GIÁO HỘI HIỆN THẾ
|
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 3/2003
Ý Chung: “Xin cho mỗi một người trong Dân Chúa và trong các vị Mục Tử Dân Chúa được tăng thêm việc nhận thức của mình về tầm quan trọng của bí tích Hòa Giải, tặng ân của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa”
Ý Truyền Giáo:
“Xin cho các Giáo
Hội Ðịa Phương ở Phi Châu, giữa những hoàn cảnh khốn khó của lúc này đây cảm
thấy được nhu cầu cần phải loan báo Phúc Âm một cách thiết tha và can trường”.
___________________________________________
22-28/3/2003 |
|
28/3 Thứ Sáu
Các Vị Giải Tội phải hết sức trung thành với Giáo Huấn của Giáo Hội
Sáng hôm nay, Thứ Sáu 28/3/2003, ĐTC đã tiếp các vị thuộc phân bộ Giải Tội của Tòa Thánh, các vị linh mục giải tội ở các vương cung thánh đường Rôma, cùng các linh mục trẻ và chủng sinh tham dự buổi diễn đàn nội bộ hằng năm bàn về những vấn đề liên quan đến việc ban phát Bí Tích Giải Tội. Trong bài huấn từ của mình, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh là:
“Tôi muốn đặc biệt nhắc nhở cho anh em về nhiệm vụ phải gắn bó với Huấn Quyền của Giáo Hội liên quan đến những vấn đề phức tạp xẩy ra nơi lãnh vực đạo đức sinh học cũng như liên quan đến những qui tắc luân lý và giáo luật nơi lãnh vực hôn nhân”.
Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lập lại một vấn đề Ngài đã đề cập đến trong Thư gửi Các Linh Mục vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 2002, đó là:
“Đối diện với những vấn
đề luân lý đạo đức phức tạp hiện nay, có thể xẩy ra trường hợp tín hữu ra khỏi
tòa giải tội vẫn còn bị lẫn lộn sao đó, nhất là khi họ thấy rằng các vị giải tội
không đồng nhất với nhau về phán đoán của các vị. Sự thật đó là những ai làm
trọn thừa tác vụ tinh tế này nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội có một nhiệm vụ
đặc biệt là không ủng hộ, thậm chí không bày tỏ nơi tòa giải tội những ý kiến
riêng tư của mình không hợp với những gì Giáo Hội dạy và tuyên xưng. Cũng thế,
không được vì yêu thương theo cảm quan thương xót sai lầm mà lại không nói lên
sự thật”.
Giới Trẻ, chân trời của nhân loại đang mù mịt khói lửa của bạo lực giải giới Iraq
Nhận định của thoidiemmaria.net:
|
Thế giới đang chứng kiến một cuộc chiến tranh xẩy ra với bao chết chóc về sinh mạng và đổ nát về cả vật chất lẫn tinh thần, mà cái thiệt hại nặng nề nhất, tai hại nhất, kéo dài nhất, theo chúng tôi, không phải là chết chóc và thiệt hại về vật chất hiện nay cho bằng, trước hết, là thế giới nguyên tử ngày nay sẽ không còn một thẩm quyền chính yếu nào nữa, (như thẩm quyền Liên Hiệp Quốc hoàn toàn đã bất lực hiện nay), ngoài luật lệ của sức mạnh, một thứ luật rừng mạnh được yếu thua, và sau nữa, là gương mù hận thù ghen ghét nhau đang đâm rễ sâu trong lòng giới trẻ hiện nay, thành phần thấy ngưới lớn đánh nhau một cách tàn bạo bất chấp công pháp ngay trước mắt chúng thì làm sao có thể bảo chúng yêu nhau được, có thể giáo dục chúng được, và như thế, tương lai xã hội loài người sẽ đi về đâu với thành phần trẻ đầy lòng hận thù thiếu giáo dục lên nắm chính quyền sau này.
|
Cũng may, chính trong tăm tối ánh sáng lại càng sáng tỏ ngay trước mắt đám trẻ hiện nay là tương lai của xã hội sau này, về cả phương diện thực hành cũng như lý thuyết. Trước hết, về phương diện thực hành, giới trẻ thế giới nói chung, nhất là giới trẻ nạn nhân của chiến cuộc hiện nay, đã thấy được ánh sáng bác ái Kitô Giáo sáng tỏ hơn bao giờ hết ở ngay bầu trời tối tăm Iraq. Thật vậy, nếu ban thanh tra Liên Hiệp Quốc không rút khỏi Iraq, liệu Hoa Kỳ có dám tấn công Iraq hay chăng? Tại sao ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan lại ra lệnh rút các thanh tra viên ra khỏi Iraq vì lời yêu cầu của Hoa Kỳ, trong khi vấn đề chưa được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đồng ý, vì các thanh tra viên đến cũng là do quyết định của hội đồng này? Thế mới biết bác ái Kitô Giáo là gì và khác với những gì được gọi là viện trợ “nhân đạo” của thế giới tư bản. Nếu các nước Pháp, Nga và Đức không rút người của mình ra khỏi Iraq, nhất là ban thanh tra Liên Hiệp Quốc vẫn làm việc như thường theo quyết định 1441 thì chưa chắc Hoa Kỳ đã dám ra tay? Nếu giới trẻ Iraq và thế giới căm hận vì thấy một Liên Hiệp Quốc thất đảm chạy thoát thân trước cuộc chiến thế nào, họ cũng sẽ thấy được đâu là yêu thương thực sự, một yêu thương kiến tạo hòa bình và hạnh phúc.
|
Đúng thế, chính trong lúc xẩy ra hoạn nạn, như cuộc chiến hiện nay, mới biết được thế nào là tình yêu chân thật nhất và cao cả nhất đúng như Chúa Kitô dạy, một tình yêu dám yêu như Người, yêu đến thí mạng sống vì người yêu (x Jn 15:13). Tòa khâm sứ Tòa Thánh Công Giáo và nhân viên Hội Bác Ái Công Giáo đã và đang là chứng nhân cho chân lý đức ái trọn hảo Kitô giáo này. Trước khi xẩy ra chiến cuộc, Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, vị làm khâm sứ Tòa Thánh ở đây chưa đầy một năm đã nói: “Chúng tôi ở đây và chúng tôi ở nơi đây, cho dù xẩy ra chiến tranh. Chúng tôi không còn chọn lựa nào khác, bao lâu còn được phép ở là bấy lâu chúng tôi còn ở”. Về phần Tổ Chức Bác Ái Caritas Công Giáo thì sao? Ngay trước khi Hoa Kỳ ra tối hậu lệnh cho chế độ Saddam Hussein thì liên hiệp thế giới của các tổ chức trợ giúp của Giáo Hội Công Giáo đã loan báo việc bắt đầu dự án cấp cứu để cho dân chúng có thể sử dụng các nhà thờ làm nơi trú ẩn. Hội Bác Ái Iraq có 80 cơ quan và 15 trung tâm khắp nước này để phân phát lương thực cho khoảng 10 ngàn gia đình và 20 ngàn trẻ em, nươc uống cho 300 ngàn người, và chăm sóc y tế cho khoảng 6 ngàn người. Hội này đã huấn luyện phòng hờ 400 bác sĩ và tình nguyện viên, và 87 nhà thờ để làm nơi trú ngụ cũng như các trung tâm bảo vệ thường dân. Ngoài ra, các Hội Bác Ái của các nước lân bang cũng hợp tác với Hội Bác Ái Iraq để phục vụ nhân dân Iraq. Lời phát biểu của Hội Bác Ái Iraq cho biết: “Syria đã nhận 40 ngàn người Iraq tị nạn và sẵn sàng đón nhận hơn nữa. Hội Bác Ái Jordan có một tổ chức thiện nguyện hùng hậu sẵn sàng vận dụng khi cần. Ở Iran là nơi làn sóng tị nạn có thể lên từ 258 tới 900 ngàn người, một dự án cấp cứu rộng lớn đã được hoạch định bao gồm cả Giáo Hội và các vị có thẩm quyền địa phương cũng như các tổ chức địa phương và quốc tế”. Không ngờ cuộc chiến tranh đen tối này đã là dịp làm sáng tỏ Ánh Sáng Kitô Giáo nơi vùng đất của Hồi Giáo, như Mẹ Têrêsa Calcutta, biểu tượng bác ái Kitô giáo”, giữa thế giới Ấn Giáo vào hậu bán thế kỷ 20 vậy.
|
Ngoài ra, cùng với những việc làm bác ái Công Giáo phục vụ nạn nhân chiến cuộc ở Iraq như thế, Kitô Giáo nói chung nhất là Giáo Hội Công Giáo nói riêng, đã đồng loạt mạnh mẽ lên tiếng ở khắp nơi trên thế giới để cố gắng ngăn tránh cuộc chiến chưa hội đủ lý do và điều kiện để có thể được gọi là một cuộc chiến tranh chính đáng. Trong khi đó, giới trẻ thế giới nói chung, giới trẻ Ả Rập Hồi Giáo nói riêng, nhất là giới trẻ Iraq, đã chứng kiến thấy cả một thế giới chính trị, nhất là các quốc gia trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trước cuộc chiến còn lên tiếng chống đối, hay ít là giữ thái độ trung lập, nhưng khi cuộc chiến đã bùng nổ, các nước này, vì lý do nào đó, vì ngoại giao hay kinh tế với lực lượng đồng minh, cũng như chính thẩm quyền Liên Hiệp Quốc, hầu như chỉ khoanh tay đứng nhìn, lên tiếng phản đối yếu ớt vậy thôi, không giải quyết được gì cấp thời, như tìm cách ngăn chặn cuộc chiến tức khắc, vì cuộc chiến xẩy ra hoàn toàn ngoài thẩm quyền quốc tế. Nếu cuộc chiến này thật sự sẽ dứt điểm được một chế độ độc tài vô nhân đạo ở Iraq đã hết thời, thì cũng là lúc thẩm quyền quốc tế Liên Hiệp Quốc cũng khó lòng tồn tại, không phải chỉ ở chỗ không làm sao có thể ngăn chặn cuộc chiến này, nhất là ở chỗ tổ chức này đã chạy theo chiều hướng văn hóa sự chết, qua những hoạt động ủng hộ kế hoạch hóa gia đình theo kiểu phá thai và chiều theo tình dục. Trong khi đó, giới trẻ thấy được Quốc Đô Vatican, một nước nhỏ bé nhất trong các nước trên thế giới, không sợ một siêu cường nào, cũng không bênh một bạo quyền nào, đã đóng vai trò như tiếng lương tâm nơi con người, hiên ngang và thẳng thắn lên tiếng để làm “rạng ngời chân lý” (veritatis splendor - splendor of truth) về những gì đúng sai, khôn dại, tốt xấu nơi tất cả những gì liên quan đến luân thường đạo lý, nhất là đến chiến cuộc hiện nay.
|
Trước hết, vào sáng ngày Thứ Ba 18/3/2003, ngay sau ngày khi phe chủ chiến không cần Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chấp thuận bản quyết định cho sử dụng võ lực của họ nữa, và cũng ngay sau tối Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn khai chiến, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls đã phát biểu với phóng viên báo chí về lập trường của Tòa Thánh Vatican như sau: “Ai bảo là tất cả mọi đường lối ôn hòa chúng ta có được theo luật lệ quốc tế đã được tận dụng thì phải trả lẽ nghiêm thẳng trước Thiên Chúa, trước lương tâm của mình cũng như trước lịch sử”.
Riêng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong huấn từ truyền tin vào trưa Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay, 23/3/2003, tức ngay trước ngày Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn khai chiến, Ngài đã nêu rõ tên tuổi của đôi bên ra để đặt vấn đề với họ như sau:
|
“Không thể nào có hòa bình nếu không biết hoán cải cõi lòng. Mấy ngày tới đây sẽ là những ngày quyết liệt cho thấy thành quả của cuộc khủng hoảng Iraq. Bởi thế, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho mọi bên của cuộc giằng co này được ơn can đảm và khôn ngoan. Các vị lãnh đạo chính trị ở Baghdad chắn chắn phải có nhiệm vụ khẩn trương trong việc hoàn toàn hợp tác với cộng đồng thế giới, hầu loại trừ mọi nguyên nhân đưa đến một cuộc can thiệp bằng võ lực. Tôi muốn ngỏ lời thiết tha kêu gọi họ là xin hãy luôn đặt số phận của những người công dân của mình trên hết! Thế nhưng, Tôi cũng xin nhắc các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt những nước thuộc Hội Đồng Bảo An biện pháp cuối cùng trước khi đi đến chỗ sử dụng võ lực chỉ xẩy ra sau khi đã thử hết mọi giải pháp, hợp với những nguyên tắc rõ ràng của chính Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Đó là lý do tại sao, trước những hậu quả khủng khiếp do cuộc quốc tế ra quân gây ra cho nhân dân Iraq, cho tình trạng quân bình của toàn vùng Trung Đông vốn đã bị thử thách đớn đau, cũng như cho những trào lưu cực đoan sau đó, Tôi muốn nói với tất cả mọi người là vẫn còn thời gian để thương thảo; vẫn còn chỗ cho hòa bình; không bao giờ quá trễ để tiến tới chỗ hiểu biết và tiếp tục những cuộc bàn luận cả. Việc suy nghĩ về nhiệm vụ của mình, việc nhiệt tình dấn thân thương thảo với nhau không có nghĩa là chịu ô nhục mà là hoạt động cho hòa bình một cách có trách nhiệm. Hơn nữa, Kitô hữu chúng ta xác tín rằng hòa bình thực sự và bền vững không phải chỉ là hoa trái, cho dù là cần thiết, của những hiệp ước chính trị và sự hiểu biết giữa cá nhân cũng như giữa các dân tộc, mà là tặng ân của Thiên Chúa ban cho tất cả những ai thuận phục Ngài và khiêm nhượng tri ân chấp nhận ánh sáng tình yêu của Ngài. Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy tin tưởng tiến bước trong cuộc hành trình Mùa Chay của chúng ta. Xin Rất Thánh Nữ Maria xin cho chúng ta ơn đừng để cho Mùa Chay này trở thành một thời gian chiến tranh đáng buồn, mà là một giai đoạn của lòng can trường nỗ lực hoán cải và hòa bình.”
|
Chưa hết, sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã thực tế chia sẻ kinh nghiệm chiến tranh của mình với giới trẻ nói chung, nhất là với các chính trị gia trẻ hiện nay nói riêng như sau: “Tôi thuộc về thế hệ trải qua Thế Chiến Thứ Hai và nhờ Chúa vẫn còn sống sót. Tôi có nhiệm vụ nói với tất cả mọi giới trẻ, với những ai trẻ trung hơn Tôi, thành phần chưa có kinh nghiệm này là: ‘Đừng có đánh nhau nữa!’, như Đức Phaolô VI đã nói trong lần đầu tiên Ngài viếng thăm Liên Hiệp Quốc. Chúng ta phải làm mọi sự có thể! Chúng ta quá biết rằng hòa bình không thể xẩy ra ở bất cứ giá nào. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều biết trách nhiệm này nặng nề biết bao- bởi thế, hãy nguyện cầu và thống hối!”
