GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 4/2003

 

 

Ý Chung: “Xin cho các vị hữu trách trong Giáo Hội biết sống nêu gương sáng dưới sụ dẫn đắt của Chúa Thánh Thần”.


Ý Truyền Giáo:
“Xin cho các vị linh mục, các vị tu sĩ nam nữ và giáo dân đang hoạt động ở những nơi truyền giáo luôn biết sống chứng nhân và hiên ngang làm chứng cho ơn gọi nên thánh”.

 

 

___________________________________________

 12-18/4/2003

18/4 Thứ Sáu

Tổng Quan về Thông Điệp Thánh Thể của ĐTC Gioan Phaolô II


(Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã phổ biến bản tóm lược Bức Thông Điệp này cùng ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003 với Đức Thánh Cha ban hành)

Bức Thông Điệp thứ 14 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được ban hành với mục đích cống hiến một ý thức sâu xa hơn về mầu nhiệm Thánh Thể liên quan đến Giáo Hội. Bản văn kiện tương đối ngắn nhưng quan trọng về khía cạnh thần học, qui luật và mục vụ. Bản văn sẽ được ký ban hành vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong Thánh Lễ Tiệc Ly, nơi khung cảnh phụng vụ mở màn cho Tam Nhật Vượt Qua (the Paschal Triduum).

Hy Tế Thánh Thể, “nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Kitô giáo”, chất chứa tất cả những gì phong phú thiêng liêng của Giáo Hội đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình cho Chúa Cha vì phần rỗi của thế giới. Trong việc cử hành “mầu nhiệm đức tin” này, Giáo Hội làm cho Tam Nhật Vượt Qua trở thành “đương thời” với con người nam nữ ở hết mọi thế hệ.

Chương thứ nhất, chương về Nhiệm Đức Tin”, là chương cắt nghĩa về bản tính hy hiến của Thánh Thể là hy hiến, nhờ thừa tác vụ của linh mục, được làm cho hiện thực một cách bí tích nơi từng Thánh Lễ mình Chúa Kitô “đã trao nộp” và máu Người “đã đổ ra” để cứu độ thế gian. Việc cử hành Thánh Thể không phải là việc lập lại Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, hay việc làm cho cuộc khổ nạn này được lập đi lập lại nhiều lần trong thời gian và không gian; Thánh Thể là một hy tế Thập Giá duy nhất được tái hiện thực cho tới năm cùng tháng tận. Theo lời Thánh Ignatio Antiochia, Thánh Thể là “một thứ thuốc bất tử, một thứ chất kháng tử”. Là một hứa hẹn Nước Trời mai hậu, Thánh Thể cũng nhắc nhở tín hữu về trách nhiệm của họ đối với hiện thế, trong đó, thành phần yếu kém, thành phần bất lực nhất và thành phần bần cùng nhất đang mong được giúp đỡ từ những ai biết đoàn kết có thể cho họ thấy lý do của niềm hy vọng.

“Thánh Thể Xây Dựng Giáo Hội” là đầu đề của chương thứ hai. Khi tín hữu đến với bữa tiệc thánh này, họ chẳng những lãnh nhận Chúa Kitô mà còn được Người lãnh nhận nữa. Bánh và Rượu được thánh hiến là lực phát sinh sự hiệp nhất của Giáo Hội. Giáo Hội được nên một với Chúa của mình, Đấng ẩn thân dưới các hình Thánh Thể, ngự trong Giáo Hội và xây dựng Giáo Hội. Giáo Hội tôn thờ Người chẳng những nơi chính Thánh Lễ mà còn ở tất cả mọi lúc khác nữa, khi ân cần sống với Người như “bảo tàng” trân quí nhất của mình.

Chương thứ ba là chương suy tư về “Tính Cách Tông Đồ của Thánh Thể và Giáo Hội”. Như tất cả thực tại của Giáo Hội không thể nào hiện hữu nếu không có việc tông truyền thế nào thì cũng không có Thánh Thể thực sự nếu không có Giám Mục như vậy. Vị linh mục cử hành Thánh Thể là tác hành thay cho Chúa Kitô là Đầu; vị linh mục không chiếm hữu Thánh Thể như làm chủ Thánh Thể mà là làm tôi phục vụ lợi ích cho cộng đồng thành phần được cứu độ. Cũng thế, cộng đồng Kitô hữu không “chiếm hữu” Thánh Thể mà là lãnh nhận hồng ân Thánh Thể.

Những suy tư này được khai triển ở chương thứ bốn, chương “Thánh Thể và Mối Hiệp Thông Giáo Hội”. Giáo Hội, với tư cách là thừa tác viên của mình và máu Chúa Kitô cho phần rỗi thế giới, trung thành với tất cả những gì chính Chúa Kitô thiết lập. Trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ, gắn bó với qui luật của các phép bí tích, Giáo Hội cũng cần phải tỏ ra một cách hữu hình mối hiệp nhất vô hình của mình nữa. Thánh Thể không thể bị “sử dụng” như phương tiện hiệp thông; trái lại, Thánh Thể bao hàm mối hiệp thông như vốn đã hiện hữu và củng cố mối hiệp thông này. Theo chiều hướng này cần phải để ý nhấn mạnh đến việc dấn thân đại kết là những gì làm nên đặc tính của tất cả mọi người môn đệ Chúa Kitô, vì Thánh Thể kiến tạo nên mối hiệp thông và xây dựng mối hiệp thông này, khi Thánh Thể được cử hành một cách chân thực. Thánh Thể không thể trở thành một thứ vồ vập của cá nhân cũng như của các cộng đồng riêng biệt.

“Phẩm Chất của Việc Cử Hành Thánh Thể” là vấn đề của chương thứ năm. Việc cử hành “Thánh Lễ” được đánh dấu bằng những dấu hiệu bề ngoài nhắm đến việc đề cao niềm vui qui tụ cộng đồng lại chung quanh tặng ân Thánh Thể khôn sánh. Các thứ kiến trúc, điêu khác, hội họa, âm nhạc, văn chương và một cách tổng quan hơn, hết mọi hình thức nghệ thuật, đều cho thấy Giáo Hội qua các thế kỷ đã không sợ phung phí nơi việc Giáo Hội làm chứng cho tình yêu đã liên kết Giáo Hội với Phu Quân thần linh của Giáo Hội. Các cuộc cử hành ngày nay cũng cần phải lấy lại cảm quan mỹ lệ.

Chương thứ sáu, chương về “Tại Học Đường Maria, ‘Người Nữ của Thánh Thể’”, là một suy tư hợp thời và vốn có về hình ảnh tương tự giống nhau lạ lùng giữa Mẹ Thiên Chúa, Vị trở thành ‘nhà tạm” đầu tiên khi cưu mang thân thể của Chúa Giêsu trong lòng Mẹ, và Giáo Hội là nơi bảo trì và ban tặng cho thế gian mình máu Chúa Kitô. Thánh Thể được ban cho các tín hữu để sự sống của họ được trở thành một bài ca vịnh Ngợi Khen liên tục tôn vinh Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

Đoạn Kết đòi những ai muốn theo đuổi con đường thánh thiện không cần phải có “các thứ chương trình” mới. Chương trình này vốn đã hiện hữu, đó là chính Chúa Kitô, Đấng muốn được nhận biết, mến yêu, bắt chước và loan truyền. Việc áp dụng tiến trình này được thực hiện nhờ ở Thánh Thể. Điều này được thấy nơi chứng từ của các Vị Thánh, thành phần lúc nào trong cuộc sống cũng chỉ biết làm giãn cơn khát của mình nơi nguồn mạch vô tận của mầu nhiệm này, cũng như chỉ biết kín múc từ mạch nguồn ấy một thứ mãnh lực thiêng liêng cần thiết để sống trọn vẹn ơn gọi rửa tội của mình mà thôi.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày Thứ Năm Tuần Thánh, 17/4/2003)
 

“Vì sự dữ tràn lan mà lòng mến nơi hầu hết con người ta đã trở nên nguội lạnh”

Nhân dịp Đức Thánh Cha ban hành Thông Điệp Thánh Thể Ecclesia de Eucharistia vào chính Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003, dịp Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, kèm theo Phẩm Chức Linh Mục và Giới Răn Yêu Thương, chúng ta chẳng những cần phải đọc kỹ những gì Đức Thánh Cha nhắc nhở và giáo huấn về mối liên hệ sâu xa giữa Giáo Hội và Thánh Thể, đúng như nhan đề của văn kiện, một giáo huấn bao gồm cả 3 khía cạnh thần học, qui luật và mục vụ. Về mục đích Đức Thánh Cha viết bức thông điệp này, như ở các đoạn 6 và 7 cho thấy, là để tiếp tục chiều hướng Duc in altum về nội tâm của một Giáo Hội Chứng Nhân Truyền Giáo, bằng việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô, nhất là trong Bí Tích Thánh Thể.

Thế nhưng, một trong những lý do sâu xa Đức Thánh Cha đã viết bức thông điệp về mối liên hệ mật thiết giữa Giáo Hội và Thánh Thể này, chứ không phải chỉ viết nguyên những gì về Mầu Nhiệm Thánh Thể mà thôi, như bức Thông Điệp “Mầu Nhiệm Đức Tin” Mysterium Fidei của Đức Thánh Cha Phaolô VI được ban hành vào chính ngày Lễ kính Thánh Giáo Hoàng Thánh Thể Piô X, 3/9/1965, hay một số Thông Điệp khác được Ngài nhắc đến ở đoạn 9, là vì ngày nay Kitô hữu Công Giáo đã coi thường, nếu không muốn nói là tỏ ra bất kính, một cách ý thức hay vô thức, đối với Chúa Giêsu Thánh Thể nơi việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể cũng như trong việc tin thờ Thánh Thể. Đó là lý do, ở câu cuối cùng của phần dẫn nhập, đoạn 10, Ngài đã thẳng thắn cho biết về mối quan tâm của Ngài như sau: “Tôi hy vọng rằng bức Thông Điệp này đây sẽ hiệu nghiệm giúp vào việc đánh tan những đám mây mù bất khả chấp về tín lý cũng như thực hành, nhờ đó Thánh Thể tiếp tục chiếu sáng tất cả mầu nhiệm rạng ngời của mình”.

Thực ra, ngay vào đầu thế kỷ 20, trời cao đã báo động tình trạng “vì sự dữ tràn lan mà lòng mến nơi hầu hết con người ta đã trở nên nguội lạnh” (Mt 24:12) này rồi. Đúng thế, thế kỷ 20 được mở ra với Vị Giáo Hoàng (1903-1914) lấy khẩu hiệu phục hồi mọi sự trong Chúa Kitô “Instaurare omnia in Christo”, vị Giáo Hoàng được tặng cho tước hiệu Giáo Hoàng Thánh Thể, vì một đàng, về mặt tiêu cực, Ngài đã mạnh mẽ chống lại “sự dữ lan tràn” là các ngụy thuyết được tổng hợp nơi Tân Tiến Thuyết (Modernism), bằng Sắc Lệnh Lamentabili Sane ngày 3/7/1907 và Thông Điệp Pascendi Dominici Gregis ngày 8/9/1907, và về mặt tích cực, Ngài nỗ lực củng cố “lòng mến” nơi Kitô hữu Công Giáo, như vào năm 1905, Ngài đã cho phép và kêu gọi giáo dân rước lễ thường xuyên hơn, thậm chí rước lễ hằng ngày, một thực hành sống đạo hoàn toàn ngoại lệ và phá lệ đối với truyền thống trước đó, nhất là qua Sắc Lệnh Quam Singulari vào năm 1910 Ngài đã giảm số tuổi trẻ em xuống để các em có thể rước lễ sớm hơn. Sau khi Vị Thánh Giáo Hoàng Thánh Thể Piô X này qua đi 2 năm, tại Bồ Đào Nha đã xẩy ra Biến Cố Fatima, một Biến Cố Thánh Mẫu được mở màn với thần trời và các trẻ em về Chúa Giêsu Thánh Thể.

(Xin đón xem tiếp bài viết này vào ngày mai, Thứ Bảy Tuần Thánh)
 

17/4 Thứ Năm

ĐTC Gioan Phaolô II huấn dụ về Tam Nhật Thánh

Trong buổi triều kiến chung cho mỗi ngày Thứ Tư hằng tuần tuần này, vì là ngày Thứ Tư áp Tam Nhật Thánh này, bởi thế, theo thông lệ hằng năm, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về ý nghĩa của từng ngày trong Tam Nhật Thánh là “tột đỉnh của cả phụng niên” như sau:

“Nếu Lễ Truyền Dầu thường được cử hành vào sáng Thứ Năm để đặc biệt nhấn mạnh đến thừa tác vụ của linh mục, thì những lễ nghi của Thánh Lễ Tiệc Ly là một lời mời gọi thiết tha hãy chiêm ngưỡng Thánh Thể, mầu nhiệm trọng yếu của đời sống và đức tin Kitô giáo. Chính vì để đề cao tầm quan trọng của bí tích này mà Tôi muốn viết Bức Thông Điệp ‘Giáo Hội của Thánh Thể’ ‘Ecclesia de Eucharistia’, một bức thông điệp Tôi sẽ hân hoan ký ban hành trong Thánh Lễ Tiệc Ly. Trong bức thông điệp này Tôi cố ý cống hiến cho hết mọi tín hữu một suy tư tổng hợp về một hy tế Thánh Thể chất chứa tất cả thiện ích thiêng liêng của Giáo Hội. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, một ngày thống hối và chay tịnh, chúng ta sẽ tưởng niệm cuộc khổ nạn và tử nạn của Chúa Kitô, với việc ý thức tôn thờ Cây Thánh Giá…. Sau thảm kịch của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là cái thinh lặng của Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, một ngày tràn đầy đợi trông và hy vọng…. Vào đêm vọng lễ Phục Sinh hết mọi sự đều được đổi mới trong Chúa Kitô Sống Lại. Các bài thánh thi ca Vinh Danh và Alleluia sẽ được dâng lên trời cao cùng với ánh sáng bừng lên trong tăm tối đêm khuya ở khắp hang cùng ngõ hẻm trái đất này. Vào Chúa Nhật Phục Sinh chúng ta sẽ hoan hỉ với Đấng Phục Sinh, khi lãnh nhận từ nơi Người lời chào chúc bình an. Việc tưởng niệm mầu nhiệm chính yếu của đức tin ấy bao gồm việc chúng ta dấn thân làm cho mầu nhiệm này nên trọn một cách thực sự nơi cuộc sống của chúng ta. Tức là chúng ta nhìn thấy cuộc khổ nạn của Chúa Kitô được tiếp tục nơi các biến cố thê lương mà bất hạnh thay, ngay cả vào những lúc này đây, đang làm khổ sở cho rất nhiều con người nam nữ ở hết mọi phần đất trên thế giới. Dầu sao thì mầu nhiệm Tử Giá và Phục Sinh cũng bảo đảm với chúng ta rằng hận thù, bạo lực, máu đổ và chết chóc sẽ không bao giờ có thể là phán quyết cuối cùng nơi công cuộc của loài người. Chiến thắng cuối cùng là chiến thắng của Chúa Kitô, Đấng mà chính chính từ Người chúng ta cần phải bắt đầu lại, nếu chúng ta muốn xây dựng cho hết mọi người một tương lai hòa bình, công lý và đoàn kết chân thực”.

Thứ Năm Tuần Thánh Với Hàng Linh Mục

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hằng năm vẫn gửi cho hàng giáo sĩ một bức thư từ năm 1979 tới nay, vào mỗi Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Tuy nhiên, vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh Năm 2003 này, Ngài không gửi thư riêng cho các vị nữa, mà là một Bức Thông Điệp về Chúa Giêsu Thánh Thể, để nhờ các vị chuyển đến cho giáo dân. Thế nhưng, trong Mùa Chay này, Ngài đã nhắn nhủ các vị hai vấn đề hết sức quan trọng sau đây:

Thứ nhất, vào sáng Thứ Năm, 6/3/2003, tại Sảnh Đường Clementine, theo truyền thống, ĐTC đã gặp hàng giáo sĩ Rôma và khuyên các vị phải nên thánh bằng đời sống cầu nguyện nhờ đó có thể trở nên dụng cụ của lòng thương xót Chúa khi ban bí tích giải tội. Ngài nói: “Thật vậy, chúng ta không còn con đường nào khác (ngoài việc cầu nguyện). Nếu chúng ta không khiêm nhượng và tin tưởng tìm cách tiến bước trên con đường thánh hóa này của mình, chúng ta sẽ tiến tới chỗ thỏa mãn với những nhượng bộ nho nhỏ là những gì từ từ trở thành lớn hơn, thậm chí cuối cùng chúng ta có thể đi đến chỗ, minh nhiên hay mặc nhiên, phản bội tình Thiên Chúa yêu chúng ta, kêu gọi chúng ta lên hàng linh mục… Khi lòng chúng ta cảm thấy bị đè nặng bởi những khốn khó và thử thách, chúng ta hãy nhớ đến tính cách cao trọng của tặng ân chúng ta đã lãnh nhận, nhờ đó chúng ta lại có thể ‘hân hoan hiến thân’. Chúng ta thực sự là chứng từ và là dụng cụ của lòng Chúa xót thương nhất là nơi bí tích giải tội cũng như nơi tất cả mọi khía cạnh khác nơi thừa tác vụ của mình, chúng ta là và phải là những con người biết thông truyền niềm hy vọng và thi hành những hoạt động hòa bình và hòa giải”.

Thứ hai, vào ngày Thứ Sáu 28/3/2003, ĐTC đã tiếp các vị thuộc phân bộ Giải Tội của Tòa Thánh, các vị linh mục giải tội ở các vương cung thánh đường Rôma, cùng các linh mục trẻ và chủng sinh tham dự buổi diễn đàn nội bộ hằng năm bàn về những vấn đề liên quan đến việc ban phát Bí Tích Giải Tội. Trong bài huấn từ của mình, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến khía cạnh phải trung thành với giáo huấn của Giáo Hội, nhất là trong những phán quyết ở tòa giải tội. Ngài nói: “Tôi muốn đặc biệt nhắc nhở cho anh em về nhiệm vụ phải gắn bó với Huấn Quyền của Giáo Hội liên quan đến những vấn đề phức tạp xẩy ra nơi lãnh vực sinh học đạo đức cũng như liên quan đến những qui tắc luân lý và giáo luật nơi lãnh vực hôn nhân… Đối diện với những vấn đề luân lý đạo đức phức tạp hiện nay, có thể xẩy ra trường hợp tín hữu ra khỏi tòa giải tội vẫn còn bị lẫn lộn sao đó, nhất là khi họ thấy rằng các vị giải tội không đồng nhất với nhau về phán đoán của các vị. Sự thật đó là những ai làm trọn thừa tác vụ tinh tế này nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội có một nhiệm vụ đặc biệt là không ủng hộ, thậm chí không bày tỏ nơi tòa giải tội những ý kiến riêng tư của mình không hợp với những gì Giáo Hội dạy và tuyên xưng. Cũng thế, không được vì yêu thương theo cảm quan thương xót sai lầm mà lại không nói lên sự thật”.

Thứ Sáu Tuần Thánh với dân Do Thái

Dân Do Thái có lầm lạc hay chăng khi họ cố ý muốn sát hại Chúa Giêsu? Thánh Phêrô, sau khi chữa cho một người què từ lúc mới sinh tại Cửa Đẹp ở Thành Giêrusalem, cũng đã công nhận là, trong việc sát hại Chúa Giêsu, thành phần trong cuộc của dân Do Thái bấy giờ thật sự bị lầm lẫn. Nguyên văn lời Thánh Phêrô trong sách Công Vụ đoạn 3 câu 14-15 và 17 như sau: “Anh em đã ruồng bỏ Đấng Thánh và Công Chính để xin tha cho một tên sát nhân. Anh em đã sát hại Vị Tác Giả của Sự Sống… Tuy nhiên, hỡi anh em, tôi biết rằng anh em đã tác hành một cách vô thức, như các vị lãnh đạo của anh em đã làm vậy”. Bởi thế, theo tôi, sở dĩ dân Do Thái sát hại Chúa Giêsu là vì họ không tin rằng một nhân vật Giêsu Nazarét cũng là một con người tầm thường như họ, lại còn hoàn toàn vô danh tiểu tốt, làm sao có thể là Con Thiên Chúa được. Do đó, tất cả những gì con người Giêsu Nazarét này nói và làm chứng tỏ cho thấy mình ngang hàng với Thiên Chúa đều là những gì lộng ngôn phạm thượng đáng chết ngàn lần. Thánh Ký Gioan đã nói đến lý do này ở đoạn 5 câu 18 như sau: “Lý do tại sao những người Do Thái càng cương quyết giết Người là vì Người chẳng những lỗi ngày hưu lễ mà tệ hơn nữa còn cho Thiên Chúa như Cha của mình, tức làm cho mình ngang hàng với Thiên Chúa”. Tóm lại, dân Do Thái chỉ sát hại một con người lộng ngôn phạm thượng mà thôi chứ không phải giết chính Thiên Chúa. Bởi thế, tội của họ không phải là tội phạm đến Thánh Linh, tức tội không thể tha cả đời này lẫn đời sau (x Mt 12:32), mà chỉ là tội phạm đến Con Người, tức tội vẫn còn có thể tha được, đó là tội lầm Con Người Giêsu không phải là Thiên Chúa thật.
 

Đức Thánh Cha có ghé Nước Nga trong chuyến tông du Mông Cổ vào Tháng Tám 2003 chăng?

Trong chuyến tông du Mông Cổ vào Tháng Tám năm nay, các báo chí muốân biết Đức Thánh Cha có ghé Nga hay chăng. Vị giám đốc của văn phòng báo chí Tòa Thánh đã cho họ biết vào chiều Thứ Hai 14/4/2003 như sau: “Ai cũng biết Đức Thánh Cha mong muốn để hoàn lại bức ảnh Đức Mẹ Kazan đã được Tòa Thánh bảo trì nhiều năm nay cho nhân dân Nga cũng như cho Tòa Thượng Phụ Chính Thống ở Moscow. Cơ hội và cách thức xứng hợp d8ể hoàn trả bức ảnh này cho họ sẽ được cứu xét vào lúc thích hợp”.


"Xin hãy cẩn thận về những gì đang xẩy ra... Nó không phải là một cái gì giỡn chơi”

Trước hết, về vấn đề giải giới Iraq, Iraq cương quyết tuyên bố họ không có những thứ vũ khí cấm, trong khi Hoa Kỳ vẫn cứ khăng khăng cho là có, đến nỗi, đã dám qua mặt cả Liên Hiệp Quốc trong việc đơn phương sử dụng bạo lực để giải giới Iraq. Nếu không tìm được những thứ vũ khí cấm này, Hoa Kỳ thực sự chẳng những sai về nguyên tắc qua mặt Liên Hiệp Quốc, mà còn sai cả về thực tế vì đã không đạt được mục đích giải giới. Không biết Hoa Kỳ có ý định tìm cho bằng được những thứ khí giới này tại Iraq hay chăng, để chứng minh cho thấy cái “chính đáng” của cuộc chiến tranh giải phóng nhân dân Iraq như Tổng Thống Bush rao rêu tuyên bố? Chỉ biết rằng, hôm Thứ Hai 4/4, CNN loan tải rằng “một vị tướng của Hoa Kỳ hôm Thứ hai nói rằng những người lính Hiệp Chủng Quốc đã tìm thấy được 11 phòng thí nghiệm di động được chôn dấu ở miền nam thủ đô Baghdad là những gì có khả năng sử dụng sinh trùng và hóa chất”. Ngày hôm sau, Thứ Ba, 15/4/2003, CNN lại cho biết: “Theo vị làm đầu của nhóm chuyên viên khảo sát thì những phòng thí nghiệm di động được chôn dấu do các quân lính Hiệp Chủng Quốc tìm thấy tuần vừa rồi không phải là những phòng thí nghiệm các thứ khí giới hóa chất và sinh trùng như một vị tướng lãnh Hoa Kỳ lầm tưởng”.

Về vấn đề Syria, ông bộ trưởng nội vụ Colin Powell hôm Thứ Ba 15/4/2003 đã nói với Trung Tâm Báo Chí Hải Ngoại ở Washington biết là chính phủ Hoa Kỳ không có dự định tấn công bất cứ một quốc gia nào khác “vì mục đích lật đổ vai trò lãnh đạo của các nước ấy hay vì mục đích áp đặt giá trị dân chủ trên các nước này. (Thoidiemmaria: thực tế đã cho thấy khác hẳn, như trường hợp Tổng Thống Diệm ở Việt Nam năm 1963. Những gì Hoa Kỳ nói cần phải đăt lại, chẳng hạn Hoa Kỳ rất thích bản quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vì đã được chấp thuận 100%, nhưng thấy không thành công, đã không chấp nhận bản quyết định thanh tra vũ khí nữa, bằng việc tự động đơn phương tấn công Iraq). Iraq là một trường hợp chuyên biệt. Iraq không phải chỉ là vấn đề của một nhà độc tài ở đó mà là một nhà độc tài khủng bố nhân dân của mình… ngoài ra, lại còn xâm chiếm các nước lân bang, đe dọa toàn thể thế giới bằng các thứ vũ khí đại công phá và ủng hộ các hoạt động khủng bố”.

(Thoidiemmaria: cũng vẫn là những lời tố cáo của Hoa Kỳ, nhất là vấn đề cuối cùng ở đây vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng Hoa Kỳ đã bất chấp công pháp quốc tế trong việc tự động đơn phương tấn công Iraq bằng võ lực). Ông nói thêm chính phủ Saddam Hussein đã coi thường “ý muốn của cộng đồng quốc tế bảo ông ta bỏ đi những thứ vũ khí này suốt cả một thời gian 12 năm”. (Thoidiemmaria: vậy thì còn Hoa Kỳ tự động tấn công Iraq không phải là việc làm trái với ý muốn của cộng đồng quốc tế qua Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hay sao?). “Chúng tôi đang để ý tới việc Syria chế tạo các thứ vũ khí đại công phá, chúng tôi đang quan tâm tới việc Syria tiếp tục ủng hộ các tổ chức khủng bố và trong mấy tuần gần đây chúng tôi đã để ý tới việc chuyển vận các chất liệu vào Iraq qua ngả biên giới, cũng như việc chuyển vận người ngợm qua lại. Chúng tôi đang có những quan tâm đã được chúng tôi bày tỏ một cách trực tiếp hay cứng cỏi với những người Syria về sự kiện có một số viên chức Iraq phạm tội ác, hay ít là rất đáng hồ nghi đã phạm tội ác, có thể đang tìm cách trú ẩn ở Syria. Chúng tôi không tin rằng Syria vì lợi lộc của mình thấy được điều này”.

Vị phó lãnh sự Syria ở Liên Hiệp Quốc là Imad Moustapha đã nói với CNN cũng vào cùng ngày Thứ Ba là Hiệp Chủng Quốc bắt đầu giống như một quốc gia “muốn tấn công một xứ sở nhỏ này đến một xứ sở nhỏ khác. Xin hãy cẩn thận về những gì đang xẩy ra. Đây không phải là một trò dễ chơi. Nó không phải là một cái gì giỡn chơi”. Thật vậy, theo CNN, “Thế nhưng cho tới nay các viên chức Hoa Kỳ vẫn chưa cung cấp được nhiều chứng cớ công khai cho những gì họ cáo buộc Syria”.

Còn về vấn đề các loại vũ khí đại công phá thì theo các nguồn tin ngoại giao cho CNN biết là Syria quả thực là có. Khi vị phó lãnh sự trên, cũng vào hôm Thứ Ba, được hỏi là liệu Syria có dám để thành phần thanh tra viên trung lập vào xứ sở của mình để khám xét các thứ vũ khí ấy chăng, ông đã xoay ngược vấn đề vặn lại liệu Hoa Kỳ có dám gửi thanh tra viên đến khám xét Do Thái hay chăng: “Xin để tôi làm sáng tỏ vấn đề này: Syria bao giờ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy làm cho vùng Trung Đông thành một vùng phi các thư vũ khí đại công phá”.

Cũng vào hôm Thứ Ba, Tổng Thống Pháp Chirac đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Bush. Theo các viên chức trong chính phủ Hoa Kỳ cho biết, hai vị lãnh đạo này đồng ý với nhau là Syria không nên dung chứa các nhà lãnh đạo Iraq, và việc làm cho Iraq không còn Saddam Hussein nữa vẫn tốt hơn. (Thoidiemmaria: tuy nhiên, chắc chắn vị tổng thống Pháp đã từng chống Hoa Kỳ ra mặt trong việc cứ muốn sử dụng võ lực tấn công Iraq vẫn không đồng ý về được lối hành sử của Hoa Kỳ. Và chắc chắn vị tổng thống Pháp cũng chỉ đồng ý là Syria không nên dung chứa các nhà lãnh đạo Iraq, nhưng như thế không có nghĩa là ông đã đồng ý việc Syria đã thực sự làm điều này).

Hôm Thứ Ba này còn là ngày xẩy ra cuộc họp đầu tiên của các nhóm chống đối chính quyền Saddam Hussein, một cuộc họp được Hoa Kỳ hứa hẹn là Hoa Kỳ không có ý cai trị xứ sở này. Sau cuộc bỏ phiếu đầu tiên được diễn ra trong cuộc họp này, thành phần đại biểu đã quyết định trở lại gặp nhau vào 10 ngày sau để bàn đến những dự thảo cụ thể cho việc kiến thiết một chính phủ mới hậu Saddam. Theo bản văn 13 điều được Bộ Tư Lệnh Trung Ương Hoa Kỳ phổ biến sau cuộc họp ở thành Ur này thì các đại biểu thuộc các nhóm Sunni, Shiite và Kurdish, cũng như những nhà chính trị xuất xứ tránh né chế độ Saddam, tất cả tham dự viên chừng 60 người, đồng ý thực hiện một guồng máy dân chủ liên bang “không dưa trên căn tính chung”, một căn tính sẽ được “xây dựng trên việc tôn trọng tính cách đa dạng, bao gồm cả việc tôn trong vai trò của nữ giới”. Tất cả mọi thứ bạo lực về chính trị đều “phải được loại trừ”, và đảng Baath “phải giải thể cùng với các thứ ảnh hưởng của nó nơi xã hội nữa”. Thành phần tham dự cuộc họp đầu tiên này do Hoa Kỳ chọn lọc, Hoa Kỳ nói là Hoa Kỳ muốn thấy được một chính quyền lâm thời “sớm bao nhiêu có thể”. (Thoidiemmaria: Đây là một chứng cớ rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ đưa những người Iraq của mình vào cuộc, thành phần sẽ bị Hoa Kỳ sai khiến, dù sau này có được dân chúng bầu lên cho có vẻ dân chủ).

Còn vấn đề Russia có dính dáng tới Iraq thì như thế này. Hôm Thứ Ba, một viên chức cao cấp ngoại giao Hoa Kỳ ở Nga là ông Alexander Vershbow cho một tờ nhật báo của Hiệp Vương Quốc Sunday Telegraph biết là có những tài liệu cho thấy Nga đã có những trao đổi mật vụ với Baghdad cả mấy tháng trước khi xẩy ra chiến tranh Hoa Kỳ tấn công Iraq. Theo tờ nhật báo này thì Nga đã chuyền tín liệu thu thập được từ các nước Tây Phương về quyết định của US và UK muốn tấn công Iraq. Hãng Thông tấn Associated Press trích lại lời của vị lãnh sự này nói trong tở nhật báo Nga Vremya Novostei như thế này:

“Chúng tôi biết rằng đã có những liên lạc giữa tình báo Iraq và Nga. Thế nhưng quá sớm để thẩm định vấn đề này. Chúng tôi đang cần thêm các dữ kiện”. Vị ký giả của tờ nhật báo này là David Harrison đã cho CNN biết rằng, tuần vừa rồi, sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ, ông đã đi vào bộ thông tin là nơi vừa bị dội bom vừa bị cháy ở thủ đô Baghdad và thấy những văn liệu về sự trợ giúp của Nga: “Chúng tôi đã lục khắp các hộc tủ, hồ sơ và ngăn kéo, và đã tìm ra một số tín liệu bất thường về các giao dịch giữa Iraq và Moscow. Chúng tôi đã thấy… chứng cớ là những người Nga đã do thám Thủ Tướng Tony Blair và đã báo tin cho những người Iraq biết. Tôi đã khám phá thấy một bản tường trình bàn đến việc gửi quân đến Iraq. Bản tường trình này được đề ngày 5/3 năm ngoái. Cuộc trao đổi này được những người Nga ghi chép có liên quan đến việc gửi quân đến Iraq. Tony Blair đã nói với Thủ Tướng Ý Sylvio Berlusconi là ông chưa sẵn sàng để làm điều này trong khi Hiệp Vương Quốc vẫn còn quân đội tại A Phú Hãn… điều này còn quá sớm”. Harrison còn nói ông cũng thấy có những bản tường trình về các cuộc nói chuyện giữa Tổng Thống Bush và các nhà lãnh đạo quốc gia khác về ý định ông muốn gây chiến và vấn đề ấy quan trọng ra sao trong việc Iraq phải tuân hợp với các quyết định giải giới của Liên Hiệp Quốc. Cũng trong tuần vừa qua được biết ngay trước khi chiến tranh xẩy ra đã gửi một sứ điệp cho Tổng Thống Sađam Hussein khuyên ông này từ nhiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

16/4 Thứ Tư

"... Giáo Hội là một cơ cấu chính trị... Giáo Hội đang cho thấy mình sai lầm..."

"... The church is a political institution... The church is going wrong..."

Nếu vấn đề hôm qua của một em trưởng nam Thiếu Nhi Fatima đang học năm thứ nhất đại học UCLA liên quan đến lịch sử thế giới thì vấn đề hôm nay của một em trưởng nữ Thiếu Nhi Fatima mới ra đời làm việc chưa đầy một năm liên quan đến tinh thần và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo. Tuy các vấn đề của hai em huynh trưởng Thiếu Nhi Fatima này đã được giải đáp và phổ biến trên www.TNFatima.org ở Mục Học Hỏi Trang Vấn Ðáp, nhưng cũng không phải là vô ích trong việc mang ra phổ biến chung ở đây. Các vấn đề được em trưởng nữ Thiếu Nhi Fatima này lập lại (bằng tiếng Anh) từ những người làm việc với em song em không trả lời được và cần phải giải đáp (bằng tiếng Việt) như sau:

 

----- Original Message -----
From: THUY TRAN
To: hailmaryqueen@thoidiemmaria.net
Sent: Tuesday, April 08, 2003 11:11 PM
Subject: Re: More questions for you
 

1) Hom Thu Bay em co hoi anh ve Holocaust.  Ban cua em co gui em mot article, trong article co noi la Pope John Paul II apologized for not saying anything against Hitler.  His question is why did the church not speak out against Hitler?  How are they justified or claim they did nothing wrong when they turned away from something that was so wrong?  Do we not stand for what is right and wrong?  If it was an apology, why did it take so long for us to apologize? 

2) The church is a political institution.  The only reason why we are not supporting war is because we want to rebuild the relationship with the Muslim world.  In other words, we would fully support war if we had a good relationship with the Muslims. 

3) The church is going wrong because of its decision to not support war against Iraq.  It is also going wrong because the Bishops and the Pope are living so well off while millions of people are dying of hunger.  Why couldn't they drive around in cheap cars instead of the nice expensive ones?  Even though they are driving it to serve people, it's not justified.

4) The other article talked about why priests in present day cannot marry.  History does show that priests had wives and concubines in the early days.  The church later forbids them to marry because they were losing too much money due to the children of the priests and inheritances.  So to keep the church's wealth, the Vatican had to forbid the priests from getting married.  There are priests in Africa and Latin America who still have wives right now. 

What do you think of these statements? 

Thuy

 

Thúy mến,

Xin lỗi Thúy vì đã hơi chậm trễ trong việc giải đáp cho Thúy và cho người đặt vấn đề với Thúy. Mấy ngày hôm nay tôi khá bận với đủ mọi thứ chuyện, nào thâu băng phát thanh tinmungsusong.org, dịch bài cho thoidiemmaria.net, nào bị trục trặc máy móc một ngày v.v.

Về những vấn đề của một người nào đó đặt ra cho Thúy, cả lần trước cũng như lần này, tôi không biết là của một người hay của mấy người, song tôi cảm thấy đó là của bên anh chị em Tin Lành, bằng không cũng của người Công Giáo nào đó bị ảnh hưởng của anh chị em Tin Lành. Tuy nhiên, dù ai thì ai, người ta đã đặt vấn đề ra cho mình, nhất là những vấn đề đó lại liên quan trực tiếp hay đụng chạm đến Giáo Hội Công Giáo chúng ta, chúng ta cần phải làm sáng tỏ vấn đề. Ðó là lý do cho Thúy thấy cuộc đời không đơn giản đâu. Thúy vừa ra đời làm việc đã gặp đủ thứ vấn đề rắc rối cuộc đời liện quan đến đạo giáo, mà nếu không nắm vững đức tin, chúng ta rất dễ bị lôi cuốn và chấp nhận những gì là cạm bẫy của sự dữ. Sau đây là những câu giải đáp của tôi cho từng vấn đề người ta đã đặt ra với Thúy nói riêng và với Giáo Hội Công Giáo nói chung.

Vấn đề thứ nhất liên quan đến Hitler và vấn đề thứ hai liên quan đến Islam, là hai vấn đề cho chúng ta thấy người đặt vấn đề có thiên kiến và không có thiện cảm với Giáo Hội Công Giáo. Tại sao? Tại vì, trước đây không lên tiếng chống Hitler thì Giáo Hội Công Giáo bị chê trách, hiện nay đâ lên tiếng bênh nhân dân Iraq vô tội thì bị cho là muốn có một liên hệ tốt với Hồi Giáo. Nếu Giáo Hội Công Giáo bây giờ không bênh vực nhân dân Iraq vô tội thì sau này lại bị cho là sợ Saddam Hussein sát hại Kitô hữu ở Iraq để trả thù v.v. Nghĩa là đằng nào cũng nói được.

Thật ra, về vấn đề Hitler liên quan đến Ðức Thánh Cha Piô XII là vị Giáo Hoàng ở thời Thế Chiến II, vị Giáo Hoàng đã bị dư luận cho rằng Ngài đã không lên tiếng bênh vực dân Do Thái, chống lại Hitler, nhưng thực ra, đó chỉ là những lời tố cáo bậy. Giáo Hội Công Giáo đã mở văn khố (archive) của mình để cho các sử gia tha hồ nghiên cứu về vấn đề sai lầm này. Ðã có nhiều người viết những bài báo và sách vở để minh chứng cho Ðức Thánh Cha Piô XII. Muốn biết rõ một vấn đề chúng ta phải đọc nhiều tài liệu chứ không thể chỉ đọc một bài báo rồi cứ thế mà tin theo những gì bài báo đó nói. Nếu cần xin đọc bài "Ðức Thánh Cha Piô XII thời thế chiến thứ hai" www.thoidiemmaria.net, Phần Giáo Hội, Mục Theo Vị Chủ Chiên, Trang Ngoại Giao Mục Vụ. Ngoài ra, không có vấn đề Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II xin lỗi về vụ Giáo Hội Công Giáo có lỗi đối với dân Do Thái vì không chống lại Hitler này. Ðây cũng là một điều minh chứng cho thấy nếu không theo dõi toàn diện (the whole picture), chúng ta sẽ chỉ thấy một phần, và vì thế sẽ dễ đi đến chỗ bị sai lầm. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ lên tiếng xin lỗi dân Do Thái nói chung về những gì Kitô hữu phạm đến dân Do Thái mà thôi, chứ không phải về riêng vấn đề Hitler. Giáo Hội Công Giáo Pháp (Church in France) có chính thức lên tiếng xin lỗi dân Do Thái về vấn đề này, về việc không tích cực và mạnh mẽ bênh vực dân Do Thái, chứ không phải Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ (Universal Church). Vả lại, Ðức Thánh Cha chẳng những xin lỗi dân Do Thái mà còn xin lỗi cả Anh Chị Em Tin Lành nữa, về tất cả những gì không đẹp gây ra bởi các phần tử Công Giáo của Giáo Hội. Ngoài ra, chúng ta cần phải hiểu rõ việc xin lỗi của Ðức Thánh Cha nữa, Ngài chỉ xin lỗi thay cho (on behalf of) các phần tử (members) của Giáo Hội Công Giáo mà thôi, chứ chính Giáo Hội tự bản chất (by nature) vốn thánh thiện, hoàn toàn không có lỗi. Ðó là lý do chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin Giáo Hội duy nhất, THÁNH THIỆN, công giáo và tông truyền".

Còn vấn đề Giáo Hội Công Giáo lên tiếng chống chiến tranh Hoa Kỳ là vì chiến tranh này không chính đáng, thế thôi. Ở chỗ, đôi bên còn có thể nói chuyện với nhau được (negotiation) mà lại đi dùng dùng võ lực (armed force). Tình hình chính trị đã cho thấy Hoa Kỳ đã qua mặt Liên Hiệp Quốc, tức không cần phải được thẩm quyền quốc tế là Hội Ðồng Bảo An (U.N. Security Council) cho phép, đã tự động tấn công Iraq. Vậy thì ai mạnh muốn làm gì thì làm hay sao. Như thế có khác gì con người văn minh ngày nay đang sống theo luật rừng (jungle law: the stronger is the winner). Giáo Hội mạnh mẽ chống giải pháp chiến tranh không phải là bênh Saddam Hussein mà là bênh vực công lý (justice: the force of law not the law of force) và bảo vệ mạng sống của nhiều người vô tội nếu công lý không được bảo vệ. Giáo Hội Công Giáo không phải chỉ can thiệp vào vụ này mà thôi, Giáo Hội còn can thiệp vào nhiều vụ khác nữa, như chống phá thai (abortion) và án tử hình (death penalty), chống đồng tính (homosexual) hay trợ an tử (euthanasia) v.v. Ngoài ra, lịch sử thế giới còn cho thấy, Giáo Hội Công Giáo chẳng những cực lực chống chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản (Communism), bởi đó Giáo Hội Công Giáo đã bị Cộng Sản bắt bớ nhiều nhất, mà còn chống cả chủ nghĩa tư bản (capitalism) nữa, nếu chủ nghĩa tư bản này biến con người thành công cụ (instrument/tool) cho kinh tế (economic/industry/production), chứ không phải là chủ thể, là đối tượng cần phải được phục vụ (object to be served). Nghĩa là tất cả những gì phạm đến luân thường đạo lý (against ethic/morality) là Giáo Hội phải lên tiếng chống, đúng hơn, lên tiếng bênh vực chân lý, lên tiếng can thiệp để ngăn chặn sự dữ xẩy ra trên thế gian. Giáo Hội cứu thế gian bằng quyền lực luân lý, quyền lực thiêng liêng chứ không phải bằng chính trị hay tiền bạc. Nếu Giáo Hội không làm thế thì Giáo Hội không phải là ánh sáng thế gian, tức không còn là Giáo Hội nữa. Giáo Hội ở trong thế gian đóng vai trò như lương tâm nơi con người ta, để nhắc nhở con người ta làm lành lánh dữ. Nếu người ta không làm theo thì không phải là lương tâm nói sai, làm sai, mà là con người sai. Ðiều chứng minh rõ ràng nhất là thế giới Kitô Giáo Âu Mỹ đã trở thành nơi phát sinh ra văn hóa sự chết (culture of death) là vì họ chẳng những không chịu nghe theo Giáo Hội, lại còn chống Giáo Hội nữa.

Vấn đề thứ ba liên quan đến đức khó nghèo của hàng giáo sĩ (cleric). Quả thực nếu các vị giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ thích xài sang, thích chơi sang như người đời, thì khó có thể làm chứng cho Chúa Kitô khó nghèo. Ðó là lý do, một khi bỏ trần gian đi tu, con người theo Chúa Kitô trong vai trò làm linh mục, giám mục hay tu sĩ nam nữ đã chẳng những từ bỏ những gì họ có quyền được hưởng để dứt khoát chọn phần tốt hơn. Như bỏ đời sống gia đình để nhận mọi người là anh chị em của mình, bỏ của cải tiện nghi và giầu sang phú quí để lấy Chúa làm gia nghiệp của mình, bỏ tự do ý riêng và sở thích để chu toàn ý Chúa qua nỗ lực chu toàn sứ vụ thừa tác (pastoral ministries) và tông đồ truyền giáo (apostolic works) của mình. Nếu trong 12 Vị Tông Ðồ có một Giuđa phản nộp Thày mình, và một Phêrô chối bỏ Thày mình, thì không thể nào không xẩy ra những người môn đệ của Chúa Kitô sống sau các vị sống phản lại tinh thần Phúc Âm, phản lại tinh thần Tám Mối Phúc Thật của Ngài. Thế nhưng, đó là những trường hợp cá nhân, chứ không phải giáo huấn của Giáo Hội dạy họ sống như vậy. Ðó là lý do con người ta nói chung và Kitô hữu nói riêng còn sống là còn phải cải thiện. Và đời sống Kitô hữu là một hành trình đức tin, hành trình đi từ bất toàn đến thành toàn, hành trình vượt qua sự chết mà vào sự sống. Dù Giáo Hội tự bản chất là THÁNH THIỆN, nhưng vì các phần tử của mình là những con người tội lỗi, nên Giáo Hội vẫn cần phải thực hiện việc CANH TÂN (renewal), như Giáo Hội đã làm từ trước đến nay, nhất là từ sau Công Ðồng Chung Vaticanô II (Second Vatican Council) 1962-1965. Trước Ðại Năm Thánh 2000 (Great Jubilee of the year of 2000), Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã sửa soạn cho Giáo Hội để Giáo Hội chẳng những thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa (evangilization) nơi các vùng chưa biết Chúa Kitô như ở Á Châu, mà còn thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa (new evangilization) cho cả thế giới Kitô giáo ở Âu Mỹ nữa, nơi đang bị phá sản về văn hóa (bankruptcy of culture) vì đã bị khủng hoảng đức tin (crisis of faith). Tuy nhiên, nếu hàng giáo sĩ Công Giáo, một thiểu số nào đó có sống xa hoa làm gương mù, thì các vị sẽ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa, nhưng khốn cho những ai vì gương mù của các vị mà bị vấp phạm, như bỏ đạo, hay ra mặt khinh thường các vị. Nếu chúng ta yêu Chúa thật, chúng ta sẽ cầu nguyện cho các vị và tôn trọng Chức Thánh của các vị. Ðó là lý do dù các vị giáo sĩ Công Giáo có tội lỗi mấy đi nữa, nhưng khi làm các phép Bí Tích, ân sủng vẫn được Thiên Chúa ban xuống cho chúng ta qua việc thi hành thừa tác vụ của các vị vậy. Nếu Chúa Giêsu bảo dân Do Thái không được bắt chước việc làm song vẫn phải nghe theo lời thành phần lãnh đạo sống giả hình của họ thế nào (xem Phúc Âm Thánh Mathêu 23:2-3) thì Ngài cũng muốn chúng ta tôn trọng các vị linh mục yếu đuối lỡ có gây gương mù của chúng ta như thế.

Vấn đề thứ năm liên quan đến đời sống độc thân của các vị linh mục. Thật ra, tự bản chất, linh mục quả thực không buộc phải giữ mình độc thân. Ðó là lý do ngay từ ban đầu linh mục trong Giáo Hội vẫn có vợ con như thường. Tuy nhiên, để có thể hoàn toàn hiến thân phục vụ Chúa trong Giáo Hội, theo gương của Thánh Phaolô Tông Ðồ, nhất là theo gương Chúa Kitô mà linh mục là hiện thân sống động trong vai trò làm mục tử, một vị mục tử nhân lành dám chết cho chiên (xem Phúc Âm Thánh Gioan 10:11), một vị mục tử đến cho chiên được sống và được sống trọn hảo hơn (xem Phúc Âm Thánh Gioan 10:10). Nếu có gia đình thì liệu các vị linh mục có hoàn toàn dấn thân cho cộng đồng Dân Chúa hay chăng? Có dám chết cho chiên hay chăng hay là sống vì vợ con thôi? Theo tinh thần của Công Ðồng Chung Vaticanô II, người giáo dân Công Giáo đã dấn thân hoạt động tông đồ rất nhiều. Thế nhưng, kinh nghiệm cho thấy một số gia đình đã tan nát hay mất hạnh phúc vì vấn đề hoạt động tông đồ này. Ðó là trường hợp giáo dân có gia đình chỉ mới hoạt động tông đồ chút xíu mà đã vậy huống chi trường hợp những vị linh mục có gia đình thì làm sao chu toàn nổi thừa tác vụ của mình? Thừa tác vụ của linh mục Công Giáo không phải như của một vị mục sư Tin Lành. Ngoài ra, trường hợp những vị linh mục bị vợ ly dị hay ly dị vợ thì còn dám lên tiếng dạy bảo các đội hôn nhân khác yêu thương nhau được chăng? Chưa hết, theo tâm lý, con người ta chỉ phục và nghe theo những ai giỏi hơn mình, tốt hơn mình mà thôi. Kinh nghiệm cũng cho thấy giáo dân Công Giáo rất mến phục các vị linh mục và nghe theo các vị, cho đến khi các vị tỏ ra những gì không hơn gì họ, như cũng thích con gái, thích chơi sang, thích tranh đua lợi lộc v.v. Có con rước lễ lần đầu, chịu phép rửa tội hay chịu phép hôn phối, thường ai cũng thích do chính linh mục ban các phép Bí Tích này chứ không phải vị phó tế vĩnh viễn (permamet deacon). Tóm lại, đời sống độc thân linh mục là luật của Giáo Hội chứ không của Chúa, tuy nhiên, Giáo Hội đã buộc hàng linh mục phải giữ mình độc thân để nên giống Chúa Kitô hơn, sống tinh thần Phúc Âm hơn, nhờ đó phục vụ cộng đồng Dân Chúa đắc lực hơn. Ai cho rằng Giáo Hội sở dĩ cấm linh mục không được lập gia đình là vì vấn đề bị thiệt hại tiền bạc không thể trưng dẫn một chứng cớ lịch sử nào chứng minh điều họ cáo buộc Giáo Hội Công Giáo như vậy, một điều cáo buộc hoàn toàn do họ suy diễn (deduct) mà thôi. Còn những vị linh mục Công Giáo nào phá giới, ở chỗ vừa muốn làm linh mục vừa muốn lấy vợ, là những vị linh mục không còn phải là những vị linh mục Công Giáo nữa; bằng không, nếu muốn lập gia đình, các vị phải được Giáo Hoàng tha phép mới được, và một khi đã được tha phép lập gia đình thì vị linh mục ấy không được thi hành thừa tác vụ linh mục nữa.

Hy vọng tất cả những điều dẫn giải trên đây giúp cho Thúy hiểu rõ vấn đề hơn, nhờ đó trình bày lại cho những ai đã đặt vấn đề với Thúy.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh.

 

15/4 Thứ Ba

"Nếu Mẹ Maria muốn cứu thế giới khỏi thế chiến... tại sao...?"

"If Mary had wanted to save the world from this world war.... why...?"

Giữa lúc tình hình thế giới đang chứng kiến thấy cảnh chiến tranh bạo lực Hoa Kỳ giải giới Iraq, một cuộc chiến mà nhiều người trước đó đã sợ rằng sẽ gây ra thế chiến thứ ba (giữa phe chủ chiến US-UK-TBN và phản chiến Pháp-Nga-Ðức), hay chiến tranh tôn giáo (giữa Kitô giáo và Hồi giáo) hoặc chiến tranh văn hóa (giữa Tây Phương và Ả Rập), chúng ta thử đặt lại vấn đề tặng ân hòa bình liên quan đến việc loài người chiến tranh và việc trời cao can thiệp. Về vấn đề này, một huynh trưởng Thiếu Nhi Fatima ở Pomona thuộc Liên Ðoàn Tổng Giáo Phận Los Angeles, sau khi đọc lại tài liệu về Biến Cố Fatima, đã đặt một câu hỏi rất hay và hữu lý như tiểu đề trên đây. Nguyên văn của điện thư bằng tiếng Anh em gửi cho tôi, và phần giải đáp bằng tiếng Việt (nhất là phần tổng kết cuối cùng, một phần rất quan trọng có thể áp dụng vào các trường hợp khác, kể cả trường hợp của cuộc chiến tranh hiện nay đang xẩy ra tại Iraq) với những trích dẫn bằng tiếng Anh tôi đã trả lời cho em như sau:

----- Original Message -----
From: Ngo The Vu
To: hailmaryqueen@thoidiemmaria.net
Sent: Friday, April 11, 2003 9:56 AM
Subject: An urgent question!

 
Dear Anh Tinh,
 

When i investigated the event chronology of the post-Fatima event, i notice a vital concern.  Our Lady wants to prevent the war (WWII) by asking the consecration of Russia to her Immaculate Heart, (Message on 7/13/1917).  And in 6/13/1929, she appeared to Sr. Lucia and remind her that "The Moment has come in which God asks the Holy Father, in union with all the bishops of the world, to make the consecration of Russia to my Immaculate Heart, promising to save it by this means". 

My concern is the question why did Sr. Lucia wait for a long time before writing to Pope Pius XII to notify him about the request Mary had made in 1917 and 1929 in October 24, 1940?  When WWII had broke out in Europe in early '39?  If Mary had wanted to save the world from this world war....why wasn't there any reactions from Sr. Lucia to prevent this war?  I know that the Church had approved the authenticity of Fatima in 5/13/1930, so there shouldn't be any difficulties for Sr. Lucia to inform Pope Pius XII the urgency of this subject matter.  As far as i know, Sr. Lucia starts writing the letter to the Pope after the "mysterious light on the sky" in Jan/13/1938 as a sign of God's punishment for mankind.  Doesn't that show that Sr. Lucia's uncooperativeness with the request of Our Lady?  Or is there an internal predicament on her side that hinder the process? 

Can you clarify that for the sake of my little understanding.

 
Thank you Anh Tinh,
Take care and God Bless
Vu

Vũ mến,

Trước hết cám ơn Vũ đã chịu khó tìm hiểu về những gì liên quan đến Mẹ Maria, trước hết để Vũ có thể "nhận biết và yêu mến Mẹ" hơn, sau nữa để Vĩ có thể "làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến". Cố gắng tiếp tục tiến lên theo con đường này nhé. Sau đây là những gì Vũ đang muốn biết.

Ðược vị linh hướng (spiritual director) là Ðức Ông Manuel Pereita Lopes yêu cầu, chị Luca đã viết về biến cố Fatima lần đầu tiên từ khi chị chưa đầy 15 tuổi, và bản viết của chị có nhan đề là "Những Biến Cố Năm 1917" (The Events of 1917) và đề ngày 5/1/1922. Câu cuối cùng của chị trong bản văn đầu tiên chị viết này là: "Forgive me for the bad writing, but it is the best I can do. I am still studying." Sở dĩ chị Lucia phải nói "xin tha cho con về bản viết không khá này. Con vẫn còn đang phải học" như vậy là vì, như chúng ta biết, Ðức Mẹ khi hiện ra lần thứ hai vào ngày 13/6/1917 đã nói với chung 3TNF và riêng Lucia rằng: "I want you to continue coming here every month, and that you learn to read." Và Ðức Giám Mục địa phương bấy giờ đã chính thức ra văn thư đề ngày 13/10/1930 (chứ không phải 13/5/1930) công nhận Biến Cố Fatima.

Riêng về vấn đề Chị Lucia có làm hết mình để tỏ cho Ðức Thánh Cha biết đến điều Ðức Mẹ yêu cầu hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, phải công nhận là có. Cho dù Chị Lucia có cảm thấy ngờ vực về điều yêu cầu lạ lùng và có tính cách chính trị này, như Chị cho Cha Linh Hướng của Chị biết và chúng ta sẽ đọc thấy ở một trong những bức thư của Chị sau đây. Diễn tiến những Thư Chị viết về vấn đề Hiến Dâng Nước Nga này được căn cứ vào tài liệu của cuốn "Documents on Fatima & the Memoirs of Sister Lucia" (English Edition by Fatima Family Apostolate 1992) như sau:

Trong thư đề ngày 28/10/1934, Chị đã viết cho Cha Linh Hướng của chị là Fr. Gonzalves như sau: "... As regards the consecration of Russia, I forgot to talk about this to the Bishop, which seems incredible! Patience! I regret that it remains like this, for the Good Lord, I think, does not like it. But I can only pray and offer it up for love..." (page 261)

Trong thư đề ngày 21/1/1935, Chị lại viết cho vị linh hướng trên như sau: "... As regards Russia, it seems to me that working so that the Holy Father may realise Our Lord's whishes, will give Him a lot of pleasure. Three years ago, Our Lord was quite upset at His wish not being fulfilled. I let His Lordship the Bishop know this, in a letter. To this day OLur Lord has asked nothing else of me except prayers and sacrifices. Speaking to Him, in my inner being, it seems that He is sisposed to be merciful with poor Russia, as He promised five years ago, and which He so ardently wishes to save. But you can see tghat speaking to Our Lord in my inner being is quite different from speaking to Him personally, and that the doubt of being mistaken is always that much greater. Now, to answer Your Reverence's request: First, I think it is a good thing to pressure the Bishop? I do..." (page 261-262)

Trong Thư đề ngày 18/5/1936, Chị cũng lại viết cho cùng Cha Linh Hướng của Chị trên đây như sau: "... About the other question whether it would be good to insist in order to obtain the consecration of Russia, I answer in almost the same way as I answered the other times. I am sorry that it has not already been done... I am going to say what I feel about it, although it is a rather delicate matter to put in a letter due to the danger of it being lost and read, but I entrust it to the same God, because I am afraid I have not treated the matter with enough clarity. Is it concenient to insist? I don't know. I seems to me that if the Holy Father were to make it now, Our Lord would accept it, and fulfill His promise. Also there is no doubt that it would please Our Lord and the Immaculate Heart of Mary. Intimately I have spoken to Our Lord about the subject, and not too long ago I asked Him why He would not convert Russia without the Holy Father making the consecration? 'Because I want my whole Church to acknowledge that consecration as a triumph of the Immaculate Heart of Mary, in order to later extend its cult and to place the devotion to this Immaculate Heart alongside the devotion to my Sacred Heart.' But my God, the Holy Father probably won't believe me, unless You Yourself move him with a special inspiration. 'The Holy Father. Pray very much for the Holy Father. He will do it, but it will be too late. Nevertheless the Immaculate Heart of Mary will save Russia. It has been entrusted to Her."(page 286)

Trong Thư đề ngày 29/9/1936, Cha Linh Hướng của Chị đã viết thư cho Ðức Giám Mục địa phương, vị đã ra văn thư công nhận Biến Cố Fatima, như sau: "... While I was at Tuy, I send you all the documentation referring to the same subject of the consecration of Russia. In this last year, Sister Lucia has insisted yet further on the same idea, asking that I transmit all to the Bishop of Leiria... For my part, I did not want the realization of our Lord's will to be frustrated through my carelessness. Because of this I wish to deliver everything into your hands, as Sister Lucia asks me." (page 289)

Vào năm 1937, Ðức Giám Mục trên đây đã đệ trình Ðức Thánh Cha Piô XI với những lời lẽ sau đây: "... From the recommendations made by the most blessed Virgin in 1917, especially the devotion to the Holy Rosary, aversion to license, and penitence, it is clear that our Lady was preparing the battle against the communism from which Portugal has been preserved so far, despite its promixity to Spain. We Portuguese bishops pledged in the past year, after the retreat which we made at the sanctuary, to call a great national pilgrimage if until the end of 1937 our country will not be invaded by the terrible calamity of communism. Thanks to the Most Holy Virgin we have been at peace. Of the three to whom our Lady appeared, two have died and the one surviving is a religious at the Institute of Saint Dorothy in Spain. This religious asks me to communicate to your Holiness that, according to a heavenly revelation, the good God promises to end the persecution in Russia, should your Holiness deign to make and order that all the bishops of the Catholic world together make a solemn and public act of reparation and consecration of Russia to the most Holy Hearts of Jesus and Mary..." (page 291)

Vào năm 1940, trong các Thư gửi cho Cha Linh Hướng trên đây của mình như vào những ngày 21/1, 24/4, 15/7 và 18/8, tức vào thời điểm trước ngày 24/10 là ngày chính Chị viết Thư đệ trình Ðức Thánh Cha Piô XII, Chị Lucia đã nói về lý do và hậu quả của việc Ðức Thánh Cha không hiến dâng Nước Nga trong Thư đề ngày 18/8 như sau: "... I suppose that it pleases our Lord to know that someone tries to get from His Vicar on earth the realization of His wishes. But the Holy Father will not do it yet. He doubts its reality and he is right. Our good Lord could through some prodigy show clearly that it is He who asks it, but He takes this opportunity to punish the world with His justice for so many crimes, and to prepare it for a more complete turn toward Him. The proof that He gives us is the special protection of teh Immaculate Heart of Mary over Portugual, due to its consecration to Her.... In the meantime don't forget whenever you can, to take advantage of any occasions that you many have to renew our request from the Holy Father to see if we can shorten this moment. I feel sorry for the Holy Father and I pray a lot for His Holiness through my humble prayers and sacrifices." (page 336)

Vũ mến, hy vọng tất cả những trích dẫn trên đây đã làm sáng tỏ vấn đề Vũ đặt ra rất hay, rất hữu lý và hữu ích. Tuy nhiên, chúng ta đừng căn cứ vào đó mà trách Ðức Thánh Cha. Vì nếu chúng ta ở vào vị thế của Ðức Thánh Cha chưa chắc gì chúng ta đã hơn Ngài. Thiên Chúa phán xét con người theo thiện chí và lòng ngay của họ thôi.

Trước hết, về phía các Ðức Thánh Cha, từ Ðức Piô XI tới Gioan Phaolô II, chắc chắn các Ngài hết lòng tôn sùng Ðức Mẹ và không dám khinh thường những gì Thiên Chúa muốn qua Ðức Mẹ. Tuy nhiên, sở dĩ các Vị chưa dám hay còn chần chờ thi hành ý muốn của Thiên Chúa về vấn đề dâng hiến Nước Nga, một yêu cầu rất lạ lùng và đụng đến chính trị, là vì sự khôn ngoan của một Vị Ðại Diện Chúa Kitô trên trần gian, tức Vị Lãnh Ðạo Dức Tin của Giáo Hội Công Giáo, Vị mà làm gì cũng phải cẩn thận, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến mạc khải tư (private revelation) như Sứ Ðiệp và Biến Cố Fatima. Theo lịch sử cho thấy, chính Ðức Mẹ phải đụng chạm trực tiếp đến chính bản thân của các Vị, các Vị mới nhận ra dấu hiệu rõ ràng từ trời để làm theo. Ðó là trường hợp Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bị ám sát chết hụt vào 13/5/198, tức vào chính ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima, một biến cố làm cho Ngài nghĩ lại, để rồi sau đó, Ngài đã sang tận Fatima ngày 13/5/1982 để tạ ơn Ðức Mẹ và hiến dâng Nước Nga cho Mẹ. Ngài đã lập lại việc hiến dâng này cùng với các vị giám mục trên thế giới vào ngày 25/3/1984 tại Rôma. Chị Lucia, trong thư đề ngày 29/8/1989 gửi cho Sister Mary of Bethlehem, đã liệt kê (list) các Ðức Thánh Cha đã cố gắng thực hiện ý muốn của Thiên Chúa về việc hiến dâng và cuối cùng Chị đã công nhận việc hiến dâng của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 25/3/1984 này đã đáp lại ý muốn của Thiên Chúa (page 84-85). Bởi thế, ngay năm sau, tức vào năm 1985, Gorbachev đã xuất hiện và đã làm biến đổi thế giới Công Sản Âu Châu vào cuối năm 1989 và Nga vào chính ngày ông từ chức (resign) 25/12/1991.

Sau nữa, sở dĩ các Ðức Thánh Cha chưa thực hiện ý muốn của Chúa trong vấn đề này, cho tới ngày 25/3/1984, ngoài những gì liên hệ đến vai trò lãnh đạo của các Ngài, mà còn là một vấn đề liên quan đến tình hình phần rỗi của các linh hồn bấy giờ nữa. Tức là thế giới bấy giờ chưa chịu ăn năn hối cải như Ðức Mẹ kêu gọi vào ngày 13/10/1917 "Ðừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Ngài đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", nên Chúa, một đàng vẫn cứ để cho các Ðức Thánh Cha chần chờ, đàng khác lại muốn dùng chiến tranh để trừng phạt con người, đúng hơn để thanh tẩy con người, làm cho con người nên tốt hơn, xứng đáng lãnh nhận tặng ân hòa bình (gift of peace) Ngài ban. Vì yếu tố hay điều kiện chính yếu (essential condition) để Chúa ban hòa bình cho thế giới là lòng người cải thiện chứ không phải việc hiến dâng Nước Nga, việc hiến dâng Nước Nga chỉ là phương tiện (means) mà thôi. Ðó là những gì đúng như Chị Lucia viết trong Thư đề ngày 18/8/1940 trên đây: "I suppose that it pleases our Lord to know that someone tries to get from His Vicar on earth the realization of His wishes. But the Holy Father will not do it yet. He doubts its reality and he is right. Our good Lord could through some prodigy show clearly that it is He who asks it, but He takes this opportunity to punish the world with His justice for so many crimes, and to prepare it for a more complete turn toward Him." 

Xin Cha trên trời luôn ấp ủ chúng ta trong Trái Tim Ðầy Ơn Phúc Mẹ Maria.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh

 

14/4 Thứ Hai

Thông Điệp “Hòa Bình dưới thế” và vai trò chính yếu của LHQ

Vào tối Thứ Sáu 11/4/2003, ngày kỷ niệm đúng 40 năm ban hành Bức Thông Điệp “Hòa Bình dưới thế” (Pacem in Terra) của Đức Thánh Cha Gioan XXIII, tại Viện Đại Học Tòa Thánh Lateranô đã có một cuộc cử hành được chủ tọa bởi Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano với lời mở đầu và ĐTGM chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh là Renato Martino ngỏ lời với cử tọa.

ĐHY Quốc Vụ Khanh nói: “Chính vào cùng ngày hôm nay 40 năm trước đây, một sứ điệp hy vọng nữa đã được gửi cho toàn thể thế giới phát đi từ Rôma”. Sau cuộc cử hành mừng này, các ký giả đã phỏng vấn ngài về vị thế của Tòa Thánh trong tình hình quốc tế hiện nay. ĐHY đã cho biết: “Tòa Thánh tiếp tục chiều hướng hoạt động của mình; chiều hướng một đàng rao giảng Huấn Quyền của mình kèm theo đường lối ngoại giao. Trước khi cuộc chiến hiện nay xẩy ra, chúng tôi đã hết sức để ngăn cản nó đừng xẩy ra. Một khi nó đã xẩy ra, chúng tôi hoạt động để cho nó sớm chấm dứt và giờ đây hy vọng là thành phần thường dân sớm được phục hồi, và việc đối thoại liên tôn vẫn không hề bị sứt mẻ”. Được hỏi về vai trò chính yếu của Liên Hiệp Quốc, ĐHY trả lời: “Chắc chắn là thế, Đức Giáo Hoàng đã nói vậy, chúng ta là một gia đình các dân nước và chúng ta phải cộng tác, đó là định mệnh của các dân tộc”. Được hỏi vai trò chính yếu của Liên Hiệp Quốc được thực hiện cả ở Iraq hậu chiến hay sao, ĐHY đáp: “Ngay cả ở Iraq nữa”. Được các ký giả lập lại về nỗi lo sợ của Tòa Thánh đối với các cuộc xung đột khác ở Trung Đông gây ra bởi cuộc chiến Iraq, ĐHY cho biết: “Chúng tôi không phải là những vị tiên tri lên án. Chắc chắn chúng tôi hy vọng là Liên Hiệp Quốc sẽ lại đóng vai trò của mình, như quí vị đã nghe trong các bài nói chuyện ở đây trong cuộc họp này về các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII”.

Một bản thông cáo của Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh đã tóm tắt bài nói chuyện của ĐTGM chủ tịch hội đồng đã từng là quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc 16 năm này như sau: “Tình hình khủng hoảng của Liên Hiệp Quốc, sau quyết định dùng chiến tranh tấn công Iraq, chẳng những không phản lại mà còn củng cố và trở thành khẩn trương hơn nữa những lời kêu gọi của Thông Điệp Hòa Bình dưới thế liên quan đến một thẩm quyền chính trị thế giới trong việc bảo toàn hòa bình và phát triển các dân tộc”. Theo lời của ĐTGM chủ tịch thì: “tình trạng yếu kém của các tổ chức quốc tế bao hàm tình trạng yếu kém trong việc trở nên một gia đình, thế nhưng những tổ chức quốc tế này sẽ không được củng cố nếu khả năng của những tổ chức này trong việc thể hiện vấn đề luân lý cũng như trong việc thực hiện một đường lối phụ trợ về thẩm quyền cho một chính quyền quốc tế không được củng cố”.


Một Iraq hỗn loạn sau khi được “giải phóng”

Vị phó giám đốc của Bảo Tàng Viện Quốc Gia Iraq ở thủ đô Baghdad là bà Nabhal Amin hôm Thứ Bảy 12/4/2003 đã khóc khi nói với thông tấn xã Reuters rằng: “Họ đã lấy mất hay hủy hoại 170 ngàn thứ đồ cổ cả ngàn năm trước… Chúng trị giá cả bao nhiêu tỉ Mỹ kim”. Bà qui trách cho quân đội Hoa Kỳ, lực lượng kiểm soát Baghdad từ khi chính phủ Sađam Hussein sụp đổ vào hôm Thứ Tư 9/4/2003 vừa rồi, một lực lượng làm chủ tình thế bấy giờ nhưng không chịu nghe lời của nhân viên bảo tàng viện này trong việc ngăn cản dân chúng ùa vào bảo tàng này hôm Thứ Sáu 11/4/2003 để lấy đồ. “Các người Hoa Kỳ đáng lẽ phải bảo vệ bảo tàng viện này. Nếu họ có một chiếc xe tăng và hai người lính thì không thể nào những điều như vậy lại xẩy ra được. Tôi cho rằng các binh sĩ Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về những gì xẩy ra cho bảo tàng viện đây”.

Một nhân viên canh gác 30 năm ở bảo tàng viện này là Muhsen Kadhim cho biết ông không ngờ mà có quá nhiều người nhào vô cướp giật như thế. Ông cho biết “ngay khi tôi thấy quân đội Hoa Kỳ ở gần bảo tàng viện này, tôi đã xin họ hãy bảo vệ nó, nhưng đến ngày thứ hai thì các người cướp giật đã đến lấy trộm hay phá hủy tất cả những thứ đồ cổ”.

Bà Amin đã nói với 4 người canh gác cầm súng để bảo vệ những thứ còn lại. Bảo tàng viện này vừa mở cửa cho công chúng vào xem vào Tháng Tư năm 2000, sau khi đóng cửa vào đầu Cuộc Chiến Vùng Vịnh 1991. Bảo tàng này đã thoát cuộc thủ đô Baghdad bị Hoa Kỳ dội bom năm 1991 và cả cuộc tấn công vào thủ đô này của Hoa Kỳ vừa rồi. Bảo tàng này trưng bày các thứ đồ cổ quí giá của văn hóa Babylon và Nineveh, các thứ tượng Sumeria, các bức họa Assyria và các thứ tấm ghi những chữ viết cả 5 ngàn năm trước. Ngoài ra bảo tàng này còn có những mũ và chén bằng vàng và bạc của nghĩa trang ở Ur, quê hương Abraham xưa. Iraq, cái nôi văn minh xa xưa trước cả các đế quốc Ai Cập, Hy Lạp hay Rôma, là nơi của các triều đại vua thiết lập nền canh nông và tạo ra chữ viết, cùng xây cất các thành Nineve, Numrud và Babylon.

Sau khi bảo tàng viện quốc gia Iraq ở thủ đô Baghdad này bị dân chúng nhào vô cướp phá sau khi quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn làm chủ tình thế, cơ quan Liên Hiệp Quốc UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization), qua vị tổng giám đốc là Koichiro Matsuura, cũng vào hôm Thứ Bảy 12/4/2003, đã lên tiếng kêu gọi hãy bảo vệ “những thu góp và là một gia sản được coi như một gia sản phong phú nhất thế giới”. Vị tổng giám đốc cơ quan Liên Hiệp Quốc này cũng yêu cầu cảnh sát quốc tế và các thẩm quyền của các quốc gia lân bang với Iraq hãy ngăn chặn “những thứ xuất cảng bất hợp pháp các đồ vật văn hóa của Iraq” và đồng thời kêu gọi “những người chuyên nghề về thị trường nghệ thuật” hãy hợp tác với UNESCO “để ngăn chặn việc thất thoát các thứ đồ vật bị đánh cắp”.

Trước tình trạng vô chính phủ tha hồ nhào vô ăn cướp các thứ đồ công tư tại thủ đô Baghdad sau khi thành phố này lọt vào tay lực lượng xâm chiếm Hoa Kỳ, ngoài cơ quan về văn hóa của Liên Hiệp Quốc trên đây lên tiếng kêu gọi về việc bảo tồn các thứ đồ cổ quí giá, còn có chính lực lượng nhân dân Iraq hôm Chúa Nhật 13/4/2003 đã lên tiếng: “Chúng tôi không muốn có một nhà lãnh đạo. Chúng tôi không muốn nói về quá khứ. Chúng tôi muốn tiến lên”, khi họ nghe thấy phát ngôn viên của nhà chính trị lưu vong Zubaydi gọi vị này là lãnh tụ trong một cuộc họp hỗn hợp để kêu gọi bắt tay ổn định tình hình hiện nay. Dầu sao cuộc họp này cũng là một nỗ lực đầu tiên của người Iraq muốn tái lập một chính phủ dân sự. Nhiều người trong họ cho biết họ muốn chứng tỏ cho thế giới thấy họ có khả năng xây dựng lại đất nươcùc của họ trên cái hoang tàn của chế độ cũ.

Vào hôm Thứ Bảy 12/4/2003, Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ tổng kết chiến tranh về phíc Hoa Kỳ như sau: 114 tử thương, kể cả 7 người mới ngày hôm trước, ít là 399 người bị thương, 6 bị mất tích và 7 bị bắt làm tù binh. Tuy nhiên vào ngày Chúa Nhật 13/4/2003, 7 tù binh Hoa Kỳ này đã được lực lượng Iraq ở phía bắc Baghdad thả ra và đã được máy bay C-130 chở sang Kuwait City. Các người lính trẻ Iraq canh giữ 7 tù binh Hoa Kỳ này đã mang họ tới cho đơn vị Thủy Quân Lực Chiến Hoa Kỳ ở phía bắc Samarra, khoảng 25 dặm về phía nam tỉnh Tikrit, quê hương của Tổng Thống Sađam Hussein, nơi cuối cùng chưa chịu đầu hàng lực lượng Hoa Kỳ.

Cũng vào hôm Thứ Bảy 12/4/2003, vị lãnh sự Hoa Kỳ James Nicholson ở Vatican trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Corriere della Sera về nhận định của ông đối với mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ về vụ Iraq. Nói chung, theo ông cho biết Tòa Thánh và Hoa Kỳ “thật sự gần gũi nhau về các giá trị” và vụ Iraq không làm “đông lạnh” mối liên hệ giữa đôi bên. Nói nói:

“Tổng Thống Bush và Tòa Thánh Vatican thật sự có nhiều điều giống nhau, như vấn đề tôn trọng sự sống (thoidiemmmaria: tôn trọng sự sống không phải chỉ liên quan đến vấn đề thai nhi mà cả đến sinh mạng của thành phần vô tội ở A Phú Hãn, ở Iraq, và cả của quân nhân Hoa Kỳ cùng lính tráng đối phương nữa), tôn trọng nhân phẩm con người, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền (thoidiemmaria: tôn trọng nhân quyền gì mà Hoa Kỳ lại qua mặt Liên Hiệp Quốc, cho mình có quyền  hơn hết mọi quốc gia khác?). Khi nói với các nhà ngoại giao của toàn thể thế giới (hôm 13/1/2003), Đức Giáo Hoàng đã nói: ‘đừng có đánh nhau. Chiến tranh không phải là không thể tránh được’. Về điều này, Hiệp Chủng Quốc hoàn toàn đồng ý như vậy. Ngài thêm: ‘Chiến tranh phải là biện pháp cuối cùng’. Chúng tôi cũng đồng ý cả điều này nữa. Một ít hôm sau, Ngài lại nói về vấn đề ấy như sau: ‘chiến tranh là một thất bại của nhân loại’. Chúng tôi cũng đồng ý về trường hợp này nữa. Thực sự chúng tôi chưa từng phản đối các lời phát biểu của Ngài. Ngài là một con người hòa bình; Ngài không thể bày tỏ khác đi được (thoidiemmaria: như thế có nghĩa là nếu ngài không phải là giáo hoàng thì ngài cũng theo chủ trương võ lực của Hoa Kỳ hay chăng?). Ngoài ra, Ngài chưa hề nói: ‘Chiến tranh là vô luân’. Giáo lý của Công Giáo đồng ý thuyết chiến tranh chính đáng, chẳng hạn như trong trường hợp một xứ sở bị tấn công hay gặp nguy cơ bị tấn công đến nơi. Tổng Thống Bush tin rằng Hiệp Chủng Quốc đang đối diện với một tình trạng như thế (thoidiemmaria: vậy thì hễ bất cứ cái gì kẻ có quyền lực trong tay, kẻ cả trước mặt thiên hạ tin đều là đúng và do đó được quyền làm theo những gì mình tin, như trường hợp tổng thống Hoa Kỳ đã làm cho Iraq hay sao?). Đức Giáo Hoàng không đồng ý với phán đoán này… Hiệp Chủng Quốc hy vọng rằng thế giới (thoidiemmaria: ngoại trừ hay bao gồm cả Hoa Kỳ?) sẽ nghe theo lời huấn dụ của Đức Giáo Hoàng khuyên ‘Con người phải biết sống trong sự chấp nhận lẫn nhau’ (thoidiemmaria: đối với Hoa Kỳ là ở chỗ nào đây?). Mục tiêu của Hiệp Chủng Quốc là tránh gây ra cuộc đụng độ giữa các nền văn minh (thoidiemmmaria: nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, chỉ vì lợi ích của mình?)”.
 

13/4 Chúa Nhật

1 ngày 4 biến cố

Ngày 19/10/2003, theo chương trình của Tòa Thánh Vatican, sẽ là ngày có 4 biến cố quan trọng sau đây: thứ nhất là Ngày Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo, Ngày Mừng Kỷ Niệm 25 Năm Giáo Triều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Ngày Bế Mạc Năm Mân Côi và là Ngày Phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcultta. Theo ban tổ chức 1 ngày 4 biến cố này, thì lời Chúa Giêsu mời gọi Mẹ Têrêsa năm 1946: “sẽ vang vọng một lần nữa cho mỗi một người trong chúng ta: ‘Hãy đến làm ánh sáng của Ta’ trong bóng tối tăm bần cùng của nhân loại, trong một thế giới bị đen tối bởi tội lỗi và khốn cùng”.

Thứ Sáu 17/10 được giành làm Ngày Cầu Nguyện, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô ở Rôma vào ngày. Đền thờ sẽ mở cửa cho việc giải tội và chầu Thánh Thể: “Trước sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh, chúng ta sẽ cầu nguyện cho và với những ai, như Mẹ Têresa nói, ‘làm cho Chúa Giêsu hiện diện và sống động trong Bí Tích Thánh Thể’, đó là các vị linh mục của chúng ta”. Tối hôm đó, từ 7 giờ 30 tới 9 giờ tối, cùng với các vị linh mục, Các Tu Sĩ Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa sẽ kết thúc ngày cầu nguyện này bằng việc chầu Thánh Thể trọng thể.

Chúa Nhật 19/10, vào lúc 9 giờ sáng, buổi cầu Kinh Mân Côi được thực hiện ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Nghi thức phong chân phước cho Mẹ Têrêsa được cử hành lúc 10 giờ sáng. Vào lúc 5 giờ rưỡi chiều sẽ có buổi chiếu cuốn phim “Mẹ Têrêsa: Một Di Sản” của Ann và Jeannette Petrie.

Thứ Hai 20/10, ĐHY José Saraiva Martins, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, sẽ cử hành Lễ Tạ Ơn tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Sau đó là cuộc triều kiến với Đức Thánh Cha. Các hài tích của Mẹ Têrêsa sẽ được trưng bày để tôn kính ở Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô từ ngày 20 đến 22/10.

Thứ Sáu 11/4/2003, Tòa Thánh chính thức công bố chương trình tông du của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang Tây Ban Nha ngày 3-4/5, trong cuộc tông du này Ngài sẽ phong 4 tân chân phước của nước này. Cũng cùng ngày, vào buổi chiều, văn phòng báo chí Tòa Thánh cũng chính thức thông báo về cuộc tông du của Đức Thánh Cha đến Croatia từ 5-9/6/2003.

 

Phung phí cho Chúa là phạm đến người nghèo!

Bài Phúc Âm Thương Khó cho Chúa Nhật Lễ Lá chu kỳ Năm B mở màn cho Tuần Thánh ở ngay đoạn mở đầu có nói đến việc một người phụ nữ đến xức đầu trên đầu cho Chúa Giêsu khi Người đang ở Bêthania tại nhà của một người Pharisiêu tên là Simon bị tật phong. Vấn đề của bài Phúc Âm Chúa Nhật này rất hợp với câu truyện sau đây. Số là, vào Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng 5/4/2003, sau Buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay cho Thiếu Nhi Fatima ở Torrance, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles Nam California, về chủ đề “Cho đi phúc hơn nhận lãnh”, một chủ đề theo đúng Sứ Điệp Mùa Chay 2003 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chúng tôi có bàn đến vấn đề gây quĩ để đi tham dự Ngày Thánh Mẫu ở Missouri (7-10/8/2003), thực hiện Đường Thánh Giá Giới Trẻ lần đầu tiên vào chiều Thứ Sáu 11/8/2003, như chương trình đã được ban tổ chức sắp xếp theo lời tôi đề nghị. Chúng tôi cũng đã thành lập những tiểu ban để lo thực hiện công việc này, trong đó có ban tài chính phụ trách vấn đề gây quĩ. Em Trần Thúy, một trưởng nữ ở Đoàn Thiếu Nhi Fatima Pomona, là một trong hai người lo vấn đề tài chính. Em đã nhiệt thành đi quyên góp ở những nơi nào có thể. Sau đây là email em đã gửi cho tôi về phản ứng của một số người được em quyên góp, và tôi đã giải đáp cho em để em trả lời cho những người đặt vấn đề với em.

"I asked a couple of people I know for donations to our Missouri trip. After telling them about our projected spending, they asked me questions I could not answer. "Why do we not donate these money to poor people?" I told them we want to make the Immaculate Heart of Mary known to more people. They said "Is that better than feeding people who do not have food to eat?" and that "We would touch people more if we give them food and besides, the people who goes to Dai Hoi Thanh Mau are already motivated Catholics, we should reach out to those who are not". Please answer these questions for me. Thanks.

Thứ nhất, đồng ý là ai trong chúng ta, không riêng gì người Công Giáo, đều phải giúp đỡ người nghèo về cả vật chất lẫn tinh thần. Đối với Kitô hữu, thành phần nghèo là thành phần hết sức đáng và cần phải giúp đỡ, giúp đỡ không phải chỉ vì họ nghèo khổ về vật chất lẫn tinh thần, mà chính vì họ là hiện thân của Chúa Kitô. Đó là lý do trong ngày chung thẩm (tức ngày phán xét chung), Chúa Kitô chỉ phán xét tất cả mọi người, chứ không riêng gì Kitô hữu, về việc làm ơn cho mọi và mỗi người anh em hèn mọn nhất của Người, tức thành phần những người bất hạnh về đủ mọi mặt của Người. Vì Người coi đó là việc làm cho chính Người (xem Phúc Âm Thánh Mathêu 25:31-46).

Thứ hai, thế nhưng, theo tự nhiên, con người ta nói chung không ai có thể thương người một cách vô vị lợi và thương đến cùng, nếu không có tình yêu Thiên Chúa. Ngày nay vợ chồng ly dị đầy giẫy là ở chỗ không có tình yêu siêu nhiên này. Bởi thế, để có thể yêu thương tha nhân, nhất là thành phần bất hạnh, nhất là thành phần thù nghịch với mình, Kitô hữu đầu tiên phải làm sao có được một tình yêu trọn hảo như Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại nơi Chúa Giêsu Kitô. Đó là lý do Chúa Kitô dạy chúng ta phải yêu nhau "như Thày đã yêu" (Phúc Âm Thánh John 13:34, 15:12). Tuy nhiên, muốn được tình yêu này, Kitô hữu phải có một đời sống nội tâm sâu xa, được thể hiện qua những việc tôn thờ, những việc phụng vụ xứng đáng với Thiên Chúa vô cùng uy nghi cao cả. Đó còn là lý do Kitô hữu cần phải sử dụng những Chén Thánh đẹp, quí, và cử hành trong những Thánh Đường nguy nga. Bởi vậy chúng ta thấy trong Phúc Âm Thánh Mathêu (26:6-13) và Thánh Marcô (14:3-9) Chúa Giêsu đã lên tiếng bênh vực người phụ nữ, người phụ nữ được Phúc Âm Thánh Gioan cho biết là Maria chị em của Matta và Lazarô (xem 12:2) đã sử dụng dầu thơm hảo hạng để xức trên đầu Người, một việc đã bị các người khác cho là phí của nếu bán dầu ấy đi để lấy tiền thí cho kẻ nghèo. Ngoài ra, trong việc xây đền thờ Giêrusalem cho Chúa, chính Chúa đã phải chỉ vẽ cho vua Salomon từng li từng tí để xây cho Ngài một nơi nguy nga vĩ đại hầu có thể phần nào xứng đáng làm nơi Ngài ngự trị giữa dân Ngài (xem 1Kings các đoạn 5-8), một đền thờ sau này đã được dân Do Thái cho Chúa Giêsu biết là phải mất 40 năm mới xong (xem Phúc Âm Thánh Gioan 2:20). Thế nhưng, nếu cần, như lịch sử Giáo Hội cho thấy, Giáo Hội cũng có thể bán nhẫn Giám Mục, Chén Thánh v.v. để lấy tiền cứu trợ người nghèo trong cơn nguy cấp. Điển hình nhất tại Iraq trong cuộc chiến giải giới bắt đầu từ Lễ Thánh Giuse 19/3/2003, các nhà thờ đã được sử dụng để làm nơi trú ngụ cho dân chúng trong việc lánh nạn chiến tranh.

Thứ ba, chính nhờ Giáo Hội hết sức chú trọng đến việc thờ phượng kính mến Thiên Chúa như vậy mà lịch sử thế giới cho thấy, trong tất cả các đạo giáo, hầu như chỉ có Kitô hữu nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng mới dấn thân thực hiện những hoạt động bác ái xã hội để lo thăng tiến cho tất cả mọi người, nhất là cho thành phần bất hạnh, qua những cơ sở bác ái từ thiện, như trại cùi, nhà thương, học đường, viện tế bần, cô nhi viện v.v. Còn ai nghèo hơn các tu sĩ nam nữ, những con người đã hoàn toàn tận hiến cuộc đời của mình cho Thiên Chúa, sống độc thân thanh khiết, khó khăn thiếu thốn, khiêm tốn vâng phục để có thể phục vụ anh chị em đồng loại của mình trong tất cả mọi trường hợp. Điển hình nhất là Mẹ Têrêsa Calcutta, vị đã lập Dòng Nữ Tử Bác Ái (Missionary of Charity), để phục vụ thành phần nghèo nhất trong các người nghèo (the poorest of the poor) ở trên 120 quốc gia trên thế giới hiện nay.

Thứ bốn, Giáo Hội Công Giáo không giảng đạo bằng cách cứu khổ về phần xác cho bằng tăng sức thiêng tinh thần cho thành phần bất hạnh. Tại Nam Mỹ hiện nay đang có phong trào dụ giáo của một số giáo phái Tin Lành, bằng việc họ dùng tiền của mang theo từ Mỹ Quốc giầu có để giúp đỡ những người nghèo hở miền này, hầu dễ dàng lôi kéo tín hữu Công Giáo theo giáo phái của họ. Nam Mỹ cũng là nơi phát xuất ra Phong Trào Thần Học Giải Phóng (Theology of Liberation Movement), một phong trào chủ trương Giáo Hội cần phải cứu khổ nữa. Nếu thực sự vấn đề cứu độ (spiritual/permanent salvation) trước hết và trên hết là vấn đề cứu khổ (material/temporary salvation) thì phải chăng những người giầu sang phú quí không sống trong cảnh bần cùng và bị đàn áp đều là những người đã được cứu độ? Thực tế cho thấy, chính thành phần giầu có này lại là những người đáng thương nhất, khó rỗi linh hồn nhất, đến nỗi, lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn là họ vào thiên đàng (xem Phúc Âm Thánh Mathêu 19:24). Như thế, thành phần giầu có mới cần phải nghe rao giảng Tin Mừng Cứu Độ hơn người nghèo. Và tiền bạc không phải là vị cứu tinh duy nhất và trên hết của người nghèo và cho người nghèo, mà là đức tin (xem Phúc Âm Thánh Marcô 16:16).

Thứ năm, không phải đã là Kitô hữu, đã là người Công Giáo, đã lãnh nhận đức tin nơi Phép Rửa, đều tốt lành, đều hơn bất cứ người nào không phải là Kitô hữu, không phải là Công Giáo. Trái lại, thực tế cho thấy, Kitô hữu nói chung và Công Giáo nói riêng đã sống phản chứng, sống phản lại tinh thần Phúc Âm Chúa dạy để làm chứng cho Người, làm cớ cho thế gian chẳng những không nhận ra Chúa Kitô mà còn chê Kitô Giáo nữa. Vụ lạm dụng tình dục trẻ em của hàng giáo sĩ Hoa Kỳ bùng lên từ đầu năm 2002 là một thí dụ điển hình. Sự kiện Kitô Giáo chia rẽ, chia ra làm ba, Công Giáo Rôma (Roman Catholic Church), Chính Thống Giáo Đông Phương (Orthodox) và Anh Giáo (Angelican) hay Tin Lành (Protestant) cũng là gương mù trước mắt thế gian cho một Kitô Giáo đợc Đấng Sáng Lập là Chúa Kitô dạy phải yêu thương nhau để người ta cứ dấu ấy mà nhận ra họ là môn đệ của Người (xem Phúc Âm Thánh Gioan 13:35). Đó là lý do thế giới Kitô giáo Âu Mỹ, nơi truyền bá Kitô Giáo khắp thế giới ngày xưa, và cũng là nơi phát xuất ra trào lưu văn hóa sự chết (culture of death) ngày nay, là những nơi đang cần phải được tân truyền bá phúc âm hóa (new evangilization).



Vấn đề Bắt Ép Triệt Sản trong Quá Khứ và Hiện Tại với Ý Hệ Tạo Sinh Cải Giống

 

Theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 22/3/2003 thì các nhà thẩm quyền ở một số tiểu bang Hoa Kỳ đã ngỏ lời xin lỗi về những chương trình bắt buộc phải triệt sản làm cho hằng bao ngàn người không thể sinh con đẻ cái được nữa. Vào các thập niên sau Thế Chiến Thứ Nhất, nhiều tiểu bang đã áp đặt việc triệt sản trên thành phần dân chúng mà các tiểu bang này nghĩ rằng không đáng để thực hiện việc sinh sản.


Vào trung tuần Tháng ba 2003, Thống Đốc Tiểu Bang California là Gray Davis đã công khai lên tiếng xin lỗi trên tờ Los Angeles Times số ra ngày 12/3: “Nó là một trang sử buồn thảm và đáng hối hận… một trang sử không bao giờ được tái diễn nữa”. Cũng theo tờ báo này, California và 31 tiểu bang khác, ở vào những thời gian khác nhau trong khoảng từ năm 1909 đến năm 1964 đã triệt sản đến 60 ngàn người. Ở một cuộc điều trần ở Thượng Viện California, ông Paul Lombardo đã cho biết những chương trình triệt sản này có mục đích là “để thanh lọc giòng di giống”. Việc xin lỗi của ông thống đốc California chỉ xuông như thế, chứ không đi đến chỗ bù đắp hay bồi thường cách nào cho nạn nhân như những vụ linh mục Công Giáo lạm dụng tình dục trẻ em bùng lên từ đầu năm 2002. Theo ông Lombardo, lý do là vì Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào năm 1927 đã chấp thuận vấn đề buộc phải triệt sản.


Vào hậu bán niên 2002, Thống Đốc Oregon là John Kitzhaber cũng lên tiếng xin lỗi về vấn đề này, theo như thống tấn xã Reuters cho biết ngày 2/12/2002. Hơn 2600 người ở tiểu bang này đã chịu hậu quả bởi việc ép buộc phải triệt sản ấy. Tiểu bang Oregon là tiểu bang thứ hai lên tiếng xin lỗi, tiểu bang đầu tiên lên tiếng xin lỗi vào Tháng Năm 2002 là Virginia. Qua 6 thập niên, bắt đầu từ năm 1923, Hội Đồng Tạo Sinh Cải Giống của Oregon đã coi sóc việc cắt ống dẫn tinh (castration), cột buồng trứng (tubal ligation) và cắt bỏ tử cung (hysterectomy) của các bệnh nhên ở trong các bệnh viện tiểu bang. Một số bệnh nhân chỉ có thể ra khỏi bệnh viện cho đến khi chấp nhận triệt sản.


Tiếp theo lời xin lỗi của Tiểu Bang Orregon một ít ngày là đến lới xin lỗi của Thống Đốc North Carolina Mike Easley trên tờ nhật báo Winston-Salem ra ngày 13/12/2002, tiểu bang đã triệt sản hơn 7 ngàn 6 trăm người trong một chương trình kéo dài tới năm 1974. Theo tờ báo này thì trẻ em từ 10 tuổi đã bị triệt sản bởi chương trình này của tiểu bang. Ngày 11/2/2003, tờ báo này còn cho biết vị thống đốc trên đây đã chỉ định một tiểu ban lo về vấn đề bồi thường cho các nạn nhân.


Vấn đề ép phải triệt sản không chỉ xẩy ra trong quá khứ mà là vấn đề vẫn đang diễn tiến hiện nay trên thế giới. Tờ London Times ra ngày 26/2/2003 đã cho biết về tình trạng đang ở trong gọng kìm của các phụ nữ Gypsy tại miền đông Slovakia. Một người trong họ là Zita đã được trao cho một mảnh giấy để ký ngay sau khi chị vừa hạ sinh một bé gái thứ hai vào năm 1998. Chị không biết chữ và không ai cắt nghĩa cho chị về nội dung của tờ giấy chị ký cả. Sau đó chị mới được bảo cho biết là chị đã ký vào tờ giấy đồng ý triệt sản. Theo tờ Times thì vấn đề buộc phải triệt sản của những người Gypsies ở Slovakia là một qui chế chính thức dưới thời Cộng Sản và bắt đầu từ thời Nazi chiếm đóng. Thậm chí hiện nay hồ sơ bệnh viện của các phụ nữ Gypsy đã được đóng chấm để phân biệt chủng tộc của họ. Theo tờ New York Times ngày 6/3/2003 thì Bộ Nội Vụ của nước này đã thông báo là họ sẽ gửi một nhóm điều tra viên đặc biệt đến điều tra các vụ cáo giác bị triệt sản. Cũng theo cùng tờ báo này thì có hai cơ quan không thuộc chính quyền đã cáo giác là có 110 người phụ nữ Gypsy bị triệt sản hoàn toàn ngoài ý muốn từ sau khi cộng sản sụp đổ vào năm 1989. Các vị bác sĩ địa phương và các viên chức vùng đó đã phủ nhận lời buộc tội ấy. Sắc dân Gypsy có chừng 10% trong tổng số 5.4 triệu dân Slovakia. Và vấn đề triệt sản này có thể sẽ gây trở ngại cho vấn đề nước này gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu.


Ở Hoa Kỳ cũng vẫn chưa hết chuyện triệt sản. Tờ Washington Times vào ngày 8/1/2003 đã tường trình cho biết là tổ chức Trẻ Em Cần Cộng Đồng Coi Sóc CRACK (Children Requiring A Caring Kommunity) trả cho người ta 200 Mỹ kim để thực hiện việc triệt sản hay ngừa thai dài hạn. Tổ chức này lý luận là thà đứa trẻ đừng sinh ra còn hơn chúng được sinh ra mà phải chịu đựng tình trạng bị hư hại về thể lý và tâm lý gây ra do cha mẹ nghiện ngập của chúng. Barbara Harris, người thành lập tổ chức này từ năm 1997, đã phủ nhận bà là người duy chủng (racist). Nhưng Lynn Paltrow, giám đốc điều hành cơ quan Biện Hộ Toàn Quốc cho Phụ Nữ Thai Nghén (the National Advocates for Pregnant Women), đã tố cáo bà Harris về vấn đề thiên chủng này, ở chỗ “gần nửa phụ nữ bà này trả tiền cho việc triệt sản là những người Hoa Kỳ gốc Phi Châu”. Tổ chức CRACK đực bắt đầu ở Orange County này mới đây đã mở một văn phòng ở New York ở khu phố Brooklyn. Theo tờ New York Times ra ngày 6/1/2003 thì Bệnh Viện và Trung Tâm Y Khoa của Đại Học Brookdale đã có dự định giới thiệu các bệnh nhân hồi phục ở phòng cấp cứu về tâm thần cho tổ chức CRACK. Từ năm 1997 tới nay, theo bà sáng lập viên, tổ chức CRACK này đã trả 200 Mỹ kim cho 833 phụ nữ và 21 nam nhân toàn quốc, trong số đó có 369 người đã bị triệt sản, phần còn lại ở trong tình trạng ngừa thai dài hạn.


Ở Trung Hoa, vì mục đích tạo sinh cải giống (eugenic) một số cặp vợ chồng buộc phải sử dụng việc ngừa thai dài hạn. Trước khi có thể lập gia đình với nhau, theo tờ nhật báo British Medical ra ngày 1/2/2003 cho biết thì những đôi trai gái này phải được khám tổng quát và phải trải qua một một thử nghiệm y khoa liên quan đến vấn đề bệnh di truyền, vấn đề thiếu khả năng học vấn và những vấn đề tâm thần. Những cặp nào được cấp chứng chỉ sức khỏe thì được lập gia đình với nhau. Theo tác giả của bài viết này thì ở 10 bệnh viện vị tác giả này đến thăm, có chừng từ 1 tới 10% cuộc hôn nhân bị đình lại để được chữa trị hay nghe khuyên can. Một số nhỏ phải đồng ý vĩnh viễn ngừa thai mới được cấp chứng chỉ thành hôn. Việc giới hạn này thường áp dụng cho trường hợp của những ai bị bệnh tâm thần nặng hay bị chậm trí khôn. Tờ nhật báo này còn cho biết “Trung Hoa không cảm thấy hổ thẹn khi ủng hộ nhu cầu cải tiến tính chất của dân chúng”. Khi vấn đề triệt sản hay ngừa thai bất thành thì việc phá thai đôi khi được sử dụng để loại trừ những đứa bé “bị hư hại”. Tờ London Sunday Times cho biết hôm 27/10/2002 về một trường hợp của một phụ nữ có thai được 6 tháng song quyết định phá thai vì không muốn có một đứa con bị xứt môi (harelip).

 

 

“Mục tiêu của chiến tranh là giải giới Iraq chưa đạt được…”

 

Trong cuộc gặp gỡ của phe phản chiến Nga-Đức-Pháp ở Nga cuối tuần 11-12/4/2003, theo Reuters, tổng thống Nga Putin nói rằng: “Mục tiêu của chiến tranh là giải giới Iraq chưa đạt được… Chúng ta không được lẫn lộn ý niệm. Không ai lại thích chế độ Iraq dính dáng tới Sađam Hussein, thế nhưng đó không phải là vấn đề”. Thoidiemmaria.net đã nói đến vấn đề Hoa Kỳ không đạt được mục đích giải giới của mình trong bài "Ai Thắng Ai Thua trong cuộc chiến giải giới Iraq" được phổ biến hôm Thứ Năm 10/4/2003 trên cả dongcong.net và thoidiemmaria.net, thời điểm sau 3 tuần bạo lực Hoa Kỳ giải giới Iraq: "Nếu Hoa Kỳ muốn qua mặt thế giới để tự động dùng võ lực tấn công Iraq để giải giới Iraq hầu cứu Hoa Kỳ và thế giới khỏi nhà độc tài Sađam Hussein khủng bố tấn công bằng những thứ vũ khí nguy hiểm, mà chẳng thấy những thứ vũ khí ấy đâu, thì không phải là chính Hoa Kỳ đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ hoàn toàn tố cáo bậy bạ cho Iraq và đã thực sự sai lầm trong việc đánh Iraq". Cơ quan thông tín Associcated Press cho biết tổng thống Pháp đã nói là: “Công việc phục hồi guồng máy chính trị, kinh tế và xã hội của Iraq là một việc rộng lớn. Chỉ Liên Hiệỉp Quốc mới hợp lý làm điều này”.


Trước đó, trong cùng tuần lễ, thứ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là Paul Wolfowitz khi ngỏ lời với hội đồng thượng viện Hoa Kỳ đã cho biết LHQ “không thể lãnh trách nhiệm ấy”. Ngoài ra ông này còn nói nếu phe phản chiến là Nga, Pháp và Đức muốn đóng góp vào việc tái thiết Iraq thì hãy tha nợ cho Iraq cả chục tỉ bạc do Sađam Hussein vay mượn. Để đáp lại lời thách đố này, tổng thống Putin nói điều này không buộc Nga nhưng có thể thực hiện; còn Pháp và Đức cho biết điều này nói đến quá sớm. Hiện tại Iraq đang nợ Nga 12 tỉ, Pháp 8 tỉ và Đức 4 tỉ Mỹ kim.

 

Vị thứ trưởng Hoa Kỳ này hôm Thứ Năm 10/4/2003 còn hăm dọa Syria liên quan đến chiến tranh Iraq như thế này: “Trong những ngày gần đây, những người Syria đã gửi những tay sát nhân đến Iraq để sát hại những người Hoa Kỳ, chúng tôi không hoan nghênh điều ấy. Tôi nghĩ rằng các nước lân bang của Iraq không được pha mình vào chuyện Iraq. Nếu họ tiếp tục, chúng tôi cần phải nghĩ tới chính sách của mình về xứ sở che chở cho những tay khủng bố hay những tay tội ác chiến tranh, hay những lần vừa rồi đã chuyển đồ vật đến cho Iraq”. Một viên chức cao cấp Hoa Kỳ đã cho CNN biết rằng: “Chúng tôi đang nói chuyện với họ, nói riêng cũng như nói công khai, họ cần hiểu rằng ngoài kia là một thế giới mới”.

 

Cũng cuối tuần này, ngoại trưởng Pháp là De Villepin đã đến Syria để gặp gỡ tổng thống nước này là ông Basher al-Assad một ngày sau khi Syria đóng cửa biên giới sát với Iraq vì bị Hoa Kỳ làm áp lực bằng những lời tố cáo như đe dọa như trên. Trong một cuộc tường trình tin tức, ngoại trưởng Syria là Farouk al-Sharaa hôm Thứ Bảy 12/4/2003 đã cho biết: “Đôi khi tôi không nghĩ rằng những người Hoa Kỳ họ biết được những gì họ muốn nữa. Họ cáo giác chúng tôi là giấu diếm những thứ vũ khí đại công phá của Iraq, thế nhưng họ lại không chịu nghe khi chúng tôi nói cho họ biết rằng chúng tôi không có những thứ ấy. Chúng tôi không có những thứ vũ khí và chúng tôi không che chở ai, họ chẳng có trưng dẫn bằng cớ nào cho chúng tôi cả”. Khi nói về cuộc giải giới bạo lực của Hoa Kỳ, ông ngoại trưởng này cho biết:

 

“Hãy nhìn xem những điều này: A Phú Hãn có yên ổn hay chăng? Những mục tiêu của họ đã đạt được chưa? Họ đã tìm thấy Osama bin Laden chưa?”. Đối với Iraq, ông này đề cập đến tình trạng “lợi dụng lấy đồ và vô luật pháp” ở Iraq sau khi pho tượng Sađam Hussein bị giật đổ: “Họ đã để lại cả một tình trạng be bét ở cả hai xứ sở này và họ chưa hoàn thành việc của họ. Giờ đây họ lại nhắm đến một quốc gia thứ ba. Các sử gia đang nói đến Thế Chiến Thứ Hai và cách thức những người Đức cần phải được chặn đứng sớm hơn”. Ngay trước khi vị ngoại trưởng Syria này sắp sửa lên tiếng công khai so sánh chính phủ Bush với Đảng Nazi Đức Quốc Xã thì ngoại trưởng Pháp đã chặn ông ta lại bằng câu: “Ông không muốn đưa ra cái so sánh này. Đừng so sánh như vậy”.

 

Về nhận định của vị ngoại trưởng Syria trên đây về hai cuộc chiến tranh đánh A Phú Hãn và Iraq của Hoa Kỳ, cũng cùng bài viết như trên đã đề cập tới, thoidiemmaria.net đã nhận định: "Nếu Hoa Kỳ tấn công A Phú Hãn để bắt cho bằng được tên chúa trùm khủng bố thế giới là bin Laden mà họ cho là chủ mưu trong vụ khủng bố tấn công 911 song cho đến nay vẫn chẳng biết nhân vật này ở đâu, nay tấn công Iraq để triệt hạ nhà độc tài Sađam Hussein, song cũng chẳng thấy xác của nhà độc tài này đâu, thì phải chăng Hoa Kỳ đã thực sự triệt hạ được những mầm mống nguy hiểm cho họ và cho thế giới? Vì chưa đạt được mục đích của chiến tranh tấn công và hủy diệt khủng bố, trong đó có hai nhân vật hết sức nguy hiểm là bin Laden và Sađam Hussein, thử hỏi Hoa Kỳ đã thắng trận hay chưa, hay là đang phiêu lưu trong cuộc đối đầu với ma quái là những gì đã, đang và còn làm cho một đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ kinh hoàng và hoảng sợ. Nếu sau trận chiến bạo lực giải giới Iraq một cách sai lầm này (sai lầm vì qua mặt quốc tế và không tìm thấy vũ khí cấm ở Iraq) này, Hoa Kỳ biết nghĩ lại chính sách ngoại giao của mình thì tốt, bằng cách hoàn toàn để cho Liên Hiệp Quốc tái thiết Iraq, và có thể cứu vãn được tình thế về sau, bằng không, Hoa Kỳ thực sự đang đi vào một con đường không lối thoát, một ngõ cụt, death end - no way out".


Iraq: Hình Ảnh vào ngày Thứ Bảy 12/4/2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12/4 Thứ Bảy

ĐTC hiến dâng giới trẻ cho Mẹ Maria

Theo đúng chương trình đã được sắp xếp để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVIII, cả ngàn ngàn giới trẻ ở Rôma nói riêng và Ý quốc nói chung, kể cả thành phần đại diện giới trẻ Đức và Canada, đã đến Vatican để gặp Đức Thánh Cha chiều Thứ Năm 10/4/2003. ĐTC đã nói với họ rằng:

“Trong giây phút khốn khó của lịch sử này, giây phút khủng bố và chiến tranh đang de dọa tình trạng thái hòa nơi con người và các tôn giáo thì Tôi muốn hiến dâng các bạn cho Mẹ Maria, để các bạn trở thành những con người phát động nền văn hóa hòa bình ngày nay cần hơn bao giờ hết. Để nài xin Thiên Chúa ban ơn hòa bình bằng lời cầu nguyện, chiều nay Tôi muốn trao cho các bạn một chuỗi Mân Côi… Các bạn hãy luôn mang chuỗi hạt này bên mình! Kinh mân côi, nếu được nguyện cầu với lòng sùng kính ý thức, sẽ giúp cho các bạn thấm nhập mầu nhiệm Chúa Kitô để học nơi Người bí mật hòa bình và biết cách biến bí mật này thành một dự phóng cho cả cuộc đời”. Mỗi người trẻ đều nhận được một cỗ tràng hạt khi bước vào Quảng Trường Phêrô chiều hôm nay. Sau hết, Đức Thánh Cha đã hiến dâng giới trẻ cho Mẹ Maria và giới trẻ đồng nhất giơ tràng chuỗi mân côi lên trong khi được Ngài dâng hiến cho Mẹ:

“Này là Mẹ của con” (Jn 19:27)
Ôi Trinh Nữ Maria, đó là Chúa Giêsu,
Đấng từ trên cây thập giá
Đã muốn trao phó chúng con cho Mẹ,
Không phải để thoái thác
Mà là để xác nhận
Vai trò Cứu Thế chuyên nhất của Người.

Nếu nơi người môn đệ Gioan,
Tất cả mọi con cái của Giáo Hội đã được ký thác cho Mẹ,
Thì Ôi Maria, con lại càng muốn thấy
Giới trẻ thế giới được ký thác cho Mẹ.
Hỡi Mẹ dịu hiền, Đấng luôn chở che con,
Con xin dâng họ cho Mẹ một lần nữa vào chiều tối hôm nay đây.
Dưới áo choàng của Mẹ,
Trong sự bao che của Mẹ,
Họ tìm được chỗ náu thân.
Mẹ là Mẹ ân sủng thần linh,
Xin hãy làm cho họ chiếu rạng vẻ đẹp của Chúa Kitô!
Họ là giới trẻ của thế kỷ này,
Thành phần ở vào lúc rạng đông của một tân thiên kỷ,
Vẫn còn sống những nỗi quằn quại phát xuất từ tội lỗi,
Từ hận thù, từ bạo lực,
Từ khủng bố, từ chiến tranh.
Thế nhưng họ cũng là giới trẻ mà Giáo Hội,
Tin tưởng trông mong với ý thức là
Với ơn Chúa giúp
Họ sẽ thành đạt trong việc tin tưởng và sống
Chứng nhân Phúc Âm
Trong ngày lịch sử hiện tại.

Ôi Maria,
Xin hãy giúp họ đáp lại ơn gọi của họ.
Làm cho họ biết được tình yêu chân thật
Và chúc lành cho tình cảm của họ.
Xin hãy bảo trì họ trong lúc đớn đau.
Xin hãy làm cho họ thành những sứ giả can trường
Của lời Chúa Kitô chào
Vào ngày Phục Sinh: Bình an cho các con!
Cùng với họ, một lần nữa con trao phó bản thân con cho Mẹ
Và bằng lòng cảm mến tin yêu con xin lập lại với Mẹ rằng
Totus tuus ego sum! Con hoàn toàn thuộc về Mẹ!

Và từng người trong họ
Cùng với con kêu lên Mẹ rằng:
Totus tuus!
Totus tuus!

Amen.

 


“Đó là biểu hiệu cho những gì đang xẩy ra. Hết mọi sự sẽ trở thành Mỹ”

Binh lính liên minh được trao cho một danh sách 55 tên tuổi của các nhà lãnh đạo Iraq thuộc chế độ cũ; danh sách này được kèm theo hình ảnh để dễ nhận diện. Ngoài ra, lực lượng đồng minh còn treo những hình ảnh hay giấy tờ tại nhiều nơi khác nhau ở Iraq để truy lùng những người này cho bằng được. Tướng Vincent Brooks nói với các ký giả tại tổng hành dinh Bộ Tư Lệnh đồng minh ở Qatar là các tay lãnh đạo được liệt kê trong danh sách được “truy lùng, giết chết hay bắt giữ”.

Trong khi một số dân chúng Iraq ở thủ đô Baghdad vui mừng hớn hở như đã được lực lượng liên minh giải phóng, đến nỗi thành phần dân chúng này đã giật đổ pho tượng Sađam Hussein, thì tại vùng Đông Nam Á, các nước Hồi Giáo như Nam Dương và Mã Lai, kể cả Thái Lan với 10% Hồi Giáo, đều tỏ ra ngờ vực về thành quả của hành động quân sự của lực lượng liên minh nhất là Hoa Kỳ. Nhiều người thấy cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ là cuộc chiến tranh của một thực dân đế quốc chứ không phải là một thứ phát triển dân chủ và nhân quyền.

Vị thủ lãnh của nhóm Muhammadiyah 30 triệu người Hồi Giáo, một nhóm Hồi Giáo đứng hàng thứ hai tại Nam Dương, đã cho biết: “Niềm vui này không hoàn toàn nguyên trọn. Những lực lượng ở đó giống như những tay thực dân. Ở đáy lòng của nhiều người, lòng căm hận Hoa Kỳ sẽ kéo dài, lòng căm ghét rất ư là sâu đậm. Tôi không ủng hộ Sađam nhưng việc hủy diệt Iraq là việc hủy diệt đi lương tâm thiện hảo cũng như hủy diệt đi những giá trị nhân bản cao quí nhất”. Ông này còn so sánh Tổng Thống Bush với Thành Cát Tư Hãn của đế quốc Mông Cổ.

Phần nhà lãnh đạo của đảng Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mahamad cho biết việc sụp đổ của Sađam Hussein cho thấy thế giới đã bị Hoa Kỳ làm chủ và Liên Hiệp Quốc đang bị mất thế giá: “Điều này báo một dấu hiệu rất xấu cho các quốc gia Hồi Giáo, đó là dấu hiệu cho biết rằng những ai phạm đến Do Thái có thể phải đương đầu với áp lực về kinh tế hay quân sự của Hiệp Chủng Quốc. Chúng tôi không thấy những người Hồi Giáo ở Mã Lai nhẩy mừng”.

Vị phó tổng thư ký của Ủy Ban Trung Ương Hồi Giáo Thái Lan là Kariya Kijjarak cho biết: “Chúng ta không thể dừng lại sau khi chiến tranh chấm dứt. Hiệp Chủng Quốc cho rằng họ đi giải phóng. Thế nhưng các xứ sở Hồi Giáo khác đang được cai trị bằng chế độ quân chủ chứ không phải dân chủ. Vậy thì nếu Hiệp Chủng Quốc sau này cho rằng họ đi giải phóng các xứ sở ấy thì sao?”

Còn ở chính các quốc gia Ả Rập lân bang Iraq, khi thấy những người lính Hoa Kỳ lái xe tăng đến trung tâm thủ đô Baghdad để chụp lá cờ Hoa Kỳ trên bức tượng Sađam Hussein ở Công Trường Firdos, đã tỏ ra cẩn trọng và nghi ngờ hành động tấn công của Hoa Kỳ. Hình ảnh bức tượng Sađam Hussein bị bịt bằng lá cờ Hoa Kỳ, tức trước khi được binh lính thay bằng lá cờ Iraq, là hình ảnh đã được đăng trên trang nhất của các tờ báo trong vùng hôm Thứ Năm 8/4/2003. Truyền hình Ả Rập cho đó là một việc làm “sai lầm” Đài Al-Jazeera đã nói: “Đó là biểu hiệu cho những gì đang xẩy ra. Hết mọi sự sẽ trở thành Mỹ”. Vị chủ bút của tờ Cairo Times là Hisahm Kassem đã cho biết: “Hôm nay là cái mốc điểm của lịch sử Ả Rập. Đây là cuộc sụp đổ đầu tiên của một chế độ quyền trị… Tôi nghĩ rằng sẽ xẩy ra một cuộc ảnh hưởng giây chuyền khắp cả vùng Ả Rập”.

Giới truyền thông Ả Rập hết sức thất vọng trước sự sụp đổ mau chóng của chế độ Iraq. Tờ nhật báo Al-fajr ở Algeria đã đặt vấn đề: “Phải chăng Sađam đã mật giao gì với những người Hoa Kỳ và Nga Sô để rời Baghdad hai ngày trước đó hay chăng? Điều này cho thấy cảnh tan hàng của bao hàng ngàn binh sĩ”.

Riêng về việc tìm kiếm tông tích của các tay lãnh đạo Iraq, như được liệt kê trong danh sách 50 người, Syria là nước chống Hoa Kỳ tấn công Iraq và bị Hoa Kỳ cảnh cáo vì đã viện trợ cho Iraq trong khi chiến tranh xẩy ra, đã lên tiếng thanh minh trước về vấn đề này, kẻo lại bị Hoa Kỳ gán ghép và tấn công như Iraq liên quan đến Sađam Hussein và A Phú Hãn liên quan đến bin Laden. Vị phó ngoại trưởng Syria ở Hiệp Chủng Quốc đã cho CNN biết rằng “Quân đội Hoa Kỳ đã kiểm soát ở các vùng biên giới giữa Iraq và Syria từ những ngày đầu của cuộc xung đột. Họ là những người đã kiểm soát những vùng biên giới ấy. Hãy để họ quyết định ai là người… họ muốn cho sang Syria hay ơ ũ lại Iraq”. Ông cũng cho biết người Syria không tin rằng nước của họ là nước Hoa Kỳ sẽ tấn công kế tiếp sau A Phú Hãn và Iraq, dù ông tin rằng một số viên chức Hoa Kỳ muốn sử dụng quân sự xâm chiếm vùng Trung Đông: “Chúng tôi tin rằng Syria, Ai Cập, Saudi Arabia và các quốc gia Ả Rập khác là những mục tiêu mơ ước đối với một số thức giả tân bảo thủ ở Hiệp Chủng Quốc đây…” Về cảnh hoan hỉ của dân chúng Iraq nhẩy nhót hớn hở ở các đường phố, ông này cho là những hình ảnh lừa bịp vì nhiều người Iraq buồn thảm không được thu vào ống kính.

Đó là bên phía Hồi Giáo Đông Nam Á và phía Ả Rập Trung Đông, còn phía Tây Phương Âu Châu thì sao?

Ngoại trưởng Nga là Igor Ivanov đã nói vào hôm Thứ Sáu 11/3/2003 là tùy Liên Hiệp Quốc trong vấn đề bảo toàn nền hòa bình và an ninh thế giới: “Chúng tôi hy vọng là Liên Hiệp Quốc sẽ thi hành vai trò chủ chốt này, nhất là trong việc ổn định tình hình hậu chiến của Iraq. Phải sử dụng thẩm quyền này để đạt được việc dàn xếp chính trị ở Iraq trong một thời gian ngắn nhất có thể. Điều này nhắm vào những lợi ích của nhân dân Iraq. Điều ấy nhắm vào những lời ích của cả miền ấy”.

Thế nhưng, bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ Colin Powell đã nói với tờ Los Angeles Times là ông không rõ vấn đề vai trò chính yếu của Liên Hiệp Quốc theo các nhà lãnh đạo Âu Châu đây là gì. Theo ông: “Ý nghĩ mà một số vị thân hữu của tôi có thể đưa ra không đúng là giờ đây những gì liên minh đã làm xong tất cả những điều ấy rồi và đã giải phóng Iraq rồi, thì xin cám ơn rất nhiều, và làm ơn tránh sang một bên để Hội Đồng Bảo An bắt đầu đảm nhiệm hết mọi sự. Họ biết điều ấy. Và họ được nói cho biết như vậy”.

Tổng Thống Putin, cũng vào cùng ngày Thứ Sáu, cho biết thế giới không có Sađam Hussein thì tốt hơn nhưng vẫn không đồng ý giải pháp quân sự. Bên cạnh Thủ Tướng Đức Gerhard Schoroeder tại một buổi họp, vị tổng thống này nói: “Chúng tôi bao giờ cũng nói rằng chế độ Sađam Hussein không hợp với nền dân chủ và nhân quyền… nhưng quí vị không thể giải quyết vấn đề bằng đường lối quân sự”. Ông đặt vấn đề thế giới hiện nay có tới 80% không hợp với tiêu chuẩn dân chủ của Tây Phương, vậy thì “chúng ta sẽ đi gây chiến với tất cả con số này hay sao? Nếu chúng ta đưa lên bàn cân xem phần lợi và hại trong kết quả của cuộc chiến tranh này – rõ ràng là chúng ta loại trừ được một chế độ tàn bạo. Thế nhưng bằng đường lối nào? Mất mát, tàn phá và thiệt mạng dân chúng. Đó là kết quả tiêu cực”. Ba vị lãnh đạo của phe phản chiến này, Tổng Thống Nga Putin, Tổng Thống Pháp Chirac và Thủ Tướng Đức Schroeder họp nhau ở thành phố của tổng thống Nga để chung tiếng kêu gọi Liên Hiệp Quốc hãy giữ vai trò chủ yếu trong việc tái thiết Iraq. “Chúng tôi chủ trương một cuộc trở lại nhanh chóng nhất vần đề theo phạm vi của Liên Hiệp Quốc này. Nga và Đức thiên về giải phạm chính trị…”.

Cũng vào cùng ngày Thứ Sáu, cựu ngoại trưởng Nga là Yevgeny Primakov, người đã được cả cựu Tổng Thống Gorbachev cách đây 12 năm và Tổng Thống đương kim Putin sai đến Iraq ngày 17/3/2003 gặp Tổng Thống Sađam Hussein để khuyên can vị tổng thống này, đã cho các ký giả biết rằng: “Vladimir Putin nói là cần phải làm hết mọi sự để ngăn tránh một cuộc xâm chiếm bằng võ lực, vì khó tránh được một con số lớn tử thương trong thành phần dân chúng”. Ông cựu ngoại trưởng này cho biết ông đã nói với Tổng Thống Sađam Hussein là nếu ông “yêu quê hương của ông và nhân dân của ông và muốn tránh thương vong cho họ thì ông nên từ chức”. Kết thúc buổi gặp gỡ, Tổng Thống Sađam Hussein đã vỗ vai từ giã ông Primakov với lời hứa sẽ tích cực hợp tác hơn nữa vơiùi các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc.
 

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)