Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 2/2003
 

Ý Chung: “Xin cho tất cả mọi Kitô hữu, nhậy cảm với tình trạng khổ đau của các dân tộc đang vẫn còn chịu đói khát, được tiến đến chỗ liên kết với anh chị em mình hơn nữa”.

Ý Truyền Giáo:
“Xin cho Giáo Hội ở Mã Lai, Nam Dương và Brunei, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với các tín đồ của các tôn giáo khác, biết trung thành với sứ vụ truyền bá phúc âm hóa chân thực của mình”.

 

 

 

 

___________________________________________

 15-21/2/2003

 

 

 

21/2 Thứ Sáu

 

Bản tuyên ngôn của Khối Hiệp Nhất Âu Châu về vấn đề Iraq

Hội Đồng Âu Châu đã tổ chức một cuộc họp ngoại lệ để bàn về cuộc khủng hoảng Iraq. Các thành viên của hội đồng này cũng họp với cả vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Kofi Annan, và vị Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu là Pat Cox.

Chúng tôi tái xác nhận là những đúc kết của các vị ngoại trưởng Khối Hiệp Nhất Âu Châu ngày 27/1, và những hạn định thuộc tiến trình chính trị hôm 4/2 đối với vấn đề Iraq là những gì vẫn còn giá trị.

Đường lối mà tình hình ở Iraq xẩy ra sẽ được giải quyết có một ảnh hưởng quan trọng trên thế giới trong những thập niên tới đây. Nhất là lúc chúng ta quyết định đương đầu một cách hiệu nghiệm với mối đe dọa leo thang của các thứ vũ khí đại công phá.

Chúng tôi dứt khoát để cho Liên Hiệp Quốc giữ vai trò chính yếu trong lãnh vực quốc tế. Chúng tôi nhìn nhận rằng trách nhiệm chính trong việc đương đầu với vấn đề giải giới Iraq thuộc về vai trò của Hội Đồng Bảo An LHQ. Chúng tôi đoan hứa hoàn toàn hỗ trợ cho Hội Đồng này trong việc thi hành các trách nhiệm của nó.

Mục tiêu của Khối Hiệt Nhất này đối với vấn đề Iraq vẫn là việc hoàn toàn giải giới Iraq một cách hiệu nghiệm theo những quyết định hiện hành của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhất là Quyết Định 1441.

Chúng tôi muốn đạt được mục tiêu này một cách ôn hòa. Những gì nhân dân Âu Châu mong muốn rõ ràng là như thế.

Không phải chiến tranh không thể nào tránh được. Võ lực cần được sử dụng đến như là một giải pháp cuối cùng mà thôi. Chính chế độ Iraq có trách nhiệm phải chấm dứt cuộc khủng hoảng này bằng cách tuân hợp với những đòi hỏi của Hội Đồng Bảo An.

Chúng tôi lập lại việc chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cho hoạt động đang tiến hành của các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc. Họ cần phải có thời gian và các nguồn lực cần thiết như Hội Đồng Bảo An nhận định.

Tuy nhiên, việc thanh tra không thể tiếp tục kéo dài vô hạn định trong trường hợp Iraq không hoàn toàn hợp tác.

Việc thanh tra này bao gồm điều khoản liên quan đến tất cả những tín liệu thêm thắt và đặc biệt về những vấn đề đã được nêu lên trong các bản tường trình của ban thanh tra.

Baghdad đừng ảo tưởng hão huyền: nó phải giải giới và lập tức hợp tác một cách trọn vẹn. Iraq đang có một cơ hội để giải quyết cuộc khủng hoảng này một cách ôn hòa.

Một mình chế độ Iraq sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xẩy ra nếu nó tiếp tục khinh thường ý muốn của cộng đồng thế giới và không lợi dụng cơ hội cuối cùng này.

Chúng tôi công nhận rằng việc hiệp nhất và cương quyết của cộng đồng quốc tế, như được thể hiện qua việc đồng thanh chấp thuận bản Quyết Định 1441 cũng như qua việc thiết kế quân sự là những gì thiết yếu trong việc trở lại của các thanh tra viên.

Những yếu tố này vẫn cần thiết nếu chúng ta muốn chiếm đạt được sự hoàn toàn hợp tác chúng ta mong muốn.

Chúng tôi sẽ làm việc với các quốc gia Ả Rập và Khối Liên Hiệp Các Nước Ả Rập. Chúng tôi sẽ khuyến khích họ… trong việc làm cho Saddam Hussein hiểu được cái nguy hiểm khủng khiếp của việc tính toán sai lầm về tình hình cũng như hiểu được nhu cầu cần phải hoàn toàn tuân hợp Quyết Định 1441.

Chúng tôi ủng hộ những hoạt động trong vùng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các nước láng giếng là Iraq và Ai Cập.

Đối với tình trạng ở miền này, Khối Hiệp Nhất Âu Châu xin lập lại niềm xác tín mạnh mẽ của mình về nhu cầu cần phải tăng cường tiến trình hòa bình ở Trung Đông cũng như cần phải giải quyết cuộc xung đột giữa Do Thái và Palestine.

Chúng tôi tiếp tục ủng hộ việc áp dụng tiến trình trước đây được phác họa bởi bốn khối (Hiệp Nhất Âu Châu, Hiệp Chủng Quốc, Ngà và Liên Hiệp Quốc). Phải chấm dứt vấn đề khủng bố và tình trạng bạo lực. Hoạt động ổn định tình thế cũng phải được kết thúc. Phải đẩy mạnh việc canh tân cải cách khối Palestine, ở chỗ, lời công bố của Tổng Thống (Yasser) Arafat liên quan đến việc ông sẽ bổ nhiệm một vị thủ tướng là một bước tiến đáng kể theo đúng đường hướng canh tân cải cách này.

Việc hiệp nhất của cộng đồng quốc tế rất trọng yếu cho việc giải quyết những vấn đề này.

Chúng tôi quyết tâm bắt tay cộng tác với tất cả mọi đồng bạn của mình, nhất là với Hiệp Chủng Quốc, trong vấn đề giải giới Iraq, vấn đề hòa bình và ổn định ở vùng này, cũng như vấn đề tương lai xứng hợp cho tất cả mọi dân tộc ở miền ấy.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh. BVL, dịch từ tài liệu được CNN phổ biến ngày 18/2/2003)
 

ĐTC Gioan Phaolô II gặp Các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Nam Dương về vấn đề Iraq


Hôm Thứ Năm, 20/2/2003, ĐTC đã tiếp phái đoàn đại biểu tôn giáo GMNI (Gerakan National Moral Movement of Indonesia), một phái đoàn được ĐHY Julius Darmaatmadja, TGM Jakarta, làm phát ngôn viên trong cuộc triều kiến này. Phái đoàn liên tôn Nam Dương này gồm các bậc vị vọng Hồi Giáo, Kitô Giáo, Ấn Giáo và Phật Giáo. Quí vị này đã trao cho ĐTC một “bản văn quan tâm” về vấn đề Iraq. Trong lời đáp từ của mình, ĐTC đã nhắc lại những lời Ngài nói hôm 13/1 với phái đoàn lãnh sự tại Vatican là: “Chiến tranh bao giờ cũng là một thảm bại cho nhân loại” và trong dịp này Ngài thêm: “Nó còn là một thảm trạng cho tôn giáo nữa”. Chính vì khía cạnh thứ hai này, ĐTC đã nhấn mạnh: “Mối đe dọa chiến tranh hay chính chiến tranh cũng không được phép làm xa cách những tín đồ Kitô Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo và các tín đồ thuộc những tôn giáo khác”. Ngài kêu gọi: “Là những nhà lãnh đạo tôn giáo dấn thân cho hòa bình, chúng ta cần phải hoạt động cùng với người của chúng ta, với những người thuộc tôn giáo khác, cũng như với tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm, để bảo đảm việc hiểu biết, hợp tác và đoàn kết”. Theo Ngài: “Nhờ việc dấn thân và liên tục cộng tác này”, các nền văn hóa và tôn giáo “mới có thể phá đổ những chướng ngại phân chia họ, mới có thể hiểu biết nhau và tha thứ cho những aiphạm đến họ”. ĐTC khẳng định: “Đó là đường lối dẫn đến hoà bình thực sự trên mặt đất này”.


Cuộc triều kiến này cũng bàn đến vấn đề “biến chuyển về tình hình tôn giáo ở Nam Dương và Á Châu”. Như văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết: “Các phần tử của phái đoàn này đã kêu gọi Tòa Thánh hãy tiếp tục và đẩy mạnh những nỗ lực ngoại giao để nhờ đó tất cả mọi thành phần trong cuộc tìm thấy được một giải pháp chính đáng và ôn hòa cho cuộc khủng hoảng Iraq, một giải pháp căn cứ vào những nguyên tắc nhân đạo và luân lý được tất cả mọi tôn giáo nắm giữ”.


ĐHY phát nhôn viên của phái đoàn đã nói với hãng thông tấn Fides rằng: “Hôm nay đây, chúng tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải nói lên và phải nói rằng nếu cấn phải có một cuộc chiến tranh với Iraq thì một số người có thể cho nó là một cuộc xung khắc giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi Giáo. Tuy nhiên, cuộc xung đột với Iraq không phải là một cuộc chiến về tôn giáo”.


Ông Hasyim Muzadi, vị chủ tịch tổ chức Hồi Giáo lớn nhất ở Nam Dương là Nahdlatul Ulama, cho biết: “Thánh phần lãnh đạo các tôn giáo khác nhau chúng tôi đây qui tụ lại với nhau để bảo đảm rằng hòa bình và tình đoàn kết phải là qui tắc đạo lý của Nam Dương cũng như của toàn thế giới. Chúng tôi sẽ lên tiếng hoàn toàn ủng hộ việc hoàn toàn ngăn chặn chiến tranh với vị Giáo Hoàng này”.


Nhà trí thức Nurcholish Madjid Hồi Giáo chia sẻ quan tâm của mình là “cuộc xung đột có thể sẽ được cắt nghĩa như là một cuộc chiến tranh tôn giáo với hậu quả là cuộc bạo loạn của thánh phần bảo thủ sẽ lan tràn ở Nam Dương cũng như trên khắp thế giới”.


Ông Syafii Maarif, vị lãnh đạo tổ chức Hồi Giáo Mujammadiyah đã cho biết: “Chúng tôi tin rằng Hiệp Chủng Quốc, một siêu cường duy nhất sau cuộc sụp đổ của Cộng Sản, cần phải tỏ ra cho thế giới thấy cái khôn ngoan đại đồng của mình, bằng cách làm mọi sự có thể để bênh vực và bảo tồn nhân loại”.


Ông lãnh sự Nam Dương ở Tòa Thánh là Widodo Sutiyo cùng với một số vị tổ chức cuộc viếng thăm này thêm rằng: “và bằng cách tuân giữ các quyết định của Liên Hiệp Quốc, nhất là quyết định 1441”. Vị lãnh sự còn tiếp: “Chính quyền của chúng tôi tin rằng chiến tranh sẽ không mang lại lợi ích gì cho ai cả, nhất là cho Nam Dương với đại đa số là Hồi Giáo”.

 

 

20/2 Thứ Năm


Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo ở Moscow về Kitô Giáo trong Bản Hiếp Pháp Âu Châu


Theo chiều hướng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Vị đã lên tiếng ngay từ đầu về sự kiện Khối Hiệp Nhất Âu Châu muốn loại bỏ Kitô Giáo nói riêng và tôn giáo nói chung ra khỏi Bản Hiến Pháp của họ, ĐTGM Kirill ở Smolensk và Kalimingrad, với vai trò phụ trách ngoại vụ của mình thuộc tòa thượng phụ này, hôm Thứ Sáu 14/2/2003 vừa rồi đã viết một bức thư ngỏ gửi cho ông Valery Giscard d’Estaing, chủ tịch Ủy Ban Nghị Thảo Về Tương Lai Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Trong bức thư của mình, vị TGM đây đã đề cập đến 16 điều khoản đầu tiên của Bản Thỏa Ước Pháp Chế vừa được phổ biến trong tháng này. Bản văn này được căn cứ vào bản Hiến Chương Các Quyền Lợi Căn Bản được phổ biến năm 2000, nhưng bản mới đây không hề đả động gì đến các giá trị về đạo nghĩa và ý nghĩa của đạo giáo trong việc phát triển xã hội lẫn văn hóa ở Âu Châu cả.

 

Theo bức thư ngỏ này, bản thảo cho Hiến Chương ấy cần phải “qui chiếu về gia sản Kitô Giáo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, cũng như những truyền thống tôn giáo klhác và những giòng tư tưởng trần đời khác”. Bức thư cũng đề nghị có “một khoản về phương thức tham vấn giữa các cơ cấu Âu Châu với các cộng đồng tôn giáo trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một điều khoản về đặc quyền của các quốc gia thành viên trong việc điều hành lãnh vực tôn giáo… Chúng tôi thấy nhiều tư tưởng (am hợp với) chủ trương của chúng tôi đã được phát biểu bởi Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Ủy Ban Các Hội Đồng Giám Mục Công Giáo của Cộng Đồng Âu Châu, Giáo Hội Tin Lành Đức Quốc, Giáo Hội Tin Lành Lutherô Phần Lan, và nhiều giáo hội và cộng đồng khác… Cái nền tảng này của Khối Hiệp Nhất Âu Châu sẽ là khởi điểm cho sinh hoạt nội bộ của các quốc gia thành viên… Giáo Hội Chính Thống Nga đã từng chú ý đến việc cẩn trọng sửa soạn cho một văn kiện chẳng mấy chốc sẽ xác định đời sống của nhiều quốc gia ở Âu Châu, bao gồm cả thành phần Chính Thống của họ. Chắc chắn những giá trị được nói đến trong dự thảo này, như phẩm giá con người, quyền tự do, tính cách tối thượng của luật pháp, việc dung nhượng, công lý và tình đoàn kết, không phải là những gì xa lạ với các luật điều luân lý của Kitô Giáo. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể là vấn đề tranh cãi cho người tín hữu nếu chúng không được gắn chắt với những giá trị luân lý cụ thể. Một Âu Châu chối bỏ tôn giáo, nhất là Kitô Giáo như là một trong những tác lực ban sự sống nồng cốt của mình, sẽ không thể trở thành một thứ quê cha đất tổ cho nhiều dân tộc đang sống ở đó”.
 

Một Iraq Nhức Nhối Âu Châu

Tình hình sau cuộc tường trình của ban thanh tra vũ khí trước Hội Đồng Bảo An ngày 16/2/2003 vẫn bị giằng co giữa hai phe chủ chiến và tạm phản chiến. Phe chủ chiến là Hiệp Chủng Quốc với sự ủng hộ hết mình của Hiệp Vương Quốc, và phe tạm phản chiến là Pháp và Đức, cộng thêm Nga và Tầu.
 

Vào ngày Thứ Ba 18/3/2003, vị Lãnh Sự của Iraq ở Liên Hiệp Quốc là Mohammed Aldouri tuyên bố “Iraq đã tuyên bố là là Iraq sẵn sàng cộng tác với UNMOVIC… Chúng ta đang thi hành quyết định 1441. Chúng tôi đang hợp tác với quyết định này”. Trong khi đó, phe chủ chiến đang cùng nhau phác họa một quyết định khác, được biết, nếu được chấp thuận thì đây là quyết định thứ 18 trong tổng số quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về Iraq, buộc Iraq phải giải giới, còn phe phản chiến lại căn cứ vào bản tường trình vừa rồi công nhận Iraq có hợp tác nên muốn cho thanh tra viên thêm thời gian cho đến khi hoàn tất công việc của họ.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa dứt khoát về vấn đề có nên cho phe chủ chiến mượn lãnh thổ để làm căn cứ quân sự tấn công Iraq, vì vấn đề đang cân nhắc lợi hại về kinh tế. Hoa Kỳ đã đưa giá trả cho Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỉ Mỹ Kim và cho vay từ 15 đến 20 tỉ, nhưng Thổ Quốc cho rằng như thế vẫn chưa đủ bù lại những thiệt hại về kỹ nghệ du lịch, cùng với giá dầu cao hơn và giá lời ngoại tệ cao hơn. Thổ đòi bồi thường cả chục tỉ mới được. Ngoài ra, dân chúng Thổ vẫn kịch liệt chống lại việc Thổ Quốc tham chiến.
 

Khối NATO, với 19 quốc gia thành viên, ngoài một mình Pháp, còn 18 nước khác, trong đó có cả Đức và Bỉ là hai nước ban đầu theo Pháp phủ quyết việc phác họa dự án quân sự để giúp cho Thổ Quốc khi xẩy ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Iraq, đã quyết định bắt đầu phác họa chương trình quân sự này.

Khối Hiệp Nhất Âu Châu, với 15 quốc gia thành viên, cũng đang phân rẽ trầm trọng về vấn đề Iraq. Phe phản chiến gồm có Pháp và Đức dẫn đầu Bỉ, Lục Xâm Bảo, Hy Lạp và Áo; phe chủ chiến gồm có Hiệp Vương Quốc, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi, Đan Mạch và Netherlands; còn phe trung lập, không chống phe chủ chiến nhưng lo ngại việc sửa soạn tấn công Iraq, gồm có Ái Nhĩ Lan, Thụy Điển, Phần Lan và Bồ Đào Nha.
 

Khối Hiệp Nhất Âu Châu 15 quốc gia thành viên đã họp khẩn cấp hôm Thứ Hai 17/2/2003. Phe phản chiến, qua Tổng Thống Pháp là Chirac, trước cuộc họp thượng đỉnh này đã dứt khoát tuyên bố với báo chí rằng: “Ngày hôm nay đây không cần đến quyết định thứ hai, một quyết định mà Pháp không còn chọn lựa nào khác ngoài việc chống đối”. Ngoại trưởng Hiệp Vương Quốc Jack Straw cũng tham dự cuộc họp này đã phải công nhận “thật rất là khó” nếu Hiệp Vương Quốc ra tay tấn công Iraq lại không được cộng đồng hỗ trợ. Ông nói trước phiên họp rằng: “Điểm quan trọng là ở chỗ này, vấn đề trọng yếu không phải là vấn đề thời gian mà là vấn đề Iraq có chủ động tuân hợp, có loại bỏ các thứ vũ khí đại công phá của mình hay chăng. Nếu Iraq không chủ động tuân hợp thì vấn đề thời lượng hay số lượng thanh tra viên cũng thể làm thay đổi được”. Ông Javier Solana, trưởng ban qui chế ngoại vụ nói rằng: “Ai cũng biết rằng chiến tranh là giải pháp cuối cùng. Tôi nghĩ rằng mọi người đều đồng ý chiến tranh có thể cần ở vào một lúc nào thôi, song chúng ta chưa ở vào lúc ấy. Chúng ta phải tận dụng tất cả mọi yếu tố ngoại giao cũng như tất cả mọi yếu tố giúp cho các thanh tra viên hoạt động”. Kết quả của cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp này là bản tuyên ngôn của Khối Hiệp Nhất Âu Châu về Vấn Đề Iraq.


Xin xem bản tuyên ngôn này vào ngày mai và bản tường trình lần hai của ban thanh tra quốc tế vào cuối tuần này.


 

19/2 Thứ Tư


Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tiếp Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về vấn đề Iraq


Thứ Ba 18/2/2003, ĐHY Roger Etchegaray đã dùng bữa với ĐTC và tường thuật cho Ngài nghe về cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Saddam Hussein, với các vị có thẩm quyền và với các đại diện cộng đồng Công Giáo nước này.


Cũng Thứ Ba 18/2/2003, theo đúng chương trình, Đức Thánh Cha tiếp Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan vào lúc chiều tối, khoảng nửa tiếng đồng hồ liên quan đến vấn đề Iraq. Tiến Sĩ Joaquín Navarro-Valls cho biết cả ĐTC và TTK đều nhấn mạnh đến “vai trò chính yếu” của Liên Hiệp Quốc, và “những giải pháp chính đáng và hiệu nghiệm cho những thử thách trong lúc này vẫn có thể tìm thấy nơi việc tôn trọng luật lệ quốc tế được Liên Hiệp Quốc bảo quản”. Ngoài ra, hai vị đều nhấn mạnh đến mục tiêu cần phải “tránh những khổ đau trầm trọng sau này gây ra cho dân chúng vốn đã chịu đựng nhiều năm cấm vận”.


 

Vị TTK này đã đến Rôma từ tối Thứ Hai 17/2/2003, sau khi đã khuyên Khối Hiệp Nhất Âu Châu 15 nước đừng quay ra xung khắc với nhau về cuộc khủng hoảng Iraq. Vì Khối này chia rẽ nặng nề về đường lối giải quyết vấn đề Iraq, từ những chủ trương như của Đức nhất định sẽ không tham chiến và của Pháp muốn các thanh tra viên có thêm thời gian, đến của Ý Quốc đồng ý với Hoa Kỳ về việc Iraq không chịu hợp tác và của Hiệp Vương Quốc hoàn toàn muốn ủng hộ Hoa Kỳ. Theo ông, “sứ điệp đã mạnh mẽ gửi đến hàng lãnh đạo Iraq, không phải chỉ từ Liên Hiệp Quốc, mà còn từ Khối Liên Hiệp Ả Rập và các quốc gia láng giềng của nước này. Tôi hy vọng họ lắng nghe tiếng gọi này và tỏ ra cộng tác, hoàn toàn cộng tác với các thanh tra viên. Tôi không nghĩ khó có thể tránh được chiến tranh xẩy ra thế nhưng họ phải tiến hành nhanh lên. Chiến tranh không phải là không thể nào tránh được và cần phải đẩy mạnh việc có được một giải pháp ôn hòa, thế nhưng điều này không có nghĩa là Iraq không cần phải tuân hành những bó buộc do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đòi hỏi”.


Theo ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh thì Thứ Bảy tới đây ĐTC cũng sẽ gặp Thủ Tướng Tony Blair.

 

 

Căn Nguyên của Cuộc Khủng Hoảng Hôn Nhân Hiện Nay


Huấn Từ của ĐTC Gioan Phaolô II ngày 30/1/2003 với Pháp Đình Roma dịp Mở Năm Tài Phán
 


1. Việc long trọng khai mạc Năm Tài Phán của Pháp Đình cho Tôi được dịp để, một lần nữa, bày tỏ lòng cảm nhận và biết 7on của Tôi về hoạt động của Quí Chức….


2. Đề cập đến tình trạng quá thông dụng của những trường hợp liên quan đến việc hủy hôn trước Pháp Đình Rôma, Vị Giám Pháp đã nhấn mạnh đến cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện đang ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và gia đình. Tìn hiểu về những trường hợp này cho thấy sự kiện liên quan đến những trường hợp ấy đó là việc suy giảm nhận thức nơi các đôi phối ngẫu về tầm quan trọng của việc cử hành đời sống hôn nhân Kitô Giáo theo tính cách bí tích của nó, một khía cạnh mà ngày nay hầu như hoàn toàn bị coi thường cái ý nghĩa mật thiết, cái giá trị siêu nhiên sâu xa cùng với những hiệu quả tốt đẹp của nó về đời sống vợ chồng.


Các năm trước Tôi đã nói đến vấn đề liên quan đến khía cạnh tự nhiên của đời sống hôn nhân, hôm nay Tôi muốn Qúi Chức chú ý tới mối liên hệ đặc biệt nơi cuộc sống hôn nhân của thành phần lãnh nhận phép rửa đối với mầu nhiệm Thiên Chúa, một mối liên hệ mà, qua giao ước mới và tối hậu nơi Chúa Kitô, đã mặc lấy phẩm vị của một bí tích.


Khía cạnh tự nhiên và mối liên hệ với Thiên Chúa đây không phải là hai khía cạnh sát cánh với nhau, trái lại, chúng liên hệ với nhau một cách sâu xa như là sự thật về con người và là sự thật về Thiên Chúa. Tôi rất tha thiết với đề tài này: Tôi trở lại với nó trong lúc này đây cũng là bởi quan điểm về mối hiệp thông của con người với Thiên Chúa rất hữu ích, thậm chí cần thiết, cho việc làm của các vị thẩm phán, các vị biện hộ cũng như cho tất cả những ai liên quan tới luật lệ của Giáo Hội.


3. Cái liên hệ giữa trào lưu tục hóa và cuộc khủng hoảng đời sống hôn nhân gia đình hẳn nhiên đã quá rõ ràng. Cuộc khủng hoảng liên quan đến ý nghĩa về Thiên Chúa cũng như ý nghĩa về thiện ác theo luân lý đã thành đạt trong việc làm suy giảm cái quen thuộc đối với những nền tảng của đời sống hôn nhân cũng như đời sống gia đình được bắt nguồn từ hôn nhân. Để có thể hiệu nghiệm phục hồi sự thật nơi lãnh vực này, cần phải tái nhận thức chiều kích siêu việt được gắn liền với tất cả sự thật về hôn nhân và gia đình, bằng việc thắng vượt hết mọi phân rẽ có khuynh hướng chia lìa các khía cạnh trần tục với khía cạnh đạo giáo như thể có hai cuộc hôn nhân, một cuộc hôn nhân trần tục và một cuộc hôn nhân linh thánh.

“Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài; theo hình ảnh của mình Thiên Chúa đã dựng nên con người; Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ” (Gn 1:27). Hình ảnh được Thiên Chúa được thấy nơi tính chất lứa đôi của con người nam và nữ cũng như nơi mối hiệp thông liên cá thể của họ. Đó là lý do siêu việt tính đã sẵn có nơi cuộc hiện hữu của đời sống hôn nhân ngay từ ban đầu, vì nó thuộc về đặc thù tính tự nhiên giữa người nam và người nữ trong trật tự tạo thành. Qua trạng thái “là một thân thể” của mình (Gn 2:24), con người nam và con người nữ này, bằng việc tương trợ nhau và sinh sản, tham dự vào một cái gì đó linh thánh và đạo nghĩa, như được nhấn mạnh đến trong Thông Điệp Arcanum Divinae Sapientiae của Vị Tiền Nhiệm Lêô XIII của Tôi, một văn kiện đề cập đến việc hiểu biết về hôn nhân theo những nền văn minh cổ (10 Feb. 1880, Leonis XIII P.M. Acta, vol. II, p. 22). Đối với vấn đề này, Ngài nhận định rằng hôn nhân “ngay từ ban đầu đã là hình ảnh (adumbratio) của Việc Lời Chúa Nhập Thể” (ibid.). Trong tình trạng công chính nguyên thủy, Adong và Evà đã được hưởng tặng sủng siêu nhiên. Như thế, trước khi Việc Lời Nhập Thể xẩy ra trong giòng lịch sử thì sự thánh thiện tốt lành của việc Lời Nhập Thể này đã được ban xuống cho nhân loại.


4. Rất tiếc, vì các hậu quả của nguyên tội, những gì là bản chất nơi mối liên hệ giữa con người nam và nữ đã đi đến chỗ sống theo đường lối không hợp với dự án và ý muốn của Thiên Chúa, và tình trạng tách mình lìa xa Thiên Chúa không thể tránh khỏi kéo theo cả một tình trạng giá trị nhân bản bị hạ giá một cách tương xứng nơi các mối liên hệ về gia đình. Thế nhưng, vào lúc “thời gian nên trọn”, chính Chúa Giêsu đã phục hồi dự án nguyên thủy của hôn nhân (x Mt 19:1-12), nhờ đó, trong tình trạng của bản tính được cứu chuộc, mối hiệp nhất giữa con người nam và nữ chẳng những lấy lại được sự thánh thiện ban đầu, mà còn được thực sự tham dự vào chính mầu nhiệm giao ước của Chúa Kitô với Giáo Hội nữa.


Bức Thư Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Eâphêsô đã trực tiếp gắn nối đoạn Sách Sáng Thế Ký này với mầu nhiệm ấy: “Vì lý do này mà người nam lìa bỏ cha mẹ mình để gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ nên một xác thịt (Gn 2:24). Đây là một mầu nhiệm cao cả; tôi cố ý nói đến Chúa Kitô và Giáo Hội” (Eph 5:31-32). Mối liên hệ nội tại này nơi đời sống hôn nhân được thiết lập từ ban đầu của việc tạo thành, và mối hiệp nhất của Lời Nhập Thể với Giáo Hội được tỏ hiện nơi hiệu quả của mình bằng quan niệm về bí tích. Công Đồng Chung Vaticanô II đã diễn tả sự thật của đức tin chúng ta này từ quan điểm của chính những con người thành hôn: “Các đôi phối ngẫu Kitô hữu, bởi bí tích hôn phối, là tiêu biểu cho và được tham phần vào mầu nhiệm của mối hiệp nhất và yêu thương phong phú giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người (x Eph 5:32). Bởi thế, các đôi phối ngẫu giúp nhau chiếm đạt sự thánh thiện nơi đời sống hôn nhân của mình cũng như bằng việc chấp nhận con cái và giáo dục con cái. Nhờ đó, với bậc sống và lối sống của mình, họ có một tặng ân riêng nơi Dân Chúa” (Dogmatic Constitution Lumen gentium, n. 11). Mối liên hệ chặt chẽ giữa lãnh vực tự nhiên và siêu nhiên này, ngay sau đó, đã được Công Đồng diễn tả cho thấy liên quan đến đời sống gia đình, một gia đình không tách khỏi hôn nhân và được thấy như là một thứ “giáo hội tại gia” (ibid.).

5. Đời sống và hình ảnh Kitô hữu tìm thấy nơi sự thật này một nguồn ánh sáng khôn cùng. Thật vậy, tính cách bí tích của đời sống hôn nhân là cách thức hiệu nghiệm cho việc tìm hiểu sâu xa hơn nữa mầu nhiệm của mối liên hệ giữa bản tính tự nhiên và ân sủng. Qua sự kiện hôn nhân của thời xưa đã trở thành dấu hiệu và là dụng cụ cho ân sủng của Chúa Kitô trong thời Tân Ước, người ta thấy được dấu chứng của siêu việt tính nội tại nơi tất cả những gì thuộc về hữu thể của con người, nhất là thuộc về mối liên hệ tự nhiên theo tính cách khác biệt song bổ khuyết cho nhau nơi con người nam nữ. Cái con người và thần linh được cấu kết với nhau một cách tuyệt vời.

Ý hệ nặng trần tục ngày nay có khuynh hướng xác nhận các giá trị nhân bản của cơ cấu gia đình nhưng lại tách những giá trị này khỏi những giá trị đạo nghĩa và cho rằng chúng hoàn toàn biệt lập với Thiên Chúa. Thực sự bị ảnh hưởng bởi những lối sống rất hay được thấy nơi các phương tiện truyền thông đại chúng, ý hệ ngày nay đã đặt vấn đề: “Tại sao người phối ngẫu này cứ phải luôn luôn trung thành với người phối ngẫu kia?”, và vấn nạn này, trong những lúc bị khủng hoảng, đã biến thành mối ngờ vực về cuộc sống. Những khó khăn trong đời sống hôn nhân có thể có những hình thức khác nhau, thế nhưng, tựu kỳ trung thì tất cả đều qui về vấn đề yêu thương. Đó là lý do, vấn nạn trước có thể được đặt lại thế này: tại sao bao giờ cũng cần phải yêu người phối ngẫu của mình, ngay cả khi có rất nhiều lý do bề ngoài có thể đi đến chỗ bỏ nhau?

Nhiều câu trả lời có thể được nêu lên; trong số đó, những câu trả lời rất mạnh đó là vì thiện ích của con cái cũng như thiện ích của toàn thể xã hội, thế nhưng, câu trả lời trọng yếu nhất phát xuất từ việc nhìn nhận tính cách khách quan của việc làm vợ chồng là việc được thấy như một món quà tặng trao cho nhau, một việc được chính Thiên Chúa làm cho khả dĩ và bảo toàn. Bởi thế, lý do tối hậu nơi phận sự trung thành yêu thương không còn là gì khác ngoài cái vốn là nền tảng cho giao ước của Thiên Chúa đối với con người, đó là việc Thiên Chúa thủy chung. Để lòng có thể trung thành với người phối ngẫu của mình, thậm chí ngay cả trong những trường hợp gay cấn nhất, con người cần phải chạy đến với Thiên Chúa, tin tưởng là mình sẽ được Ngài hỗ trợ. Ngoài ra, con đường dẫn tới chỗ trung thành với nhau này cần đến cánh cửa lòng mở ra trước đức ái của Chúa Kitô nữa, một đức ái “chấp nhận mọi sự, tin tưởng mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự” (1Cor 13:7). Mầu nhiệm cứu chuộc hiện thực nơi hết mọi cuộc sống hôn nhân, được thể hiện bằng việc thực sự tham phần vào Thánh Giá của Chúa Cứu Thế, bằng việc chấp nhận cái ngược đời của Kitô Giáo là cái liên kết hạnh phúc với việc chịu đựng khổ đau bằng tinh thần đức tin.

6. Từ những nguyên tắc này, người ta có thể rút ra nhiều thành quả cụ thể nơi bản chất của công việc mục vụ, luân lý và pháp lý. Tôi muốn đề cập đến một ít thành quả có liên hệ đặc biệt với hoạt động pháp lý của quí chức.


Trước hết, quí chức không bao giờ được quên rằng mình nắm trong tay mầu nhiệm cao cả được Thánh Phaolô nói đến (x Eph 5:32), cả khi quí chức đối diện với một cuộc hôn nhân có tính cách bí tích theo đúng nghĩa của nó, lẫn trường hợp cuộc hôn nhân tự nó có tính chất linh thánh nguyên khởi, tức là được kêu gọi để trở thành một bí tích qua việc lãnh nhận phép rửa của đôi phối ngẫu. Việc chú trọng đến tính cách bí tích này làm nổi bật siêu việt tính nơi phận vụ của quí chức, mối giây thắt cột nó với công cuộc cứu độ. Đó là lý do khía cạnh đạo nghĩa phải thấm nhập vào tất cả mọi hoạt động của quí chức. Từ việc thực hiện những nghiên cứu khoa học về đời sống hôn nhân đến hoạt động hành sử công lý hằng ngày, sẽ không còn chỗ đứng trong Giáo Hội cho một nhãn quan về hôn nhân hoàn toàn nhất thời và tục hóa nữa, chỉ vì cái nhãn quan này không đúng về thần học cũng như về pháp lý.

7. Theo chiều hướng này, chẳng hạn, cần phải lấy cẩn trọng về trách nhiệm của vị thẩm phán theo khoản Giáo Luật 1676 trong việc nâng đỡ và tích cực tìm cách làm vững chắc và hòa giải hôn nhân bao nhiêu có thể. Về phương diện tự nhiên cũng thế, thái độ nâng đỡ cuộc sống hôn nhân và gia đình phải được ưu tiên trước khi tiến đến pháp đình. Việc mục vụ cần phải từ từ giúp soi sáng cho lương tâm con người về sự thật liên quan đến phận sự trổi vượt của lòng trung thành là những gì được trình bày một cách thu hút và thuận lợi. Trong việc hoạt động để tiến tới chỗ tích cực thắng vượt được những xung khắc về hôn nhân, cũng như trong việc trợ giúp tín hữu đang ở vào trường hợp hôn nhân bất bình thường, cần phải tạo nên một sự hợp tác bao gồm hết mọi người trong giáo hội: như cả các vị mục tử, chuyên viên luật pháp, chuyên gia về các khoa tâm lý và tâm thần, thành phần giáo dân, nhất là những ai đã lập gia đình và có kinh nghiệm sống. Tất cả cần phải nhớ rằng họ đang đối diện với một thực tại linh thánh cũng như với một vấn đề động chạm đến phần rỗi các linh hồn.

8. Tầm quan trọng của tính cách bí tích nơi hôn nhân, và nhu cầu cần phải có đức tin để nhận biết và sống trọn vẹn chiều kích này, có thể tạo nên một số hiểu lầm, hoặc liên quan tới việc cho phép cử hành hôn nhân hay liên quan tới những phán quyết về tính cách hiệu thành của hôn nhân. Giáo Hội không từ chối cho phép cử hành một cuộc hôn nhân đối với những ai có đủ điều kiện, cho dù họ chưa hoàn toàn về quan điểm siêu nhiên, miễn là con người này có ý hướng đúng đắn trong việc lập gia đình theo bản chất tự nhiên của hôn nhân. Thật vậy, song song với cuộc hôn nhân theo tự nhiên, người ta không thể nói đến một kiểu mẫu khác theo hôn nhân Kitô Giáo với những đòi hỏi siêu nhiên chuyên biệt.

Không được gạt bỏ sự thật này trong việc xác định những ranh giới về vần đề không bao gồm tính cách bí tích (x canon. 1101.2) cũng như về “việc xác định xem có gì lầm lỗi nơi tính cách hiệu thành bí tích” (x can. 1099) như những lý do có thể hủy hôn. Trong cả hai trường hợp ấy, cần phải nhớ rằng, thái độ của những ai lập gia đình không để ý tới chiều kích siêu nhiên của hôn nhân có thể cho hủy hôn và không thành, chỉ khi nào nó tác hại tới tính cách thành hiệu của nó ở lãnh vực tự nhiên là lãnh vực cho thấy dấu hiệu của bí tích hôn nhân. Giáo Hội Công Giáo bao giờ cũng công nhận những cuộc hôn nhân giữa thành phần không lãnh nhận phép rửa như là một bí tích Kitô Giáo qua việc rửa tội của đôi phối ngẫu, Giáo Hội cũng không đặt vấn đề về sự thành hiệu của cuộc hôn nhân giữa một người Công Giáo với một người chưa chiụ phép rửa tội, nếu nó được cử hành với phép chuẩn cần thiết.


9. Ở vào giây phút cuối cùng của cuộc tụ họp này, Tôi nghĩ tới các đôi phối ngẫu và các gia đình, cầu xin cho họ được Đức Mẹ chở che. Nhân dịp này, Tôi muốn lập lại lời huấn dụ Tôi đã nêu lên trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria: “Gia đình cùng nhau cầu nguyện là gia đình cùng nhau chung sống. Theo truyền thống xưa kia thì Kinh Mân Côi Thánh đã chứng tỏ cho thấy kinh này có một tác dụng cái tác dụng đặc biệt làm cho gia đình chung sống với nhau” (số 41).


Tôi ưu ái ban Phép Lành của Tôi cho tất cả Quí Chức…

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 14/2/2003

 

18/2 Thứ Ba

 

Ánh Sáng Hòa Bình trên mặt và trên tay Iraq

Đúng như được sắp xếp, vị sứ giả hòa bình của Tòa Thánh đã gặp Tổng Thống Saddam Hussein hôm Thứ Bảy 15/2/2003 tại một địa điểm kín một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau cuộc gặp gỡ này, tại trụ sở đại diện của Tòa Thánh ở thủ đô Baghdad, vị hồng y này đã bày tỏ như sau: “Tôi tin rằng cuộc viếng thăm này sẽ góp phần đánh tan một chút nào đó những đám mây mù đang vây phủ trên bầu trời Iraq. Tôi nghĩ tôi đã làm mọi sự có thể với tư cách là sứ giả của Đức Giáo Hoàng và là chứng nhân cho hành động hòa bình của Ngài”. Sau đây là những vấn đáp liên quan đến cuộc viếng thăm lịch sử của vị hồng y sứ giả hòa bình.

Vấn     ĐHY cảm thấy thế nào về cuộc gặp gỡ của ĐHY với một chính trị gia bất khả đến gần, mật kín và đáng sợ nhất thế giới này? Cuộc viếng thăm của ĐHY mang một ý nghĩa như thế nào?

Đáp     Vị Tổng Thống Iraq này vẫn được tiếng là rất hiếm chấp nhận những cuộc gặp gỡ. Bởi thế, sự kiện ông ta tiếp tôi một tiếng rưỡi đồng hồ là một dấu hiệu ông nhìn nhận thẩm quyền về luân lý của Đức Giáo Hoàng. Tổng Thống Saddam Hussein tỏ ra hân hoan đón nhận sứ điệp riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trao cho tôi. Ông ta bề ngoài là một con người khỏe mạnh, nghiêm cẩn ý thức được các trách nhiệm ông phải có đối với nhân dân của ông. Tôi tin rằng Tổng Thống Saddam Hussein hôm nay có ý muốn ngăn tránh cuộc chiến tranh này.

Vấn     Cuộc viếng thăm của ĐHY có ý nghĩa như thế nào? Phải chăng việc làm trung gian của Tòa Thánh Vatican một cách nào đó là để xoay hướng cuộc xung khắc này?

Đáp     Tôi có thể hiểu được những mong mỏi thật nhiều kỳ vọng vào một cuộc gặp gỡ có tầm vóc quan trọng này mang lại, thế nhưng, bản chất thiêng liêng của sứ vụ tôi thi hành đã khiến cho những lời lẽ của tôi có một giọng điệu riêng biệt. Giáo Hội có cách thức riêng của mình khi nói về hòa bình, nói về việc tạo lập hòa bình với những ai, theo quyền hạn khác nhau, cương quyết hoạt động cho nó hôm nay đây. Tôi xin nhắc lại lời của Đức Gioan Phaolô II là Giáo Hội trở nên phát ngôn viên của “một thứ lương tâm luân lý của nhân loại mong ước hòa bình, một thứ lương tâm cần đến hòa bình”.

Vấn     ĐHY có thể tóm gọn cho chúng tôi biết về cuộc gặp gỡ của ĐHY với Saddam Hussein được không?

Đáp     Dĩ nhiên là chúng tôi nói đến một số vấn đề cụ thể mà tôi không thể đề cập tới vì lòng tôn trọng vị đã sai tôi đến và người đã tiếp đón tôi. Đó là một nỗ lực xem đã thực hiện mọi sự có thể để bảo toàn hòa bình chưa, để tái lập một bầu khí tin tưởng trong việc giúp cho Iraq tìm thấy lại chỗ đứng của mình trong cộng đồng quốc tế. Tâm điểm của cuộc gặp gỡ của chúng tôi là toàn thể nhân dân Iraq, thành phần tỏ ra khao khát một nền hòa bình chân chính và bền bỉ, như tôi đã thấy từ Baghdad cho tới Mossoul, sau rất nhiều năm bị khổ sở và đọa đầy, một tình trạng khổ đau được Giáo Hội hoàn vũ và Đức Giáo Hoàng luôn tỏ ra gắn bó với họ.

Vấn     Làm thế nào để cụ thể tạo nên được một bầu khí tin tưởng ở Iraq cũng như làm sao để các xứ sở ngoại bang tin tưởng được Iraq?

Đáp     Tôi không đến với tư cách là một chính trị gia; công việc của tôi không phải là để sửa soạn cho những việc làm cụ thể, thế nhưng, tôi tin rằng, ở vào lúc này đây, vấn đề quan trọng là việc phục hồi một bầu khí tin tưởng, căn bản của tất cả mọi nỗ lực đang được thực hiện. Việc tái thiết lập lòng tin tưởng này là một việc lớn lao và đòi phải có thời gian; nó được bắt đầu bằng những cử chỉ nho nhỏ. Vả lại, cũng cần phải tin tưởng vào hoạt động của các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc nữa.

Vấn     ĐHY đã mong ước là “Iraq có một chỗ đứng trở lại trong cộng đồng quốc tế”. Phải chăng điều này có nghĩa là nếu việc giải giới Iraq được kết thúc và kiểm chứng thì Tòa Thánh sẽ yêu cầu chấm dứt việc cấm vận Iraq?

Đáp     Chắc chắn là như thế rồi. Thế nhưng không phải tôi là người sẽ yêu cầu điều này; Đức Giáo Hoàng đã từng nói lên mấy lần về việc Ngài phản đối vấn đề cấm vận này rồi.

Vấn     ĐHY có nghĩ rằng nhấn mạnh đến các nỗi khổ đau của dân chúng là nhắm đến việc chạy chữa cho những trách nhiệm của chế độ này hay chăng?

Đáp     Có thể là như thế, tuy nhiên, đối với một thành phần dân chúng đã chịu đựng nhiều năm để sống còn thì người ta không thể nói đến vấn đề chạy chữa nữa; không có vấn đề chạy chữa ở đây.

Vấn     Vậy thì cái ưu tiên ở đây là gì?

Đáp     Thay mặt Đức Giáo Hoàng, tôi muốn kêu gọi lương tâm của tất cả những ai, trong những ngày quyết liệt này đây, có thể ra tay can thiệp vào tương lai hòa bình. Bởi vì, cuối cùng, chính lương tâm mới là phán quyết sau hết, mạnh hơn tất cả mọi sách lược, mạnh hơn tất cả mọi ý hệ và mạnh hơn tất cả mọi đạo giáo.

Vấn     Những cuộc xuống đường, những thứ tranh luận, những tối canh thức đang tăng thêm trong những ngày này. Phải chăng đó là một nhận thức mới trong ý nghĩ của quần chúng về hòa bình?

Đáp     Thế giới cần có những cử chỉ nói lên lòng mong ước hòa bình. Tôi nghĩ rằng ý nghĩ của quần chúng cần phải gây tác dụng đối với quyết định của những con người hữu trách, thế nhưng những ý nghĩ này cần phải là một ý nghĩ chín chắn và hiểu biết, vì nói chung có thể xẩy ra nguy cơ bị lèo lái trong đó. Ý nghĩ chín chắn và hiểu biết là một điều kiện cần thiết, mặc dù chưa đủ, đối với vấn đề hòa bình. Nhân dân Iraq tự bản chất có một tinh thần tốt lành, thế nhưng, sau hai trận chiến và cuộc cấm vận, họ đã bị bít chặt tất cả mọi phương diện của đời sống, và không có cơ hội để được hiểu biết.

Vấn     Việc viếng thăm chính yếu về mục vụ của ĐHY được kết thúc hôm nay. ĐHY đã thấy ở Iraq một loại Giáo Hội ra sao?

Đáp     Một Giáo Hội đang sống và hết sức quí mến Đức Giáo Hoàng. Ở một số ít phần đất trên thế giới có một thứ nhiễm tình như vậy, một cảm tình hầu như đối với Đức Giáo Hoàng giành cho một vị đại diện của Tòa Thánh Vatican, một thứ cảm mến phát xuất từ tình trạng phức tạp của một nhóm thiểu số đang sống để tìm cách hiệp nhất với Tòa Thánh Rôma. Ngoài ra, sau chuyến viếng thăm hai ngày ở Mossoul, tôi xin nhấn mạnh đến khía cạnh giáo hội ở đây. Đó là vấn đề đại kết đã được thể hiện bằng một tình đoàn kết cụ thể giữa những người Công Giáo và Chính Thống Giáo, ở chỗ, vào Chúa Nhật, họ thay đổi nhà thờ với nhau và hai cộng đồng giúp đỡ nhau về tài chính để kiến thiết những tòa nhà thờ phượng . Đó là một điểm đáng ca ngợi cần phải đề cao.

Vấn     ĐHY có quan tâm về số phận của các Kitô hữu Iraq hay chăng?

Đáp     Ở đây, trước hết người Kitô hữu là người Iraq, nên họ phải chịu đựng tình trạng giống như cả nước. Ngoại trừ một số rất hiếm trường hợp bất dung nhượng giữa những người Hồi Giáo và Kitô Giáo, nói chung họ vẫn từ từ chấp nhận nhau trong cuộc sinh hoạt hằng ngày. Những người Kitô hữu được coi là những người Iraq thực sự nên họ sống với số phận quê hương xứ sở của mình.

Qua lời phát biểu với phóng viên báo chí hôm Chúa Nhật 16/2/2003 trước khi trở về Rôma, đức hồng y sứ giả hòa bình đã nói rằng: “một đường sáng nho nhỏ dường như đang mở ra giữa những đám mây đen đặc đang lủng lẳng trên đầu chúng ta vào lúc này. Thế nhưng không ai được xả hơi cả. Việc nghỉ ngơi mới mẻ và ngắn ngủi đã xẩy ra đây phải được tất cả mọi người lấy hết thời gian sử dụng nó bằng một tinh thần tin tưởng lẫn nhau, hầu đáp ứng những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Bước đi nhỏ bé nhất vào mấy ngày nữa đây đáng giá bằng một cái nhẩy xa tiến đến hòa bình”.

Đề cập đến buổi gặp gỡ Thứ Bảy với Tổng Thống Iraq Saddam Hussein, đức hồng ý nói: “Ông đã tỏ ra lắng nghe một cách lâu la và sâu xa lời hằng sống của Chúa và là lời mà hết mọi tín hữu, giòng dõi Abraham chấp nhận như là một thứ men bảo đảm nhất cho hòa bình. Trong lúc tôi rời xứ sở bị cô lập một cách bất công với các xứ sở khác này tôi muốn làm một điều gì đó hơn là một tiếng vang, tôi muốn là một cái máy phóng thanh vang lên niềm khát vọng của một xứ sở hết sức cần đến hòa bình. Phải, hòa bình vẫn còn khả dĩ nơi Iraq và cho Iraq. Tôi trở về Rôma để la lên to hơn bao giờ hết cho xứ sở này”.

Cũng vào ngày Thứ Bảy, 15/2/2003, ngày khắp nơi trên thế giới xuống đường biểu tình phản chiến Hoa Kỳ, cũng là ngày vị hồng y sứ giả hòa bình của Tòa Thánh đang gặp Tổng Thống Saddam Hussein thì tại Assisi, Phó Thủ Tướng Iraq Tariq Aziz, sau khi được triều kiến Đức Thánh Cha ngày hôm trước, đã đến một Thánh Phanxicô ở Assisi để cầu nguyện cho hòa bình Iraq. Trước mộ của vị Thánh này, ĐGM Sergio Goretti, khi trao “ánh sáng hòa bình” cho vị phó thủ tướng này, đã kêu gọi ông ta như sau: “Chúng tôi hiệp với Đức Thánh Cha, vị đã hết sức nỗ lực để ngăn ngừa chiến tranh xẩy ra. Các nguồn lợi khổng lồ tiêu xài vào các thứ khí cụ chết chóc phải được sử dụng vào việc giảm bớt tình trạng nghèo khổ và chậm tiến rất khổ đau hiện nay trên thế giới”.

Cây đèn hòa bình vị phó thủ tướng Iraq cầm trên tay ít lâu hôm ấy cũng là cây đèn đã được thắp sáng ở nơi đây bởi các vị đại diện tôn giáo thế giới hôm 24/1/2002. Lễ nghi được kết thúc bằng việc tất cả những ai tham dự bấy giờ, nhất là những tu sĩ Phanxicô đủ mọi ngành, bằng ngôn ngữ của mình, lập lại những lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói trong biến cố 24/1/2002: “Không bao giờ còn xẩy ra bạo lực nữa! Không bao giờ xẩy ra chiến tranh nữa! Không bao giờ xẩy ra khủng bố nữa! Nhân danh Thiên Chúa, chớ gì hết mọi tôn giáo mang lại cho trái đất công lý và hòa bình, thứ tha và sự sống, cùng yêu thương!” Để tỏ dấu hiệu hiệp nhất, vị phó thủ tướng Iraq và cha Vincenzo Coli, bảo quản viên đền thờ Phanxicô, đã cùng nhau nắm cái xừng bằng ngà voi do đạo trưởng Ai Cập Melek el-Kamel đã tặng cho Thánh Phanxicô năm 1219.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu được Màn Ðiện Toán Zenit phổ biến Chúa Nhật 16/2/2003

 

17/2 Thứ Hai


Huấn Từ Truyền Tin về Hai Thánh Cyliô và Methôđiô


Anh Chị Em thân mến!


1. Thứ Sáu vừa rồi, 14/2, chúng ta đã cử hành lễ hai Thánh Cyliô và Methôđiô, các vị tông đồ của sắc dân Slavs và là đồng quan th2y của Âu Châu. Được sinh ra ở Solonika vào tiền bán thể kỷ thứ 9, và được giáo dục theo văn hóa Byzantine, hai anh em này đã can đảm gánh vác trách nhiệm truyền bá phúc âm hóa dân Slav thuộc Đại Địa Moravia giữa lòng Âu Châu.


Đặc tính của việc tông đồ các vị làm đó là luôn trung thành với Đức Giáo Hoàng Rôma hay với vị thượng phụ ở Contantinopoli, tôn trọng truyền thống và ngôn ngữ của dân Slav. Các vị được tác động bằng một cảm quan sâu xa về Giáo Hội duy nhất. Thánh thiện, công giáo và tông truyền, lấy lời Chúa Giêsu kêu cầu “cho họ được hiệp nhất nên một” (Jn 17:11) làm câu tâm niệm. Chớ gì gương mẫu và lời chuyển cầu của các vị giúp cho Kitô hữu Đông và Tây được tái thiết hoàn toàn việc hiệp nhất với nhau (xem Tông Thư "Slavorum Apostoli," 13: AAS 77 [1985], 794-795).


2. Gia sản của hai thánh Cyrilô và Methôđiô còn quí giá trong cả lãnh vực văn hóa nữa. Thật vậy, hoạt động của các vị đã góp phần vào việc làm kiên cường những căn gốc Kitô Giáo Âu Châu, những gốc rễ đã cung cấp nhựa làm nên lịch sử và các cơ cấu Âu Châu.


Chính vì điều này mà, như vẫn được yêu cầu, cái gia sản chung của Đông và Tây này trong bản Thỏa Ước Hiến Pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Việc qui chiếu này không hề làm sai lệch cái tính cách trần thế của những cấu trúc chính trị (xem "Lumen Gentium," 36; "Gaudium et Spes," 36, 76), ngược lại, còn giúp bảo trì Lục Địa này khỏi cái nguy hiểm lưỡng diện, vừa về chiều hướng trần thế theo ý hệ lẫn về chiều hướng bảo thủ giáo phái.


3. Hiệp nhất bởi những giá trị và ký ức của quá khứ, các dân tộc Âu Châu mới có thể thi hành trọn vẹn vai trò của mình trong việc cổ võ công lý và hòa bình trên khắp thế giới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ý nguyện này với Mẹ Rất Thánh Maria cũng như với các vị thánh quan thày Âu Châu.

 

16/2 Chúa Nhật

Cái Nhức Nhối Iraq nơi Hội Đồng Bảo An, trên khắp thế giới và trong Khối Ả Rập

Tổng Thống Saddam Hussein, trước cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mấy giờ đồng hồ, đã ra lệnh cấm không cho cá nhân cũng như các hãng được nhập cảng hay sản xuất các thứ vũ khí hóa chất, sinh trùng và hạch nhân. Tuy nhiên, người ta nhận thấy trong bản sắc lệnh này không hề nói đến chính phủ. Phải chăng vì chính phủ đã dứt khoát cho rằng mình không có những thứ khí giới ấy nên không cần đề cập tới? Lệnh cấm này được ban hành sau khi Tổng Thống Saddam Hussein họp với các sĩ quan cao cấp của ông hôm Thứ Sáu 14/2/2003 và trước cuộc họp bất thường của Quốc Hội Iraq một chút. Sắc lệnh truyền: “Tất cả mọi thừa tác vụ phải áp dụng sắc lệnh này và phải sử dụng mọi biện pháp cần thiết có thể để trừng trị ai không tuân hợp với nó”.

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp ngày Thứ Sáu 14/2/2003 để nghe tiến sĩ Hans Blix của nhóm thanh tra UNMVIC và Mohamed ElBaradei của ban thanh tra IAEA, hai vị lãnh đạo phái đoàn thanh tra vũ khí thế giới về kết quả những gì họ đã nỗ lực thi hành cho tới nay, nhất là từ sau ngày tường trình 27/1/2003. Vì vấn đề quan trọng của phiên họp lần này, 5 quốc gia thành viên thường trực của hội đồng này đã phải gửi cả cấp ngoại trưởng đến để tham dự, chứ không để một mình vị lãnh sự ở Liên Hiệp Quốc của họ. Riêng Hoa Kỳ có bộ trưởng nội vụ Colin Powell. Những điểm chính trong bản tường trình của ban thanh tra lần này có thể được tóm gọn như sau:

Ông Hans Blix cho biết rằng vấn đề chính của ban thanh tra là ở chỗ định vị trí những thứ khí giới hóa chất, như tác nhân thần kinh VX tử vong, một chất Iraq đã có vào năm 1998 nhưng không thấy Iraq nói đến trong bản khai trình của họ. Ông nói đây là trách nhiệm của Iraq phải đưa ra bằng cớ chứ không phải trách nhiệm của các thanh tra viên tìm kiếm những chứng cớ. “Vấn đề khác và là một vấn đề rất quan trọng, đó là nhiều thứ khí giới và vật liệu nguy hiểm không được kể tới. Người ta không được vội kết luận là chúng hiện hữu. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ cái có thể đó . Nếu chúngsự có thì chúng phải cho biết để hủy hoại chúng đi”. Ông cũng nói phi đạn al-Samoud 2 của Iraq có thể phóng quá 93 dặm (150 cây số) vẫn được các quyết định của Liên Hiệp Quốc cho phép. Ông xác nhận là Iraq không hề biết trước dự định của ban thanh tra. Ông cũng nói những hình ảnh do vệ tinh chụp được như ông Powell trình bày cho Hội Đồng Bảo An mới đây về địa điểm được trưng dẫn chỉ là nơi diễn ra những sinh hoạt bình thường hơn là có những di chuyển những chất liệu bất hợp pháp. Ông cũng cho biết việc thử những thứ hóa chất và sinh trùng từ những khí dụng đáng ngờ vực đều am hợp với bản khai trình của Iraq.

Ông Mohamed ElBaradei cho biết các thanh tra viên cho tới nay vẫn chưa tìm thấy những thứ vũ khí hạch nhân, song họ sẽ tiếp tục điều tra thêm. Ông cho biết Iraq đang tỏ ra cộng tác, cho dù không có sự cộng tác của họ thì thanh tra viên vẫn làm được việc của họ, điều khẳng định này của ông hoàn toàn trái với nhận định của Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc: “Đặc biệt với hệ thống kiểm chứng thấu suốt việc tìm đến nơi có hay không có thứ vũ khí nguyên tử trong một quốc gia vẫn có thể thực hiện, cho dù không có sự cộng tác của quốc gia bị ngờ vực”. Ông công nhận Iraq có nộp thêm một số tờ khai trình nữa, nhưng chúng cũng chẳng làm sáng tỏ gì thêm. Ông nói rằng Iraq đã cho phép đến khám xét ở tất cả mọi địa điểm và đã có 4 khoa học gia Iraq được phỏng vấn riêng. “Chúng tôi, cho tới nay, vẫn không thấy có chứng cớ nào về những hoạt động nguyên tử bị cấm đang diễn ra tại Iraq cả. Một số vấn đề vẫn còn đang trong vòng điều tra và chúng tôi không ở vào vị thế tiến đến kết luận về những vấn đề này”. Chẳng hạn như vấn đề là trong khi Iraq không nhập cảng chất uranium trong những năm gần đây, song Iraq đã cố gắng kiếm cho được chất này.

Quốc Hội Iraq theo dõi cuộc họp này của Hội Đồng Bảo An qua truyền hình. Sau đó, ông Mahanned Al-Adhami đã nói: “Hai bản tường trình cho thấy rằng Iraq đã tuân hợp với Quyết Định 1441 và Iraq không có bất cứ một thứ vũ khí đại công phá nào. Bản tường trình (thứ hai) cũng đồng thời cho thấy những cáo buộc của Powell trước Hội Đồng Bảo An là những vì vô bằng”.

Trước những tường trình của hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra vũ khí quốc tế này, Hội Đồng Bảo An tiếp tục chia ra thành hai phe như cuộc họp kéo dài gần 2 tháng trước khi đi đến quyết định 1441 cuối năm 2002. Hai phe kình chống nhau vẫn là một bên gồm Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc, với một bên là Nga, Pháp và Tầu. Sau đây là những lời phát biểu của họ sau khi nghe ban thanh tra tường trình:

Syria - Ngoại trưởng Farouk Al-Shara: “Iraq đã chẳng mở tất cả các cửa của mình ra vô điều kiện hay sao? Có lúc Do Thái đã bác bỏ bất cứ hình thức thanh tra nào về những cơ sở nguyên tử của họ, thì nhiều người đã không có lý để mà cho rằng đã có vấn đề qui chuẩn lưỡng diện hay sao?... Những ai đang phát lên những hồi trống trận đã không còn giấu được cái mục đích bí mật của mình nữa, tức mục tiêu không phải là giải giới Iraq khỏi những thứ vũ khí đại công phá. Nếu họ thực sự tìm cách loại trừ những thứ khí giới đại công phá của Iraq, họ sẽ làm như thế bằng việc hỗ trợ cho công việc của các thanh tra viên cũng như ban cho các thanh tra viên có đủ thời giờ để hoàn thành những gì họ đã bắt đầu làm”.

Pháp - Ngoại Trưởng Dominique de Villepin: “Hôm nay không ai có thể cho rằng đường lối chiến tranh sẽ ngắn hơn là đường lối thanh tra. Không ai có thể cho rằng đường lối chiến tranh sẽ dẫn đến một thế giới an toàn hơn, công chính hơn, vững chắc hơn. Vì chiến tranh bao giờ cũng là một thứ trừng phạt thua bại. Nó có phải là phương tiện duy nhất trước nhiều thách đố vào lúc này hay chăng? Bởi thế, chúng ta hãy cho các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc thời gian họ cần hoàn thành sứ vụ của họ”.

Trung Hoa – Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan: “Vấn đề Iraq đang ở vào một thời điểm then chốt. Nó là niềm hy vọng đại đồng của cộng đồng thế giới trong việc thấy được một giải pháp chính trị cho vấn đề này trong phạm vi của Liên Hiệp Quốc… Chúng tôi tha thiết xin phía Iraq hãy hoàn toàn nhìn nhận tầm quan trọng cùng khẩn trương của những điều chỉ dẫn và tỏ ra tích cực cộng tác hơn nữa… Phía Iraq đã thực hiện một số việc dấn thân. Chúng tôi yêu cầu Iraq hãy làm cho những hứa hẹn này nên tốt đẹp càng sớm càng tốt”.

Hiệp Vương Quốc –Ngoại Trưởng Jack Straw: “Trong việc bảo đảm một kết thúc ôn hòa cho cuộc khủng hoảng này theo như tất cả chúng ta phải làm, tôi hiểu và tôi nghĩ rằng hết mọi người ở đây đều biết là chúng ta chỉ tiến đến giai đoạn này bằng việc làm những gì theo như bản hiến chương Liên Hiệp Quốc đòi chúng ta làm – đó là trở lại với tiến trình ngoại giao bằng mối đe dọa có uy thế về võ lực, và nếu cần, sẵn sàng sử dụng cái đe dọa bằng võ lực ấy. Nếu chúng ta rút lui khỏi cách này, nếu chúng ta quyết định cho một thời gian vô hạn định đối với một ít cộng tác hay không có sự hợp tác thực sự, thì việc giải giới Iraq cùng với nền hòa bình và an ninh của cộng đồng thế giới mà chúng ta có trách nhiệm sẽ không trở nên dễ dàng hơn mà lại càng trở thành khó khăn hơn nữa. Vấn đề này không phải chỉ liên quan đến riêng Iraq, nó là cách chúng ta đối đầu với những thứ lan truyền nguy hiểm ở những nơi khác khắp thế giới”.

Hiệp Chủng Quốc – Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell: “Tôi lấy làm hài lòng khi nghe thấy giờ đây đã có những sắc lệnh được ban hành, những sắc lệnh đáng lẽ phải được ban hành từ nhiều năm trước đây, thế nhưng ai có thể nghĩ sắc lệnh của Saddam Hussein thực sự nhắm đến ai chăng? – nó có thực sự là vấn đề thay đổi tình thế hay chăng? Và nó xuất hiện vào một buổi sáng khi mà chúng ta đang tiến đến chỗ xem xét đường lối được vạch định bởi Quyết Định 1441. Tất cả những điều này chỉ là những vấn đề trình diễn. Tất cả những điều này đều là những thứ lừa đảo đang chơi chúng ta mà thôi”.

Thế Giới Xuống Đường.

Thứ Năm, 13/2/2003, ngay trước ngày Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tái họp để nghe hai vị lãnh đạo phái đoàn thanh tra về kết quả việc mình làm thì ở một số thành phố Âu Châu đã xẩy ra những cuộc xuống đường chống lại ý định tấn công Iraq của Hoa Kỳ.

Ở Vienna Áo Quốc, nơi cuộc biểu tình này được tổ chức bởi những tay thuộc đảng Thanh Bình (Greenpeace), người ta thấy một biển ngữ có hình của Tổng Thống Bush với đôi mắt được bịt bằng những dấu hiệu của hãng xăng Esso, kèm theo hàng chữ: “Không có vấn đề chiến tranh vì dầu hỏa!”, “Stop Esso, stop Bush”.

Ở một số thành phố ở Đức, hơn 10 ngàn người tham dự cuộc xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ Thủ Tướng Gerhard Schoroeder trong việc ông chống lại chủ trương tuyên chiến của Hoa Kỳ. Ở Dresden, những người còn sống sót ở thành phố này đã đánh dấu 58 năm bị Đồng Minh thả bom làm tan nát thành phố ấy đã nêu lên hàng chữ: “Hãy giúp vào việc ngăn chặn tình trạng khổ đau mới, tàn phá mới và chết chóc mới”.

Ở Rôma Ý Quốc, cũng có khoảng 20 người xuống đường phản đối.

Ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, những người biểu tình chống đối bị đụng độ với cảnh sát và có 45 người bị bắt giữ vì chống lại thứ chiến tranh của Hoa Kỳ.
 

Hôm Thứ Sáu, Anas Altikriti thuộc Hiệp Hội Hồi Giáo ở Hiệp Vương Quốc, người đứng ra tổ chức cuộc xuống đường biểu tình chống đối đã cho CNN biết rằng những người tổ chức và tham dự vào cuộc chống đối này tự bản chất không phải là những tay cầu an chủ hòa: “Chiến tranh thường được sử dụng và cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có những điều kiện xác đáng. Vào lúc này đây chẳng có gì cho thấy cuộc chiến tranh này là hợp với luân lý, với pháp lý cả, thậm chí cần thiết. Saddam Hussein đâu có đe dọa Hoa Kỳ hay Luân Đôn. Chẳng có một nước láng giềng nào của ông ta đã phàn nàn về những thứ vũ khí đại công phá của ông ta cả”.

Đối với giới trẻ Đức, họ cảm thấy nhẹ cả người, vì sau hai thế hệ tội lỗi bởi nước của họ gây nên hai trận Thế Chiến I và II, họ bị mang tiếng xấu, nhưng hiện nay Hoa Kỳ chứ không phải Đức Quốc, bị nhiều người thấy như là một tay gây chiến.
 

Cuộc thăm dò của đài Truyền Hình số 4 ở Hiệp Vương Quốc đã cho biết những người Britons coi mối đe dọa nhất cho hòa bình hiện nay không phải là Iraq hay Bắc Hàn mà là Hoa Kỳ. Trong những cuộc tranh cãi ở Quốc Hội Hiệp Vương Quốc, theo chiều hướng phản Hoa Kỳ thường cho rằng việc lăng nhục không phải do Tổng Thống Iraq Saddam Hussein mà là Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush. Ông Jeremy Corbyn thuộc Đảng Labour MP mới đây đã nói với House of Commons rằng: “Vô khối ý nghĩ của quần chúng Hiệp Vương Quốc thực sự nghi ngờ nếu không muốn nói là hoàn toàn thù địch với thứ chiến tranh này, vì họ tin rằng cuộc chiến này gây ra do những lợi lộc của người Hoa Kỳ chứ không còn là gì khác”.
 

Hiện nay dân chúng Âu Châu tỏ ra chống lại Hoa Kỳ và có thiện cảm với Hồi Giáo. Ông Dominique Moisi thuộc Viện Liên Hệ Quốc Tế của Pháp Quốc đã cho biết: “Khuynh hướng chống chính sách Hoa Kỳ ngày nay ở Âu Châu là một phối hợp của những gì Hoa Kỳ đang làm – như sửa soạn chiến tranh tấn công Iraq – với những gì Hoa Kỳ là – là một xứ sở hung bạo trước con mắt của người Âu Châu”. Ông Manfred Guttamacher thuộc Đại Học Potsdam ở Đức thêm: “Chúng tôi đang ở trên bờ vực của một cuộc tách lìa sâu rộng giữa Hiệp Chủng Quốc và Âu Châu, một cuộc tách lìa còn lớn hơn cả những cuộc tách lìa nơi chiều hướng chống Hoa Kỳ ở thập niên 1960 và đầu thập niên 1980 nữa”.

Thứ Bảy 15/2/2003, khắp thế giới đã xẩy ra những cuộc xuống đường biểu tình chống Hoa Kỳ, sau khi nghe bản tường trình của ban thanh tra vũ khí ở Iraq và thái độ vô tâm của Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ Colin Powell hôm trước, 14/2/2003.

Những cuộc biểu tình này bắt đầu xẩy ra từ Công Viên Hyde Park ở thủ đô Luân Đôn Hiệp Vương Quốc. Sau đó, đến Hoa Kỳ ở nhiều thành phố khắp nơi. Nữu Ước là nơi chính với 100 ngàn người tham dự, có ĐTGM Desmond Tutu ngỏ lời với đám đông. Theo phóng viên Richard Quest và Jim Bittermann của CNN thì có cả nửa triệu người ở Luân Đôn xuống đường và cả mấy trăm ngàn người ở 80 thành thị từ Pháp đến Bá Linh, với cả 100 cuộc tổ chức khác nhau. Thị trưởng thủ đô Luân Đôn Ken Livingstone nói: “Cuộc chiến này chỉ vì dầu hỏa. George Bush không bao giờ được quyền phạm đến quyền lợi của con người”.

Ở Baghdad những người Iraq được nhóm hoạt động cho hòa bình thế giới, trong đó có các phần tử thuộc nhóm “Human Shields” hy vọng việc hiện diện của họ tại Iraq sẽ làm cho Tổng Thống Bush và đồng minh của ông nghĩ lại trước khi thả bom tấn công Iraq.

Ở Bá Linh Đức Quốc, một người chống đối ở Augsburg là Emil Bauer đã nói ông “chống thứ chiến tranh Hoa Kỳ gây ra vì lợi lộc dầu hỏa và quyền lực của họ. Vấn đề quan trọng là phải tỏ ra chống lại vấn đề này. Càng nhiều người tham dự càng tốt”.

Ở Rôma Ý Quốc, cũng nghĩ về động lực lợi lộc nơi cuộc chiến của Hoa Kỳ này: “Ông phải nghĩ về nhân quyền chứ đừng chỉ nghĩ đến vấn đề thương mại và làm tiền. Ông không thể ngăn chặn chiến tranh bằng việc tạo nên chiến tranh”. Theo phóng viên CNN Alessio Vinci cuộc biểu tình ở Ý có cả hằng triệu người.

Những cuộc biểu tình phản chiến Hoa Kỳ cũng diễn ra tại Thụy Điển, Nam Phi, Bulgaria, Pakistan, Croatia và nhiều nơi khác nữa.

Ở Tây Ban Nha, một nước đang ủng hộ chủ trương chủ chiến của Hoa Kỳ có cả hai triệu người xuống đường, nguyên tại thành phố Barcelona đã gần 1 triệu 300 ngàn, một cuộc xuống đường lớn nhất của thành phố này từ trước đến nay, và tại thủ đô Maní có khoảng 600 ngàn người tràn ngập thành phố.

Ở Sofia, Bulgaria, một biểu ngữ có hàng chữ: “Tôi nhìn Bush nhưng thấy Hitler”. Ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, 5 ngàn người giận dữ đòi Hoa Kỳ phải ra khỏi vùng Trung Đông.

Ở Moscow, gần 1 ngàn người bất chấp trời lạnh lẽo diễn hành đến tòa lãnh sự Hoa Kỳ để phản đối chiến tranh. Có những biểu ngữ đề “hãy mạnh tay hơn với Hoa Kỳ” và “Hiệp Chủng Quốc – Tay Khủng Bố Quốc Tế Đệ Nhất Thiên Hạ”. Vị lãnh đạo đảng Cộng Sản Gennady Zyuganov, ngỏ lời với đám đông rằng Hiệp Chủng Quốc đang sửa soạn “một cuộc chiến tranh chống lại nhân loại, chống lại thế giới Ả Rập và Hồi Giáo, chống lại liên hiệp Âu Châu, và nhất là chống lại Nga Sô” vì sợ rằng cuộc khủng hoảng thị trường dầu hỏa sẽ làm tàn rụi nền kinh tế Nga sau cuộc chiến.
 

Ở Á Châu, cũng có những cuộc xuống đường biểu tình ở Nam Hàn (với 2 ngàn người tại thủ đô Seoul); ở Nhật Bản (với 300 người đem hoa và bản văn phản chiến đến tòa lãnh sự Hoa Kỳ; một bà nội trợ khoảng ngũ tuần là Marilo Ayama đã chia sẻ cảm nhận của mình là: “Chúng ta đang ở bờ vực của một cuộc Thế Chiến Thứ Ba”. Ở Bangkok Thái Lan có khoảng 2 ngàn người diễn hành ở tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Ở Mã Lai, có 1 ngàn 500 người chống chiến tranh tụ họp ngoài tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở thủ đô Kuala Lumpur trước khi diễn hành tới Những Tháp Petronoa, những tòa nhà cao nhất thế giới. Nasir Hashim là người tổ chức cho biết: “Chúng ta phải chặn đứng cuộc chiến này vì nó là mưu đồ thống trị thế giới của Hiệp Chủng Quốc”. Ở Hồng Kông, những người xuống đường mang những tấm bảng có hàng chữ “đừng có lấy máu đổi dầu” và “Drop Bush. Not Bombs” – “Bỏ Bush. Không Bỏ Bom” và diễn hành từ Tòa Thị Sảnh đến Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ. Ở Jakarta, Nam Dương, những người xuống đường đã lấy tòa lãnh sự Úc Châu để gửi sứ điệp của họ “chiến tranh là tàn phá”. Một người trong đám biểu tình nói: “Hãy ngưng cuộc chiến này và giải quyết vấn đề bằng đường lối ôn hòa, chứ không phải bằng việc tấn công”.

