GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 7/2003
Ý Chung: “Xin cho các chính quyền và những ai lãnh trách nhiệm về kinh tế và tài chính thế giới biết nỗ lực tìm những đường lối và điều kiện bảo đảm cho tất cả mọi dân tộc có phương tiện cần thiết để sống một cách xứng với phẩm giá của mình”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai ở Phi Châu đang bị yếu đau, nạn nhân của Chứng Liệt Kháng AIDS cũng như của các chứng bệnh trầm trọng khác, được cảm thấy niềm an ủi và yêu thương của Thiên Chúa qua việc phục vụ của các vị y sĩ và của những người ân cần chăm sóc họ.”.
___________________________________________
13-19/7/2003
19/7 Thứ Bảy
Chủ Đề Sứ Điệp Hòa Bình Năm 2004
Chiều hôm kia, 17/7/2003, Tòa Thánh đã chính thức thông báo về chủ đề cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2004, đó là “Luật Lệ Quốc tế, Đường Lối Cho Hòa Bình”. Bản thông báo của Tòa Thánh cho biết là đề tài này “hy vọng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lề luật như là một bảo đảmcho cacùc mối liên hệ quốc tế nhắm đến việc cổ võ hòa bình giữa các dân nước. Cuộc chiến tranh ở Iraq gần đây thực sự đã cho thấy tất cả những gì là mong manh của lề luật quốc tế, nhất là liên quan đến phần vụ của Liên Hiệp Quốc”.
Vào ngày 13/1/1997, trong bài diễn từ của mình với phái đoàn ngoại giao với Tòa Thánh, Đức Gioan Phaolô II đã nói lên niềm xác tín của Ngài là”lề luật quốc tế đôi khi đã trở thành một thứ luật lệ chiến tranh và hòa bình. Tôi tin rằng hơn bao giờ hết nó được kêu gọi hoàn toàn trở thành một thứ lề luật hòa bình được quan niệm như là một phận sự của công lý và đoàn kết”. Những nguyên tắc căn bản làm nền cho niềm xác tín này”cũng giống như nhưnõng nguyên tắc tác động việc Giáo Hội dấn thân hoạt động cho hòa bình, đó là sự bình đảngnơi phẩm giá của hết mọi người cũng như của hết mọi cộng đồng nhân loại, mối hiệp nhất của gia đình nhân loại, tính cách chính yếu của lề luật đối với võ lực”.
Bản thông báo tiếp tục: “Nhân loại đang phải đối diện với một thách đố hệ trọng, đó là, nếu nhân loại không thành đạt trong việc cung ứng những cơ cấu thực sự hiệu nghiệm để ngăn chặn thảm họa chiến tranh thì nguy cơ xẩy ra là lề luật của quyền lực sẽ làm chủ quyền lực của lề luật…. Ở tầm mức thế giới, lề luật quốc tế được kêu gọi để trơ ũ thành một dụng cụ công lý có khả năng phát sinh hoa trái hòa bình. Bởi thế, lề luật có nhiệm vụ điều khiến một cách hòa hợp các thực tại quốc tế…. Để tránh những xung khắc một cách phi võ lực, trái lại, qua các hoạt động và cấu trúc có thể bảo đảm công lý, bằng việc cất đi những nguyên cớ có thể đưa đến những thứ xung khắc. Thế giới ngày nay hơn bao giờ hết cần phải sống bằng một tinh thần pháp lý quốc tế một cách đổi mới và chân chính: Ngày Hòa Bình Thế Giới tới đây được Giáo Hội dùng để đóng góp về khía cạnh này”.
Tiến trình đối thoại liên tôn với Hồi Giáo sau biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ 911 và Hoa Kỳ tấn công khủng bố A Phú Hãn và tấn công giải giới khủng bố Iraq.
Thật vậy, trước những biến cố khủng bố tấn công và tấn công khủng bố vấn đề đối thoại với Hồi giáo đã là một vấn đề khó khăn, sau các cuộc đụng độ xẩy ra từ ngày 11/9/2001, giữa Ả Rập và Tây Phương, hay giữa Hồi giáo và Kitô giáo, kể cả những cuộc ôm bom tự sát khủng bố ở Do Thái đã làm cho mối liên hệ giữa người Công giáo và Hồi giáo càng trở nên khó khăn hơn nữa ở các lãnh thổ truyền giáo, như trường hợp ở Pakistan. Sau đây là một số cảm nghĩ của các vị thừa sai ở các khu vực truyền giáo này đã được phát biểu trên tờ nguyệt san Viện Giáo Hoàng về Những Việc Truyền Giáo Hải Ngoại.
Trước hết là cảm nghĩ của cha Rocus Patras, 40 tuổi, vị linh mục phục vụ tại Giáo Xứ Thánh Đaminh ở Bahawalpur, nơi đã có 17 Kitô hữu bị sát hại ngày 28/10/2001: “Ở xứ sở này, cũng như ở các quốc gia Á Châu khác, việc tuyên truyền của các trào lưu cuồng tín thuộc bất cứ giáo hệ nào cũng đều có khuynh hướng muốn gán ghép cho những ai trở lại Kitô giáo như là thành phần thứ năm của Tây Phương, mặc dù những người trơ ũ lại ấy có cùng một huyết thống và quê hương. Đối với những trào lưu này thì Kitô hữu tiếp tục là kẻ thù cần phải đươcỉc đối đầu, vì họ dấn thân dụ giáo ở mọi nơi và mọi lúc. Việc Giáo Hội nhìn nhận các lầm lỗi vấp phạm ở một số trường hợp trong quá khứ cũng vô bổ. Việc thay đổi quan điểm do Công Đồng Chung Vaticanô II phát động hoàn toàn bị coi thường đối với những ai mang ác tâm tìm cách trả đũa”.
Cha James Channan, vị linh mục phó tỉnh dòng Đaminh ở Pakistan, cũng đụng độ những vấn đề của mình: “Tôi đi cử hành lễ ở một tỉnh Công Giáo Mian Channu. Thật là khó khăn. Có trên 50 người trẻ võ trang vây chung quanh Nhà Thờ này. Họ có nhiệm vụ bảo đảm là chúng tôi thực hiện việc cử hành ‘ôn hòa’. Tôi có cảm tưởng như đi vào vùng chiến tranh, mặc dù cũng chỉ là nơi tôi đã theo học 32 năm trước đây. Bấy giờ không có gì là sơ ỉ hãi cả. Đó là những ngày an bình. Những cuộc rước kiệu được tổ chức và các ngày lễ. Những cuộc đấu túc cầu và các sinh hoạt khác được cử hành trong bầu không khí yên tĩnh”. Thật vậy, vị linh mục dòng Đaminh này cho biết, các cửa nhà thờ bao giờ cũng mở, vào những đêm mùa hè, các vị linh mục và trả em trường học nằm ngủ lộ thiên trên mặt đất. Ngày nay tất cả đều cảm thấy lo âu. Cửa đóng lại. Không còn rước kiệu hay các cuộc đấu bóng. Tại sao dân chúng thay đổi quá nhanh như thế. Tại sao cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta lại quá sợ hãi như vậy? Tại sao giới trẻ của chúng ta cần phải võ trang để bảo vệ Kitô hữu cầu nguyện? Tại sao chúng ta cần cảnh sát canh chừng học đường và thánh đường của chúng ta?”
Cha Channan nói rằng sự thù ghét đối với những người Kitô hữu không thể được đổ cho những kẻ ngoại thù: “Những kẻ tội hình chịu trách nhiệm về hành động khủng bố đang ở chung quanh chúng ta và đang cố gắng tạo nên một cuộc đối chọi giữa những tôn giáo và các nền văn minh. Họ muốn hiến mạng sống mình cho ‘các cuộc thánh chiến’”.
Ở Pakistan, con số người Công giáo hơn 1 triệu một chút, trong tổng số dân 147 triệu, và hầu hết tất cả đều thuộc về thành phần hạ cấp hay bên lề xã hội. Để ngăn ngừa tình trạng lan tràn võ lực, Ủy ban Quốc Gia Về Hòa Bình và Công Bằng Xã Hội đã được thiếp lập, bao gồm cả thành phần các Kitô hưũ khác lẫn các vị đại diện Hồi giáo”.
(xin xem tiếp ngày mai)
18/7 Thứ Sáu
Thông Điệp “Sự Sống Con Người”: Xưa và Nay
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ban hành Thông Điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI, 25/7/1968, Màn Điện Toán Zenit đã phỏng vấn giáo sư Germain Grisez dạy về luân lý Kitô giáo ở Đại Học và Chủng Viện Núi Thánh Maria về quan điểm lịch sử của vấn đề.
Vấn Tầm quan trọng chính yếu của Thông Điệp Sự Sống Con Người là gì?
Đáp Qua Thông Điệp Sự Sống Con Người, Đức Phaolô VI đã tái xác nhận giáo huấn liên lỉ và rất mạnh mẽ của Giáo Hội về việc bác bỏ vấn đề phương pháp ngừa thai. Tôi tin tưởng và luận rằng giáo huấn này đã được cho là bất khả ngộ theo huấn quyền bình thường của Giáo Hội, tức là được căn cứ vào việc đồng loạt thuận ý về luân lý của các vị giám mục trên khắp thế giới hiệp thông với những vị giáo hoàng. Cùng nhau các ngài đã giảng dạy qua các thế kỷ rằng việc sử dụng các phương pháp ngừa thai bao giờ cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Cách thức giảng dạy của các ngài cho thấy những gì các vị dạy đều là một sự thật cần phải dứt khoát nắm giữ. Bởi thế giáo huấn về phương pháp ngừa thai đã hội đủ điều kiện của một thứ giáo huấn bất khả ngộ mà không cần phải long trọng công bố, như đã được Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc đến ở đoạn 25 trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân.
Vấn Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thiết lập một ủy ban nhỏ để phác họa những tường trình của Tòa Thánh về dân số, gia đình và con số sản sinh cho các cuộc họp quốc tế. Vào tháng 6/1964, Đức Phaolô VI đã nới rất rộng ủy ban này ra và đã truyền ủy ban này phải nghiên cứu các vấn đề bấy giờ được đặt ra liên quan đến vấn đề phương pháp ngừa thai. Nếu giáo huấn đã được cho là vô ngộ thì tại sao Đức Phaolô VI lại còn phải làm như thế?
Đáp Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời vào tháng 6/1963, có một vài bài báo về thần học đã được phổ biến hoặc cho rằng giáo huấn về phương pháp ngừa thai của Giáo Hội là sai lầm, hay cho rằng giáo huấn này có những nố trừ, hoặc cho rằng việc sử dụng “thuốc” ngừa thai về luân lý khác với các phương pháp khác một cách nào đó. ĐHY (Alfredo) Ottaviani, Bộ Trưởng Thánh Bộ Holy Office bấy giờ đã soạn thảo một văn kiện bác bỏ những quan điểm thần học này.
Thế nhưng, vị cố vấn thần học riêng thân cận nhất của Đức Phaolô VI, vị cố vấn đã dứt khoát đặt vấn đề về chính giáo huấn ban bố của Giáo Hội, cho rằng thuốc ngừa thai thực sự là một phương pháp ngừa thai tương tự như phương pháp kế hoạch hóa gia đình theo tự nhiên thôi, nên theo luân lý có thể chấp nhận được. Bấy giờ một số phần tử thuộc ủy ban do Đức Gioan XXIII thiết lập mới xin Đức Phaolô VI tạm đình phán quyết lại để nghiên cứu vấn đề. Đức Phaolô VI dứt khoát là không yêu cầu các đôi phối ngẫu phải làm những gì Thiên Chúa không buộc họ tuân giữ. Vị Giáo Hoàng này cũng là một học giả, cởi mở và muốn học hỏi. Bởi thế, Ngài đã bảo ĐHY Ottaviani đừng chạm đến vấn đề này, rồi nới rộng ủy ban nhỏ bé ấy ra hơn nữa, nhưng đặt ủy ban này dưới thẩm quyền của văn phòng Quốc Vụ Khanh, và truyền ủy ban này nghiên cứu vấn đề ấy. Đức Phaolô VI cũng không cố gắng để xác định những vấn đề này. Ngài muốn để cho những ai mong có đủ cơ hội để đóng góp ý nghĩ của họ vào giáo huấn được lãnh nhận.
Vấn Đại đa số phần tử của ủy ban này đã chẳng đồng ý trong bản tường trình vào tháng 6/1966, bản tường trình đã bị tiết lộ cho báo chí biết, đó là vấn đề phương pháp ngừa thai là một việc đôi phối ngẫu có thể làm về luân lý hay sao?
Đáp Bản tường trình cuối cùng của ủy ban này không phải là một trong những bản văn bị báo chí biết được, và cho tới nay, theo chỗ tôi biết, bản tường trình ấy chưa bao giờ được phổ biến cả. Những bản văn bị tiết lộ, những bản văn được gán ghép một cách lệch lạc, là những bản văn thuộc phần phụ đính cho bản tường trình cuối cùng, và không có một bản văn nào trong số bị lộ tẩy ấy được ủy ban tái cấu trúc vào Tháng Hai năm 1966 gồm 16 vị hồng y và giám mục này ưng thuận, mặc dù các vị chấp thuận việc để trình các bản văn kiện này lên Đức Phaolô VI. Đúng thế, đa số các thần học gia thuộc thành phần chuyên viên bấy giờ làm cố vấn cho các vị hồng y và giám mục, đã lập luận rằng vấn đề phương pháp ngừa thai là vấn đề khả chấp về luân lý, và 9 trong 16 vị hồng y với giám mục ưng thuận chủ trương của họ. Thế nhưng, tất cả các thần học gia cũng như tất cả các vị hồng y và giám mục (trừ 1 vị) thực sự đều đồng ý rằng thuốc ngừa thai về luân lý không khác gì các phương pháp ngừa thai khác, những phương pháp vốn đã bị lên án từ lâu.
Vấn Chưa hết, khi truyền cho ủy ban này làm việc, tại sao Đức Phaolô VI bác bỏ kết luận về tính cách luân lý của vấn đề phương pháp ngừa thai được đại đa số các chuyên gia thần học lẫn đa số (9/16) hồng y và giám mục đồng ý?
Đáp Vì Đức Phaolô VI không chú trọng tới số người chủ trương mà là đến các trường hợp họ nêu lên theo quan điểm của họ. Cả về vấn đề này nữa, Ngài tác hành như một học giả chứ không phải như một chính trị gia. Nhận được bản tường trình tổng kết của ủy ban này, Ngài đã nghiên cứu nó. Sau chừng 4 tháng, vào ngày 29/10/1966, Ngài đã loan báo rằng Ngài thấy một số khía cạnh trong trường hợp của đa số vị có nhiều chỗ sơ hở. Ngài đã tiếp tục nghiên cứu vấn đề và kết luận rằng ủy ban này đã đúng khi chủ trương rằng thuốc ngừa thai về luân lý không khác gì các phương pháp ngừa thai khác. Ngài đã từ từ hoàn toàn xác tín rằng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tái xác nhận thứ giáo huấn đã được lãnh nhận. Thế rồi Ngài rất cẩn thận soạn bản văn mà sau đó được ban hành như Thông Điệp “Sự Sống Con Người”.
Vấn Thế giới đã chờ đợi cho tới ngày 25/7/1968 mới thấy bức thông điệp này ban hành. Những gì đã xẩy ra vào lúc bấy giờ?
Đáp Tiếc thay, thành phần chống đối trong số thần học gia và các vị giám mục đã lợi dụng việc trì hoãn này để sửa soạn thực hiện một phản ứng chưa từng thấy đối với bản văn kiện này. Những câu phát biểu bất đồng về thần học đã được phổ biến, và thực hiện biện pháp làm tăng hết cỡ tác dụng của những lời phát biểu ấy. Một số nhóm giám mục cũng dọn đường cho những câu phát biểu sau này của các vị trong việc làm giảm giá chẳng những Thông Điệp Sự Sống Con Người mà còn cả giáo huấn li6n tục và mãnh liệt về chính vấn đề phương pháp ngừa thai. Thoạt tiên Đức Phaolô VI còn bình luận về phản ứng, nhưng Ngài không bao giờ thực sự đáp ứng với thành phần bất mãn.
Vấn Ở thời nào cũng thế, việc dẹp bỏ một tình trạng bất mãn mãnh liệt như thế vốn là một điều khó khăn…
Đáp Vì tình trạng bất đồng lan tràn và dính dáng tới nhiều vị giám mục, thậm chí đến một số Hội Đồng Giám Mục, mà việc sửa trị không được đặt ra. Đáng chú ý là Đức Phaolô VI cũng quan tâm tới cuốn sách “Giáo Lý Hòa Lan”, trong đó có một số công thức Ngài coi là không hợp với các tín lý đã được xác định. Cả ở trong trường hợp này, Ngài đã bổ nhiệm một ủy ban để xem xét vấn đề. Ủy ban này đã đưa ra những điều chỉnh, song các vị giám mục Hòa Lan không chịu hợp tác. Thay vào đó, một bản điều chỉnh đã được in như bản phụ đính ở các ấn bản sau đó. Và Đức Phaolô VI đã không phản ứng thêm gì về vấn đề ấy nữa.
Vấn Tình trạng bất đồng tỏ ra với Thông Điệp Sự Sống Con Người và cuốn sách “Giáo Lý Hòa Lan” đã gây ra những hậu quả nào?
Đáp Trong thập niên tiếp theo đó, tình trạng bất đồng về thần học đối với giaóo huấn của Thông Điệp Sự Sống Con Người dã lan tới cả những qui tắc luân lý khác, nhất là những điều liên quan tới tình dục, hôn nhân và sự sống vô tội. Việc mục vụ về tất cả những vấn đề ấy lại càng trở nên bi quan hơn trước cả Công Đồng Chung Vaticanô II. Đồng thời, nhiều thần học gia đã xuất bản những tác phẩm nhắm vào các tín điều đức tin chính yếu chủ trương những lý thuyết bất hợp với các tín lý đã được xác quyết. Việc giảng dạy ở nhiều chủng viện đã coi những quan điểm thần học về các vấn đề luân lý và đức tin ấy là những gì khả chấp. Trong giai đoạn này, việc canh tân phụng vụ được Công Đồng Chung Vaticanô II phác họa đã được hoàn toàn áp dụng. Thế nhưng, khi các nghi thức mới vừa có công hiệu thì các lạm dụng bắt đầu cũng lan tràn. Nhiều vị linh mục và tu sĩ bỏ cuộc, và con số đông chủng sinh cũng như tập sinh giảm xuống ào ào.
Vấn Đức Gioan Phaolô II lên làm Giáo Hoàng năm 1978. Ngài có phải giải quyết tất cả những vấn đề ấy trong vòng 25 năm qua hay chăng?
Đáp Chắc chắn là Ngài đã cố gắng làm điều này. Ngài đã giảng dạy một cương quyết và lập đi lập lại, và ĐHY Ratzinger vẫn làm việc sát cánh với Ngài trong nỗ lực giải quyết tình trạng bất đồng về thần học, cả về các giáo huấn luân lý cũng như về các tín điều đức tin chính yếu. Tuy nhiên, trong thực hành, tình trạng bất đồng với giáo huấn luân lý của Giáo Hội vẫn thịnh hành nơi các quốc gia giầu thịnh. Tôi nghĩ rằng tình trạng hiệp nhất về tín lý nơi các vị giám mục trên thế giới bề ngoài dường như lệch lạc làm sao ấy. Theo thiển nghĩ của tôi thì tình trạng tổng quan ngày nay cũng không hơn gì thời điểm Đức Phaolô VI qua đời.
