GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 5/2003

 

 

Ý Chung: “Xin cho trẻ em gặp khốn khó và những ai dấn thân phục vụ các em được luôn tìm thấy nơi Mẹ Maria, Mẹ sự sống, sự nâng đỡ và trợ giúp”.

Ý Truyền Giáo: “Xin Thánh Linh thắp lên lòng nhiệt thánh mới nơi các Giáo Hội địa phương ở Á Châu trong việc truyền bá phúc âm cho toàn Lục Địa này”.

 

 

___________________________________________

 18-24/5/2003

 

 

 

 

24/5 Thứ Bảy

 

THÁNH MARIA DE MATTIAS

(1805 - 1866)

Maria De Mattias (1805-1866)

"Thánh Maria De Mattias được mầu nhiệm Thập Gíá sâu xa chi phối. Nơi Ngài, tình yêu đối với Chúa Giêsu tử giá được chuyển thành lòng thương các linh hồn và ,ột cuộc dấn thân khiêm tốn cho anh chị em, cho 'tha nhân yêu dấu', như Ngài thích nói như thế".

(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, bài giảng phong thánh 18/5/2003)


Thánh Maria De Mattias vào đời ngày 4/2/1805 ở Vallecorsa, một tỉnh ở miền cực nam của Quốc Gia Giáo Hoàng, trong khu vực địa dư Frosinone. Gia đình của Ngài không phải là không giầu có và học thức, cho dù bấy giờ phụ nữ bị cấm không được học, hay không có đức tin sâu xa.

Nhờ trao đổi với cha của mình, Ngài đã học biết và thấm nhuần chẳng những các chân lý đức tin mà còn cả những biến cố và những nhân vật trong Sách Thánh nữa. Cha của thánh nhân đọc Thánh Kinh cho Ngài khi Ngài còn rất nhỏ, và Ngài đã phát triển một tình yêu mạnh mẽ đối với Chúa Giêsu, Con Chiên bị hy tế vì phần rỗi loài người. Tất cả những điều này xẩy ra khi tỉnh Vallecorsa và các khu vực lân cận trải qua một giai đoạn (1810-1825) trộm cướp thê thảm. Nơi tâm hồn của thánh nhân thật sự nẩy lên một sự so sánh giữa máu con người đổ ra vì hận thù và trả thù với máu của Chúa Kitô đổ ra vì yêu thương, một thứ Máu cứu độ.

Theo giai cấp xã hội của mình, không được giáo dục chính thức và không giáo tiếp gì với bên ngoài, thánh nhân đã sống cuộc đời thơ ấu và dậy thì khép kín, chỉ để ý tới nhan sắc của mình mà thôi. Thế nhưng, khi lên 16 hay 17 tuổi, thánh nhân bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, và cảm thấy cần phải có một tình yêu vô biên. Để rồi, cũng qua việc trao đổi với người cha, vị được thánh nhân bộc lộ cái tăm tối nội tâm của mình, và qua việc thánh nhân xin Đức Mẹ 'ban ơn soi sáng', mà Thiên Chúa đã cho Ngài cảm nghiệm được cái đẹp của tình yêu Ngài một cách 'diệu huyền'. Tình yêu ấy được bộc lộ hoàn toàn nơi Chúa Giêsu Tử Giá, nơi Chúa Kitô đổ hết Máu mình ra.

Cảm nghiệm này là nguồn mạch, là sức mạnh và là động lực thúc đẩy thánh nhân đi khắp các nẻo đường Ý Quốc "để làm cho mọi người biết đến tình yêu êm ái của Cha Trên Trời" như Ngài nói, hay của "Giêsu Tình Yêu Tử Giá". Ngài quan niệm rằng việc canh tân xã hội được bắt nguồn từ con tim con người, và một con người được biến đổi khi họ hiểu được mỗi một người cao quí biết bao trước nhan Thiên Chúa, mỗi một người được yêu thương biết bao... Chúa Giêsu đã đổ hết Máu của Người ra để cứu độ nhân loại.

Với cảm nghiệm ấy, thánh nhân đã hết sức dẫn tất cả mọi người, trẻ cũng như già, đến chỗ khám phá ra những gì đã được mạc khải cho Ngài và biến đổi Ngài. Ngài cũng cảm nghiệm thấy rằng việc biến đổi này đều có thể xẩy ra cho tất cả mọi người khi mà, vào năm 1822, tức khi Ngài mới 17 tuổi, linh mục Gaspar Del Bufalo (nay đã là "Thánh"), đến giảng phòng ở Vallecorsa. Thánh nhân đã thấy dân chúng trong thành thay đổi. Từ lúc đó trong tâm can của thánh nhân cảm thấy ước vọng muốn làm những gì Cha Gasper đang làm bấy giờ.

Theo sự hướng dẫn của những đồng bạn của Thánh Gaspar, Cha Giovanni Merlini (nay là Chân Phước), thánh nhân đã lập ở Acuto (Frosinone) Hội Dòng Chị Em Tôn Thờ Máu Chúa Kitô vào ngày 4/3/1834, năm ngài 29 tuổi. Ngài đã được Giám Mục địa phương là Giuseppe Maria Lais giáo phận Anagni kêu gọi phụ trách dạy dỗ các em gái trẻ. Ngài đã tự học đọc và viết.

Tuy nhiên, một con người ôm ấp giấc mộng canh tân xã hội và thế giới không thể chỉ phục vụ ở học đường mà thôi. Ngài còn qui tụ các bà mẹ và các trẻ nam lại để dạy giáo lý cho họ, để thúc giục họ yêu mến Chúa Giêsu và để dạy họ sống cuộc sống Kitô hữu theo bậc sống của họ. Những người nam, thành phần Ngài không thể nói chuyện theo tục lệ bấy giờ, tự động đến nghe Ngài, cho dù âm thầm kín đáo. Thành phần mục đồng, bị bỏ bê, xin Ngài chỉ giáo cho, cho dù vào lúc chiều tối. Dân chúng kéo đến nghe Ngài chỉ dẫn.

Thế là thánh nhân, từ tình trạng là một đứa con gái e thẹn và khép kín, đã trở thành một nhà giảng thuyết lôi cuốn các em gái nhỏ, người lớn, thành phần quê mùa và học thức, giáo dân lẫn giáo sĩ. Chính là vì, khi nói về Chúa Giêsu và những mầu nhiệm đức tin, Ngài đã nói như thể Ngài đã đích thân thấy được những thực tại ấy. Ước muốn nung nấu của thánh nhân là "không một giọt Máu Thần Linh nào bị mất đi"; mà phải tiến tới tất cả mọi tội nhân để thanh tẩy họ, nhờ đó, được rửa trong gìong sông thương xót, họ sẽ tái khám phá ra con đường chân chính dẫn đến hòa bình và hiệp nhất nơi con người.

Lòng nhiệt thành này đã thu hút nhiều phụ nữ trẻ trung, và qua họ, thánh nhân đã mở khoảng 70 cộng đồng trong đời của Ngài, trong đó có 3 cộng đồng ở Đức và Anh. Hầu hết đều ở những tỉnh lẻ ở Trung Ý, trừ ở Rôma, nơi Ngài đã được Đức Piô IX kêu gọi thành lập Tiếp Viện Thánh Luigi và học đường ở Civitavecchia.

Cuộc đời của thánh nhân là cuộc đời sống với một ước vọng duy nhất để "làm hài lòng Chúa Giêsu", Đấng đáp cướp đoạt trái tim của Ngài từ hồi còn trẻ, và là một cuộc đời sống trong việc hân hoan dấn thân để cứu 'tha nhân yêu dấu' khỏi bị vô tri về mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa đồi với nhân loại. Tất cả những điều này khiến thánh nhân vận dụng tất cả nghị lực của mình; không chịu thua khi gặp những bất mãn hay khó khăn; bao giờ cũng hoạt động bằng tình yêu mến Giáo Hội và niềm hiệp thông sâu xa với Giáo Hội địa phương và hoàn vũ.

Thánh nhân qua đời ở Rôma ngày 20/8/1866 và được chôn táng ở nghĩa trang Verano theo ý của Đức Piô IX, Vị chọn mồ cho thánh nhân và cho khắc câu của tiên tri Êzêkiên: "Hỡi xương khô, hãy nghe lời Chúa". Đức Piô XII đã phong chân phước cho thánh nhân ngày 1/10/1950.

 

THÁNH VIRGINIA CENTURIONE BRACELLI

(1587-1651)

Virginia Centurione vedova Bracelli (1587-1651)

"Thánh Virginia Centurione Bracelli, khi bỏ ra ngoài thân phận cao quí của mình, đã hiến thân phục vụ thành phần sống bên lề xã hội một cách hết sức vô tư. Cái hiệu lực nơi việc tông đồ của Ngài phát xuất từ niềm gắn bó vô điều kiện với ý muốn thần linh là những gì Ngài ấp ủ bằng việc chiêm niệm không ngừng và chăm chú lắng nghe lời Chúa"

(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, bài giảng phong thánh 18/5/2003)


Thánh Virginia Centurione Bracelli vào đời ngày 2/4/1587 ở Genoa, từ gia đình của Giorgio Genturione, một vương tước của Nước Cộng Hòa này vào năm 1621-1622, và Lelia Spinola. Cả hai thuộc gia tộc quí phái. Thánh nhân được rửa tội sau khi được hạ sinh hai ngày, và được thụ huấn về tôn giáo và văn học nơi người mẹ và người kèm riêng.

Ngài chẳng mấy chốc cảm thấy nhu cầu sống đời đan sĩ, nhưng đã phải nhượng bộ cho ý muốn cương quyết của thân phụ để lập gia đình với Gaspare Grimaldi Bracelli ngày 10/12/1602. Gia đình chồng của thánh nhân vừa danh giá vừa giầu sang, nhưng anh ta lại lao đầu vào cờ bạc và đời sống buông tuồng. Thánh nhân sinh hạ hai người con gái là Lelia và Isabella.

Đời sống gia đình của thánh nhân kéo dài không lâu. Chuyện xẩy ra là, mặc dù lập gai đình và đóng vai trò làm cha, vẫn không bỏ những thỏa mãn của mình là những gì đã sớm kết thúc cuộc đời của anh ta. Tuy nhiên, thánh nhân đã hết sức nhẫn nại, nguyện cầu và thương mến, cố gắng thuyết phục chồng mình sống đời nết na đức hạnh. Tiếc thay, chàng đã ngã bệnh và qua đời ngày 13/6/1607 ở Alessandria, song đã chết trong ơn nghĩa Chúa nhờ người vợ tốt lành ủi an nâng đỡ.

Thánh nhân bị góa bụa vào năm 20 tuổi, và đã tuyên khấn trọn đời thanh tịnh, chối từ tái hôn theo ý thân phụ. Thánh nhân đã sống ở nhà mẹ chồng, coi sóc việc giáo dục và quản trị sản vật cho con cái, cùng chuyên tâm cầu nguyện và làm việc bác ái.

Vào năm 1610, Ngài thực sự cảm thấy ơn gọi đặc biệt "phụng sự Chúa nơi người nghèo". Mặc dù thánh nhân bị người cha kiềm kẹp rất ngặt và không bao giờ lơ là việc chăm sóc cho gia đình, thánh nhân cũng bắt đầu dấn thân cho thành phần thiếu thốn. Ngài đích thân giúp đỡ người nghèo bằng cách chia sẻ một nửa phần gia tài giầu có của Ngài hay bằng tổ chức bác ái.

Cuối cùng thánh nhân đã ổn định tốt đẹp việc lập gia đình cho hai đứa con gái của Ngài, sau đó đã hoàn toàn dấn thân phục vụ nhu cầu của các trẻ em bị bỏ rơi, người già cả, bệnh tật, và nâng đỡ đời sống của thành phần sống bên lề xã hội.

Vào mùa thu năm 1624-1625, chiến tranh bùng nổ giữa Cộng Hòa Liguorian và Vương Tước Savoy được Pháp đỡ đầu, tình hình làm tăng thêm tình trạng thất nghiệp và đói kém, khiến thánh nhân tiến đến chỗ chứa chấp 15 người trẻ bị bỏ rơi đầu tiên, để rồi, khi con số tị nạn tăng thêm trong thành, thánh nhân đã có thể cung cấp cho họ tất cả những gì họ cần, nhất là thành phần phụ nữ nghèo.

Vào Tháng 8/1625, người mẹ chồng của thánh nhân qua đời, thánh nhân chẳng những tiếp nhận những người trẻ mà còn đích thân ra ngoài thành, hầu hết đến những khu vực u ám để tìm kiếm thành phần nghèo nàn túng thiếu và bị bỏ rơi.

Để giải quyết tình trạng nghèo nàn tăng phát, thánh nhân đã lập "Cento Signore della Misericordia Protettrici dei Poveri di Gés Cristo", với sự hợp tác của tổ chức cư trú "Otto Signore della Misericordia". Ngài lãnh nhiệm vụ đặc biệt kiểm soát những nhu cầu của người nghèo, nhất là thành phần e dè hổ thẹn bằng cách đến viếng thăm nhà của họ.

Để phát triển công việc chứa chấp những người trẻ, nhất là vào thời gian dịch hạch và đói kém năm 1629-1630, thánh nhân buộc phải thuê mướn một nữ tu viện bỏ trống ở Monte Calvario, nơi thánh nhân đã cùng với thành phần được Ngài phục vụ di chuyển đến vào ngày 13/4/1631, và được đặt dưới sự che chở của Đức Mẹ Nương Thân. Ba năm sau, Tổ chức này phát triển thành 3 nhà chứa được 300 bệnh nhân. Bởi thế, thánh nhân nghĩ rằng đã đến lúc xin Thượng Viện Cộng Hóa chính thức công nhận và được chấp thuận vào ngày 13/12/1635. Những người được thánh nhân phục vụ ở Nhà Đức Mẹ Nương Thân đã trở thành những "người con gái" tuyệt vời của Ngài, thành phần được Ngài chia cơm sẻ áo. Ngài đã dạy họ giáo lý và huấn luyện họ làm việc để họ có thể tự lập mưu sinh.

Thánh nhân đã bỏ ý định mua nữ tu viện Monte Calvario vì nó quá mắc, thay vào đó, Ngài đã mua hai dinh thự gần Ngọn Đồi của Carignano, nơi mà, với việc xây thêm một dinh thự mới làm Nhà Thờ dâng hiến cho Đức Mẹ Nương Thân, đã trở thành Nhà Mẹ của Tổ Chức này.

Tinh thần đã thúc đẩy thánh nhân thành lập Tổ Chức này đã được tổng quan trình bày nơi Bản Luật được hình thành vào khoảng thời từ năm 1644 đến năm 1650. Bản Luật này xác định là tất cả mọi người cư trú phải làm nên một Tổ Chức suy nhất của Đức Mẹ Nương Thân, dưới sự coi sóc và quản trị của những Bảo Viên (thành phần thường dân có thế giá do Thượng Viện Cộng Hòa chỉ định); Bản Luật cũng xác định về sự phân biệt giữa thành phần "nữ tử" mặc áo dòng, và thành phần "nữ tử" không mặc áo dòng, nhưng đều phải sống chung với nhau, dù khấn hay không khấn, như những đan sĩ tuân giữ hết sức đức tuân phục và khó nghèo, làm việc và nguyện cầu. Ngoài ra, họ cũng phải sẵn sàng cộng tác làm việc ở các bệnh viện công, coi việc ấy như là một lời khấn.

Trong khi đó, Tổ Chức này được chia làm hai Hội Dòng Tu Trì: "Chị Em Đức Bà Nương Thân ở Núi Canvê" (Suore di Nostra Signora del Refugio de Monte Calvario), và "Nữ Tử Đức Bà ở Núi Canvê" (Figlie di Nostra Signora al Monte Calvario).

Sau việc bổ nhiệm những vị Bảo Viên (3/7/1641), thành phần được coi như là những vị bề trên thực thụ của Tổ Chức này, thánh nhân đã tách mình khỏi việc quản trị nhà ấy. Ngài vâng theo những nhu cầu của họ và tác hành theo sự đồng ý của họ, dù trong việc chấp nhận thêm một số những người trẻ cần được giúp đỡ. Ngài đã sống như một "nữ tử" hèn mọn nhất hoàn toàn dấn thân làm những công việc trong nhà, đi xin ăn buổi sáng và buổi tối. Ngài là mẹ của mọi người, nhất là đối với thành phần bệnh nhân, cống hiến cho họ hầu hết những gì Ngài có.

Trong những năm trước đó, thánh nhân đã tổ chức một nhóm liên kết hoạt động xã hội để chữa trị các thứ căn gốc sự dữ cũng như để ngăn ngừa những đổ vỡ, ở chỗ thành phần bệnh nhân và tật nguyền được đưa vào bệnh viện của Tổ Chức; những người có quyền lực được gửi đi làm việc; phụ nữ được huấn luyện thêu thùa may vá, và trẻ em buộc phải đến trường học.

Tình trạng tăng thêm những loại hoạt động và những nỗ lực, thành phần hợp tác với thánh nhân bị giảm sút, nhất là những phụ nữ thuộc giai cấp trung lưu và thượng lưu, thành phần sợ bị liên lụy đến danh thơm tiếng tốt của họ trong việc giao tiếp với thành phần hư hỏng có được một người hướng đạo cao sang cũng là một vị thánh như vậy.

Bị những vị Phụ Tá và Bảo Viên của Tổ Chức bỏ rơi, thành phần bị chính quyền tước mất quyền hành coi sóc Tổ Chức ấy, thánh nhân, bấy giờ sức đã suy yếu, đã lãnh trách nhiệm đối với các chị em Nhà ở Carignano. Nhờ đó đã lấy lại được quyền lực biệt lập của nó.

Vào ngày 25/3/1637, thánh nhân mong muốn chính phủ Cộng Hòa chọn Đức Trinh Nữ làm Bảo Viên. Ngài đã đã nhúng tay can thiệp để làm ổn định những cuộc giằng co đẫm máu nổi lên bởi những lý do nhỏ mọn giữa các gia đình danh giá và thành phần hiệp sĩ. Vào năm 1647, thánh nhân đã hòa giải được vụ xẩy ra giữa Tòa Tổng Giám Mục và Chính Quyền Cộng Hòa, gây ra bởi cuộc xung khắc giữa hai bên về vấn đề thế giá.

Thánh nhân được ơn ngất trí, thị kiến, nghe tiếng nội tâm và các ơn thần bí khác. Ngài chết vào ngày 15/12/1651 hưởng thọ 64 tuổi. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đạ phong chân phước cho thánh nhân dịp Ngài tông du Genoa ngày 22/9/1985.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, chuyển dịch từ màn điện toán của Tòa Thánh Vatican

(Bốn vị hiển thánh lập dòng trên đây, 2 Balan và 2 Ý, đã nâng tổng số các vị thánh được tôn phong trong giáo triều gần 25 năm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lên tới 489 vị)

 

23/5 Thứ Sáu

ĐTC Tiếp Các ĐGM Ấn Độ: Vấn đề truyền giáo và Mẹ Têrêsa Calcutta là mẫu gương bác ái

Sáng nay, ĐTC đã tiếp các vị Giám Mục Ấn Độ thuộc vùng Calcutta, Guwahati và Shillong dịp viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên của các vị. ĐTC đã nhận định và chia sẻ về vấn đề văn hóa và bác ái như sau:

“Qua nhiều thế kỷ, những người Công giáo ở Ấn Độ đã thi hành công việc truyền bá phúc âm hóa thiết yếu, nhất là ở những lãnh vực giáo dục và dịch vụ xã hội, hoàn toàn miễn phí cho cả Kitô hữu lẫn không phải là Kitô hữu… Thật là bất công hết sức khi một người muốn trở thành Kitô hữu lại cần phải có phép của chính quyền địa phương, có những người bị mất quyền được xã hội trợ giúp và được gia đình nâng đỡ. Có những còn bị kìm kẹp hay bị trục xuất ra khỏi làng mạc của họ. Tiếc thay một số phong trào cực bảo thủ đang tạo nên lộn xộn nơi một số người Công Giáo, thậm chí trự ctiếp gây khó khăn cho nỗ lực truyền bá phúc âm hóa. Tôi hy vọng rằng, là những vị thủ lãnh đức tin, Quí Huynh sẽ không thất đảm trước những thứ bất công ấy, trái lại, tiếp tục dấn thân vào xã hội bằng một đường lối có thể ngăn chặn những chiều hướng báo động này…

“Những chướng ngại về vấn đề trở lại không phải bao giờ cũng phát xuất từ bên ngoài mà có thể xẩy ra từ bên trong cộng đồng của Quí Huynh nữa. Điều này có thể xẩy ra khi những người thuộc các tôn giáo khác thấy được những bất đồng, gương mù và chia rẽ nơi các cơ cấu tổ chức của Công Giáo chúng ta. Vì lý do này, vấn đề quan trọng là linh mục, tu sĩ và giáo dân tất cả phải cùng nhau làm việc, nhất là phải cộng tác với vị Giám Mục là dấu hiệu và là nguồn mạch hiệp nhất của mình.

“Ấn Độ may mắn có được một nhắc nhở trực tiếp về ơn gọi của Giáo Hội trong việc yêu thương thành phần hèn kém nhất là chứng từ và mẫu gương của Mẹ Têrêsa Calcutta là vị sắp sửa được phong chân phước. Quí Huynh cũng được kêu gọi để trở thành những mẫu gương nổi bật về tính chất đơn sơ, khiêm hạ và bác ái với những ai được tráo phó cho Quí Huynh chăm sóc… Quí Huynh sẽ sử dụng mẫu gương của Mẹ Têrêsa như một kiểu mẫu cho những hoạt động bác ái nơi cộng đồng của Qúi Huynh...

“Trong một thế giới có rất nhiều người đặt thật nhiều vấn đề thì chỉ có nơi một mình Chúa Kitô họ mới có thể tìn thấy những câu giải đáp vững vàng mà thôi. Chỉ khi nào tham dự một cách chủ động và dấn thân vào mầu nhiệm hòa giải mới có thể mang lại bình an đích thực và đáp ứng chân chính cho những gánh nặng đè nén linh hồn. Tôi lấy làm hài lòng khi nghe thấy nơi nhiều giáo phận của Quí Huynh tín hữu thường xuyên chạy đến với ân sủng của bí tích Hòa Giải, Tôi khuyến khích Quí Huynh hãy tiếp tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bí tích này”.


Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc: Trẻ Em cần phải phát triển trong một môi trường lành mạnh…

Trong bài diễn văn được phổ biến chiều hôm qua, 22/5/2003, ĐTGM Javier Lozano Barragan, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Thừa Tác Vụ Chăm Lo Sức Khỏe, đã nói ở Geneva Thụy Sĩ trong Đại Hội lần thứ 66 của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO (World Health Organization), như sau:

“Trong thập niên vừa qua, hơn 2 triệu trẻ em đã bi sát hại trong các cuộc đụng độ vũ khí, 6 triệu đã trở thành tật nguyền, và cả hàng ngàn đã bị què cụt bởi những vụ mìn nổ; trong năm 2002 có 300 ngàn trẻ em được tuyển mộ làm lính, hơn 4 triệu 300 ngàn trẻ em bị chết vì Hội Chứng Liệt Kháng, nguyên ở Phi Châu mỗi ngày có 7 ngàn em bị nhiễm hội chứng này, và bởi hậu quả của hội chứng này có 14 triệu trẻ em bị mồ côi. Tình trạng nghèo khổ vẫn còn là nguyên nhân chính làm cho các em bị bệnh tật… Ngay cả ở những nước giầu thịnh nhất cũng có 1 trong 6 em sống dưới mức bần cùng. Khoảng cách giữa giầu nghèo đang lớn dần; 30% trẻ em dưới 5 tuổi bị đói khát hay thiếu dinh dưỡng, và 50% thành phần dân chúng ở cả vùng Phi Châu Sub-Saharan thiếu nước có thể uống được. 250 triệu trẻ em dưới 15 tuổi phải làm việc lao công, trong đó có từ 50 đến 60 triệu em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm. Theo Tổ Chức Lao Động Thế Giới có 120 triệu trẻ em giữa tuổi từ 5 đến 14 làm việc toàn thời, nhiều em làm việc 6 ngày và một số 7 ngày một tuần. Các em bị buộc phải làm như vậy, và thường ở trong những chỗ kín hơi, thiếu ánh sáng và có lính canh không cho các em thoát thân.

“Ngày nay có nhiều trẻ em và vị thành nhân bị bỏ rơi và bỏ mặc, nhiều gia đình đã bỏ bê nhiệm vụ giáo dục con cái của mình. Cần phải lưu ý tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con, … nhất là vấn đề liên quan tới nước uống, vệ sinh và việc chăm sóc sức khỏe… cũng như phải chú ý tới trẻ em nhất là ở trong những trường hợp đặc biệt nguy cấp. Chúng tôi nhấn mạnh đến hai điểm khẩn trương để có thể tạo nên một môi trường thích hợp cho con trẻ, đó là chúng ta phải chiến đấu với tình trạng nghèo khổ bằng phương tiện của nền kinh tế được toàn cầu hóa hiện nay…. Tình trạng chênh lệch hiện tại giữa các quốc gia phát triển và những quốc gia đang phát triển hoàn toàn không thể nào chấp nhận được. Vấn đề không kém quan trọng nữa là tác hành và việc phát triển về tâm lý của trẻ em là thành phần cần phải biềt mình là ai, mình muốn gì, những gì chúng có thể xây đắp hay hủy hoại; và trong cái phức tạp này họ cần được hướng dẫn một cách rõ ràng và vững chắc. Bầu không khí chính cho việc tự nhận thức của một đứa nhỏ là tình cảm và tình yêu cùng việc hướng dẫn vững chắc từ cha mẹ và toàn thể gia đình… Học đường trong cộng đồng giáo dục là nơi thực sự hình thành con trẻ phải là một môi trường nâng đỡ gia đình và phát triển gia đình”.

 

Thánh M. Orsola (Giulia) Ledĩchowska

(1865-1939)

M. Orsola (Giulia) Ledóchowska (1865-1939)

"Thánh Ursula Ledochowska đã nói với mọi người bằng ngôn ngữ yêu thương được thể hiện qua các việc làm. Thánh nhân đã đi khắp Nước Nga, những xứ sớ Bắc Âu, Pháp và Ý... một vị tông đồ của việc tân truyền bá phúc âm hóa... cho thấy bằng cả đời và hoạt động của mình tầm quan trọng liên lỉ, tính cách sáng tạo và hiệu lực của tình yêu theo Phúc Âm. Tất cả chúng ta có thể học nơi Ngài việc cùng với Chúa Giêsu kiến tạo nên một thế giới nhân bản hơn, một thế giới nhìn nhận hoàn toàn hơn nữa những giá trị như công lý, tự do, tình đoàn kết và hòa bình".

(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, bài giảng phong thánh 18/5/2003)
 

"Chỉ cần tôi biết làm sao để yêu thương, để nung nấu và để thiêu đốt bản thân mình trong yêu thương". Trước khi khấn dòng, người tập sinh 24 tuổi dòng Ursuline ở Krakow là Giulia Ledĩchowska đã viết lên những lời này. Vào ngày khấn dòng, Ngài lấy tên dòng là 'Maria Ursula của Chúa Giêsu', danh xưng này đã chi phối cả cuộc đời của thánh nhân. Trong gia tộc của Ngài, cả về đằng nội (một gia đình Balan cổ kính) cũng như ngoại (gốc Thụy Sĩ thuộc triều đại Salis), có nhiều chính trị gia, quân nhân, viên chức Hội Thánh và tu trì là những người có dính dáng tới lịch sử Âu Châu và Giáo Hội. Ngài được dưỡng dục trong một gia đình đông anh chị em nhưng có kỷ cương và thương mến nhau. Ba người con đầu, kể cả thánh nhân, đã sống đời tận hiến, trong đó có Maria Teresa (được phong chân phước năm 1975) thành lập 'Hội của Thánh Phêrô Claver' và người em trai là Vladimiro làm tổng đại diện của các tu sĩ Dòng Tên.

Thánh M. Ursula đã sống ở tu viện ở Krakow 21 năm. Tình yêu của thánh nhân đối với Chúa, tài giáo dục của Ngài và cảm quan đối với những nhu cầu của thành phần trẻ trong những điều kiện đang biến đổi về xã hội, chính trị và luân lý vào thời ấy đã làm Ngài được chú ý tới. Khi phụ nữ được quyền học đại học thì Ngài đã tiến hành một cách có tổ chức ngôi nhà trọ đầu tiên ở Balan cho sinh viên nữ giới, nơi duy nhất họ có thể cảm thấy an toàn để sống và học hành cũng như để được giáo dục đàng hoàng về đạo hạnh. Lòng ước vọng này, được Đức Piô X chúc lành, đã tăng sức cho Ngài tiến vào giữa lòng Nước Nga là nơi thù hận với Giáo Hội. Với bộ áo thường dân, cùng với một chị nữ tu khác, Ngài đã ra đi đến Petersburg, nơi đời sống tu trì bị cấm cách, Ngài không biết rằng Ngài đã đâm đầu vào một đích điểm vô định và Thánh Linh sẽ dẫn Ngài trên những con đường Ngài chưa từng tiên liệu.

Ở Petersburg, Ngài cùng với cộng đồng nữ tu đang phát triển đều đặn (chẳng bao lâu được trở thành một hội dòng Ursuline độc lập) sống một cách bí mật, và mặc dù bị liên lỉ theo dõi bởi cảnh sát chìm, họ cũng thực hiện một dự án giáo dục và tôn giáo lớn là những gì cũng nhắm tới việc khuyến khích những mối liên hệ giữa Balan và những người Nga.

Khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1914, Thánh Nhân rời Nga, nhắm đến Stockholm, để rồi trong những chuyến đi ở Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy), hoạt động của Ngài chẳng những về giáo dục mà còn cả sinh hoạt ở Giáo Hội địa phương nữa, qua việc trợ giúp những nạn nhân chiến tranh và công cuộc đại kết. Nhà Ngài ở với các nữ tu của Ngài trở thành một nơi qui tụ các người khác nhau về khuynh hướng chính trị và tôn giáo. Có lần được hỏi khuynh hướng chính trị của mình, Ngài trả lời lập tức 'chính trị của tôi là yêu thương'.

Vào năm 1920, Ngài cùng với chị em của Ngài và một số lớn trẻ em mồ côi của những người di dân trở về Balan. Trung Tâm Tông Đồ biến thành nữ tu viện độc lập cho 'Các Nữ Tu Ursulilnes của Thánh Tâm Sầu Khổ Chúa Giêsu'. Linh đạo của hội dòng này nhắm đến việc chiêm ngưỡng tình yêu cứu độ của Chúa Kitô và tham dự vào sứ vụ của Ngài bằng những dự án giáo dục và phục vụ người khác, nhất là thành phần đau khổ, cô đơn và bị bỏ rơi đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời. Thánh nhân đã huấn luyện các chị em của mình trong việc yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và tìm kiếm Ngài nơi hết mọi con người cũng như nơi tất cả Tạo Sinh.

Hội dòng này đã phát triển nhanh chóng. Các cộng đồng nữ tu Ursuline ở Balan cũng như ở các ranh giới phía đông xứ sở này là những nơi nghèo nàn, đa chủng và đa giáo đã được thiết lập. Năm 1928, Nhà Mẹ đã được thiết lập ở Rôma cùng với một nhà trọ cho những em gái không được may mắn về kinh tế, để giúp cho họ có cơ hội giao tiếp với sự phong phú về tinh thần và tôn giáo giữa lòng Giáo Hội và nền văn minh Âu Châu. Các nữ tu bắt đầu hoạt động ở những khu ngoại ô Rôma nghèo nàn. Năm 1930, các nữ tu dòng này đã đi theo những người em gái đi tìm việc làm và thiết lập ở Pháp quốc. Bất cứ nơi nào có thể thì vị thánh này đều thiết lập những trung tâm giáo dục và dạy nghề. Ngài đã gửi các nữ tu đi dạy giáo lý và hoạt động ở những khu vực nghèo khổ trong thành phố. Ngài đã viết các sách vở và bài viết về trẻ em và giới trẻ.

Ngài đã khởi xướng và duy trì các tổ chức giáo hội cho trẻ em (Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể), cho giới trẻ và cho phụ nữ. Ngài đã chủ động tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội cũng như của Quốc Gia và được cả Giáo Hội và Quốc Gia khen tặng. Ngài qua đời tại Rôma ngày 29/5/1939 và được dân chúng nói rằng "Ngài chết như một vị thánh". ĐTC Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho Ngài ngày 20/6/1983 ở Poznan.


 

22/5 Thứ Năm

ĐTC với Phái Đoàn Do Thái: “Liên kết với nhau để hoạt động cho hòa bình và công lý trên thế giới”

Sáng nay, 22/5/2003, ĐTC Gioan Phaolô II đã tiếp một nhóm đại diện Hội Nghị Thế Giới Do Thái và Ủy Ban Do Thái Quốc Tế Về Tham Vấn Liên Tôn. Trong bài chia sẻ của mình, ĐTC đã xác định là “Cho dù thế giới ngày nay có bị đánh dấu bằng bạo lực, đán áp và khai thác thì những thực tại này cũng không phải là những gì nói lên phán quyết cuối cùng về định mệnh của thế giới chúng ta. Thiên Chúa hứa hẹn một Trời Mới và một Đất Mới. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa sẽ lau khô tất cả mọi giọt nước mắt, và không còn than van đau khổ nữa. Người Do Thái và Kitô hữu tin rằng cuộc sống của chúng ta là một cuộc hành trình tiến tới chỗ hoàn tất những lời hứa hẹn của Thiên Chúa. Theo chiều hướng của gia sản tôn giáo chung phong phú của mình, chúng ta có thể coi thời hiện đại đây như là một cơ hội thử thách cho những nỗ lực liên kết với nhau để hoạt động cho hòa bình và công lý trên thế giới. Việc bênh vực phẩm giá của hết mọi người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự Thiên Chúa là lý do liên kết tất cả mọi tín hữu lại với nhau. Loại cộng tác cụ thể này giữa Kitô hữu và Do Thái hữu đòi phải có lòng can đảm và nhãn giới, cũng như cần phải có lòng tin tưởng rằng chính Thiên Chúa là Đấng làm cho nỗ lực của chúng ta phát sinh thiện hảo”.

ĐTC với Phong Trào Cho Sự Sống: “Không có hòa bình thực sự nếu không biết tôn trọng sự sống”

Trưa nay, 22/5/2003, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Phong Trào Cho Sự Sống ở Ý, một phong trào “từ ngày 22/5/1978, thời điểm vấn đề phá thai trở thành hợp pháp ở Ý, đã không ngừng hoạt động để bảo vệ sự sống con người, một trong những giá trị chính yếu của văn minh yêu thương. Xin Thiên Chúa giúp cho anh chị em không ngừng hoạt động để tất cả dân chúng, tín hữu hay vô thần, đều hiểu rằng việc bảo vệ sự sống con người, bắt đầu từ khi được hoài thai, là điều kiện cần thiết để xây dựng một tương lai xứng đáng cho con người”.

Sau khi nhắc lại những lời của Mẹ Têrêsa Calcutta “phá thai là một thực hành nguy hiểm cho nền hòa bình thế giới”, Ngài đã nhấn mạnh rằng, “Không thể nào có hòa bình chân thực nếu không biết tôn trọng sự sống, nhất là của thành phần vô tội và bất lực như thành phần trẻ em trong bụng mẹ. Việc liên kết căn bản đòi những ai tìm kiếm hòa bình đều phải bênh vực sự sống. Không có một hoạt động hòa bình nào có thể hiệu lực nếu không vận dụng cùng một nỗ lực để chống lại những cuộc tấn công sự sống ở mọi giai đoạn của nó”.

ĐTC nhắc lại là phong trào này đang hoạt động để Quốc Hội Ý chấp thuận khoản luật tôn trọng quyền lợi của thành phần thai nhi, “cho dù họ có được thụ thai theo những phương pháp nhân tạo là những phương pháp bất khả chấp về luân lý”. Theo chiều hướng này, Ngài bày tỏ ước muốn thấy rằng “tiến trình lập pháp mau kết thúc và cứu xét đến nguyên tắc là giữa ý muốn của người lớn và quyền lợi của trẻ em thì mọi quyết định phải nhắm đến lợi ích cho trẻ em”.

ĐTC phấn khuyến khích phong trào này như sau: “Anh chị em đừng chán nản và thôi không loan báo và làm chứng cho Tin Mừng sự sống; hãy gắn bó với các gia đình và các người mẹ đang gặp khốn khó”. Ngỏ lời riêng với nữ giới, Ngài lập lại lời Ngài mời gọi họ “hãy bênh vực mối liên minh giữa nữ giới và sự sống , và hãy trở nên những người phát động ‘cho một thứ nữ giới mới loại trừ khuynh hướng của những lối sống bắt chước kiểu thống trị của nam nhân để nhìn nhận và nắm vững cái tinh hoa đích thực của nữ giới nơi mọi khía cạnh cuộc sống xã hội, cũng như để thắng vượt tất cả mọi thứ kỳ thị, bạo lực và khai thác’”.
 

Tiểu sử và hình ảnh 4 vị Thánh mới ngày 18/5/2003

Chúa Nhật 18/5/2003, Sinh Nhật 83 tuổi của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Ngài đã phong hiển thánh cho 4 vị chân phước, 2 người Balan và 2 người Ý, cả bốn đấng đều là những vị sáng lập dòng. 50 ngàn người đã dự lễ Phong Thánh tại Quảng Trường Phêrô, trong đó có 20 ngàn người Balan. Kể cả 4 vị tân thánh này nữa, tổng số thánh được phong trong giáo triều gần 25 năm của vị giáo hoàng đương kim Gioan Phaolô II lên đến 489 vị.

 

THÁNH JOSEPH SEBASTIAN PELCZAR

(1842-1924)

Giuseppe Sebastiano Pelczar (1842-1924)

"Thánh Joseph Sebastian Pelczar đã thể hiện đức tin của mình nơi ơn gọi cứu độ phổ quát... khẩu hiệu của Ngài là 'Tất cả mọi sự cho Thánh Tâm Chúa Giêsu , nhờ bàn tay vô nhiễm của Rất Thánh Trinh Nữ Maria'. Ngài đã hiểu việc Ngài hiến thân cho Chúa Kitô trước hết là việc đáp ứng tình yêu của Người được ẩn thân và tỏ hiện nơi bí tích Thánh Thể".

(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, bài giảng phong thánh 18/5/2003)

 

Thánh Joseph Sebastian Pelczar được sinh vào trần gian ngày 17/1/1842 ở một tỉnh nhỏ Korczyna ở miền tây nam nước Balan. Ngài được dưỡng dục theo truyền thống đạo đức Balan. Sau hai năm học vỡ lòng ở địa phương, Ngài được cha mẹ gửi học ở Rzeszow. Ngay từ hồi còn nhỏ Ngài đã biết dấn thân phụng sự Thiên Chúa, như Ngài viết: "Những thứ lý tưởng trần gian qua đi. Tôi thấy được lý tưởng của đời sống trong sự hy sinh, và lý tưởng của hy sinh nơi thiên chức linh mục". Sau khi học hết lớp sáu, Ngài đã nhập tiểu chủng viện. Năm 1860 Ngài đã bắt đầu thần học ở đại chủng viện Przemysl.

Được chịu chức linh mục ngày 17/7/1864, Ngài được sai phái tới Sambor, một giáo xứ trong giáo phận Przemuys để làm cha sở họ đạo này 1 năm rưỡi. Ngài được sai đi Rôma năm 1866 để theo học 2 năm tại Đại Học Rôma (Collegium Romanum) mà bây giờ gọi là Đại Học Viện Gregorian, và Học Viện Thánh Apollinaris mà bây giờ goị là Đại Học Viện Lateranô. Thời gian theo học tại giáo đô Rôma là thời gian chẳng những thêm kiến thức cho Ngài mà còn thêm cả lòng yêu mến Giáo Hội và Đức Thánh Cha nơi Ngài nữa. Lấy được bằng tiến sĩ thần học và giáo luật xong, Ngài trở về Balan, và sau một thời gian ngắn làm cha sở họ đạo ở Wojutycze và Sambor, Ngài giữ vai trò giáo sư của Đại Chủng Viện Przemysl (1869-1877). Sau đó Ngài được chỉ định làm giáo sư của Viện Đại Học Jagellonian ở Krakow (1877-1899). Với tư cách giáo sư và Khoa Trưởng Thần Học, Ngài được tiếng là một con người khôn ngoan và thức giả, một con người có óc tổ chức và thân thiện với giới trẻ. Ngài trở thành viện trưởng của viện đại học này (1882-1883).

Trong việc nỗ lực sống trọn lý tưởng của "một vị linh mục Balan dấn thân cho dân chúng", Ngài không chỉ hoạt động về văn học, mà còn dấn thân tham gia vào những sinh hoạt xã hội và bác ái khác, như Hội Thánh Vinhsơn Phaolô và Hội Giáo Dục Con Người. Đối với Hội Giáo Dục Con Người, Ngài đã làm chủ tịch 16 năm. Trong thời gian này, Ngài đã thiết lập cả hằng trăm thư viện, thuyết giảng vô số lần, phát hành và phổ biến hơn một ngàn cuốn sách, và mở trường dạy cho thành phần tôi tớ. Vào năm 1891, Ngài lập Hội Huynh Đệ Đức Bà, Nữ Vương Vinh Hiển Balan. Ngoài những hoạt động về tôn giáo, Hội Huynh Đệ này được thành lập để chăm sóc người nghèo, mồ côi, những người làm công trả nợ và những người làm tôi, nhất là những người bệnh tật và thất nghiệp.

Ngài đã thấy rằng những vấn đề xẩy ra vào thời điểm của mình thực sự là cơ hội để thấy được ý muốn của Thiên Chúa. Vào năm 1894, Ngài đã lập Dòng Chị Em Tôi Tớ Trái Tim Rất Thánh Chúa Giêsu ở Krakow, với mục đích truyền bá Vương Quốc yêu thương của Trái Tim Chúa Giêsu. Ngài mong muốn Chị Em nữ tu phải trở thành dấu hiệu và dụng cụ của tình yêu này đối với những người con gái, những người bệnh tật cũng như tất cả những ai cần thiết.

Năm năm sau, tức vào năm 1899, Ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Przemysl. Sau đó, vào năm 1900, sau khi Giám Mục L. Solecki qua đời, Ngài được chỉ định thay thế. Ngài đã giữ chức vụ chủ chăn nhân lành của giáo phận Przemysl 25 năm. Mặc dù sức khỏe yếu kém, Ngài thường đến viếng thăm các giáo xứ, đồng thời cũng lưu ý đến cả việc huấn luyện về luân lý và kiến thức cho hàng giáo sĩ. Ngài làm gương trong việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa và Mẹ Maria. Ngài chuyên chú đến việc tôn sùng Thánh Thể và khuyến khích làm việc này. Nhờ nỗ lực của Ngài, một số nhà thờ và nguyện đường đã được xây cất và nhiều nhà thờ đã được tái thiết. Bất chấp những hoàn cảnh bất lợi về chính trị bấy giờ, Ngài cũng triệu tập ba công đồng giáo phận. Ngài nhấn mạnh đến việc cần phải áp dụng giáo thuyết về xã hội của Đức Lêô XIII.

Ngài đã hoàn tất ý muốn của Thiên Chúa cho dù có nhiều trở ngại, và đã qua đời trong hương thơm thánh đức vào đêm 28/3/1924. Ngài được ĐTC Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 2/6/1991 ở Rzeszow Balan. Thi thể của Ngài đang yên nghỉ trong Vương Cung Thánh Đường giáo phận Przemysl. Lễ kính Ngài được cử hành vào ngày 19/1 hằng năm.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, chuyển dịch từ màn điện toán của Tòa Thánh Vatican

(xin xem tiểu sử và hình ảnh ba vị còn lại vào các ngày kế tiếp)

21/5 Thứ Tư

ĐTC nhắc nhở Balan trước khi nước này bước qua ngưỡng cửa của Khối Hiệp Nhất Âu Châu; Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga không chấp nhận việc ghé thăm của Đức Thánh Cha

Nhân dịp 20 ngàn người Balan đến Rôma mừng Lễ Phong Thánh hôm Chúa Nhật 18/5/2003 cho bốn 4 trong đó có một vị bản xứ và một vị qua đời tại Balan, Đức Thánh Cha đã nói với họ tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày hôm sau 19/5 về vấn đề liên quan tới tương lai của việc gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu. ĐTC trước hết đã nhắc lại những chuyến tông du của Ngài về Balan, mở đầu vào năm 1979. Vào ngày 8/6/2003 tới đây Balan sẽ được Khối Hiệp Nhất Âu Châu bỏ phiếu về việc chấp nhận Balan vào khối này. Trước biến cố lịch sử ấy, ĐTC đã nhắc lại lời của Ngài nhắc nhở họ từ chuyến tông du thứ nhất: “Những nền tảng của căn tính Âu Châu được bắt nguồn từ Kitô giáo”. Trong lần gặp gỡ này, ĐTC tiếp tục tư tưởng trên: “Hôm nay đây, khi Balan và các xứ sở khác của ‘Khối Đông Âu’ trước kia đang gia nhập vào các cơ cấu của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Tôi lập lại những lời Tôi không muốn nói để làm chán nản cho bằng để xác định là những xứ sở này có một sứ vụ quan trọng thực thi trong Thế Giới Cổ… Balan luôn là một phần quan trọng của Âu Châu nên vào lúc này đây lục địa này không thể bỏ rơi cộng đồng ấy, một cộng đồng đang trải qua những cuộc khủng hoảng ở các lãnh vực khác nhau, thế nhưng lại là một cộng đồng tạo nên một gia đình của các quốc gia bắt nguồn từ truyền thông chung của Kitô giáo. Việc gia nhập những cấu trúc của Âu Châu, bình quyền với những quyền lợi của các quốc gia khác, đối với các quốc gia của chúng ta cũng như đối với các quốc gia thuộc sắc dân Slav thân cận, là biểu hiệu của một thứ công lý lịch sử. Âu Châu cần đến Balan. Giáo Hội ở Âu Châu cần đến chứng từ đức tin của những người Balan. Balan cần đến Âu Châu”.

Trong cuộc gặp gỡ này, có một lúc Đức Thánh Cha đã nói buông theo hứng như sau: “Tôi vẫn hằng ý thức về giây phút đang tiến tới, khi mà Tôi sẽ đứng trước Thiên Chúa với cả cuộc đời của mình, từ ngày còn trẻ ở Wadowice, sau đó ở Krakow, sau hết ở Rôma. Tôi tin tưởng vào lòng thương xót Chúa cũng như vào việc che chở của Đức Trinh Nữ”.

Trong số người Balan sang Rôma vào dịp này có tổng thống của họ là Alexander Kwasniewski, vị đã được gặp riêng ĐTC, một cuộc gặp gỡ nói về Âu Châu và tình hình các quốc gia Đông Âu. Trước cuộc hội kiến riêng với ĐTC, vị tổng thống Balan cho biết: “Không có Đức Giáo Hoàng thì tự do không thể nào có được ở Balan”. Vị tổng thống này tha thiết mời ĐTC thực hiện một chuyến tông du về Balan lần nữa. Sau cuộc gặp gỡ riêng này, vị tổng thống Balan cho biết ĐTC “rất khỏe mạnh” và hai vị đã nói đến các chuyến tông du tới Croatia và Mongolia. Ông nói ông đang giúp cho Đức Thánh Cha có thể dễ dàng dừng chân ở Kazan, Nga, một dự án đã bị Tòa Thượng Phụ Moscow bác bỏ.

Thật vậy, Đức Thánh Cha rất muốn đích thân mang trả lại cho Nga hình ảnh Đức Bà Kazan vẫn đang được trưng trong phòng của Ngài khi nào có thể, chẳng hạn như chuyến tông du Ngài ghé Mông Cổ vào Tháng Tám năm 2003 này. Thế nhưng, hôm Thứ Hai 19/5/2003, Tòa Thượng Phụ Moscow đã ra phổ biến lời công bố qua Phân Bộ Liên Hệ Giáo Hội Ngoại Tại như sau: “Những cố gắng dính dáng đến việc hoàn trả bứ cảnh với vấn đề viếng thăm Nga Sô của Vị Giáo Hoàng Rôma là điều hết sức lạ lùng, lại càng lạ lùng hơn nữa vì Tòa Thánh Vatican chưa điều đình gì về một chuyến viếng thăm như vậy với Giáo Hội Chính Thống Nga”.

Vị phát ngôn viên của Tòa Thánh vatican là tiến sĩ giám đốc văn phòng báo chí Joaquín Navarro-Valls đã xác nhận ở Maní hôm 4/5 là Tòa Thánh Vatican đang nghiên cứu cơ hội để ĐTC ghé ở Kazan thuộc Liên Bang Nga trong chuyến tông du đến Mông Cổ vào cuối Tháng 8/2003, hầu Ngài có thể hoàn trả lại cho Đức Thượng Phụ Moscow Alexy II hình ảnh đã được một cơ quan Công Giáo ký thác cho Ngài với mục đích ấy. Bản công bố của Tòa Thượng Phụ Moscow trên đây còn viết: “căn cứ vào những phân tích được thực hiện vào ngày 1/4/2003 ở Rôma, bởi một nhóm khoa học gia có uy tín, đại diện cho Bộ Văn Hóa Liên Bang Nga cũng như đại diện cho Tòa Thánh Vatican, thì được biết rằng Bức Ảnh Đức Bà Kazan được giữ ở căn phòng của Đức Giáo Hoàng Rôma, là một bức ảnh từ thế kỷ 18, được họa bởi một nhà sơn ảnh tượng trong vùng, căn cứ vào tính chất kiểu mẫu của cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Về kích thước và đặc tính thì bức ảnh này không thể đồng nhất với bức ảnh lịch sử làm phép lạ xuất hiện ở Kazan vào năm 1570 hay những bức ảnh danh tiếng được tôn kính. Vấn đề nói rằng bức ảnh này ‘chân truyền’ chỉ được biện minh ở chỗ nó không phải là một thứ được khuôn đúc tân thời và hoàn toàn xứng hợp với thời điểm đã được các chuyên viên xác nhận”.

Tòa Thượng Phụ Moscow lập lại là “cơ hội cho một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thượng Phụ Alexy II Moscow cùng Tất Cả Nước Nga và Giáo Hoàng Rôma” hoàn toàn lệ thuộc vào việc thắng vượt “những vấn đề xẩy ra giữa hai Giáo Hội, như vấn đề dụ giáo của Công Giáo nơi thành phần thuộc về Chính Thống Giáo bởi phép rửa và truyền thống văn hóa cũng như bởi những hoàn cảnh bó buộc tín hữu của Giáo Hội Chính Thống theo giáo luật sống ở xứ Ukraine tây phương. Việc thiết lập các giáo phận Công Giáo mới ở Kazakhstan cho thấy rằng qui chế của Vatican nhắm đến việc làm cho những vấn đề hiện hữu trở nên tệ hại hơn”.

Riêng về chi tiết cuối cùng liên quan đến việc lập các giáo phận mới, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, qua cuộc phỏng vấn của tờ nhật báo Avvenire ngày 18/5/2003, đã cho biết hai giáo phận mới ở Công Hòa Sô Viết trước kia đã được thiết lập để đáp ứng nhu cầu hồi sinh của các cộng đồng Công Giáo đã bị, như Chính Thống Giáo, bắt bớ trong các thập niên dưới chế độ cộng sản. Ngoài ra, Đức Hồng Y còn cho biết trước khi phổ biến quyết định thiết lập, Tòa Thánh đã tế nhị thông báo cho Tòa Thượng Phụ Moscow rồi.
 

20/5 Thứ Ba

Việc Huấn Luyện Kitô giáo được bắt đầu ngay từ những giai đoạn đầu đời

Sáng hôm nay, Thứ Ba 20/5/2003, tại Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã tiếp các tham dự viên hội nghị lần thứ 51 của Hội Đồng Giám Mục Ý với chủ đề cho năm 2003 là việc khai tâm Kitô giáo. Đức Thánh Cha cho biết việc chọn lựa đề tài này “thật là thích hợp vì việc huấn luyện Kitô giáo cũng như việc truyền đạt đức tin cho các thế hệ mới mang một tầm mức quan trọng, lại càng can hệ hơn bao giờ hết trong môi trường xã hội và văn hóa có nhiều yếu tố làm cho việc dấn thân trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô khó khăn hơn, trong khi đó tốc độ và mức độ thay đổi lại làm tăng thêm khoảng cách và đôi khi thậm chí làm tăng thêm cả những gì không thể thực hiện để truyền đạt cho nhau giữa các thế hệ nữa. Ngoài ra, việc bắt đầu giáo dục Kitô giáo cho trẻ em sớm bao nhiêu có thể là một việc rất quan trọng, khi gắn liền nó vào những năm đầu đời của các em: các gia đình phải ý thức được sứ vụ cao quí này và phải góp phần vào việc thi hành sứ vụ ấy”…

Các cuộc cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong Tháng 6/2003

Cũng vào ngày Thứ Ba 20/5 hôm nay, Văn Phòng Cử Hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha đã thông báo lịch trình cử hành của Đức Thánh Cha trong Tháng Sáu như sau:

Thứ Năm ngày 5 tới Thứ Hai ngày 9: chuyến Tông du 100 đến Croatia

Thứ Năm 19: Lễ Trọng Kính Thánh Thể: Thánh Lễ 7 giờ tại Đền Thờ Lateranô, cung nghinh Thánh Thể tơiùi Đền Thờ Đức Bà Cả; Phép Lành Thánh Thể.

Chúa Nhật 22: Chúa Nhật 12 Quanh Năm, chuyến Tông du 101 đến Bosnia-Herzegovina.

Thứ Bảy 28: Giờ Kinh Tối vào lúc 6 giờ chiều tại Đền Thờ Thánh Phêrô về Lễ Trọng Kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Âu Châu”, văn kiện hậu Thượng Hội Giám Mục Âu Châu 1-23/10/1999. Nên nhớ rằng Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần nhất đã diễn ra vào ngày 28/11-14/12/1991, tức vào thời điểm sau Biến Cố Ðông Âu, Thượng Hội Giám Mục Lục Ðịa này đã khai mào cho một loạt các thợng hội châu lục khác, như Phi Châu vào ngày 10/4-8/5/1994, Mỹ Châu vào ngày 16/11-12/12/1997, Á Châu từ ngày 19/4-14/5/1998, và Ðại Dương Châu từ ngày 22/11-12/12/1998.

Chúa Nhật 29: Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô Phaolô với Thánh Lễ vào lúc 6 giờ chiều tại Quảng Trường Thánh Phêrô và trao giây palliums.

Khối Hiệp Nhất Âu Châu không được giới hạn vào nguyên những yếu tố kinh tế

Cuộc hội nghị được tổ chức ở Palazzo Mattei di Paganica, Trung Tâm Bách Khoa Ý, với chủ đề “Thế Giới Công Giáo và Văn Chương Thế Kỷ 20. Một Chiếc Cầu Nối Giữa Đông Tây” đã cảnh giác về việc kiến tạo nên một Khối Hiệp Nhất Âu Châu chỉ căn cứ nguyên vào các yếu tố kinh tế mà thôi, một Khối Hiệp Nhất cần phải lưu ý tới cả những gốc rễ về văn hóa, thiêng liêng và nghệ thuật nữa.

Ông Andrea Monda, vị tổ chức và điều hợp viên của hội nghị này đã cho Zenit biết rằng: “Vào năm 2004, có 7 quốc gia Âu Châu sẽ trở thành phần tử của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, những xứ sở thuộc về điều được Olivier Clement gọi là ‘Âu Châu đệ tam’, giữa Nga và các nước Tây Phương. Chúng tôi thấy rằng đây là dịp phải chú ý tới những xứ sở này, vì, như Đức Thánh Cha thường nhấn mạnh, việc kiến tạo nên Khối Hiệp Nhất Âu Châu không thể chỉ căn cứ vào một mình yếu tố kinh tế. Thật vậy, những căn gốc về thiêng liêng, văn hóa và nghệ thuật của Âu Châu cũng cần phải được tái thiết nữa. Nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa là những chiều kích đi liền với nhau. Việc quên đi rằng Âu Châu đã hiệp nhất vào Thời Trung Cổ nơi cùng một đức tin Kitô giáo là liều mình đi đến chỗ không tạo nên một khối hiệp nhất thực sự mà chỉ để giải quyết phần nào các thứ vấn đề về kinh tế mà thôi. Những thứ giải quyết bán phần này không làm cho Âu Châu hiệp nhất được. Vì thế, chúng tôi đã quyết tâm nhìn tới vấn đề văn chương của thành phần Âu Châu đệ tam này, bao gồm cả Nga Sô. Phần đất này đã cống hiến cho chúng ta những vị đại tác giả, thậm chí ở cả thế kỷ 20, một thế kỷ thê thảm. Những diễn viên đã cố gắng chứng tỏ cho thấy làm sao mà ở những hoàn cảnh chia rẽ và chống đối như thế, các nghệ sĩ vẫn bảo tồn được mối liên hệ với Âu Châu và thế giới… Các chế độ Marxist đã cố gắng dập tắt chẳng những tính cách thiêng liêng mà còn cả tinh thần nghệ thuật nữa… Wojtyla là một nhà thơ và triết gia Balan, thế nhưng hoàn cảnh về nhân bản và thiêng liêng của ngài mặc lấy một chiều kích đại đồng, ngài là một nhân vật liên kết, vị đã cố gắng nhắc nhở các chính trị gia về tầm quan trọng của các thứ cội rễ Kitô giáo. Chiều hướng hiện nay ở Âu Châu là gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, mà không nhận thức rằng làm như vậy thì con người cũng bị loại trừ luôn”.
 

19/5 Thứ Hai

Tòa Thánh Mừng Sinh Nhật 83 Tuổi của Đức Thánh Cha

Ngày Chúa Nhật 18/5/2003, ngày sinh nhật đúng 83 tuổi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Ngài đã phong thánh cho 4 vị chân phước sáng lập dòng là Giám Mục Balan Sebastian Pleczar (1842-1924); Nữ tu Áo Quốc Ursula Ledochowska (1865-1939), qua đời ở Balan; hai vị người Ý là Maria De Mattias (1805-1866) và Virginia Centurione Bracelli (1587-1651). Vào lúc kết thúc lễ Phong Thánh, ĐTC đã bày tỏ lòng cảm kích của Ngài trước 50 ngàn người tham dự Thánh Lễ Phong Thánh và tiện mừng chúc ngày sinh nhật của Ngài như sau:

“Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành của Tôi với mỗi một người trong anh chị em về cảm tình nồng hậu anh chị em bày tỏ với Tôi vào ngày sinh nhật của Tôi. Đặc biệt Tôi cám ơn ĐHY Joseph Ratzinger, đã nhân danh tất cả mọi người bày tỏ cảm tình chung để chúc mừng Tôi khi mở đầu Thánh Lễ. Tôi xin ngỏ lời chào mừng tri ân đến quí vị có Thẩm Quyền đến đây vào dịp này. Tôi xin gửi lời “cám ơn” đến những ai, bằng nhiều cách thức, đã gửi lời chúc mừng đến Tôi cùng với những chứng từ lòng quí mến của họ. Tôi xin mỗi người và mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện để Chúa giúp Tôi trung thành làm trọn sứ vụ Ngài đã ký thác cho Tôi. Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria, hiệp nhất trong tinh thần với các vị thánh vừa được tuyên phong, những vị luôn luôn phó thác bản thân cho Mẹ bằng một lòng tin tưởng con cái. Cảm tạ về tặng ân cuộc sống, hôm nay Tôi ký thác cho Đức Trinh Nữ sự sống của Tôi và thừa tác vụ được Đấng Quan Phòng kêu gọi hoàn trọn. Anh Chị Em thân mến, Tôi xin anh chị em hãy nâng đỡ Tôi bằng lời cầu nguyện, và Tôi kêu mời anh chị em hãy kêu cầu Đức Trinh Nữ bằng lời ca Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”.

Mở đầu Thánh Lễ, ĐHY đại diện Hồng Y Đoàn, đã ngỏ lời chúc mừng ĐTC, chẳng những đại diện cho những ai hiện diện bấy giờ, mà còn cho cả “vô số người trên khắp thế giới, ngoài phạm vi Giáo Hội Công Giáo, thậm chí ngoài cả phạm vi thế giới Kitô giáo”. ĐHY thân thưa cùng Đức Thánh Cha rằng: “Tin tưởng và yêu thương, đó là chương trình hoạt động của giáo triều Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha đã không ngừng tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa Kitô, dung nhan của một Vị Thiên Chúa nhân hậu. Đức Thánh Cha đã không ngừng dẫn chúng con, bằng việc thắt kết chúng con với Chúa Kitô, để thắng vượt những lực lượng hận thù, những thành kiến chia rẽ, để phá đổ những bức tường cố gắng phân rẽ chúng con. Đức Thánh Cha giúp cho chúng con tìm thấy con đường dẫn đến ơn cứu độ bằng việc bắt đầu lại từ Chúa Kitô. Bởi thế, chúng con thành thật xin cám ơn Đức Thánh Cha. Xin Chúa tưởng thưởng cho Đức Thánh Cha như Ngài tưởng thưởng cho các tôi trung của Ngài vậy”.

Lần đầu tiên Tòa Thánh, nơi đã từng nhận được vô vàn những điện tín chúc mừng Đức Thánh Cha, đã phổ biến địa chỉ điện thư của Đức Thánh Cha John_Paul_II@vatican.va trên màn điện toán của mình (www.vatican.va), để ai muốn gửi điện thư chúc mừng thì làm. Ngày sinh nhật của ĐTC không được cử hành ở Vatican. Ngài thích cử hành Lễ Quan Thày rửa tội của Ngài là Thánh Charles Borromeo ngày 4/11, và ngày kỷ niệm được chọn làm giáo hoàng 16/10, nhất là năm nay là năm kỷ niệm 25 năm của Ngài. Tuy nhiên, các nữ tu người Balan ở Vatican vốn chăm sóc cho ĐTC vẫn dọn một bữa tối đặc biệt cho Ngài để mừng sinh nhật của Ngài, vì hôm nay các chị mừng vị tân thánh lập dòng Nữ Tì Thánh Tâm Chúa Giêsu từ năm 1894 của các chị là Giám Mục Sebastian Pleczar.

Đức Thánh Cha nhận bằng tiến sĩ danh dự về việc bênh vực nhân quyền

Áp ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, tức vào ngày Thứ Bảy 17/5/2003, Đại Học La Sapienza ở Rôma đã trao tặng bằng tiến sĩ danh dự (Honoris Causa) này cho Ngài. Khi nhận bằng này, Đức Thánh Cha đã cho biết Ngài tin rằng một phần thừa tác vụ của Ngài là “chú trọng đến việc bảo vệ nhân quyền, vì những thứ nhân quyền này có liên hệ chặt chẽ với hai vấn đề quan trọng của nền luân lý Kitô giáo, đó là phẩm giá con người và hòa bình. Thật vậy, chính Thiên Chúa, khi tạo dựng nên con người theo hình ảnh Ngài và kêu gọi họ trở thành những người con được thừa nhận, đã ban cho họ một phẩm giá khôn sánh, và cũng chính Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người để họ sống trong hòa hợp và hòa bình, bằng cách thực hiện một việc phân phối chính đáng về phương tiện cần thiết để sống và phát triển”.

Cuộc trao tặng bằng tiến sĩ danh dự này diễn ra tại Sảnh Đường Triều Kiến Chung ở Vatican, với nhiều chức sắc dân sự tham dự, trong đó có ông Silvio Berlusconi, chủ tịch Hội Đồng Nội Các Ý, cũng như các nhân viên của viện đại học 700 năm và đông nhất Âu Châu này. Một ca đoàn liên đại học ở Rôma cùng với 21 ca đoàn ở các thánh phố Ý khác đã trình tấu một số bản nhạc. Mở đầu buổi trao tặng bằng tiến sĩ danh dự này, buổi trao tặng do Hội Đồng Phân Khoa Luật của đại học chọn Đức Thánh Cha, đầu tiên là vị viện trưởng có mấy lời, sau đó tới vị Khoa Trưởng Phân Khoa Luật Carlo Angelici và giáo sư luật Pietro Rescigno, đã cho biết ly do của việc trao tặng bằng tiến sĩ danh dự đây là “vì hoạt động Vị Giáo Hoàng này thực hiện qua suốt giáo triều của Ngài được thế giới nhận biết đã thể hiện bằng việc Ngài nắm vững lề luật cũng như việc Ngài bênh vực các thứ quyền lợi của con người nơi tất cả mọi hình thức lịch sử của chúng liên quan đến con người cũng như liên quan đến các quyền lợi của cá nhân con người và đến những mối liên hệ giữa các dân tộc và luật pháp quốc tế”.

Trong lời ngỏ của mình, Đức Thánh Cha đề cập đến những thứ nhân quyền nồng cốt mà Ngài đã “tận lực” tranh đấu trong 25 năm giáo triều của Ngài.

“Nhận thức được như thế, Tôi đã hết sức phục vụ những giá trị này. Thế nhưng, Tôi không thể thi hành sứ vụ này mà không hướng về luật lệ. Nguyên tắc đã hướng dẫn Tôi đó là con người thực sự đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, là nền tảng và là mục đích của sinh hoạt xã hội là những gì luật lệ cần phải phục vụ… Phát xuất từ niềm xác tín này, Giáo Hội đã phát triển giáo thuyết của mình về ‘các thứ nhân quyền’ là những gì không phát xuất từ Quốc Gia hay từ bất cứ một thẩm quyền nhân loại nào, mà là từ con người. Bởi thế, những quyền lực cộng đồng cần phải ‘nhìn nhận, tôn trọng, phác họa, bảo vệ và cổ võ’ chúng; chúng là ‘các thứ quyền lợi phổ quát, bất khả vi phạm và bất khả tước đoạt’.

“Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo 'loan truyền rằng trong chiều kích siêu việt của con người có chất chứa phẩm giá của con người cùng với những quyền lợi bất khả vi phạm của họ… Giáo Hội thâm tín rằng việc nhìn nhận nền tảng của các thứ nhân quyền về khía cạnh nhân loại học và đạo đức học là việc bảo vệ công hiệu nhất chống lại những gì chúng bị vi phạm hay lạm dụng. Trong vai trò Thừa Kế Thánh Phêrô, Tôi cảm thấy có nhiệm vụ phải mạnh mẽ chú trọng tới một số những thứ quyền lợi được lý thuyết công nhận thường bị hiểu lầm nơi luật pháp cũng như nơi hành vi cử chỉ riêng. Vì lý do này nhiều lần Tôi đã trở về với thứ quyền lợi đầu tiên và căn bản nhất đó là quyền của sự sống…Sự sống là một cái gì linh thánh và bất khả vi phạm từ khi được đầu thai cho tới khi tự nhiên qua đi. Tôi đặc biệt nhấn mạnh rằng thai bào của con người là một con người, nên có quyền bất khả vi phạm của một con người. Do đó, tiêu chuẩn về pháp lý cần phải xác định tình trạng pháp lý của các thai bào này như một chủ thể có một quyền lợi không thể coi thường về lãnh vực luân lý hay pháp lý”.

Quyền lợi thứ hai là quyền tự do tôn giáo, một thứ quyền lợi được Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc công nhận cùng với các văn kiện công pháp khác. Theo ĐTC, “quyền tự do tôn giáo” không phải “chỉ là một thứ nhân quyền nữa”, vì nó chính là thứ quyền lợi mang lại ý nghĩa cho các thứ quyền khác, vì “phẩm giá của con người đầu tiên được bắt nguồn từ mối liên hệ thiết yếu với Thiên Chúa”. Đó là lý do tại sao nó là “một cái thử xem các thứ quyền lợi căn bản khác được tuân giữ như thế nào”.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha còn cho biết những quyền lợi khác được Ngài chú trọng bênh vực nữa là: “Quyền không bị kỳ thị vì chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo hay phái tính; quyền có tư sản chính đáng và cần thiết, thế nhưng không bao giờ được tách khỏi nguyên tắc căn bản về mục đích chung của các sản vật; quyền tự do hội họp, bày tỏ và thông tin, luôn luôn tôn trọng sự thật và phẩm giá con người; quyền tham dự vào sinh hoạt chính trị nhắm đến việc phát triển công ích một cách thứ tự và tổ chức; quyền hoạt động kinh tế; quyền có nhà cửa cho hết mọi người và mọi gia đình là những gì liên hệ mật thiết với quyền kiến tạo gia đình và có việc làm được trả lương xứng hợp; quyền giáo dục và học hỏi, vì mù chữ là một tình trạng hết sức bần cùng và thường đồng nghĩa với việc sống bên lề xã hội; quyền của các thành phần thiểu số được hiện hữu và bảo trì cùng phát triển văn hóa riêng của mình; quyền hoạt động và các quyền của nhân công, vấn đề Tôi đã viết trong bức thông điệp ‘Laborem exercens’”.

Sau hết, ĐTC cho biết Ngài đã vất vả hoạt động cho “các thứ quyền lợi của gia đình bị lấn át một cách ào ạt bởi xã hội và quốc gia, với nhận thức gia đình là một nơi thuận lợi cho việc nhân bản hóa con người và xã hội, và tương lai của thể giới cũng như của Giáo Hội đều phải đi qua ngả gia đình”.

Đây là bằng tiến sĩ danh dự thứ 10 Đức Thánh Cha nhận được. Bằng tiến sĩ danh dự đầu tiên Ngài nhận được vào năm trước khi được bầu làm giáo hoàng, do đại học Johannes Gutemberg Đức Quốc ở Maguncia trao tặng, và bằng tiến sĩ trước lần này vào năm 2001 do đại học Hồng Y Wyszynski Balan trao tặng.
 

18/5 Chúa Nhật

Mừng Sinh Nhật 83 Tuổi Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II - Một Con Người Lạ Lùng....

Căn cứ vào những gì xẩy ra cho vị giáo hoàng thứ 264 này của Giáo Hội Công Giáo, có thể nói Ngài là một con người của mầu nhiệm. Nguyên việc Ngài xuất thân từ một nước cộng sản Balan đã là một sự lạ, đến sự kiện Khối Cộng Sản Ðông Âu tự động sụp đổ một cách nhanh chóng vào cuối năm 1989, một biến cố được nhà lãnh đạo Liên Bang Sô Viết Gorbachev công nhận vai trò quan trọng của Ngài là một sự lạ thứ hai. Nhất là biến cố Ngài bị ám sát chết hụt vào ngày 13/5/1981, một biến cố Ngài như cảm thấy ứng nghiệm phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Phải chăng còn những lời tiên tri khác nữa đã ừng nghiệm về con người giáo hoàng lạ lùng này?

Trong vòng nửa tháng ở vào thời điểm giữa Mùa Xuân của Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong ba vị thụ khải là Nữ Tu Faustina cùng với hai anh em Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta. Nữ Tu Faustina được phong Thánh ngày 30-4, Chúa Nhật thứ hai sau Chúa Nhật Phục Sinh, vì Chúa Nhật này là ngày chính Chúa Giêsu muốn chị vận động để xin Giáo Hội lấy làm lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, một lễ đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên nhận trong bài giảng phong thánh cho chị như sau: “Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh này từ nay trở đi khắp Giáo Hội sẽ được gọi là ‘Chúa Nhật của Lòng Chúa Xót Thương’” (Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 3/5/2000, trang 1, đoạn 4). Còn hai Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta được ngài phong Á Thánh ngày 13-5, ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần đầu tiên (trong sáu lần từng tháng liền) 83 năm trước (1917) cũng là ngày kỷ niệm ngài bị ám sát chết hụt tại quảng trường Thánh Phêrô 19 năm trước (1981), ngày 18 năm trước (13/5/1982) ngài sang Fatima lần thứ nhất để tạ ơn Đức Mẹ đã cứu sống Ngài, và là ngày 10 năm sau đó (13/5/1991) ngài lại sang Fatima lần thứ hai để tạ ơn Mẹ về ơn cứu mạng sống của Ngài cũng như Mẹ đã cứu Đông Âu khỏi nạn cộng sản (từ cuối năm 1989).

Việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đại diện Giáo Hội lấy thẩm quyền tối cao của mình để tôn phong ba vị thụ khải như thế không phải là một lần nữa đã mặc nhiên công nhận những mạc khải tư của các vị là thật, là do chính Chúa Giêsu hay Đức Mẹ thực sự hiện ra nói với các vị. Trong bài giảng phong Thánh cho Nữ Tu Faustina, chính ngài đã trích lại một số câu trong toàn bộ mạc khải tư của chị, chẳng hạn những câu sau đây: “Lòng Thương Xót Chúa chạm đến nhân loại nơi trái tim Chúa Kitô tử giá: ‘Hỡi con gái của Cha, con hãy nói đi Cha là hiện thân của tình yêu và của lòng thương xót’ (Diary trang 374), Chúa Giêsu xin Sơ Faustina”; “Chúa Giêsu nói với Sơ Faustina: ‘Nhân loại sẽ không tìm thấy bình an cho đến khi họ tin tưởng quay về với lòng Chúa xót thương’ (Diary, trang 132)” (Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 3/5/2000, trang 1, đoạn 2).

Nếu tất cả những gì Thánh Nữ Faustina viết trong cuốn Nhật Ký (Diary) của mình, như những lời được Đức Thánh Cha trích lại trên đây, thật sự là do Chúa Giêsu mạc khải tư cho chị, thì chúng ta phải hiểu sao về lời tiên báo sau đây trong cuốn “Lòng Chúa Thương Xót trong Hồn Tôi” (số 1732) của chị: “Khi tôi đang cầu nguyện thì tôi nghe thấy những lời của Chúa Giêsu như sau: ‘Cha đặc biệt yêu thương Balan, mà nếu Balan tuân theo ý muốn của Cha thì Cha sẽ nâng Balan lên trong quyền năng và thánh thiện. Từ Balan sẽ phát ra một tia sáng để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha (From her will come forth the spark that will prepare the world for My final coming)”. Phải chăng “tia sáng phát ra từ Balan” đây chính là Đức Gioan Phaolô II, một vị giáo hoàng xuất hiện  (đúng là “phát ra” bất ngờ) từ một thế giới cộng sản, vị Giáo Hoàng đã mở màn Giáo Triều của mình bằng bức thông điệp ban hành ngày 4/3/1979 mang tựa đề: Redemptor Hominis, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, trong đó, ngay ở đoạn mở đầu, ngài đã đề cập đến “năm 2000”, nhất là đến việc “chúng ta, một cách nào đó, đang ở trong một mùa vọng mới, một mùa đợi trông… mùa sửa soạn cho chúng ta nghênh đón Đấng đã có, đang có và sẽ đến”, một thời điểm đã được ngài nói rõ hơn tại Lebanon ngày 11/5/1997: “Tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày lịch sử cuối cùng, và tất cả chúng ta đang nỗ lực sửa soạn đón Chúa Kitô đến để thiết dựng vương quốc của Thiên Chúa mà Người đã loan báo (We are all living in the Advent of the last days of history, and all trying to prepare for the coming of Christ, to build the kingdom of God which he proclaimed)” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 14/5/1997, trang 2).

Liên quan đến vấn đề “lần đến cuối cùng của Cha”, cũng trong cùng đoạn mạc khải được Đức Thánh Cha trích dẫn trên đây, Chúa Giêsu còn tỏ cho Thánh Nữ Faustina như thế này: “Trước khi Cha đến như một Quan Án công minh, thì Cha đến như Đức Vua của Tình Thương. Trước ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện hình bóng cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ phát ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận” (đoạn 83).

Chưa hết, trước khi vị giáo hoàng xuất hiện như “một tia sáng phát ra từ Balan” này được sinh vào trần gian năm 1920, thì 3 năm trước đó, tức vào năm 1917, Bí Mật Fatima phần thứ ba cũng đã nói đến ngài rồi, qua hình ảnh được diễn tả là “một vị giám mục mặc áo trắng… ngã xuống đất, dường như chết trước một phát súng nổ (a bishop clothed in white… falls to the ground, apparently dead under a burst of gunfire”).  Đức Hồng Y Angelo Sodano, đương kim Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, theo ý Đức Thánh Cha, đã chính thức tuyên bố một trong những chi tiết liên quan đến Bí Mật Fatima phần thứ ba này như thế vào chính ngày 13/5/2000, ngày hai Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta được phong Á Thánh. Đức Gioan Phaolô thực sự là vị Giám Mục Rôma mặc chiếc áo trắng đã bị ám sát hụt tại Công Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981.

Đối với việc thoát chết này nói chung và việc Nước Nga trở lại bằng việc giải thể cả lý thuyết lẫn chế độ Cộng Sản nói riêng, trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, (ấn bản Anh ngữ, xuất bản năm 1994, trang 130, 131-132), để trả lời cho câu hỏi “Thiên Chúa có nhúng tay vào việc sụp đổ của Cộng Sản hay không? Was God at Work in the Fall of Communism?”, Đức Thánh Cha đã qui hết mọi sự về cho Mẹ Fatima như sau: “Chúng ta phải nói sao về 3 trẻ ở Fatima, những em nhỏ, ngay trước cuộc bùng nổ của Cách Mạng Tháng Mười, đột nhiên nghe thấy rằng: ‘Nước Nga sẽ trở lại’ và ‘Cuối cùng, Trái Tim Mẹ sẽ thắng’…? Chúng không thể nào tạo ra những lời tiên đoán này. Chúng không biết đầy đủ về lịch sử hay địa dư, cũng không biết về những biến chuyển trong xã hội cũng như những phát triển về ý thức hệ. Thế mà, việc đã xẩy ra đúng như chúng đã nói. Có thể đây cũng là lý do tại sao mà một vị Giáo Hoàng từ ‘một xứ sở xa xôi’ đã được kêu gọi đến, đó có thể là lý do tại sao cần phải có một cuộc cố sát xẩy ra tại Công Trường Thánh Phêrô ngay vào ngày 13/5/1981, ngày kỷ niệm biến cố hiện ra lần thứ nhất ở Fatima – để tất cả mọi sự được trở nên thông suốt và thấu đáo, nhờ đó tiếng của Thiên Chúa nói trong lịch sử loài người qua những ‘dấu chỉ thời đại’ có thể dễ nghe và dễ hiểu hơn”.

Người ta hay nói đến Bí Mật Fatima Thứ Ba. Thế nhưng, thực ra chỉ có một Bí Mật Fatima duy nhất mà thôi, song bí mật này đúng như chị Lucia, ở đầu phần ba (trong bốn phần) thuộc cuốn Hồi Ký của mình, đã viết: “Bí mật này được làm nên bởi ba phần riêng biệt” (the secret is made up of three distinct parts). Và chị đã tiết lộ hai phần đầu trong phần Hồi Ký thứ ba: “Giờ đây con sẽ tiết lộ hai trong ba phần này ra. Phần thứ nhất là thị kiến hỏa ngục... Phần thứ hai liên quan đến việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria”. Những gì còn lại trong phần thứ ba chưa được tiết lộ đây là gì, cũng theo nguồn tin trên, đức hồng y quốc vụ khanh nói phần bí mật này chứa đựng một “thị kiến tiên tri” giống như những thị kiến trong Thánh Kinh. Bởi thế, toàn thể bí mật sẽ được phổ biến sau khi Thánh Bộ Đức Tin hoàn tất việc “dẫn giải thích đáng” để làm cho tín hữu hiểu rõ hơn.

Trong cuốn “Fatima và Năm 2000” (Cao-Bùi 1997), để giải quyết vấn đề thứ ba (trong bảy vấn đề) là “Bí Mật Fatima thứ ba hay phần thứ ba của Bí Mật Fatima đã được tiết lộ chưa? Nếu chưa: tại sao? Nếu rồi: là gì?”, tôi đã trích lại những gì tôi viết trong cuốn Hận Thù Quyết Thắng” (Cao-Bùi 1996, trang 326) như sau: “Nếu quả thật phần thứ ba của Bí Mật Fatima đề cập đến ‘một trận quyết chiến’ thiêng liêng khốc liệt, liên quan đến chung phần rỗi các linh hồn và đến riêng số phận của Giáo Hội, (mà nước Bồ Đào Nha, cho dù ở trong khối Âu Châu đang lâm vào thời kỳ phá sản Kitô giáo, như Bí Mật Fatima kết thúc phần hai tiết lộ, ‘tín điều về đức tin luôn luôn được bảo trì’), thì chắc chắn vị giáo hoàng có liên hệ đến phần bí mật này (theo tôi nghĩ và viết ra trong cuốn ‘Fatima và Năm 2000’, trang 34, ‘là chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II’) được trời cao chỉ cho biết phải làm một việc gì đó. Biết đâu việc làm có tính cách hoàn vũ, liên quan đến lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như tổ chức Ngày Toàn Thể Giáo Hội Đền Tạ Trái Tim Mẹ, chính là việc vị Giáo Hoàng này làm để thực hiện và đáp ứng điều yêu cầu trong phần còn lại của Bí Mật Fatima thì sao?”

Như thế, quả thực đúng như nhan đề của một bài viết để kỷ niệm 20 năm giáo hoàng của ngài, được phổ biến trên Nguyệt San Hiệp Nhất, Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange, tháng 11/1998, tôi đã cảm nghiệm thấy rằng “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Một Dấu Chỉ Thời Đại”. Phải chăng việc ngài cho phép tiết lộ phần thứ ba của Bí Mật Fatima, phần bí mật mà hai vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI không muốn tiết lộ, là những gì trong số “những điều sẽ được thể hiện hoàn toàn hơn vào năm 2000”, như ngài đã có ý định từ khi viết Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến (ban hành ngày 10/11/1994), trong đó, ở đoạn 26, Đức Thánh Cha viết như sau: “Năm Thánh Mẫu 1986-1987 thực sự là một ngưỡng vọng về cuộc Mừng Kỷ Niệm Long Trọng Năm 2000 này, nó cũng chất chứa nhiều điều sẽ được thể hiện hoàn toàn hơn vào năm 2000”. Thế nhưng, nếu nhân loại vẫn mong muốn biết Bí Mật Fatima phần thứ ba nói gì, mà bây giờ đã thực sự biết được một phần nào rồi và sẽ biết được hết (có thể trong Năm Thánh 2000 này), thì họ phải làm gì, hay là chỉ biết cho thỏa mãn tính tò mò của mình vậy thôi, chứ không phải để biết xem trời cao muốn gì trong thời điểm của mình hầu kịp thời đáp ứng?!? (Để hiểu rõ hơn về Bí Mật Fatima 2 phần đầu và nguyên lời hồng y Sodano  nói về Bí Mật Fatima phần 3, xin xem 2 bài phụ sau đây)

 Bài nói của Đức Hồng Y Sodano về “Bí Mật Fatima” Thứ Ba

Theo tin tức phát ra từ Vatican ngày 13/5/2000 thì sáng nay, vào lúc kết thúc Thánh Lễ ở Đền Thánh Fatima, Bồ Đào Nha, Thánh Lễ Đức Giáo Hoàng phong chân phước cho các trẻ mục đồng Giaxinta và Phanxicô, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano đã đọc một bài bằng tiếng Bồ Đào Nha có liên quan đến bí mật Fatima thứ ba. Bản văn từ đầu đến cuối như sau: (chuyển dịch theo Vatican Information Services 13/5/2000)

 “Để kết thúc cuộc cử hành long trọng này, tôi cảm thấy buộc phải thay mặt cho tất cả mọi người hiện diện nơi đây để dâng lên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dấu yêu của chúng ta những lời chúc mừng tận đáy lòng hướng về ngày sinh nhật 80 tuổi sắp đến của ngài, cũng như để cám ơn ngài về sứ vụ chăn dắt quan trọng của ngài cho lợi ích của toàn thể Hội Thánh Chúa.

“Trong dịp trọng đại ngài đến Fatima này, Đức Thánh Cha đã chỉ thị cho tôi việc công bố cho anh chị em biết. Như anh chị em đã rõ, mục đích của việc ngài viếng thăm Fatima là để phong chân phước cho hai ‘mục đồng nhỏ’. Tuy nhiên, ngài cũng muốn cuộc hành hương của ngài đây là một cử chỉ lập lại lòng ngài tri ân cảm tạ Đức Mẹ về việc Mẹ đã phù trì giáo triều của ngài trong những năm qua. Việc phù trì này của Mẹ dường như được dính liền với chi tiết được gọi là ‘phần thứ ba’ của bí mật Fatima.

“Bản văn này chất chứa một thị kiến tiên tri tương tự như những thị kiến trong Thánh Kinh, những thị kiến ấy không diễn tả những chi tiết về các biến cố tương lai bằng hình ảnh rõ ràng, mà là tổng hợp và tóm gọn các biến cố có cùng một bối cảnh, những biến cố trải rộng qua một thời gian liên tục và kéo dài không được xác định. Bởi thế, bản văn ấy cần phải được giải thích bằng một mấu chốt biểu tượng.

“Thị kiến Fatima này trước hết liên quan đến cuộc chiến gây ra bởi chế độ vô thần chống lại Giáo Hội cũng như thành phần Kitô hữu, thị kiến cũng diễn tả cho thấy cuộc khổ đau khôn xiết của các chứng nhân đức tin trong thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai. Đó là một Con Đường Thập Giá gian nan khốn khó mà các Vị Giáo Hoàng của thế kỷ 20 phải trải qua.

“Theo ‘các mục đồng nhỏ’ giải thích, mới đây cũng đã được Nữ Tu Lucia xác nhận, thì vị ‘giám mục mặc áo trắng’, vị đang cầu nguyện cho tất cả mọi tín hữu là Đức Giáo Hoàng. Khi ngài đang tìm hết cách tiến đến Cây Thập Giá ở giữa các thi thể của những vị tử đạo (là các vị giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân), thì ngài cũng bị ngã xuống đất như chết trước một phát súng nổ.

“Sau cuộc cố sát ngày 13/5/1981, Đức Thánh Cha đã thấy rõ là chính nhờ ‘bàn tay từ mẫu đã điều khiển lằn đạn’, mà ‘Vị Giáo Hoàng hấp hối’ đứng khựng lại ‘trước ngưỡng cửa tử thần’ (Pope John Paul II, Meditation with the Italian Bishops from the Policlinico Gemelli, Insegnamenti, vol. XVII/1, 1994, p.106). Trong dịp vị giám mục cai quản giáo phận Leiria-Fatima vào lúc ấy viếng thăm Rôma, Đức Giáo Hoàng đã quyết định đưa cho vị này viên đạn còn ở chiếc xe díp sau cuộc cố sát, để mang về giữ ở Đền Thánh. Theo ý vị giám mục này, viên đạn ấy sau đó đã được đặt ở triều thiên tượng Mẹ Fatima.

“Những biến cố liên tục trong năm 1989, cả ở Liên Bang Sô Viết cũng như ở một số quốc gia Đông Âu, đã dẫn đến việc sụp đổ của chế độ Cộng Sản, một chế độ cổ võ chủ nghĩa vô thần. Bởi thế Đức Thánh Cha cũng hết lòng tạ ơn Rất Thánh Trinh Nữ về điều này nữa. Tuy nhiên, ở những phần đất khác trên thế giới, những cuốc tấn công Giáo Hội cũng như thành phần Kitô hữu, cùng với gánh nặng khổ đau họ phải chịu, vẫn tiếp tục xẩy ra một cách thê thảm. Cho dù những biến cố được phần thứ ba của Bí Mật Fatima nói đến giờ đây dường như đã qua đi, nhưng  lời Mẹ kêu gọi cải thiện và thống hối, được vang lên từ đầu thế kỷ 20, cho đến nay vẫn còn hợp thời và khẩn trương. ‘Đức Mẹ của sứ điệp này như đọc được các dấu chỉ thời đại – các dấu chỉ của thời đại chúng ta đây – bằng một cái nhìn hết sức sáng tỏ... Việc Rất Thánh Maria tha thiết kêu gọi thống hối không là gì khác ngoài việc Mẹ muốn tỏ ra mối quan tâm từ mẫu của mình đối với vận mệnh của gia đình nhân loại cần phải cải thiện và ơn tha thứ’.

“Để tín hữu có thể nhận lãnh sứ điệp của Mẹ Fatima ích lợi hơn, Đức Giáo Hoàng đã giao trách nhiệm cho Thánh Bộ Tín Lý về Đức Tin trong việc phổ biến phần thứ ba của bí mật này, sau khi thánh bộ ấy hoàn tất việc soạn thảo phần dẫn giải sứ điệp ấy cho thích đáng.

“Chúng ta hãy cám ơn Mẹ Fatima về việc Mẹ phù trợ. Chúng ta hãy ký thác Giáo Hội của Ngàn Năm Thứ Ba cho việc cầu bầu từ mẫu của Mẹ."

Sau đây là lời ngưỡng phục con người Giáo Hoàng lạ lùng này của vị tổng thống đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ George Bush nhân dịp Khánh Thánh Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolô II ở Washington DC ngày 22/3/2001

Tôi hân hoan được cùng với tất cả các nhà lãnh đạo Giáo Hội và các vị quí khách tham dự cuộc khánh thành Trung Tâm Văn Hóa hôm nay. Tôi rất lấy làm vinh dự được có mặt nơi đây.  

Khi Hồng Y Wojtyla đến diễn đàn tại Viện Đại Học Công Giáo đây năm 1976, có mấy ai nghĩ rằng cuộc đời của Ngài sẽ xẩy ra như thế nào, hay cuộc sống của Ngài sẽ hình thành lịch sử ra sao. Năm 1978 hầu hết thế giới chỉ biết Ngài như là một vị Giáo Hoàng Người Balan vậy thôi. Có những dấu hiệu cho thấy một cái gì đó khác hẳn và đặc biệt hơn thế nữa. Sau khi nghe vị Tân Giáo Hoàng ban phép lành đầu tay ở Quảng Trường Thánh Phêrô, một phóng viên đã đánh điện về cho vị chủ bút của mình như sau: “Đây không phải là một vị Giáo Hoàng từ Balan, mà là một vị Giáo Hoàng từ Galilêa”. Từ ngày ấy đến nay, đời sống của vị Giáo Hoàng này đã viết lên một trong những câu truyện hay nhất thời điểm của chúng ta. Chúng ta hãy nhớ lại cuộc thăm viếng của vị Giáo Hoàng này lần đầu tiên ở Balan năm 1979, thời điểm đức tin đã trở thành một lực lượng kháng cự và bắt đầu gây biến động đưa đến tình trạng sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đế quốc. Vị linh mục trẻ trung, hiền lành, một thời đã bị Đảng Nazi bắt đi lao động, đã trở thành kẻ thù của chính thể chuyên chế bạo tàn và là một chứng nhân cho niềm hy vọng. Vị lãnh đạo cuối cùng của Liên Bang Sô Viết đã gọi Ngài là “thẩm quyền luân lý đệ nhất trên hoàn cầu”. Chúng ta hãy nhớ việc Ngài đến thăm một tù nhân, an ủi con người đã bắn ngài. Bằng việc lấy thứ tha đáp lại bạo lực, Vị Giáo Hoàng này đã trở thành một biểu hiệu của sự hòa giải. Chúng ta hãy nhớ lần Ngài Giáo Hoàng viếng thăm Manilla vào năm 1995, ngỏ lời với một đám đông nhất trong lịch sử loài người, cả hơn 5 triệu người nam, nữ và trẻ em. Chúng ta hãy nhớ rằng, 50 năm trước đây, là một linh mục, ngài đã di chuyển bằng xe ngựa đến dạy dỗ trẻ em ở các làng mạc hẻo lánh. Giờ đây, ngài đã hôn đất của 123 nước và đang dẫn dắt đàn chiên cả tỉ người tiến vào ngàn năm thứ ba.

 Chúng ta hãy nhớ lại Ngài Giáo Hoàng viếng thăm Nước Yến Duyên với sự mệnh đem lại mối hòa giải và lòng tương kính nhau giữa Kitô hữu và người Do Thái. Ngài là vị Giáo Hoàng tân thời đầu tiên vào trong hội đường của người Do Thái, hay đến viếng thăm xứ sở của người Hồi Giáo. Ngài luôn luôn hòa hợp việc thực hành khoan dung với nhiệt huyết bảo vệ chân lý.

Chính Giáo Hoàng Gioan Phaolô thường nói: “Không có gì là ngẫu nhiên đối với dự án của Đấng Quan Phòng”. Và có thể đó là lý do tại sao con người này đã trở thành Vị Giáo Hoàng với một sứ điệp mà thế giới chúng ta cần phải lắng nghe. Đối với người nghèo khổ, bệnh hoạn hay hấp hối, Ngài mang đến cho họ sứ điệp về phẩm vị con người cũng như về tình liên đới với nỗi khổ đau của họ. Cho dù họ có bị người đời quên lãng, ngài cũng nhắc nhủ họ là Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi họ.

 Ngài đã nói ở South Bronx thế này: “Anh chị em đừng chán nản tuyệt vọng. Thiên Chúa để ý đến đời sống của anh chị em, và Ngài luôn săn sóc anh chị em, kêu gọi anh chị em đến những điều tốt lành hơn, kêu gọi anh chị em hãy sống thắng vượt hơn”.  

Đối với thành phần giầu sang phú quí, Vị Giáo Hoàng này mang đến cho họ sứ điệp là giầu sang phú quí mà thôi chỉ là một thứ thỏa mãn giả tạo. Ngài dạy rằng, người lành trên thế gian này chẳng là gì nếu không có lòng nhân ái. Chúng ta được kêu gọi, mỗi người và hết mọi người trong chúng ta, chẳng những đi theo đường lối của mình mà còn phải mở đường cho người khác đi nữa.

Đối với thành phần có quyền lực, Vị Giáo Hoàng này mang đến cho họ sứ điệp về công lý và nhân quyền. Và sứ điệp này đã làm cho các nhà cầm quyền độc tài phải lo sợ và sụp đổ. Sứ điệp của Ngài không phải là một thứ lực lượng quân đội hay một thứ kỹ thuật hoặc một thứ giầu sang. Nó là một quyền lực không thể ngờ được của một con trẻ trong máng cỏ, của một con người trên thập giá, của một người đánh cá đơn sơ đã mang sứ điệp hy vọng đến Rôma. Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mang sứ điệp giải phóng ấy đến tận cùng thế giới. Khi đến Cuba năm 1998, Ngài đã được chào mừng bằng các biểu ngữ với hàng chữ: “Fidel là Cách Mạng!” Thế nhưng, như sử gia của Vị Giáo Hoàng này nhận định: “Trong vòng 4 ngày sau đó, Cuba đã xẩy ra một cuộc cách mạng khác”. Chúng ta tin tưởng cuộc cách mạng hy vọng được Vị Giáo Hoàng đây mở màn ở quốc gia này sẽ sinh hoa kết trái trong thời điểm của chúng ta. Phần chúng ta có trách nhiệm tranh đấu cho phẩm giá của con người, cũng như cho tự do tôn giáo, vào bất cứ khi nào chúng bị chối bỏ, từ Cuba đến Trung Hoa tới Nam Sudan.

Còn tại xứ sở của mình đây, chúng ta không được coi thường những lời Vị Giáo Hoàng này đã ngỏ với chúng ta. Vào lần viếng thăm Hoa Kỳ thứ tư, Ngài đã khôn ngoan và cảm xúc nói về những điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta, về những thành quả và nhu cầu của chúng ta. Vị Giáo Hoàng này đã nhắc nhở chúng ta rằng, trong khi tự do là đặc điểm của quốc gia chúng ta thì trách nhiệm phải là đặc điểm của đời sống chúng ta. Ngài thách thức chúng ta làm sao để có thể sống đúng với khát vọng của mình, có thể trở thành một xã hội công bằng chính trực, nơi đón nhận tất cả mọi người, coi trọng mọi người và bảo vệ mọi người. Khi cần phải lên tiếng để bênh vực văn hóa sự sống, Ngài đã nói một cách hùng hồn hơn bất cứ những gì khác. Văn hóa sự sống là một thứ văn hóa đón nhận, một thứ văn hóa không bao giờ loại trừ tẩy chay, không bao giờ phân tranh chia rẽ, không bao giờ thất vọng chán chường và luôn luôn bảo vệ tính cách thiện hảo của sự sống qua tất cả mọi thời đểm của nó. Với văn hóa sự sống, chúng ta phải dành chỗ cho người xa lạ. Chúng ta phải an ủi kẻ bệnh tật. Chúng ta phải chăm sóc người già yếu. Chúng ta phải tiếp đón người di dân. Chúng ta phải dạy cho con cái chúng ta tỏ ra dịu dàng với nhau. Chúng ta phải yêu thương bênh vực trẻ em vô tội đang chờ ngày chào đời. Trung Tâm được chúng ta khánh thành hôm nay đây đang cử hành sứ điệp của Vị Giáo Hoàng này, cử hành niềm an ủi của nó cũng như nỗi thách đố của nó. Nơi đây là biểu hiệu cho nhân phẩm con người, cho giá trị của mọi sự sống cũng như cho chân lý rạng ngời. Nhất là, theo lời của Ngài Giáo Hoàng, nó biểu hiệu cho “niềm vui tin tưởng giữa một thế giới trăn trở”.

Tôi xin cám ơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn Washington làm địa điểm cho Trung Tâm này. Nó mang lại niềm hãnh diện và thỏa đáng nhu cầu cần thiết. Chúng tôi xin cám ơn sứ điệp. Chúng tôi cũng xin cám ơn vị sứ giả, vì tấm lòng tha thiết riêng tư của Ngài cùng với sức mạnh loan truyền của Ngài; vì tư cách tốt lành của Ngài cùng với tính cách thanh liêm chính trực của Ngài; vì các tặng ân về tinh thần và trí tuệ Ngài chia sẻ; vì lòng can đảm về lãnh vực luân lý của Ngài, chống lại chế độ chuyên chế bạo tàn cũng như chống lại niềm tự mãn của chúng ta.

Vị Giáo Hoàng này bao giờ cũng chỉ cho chúng ta thấy được những gì là tồn tại và thấy được một tình yêu giải cứu. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về con người hiếm có này, một người tôi tớ của Thiên Chúa và là một anh hùng của lịch sử. Tôi cũng xin cám ơn tất cả mọi quí vị đã xây cất lên Trung Tâm của lương tri và phản tỉnh tại thủ đô của đất nước chúng ta đây. 

(L’Osservatore Romano, tuần san ấn bản Anh ngữ, 28/3/2001)

 


(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)