GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 8/2003
Ý Chung: “Xin cho các nhà nghiên cứu về lãnh vực khoa học và kỹ thuật biết đón nhận các lời kêu gọi không ngừng của Giáo Hội trong việc sử dụng một cách khôn ngoan và hữu trách những thành đạt họ chiếm được”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho các giáo lý viên ở những Giáo Hội trẻ biết chứng thực lòng họ trung thành gắn bó với Phúc Âm”.
___________________________________________
17-23/8/2003
23/8 Thứ Bảy
Lộ Trình Hòa Bình Trung Đông lại bị gián đoạn nghiêm trọng bởi khủng bố
Thật vậy, sau khi hai nhóm chiến đấu quân của phe Palestine là Hamas và Thánh Chiến Quân Hồi Giáo đã đồng ý ngưng chiến tạm 3 tháng tấn công Do Thái. Bản công bố của hai nhóm này được phổ biến hôm Chúa Nhật 29/6/2003, một bản công bố bao gồm một số điều kiện. Một số viên chức Do Thái đã ngờ vực về bản tuyên cáo này; một viên chức cao cấp của phe này cho CNN biết rằng nó “có thể là một cái bẫy” đối với Do Thái. Nhóm Al Aqsa Martyrs Brigades là nhóm chiến đấu quân liên quan tới phong trào Fatah của Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine Yasser Arafat không ký vào bản công bố ấy. Cuộc họp của các nhóm chiến đấu quân, ngoài hai nhóm ký vào bản công bố, còn có ba nhóm khác nữa, đó là Al Aqsa Martyrs Brigades, the Polular Front for the Liberation of Palestine, và the Democratic Front for the Liverationof Palestine. Những nhóm này cũng dính dáng đến các cuộc tấn công Do Thái.
Những điều kiện được nêu lên trong bản công bố này như sau:
1. Lực lượng Do Thái phải chấm dứt các cuộc xâm chiếm trong lãnh thổ Palestine.
2. Quân đội Do Thái phải chấm dứt việc phá hoại nhà cửa của các chiến đấu quân bị theo dõi.
3. Phải dẹp bỏ tất cả mọi trạm kiểm soát quân đội của Do Thái ở Gaza.
4. Phải chấm dứt cuộc phong tỏa cầm giữ Tổng Thống Palestine Yassar Arafat ở Ramallah vùng Tây Ngạn.
5. Bảo vệ những nơi thánh của Hồi giáo.
6. Phải thả hết tất cả mọi người Palestine đang bị Do Thái cầm tù.
Phải chăng Do Thái đã thực sự trúng bẫy của hai nhóm ký vào bản thỏa ước tạm ngưng chiến này? Bởi vì, những điều kiện để ngưng chiến chỉ buộc bên Do Thái mà thôi, còn bên Palestine thì không thấy nói gì, như ngưng các cuộc khủng bố tấn công Do Thái chẳng hạn. Phải chăng vì thế mà phe Palestine, trong thời hạn ba tháng ngưng chiến này đã tiếp tục tấn công phe Do Thái hai lần, một lần vào đầu tháng 8, với một cặp ôm bom khủng bố làm thiệt mạng 2 người Do Thái và thương tích cho cả chục người khác, và một lần vào hôm Thứ Ba 19/8, với cuộc ôm bom khủng bố trên một chiếc xu buýt ở Giêrusalem đầy người Do Thái theo Chính Thống giáo, làm thiệt mạng 20 người, trong đó có 6 trẻ em, và làm thương tích cho 100 người, trong đó có 40 trẻ em. Đây là vụ khủng bố đẩm máu nhất trong vòng 3 năm qua. Trong hai cuộc khủng bố tấn công trong thời hạn tạm ngưng chiến trong vòng 3 tháng này, nhóm Hamas đã nhận trách nhiệm về cuộc tấn công lần hai, và nhóm Al Aqsa Martyrs Brigades nhận đã tấn công lần thứ nhất.
Đó là lý do, sau cuộc khủng bố tấn công lần hai, phe Do Thái đã tuyên bố thỏa ước tạm ngưng chiến không còn hiệu lực nữa. Nếu bị khủng bố tấn công hai lần, phe Do Thái cũng tấn công khủng bố hai lần. Tuần vừa rồi, phe Do Thái đã tấn công nhóm chiến đấu quân Palestine và đã giết Muhammad Sadr, 26 tuổi, một tướng lãnh trong Thánh Chiến Quân Hồi Giáo. Sau cuộc khủng bố tấn công hôm Thứ Ba vừa rồi, vị phát ngôn viên Ngoại Giao Do Thái là Gideon Meir đã tuyên bố là xứ sở của ông “không còn chọn lựa nào khác” ngoài việc bắn 3 phi đạn hôm Thứ Năm, 21/8, vào một chiếc xe chở ông Abu Shanab, 53 tuổi một viên chức cao cấp của nhóm chiến đấu quân Hamas, đã làm ông này bị thiệt mạng. Ông phát ngôn viên ngoại giao Do Thái Meir cho biết: “Chúng tôi đã chờ đợi gần 8 tuần lễ từ khi lộ trình hòa bình được áp dụng, trong đó, Thẩm Quyền Palestine phải ra tay bắt đầu giam giữ các tay khủng bố. Nhưng cho tới nay chúng tôi chẳng thấy gì cả”.
Còn bên phe Palestine, trước hết, Thẩm Quyền Palestine, qua Thủ Tướng Abbas, lên tiếng cho vụ nhóm chiến đấu quân Hamas khủng bố tấn công Do Thái hôm Thứ Ba 19/8 là “một tội ác ghê rợn”, cũng như cho việc Do Thái tấn công khủng bố chiến đấu quân Hamas hôm Thứ Năm 21/8 là “một tội ác ghê tởm… phản lại hòa bình và tiến trình hòa bình”, một cuộc tấn công, qua bộ trưởng thông tin Amr, là một cuộc tấn công “vô trách nhiệm”, một cuộc tấn công làm ngăn trở nỗ lực của thẩm quyền này trong việc ngăn chặn những cuộc khủng bố của các phe chiến đấu quân. Bộ trưởng thông tin Palestine là Nabil Amr đã cho biết: “Giờ đây Thẩm Quyền Palestine phải tái xét những quyết định đêm hôm qua cùng với những đường lối cần thiết để bảo vệ dân chúng Palestine”. Còn đối với các thành phần chiến đấu quân, cả hai nhóm ký vào bản thỏa ước tạm ngưng chiến đã lên tiếng chấm dứt bản thỏa ước này sau cuộc tấn công khủng bố của Do Thái hôm Thứ Năm 21/8. Khi xác của ông Abu Shanab được đưa đến Bệnh Viện Shifa thì cả ngàn người Palestine kéo tới, trong đó có nhiều người yêu cầu Thủ Tướng Abbas phải từ chức.
Sự việc Do Thái tấn công khủng bố Hamas hôm Thứ Năm 21/8, như trưởng ban an ninh của Thẩm Quyền Palestine là ông Mohammed Dahlan cho biết, tiếc thay đã xẩy ra chỉ ít phút trước khi Thẩm Quyền Palestine ra tay săn lùng những nhóm khủng bố. Theo ông Elias Zananiri, phát ngôn viên của vị trưởng ban an ninh này thì các lực lượng an ninh Palestine đã được lệnh mới cho phép họ giam giữ những tay chiến đấu quân và tịch thu các thứ khí giới của họ. Ông này cho biết, nếu chương trình này được thực hiện thì các nhóm chiến đấu quân sẽ bị tước lột hết mọi thứ vũ khí để trở thành một đảng phái chính trị thuần túy, nhưng tiếc thay: “Giờ đây mọi sự đều bị khựng lại”.
Cuộc khủng bố tấn công nhóm chiến đấu quân Hamas hôm Thứ Ba 19/8 xẩy ra cùng ngày với cuộc khủng bố nổ bom tại Trung Tâm Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Baghdad Iraq, làm thiệt mạng ít là 24 người, trong đó có trưởng phái đoàn đại sứ của Liên Hiệp Quốc là ông Sergio Vieira de Mello. Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Kofi Annan đã lên tiếng như sau: “Tất cả chúng tôi ở Liên Hiệp Quốc đều lấy làm xúc động và kinh sợ trước cuộc tấn công hôm nay, một cuộc tấn công làm cho nhiều đồng nghiệp của chúng tôi bị thương tích và một số chưa biết bị thiệt mạng, cả người Iraq lẫn nhân viên quốc tế. Không gì có thể biện hộ cho hành động bạo hành vô lý và sát hại này đối với những con người nam nữ đến Iraq chỉ vì một mục đích duy nhất là giúp đỡ nhân dân Iraq phục hồi nền độc lập và chủ quyền của họ, cũng như để tái thiết xứ sở của họ sớm bao nhiêu có thể, dưới quyền lãnh đạo do họ chọn lựa”.
Về hai cuộc khủng bố tấn công cùng ngày ở hai nơi khác nhau này, sau buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, 20/8, Đức Thánh Cha đã nói “chỉ có thể gây cho lòng chúng ta nỗi buồn sâu xa và việc đồng loạt lên án mà thôi”.
Riêng về vụ khủng bố tấn công ở Giêrusalem, ĐTC thêm: “Trong khi chúng ta ký thác cho lòng thương xót Chúa những người bị thiệt mạng và nài xin ơn an ủi cho những ai thương khóc, chúng ta cũng cầu cùng Vị Thiên Chúa của an bình để khôn ngoan ngự trị nơi các tấm lòng cũng như để những ai có trách nhiệm với việc chung có thể phá vỡ cơn lốc tử vong của hân thù và bạo loạn này”.