Ở Úc Châu, nơi mà chính quyền đã hứa gửi 2 ngàn quên để sửa soạn chiến tranh, những cuộc biểu tình đã xẩy ra ở Sydney, Tasmania, Adelaide, Macday và Canberra, còn ở Melbourne đã tổ chức biểu tình từ ngày hôm trước với 150 ngàn người. Ở Tân Tây Lan Úc Châu nhiều đám đông tụ họp lại ở nhiều thành phố khắp quốc gia này, với chùng mấy ngàn người diễn hành qua thành phố chính Auckland. Chừng 16 ngàn người tụ họp ở thủ đô Úc Châu là Canberra, ngoài ra còn có những cuộc xuống đường khác ở Perth, Newscastle và Hobart với khoảng trên 10 ngàn người.
 

Trước những phản ứng khắp nơi trên thế giới như thế, nữ cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Bush là Condoleezza Rice phát biểu trên cả hai chương trình truyền hình “Fox News Sunday” và “NBC’s Meet the Press” vào Chúa Nhật 16/2/2003 là Tổng Thống Bush sẽ không lùi bước trước những lời yêu cầu của hầu hết các quốc gia trong Hội Đồng Bảo An về vấn đề cho ban thanh tra thêm thời gian: “Một số quốc gia hôm Thứ Sáu đã làm cho Saddam Hussein tưởng rằng ông ta có thể chơi trò này. Giờ đây chúng ta đang ở vào một giai đoạn, một cửa ngõ ngoại giao để chúng ta bàn cách tốt nhất trong việc thi hành Quyết Định 1441 của Hội Đồng Bảo An. Thế nhưng Saddam Hussein không được nhìn vào những gì ông ta thấy mấy ngày vừa qua như là những gì ông ta lại sẽ tìm cách tránh né”.

Phần Thủ Tướng Blair, chứng kiến thấy những cảnh tượng này, phản ứng của ông ta là: “Tôi vui mừng vì chúng ta đang sống trong một xứ sở mà cuộc chống đối ôn hòa vốn là diễn tiến thuộc nền dân chủ của chúng ta. Khi quí vị nhìn vào các hình ảnh truyền hình về cuộc diễn hành ấy thì hãy nghĩ rằng: nếu có 500 ngàn người đang diễn hành ấy thì cũng vẫn còn ít hơn con số tử vong Saddam phải chịu trách nhiệm. Nếu con số diễn hành là 1 triệu, thì vẫn còn ít hơn con số bị chết trong các cuộc chiến do ông ta gây ra”.

Trong nội bộ của Khối Ả Rập, ông Mahmound Hammoud, chủ tịch của Liên Hiệp Ả Rập, đã nói với ngoại trưởng thuộc khối Ả Rập là: “Các nước Ả Rập không thể ngăn nổi chiến tranh, thế nhưng họ có trách nhiệm cứu xét đến những vấn đề tiến đến một vị thế liên hiệp và minh nhiên chống lại những ai đang vang lên tiếng trống trận. Các quốc gia Ả Rập không được bắt tay vào việc trợ giúp bất cứ những gì về quân sự cho cuộc tấn công Iraq”. Có một số quốc gia vùng vịnh đã cho để cho Hoa Kỳ sử dụng phần đất của mình để làm căn cứ quân sự cho cuộc chiến đánh Iraq. Ngoại Trưởng Iraq, sau cuộc gặp gỡ bán chính thức thuộc Khối Ả Rập đã cho phóng viên báo chí biết cảm nhận của mình như sau: “Chúng tôi lấy làm hài lòng về chủ trương của quần chúng, nhưng cho đến nay các nước Ả Rập vẫn chưa kết hiệp lại thành một vị thế chính thức”. Trong tất cả mọi quốc gia Ả Rập dân chúng đều nói đến việc chống lại cuộc chiến đánh Iraq, song các chính quyền dường như để cho những chống đối này xẩy ra.

Một số viên chức Ả Rập cho biết họ sẽ không chống lại chiến tranh nếu Liên Hiệp Quốc nhúng tay vào, nhưng tất cả đều công khai bác chống việc Hoa Kỳ ngang nhiên đơn phương tấn công Iraq qua mặt Liên Hiệp Quốc. Ông Hammoud nói: “Nếu chiến tranh xẩy ra, thì nó sẽ được coi là một hành động đơn phương vi phạm đến pháp lý quốc tế, đến những quyết định của Liên Hiệp Quốc và nó sẽ chấm dứt nền hòa bình và bền vững của quốc tế”. Tuy nhiên, theo Ngoại Trưởng Hy Lạp Papandreou, đương kim chủ tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu, cho biết về các ngoại trưởng thuộc khối này: “Hôm nay họ thẳng thắn muốn Saddam Hussein phải hoàn toàn tuân hợp”. Syria muốn Khối Ả Rập có chủ trương phản chiến hơn là chủ trương theo Hoa Kỳ; nhưng Ai Cập, Kuwait và Saudi Arabia lại muốn Saddam Hussein phải tỏ ra cộng tác với ban thanh tra. Có hai vấn đề cuộc họp này đang cần phải quyết định trong tuần tới về cuộc họp thượng đỉnh của các vị lãnh đạo thuộc các quốc gia trong Khối Ả Rập vào tuần lễ 22/2 như Tổng Thống Ai Cập đề nghị hôm Thứ Sáu, 14/2/2003, cũng như về việc cử một phái đoàn đại biểu cao cấp đến Baghdad để kêu gọi Saddam Hussein hợp tác với các thanh tra viên.

Vấn đề Iraq chẳng những gây nhức nhối cho Hội Đồng Bảo An, cho Khối Ả Rập, mà còn cho cả
Khối NATO nữa. Theo ông Tổng Thư Ký của Khối này là George Robertson thì cho dù Pháp vẫn còn chống, nhưng hai nước Đức và Bỉ đã bị thuyết phục, để 18/19 nước quyết định tiến đến chỗ phác họa chương trình quân sự giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp Hoa Kỳ tấn công Iraq.

15/2 Thứ Bảy

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tiếp Phó Thủ Tướng Iraq Tariq Aziz

Sau đây là những lời thông báo chính thức của văn phòng báo chí Tòa Thánh về cuộc gặp gỡ lịch sử ở vào một thời điểm khẩn trương hiện nay.

“Sáng nay, Thứ Sáu, 14/2/2003, Đức Thánh Cha đã tiếp Ngài Tariq Aziz, phó Thủ Tướng Cộng Hòa Iraq, vị sau đó đã gặp ĐHY Angelo Sodano, quốc vụ khanh, cùng với ĐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh. Những cuộc gặp gỡ này là cơ hội trao đổi nhiều quan điểm về mối nguy hiểm đang xẩy ra trước mắt liên quan đến hành động can thiệp quân sự ở Iraq là những gì sẽ làm tăng thêm tình trạng khổ đau cho những người dân chúng đã từng chịu đựng cấm vận lâu năm. Ông Aziz đã muốn cho thấy rõ ràng về ý muốn của chính quyền Iraq trong việc hợp tác với cộng đồng thế giới, nhất là trong vấn đề giải giới, về phần của Tòa Thánh thì nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải trung thành tôn trọng, bằng những việc làm cụ thể, với các quyết định có tính cách pháp chế quốc tế của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Sau hết, Giáo Hội Công Giáo xác nhận là sẽ tiếp tục công việc giáo huấn của mình về vấn đề hòa bình cũng như về vấn đề chung sống giữa các dân tộc với nhau, nhờ đó có thể đưa đến các giải quyết ôn hòa trong hết mọi trường hợp”.

Vị phó Thủ Tướng 67 tuổi người Công Giáo theo lễ nghi Chính Thống Chaldean này đã hội kiến với Đức Thánh Cha nửa tiếng tại thư phòng của Ngài. Đây là lần thứ tư ông gặp ĐGH; các lần trước xẩy ra vào năm 1994, 1995 và 1998. Cuộc gặp gỡ lần này xẩy ra cùng ngày và ngay trước cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề tường trình lần thứ hai liên quan đến kết quả của việc thanh tra vũ khí tại Iraq. Trong một cuộc phỏng vấn được tờ Corriere della Sera ở Ý phổ biến hôm nay, ông phó thủ tướng này minh xác là ĐHY Roger Etchegaray, vị sứ giả hòa bình của Đức Thánh Cha đến Iraq không phải là để đóng vai trung gian giữa Hoa Kỳ và Iraq, trái lại, vị sứ giả này đến với phận sự nhắc nhở cho Iraq phải cộng tác với cộng đồng thế giới, thế thôi.

Đến Rôma từ Thứ Năm, 13/2/2003, vị phó thủ tướng này đã cho biết ông đến để chuyển cho ĐTC sứ điệp của Saddam Hussein về “cuộc chiến tranh tấn công đang âm mưu nhắm vào Iraq”. Ông còn bày tỏ cảm nhận của mình là hết mọi người tin tưởng vào hòa bình và công lý đều chống lại chủ trương của Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ cho rằng Iraq đang sản xuất các thứ vũ khí đại công phá và không cộng tác với các thanh tra viên. Ông cho biết Iraq hoàn toàn cộng tác nhưng Hoa Kỳ muốn cản trở công việc của các thanh tra viên để có thể lấy lý ra tay tấn công hầu chiếm phần “chủ trị” Trung Đông và các mỏ dầu hỏa của Iraq. “Trước hết, chúng tôi rất bén nhậy về tầm ảnh hưởng luân lý quan trọng của Đức Thánh Cha khi Ngài yêu cầu hòa bình cũng như khi Ngài bác bỏ chiến tranh. Điều này rất quan trọng đối với ý nghĩ chung của thế giới… Đức Thánh Cha và Tòa Thánh Vatican cùng với các tín đồ tin vào Thiên Chúa, tín đồ Hồi Giáo cũng như Kitô Giáo, đang cố gắng hết mình để ngăn chặn cuộc tấn công này. Chúng tôi phải bàn luận về cách thức để tiếp tục hành động theo chiều hướng đó và vận dụng tất cả mọi lực lượng của sự thiện để chống lại các lực lượng của sự dữ”.

Trong khi đó, tiến sĩ Novarro-Valls, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã cho biết ĐTC rất lo âu về nhân dân Iraq đã bị kiệt quệ sau 12 năm bị cấm vận. Thế nhưng, vị phát ngôn viên này thêm, ĐTC “không phải là kẻ cầu an”. Trái lại, Ngài nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đó là trách nhiệm luân lý “của mọi phía” để có thể tránh xẩy ra chiến tranh. Trả lời cho Đài Phát Thanh Vatican về vấn đề tông du của ĐTC đến Iraq, vị phát ngôn viên này cho biết không hề có chuyện đó trong cuộc gặp gỡ này. “Ba năm trước đây Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ ước muốn viếng thăm Ur ở Chaldeans, quê hương của Abraham. Vì những lý do đã rõ, tức là Ngài không được phép thực hiện chuyến đi này, Đức Giáo Hoàng đã không thể đến Iraq. Bởi thế, đối với Ngài, vấn đề đã xong”. Trong cuộc gặp gỡ với vị phó thủ tướng Iraq này, ĐTC đã nói khi Ngài chặt chẽ bắt tay ông mà nói: “Xin Thiên Chúa chúc lành cho ông; xin Chúa chúc lành cho Iraq”.

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và vị Phó Thủ Tướng Iraq hôm nay đã đặc biệt kéo chú ý của giới truyền thông, nhất là của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga Sô, Anh Quốc và Pháp Quốc, những nước đã gửi các phóng viên đặc biệt đến Rôma để tường trình cuộc triều kiến này. Chính quyền Ý đã phải thực hiện chặt chẽ vấn đề an ninh chung quanh Vatican.

Cảm nhận của vị hồng y sứ giả hòa bình ở Iraq

Tại Iraq, ĐHY sứ giả hòa bình của Tòa Thánh, khi tới phi trường quốc tế Saddam hôm 11/2/2003, đã tuyên bố: “Tôi đến để khuyến khích các nhà cầm quyền Iraq hãy cộng tác với Liên Hiệp Quốc vì hòa bình và theo luật lệ quốc tế. Chiến tranh không phải là giải pháp cuối cùng, nó là giải pháp ác hại nhất… Tôi hân hoan bày tỏ lòng cảm mến sâu xa của tôi với xứ sở này, một một dân tộc được đánh dấu và kiệt quệ bởi 12 năm bị cấm vận. Theo tinh thần của Abraham, tôi xin trích lại lời của Chúa Giêsu Kitô: ‘Phúc cho những ai xây dựng hòa bình’”. Qua cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican, vị hồng y này cho biết ngài rất cảm động trước sự cầu nguyện của những người Công Giáo Iraq trong Thánh Lễ cầu cho hòa bình do ngài chủ tế hôm Thứ Tư 13/2/2003 ở Nhà Thờ Thánh Giuse thủ đô Baghdad: “Đó là một đám rất đông hết sức sốt sáng nguyện cầu, vì những người Công Giáo này, cũng như toàn thể nhân dân Iraq nói chung, đang cảm thấy chiến tranh chực chờ. Tuy nhiên, họ hy vọng rằng, qua lời cầu nguyện, cũng như qua tất cả những gì có thể bằng phương tiện loài người, hòa bình vẫn có thể vãn hồi. Cần tin tưởng vào hòa bình cho đến lúc cuối cùng, cho đến giây phút cuối cùng… cho đến khi tận dụng hết mọi nguồn lực nơi hết mọi con người thiện tâm cũng như nơi dân chúng, nhất là nơi những nhà lãnh đạo xã hội, cả ở Iraq cũng như trong cộng đồng quốc tế”.

Các Giám Mục Pháp Lên Tiếng Về Vấn Đề Iraq

Trong bản văn mang tựa đề “Chiến Tranh Vốn là Một Thua Bại”, Hội Đồng Thường Trực của Các Giám Mục Pháp nhấn mạnh rằng: “Quyền tự vệ hợp lý cần phải có một cuộc tấn công thực sự hay cấp thời, chứ không phải chỉ là một cuốc tấn công có thể xẩy ra”. Bản văn này được ký bởi các vị giám mục, trong đó có ĐTGM Jean-Pierre Ricard, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và ĐHY Jean-Marie Lustiger, TGM Paris. “Những người công dân đồng hương của chúng tôi cũng như các vị lãnh đạo của xứ sở chúng tôi nhất quyết can đảm theo đuổi việc tìm kiếm những đường lối ôn hòa để giúp cho nhân dân Iraq thoát khỏi những sự dữ đã áp bức họ và những sự dữ đang đe dọa họ”. Giáo Hội ở Pháp lấy làm quan trọng vấn đề các quốc gia Tây Phương chối từ việc tham dự vào cuộc xung đột này. Theo các vị, việc chối từ này có thể đưa đến việc tránh khỏi cuộc chiến tranh đang hiện lên như kết quả của “một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh và các đạo giáo”. Bản văn tiếp: “Những người Hồi Giáo và Kitô Giáo đều muốn phụng sự Thiên Chúa, Đấng Từ Bi, Đấng An Bình, để mạnh mẽ sửa soạn hòa bình cho mai ngày nơi chính cốt lõi của tình trạng bạo loạn của ngày hôm nay. Nhất định không lùi bước, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy vững niềm hy vọng, với tất cả mọi giáo hội Kitô Giáo trên toàn thế giới, tuyên bố mình hoàn toàn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong những ngày này, vị tăng gia nhiều hoạt động để ngăn tránh chiến tranh. Cùng với Ngài, chúng tôi xin lên tiếng phủ nhận chiến tranh! Chiến tranh không bao giờ lại là một định mạng. Đối với nhân loại nó luôn là một thảm bại”.

Tại sao Iraq ngăn trở ước muốn tông du của ĐTC năm 1998

Đức Hồng Y Roberto Tucci, vị bấy giờ có trách nhiệm sắp xếp các chuyến đi của ĐTC, đã nói với Đài Phát Thanh Vatican về lý do tại sao Ngài không thể thực hiện chuyến đi thăm Ur, quê hương của tổ phụ Abraham theo lòng mong ước của Ngài này.

Lý do thứ nhất là vì chi tiết ĐTC đề cầp đến trong Tông Thư “Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến” ban hành năm 1994: “Những cuộc họp đầu tiên, ở cấp phó thủ tướng chính quyền Iraq, đã chú trọng đến sự kiện là, theo họ, ĐGH đã có một nhãn quan Kitô-Do Thái Giáo nơi bản văn này trong việc Ngài nói lên lòng ước ao viếng thăm những nơi hành trình của Abraham. Theo những nhà dẫn giải Iraq thì nhãn quan xứng hợp là nhãn quan của Hồi Giáo, một nhãn quan khác với nhãn quan được trình bày trong Cựu Ước và được nhắc lại chính yếu nơi các bức thư của Thánh Phaolô. Chúng tôi cảm thấy hơi lạ là chúng tôi phải nói một cách đặc biệt về vấn đề này. Họ căn cứ vào một văn kiện do chính quyền yêu cầu, được ký bởi những học giả Iraq, trong đó có một số Kitô hữu, ủng hộ luận điệu của chính quyền cho rằng quan điểm của chúng ta về Abraham hoàn toàn không đúng.

“Sau đó lại xẩy ra những lý do khác nữa. Đột nhiên họ xoay qua trách nhiệm của Hiệp Chủng Quốc, nhất là của Anh Quốc, vì bị cấm vận và ‘vùng cấm bay’ […] mà xứ sở này gặp trở ngại trong việc tổ chức một cách xứng hợp cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Nhất là họ nói rằng họ cảm thấy không thể bảo đảm tình trạng an ninh. Họ không thể nói rằng chuyến đi của ĐTC không thực hiện được vì những cấm đoán của Liên Hiệp Quốc, của Hiệp Chủng Quốc hay của Anh Quốc, vì chúng tôi đã biết rằng nếu Đức Giáo Hoàng cần phải đến Iraq thì Liên Hiệp Quốc và những quyền lực dính dáng đến việc kiểm soát việc giải giới ở Iraq sẽ không gây khó dễ.

“Chúng tôi đã đi thụt lùi, để rồi cuối cùng đã không đi đến đâu. Chúng tôi không thể gặp được một số cá nhân đại diện, chúng tôi không thể gặp được vị lãnh đạo quốc gia Iraq. Chúng tôi hiểu ra rằng việc trả lời sẽ được thực hiện nhưng là một trả lời phủ nhận. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi sự bị lùi lại bởi ‘việc phủ nhận’ này. Ngay cả trong thế giới Ả Rập, tôi biết có một số vị lãnh đạo hết sức lạ lùng trước phản ứng này. Chẳng hạn Yasser Arafat đã tỏ ra ngạc nhiên trước thái độ tiêu cực ấy là những gì dường như đi ngược lại với những khuynh hướng của ông. Ông sau đó đã nói với tôi như vậy, khi chúng tôi cùng nhau hoạch định cuộc viếng thăm của ĐTC đến Thánh Địa”.

Sau hết, ĐHY này phủ nhận tin tức cho rằng chính vì Tòa Thánh Vatican mà ĐTC đã hủy bỏ chuyến đi. Một số truyền thông đã cho rằng Tòa Thánh Vatican hủy bỏ chuyến đi của ĐTC là vì Saddam Hussein làm áp lực bắt ĐTC phải nói những gì. ĐHY nhắc lại ĐTC hết sức ao ước muốn đi đến Iraq hồi đó, tới nỗi, Ngài đã tổ chức cử hành một lễ nghi ở Rôma được gọi là một chuyến đi “tượng trưng” đến Ur vào ngày Thứ Tư 23/2/2000.

ĐTC nhận thấy tiến bộ nơi việc hiểu biết giữa Công Giáo và Do Thái

Hôm nay, Thứ Sáu 14/2/2003, ĐTC đã tiếp vị tôn sư trưởng ở Rôma là Riccardo Di Segni cùng với các vị tôn sư và lãnh đạo Do Thái khác trong thành Rôma. Đây là lần đầu tiên vị tân tôn sư trưởng này đến thăm ĐTC sau khi lãnh đạo cộng đồng Do Thái hơn một năm qua. Vị tiền nhiệm của ông là tôn sư Elio Toaff, một người bạn của Đức Gioan Phaolô II.

Trong cuộc gặp gỡ này, ĐTC đã nhấn mạnh đến “ước muốn thiết tha được thấy Giáo Hội Công Giáo nuôi dưỡng việc thắt chặt tình thân hữu và sự hợp tác hỗ tương với cộng đồng Do Thái một cách sâu đậm hơn”. ĐTC cũng nhắc đến chuyến viếng thăm “lịch sử không thể nào quên được” mà Ngài đã thực hiện năm 1986 tại hội đường Do Thái ở Rôma. Biến cố ấy, “một tặng ân của Đấng Toàn Năng”, nói lên “một giai đoạn quan trọng trên con đường hướng tới việc hiểu biết nhau giữa những người Do Thái và Công Giáo. ĐTC nhìn nhận là trong quá khứ hai cộng đồng này hận thù nhau. Thế nhưng, Ngài nói rằng việc từ từ áp dụng bản văn của Công Đồng Chung Vaticanô II về vấn đề Giáo Hội với các tôn giáo không phải Kitô Giáo, Nostra Aetate, cùng với những cử chỉ thân hữu giữa hai cộng đồng “đã góp phần hướng dẫn những mối liên hệ của chúng ta hướng tới việc hiểu biết nhau hơn nữa”.


Con Cừu đầu tiên được tạo sinh sao bản cloning được 6 tuổi thì chết

Viện Roslin, qua Bác Sĩ Harry Griffin, vừa công bố điều này: “Chiên có thể sống tới 11 hay 12 tuổi và bệnh phổi là bệnh thông thường xẩy ra nơi loài chiên, nhất là những con được nuôi trong nhà”. Vị viện trưởng này còn nói sẽ cho biết kết quả về việc hậu tử giảo nghiệm con cừu sao bản này. Con cừu mang tên Dolly này được đặt theo tên của danh ca country-western Dolly Parton, và xuất hiện trước truyền thông quốc tế vào đầu năm 1996 như con vật thuộc loài có vú đầu tiên được khoa học sao bản từ tế bào già (chứ không phải tế bào thân từ thứ phôi thai bào được tạo sinh sao bản) qua cuộc thí nghiệm của giáo sư Ian Wilmut cùng với nhóm của ông thuộc Viện Roslin ở Edingurgh. Vào tháng 1/2002, con cừu này được thấy là có triệu chứng phong thấp, một triệu chứng thông thường nơi loài thú già đời. Việc nghiên cứu về vấn đề này đặt giả thuyết là có thể chứng phong thấp này gây ra bởi tiến trình tạo sinh sao bản, nhưng cũng có thể là do vấn đề già trước tuổi. Một nhóm chuyên viên thuộc hãng Trị Liệu PPL ở Edingurgh đã khám nghiệm các thứ tế bào được gọi là telomeres của con cừu này thì thấy rằng những cấu trúc của chúng hơi ngắn hơn bình thường có thể là nguyên nhân gây nên việc chết sớm của nó.

Bác sĩ Patrick Dixon đã cho Hãng Thống Tấn Press Association của Hiệp Vương Quốc biết rằng: “Vấn đề thực sự đó là cái gì đã làm cho con cừu này chết, và vấn đề có liên quan đến tuổi tác hay chăng. Con cừu này chưa đủ tuổi theo tiêu chuẩn loài cừu để bị hạ chết (vì mắc bệnh). Cái quan tâm lớn nhất của nhiều khoa học gia đó là vấn đề tạo sinh sao bản con người, cho dù những thứ tạo sinh sao bản con người này không có những dị thường trong bụng mẹ đi nữa, cũng sẽ cần đến việc thay cạnh sườn ở tuổi dậy thì và có thể sẽ có quái lạ về tuổi tác ở tuổi 20. Đó là lý do tại sao sức khỏe của con Dolly này là vấn đề rất quan trọng và tại sao các khoa học gia trên thế giới đang chờ kết quả của cuộc hậu tử nghiệm nó. Chính giáo sư Wilmut năm ngoái đã nói là triệu chứng phong thấp của con cừu này cho thấy kỹ thuật tạo sinh sao bản của ông “chưa hiệu nghiệm” và cần phải thử nghiệm hơn nữa. Thi thể của con cừu này có thể sẽ được trưng ở Bảo Tàng Viện Quốc Gia Tô Cách Lan. Ở Hiệp Vương Quốc, luật cho phép được tạo sinh sao bản cloning phôi thai bào con người để trị liệu mà thôi, chứ không được tạo sinh sao bản thành con người.
 

(Giáo Hội Hiện Tế các tuần trước)