Đó là những gì đã xẩy ra tại Tòa Thánh ngay trước và sau bài diễn văn khai chiến của Tổng Thống Bush, còn sau khi chiến cuộc bùng nổ thì sao? Cũng với tư cách là tiếng lương tâm thuần túy, Tòa Thánh đã lên tiếng như sau:
|
Vào ngày Thứ Năm 20/3/2003, tức ngay sau khi chiến cuộc bùng nổ, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, qua vị Tiến Sĩ Giám Đốc Joaquin Navarro-Valls, đã tuyên bố những lời sau đây về cuộc khai chiến tấn công Iraq của Hoa Kỳ:
“Tòa Thánh hết sức đau khổ được tin về diễn tiến mới xẩy ra nhất ở Iraq. Trước hết, Tòa Thánh tiếc rằng chính quyền Iraq đã không chấp nhận những quyết định của Liên Hiệp Quốc và lời kêu gọi của chính Đức Giáo Hoàng, khi cả hai đã yêu cầu xứ sở này giải giới. Sau nữa, thật là đáng tiếc vì đường lối thương thảo theo luật lệ quốc tế để mang lại giải pháp ôn hòa cho thảm kịch Iraq đã bị cắt ngang”.
Về phần Đức Thánh Cha
Gioan Phalô II, hôm Thứ Bảy, 22/3, khi gặp các nhân viên làm việc cho đài truyền
hình Telepace của Công Giáo Ý, dịp mừng kỷ niệm 25 năm thành lập, ĐTC lần đầu
tiên từ khi cuộc chiến bùng nổ đã công khai nói lên cảm nhận của mình về cuộc
chiến tranh này như sau: “Khi chiến tranh xẩy ra, như những ngày này ở Iraq, đe
dọa vận mạng của nhân loại thì lại càng phải công bố một cách quyết liệt là chỉ
có hòa bình mới là đường lối duy nhất kiến tạo nên một xã hội công chính và kết
đoàn hơn. Bạo lực và khí giới không thể nào giải quyết được các vấn đề của con
người cả”.
27/3 Thứ Năm
ĐTC tiếp Vương Tước Lục Xâm Bảo về Khối Hiệp Nhất Âu Châu
Sáng nay, 27/3/2003, ĐTC đã tiếp Vương Tước Henri và phu nhân Maria Teresa, và nhấn mạnh đến việc truyền đạt cho các thế hệ tương lai “gia sản giá trị đã hình thành xã hội của chúng ta và phải cho nó có một hồn sống”:
“Việc xây dựng Khối
Hiệp Nhất Âu Châu không thể được giới hạn vào các lãnh vực kinh tế và tổ chức
thị trường. Nó phải phát động một kiểu mẫu xã hội biết tôn trọng phẩm giá thiết
yếu của toàn thể bản vị con người, và phải thiên về những mối liên hệ được đặt
nền tảng trên công lý, tương kính và an bình nơi con người và các dân tộc…
Chiều kích tôn giáo,… mà tầm vóc quan trọng của nó không thể chối bỏ,
giúp cho dân chúng có thể bộc lộ cái bản thân sâu xa của họ, nhìn nhận nguồn gốc
thần linh của họ và hiểu được ý nghĩa các tác hành liên quan đến sứ vụ và trách
nhiệm của họ… Chúng ta có nhiệm vụ phải làm cho hết mọi người đang sống ở
địa lục của chúng ta đây, đang hoan hưởng nền kinh tế giầu thịnh cùng với những
thiện lợi an bình đây, có thể nhìn nhận cái giá trị bất khả vi phạm của chung
nhân loại và lãnh nhận trách nhiệm chúng ta cần phải có đối với điều kiện sống
khó khăn của hết mọi người, nhất là của những ai phải chịu đựng cảnh bần cùng,
bị coi thường phẩm giá hay những ai đang trải qua chiến tranh. Tôi lấy làm
mừng khi thấy ngày nay nhiều giới trẻ Âu Châu đang khao khát tinh thần của các
Mối Phúc Đức và đang sẵn sàng chấp nhận những mối Phúc Đức này mỗi ngày một hơn
trong cuộc sống của họ”.
Bom nổ gây đổ nát và bốc lửa lòng người
|
Hôm Thứ Ba 25/3/2003, tờ nhật báo Quan Sát Viên Rôma bán chính thức của Tòa Thánh Vatican đã lên tiếng cho việc truyền hình Iraq trình chiếu hình ảnh những người tù nhân chiến tranh lên truyền hình là “phạm đến phẩm giá con người”. Vào tờ phát hành Thứ Năm hai hôm sau đó, tờ nhật báo này có bài “Thảm Cảnh của Thành Phần Dân Sự” ở trang nhất đã viết: “cũng như mọi cuộc xung đột tân thời, những giá đắt nhất của cuộc chiến tranh ở Iraq phải trả vẫn là thành phần dân chúng, thành phần bị nghiền tán giữa cuộc rút quân ở Baghdad và chính những cuộc dội bom dữ dội của Liên Minh”. Hơn 300 ngàn người đã bỏ nhà cửa của mình ở miền bắc Iraq để tìm nơi tạm cư ở các miền quê hẻo lành. Phát ngôn viên LHQ là Fred Eckhard đã xác nhận điều này.
|
Theo tin tức của cơ quan truyền giáo Misna, ĐGM Francis Micallef ở thủ đô nước Kuwait, một nước bị Iraq xâm chiếm năm 1990 và là nước đang để cho quân đồng minh sử dụng làm cắn cứ quân sự tấn công Iraq, vị chủ chiên của 153 ngàn người Công Giáo, đã bày tỏ niềm cảm thông với nhân dân Iraq như sau: “Chúng tôi cảm thấy buồn khi thấy cảnh dân chúng Iraq đang phải chịu đựng sau nhiều năm bị cấm vận và khổ đau”. Vị chủ chiên dẫn dắt Giáo Hội Công Giáo ở Kuwait 21 năm này còn nói trong Thánh Lễ Chúa Nhật 23/3/2003 thế này: “Chúng ta cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng cũng như với cộng đồng Kitô hữu trước khi chiến tranh xẩy ra. Chúng ta sẽ tiếp tục cầu nguyện với niềm hy vọng là cuộc chiến tranh này sẽ có ít con số nạn nhân nhất, và hòa bình cùng với tình trạng bền vững sẽ được tái thiết sớm bao nhiêu có thể”. Vị giám mục này cũng cho biết dân chúng ở Kuwait bị căng thẳng vì chiến tranh xẩy ra ở nước láng giềng. Một số đeo sẵn những chiếc mặt nạ cản hơi ở nách phòng hờ có cuộc tấn công bằng vũ khí hóa chất. Đa số những người Công Giáo ở Kuwait là người ngoại quốc, và cộng đồng của họ gồm đủ các thứ lễ nghi, như Latinh của Rôma, Syro-Malabar của Ấn Độ, Maronite của Lebanon, Copts và Armenia. Đại đa số làm việc ở các hãng dầu hỏa.
|
ĐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, qua cuộc phỏng vấn với tờ nguyệt san Ý Famiglia Cristiana, số vừa phát hành, đã cho biết những nỗ lực của ĐTC Gioan Phaolô II trong việc ngăn tránh chiến tranh không thể coi như vô dụng, vì Tòa Thánh có “quyền hạn về luân lý” và “phải là tiếng lương tâm”. ĐTGM cho biết không bao giờ “quá trễ khi lập lại rằng tầm quan trọng của việc sử dụng quyền lực của luật lệ cần phải thắng vượt luật lệ của quyền lực. Đó là công việc của việc ngoại giao. Đó đã từng là và đang là công việc của tôi”. Về phương diện pháp chế, ĐTGM cho biết, “chúng ta có trong tay hết mọi sự cần thiết để giải quyết một cách ôn hòa những cuộc tranh luận nơi các dân tộc. Tôi tự nghĩ không biết họ đã sử dụng tất cả mọi khả năng của luật pháp quốc tế”. Vị TGM này tin rằng tình hình hiện nay đã làm suy yếu tổ chức Liên Hiệp Quốc, một hậu quả “rất trầm trọng”, vì cơ quan này là “khí cụ duy nhất chúng ta có để điều hành sinh hoạt giữa các quốc gia”. Ngoài ra, theo ngài, còn một hậu quả khác cũng hết sức trầm trọng nữa, đó là trào lưu quá khích: “Cuộc chiến tranh này sẽ làm phát sinh tất cả những trào lưu quá khích có thể xẩy ra, kể cả Hồi Giáo. Tất cả chúng ta cần phải biết điều ấy. Nó sẽ gây nên nạn khủng bố và có thể là một vết thương lớn nơi cuộc trao đổi giữa Kitô giáo và Hồi giáo, bởi vì, bất hạnh thay, nơi thế giới Hồi Giáo, vẫn có khuynh hướng đồng hóa Tây Phương với Kitô Giáo. Đức Gioan Phaolô II nhiều lần đã nói về việc tôn trọng đối với Hồi Giáo: tất cả chúng ta cùng cầu xin vị Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta hy vọng là những lời của Đức Thánh Cha sẽ làm cho Hồi Giáo cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vốn vẫn lớn”.
|
Các vị lãnh đạo tôn giáo ở Hiệp Vương Quốc, bao gồm Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, kêu gọi hòa bình ở Trung Đông và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình đoàn kết nơi các cộng đồng đức tin khác nhau trong thời chiến. Trong bản công báo chung phổ biến ngày Thứ Sáu 21/3/2003, các vị đã chủ trương: “Chúng tôi tin rằng, giữa tình trạng hết sức bất ổn và hỗn loạn này, cần phải chống lại bất cứ nỗ lực nào đẩy các cộng đồng của chúng ta xa nhau”. Bản công báo này có những chữ ký của ĐTGM Canterbury Anh Giáo Rowan Williams; ĐHY TGM Westminster Cormac Murphy-O’Connor; vị chủ tịch Hội Đồng Các Đền Đài Hồi Giáo và Các Vị Chủ Trì Đền Đài Sheikh Zaki Badawi ở Hiệp Vương Quốc. Quí vị lãnh đạo tôn giáo này cố gắng tái xác nhận cái nền tảng tôn giáo chung của họ cũng như những giá trị chung. Các vị nói rằng cuộc chiến ở Iraq là “một cuộc xung đột không phải về tôn giáo hay giữa các tôn giáo với nhau. Chúng tôi hoàn toàn phủ nhận bất cứ nỗ lực nào làm sai lệch nó theo chiều hướng này”. Các vị cũng kêu gọi những ai đóng vai thủ lãnh chính trị hay quân sự hãy tôn trọng Hiệp Ước Geneve liên quan đến các qui tắc điều khiển chiến tranh……
Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục Canada đã ban hành lời công bố của mình về cuộc xung đột ở Iraq, trong đó các vị kêu gọi hãy nguyện cầu “để cuộc chiến mới này mau kết thúc, và để thành phần vô tội thoát khỏi những hậu quả tàn phá của nó”. Các ngài còn ủng hộ việc chính quyền Canada không ngả về phe chủ chiến và chúc mừng vai trò của nước này trong việc thực hiện tình đoàn kết quốc tế cũng như hòa bình bền vững trên thế giới của chúng ta đây.
|
Về cuộc bạo lực giải giới Iraq, hôm Thứ Hai 24/3/2003, Tổng Thống Saddam Hussein đã xuất hiện trên truyền hình Iraq kêu gọi và tôn vinh tinh thần chiến đấu của quân lực Iraq như sau: “Hôm nay anh em đang đứng ở một vị thế làm hài lòng bạn bè và làm giận dữ quân thù cùng tất cả những kẻ vô đạo. Anh em sẽ chiến thắng quân thù và anh em đang làm họ phải khốn đốn. Sau khi họ coi thường anh em, hỡi anh em Iraq, giờ đây họ đã đặt chân đến mảnh đất này, việc liều lĩnh này là cơ hội để chúng ta làm cho họ thất điên bát đảo. Họ đang ở trong một tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ hiện đang gặp rắc rối… anh em hãy hận ghét họ và đánh cho họ một trận”. Hôm sau, Vị tổng thống này lại xuất hiện trên truyền hình, kêu gọi các con người thuộc giòng tộc Ả Rập hãy nổi dậy và làm cho đám liên minh phải thiệt hại: “Họ đã đến làm ô nhơ mảnh đất và danh dự của anh em. Hôm nay tới phiên anh em chứng tỏ cho thấy cái gia sản Ả Rập nguyên tuyền của mình, lòng can trường chiến đấu của anh em trên mọi nẻo đường cũng như ở mọi mảnh đất. Hết mọi con người nam hay nữ đều là biểu hiểu vinh quang của thánh chiến quân tay cầm lá cờ của Thiên Chúa. Hãy đánh họ trước sau để họ cuống lên mất thăng bằng hầu rơi vào lằn đạn của anh em. Nếu họ ẩn nấp ở một nơi nào đó, hãy tấn công họ ngày đêm… Thiên Chúa cao cả, hỡi Saddam Hussein”.
|
Khối Liên Hiệp Ả Rập, gặp nhau ở Cairô Ai cập, đang kêu gọi một cuộc họp khẩn HĐBA/LHQ. Khác với cuộc họp nẩy lửa chia rẽ nhau trước khi xẩy ra cuộc chiến, trong cuộc họp đang lúc chiến tranh xẩy ra khốc liệt, khối này tỏ ra hết sức nâng đỡ nhân dân Iraq và tình hình của họ hiện nay. Vị tổng thư ký của khối này là Amr Moussa nói: “Tôi chúc mừng những người Iraq và chúc họ chiến thắng”. Cuộc họp này nói rằng cuộc chiến này là kiểu mẫu của chế độ đế quốc Tây Phương mới. Họ nói rằng cuộc chiến tranh này là một phần của chương trình dài hạn để thay đổi bản đồ Trung Đông và thay đổi các vị lãnh tụ quốc gia như Tổng Thống Iraq Saddam Hussein và Tổng Thống Yasser Arafat Thẩm Quyền Palestine. Ngoại trưởng Libya Mohammed Abderragmane Chalgam lên án “cuộc tấn công” và nói: “Chúng ta phải ngẩng đầu lên bái chào lòng can đảm của nhân dân Iraq”. Các vị ngoại trưởng đang viết một bản quyết định với một số đòi hỏi thiết yếu, chẳng hạn như:
|
Lên án cuộc chiến tranh đánh Iraq; bác bỏ tính cách hợp lý của cuộc chiến; chống lại những gì các ngoại trưởng gọi là đưa đẩy Liên Hiệp Quốc xa lìa bản hiến chương của nó là cơ cấu quốc tế có trách nhiệm giữ hòa bình và ổn định trên thế giới; chống lại bất cứ tính cách thân hữu hay việc can thiệp nào vào nội vụ của Iraq; tôn trọng sự hiệp nhất và chủ quyền của Iraq cùng những quyền lợi của nó đối với kho tàng và nguồn liệu của nước này; tái diễn việc thanh tra vũ khí ở Iraq; tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng Iraq.
Hội Đồng Bảo An LHQ dự định sẽ họp vào Ngày Thứ Tư 26/3/2003 theo lời yêu cầu của Khối Liên Hiệp Ả Rập cũng như của những quốc gia không phải là hội viên hiện tại của hội đồng này.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26/3 Thứ Tư
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu Kinh Mân Côi cho hòa bình và loan báo Hành Hương Thánh Mẫu
Sau bài Giáo Lý Thánh Vịnh cho buổi triều kiến chung vào Thứ Tư hằng tuần hôm nay, Đức Thánh Cha đã kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Iraq và chính thức loan báo chuyến Hành Hương Thánh Mẫu của Ngài vào ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi 7/10 trong Năm Mân Côi 10/2002-2003, tại Đền Thánh Mẫu Đức Bà Mân Côi ở Pompeii, gần Naples, Ý. Trước hết, sử dụng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nói:
“Quí bạn thân mến, hôm qua chúng ta đã cử hành lễ trọng Truyền Tin, mầu nhiệm Hân Hoan thứ nhất nhắc nhở chúng ta về Mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, Vua An Bình. Khi lần hạt Mân Côi thánh, chúng ta suy niệm về mầu nhiệm này với tấm lòng quặn đau bởi những tin tức ở Iraq đang lâm chiến, song cũng không quên những cuộc xung khắc khác đang xẩy ra trên thế giới. Trong Năm Mân Côi này, chúng ta rất cần phải bảo tồn việc cầu kinh mân côi để nào xin ơn hòa bình! Tôi xin anh chị em hãy tiếp tục làm điều này, nhất là ở những đền Thánh Mẫu. Giờ đây Tôi xin dâng cho Mẹ Maria, Nữ Vương Mân Côi, ý định Tôi muốn đến đền thánh của Mẹ ở Pompeii vào ngày 7/10 dịp Lễ Kính Đức Bà Mân Côi. Chớ gì việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ mang lại công lý và hòa bình cho toàn thể thế giới”.
Sử dụng tiếng Hòa Lan, ĐTC nói với đoàn hành hương từ Netherlands và Bỉ như sau: “Chúng ta hãy dâng lời nguyện cầu lên Thiên Chúa để yêu thương thắng đoạt hận thù, nhờ đó hòa bình, công lý và tình đoàn kết được lan rộng khắp nơi trên thế giới, theo tinh thần Phúc Âm”.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi các vị Linh Mục Công Giáo tuyên úy quân đội
Cũng vào Ngày Lễ Trọng Truyền Tin 25/3/2003, Tòa Thánh đã phổ biến sứ điệp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi cho các vị Tuyên Úy Quân Đội, những vị đang tham dự hôm nay và ngày mai ở Vatican buổi huấn luyện về nhân quyền, do Thánh Bộ Giám Mục và Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình tổ chức. Trong sứ điệp đề ngày 24/3/2003, ĐTC đã nói đến tình hình thế giới đang chiến tranh hiện nay như sau:
“Chính trong lúc khí giới bùng nổ mà nhu cầu cần phải có các thứ luật lệ làm cho các hoạt động quân sự bớt tính cách phi nhân bản hơn. Qua các thế kỷ, cái ý thức về nhu cầu này đã dần dần phát triển, cho tới khi hình thành khả quan một ‘cơ chế’ thực sự và thích hợp về luật pháp, được định nghĩa là ‘luật lệ nhân quyền quốc tế’. “Cơ chế’ này đã được phát triển là nhờ việc chín mùi của những nguyên tắc phản ảnh sứ điệp Kitô Giáo”.
ĐTC nhấn mạnh và kêu gọi các vị tuyên úy quân đội là, “ngay cả trong những cuộc chiến nẩy lửa nhất, bao giờ cũng có thể và bởi thế có nhiệm vụ phải tôn trọng phẩm giá của quân đối phương, phẩm giá của các người thường dân, cũng như phẩm giá bất khả xóa mờ của mỗi một con người có dính dáng đến cuộc xung đột võ lực. Có như thế, việc hòa giải cần thiết cho vấn đề tái lập hòa bình sau các cuộc đụng độ mới thuận lợi”.
Nhắc đến “giờ phút khốn khó trong lịch sử” hiện nay gây ra bởi chiến tranh đang diễn tiến, ĐTC chia sẻ cảm nhận là “bao giờ cũng tỏ ra hết sức quan tâm và cảm thấy khổ đau nghĩ đến những nạn nhân, đến việc tàn phá và đến nỗi khổ đau bởi các cuộc xung đột võ lực”: “Giờ đây vấn đề đã rõ ràng là chiến tranh được sử dụng như một khí cụ để giải quyết các vấn đề xung đột giữa các quốc gia, ngay cả trước khi cho Bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc, đã bị lương tâm của đa số nhân loại phi bác, trừ trường hợp tự vệ chống lại kẻ tấn công. Trào lưu cả thể hiện đại thiên về hòa bình, một thứ hòa bình mà theo Công Đồng Chung Vaticanô II không phải ở chỗ ‘chỉ là tình trạng vắng bóng chiến tranh’, đã cho thấy niềm xác tín này của con người ở mọi địa lục và văn hóa”.
Sau hết, Đức Thánh Cha lập lại phương thế hiệu lực để tạo lập và bảo trì hòa bình như sau: “Sức mạnh của các tôn giáo khác nhau trong việc kiên trì tìm kiếm hòa bình là một lý do an ủi và hy vọng. Theo quan điểm đức tin của chúng ta thì hòa bình, cho dù là thành quả của các hiệp định chính trị và cảm thông giữa các cá nhân cũng như giữa các dân tộc với nhau, vẫn là một tặng ân của Thiên Chúa, Đấng chúng ta cần phải liên tục kêu xin bằng nguyện cầu và chay tịnh. Không có vấn đề hòa bình nếu không chịu hoán cải tâm hồn! Hòa bình chỉ chiếm được bởi yêu thương mà thôi! Ngay lúc này đây, tất cả chúng ta cần phải hoạt động và nguyện cầu để chiến tranh biến mất nơi chân trời nhân loại”.
ĐTC tiếp phái đoàn đại biểu Giáo Hội Tin Lành Lutherô Hoa Kỳ
Hôm Thứ Hai 24/3/2003, khi tiếp phái đoàn đại biểu Giáo Hội Tin Lành Lutherô Hoa Kỳ 25 vị đang thực hiện một chuyến hành trình đại kết đến Istanbul Chính Thống Giáo, Rôma Công Giáo và Canterbury Anh Giáo. Trong diễn từ của mình, ĐTC đã chia sẻ như sau:
“Trong một thế giới đầy những hiểm nguy và bất an này thì tất cả mọi Kitô hữu đều được kêu gọi chung vai sát cánh với nhau để loan báo những giá trị của Vương Quốc Thiên Chúa. Những biến cố trong những ngày gần đầy lại càng làm cho nhiệm vụ này trở nên khẩn trương hơn nữa”. Riêng về vấn đề đại kết, ĐTC cho biết: “việc tìm cầu cho vấn đề hoàn toàn hiệp nhất nơi tất cả mọi Kitô hữu là một nhiệm vụ phát xuất từ lời nguyện cầu của chính Chúa”. Vấn đề hiệp nhất này đã đạt được triển vọng một phần nào nơi Bản Tuyên Ngôn chung về Tín Lý Công Chính năm 1999: “Nơi bản văn kiện này, chúng ta được thách đố trong việc xây dựng trên những gì đã đạt được, bằng việc bồi dưỡng hơn nữa ở cấp địa phương cái linh đạo hiệp thông được đánh dấu bằng việc nguyện cầu và cùng nhau làm chứng cho Phúc Âm”. ĐTC cũng lợi dụng dịp này để chúc mừng Giám Mục Mark Hansen vừa được bầu làm chủ tịch của Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ (the Lutheran Evangelical Church of the United States) kiêm phó chủ tịch Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới (World Lutheran Federation).
ĐTC tiếp các triết gia thuộc phái Hiện Tượng Học
Hôm Thứ Bảy 22/3, ĐTC đã tiếp phái đoàn Viện Hiện Tượng Học Thế Giới trụ sở ở Hoa Kỳ, những vị đến Rôma để họp nhân dịp trình bày bộ “Hiện Tượng Học Thế Giới. Nền Tảng – Phát Triển – Cơ Động – Những Liên Hệ Với Đời Sống. Những Chỉ Dẫn để Nghiên Cứu và Học Hỏi”.
Năm 1953, ĐTC bấy giờ là giáo sư triết Karol Wojtyla đã trình luận án tiến sĩ của mình là “Thẩm Định về Những Khả Năng Cấu Tạo Nền Đạo Đức Kitô Giáo dựa trên Cơ Cấu của Max Scheler”. Triết gia Scheler được coi là một trong những môn đệ có giá nhất của cha đẻ khoa hiện tượng học là Edmund Husserl (1859-1938). Triết gia Edith Stein, tức Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá (1891-1942), người Do Thái vừa được ĐTC phong thánh trước năm 2000, đã là phụ tá riêng của triết gia Husserl và học với Scheler.
Trong cuộc gặp gỡ với các nhà triết gia này, ĐTC đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đóng góp của triết gia Scheler, vị triết gia cũng như Husserl, “đã thực sự hy vọng là sẽ có được một cộng đồng nghiên cứu để đối diện với những thế giới lơn lao về con người và sự sống bằng những phương thức khác nhau song tương túc”. ĐTC bày tỏ cảm nhận của mình như sau: “Tôi cám ơn Chúa vì đã cho Tôi được tham dự vào công việc hào hứng này, bắt đầu từ những năm học hỏi và dạy học rồi ngay cả sau đó nữa, trong những giai đoạn liên tục của cuộc đời mình cũng như của sứ vụ mục tử của mình”.
ĐTC đã diễn tả hiện
tượng học “trước hết là một kiểu cách của suy tưởng, một liên hệ giữa lý trí với
thực tại mang những đặc tính thiết yếu và xây dựng làm cho người ta hy vọng qui
tụ được mà không có những định kiến và định hình. Tôi có thể nói rằng nó hầu
như là một thái độ của một thứ bác ái tâm thức hướng về con người cũng như thế
giới, và, đối với Kitô hữu, hướng về cả Thiên Chúa là nguyên lý và là cùng đích
của tất cả mọi sự”.
Ngày Thai Nhi
Trên thế giới hay tại địa phương đã có nhiều ngày đặc biệt, như Ngày Thân Phụ Father Day, Ngày Thân Mẫu Mother Day, thậm chí Ngày Tình Nhân Valentine Day, nhưng chưa có Ngày Thai Nhi, nạn nhân của trào lưu phò quyền tự quyết pro-choice của thứ văn hóa tử vong. Bởi thế, Ngày Thai Nhi đã được trào lưu phò sự sống pro-life ở nhiều quốc gia Công Giáo đã được phát động và cử hành.
Đầu tiên là ở El Salvador, nơi đã có sắc lệnh mừng ngày này từ năm 1993 và được gọi là Ngày Quyền Được Sinh Vào Đời (the Day of the Right to Be Born), một sắc lệnh do vận động của Cơ Quan Say Yes To Life ở nước này.
Sau đó, vào năm 1998, Tổng Thống Á Căn Đình, quốc gia có hơn 90% Công Giáo, là Carlos Menem công bố Ngày Lời Nhập Thể 25/3 là Ngày Thai Nhi. Sau đó ít lâu, vị tổng thống này đã viết thư cho tất cả các vị tổng thống thuợc Mỹ Châu Latinh, cũng như các vị ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Phi Luật Tân, kêu gọi họ tham gia sáng kiến này. Vào lúc ấy ĐTC Gioan Phaolô II đã viết một lá thư cho vị lãnh đạo nước Á Căn Đình này cho biết Ngài muốn “việc cử hành ‘Ngày Thai Nhi’ (a Day of the Unborn) làm bồi dưỡng việc quyết định tích cực hơn thiên về sự sống cũng như về vấn đề phát triển của một nền văn hóa theo chiều hướng này, một chiều hướng sẽ bảo đảm việc cổ võ phẩm giá con người trong tất cả mọi hoàn cảnh”.
Ơũ Chí Lợi, kết quả cuộc cuộc vận động của hằng ngàn chữ ký cũng như của một số thị trưởng đã đưa đền việc Thượng Viện, vào tháng 5/1999, đã đồng loạt chấp thuận bản thảo xin tổng thống công bố ngày 25/3 là Ngày Trẻ Được Thụ Thai và Cưu Mang (the Day of the Conceived and Unborn Child).
Cũng trong cùng tháng này, Quốc Hội Guatemala đã công bố ngày 25/3 là Ngày Thai Nhi Toàn Quốc (a National Day of the Unborn), “để cổ võ một nền văn hóa sự sống cũng như để bênh vực sự sống từ lúc được hoài thai”.
Vào tháng 8/1999, trong khung cảnh của Cuộc Họp Thứ Ba của các Chính Trị Gia và Luật Gia của Mỹ Châu được tổ chức ở Buenos Aires, đệ nhất phu nhân của nước Costa Rica là Lorana Clara de Rodríguez đã công bố việc cử hành Ngày Thai Nhi ở nước của bà, và tổng thống của nước này bấy giờ là Miguel Angel Rodríguez đã loan báo ngày 27/7 là Ngày Sự Sống Chưa Sinh Toàn Quốc (a National Day of Life Before Birth).
Ở Nicaragua, vào tháng Giêng 2000, Tổng Thống Arnoldo Alemán đã ban bố một sắc lệnh công nhận ngày 25/3 là Ngày Thai Thai (the Day of the Unborn).
Ở Cộng Hòa Dominique, luật cho phép việc cử hành này từ đầu năm 2001: “thật xứng hợp và cần thiết ấn định một ngày cho thai nhi, để khuyến khích suy nghĩ về vai trò quan trọng của người phụ nữ mang thai đối với định mệnh của nhân loại, cũng như về giá trị của sự sống con người đang được bà cưu mang trong bụng”.
Ở Peru, quốc gia cuối cùng ban hành luật cử hành sự sống này, vào Tháng Giêng năm 2002, Quốc Hội cũng đã công bố Ngày 25/3 hằng năm là Ngày Thai Nhi.
Ở Ba Tây, Uruguay, Slovakia và Tây Ban Nha đang vận động cho Ngày Thai Nhi này.
Các nhóm phò sự sống ở Áo Quốc đã cử hành Ngày 25/3 là Ngày Thai Thi.
ĐHY Washington DC McCarrick về cuộc Chiến Tranh ở Iraq
Trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Ý Avvenire, Đức Hồng Y chủ chiên TGP Washington Hoa Kỳ cho biết thái độ và hành động của người Công Giáo trong lúc này như sau:
Vấn Người Công Giáo phải làm gì trong lúc này?
Đáp Sau khi các biến cố xẩy ra vào mấy ngày vừa rồi, cộng đồng Công Giáo đã hết sức cầu nguyện. Từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh này, các vị giám mục chúng tôi đã tổ chức nhiều Thánh Lễ khắp xứ sở và lợi dụng mọi hoàn cảnh để xin cộng đồng hãy tham gia cầu nguyện. Cùng với thành phần dân Chúa của mình, chúng tôi cầu nguyện để xin cho chiến tranh chóng chấm dứt. Chúng tôi cầu nguyện cho ơn cứu độ và sức khỏe của các con người nam nữ của chúng tôi đang phục vụ quân đội, cũng như cho mạng sống của các người Iraq vô tội.
Vấn Ngoài ra, các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo ở Hiệp Chủng Quốc còn làm gì nữa?
Đáp Chúng tôi tiếp tục nói chuyện với chính quyền của chúng tôi, bằng việc sử dụng tất cả mọi phương tiện có thể để nhắc đến vấn đề quan trọng là họ không được nhắm vào thành phần thường dân. Họ đã bảo đảm với chúng tôi rằng quân đội đồng minh đang cố gắng hết sức cẩn thận để không xẩy ra điều ấy. Thế nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục bảo đảm là mối quan tâm này phải hết sức minh bạch trong tâm trí của những ai quyết định chính sách chiến tranh. Điều này rất quan trọng, và chúng tôi tiếp tục nhắc nhở họ, để phương tiện được sử dụng xứng hợp với mục đích, và những chiến sĩ đối phương phải được trân trọng xử đối theo các qui tắc của luật lệ quốc tế.
Vấn Các ngài có nói điều này với chính phủ Bush hay chăng?
Đáp Chúng tôi đã nói với chính quyền Hoa Kỳ là họ phải tái thiết Iraq và phải chú trọng đến Thánh Địa để chủ động cổ võ cuộc đối thoại hòa bình.
Vấn Cái giá phải trả cho cuộc chiến này đang tăng lên? ĐHY nghĩ sao?
Đáp
Bất hạnh thay các nạn nhân của cuộc chiến này đang gia tăng. Khi bắt đầu thì hầu
như ít nạn nhân, hiện nay cái giá về con người dường như đang lên cao. Thế nhưng,
chúng tôi lấy làm an ủi khi được biết là hiện nay con số thường dân bị nạn không
nhiều.
Vấn ĐHY có thấy một cái gì đó trong những ngày này làm
cho ngài thay đổi phán đoán của mình về đặc tính chính đáng của chiến tranh hay
chăng?
Đáp Hiện nay, chúng tôi thấy không có chứng cớ nào làm cho chúng tôi thay đổi ý nghĩ của mình về cuộc chiến tranh này cả. Các thứ khí giới đại công phá chưa thấy gì hết. Trong lúc này đây, ý nghĩ của chúng tôi về vấn đề này như lơ lửng. Cảm nhận này là Iraq chưa hoàn toàn nói lên tất cả sự thật về các thứ khí giới đại công phá, nhưng chúng ta lại không có đủ dữ kiện để nói rằng đây là cách duy nhất để giải giới Iraq.
Vấn Một phần ba quân nhân Hoa Kỳ là Công Giáo. Đối với họ, cuộc chiến này là một vấn đề nan giải về luân lý.
Đáp Bởi thế mà, với tư cách của một hội đồng giám mục, chúng tôi rất cẩn thận trong việc không phân loại việc họ tham dự vào cuộc chiến này là vô luân, vì một đàng chúng tôi không có đủ tất cả mọi dữ kiện cập nhật hóa đã đưa đến cuộc xung đột này, đàng khác những con người trẻ ấy không có quyền quyết định.
25/3 Thứ Ba
Mục Đích của Truyền Thông là Sự Thật và Tình Đoàn Kết
Hôm nay, 25/3/2003, ngày thứ hai của đại hội Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội, Đức Thánh Cha đã gặp các vị phụ trách và liên hệ của hội đồng này. Trước hết, ĐTC nhắc nhở đến ý nghĩa của lễ này với sứ vụ của hội đồng đây, ở chỗ, lễ trọng mừng kỷ niệm biến cố Truyền Tin, “khi mà Tin Mừng ơn cứu độ của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô được Thiên Thần Gabiên loan báo cho Mẹ Maria”, cho thấy nhiệm vụ của hội đồng này cần phải làm cho tin mừng ấy “càng hiện diện một cách hiệu nghiệm hơn nơi thế giới truyền thông”.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nói tới quyền lực của các phương tiện truyền thông tân tiến với mục đích của chúng như sau: “Không ai có thể chối cãi được rằng các phương tiện truyền thông ngày nay đang tạo được một ảnh hưởng mãnh liệt nhất và rộng rãi nhất, trong việc hình thành và truyền đạt dư luận quần chúng ở cấp địa phương, quốc gia và hoàn vũ. Khi nghĩ đến sự kiện này, chúng ta nhớ lại một đoạn trong Thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Êphêsô: ‘Chớ gì hết mọi người nói lên điều chân thật với tha nhân của mình, vì chúng ta đều là chi thể của nhau’. Những lời này của Thánh Tông Đồ tóm gọn một cách xứng hợp với những gì phải là hai mục đích căn bản của các phương tiện truyền thông xã hội, đó là việc làm cho sự thật được biết đến nhiều hơn và việc tăng thêm tình đoàn kết trong gia đình nhân loại”. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông 37 của Ngài, một sứ điệp Ngài đã khai triển nội dung của nó theo nhan đề của một trong những bức thông điệp của Đức Thánh Cha Gioan XXIII, đó là “Hòa bình dưới thế”, một thông điệp kêu gọi: “’Công bình và vô tư’ trong việc sử dụng ‘các phương tiện để cổ võ và truyền bá sự hiểu biết nhau giữa các quốc gia’… Trong Sứ Điệp của mình, Tôi đã lưu ý là cái trách nhiệm chính yếu về luân lý của tất cả mọi phương tiện truyền thông là tôn trọng và phục vụ sự thật”.
Sau hết, Ngài đã kết luận khi hướng đến một viễn ảnh sáng ngời của xã hội loài người nhờ phương tiện truyền thông xã hội thế này: “Thật vậy, sự thật và tình đoàn kết là hai phương tiện hiệu nghiệm nhất có thể thắng vượt hận thù, giải quyết xung khắc và loại trừ bạo động. Chúng cũng là những gì bất khả thiếu trong việc tái thiết và củng cố những mối liên hệ hỗ tương nơi vấn đề thông cảm, tin tưởng và cảm thương là những gì liên kết mọi cá nhân, dân tộc và quốc gia lại với nhau, bất kể nguồn gốc chủng tộc hay văn hóa của họ. Tóm lại, sự thật và tình đoàn kết là những gì cần thiết nếu nhân loại muốn thành đạt trong việc xây dựng một nền văn hóa sự sống, một thứ văn minh yêu thương, một thế giới hòa bình”.
ĐƯỜNG LỐI MARIA
Hôm nay, 25/3/2003, là Ngày Lễ Trọng Mẹ Thai Lời, tức Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể, Kitô hữu Công Giáo chúng ta chẳng những chiêm ngắm Mầu Nhiệm Thiên Chúa Làm Người, một Tạo Hóa trở thành con cái của tạo sinh, mà còn vô cùng hãnh diện vì loài người chúng ta nơi Trinh Nữ được làm mẹ Ðấng Tối Cao. Thế nhưng, nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể vô cùng cao cả này, chúng ta không phải chỉ "muôn đời chúc khen Mẹ diễm phúc" (Lk 1:48), mà còn phải thâm tín được Ðường Lối Thần Linh của Thiên Chúa trong việc Ngài nhờ Mẹ đến với chúng ta thì chúng ta cũng phải qua Mẹ Maria đến với Ngài nữa.
Nếu “Fatima là Dấu Chỉ Thời Đại Thiên Chúa muốn cứu độ thế giới nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria” (trang 6), thì đối với con cái Thiên Chúa, quả thực, “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”.
Thật vậy, theo dự án cứu
độ của mình, Thiên Chúa muốn Maria là đường lối để Ngài đến với nhân loại cũng
như để nhân loại đến với Ngài. Do đó, để đến với Ngài, con người không thể nào
không qua Đường Lối Maria. Nói tu đức hơn: tôn sùng Mẹ Maria chính là “trở nên
như trẻ nhỏ” (Mt 18:3), và “trở nên như trẻ nhỏ” chính là nhờ Mẹ đến với Chúa.
Tôn sùng Mẹ Maria là “trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3)
Đúng thế, ngay từ ban đầu, Satan và ngụy thần của hắn đã không chấp nhận Đường
Lối Maria này của Thiên Chúa. Ở chỗ, như Sách Khải Huyền đã tiết lộ cho biết:
“Bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, rình nuốt đứa trẻ sẽ được
sinh ra” (Rev 12:4).
Dĩ nhiên, thái độ “rình nuốt con trẻ sẽ được sinh ra” đây của “con khổng long, tức con cựu xà là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev 12:9) là thái độ trực tiếp chống lại dự án nhập thể của Thiên Chúa, tức chống lại “Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (3Jn 7; x 1Jn 4:3), nhưng cũng là thái độ gián tiếp chống lại mẹ của đứa trẻ, với cử chỉ ngang nhiên “đứng trước người nữ sắp sinh con”.
Đó là lý do tại sao các thánh đã dám cả quyết ai có lòng “thành thực sùng kính Mẹ Maria” (nhan đề cuốn sách của Thánh Long Mộng Phố – Louis Montfort) là dấu chắc chắn sẽ được cứu độ. Chính trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria này, Thánh Long Mộng Phố đã cho thấy hình ảnh của thành phần được cứu độ cũng như thành phần bị hư đi, nơi hai anh em Esau và Giacóp (xem các số 184-200). Sở dĩ Giacóp, em của Esau, được cha là Isaac chúc phúc lành cho, bởi vì Giacóp lúc nào cũng gần gũi và quyến luyến bà Rebecca mẹ mình, hơn là Esau luôn luôn xa cách mẹ và lạnh lùng với mẹ, cho dù không khinh thường mẹ và vô lễ với mẹ.
Như thế, nếu Thiên Chúa vô
cùng toàn thiện, khôn ngoan và toàn năng còn trở nên con cái của loài người nơi
Mẹ Maria, thì cũng chỉ có kẻ nào biết khiêm nhượng hạ mình xuống, “hoán cải và
trở nên như trẻ nhỏ”, ở chỗ “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11:29),
giống như Đấng “tuy thân phận là Thiên Chúa, song không tự cho mình cứ phải
ngang hàng với Thiên Chúa mới được. Trái lại, Người đã tự hủy ra như không, mặc
lấy thân phận tôi đòi, sinh ra theo hình ảnh con người” (Phil 2:6-7), mới có thể
đến với Thiên Chúa, gặp được Thiên Chúa và nên giống Ngài mà thôi.
“Trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3) là nhờ Mẹ đến với Chúa.
Nếu, theo nguyên tắc, tôn sùng Mẹ Maria là “trở nên như trẻ nhỏ” thì, trên thực
hành, “trở nên như trẻ nhỏ” chính là nhờ Mẹ đến với Chúa.
Thật vậy, theo Phúc Âm Thánh Mathêu, “có lần, các trẻ nhỏ được đem đến cho Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng mà cầu nguyện” (Mt 19:13). Sự kiện các trẻ nhỏ “được đem đến cho Chúa Giêsu” đây đã không chứng thực là các em không thể tự mình đến với Chúa được hay sao, nếu không có người lớn? Một là vì các em, về thể lý, có thể chưa biết bò hay biết đi, hai là, về tâm lý, các em chẳng biết Chúa Giêsu là ai, có thấy Chúa và biết bò hay biết đi chăng nữa, các em cũng chỉ ngây thơ ngước mắt nhìn vào Chúa vậy thôi, cho đến khi có người thực sự nhận biết Chúa là ai để dẫn các em đến với Người, nhờ đó các em lĩnh được phép lành của Người.
Về phương diện thiêng liêng cũng vậy. Cho dù Thiên Chúa có tỏ mình ra cho chúng ta đi nữa, qua Thánh Kinh, qua Giáo Hội và môi sinh cuộc đời, tự mình Kitô hữu chúng ta cũng không thể nào hay khó có thể dễ dàng nhận biết Chúa và đến được với Chúa, nếu không có Mẹ Maria “đầy ơn phúc” (Lk 1:28), tức không có Đấng “diễm phúc vì đã tin những lời Chúa phán sẽ được thực hiện” (Lk 1:45). Bởi vì, trong tất cả loài thuần nhân, không có ai “được ơn nghĩa Chúa” (Lk 1:30) như Mẹ, tức không có ai được đẹp lòng Chúa như Mẹ, không hề làm mất lòng Chúa bao giờ và một tí nào, ở chỗ, Mẹ luôn luôn biết Chúa muốn gì và khôn ngoan “xin vâng” (Lk 1:38) theo ý của Ngài trong mọi hoàn cảnh (x Lk 2:19, 51).
Phần Kitô hữu chúng ta, nhờ Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã trở nên “đền thờ của Thiên Chúa” (1Cor 3:16), tức trở nên nơi Chúa ngự, nên nhà của Chúa. Thế mà, thực tế cho thấy, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nhận ra Ngài, nếu không muốn nói có những trường hợp không hề nhận biết Ngài, ở chỗ, chúng ta nhiều khi còn vô tình hay thậm chí cố ý xúc phạm đến Ngài bằng đủ mọi thứ tội lỗi nữa. Tuy nhiên, chính vì “có một Đấng đang ở giữa các người mà các người không biết” (Jn 1:26) như thế mới cần có sự hiện diện của một người lớn là Mẹ Maria. Thật ra, tự mình Thiên Chúa cũng có thể tỏ mình ra cho các môn đệ của Người và nhờ Thần Linh của mình sau khi phục sinh để làm cho họ nhận biết Người. Thế nhưng, tại tiệc cưới Cana, Người thực sự đã muốn có vai trò trung gian của Mẹ Maria trong việc “tỏ vinh quang của Người ra cho các môn đệ nhận biết Người” (Jn 2:11).
Phần đôi tân hôn, đám phục vụ bữa tiệc và các khách dự tiệc không hề biết tình trạng thiếu rượu của mình, có biết chăng nữa cũng không biết phải giải quyết cách nào cho nhanh chóng và êm đẹp, vì họ không nhận ra “có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”, Đấng có thể cấp thời cứu giúp họ. Chỉ có một mình Mẹ Maria, vị chẳng những biết Chúa Giêsu mà còn biết được cả tình trạng nguy ngập của bữa tiệc cưới nữa. Do đó, không cần phải ai cầu khẩn Mẹ, (vì bấy giờ cũng đâu có ai nhận ra thế lực và quyền phép vô biên của Mẹ trước nhan Con Mẹ như thế nào đâu), Mẹ cũng tự động đến xin với Chúa Giêsu can thiệp, và Người đã thực sự làm việc của Người, bằng cách hóa nước lã thành rượu hảo hạng, rượu ngon hơn trước nữa.
Thế nhưng, chắc chắn “giờ” (Jn 2:4) của Chúa tỏ mình ra cho các môn đệ ở môi trường hôn nhân gia đình tại tiệc cưới Cana ấy mãi mãi sẽ không bao giờ đến, nếu đám gia nhân không đơn sơ nghe theo lời căn dặn của một người phụ nữ tầm thường trong số khách dự tiệc: “Ngài bảo làm gì các anh cứ làm như vậy” (Jn 2:5).
Đúng vậy, chính vì Kitô hữu chúng ta chỉ là những trẻ nhỏ hoàn toàn không biết Chúa là ai hay chưa biết Chúa thực sự để có thể đến với Chúa, mà Mẹ Maria cảm thấy Mẹ có phận sự phải dẫn chúng ta đến với Chúa, phải tìm cách để Chúa tỏ mình ra cho chúng ta, tức làm cho chúng ta nhận ra Chúa và nhận biết Chúa. Đó là lý do tại sao, trước khi tắt thở trên thập giá, Chúa Giêsu đã trăn trối Thánh Gioan cho Mẹ Maria trước, rồi mới trao trối Mẹ Maria cho Thánh Gioan sau (x Jn 19:26-27).
Mẹ Maria chắc chắn lúc nào cũng tìm cách giúp Kitô hữu chúng ta nhận ra Chúa và đến với Chúa, như Mẹ vẫn tiếp tục thực hiện qua những lần hiện ra trong Thời Điểm Maria của Mẹ từ đầu thế kỷ 19, với Biến Cố Thánh mẫu ở Paris năm 1830, qua Biến Cố Thánh Mẫu ở Lộ Đức năm 1858, đến Biến Cố Thánh Mẫu ở Fatima năm 1917 đầu thế kỷ 20. Nhưng chúng ta, như đám gia nhân phục vụ ở tiệc cưới Cana có luôn luôn nghe lời Mẹ căn dặn: “Hãy làm theo điều Người bảo” hay chăng, đó mới là điều quan trọng. Có thực hiện lời khuyên của Mẹ mới chứng tỏ chúng ta thực sự “đem Mẹ về nhà mình” (Jn 19:27), tức thực sự tôn sùng Mẹ, một lòng thành thực sùng kính được thể hiện qua việc hoàn toàn tin cậy nơi Mẹ, phó mình cho Mẹ và nhờ Mẹ dâng việc làm lên Chúa, như Chúa Giêsu ngỏ ý muốn trong Thông Điệp Tình yêu Nhân hậu gửi Các Hồn Nhỏ qua nữ sứ giả Margarita:
• “Hãy tin cậy nơi Mẹ. Cha sẽ không ghen tị đâu”;
• “Hãy kính mến Mẹ, hãy hiến mình cho Mẹ. Cha càng hài lòng hơn khi nhận lấy các con từ đôi tay của Mẹ”;
• “Những hành động của con người đáng giá khi chúng được thực hiện với Mẹ và nhờ Mẹ. Khi Mẹ dâng lên cho Cha những tặng vật của các con, bằng đôi bàn tay hiền mẫu của Mẹ, Trái Tim Cha hân hoan vui sướng”. (ba câu trên cùng ngày 3/12/1966)
Bởi vì:
• “Hãy biết rằng, ai yêu mến Mẹ Maria thì cũng yêu mến Cha nữa... Không gì làm hài lòng Cha hơn là lòng tôn kính trái tim từ mẫu của Mẹ”. (ngày 10-10-1967).
(Bài viết trên đây
đã được chia sẻ với Đạo Binh Hồn Nhỏ tại Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange,
Chúa Nhật 27/8/2000, dịp mừng lễ kính Mẹ Maria Nữ Vương)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL
Người Công Giáo cần phải yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa
Ông Scott Hahn, vốn là một
mục sư thuộc giáo phái Tin lành Presbyterian, sau khi trở lại với Giáo Hội Công
Giáo, đã lên tiếng về Thánh Mẫu, một yếu tố chẳng những vẫn bị anh em Tin Lành
chống đối mà còn bị cả con cái thuộc thành phần trí thức của Giáo Hội Công Giáo,
thậm chí trong hàng giáo sĩ, cũng cảm thấy dị ứng và áy náy về vấn đề đại kết
nếu có dính dáng đến Thánh Mẫu. Vị học giả này hoàn toàn phản đối quan niệm cho
rằng người Công Giáo tôn kính Mẹ Maria là lệch lạc khỏi Thiên Chúa.
Vấn Tại sao ông nói rằng người Công Giáo cần phải yêu
mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa?
Đáp Vì Thiên Chúa đã yêu mến Mẹ như vậy! Ngài muốn chúng
ta yêu mến Mẹ nhiều như Ngài yêu mến Mẹ. Vào giây phút truyền tin, thiên thần
Gabiên đã nói tiên tri là tất cả mọi thế hệ sẽ khen Mẹ Maria diễm phúc. Ở thế hệ
chúng ta đây, chúng ta cần phải làm trọn lời tiên tri này. Chúng ta cần gọi Mẹ
diễm phúc. Chúng ta cần tôn vinh Mẹ, xin lập lại, vì Thiên Chúa đã yêu mến Mẹ.
Chính Chúa Giêsu, là một người Do Thái thành tín, đã giữ Điều Răn Thứ Bốn và đã
tôn kính người mẹ của mình. Vì Chúa Kitô là người anh của chúng ta nên Mẹ là mẹ
cả của chúng ta nữa. Thật vậy, ở cuối Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã đặt mẹ
làm mẹ của tất cả mọi người môn đệ thân yêu chúng ta đây. Bởi thế chúng ta có
nhiệm vụ phải tôn kính Mẹ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử thánh kinh của dân Do
Thái xưa, chúng ta sẽ khám phá ra rằng thành phần Dân Tuyển Chọn này chẳng những
tôn kính vị vua của mình mà còn cả mẹ của vua nữa. Vai trò “gebirah” vương mẫu
này đã ăn sâu vào lòng cảm mến của dân Do Thái. Các Vị Thánh Ký đã thực sự nhận
thấy yếu tố ấy. Chúng ta thấy người mẹ của Con Vua Đavít đã được phác tả cũng
một cách thức như vậy trong sách Khải Huyền ở Đoạn 12. Ở Đoạn này, Mẹ đã được
đội triều thiên 12 ngôi sao, tiêu biểu cho 12 chi họ Do Thái. Quí vị thấy không,
các vị trước tác Tân Ước đã thận trọng tỏ cho chúng ta thấy vị trí quan trọng
của Mẹ Maria trong Nước Chúa, cũng như cho chúng ta biết chúng ta phải yêu mến
và tôn kính Mẹ ra sao. Trong cuộc đời của mình, tôi đã thấy được Người Mẹ Diễm
Phúc này thực là một vị chuyển cầu thế lực, như Mẹ đã làm tại tiệc cưới Cana.
Tại sao chúng ta cần phải yêu mến Mẹ Maria hơn nữa? Là vì ân sủng của Thiên Chúa
– Mẹ phản ảnh ân sủng! Là vì Lời Chúa – Mẹ dạy Lời này! Và vì Mẹ là tuyệt phẩm
của Thiên Chúa. Các cuốn Sách Thánh cho thấy quá nhiều lý do để yêu mến Mẹ, tôi
không thể liệt kê chúng trong một chỗ quá hạn hẹp này.
Vấn Đâu là những chống đối chính yếu mà những người
ngoài Công Giáo tỏ ra đối với tín lý và lòng tôn sùng Thánh Mẫu?
Đáp Một số người ngoài Công Giáo tin rằng khi tôn kính
Mẹ Maria là chúng ta lạc xa Thiên Chúa một cách nào đó. Chúng ta đâu có như vậy.
Những thứ vinh hiển chúng ta tôn kính nơi Mẹ chẳng qua chỉ là những gì mẹ phản
ánh vinh quang của Thiên Chúa thôi. Thánh Bonaventura đã đặt vấn đề rất hay khi
thánh nhân nói rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên tất cả mọi sự không phải là để
tăng thêm vinh hiển cho Ngài, mà là để chiếu giải vinh hiển và chia sẽ vinh hiển.
Tình trạng vô tội của Mẹ Maria tự nó là ân sủng Thiên Chúa ban cho. Thánh
Âu-Quốc-Tinh đã nói: Khi Thiên Chúa tưởng thưởng công lao của chúng ta thì chẳng
qua là Ngài tôn vinh việc Ngài làm nơi chúng ta. Khi Thiên Chúa tôn vinh vị
trinh nữ thấp hèn Nazarét là Ngài tôn vinh đệ nhất tạo vật của Ngài vậy. Khi
chúng ta tôn kính Mẹ Maria là chúng ta nhận biết công việc của Thiên Chúa, và
chúng ta chúc tụng Ngài.
Những chống đối khác liên quan đến tín điều hoài thai vô nhiễm nguyên tội, tín
điều Mẹ Maria không có tội từ giây phút đầu tiên của cuộc sống Mẹ. Họ cho rằng
nếu quả thực như vậy thì Mẹ không cần vị cứu chuộc, không cần Chúa Giêsu. Thế
nhưng, điều này không đúng. Việc hoài thai vô nhiễm tội của Mẹ Maria tự nó là
hoa trái của việc Chúa Giêsu cứu chuộc. Cho dù hôm nay đây, chúng ta thấy rằng
Chúa Kitô cứu người này bằng việc giải phóng và người kia bằng việc gìn giữ –
người bỏ đời sống tội lỗi trở về, người được gìn giữ cho khỏi sống tội lỗi bằng
việc làm ngay thẳng tốt lành của họ. Mẹ Maria được gìn giữ bằng một ân sủng
chuyện biệt. Quí vị thấy đó, Mẹ Maria lệ thuộc vào Thiên Chúa hết mọi sự. Như Mẹ
đã tự nhận mình là tỳ nữ của Ngài.
Một số người hết sức làm cho dân chúng hiểu lầm khi tìm cách cho rằng những
người Công Giáo đã biến Đức Trinh Nữ thành một vị nữ chúa. Thế nhưng, đây là một
bày tạo đáng ghê tởm. Khi chúng ta tôn vinh Mẹ Maria vượt trên bản thân tội lỗi
của mình là chúng ta nhìn nhận rằng Mẹ giống như chúng ta hơn là giống như Thiên
Chúa. Mẹ vẫn là một tạo vật, cho dù là một tạo vật tuyệt diệu nhất. Đích thân
Thiên Chúa đã tôn vinh Mẹ cho chúng ta thấy được cái cao trọng của bản tính nhân
loại chúng ta cũng như cái cao cả hoàn toàn siêu việt của ân sủng thần linh.
Ngay cả những vị cải cách Thệ Phản ban đầu cũng không bao giờ hoàn toàn phủ nhận
những tín điều về Thánh Mẫu. Chẳng hạn, Luthêrô và Calvin đã tin tưởng vào tình
trạng trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria. Luthêrô thậm chí còn tin Mẹ Mông Triệu
và Vô Nhiễm Thai cả mấy thế kỷ trước khi Giáo Hội long trọng công bố hai tín
điều này nữa kìa. Mãi cho đến những thế hệ sau này Kitô hữu mới tiến đến chỗ phủ
nhận quá trớn như vậy về vị thế của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ mà thôi.
Vấn Mẹ Maria giúp cho chúng ta hiểu được mầu nhiệm Giáng
Sinh ra sao?
Đáp Thật vậy, chúng ta không thể nào nghĩ được rằng có
truyện Giáng Sinh mà không có Mẹ. Việc Mẹ ưng thuận, lời Mẹ “xin vâng”, đã làm
cho ngày đó xẩy ra. Khi Thiên Chúa hóa thân làm người thì Ngài được hạ sinh bởi
một phụ nữ, được sinh ra theo lề luật. Chúa Kitô là cốt lõi của Giáng Sinh, thế
nhưng Người không muốn một mình giữ vai trò trọng yếu này. Là một thơ nhi, Người
cần phải có một người mẹ để ôm ẵm Người. Nếu chúng ta quyết tâm khinh thường
người mẹ thì chúng ta cũng không thể nào thấy được Người Con. Trong những câu
truyện dẫn tới Giáng Sinh, chúng ta gặp gỡ Mẹ Maria như là người môn đệ gương
mẫu. Thiên Chúa đã thấy được lòng khiêm nhượng không hề chống cưỡng của Mẹ nên
chúng ta phải bắt chước Mẹ. Thiên Chúa đã ban cho Mẹ quyền yêu mến Con của Ngài
như Người đáng được yêu. Nên chúng ta cũng phải bắt chước Mẹ ở cả chỗ này nữa.
Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu biết mầu nhiệm Giáng Sinh vì Mẹ đã đón nhận một Cuộc
Giáng Sinh cao cả nhất chưa từng xẩy ra, và Mẹ đã trao tặng Cuộc Giáng Sinh này
cho thế giới, như chúng ta cũng phải trao tặng như thế vậy.
Vấn Tại sao hầu hết các người trở lại Công Giáo quí vị
lại có một lòng tôn sùng tha thiết với Đức Trinh Nữ như thế?
Đáp Tôi chỉ có thể nói với tư cách cá nhân thôi. Tôi
khám phá ra Giáo Hội Công Giáo chẳng những như là gia đình của Thiên Chúa mà còn
là gia đình của tôi nữa. Mẹ Maria chẳng những là Mẹ của Chúa Giêsu mà còn là Mẹ
của tôi nữa. Đó là một khám phá tuyệt vời quá trẻ trong cuộc đời của tôi. Có lẽ
vì thế mà chúng tôi đang bù đắp lại thời gian mất mát kia! Cũng có thể là vì
chúng tôi đặc biệt tha thiết với những thực hành chuyên biệt đối với đức tin
Kitô giáo ngày xưa, những thực hành chúng tôi đã mất đi trong thời gian sinh
trưởng của mình.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch từ tài liệu của Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 25/12/2002)
Kinh Mân Côi có thể góp phần vào việc đại kết
Đài Phát Thanh Vatican vừa tường trình cho biết giáo sư Stephan Tobler ở Đại Học Tubingen Đức Quốc, một thần học gia Tin Lành cải cách đã phát biểu thế này về Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 16/10/2002 vừa qua như sau:
“Tôi phải nói rằng tôi đã
cố gắng đọc bức tông thư này. Đây là một bức tông thư có một chiều sâu về linh
đạo và thần học tôi không ngờ, một bức tông thư có một bầu khí của chiều kích
phúc âm làm tôi hết sức bỡ ngỡ. Bức thư này nói rằng cần phải tái lập lại kinh
mân côi như là một kinh nguyện Kitô học. Bức tông thư này quả thực đã làm như
vậy từ hàng chữ thứ nhất đến hàng chữ cuối cùng”. Khi bản văn mở đầu là “ân sủng
Đức Maria ban cho chúng ta khi chúng ta cầu xin Người”, bản văn này nói về ân
sủng Thiên Chúa ban cho chúng ta hầu như từ bàn tay của Đức Maria, “nhưng bằng
một ‘cái hầu như’ như thể nói rằng Người ‘là và không là’. Bởi thế, theo ý nghĩa
ấy, bản văn đã đi theo chiều hướng Thiên Chúa Ba Ngôi, một chiều hướng tôi thấy
gần gũi với cảm nhận của những Người Cải Cách, thành phần cảm nhận được nhân vật
Maria, chỉ khi nào nhân vật này không quay mắt khỏi Chúa Giêsu, Thánh Linh và
Chúa Cha. Tôi nghĩ rằng các cộng đồng Cải Cách có thể tái nhận thức Đức Maria
như hình ảnh của một con người hoàn toàn hướng về Thiên Chúa bằng lời ‘xin vâng’
của Người, bằng lời ‘hãy làm theo những gì Ngài bảo’, bằng việc Người đứng dưới
chân cây thập giá, bằng việc Người thinh lặng nơi các môn đệ. Trong bức tông thư
này, ĐGH nhấn mạnh rằng kinh mân côi, không phải chỉ là một kinh nguyện theo
ngôn từ mà là một việc chiêm niệm mầu nhiệm. Chắc hẳn ngày nay cảm thức và sự
tìm cầu chính yếu là tái khám phá chỗ đứng của con tim, nơi tâm hồn chiêm ngưỡng
các mầu nhiệm của Thiên Chúa đồng thời cũng là nơi có thể thực hiện điều ấy.
Theo truyền thống của mình, chúng ta phái tái nhận thức những đường lối tương
đương, những gì là tương tự như vậy. Tôi tin tưởng rằng nếu người Công Giáo cầu
kinh mân côi như được đề ra trong bức tông thư này, và nếu những người tin lành
nhìn nhận và tái nhận thức một cách vô tư cách thức quan niệm mới về kinh mân
côi này thì nó sẽ trở thành một cơ hội thuận lợi. Thế nhưng, chúng ta phải nắm
lấy cơ hội này mới được”.
Tóm lại, theo thoidiemmaria.net, nếu
bất cứ ai đặt vấn đề tôn sùng Mẹ Maria với chúng ta, chúng ta cứ bình tĩnh và
đặt vấn đề với họ như sau:
Thứ nhất, quí vị có tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa hay chăng? – Tất nhiên họ sẽ
nói là có, bằng không họ không phải là Kitô hữu, hay có đi nữa cũng là một người
rối đạo. Nếu họ công nhận Chúa Giêsu quả thực là Thiên Chúa, chúng ta sang vấn
đề thứ hai, đó là vấn đề Vị Thiên Chúa Làm Người là Chúa Giêsu này được thụ thai,
sinh hạ và nuôi dưỡng bởi ai? – Tất nhiên họ cũng sẽ trả lời là bởi Bà Maria,
bằng không, họ cũng sẽ là một Kitô hữu rối đạo, cho Chúa Giêsu là một nhân vật
giả tạo hoặc không hề có một Giêsu Lịch Sử Con Bà Maria. Nếu họ công nhận Chúa
Giêsu là Con Bà Maria thì chúng ta sang vấn đề thứ ba, đó là vấn đề Chúa Giêsu,
Vị Thiên Chúa Làm Người này có bao giờ bất kính hoặc hỗn láo với Bà Maria là Mẹ
của Người hay chăng, hay trái lại, theo Phúc Âm Thánh Luca cho thấy, sau khi ở
lại trong đền thờ 3 ngày, Người đã trở về Nazarét hoàn toàn vâng phục cha mẹ
Người? – Ở đây họ cũng khó lòng phủ nhận được Chúa Giêsu thảo kính cha mẹ theo
điều răn thứ bốn, bằng không, Người không phải là Chúa Kitô, là Đấng Thiên Sai,
mà là một Kitô Giả. Nếu họ công nhận Chúa Giêsu quả thực là Đấng Thiên Sai, đã
hết lòng kính tôn cha mẹ trần gian của Người, trong đó có Bà Maria, thì chúng ta
sang vấn đề cuối cùng, đó là vấn đề “thế thì tôi là ai, anh chị là ai, có bằng
Chúa Giêsu không, mà tỏ ra chẳng những coi thường người nữ duy nhất trong cả
loài người được diễm phúc làm Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa Làm Người, lại còn
công kích hay đả phá lòng tôn sùng chính đáng theo gương của Đức Kitô Thiên Sai
này nơi thành phần Kitô hữu anh chị em chúng ta?”.
24/3 Thứ Hai
Người dân Nam Dương đang chú trọng tới Công Giáo
Theo tin Zenit ngày 20/3/2003, thì các vị giám mục Nam Dương, trong cuộc viếng thăm ngũ niên của mình đã tường trình cho Tòa Thánh biết là Giáo Hội Công Giáo tại Nam Dương đang có một số đông dự tòng và đang có một phong trào chú trọng tới đức tin Công Giáo. ĐGM phát ngôn viên của các vị là Martinua Situmorang giáo phận Padang đã cho biết “con số Công Giáo đã được rửa tội là 6.5 triệu, ngoài ra còn có ít là từ 2 hay 3 triệu dự tòng và nhiều người khác đang cảm thấy bị đức tin Công Giáo thu hút và tuyên bố mình là người Công Giáo dù chưa được rửa tội. Ở Nam Dương, chính quyền công nhận 5 tôn giáo là Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Công giáo và Thệ phản… Tôn giáo của ai được ghi rõ trên các giấy tờ căn cước của người đó. Các cộng đồng Công Giáo của chúng tôi thì năng động, hào hứng chia sẻ đức tin, cho dù đường còn dài, và rất nhiều người đang chờ để nghe Tin Mừng Phúc Âm. Tuy nhiên, không có vấn đề dụ giáo trong những dịch vụ về tôn giáo và những hoạt động xã hội và giáo dục của chúng tôi, những hoạt động được dân địa phương cảm mến. Mục đích chính của chúng tôi là cống hiến những dấu hiệu cụ thể của đức bác ái Kitô Giáo.
ĐGM Petrus Canisius Mandagi giáo phận Ambon ở quần đảo Molucca, nơi xẩy ra những cuộc đụng độ giữa Tin Lành và Hồi Giáo trong những năm gần đây cho biết con số Công Giáo ở vùng của ngài đang tăng phát: “Trong những cuộc đụng độ ấy, các cộng đồng Công Giáo địa phương bênh vực phẩm giá của hết mọi người, bất kể tôn giáo, và thay vì đứng về phe bên này bên kia trong cuộc xung đột, họ hoạt động cho vấn đề hòa giải. Việc làm chứng từ ấy đã dẫn nhiều người muốn biết hơn nữa về đức tin Công Giáo”. Về vấn đề trận chiến tranh do Hoa Kỳ dẫn đầu tấn công Iraq, các đức giám mục lo sợ là cuộc xung đột này có thể gây ra một cuộc nổi loạn của nhóm cực thủ Hồi Giáo kể cả ở Nam Dương. Cũng vị giám mục này cho biết: “Hầu như sẽ có một làn sóng mới của thành phần cựu thủ Hồi Giáo. Thế nhưng, tôi tin tưởng là cuộc đối thoại giữa Kitô hữu và Hồi giáo sẽ không bị ảnh hưởng gì. Chúng tôi có một mối liên hệ chặt chẽ với những vị lãnh đạo tôn giáo khác ở xứ sở chúng tôi. Như quí vị biết, chỉ một hay hai tuần trước, đã có một phái đoàn các vị lãnh đạo tôn giáo Nam Dương đến thăm ĐGH Gioan Phaolô II mang theo sứ điệp cổ võ hòa bình thế giới. Tôi nghĩ rằng, qua chứng cớ này của các vị lãnh đạo tôn giáo thì sẽ không có vấn đề xung khắc công khai giữa tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo. Ở Nam Dương, các nhóm cực thủ thì ít nhưng họ được hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế, như chúng ta thấy ở quần đảo Molucca. Thật vậy, có những nhóm hay đảng phái cố gắng khai thác Hồi Giáo cho các thứ lợi lộc của họ. Rất dễ đồng hóa những người Hoa Kỳ với Kitô giáo và những người Iraq với Hồi giáo, và thấy rằng cuộc xung đột này như một cuộc chiến tranh về tôn giáo. Giáo Hội trên khắp thế giới phải làm vang dội những điều ĐTC khẳng định là cuộc chiến tranh này không có liên hệ gì tới tôn giáo cả. Điều này phải làm sáng tỏ bằng những cuộc biểu dương và các lời công bố công khai bởi những vị lãnh đạo tôn giáo, nhờ đó sứ điệp này sẽ đi sâu vào kết mọi tầng lớp”.
Chiến cuộc, thiệt hại, tị nạn và phản kháng
Chiến cuộc
|
Trận đụng độ ác liệt nhất từ đầu tới nay đã xẩy ra hôm Chúa Nhật 23/3/2003, tại phía nam thành phố Nasiriyah đã làm 12 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bị Iraq bắt, 10 người chết và một số bị thương. Hôm Thứ Sáu hai thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Quân Đoàn Đệ Nhất Thủy Quân Lục Chiến, đơn vị thủy quân lục chiến đánh bộ đầu tiên tiến vào Iraq, cũng đã bị tử trận, một vào buổi sáng ở một giếng dầu ở miền nam Iraq và một buổi chiều khi đụng độ với quân Iraq ở gần hải cảng Umm Qasr. Cũng vào ngày Chúa Nhật, Quân Đoàn 3 Infantry tuy đánh bộ thắng lợi, song cũng có 13 người bị thương ở phía bắc Kuwait. Cũng vào sáng cùng ngày, Quân Đoàn 101 Airborne đã bị nạn bởi lựu đạn quăng vào lều chỉ huy trưởng, làm 13 người bị thương và 6 người bị thương nặng.
Khi cuộc chiến mở đầu hôm Thứ Năm (giờ địa phương Iraq), quân đội Iraq đầu tiên chống cự với một số bị tử trận, song cuộc chống cự yếu dần và hằng trăm lính Iraq đã đầu hàng. Thứ Sáu, lực lượng Iraq rút lui đã phóng hỏa đốt cả 30 giếng dầu hỏa ở miền nam Iraq để chặn đường tấn công của phe đồng mình bởi khói mù bốc lên. Đoàn xe chiến đấu Bradley và các chiếc xe tăng M1A1 Ahrams cùng với các chiếc xe khác đã tiến thẳng tới Baghdad không gặp một cuộc chống cự nào. Sáng Chúa Nhật 23/3/2003, ở miền bắc Iraq, một phi đạn không đựng hóa chất của Iraq bắn vào căn cứ của US nhưng đã bị phi đạn Patriot triệt hạ.
|
Theo những người chứng kiến, như một người đứng quan sát ở ngoài dinh tổng thống, đã cho ABC News biết Tổng Thống Saddam Hussein vào ngay sáng Thứ Năm bên đó, tức đêm Thứ Tư bên Hoa Kỳ, sau cuộc tấn công đầu tiên bằng những cuộc dội bom và bắn trọng pháo phi đạn ào ào vào thủ đô Baghdad, cố ý để “hạ thủ” lực lượng chiến đấu của Iraq, đã được khiêng ra khỏi dinh, mặt đeo chiếc mặt lạ dưỡng khí. Nguồn tin tình báo Hoa Kỳ cho hay không thấy cha con của vị tổng thống này liên lạc với nhau nữa. Tuy nhiên, hôm Thứ Sáu, truyền hình Iraq lại cho thấy hai cha con này đang ngồi họp với nhau.
Hôm Thứ Sáu, 21/3/2003, lực lượng liên minh do Úc dẫn đầu đã bắt được một chiếc tầu Iraq đang sửa soạn gài mìn dưới biển ở Vịnh Ba Tư. Ngược lại, cũng vào ngày này, chính quyền Iraq đã trục xuất tức khắc 4 phóng viên CNN. Theo phe đồng minh thì Quân Đoàn 51 của Iraq có từ 8 đến 10 ngàn người đã ra đầu hàng ở vùng Basra, nam Iraq, nhưng sau đó, tướng Tommy Franks của US đã cho các ký giả biết có chừng 1 tới 2 ngàn lính Iraq bị bắt giữ.
|
Sau tai nạn trực thăng thứ nhất, tới tai nạn thứ hai xẩy ra ở Vịnh Ba Tư, giữa hai chiếc trực thăng của phe đồng minh, làm thiệt mạng 1 US và 6 UK. Tai nạn xẩy ra vào lúc 4:30 giờ chiều địa phương ngày Thứ Bảy, vào lúc trời còn đang tối.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cho Hoa Kỳ sử dụng không phận để tấn công Iraq vào hôm Chúa nhật 23/3/2003. Chiếc máy bay Tornado GR4 sau chuyến phi vụ đã bị bắn hạ bởi một phi đạn Patriot của phe đồng minh gần biên giới Kuwait.
Cũng vào Chúa Nhật 23/3/2003, Hoa Kỳ phản đối việc các hãng Nga đã bán cho Iraq các thứ phi đạn chống xe tăng, những dạ kính và bộ phận cản. Ngược lại, cũng vào cùng Chúa Nhật này, Nga phản đối việc Hoa Kỳ để cho chiếc máy bay thám thính U-2 bay dọc theo biên giới của Nga-Georgea hôm 22/3, trước đó cũng có những chuyến bay khác như thế vào ngày 27/2 và 7/3, những hành động được Nga cho rằng “lập lại hành động dính dáng đến những thời Chiến Tranh Lạnh”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thiệt hại
|
Thứ Bảy 22/3/2003, con số thường dân bị thương trong các cuộc dội bom và đại pháo phi đạn ào ào vào thủ đô Baghdad đã lên tới hơn 200 thường dân. Ông Mohammad Saeed al-Sahaf, bộ trưởng thông tin Iraq đã cho các phóng viên báo chí biết có 207 người dân bị thương nằm nhà thương, và Hoa Kỳ bắn phi đạn nhiều quá sức, hơn 300 chiếc: “Chúng tôi đã đếm ở một khu vực nhỏ xíu ở Iraq thôi mà đã chịu 19 phi đạn rồi. Tôi đã đến đó và thấy các phần của những phi đạn này… 19 phi đạn ở một khu vực nhỏ hẹp. Bởi thế, tôi cho rằng có cả hằng tấn phi đạn đã bắn vào những người Iraq”. Ông này còn cho biết Hoa Kỳ đã thất vọng đến nỗi đã phải bắt hằng ngàn thường dân Iraq mặc quân phục lính Iraq giả bộ đầu hàng lực lượng liên minh ở đảo dầu Faw thuộc miền nam Iraq. Theo ông này thì bất chấp truyền thông bậy bạ về tin tức chiến cuộc bất lợi cho phe Iraq, quân đội Iraq đang vững vàng tiếp tục chiến đấu.
Tại Baghdad, tòa Thượng Phụ Chaldean đã bị hư hại bởi những cuộc dội bom, nhưng ĐGM phụ tá Emmanuel Karim Delly không bị thương. Còn vị lãnh đạo tôn giáo 75 tuổi ở đây đã bị thương vì “kính cửa sổ rơi trúng người tôi. Nhưng may không có gì xẩy ra cho tôi. Đức Trinh Nữ đã xin giữ tôi. Tôi được bằng an”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phản ứng
|
Các vị ngoại trưởng của Nga và Tầu hôm Chúa Nhật 23/3/2003, qua cuộc điện đàm, đã kêu gọi chấm dứt ngay cuộc tấn công Iraq: “Cuộc chiến tranh này đã mang lại nhiều tử thương nơi thành phần dân sự. Cả một cuộc hủy hoại khủng khiếp, con số tị nạn tăng lên và các vấn đề nhân đạo trở nên nghiêm trọng. Nga và Tầu cương quyết chủ trương theo nguyên tắc là chỉ có Hội Đồng Bảo An LHQ mới có thể quyết định về việc tái thiết Iraq, và Nga với Tầu sẽ chủ động đẩy mạnh vấn đề này”.
70 ngàn người xuống đường biểu tình tại Lahore Pakistan chống lại việc US và UK tấn công Iraq hôm Chúa Nhật, đây là cuộc biểu tình đầu tiên tại Pakistan từ khi cuộc chiến bùng nổ, được tổ chức bởi MMA (Muttahida Majlis-e-Amal), và trong thành phần tham dự có các vị lãnh đạo của các đảng tôn giáo cực đoan: “Hiệp Chủng Quốc đã chiếm A Phú Hãn. Sau Iraq, nó sẽ tấn công Saudi Arabia như một phần trong mưu đồ thành lập một Đại Quốc Do Thái”, vị lãnh đạo MMA là Hafiz Hissain Ahmed đã cho thông tấn xã Reuters biết như thế.
|
Các cuộc xuống đường biểu tình phản đối cuộc tấn công Iraq của US và UK đã xẩy ra khắp thế giới từ khi cuộc chiến bùng nổ, với 4 ngàn ở Wellmington, 3 ngàn ở Brisbane và vài ngàn ở Auckland Tân Tây Lan, 2 ngàn ở thủ đô Jakarta Nam Dương (nơi mấy chục ngàn cảnh sát đang tập dượt để đề phòng nổi loạn), và 5 ngàn ở thủ đô Tân Đề Li Ấn Độ, nơi có một số người mang theo chai lọ dựng máu pha dầu và hô lên: “Hãy cầm lấy đi, đó là những gì các người muốn, và đừng tấn công Iraq nữa”. Đáng kể nhất là ở ngay thủ đô UK, vào hôm Thứ Bảy 22/3/2003, có cả 500 ngàn người. Ở Maní thủ độ TBN, hôm Thứ Sáu đã xẩy ra cuộc đụng độ giữa đoàn biểu tình và cảnh sát, kết quả có 50 người bị thương trong đó có 5 cảnh sát viên. Trong khối Ả Rập, những cuộc xuống đường biểu tình cũng xẩy ra ở Bahrain, Yemen, Oman, Amman Jordan, Lebanon Beirut, Gaza West Bank Palestine, Ở Cairô Ai Cập, xứ sở đông dân nhất trong vùng, với 70 triệu người, ngày nào cũng có những cuộc xuống đường, và hôm Thứ sáu, cảnh sát đã phải kịch liệt ra tay khi đoàn biểu tình tiến đến tòa lãnh sự US và Tổng Hành Dinh của Khối Liên Minh Ả Rập, để phản đối khối này đã không tỏ ra chống lại cuộc tấn công Iraq. Vị lãnh đạo khối 22 quốc gia này là Amr Moussa đã lên tiếng như sau: “Cuộc dội bom và bạo động chúng ta đang thấy trên truyền hình vệ tinh sẽ gây căm hận nơi mọi người Ả Rập khi nhìn thấy cảnh ấy… Không một người Ả Rập nào còn lương tâm có thể chịu đựng được…”. Ông còn cảnh giác cho biết cuộc chiến tranh đánh Iraq có thể “mở toang cửa hỏa ngục” ở Trung Đông.
|
Ở Hoa Kỳ, hôm Thứ Bảy 22/3, tại Nữu Ước, đoàn biểu tình 200 ngàn người diễn hành từ khuôn viên báo Times qua đường Broadway đến Công Viên Washington. Cuộc diễn hành này kéo dài 2 tiếng rưỡi, trong thời gian đó, có những chỗ cảnh sát phải rượt bắt những người bạo động, kết quả có 47 người bị bắt giữ. Đoàn biểu tình mang những bảng hiệu như “tiền để tiêu cho việc làm chứ không phải cho chiến tranh”, “Chirac làm Tổng Thống năm 2004”. Ở Washington DC, mấy trăm người ở Lafayette Park gần Tòa Bạch Ốc, la lối những câu như: “48 tiếng Bush phải rời Tòa Bạch Ốc”. Ở Los Angeles, cách chỗ Academy Awards hôm Chúa Nhật một ít, cả hàng ngàn người xuống đường chống đối, từ tuổi dậy thì đến các thương phế binh Hoa Kỳ chiến đấu ở VietNam đã kéo đến văn phòng của các ngành truyền thông như CNN, mang theo những bảng hiệu như: CNN là khí cụ của lừa đảo”. Một cây viết tự do ở Los Angeles là Cesar Arredando cho biết: “Tôi nghĩ truyền thông đã bị thiên lệch vì tất cả những gì chúng tôi thấy đều là những chuyên viên quân sự và cáng nhiều chuyên viên truyền thông hơn nữa. Cuộc biến chuyển như thế này hầu như đã bị bỏ qua”.