Còn vụ khủng bố tấn công trung tâm LHQ ở Iraq, qua ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, ĐTC đã nhờ ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, đưa một điện tín đến tận tay cho ông TTK/LHQ với lời lẽ là ĐTC “gửi lời phân ưu chia buồn tới ông, tới tất cả mọi người hoạt động cho tổ chức LHQ, cũng như tới các gia đình cùng bạn bè của những người đã chết. Ngài dâng lời cầu nguyện tha thiết cho những nạn nhân và xin Thiên Chúa Toàn Năng an ủi những ai đang than khóc vào lúc này đây về việc mất mát thảm thương. Trong khi kêu xin cho tất cả những ai can dự vào những hành động bạo lực tội ác biết từ bỏ những đường lối hận thù, ĐTC cũng cầu xin để đường lối hòa giải được yêu chuộng cũng như để nhân dân Iraq thấy được một kỷ nguyên mới hòa bình, công chính và xã hội thái hòa”.
22/8 Thứ Sáu: Lễ Mẹ Nữ Vương
Kitô Hữu Nhìn Lên Nữ Vương Maria
(ÐTC Gioan Phaolô II bài giáo lý Thánh Mẫu cho buổi triều kiến chung 23/7/1997)
1.- Lòng tôn sùng thịnh hành vốn kêu cầu Mẹ Maria như là một Vị Nữ Vương. Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi nhắc lại Việc Đức Trinh Nữ Mông Triệu “cả xác lẫn hồn vào vinh quang thiên quốc”, đã giải thích rằng Mẹ “được Chúa tôn làm Nữ Vương trên tất cả mọi sự, để Mẹ có thể hoàn toàn nên giống hơn Con Mẹ là Chúa các chúa (x Rev 19:16) và là Đấng chiến thắng tội lỗi cùng sự chết” (Lumen Gentium, 59).
Thật vậy, bắt đầu từ thế kỷ thứ năm, hầu như trong cùng một giai đoạn Công Đồng Chung Êphêsô công bố Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, thì tước hiệu Nữ Vương cũng đã được bắt đầu được gán cho Mẹ. Nhận biết hơn về vai trò cao cả của Mẹ như thế, dân Kitô giáo muốn đặt Mẹ lên trên tất cả mọi thụ tạo, vinh thăng vai trò và tầm quan trọng của Mẹ nơi đời sống của hết mọi người cũng như của cả thế giới.
Thế nhưng, trong một khúc bài giảng được cho rằng của giáo phụ Origen, cũng đã chất chứa lời dẫn giải này về những lời bà Elizabét thốt lên trong biến cố Thăm Viếng: “Đáng lẽ chị phải đến thăm em, vì em có phúc hơn mọi người nữ, em là Người Mẹ của Chúa chị, em là Vị Tôn Nữ của chị” (Fragment, PG 13, 1902 D).
Bản văn chuyển một cách tự nhiên từ lời diễn tả “Người Mẹ của Chúa chị” sang tước hiệu “Vị Tôn Nữ”, trước cả những gì Thánh Gioan Đamascênô sau này nói khi thánh nhân gán cho Mẹ tước hiệu “Vương Chủ”: “Khi Mẹ trở nên Mẹ của Đấng Hóa Công, Mẹ thực sự trở nên nữ vương của tất cả mọi tạo vật” (De fide orthodaxa, 4, 14, PG 94, 1157).
2.- Vị Tiền Nhiệm đáng kính Piô XII của Tôi, trong bức Thông Điệp Ad coeli Reginam, một văn kiện được bản văn của Hiến Chế Lumen Gentium qui chiếu, xác định việc Mẹ cộng tác vào công cuộc Cứu Chuộc đã là nền tảng cho vai trò nữ vương của Mẹ Maria, thêm vào vai trò mẫu thân của Mẹ. Bức Thông Điệp đã lập lại bản văn phụng vụ: “Có Thánh Maria, Nữ Vương thiên đàng và là Vị Vương Chủ thế giới, đau thương đứng kề bên cây Thập Giá của Chúa Giêsu Kitô” (AAS 46 [1954] 634). Như thế, bức Thông Điệp này đã nêu lên tính cách tương tự giữa Mẹ Maria và Chúa Kitô, một tính cách tương tự giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng nơi trạng thái trung thành của Đức Trinh Nữ. Chúa Kitô là Vua không phải chỉ vì Người là Con Thiên Chúa, mà còn vì Người là Đấng Cứu Chuộc; Mẹ Maria là Nữ Vương không phải chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mà còn vì Mẹ đã cộng tác vào công cuộc cứu chuộc loài người, với tư cách là tân Evà cùng với tân Adong.
Trong Phúc Âm Thánh Marcô, chúng ta đọc thấy rằng, vào ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu “được đưa lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (16:19). Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, “ngồi bên hữu Thiên Chúa” nghĩa là chia sẻ quyền bính tối cao. Ngồi “bên hữu Cha”, Người thiết lập vương quốc của Người, vương quốc của Thiên Chúa. Được đưa lên trời, Mẹ Maria được liên kết với quyền năng của Con Mẹ, và được giành vào việc phát triển Vương Quốc này, ở chỗ thông phần vào việc ban phát ân sủng thần linh trên thế giới.
Nhìn vào tính cách tương tự giữa việc Chúa Giêsu Thăng Thiên và việc Mẹ Maria Mông Triệu, chúng ta có thể kết luận rằng, Mẹ Maria, dựa vào Chúa Kitô, là một Vị Nữ Vương nắm thượng quyền và thực hiện thượng quyền do Con Mẹ ban Mẹ trên vũ trụ.
3.- Tước hiệu Nữ Vương dĩ nhiên không thay thế cho tước hiệu Làm Mẹ, ở chỗ, vai trò làm nữ vương của Mẹ vốn là hệ quả của sứ vụ đặc biệt làm mẹ, và chỉ để thể hiện quyền năng được ban cho Mẹ để Mẹ thi hành sứ vụ ấy mà thôi.
Trích lại Trọng Sắc Ineffabilis Deus của Đức Piô IX, Đức Piô XII nhấn mạnh đến chiều kích làm mẹ nơi vai trò nữ vương của Đức Trinh Nữ: “Cảm thương chúng ta với lòng từ mẫu và quan tâm đến phần rỗi của chúng ta, Mẹ vươn vòng tay săn sóc của Mẹ ra ôm ấp tất cả loài người. Được Chúa cắt đặt làm Nữ Vương trời đất, được nâng lên trên tất cả mọi ca đoàn thiên thần cũng như tất cả mọi hàng ngũ các thánh trên trời, ngự bên hữu Người Con duy nhất của mình là Chúa Giêsu Kitô, Mẹ chắc chắn chiếm được những gì Mẹ muốn dùng lời nguyện cầu từ mẫu của Mẹ mà kêu xin; Mẹ chiếm được những gì Mẹ tìm kiếm và không bị khước từ” (xem AAS 46 [1954] 636-637).
4.- Bởi thế, Kitô hữu hãy tin tưởng nhìn lên Nữ Vương Maria, và điều này chẳng những không làm suy giảm mà thực sự làm tăng thêm việc trao phó bản thân mình với tình con thảo của họ cho Mẹ, Đấng làm mẹ theo cấp trật ân sủng.
Thật vậy, nỗi quan tâm của Nữ Vương Maria đối với loài người có thể hoàn toàn tác hiệu chính là vì trạng thái vinh hiển của Người xuất phát từ việc Mẹ Mông Triệu. Thánh Germanus I ở Contantinôpôli đã cho thấy sự kiện này rất hay. Thánh nhân chủ trương rằng trạng thái này bảo toàn mối liên hệ thân mật giữa Mẹ Maria với Con của Mẹ, và cho phép Mẹ thực hiện việc Mẹ can thiệp hộ giúp chúng ta. Ngỏ lời cùng Mẹ Maria, thánh nhân viết, Chúa Kitô muốn “có một kết nối giữa môi miệng của Mẹ với lòng trí của Mẹ; bởi thế Người đồng ý với tất cả mọi ước muốn Mẹ bày tỏ cùng Người, khi Mẹ chịu đựng vì con cái của Mẹ, Người làm tất cả mọi sự Mẹ kêu xin Người bằng quyền năng thần linh của Người” (Hom. 1 PG 98, 348).
5.- Người ta có thẻ kết luận rằng Việc Mông Triệu làm cho Mẹ Maria chẳng những hoàn toàn hiệp thông với Chúa Kitô, mà còn với mỗi một người trong chúng ta nữa, ở chỗ, Mẹ ở bên chúng ta, vì tình trạng vinh hiển của Mẹ khiến cho Mẹ có thể theo chúng ta trong cuộc hành trình trần thế hằng ngày của chúng ta. Như chúng ta cũng đọc thấy ở Thánh Germanus: “Mẹ ở với chúng con một cách thiêng liêng, và việc Mẹ hết lòng coi sóc chúng con cho thấy Mẹ hiệp thông đời sống với chúng con” (Hom. 1, PG 98, 344).
Bởi vậy, thay vì tạo nên khoảng cách giữa Mẹ và chúng ta, tình trạng vinh hiển của Mẹ Maria lại tạo nên một tình trạng liên tục gần gũi và chăm sóc. Mẹ biết hết mọi sự xẩy ra trong đời sống của chúng ta, và nâng đỡ chúng ta bằng tình yêu từ mẫu của Mẹ trong những cơn thử thách cuộc đời của chúng ta.
Được đưa về trời vinh hiển, Mẹ Maria hoàn toàn hiến mình cho công cuộc cứu độ, để thông truyền cho hết mọi con người sống động thứ hạnh phúc Mẹ lãnh nhận. Mẹ là một Vị Nữ Vương ban phát tất cả những gì Mẹ chiếm hưởng, trước hết, ở chỗ Mẹ tham dự vào cuộc sống và tình yêu của Chúa Kitô.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ
Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 30/7/1997)
Vị Nữ Vương Thế Giới Và Nữ Vương Hòa Bình
(Thánh Amadeus of Lausanne, Giám Mục: Hom. 7: SC 72; 188, 190, 192, 200)
Hãy quan sát mà xem thật là xứng hợp biết bao ngay trước cả khi được mông triệu, danh Mẹ Maria đã chiếu sáng lạ lùng trên khắp thế gian này rồi. Tiếng tăm của Mẹ đã được lan truyền khắp nơi ngay trước khi Mẹ được nâng lên trên các tầng trời uy nghi lộng lẫy. Vì vinh dự nhờ Con của mình, Vị Trinh Mẫu thật sự xứng đáng là người, trước hết, cai trị trái đất, rồi sau đó được đưa về trời trong vinh quang. Tiếng tăm của Mẹ xứng đáng được truyền bá dưới thế gian này, để Mẹ có thể tiến đến tuyệt đỉnh trên trời đầy vinh phúc. Như Mẹ đã nhờ Thần Linh Chúa mà được sinh ra đầy những nhân đức thế nào, thì Mẹ cũng đã được chuyển từ tình trạng nổi nang trần thế sang thực tại vinh quang trên trời như vậy.