Vấn Ở nhiều nơi, vấn đề kế hoạch hóa gia đình theo đường lối tự nhiên vẫn đang được phát động. Vẫn có nhiều gia đình trẻ sinh bốn, năm, sáu đứa con hay hơn nữa. Phần lớn giới trẻ tỏ ra tích cực trong các hoạt động phò sự sống. Phải chăng tình trạng này cho thấy có một số người đang lắng nghe sứ điệp “Sự Sống Con Người”?
Đáp Thật vậy, có một số như thế thật. Mặc dù theo tôi nghĩ tình trạng tổng quan vẫn không khá hơn lúc Đức Phaolô VI qua đời hay tệ hơn. Sứ điệp “Sự Sống Con Người”, sứ điệp của toàn thể truyền thống Kitô giáo, vẫn đang được lắng nghe tuân giữ. Những cuộc thăm dò ý kiến quần chúng không đáng tin cậy cho lắm, thế nhưng điều đáng chú ý là những cuộc thăm dò này không cho thấy có một chút suy giảm nào tgrong vòng 35 năm qua nơi phần trăm người Công giáo chấp nhận giáo huấn “Sự Sống Con Người”. Đó là điều đáng kể và phấn khởi, vì hầu hết những ai ở vào 65 tuổi trong năm 1968 đều đã chết, và hầu như không ai dưới 40 tuổi ngày nay đã đọc được những bản tường trình tín liệu về Thông Điệp Sự Sống Con Người khi văn kiện này xuất hiện. Chúng ta phải cám ơn Thánh Linh về sự kiên trì của đức tin như thế. Nhưng chúng ta cũng phải cám ơn lòng can đảm và việc làm sáng tỏ của Đức Phaolô VI, cũng như giáo huấn phong phú và rất nhất trí trong toàn thể hàng loạt các văn kiện, nhất là Tông Huấn về gia đình “Familiaris Consortio”, hàng loạt những bài nói đặt nền móng cho “thần học về thân thể”, Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lý” và Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống”. Chúng ta cũng phải cám ơn nhiều vị mục tử, giáo sư, cha mẹ trung thành, tất cả những ai đã giữ đức tin và truyền nó lại, thường trong những hoàn cảnh rất khó khăn.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày 14/7/2003
17/7 Thứ Năm
Một Giêrusalem tái sinh và Tình yêu từ mẫu của Thiên Chúa
ÐTC Gioan Phaolô II chia sẻ Bài Giáo Lý Thánh Vịnh 79, Thứ Tư 16/7/2003 về Ca Vịnh Is 66:10-14: Kinh Ban Mai, Thứ Năm, Tuần Thứ Bốn.
1. Bài thánh thi ca chúng ta vừa nghe được trích từ trang cuối cùng của Sách Tiên Tri Isaia, một bài ca hân hoan đầy hình ảnh từ mẫu của Giêrusalem (x 66:11), và đầy sự chăm sóc ưu ái của chính Thiên Chúa (câu 13). Các học giả Thánh Kinh coi đoạn cuối cùng hướng về một tương lai rạng ngời và mừng rỡ này là chứng từ của một tiếng nói sau đó, tiếng nói của một vị tiên tri cử hành việc tái sinh của Do Thái sau giai đoạn tăm tối lưu đầy ở Babylon. Bởi thế, chúng ta đang ở vào thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, hai thế kỷ sau sứ vụ của Isaia, một vị đại tiên tri được toàn bộ cuốn sách linh hứng này mang tên.
Giờ đây chúng ta sẽ theo giòng hân hoan vui mừng của bài ca vịnh ngắn ngủi này, bài ca vịnh mở đầu bằng ba lời hiệu triệu làm nên lời kêu mời tham hưởng hạnh phúc: “hãy hân hoan”, “hớn hở”, “Hãy hân hoan với Sion trong vui mừng” (x câu 10). Đây là một đề tài sáng ngời thường được thấy ở những trang cuối cùng của Sách Tiên Tri Isaia: thành phần sầu khổ của Sion được hoan lạc, thăng hoa, xức “dầu hoan lạc” (61:3); chính vị tiên tri cũng “hết sức hân hoan trong Chúa, linh hồn người hớn hở trong Thiên Chúa” (câu 10); “như tân lang hoan hỉ nơi tân nương thế nào Thiên Chúa của người cũng hân hoan như thế” nơi dân của Ngài (62:5). Ở trang trướctrang hiện là đối tượng cho bài ca và lời nguyện của chúng ta thì chính Thiên Chúa tham dự với hạnh phúc của Do Thái là một quốc gia sắp được tái sinh: “Sẽ luôn hân hoan và hạnh phúc nơi những gì Ta tạo thành; vì Ta kiến tạo nên Giêrusalem là để trở thành một niềm vui cũng như tạo nên dân của thành này là để hoan hỉ. Ta sẽ hân hoan nơi Giêrusalem và hớn hở nơi dân của Ta” (65:18-19).
2. Nguồn mạch và lý do cho niềm hoan lạc nội tâm được thấy nơi sức sống mới của Giêrusalem, một sức sống phát xuất từ tro tàn, một tàn rụi đã xẩy ra cho Giêrusalem khi thành này bị quân Babylon hủy hoại. Thật vậy, việc “than khóc” của thành này (66:10), một thứ than khóc giờ đây đã không còn, đã được đề cập tới.
Như thường xẩy ra ở một số văn hóa, thành này được tiêu biểu bằng hình ảnh nữ giới, thậm chí bằng hình ảnh của một người mẹ. Khi một thành trì ở trong tình trạng an bình thì nó giống như một thứ bụng dạ vững chắc và an toàn; thật vậy, nó giống như một người mẹ nuôi dưỡng con cái của mình bằng sự phong phú và êm ái (câu 11). Theo chiều hướng này, thực tại được Thánh Kinh gọi tên, bằng một biểu hiệu nữ giới, là “nữ tử Sion”, tức “Giêrusalem”, một lần nữa lại trở thành mẫu đô lãnh nhận, nuôi dưỡng và làm vui con cái là thành phần cư dân của mình. Trong khung cảnh của sự sống và nỗi dịu dàng này mà lời Chúa đã đến, lời mang giọng điệu của một phúc lành (câu 12-14).
3. Thiên Chúa sử dụng những hình ảnh khác có tính cách phong phú. Thật vậy, Ngài nói về sông ngòi và các giòng thủy triều, tức nói về nước là biểu hiệu cho sự sống, về sự nẩy nở của cỏ cây, về sự phì nhiêu của mặt đất cùng với dân cư của nó (câu 12). Sự thịnh vượng của Giêrusalem, “cảnh an bình” (shalom) của thành này, một tặng ân dồi dào của Thiên Chúa, bảo đảm cho con cái của thành này một sự sống được vây bọc bằng một thứ âu yếm dịu dàng từ mẫu: “các người sẽ được nó bồng bế trên cánh tay và ấp ủ trên gối” (ibid), một thứ âu yếm dịu dàng của chính Thiên Chúa: “Như người mẹ an ủi cacùc người thế nào, Ta cũng sẽ an ủi các người như vậy” (câu 13). Như thế Chúa đã sử dụng bóng ngữ về từ mẫu để diễn tả tình yêu thương của Ngài đối với các tạo vật của Ngài.
Ngay cả ở đoạn trước đó của Sách Tiên Tri Isaia cũng có một đoạn mang ý nghĩa từ mẫu của Thiên Chúa: “Có người đàn bà nào quên được đứa con thơ nhi của mình hay chăng, không âu yếm nâng niu đứa con ấy lòng dạ của mình? Cho dù bà có quên con bà đi nữa thì Ta sẽ không bao giờ quên được ngươi” (49:15). Trong bài ca vịnh của chúng ta đây, những lời của Chúa nói với Giêrusalem được chấm dứt bằng việc tiếp tục đề tài về sức sống nội tâm, một sức sống được thể hiện bằng một hình ảnh phong phú và sinh động khác, đó là hình ảnh cỏ tươi, hình ảnh được áp dụng cho các thứ xương để nói lên cái cứng cát của thân thể và của hiện hữu (câu 14).
4. Đến đây, đối diện với một mẫu đô như thế, chúng ta dễ thấy được hình ảnh của Giáo Hội, một trinh nữ và là một người mẹ dồi dào sinh lực. Chúng ta kết thúc bài suy niệm của chúng ta về một Giêrusalem tái sinh, với lời suy niệm của Thánh Ambrôsiô, trích từ tác phẩm “Những Cô Trinh Nữ” của thánh nhân: “Hội Thánh vô nhiễm nơi mối hiệp hôn của mình, dồi dào sinh lực nơi các cuộc hạ sinh của mình, và đồng trinh nơi đức trong sạch của mình cho dù Hội Thánh có sinh sản con cái. Thế nên chúng ta được sinh ra bởi một trinh nữ, một trinh nữ đã thụ thai không phải bởi khả năng của một nam nhân mà là bởi quyền năng Thần Linh. Chúng ta được sinh ra bởi một trinh nữ không bị đớn đau về thể lý nhưng đầy hoan lạc của các thần trời. Vị trinh nữ của chúng ta nuôi dưỡng chúng ta không phải bằng thứ sữa của xác thân mà bằng thứ sữa được Thánh Tông Đồ nói đến khi thánh nhân nói rằng ngài đã nuôi dưỡng dân Chúa ở tuổi vị thành niên, ở tuổi còn non nớt.
“Có người đàn bà lập gia đình nào lại nhiều con hơn Giáo Hội hay chăng? Giáo Hội đồng trinh bởi sự thánh thiện Giáo Hội lãnh nhận nơi các bí tích và là mẹ của các dân tộc. Sinh lực dồi dào của Giáo Hội cũng được Thánh Kinh chứng thực nữa, ở chỗ: ‘Con cái của người vợ bị son sẻ còn nhiều hơn là con cái của người đàn bà có chồng’ (Is 54:1; Gal 4:27). Người mẹ của chúng ta không biết đến nam nhân, nhưng lại có hôn phu, vì cả Giáo Hội nơi các dân tộc lẫn tâm hồn của mỗi một người, không hề bất trung, dồi dào phong phú nơi sự sống tâm linh mà không suy giảm sự nết na đoan trang của mình, đều được hiệp hôn với Lời Thiên Chúa như vị hôn phu đời đời của mình” (I,31: Saemo 14/1, pp. 132-133).
Anh Chị Em thân mến,
Bài ca vịnh hôm nay của tiên tri Isaia cho thấy một hình ảnh đầy hy vọng. Giêrusalem, một thành đô đã phải chịu khổ đau hết sức bởi những người Babylon, giờ đây được chúc phúc bằng một đời sống an bình, thịnh vượng và hướng về một tương lai phong phú dồi dào. Bởi thế dân chúng tỏ ra hân hoan và hớn hở, vì họ tin tưởng vào vị Chúa đã an ủi và nuôi dưỡng họ, như một người mẹ đối với đứa con thơ nhi của bà. Đối với chúng ta thì Giáo Hội là người mẹ của chúng ta. Giáo Hội nuôi dưỡng vô số con cái của mình bằng Lời và các bí tích của vị hôn phu của Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu cho Giáo Hội để Giáo Hội có thể luôn trung thành với Chúa của mình.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 16/7/2003)
16/7 Thứ Tư, Lễ Mẹ Carmêlô
ĐTC Gioan Phaolô II đeo áo Đức Bà Carmêlô từ nhỏ
Sáng hôm nay, vào lúc 10 giờ 30, tại khu vườn thuộc ngôi nhà nghỉ hè của mình ở Castelgandolfo, ĐTC đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Vịnh của Ngài như ở Vatican vào các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần. Chỉ có hai sinh hoạt thường xuyên được Ngài tiếp tục thực hiện trong thời gian nghỉ hè của mình là việc ban Huấn Từ và Nguyện Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật hằng tuần, cũng như việc dạy Giáo Lý và Chào Chúc con cái vào Thứ Tư hằng tuần. Bài giáo lý hôm nay là bài giáo lý thứ 79, bài giáo lý ĐTC dùng để dẫn giải về ý nghĩa Bài Ca Vịnh trong đoạn cuối cùng của Sách Tiên Tri Isaia, “Niềm ủi an và vui mừng trong thành đô của Thiên Chúa”, bài Ca Vịnh được Giáo Hội giành cho Phụng Vụ Giờ Kinh Ban Mai của ngày Thứ Năm Tuần Thứ Tư. Sau khi kết thúc bài giáo lý, ĐTC chào chúc các phái đoàn hành hương tới tham dự từ Hung Gia Lợi, Slovakia, Slovenia, Lithunia và Ba Lan. Hôm nay là Lễ Đức Mẹ Carmêlô được phụng vụ Giáo Hội cử hành. Carmêlô là tên của một ngọn núi xẩy ra phép lạ liên quan đến việc tiên tri Isaia làm để phục hồi đức tin của dân Do Thái trong thời vua Ahab đầy những ngẫu tượng do đám sư sãi Baal truyền bá (x. 1Kgs 18:1-46). Ngọn núi này vào thế kỷ 12 sau Công Nguyên đã được một số ẩn sĩ đến thành lập một dòng tu sống đời chiêm niệm và chọn Mẹ Thiên Chúa làm quan thày, nên ngọn núi này đã trở thành nguồn gốc cho Dòng Kín Carmêlô ngày nay. Nhân dịp Lễ Mẹ Carmêlô, ĐTC cũng dùng tiếng Balan nhắc đến việc Ngài đeo áo Đức Bà Carmêlô từ nhỏ như sau:
“Hôm nay là lễ nhớ Đức Mẹ Carmêlô. Lễ nhớ này đặc biệt thân thương với tất cả những ai sùng kính Mẹ Carmêlô. Ngay cả Tôi đây, từ hồi còn bé bỏng, đã đeo áo Đức Bà ỏ cổ và đã tin tưởng ẩn náu dưới áo choàng của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Tôi hy vọng áo Đức Bà này đối với hết mọi người, nhất là đối với tín hữu vốn đeo trong mình, trở thành sự hỗ trợ và bênh vực ở vào những lúc nguy hiểm, thành một ấn dấu an bình và là một dấu hiệu được Mẹ Maria chăm sóc”.
Nhân dịp lễ Mẹ Carmêlô, www.thoidiemmaria.net xin mời quí vị đọc lại bức thư ÐTC Gioan Phaolô II gửi cho Dòng Carmêlô nhân dịp kỷ niệm 750 Áo Ðức Bà sau đây.
Áo Đức Bà Carmêlô, một bảo vật cho Giáo Hội
3.- … Đối với các phần tử của Gia Đình Dòng Carmêlô thì Mẹ Maria, Vị Trinh Mẫu của Thiên Chúa và loài người, chẳng những là một mô phạm để bắt chước, mà còn hiện diện như là một Người Mẹ và Người Chị đáng tin tưởng cậy trông. Thánh Têrêsa Giêsu đã có lý để thúc giục các chị em dòng của mình là: “Chị em hãy bắt chước Đức Mẹ, hãy coi Mẹ cao cả là dường nào, và việc chúng ta nhận Người là Quan Thày của mình là một điều tốt lành biết bao” (Interior Castle, III, 1, 3).
4.- Cuộc sống thiết tha với Mẹ Maria ấy, một cuộc sống được thể hiện nơi việc tin tưởng nguyện cầu, nhiệt thành chúc tụng và tỉ mỉ bắt chước, giúp cho chúng ta hiểu được lý do tại sao hình thức tôn sùng chân thực nhất đối với Đức Trinh Nữ, một việc tôn sùng được bộc lộ nơi dấu hiệu Giây Đức Bà Carmêlô thô sơ, đó là việc tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (xem Đức Piô XII, Bức Thư Neminem Profecto Latet [11-2-1950: AAS 42, 1950, pp. 390-391]; Hiến Chế Lumen Gentium, 67). Thực hiện điều này, tâm hồn sẽ lớn lên trong sự hiệp thông và thân tình với Đức Trinh Nữ, “như một cách sống mới đối với Thiên Chúa cũng như tiếp tục cách sống yêu mến của Chúa Giêsu trên thế gian đối với Mẹ Maria của Người” (xem Huấn Từ Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trong Insegnamenti XI/3, 1988, p. 173). Bởi đó, như chân phước tử đạo Dòng Carmêlô Titus Brandsma diễn tả, chúng ta sống hòa hợp sâu xa với Mẹ Maria Thiên Mẫu, và, như Mẹ, chúng ta trở nên những người thông truyền sự sống thần linh: “Chúa cũng sai thiên thần của Ngài đến với chúng ta… cả chúng ta cũng phải chấp nhận Thiên Chúa nơi tâm hồn của mình, nuôi dưỡng Ngài và làm cho Ngài lớn lên trong chúng ta, để Ngài được hạ sinh từ chúng ta và sống với chúng ta như Vị Thiên Chúa ở với chúng ta” (theo bản tường trình về Chân Phước Titus Brandsma trong Hội Nghị Thánh Mẫu Học ở Tongerloo, 8/1936).
Qua giòng thời gian, với việc phổ biến lòng tôn sùng Giây Thánh Đức Bà, gia sản Thánh Mẫu phong phú này đã trở thành một bảo tàng cho cả Giáo Hội. Nơi tính cách thô sơ của nó, nơi giá trị về nhân loại học của nó cùng với mối liên hệ của nó với vai trò của Mẹ Maria liên quan với Giáo Hội và nhân loại, việc tôn sùng này đã được Dân Chúa hưởng ứng một cách hết sức nồng nhiệt và rộng rãi, đến nỗi nó đã được thể hiện qua việc tưởng niệm vào ngày 16/7 theo lịch phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ.
5.- Dấu hiệu Giây Đức Bà Carmêlô cho thấy một tổng lược hay ho về linh đạo Thánh Mẫu, một linh đạo nuôi dưỡng lòng tôn sùng của các tín hữu và làm cho họ cảm nhận được sự hiện diện âu yếm của Vị Trinh Mẫu nơi đời sống của họ. Giây Đức Bà Carmêlô thực sự là một “chiếc áo dòng” (“habit”). Những ai lãnh nhận chiếc áo dòng này thì không nhiều thì ít được liên kết chặt chẽ với Dòng Carmêlô và hiến thân phụng sự Đức Bà cho lợi ích của toàn thể Giáo Hội (xem “Formula of Enrolment in the Scapular”, in the Rite of Blessing of and Enrolment in the Scapular, được Thánh Bộ Phượng Tự Và Bí Tích chuẩn nhận ngày 5/1/1996). Những ai mặc Áo Đức Bà Carmêlô, nhờ đó, được đưa vào mảnh đất Carmêlô, để họ được “thưởng thức hoa trái của nó cùng với những sự tốt lành của nó” (x Jer 2:7), cũng như cảm nghiệm được sự hiện diện âu yếm và từ mẫu của Mẹ Maria trong việc họ dấn thân hằng ngày để được mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, cũng như để tỏ hiện Người ra qua cuộc sống của họ cho lợi ích của Giáo Hội và toàn thể nhân loại (xem “Formula of Enrolment in the Scapular”, cit.).
Bởi thế, dấu hiệu Áo Đức Bà Carmêlô gợi lên cho thấy hai chân lý: chân lý thứ nhất đó là việc liên lỉ bảo vệ của Đức Trinh Nữ, chẳng những trong cuộc hành trình của cuộc sống mà còn vào giây phút bước đến cõi trường vinh toàn mãn; chân lý thứ hai đó là nhận thức rằng lòng tôn sùng Mẹ không chỉ giới hạn vào các kinh nguyện và những cách thức tôn kính Mẹ ở một số dịp, mà phải trở thành một “thói quen” - “habit”, (biệt chú của người dịch: ở đây ĐTC dùng chữ “habit”, theo tiếng Anh, vừa có nghĩa là “áo dòng”, như Ngài đã nói đến ở trên, lại vừa có nghĩa là “thói quen”), tức là, một hướng chiều thường xuyên nơi tác hành của người Kitô hữu, một hướng chiều liên kết giữa việc cầu nguyện và đời sống nội tâm, qua việc năng lãnh nhận các bí tích, với những việc làm cụ thể nơi hoạt động từ thiện về phương diện tinh thần cũng như vật chất. Có như thế, Áo Đức Bà Carmêlô mới trở thành một dấu hiệu “giao ước” và cho thấy mối hiệp thông với nhau giữa Mẹ Maria và người tín hữu: thật vậy, nó là một việc chuyển dịch cụ thể cái ý nghĩa của tặng ân Mẫu Thân được Chúa Giêsu trên thập giá trao ban cho tông đồ Gioan, và qua vị tông đồ này, cho tất cả chúng ta, và cả ý nghĩa việc trao phó vị Tông Đồ yêu dấu này cùng với chúng ta cho Mẹ, Vị đã trở nên Mẹ thiêng liêng của chúng ta.
6.- Mẫu gương sáng ngời của linh đạo Thánh Mẫu này, một linh đạo khuôn đúc nội tâm con người và làm cho họ nên giống Chúa Kitô, trưởng tử của nhiều anh em, là chứng từ cho thấy sự thánh thiện và khôn ngoan nơi rất nhiều vị thánh của Dòng Carmêlô, tất cả những vị này đã lớn lên dưới bóng phủ và trong sự chở che của Người Mẹ các vị.
Tôi cũng đeo Áo Đức Bà Carmêlô trước ngực một thời gian rất lâu! Vì yêu mến Vị Thiên Mẫu chung của chúng ta, Đấng Tôi luôn cảm nghiệm được việc Người bảo vệ chở che, Tôi tin rằng năm Thánh Mẫu này sẽ giúp cho tất cả mọi tu sĩ nam nữ Carmêlô và tín hữu đạo hạnh có lòng tôn kính Mẹ với tình con thảo được lớn lên trong tình yêu của Người, và chiếu tỏa cho thế giới thấy sự hiện diện của Người Nữ thầm lặng và nguyện cầu này, một Người Nữ được kêu cầu như Mẹ Tình Thương, Mẹ Hy Vọng và Ân Sủng…
(Thư ĐTC Gioan Phaolô II gửi Dòng Carmêlô cả hai ngành OCD và O.Carm., đề ngày 25/3/2001,
nhân dịp kỷ niệm 750 năm Áo Đức Bà Carmêlô.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ
Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 4/4/2001)
15/7 Thứ Ba
Các Phật tử Cam Bốt tấn công một Thánh Đường Kitô giáo
Chúa Nhật 13/7/2003, đang lúc cử hành Thánh Lễ, một thánh đường Kitô giáo ở miền đông nam Cam Bốt đã bị hơn 100 Phật tử ập vô cướp phá. Ông thống đốc Hun Neng vùng Svay Rieng sát biên giới Việt Nam đã cho biết như thế: “Hôm qua, hơn 100 người đã cướp phá nhà thờ Kitô giáo đang lúc hành lễ”. Đó là nhà thờ xứ Kok Pring, phá hủy cây thánh giá trên bàn thờ, đập vỡ các cửa sổ và quăng các cuốn sách Thánh Kinh vào những ao nước. Vị thống đốc này cho rằng thánh đường ấy có thể là của Công giáo. Cuộc tấn công gây một số thương tích. Những tay cướp phá tố cáo rằng các Kitô hữu tỏ vẻ coi thường cộng đồng Phật giáo là cộng đồng chiếm đa số ở một quốc gia Đông Nam Á 12.7 triệu người này. Cảnh sát đã giữ không cho thành phần Phật tử quá khích phá hủy ngôi thánh đường.
Qua Đài Phát Thanh Vatican, Cha Bernardo Cervellera, giám đốc Tin Á Châu, đã cho biết hầu hết Kitô hữu ở Cam Bốt từ Việt Nam tới. Tình hình căng thẳng giữa Cam Bốt và Việt Nam đôi khi đưa đến bạo động. Vị linh mục này tin rằng yếu tố đạo giáo không ảnh hưởng gì đến những cuộc căng thẳng này, vì công việc giúp các Kitô hữu, ít là cho Công giáo, nhất là về lãnh vực giáo dục, cũng phục vụ cả Phật tử nữa. Cha Cervellera cho biết “Có một làn sóng ồ ạt các thương gia và tị nạn Việt Nam sang Cam Bốt làm việc rồi trở về Việt Nam. Trong số những người này có một số người Thượng, những người Kitô hữu Việt Nam bị bách hại ở xứ sở mình, sang tị nạn ở Cam Bốt. Làn sóng ào ạt này gây ra những vấn đề về dân số và khiến cho tự ái dân tộc của người Cam Bốt bùng nổ để tự vệ”.
Thông Điệp “Sự Sống Con Người”: Lúc Ấy và Bây Giờ
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ban hành Thông Điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI, 25/7/1968, Màn Điện Toán Zenit đã phỏng vấn giáo sư Germain Grisez dạy về luân lý Kitô giáo ở Đại Học và Chủng Viện Núi Thánh Maria về quan điểm lịch sử của vấn đề.
Vấn Tầm quan trọng chính yếu của Thông Điệp Sự Sống Con Người là gì?
Đáp Qua Thông Điệp Sự Sống Con Người, Đức Phaolô VI đã tái xác nhận giáo huấn liên lỉ và rất mạnh mẽ của Giáo Hội về việc bác bỏ vấn đề phương pháp ngừa thai. Tôi tin tưởng và luận rằng giáo huấn này đã được cho là bất khả ngộ theo huấn quyền bình thường của Giáo Hội, tức là đươcỉc căn cứ vào sự nhất loạt hợp ý về luân lý của các vị giám mục trên khắp thế giới hiệp thông với những vị giáo hoàng. Cùng nhau các ngài đã giảng dạy qua các thế kỷ rằng việc sử dụng các phương pháp ngừa thai bao giờ cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Cách thức giảng dạy của các ngài cho thấy những gì các vị dạy đều là một sự thật cần phải dứt khoát nắm giữ. Bởi thế giáo huấn về phương pháp ngừa thai đã hội đủ điều kiện của một thứ giáo huấn bất khả ngộ mà không cần phải long trọng công bố, như đã được Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc đến ở đoạn 25 trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân.
Vấn Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thiết lập một ủy ban nhỏ để phác họa những tường trình của Tòa Thánh về dân số, gia đình và con số sản sinh cho các cuộc họp quốc tá. Vào tháng 6/1964, Đức Phaolô VI đã nới rộng ủy ban này rất nhiều và đã truyền ủy ban này phải nghiên cứu các vấn đề được đặt ra liên quan đến việc phương pháp ngừa thai lúc bấy giờ. Nếu giáo huấn đã đươcỉc cho là vô ngộ thì tại sao Đức Phaolô VI lại còn phải làm như thế?
Đáp Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời vào tháng 6/1963, có một vài bài báo về thần học đã được phổ biến hoặc cho rằng giáo huấn về phương pháp ngừa thai của Giáo Hội là sai lầm, hay cho rằng giáo huấn này có những nố trừ, hoặc cho rằng việc sử dụng “thuốc” ngừa thai về luân lý khác với các phương pháp khác một cách nào đó. ĐHY (Alfredo) Ottaviani, Bộ Trưởng Thánh Bộ Holy Office bấy giờ đã soạn thảo một văn kiện bác bỏ những quan điểm thần học này.
Thế nhưng, vị cố vấn thần học riêng thân cận nhất của Đức Phaolô VI, vị cố vấn đã dứt khoát đặt vấn đề về chính giáo huấn ban bố của Giáo Hội, cho rằng thuốc ngừa thai thực sự là một phương pháp ngừa thai tương tự như phương pháp kế hoạch hóa gia đình theo tự nhiên thôi, nên theo luân lý có thể chấp nhận được. Bấy giờ một số phần tử thuộc ủy ban do Đức Gioan XXIII thiết lập mới xin Đức Phaolô VI tạm đình phán quyết lại để nghiên cứu vấn đề. Đức Phaolô VI dứt khoát là không yêu cầu các đôi phối ngẫu phải làm những gì Thiên Chúa không buộc họ. Vị Giáo Hoàng này cũng là một học giả, cởi mở và muốn học hỏi. Bởi thế, Ngài đã bảo ĐHY Ottaviani đừng chạm đến vấn đề này, rồi nới rộng ủy ban nhỏ bé ấy ra hơn nữa nhưng thuộc thẩm quyền của văn phòng Quốc Vụ Khanh, và truyền ủy ban này nghiên cứu vấn đề ấy. Đức Phaolô VI cũng không cố gắng để xác định những vấn đề này. Ngài muốn để cho những ai mong có đủ cơ hội đóng góp ý nghĩ của họ vào giáo huấn được ban bố.
(còn tiếp)
14/7 Thứ Hai
ĐTC: Huấn Từ Truyền Tin về Hiện Trạng Âu Châu
Hôm nay, Thứ Hai 14/7/2003, Cha Ciro Benedettini, C.P., phó giám đốc văn phòng báo chí của Tóa Thánh đã chính thức thông báo cùng các phóng viên báo chí về chuyến tông du 102 của Đức Thánh Cha như sau: “Từ 11 đến 14 Tháng Chín, ĐTC Gioan Phaolô II sẽ thực hiện chuyến tông du đến Slovakia, thăm các thành phố Trnava, Banska Bystrica, Roznava và Bratislava.
Hôm qua, Chúa Nhật XV Thường Niên, tại địa điểm nghỉ hè của mình, Castel Gandolfo trên Đồi Anban 25 cây số (15 dặm) phía đông nam Rôma, trong khuôn viên khu vườn ở đó, ĐTC, vị hy sinh 2 năm liền không đến nơi nghỉ hè yêu thích của mình ở vùng Núi Alps, đã ban huấn từ truyền tin Chúa Nhật hằng tuần như ở Vatican về tinh thần của một lục địa Âu Châu đang “mất đi ký ức Kitô giáo đi liền với nỗi lo sợ phải đối diện với tương lai”, một hiện trạng cần phải bắt đầu lại từ Chúa Kitô, những lời hoàn toàn phản ảnh những gì Ngài đã kêu gọi trong Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu được Ngài ban hành tối 28/6/2003, áp lễ Thánh Phêrô Phaolô Tông Đồ. Sau đây là những lời của Ngài trong bài huấn từ truyền tin và sau đó là nhưnõng lời Ngài viết trong Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu.
“Trong giây phút lịch sử này, trong giây phút tiến trình quan trọng của vấn đề tái hiệp nhất Âu Châu đang diễn tiến qua việc nới rộng Khối Hiệp Nhất Âu Châu đến các quốc gia khác, Giáo Hội ưu ái nhìn đến lục địa này. Cùng với nhiều thứ sáng sủa cũng có một số những bóng tối. Tình trạng mất đi ký ức Kitô giáo được đi liền với nỗi lo sợ phải đối diện với tương lai. Tình trạng lan tràn khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa cùng với việc càng ngày càng suy yếu tình đoàn kết liên cá thể, và tình trạng mất đi niềm hy vọng gây ra bởi nỗ lực muốn làm cho khoa nhân loại học phi Thiên Chúa và Chúa Kitô. Ngược đời thay, cái nôi nhân quyền đang có nguy cơ mất đi nền tảng của mình, một thứ nền tảng đang bị hao mòn bởi trào lưu tương đối và chủ nghĩa thực dụng”.
ĐTC đã trích dẫn một số chi tiết trong Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu. Tuy nhiên, để có một cái nhìn sâu xa và rộng rãi hơn, www.thoidiemmaria.net xin trích lại những đoạn của văn kiện Hậu Công Nghị Giám Mục Âu Châu lần hai trực tiếp liên quan đến Âu Châu như sau:
7. “Sứ điệp này hôm nay đây cũng được ngỏ cùng các Giáo Hội ở Âu Châu, các giáo hội này thường có khuynh hướng thiên về tình trạng lu mờ hy vọng. Thời đại chúng ta đang sống đây, căn cứ vào những thách đố riêng của nó, có thể được coi là một thời điểm rối loạn. Nhiều con người nam nữ dường như bị lệch lạc, bất ổn, vô vọng là những gì không ít Kitô hữu cũng cảm thấy nữa. Có nhiều dấu hiệu trục trặc ở vào lúc mở màn cho đệ tam thiên kỷ đang vây bủa chân trời của lục địa Âu Châu, một lục địa cho dù có những dấu hiệu cao cả về đức tin và chứng từ cùng với một bầu khí thật sự tự do và hiệp nhất hơn, song vẫn cảm thấy có một cái gì đó hoàn toàn dị thường do các biến cố lịch sử, gần đây cũng như trước đây, thường mang lại thất vọng cho thâm tâm của các dân tộc.
“… Tôi muốn đặc biệt đề cập tới tình trạng mất đi ký ức và gia sản Kitô giáo của Âu Châu, một tình trạng đi liền với một thứ khuynh hướng bất khả tri thực dụng và cảnh dửng dưng lạnh nhạt lòng đạo khiến cho nhiều người Âu Châu sống như không có gốc rễ thiêng liêng và giống như những kẻ thừa hưởng đem phung phá đi cái gia sản được lịch sử ủy thác cho họ. Bởi thế không lạ gì khi thấy có những nỗ lực muốn kiến tạo nên một nhãn quan Âu Châu coi thường gia sản tôn giáo, nhất là coi thường hồn sống Kitô giáo sâu xa của nó, bằng việc chủ trương các thứ quyền lợi của các dân tộc làm nên Âu Châu mà không ghép những quyền lợi ấy vào một thân cây được truyền nhựa Kitô giáo.
“Âu Châu chắc chắn không thiếu những thứ biểu hiệu quí giá về việc hiện hữu của Kitô giáo, tuy nhiên, theo đà phát triển chầm chậm nhưng đều đều của trào lưu tục hóa thì những thứ biểu hiệu này có nguy cơ trở thành một vết tích thuần túy của quá khứ. Nhiều người không còn hội nhập với sứ điệp Phúc Âm với cuộc sống hằng ngày của mình nữa; cuộc sống tin tưởng vào Chúa Giêsu càng trở thành khó khăn trong một môi trường xã hội và văn hóa trở thành thách đố và đe dọa cho đức tin. Nơi nhiều cảnh trạng xã hội người ta dễ nhận thấy một kẻ bất khả tri hơn là một tín hữu. Ấn tượng này cho thấy tình trạng vô tín là điều hiển nhiên, trong khi đó niềm tin cần đến một thứ hợp pháp hóa xã hội là những gì vừa không rõ ràng lại chẳng tự dưng mà có”.
8. “Tình trạng mất ký ức Kitô giáo này được đi kèm với một thứ lo sợ tương lai. Ngày mai thường được hiện lên như là một cái gì héo hắt và bất định. Tương lai hiện lên như một cái gì đáng lo hơn là đáng mong. Trong số những dấu hiệu đáng ngại này là tình trạng trống rỗng nội tâm kìm kẹp nhiều người và tình trạng không còn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa nữa. Những dấu hiệu và hoa trái của tình trạng sầu thảm về sự hiện hữu này bao gồm đặc biệt giảm số sinh sản, giảm số ơn gọi linh mục và tu sĩ, và tình trạng khó khăn, nếu không muốn nói là hoàn toàn chối bỏ việc trọn đời dấn thân, kể cả trong đời sống hôn nhân.
“Chúng ta thấy mình ở trước một tình trạng đầy những phân mảnh về cuộc sống. Cảm giác cô đơn đang làm chủ; những thứ chia rẽ và xung khắc đang nổi lên. Trong số nhiều triệu chứng trong tình trạng này, Âu Châu hiện đang chứng kiến thấy hiện tượng trầm trọng nơi cuộc khủng hoảng về gia đình cùng với tình trạng suy yếu nơi chính quan niệm về gia đình, tình trạng liên tục hay tái diễn những cuộc xung đột về chủng tộc, tình trạng tái xuất trào lưu duy chủng, những căng thẳng về việc đối thoại liên tôn, tình trạng vị kỷ làm cho cá nhân cũng như phái nhóm chỉ biết lấy mình, việc mỗi ngày một thiếu quan tâm tổng quát đến các chủng tộc và việc bận tâm đến các thứ lợi lộc và đặc quyền riêng tư. Đối với nhiều quan sát viên thì tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, thay vì dẫn đến chỗ làm cho loài người được hiệp nhất hơn, lại có nguy cơ bị thống trị bởi một đường lối loại trừ thành phần yếu thế và tăng thêm con số nghèo khổ trên thế giới.
“Cùng với trào lưu cá nhân chủ nghĩa, chúng ta còn thấy tình trạng càng ngày càng suy yếu về tình đoàn kết liên cá thể. Trong lúc các tổ chức bác ái tiếp tục thi hành hoạt động đáng ca ngợi thì người ta vẫn nhận thấy xẩy ra tình trạng suy yếu nơi cảm thức đoàn kết, đưa đến chỗ nhiều người không thiếu gì những nhu cầu vật chất mà lại càng cảm thấy cô đơn, khiến họ thấy mình không nơi nương tựa về cảm tình và nâng đỡ”.
9. “Ở tận căn gốc của tình trạng mất hy vọng này là nỗ lực phát động một nhãn quan về con người tách lìa khỏi Thiên Chúa cũng như tác lìa khỏi Chúa Kitô. Loại suy luận này đã dẫn đến chỗ coi con người ‘như là một tâm điểm tối thượng của thực tại, một quan điểm khiến cho họ chiếm chỗ của Thiên Chúa một cách sai lầm, và quên đi rằng không phải con người dựng nên Thiên Chúa mà là Thiên Chúa dựng nên con người. Tình trạng lãng quên Thiên Chúa đã dẫn đến chỗ loại trừ con người’. Bởi thế ‘không lạ gì môi trường này đã mở ra một lãnh vực rộng lớn cho việc phát triển vô chừng về chủ nghĩa bất chấp ở triết lý, về chiều hướng tương đối nơi các thứ giá trị và luân lý, và về chủ nghĩa thực dụng, ngay cả chủ nghĩa hưởng lạc vị kỷ trong đời sống hằng ngày’. Nền văn hóa Âu Châu gây nên cái ấn tượng về việc ‘âm thầm bỏ đạo’ nơi thành phần có được tất cả mọi sự họ cần lại là thành phần sống như thể không có Thiên Chúa.
“Đó là môi trường mà nhiều nỗ lực, bao gồm cả những nỗ lực mới đây nhất, muốn trình bày cho thấy nền văn hóa Âu Châu không hề liên hệ gì với việc góp phần của Kitô giáo là tôn giáo đánh dấu việc phát triển về lịch sử của lục địa này cũng như việc lan tràn khắp thế giới của nó. Chúng ta đang chứng kiến thấy xuất hiện một thứ văn hóa mới, hầu hết bị ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông đại chúng có nội dung và đặc tính thường phản lại Phúc Âm và phẩm giá con người. Loại văn hóa này còn có đặc tính của thứ triết thuyết bất khả tri về tôn giáo đang lan tràn và phát triển, một triết thuyết dính dáng tới khuynh hướng tương đối hóa mạnh mẽ liên quan tới luân lý và pháp lý bắt nguồn từ quan niệm lầm lẫn về sự thật con người, một sự thật là nền tảng cho các thứ quyền lợi bất khả tách biệt của tất cả mọi người. Nhiều lúc có những dấu hiệu yếu kém hy vọng hiện lên rõ ràng qua những dấu hiệu đáng ngại về những gì được gọi là ‘văn hóa sự chết’”.
10. “Thế nhưng, như Các Nghị Phụ Hội Nghị Giám Mục Âu Châu đã minh định: ‘con người không thể sống vô vọng vì sự sống sẽ trở thành vô nghĩa và bất khả chịu đựng’. Những người cần hy vọng thường lại tin rằng họ có thể tìm thấy bình an nơi những thứ nông nổi và không quan trọng. Như thế, niềm hy vọng, bị giới hạn vào thế giới này và đóng lại trước siêu việt thể, được đồng hóa, chẳng hạn, với thiên đường hứa hẹn của khoa học hay kỹ thuật, với những hình thức khác nhau của chủ nghĩa cứu tinh, với một thứ phúc hạnh tự nhiên khoái lạc của chủ nghĩa hưởng thụ, hay với một thứ mơ màng và hạnh phúc nhân tạo của nghiện hút, với một số hình thức của chủ nghĩa ngàn năm, với sự thu hút của các triết lý á đông, với việc theo đuổi những hình thức linh đạo mật thức cũng như với những khuynh hướng khác nhau của phong trào Tân Thời.
“Tuy nhiên, tất cả những thứ ấy tự chúng cho thấy hoàn toàn là ảo tưởng và không có khả năng làm thỏa mãn khát vọng hạnh phúc làm cho lòng con người luôn nương náu. Những dấu hiệu đáng ngại của tình trạng càng ngày càng vô vọng này bởi thế đã tiếp tục và tăng lên, đôi khi còn được bộc lộ qua những hình thức hung hăng và bạo động nữa”.
108. “Lịch sử của lục địa Âu Châu đã được đánh dấu một cách đặc biệt bởi ảnh hưởng ban sự sống của Phúc Âm.“Đức tin Kitô giáo thực sự thuộc về những nền tảng làm nên văn hóa Âu Châu một cách sâu xa và quyết liệt. Kitô giáo thực sự đã hình thành Âu Châu, ghi dấu trên Âu Châu một số giá trị căn bản. Chính Âu Châu tân tiến ngày nay, một Âu Châu đã cống hiến cho thế giới lý tưởng dân chủ và nhân quyền đã rút tỉa những giá trị của mình từ gia sản Kitô giáo”.
109. “Trong tiến trình biến đổi hiện đang được thực hiện đây Âu Châu được kêu gọi trước hết hãy tái nhận thức cái căn tính đích thực của mình”.
110. “Trong tiến trình hội nhập của lục địa này vấn đề quan trọng nhất cần phải nhớ là mối hiệp nhất sẽ thiếu nội dung nếu nó chỉ nhắm đến chiều kích thuần địa dư và kinh tế; trái lại, trước hết nó phải hợp với những giá trị được thể hiện nơi lề luật cũng như qua sinh hoạt của nó”.
112. “Những tình trạng càng xung đột chủng tộc gần đây, những cuộc xung đột lại làm máu đổ trên lục địa Âu Châu, một lần nữa cho mọi người thấy rằng hòa bình mong manh biết bao, nó đòi tất cả mọi người phải chủ động dấn thân như thế nào, và nó chỉ được bảo đảm bằng việc hướng về những quan điểm mới của việc trao đổi, thứ tha và hòa giải giữa cá nhân, dân tộc và quốc gia.
“Trong tình huống này, Âu Châu cùng với tất cả mọi dân cư của mình cần phải không ngừng xây dựng hòa bình trong lãnh giới của nó cũng như trên khắp thế giới”.
114. “Cùng với các vị Nghị Phụ Giám Mục, Tôi xin các tổ chức Âu Châu cũng như mỗi quốc gia Âu Châu hãy nhìn nhận rằng tình trạng trật tự xã hội xứng hợp cần phải được bắt nguồn từ những giá trị luân thường đạo đức và dân sự chân thực, những giá trị được thành phần công dân chung dự bao nhiêu có thể; đồng thời Tôi cũng muốn lưu ý là những giá trị ấy trước hết là gia sản của các cơ cấu xã hội khác nhau. Các tổ chức và mỗi quốc gia cần phải nhìn nhận là những cơ cấu xã hội này bao gồm cả những Giáo Hội và các Cộng Đồng Giáo Hội cùng với những tổ chức tôn giáo khác.
“Theo chiều hướng những gì Tôi vừa nhấn mạnh, một lần nữa Tôi muốn kêu gọi những ai phác họa bản thỏa hiệp hiến pháp Âu Châu sau này, để bản thỏa hiệp hiến pháp bao gồm chi tiết về tôn giáo, đặc biệt về gia sản Kitô giáo của Âu Châu. Trong khi hết mình tôn trọng bản chất trần thế của các cơ cấu, Tôi cho rằng cần phải công nhận ba yếu tố bổ túc là quyền của các Giáo Hội cũng như của các cộng đồng tôn giáo trong việc được tự do tổ chức hợp với các qui chế và niềm tin xứng hợp của mình; tôn trọng căn tính riêng biệt của những niềm tin tôn giáo khác nhau cũng như tôn trọng điều khoản đối thoại xây dựng giữa Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các niềm tin này; và tôn trọng tính cách pháp lý các Giáo Hội cũng như các tổ chức tôn giáo đã được thừa hưởng theo hiến định của quốc gia phần tử trong Khối Hiệp Nhất”.
116. “Vì Âu Châu cần phải được xây dựng trên những nền tảng vững chắc mà cần phải có những giá trị chân thực được căn cứ vào lề luật luân lý phổ quát được ghi khắc nơi tâm can của hết mọi con người nam nữ”.
120. “Hôm nay Tôi xin lập lại một lần nữa là: Hỡi Âu Châu, ở vào lúc mở màn cho thiên kỷ thứ ba, ‘hãy mở cửa cho Chúa Kitô! Hãy là mình. Hãy tái nhận thức các cội nguồn của mình. Hãy phục hồi các căn gốc của mình’”.
121. “Đừng sợ! Phúc Âm không phản lại ngươi đâu mà là giúp cho ngươi đó. Điều này được xác nhận ở chỗ nguồn cảm hứng Kitô giáo có khả năng biến những thành phần chính trị, văn hóa và kinh tế thành một thể thức chung sống làm cho hết mọi người cảm thấy tự nhiên như ở nhà và có thể làm thành một gia đình các quốc gia, nhờ đó các miền khác trên thế giới mới có thể chiếm được nguồn cảm hứng tốt đẹp.
“Hãy tin tưởng! Ngươi sẽ tìm thấy nơi Phúc Âm là Chúa Giêsu niềm hy vọng bền bỉ và vững chắc ngươi khát vọng.
“Hãy tin tưởng! Phúc Âm hy vọng không làm thất vọng”.
124. “Hỡi Giáo Hội ở Âu Châu! Hãy tiếp tục chiêm ngắm Mẹ Maria, ý thức rằng Mẹ ‘đang âu yếm hiện diện và thông phần với nhiều vấn đề phức tạp ngày nay đang bủa vây cuộc sống của cá nhân con người, của gia đình và các dân nước’, và đang ‘giúp cho thành phần Kitô hữu liên lỉ đối chọi giữa thiện và ác, để bảo đảm là họ không sa ngã hay nếu có ngã cũng lại chỗi dậy’”.
125. “Hỡi Mẹ của niềm hy vọng và ủi an, chúng con tin tưởng dâng lời cầu nguyện của chúng con lên Mẹ, đó là chúng con xin ký thác tương lai Giáo Hội Tại Âu Châu cho Mẹ cùng với tương lai của tất cả mọi con người nam nữ của lục địa này”.
13/7 Chúa Nhật XV Thường Niên
Tại sao Chúa Giêsu sớm sai các tông đồ đi truyền giáo?
Bài chia sẻ tuần trước đã nói đến sự kiện Chúa Kitô chẳng những không nản trước tình trạng cứng lòng tin nơi dân làng của Người, trái lại, Người lại còn hăng say đi rao giảng ở các làng lân cận đó nữa. Chưa hết, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người thậm chí còn sai cả các môn đệ của Người đi làm việc rao giảng như Người nữa. Vấn đề được đặt ra ở đây là, chính bản thân Người còn chưa làm cho dân chúng tin tưởng Người, thì thành phần mới theo Người chẳng được bao lâu, thành phần vì thể chưa hiểu được Người là mấy, làm sao có đủ khả năng và tư cách làm chứng cho Người, nhờ đó làm cho Người được nhận biết và yêu mến? Thật thế, sự kiện Chúa Kitô sai các môn đệ sớm đi rao giảng đây đã cho thấy chẳng những tính cách khẩn trương của việc truyền giáo mà còn cho thấy cả cốt lõi của vấn đề thừa sai nữa.
Nếu Lời Thần Linh nhập thể để mạc khải cho loài người biết Mầu Nhiệm Thần Linh bằng chính ngôn ngữ và hành động của một Con Người là Chúa Kitô, thì việc Chúa Kitô sai các tông đồ đi cũng là cách Người muốn dùng chính những con người thuần nhân tầm thường hơn Người để nói với các thành phần dân chúng bình dân. Chính vì thế các vị thừa sai đích thực và trung thực còn được gọi là thành phần ngôn sứ của Thiên Chúa, của Chúa Kitô, Đấng đã được Cha sai thế nào cũng sai các tông đồ như vậy. Như thế, nếu bản chất của Giáo Hội lữ hành là truyền giáo, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã ý thức và tuyên ngôn trong Sắc Lệnh Truyền Giáo “Ad Gentes” (đầu đoạn 2), thì ơn gọi của Kitô hữu không phải chỉ là ơn gọi nên thánh mà còn là ơn gọi thừa sai, đúng hơn là một ơn gọi duy nhất lưỡng diện mà người viết vẫn diễn tả bằng cụm từ “sống thánh chứng nhân”. Đúng thế, nếu khi lãnh nhận bí tích rửa tội, con người đã được thánh hóa, được nên thánh, đã là thánh trong Chúa Kitô và bởi Thần Linh của Người, thì đời sống của Kitô hữu chẳng qua là để thể hiện hay bộc lộ bản chất thánh thiện của một người con Thiên Chúa ra mà thôi. Để rồi, càng trung thực phản ảnh bản chất thánh thiện của mình là con Thiên Chúa, bằng một đức mến trọn hảo, được thể hiện ở một nội tâm liên lỉ khao khát Chúa và sẵn sàng tuân hợp ý Chúa ở mọi nơi và trong mọi lúc, cũng như ở một cuộc đời hăng say hoạt động tông đồ, dấn thân phục vụ cho đến tận tuyệt, đến độ hoàn toàn phản ảnh Đấng Thiên Sai Tử Giá.
Vâng, “thừa sai” là gì, nếu không phải là được sai đi, với tư cách là “tông đồ”, một danh xưng theo tiếng Hy Lạp là apostolos có nghĩa là “được sai đi”. Vậy nếu người được sai đi để làm việc cho người sai phái thì họ sẽ được người sai phái cung cấp cho có đủ những gì cần thiết để làm việc cho họ và chu toàn sứ mệnh được ủy thác. Đó là trường hợp của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, dù không được ở từ đầu đến cuối với Chúa Kitô như các Nhóm 12 Vị Tông Đồ, trái lại, còn có một quá khứ hoàn toàn phản lại Kitô giáo, nhưng cũng đã chớp nhoáng trở thành một vị tông đồ, và là một vị có thể nói nổi nhất trong thành phần Tông Đồ, đến nỗi, danh xưng tông đồ đã được đồng hóa với con người Phaolô, ở chỗ, khi nghe trống đến danh xưng Thánh Tông Đồ, dù không nói rõ tên vị nào, cũng hiểu là Thánh Phaolô. Vậy Thánh Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đã được Đấng Sai Phái ngài trang bị cho ngài ra sao, nếu không phải, như thánh nhân nói đến trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô ở bài đọc thứ hai, đó là “Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để hoàn toàn hiểu được mầu nhiệm, hiểu được dự án Thiên Chúa đã ấn định nơi Chúa Kitô, một dự án được thực hiện khi thời gian viên trọn, tức là làm cho tất cả mọi sự trên trời dưới đất qui phục quyền thủ lãnh của Chúa Kitô”.
Trong bài đọc thứ nhất chúng ta cũng thấy trường hợp tương tự của tiên tri Amos, vị đã bị tư tế Amaziah ở Bethel đuổi đi về đất Do Thái, chứ không cho nói tiên tri ở Bethel của vị tư tế này. Tiên tri Amos đã nói với vị tư tế ấy rằng: “Tôi không phải là tiên tri, tôi cũng không thuộc về nhóm các tiên tri; tôi là một mục tử và là một người hái sung. Chúa đã chọn tôi là một kẻ đang chăn dắt thú vật khi phán cùng tôi rằng ngươi hãy đi nói tiên tri cùng dân Do Thái của Ta”. Chính việc tuân phục và phó thác làm theo ý Đấng đã sai phái mình là tất cả nghệ thuật truyền giáo và là tư cách đích thực của một vị thừa sai, thành phần ra đi để hoàn tất ý Đấng Sai Phái mình, và cũng nhờ tinh thần phục vụ vô tư này họ mới có thể gặt hái được thành quả của việc truyền giáo, ở chỗ làm cho những ai gặp họ đếu thấy rằng họ thực sự được sai đi, để rồi qua họ, Chúa Kitô là Đấng Sai Phái họ được nhận biết và yêu mến.
Riêng các vị tông đồ tiên khởi trong bài Phúc Âm hôm nay đã được Đấng sai phái các vị trang bị cho như thế nào để các vị có thể thi hành vai trò thừa sai của các vị trong cuộc truyền giáo đầu tiên? Nếu không phải, như Chúa Kitô minh định trong bài Phúc Âm, đó là quyền năng khu trừ thần ô uế, và cùng với quyền năng này, Người mong muốn các vị hãy sống tinh thần phó thác khó nghèo, chỉ chuyên lo trước hết và trên hết chu toàn ý định của Đấng sai phái mình (x Jn 4:34). Được trang bị trong ngoài như thế, các vị thừa sai có thực hiện những gì Vị Sai Phái của các vị mong muốn chăng? Ở cuối bài Phúc Âm, Thánh Ký Marcô đã thuật lại thế này: “Các vị ra đi rao giảng việc cần phải ăn năn thống hối. Các vị đã khu trừ nhiều quỉ, xức dầu bệnh nhân và chữa lành nhiều người”. So sánh thành quả truyền giáo với những gì các vị tông đồ thừa sai được trang bị, chúng ta thấy chúng tương hợp với nhau. Thứ nhất, nhờ được Đấng sai phái ban cho quyền năng trừ thần ô uế mà các vị đã có thể “khu trừ nhiều quỉ” và chữa lành bệnh nạn tật nguyền. Thứ hai, nhờ tinh thần phó thác khó nghèo chỉ chuyên tâm rao giảng mà các vị mới có thể “rao giảng việc cần phải ăn năn thống hối”.
Qua hai yếu tố trang bị vị thừa sai như thế, chúng ta thấy một bởi Chúa ban, đó là quyền trừ thần ô uế, và một bởi vị thừa sai, là tinh thần phó thác khó nghèo phục vụ. Đặt trường hợp một vị thừa sai không có tinh thần tông đồ cần thiết, chỉ có quyền trừ thần ô uế thôi, các vị có khả năng trừ tà ma ác qủi được chăng? Thưa không. Như đã xẩy ra ở trường hợp một em bé trai bị thần câm ám song các môn đệ của Chúa Giêsu không thể nào trừ nổi, sau đó được Chúa Giêsu cho biết thứ quỉ này chỉ bị khu trừ bằng lời cầu nguyện mà thôi (x Mk 9:18,29). Thật ra, tự mình, quyền năng của Chúa có thể trừ tà thần ác quỉ dễ như chơi, song quyền năng này, một khi ở nơi vị thừa sai, chỉ có thể phát sinh tất cả mãnh lực của mình khi nó hoàn toàn chiếm đoạt con người thừa sai ấy, đến độ biến con người thừa sai này làm phương tiện để Đấng Sai Phái các vị có thể tỏ mình ra qua các vị. Chỉ có tinh thần phó thác khó nghèo phục vụ như Chúa Kitô Tử Giá, con người thừa sai mới được thông phần quyền toàn năng trời đất của Chúa Kitô Phục Sinh (x Mt 28:18), một thứ quyền năng làm cho chính họ thắng vượt và khống chế mọi sự dữ (x Mk 16:17-18), một thứ quyền năng thực sự mạnh hơn cả sự chết, mãnh liệt như chính chân lý giải phóng (x Jn 8:32).
Mùa Thường Niên được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn sau Mùa Giáng Sinh và giai đoạn sau Mùa Phục Sinh. Như hai tuần trước đã chia sẻ, giai đoạn Mùa Thường Niên sau Giáng Sinh nhắm đến chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tỏ Hiện, và giai đoạn Mùa Thường Niên sau Phục Sinh nhắm đến chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh. Việc phân biệt này rất cần để có thể hiểu được việc Giáo Hội chọn lựa và sắp xếp Phụng Vụ Lời Chúa, nhờ đó hiểu được ý nghĩa của chiều hướng Lời Chúa trong giai đoạn Mùa Thường Niên. Nếu Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh được hiểu theo chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tỏ Hiện, ở chỗ, chính Chúa Kitô tỏ bản thân của Người ra cho dân Do Thái nhận biết Người, thì Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh xoay quanh chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh, một Sự Sống hay một Chúa Kitô được tái sinh qua những chứng từ của Giáo Hội về Người, những chứng từ được thể hiện qua các hoạt động truyền giáo trước hết và trên hết của thành phần thừa sai tông đồ.
Vẫn biết Sự Sống Tái Sinh đây, sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha, được nhắm đến Dân Ngoại, đến việc truyền giáo “ad gentes” (nhan đề của sắc lệnh truyền giáo của Công Đồng Chung Vaticanô II được ban hành ngày 7/12/1965, ngay trước ngày Công Đồng bế mạc 8/12/1965, sau 3 năm diễn tiến từ ngày 11/10/1962), tức việc truyền giáo cho muôn dân, một việc truyền giáo đã được Sách Tông Vụ thuật lại, nhưng lại là việc truyền giáo, như Chúa Kitô căn dặn các vị tông đồ, phải được “bắt đầu từ Giêrusalem”, và các vị sau đó phải làm chứng về Người “ở khắp Giuđêa và Samaria, thậm chí cho tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Trong lời căn dặn cuối cùng này của Chúa Kitô, chúng ta không thấy Người nói đến vùng Galilêa là nơi xuất thân của Người, phải chăng là vì nơi Người gặp gỡ các vị sau khi Phục Sinh để lên trời đã là ở chính Galilêa rồi (x Mt 28:7,16), thì kể như Galilêa là khởi điểm, là điểm phát xuất truyền giáo, nhất là vì miền Galilêa đã được chính bản thân Người rao giảng, lại còn là nơi Người đã sai các môn đệ của Người đi rao giảng nữa?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL