GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 4/2003

 

 

Ý Chung: “Xin cho các vị hữu trách trong Giáo Hội biết sống nêu gương sáng dưới sụ dẫn đắt của Chúa Thánh Thần”.


Ý Truyền Giáo:
“Xin cho các vị linh mục, các vị tu sĩ nam nữ và giáo dân đang hoạt động ở những nơi truyền giáo luôn biết sống chứng nhân và hiên ngang làm chứng cho ơn gọi nên thánh”.

 

 

___________________________________________

 19-25/4/2003

25/4 Thứ Sáu

Những Chứng Từ Hòa Bình Liên Tôn

Trong lúc tình hình thế giới vừa im tiếng vũ khí của cuộc chiến tranh Hoa Kỳ giải giới Iraq, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại một số ý thức về hòa bình của những vị đại diện Liên Tôn trong Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới tại Assissi 24/1/2002. Chứng từ hòa bình liên tôn này, Kitô Giáo đã mở đầu, theo thứ tự, gồm có Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo Bartholomew I tự đọc bằng tiếng Hy Lạp, ĐTGM Canterbury Anh Giáo do ĐGM Richard Garrard đọc bằng tiếng Anh, Tiến Sĩ Ishmael Noko thuộc đại diện Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới, Tiến Sĩ Setri Nyomi, đại diện Liên Minh Các Giáo Hội Cải Cách Thế Giới, và ba vị nữa ở phần kết thúc là Bà Chiara Lubich, Sáng Lập Phong Trào Focolare, Andrea Riccardi và Đức Theoctist Thượng Phụ Chính Thống Romania. Ở khoảng giữa là chứng từ của các tôn giáo ngoài Kitô Giáo, thứ tự của Phật Giáo, Phi Châu Cổ Truyền Đạo (chứng từ của hai tôn giáo này đã được phổ biến ở mục này vào  ngày Thứ Sáu 14/3/2003), Ấn Giáo (đã được phổ biến ngày Thứ Năm 3/4/2003), Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Chúng tôi chỉ xin trích lại những chứng từ của các vị đại diện tôn giáo ngoài Kitô Giáo mà thôi, để xem những ý thức đó như thế nào so với của Kitô Giáo nói chung và của Giáo Hội Công Giáo nói riêng.

“Tất cả mọi tôn giáo độc thần đều dạy rằng con người phải bênh vực lề luật và công lý”

(Chứng Từ Hòa Bình - bằng tiếng Pháp - của Hồi Giáo: Sheik Al-Azhar Mohammed Tantwai)

Nhân danh Thiên Chúa, Đấng Toàn Từ Ái, Đấng Rất Xót Thương.

Trước hết, tôi muốn cám ơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị mà hôm nay đây đã qui tụ các đại diện truyền thống tôn giáo khác nhau, tất cả đều được tác động bởi cùng một nhiệt tình muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Để soi dẫn cho chúng ta trong cuộc hành trình của chúng ta tiến đến hòa bình, niềm tin của người Hồi Giáo cống hiến cho chúng ta những dấu hiệu mà tôi sẽ vắn tắt trình bày cho quí vị:

Thứ nhất,

Thiên Chúa đã dựng nên tất cả mọi con người từ một người cha và một người mẹ duy nhất. Như Thiên Chúa đã phán trong Sách Thánh: “Ôi con người! Hãy kính sợ Chúa của các người, Đấng đã dựng nên các người từ một hữu thể duy nhất và rồi từ hữu thể được tạo dựng này Ngài đã tạo dựng nên đồng bạn của nó và làm cho hai con người này truyền lan ra nhiều con người nam nữ. Hãy kính sợ Thiên Chúa! Các người đòi hỏi các thứ quyền lợi hỗ tương và hãy nhớ đến lòng dạ đã cưu mang các người. Thiên Chúa luôn canh chừng các người” (Surah 4, Women, 1).

Thứ hai,

Tất cả mọi tôn giáo độc thần được Thiên Chúa mạc khải cho các vị tiên tri khả kính của Ngài đều giống nhau ở hai điểm chính yếu, đó là

– Thành tâm tôn thờ Đấng Độc Nhất và là Đấng Duy Nhất, như Thiên Chúa đã phán: “Cũng một thứ tôn giáo mà Ngài đã thiết lập cho các người như tôn giáo Ngài đã truyền cho Noe, thứ tôn giáo chúng ta đã mạc khải cho ngươi (Mohammed), và là thứ tôn giáo chúng ta đã truyền cho Abraham, Moisen và Giêsu, tức là các người phải kiên tâm giữ đạo và đừng phân rẽ nơi đạo giáo: với những kẻ tôn thờ những thứ không phải là Thiên Chúa thì con đường mà các người kêu gọi họ tới kể là khó khăn. Thiên Chúa tuyển chọn và kêu gọi theo thứ tôn giáo này những ai Ngài muốn và dẫn về với Ngài những ai hướng về Ngài mà thôi” (Surah 42, Consultation, 13).

– Tôn trọng các giá trị: Allah đã vì hạnh phúc của nhân loại mà mạc khải tôn giáo độc thần. Tất cả mọi tôn giáo đều dạy các giá trị về luân thường đạo lý như thành thật, công lý, hòa bình và thịnh vượng, cùng với việc trao đổi tất cả những việc làm thiện lợi do Allah truyền khiến, việc cộng tác nơi tất cả mọi dân nước trong vấn đề bồi dưỡng dịch vụ thiện nguyện và lòng đạo hạnh, không vi phạm và hung hăng.

Thứ ba,

Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta ở đời này để chúng ta biết nhau, như Ngài đã phán: “Ôi nhân loại! Chúng ta đã dựng nên các người từ một người nam và một người nữ, và đã làm cho các người trở thành các dân tộc và bộ lạc, để các người biết nhau. Người cao trọng nhất trong các người trước nhan Thiên Chúa là kẻ trong các người chú trọng hết sức đến nhiệm vụ của mình. Thiên Chúa là Đấng thông biết và thừa hiểu biết” (Surah 49, The Inner Apartments, 13).

Thứ bốn,

Tất cả mọi tôn giáo độc thần đều dạy rằng con người phải bênh vực lề luật và công lý, bằng cách phục hồi cho các sở chủ các quyền lợi của họ. Về trường hợp này, al-Azhar al-Sharif muốn tỏ lòng ngưỡng mộ Tòa Thánh Vatican về việc Tòa Thánh thành tâm nâng đỡ nhân dân Palestine.

Thứ năm,

Ở Ai Cập, qua 14 thế kỷ, các người Hồi Giáo và Kitô Giáo đã từng sống với nhau như anh chị em dưới cùng một bầu trời, trên cùng một mảnh đất, bình đẳng trước pháp luật và về trách nhiệm. Hết mọi người hành đạo của mình như Sách Thánh Qur’an dạy: “Không có vấn đề bắt ép nơi tôn giáo. Con đường ngay chính khác hẳn lầm lạc. Ai không tin vào các thứ ngẫu tượng mà tin vào Thiên Chúa thì hết sức vững vàng không bao giờ bị đổ vỡ. Thiên Chúa là Đấng nghe biết và hiểu biết hết mọi sự” (Surah 2, The Cow, 256).

Al-Azhar và các vị chuyên gia Hồi Giáo trong ngày nguyện cầu này đây cùng nhau ý thức kêu gọi một thứ hòa bình trực tiếp gắn liền với công lý.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Tuần San L’Osservatore Romano, 30/1/2002, trang 8 và 9)
 

24/4 Thứ Năm

Hiện Tượng Thời Mới (tiếp hôm qua)

Từ quan điểm này mới có một cuộc nghiên cứu về xã hội học theo lịch sử chú trọng tới yếu tố tín lý, mặc dù được biết rằng Kỷ Nguyên Mới xác nhận là nó không có một thứ tín lý nào cả. Thực ra nó đặt ra một thứ “linh đạo mập mờ”, phó mặc cho người cắt nghĩa việc tái cấu trúc vấn đề tín lý.

Một quan điểm nghịch đảo khác phát xuất từ phong trào Thệ Phản tin lành “chống lại các thứ giáo phái”, một trào lưu thấy nơi Thời Mới, đúng hơn thấy nơi “hệ giáo phái”, một thứ đệ nhất giáo phái, đúng hơn, một thứ giáo phái hơn hết các giáo phái.

Khi luận bác chính những tay biện minh cho Thời Mới, thành phần nói hay ho về cái “mưu đồ của Aquarius”, thì một số tác giả tin lành và bảo thủ, có những lúc các vị này được một số người Công Giáo chấp nhận, nhận thấy ở đằng sau Thời Mới có cả một mưu đồ lớn lao và một tổ chức thế lực được trang bị bằng những cơ cấu khá bí mật có mục đích kết liễu Kitô Giáo.

Có một bản văn đời nói về luận đề mưu đồ này, một luận đề được một tay dẫn giải chính yếu là chuyên viên chính trị Michel Lacroix người Pháp cho rằng Thời Mới là một mưu đồ có đặc tính chính trị có dính dáng đáng lo ngại với Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Gia, một luận đề tôi coi là hoàn toàn sai lạc.

Giữa hai quan điểm được diễn tả về hiện tượng này trên đây, bản văn của Tòa Thánh Vatican đi vào con đường nghiên cứu về xã hội học theo lịch sử, khẳng định rằng “Thời Mới không phải là một trào lưu theo nghĩa thường được áp dụng để diễn tả ‘Phong Trào Tân Giáo’, hay là những gì thường được hiểu theo chữ ‘hệ giáo phái’ (cult) hay ‘giáo phái’ (sect)”.

Thật ra, nó là thành quả của một “liên hệ toàn cầu”, một liên hệ được văn kiện của Tòa Thánh diễn tả như là một đồ án tương tự như đồ án tôi đề cập tới trong tác phẩm “Thời Mới và Thời Tới” của tôi (Piemme, Casale Monferrato 2000), một cuốn sách được bản văn trích dẫn nhiều lần, cùng với những nghiên cứu của Wouter Hanegraaff, J. Gordon Melton và Paul Heelas, những người trình bày lãnh vực nghiên cứu văn học về Thời Mới.

Vì nó là một văn kiện thuộc huấn quyền Công Giáo mà thực sự cần phải nhấn mạnh đến nhu cầu, mặc dù gặp phải những khó khăn trong đó, trong việc cần phải có một hình ảnh tín lý nhất quán, được tái cấu trúc lại, khi căn cứ vào những tác giả trên đây cũng như vào những nghiên cứu của Christoph Bochinger.

Trích dẫn cũng được lấy từ những chủ trương của Michel Lacroix, có lẽ vì ảnh hưởng của ông ở Pháp, những chủ trương được bản văn kiện lấy một số điểm, còn đường lối của ông này, theo bản văn kiện, có thể là “quá trớn”.

Vấn     Phải chăng Thời Mới quan trọng đến nỗi phải có tới hai tổ chức của Tòa Thánh Vatican để viết lên một bản văn kiện về một đề tài?

Đáp     Cái mà Thời Mới bộc lộ ngày nay là những gì bản văn kiện gọi là một thoái bộ duy ngã, ở chỗ, từ những lý tưởng xã hội cao cả nó lật ngược lại theo chiều hướng “Thời Mới” thuần túy cá nhân riêng tư.

Thế nhưng, hãy cẩn thận: bước đường từ giai đoạn lý tưởng đến giai đoạn duy ngã này không có nghĩa là chỉ liên hệ tới một số ít người, cũng không có nghĩa là tính chất “luân chuyển” của cái đề tài nống cốt liên quan đến đức tin Kitô giáo không tiếp tục ở tận gốc rễ bất khả giảm thiểu của nó.

Nếu Thời Mới là một phong trào hay là một “hệ giáo phái” thì nó không có những phần tử trong danh sách, những phần tử nổi tiếng hay những tay lãnh đạo đã lãnh nhận phép rửa. Khó có thể nói có bao nhiêu người theo nó.

Vả lại, chính vấn đề phân hạng về phần tử là một việc hoàn toàn không thích hợp ở đây. Kỷ Nguyên Mới là một ảnh hưởng chứ không phải là một cơ cấu tổ chức, nó không đòi hỏi phải hoán cải hơn là ve vuốt cảm giác. Chính vì bản chất bồng bềnh và tiêu diêu này của nó mà Giáo Hội coi nó như là một cái gì đặc biệt nguy hiểm.

Vì người ta không thể trở thành một tín đồ Raelian mà lại không biết đến nó thì người ta cũng có thể thấm nhiễm những tư tưởng của Thời Mới mà không nhận ra nó như vậy.

Vấn     Thời Mới có làm cho Công Giáo bị thấm nhiễm hay chăng? Bằng cách nào?

Đáp     Bản văn kiện cho rằng như thế và Đức Giáo Hoàng đã nói vào những năm trước đây với các vị Giám Mục Hoa Kỳ trong lần viếng thăm ngũ niên của các vị vào Tháng Năm 1993. Vào lấn ấy, Đức Thánh Cha đã khẳng định là “Những tư tưởng Thời Mới đôi khi thấm nhập vào việc giảng dạy, vào vấn đề giáo lý, vào những buổi học hội và tĩnh tâm, và chi phối những người Công Giáo hành đạo, những người có thể không biết được cái tính cách bất tương xứng của những tư tưởng ấy đối với đức tin của Giáo Hội”. Cần ghi nhận là Đức Giáo Hoàng nói về việc nhập nhiễm tư tưởng chứ không phải về những thấm nhiễm của một phong trào.

Riêng tôi tự hỏi là chữ “thấm nhiễm” có phải là chữ xác đáng hay chăng, khi nó gợi lên tư tưởng về một cái gì đó được người nào ấy sắp xếp hay phác họa. Thực sự thì chẳng có ai sắp xếp việc thấm nhập tư tưởng của Thời Mới trong một môi trường nào cả. Nếu Thời Mới hiện hữu một cách mập mờ thì nó thấm nhập bất cứ nơi nào nó không bị cản trở hay chướng ngại.

Nghĩ rằng “những mưu đồ” và “những ý đồ” có tổ chức hiện nay tức là không biết gì về bản chất của cái phi phong trào này, và tức là coi nó như là một thứ “hệ giáo phái”, hợp với định nghĩa của thành phần Thể Phản bảo thủ cũng như của một số thành phần đời Pháp Quốc. Nó là một diễn đạt bị bản văn kiện của Tòa Thánh bác bỏ.

Vấn     Có thể nào liên hệ với những thực hành Thời Mới mà không hại gì tới đức tin Công Giáo hay chăng?

Đáp     Như tôi đã giải thích, khó lòng mà diễn tả được Thời Mới hay thấy được cái ranh giới của Thời Mới. Theo những từ ngữ của xã hội học thì nó là một thứ “liên hệ siêu hình”, tức là một “siêu hệ”, một nơi gặp gỡ những móc nối khác nhau vốn đã hiện hữu trước cả Thời Mới và là những móc nối được thấy gần với một Kỷ Nguyên Mới được cho là bất khả tránh.

Việc tham dự vào một trong những móc nối có trước Thời Mới không có nghĩa con người là một “Người Thời Mới”, nó chỉ có nghĩa là họ có cơ hội để tham gia vào cái “siêu hệ” này, họ đi qua một cửa ngỏ để có thể vào bên trong.

Chẳng hạn có một số những thứ móc nối nguyên thủy, những thứ móc nối liên kết những ai chuyên tâm vào một số thay đổi về y dược thì không hẳn là những gì làm thay chuyển đức tin Công Giáo, còn những thứ khác thì đúng như vậy, như đồng bóng và ma thuật.

Mối liên hệ Đại Thời Mới, như bản văn kiện cắt nghĩa, hàm chứa ít là một giải pháp về kiến thức theo chiều hướng tương đối mà một người Công Giáo coi trọng đức tin không thể nào chấp nhận.

Vấn     Thời Mới được diễn tả như là một giải đáp sai lầm, thế nhưng ông có nghĩ rằng nó bao hàm một vấn đề hợp lý ở một thế giới xao động này hay chăng?

Đáp     Đúng thế, và đó là một điểm rất quan trọng khác của bản văn kiện này. Trong mối liên hệ ấy thì Thời Mới là một hiện tượng hậu tân tiến, ở chỗ, sau khi chấm dứt những ý hệ trần tục thì lại tái diễn một xu hướng về siêu nhiên và linh thánh.

Các vấn đề khiến các kẻ theo Thời Mới chú trọng vào hiện tượng đang được lan tràn ở một thế giới hậu tân tiến. Và, ở một nghĩa nào đó, hiện tượng này tiêu biểu cho một phản ứng lành mạnh đối với những ý hệ trần tục của thế kỷ 20.

Dầu sao thì cũng có những câu trả khác nhau có thể giải quyết những vấn đề này, và câu giải đáp Thời Mới cống hiến thì sai lầm theo quan điểm đức tin Công Giáo.

Bản văn kiện của Tòa Thánh cảnh giác việc không dễ dàng và nhanh chóng luận bác: Chắc chắn là phải lên án cái sai lầm của câu giải đáp, song nó cũng cần người Công Giáo phải cẩn thận thực hiện một giải pháp mục vụ để giải quyết cho các vấn đề nữa.

Công việc này cũng là một phần của việc tân truyền bá phúc âm hóa, yếu tố chính yếu của giáo triều Đức Gioan Phaolô II.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ tài liệu của Zenit ngày 19/3/2003)

23/4 Thứ Tư

Hiện Tượng Thời Mới

“Thời Mới là một giải đáp lầm lẫn cho việc tìm kiếm ý nghĩa…Thời Mới chất chứa một linh đạo thay thế cho linh đạo truyền thống của các tôn giáo…”

Thứ Hai 3/2/2003, Văn Kiện mang tựa đề “Chúa Giêsu Kitô, Đấng Chất Chứa Nước Sự Sống. Một Suy Tư Của Kitô Giáo Về Phong Trào ‘Thời Mới’” được ra mắt tại Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. ĐHY Paul Poupard, chủ tịch hội đồng tòa thánh về văn hóa, và Đức Tổng Giám Mục Michael Fitzgerald, chủ tịch hội đồng tòa thánh về đối thoại liên tôn, đã cùng nhau đồng chủ tọa buổi ra mắt văn kiện này. Vì văn kiện này được hai phân bộ của Tòa Thánh này soạn thảo và phổ biến. Trong buổi ra mắt còn có hai vị đặc biệt nữa, đó là Cha Peter Fleetwood thuộc văn phòng Hội Đồng Trung Ương Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, và Teresa Osorio Goncalves, một viên chức của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn, là những vị đã thảo bản văn kiện dài 90 trang này.
Vậy, để có một cái nhìn tổng quát về vấn đề của văn kiện này, một trong những chuyên viên hàng đầu về các phong trào tôn giáo mới nói chung và Thời Mới này nói riêng là Massimo Introvigne, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Các Tân Giáo (www.cesnur.org) đã chia sẻ nhận định hết sức hệ trọng về hiện tượng Thời Mới qua một cuộc phỏng vấn sau đây:

Vấn     Thời Mới là gì?

Đáp     Những nhà xã hội học và những sử gia về tôn giáo, thành phần quan tâm đến vấn đề này, đã trả lời rằng nó là một phong trào về tôn giáo, về một tôn giáo, hay về một giáo phái (từ ngữ giáo phái này được sử dụng một cách thận trọng trong bản văn kiện của Tòa Thánh Vatican về vấn đề này, ở chỗ từ ngữ này được hiểu theo nghĩa “xã hội học” chứ không phải có tính cách không tốt như hiện nay vẫn hiểu), thế nhưng thành quả của một thứ liên hệ toàn cầu có liên quan đến các trung tâm và phái nhóm mang cùng một số những đặc tính ấy lại là những gì không vững bền, thường xuyên hay theo cấp trật đủ để làm nên một phong trào.

Mối liên hệ Thời Mới đây tránh né những định nghĩa chính xác; tuy nhiên, nó vẫn có thể diễn đạt mình theo chiều hướng tâm lý, lịch sử, xã hội và giáo điều.

Những yếu tố khác nhau của mối liên hệ này có thể được phân ra theo những khuynh hướng tâm lý trị liệu, tôn giáo hay chính trị hiện hành của chúng. Những yếu tố này mở đường cho hiện tượng Thời Mới, song ở một nghĩa nào đó lại được hoán chỉnh bởi việc những yếu tố ấy tham dự vào mối liên hệ này.

Cái liên kết mối liên hệ Thời Mới này là một tinh thần “thay thế” cho truyền thống tôn giáo đang thịnh hành ở Tây Phương là Kitô Giáo, và là niềm hy vọng thấy được một kỷ nguyên mới, tức là một “Thời Mới”, hay Thời Aquarius là thời thay cho Kỷ Nguyên Pisces.

(còn tiếp)

 

Bão phải có mưa - Mừng mà vẫn sợ!

Khi cuộc chiến Iraq kể như vừa chấm dứt sau ba tuần lễ vào ngày pho tượng Sađam Hussein ở thủ đô Baghdad bị giật đổ, tượng trưng cho một chế độ cũ sụp đổ, thì thế giới đã phải đương đầu với một trận chiến khác, với một cuộc khủng bố của Hội Chứng Khủng Hoảng Hô Hấp Trầm Trọng SARS (severe acute respiratory syndrome), một hội chứng được Tổ Chức Sức Khỏe Quốc Tế WHO (World Health Organization) khám phá thấy phát xuất từ Đông Nam Á vào đầu năm 2003.

Cho tới ngày Chúa Nhật Phục Sinh 20/4/2003, con số được CNN phổ biến, những người mắc bệnh và bị chết vì cuộc khủng bố của SARS lên tới 3.741 vụ, trong đó có 190 người đã qua đời, trên khắp thế giới như sau: Úc Châu 3, Ba Tây 2, Canada 304 có 13 chết, Trung Hoa 1.512 có 65 chết, Pháp 5, Đức 6, Hồng Kông 1.380 có 88 chết, Ấn Độ 1, Nam Dương 1, Ý 3, Ái Nhĩ Lan 1, Nhật 4, Kuwaitt 1, Mã Lai 5 có 1 chết, Mông Cổ 3, Phi Luật Tân 1, Rômania 1, Singapore 177 có 16 chết, Nam Phi 1, Tây Ban Nha 1, Thụy Điển 3, Thụy Sĩ 1, Đài Loan 29, Thái Lan 7 có 2 chết, Hiệp Vương Quốc 6, Hiệp Chủng Quốc 220, Việt Nam 63 có 5 chết.

Tình hình hậu chiến Iraq đang xẩy ra là, trước hết là tình trạng hỗn loạn xẩy ra tại thủ đô Baghdad ngay sau khi Iraq “được giải phóng”, nhất là nạn trộm cướp, đặc biệt là nạn trộm cướp Bảo Tàng Viện Quốc Gia là một trong những bảo tàng quí nhất trên thế giới; sau đó đến phản ứng chống đối của Khối Hồi Giáo Đông Nam Á; tới Khối Ả Rập lân bang Iraq; sang tới Khối Hiệp Nhất Âu Châu; đến Khối Hồi Giáo Trung Đông.

 

Trước hết, về nạn trộm cướp: Vị phó giám đốc của Bảo Tàng Viện Quốc Gia Iraq ở thủ đô Baghdad là bà Nabhal Amin hôm Thứ Bảy 12/4/2003 đã khóc khi nói với thông tấn xã Reuters rằng: “Họ đã lấy mất hay hủy hoại 170 ngàn thứ đồ cổ cả ngàn năm trước… Chúng trị giá cả bao nhiêu tỉ Mỹ kim”. Bà qui trách cho quân đội Hoa Kỳ, lực lượng kiểm soát Baghdad từ khi chính phủ Sađam Hussein sụp đổ vào hôm Thứ Tư 9/4/2003 vừa rồi, một lực lượng làm chủ tình thế bấy giờ nhưng không chịu nghe lời của nhân viên bảo tàng viện này trong việc ngăn cản dân chúng ùa vào bảo tàng này hôm Thứ Sáu 11/4/2003 để lấy đồ. “Các người Hoa Kỳ đáng lẽ phải bảo vệ bảo tàng viện này. Nếu họ có một chiếc xe tăng và hai người lính thì không thể nào những điều như vậy lại xẩy ra được. Tôi cho rằng các binh sĩ Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về những gì xẩy ra cho bảo tàng viện đây”.

Tiếp đến là phản ứng của Khối Hồi Giáo Đông Nam Á: Trong khi một số dân chúng Iraq ở thủ đô Baghdad vui mừng hớn hở như đã được lực lượng liên minh giải phóng, đến nỗi thành phần dân chúng này đã giật đổ pho tượng Sađam Hussein, thì tại vùng Đông Nam Á, các nước Hồi Giáo như Nam Dương và Mã Lai, kể cả Thái Lan với 10% Hồi Giáo, đều tỏ ra ngờ vực về thành quả của hành động quân sự của lực lượng liên minh nhất là Hoa Kỳ. Nhiều người thấy cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ là cuộc chiến tranh của một thực dân đế quốc chứ không phải là một thứ phát triển dân chủ và nhân quyền.

Vị thủ lãnh của nhóm Muhammadiyah 30 triệu người Hồi Giáo, một nhóm Hồi Giáo đứng hàng thứ hai tại Nam Dương, đã cho biết: “Niềm vui này không hoàn toàn nguyên trọn. Những lực lượng ở đó giống như những tay thực dân. Ở đáy lòng của nhiều người, lòng căm hận Hoa Kỳ sẽ kéo dài, lòng căm ghét rất ư là sâu đậm. Tôi không ủng hộ Sađam nhưng việc hủy diệt Iraq là việc hủy diệt đi lương tâm thiện hảo cũng như hủy diệt đi những giá trị nhân bản cao quí nhất”. Ông này còn so sánh Tổng Thống Bush với Thành Cát Tư Hãn của đế quốc Mông Cổ. Phần nhà lãnh đạo của đảng Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mahamad cho biết việc sụp đổ của Sađam Hussein cho thấy thế giới đã bị Hoa Kỳ làm chủ và Liên Hiệp Quốc đang bị mất thế giá: “Điều này báo một dấu hiệu rất xấu cho các quốc gia Hồi Giáo, đó là dấu hiệu cho biết rằng những ai phạm đến Do Thái có thể phải đương đầu với áp lực về kinh tế hay quân sự của Hiệp Chủng Quốc. Chúng tôi không thấy những người Hồi Giáo ở Mã Lai nhẩy mừng”.

Sang đến Khối Ả Rập lân bang Iraq: Khi thấy những người lính Hoa Kỳ lái xe tăng đến trung tâm thủ đô Baghdad để chụp lá cờ Hoa Kỳ trên bức tượng Sađam Hussein ở Công Trường Firdos, đã tỏ ra cẩn trọng và nghi ngờ hành động tấn công của Hoa Kỳ. Hình ảnh bức tượng Sađam Hussein bị bịt bằng lá cờ Hoa Kỳ, tức trước khi được binh lính thay bằng lá cờ Iraq, là hình ảnh đã được đăng trên trang nhất của các tờ báo trong vùng hôm Thứ Năm 8/4/2003. Truyền hình Ả Rập cho đó là một việc làm “sai lầm” Đài Al-Jazeera đã nói: “Đó là biểu hiệu cho những gì đang xẩy ra. Hết mọi sự sẽ trở thành Mỹ”. Vị chủ bút của tờ Cairo Times là Hisahm Kassem đã cho biết: “Hôm nay là cái mốc điểm của lịch sử Ả Rập. Đây là cuộc sụp đổ đầu tiên của một chế độ quyền trị… Tôi nghĩ rằng sẽ xẩy ra một cuộc ảnh hưởng giây chuyền khắp cả vùng Ả Rập”.

Phần phe phản chiến Nga-Đức-Pháp: Trong cuộc gặp gỡ ở Nga cuối tuần 11-12/4/2003, theo Reuters, tổng thống Nga Putin nói rằng: “Mục tiêu của chiến tranh là giải giới Iraq chưa đạt được… Chúng ta không được lẫn lộn ý niệm. Không ai lại thích chế độ Iraq dính dáng tới Sađam Hussein, thế nhưng đó không phải là vấn đề”. Cơ quan thông tín Associcated Press cho biết tổng thống Pháp đã nói là: “Công việc phục hồi guồng máy chính trị, kinh tế và xã hội của Iraq là một việc rộng lớn. Chỉ Liên Hiệỉp Quốc mới hợp lý làm điều này”.

Đối với Âu Châu, hôm Thứ Năm 17/4/2003, sau hai ngày họp hội, các vị lãnh đạo Âu Châu vừa tuyên bố tại Nhã Điển rằng Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết Âu Châu. Bản tuyên cáo do Nước Hy Lạp đang nắm vai trò chủ tịch của khối này nói rằng: “Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò chính yếu, bao gồm cả tiến trình dẫn đến chính phủ tự trị cho nhân dân Iraq, bằng cách sử dụng khả năng chuyên nhất và kinh nghiệm của họ trong việc kiến thiết vào thời hậu chiến. Ở vào giai đoạn này, liên minh có nhiệm vụ phải bảo đảm an toàn cho môi trường sinh sống, bao gồm cả khoản trợ giúp về nhân đạo cũng như khoản bảo về gia sản về văn hóa cùng với các bảo tàng viện”.

Tới Khối Hồi Giáo Trung Đông: Thứ Sáu 18/4/2003, sau cuộc họp miền ở thủ đô Riyadh nước Saudi, các vị ngoại trưởng thuộc 8 quốc gia trong miền (trong đó có 6 nước lân bang Iraq là Saudi Arabia, Syria, Turkey, Iran, Kuwait và Jordan, và hai nước khác là Egypt và Bahrain), đã ra một bản tuyên ngôn gọi lực lượng liên minh hãy giúp cho Iraq hình thành một tân chính phủ nhưng đừng chi phối nội bộ của xứ sở này, việc tái thiết xứ sở Iraq thuộc về vai trò của Liên Hiệp Quốc. Các vị ngoại trưởng trong cuộc họp này cũng phản đối những lời tố cáo của chính phủ Hoa Kỳ đối với Syria như muốn lấy lý để tấn công Syria sau A Phú Hãn và Iraq. Ông Hoàng Saud Al-Faisal, ngoại trưởng nước Saudi, sau cuộc họp, đã lập đi lập lại cảm nhận của ông về lực lượng liên minh như là một lực lượng “xâm chiếm” và mong rằng lực lượng này rút khỏi Iraq “sớm bao nhiêu có thể”. Đối với ông, lực lượng liên minh trước hết phải giữ an ninh cho nước này rồi mới được ra đi và phải ra đi: “Trách nhiệm phải bảo trì an ninh. Thế nhưng ở lại là không đúng. Đó là trách nhiệm phải làm sao tạo lập cho cho tình hình có thể ra đi”.

Cũng trong ngày Thứ Sáu 18/4/2003 này, tại thủ đô Baghdad, chung quanh Đền Abu Hanifa, dưới sự tổ chức của những người Hồi Giáo thuộc sắc tộc Sunni và Shiite, hàng mấy ngàn người Iraq đã xuống đường gần trung tâm Baghdad sau những buổi cầu nguyện, lên tiếng đòi phải chấm dứt những gì họ gọi là việc liên minh “xâm chiếm” đất nước của họ. Đoàn người biểu tình mang những biển ngữ có hàng chữ như “nước Iraq phải được người Iraq chủ trị”, “Không có vấn đề xâm chiếm và Hiệp Nhất”. Họ hô hoán những câu chống đối người Hoa Kỳ.

Trong khi đó, thành phần Kitô hữu Iraq cảm thấy nhẹ gánh trước tình trạng sụp đổ của chế độ cũ, song vẫn cảm thấy lo âu về tương lai liên quan đến tình trạng hỗn loạn và thành phần cực bảo thủ Hồi Giáo. ĐTGM Jean Benjamin Sleiman ở thủ đô Baghdad, vị lãnh đạo 800 ngàn Kitô hữu ở xứ sở này đã cho biết nhận định của mình như sau: “Ở nơi đây không hế có ý niệm tư do như là một thứ quyền lợi. Cả ý niệm về giáo dân cũng thế, thường được áp dụng cho xứ sở này cũng phải hiểu một cách thận trọng. Tôi không biết những gì sẽ xẩy ra cho mai này nếu ảnh hưởng và áp lực của những nhóm cực đoan đang tăng phát thế lực của mình trong tương lai. Tôi không thấy được một cách chắc chắn là quan niệm về dân chủ đã gần kề. Một đàng các người Kitô hữu không muốn bị dội bom, nhưng đàng khác lại muốn có sự thay đổi”.

Tại Thủ Đô Baghdad có một viện mồ côi ở số 52 đường Al Wada do 4 sơ thuộc dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta trông coi có 22 trẻ em bị tật nguyền về tâm trí và tàn tật về thể lý. Dì Carol đã cho biết: “Trong khi xẩy ra chiến tranh, trẻ em cho là đang có một điều gì đó xẩy ra không tốt. Giữa những cuộc dội bom, chúng tôi bảo các em rằng đó là một trận bão lớn. Một số em đã hỏi chúng tôi cho chúng thấy trời mưa”. Trong ba tuần lễ chiến tranh, các nhà thờ đã trở thành nơi trú ngụ cho dân chúng bất kể tôn giáo. Sau đó họ đã trở ved62 nhà mình. Chỉ có một nhà thương Thánh Raphael ở Baghdad không bị cướp phá sau chiến cuộc vì có hai người canh gác có khí giới, cũng có thể là vì dân chúng tôn kính các dì Phanxicô ở đây. Dì Maryanne Pierre phụ trách bệnh viện này cho biết nhà thương không thiếu gì cả, về thuốc men, lương thực, nước uống, chỉ sợ cái máy điện duy nhất bị hư thôi vì nó phải làm việc ngày đêm: “Khi cuộc chiến đang xẩy ra, chúng tôi đặc biệt lo cho phân bộ các bà đẻ. Nỗi sợ hãi đã làm cho nhiều phụ nữ sinh non; có 350 thai nhi được sinh ra trong vàong 3 hai tuần lễ”. Các bà mẹ sinh xong về nhà liền sau hai ngày vì lo cho gia đình trong thời chiến. Sở này còn cho biết: “Đối với một người Hồi Giáo thì binh lính Hoa Kỳ là các người Kitô hữu và cuộc xung đột được coi như là một cuốc tấn công Hồi Giáo”.

Hôm Thứ Ba 22/4/2003, ông trưởng ban thanh tra vũ khí Hans Blix đã nói với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là ban thanh tra sửa soạn trở lại kiểm soát các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq. Thế nhưng, Tòa Bạch Ốc cho biết là Hoa Kỳ đã làm việc này rồi thay cho ban thanh tra quốc tế của ông. Đó là lý do Hoa Kỳ đã qua mặt Liên Hiệp Quốc để tự động ra tay giải giới Iraq bằng võ lực, và vì đã leo lên lưng ngựa họ khó có thể xuống ngựa khi chưa thực sự tìm ra những gì họ muốn, bằng không họ sẽ không biết ăn nói làm sao với thế giới, không đạt được mục đích chiến tranh của họ. Pháp lên tiếng kêu gọi dung hòa cộng tác giữa hai nhóm thanh tra của lực lượng liên minh và Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay vẫn chưa thấy dấu vết nào của những thứ vũ khí này.
 

22/4 Thứ Ba

Bài Giảng Lễ Vọng Phục Sinh 19/4/2003 của ĐTC GPII

1. “Đừng sợ; các người tìm kiếm Giêsu Nazarét Đấng tử giá chứ gì. Người đã sống lại rồi, Người không còn ở đây nữa” (Mk 16:6).

Vào lúc mặt trời mọc của ngày thứ nhất sau ngày Hưu Lễ, như Phúc Âm thuật lại, một số bà đã đi ra mồ để tôn kính thân xác của Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đanh trên thập giá hôm Thứ Sáu, đã được vội vàng táng liệm trong khăn và đặt nằm trong mồ. Các bà tìm kiếm Người, song không thấy Người: Người không còn ở nơi đã an táng Người. Tất cả những gì còn lưu lại về Người là những dấu hiệu của sự chôn táng, đó là ngôi mộ trống, những sợi giây thắt cột, tấm khăn liệm xác. Tuy nhiên, các bà tỏ ra hoảng hốt khi thấy “một người nam trẻ trung, mặc áo choàng trắng”, cho họ biết là “Người đã sống lại, Người không còn đây”.

Tin giật gân này, một tin hướng tới việc biến đổi cục diện lịch sử này, từ lúc ấy trở đi tiếp tục vang vọng từ đời nọ đến đời kia: đó là một lời công bố xa xưa song hằng mới mẻ. Nó vang dội một lần nũa trong Lễ Vọng Phục Sinh là mẹ của tất cả các lễ vọng này, và nó vang rền trong chính giây phút này đây ở khắp mọi nơi trên trái đất.

2. Ôi mầu nhiệm cao quí của Đêm Thánh này! Một đêm chúng ta sống lại biến cố Phục Sinh phi thường. Nếu Chúa Kitô vẫn còn là một tù nhân trong mộ đá thì nhân loại và toàn thể thiên nhiên tạo vật, một cách nào đó, sẽ mất hết ý nghĩa của mình. Thế nhưng, Chúa Kitô đã thực sự sống lại.

Các cuốn Sách Thánh chúng ta vừa nghe trong phần Phụng Vụ Lời Chúa đã được hoàn tất và xẩy ra ở từng giai đoạn của toàn thể dự án cứu độ. Mở đầu việc Tạo Dựng, “Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài đã tạo thành đều tốt đẹp” (Gn 1:31). Ngài đã hứa với tổ phụ Abraham là “tất cả mọi dân nước trên mặt đất được chúc phúc nhờ miêu duệ của ngươi” (Gn 22:18). Đến đây lại thấy được một trong những đề tài cố kính nhất của thứ truyền thống Do Thái cho thấy ý nghĩa của Cuộc Xuất Ai Cập khi “Chúa cứu dân Do Thái khỏi tay của những người Ai Cập” (Ex 14:30). Những lời hứa của các vị Tiên Tri tiếp tục được nên trọn trong thời đại của chúng ta: “Ta sẽ đặt thần trí của Ta trong các người và khiến cho các người bước theo các chỉ thị của Ta…” (Ez 36:27).

3. Vào đêm Phục Sinh này, hết mọi sự được bắt đầu lại; thiên nhiên tạo vật chiếm lại được ý nghĩa chân thực của mình nơi dự án cứu độ. Nó giống như một khởi sự mới của lịch sử và vũ trụ, vì Chúa Kitô đã sống lại, “hoa trái đầu mùa của những kẻ yên giấc” (1Cor 15:20). Chúa Kitô, “Adong mới” đã trở thành “một tinh thần ban sự sống” (1Cor 15:45).

Tội lỗi của cha ông chúng ta được hát lên trong Lời Công Bố Lễ Phục Sinh như là “felix culpa”, “Ôi tội hồng phúc, tội đã chiếm cho chúng ta được một Đấng Cứu Chuộc rất cao cả!” Ở đâu tội lỗi tràn lan thì ở đó ân sủng lại càng dồi dào hơn nữa, và “viên đá bị thợ xây loại bỏ đã trở thành viên đá góc tường” (Đáp Ca) cho một tòa nhà thiêng liêng bất khả diệt.

Vào Đêm Thánh này một dân tộc mới đã được hạ sinh, một dân tộc đã được Thiên Chúa niêm ấn bằng máu của Lời nhập thể, tử giá và phục sinh.

4. Người ta được trở nên phần tử của một dân tộc được cứu chuộc nhờ Phép Rửa. Như Tông Đồ Phaolô đã nhắc nhở chúng ta trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Bởi thế chúng ta đã được mai táng với Người nhờ phép rửa trong sự chết, để như Chúa Kitô sống lại từ trong kẻ chết bởi vinh quang của Chúa Cha thế nào, chúng ta cũng được bước đi trong sự sống mới như thế” (6:4). Lời huấn dụ này đặc biệt giành cho anh chị em, hỡi những người dự tòng rất thân mến, thành phần mà chỉ ít phút nữa thôi, được Mẹ Giáo Hội ban phát tặng ân sự sống thần linh cao cả cho. Từ các quốc gia khác nhau, Đấng Quan Phòng thần linh đã đưa anh chị em tới đây, tới mộ của Thánh Phêrô, để lãnh nhận các Bí Tích Gia Nhập Kitô Giáo, đó là Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Nhờ cách này để tiến vào nhà của Chúa, anh chị em sẽ được thánh hiến bằng dầu hạnh phúc và có thể nuôi dưỡng bản thân mình bằng Bánh Thiên Cung.

Được tăng bổ bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, anh chị em sẽ kiên trì với đức tin trong Chúa Kitô và can đảm loan báo Phúc Âm của Ngài.

5. Anh Chị Em tập trung nơi đây rất thân mến! Trong ít phút nữa, cả chúng ta sẽ liên kết với các người dự tòng để lập lại những lời hứa rửa tội của chúng ta. Chúng ta sẽ lập lại việc từ bỏ Satan và tất cả các việc làm của hắn, bằng việc gắn bó với Thiên Chúa và công cuộc cứu độ của Người. Nhờ đó, chúng ta mới có thể thực hiện được việc dấn thân mạnh mẽ hơn trong cuộc sống phúc âm.

Ôi Maria, chứng nhân hoan lạc Phục Sinh, xin giúp cho tất cả chúng con biết sống “một đời sống mới”; hãy làm cho mỗi người trong chúng con ý thức rằng, khi đóng đanh “con người cũ” của mình với Chúa Kitô, chúng con phải coi mình như là một con người mới và sống như một con người mới, thành phần “sống cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (x Rm 6:4,11).

Alleluia, Alleluia.

Thủ Tướng Nga muốn Đức Thánh Cha viếng thăm Nga

Vị thủ tướng Nga là ông Mikhail Kasyanov ủng hộ ý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II muốn viếng thăm Nga, và nói rằng chính phủ của ông đang làm mọi sự có thể để khắc phục việc chống đối của Giáo Hội Chính Thống. Hôm Thứ Sáu 18/4/2003, trong một cuộc họp báo với thủ tướng Ý là ông Silvio Berlusconi trong dịp ghé thăm Rôma, vị thủ tướng Nga cho biết “Tôi nghĩ rằng những nỗ lực đã được thực hiện cho tới nay và những nỗ lực chúng tôi đang làm để loại trừ những khác biệt giữa hai Giáo Hội sẽ đi đến chỗ thành công tốt đẹp”. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II muốn dừng chân ở Kazan, 800 cây số phía đông Moscow trong cuộc tông du đến Mông Cổ vào tháng tám tới đây, một cuộc dừng chân nếu thực sự xẩy ra sẽ đánh dấu lần đầu tiên vị Giáo Hoàng này đặt chân tới đất Nga. Mục đích Ngài muốn dừng chân ở đất Nga là để trả lại cho Giáo Hội Chính Thống Nga bức ảnh Đức Mẹ Kazan, một bức ảnh được dân chúng Nga tôn kính nhất, một bức ảnh đã bị mất tích khi Đảng Cộng Sản Bolsheviks nắm quyền, lọt vào những bàn tay tư nhân, cho đến khi được tìm thấy vào năm 1993 và tặng cho Đức Giáo Hoàng, Vị đã giữ bức ảnh này ở phòng riêng của Ngài.

Trong khi đó, vào Thứ Năm Tuần Thánh, 17/4/2003, văn phòng báo chí Tòa Thánh đã thông báo là ĐGM Jerzy Mazur giáo phận Thánh Giuse ở Irkutsk thuộc phía đông Siberia, vị bị chính phủ Nga trục xuất đầu năm 2002 mà không cho biết lý do, đã được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Elk Balan. Để thay thế ngài ở Nga, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Cyril Klimowicz, phụ tá giáo phận Minsk-Mohilev ở Belarus, vị sinh năm 1952 ở Amageldi, Kazakhstan.
 

21/4 Thứ Hai

ĐTC Gioan Phaolô II: Sứ Điệp Phục Sinh gửi Thành Rôma và Thế Giới

1. "Surrexit Dominus de sepulcro qui pro nobis pependit in ligno" (Phụng Vụ)

“Chúa sống lại ra khỏi mồ; vì chúng ta Người đã bị treo trên cây Thập Giá”. Alleluia! Lời công bố Phục Sinh hoan hỉ vang vọng: Chúa Kitô đã sống lại! Người thực sự đã sống lại! Người, Đấng “chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác”, là Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh bởi Trinh Nữ Maria, “đã sống lại ngày thứ ba như lời Thánh Kinh” (Kinh Tin Kính).

2. Lời công bố này là nền tảng cho niềm hy vọng của toàn thể nhân loại. Nếu Chúa Kitô không sống lại từ trong kẻ chết thì chẳng những đức tin của chúng ta ra vô ích (x 1Cor 15:14), mà cả niềm hy vọng của chúng ta cũng trở thành vô bổ, vì tất cả chúng ta vẫn bị sự dữ và sự chết giữ làm con tin. “Thế nhưng Chúa Kitô thực sự đã sống lại từ trong kẻ chết, là hoa trái đầu mùa của những kẻ đã yên giấc” (1Cor 15:20), Phụng Vụ hôm nay đã công bố như thế. Bằng cái chết của mình, Chúa Giêsu đã giầy đạp và chiến thắng cái thứ luật đanh thép của sự chết, vĩnh viễn loại trừ gốc rễ độc địa của nó.

3. “Bình an cho các con!” (Jn 20:19,20).

Đó là lời đầu tiên của Đấng Phục Sinh chào môn đệ của mình; một lời chào hôm nay vang vọng khắp thế giới. Ôi Tin Mừng, một tin mừng hằng mong đợi, một tin mừng hết sức ước trông! Ôi lời công bố an ủi cho tất cả những ai bị đàn áp bởi gánh nặng của tội lỗi cùng với nhiều thứ liên hệ của nó! Hôm nay chúng tôi loan báo cho tất cả mọi người, nhất là thành phần hèn kém nhất và thành phần nghèo khổ, niềm hy vọng hòa bình, một thứ hoa bình đích thực, một thứ hòa bình được xây dựng trên bốn cột trụ vững chắc là yêu thương và công lý, sự thật và tự do.

4. “Hòa bình dưới thế…”

“Hòa bình dưới thế, một ước vọng sâu xa của con người nam nữ ở hết mọi thời đại, chỉ có thể được vững chắc thiết lập và bảo trì nếu trật tự do Thiên Chúa thiết định được hết sức tôn trọng” (Thông Điệp ‘Hòa Bình dưới thế’, Lời Mở Đầu). Đó là những lời đầu tiên của bức Thông Điệp lịch sử này, một bức thông điệp được Vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII 40 năm trước đây nói lên cho thế giới biết đường lối hòa bình. Những lời này vẫn còn hợp thời hơn bao giờ hết ở vào lúc bình minh của thiên kỷ thứ ba đây, một thời điểm đang bị nhòe nhoẹt thảm thương bởi những hành động bạo lực và xung đột.

5. Hòa bình cho Iraq! Chớ gì nhờ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, nhân dân Iraq trở thành những vai chính trong việc tái thiết chung xứ sở của họ. Hòa bình cho các phần đất khác trên thế giới, nơi mà các cuộc chiến tranh không tên tuổi và những thứ hận thù kéo dài đang gây ra những chết chóc và thương tích trước sự câm nín và bỏ bê của những phần đáng kể của công luận.

Với tấm lòng hết sức đau buồn Tôi nghĩ đến tình trạng bừng lên bạo lực và đổ máu không một dấu hiệu nào cho thấy có thể chấm dứt. Tôi nghĩ đến tình trạng thảm thương của nhiều quốc gia ở lục địa Phi Châu, nơi không thể bỏ mặc họ. Tôi cũng quá biết về những trọng điểm căng thẳng và những cuộc tấn công quyền tự do con người ở Caucasus, ở Á Châu và ở Mỹ Châu Latinh, những miền đất thế giới cũng thân thương đối với Tôi.

6. Chớ gì sợi giây xích hận thù và khủng bố đe dọa việc phát triển một cách đều hòa của gia đình nhân loại đi đến chỗ kết thúc. Xin Thiên Chúa cho chúng ta được thoát khỏi cái hiểm nguy của cuộc đụng độ thê lương giữa các nền văn hóa và đạo giáo. Chớ gì đức tin và lòng kính mến Thiên Chúa làm cho các tín đồ của hết mọi tôn giáo trở thành những con người xây dựng can trường của cảm thông và tha thứ, thành những con người nhẫn nại đan kết cuộc đối thoại liên tôn tốt đẹp, có khả năng mở màn cho một kỷ nguyên mới của công lý và hòa bình.

7. Như đã phán với các Vị Tông Đồ đang khiếp hãi trước biển khơi nổi cơn sóng gió, một lần nữa Chúa Giêsu cũng lập lại với con người nam nữ của thời đại chúng ta rằng: “Yên tâm, Thày đây; đừng sợ!” (Mk 6:50). Nếu Người ở với chúng ta thì tại sao chúng ta lại lo sợ chứ? Cho dù chân trời của con người dường như có tối tăm mù mịt chăng nữa, thì hôm nay đây chúng ta cũng cử hành cuộc chiến thắng rạng ngời của niềm vui Lễ Phục Sinh. Nếu ngọn gió ngược chiều đang thổi vào bước tiến của các dân tộc, nếu biển khơi lịch sử có đang bị bão tố nhồi sóng, thì cũng đừng có ai tỏ ra thất đảm và mất lòng tin tưởng! Chúa Kitô đã phục sinh; Chúa Kitô đang sống giữa chúng ta; thực sự hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể, Người tự hiến mình làm Bánh cứu độ, Bánh cho người nghèo, Lương Thực cho những ai lữ hành.

8- Ôi sự hiện diện thần linh của tình yêu, Ôi việc tưởng niệm sống động một Chúa Kitô là Sự Vượt Qua của chúng ta, vì cuộc khổ nạn và tử giá Chúa trở thành lương thực cho cuộc hành trình của họ, Chúa là lời bảo hứa sự sống trường sinh cho hết mọi người! Ôi Maria, nhà tạm đầu tiên trong lịch sử, là chứng nhân thầm lặng của những sự kỳ lạ Ngày Phục Sinh, xin giúp cho chúng con hát lên bằng đời sống của chúng con bản Ca Vịnh chúc tụng và tạ ơn, vì hôm nay “Chúa đã từ mộ bia sống lại; vì chúng con Người đã bị treo trên cây Thập Giá”.

Chúa Kitô đã sống lại là bình an và là niềm hy vọng của chúng ta. Ngài đã sống lại. Alleluia!

(xin xem bài giảng Lễ Phục Sinh vào ngày mai)
 

20/4 Chúa Nhật


Một Phát Súng Trúng Sáu Con Chim

Cha Georges Cottier Nhà thần học dòng Đa Minh người Thụy Sĩ cố vấn cho Đức Giáo Hoàng đã nhận định về việc kiến thiết Iraq qua cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Ý Avvenire được Zenit phổ biến ngày 15/4/2003 như sau:

Vấn     Trong việc tái thiết Iraq cần phải thực hiện những gì?

Đáp     Chúng ta vừa cử hành mừng kỷ niệm 40 năm ban hành Thông Điệp “Hòa Bình trên Thế Gian”. Đức Gioan XXIII đã nêu lên 4 cột trụ hòa bình là tự do, công lý, sự thật, và yêu thương. Tất cả là ở chỗ đó. Trong việc xây dựng hòa bình cũng như trong việc tôn trọng các thứ nhân quyền của mình, con người không được quên những thứ quyền lợi của con người mà còn cả các quyền lợi của các dân tộc nữa. Các thứ quyền lợi của các nhóm thiểu số ở Iraq chẳng hạn. Nó sẽ là một cuộc kiến thiết khó khăn; có lẽ bây giờ mới bắt đầu một trận chiến thật sự.

Vấn     Để đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, hàng triệu người đã cầu nguyện cho hòa bình. Lời cầu nguyện của họ đã được Chúa nhận lời hay chăng?

Đáp     Nếu là bởi Thiên Chúa? Tôi nghĩ là có. Ngài lắng nghe những gì chúng ta nói, nhưng đường lối Ngài đáp lại lại là một điều khác. Chúng ta mong thấy được những kết quả thực sự và lập tức, những chúng ta không được nghĩ rằng đó là đường lối Chúa tác hành.

Vấn     Vậy thì tại sao phải cầu nguyện?

Đáp     Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện… vì người ta tin tưởng một cách mạnh mẽ là hòa bình hầu như vượt khỏi tầm tay của con người. Tất cả chúng ta lúc nào cũng sẵn sàng choảng lại, cũng sẵn sàng lấn lướt, cũng sẵn sàng bừng hận. Cầu nguyện là tặng ân của Thiên Chúa. Bởi thế chúng ta phải nguyện cầu để Ngài biến đổi chúng ta thành những người xây dựng hòa bình. Như thế là Ngài đã đáp lại lời nguyện cầu của chúng ta rồi vậy. Qua chiến tranh, chúng ta đi sâu vào một thảm kịch làm tổn thương đến nhiều nạn nhân. Có lẽ chúng ta sắp sửa thấy nó chấm dứt, nhưng chúng ta hãy nghĩ đến thành phần bị thương, thành phần tử thương, nghĩ đến tình trạng sức khoẻ bị thảm hại, nghĩ đến những gia đình bị mất gốc. Chắc chắn là Thiên Chúa đều thăm viếng tất cả mọi linh hồn. Đây là thứ hoạt động vô hình của Thiên Chúa chúng ta không thấy được bằng hiểu biết song lại có thực.

Vấn     Giờ đây phải xây dựng hòa bình ở Iraq.

Đáp     Yêu chuộng hòa bình tức là xây dựng hòa bình. Vậy Thiên Chúa phải ban ơn khôn ngoan cho những ai có trách nhiệm trong việc tái thiết này, một nỗ lực có thể là gay go. Trước hết, vì chúng ta thấy đó là một xứ sở tan hoang, nơi không thỏa mãn với những nhu cầu cấp thời, và tình trạng bất mãn từ chính sách độc tài có thể sẽ bùng nổ dữ dội. Tất cả những điều ấy làm suy yếu hẳn đi những nền tảng hòa bình về nhân bản ở Iraq cũng như trên khắp thế giới. Hơn nữa, tôi không biết chiến thắng của “Người Tây Phương Bắc Mỹ” có phải là một thứ chiến thắng về luân lý hay chăng. Để đi xây dựng hòa bình có nghĩa là làm cho mình được mến chuộng, nên tôi sợ rằng những đám người Hồi Giáo đông đảo, vì bị hạ nhục bởi cuộc thảm bại nhanh chóng này, sẽ càng trở nên hận thù hơn nữa đối với Tây Phương. Đối với nhiều người trong họ thì Tây Phương nghĩa là Kitô Giáo. Chúng ta cần phải lo lắng về điều ấy.

Vấn     Vậy thì người ta cần phải hành động ra sao?

Đáp     Chúng ta cần nguyện cầu để xin ơn khôn ngoan, can đảm và quảng đại. Dĩ nhiên, những tình nguyện viên, việc dấn thân cho tình đoàn kết, và cho đức bác ái sẽ là những gì không thể thiếu. Có thế chúng ta mới giúp được cho Liên Hiệp Quốc. Không thể nào thiếu được công việc của Liên Hiệp Quốc, nhưng tổ chức này không thể nào quán xuyến hết được. Nó cần đến sự hợp tác của chúng ta.

Vấn     Cha nói rằng Thiên Chúa không vắng mặt, thế nhưng nhiều người đã coi cái câm lặng của Ngài như là một gánh nặng.

Đáp     Việc thinh lặng của Thiên Chúa là gì? Thiên Chúa bao giờ cũng lặng thinh. Ngài nói ở tận đáy cõi lòng. Ngài tác động chúng ta qua Thánh Thần – chúng ta hãy nghĩ đến nhiều người trong những ngày này đây hằng nguyện cầu và kêu lên Thiên Chúa. Bởi thế, tôi không nói là Ngài vắng bóng. Ngài đã thặng thinh vì chúng ta ồn ào quá. Chiến tranh là một thứ inh ỏi, một bộc phát của náo động. Làm sao chúng ta có thể nghe thấy Thiên Chúa được khi chúng ta đang bị dội bom đây? Ngài để cho nhân loại tự mình nếm trải sự dữ. Đó là một cách gián tiếp Ngài muốn nói với chúng ta. Chỉ cần đọc những cuốn sách sử ký của Cựu Ước sẽ thấy dân Do Thái luôn trải qua kinh nghiệm bị tàn phá, bị đầy ải. Trong hết mọi sự, điều chủ yếu là vấn đề xét lại lương tâm, ở chỗ đặt vấn đề: “Chúng ta đã làm gì? Phải chăng chúng ta đã gây cho chính mình sự dữ?” Đó là bước đầu tiên tiến đến chỗ hoán cải vậy.

Vấn     Đức Giáo Hoàng này tiếp tục nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải giáo dục về hòa bình.

Đáp     Có lòng yêu chuộng hay cảm mến hòa bình mà thôi chưa đủ. Còn có cả một khía cạnh về chính trị nữa, một thứ khoa học thực sự về hòa bình. Giáo Hội không thôi nói rằng tình trạng bần cùng ở Miền Nam của trái đất này là một trong những lý do gây ra những cuộc xung đột. Một phần nhân loại phải chịu hụt hẫng về công lý. Và công lý bao gồm cả các thể chế và luật lệ là những gì không thể bị suy kém đi. Đó cũng là lý do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Liên Hiệp Quốc, một cơ cấu chắc chắn vẫn hết sức bất toàn nhưng nó lại là thực thể thẩm quyền trên hết trong việc hành sử chung các vấn đề rắc rối. Rồi tới vấn đề giáo dục, một vấn đề đưa đến chỗ yêu chuộng hòa bình. Nó bắt đầu từ trẻ em. Chúng là những người phải được dạy cho biết vẻ đẹp của hòa bình.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu do Zenit phổ biến ngày 15/4/2003
 

Thoidiemmaria.net:

Theo chiều hướng những gì được nhà thần học trân đây liên quan đến “hoạt động vô hình của Thiên Chúa” cũng như đến thái độ “Thiên Chúa bao giờ cũng lặng thinh”, tôi thấy mình có một tư tưởng tương tự, đó là tư tưởng về một “phát súng trung sáu con chim” liên quan đến cuộc Hoa Kỳ bạo lực giải giới Iraq sau đây.

Nếu bắn trúng một con chim đang bay trên trời đã là thiện xạ thì bắn một phát trúng hai con chim một lúc lại càng tài tình hơn nữa. Đằng này, trong cuộc chiến tranh ở Iraq xẩy ra vào Mùa Chay của Giáo Hội Công Giáo vừa rồi có một nhà thiện xạ đã trổ tài bắn một phát súng mà lại trúng tới sáu con chim. Thật là tài tình quá sức tưởng tượng, quá sức tự nhiên, vô tiền khoáng hậu. Không có một tay thiện xạ nào trong lịch sử loài người có thể làm được như vậy, trừ khi sử dụng thứ vũ khí đại công phá, một loại vũ khí Iraq bị Hoa Kỳ tố cáo là đã ngấm ngầm chế tạo, lưu trữ, có thể gây nguy hiểm cho các cuộc khủng bố, nên đã bị Hoa Kỳ bất chấp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tự động mang quân nhào vô đánh phá, trong khi nhân viên thanh tra Liên Hiệp Quốc chưa hoàn tất nhiệm vụ khám xét của mình xem Iraq quả thực có những thứ vũ khí đại công phá ấy hay chăng, theo quyết định 1441 của hội đồng này do chính Hoa Kỳ phác họa. Đúng vậy, Thiên Chúa, Đấng Quan Phòng Vô Cùng Khôn Ngoan và Toàn Năng, chính là Nhà Đại Thiện Xạ thiên hạ đệ nhất này, Nhà Thiện Xạ Thần Linh này đã bắn một phát súng trúng 5 con chim liền. Thật không? Bằng cách nào và như thế nào? Nếu không phải ở chỗ, Ngài đã để cho cỏ lùng ngang nhiên lấn át lúa mạch (x Mt 13:28-30), không kể gì đến ý định muốn nhổ cỏ lùng đi của thành phần bày tôi của Ngài (ibid câu 27).

Đúng thế, trong cuộc chiến tranh bạo lực Hoa Kỳ giải giới Iraq, không phải hay sao, Thiên Chúa đã bất chấp tất cả mọi nỗ lực trần gian trong việc muốn ngăn chặn chiến tranh xẩy ra bao nhiêu có thể, và đã để cho nó xẩy ra, thậm chí xẩy ra một cách hết sức bất chính và ngông cuồng nữa? “Bất chính” ở chỗ bất chấp thẩm quyền quốc tế của Liên Hiệp Quốc! Và “ngông cuồng” ở chỗ bất chấp tất cả mọi can thiệp chính đáng của cả đời lẫn đạo. Về đời có phe phản chiến là Pháp-Đức-Nga đã phản đối chiều hướng muốn sử dụng quân sự để giải giới Iraq trong khi chưa hoàn thành quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (xin xem lại các văn liệu bằng Việt ngữ liên quan đến vấn đề này trong http://www.thoidiemmaria.net, nhất là Bản Tuyên Ngôn Phản Chiến của phe này ngày 10/2/2003 và bản Phụ Đính của họ ngày 24/2/2003). Về đạo, Giáo Hội Công Giáo nói riêng, qua các Hội Đồng Giám Mục khắp nơi trên thế giới, nhất là Âu Mỹ, đã lên tiếng cảnh giác, như của Hội Đồng Giám Mục Mỹ qua vị chủ tịch ngày 13/9/2002, của HĐGM Đức ngày 21/1/2003, của HĐGM Canada ngày 23/1/2003, và của HĐGM Hoa Kỳ lần nữa ngày 26/2/2003 (cũng xin xem các văn liệu này trong cùng màn điện toán trên); nhất là qua chính Vị Lãnh Đạo Tối Cao là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã gửi sứ giả đến trao tận tay cho Tổng Thống Bush bức thư của Ngài vào chính Ngày Thứ Tư Lễ Tro (xin xem lời tuyên bố của Đức Hồng Y sứ giả này ngày 5/3/2003 trong cùng màn điện toán trên).

Ngoài ra, về phía tôn giáo, Thiên Chúa đã như bất chấp cả những nỗ lực nguyện cầu thiết tha của chung những người lòng ngay và của riêng Giáo Hội Công Giáo dâng lên Ngài. Ít là hai biến cố được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô thực hiện và Kitô hữu Iraq đã làm trước khi chiến tranh xẩy ra sau đây: “Anh Chị Em thân mến! Nhiều tháng nay cộng đồng thế giới đã sống trong một tình trạng hết sức lo âu trước cơn nguy hiểm xẩy ra một cuộc chiến tranh có thể làm rối loạn toàn vùng Trung Đông và càng làm tăng thêm căng thẳng bất hạnh thay đã xẩy ra ngay từ đầu kỷ nguyên này. Nhiệm vụ của tín hữu, bất kể theo tôn giáo nào, là tuyên bố cho thấy rằng chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc được nếu chúng ta cứ kình chống nhau, tương lai của nhân loại sẽ không bao giờ được bảo đảm bằng nạn khủng bố và lý lẽ chiến tranh. Đặc biệt là Kitô hữu chúng ta được kêu gọi để làm những người bảo hộ hòa bình ở những nơi chúng ta sống và hoạt dộng. Chúng ta cần phải tỉnh táo để lương tâm không lùi bước trước khuynh hướng vị ngã, sai lầm và bạo lực. Bởi thế, Tôi mời gọi tất cả mọi người Công Giáo hãy tha thiết hiến ngày 5/3 tới đây, Ngày Thứ Tư Lễ Tro, để cầu nguyện và chay tịnh cho hòa bình, nhất là ở vùng Trung Đông. Trước hết, chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban ơn hoán cải cho các tâm hần và có một cái nhìn rộng lượng ở những quyết định chính đáng để giải quyết bằng những phương tiện xứng hợp và ôn hòa các thứ tranh đối làm cản bước hành trình của nhân loại trong thời đại của chúng ta…”
 

Không ngờ sáng kiến này đã được các vị lãnh đạo Do Thái Giáo và Hồi Giáo hưởng ứng và cám ơn Ngài về sáng kiến ấy. Vị chủ tịch Hiệp Hội Các Cộng Đồng Hồi Giáo ở Ý Quốc là Mohammed Nour Dachan đã nói với Đài Phát Thánh Vatican rằng “vào lúc này đây, cũng như vào các lúc khác từ ngày 11/9, Đức Giáo Hoàng đã thực hiện những lời kêu gọi chính đáng và xác đáng. Tôi nghĩ rằng Ngài có một chủ trương mà chúng ta hoàn toàn đồng ý, đó là không ai được sử dụng tôn giáo cho những mục tiêu khác, nhất là những mục tiêu hướng chiều về đánh đấm. Chay tịnh là một cái gì rất đẹp. Trong Hồi Giáo có câu ‘Chay tịnh là một điều bí mật giữa một người tôi tớ với Chúa của mình’, vì không ai có thể biết được tôi ăn hay không ăn – nó là một điều bí mật”. Vị phó chủ tịch Hội Nghị Do Thái Âu Châu là bà Tullia Zevi cũng cho Đài Phát Thanh Vatican biết rằng bà ủng hộ Ngày Thứ Tư Lễ Tro như được Đ Gioan Phaolô II đề nghị. Theo bà, “Cuộc xung khắc hôm nay đây khó có thể chỉ gói gọn vào Iraq. Nói chung, các quan sát viên phỏng định là cuộc mở màn chiến tranh đánh Iraq có thể sẽ lan khắp cả vùng Trung Đông. Tôi cũng biết rằng ở Do Thái, đại đa số các quốc gia đều bị rùng mình bởi những cuộc khủng bố tấn công phạm đến thành phần dân sự là những gì tạo nên tình trạng khó khăn (đối với những biện pháp phòng vệ)”.

Tờ Nhật San Quan Sát Viên của Tòa Thánh phát hành ngày Thứ Sáu 21/3/2003 đã kêu gọi tín hữu khắp thế giới cầu Kinh Mân Côi trong vòng 24 tiếng đồng hồ tới để cầu nguyện hòa bình ở Iraq. Cũng chính trong Ngày Thứ Sáu của Tuần Thứ Hai Mùa Chay này, Công Giáo và Kitô Giáo Iraq, vào lúc 6 giờ chiều, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse ở thủ đô Baghdad, Vị Thánh vào chính ngày lễ kính Ngài ở Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ tấn công Iraq, đã dâng hiến nước Iraq cho Trinh Nữ Maria. Và vào những ngày sau đó, Kitô hữu ở Baghdad tập trung cầu nguyện chung quanh tượng Trinh Nữ thánh du ở nhiều nhà thờ khác nhau trong thủ đô. Tượng Mẹ thánh du này đã tới Iraq từ năm 1998. Thông báo hiến dâng này được phổ biến từ Chúa Nhật 16/3/2003, chính ngày xẩy ra cuộc họp thượng đỉnh của phe chủ chiến và trước ngày Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn khai chiến. Cuộc hiến dâng nước Iraq này cho Mẹ Maria được cả các vị đại diện Công Giáo và các Giáo Hội Kitô Giáo khác nhau cùng thực hiện, gồm có ĐGM Shlemon Warduni và Emmanuel-Karim Delly thuộc Tòa Thượng Phụ Chaldean; ĐTGM Jean Benjamin Sleiman thuộc Giáo Hội Công Giáo Latinh; ĐTGM Athanasius Matti Shaba Matoka thuộc Giáo Hội Công Giáo Syria; ĐTGM Paul Coussa thuộc Giáo Hội Công Giáo Armenia; ĐTGM Saverius Jamil Hawa thuộc Giáo Hội Chính Thống Syria; và ĐTGM Ghevargese Warda Daniel Sliwa thuộc Giáo Hội Assyria.

Trước tất cả mọi nỗ lực trần gian về đời lẫn đạo ở khắp nơi như thế, Thiên Chúa là Đấng làm chủ lịch sử nhân loại vẫn cứ để cho chiến tranh xẩy ra, vẫn cứ để cho bạo lực Hoa Kỳ giải giới Iraq, một cuộc chiến tranh có thể, theo dự đoán của cả đạo lẫn đời trước đó là, cái lợi (giải giới để tránh hiểm họa khủng bố theo phe chủ chiến tưởng nghĩ) sẽ không sánh bằng cái tai hại về cả vật chất lẫn tinh thần gây ra cho riêng dân Iraq, cho cả vùng Trung Đông, cho đụng độ văn hóa (Ả Rập và Tây Phương) và nhất là cho xung khắc tôn giáo (Hồi Giáo và Kitô Giáo).

Thế nhưng, tình hình hậu chiến hiện nay cho thấy Ngài quả thực đã nhiệm mầu nhúng tay vào lịch sử loài người. Ở chỗ, bằng một phát súng là chiến tranh bạo lực Hoa Kỳ giải giới Iraq, trước hết, “Ngài đã ra tay uy quyền đánh tan người kiêu ngạo với những ý nghĩ kiêu căng của họ; Ngài đã hạ kẻ quyền hành xuống khỏi bệ cao” (Lk 1:51-52) đó là một Hoa Kỳ (con chim thứ nhất) đã theo chiều hướng luật lệ của sức mạnh (the law of force), hơn là sức mạnh của luật lệ (the force of law), trong việc dùng bạo lực giải giới Iraq mà lại chẳng thấy những gì mình cần phải giải giới. Nhờ đó, Ngài đã cứu được thế giá của Liên Hiệp Quốc (con chim thứ hai), một tổ chức đang thanh tra vũ khí ở Iraq và đã cho thế giới thấy (vào ba lần tường trình là ngày 27/1/2003, 14/2/2003 và 7/3/2003) quả thực họ chẳng thấy những thứ vũ khí cấm ở nước này, và việc Hoa Kỳ qua mặt Liên Hiệp Quốc là bậy, cần phải xét lại trong những trường hợp khác. Tuy nhiên, qua hành động hung hăng của phe chủ chiến, Thiên Chúa đã thực sự cứu nhân dân Iraq (con chim thứ ba) khỏi chế độ độc tài, đúng như lòng họ mong ước qua việc họ hiến dâng đất nước của họ cho Mẹ Maria. Và nhà độc tài Sađam Hussein (con chim thứ bốn), như bài “Ai Thắng Ai Thua trong cuộc chiến giải giới Iraq” được phổ biến trên màn điện toán thoidiemmaria.net và dongcong.net ngày Thứ Năm 10/4/2003, ngày pho tượng Sađam Hussein ở công trường chính thủ đô Baghdad bị giật đổ tượng trưng cho một chế độ cũ qua đi, nếu quả thực không có những loại vũ khí đại công phá, thì thế giới dầu sao cũng phải công nhận rằng ông đã thành thực, trong vấn đề nói không có những thứ vũ khí cấm là không có. Phần Giáo Hội Công Giáo (con chim thứ năm), Thiên Chúa cũng đã cứu vãn tình thế để đáp lại lo âu của Giáo Hội về một tình hình thế giới hỗn loạn hơn, nhất là về cuộc chiến tranh tôn giáo có thể xẩy ra giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo. Thế còn (con chim thứ sáu) là gì? Đó là thế giới Tây Phương nói riêng và thế giới loài người nói chung, đã tránh được một Thế Chiến Thứ Ba, một trận chiến giữa Tây Phương (Âu Châu và Bắc Mỹ) và Hồi Giáo (56 quốc gia).

Tóm lại, nếu Thiên Chúa không thực sự nhúng tay vào cuộc bạo chiến này, thì, như bài “Trật Tự Mới của Thế Giới Toàn Cầu Hóa: Tư Bản kiểu Cộng Sản” được viết vào chính đêm Tổng Thống Bush ra lệnh tấn công Iraq ngày Lễ Thánh Giuse 19/3/2003, và phổ biến trên cả màn điện toán thoidiemmaria.net và dongcong.net ngày Thứ Bảy 22/3/2003:

“Việc Hoa Kỳ tấn công Iraq bất chấp Liên Hiệp Quốc đã là một điều hết sức sai lầm và tệ hại, mà nếu Iraq, một khi bị dồn đến đường cùng, lại sử dụng đến các thứ đại công phá mà họ tuyên bố là hoàn toàn không có và các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc chưa tìm thấy, thì đại họa sắp xẩy đến cho thế giới. Đại họa này không phải là chiến tranh nguyên tử, mà là một trật tự mới của thế giới toàn cầu hóa sẽ được thành hình, một trật tự thế giới toàn cầu hóa tư bản kiểu cộng sản.

“Tại sao? Làm sao có thể xẩy ra điều này?

“Theo tôi, vấn đề có thể sẽ xẩy ra là: thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ tự đại cho rằng Liên Hiệp Quốc chẳng làm gì được Iraq, chỉ có Hoa Kỳ mới lật được mặt nạ giả dối của Iraq. Bởi thế, việc Hoa Kỳ sử dụng võ lực qua mặt Liên Hiệp Quốc là chính đáng, vì mang lại kết quả tốt. Như thế, tóm lại, hai điều xác tín sẽ được chủ trương như sau: thứ nhất, chỉ có võ lực mới là biện pháp duy nhất và trên hết để giải quyết tất cả mọi vấn đề gai góc hóc búa nhất trên thế giới này, và chỉ cần một chính phủ duy nhất, một đảng phái duy nhất, thậm chí một cá nhân duy nhất, mới có thể làm được việc này, chứ nhiều thày sẽ thối ma như đã điển hình xẩy ra cả sáu tháng trời ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”.

Bởi thế, nếu con người thực sự thành tâm tìm Chúa như ba nhà đạo sĩ chiêm gia Đông Phương trước ngôi sao lạ (x Mt 2:2), họ chắc chắn sẽ thấy được “những dấu chỉ thời đại” (Mt 16:3) cũng như thấy được rằng quả thực “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:23; x Jn 1:14), chẳng những thế, Ngài còn có quyền năng biến sự dữ của con người thành sự lành cho con người, như Ngài đã trao nộp Con Ngài vào tay kẻ gian ác vì tội lỗi của loài người chúng ta (x Rm 8:32; 5:8) nhưng cũng chính là Đấng đã khiến Con Ngài phục sinh từ trong kẻ chết (x Acts 2:23-24; 10:40) cho phần rỗi của những ai tin vào Ngài, vào Tin Mừng Sự Sống (x Mk 16:15-16)!

Chúa Nhật Phục Sinh, 20/4/2003
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

19/4 Thứ Bảy

Mầu Nhiệm Thánh Thể – Ơn Gọi Làm Người

 

Tổng Quan về Thông Điệp Thánh Thể của ĐTC Gioan Phaolô II

Theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày Thứ Năm Tuần Thánh, 17/4/2003, thì Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã phổ biến một bản tóm lược về Bức Thông Điệp về Thánh Thể với Giáo Hội cùng ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trước khi Đức Thánh Cha ký ban hành bức Thông Điệp này trong Thánh Lễ Tiệc Ly ban chiều. Nguyên văn của bản tổng tóm này như sau:

Bức Thông Điệp thứ 14 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được ban hành với mục đích cống hiến một ý thức sâu xa hơn về mầu nhiệm Thánh Thể liên quan đến Giáo Hội. Bản văn kiện tương đối ngắn nhưng quan trọng về khía cạnh thần học, qui luật và mục vụ. Bản văn sẽ được ký ban hành vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong Thánh Lễ Tiệc Ly, nơi khung cảnh phụng vụ mở màn cho Tam Nhật Vượt Qua (the Paschal Triduum).

Hy Tế Thánh Thể, “nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Kitô giáo”, chất chứa tất cả những gì phong phú thiêng liêng của Giáo Hội đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình cho Chúa Cha vì phần rỗi của thế giới. Trong việc cử hành “mầu nhiệm đức tin” này, Giáo Hội làm cho Tam Nhật Vượt Qua trở thành “đương thời” với con người nam nữ ở hết mọi thế hệ.

Chương thứ nhất, chương về Nhiệm Đức Tin”, là chương cắt nghĩa về bản tính hy hiến của Thánh Thể là hy hiến, nhờ thừa tác vụ của linh mục, được làm cho hiện thực một cách bí tích nơi từng Thánh Lễ mình Chúa Kitô “đã trao nộp” và máu Người “đã đổ ra” để cứu độ thế gian. Việc cử hành Thánh Thể không phải là việc lập lại Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, hay việc làm cho cuộc khổ nạn này được lập đi lập lại nhiều lần trong thời gian và không gian; Thánh Thể là một hy tế Thập Giá duy nhất được tái hiện thực cho tới năm cùng tháng tận. Theo lời Thánh Ignatio Antiochia, Thánh Thể là “một thứ thuốc bất tử, một thứ chất kháng tử”. Là một hứa hẹn Nước Trời mai hậu, Thánh Thể cũng nhắc nhở tín hữu về trách nhiệm của họ đối với hiện thế, trong đó, thành phần yếu kém, thành phần bất lực nhất và thành phần bần cùng nhất đang mong được giúp đỡ từ những ai biết đoàn kết có thể cho họ thấy lý do của niềm hy vọng.

“Thánh Thể Xây Dựng Giáo Hội” là đầu đề của chương thứ hai. Khi tín hữu đến với bữa tiệc thánh này, họ chẳng những lãnh nhận Chúa Kitô mà còn được Người lãnh nhận nữa. Bánh và Rượu được thánh hiến là lực phát sinh sự hiệp nhất của Giáo Hội. Giáo Hội được nên một với Chúa của mình, Đấng ẩn thân dưới các hình Thánh Thể, ngự trong Giáo Hội và xây dựng Giáo Hội. Giáo Hội tôn thờ Người chẳng những nơi chính Thánh Lễ mà còn ở tất cả mọi lúc khác nữa, khi ân cần sống với Người như “bảo tàng” trân quí nhất của mình.

Chương thứ ba là chương suy tư về “Tính Cách Tông Đồ của Thánh Thể và Giáo Hội”. Như tất cả thực tại của Giáo Hội không thể nào hiện hữu nếu không có việc tông truyền thế nào thì cũng không có Thánh Thể thực sự nếu không có Giám Mục như vậy. Vị linh mục cử hành Thánh Thể là tác hành thay cho Chúa Kitô là Đầu; vị linh mục không chiếm hữu Thánh Thể như làm chủ Thánh Thể mà là làm tôi phục vụ lợi ích cho cộng đồng thành phần được cứu độ. Cũng thế, cộng đồng Kitô hữu không “chiếm hữu” Thánh Thể mà là lãnh nhận hồng ân Thánh Thể.

Những suy tư này được khai triển ở chương thứ bốn, chương “Thánh Thể và Mối Hiệp Thông Giáo Hội”. Giáo Hội, với tư cách là thừa tác viên của mình và máu Chúa Kitô cho phần rỗi thế giới, trung thành với tất cả những gì chính Chúa Kitô thiết lập. Trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ, gắn bó với qui luật của các phép bí tích, Giáo Hội cũng cần phải tỏ ra một cách hữu hình mối hiệp nhất vô hình của mình nữa. Thánh Thể không thể bị “sử dụng” như phương tiện hiệp thông; trái lại, Thánh Thể bao hàm mối hiệp thông như vốn đã hiện hữu và củng cố mối hiệp thông này. Theo chiều hướng này cần phải để ý nhấn mạnh đến việc dấn thân đại kết là những gì làm nên đặc tính của tất cả mọi người môn đệ Chúa Kitô, vì Thánh Thể kiến tạo nên mối hiệp thông và xây dựng mối hiệp thông này, khi Thánh Thể được cử hành một cách chân thực. Thánh Thể không thể trở thành một thứ vồ vập của cá nhân cũng như của các cộng đồng riêng biệt.

“Phẩm Chất của Việc Cử Hành Thánh Thể” là vấn đề của chương thứ năm. Việc cử hành “Thánh Lễ” được đánh dấu bằng những dấu hiệu bề ngoài nhắm đến việc đề cao niềm vui qui tụ cộng đồng lại chung quanh tặng ân Thánh Thể khôn sánh. Các thứ kiến trúc, điêu khác, hội họa, âm nhạc, văn chương và một cách tổng quan hơn, hết mọi hình thức nghệ thuật, đều cho thấy Giáo Hội qua các thế kỷ đã không sợ phung phí nơi việc Giáo Hội làm chứng cho tình yêu đã liên kết Giáo Hội với Phu Quân thần linh của Giáo Hội. Các cuộc cử hành ngày nay cũng cần phải lấy lại cảm quan mỹ lệ.

Chương thứ sáu, chương về “Tại Học Đường Maria, ‘Người Nữ của Thánh Thể’”, là một suy tư hợp thời và vốn có về hình ảnh tương tự giống nhau lạ lùng giữa Mẹ Thiên Chúa, Vị trở thành ‘nhà tạm” đầu tiên khi cưu mang thân thể của Chúa Giêsu trong lòng Mẹ, và Giáo Hội là nơi bảo trì và ban tặng cho thế gian mình máu Chúa Kitô. Thánh Thể được ban cho các tín hữu để sự sống của họ được trở thành một bài ca vịnh Ngợi Khen liên tục tôn vinh Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

Đoạn Kết đòi những ai muốn theo đuổi con đường thánh thiện không cần phải có “các thứ chương trình” mới. Chương trình này vốn đã hiện hữu, đó là chính Chúa Kitô, Đấng muốn được nhận biết, mến yêu, bắt chước và loan truyền. Việc áp dụng tiến trình này được thực hiện nhờ ở Thánh Thể. Điều này được thấy nơi chứng từ của các Vị Thánh, thành phần lúc nào trong cuộc sống cũng chỉ biết làm giãn cơn khát của mình nơi nguồn mạch vô tận của mầu nhiệm này, cũng như chỉ biết kín múc từ mạch nguồn ấy một thứ mãnh lực thiêng liêng cần thiết để sống trọn vẹn ơn gọi rửa tội của mình mà thôi.

“Vì sự dữ tràn lan mà lòng mến nơi hầu hết con người ta đã trở nên nguội lạnh”

Nhân dịp Đức Thánh Cha ban hành Thông Điệp Thánh Thể Ecclesia de Eucharistia vào chính Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003, dịp Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, kèm theo Phẩm Chức Linh Mục và Giới Răn Yêu Thương, chúng ta chẳng những cần phải đọc kỹ những gì Đức Thánh Cha nhắc nhở và giáo huấn về mối liên hệ sâu xa giữa Giáo Hội và Thánh Thể, đúng như nhan đề của văn kiện, một giáo huấn bao gồm cả 3 khía cạnh thần học, qui luật và mục vụ. Về mục đích Đức Thánh Cha viết bức thông điệp này, như ở các đoạn 6 và 7 cho thấy, là để tiếp tục chiều hướng Duc in altum về nội tâm của một Giáo Hội Chứng Nhân Truyền Giáo, bằng việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô, nhất là trong Bí Tích Thánh Thể.

Thế nhưng, một trong những lý do sâu xa Đức Thánh Cha đã viết bức thông điệp về mối liên hệ mật thiết giữa Giáo Hội và Thánh Thể này, chứ không phải chỉ viết nguyên những gì về Mầu Nhiệm Thánh Thể mà thôi, như bức Thông Điệp “Mầu Nhiệm Đức Tin” Mysterium Fidei của Đức Thánh Cha Phaolô VI được ban hành vào chính ngày Lễ kính Thánh Giáo Hoàng Thánh Thể Piô X, 3/9/1965, hay một số Thông Điệp khác được Ngài nhắc đến ở đoạn 9, là vì ngày nay Kitô hữu Công Giáo đã coi thường, nếu không muốn nói là tỏ ra bất kính, một cách ý thức hay vô thức, đối với Chúa Giêsu Thánh Thể nơi việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể cũng như trong việc tin thờ Thánh Thể. Đó là lý do, ở câu cuối cùng của phần dẫn nhập, đoạn 10, Ngài đã thẳng thắn cho biết về mối quan tâm của Ngài như sau: “Tôi hy vọng rằng bức Thông Điệp này đây sẽ hiệu nghiệm giúp vào việc đánh tan những đám mây mù bất khả chấp về tín lý cũng như thực hành, nhờ đó Thánh Thể tiếp tục chiếu sáng tất cả mầu nhiệm rạng ngời của mình”.

Thực ra, ngay vào đầu thế kỷ 20, trời cao đã báo động tình trạng “vì sự dữ tràn lan mà lòng mến nơi hầu hết con người ta đã trở nên nguội lạnh” (Mt 24:12) này rồi. Đúng thế, thế kỷ 20 được mở ra với Vị Giáo Hoàng (1903-1914) lấy khẩu hiệu phục hồi mọi sự trong Chúa Kitô “Instaurare omnia in Christo”, vị Giáo Hoàng được tặng cho tước hiệu Giáo Hoàng Thánh Thể, vì một đàng, về mặt tiêu cực, Ngài đã mạnh mẽ chống lại “sự dữ lan tràn” là các ngụy thuyết được tổng hợp nơi Tân Tiến Thuyết (Modernism), bằng Sắc Lệnh Lamentabili Sane ngày 3/7/1907 và Thông Điệp Pascendi Dominici Gregis ngày 8/9/1907, và về mặt tích cực, Ngài nỗ lực củng cố “lòng mến” nơi Kitô hữu Công Giáo, như vào năm 1905, Ngài đã cho phép và kêu gọi giáo dân rước lễ thường xuyên hơn, thậm chí rước lễ hằng ngày, một thực hành sống đạo hoàn toàn ngoại lệ và phá lệ đối với truyền thống trước đó, nhất là qua Sắc Lệnh Quam Singulari vào năm 1910 Ngài đã giảm số tuổi trẻ em xuống để các em có thể rước lễ sớm hơn. Sau khi Vị Thánh Giáo Hoàng Thánh Thể Piô X này qua đi 2 năm, tại Bồ Đào Nha đã xẩy ra Biến Cố Fatima, một Biến Cố Thánh Mẫu được mở màn với thần trời và các trẻ em về Chúa Giêsu Thánh Thể.

Thánh Thể là Cốt Lõi của Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima

Thật vậy, theo Hồi Ký của chị Lucia, một trong ba trẻ được thị kiến của Biến Cố Fatima bấy giờ, thì vào năm 1916, tại Fatima, Thiên Thần Hòa Bình đã hiện ra với các em trong thời đoạn của Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918) để dạy các em về Chúa Giêsu Thánh Thể. Diễn tiến xẩy ra ba lần thứ tự như sau:

Lần thứ nhất, Thiên Thần Hòa Bình hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima vào Mùa Xuân năm 1916 ở trong hang Loca do Cabeco, để kêu gọi và dạy các em cầu nguyện:

"Đừng sợ. Ta là Thiên Thần Hòa Bình. Hãy cầu nguyện với Ta".

Thiên Thần Hòa Bình đã làm gương cho 3 Thiếu Nhi Fatima để các em biết các em cần phải có những cử chỉ cầu nguyện như thế nào, bằng việc ngài phục mình sát mặt xuống đất.

Thiên Thần Hòa Bình đã dạy 3 Thiếu Nhi Fatima cầu nguyện như sau:

"Lạy Chúa Trời Con, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa".

Sau khi 3 Thiếu Nhi Fatima bắt chước tác động và lập lại lời cầu của Thiên Thần trên đây ba lần, Thiên Thần Hòa Bình khuyên dụ các em cầu nguyện:

"Các em hãy cầu nguyện như thế, Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn lắng nghe lời các em kêu xin".

Lần thứ hai, Thiên Thần Hòa Bình hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima vào Mùa Hè cùng năm, sau giờ nghỉ trưa, ở dưới bóng cây bên một giếng nước, để kêu gọi các em hy sinh cầu nguyện và dạy cho các em biết cách hy sinh đền tạ Chúa mà cứu rỗi các tội nhân:

"Các em đang làm gì thế? Hãy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều. Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria có những dự tính đầy yêu thương dành cho các em đó. Hãy dâng kinh nguyện và thật nhiều hy sinh lên Đấng Tối Cao".

Thiên Thần Hòa Bình dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima cách hy sinh khi ngài trả lời cho câu hỏi của Lucia: "Chúng con làm thế nào để hy sinh?":

"Các em hãy biến mọi sự các em có thể thành những hy sinh dâng lên Chúa như một việc để đền tạ tội lỗi Ngài đã bị xúc phạm mà cầu cho tội nhân ơn ăn năn hối cải. Như thế, các em sẽ mang lại hòa bình cho quê hương của các em. Ta là thiên thần bổn mạng, thiên thần của Nước Bồ Đào Nha. Nhất là các em hãy chấp nhận và bằng lòng với tất cả mọi đau khổ Chúa gửi đến cho các em".

Lần thứ ba, Thiên Thần Hòa Bình hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima vào một buổi chiều Mùa Thu cũng năm ấy, trên đường các em từ Pregueira về Lapa, để cho các em rước Mình Thánh (Lucia) và Máu Thánh (Phanxicô và Giaxinta), sau khi kêu gọi các em đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể như sau:

Thiên Thần Hòa Bình cho 3 Thiếu Nhi Fatima rước Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, bằng cách, ngài cho Lucia (bấy giờ đã được xưng tội rước lễ lần đầu) rước Mình Thánh và cho Phanxicô cùng với Giaxinta (bấy giờ chưa xưng tội rước lễ lần đầu) rước Máu Thánh.

Thiên Thần Hòa Bình kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể như sau:

"Các em hãy nhận lãnh Mình và uống Máu Chúa Kitô bị xúc phạm khủng khiếp bởi những tội vong ân bội nghĩa. Các em hãy đền bồi tội lỗi của họ và hãy an ủi Thiên Chúa của các em".

Ngài sấp mình trước Thánh Thể mà nguyện 3 lần:

"Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp mình thờ lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa Mình Máu châu báu, linh hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới, để đền tạ những lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm mà chính Người đã phải chịu. Xin vì công nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải".

Phần Mẹ Maria đã hiện ra sáu lần với 3 em Thiếu Nhi Fatima Lucia (10), Phanxicô (9) và Giaxinta (7) vào cùng ngày 13 trong tháng, từ Tháng Năm đến Tháng Mười, (trừ Tháng Tám xẩy ra vào ngày 19 vì 3 em bị chính quyền bắt nhốt vào thời điểm ngày 13 như Đức Mẹ hẹn), khoảng thời gian ở giữa cuộc Cách Mạng Nga đang sửa soạn bùng nổ, từ lúc Lenin về nước vào Tháng Tư (trước khi Đức Mẹ hiện ra 1 tháng) và cách mạng thành công vào Tháng Mười Một (sau khi Đức Mẹ hết hiện ra 1 tháng). Tại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917 này, Mẹ Maria đã đến để kêu gọi con người về với Chúa qua Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một Trái Tim đã được Mẹ cho biết vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917 trong phần Bí Mật Fatima thứ hai, đó là “Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, một trái tim Mẹ cũng đã cho 3 Thiếu Nhi Fatima thị kiến thấy vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, một trái tim có vòng gai quấn chung quanh đâm vào cần phải được rút ra bằng việc đền tạ, và sau đó Mẹ đã nói riêng với Lucia rằng: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”.

Vâng, cốt lõi của Sứ Điệp Fatima với ba Mệnh Lệnh Fatima là cải thiện đời sống, lần hạt mân côi và tôn sùng mẫu tâm, cũng như trọng tâm của Biến Cố Fatima đó là Chúa Giêsu Thánh Thể, chứ không phải Mẹ Maria. Ngay trước khi biến đi vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, chấm dứt Biến Cố Fatima, Mẹ đã cho con người thấy cốt lõi của Sứ Điệp Fatima, đó là lời Mẹ kêu gọi con người hãy cải thiện đời sống, trở về với Chúa như sau: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng at nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Vị “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” trong câu nói chính yếu của Sứ Điệp và Biến Cố Fatima đây là gì, nếu không phải là Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng đã được Thiên Thần Hòa Bình dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima cầu nguyện, hy sinh và đền tạ Người.

Mầu Nhiệm Thánh Thể là Mầu Nhiệm Chúa Kitô cũng là Mầu Nhiệm Ơn Gọi Làm Người

Ôi Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã yêu loài người chúng con nói chung và Kitô hữu chúng con nói riêng, đến nỗi Chúa đã tìm hết cách để ở lại với chúng con cho đến tận thế trong Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể quả thực là chứng từ hùng hồn nhất về nỗi lòng khao khát này của Chúa, như Chúa đã thiết tha bộc tỏ trên cây Thập Giá trước khi tắt thở: “Tôi khát” (Jn 19:28), khát đến “há hốc miệng ra” và đến “nhỏ cả giãi ra”, qua hình ảnh cạnh sườn của Chúa bị lưỡi đòng của người lính Rôma rạch toác ra để máu và nước là những gì cuối cùng còn sót lại nơi thân thể hy hiến đến tận tuyệt của Chúa tuôn trào (x Jn 19:34).

Thế nhưng, lạy Chúa, để có thể nhận ra Chúa thực sự là Emmanuel (x Mt 1:23; Jn 1:14) chẳng những đã ở giữa loài người chúng con nơi dân Do Thái đời các thánh Tông Đồ ngày xưa, cũng như nơi Giáo Hội hậu lai cho tới tận thế, chúng con cần phải có một đức tin mãnh liệt. Bằng không, chúng con cũng sống với Chúa chẳng khác gì trường hợp các tông đồ ngày xưa, thành phần được sống ngay bên Chúa, được chứng kiến thấy phép lạ Chúa làm, được nghe thấy những lời Chúa nói, tức được trực tiếp động chạm đến một Vị Thiên Chúa Làm Người hữu hình bằng xương bằng thịt (x 1Jn 1:1-2), mà rồi cuối cùng tất cả các vị còn bỏ Chúa mà tẩu thoát trong vườn Cây Dầu khi Chúa bị bắt (x Mk 14:50), mà còn phản nộp Chúa như tông đồ Giuđa Ích-Ca (x Mt 16:14-16, 25; 27:3-6), trắng trợn chối bỏ Chúa một cách phũ phàng như tông đồ Phêrô (x Lk 22:31-34, 54-62).

“Xin Chúa hãy tăng thêm đức tin cho chúng con” (Lk 17:5) để chúng con có thể chẳng những tin nhận Chúa thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, mà còn hiểu được sâu xa Mầu Nhiệm Thánh Thể của Chúa nữa. Thật vậy, Mầu Nhiệm Thánh Thể bao gồm tất cả Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Mầu Nhiệm Nhập Thể, Mầu Nhiệm Tử Giá, Mầu Nhiệm Phục Sinh và Mầu Nhiệm Giáo Hội.

Mầu Nhiệm Thánh Thể bao gồm Mầu Nhiệm Nhập Thể, vì nếu Thiên Chúa không “hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) cũng chẳng bao giờ sẽ có Thánh Thể. Mầu Nhiệm Thánh Thể bao gồm Mầu Nhiệm Tử Giá, vì Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể không phải chỉ để ở lại với Giáo Hội mà còn để tiếp tục sứ vụ, đúng hơn, để hiện thực công cuộc cứu độ Tử Giá của Người, qua riêng Phụng Vụ Thánh Thể và chung Phụng Vụ Bí Tích. Mầu Nhiệm Thánh Thể bao gồm Mầu Nhiệm Phục Sinh, vì mục đích của việc Chúa Kitô đến trần gian và ở với loài người là để “cho chiên được sự sống và là một sự sống viên mãn hơn” (Jn 10:10), một sự sống Người đã bắt đầu thông ban cho con người qua các vị tông đồ vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần, khi Người thổi hơi “Thánh Thần” (Jn 20:22) “là Đấng ban sự sống” (Kinh Tin Kính) từ thân xác phục sinh của Người trên các vị. Mầu Nhiệm Thánh Thể bao gồm Mầu Nhiệm Giáo Hội, vì Giáo Hội, về hữu hình là một Cơ Cấu Phẩm Trật, và về vô hình, là một Cộng Đồng Hiệp Thông, mà Bí Tích Thánh Thể không thể nào có nếu không có phẩm trật tông truyền, không có hàng giáo sĩ, với vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian thừa kế Thánh Phêrô “là nguồn gốc và là nền tảng hữu hình và vĩnh viễn cho sự hiệp nhất của cả đức tin lẫn mối hiệp thông” (x. Lumen Gentium, 18), “của cả các vị giám mục lẫn toàn thể cộng đồng tín hữu” (ibid. 23).

Mầu Nhiệm Thánh Thể ngoài ra còn là mẫu gương sống nội tâm và tông đồ. Ở chỗ, nơi Bí Tích Thánh Thể, qua thừa tác vụ của Giáo Hội, về nội tâm, Chúa Kitô chẳng những tiếp tục hiến mình cho Chúa Cha, mà về hoạt động tông đồ, Người còn thông ban sự sống cho con người tín hữu khao khát đến với Người bằng tâm hồn thanh sạch đầy tin yêu sùng bái. Ôi Chúa Giêsu, nơi Bí Tích Thánh Thể, con chẳng những thấy được linh đạo Kitô giáo là sống nội tâm để ban phát, là mến Chúa tức yêu người, mà còn thấy được tất cả ý nghĩa sâu xa của tất cả ơn gọi làm người về khía cạnh nhân loại học siêu nhiên, khía cạnh nhân bản Kitô giáo nữa.

Quả thế, nếu “cho đi phúc hơn là nhận lãnh” (Acts 20:35), bởi tự mình con người không có gì, và bởi tất cả những gì con người có đều “được từ trên ban cho” (Jn 19:11; x. Jn 4:10), thành phần chỉ đóng vai quản lý hơn chủ nhân ông nơi những gì họ có, nên họ phải biết cách sử dụng và phân phát đi theo ý Chủ Nhân Ông Thần Linh của họ, thì còn gì sống động và thực tế hơn là Thánh Thể Chúa, một Thánh Thể đã “bị nộp vì chúng con” với máu đã “đổ ra vì chúng con” (Lk 22:19-20), một tác động hy hiến Chúa đã Giáo Hội làm để “nhớ đến Thày” (ibid.). Thế nhưng, Chúa không truyền cho Giáo Hội chỉ làm việc này nơi Phụng Vụ Thánh Thể quan thừa tác vụ thánh của hàng giáo sĩ thôi, mà còn, qua Giới Răn Mới, giới răn Đức Ái Trọn Hảo, giới răn chúng con phải yêu thương nhau như Chúa yêu chúng con (x Jn 13:34; 15:12), Chúa còn muốn Kitô hữu chúng con phải dấn thân phục vụ những người anh em hèn mọn nhất của Chúa nữa (x Mt 25:40), tức hoàn toàn sống cho tha nhân, thậm chí liều cả mạng sống mình họ, như chính Chúa đã hiến mạng sống vì bạn hữu mình vậy (x Jn 15:13).

Ôi lạy Chúa, như thế, phục vụ là một diễm phúc, vì nhờ những hy sinh thường ngày của mình, khi chúng con cho đi những gì chúng con đã nhận lãnh, nhất là cho đi chính mạng sống của mình nếu cần, đúng hơn khi chúng con biết trả về cho Thiên Chúa những gì Ngài ban tặng cho chúng con, chúng con mới thực sự sống trọn ơn gọi làm người của mình, một Ơn Gọi Thánh Thể, một ơn gọi Sống Đời Thánh Thể của Chúa, như Chúa và với Chúa vậy! Amen.

Thứ Sáu Tuần Thánh 18/3/2003
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

“Nước Iraq phải được người Iraq chủ trị”

Hôm Thứ Năm 17/4/2003, sau hai ngày họp hội, các vị lãnh đạo Âu Châu vừa tuyên bố tại Nhã Điển rằng Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết Âu Châu. Bản tuyên cáo do Nước Hy Lạp đang nắm vai trò chủ tịch của khối này nói rằng: “Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò chính yếu, bao gồm cả tiến trình dẫn đến chính phủ tự trị cho nhân dân Iraq, bằng cách sử dụng khả năng chuyên nhất và kinh nghiệm của họ trong việc kiến thiết vào thời hậu chiến. Ở vào giai đoạn này, liên minh có nhiệm vụ phải bảo đảm an toàn cho môi trường sinh sống, bao gồm cả khoản trợ giúp về nhân đạo cũng như khoản bảo về gia sản về văn hóa cùng với các bảo tàng viện”. Khối Hiệp Nhất Âu Châu quyết tâm “đóng vai trò đáng kể trong việc tái kiến thiết chính trị và kinh tế” của Iraq.

Bản tuyên cáo này đã được soạn thảo bởi Hiệp Vương Quốc, Pháp, Đức và Tây Ban Nha, và được bàn hỏi với vị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan ở Nhã Điển trước khi được 15 quốc gia hội viên chấp thuận. Tổng Thống Pháp Chirac cho biết “Liên Hiệp Quốc là cơ cấu duy nhất có khả năng và pháp hiến để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này”, và thêm ngay rằng tình trạng an ninh hiện nay vẫn thuộc về trách nhiệm của lực lượng liên minh.  Riêng về vấn đề đóng vai trò đáng kể trong việc tái thiết Iraq, một vấn đề đã gây ra chia rẽ trầm trọng nơi Khối này, cả giữa các nước hội viên lẫn các nước đang là dự viên. “Khối Hiệp Nhất này nói lên quyết tâm chung của chúng ta trong việc chấm dứt các thế kỷ xung đột cũng như trong việc thắng vượt những chia rẽ trước đây nơi địa lục của chúng ta… Chúng ta quyết tâm chấp nhận các thứ trách nhiệm hoàn vũ của chúng ta. Chúng ta sẽ ủng hộ việc ngăn ngừa xung khắc, cổ võ công lý, trợ giúp bảo toàn hòa bình và bảo vệ tình trạng ổn định của thế giới. Chúng ta quyết tâm hoạt động ở tất cả mọi tầng cấp trong việc triệt hạ nạn khủng bố thế giới cũng như trong việc nghiêm ngặt về các thứ vũ khí đại công phá”. Cũng vào ngày Thứ Tư mở đầu cho hai ngày của cuộc họp thượng đỉnh ấy, 10 quốc gia mới đã ký một hiệp ước gia nhập khối Hiệp Nhất Âu Châu này vào Tháng 5/2004 là Cyprus, the Czech Republic, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Poland, Slovakia và Slovenia.

Vào ngày thứ nhất của cuộc họp thượng đỉnh Khối Hiệp Nhất Âu Châu này, cảnh sát Hy Lạp đã phải gay go đương đầu với hàng ngàn những người xuống đường phản chiến, thành phần muốn phá hàng rào cảnh sát ở Công Trường Syntagma là nơi cách cuộc họp thượng đỉnh này mấy trăm mét. Những người xuống đường này đã ném đá, các lọ sơn và các trái bom dầu vào các toà lãnh sự Ý, Pháp, Hoa Kỳ và Hiệp Vương Quốc; còn cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông sau khi đám đông trở nên bạo loạn và đập phá. Cảnh sát cho biết có cả 8 ngàn người tham dự cuộc xuống đương hăng máu này, trong đó có 108 người bị bắt nhốt sau hai tiếng bạo loạn.

Sau cuộc họp thượng đỉnh của Khối Hiệp Nhất Âu Châu một ngày, tức vào hôm Thứ Sáu 18/4/2003, Đài Truyền Hình Abu Dhabi đã cho phát hình một cuốn băng hình cho thấy một người được cho là Sađam Hussein chào hỏi các người ủng hộ mình trong ngày Thứ Tư 9/4/2003, ngày thủ đô Baghdad thất thủ. Lời nói của người trong cuốn băng hình này tuyên bố là “chúng ta tin tưởng rằng cuối cùng chiến thắng sẽ lọt vào tay của chúng ta”.

Cũng trong ngày này, tại thủ đô Baghdad, chung quanh Đền Abu Hanifa, dưới sự tổ chức của những người Hồi Giáo thuộc sắc tộc Sunni và Shiite, hàng mấy ngàn người Iraq đã xuống đường gần trung tâm Baghdad sau những buổi cầu nguyện, lên tiếng đòi phải chấm dứt những gì họ gọi là việc liên minh “xâm chiếm” đất nước của họ. Đoàn người biểu tình mang những biển ngữ có hàng chữ như “nước Iraq phải được người Iraq chủ trị”, “Không có vấn đề xâm chiếm và Hiệp Nhất”. Họ hô hoán những câu chống đối người Hoa Kỳ.

Tổng Hành Dinh của Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ ở Qatar, trong một cuộc tường trình, tướng Vincent Brooks đã nói là các người Iraq có quyền bày tỏ nơi một nước Iraq tự do và muốn nghe họ nói về những gì họ nghĩ về lực lượng đồng minh: “Sẽ có một số người muốn thấy lực lượng liên minh ra đi, một số muốn thấy được việc phục hồi của thứ quyền lực trước đây, những người khác muốn nắm quyền lực để nhắc nhở chúng tôi rằng đây là nước Iraq giành cho nhân dân Iraq, chúng tôi quá biết như vậy và chúng tôi tôn trọng điều ấy”.

Trong khi đó, cũng vào ngày thứ sáu này, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của Giáo Hội Công Giáo, tại hí trường Colosseum ở Rôma, đã diễn ra một cuộc đi Đường Thánh Giá theo truyền thống tổ chức vào ngày này. Thế nhưng, năm nay, một gia đình người Iraq đã được Tòa Thánh mời đi theo đường thánh giá là bà quả phụ và người con trai của bác sĩ Carlo Urbani, vị giám đốc của WHO (World Health Organization) đã khám phá ra trùng SARS ở Hà Nội Việt Nam vào đầu năm nay và rồi lại bị chết vì trùng này.

 

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)