Bởi vậy mà Mẹ đã bắt đầu được nếm hưởng những hoa trái của việc Mẹ sau này hiển trị trong khi vẫn còn sống trong xác thịt. Lúc thì Mẹ ngây ngất trong Thiên Chúa; lúc thì Mẹ cúi mình xuống trên tha nhân bằng một tình yêu khôn tả. Các thần trời phục dịch Mẹ, trong khi trên thế gian Mẹ được việc làm của con người tôn kính. Thần Gabiên và các thần trời phục vụ Mẹ trên trời. Thánh Gioan đồng trinh, hân hoan vui sướng vì Trinh Mẫu đã được trao phó cho ngài dưới chân cây thập giá, để cùng với các tông đồ khác chăm sóc cho Mẹ ở dưới thế gian này. Các thần trời hoan lạc vì được nhìn thấy vị nữ hoàng của mình, các thánh tông đồ hớn hở khi thấy vị tôn nữ của mình, và cả hai thành phần này đều vâng lời Mẹ với lòng sùng mộ ưu ái.
Ở trong một thành trì nhân đức cao vời nhất, như biển cả ân sủng thần linh hay như một nguồn mạch yêu thương khôn dò tràn lan khắp nơi khắp chốn, Mẹ tuôn đổ những giòng nước ân sủng xuống trên những linh hồn tin tưởng và khát khao. Được gìn giữ cả xác thịt lẫn tâm thần khỏi sự chết, Mẹ đã xức dầu ban sinh lực trên thân xác cũng như linh hồn. Có ai đã thoát được Mẹ khi họ gặp rắc rối, buồn đau hay vô thức về các mầu nhiệm nước trời chăng? Ai đã không hân hoan vui vẻ quay trở lại với sinh hoạt hằng ngày vì lời kêu xin của họ đã được Người Mẹ Thiên Chúa ban cho?
Mẹ là một vị hôn thê, rất êm ái và biết cảm thương, là mẹ của thành phần làm dâu đích thực duy nhất. Trong sự thiện hảo dồi dào của mình, Mẹ đã làm tuôn chảy suối của khu vườn lý trí, giếng của những thứ nước hằng sống và là nước ban sự sống vọt lên thành một giòng suối chảy xiết từ núi Lêbanon linh thánh và chảy xuống từ Núi Sion cho đến khi chúng bao tỏa những bờ bến của hết mọi quốc gia xa xăm hẻo lánh. Nhờ được thần linh trợ giúp Mẹ đã tái hướng những giòng nước này, làm cho chúng trở thành những giòng nước an bình và là những ao hồ ân sủng. Bởi thế, khi mà Vị Trinh Nữ của mọi trinh nữ được Thiên Chúa cũng như được Con Mẹ, Vua các vua, tiến dẫn qua giữa hội đoàn các thần trời hân hoan cùng với các tổng thần hớn hở, giữa tiếng hát khen chúc tụng của các tầng trời, thì lời tiên tri của Vị Tác Giả Vịnh được nên trọn, lời mà vị tác giả này đã thưa lên cùng Chúa: bàn tay phải của Chúa đặt định vị trí cho nữ vương, mặc nhung gấm lụa là”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 1526-1527)
Vinh Quang Trên Thiên Đàng
(Trích Thần Đô Huyền Nhiệm, phần truyện hợp với đời sống thầm lặng của Mẹ, một đời sống làm mẫu gương của Dòng Carmêlô)
Linh hồn rất thánh của Me. Maria đã hưởng phúc thiên đàng được ba ngày, Thiên Chúa tỏ cho thần thánh biết quyết định hằng hữu của Ngài là phục sinh cho Xác Thể đáng kính của Mẹ. Tới lúc đó, Chúa Giêsu từ trời, đem theo Linh Hồn Mẹ chí ái Ngài xuống mồ Thánh của Mẹ với vô số sư đoàn các thiên thần, các vị tổ phụ và các tiên tri. Đến mồ Mẹ, Chúa phán với đoàn tháp tùng rằng: "Mẹ của Cha đã được đầu thai Vô Nhiễm, đê? Cha mặc lấy Nhân Tính Cha từ nơi bản thể vô nhiễm của Mẹ. Thể xác Cha là thể xác Mẹ hơn nữa, Mẹ còn đồng công vào hết mọi công trình việc cứu chuộc của Cha. Cho nên Cha phải phục sinh cho Me. Cha, như Cha đã sống lại, và phải phục sinh cho Mẹ vào cùng lúc Cha đã sống lại, vì Cha muốn Mẹ nên tương tư. Cha trong mọi sự". Toàn thể các Thánh đều ca tụng Chúa vì sự quyết định ấy, nhất là Adong Eva, thánh ca? Giuse và hai thánh song thân của Me.
Tức thì Linh Hồn Hiển Vinh của Mẹ vào lại Thân Xác Đồng Trinh của Mẹ trả lại sự sống cho Thân Xác ấy, mà không hề động chạm gì đến tảng đá che mồ hay đảo lộn những nếp áo và khăn phủ mặt. Không thể nào tả lại được vẻ mỹ lệ và ánh sáng chói ngời trang sức cho Mẹ lúc ấy. Ta chỉ cần nói rằng Chúa Giêsu muốn trả lại cho Mẹ tất cả những gì Ngài đã tiếp nhận từ Mẹ lúc Nhập Thể đã đủ. Hôm đó là ngày Chúa Nhật, mười lăm tháng tám, liền ngay sau nửa đêm. Xác Thánh Me. Maria ở trong mồ 30 giờ y như Xác Thánh Chúa Giêsu.
Lúc đó diễn ra từ phần mộ của Mẹ về thiên đàng một cung nghinh trang trọng không thể tả hết giữa thanh âm của một điệu nhạc say lòng. Các vị thánh và các thiên thần vào thiên đàng vị nào theo địa vị ấy. Sau cùng là Chúa Giêsu Kitô với Mẹ rất thánh Ngài ở bên hữu. Toàn thể thần thánh đều quay về phía Mẹ để nhìn ngắm và chúc tụng Mẹ trong một nguồn hoan lạc mới lạ, những khúc thánh ca mới và những lời ở trong chương ba sách Diễm Ca. Khi Mẹ tới bê. Ngai Chúa Ba Ngôi, Chúa đã tiếp đón Mẹ với một tiếp đón thỏa tình nhất. Chúa Cha phán với Mẹ: "Con rất yêu dấu của Cha, Con hãy lên cao hơn trên tất cả mọi thụ tạo". - Và Chúa Con thêm: "Me. Ạ, xin Mẹ nhận từ tay con phần thưởng Mẹ đáng được". - Đến lượt Thánh Linh nói: "Bạn dấu yêu, hãy vào hưởng nguồn vui vĩnh cửu xứng với tình trạng trinh trong của Bạn".
Me. Maria chìm ngập trong đại dương vô cùng của Thần Tính Thiên Chúa. Khi Mẹ đã được tôn lên Ngai Thần Linh, Chúa tuyên dương cho cả triều đình thiên đàng đang tràn ngập tán thưởng, biết những đặc ân đã thông ban cho Mẹ qua sư. Mẹ thông phần vào Uy Linh của Ngài. Chúa Cha phán: "Maria là đức nữ tỳ của chúng ta, từng làm nên những khoái lạc đầu tiên của chúng ta, và đã không bao giờ bỏ mất tước hiệu ấy. Người có toàn quyền trên cả vương quốc chúng ta. Người được nhìn nhận và tôn phong là chủ mẫu chính thức, vừa là Nữ Vương độc nhật". - Chúa Con phán: "Hết mọi thụ tạo Cha đã sáng tạo và cứu chuộc đều thuộc quyền Mẹ chân thực của Cha: Mẹ là Nữ Vương chính thức cai trị tất cả những gì Cha là vua cai trị". - Sau cùng Chúa Thánh Linh phán: "Hỡi bạn, với danh nghĩ là Hiền Thê của Ta, danh nghĩa mà bạn đã tận trung ứng đáp, bạn được lĩnh vương miện Nữ Vương cho đến muốn đời.
Ba Ngôi Thiên Chúa đặt trên đầu Mẹ một vương miện vinh quang cực kỳ lộng lẫy, rạng chiếu luồng sáng tuyệt kỳ, sẽ không bao giờ có nữa. Cũng lúc ấy, từ ngai Chúa phán ra lời này: "Hỡi người chí ái của chúng ta, Vương Quốc Của Chúng Ta là Vương Quốc Của Người. Người là Chu? Mẫu là Nữ Vương hết mọi thụ tạo. Từng được ân sủng nâng cao lên trên mọi loài, những người đã tự nhận mình hèn kém, hạ mình xuống dưới hết mọi loài. Giờ đây, người hãy lên chiê"m địa vị tuyệt cao xứng với người. Từ Ngai cao cả này, Người hãy thống trị toàn thể thụ tạo: hỏa ngục, trần gian và thiên đàng. Ma qủy, loài người, và thiên thần đều phải tùng phục Người. Chúng Ta trao ủy cho người quyền bính Thần Linh của Chúng Ta. Người sẽ nâng đỡ, ủi an, bảo trợ và làm Mẹ của hết mọi người công chính cũng như là Mẹ của cả giáo hội chiến đấụ để thi hành sứ mệnh đó, một lần nữa chúng ta tôn nhiệm Người làm đấng bảo quản, đấng phân phát mọi kho tàng của Chúng Ta. Những gì thuộc quyền Chúng Ta cũng thuộc quyền Người, như Người đã luôn luôn là của Chúng Ta.
Để thể hiện những đặc ân trao ban cho Đức Nữ Vương vũ trụ, Thiên Chúa ra lệnh cho toàn thể thần thánh trên trời phải tùng phục Mẹ, nhìn nhận Mẹ là chủ mẫu mình. Toàn thể thần thánh đều tôn phục Mẹ: những vị được ở thiên đàng cả hồn xác đều phủ phục trước mặt Mẹ và đều suy phục Mẹ bằng những việc tôn kính bề ngoài. Đấy chính là phần thưởng cho đức khiêm nhượng Mẹ đã tỏ ra để tôn kính các thánh khi Mẹ còn tại thế. Việc tôn phong Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng này đã trào đổ một nguôn vui phụ trội cho toàn thể thần thánh. Những vị được hoan hỉ thêm nhiều hơn cả là thánh ca? Giuse, thánh Gioan Kim, Thánh Nữ Anna rồi những thánh thân nhân và các thiên thần hầu cận Me.
21/8 Thứ Năm
Thánh Giuse ĐẶNG ĐÌNH VIÊN
Linh mục (1785 - 1838)
Noi Gương Đấng Chăn Chiên Lành
Đang trốn trong vườn mía, linh mục Đặng đình Viên bỗng bàng hoàng nghe tiếng kêu thảm thiết của đứa bé con người chủ nhà đã cho cha trú ẩn. Thì ra quan quân đang tra hỏi để cậu bé chỉ chỗ cha ẩn trốn.
“Giêsu, Maria, cứu con với”.
Quả là chua xót khi nghe thấy tiếng kêu la đau đớn trong cung giọng ngây thơ đó! Cha Viên có thể chịu nổi những tiếng kêu xé lòng đứt ruột đó không, cha có thể đang tâm trong hoàn cảnh ẩn trốn như thế không? Làm chủ chiên phải sẵn sàng phục vụ đàn chiên. Nếu vì sứ vụ, cha đã phải trốn tránh quan quyền, thì lúc này đây, cũng chính sứ vụ đó thúc đẩy cha phải ra mặt để cứu đứa trẻ. Cha bước ra khỏi khu vườn mía kín đáo và nói: “Tôi là đạo trưởng Viên các anh đang tìm bắt đây. Xin đừng làm khổ đứa trẻ này nữa”.
Tuổi Xanh và Lý Tưởng
Giuse Đặng đình Viên còn có tên là Lương. Sinh năm 1785 tại làng Tiên Chủ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Khi còn nhỏ, cậu sống và học hành ở họ Vân, huyện Ân Thi là quê ngoại của cậu. Khi cha mẹ qua đời, cậu Viên theo giúp các linh mục thừa sai, rồi được vào chủng viện.
Năm 1821, thầy Viên thụ phong linh mục và coi sóc giáo hữu làng Lục Thủy, tỉnh Nam Định. Hai năm sau cha được cử đi giảng đạo ở xứ Bắc, giúp các họ Đông Bài, Thiết Nham, Như Thiết, An Mỹ. Suốt mười bảy năm thi hành sứ vụ linh mục, cha Viên nổi tiếng là linh mục đạo đức, siêng năng đối với mọi công việc, làm sáng sanh Chúa, cha được mọi người nhận biết yêu mến.
Ngày 17.4.1838, thầy giảng Vũ văn Lân được cha cử đi lãnh dầu thứ năm tuần thánh bị bắt cùng với sáu bức thư của cha gởi cho hai Đức cha và bốn linh mục khác. Các quan định giấu nhẹm sáu bức thư này đi, nhưng Tổng đốc Trịnh Quang Khanh lại đem về khoe với vua Minh Mạng. Vua liền thịnh nộ cho rằng quan phía Bắc bao che cho tà đạo và dọa truất chức quan Trịnh Quang Khanh nếu không bắt được người gởi thơ và những người được thơ gởi đến. Tuần phủ Hưng Yên là Hà thức Lương được lệnh bằng mọi giá phải bắt cha Viên, nếu không phải chịu tội thay.
Không ngờ chỉ một chút bất cẩn, những lá thơ của cha Viên đã là nguyên nhân một chiến dịch bách hại đẩm máu tại Nam Định và Hưng Yên. Hai Đức cha Delgado Y và Hernares Minh, cha chính Hiền và bao vị tử đạo, chưa kể đến những tổn thất về cơ sở và việc xáo trộn mọi sinh hoạt tôn giáo ở tại các giáo xứ.
Tất Cả Vì Con Chiên
Tại Hưng Yên, quan quân sục sạo khắp nơi mà vẫn không bắt được cha Viên. Các quan phải dùng mưu: họ giả mạo thư của gia đình cha và mua chuộc hai người bà con với cha cũng là người Công giáo, cầm thơ để đi tìm người chỉ chỗ cha trốn.
Ngày 1.8.1838, sau khi biết chắc được cha đang trốn ở họ Cầu Chay xã Như Thiết, quan cho lính đến vây bắt, nhưng cha kịp thời chạy vào khu vườn mía rậm rạp. Éo le thay, các quan quân tức giận vì bắt hụt cha, đã dùng mưu mô bắt đứa bé trai con chủ nhà cha đang ẩn mà tra khảo. Chính sự đau đớn và tiếng kêu la thảm khốc của cậu bé đã làm cha xúc động và ra trình diện. Thế là cha đã cho em không phải một bát nước lã, mà là chính bản thân của cha. Hành vi cao thượng đó chắc chắn đã do từ tấm gương tuyệt vời của Đấng chấp nhận hy sinh chính mạng sống để cứu độ nhân loại.
Phúc Vinh Tử Đạo
Tại tỉnh Hưng Yên, các quan bắt cha Viên dịch các bức thư của cha đã bị tịch thu trước đây ra tiếng Việt. Đến khi thấy các thơ đó không có gì là bí mật hay âm mưu cả, họ liền khuyên cha chối đạo để tha về, cha Viên cương quyết trả lời: “Dù có chết tôi cũng không quá khóa. Tôi là đạo trưởng mà quá khóa, thì ai theo đạo nữa?”. Ngày 3.8, các quan gửi án về kinh xin xử trảm. Ngày 21.8 án lệnh về đến tỉnh. Các quan cố thuyết phục cha lần cuối nhưng vô hiệu, nên tuyên đọc bản án và đem thi hành ngay hôm đó. Thẻ bài của cha ghi như sau:
“Đạo trưởng Đặng đình Viên, tùng gian tà đạo, liên lạc đạo trưởng Tây Nam, tụ tập đạo đồ đạo chủng, đạo thư, bất khẳng quá khóa, vi phạm pháp quốc, luật hình trảm quyết”.
Trên đường ra pháp trường Ba Tòa, cha Viên sung sướng cảm động tạ ơn Chúa. Khi đó hai người họ hàng đã tiết lộ chỗ cha ẩn đến xin cha tha thứ. Cha nhân từ nói: “Cha tha cho các con...”. Cũng như Chúa Giêsu trước giây phút cuối cùng trên thập giá đã dẵn sàng tha thứ cho kẻ đã làm hại và giết Ngài, giờ đây cha Viên vui mừng ban lời thứ tha cho hai người nộp mình.
Sau khi ăn chút cơm, cha Viên quỳ trên chiếc chăn bông được trải sẵn, ngửa mặt lên trời cầu nguyện. Giờ hành xử đã đến, lý hình vung gươm, đưa vị chứng nhân Đức Kitô đầy lòng trắc ẩn lên đài vinh quang tử đạo. Một người lính thấy vậy liền lấy áo ngài cắt ra bán cho họ nữa. Hôm đó là ngày 21.8.1838. Thi hài cha đã được khoảng ba trăm tín hữu rước long trọng về an táng tại nhà thờ Tiên Chu.
Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn cha Giuse Đặng đình Viên lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900
20/8 Thứ Tư
“Chúa ơi, xin xót thương”
(Thánh Vịnh 150 [151]: Kinh Ban Mai, Thứ Sáu, Tuần Thứ Bốn, Bài giáo lý thứ 81, Thứ Tư 30/7/2003)
1. Đây là lần thứ tư, trong những lần suy niệm về “Phụng Vụ Giờ Kinh Ban Mai”, chúng ta nghe công bố bài Thánh Vịnh 50, bài “Kinh Thương Xót” nổi tiếng. Thật vậy, bài Thánh Vịnh này được đưa vào ngày Thứ Sáu hằng tuần, như một chỗ thích hợp cho việc suy niệm, nơi con người có thể khám phá ra sự dữ ẩn nấp trong lương tâm để kêu xin Chúa thanh tẩy và thứ tha. Thật vậy, như vị tác giả Thánh Vịnh đã thú nhận ở một lời kêu cầu khác là “không một con người còn sống nào lại công chính trước nhan Ngài” Ôi Chúa (Ps 142:2). Trong Sách Ông Gióp người ta đọc thấy rằng “Thế thì làm sao con người có thể công chính trước Thiên Chúa? Làm sao con người sinh ra bởi phụ nữ có thể thanh sạch được chứ? Này, ngay cả mặt trăng cũng không sáng tỏ và các tinh tú cũng không thanh sạch trước nhan Ngài; thì nói gì đến loài người, thành phần là loài ruồi nhặng, và nói gì tới con cái của loài người, thành phần chỉ là sâu bọ!” (25:4-6).
Những câu nói mãnh liệt và thảm thiết cố gắng cho thấy cái nghiêm trọng và nặng nề nơi giới hạn và tính chất mỏng dòn của nhân loại, nơi khả năng băng hoại của họ trong việc gieo rắc sự dữ và bạo lực, ô uế và sai lầm. Tuy nhiên, sứ điệp hy vọng của bản “Kinh Thương Xót” được tác giả Thánh Vịnh đặt vào môi miệng vua Đavít là một tội nhân thống hối ấy là thế này: đó là Thiên Chúa có thể “hủy bỏ, rửa sạch, thanh tẩy” lầm lỗi được con tim thống hối thú nhận (x Ps 50:2-3). Chúa đã phán qua tiếng của tiên tri Isaia rằng: “mặc dù tội lỗi của ngươi có thẫm đậm như son cũng sẽ trắng như tuyết; dù chúng có đỏ như vải điều cũng sẽ trắng như bông” (1:18).
2. Nhân cơ hội này chúng ta sẽ suy niệm một chút về đoạn kết của Thánh Vịnh 50, một đoạn kết đầy hy vọng khi con người cầu nguyện nhận thấy mình được Thiên Chúa thứ tha (x các câu 17-21). Miệng của con người cầu nguyện này sắp sửa lên tiếng chúc tụng Chúa trước thế giới, bằng việc chứng thực niềm vui cảm thấy từ linh hồn của mình được thanh tẩy khỏi sự dữ và nhờ đó được thoát khỏi nỗi sầu muộn (x câu 17).
Con người cầu nguyện bày tỏ cho thấy rõ ràng một niềm xác tín nữa liên quan đến giáo huấn được các vị tiên tri nhắc nhở (x Is 1:10-17; Amos 5:21-25; Hosea 6:6): đó là của lễ hy sinh đẹp đẽ nhất dâng lên Chúa như là một thứ hương thơm diệu vợi (x Gen 8:21) không phải là của lễ toàn thiêu chiên bò mà là “tấm lòng tan nát khiêm cung” (Ps 50:19).
Gương Chúa Giêsu, một cuốn sách rất quen thuộc với truyền thống linh đạo Kitô giáo, đã lập lại cùng lời cảnh giác này như vị tác giả Thánh Vịnh: “Việc khiêm cung thống hối tội lỗi đối với anh em là hiến tế tốt đẹp, là hương thơm tuyệt diệu hơn cả hương khói … Nơi hiến tế này hết mọi lỗi lầm đều được thanh tẩy và rửa sạch” (III, 52:4).
3. Bài Thánh Vịnh chấm dứt một cách bất ngờ với một quan niệm hoàn toàn khác lạ, một quan điểm thậm chí dường như mâu thuẫn (x 20-21). Từ lời cầu khẩn cuối cùng của một tội nhân riêng tư bài Thánh Vịnh tiến đến một lời cầu xin cho việc tái thiết toàn thể thành thánh Giêrusalem, đưa chúng ta từ thời của Vua Đavít đến thời thành này bị phá hủy, nhiều thế kỷ sau đó. Hơn nữa, sau khi cho thấy ở câu 18 việc Thiên Chúa phủ nhận việc tế lễ các thứ thú vật, bài Thánh Vịnh, ở câu 21, lại cho thấy Thiên Chúa vui nhận chính những thứ tế lễ thú vật ấy.
Rõ ràng là đoạn cuối cùng này được thêm vô sau, được viết vào thời gian dân chúng bị lưu đầy, ở một ý nghĩa nào đó đang cố gắng hoàn chỉnh lại, hay ít là hoàn tất quan điểm của bài Thánh Vịnh Đavít. Công việc hoàn chỉnh hay hoàn tất này xẩy ra bằng hai cách: một đàng nó không muốn bài Thánh Vịnh ấy bị giới hạn vào một lời nguyện cầu cá nhân; còn cần phải nghĩ đến tình trạng đáng thương của cả thành nữa. Đàng khác, có ý nghĩ muốn tái thẩm định lại việc Thiên Chúa phủ nhận các thứ hiến tế theo lễ nghi; việc phủ nhận này không phải là việc hoàn toàn hay dứt khoát, như nó là một việc tôn thờ đã được chính Thiên Chúa ấn định trong bộ sách Torah. Con người hoàn thành bài Thánh Vịnh này có một trực giác vững chắc, ở chỗ, ông đã hiểu được nhu cầu khiến tội nhận cảm thấy được bản thân mình, nhu cầu cần đến cái trung gian của hiến tế. Các tội nhân không thể nào thanh tẩy được bản thân mình; các thứ cảm thức tốt lành mà thôi chưa đủ. Còn phải cần đến cả việc trung gian tác hiệu nữa. Tân Ước sẽ cho thấy tất cả ý nghĩa của cái trực giác này, cho thấy rằng bằng việc hiến dâng sự sống của mình, Chúa Kitô đã làm hoàn hảo việc trung gian của hiến tế.
4. Trong “những bài giảng về tiên tri Êzêkiên” của mình, Thánh Grêgôriô Cả đã hiểu rõ cái khác lạ của quan điểm giữa các câu 19 và 21 nơi bài “Kinh Thương Xót” này. Thánh nhân đã nêu lên một thứ giải thích chúng ta muốn dùng để kết thúc bài suy niệm của chúng ta. Thánh Grêgôriô đã áp dụng câu 19 là câu nói về tấm lòng khiêm cung thống hối cho việc hiện diện trần thế của Giáo Hội, và áp dụng câu 21 liên quan đến của lễ toàn thiêu cho Giáo Hội thiên đình.
Đây là những lời của vị đại Giáo Hoàng này: “Hội Thánh có hai cuộc sống: một trong thời gian và một ở vĩnh cửu; một lao nhọc trên trái đất, một được tưởng thưởng trên trời; một lập công, một hưởng công. Cả hai chỉ là một cuộc sống và sống trong nhau nơi việc hiến dâng của lễ: trên thế gian này là của lễ thống hối và trên trời là của lễ chúc tụng. Về hy tế thứ nhất như đã được nói đến là ‘Tấm lòng tan nát khiêm cung là hy tế dâng lên Thiên Chúa’ (Ps 50:19); còn hy tế thứ hai cũng đã được nói đến là ‘bấy giờ Ngài sẽ hân hoan với những hy tế chân chính, với những của lể hiến dâng toàn thiêu cùng với tất cả mọi lễ hiến dâng toàn thiêu” (Ps 50:21)… Trong cả hai hy tế này cái được dâng lên là xác thịt, trên trần gian việc hiến dâng xác thịt là việc thân xác hãm mình, còn trên trời thì việc hiến dâng xác thịt là vinh quang phục sinh chúc tụng Chúa. Trên trời xác thịt sẽ được hiến dâng như một của lễ toàn thiêu, khi nó được biến đổi thành những gì bất hoại trường cửu, không còn bất cứ xung khắc hay bất cứ sự khả tử nào khi nó hoàn toàn được tình yêu thiêu đốt dâng lên Ngài bằng một chúc tụng khôn cùng” ("Homilies on Ezekiel," 2, Rome, 1993, p. 271).
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh hôm nay cho thấy một sứ điệp hy vọng. Trước tình trạng tội lỗi và mỏng dòn của mình, chúng ta tin tưởng rằng Thiên Chúa hằng sẵn lòng thứ tha. Nếu chúng ta nhận thấy mình cần được thứ tha và tình thương của Thiên Chúa, hãy quay về với Ngài bằng tấm lòng tan nát khiêm cung, Ngài sẵn sàng tẩy rửa chúng ta khỏi lỗi lầm và thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta. Biết rằng chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa với đầy những hy vọng, chúng ta hãy cầu nguyện để được can đảm chúc tụng Thiên Chúa trước thế giới, và hãy dạy cho những người khác biết việc hòa giải với và lòng thứ tha nơi Vị Thiên Chúa yêu thương của chúng ta.(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 30/7/2003)
19/8 Thứ Ba
Ngày Thánh Mẫu XXVI Năm 2003
Trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ hằng năm có một biến cố lớn diễn ra tại Carthage tiểu bang Missouri, đó là Ngày Thánh Mẫu, thường được tổ chức vào Tháng 8 từ năm 1978. Ngày Thánh Mẫu năm nay 2003 là lần thứ 26. Mỗi năm, Ngày Thánh Mẫu đều có chương trình thường lệ về các Thánh Lễ Đại Trào tại Lễ Đài Kính Mình Máu Thánh Chúa tối Thứ Năm khai mạc, Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tối Thứ Sáu và Kính Trái Tim Mẹ tối Thứ Bảy sau cuộc cung nghinh Tượng Mẹ Fatima Thánh Du, các giờ chầu Thánh Thể trong nguyện đường Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ, những buổi hội thảo cho các giới ở các hội trường, hai tối văn nghệ Thứ Sáu và Thứ Bảy. Tuy nhiên, mỗi năm còn có những đặc điểm riêng liên quan đến thời điểm, đến kiến trúc, đến nhân vật, đến chương trình v.v. Vậy Ngày Thánh Mẫu lần thứ 26 mới diễn ra tuần vừa rồi có những đặc điểm nổi bật hoàn toàn khác với 25 Ngày Thánh Mẫu trước đây ra sao?
Ngày Thánh Mẫu 2003 năm nay có những đặc điểm sau đây: trước hết là đặc điểm về thời điểm, ở chỗ, Ngày Thánh Mẫu năm nay trùng với năm kỷ niệm mừng kim khánh 50 năm thành lập Dòng Đồng Công, 2/2/1953-2003. Tiếp đến là đặc điểm về kiến trúc, ở chỗ, Ngày Thánh Mẫu năm nay có thêm Đồi Canvê bên khu đất mới của Chi Dòng Đồng Công được tậu mãi từ năm ngoái, khu đất nằm về phía đông nam của khu vực chính của Nhà Chi Dòng. Đồi Canvê này cao 30 bộ, kể từ mặt đất lên tới đỉnh của cây Thánh Giá. Đồi Canvê này sắp được hoàn thành và sẽ có một bức tượng Mẹ Đồng Công được đặt dưới chân cây Thánh Giá cao 30 bộ trên đỉnh đồi hầu hết bằng đá thiên nhiên này. Sau nữa là đặc điểm về nhân sự, ở chỗ, Ngày Thánh mẫu năm nay có Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương, vị tân giám mục phụ tá giáo phận Orange, chủ tế và giảng thuyết trong Thánh Lễ Đại Trào Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tối Thứ Sáu, và có Đức Cha Wilton Gregory chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chủ tế và giảng thuyết trong Thánh Lễ Mẹ Mông Triệu Tối Thứ Bảy. Sau hết là đặc điểm về giới trẻ, vừa tiêu cực lẫn tích cực.
Đặc điểm tiêu cực về giới trẻ trong Ngày Thánh Mẫu 26 là một cuộc đánh nhau đến gây ra án mạng giữa hai băng đảng chưa hề có trong các Ngày Thánh Mẫu, xẩy ra vào lúc 5 giờ 37 phút sáng Ngày Thứ Sáu tại Công Trường Nữ Vương Hòa Bình gần trạm cảnh sát kiểm soát. Hai băng đảng Việt Nam này là LSB ở Oklahoma City OK với 4 em nam (1 em 18, 1 em 19 và 2 em 20, chưa kể 1 em gái 16), và Viet Boy ở Wichita TX cũng có 4 em nam (1 em 22 và 3 em dưới 18). Bên Wichita bị nạn: 1 em chết 22 tuổi là Phạm Phú Quốc (vào lúc 6 giờ sáng vì vết dao đâm vào ngay tim khi nhân viên cứu thương sắp đưa đem đi nhà thương), 1 em 17 tuổi bị trọng thương được trực thăng đưa đến Joplin cấp cứu, và 2 em bị thương nhẹ. Theo cảnh sát cho biết diễn tiến nội vụ là đầu tiên hai bên cãi cọ nhau về một em gái, rồi sau đó hai bên nhào vô đánh đâm nhau. Mãi đến 1 giờ chiều cảnh sát mới tìm thấy người mẹ của nạn nhân tử thương, người mẹ đang đọc kinh trong nguyện đường Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ.
Đặc điểm giới trẻ tích cực của Ngày Thánh Mẫu năm nay là Đường Thánh Giá Giới Trẻ do Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA thực hiện, cũng vào Ngày Thứ Sáu, ngày xẩy ra vụ án mạng băng đảng lúc buổi sáng, nhưng Đường Thánh Giá Giới Trẻ này được cử hành vào thời điểm ngày xưa Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn và tử giá, tức vào giữa buổi trưa nắng nôi nóng nẩy, từ 1 giờ 30 tới 3 giờ, ở ngoài trời, từ trước Lễ Đài sang đến Đồi Canvê, cách nhau cả nửa dặm đường, một biến cố chưa hề có trong Ngày Thánh Mẫu. Nếu cuộc đánh đâm nhau ban sáng giữa hai băng đảng đã làm cho máu đổ thịt đau thì Đường Thánh Giá Giới Trẻ thực sự đã làm cho nhiều lệ rơi lòng buốt nơi cả giới trẻ lẫn người lớn. Thậm chí những người phục vụ trong các quán ăn và các cha nằm trên giường bệnh không hề tham dự Đường Thánh Giá Giới Trẻ này cũng đã lên tiếng ca ngợi. Hy vọng Đường Thánh Giá sau này sẽ trở thành truyền thống của Ngày Thánh Mẫu. Biến cố giới trẻ (băng đảng) ẩu đả đến gây án mạng vào buổi sáng và biến cố giới trẻ (TNF) hy sinh thực hiện Đường Thánh Giá Giới Trẻ vào buổi trưa nắng bức cùng Ngày Thứ Sáu 8/8/2003 trong Ngày Thánh Mẫu 26 phải chăng là một chứng cớ hùng hồn cho thấy giới trẻ cần phải được hướng dẫn, để máu hung hăng hoang dại của họ trở thành lòng nhiệt thành phục vụ. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa cho Ngày Thánh Mẫu đồng thời cũng cầu nguyện cho giới trẻ.
Ðường Thánh Giá Giới Trẻ được soạn thảo và phổ biến trong cuốn "Tông Ðồ Giới Trẻ" (trang 130-155) của tác giả Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh (Cao Bùi xuất bản năm 1996), và sau đó đã được in thành một tập nhỏ bằng bàn tay vào năm 1998. Trên thực tế Ðường Thánh Giá Giới Trẻ được bắt đầu thực hiện theo thứ tự như sau: Tại Trại Hè Niềm Tin XI TGP/LA ngày 16/8/1996, tại Khóa Tĩnh Huấn Thiếu Nhi Fatima VI Riverside California 1/12/1996, tại Ðại Hội Giới Trẻ TGP/LA I 23/3/1997, tại Trại Hè Niềm Tin XII TGP/LA 29/8/1997, tại Ðại Hội Giới Trẻ TGP/LA II 29/3/1998, tại Khóa Tĩnh Huấn Thiếu Nhi Fatima VIII Riverside California 29/11/1998, tại Ðại Hội Giới Trẻ Công Giáo Liên Giáo Phận Nam California ở Santa Ana 20/8/2000, và tại Ngày Thánh Mẫu XXVI ở Carthage Missouri 8/8/2003 để mừng Dòng Ðồng Công thành lập 50 năm (2/2/1953-2003).
Tác giả biên soạn Ðường Thánh Giá Giới Trẻ cảm thấy Ngày Thánh Mẫu hình như còn thiếu mục đi Ðường Thánh Giá. Ngoài ra, giới trẻ cần phải có thêm những mục sinh hoạt lành mạnh hay đạo đức như mục Ðường Thánh Giá Giới Trẻ này. Bởi thế, người viết cuốn Tông Ðồ Giới Trẻ đã đề nghị với ban tổ chức Ngày Thánh Mẫu 2003 để cho Thiếu Nhi Fatima TGP/LA thử thực hiện xem sao. Không ngờ việc thực hiện này đã thành công ngoài lòng mong ước. Sau đây là hai emails tiêu biểu khen tặng Ðường Thánh Giá Giới Trẻ, một của linh mục Phanxicô Ðỗ Cao Tùng, CMC, Giám Tỉnh Chi Dòng Ðồng Công, và một vị hành hương ở Houston Texas.
----- Original Message -----
From: "tung do" <franciscaotungc@yahoo.com>
To: <HailMaryQueen@thoidiemmaria.net>
Sent: Wednesday, August 13, 2003 8:32 AM
Subject: Re: tham
... dang thanh gia co nhieu nguoi ham mo, cong phu, hy sinh, kham phuc!...
FX.caotungcmcTitle: Ông
Username: Hien Houston
UserEmail: petertrent41@yahoo.com
Date: Tuesday, August 12, 2003
Time: 02:18 PM
Comments (ve ngay ThanhMau) Kinh Cha phu trach v/v quayPhim. -Xin quay va chuphinh dua len Webside ve 14 dang ThanhGia song. -Xin dua 14 dang TG vao chuongtrinh, vi 14 dang TG namnay that tuyetvoi.... nguyenxin Chua chuclanh cho nhadong. Phero Hien
Ðường Thánh Giá này đã được chương trình truyền hình Việt Nam VTTV ở San Jose trình chiếu trọn nửa tiếng, từ 8 đến 8 giờ 30, hôm Thứ Hai 11/8/2003, và được nhiều người lấy làm thích thú. Có vị linh mục ở San Jose sau khi coi xong đã gọi xuống cho nhân vật đóng vai Philatô ở Los Angeles...
Tuy nhiên, Ðường Thánh Giá Giới Trẻ trong Ngày Thánh Mẫu XXVI 2003 này mới chỉ là những gì giới thiệu đơn sơ vậy thôi. Nếu được sự hâm mộ của cộng đồng Dân Chúa và sự ủng hộ của ban tổ chức Ngày Thánh Mẫu 2004, Liên Ðoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA sẽ thực hiện một Ðường Thánh Giá Chúa Giêsu kỷ niệm thành lập Phong Trào Thiếu Nhi Fatima 20 năm (1984-2004), vĩ đại hơn, công phu hơn, ly kỳ hơn, cảm kích hơn, trong đó có cả ngựa v.v. Và nếu việc cử hành Ðường Thánh Giá trở thành truyền thống của Ngày Thánh Mẫu và cho Ngày Thánh Mẫu vào buổi trưa Ngày Thứ Sáu, Liên Ðoàn Thiếu Nhi Fatima có thể sẽ thực hiện Ðường Thánh Giá Tử Ðạo vào Ngày Thánh Mẫu XXVIII 2005...
Muốn tìm hiểu Phong Trào Thiếu Nhi Fatima, hay muốn xem hình ảnh Ðường Thánh Giá Giới Trẻ này, xin mời vào thăm website www.TNFatima.org
Ngoài ra, theo email gửi cho một Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima sau đây
----- Original Message -----
From: "Hong Pham" <thuhongpham@yahoo.com>
Sent: Saturday, August 16, 2003 9:42 PM
Subject: Re: Missouri Sad News
Còn có một sự lạ xẩy ra trong Ngày Thánh Mẫu XXVI 2003. Truyện xẩy ra là bên cạnh lều của gia đình chị này có một em gái xinh xinh khoảng 8 hay 9 tuổi, tên là Michele, thuộc cộng đoàn Dallas Texas. Khoảng 3 giờ sáng ngày Thứ Ba 5/8/2003, em bị lên cơn diabetic, tắt thở mất mấy phút. Mẹ của bé và những người cùng nhóm vừa khóc vừa kêu la nhưng không làm sao cho bé thở lại. Thấy mẹ của bé chạy từ trong lều ra kêu cứu, cùng với một bà khác vừa khóc vừa kêu gào "Michele chết rồi. Nó tắt thở rồi Chúa ơi!". Bấy giờ có một em trai đang ở trong xe gần đó chưa ngủ thấy vậy liền chạy ra chỗ Mobile Unit của cảnh sát, cách đó khoảng trên dưới 100 bộ để xin cấp cứu. Trong vòng nửa phút, cảnh sát và đội cứu thương chạy đến liền và cứu được bé tỉnh lại. Tạ ơn Chúa Mẹ.
18/8 Thứ Hai
Trào lưu thế giới về vấn đề cho phép hôn nhân đồng phái tính
Khởi đi từ Ý vào năm 1998 đã cho ghi danh các đôi hôn nhân đồng phái tính ở tỉnh Pisa và Florence. Rồi tới Đan Mạch năm 1989, Na Uy năm 1993, Thụy Điển năm 1994, Iceland năm 1996, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ở tiểu bang New Jersey từ tháng 12/1997, chưa kể tiểu bang Vermont và thành phố San Francisco ở California. Pháp quốc bắt đầu từ tháng 10/1999. Canada từ tháng 4/2000. Đức từ tháng 8/2001 trừ quyền nhận con nuôi. Phần Lan năm 2002. Bỉ từ tháng 6/2003, cũng trừ quyền nhận con nuôi. Croatia từ tháng 7/2003. Hiệp Vương Quốc phổ biến bản thảo về vấn đề này từ ngày 30/6/2003.
Tuy nhiên, vấn đề phản luân thường đạo lý trái luật tự nhiên này đã bị lương tâm con người lên tiếng chống đối, cả đời lẫn đạo. Về đời phải kể đến phản ứng của Tổng Thống Bush hôm Thứ Tư 30/7/2003 và về đạo phải kể đến văn kiện của Tòa Thánh Công Giáo Rôma đề ngày 3/6/2003 nhưng ban hành ngày 31/7/2003.
Tổng Thống Bush đã tuyên bố: “Tôi tin rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải lập luật cho vấn đề này bằng cách nào đó. Chúng tôi đã có những vị luật sư đang tìm cách hay nhất để thực hiện điều này”. Tất nhiên quan điểm và phản ứng của vị tổng thống này được thành phần bảo thủ hết mình hoan hô, nhưng bị nhóm cấp tiến, nhất là thành phần đồng tính kịch liệt phản đối. Tuy chống lại vấn đề đồng phái tính, tổng thống Bush, cũng vào ngày Thứ Tư, đã tỏ ra thông cảm với những ai mắc chứng đồng tính như sau: “Đúng, tôi biết rằng tất cả chúng ta đều là những tội nhân. Tôi cảnh giác những ai muốn lấy cái rằm khỏi mắt tha nhân trong khi lại có cái xà trong mắt của mình. Tôi nghĩ rằng vấn đề rất quan trọng đối với xã hội của chúng ta là việc tôn trọng mỗi một cá nhân, là đón nhận họ bằng tấm lòng nhân ái… Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là những người như tôi cần phải dung hòa một vấn đề như vấn đề hôn nhân này vậy”.
Về đạo, Giáo Hội Công Giáo đã phổ biến một văn kiện dài 12 trang, được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin soạn dọn trong vòng 2 năm trời, viết bằng 7 thứ tiếng, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chuẩn nhận, với mục đích kêu gọi các nhà lập luật Công Giáo ngăn chặn việc cho phép hôn nhân đồng tính đang thịnh hành ở Âu Châu và Bắc Mỹ Châu. Bản văn kiện này mang tựa đề “Những Quan Tâm Về Các Dự Thảo Muốn Công Nhận Việc Hiệp Nhất Giữa Những Người Đồng Phái Tính”. Bản văn kiện này cực lực phản đối việc cho phép các đôi hôn nhân đồng phái tính này được quyền có con nuôi. Bản văn kiện này trong khi được thành phần bảo thủ hoan hô thì lại bị nhóm đồng tính ở ý và thành phần ủng hộ họ, từ Úc Đại Lợi đến Anh Quốc, cực lực phản đối.
Đức Giám Mục Wilton Gregory, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hôm 1/8/2003, đã kêu gọi người Công Giáo cũng như Kitô hữu hãy hết sức chú ý tới bản văn kiện của Tòa Thánh về vấn đề hôn nhân đồng phái tính. Vị giám mục chủ tịch đã từng là người đầu tiên lên tiếng cảnh giác tổng thống Bush về chiến tranh tấn công Iraq này đã lên tiếng nhận định và kêu gọi như sau:
“Những quan tâm này có mục đích tái bày tỏ những giáo huấn của Giáo Hội về đặc tính độc nhất vô nhị của hôn nhân cùng với vị thế và vai trò của nó trong xã hội. Trong việc xác nhận giáo huấn đã từng được nhất trí nơi luật pháp qua nhiều thế kỷ này, những ‘quan tâm’ ấy chống lại việc hợp pháp hóa những cuộc hiệp nhất đồng tính cũng như việc cho phép những mối liên hệ này những thứ tương đương về luật pháp trong vấn đề hôn nhân”. Bởi vì, theo vị giám mục chủ tịch, vấn đề thiết lập những thứ tương đương về luật pháp giữa hôn nhân và các mối liên hệ đồng tính “chẳng những làm suy yếu ý nghĩa chuyên nhất của hôn nhân; nó còn làm yếu kém vai trò của chính luật lệ bằng việc áp bức luật lệ phải vi phạm sự thật về hôn nhân và gia đình là những gì làm nên nền tảng tự nhiên của xã hội và văn hóa”.
Tuy nhiên, Đức Giám Mục cũng vạch ra một điểm mục vụ của bản văn kiện này khi ngài nhận định rằng bản văn kiện cũng dạy “rõ ràng về việc tôn trọng cần phải có đối với những người đồng phái tính”, và lên án “những kỳ thị, tấn công hay lạm dụng bất chính đối với những con người nam nữ có khuynh hướng đồng tính. Trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, bản văn kiện xác nhận là những người đồng phái tính ‘phải được kính cẩn, thương cảm và tế nhị chấp nhận’. Bản văn viết, sự thật về luân lý trở nên mâu thuẫn ‘ở chỗ một đàng ưng thuận những tác hành đồng tính song lại tỏ ra kỳ thị một cách bất công với những con người đồng tính’”. Đức giám mục chủ tịch còn thêm bản văn kiện của Tòa Thánh có ý nói rằng “những người Công Giáo cần phải tránh ‘bất cứ một thứ cộng tác nào trong việc ban hành hay áp dụng’ các thứ luật lệ cho phép thiết lập và ban quyền hôn nhân cho các thứ hiệp nhất đồng phái tính. Những chính trị gia Công Giáo nói riêng phải chống lại những thứ luật lệ này khi những luật ấy được phác thảo”.
Đức giám mục sau cùng đã kêu gọi như sau: “Trước sự thật và sự mỹ nơi giáo huấn về hôn nhân của Giáo Hội, tôi tha thiết kêu gọi tất cả mọi người Công giáo cũng như tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm hãy hết sức chú ý tới ‘những quan tâm’ này. Vì lý trí con người tự nhiên hướng về chân lý, như con tim con người từ bản chất hướng về sự thiện, tôi tin rằng nhiều độc giả cẩn trọng, bao gồm cả những ai thoạt tiên nghĩ khác đi, sẽ tìm thấy sự khôn ngoan của những gì được được phác họa trong văn kiện này”.
Tính Cách Tiên Tri của Thông Ðiệp Sự Sống Con Người
35 năm trước đây, ÐTC Phaolô VI đã viết và ban hành thong điệp Sự Sống Con Người về “việc điều hòa sinh sản” là để “bảo vệ phẩm giá của các đôi phối ngẫu” (số 38). Trong những nắm đó, những giả thuyết Malthusian đang thịnh hành (Thomas Malthus 1766-1834), khiến cho thế giới lo sợ về nạn dân số, nhất là khiến cho những cuộc vận động bởi chính quyền và các tổ chức quốc tế tìm cách kiểm soát các cặp vợ chồng về số con bằng phương pháp ngừa thai nhân tạo, nhất là ở thế giới thứ ba.
Chi Nhánh về Dân Số của Liên Hiệp Quốc đã phổ biền một bản tường trình vào Tháng Hai 2002 về “Những Chiều Hướng Dân Số Thế Giới: Bản 2002”, thẩm lượng là vào năm 2050 sẽ có khoảng 8 tỉ 9 dân chúng trên thế giới. Liên Hiệp Quốc đã giảm con số này xuống gần 1 tỉ, con số gần một tỉ này trong năm 1994 đã được cho rằng sẽ hiện diện vào năm 2002, tức dân số thế giới vào năm 2050 đáng lẽ tằng đến 9 tỉ 8 chứ không phải 8.tỉ 9. Với dự phóng trung bình là vào giữa thế kỷ 21, cứ 3 trong 4 xứ sở chậm phát triển sẽ ở dưới mức số sinh bù trừ số tử. Hậu quả này có thể gây ra những hậu quả trầm trọng trong việc phát triển kinh tế như một số nước phát triển hiện đang trải qua.
Trong đoạn 12 của bức Thông Ðiệp Sự Sống Con Người, Ðức Thánh Cha Phaolô VI đã nhấn mạnh đến việc tôn trọng tác động hiệp nhất và sản sinh của tình yêu giữa hai người nam nữ. Trong thông điệp “Phát Triển Các Dân Tộc” (26/3/1967) một năm trước đó, ở đoạn 37, Ðức Phaolô VI đã viết “Sau hết, chính cha mẹ phải có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này và quyết định về số con cái của mình. Ðây là một nhiệm vụ họ phải có trách nhiệm đối với những đứa con đã được sinh ra của họ cũng như đối với cộng đồng của họ, theo tiếng lương tâm của họ, một lương tâm được lề luật Chúa thực sự hướng dẫn và được lòng họ tin tưởng vào sự nâng đỡ của Ngài.
Vào ngày 9/11/1974, trong bài diễn văn ở Hội Nghị Thế Giới của Cơ Quan Lương Thực và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), Ðức Phaolô VI đã nói: “Những ai nắm trong tay quyền kiểm soát các thứ sản vật và tài nguyên của nhân loại không được giải quyết vấn đề đói khát bằng việc cấm sinh sản người nghèo hay để cho những con cái của họ bị chết đói, những đứa con có cha mẹ không dự phần gì vào dự án phác họa theo những giả thuyết về tương lai nhân loại… Ở nh ững trường hợp khác trong quá khứ, một quá khứ hy vọng vì thiện ích hy vọng đã được vượt qua, có một số quốc gia đã đi đến chỗ chiến tranh để chiếm đoạt những kho tàng của các nước lân bang. Có lẽ hình thức mới của chiến tranh là áp đặt chính sách dân số giới hạn trên một số quốc gia để họ không được chia sẻ một cách chính đáng những sản vật của trái đất này?”
Vào ngày 4/10/1965, trong bài diễn văn với Tổng Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, cũng vị giáo hoàng này đã thách đố thính giả bấy giờ r ằng: “Quí vị phải làm sao để có thể cung cấp đầy đủ bánh ăn cho nhân loại; mà không thiên về việc kiểm soát sinh sản theo nhân tạo một cách phi lý, để giảm bớt số khách tham dự bàn tiệc sự sống”.
Những phỏng đoán của Liên Hiệp Quốc ngày nay đã cho thấy Ðức Phasolô VI đã nói đúng.
17/8 Chúa Nhật XX Thường Niên Năm B
Tác Động ăn uống thịt máu Con Người phải chăng là tác động tuyên xưng Người là Đức Kitô
Mở đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật XX Thường Niên năm B hôm nay, Giáo Hội cho lập lại nguyên văn đoạn kết của bài Phúc Âm tuần trước, đoạn mạc khải hết sức quan trọng, đoạn có thể nói là cốt lõi của toàn thể Bài Giảng về Bánh Hằng Sống, đó là đoạn: “Chính Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời; bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi cho thế gian được sự sống”. Đoạn kết của bài Phúc Âm tuần trước cũng là đoạn mở đầu cho bài Phúc Âm tuần này trên đây chẳng những có tầm vóc quan trọng về nội dung mạc khải của nó mà còn có tính cách chuyển tiếp về mạch văn nữa. Vì ngay sau đó, bài Phúc Âm tuần này cho biết: “Nghe thế, những người Do Thái tranh luận với nhau rằng ‘làm sao ngài lại có thể ban thịt của ngài cho chúng ta ăn chứ?’”. Lợi dụng những thắc mắc theo lập luận và cảm nhận tự nhiên của người Do Thái, Chúa Giêsu đã tiếp tục mạc khải sâu xa hơn nữa về thành quả siêu linh của việc thưởng thức “bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi cho thế gian được sự sống” như thế này: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở trong Tôi và Tôi ở trong họ. Như Cha là Đấng có sự sống đã sai Tôi và Tôi có sự sống bởi Cha thế nào thì ai ăn Tôi sẽ có sự sống bởi Tôi như vậy”.
Như thế, qua lời mạc khải của Chúa Giêsu vừa được trích dẫn trên đây trong bài Phúc Âm hôm nay, “sự sống” phát xuất từ “Bánh hằng sống bởi trời xuống”, tức từ Chúa Giêsu Kitô, từ Lời Nhập Thể đây chính là “sự sống” phát xuất từ Cha, một “sự sống” hằng làm cho Cha Con luôn ở trong nhau (x Jn 17:21-22), một “sự sống” làm cho những ai “ăn thịt và uống máu” Lời Nhập Thể cũng được “ở trong” Người, cũng được “sự sống” bởi Người như Người “có sự sống bởi Cha”. Thật vậy, nếu “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3) thì kẻ “ăn thịt và uống máu” Lời Nhập Thể quả thực là kẻ chẳng những nhận biết Thiên Chúa, Đấng ban bánh bởi trời (như lời Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm hai tuần trước), mà còn nhận biết Đấng Cha Sai là Chúa Giêsu Kitô, Bánh bởi trời xuống ban sự sống cho thế gian, Đấng đã đến trong xác thịt nữa (như bài chia sẻ Phúc Âm tuần trước nhận định).
Đúng thế, nếu Cha muốn ban cho con người sự sống đời đời qua việc sai Con Một Ngài đến trần gian (x Jn 3:16) thì Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô cũng đến để “tỏ Cha ra” (Jn 1:18), tức để con người có thể nhận biết Cha mà được sự sống, như Người luôn tỏ ra nhận biết Cha bằng những việc Người làm trên thế gian, nghĩa là Người muốn thông ban cho con người “sự sống” Người “có bởi Cha”, thông ban cho con người tất cả kiến thức của Người về Cha. Tuy nhiên, tự bản chất, kiến thức về Cha là một kiến thức thần linh vô cùng siêu việt, con người hữu hình và hữu hạn không thể nào có thể chấp chứa, ngoại trừ Ngôi Vị thần nhân duy nhất là Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật. Chính vì kiến thức thần linh cũng chính là sự sống thần linh này được thông ban cho con người hữu hình và hữu hạn nơi Lời Nhập Thể và qua Lời Nhập Thể mà Chúa Giêsu Kitô đã tuyên bố trong bài Phúc Âm hôm nay “chính Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” và “bánh Tôi sẽ ban chính là thịt Tôi cho thế gian được sự sống”. Đó là lý do Chúa Giêsu còn khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay: “Thịt Tôi thật là của ăn và máu Tôi thật là của uống”. Bởi vì máu thịt của Người là yếu tố, là chất liệu ban “sự sống” thần linh, ban kiến thức thần linh.Ở đây chúng ta nên lưu ý hai điều: thứ nhất, Chúa Giêsu không nói “Mình Tôi hay thân thể (body) Tôi thật là của ăn”, mà là “thịt (flesh) Tôi thật là của ăn”, một từ ngữ được Thánh Ký Gioan sử dụng khi nói đến mầu nhiệm nhập thể: “Lời đã hóa thành nhục thể (flesh)” (1:14); thứ hai, Chúa Giêsu không chỉ kêu gọi con người ăn thịt Người mà còn uống máu Người nữa. Tại sao? Nếu không phải “thịt” của Người là biểu hiệu cho Mầu Nhiệm Nhập Thể và là thực tại của Mầu Nhiệm Nhập Thể, và “máu” của Người là biểu hiệu cho Mầu Nhiệm Tử Giá và là thực tại của Mầu Nhiệm Tử Giá, những mầu nhiệm ban sự sống, tức những mầu nhiệm làm cho con người nhờ đó được “sự sống đời đời là nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Thiên Sai là Chúa Giêsu Kitô” (Jn 17:3). Nếu Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô đã đến trong xác thịt để hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn dân (x Mt 20:28), tức để ban sự sống cho thế gian, thì quả thực, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay: “Nếu quí vị không ăn thịt Con Người và uống máu Người, quí vị không có sự sống nơi mình”. Như thế, tác động ăn uống máu thịt Con Người đây là tác động đức tin, là tác động chấp nhận Lời Nhập Thể Tử Giá, là tác động chẳng những tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), mà còn chấp nhận một Đấng Thiên Sai Vượt Qua nữa (x Mt 16:21).
Chính vì máu thịt Chúa Kitô liên quan đến Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua, và tác động ăn uống thịt máu của Người là tác động tuyên nhận Người là Đức Kitô Thiên Sai mà những ai không bao giờ thực sự “ăn thịt và uống máu Con Người” một cách cụ thể nơi Bí Tích Thánh Thể, như thành phần trước Chúa Kitô giáng sinh, hay thành phần không hề nghe rao giảng về Người, mới có thể được cứu rỗi, mới có thể được sự sống đời đời, khi họ thành tâm tìm kiếm Đấng Tối Cao và nỗ lực sống theo đường lối của Ngài, được thể hiện qua lề luật tự nhiên và tiếng lương tâm chân chính, một đường lối đã được Ngài hoàn toàn mạc khải một cách thiện hảo nơi Lời Nhập Thể là Đấng họ không hay chưa bao giờ biết tới một cách nào đó. Tuy nhiên, đối với Giáo Hội Nhiệm Thể của Chúa Kitô, thì việc tin tưởng Người là Đức Kitô Thiên Sai được liên tục thể hiện qua việc cử hành Mầu Nhiệm Tử Giá nói riêng và Mầu Nhiệm Vượt Qua nói chung, một việc Người muốn Giáo Hội làm để nhớ đến Người (x Lk 22:19). Đó là lý do, ngay sau phần vị linh mục chủ tế truyền phép bánh và rượu để trở nên Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô, cộng đồng Dân Chúa đã phải tuyên xưng “mầu nhiệm đức tin”: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”.
Việc Giáo Hội cử hành “mầu nhiệm đức tin” “mà nhớ đến Thày” trong Hy Tế Thánh Thể không phải Giáo Hội chỉ lập lại một biến cố lịch sử đã qua đi, song hiện thực hóa Mầu Nhiệm Tử Giá, Mầu Nhiệm Cứu Chuộc nơi chính bản thân Giáo Hội cũng như nơi từng chi thể Giáo Hội là Kitô hữu. Chính vì biến cố Tử Giá không phải là một biến cố lịch sử thuần túy, song còn là một hiện thực Phụng Vụ của Giáo Hội, mà Giáo Hội đã cảm nhận được chẳng những sự hiện diện liên tục của Đấng đã hứa “Thày sẽ mãi ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28:20), mà còn cả sinh lực thần linh vô cùng viên mãn của Thày, như cành nho được nuôi dưỡng bởi nhựa sống của thân nho (x Jn 15:5), để Giáo Hội có thể sinh muôn vàn hoa trái qua việc tông đồ truyền giáo. Như thế, Lời Nhập Thể Vượt Qua chẳng những hiện thực trên bàn thờ qua việc Giáo Hội cử hành Phụng Vụ Thánh Thể mà còn sống động qua các chứng nhân tông đồ truyền giáo trung thực của Giáo Hội nữa. Bởi thế, mỗi lần lãnh nhận Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô, Kitô hữu Công Giáo chúng ta, qua lời thưa “amen”, chẳng những tuyên nhận Người là Đức Kitô Thiên Sai Vượt Qua, mà còn phải tận tuyệt hiến thân cho Người, phải ý thức mình đã thực sự và hoàn toàn thuộc về Người qua Bí Tích Rửa Tội Tái Sinh, và nhất là phải quyết tâm Sống Thánh Chứng Nhân, nhờ đó, qua con người huyết nhục yếu đuối của chúng ta, sự sống Chúa Kitô mỗi ngày được tỏ hiện (x 2Cor 4:10).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL