dự án tham lam cần vận dụng tất cả nghị lực của nó trong việc kiến tạo nên một thứ Âu Châu cho tất cả mọi người” (cùng nguồn vừa dẫn).

“Chính vì thế mà Tòa Thánh tha thiết xin là Bản Hiệp Định Hiến Chế của Khối Hiệp Nhất Âu Châu phải chất chứa nơi Lời Mở Đầu của nó chi tiết rõ ràng về tôn giáo cũng như về gia sản Kitô giáo của Âu Châu. Thật vậy, điều đáng mong ước là, với hết lòng tôn trọng chính quyền trần thế, bản Hiến Pháp này phải công nhận ba yếu tố bổ túc sau đây: thứ nhất là tầm quan trọng của quyền tự do tôn giáo, chẳng những nơi các khía cạnh cá nhân cũng như tập thể của nó, mà còn nơi chiều kích cơ cấu của nó nữa; thứ hai là nhu cầu trao đổi và tham vấn giữa Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các cộng đồng tín hữu; thứ ba là việc tôn trọng tình trạng pháp lý đã được thừa hưởng bởi các Giáo Hội và các cơ cấu tôn giáo ở các Quốc Gia hội viên trong Khối Hiệp Nhất này. Ba yếu tố liên hệ này sẽ giúp cho tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng có thể tiếp tục thực hiện việc đóng góp bất khả thay thế vào các sinh hoạt cũng như vào các cơ cấu Âu Châu.

“Dĩ nhiên, gia đình vẫn là những gì thiết yếu cho bất cứ một chương trình tiến bộ thực sự nào cũng như cho việc phát triển toàn diện con người nào, ở Âu Châu cũng như ở bất cứ nơi nào. Trong bản Tuyên Ngôn Chung của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, gia đình được nhìn nhận như là “một nhóm đơn vị xã hội tự nhiên và nồng cốt” (Khoản 16.3). Đây là một sự thật chính yếu cho việc hiện hữu xã hội của loài người không được sơ xuất hay coi thường, vì bất cứ sự yếu kém nào xẩy ra nơi cơ cấu bất khả thiếu này không thể nào lại không trở thành nguồn gốc gây ra những khốn khó và vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn, khi quan niệm duy thực dụng và duy vật về gia đình thịnh hành thì các phần tử của nó sẽ hướng chiều về những ước vọng duy ngã và thực hiện những đòi hòi cá nhân tác hại đến tình trạng hiệp nhất của gia đình cũng như làm suy yếu khả năng xây dựng mối hòa hợp và giáo dục tình đoàn kết. Ngược lại, ở đâu nhìn nhận gia đình tự bản chất là một giá trị thì các phần tử của nó mới thấy rằng thiện ích riêng tư của mình đi song song với nhiệm vụ của họ trong việc yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

“Đối với chính sự sống của con người cũng như sự sống của mỗi người cũng thế. Khi giá trị, phẩm giá và các thứ quyền lợi của con người được nâng đỡ và cổ võ thì tấm vải xã hội được bền chắc và những thứ ưu tiên của các dân tộc cùng các quốc gia được ở trong một trật tự xứng hợp. Đó là lý do tại sao Giáo Hội không bao giờ thôi nhắc nhở lương tâm con người là sự sống ở suốt chặng thời gian hiện hữu của nó, từ khi được hoài thai cho đến khi tự nhiên qua đi, phải được cương quyết và dứt khoát bênh vực. Cũng thế, con người ở suốt cuộc sống của mình, khi còn nhỏ, thành người lớn cũng như trong tuổi già, là một kho tàng vô giá cần phải được chăm sóc và nâng niu. Cả sự sống con người cũng như ngôi vị con người không thể nào được phép đối xử như là một đồ vật, như là một sở hữu, mà phải coi như những gì được Tạo Hóa trang bị cho bằng một phẩm vị cao sang nhất, một phẩm vị cần phải được hết sức tôn trọng và khôn khéo về phần các cá nhân, cộng đồng, quốc gia và cơ cấu quốc tế”……..

Với vị tân lãnh sự nước Fiji Islands về căn tính và đa diện

………..” Ngài đã thẳng thắn đề cập đến những khó khăn gây ra cuộc khủng hoảng về chính trị vào Tháng Năm 2000 cùng với ý muốn dứt khoát của nhân dân Fiji trong việc làm cho những cái khác nhau của họ thành một nguồn mạch làm phong phú lẫn nhau hơn là thành một động lực chia rẽ và đối chọi. Những nỗ lực được quốc gia của ngài thực hiện trong việc đương đầu với những thử thách xẩy ra cho tình trạng hiệp nhất quốc gia trong tinh thần thành kính, trao đổi và hợp tác xây dựng là những dấu hiệu tích cực cho thấy một cuộc sẵn sàng nhìn về tương lai bằng cả niềm tin tưởng và cương quyết. Vào thời điểm cuộc Tông Du của mình, Tôi đã phấn khích tất cả mọi người Fijian là “hãy theo đuổi những đường lối trao đổi sáng tạo và việc hiểu biết lẫn nhau” như phương tiện phát triển tình huynh đệ và khuôn đúc một căn tính chung (Homily in Suva, 21 November 1986). Thực sự loại “sáng tạo” này, một loại sáng tạo căn cứ vào việc kiên trì dấn thân chấp nhận và cảm nhận những khác nhau thực sự làm phân ly một số yếu tố ở xã hội Fijian trong môi trường hiệp nhất quốc gia, pháp lý hiến định và công lý luật pháp, cần phải làm chắc vững những quyết định chính trị đặc biệt của các vị lãnh đạo quốc gia nước ngài. Chắc chắn công việc mệt nhọc nhắm đến việc xây dựng một trật tự xã hội biết tôn trọng tính cách đa diện hợp lý trong một căn tính chung cũng như trong việc dấn thân cho công ích không thể nào chỉ được giới hạn vào những kích thước của pháp luật mà thôi, vì những kích thước về pháp luật này cho thấy là nhưnõng gì vô hiệu nếu chúng, trước hết và trên hết, không được căn cứ vào ý thức cũng như vào tinh hoa sống động của dân chúng (cf. Message for the 2001 World Day of Peace, No. 15).

“Trong một trật tự hoàn vũ đang thay đổi mau chóng, Tôi tin rằng những xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo như nước Fiji có nhiều điều để cống hiến cho các quốc gia khác, vì họ có thể hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong việc phát triển những kiểu mẫu hiệp nhất toàn cầu mới đa diện. Việc dân thân kiên trì cho vấn đề đối thoại giữa các tôn giáo, văn hóa và truyền thống khác nhau thực sự là “đường lối cần phải có để xây dựng một thế giới hòa đồng, một thế giới có thể tin tưởng nhìn về tương lai của mình” (cùng nguồn vừa dẫn). Bất chấp những khó khăn thách đố buồn thảm và có những lúc đối chọi kịch liệt, việc đối thoại trao đổi vẫn là một nhu cầu khẩn thiết về luân lý và là phương tiện duy nhất để khuôn đúc tình trạng hòa đồng chân thực và bền vững dựa vào việc tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Ván đề dấn thân vào con đường đối thoại trước hết được bắt nguồn từ niềm xác tín sâu xa là, bất chấp những khác biệt của mình, tất cả chúng ta đều chia sẻ cùng một sự hiệp nhất căn bản ở chỗ chúng ta cùng là con cái của Thiên Chúa và là phần tử của một gia đình nhân loại duy nhất. Tất cả mọi nền văn hóa, với những sự hết sức khác biệt và với những đặc tính chuyên biệt của chúng, tựu kỳ chung đều là những diễn đạt lịch sử năng động của mối hiệp nhất sâu xa này. Trong khi nhân dân Fiji đang hướng về tương lai, Tôi tin tưởng rằng họ sẽ khám phá ra những nền tảng sâu xa nhất cho căn tính quốc thể của họ, cho tới độ, họ nhìn nhận và bênh vực những chân lý và giá trị siêu việt là những gì hiệp nhất tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm, đó là việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một con người và việc bảo vệ các thứ quyền lợi căn bản của con người; tình đoàn kết giữa các cá nhân và các dân tộc; và việc cổ võ công lý là điều mà thiết hụt sẽ không thể nào có được một thứ tự do chân thực hay một nền hòa bình bền vững”………….
 

16/5 Thứ Sáu

ĐTC với 12 vị lãnh sự mới về đường lối xây dựng hòa bình

Sáng Thứ Năm 15/5, tại Sảnh Đường Clementine, Đức Thánh Cha đã tiếp nhận 12 tân lãnh sự của các quốc gia được liệt kê như sau: Ông Joseph Herron nước Úc Đại Lợi; Kelebert Nkomani nước Zimbabwe; Siba Nasser nước Syria; Leari Edgar Rousseau nước Trinidad và Tobago; Negash Kebret nước Ethiopia; Alberts Sarkanis nước Latvia; Emitai Lausiki Boladuadua nước Fiji Islands; Terence Nsanze nước Burundi; Alexander Chikvaidze nước Georgia; Michel Rittie nước Vanuatu; Mihail Laur nước Moldova và Fauzia Abbas nước Pakistan. Ngài đã gửi cho mỗi vị một văn bản riêng liên quan đến quốc gia của họ. Tuy nhiên, ĐTC cũng đã dùng Pháp ngữ để ngỏ lời chung với các vị này. Đức Thánh Cha đã mở lời bằng nhận định:

“Thế giới của chúng ta đang trải qua một thời điểm khốn khó, được đánh dấu bằng nhiều cuộc xung đột mà quí vị là những quan sát viên theo dõi. Thời điểm này đang làm phiền đau nhiều người nên Tôi xin các vị lãnh đạo quốc gia hãy dấn thân hơn nữa cho hòa bình. Về khía cạnh này việc ngoại giao cần phải tái nhận thức được mục đích cao quí của nó. Thật vậy, việc chú trọng tới con người và các dân tộc cũng như việc lưu ý đến vấn đề đối thoại, huynh đệ và đoàn kết là nền tảng của sinh hoạt ngoại giao cũng như của các tổ chức lãnh trách nhiệm cổ võ đặc biệt vấn đề hòa bình, một trong những sự thiện quí giá nhất đối với cá nhân, dân tộc, và đối với cả các Quốc Gia hoàn toàn lệ thuộc việc phát triển bền vững vào sự an ninh và hòa hợp”.

Đức Thánh Cha nhắc lại việc kỷ niệm mừng 40 năm Thông Điệp Pacem in Terris” của Đức Gioan XXIII đã từng là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, vị đã qua văn kiện này kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy xây dựng xã hội “trên ‘bốn cột trụ’ là sự thật, công lý, yêu thương và tự do. Hòa bình không thể hiện thực ở chỗ khinh dể con người và các dân tộc; nó được xây dựng khi mà hết mọi người trở thành đồng bạn và những vai chính trong việc xây dựng một xã hội quốc gia.

“Từ giai đoạn của những cuộc đại xung đột trên thế giới mà cộng đồng quốc tế đã dấn thân bằng những tổ chức và pháp luật đặc biệt để chiến tranh không bao giờ còn xẩy ra nữa, thứ chiến tranh sát hại thành phần dân sự vô tội, tàn phá các miền đất và gây ra những vết thương cần phải một thời gian lâu mới chữa lành được. Tổ Chức Liên Hiệp Quốc hơn bao giờ hết được kêu gọi giữ vai trò chính yếu đối với những quyết định liên quan đến việc tái thiết các quốc gia, và các tổ chức nhân đạo cũng được mời gọi để tái thực hiện việc dấn thân của mình. Vấn đề này sẽ giúp cho những người bị hoạn nạn nhanh chóng đảm trách định mệnh của mình, từ chỗ bất ổn đến chỗ dấn thân xây đắp tương lai của họ. Ngoài ra để tin tưởng thì điều kiện bất khả thiếu là hãy quay về với cốt lõi của xứ sở.

“Sau hết, Tôi kêu gọi tất cả mọi con người tin theo đạo giáo làm sao để vấn đề thiêng liêng và tôn giáo thành nguồn mạch hiệp nhất và bình an, và để chúng không bao giờ khiến con người đi đến chỗ chống đối nhau. Tôi không thể quên được thành phần trẻ em và giới trẻ, thành phần thường bị ảnh hưởng nặng nhất bởi những trường hợp xung đột. Vì rất khó lòng quên được những gì chúng cảm nghiệm thấy, chúng có thể bị lôi cuốn vào bạo lực. Nhiệm vụ của chúng ta là sửa soạn cho chúng một tương lai hòa bình và một mảnh đất của tình đoàn kết huynh đệ”. Trong việc bày tỏ “những mối quan tâm này của Giáo Hội Công Giáo”, ĐTC đã cho biết Giáo Hội “tham gia vào sinh hoạt quốc tế, vào những mối liên hệ giữa dân chúng cũng như vào những quan tâm về nhân đạo, là những gì thể hiện sứ vụ nguyên thủy của Giáo Hội, để bày tỏ việc Thiên Chúa gần gũi với mỗi một người và hết mọi người”.

Với vị tân lãnh sự nước Úc về nhãn quan hy vọng

……….. “Những lý tưởng chung và những giá trị nhân bản mà cả Tòa Thánh lẫn Úc Đại Lợi đang tìm cách đối đầu với các vấn đề tấn công nhân loại ngày nay cần phải tiếp tục làm vang vọng ngay ở nơi những xã hội sặc mùi cá nhân chủ nghĩa và tục hóa. Về vấn đề này, sứ vụ ngoại giao của Tòa Thánh tìm cách trình bày một nhãn quan hy vọng trước một thế giới càng ngày càng bị phân ly chia rẽ. Việc Tòa Thánh dấn thân cho mục đích này, được thể hiện qua việc Giáo Hội bênh vực phẩm giá sự sống con người và cổ võ nhân quyền, công bằng xã hội và tình đoàn kết, phát xuất từ việc nhận thức nguồn gốc chung của tất cả mọi dân tộc và hướng đến định mệnh chung của họ. Về khía cạnh này thì chiều kích siêu việt của đời sống đang hoạt động để đối đầu với các khuynh hướng đưa đến tình trạng phân mảnh xã hội và bị cô lập quá buồn thảm đang thịnh hành ở nhiều xã hội ngày nay……..

“Những hành động đoàn kết không phải chỉ là những hành động nhân đạo đơn phương theo chủ ý tốt lành. Chủ nghĩa nhân đạo thực sự là chủ nghĩa nhìn nhận và thể hiện dự án đại đồng của Thiên Chúa đối với nhân loại. Chỉ khi nào có nhãn quan về tình đoàn kết đại đồng này thì những thách đố phức tạp về công lý, về quyền tự do của dân chúng và về nền hòa bình của nhân loại mới có thể thực hiện một cách hiệu nghiệm (x Familiaris Consortio, 48). Ở tâm điểm của nhãn quan này là niềm tin tưởng rằng tất cả mọi con người nam nữ được Thiên Chúa ban cho phẩm vị thiết yếu và chung nhau cũng như ban cho khả năng trổi vượt trên hết mọi lãnh vực xã hội để tiến đến sự thật và sự thiện (x Centesimus Annus, 38). Chính trong ý nghĩa này mà những cuộc trao đổi và tình bằng hữu của quí vị với những quốc gia ở phía bắc không có cùng một gia sản Kitô giáo mới có được một nền tảng xứng hợp và vững chắc. Cũng thế, chỉ có quan điểm về niềm hiệp nhất thiết yếu này của nhân loại mà những khó khăn thử thách liên quan đến việc tiếp nhận những người tị nạn cũng như đến vấn đề lòng thòng về quyền lợi đất đai của dân bản xứ mới tìm thấy những giải quyết cảm thương và thực sự nhân đạo.

“Ngài đã nhận thấy là tính cách dung nhượng là một đặc tính khác của nhân dân Úc Đại Lợi. Thật vậy, đặc tính này đã làm cho nhiều người quí mến quê hương của quí vị và phản ảnh nơi việc hội nhập của những cộng đồng đa chủng hiện nay đang có ở đó. Tuy nhiên, việc tôn trọng xứng hợp với tất cả mọi ngươiụi không chỉ bắt nguồn từ sự kiện khác nhau giữa các dân tộc. Việc hiểu biết bản chất đích thực của sự sống như là một quà tặng đòi hỏi con người nam nữ phải tôn trọng cấu trúc tự nhiên và luân lý do Thiên Chúa trang bị cho họ (x Centesimus Annus, 38). Trong khi việc chính trị chú trọng đến chủ thể tính của con người tập trung vào các thứ quyền lợi của con người thì đôi khi xẩy ra là khuynh hướng về ‘cái đúng đắn chính trị’ dường như không lưu ý tới vấn đề ‘con người nam nữ được kêu gọi hướng bước tiến của mình về một sự thật trổi vượt hơn họ’ (Fides et Ratio, 5). Tách khỏi sự thật này, một sự thật là bảo đảm duy nhất cho tự do và hạnh phúc, con người sẽ gặp khốn đốn với sự xoay vần cũng như với chiều hướng đa tạp, dần dần mất đi khả năng hướng mắt về những đỉnh cao ý nghĩa của đời sống con người.

“Ở Úc Đại Lợi, cũng như ở nhiều xứ sở khác, cuộc đối chọi trong việc làm sao để chọn lựa một lối sống liên quan tới dự án của Thiên Chúa đối với loài người đang bị khuynh đảo nơi đời sống hôn nhân và gia đình. Tính cách thánh hảo của hôn nhân phải được cả cơ cấu tôn giáo và dân sự nâng đỡ. Những thứ lệch lạc về trần tục và thực nghiệm nơi thực tại về hôn nhân không bao giờ có thể làm lu mờ đi ánh quang rạng ngời của một thứ giao ước trọn đời phát xuất từ tình yêu quảng đại hiến thân và vô tư. Nhãn quan sáng ngời về hôn nhân và đời sống gia đình vững chắc cống hiến cho toàn khối xã hội một nền tảng mà các ước vọng của một quốc gia cần phải bám víu lấy.

“Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo ở Úc Đại Lợi sẽ tiếp tục nâng đỡ đời sống gia đình, một cơ cấu là đường lối cho nhân loại tiến đến tương lai (x Familiaris Consortio, 86). Giáo Hội đã hết sức dấn thân vào việc đào luyện về tinh thần cũng như kiến thức cho giới trẻ, nhất là qua các học đường của mình. Ngoài ra, việc tông đồ xã hội của Giáo Hội còn vươn tới cả những ai đang phải đối diện với một số những vấn đề trầm trọng của xã hội tân tiến như rượu chè, hút sách, nghiện ngập, và Tôi tin rằng Giáo Hội sẽ tiếp tục hăng say đáp ứng với những thách đố mới phát xuất trong xã hội”…….

Với vị tân lãnh sự nước Zimbabwe về toàn cầu hóa giá trị

…….. “Trong việc hoạt động với các phần tử khác của cộng đồng quốc tế, Tòa Thánh nỗ lực hỗ trợ hòa bình và hòa hợp nơi các dân tộc, bao giờ cũng nhắm đến công ích cũng như đến việc phát triển toàn diện cá nhân và các quốc gia. Công việc ngoại giao hiện nay càng ngày càng phải đương đầu với những khó khăn của vấn đề toàn cầu hóa và theo đó là những đe dọa mới cho nền hòa bình thế giới. Những vấn đề chính không còn là vấn đề chủ quyền về lãnh thổ nữa, tức về ranh giới và pháp giới nơi một số miền đất, cho dù ở một số nơi vẫn còn gặp rắc rối trục trặc. Nói chung, những đe dọa cho sự bền vững cũng như cho nền hòa bình trên thế giới ngày nay đó là tình trạng quá bần cùng, tình trạng chênh lệch về xã hội, tình trạng băng hoại về chính trị và lạm dụng quyền bính, những căng thẳng về sắc tộc, tình trạng thiếu dân chủ, tình trạng không biết tôn trọng nhân quyền. Đây là một số trường hợp cần phải được hoạt động ngoại giao đề cập tới.

“Không có một quốc gia nào trên thế giới mà lại không phải đối đầu với một hay nhiều vấn đề này. Đó là lý do mà những giá trị về dân chủ, về việc cai trị tốt đẹp, về nhân quyền, về đối thoại và về hòa bình cần phải được các vị lãnh đạo và các dân tộc ôm ấp. Các thứ giá trị này càng làm nên căn bản cho cái tinh túy của một quốc gia thì quốc gia ấy càng có khả năng xây dựng một tương lai xứng đáng cho phẩm giá con người công dân của mình. Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa cho những thứ giá trị này cho thấy một thứ toàn cầu hóa tình đoàn kết là thứ toàn cầu hóa nhắm đến việc bảo đảm là tất cả mọi người trên hoàn vũ đều được hoan hưởng những thiện ích về kinh tế và xã hội. Đây là đường lối vững chắc để hoạt động cho hòa bình trên thế giới ngày nay. Ngược lại, một khi những thứ giá trị ấy bị loại trừ, hay tệ hơn nữa, bị vi phạm, thì không có một chương trình cải tiến nào về kinh tế hay xã hội sẽ đạt được hoa trái lâu bền. Thay vào đó, tình trạng bạo động về xã hội và chính trị sẽ từ từ tăng phát, khoảng cách giữa giầu nghèo sẽ càng lan rộng hơn, và chính vai trò lãnh đạo chính quyền sẽ không thể nào tạo nên được một môi trường thuận lợi cho sự thật, công lý, yêu thương và tự do.

“Bởi thế, cần phải hết sức khôn ngoan tỉnh táo trong việc bảo toàn các thứ quyền lợi và bảo vệ tình trạng phúc hạnh cho tất cả mọi người công dân. Các thẩm quyền dân sự cần phải tránh hành sử một cách thiên vị, tránh đối xử theo ý thích hay theo công lý tùy nghi thiên về một số cá nhân hay phái nhóm nào đó; điều này hết sức tác hại đến uy tín của những ai có trách nhiệm cai trị. Trong Bức Thông Điệp nổi tiếng của mình là Bình An Dưới Thế, Chân Phước Giáo Hoàng XXIII, vị tiền nhiệm của Tôi, khi trích lời Đức Lêô XIII, đã tóm tắt tình trạng ấy thế này: ‘Quyền lực dân sự không được phục vụ cho lợi lộc của bất cứ cá nhân nào hay của một số người nào, vì nó được thiết lập cho công ích của tất cả mọi người” (đoạn 56). Thật vậy, khi hết mọi người được đối xử bằng nhau thì giá trị, các tặng ân và tài năng của mỗi một phần tử càng dễ được nhìn nhận và càng góp phần hiệu nghiệm vào việc xây dựng cộng đồng. Sự khôn ngoan cổ kính được lưu truyền nơi một câu cách ngôn Phi Châu đã nói rằng: Gunwe rimwe haritswanyi inda ‘chung vai sát cánh thì việc nhẹ nhàng’”……….

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của VIS và Zenit ngày 15/5/2003
 

15/5 Thứ Năm

ĐTC chia sẻ Cảm Nhận về Chuyến Tông Du 99

Đức Thánh Cha sắp sửa thực hiện chuyến tông du thứ 100 đến Croatia lần thứ ba, từ ngày 5-9/6/2003, chúng ta hãy nghe Ngài chia sẻ cảm nhận của Ngài về chuyến tông du thứ 99 sang Tây Ban Nha của Ngài vào cuối tuần đầu tháng Hoa 3-4/5/2003, cũng như ngắm lại hình ảnh của chuyến tông du tái truyền bá phúc âm hóa cho một trong những quốc gia Âu Châu đã trở thành cột trụ cho đức tin Kitô giáo cũng như đã hăng say truyền bá phúc âm hóa thế giới trước đây. Theo tin tức cho Đức Thánh Cha cũng có thể trở lại viếng thăm Tây Ban Nha một lần nữa. Thường vào sau mỗi chuyến tông du, Đức Thánh Cha chia sẻ cảm nhận của Ngài vào buổi triều kiến chung Thứ Tư gần nhất. Ngài đã chia sẻ cảm nhận về chuyến tông du của Ngài vào ngày Thứ Tư 7/5/2003 như sau:

Anh Chị Em thân mến,

1.     Hôm nay Tôi muốn nói về chuyên tông du Tôi đã thực hiản ở Tây Ban Nha vào Thứ Bảy và Chúa Nhật vừa rồi, một chuyến tông du theo chủ đề “Các con là những chứng nhân của Thày”.

Tôi cám ơn Chúa đã ban cho Tôi được ơn thăm viếng đất nước cao quí và dấu yêu này lần thứ năm, và Tôi muốn lập lại nỗi niềm tri ân thân ái của Tôi với đức hồng y tổng giám mục Maní, các vị mục tử cũng như toàn thể Giáo Hội Tây Ban Nha, với Quốc Vương và Hoàng Hậu của họ, cùng với vị lãnh đạo chính phủ và các vị thẩm quyền khác đã ân cần cảm mến đón tiếp Tôi.

Từ lúc tới nơi, Tôi đã bày tỏ lòng cảm phục của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đối với thành phần Dân Chúa gần 2 ngàn năm đã là những người lữ hành ở đảo Iberia và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá phúc âm hóa Âu Châu và thế giới. Đồng thời Tôi cũng muốn bày tỏ tâm thức của Tôi về mức tiến bộ xã hội nơi xứ sở này, miễn là nó luôn nắm giữ những giá trị chân thực và bền vững làm nên gia sản quí báu của toàn thể lục địa Âu Châu.

2.     Hai giây phút chính yếu trong cuộc hành trình tông du này là cuộc gặp gỡ quan trọng với giới trẻ vào chiều Thứ Bảy, và Thánh Lễ phong thánh cho 5 chân phước vào sáng Chúa Nhật.

Tại căn cứ không quân Cuatro Vientos ở Ma Ní, trong buổi canh thức của giới trẻ với cuộc lần hạt Mân Côi, Tôi đã có dịp để nêu lên một lần nữa tổng hợp sứ điệp của bức tông thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria” cũng như Năm Mân Côi chúng ta đang cử hành. Tôi đã mời gọi giới trẻ hãy trở thành hơn bao giờ hết những con người nam nữ của đời sống nội tâm sâu vững, bằng việc thiết tha cùng với Mẹ Maria chiêm niệm Chúa Kitô và các mầu nhiệm của Người.

Đây chính là chất kháng độc hiệu nghiệm nhất đối với những cái nguy hại của chủ nghĩa hưởng thụ là những gì con người ngày nay đang bị vướng mắc. Đối với những mời mọc của các thứ giá trị nông nổi mau qua của thế giới hữu hình được cống hiến bởi một thứ truyền đạt về kỹ thuật, những thứ giá trị nông nổi đang kịch liệt chống lại những thứ giá trị bền vững của tinh thần, những giá trị tinh thần chỉ có thể đạt được bằng việc tự mình phản tỉnh một cách sâu xa qua chiêm niệm và nguyện cầu.

Ngoài ra, Tôi còn hân hoan thấy rằng giới trẻ ở giữa những người đồng thời của mình biết làm sao mỗi ngày một trở nên những vai chính trong việc tân truyền bá phúc âm hóa, sẵn sàng sử dụng nghị lực của mình vào việc phục vụ Chúa Kitô và vương quốc của Người. Tôi đã ký thác cho Đức Trinh Nữ giới trẻ ở Ma Ní cũng như ở khắp Tây Ban Nha, thành phần là tương lai và là hy vọng của Giáo Hội cũng như của xã hội quốc gia này.

3.      Ngày hôm sau việc long trọng cử hành Thánh Thể đã diễn ra tại lòng Quảng Trường Columbus. Trước sự hiện diện của hoàng gia, của hàng giáo phẩm, cũng như của các vị có thẩm quyền trong nước, trước cuộc tụ họp rất đông bao gồm các vị đại diện của tất cả mọi cơ cấu giáo hội, Tôi đã hân hoan tuyên phong hiển thánh cho 5 người con của Tây Ban Nha, đó là Pedro Poveda Castroverde, priest and martyr; José María Rubio y Peralta, priest; and religious Genoveva Torres Morales, Ángela de la Cruz and María Maravillas de Jesús.

Những người môn đệ đích thực này của Chúa Kitô và những chứng nhân cho cuộc phục sinh của Người đây là một mẫu gương cho các Kitô hữu trên thế giới, ở chỗ nhớ lấy được sức mạnh cần thiết từ việc cầu nguyện, họ có thể chu toàn các công việc do Thiên Chúa ủy thác cho các vị nơi đời sống chiêm niệm, nơi thừa tác mục vụ, nơi lãnh vực giáo dục, nơi việc tông đồ Linh Thao, nơi việc bác ái đối với người nghèo. Chớ gì các tín hữu, đặc biệt là các cộng đồng giáo hội Tây Ban Nha, được các vị tác động, để ở vào cả thời điểm của chúng ta đây mảnh đất được Thiên Chúa chúc phúc này vẫn có thể tiếp tục sản xuất muôn vàn hoa trái của việc thiện toàn phúc âm.

Để đạt được mục đích này, Tôi đã huấn dụ Kitô hữu Tây Ban Nha hãy trung thành với Phúc Âm, hãy bênh vực và phát triển việc hiệp nhất gia đình, hãy bảo trì và tiếp tục phục hồi cái căn tính Công Giáo là nguồn hãnh diện của quốc gia này. Chính nhờ những giá trị truyền thống tồn tại này mà đất nước cao sang này sẽ có thể góp phần vào việc kiến thiết một tân Âu Châu.

4.      Chuyến tông du thứ năm đến Tây Ban Nha này đã làm Tôi thâm tín sâu xa rằng: Những quốc gia Âu Châu ngày xưa hãy giữ lấy một tinh thần Kitô giáo làm nên ‘tinh hoa’ của toàn khối cũng như làm nên lịch sử của những dân tộc đáng kính ấy. Tiếc thay, chiều hướng tục hóa đang đe dọa những giá trị nồng cốt, nhưng Giáo Hội nhất quyết hoạt động để tiếp tục bảo tồn truyền thống thiêng liêng và văn hóa này.

Lên tiếng kêu gọi sự cao cả của tinh thần Tây Ban Nha được hình thành bởi những nguyên tắc nhân bản và Kitô giáo vững chắc, Tôi muốn nói với riêng giới trẻ những lời của Chúa Kitô: “các con là chứng nhân của Thày”. Hôm nay Tôi muốn lập lại những lời này, khi bảo đảm với Giáo Hội cũng như nhân dân Tây Ban Nha, cũng như với tất cả anh chị em ở đây, lời nguyện cầu của Tôi kèm theo phép lành đặc biệt của Tôi.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu VIS do Zenit phổ biến ngày 7/5/2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Linh Mục: Ðệ Nhất Giáo Lý Viên, Người của Lời Chúa, Người của Thánh Thể.

 

Ngày 8/5/2003, ÐTC đã huấn dụ các tham dự viên hội nghị về "Công Việc của các Linh Mục trong Việc Dạy Giáo Lý ở Âu Châu" do Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu tổ chức. Ngài đã nhắn nhủ các vị linh mục như sau:

 

"Vì là đệ nhất giáo lý viên trong cộng đồng, linh mục, nhất là một linh mục giáo xứ, được kêu gọi trở thành đệ nhất tín hữu và môn đệ của Lời Chúa, cũng như được kêu gọi để hết sức chú trọng đến việc nhận thức và nâng đỡ ơn gọi phục vụ vấn đề giáo lý... Là giáo lý viên trên hết mọi giáo lý viên, họ cần phải được chú trọng đến việc huấn luyện về linh đạo, tín lý và văn hóa... Ngày nay thừa tác vụ linh mục càng ngày càng vươn rộng giới hạn của nó trong các lãnh vực mục vụ làm phong phú cộng đồng Kitô hữu, thế nhưng đồng thời nó cũng gây nguy hiểm trong việc gieo rắc hành động của họ nơi cả hàng ngàn việc dấn thân và sinh hoạt của họ nữa. Việc hiện diện của họ trong việc dạy giáo lý bị yếu kém và có thể bị suy giảm nhất là ở những lúc không quyết liệt huấn luyện cho các giáo lý viên... (Ngược lại, họ) phải cảm thấy rằng việc truyền đạt Phúc Âm như là một nhiệm vụ đối với cộng đồng dân Chúa, và phải thi hành nhiệm vụ này bằng việc sửa soạn hết sức cẩn thận về thần học cũng như về văn hóa".

 

Ngoài ra, ÐTC còn kêu gọi các vị linh mục đệ nhất giáo lý viên, để thực hiện nhiệm vụ truyền đạt lời Chúa cho cộng đồng dân Chúa như thế, các vị cũng cần phải tuân hợp với tất cả những hướng dẫn nơi vấn đề dạy giáo lý cũng như với huấn quyền của mỗi một vị giám mục, của hội đồng giám mục, và với "việc học hỏi cùng sử dụng cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo... một cuốn cẩm nang bất khả thiếu được cung cấp cho các vị linh mục, cho các giáo lý viên cũng như cho tất cả mọi tín hữu, để chỉ dẫn vấn đề giáo lý theo những đường lối thực sự trung thành với Thiên Chúa và với con người ở mọi thời đại... Vấn đề dạy giáo lý trong gia đình, nơi thế giới làm việc, tại trường học và đại học, nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như bằng những ngôn ngữ mới, đều thích hợp với các vị linh mục và giáo dân, các giáo xứ và các phong trào. Tất cả đều được kêu gọi hợp tác trong việc tân truyền bá phúc âm hóa, trong việc bảo tồn và phục hồi các căn rễ chung của Kitô giáo. Ðức tin Kitô giáo đối với các dân tộc Âu Châu là gia sản phong phú nhất để hiện thực việc tiến bộ thực sự về thiêng liêng, kinh tế và xã hội".

 

Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh, 11/5/2003, Chúa Nhật Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi, theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã truyền chức linh mục cho 31 phó tế thuộc giáo phận Rôma tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào Thánh Lễ lúc 9 giờ sáng. Trong bài giảng, Ngài đã căn cứ vào bài Phúc Âm để huấn dụ và kêu gọi riêng các tân linh mục như sau:

 

"Chúa Giêsu cho mình là Vị Mục Tử Nhân Lành, người mục tử hiến mạng sống mình cho chiên. Là mẫu gương cao cả về việc yêu thương bỏ mình, Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ của Người, nhất là các linh mục, hãy bước theo chân Người. Người kêu gọi mỗi một vị linh mục hãy trở thành một vị mục tử nhân lành của đàn chiên được Ðấng Quan Phòng trao phó cho họ... Các vị linh mục là người của Lời Chúa, thành phần có nhiệm vụ rao truyền sứ điệp Phúc Âm cho con người nam nữ thuộc đời đại của họ. Họ phải làm điều này bằng cả cảm thức trách nhiệm, dấn thân tuân hợp hoàn toàn với Huấn Quyền của Giáo Hội. Họ còn là người của Thánh Thể là bí tích nhờ đó họ đi sâu vào tâm điểm của mầu nhiệm vượt qua. Ðặc biệt là trong Thánh Lễ, họ làm hiện thực nhu cầu hình thành bản thân họ mỗi ngày một sâu xa hơn trong việc nên giống Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, Vị Linh Mục tối cao và hằng hữu.

 

"Anh em bởi thế hãy nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa; hãy gắn bó mọi ngày với Chúa Kitô thực sự hiện diện trong bí tích bàn thờ. Hãy cảm nhận tình yêu vô biên của Trái Tim Người, hãy bỏ nhiều giờ hơn nữa trong việc chầu Thánh Thể ở những lúc quan trọng nhất đời sống của anh em, khi phải thực hiện những quyết định cá nhân và mục vụ khó khăn, ở vào lúc bắt đầu và kết thúc ngày sống. Tôi bảo đảm với anh em là 'Tôi đã có được kinh nghiệm này và nhờ đó Tôi đã lấy được sức mạnh, niềm ủi an và sự nâng đỡ!'.

 

ÐTC đã nhắc nhở các tân chức là từ nay họ sẽ là "những thừa tác viên của lòng thương xót Chúa. Là thừa tác viên ban phát bí tích hòa giải.... Anh em sẽ chứng kiến thấy rất nhiều phép lạ và sự lạ xẩy ra do lòng thương xót Chúa trong tòa giải tội! Thế nhưng, để xứng đáng thi hành sứ vụ của mình được ủy thác cho anh em hôm nay đây, anh em cần phải liên lỉ kết hiệp với Chúa trong nguyện cầu, và chính anh em phải cảm nghiệm thấy tình yêu nhân hậu của Người qua việc thường xuyên xưng tội, tìm kiếm những lời hướng dẫn bởi những vị linh hướng chuyên môn, nhất là trong những giây phút anh em gặp khốn khó".

 

Sau Thánh Lễ và trước khi nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, ÐTC đã kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các tân linh mục như sau: "Chúng ta hãy cầu nguyện để các vị tân linh mục này cũng như để tất cả mọi vị linh mục trên thế giới mỗi ngày một nên giống Chúa Kitô hơn, người tôi tớ của Chúa, Ðấng dến không phải để được hầu hạ mà là để hầu hạ".

 

14/5 Thứ Tư

Sứ Điệp của Tòa Thánh Vatican gửi Phật Tử mừng Lễ Phật Đản 2003

Hằng năm, vào ngày mừng Lễ Phật Đản, thường vào ngày trăng rằm cuối tháng tư hay đầu tháng năm hằng năm, ngày Phật tử chẳng những mừng Phật Tổ ra đời, mà còn mừng Phật Tổ giác ngộ và vào cõi niết bàn sau khi chết nữa, Tòa Thánh Rôma đều gửi một Sứ Điệp cho Phật tử. Năm ngoái 2002, ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn Francis Arinze đã nhắc lại biến cố 911 ở Hoa Kỳ và chia sẻ với họ về “việc cổ võ những giá trị nhân bản”. Năm nay, Đức Tổng Giám Mục tân chủ tịch của hội đồng này là Michael Fitzgerald cũng đại diện Tòa Thánh Vatican gửi cho Phật tử một sứ điệp khác liên quan đến vấn đề “cầu nguyện cho hòa bình thế giới” như sau:

Quí Bạn Phật Tử thân mến,

1.     Với tư cách là tân Chủ Tịch của Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Đối Thoại Liên Tôn, một cơ quan của Đức Giáo Hoàng phụ trách về việc liên hệ với con người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, tôi xin được chào quí bạn và gửi đến quí bạn sứ điệp chúc mừng này nhân dịp Lễ Phật Đản. Cử chỉ thân thiện đây, một cử chỉ đã được vị tiền nhiệm của tôi là Đức Hồng Y Francis Arinze khởi sự từ năm 1995, hầu như đã trở thành một truyền thống. Tôi muốn tiếp tục truyền thống tốt lành này và bày tỏ những lời chúc mừng chân thành của tôi với mỗi và mọi người trong quí bạn.

2.     Quí bạn Phật tử thân mến, qua sứ điệp này, tôi xin kêu gọi qúi bạn hãy hiệp lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Nhận thấy tình hình thế giới hiện nay, chúng ta không thể nào không nhận thấy tính cách khẩn trương của vấn đề hòa bình thế giới. Từ khi tân Thiên Kỷ mở màn, được đánh dấu bằng biến cố thê thảm 11/9/2001, hằng ngày chúng ta chứng kiến thấy những cảnh tượng mới đổ máu, bạo động, xung đột và khủng hoảng ở hầu hết mọi phần đất trên thế giới. Giữa tình hình trầm trọng này, chúng ta không thể không dấn thân cho hòa bình thế giới.

3.     Những người Kitô hữu và Phật tử chúng ta xác tín rằng nguồn gốc của tất cả mọi cuộc xung khắc tận kỳ cùng đều phát xuất từ tâm can của con người hướng chiều theo tham vọng vị kỷ, nhất là tham vọng về quyền lực, thống trị và giầu thịnh, những tham vọng thường bất kể đến những thiệt hại gây ra cho kẻ khác. Chúng ta cũng có cùng một xác tín là hòa bình phải ngự trị trong lòng người trước khi nó trở thành một thực tại xã hội. Bởi thế, đối với chúng ta, đường lối cốt yếu nhất và hiệu nghiệm nhất để phát triển hòa bình đó là làm hết sức để thấy được rằng cái vị kỷ đâm rễ sâu xa trong lòng người bị khống chế, nhờ đó con người mới được biến đổi thành những tay thủ công nghệ thực sự của hòa bình.

4.     Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố Năm Mân Côi Trinh Nữ Maria từ tháng 10/2002 đến tháng 10/2003. Ngài đã thiết tha thúc giục việc thường xuyên lần hạt Mân Côi để cầu cho hòa bình thế giới. Ngài muốn phục hồi thói lệ lần hạt Mân Côi liên quan chặt chẽ với những hoàn cảnh lịch sử hiện nay, những hoàn cảnh cần cầu xin đại tặng ân hòa bình hơn bao giờ hết.

5.     Hỡi quí bạn Phật tử, không phải là một trùng hợp lạ lùng hay sao việc quí bạn cũng có một truyền thống lâu đời sử dụng tràng Mala để cầu nguyện? Kinh Mân Côi đối với người Công giáo và kinh Mala đối với Phật tử là loại kinh nguyện đơn giản nhưng sâu xa và đầy ý nghĩa, mặc dù hình thức và nội dung của hai kinh nguyện này có những cái khác nhau về bản chất theo những giáo điều và giáo hành của chúng ta. Đối với người Công giáo thì kinh Mân Côi tiêu biểu cho thấy đường lối hiệu nghiệm nhất trong việc nuôi dưỡng việc chiêm ngắm Đức Giêsu Kitô. Đối với Phật tử thì kinh Mala được sử dụng để khắc chế 108 thứ tham vọng tội lỗi hầu tiến đến cảnh giới Niết Bàn. Theo tính chất chiêm niệm của mình, hai kinh nguyện này có cùng một công hiệu trầm lắng nơi những ai dùng chúng nguyện cầu; chúng dẫn họ đến chỗ cảm nghiệm được hòa bình và hoạt động cho hòa bình, cũng như chúng làm phát sinh ra những hoa trái yêu thương. Đối với người Công giáo thì việc lập đi lập lại và việc suy niệm các thánh danh của những Ngôi Vị Ba Ngôi và Trinh Nữ Maria trong khi lần hạt Mân Côi làm cho chúng tôi mong muốn hơn nữa được đồng hòa tình yêu và lòng thương cảm của các Ngài đối với kẻ khác, nhất là đối với thành phần nghèo nàn và khổ cực. Theo truyền thống Phật giáo của quí bạn thì việc cầu kinh Mala giúp cho con người trở thành một con người xây dựng hòa bình.

6.     Quí bạn Phật tử thâm nến, đây là những tư tưởng tôi xin được chia sẻ với quí bạn trong năm nay. Tôi tin rằng, bằng việc kiên tâm nguyện cầu, chúng ta sẽ góp phần vào việc phát triển hòa bình thế giới cả trong lúc này cũng như trong tương lai. Nguyện chúc quí bạn và gia đình quí bạn được bằng an trong ngày lễ Phật Đản cũng như trong mọi lúc.

Tổng Giám Mục Michael L. Fitzgerald,
Chủ Tịch

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh do Zenit phổ biến ngày 9/5/2003

 

Is Buddha Jesus's brother?

Có một sự trùng hợp là khi Tòa Thánh phổ biến sứ điệp gửi Phật tử để mừng ngày Phật Ðản của họ thì đồng thời tôi cũng nhận được câu hỏi sau đây của một huynh trưởng Thiếu Nhi Fatima đang sinh hoạt ở Ðoàn Pomona Tổng Giáo Phận Los Angeles. Bởi thế, tôi cũng xin phép được đăng nguyên văn câu hỏi của em (bằng Anh ngữ) và phần trả lời (bằng Việt ngữ) của tôi như sau:

----- Original Message -----
From: THUY TRAN
To: HailMaryQueen@thoidiemmaria.net
Sent: Sunday, May 11, 2003 10:36 PM
Subject: Is Buddha Jesus's brother?

 
A Buddhist, now a Catholic, told me Buddha could walk ever since he was born, according to the Buddhist bible.  He had angels that came down and served him when he was a baby.  He went out to the world and lived just like Jesus.  He not only died once, but 10 times for the sins of people.  He finally went back to heaven after the tenth time because that was enough. 
What do you think of the above statements?  Now if you say the Buddhist bible is making this up, how could you prove it?  Couldn't it just be that Buddha was Jesus' brother helping the Father appeal to different people around the world since Jesus couldn't be present in so many places at a time?
 
Thuy

Thúy mến,

 

Câu hỏi của Thúy liên quan đến "Buddhist bible" cũng như đến bản thân của Ðức Phật.

 

Trước hết, theo tinh thần đối thoại liên tôn, chúng ta phải tôn trọng những điều thuộc các đạo giáo khác, dù những điều đó không hợp với đạo giáo của mình, thậm chí có vẻ mê tín dị đoan. Chẳng hạn, những điều được gọi là mầu nhiệm của Kitô giáo, như mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người, mầu nhiệm một người trinh nữ lại sinh con mà vẫn còn đồng trinh, mầu nhiệm Con Người sống lại từ trong kẻ chết, mầu nhiệm Thăng Thiên và Mông Triệu, mầu nhiệm bánh rượu mà lại là Mình Máu Thánh v.v., đối với các đạo khác là những gì khó tin nhất và có vẻ hoang đường huyền thoại (myth). Ðó là lý do ở vào những thế kỷ đầu, những thế kỷ của 7 Công Ðồng Chung đầu tiên, tức cho tới cuối thế kỷ thứ 8, Giáo Hội đã phải đương đầu với rất nhiều lạc thuyết (false doctrines) và bè rối (schism). Ðó là lý do, Ðức Tin Kitô giáo nói chung (ngay từ đầu), và Ðức Tin Công Giáo nói riêng (sau năm 1054), phải là một Ðức Tin phản ảnh chẳng những Thánh Kinh (Holy Bible), mà còn cả Thánh Truyền (Apostolic Tradition) và Huấn Quyền (Magisterium) nữa. Bằng không sẽ rất dễ bị lầm lạc.

 

Riêng về Thánh Kinh, theo Kitô giáo, vì là một Bộ Sách Thánh tổng hợp tất cả những Chân Lý Mạc Khải vô cùng quan trọng liên quan đến Ðức Tin Cứu Ðộ của con người, mà Bộ Sách này cần phải được thẩm quyền tối cao của Kitô Giáo là Giáo Hội chuẩn nhận, không ai được tự ý thêm thắt, hay cắt nghĩa (interpretation) lệch lạc, hoặc chuyển dịch (translation) bậy bạ (không có phép của Giáo Hội). Về vấn đề chính truyền này (authentic) không biết Bộ Sách Thánh của các tôn giáo khác, trong đó có "Buddhist bible", thì ra sao? Những Bộ Sách Thánh ấy có một thẩm quyền tối cao nào công nhận chăng, hay tùy ý tín hữu, nhất là những nhà thông thái của đạo giáo ấy tùy tiện thêm thắt vào theo giòng thời gian. Cả những điều được ghi chép trong Sách Thánh cũng có thể được chuyển dịch hay cắt nghĩa khác nhau.

 

Trong bộ Kinh Dịch rất nổi tiếng của Khổng Giáo, một bộ sách được vị học giả là bác sĩ Nguyễn Văn Thọ nghiên cứu từ năm 1966, chuyển dịch và vừa xuất bản vào năm 1997, dài gần 1700 trang, ở "tập I Dịch Kinh yếu chỉ - hướng đi của thánh nhân", trang 28, vị dịch giả này đã viết về nội dung của bộ sách này là: "Chúng ta nên nhớ Dịch là do Trời truyền! Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử đều là những người đã được Thượng Ðế mặc khải, đều có những khối óc siêu việt. Các Ngài đã dầy công suy tư, khảo sát, ghi chú, sáng tác mới lưu truyền cho chúng ta được gia tài Dịch học quí báu ấy. Ði vào khoa Dịch học, ta phải cố gắng đạt cho được vi ý cổ nhân, tìm cho ra cội rễ cuộc đời, gốc gác vũ trụ, những định luật chi phối mọi sự biến thiên của đất trời, cũng như những viễn đích, cùng lý của quần sinh, và nhân loại..." Thế mà, với một bộ sách hết xẩy, một bộ sách siêu việt như vậy, một bộ sách được thần linh mạc khải như vậy mà vị học giả kiêm dịch gi  này vẫn còn thấy một chỗ sai, như ông đề cập đến ở trang 20 như sau: "Tôi đã sửa một lỗi của Dịch. Dịch xếp Tứ Tượng như sau: Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm, Thái Dương. Tôi thấy không ổn. Vì con trai nhỏ (Thiếu Dương), lớn lên không thành được con gái lớn (Thái Âm), và con gái nhỏ (Thiếu Âm) không thể thành con trai lớn (Thái Dương). Nên cái mà Dịch gọi là Thiếu Dương, tôi gọi là Thiếu Âm, cái mà Dịch gọi là Thiếu Âm tôi gọi là Thiếu Dương, và ta sẽ có: Thiếu Âm, Thái Âm, Thiếu Dương, Thái Dương; đúng với lẽ Âm trưởng, Dương tiêu và Dương trưởng, Âm tiêu của trời đất".

 

Trường hợp điển hình trên đây cho chúng ta thấy những loại sách tuyệt vời nhất của các đạo giáo vẫn có thể bị con người thay đổi theo ý nghĩ của họ qua giòng thời gian. Nếu những bộ Sách Thánh ấy là chỉ nam và cẩm nang sống cho con người, hoàn toàn chất chứa những gì chính xác và tốt lành thiện lợi thì không ai được sửa. Mà nếu những bộ sách thần diệu này còn được sửa chữa thì làm sao có thể nói là Sách Thánh. Và một khi đã bị con người sửa chữa thì có nghĩa là những Bộ Sách Thánh ấy chứa đựng những sai lầm trong đó. Nếu người này sửa được theo ý mình thì người khác cũng sửa được theo ý họ, tùy theo những gì họ nghĩ là đúng. Ðó là lý do Giáo Hội Công Giáo rất nghiêm khắc và ngặt nghèo trong vấn đề chuyển dịch Thánh Kinh và cắt nghĩa Thánh Kinh. Bằng không, thay vì xây dựng và phát triển đức tin lại bị lạc đức tin hay mất đức tin hoặc phản đức tin, như kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy.

Về những điều liên quan đến bản thân của Ðức Phật được cho là phát xuất từ 'Buddhist bible' như Thúy lập lại ở đây, không biết thực sự có trong "Buddhist bible" ngay từ ban đầu hay chăng, hay do lòng sùng mộ Ðức Phật mà thêm thắt vào sau này. Nếu có thì cuốn "Buddhist bible" đầu tiên này phát xuất từ đâu? Chẳng hạn như câu "thượng thiên hạ địa duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất chỉ có một mình tôi là đáng tôn thờ), người thì bảo là chính Ðức Phật nói ngay khi vừa được sinh ra, người thì cho là do Phật tử đặt vào miệng Ðức Phật chứ không phải chính Ðức Phật nói, kẻo người đời cho Ðức Phật là kiêu ngạo quá. Nếu căn cứ vào giáo lý của Ðức Phật thì không có vấn đề Ơn Cứu Ðộ như bên Kitô Giáo, nghĩa là không có vấn đề con người được cứu độ, mà chỉ có vấn đề con người tự cứu độ, qua tiến trình diệt dục và luân hồi, thì câu chuyện Ðức Phật chết 10 lần vì tội lỗi của con người hoàn toàn phản lại với cốt lõi vấn đề tự cứu độ của giáo lý Phật Giáo. Và câu chuyện Ðức Phật là anh em của Chúa Giêsu không biết có trong "Buddhist bible" ngay từ ban đầu hay chăng, vì hai vị giáo tổ này sống cách nhau cả 500 năm? Mà nếu là anh em thì anh em theo kiểu nào? Còn vấn đề Ðức Phật với tư cách là anh em của Chúa Giêsu giúp Chúa Cha kêu gọi con người khắp nơi trên thế giới cùng với Chúa Giêsu vì Chúa Giêsu không thể ở khắp mọi nơi là vấn đề hoàn toàn không có trong Thánh Kinh Kitô giáo và nghịch lại với đức tin Kitô giáo về quyền năng Phục Sinh của Chúa Giêsu. Giáo lý của Ðức Phật có những điều hoàn toàn trái nghịch với Phúc Âm của Chúa Kitô, chẳng hạn như vấn đề đầu thai luân hồi thay vì phục sinh, vấn đề tự cứu độ thay vì Ơn Cứu Ðộ v.v. thì làm sao Ðức Phật có thể giúp Chúa Cha kêu gọi con người ta theo đúng ý muốn của Ngài được hoàn toàn mạc khải nơi Chúa Kitô?

 

Theo đức tin Kitô giáo, để cứu độ toàn thể nhân loại từ tạo thiên lập địa cho tới tận thế, chỉ có một mình Vị Thiên Chúa nhập thể mới đủ tư cách và quyền năng làm được điều này. Thật ra, Ngài không cần phải nhập thể và tử giá mới có thể cứu độ con người. Tuy nhiên, vì con người hữu hình, dễ thiên về các thứ ngẫu tượng (idols), như Lịch Sử Cứu Ðộ của dân Do Thái cho thấy, mà Thiên Chúa là Thần Linh mới cần phải trở nên hữu hình (visible), mới cần phải tỏ mình ra một cách tỏ tường nơi Con Người Giêsu Kitô, để họ có thể nhận biết Ngài thực sự ra sao hầu được sống đời đời (xem Thư Thánh Gioan đoạn 1 câu 1-3). Việc Thiên Chúa tỏ tất cả bản thân của Ngài ra nơi Ðức Giêsu Kitô lên đến tuyệt đỉnh ở Cuộc Vượt Qua của Ðức Giêsu Kitô. Thật vậy, nơi Ðức Kitô Tử Giá, con người mới thấy được Thiên Chúa đã vô cùng yêu thương mình đến chừng nào. Phần Vị Thiên Chúa Nhập Thể là Ðức Giêsu Kitô cũng chỉ cần chết một lần duy nhất (chứ không cần đến 10 lần) cũng đủ cứu được toàn thể nhân loại. Theo Kitô Giáo, vấn đề con người được cứu độ, vì có cả hồn lẫn xác, họ chẳng những được cứu cho khỏi tội lỗi (về phần hồn) mà còn được cứu độ cho khỏi cả sự chết (về phần xác là hậu quả của tội lỗi) nữa. Do đó, Vị Thiên Chúa Nhập Thể là Ðức Giêsu Kitô chẳng những đã chết để hủy diệt sự chết mà còn sống lại để phục hồi sự sống, một sự sống trường sinh chẳng những cho phần hồn của con người mà còn cho cả phần xác của con người nữa, khi Thần Linh của Người sẽ làm cho thân xác của họ được phục sinh vinh hiển vào ngày tận thế.

Trong cả loài người, nhân vật được cứu độ đầu tiên là Trinh Nữ Maria nhờ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, và là nhân vật nhờ đó được diễm phúc trực tiếp cộng tác với Thiên Chúa trong việc cứu độ toàn thể nhân loại tội lỗi, qua việc được Thiên Chúa chẳng những tuyển chọn làm Mẹ để thụ thai, cưu mang, hạ sinh và nuôi dưỡng Con Thiên Chúa Làm Người về huyết nhục trần gian, mà còn được Ngài cho đồng lao cộng khổ với Con của Ngài theo cấp độ ân sủng siêu nhiên nữa, hầu xứng đáng được Ngài đưa cả linh hồn vô nhiễm và thân xác trinh nguyên của Mẹ về trời. 

 

Hy vọng những lời trình bày đơn sơ trên đây giúp trả lời phần nào vấn đề Thúy hỏi tôi. Xin Thần Linh Chúa luôn ở với tâm hồn bé nhỏ TNF chúng ta, để chúng ta lúc nào cũng được khôn ngoan như rắn song chân thật như bồ câu.

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

13/5 Thứ Ba

Tại Sao Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát?

Hôm nay là ngày 13/5/2003, ngày kỷ niệm đúng 22 năm trước đây, 13/5/1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị một người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Agca ám sát tại Quảng Trường Thánh Phêrô nhưng không chết, chỉ bị thương ở dạ dầy mà thôi. Về biến cố hay sự kiện Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát, vấn đề cần được giải quyết ở đây là tại sao Ngài bị ám sát? Về lý do tại sao Ngài bị ám sát, cho tới nay, vẫn còn ở trong vòng bí mật, vì công lý, sau 22 năm, vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, dấu vết của lực lượng chủ mưu trong vụ này vẫn còn kín mít. Trong Đại Năm Thánh 2000, ĐTC đã xin tổng thống Ý tha cho người sát hại Ngài, và Ali Agca sau 20 năm trong tù đã được Ý trao trả cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2001, và tiếp tục ở tù ở quốc gia của mình vì tội sát hại một vị giám đốc nhật báo vào năm 1979. Ngày 24/5/2002, khi viếng thăm nước Bulgaria, ĐTC đã xác nhận là Ngài không bao giờ nghĩ đến chuyện “Bulgarian connection”, một vấn đề được tin tức tung ra từ tháng 9/1981 qua lời cung khai của Ali Agca. Sau cả trăm cuộc điều trần, Ali Agca thú nhận là vấn đề “móc nối với người Bulgaria” là chuyện anh ta bịa đặt, thế nhưng vào năm 1997 anh ta lại lập lại tư tưởng này.

Vấn đề tại sao Đức Thánh Gioan Phaolô II bị ám sát dù chưa tìm ra sự thật về khía cạnh kẻ chủ mưu, nhưng vẫn có thể được giải quyết về khía cạnh ngày giờ Ngài bị ám sát. Theo tôi, làm sáng tỏ vấn đề ngày giờ Ngài bị ám sát là có thể tìm ra căn nguyên tại sao Ngài bị ám sát. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Ngài lại bị ám sát vào ngày 13/5 mà không bị ám sát vào ngày nào khác? Phải chăng vì đó là ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên 13/5/1917? Nếu vậy thì việc Đức Thánh Cha bị ám sát có liên quan đến trời cao, nói cách khác, là vì trời cao muốn Ngài làm một việc gì đó…

Đúng thế, theo các văn bản được ghi lại từ thập niên 1940, (chứ không phải kiểu “tiên tri tri hậu”), ngoài ba Mệnh lệnh Fatima là cải thiện đời sống, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm, thì điều được nhiều người biết đến nhất nơi Biến Cố Thánh Mẫu, điều mà người Công Giáo Việt Nam được nghe thấy từ trước năm 1975, đó là “cuối cùng Trái Tim Mẹ sẽ thắng…. Nước Nga sẽ trở lại”. Thật ra, lời này là lời ở phần Bí Mật Fatima thứ hai, nguyên văn của lời nói có vẻ hay có tính cách tiên tri này như sau: “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Mẹ. Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ được ban cho một thời gian hòa bình”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giữa sự kiện “cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng” và hiện tượng “Nước Nga trở lại” là cả một đường dài vô cùng khó khăn, ở chỗ điều kiện “Đức Thánh Cha hiến dâng Nước Nga” cần phải thực hiện trước, bằng không, không bao giờ sẽ có chuyện lạ đời “Nước Nga trở lại”, một quốc gia đi tiên phong trong việc thiết lập chế độ cộng sản trong lịch sử loài người (từ 11/1917) và đã gieo rắc chủ nghĩa này khắp thế giới, đến nỗi, sau Thế Chiến Thứ Hai, thế giới đã trải qua một thời kỳ Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối Cộng Sản và Tư Bản, một cuộc chiến bất phân thắng bại giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Sô, một cuộc chiến tí nữa đã làm bùng lên một cuộc chiến tranh nóng, tức Thế Chiến Thứ Ba, vào đầu Tháng 10/1963, tức ngay trước khi Công Đồng Chung Vaticanô II khai mạc (11/10/1963), khi Liên Sô chĩa đầu đạn nguyên tử vào Hoa Kỳ ở Vịnh Cuba.

Để biết được cuộc hành trình khó khăn thế nào trong việc “Đức Thánh Cha hiến dâng Nước Nga”, chúng ta hãy nghe chị Lucia, vào năm 1940, trong Thư gửi cho Cha Linh Hướng đề ngày 18/8, xác nhận như sau:

• "Con nghĩ rằng Chúa lấy làm hài lòng khi có ai cố gắng để làm cho Vị Đại Diện của Người trên thế gian làm hiện thực ý muốn của Người. Thế nhưng Đức Thánh Cha chưa làm điều này. Ngài hồ nghi về sự thật của nó và Ngài có lý của Người... Con rất thông cảm với với Đức Thánh Cha và con cầu nguyện rất nhiều cho Ngài” ("Documents on Fatima & the Memoirs of Sister Lucia", English Edition by Fatima Family Apostolate 1992, page 336).

Chị Lucia đã viết thư đệ trình lên Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940 về ý muốn của Thiên Chúa này… Thế rồi, kết quả là, 40 năm sau ý muốn của Thiên Chúa mới được thực sự và trọn vẹn hoàn tất. Các Đức Thánh Cha quả thực có thực hiện ý muốn của Thiên Chúa, nhưng không hoàn toàn và trọn vẹn, như Đức Piô XII vào ngày 31/10/1942, dịp kỷ niệm Ngân Khánh 25 năm Biến Cố Fatima, và 7/7/1952, lễ hai thánh Cyrilô và Mêthôđiô, những vị tông đồ của sắc dân Slav là sắc dân bao gồm cả dân tộc Nga; Đức Phaolô VI vào ngày 21/11/1965 trước các nghị phụ của Công Đồng Chung Vaticanô II; Đức Gioan Phaolô II vào ngày 13/5/1982 tại Fatima để tạ ơn Đức Mẹ đã cứu mạng Ngài một năm trước, và ngày 25/3/1984 tại chính Giáo Đô Rôma.

Thế nhưng, vấn đề ở đây là để các vị lãnh đạo Đức Tin Giáo Hội Chúa Kitô này thực hiện một điều theo mạc khải tư liên quan đến tình hình chính trị vô cùng tế nhị của thế giới này, trời cao đã phải chạm đến chính đời sống cá nhân của các vị, để các vị có thể nhận ra dấu chỉ thời đại. Chẳng hạn, sở dĩ Đức Thánh Cha Piô XII bắt đầu thực hiện cuộc hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một cuộc hiến dâng thế giới chứ không phải riêng Nước Nga, vào ngày 31/10/1942, một việc hiến dâng loài người đầu tiên cho Trái Tim Mẹ, Trời Cao đã cho Ngài thấy được đời sống cá nhân của Ngài có một liên hệ mật thiết với Biến Cố Thánh Mẫu Fatima. Đó là biến cố Ngài được thụ phong lên hàng giáo phẩm đã xẩy ra vào chính ngày giờ Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên 13/5/1917. Kể cả Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng thế, dù là một vị giáo hoàng rất tôn sùng Mẹ Maria, đến nỗi đã lấy khẩu hiệu “Tất cả của con là của Mẹ” và đã khắc chữ M hoa vào huy hiệu giáo hoàng của mình (một việc chưa từng có), song Ngài cũng đã phải được Trời Cao thúc động bằng chính viên đạn của Ali Agca vào chính ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima 13/5. Nhận ra dấu chỉ thời đại, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chẳng những đã thực hiện hoàn toàn và trọn vẹn những gì Chúa muốn, còn tiết lộ tất cả Bí Mật Fatima, tức phần thứ ba còn lại của bí mật này, phần mà trong khi chưa được tiết lộ nhiều người đã cho rằng liên quan đến Thế Chiến Thứ Ba hay đến tận thế, nhưng lại là phần Ngài cho rằng liên quan đến chính bản thân Ngài, Vị Giám Mục Rôma mặc áo trắng bị ám sát.

Như thế, chúng ta thấy, trong việc “Nước Nga trở lại” đúng như lời Mẹ Maria tiên báo ở Fatima ngày 13/7/1917, Thiên Chúa còn hiển nhiên thực hiện ý định của Ngài, ý định đã được Ngài tỏ cho thế giới biết qua Mẹ Maria cũng vào lần hiện ra này, đó là “Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Ngài đã thiết lập bằng biến cố “Nước Nga trở lại” như thế nào, nếu không phải qua trung gian Giáo Hội, tức qua việc Đức Thánh Cha phải hợp cùng các giám mục trên thế giới “hiến dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Thật vậy, trong Thư đề ngày 18/5/1936, chị Lucia đã viết cho cùng Cha Linh Hướng của chị về việc chị cảm thấy khó khăn trong vấn đề làm sao để Đức Thánh Cha tin tưởng mà làm theo ý muốn của Thiên Chúa, đến nổi chị đã đặt vấn đề thẳng với Chúa và được Người trả lời như sau:

• “Con đã thân tình nói với Chúa về vấn đề này, và cách đây không lâu con đã hỏi Người rằng tại sao Người không làm cho Nước Nga trở lại mà không cần đến việc Đức Thánh Cha phải hiến dâng? ‘Vì Cha muốn cho toàn thể Giáo Hội nhìn nhận rằng việc hiến dâng này là việc toàn thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, để sau này Giáo Hội phổ biến lòng tôn sùng này và đặt lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria song song với lòng tôn sùng Thánh Tâm Cha” (cùng nguồn trích dẫn trên, trang 286).

Vậy vấn đề tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát đã được hoàn toàn sáng tỏ, dù chưa biết được lực lượng chủ mưu, hay không cần biết đến tay chủ mưu hay ý đồ chủ mưu, đó là vì Trời Cao muốn Ngài thực hiện ý định của mình khi thời điểm tới. Quả thực, sau biến cố hiến dâng vô cùng khó khăn này, Chúa đã thực hiện lời Người hứa là làm cho “Nước Nga trở lại”. Ở chỗ, ngay sau khi hàng giáo phẩm hiến dâng Nước Nga đúng một năm, vào tháng ba năm 1985, Gorbachev đã xuất hiện, một vị lãnh đạo trẻ nhất của Liên Bang Sô Viết, song cũng là một con người đã biến đổi cả Khối Cộng Sản Đông Âu lẫn Liên Bang Sô Viết. Khối Cộng Sản Đông Âu đã tự động theo nhau sụp đổ một cách bất ngờ và nhanh chóng vào cuối năm 1989, bắt đầu từ chính quên hương Balan của vị giáo hoàng Gioan Phaolô II, sau đó đến chính Nước Nga vào ngày vị lãnh đạo cuối cùng của khối này là Gorbachev chính thức từ chức vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991.

Thế nhưng, sau khi “Nước Nga trở lại”, phải chăng “thế giới đã được ban cho một thời gian hòa bình”, đúng như những gì Mẹ Maria đã tiết lộ trong Bí Mật Fatima, nhưng thời gian hòa bình này phải chăng chỉ kéo dài 10 năm, từ sau khi Nước Nga trở lại 25/12/1991 tới 11/9/2001, ngày Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công, và đã chẳng những tấn công khủng bố A Phú Hãn ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi 7/10/1991, mà còn tấn công giải giới Iraq vào ngày Lễ Thánh Giuse 19/3/2002?.....
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

12/5 Thứ Hai


Trọng Tâm của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II

Sáng Thứ Sáu 9/5/2003, ĐTC Gioan Phaolô II đã tiếp 800 tham dự viên hội nghị quốc tế do Viện Đại Học Lateran của Tòa Thánh tổ chức để tưởng niệm 25 năm giáo triều của Ngài. Trong bài huấn từ của mình, Ngài đã nhắc lại 3 lần Ngài đến thăm việc đại học này với tư cách là giáo hoàng cũng như những lần Ngài còn làm giáo sư các đại học Krakow và Lublin Balan trước đó:

“Kiến thức có được từ lúc ấy đã rất hữu ích cho các thừa tác mục vụ Tôi thi hành, trước tiên ở Krakow rồi sau đó trong vai trò Thừa Kế Thánh Phêrô, trong việc phục vụ Tôi tiếp tục đảm nhận đối với toàn thể Dân Chúa. Ở mỗi chặng đời và đoạn đời của đại học cũng như của thừa tác mục vụ, một trong những điểm qui chiếu căn bản nhất đối với Tôi đó là vấn đề chú trọng đến con người là tâm điểm của hết mọi khoa triết lý và thần học. Bởi thế, Tôi cám ơn quí vị trong việc để kỷ niệm 25 năm giáo triều của Tôi, quí vị đã muốn tổ chức cuộc họp này về đề tài hợp thời hơn bao giờ hết, đó là ‘Giáo Hội trong Việc Phục Vụ Con Người’, với sự tham dự của những phần tử xứng hợp đại diện cho Giáo Triều Rôma và thế giới văn hóa…

"Giáo Hội không thể bỏ mặc con người, vì ‘định mệnh’ của họ, tức là, vì việc họ được chọn, được kêu gọi, cuộc sinh tử, ơn cứu độ hay hư đi đời đời, là những gì liên quan sâu xa và bất khả tách biệt với Đức Kitô. Sứ điệp Phúc Âm ngỏ với con người của hết mọi chủng tộc và văn hóa, để Phúc Âm trở thành ngọn hải đăng chiếu sáng và thành ơn cứu độ ở những hoàn cảnh sống khác nhau của họ.

Việc phục vụ mãi mãi cho ‘sự thật’ về con người thôi thúc tất cả mọi người liên hệ là họ biết chính bản thân mình hơn bao giờ hết và càng ý thức, họ càng thấy mong được gặp gỡ Đức Kitô là hiện thực trọn vẹn về con người. Đây là một lãnh vực hoạt động rộng lớn mà quí vị theo lòng nhiệt thành truyền giáo muốn đóng góp trong việc chọn lựa những đường lối mới cho việc truyền bá phúc âm hóa văn hóa… Chúa Kitô là chân lý giải phóng tất cả mọi người chân thành và kiên tâm tìm kiếm Người. Người là sự thật được Giáo Hội không ngừng loan báo bằng nhiều cách thức khác nhau khi rao giảng một Phúc Âm cứu độ duy nhất cho đến tận cùng thế giới cũng như làm cho Phúc Âm ấy hội nhập vào các miền khác nhau trên thế giới”.

Sau hết, Ngài kêu gọi tất cả những ai hoạt động và dạy ở viện đại học Lateran làm sao để “việc nghiên cứu thần học, triết lý và khoa học giúp cho con người đương thời được nhận thức hơn nữa đối với chiều hướng về nguồn với vị Thiên Chúa ẩn ngự trong phần sâu thẳm nhất của hết mọi linh hồn”.

Hội nghị 4 ngày, từ Thứ Tư 7/5 cho tới hết Thứ Bảy 10/5 này đã được khai mở bởi Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano và được dẫn nhập bởi ĐGM viện trưởng Rino Fisichella đã được 23 vị thuyết trình viên từ một số quốc gia khác nhau, thuộc cả hàng giáo phẩm lẫn giáo dân, nhất là các nhà trí thức Balan, đề cao những cái mới mẻ của giáo triều vị đương kim giáo hoàng. Theo vị giám mục viện trưởng Đại Học Giáo Hoàng Lateran này thì ĐTC Gioan Phaolô II là “vị đã dùng tất cả giáo triều của mình để giúp cho con người gặp gỡ Đức Kitô”. Sau đây là cuộc phỏng vấn với vị giám mục viện trưởng:

Vấn     Đức Giám Mục nhận định về 25 năm giáo triều này theo quan điểm nào?

Đáp     Yếu tố chính yếu để nhìn lại hoạt động mục vụ của Đức Gioan Phaolô II được tìm thấy nơi bức thông điệp đầu tiên của Ngài, “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”, một bức thông điệp Ngài đã viết là “hết mọi con người bất kỳ ai đều được kêu gọi để gặp gỡ Chúa Kitô”. Bởi thế, trong cuộc hành trình này, “không ai được ngăn cản Giáo Hội, một Giáo Hội phải loan báo điều ấy”. Đây không phải là một giai đoạn mà thực sự là một chương trình sống được Đức Giáo Hoàng Karol Wojtyla áp dụng vào hết mọi sự ở khắp nơi trên thế giới.

Vấn     Đức Giám Mục đang có ý nói về giáo triều du hành của Ngài?

Đáp     Nói thế cũng phải. Có một sự trùng hợp lạ lùng là chúng tôi đang tổ chức cuộc hội nghị này sau chuyến tông du thứ 99 sang Tây Ban Nha của Ngài và trước chuyến thứ 100 sang Croatia. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên rằng trong một vài ngày nữa sẽ tới ngày 13/5, kỷ niệm biến cố Ngài bị ám sát. Ở đây chúng ta thấy được ở một nghĩa nào đó một chứng cớ siêu phàm, đó là nhờ ơn Chúa, không gì có thể ngăn cản được Vị Giáo Hoàng này, kể cả viên đạn của Ali Agca. Tôi có thể nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã thực sự hiện thân nơi bản thân mình chiều kích đại đồng của Giáo Hội, tức là, tính cách công giáo là những gì thúc đẩy Ngài tìm kiếm con người ở bất cứ nơi nào. Ngài có một mối lo âu của một vị tông đồ, với ý thức của một con người biết được sứ vụ mình đã nhận lãnh và không ngừng nghỉ cố gắng để hoàn tất cho đến cùng.

Vấn     Chiều hướng của hội nghị này là gì?

Đáp     Chúng tôi đã cố gắng nhấn mạnh đến ba khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là khía cạnh liên quan trực tiếp hầu hết đến viện đại học, đến học viện của Đức Giáo Hoàng. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã mời chẳng những các hợp tác viên và thân hữu của Ngài mà còn cả những người học thức nữa. Khía cạnh thứ hai, khía cạnh gắn liền với khía cạnh thứ nhất, là khía cạnh cố gắng để hình thành một tổng hợp mở đầu cho sự phong phú của giáo triều này, bắt đầu từ văn kiện “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”, một bức thông điệp hoạt trình của Đức Thánh Cha, và cố gắng cứu xét xem bức thông điệp này đã hiện thực ra sao ở rất nhiều khía cạnh nơi giáo triều của Ngài.

Vấn     Trong vấn đề này chẳng hạn những gì?

Đáp     Thừa tác vụ quốc tế, phục vụ cho tất cả mọi Giáo Hội, tính cách truyền giáo, những thay đổi lịch sử, liên lỉ chú trọng đến sự thánh thiện là một trong những khía cạnh nổi bật nhất của 25 năm này. Chưa hết, còn cả mối liên hệ với các phong trào và giới trẻ, việc thiết lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới, cùng nhiều khía cạnh khác mà ở một nghĩa nào đó đưa chúng tôi đến khía cạnh thuộc lãnh vực thứ ba của cuộc chúng tôi hội họp đây.

Vấn     Phải chăng đó là một trong những vấn đề trực tiếp liên quan đến con người của Đức Giáo Hoàng?

Đáp     Đúng thế. Lòng tôn sùng Thánh Mẫu của Ngài, đặc sủng của Đức Giáo Hoàng trong việc truyền thông, mà chính Ngài, ngoài việc là một nhà đại truyền thông còn là một thi sĩ. Chúng tôi sẽ đúc kết bằng câu ‘duc in altum’, một dấu hiệu Đức Giáo Hoàng muốn thấy Giáo Hội bắt đầu cuộc hành trình của Giáo Hội tiến vào ngàn năm thứ ba.

Vấn     Hội nghị có đề cập đến vấn đề Đức Giáo Hoàng dấn thân cho hòa bình hay chăng?

Đáp     Dĩ nhiên, ĐHY Roger Etchegaray đã làm điều này trong bài nói chuyện của Ngài. Đức Giáo Hoàng bao giờ cũng là sứ giả hòa bình ở khắp mọi nơi. Và tôi nghĩ rằng tất cả mọi vị lãnh đạo quốc gia đề nhận thức được điều này và cảm thấy cần phải gặp gỡ Ngài.

Trong hội nghị này, ĐHY Roger Etchegaray đã trả lời cho vấn đề “tại sao một vị Giáo Hoàng lại du hành quá nhiều ở bên ngoài Ý Quốc?” bằng một câu đơn giản là “để nói cho thế giới là đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”. Theo ghi nhận thì Đức Thánh Cha đương kiem Gioan Phaolô II đã sống 572 ngày hay 1 năm 7 tháng ở ngoài nước Ý. “Các cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng không phải chỉ để khích lệ… để an ủi các cộng đồng tín hữu, mà là để đối thoại với tất cả mọi nền văn minh và văn hóa trên thế gian này”. ĐHY ghi nhận là chính ĐTC đã nói ở Phi Châu vào Tháng Năm 1980 rằng “Vị Thừa Kế Thánh Phêrô này cũng cảm thấy Ngài là kế tự của Thánh Phaolô”. Bấy giờ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Một số người ở Âu Châu nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng không được du hành, Ngài phải ở Rôma như thường lệ. Tôi thâm tín rằng đã đến lúc các Vị Giám Mục Rôma, tức các Vị Giáo Hoàng, chẳng những phải coi mình là Thừa Kế Thánh Phêrô mà còn là kế tự của Thánh Phaolô nữa, vị mà, như chúng ta biết, không bao giờ ngừng nghỉ: Ngài đã luôn du hành”.

ĐHY nói: “Đức Giáo Hoàng là một người lữ hành trên các nẻo đường thế giới; nỗ lực mục vụ của Ngài vô giới hạn”.

Về phần ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, trong bài khai mở cho hội nghị này, đã tiết lộ cho biết là toàn thể Hồng Y Đoàn đã được kêu gọi tụ về Rôma để mừng kỷ niệm 25 năm việc Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng ngày 16/10/1978. ĐHY Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã gửi thư mời các hồng y về tham dự ngày 16/10/2003 này. ĐHY Quốc Vụ Khanh nói: “Tất cả mọi vị hồng y sẽ về Rôma vào Tháng Mười tới đây vì đó là một ngày lịch sử, một ngày tất cả chúng ta cảm thấy hết sức vui mừng. Tôi sung sướng vị viện đại học này đã chọn cho giáo triều này đề tài phục vụ con người là chủ đề chính. Đây là một trong những sứ vụ cao cả của Đức Giáo Hoàng này, đó là việc bảo vệ tự do, bênh vực con người, bênh vực các quyền lợi của con người và bênh vực các quyền lợi của nữ giới…”. Viện đại học Lateran này sẽ tổ chức một cuộc họp mừng kỷ niệm nữa vào ngày 9-11/10 về đề tài “Ước muốn tìm biết Chân Lý. Thần Học và Triết Học sau Thông Điệp Fides et Ratio 5 năm. Hội nghị lần thứ ba sẽ được tổ chức từ 20 đến 22/11/2003 với chủ đề “Bước đi trong Ánh Sáng. Những quan điểm nơi Thần Học Luân Lý 10 năm sau Thông Điệp ‘Rạng ngời chân lý’”.
 

11/5 Chúa Nhật: Ngày Chúa Chiên Lành, Ngày Thế Giới Ơn Gọi lần thứ 40


“Đề Xướng Cho Giới Trẻ Lý Tưởng Phục Vụ”

 
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Cho Ngày Thế Giới Ơn Gọi


Quí Huynh khả kính trong Hàng Giáo Phẩm
Anh Chị Em rất thân mến trên thế giới!


1. “Đây là tôi tớ Ta tuyển chọn, người yêu dấu Ta lấy làm hài lòng” (Mt 12:18; cf Is 42:1-4).
 

Đề tài Sứ Điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Ơn Gọi lần thứ 40 kêu gọi chúng ta trở về với cội nguồn của ơn kêu gọi Kitô Giáo, trở về với chuyện của con người đầu tiên được Chúa Cha kêu gọi là Chúa Giêsu Kitô. Người là “tôi tớ” của Chúa Cha, Vị được các tiên tri loan báo trước, như là một Đấng Cha tuyển chọn và hình thành từ trong bụng mẹ (x Is 49:1-6), Vị Cha yêu dấu và lấy làm hài lòng (x Is 42:1-9), Đấng Cha đã đặt Thần Linh của Ngài và là Đấng được Ngài thông cho quyền năng (x Is 49:5), và như Đấng Ngài sẽ vinh thăng (x Is 52:13-53:12).

Bản văn được linh ứng này đã làm cho chữ “tôi tớ” có một cung giọng hết sức tích cực, một cung giọng hết sức hiển nhiên. Trong văn hóa ngày nay, con người phục vụ được coi như bị lép vế thấp hèn; nhưng theo lịch sử thánh, người tôi tớ là người được Thiên Chúa kêu gọi để thi hành việc cứu độ và cứu chuộc đặc biệt. Người tôi tớ biết rằng họ đã nhận được tất cả những gì họ có và họ là. Từ đó, họ cũng cảm thấy được kêu gọi để đem những gì họ nhận được ra phục vụ kẻ khác.

Theo Thánh Kinh, phục vụ luôn luôn gắn liền đặc biệt với một ơn gọi riêng của Thiên Chúa. Vì lý do này, phục vụ là một tiêu biểu cho thấy tầm mức hoàn tất trọn vẹn nhất của phẩm giá tạo vật, cũng như gợi lên cho thấy chiều kích mầu nhiệm siêu việt của tạo vật. Đây là trường hợp xẩy ra nơi đời sống của cả Chúa Giêsu nữa, Người Tôi Tớ trung thành, Vị được kêu gọi để thi hành công cuộc cứu chuộc phổ quát.

2. “Như con chiên bị dẫn đi sát tế” (Is 53:7)

Theo Thánh Kinh, việc phục vụ và ơn cứu chuộc luôn luôn gắn liền với nhau một cách chặt chẽ và rõ ràng, cũng như giữa việc phục vụ và đau khổ, giữa Người Tôi Tớ và Con Chiên của Thiên Chúa. Đấng Thiên Sai là Người Đầy Tớ Khổ Đau, vác trên vai gánh nặng tội lỗi của loài người. Người là con chiên “bị dẫn đi sát tế” (Is 53:7) để trả giá chuộc lại tội lỗi do con người xúc phạm, nhờ đó mang lại cho nhân loại việc phục vụ rất cần cho họ. Người Tôi Tớ này là Con Chiên “bị bức hiếp, bị hành khổ nhưng không hề mở miệng than trách” (Is 53:7), nhờ đó đã tỏ ra một quyền năng phi thường, một quyền năng không lấy sự dữ đối lại sự dữ, nhưng bằng sự lành.

Đó là mãnh lực cao cả của người tôi tớ, người tìm thấy sức mạnh của mình nơi Thiên Chúa, và là người nhờ đó được Thiên Chúa làm cho trở thành “ánh sáng soi các dân nước”, và là Người thực hiện ơn cứu độ (Is 49:5-6). Một cách mầu nhiệm, ơn kêu gọi phục vụ là một ơn gọi tham dự thân tình nhất vào thừa tác vụ cứu độ, một sự tham dự đắt giá và đau thương cùng với những điều khác.

3.- “Thậm chí như Con Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ” (Mt 20:28).

Thật vậy, Chúa Giêsu là mẫu thức trọn hảo của một “người tôi tớ” được Thánh Kinh nói tới. Người là Đấng hoàn toàn tự hủy với “thân phận tôi đòi” (Phil 2:7) và trọn vẹn dấn thân cho những điều Chúa Cha (x Lk 2:49), như Người Con Yêu Dấu làm Cha hài lòng (x Mt 17:5). Chúa Giêsu không đến để được phục vụ, “nhưng để phục vụ và để hiến mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28). Người đã rửa chân cho các môn đệ của mình và tuân phục ý định của Cha cho đến chết, một cái chết trên thập giá (x Phil 2:8). Vì thế, chính Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu mới và làm cho Người thánh chúa tể trời đất (x Phil 2:9-11).

Làm sao người ta lại không đọc thấy nơi câu truyện về “người tôi tớ Giêsu” là một câu truyện của mọi thứ ơn gọi: câu truyện mà Đấng Hóa Công đã phác họa cho hết mọi con người, câu truyện được diễn tiến qua ơn gọi phục vụ và đạt đến tuyệt đích ở chỗ khám phá thấy một danh hiệu mới do Thiên Chúa ấn định cho mỗi một con người? Nơi “danh hiệu” này, người ta có thể nắm được trọn vẹn căn tính của mình, hướng nó đến một mức độ viên trọn bản thân khiến họ được tự do và hạnh phúc. Nhất là làm sao người ta lại không đọc thấy nơi dụ ngôn về Người Con, Người Tôi Tớ và là Chúa, câu truyện ơn gọi của một người được Chúa Giêsu kêu gọi theo Người khít khao hơn: tức là, trở thành một người tôi tớ trong thừa tác vụ linh mục hay đời sống tận hiến tu trì? Thật vậy, ơn gọi linh mục hay ơn gọi tu sĩ bao giờ cũng là, tự bản chất của nó, ơn gọi dấn thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

 

4. “Thày ở đâu, tôi tớ của Thày cũng ở đó” (Jn 12:26)

Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ và là Chúa, cũng là Đấng kêu gọi. Người gọi chúng ta nên giống như Người, vì chỉ có ở nơi việc phục vụ con người mới khám phá ra phẩm giá của mình cũng như phẩm giá của người khác. Họ được kêu gọi phục vụ như Người đã phục vụ. Khi những mối giao h65 liên bản vị được tác động phục vụ lẫn nhau thì tạo nên một tân thế giới, một thế giới phát triển văn hóa ơn gọi chân chính.

 

Qua sứ điệp này, Tôi xin lên tiếng thay cho Chúa Giêsu để đề ra cho giới trẻ lý tưởng phục vụ, cũng như để giúp họ thắng vượt được những khuynh hướng chiều theo cá nhân chủ nghĩa và ảo vọng trong việc chiếm đạt hạnh phúc bằng đượng lối này. Không kể đến một số mãnh lực phản ngược, hiện nay cũng đang cho thấy nơi ý hệ ngày na, trong tâm trí của nhiều người trẻ, còn có một mầm mống tự nhiên hướng về những người khác, nhất là về thành phần thiếu thốn nhất. Mầm mống này làm cho họ quảng đại, có khả năng cảm thông, sẵn sàng quên mình để lấy kẻ khác làm ưu tiên hơn những lợi lộc họ ưa thích.

Giới trẻ thân mến, phục vụ là một ơn gọi hoàn toàn tự nhiên, vì con người tự bản chất là những người tôi tớ, chứ không phải là chủ nhân ông của sự sống và hữu thể họ, nên cần phải phục vụ kẻ khác. Việc phục vụ chứng tỏ là chúng ta thoát được thái độ pha mình của cái tôi. Nó chứng tỏ là chúng ta có trách nhiệm với kẻ khác. Và mọi người đều có thể phục vụ, bằng những cử chỉ có vẻ nhỏ mọn nhuj7ng thực sự lại to lớn nếu họ được tác động bởi một tình yêu chân thành. Những người tôi tớ đích thực thì khiêm tốn và biết mình “vô ích” (Lk 17:10) như thed61 nào. Họ không tìm kiếm những lợi lộc cho cái tôi, song chia sẻ những lợi lộc ấy cho kẻ khác, cảm thấy nơi tặng ân ban phát này niềm vui của một thứ hoạt động ban tặng.


Giới trẻ thân mến, Tôi hy vọng các bạn biết lắng nghe tiếng của Thiên Chúa kêu gọi các bạn phục vụ. Đây là con đường dẫn đến nhiều thể thức tác vụ cho lợi ích của cộng đồng: từ thừa tác vụ thánh tới những thừa tác vụ khác được tổ chức và được nhìn nhận, như thừa tác vụ giáo lý, điều hạnh phụng vụ, giáo dục giới trẻ và những thể hiện khác của đức ái (x Novo Millennio Ineunte, 46). Vào lúc kết thúc Đại Năm Thánh, Tôi đã nhắc quí bạn rằng Đây là “thời điểm cho một ‘việc sáng tạo’ mới nơi Đức Ái” (Ibid. 50). Hỡi giới trẻ, vấn đề là tùy ở các bạn có biết bảo đảm là đức aí được thể hiện nơi tất cả những gì phong phú về thiêng liêng cũng như về việc tông đồ của mình.

 

5. “Nếu ai muốn làm đầu, họ phải làm cuối và làm đầy tớ cho mọi người” (Mk 9:35)

Đây là những gì Chúa Giêsu nói với Nhóm 12 Vị, khi Người bắt được các vị đang tranh luận với nhau về việc “ai là người cao trọng nhất” (Mk 9:34). Đó là khuynh hướng liên lỉ, một khuynh hướng thậm chí không tha cho người được kêu gọi chủ tế Thánh Lễ, Bí Tích tình yêu cao cả của “Người Tôi Tớ Khổ Đau”. Ai thi hành việc phục vụ này mới càng xứng đáng thực sự được gọi là người tôi tớ hơn nữa. Thật vậy, họ được kêu gọi để tác hành “in persona Christi” thay cho Chúa Kitô, và nhờ đó làm tái diễn những gì Chúa Giêsu đã làm ở Bữa Tiệc Ly, bằng việc, như Chúa Giêsu, yêu thương cho đến cùng, cho dù có hiến mạng sống mình. Bởi thế, việc chủ tế nơi Bữa Tiệc Ly của Chúa là một lời mời gọi khẩn trương trong việc hiến mình làm tặng vật, để thái độ của Người Tôi Tớ Khổ Đau và là Chúa có thể được tiếp tục và phát triển trong Giáo Hội.

Giới trẻ thân mến, các bạn hãy bảo dưỡng lòng mộ mến của các bạn với những giá trị và chọn lực chính yếu là những gì sẽ biến đổi đời sống của quí bạn thành dịch vụ cho kẻ khác, theo chân Chúa Giêsu, Con Chiên Thiên Chúa. Quí bạn đừng để cho mình bị cám dỗ bởi tiếng gọi của quyền lực và những tham vọng cá nhân. Lý tưởng linh mục phải luôn được thanh tẩy khỏi những thứ ấy và những mập mờ nguy hiểm khác.

 

Lời kêu gọi của Chúa Giêsu vẫn còn vang vọng hôm nay đây “nếu ai phục vụ Tôi thì hãy theo Tôi” (Jn 12:26). Quí bạn đừng sợ lời mời gọi này. Các bạn chắc chắn sẽ đụng đầu với khốn khó và hy sinh, nhưng các bạn sẽ lấy làm sung sướng phục vụ, các bạn sẽ là những chứng nhân của một niềm vui mà thế giới này không thể nào mang lại cho các bạn. Các bạn sẽ là những ngọn lửa sống động của một tình yêu vô tận và vĩnh hằng. Các bạn sẽ cảm thấu cái phong phú thiêng liêng của thiên chức linh mục, một tặng ân là một mầu nhiệm thần linh.
 

6. Như ở những dịp khác, lần này đây, chúng ta cũng hãy hướng mắt lên Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội và là Ngôi Sao cho việc tân truyền bá Phúc Âm hóa. Chúng ta hãy tin tưởng kêu cầu Mẹ, để nơi Giáo Hội sẽ không thiếu những con người nam nữ sẵn lòng đáp lại cách quảng đại lời Chúa kêu mời, Đấng kêu gọi họ trực tiếp phục vụ Phúc Âm.

“Maria, người tỳ nữ thấp hèn của Đấng Tối Cao,
Người con được Mẹ sinh ra đã làm cho Mẹ thành người tôi tớ của nhân loại.
Đời sống của Mẹ là một đời sống khiêm tốn và quảng đại phục vụ.
Mẹ là tôi tớ của Ngôi Lời khi thiên thần
Loan báo cho Mẹ biết dự án cứu độ thần linh.
Mẹ là tỳ nữ của Ngôi Con, khi ban cho Người sự sống
Và tiếp tục hướng về mầu nhiệm của Người.
Mẹ là nữ tỳ của Ơn Cứu Chuộc,
Khi can đảm đứng dưới chân Thập Giá,
Gần bên Người Tôi Tớ Khổ Đau và là Chiên Con
Đã hy sinh mình vì yêu chúng con.
Mẹ là nữ tỳ của Giáo Hội trong Ngày Lễ Ngũ Tuần,
Và với lời chuyển cầu của Mẹ, Mẹ tiếp tục sinh Giáo Hội ra nơi hết mọi tín hữu,
Ngay cả trong những lúc khó khăn và rắc rối hiện nay.
Hỡi giới trẻ của ngàn năm thứ ba hãy nhìn lên Mẹ,
Người Nữ Tử trẻ trung của dân Do Thái,
Vị biết được cái nhiệt tình của con tim giới trẻ,
Khi con tim này đối diện với dự án của Thiên Chúa Hằng Sống.
Xin hãy làm cho họ biết chấp nhận lời mời gọi của Con Mẹ
Trong việc hiến trọn đời sống mình cho vinh danh Thiên Chúa.
Xin hãy làm cho họ hiểu được rằng phục vụ Thiên Chúa là việc làm thỏa mãn tâm can,
Cũng như hiểu được rằng trong việc phục vụ Thiên Chúa và vương quốc của Ngài,
Chúng con mới nhận ra bản thân mình đúng như dự án thần linh,
Và đời sống mới trở thành một bài thánh thi ca cho vinh quang của Ba Ngôi Chí Thánh
Amen.

Tại Vatican ngày 16/10/2002
Gioan Phaolô II


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo văn bản Tiếng Anh được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 24/11/2002, tài liệu nguyên gốc bằng tiếng Ý do Vatican Press Office ban hành cùng ngày)

 


(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)