Kết thúc lễ phong chân phước cho 5 tân á thánh tại quảng trường Thánh Phêrô Chúa Nhật 23/3/2003, ĐTC kêu gọi cầu nguyện “nhất là vào lúc này” để nài xin “ơn hòa bình”. Ngài đặc biệt ký thác “những nạn nhân của những giờ phút chiến tranh này cùng với những người họ hàng thân thuộc khổ đau của họ”. Hôm Thứ Bảy, 22/3, khi gặp các nhân viên làm việc cho đài truyền hình Telepace của Công Giáo Ý, dịp mừng kỷ niệm 25 năm thánh lập, ĐTC lần đầu tiên từ khi cuộc chiến bùng nổ công khai nói lên cảm nhận của mình về cuộc chiến tranh này như sau: “Khi chiến tranh xẩy ra, như những ngày này ở Iraq, đe dọa vận mạng của nhân loại thì lại càng phải công bố một cách quyết liệt là chỉ có hòa bình mới là đường lối duy nhất kiến tạo nên một xã hội công chính và kết đoàn hơn. Bạo lực và khí giới không thể nào giải quyết được các vấn đề của con người”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tị Nạn
|
|
|
|
|
|
|
|
23/3 Chúa Nhật
Bản Công Bố về Chiến Tranh với Iraq
ĐGM Wilton D. Gregory
Chủ Tịch HĐGM Hoa Kỳ
19/3/2003
Quốc gia của chúng ta đang ở trên bờ vực chiến tranh. Chúng ta đã hoạt động, nguyện cầu và hy vọng rằng sẽ tránh được cuộc chiến tranh này. Công việc hiện nay là hoạt động, nguyện cầu và hy vọng rằng những hậu quả chết chóc của cuộc chiến ấy bị hạn chế, mạng sống thường dân được bảo vệ, các thứ vũ khí đại công phá bị hủy loại, và nhân dân Iraq sớm được hưởng hòa bình trong tự do và công lý.
|
Thời gian nguyện cầu và đoàn kết. Trong lúc chiến tranh xẩy ra, trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là nguyện cầu và đoàn kết. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này nhất, đó là những con người nam nữ đang liều mạng sống mình để phục vụ xứ sở của chúng ta, gia đình của họ và những người thân yêu đang phải đối diện với một nỗi sợ hãi và lo âu như thế vào lúc này đây, đó là những vị tuyên úy phục vụ những con người liều mạng ấy; đó là nhân dân Iraq đã đau khổ đã lâu, và những ai vất vả để cung cấp cho họ những nhu cầu nhân đạo. Tất cả chúng ta cần phải làm những gì có thể để tỏ tình đoàn kết với tất cả những ai sẽ chịu khổ đau bởi cuộc chiến tranh này.
Trách nhiệm giải giới của Iraq. Từ Cuộc Chiến Vùng Vịnh, chúng ta đã minh nhiên kêu gọi hãng lãnh đạo Iraq phải loại trừ những nỗ lực sáng chế những thứ vũ khí đại công phá và đáp ứng những trách nhiệm của họ bằng việc hủy hoại các thứ vũ khí ấy. Chúng ta cũng đã rõ là cộng đồng thế giới cần phải bảo đảm là Iraq tuân hợp với những trách nhiệm của họ đối với những bản quyết định của Liên Hiệp Quốc. Như Chúa Nhật vừa rồi Đức Thánh Cha đã nói: “các vị lãnh đạo chính trị ở Baghdad có nhiệm vụ khẩn thiết trong việc hoàn toàn hợp tác với cộng đồng quốc tế để cất đi bất cứ lý do nào có thể đưa đến vấn đề phải can thiệp bằng võ lực”.
|
Rất tiếc chiến tranh đã không thể ngăn tránh được. Các nhà lãnh đạo của xứ sở chúng ta đã đi đến một quyết định hệ trọng về việc tuyên chiến vì chính quyền Iraq đã không chịu hoàn toàn thực hiện những trách nhiệm của họ. Chúng tôi hết sức tiếc xót vì chiến tranh không thể nào ngăn tránh. Chhủ trương của chúng tôi vẫn là lời công bố của toàn thể hội đồng giám mục hồi tháng 11 năm ngoái. Mối quan tâm và vấn đề về luân lý của hội đồng chúng tôi, cũng như lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong việc tìm kiếm những giải pháp thay cho chiến tranh, đã quá rõ và cho thấy những phán đoán khôn ngoan của chúng tôi về vấn đề áp dụng giáo huấn truyền thống của Công Giáo liên quan đến việc sử dụng võ lực trong trường hợp này. Chúng tôi đã đặc biệt quan tâm đến những điều kiện tiên quyết có thể dẫn tới, cùng với những hậu quả có thể xẩy ra của một thứ chiến tranh chính yếu như thế ở một miền đất có lẽ đầy biến động nhất thế giới này. Để âm vang lời cảnh huấn của Dức Thánh Cha về vấn đề chiến tranh “bao giờ cũng là một thua bại của nhân loại”, chúng tôi đã nguyện cầu và thiết tha kêu gọi hãy theo đuổi những đường lối ôn hòa trong việc giải giới Iraq theo những đường hướng của Liên Hiệp Quốc.
|
Những quyết định đang được thực hiện về vấn đề Iraq và chiến tranh chống lại vấn đề khủng bố có thể chất chứa tính cách lịch sử về việc sử dụng võ lực, tính cách hợp pháp của các cơ cấu quốc tế và vai trò của Liên Hiệp Quốc trên thế giới. Tầm vóc quan trọng của những vấn đề này cần phải được tiếp tục thẩm định vì vai trò trọng yếu của chúng trong việc hình thành một thế giới công chính và an bình hơn.
Vai trò của lương tâm. Trong lúc chúng tôi đã cảnh giác về những mối nguy hiểm liên quan vấn đề luân lý trong việc tra tay vào cuộc chiến tranh này, chúng tôi cũng đã nói rõ việc tìm được các câu giải đáp không phải là dễ. Chiến tranh gây ra những hậu quả trầm trọng, và việc không ra tay hành động cũng vậy nữa. Thành phần thiện tâm có thể và thực sự bất đồng ý với nhau về cách giải thích vấn đề giáo huấn chiến tranh chính đáng và cách áp dụng các qui tắc chiến tranh chính đáng vào những dữ kiện được tranh luận trong trường hợp này. Chúng tôi hiểu được và tôn trọng việc quyết định khó khăn về luân lý cần phải được vị Tổng Thống của chúng ta cùng với những người mang trọng trách thực hiện những quyết định quan trọng liên quan đến nền an ninh của quốc gia cũng như của thế giới này (Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 2309).
|
Chúng tôi khẳng định những lời của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo như sau: “Những ai đã thề hứa phục vụ xứ sở của mình trong vấn đề võ trang đều phục vụ cho nền an ninh và tự do của các quốc gia. Nếu họ thành thật thi hành nhiệm vụ của mình là họ thực sự góp phần vào công ích của quốc gia và việc bảo trì hòa bình” (số 2310). Chúng tôi cũng xác nhận là “các thẩm quyền dân sự phải có những khoản tương xứng cho những ai vì lý do lương tâm không muốn mang vũ khí” (số 2311). Chúng tôi ủng hộ những ai đã chấp nhận tiếng gọi phục vụ xứ sở của mình một cách chính đáng theo lương tâm trong việc võ trang, và chúng tôi cũng lập lại việc chúng tôi hằng chủ trương ủng hộ những ai phải làm theo việc phản kháng của lương tâm và việc phản kháng chọn lựa của lương tâm.
|
Tác hành luân lý của chiến tranh. Một khi đi đến chỗ quyết định sử dụng võ lực, thì cần phải tuân giữ những giới hạn về luân lý và pháp lý đối với tác hành chiến tranh. Hiệp Chủng Quốc và các nước đồng minh đang giao chiến với một chế độ đã tỏ ra, và chúng ta sợ rằng sẽ tiếp tục tỏ ra cho thấy, thái độ coi thường mạng sống dân sự cùng các qui tắc truyền thống đối với việc sử dụng võ lực. Đó lại càng là lý do những giá trị này cần phải được quốc gia của chúng ta chấp nhận và nắm giữ. Trong khi chúng tôi công nhận và hoan hô khả năng cùng với việc dấn thân được hoàn chỉnh trong việc tránh gây tử thương cho thành phần thường dân, nhưng dù sao cũng cần phải thực hiện hết mọi nỗ lực để bảo đảm được rằng những cố gắng làm giảm bớt mối nguy hiểm xẩy ra cho lực lượng Hiệp Chủng Quốc phải được thực hiện bởi những phán quyết thận trọng đối với nhu cầu quân sự cũng như đối với nhiệm vụ tôn trọng mạng sống cùng nhân phẩm của nhân dân Iraq, những người đã chịu khổ đau quá nhiều bởi chiến tranh, đàn áp và tình trạng cấm vận tàn tệ.
Bất cứ quyết định nào tự vệ trong việc chống lại những thứ khí giới đại công phá của Iraq, bằng việc sử dụng những thứ khí giới đại công phá đề là những gì hiển nhiên bất chính. Buộc phải tránh việc sử dụng những thứ mìn, những thứ bom chùm và các loại vũ khí không phân biệt giữa quân lính và thường dân, giữa thời chiến và thời bình. Trong tất cả mọi việc làm trong cuộc chiến tranh của chúng ta, bao gồm cả những thẩm định là “việc gây thiệt hại phụ thuộc” có tương xứng hay chăng, chúng ta cần phải coi trọng mạng sống và đời sống của những người dân Iraq, như chúng ta coi trọng mạnh sống và đời sống của gia đình và đồng bào của chính mình.
|
Những quan tâm về nhân đạo và trách nhiệm hậu chiến. Nhân dân Iraq đã bị tổn thương có thể sẽ phải đối diện với những gánh nặng mới kinh hoàng trong trận chiến này, và một miền đất đã đầy những xung đột và tị nạn sẽ lại càng xẩy ra xung đột hơn và nhiều người lang thang không nơi nương tựa. Ngay trong lúc chiến tranh hỗn loạn cũng cần phải cố gắng tránh đừng để xẩy ra tình trạng xung khắc nội bộ song để bảo vệ những thành phần dễ bị tổn hại. Chúng tôi hết sức quan tâm đến những nguồn liệu đầy đủ và những dự án hiệu nghiệm cần phải có để đáp ứng tình trạng khủng hoảng về nhân đạo ở Iraq mà, ít là trong một thời gian ngắn, sẽ bị tệ hại hơn bởi cuộc chiến tranh này. Hiệp Chủng Quốc, hoạt động với Liên Hiệp Quốc, với những tổ chức cứu trợ tư nhân, cũng như những thành phần quan tâm, mang một trách nhiệm nặng nề, trong cuộc chiến cũng như thời hậu chiến, trong việc cung ứng cho các thành phần tù nhân chiến tranh POWs (prisoners of war) và thường dân, nhất là những người tị nạn và vô gia cư. Các cơ quan cứu trợ Công Giáo sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để đáp ứng các nhu cầu của nhân dân Iraq.
|
Hiệp Chủng Quốc cũng phải chấp nhận một trách nhiệm dài hạn trong việc giúp nhân dân Iraq xây dựng một nền hòa bình chân chính và bền vững nơi xứ sở của họ, đồng thời còn phải giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng chưa được giải quyết ở Trung Đông, nhất là tình trạng xung đột giữa Do Thái và Palestine. Chiến tranh và việc tái thiết ở Iraq không được làm cho chúng ta bỏ đi trách nhiệm của chúng ta đối với thành phần nghèo khổ ở tại xứ nhà cũng như ở nước ngoài, hay không được bán cái cho những nguồn lực thiết yếu khác của những cơ quan cấp cứu nhân đạo trên khắp thế giới.
Ở vào những lúc như thế này, chúng ta hãy hướng lên Thiên Chúa và xin Ngài ơn khôn ngoan và kiên trì, can đảm và thương cảm, tin tưởng và hy vọng. Kitô hữu chúng ta được kêu gọi là “những người lính canh gác hòa bình” như Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta. Chúng ta hợp với Ngài trong việc thiết tha nài xin những người Công Giáo hãy giành Mùa Chay này để suy tư, nguyện cầu và chay tịnh hầu những thử thách cùng với thảm trạng của chiến tranh sớm được thay thế bằng một nền hòa bình chân chính và bền vững.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, chuyển dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 20/3/2003
22/3 Thứ Bảy
Iraq hướng về Nữ Vương Hòa Bình
Tờ Nhật San Quan Sát Viên của Tòa Thánh phát hành ngày Thứ Sáu 21/3/2003 đã kêu gọi tín hữu khắp thế giới cầu Kinh Mân Côi trong vòng 24 tiếng đồng hồ tới để cầu nguyện hòa bình ở Iraq. Cũng chính trong Ngày Thứ Sáu của Tuần Thứ Hai Mùa Chay này, Công Giáo và Kitô Giáo Iraq, vào lúc 6 giờ chiều, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse ở thủ đô Baghdad, Vị Thánh vào chính ngày lễ kính Ngài ở Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ tấn công Iraq, đã dâng hiến nước Iraq cho Trinh Nữ Maria. Trong những ngày tới đây, Kitô hữu ở Baghdad tập trung cầu nguyện chung quanh tượng Trinh Nữ thánh du ở nhiều nhà thờ khác nhau trong thủ đô.
|
Tượng Mẹ thánh du này đã tới Iraq từ năm 1998. Thông báo hiến dâng này được phổ biến từ Chúa Nhật 16/3/2003, chính ngày xẩy ra cuộc họp thượng đỉnh của phe chủ chiến và trước ngày Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn khai chiến. Cuộc hiến dâng nước Iraq này cho Mẹ Maria được cả các vị đại diện Công Giáo và các Giáo Hội Kitô Giáo khác nhau cùng thực hiện, gồm có: ĐGM Shlemon Warduni và Emmanuel-Karim Delly thuộc Tòa Thượng Phụ Chaldean; ĐTGM Jean Benjamin Sleiman thuộc Giáo Hội Công Giáo Latinh; ĐTGM Athanasius Matti Shaba Matoka thuộc Giáo Hội Công Giáo Syria; ĐTGM Paul Coussa thuộc Giáo Hội Công Giáo Armenia; ĐTGM Saverius Jamil Hawa thuộc Giáo Hội Chính Thống Syria; và ĐTGM Ghevargese Warda Daniel Sliwa thuộc Giáo Hội Assyria.
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman,
TGM Baghdad, hôm nay đã diễn tả với cơ quan truyền giáo MISNA về nỗi đau thương
buồn thảm của những người Iraq về cuộc chiến tranh này, vì “dân chúng biết được
là cái ác hại nhất đã xẩy ra. Mối đe dọa ấy đã trở thành hiện thực, dân chúng,
mặc dù thu mình lại song cũng vẫn cố gắng để gồng mình chống chọi với tình thế”.
Tuy nhiên, Baghdad vẫn còn nước, điện, và điện thoại, nhưng “các cửa tiệm đã
đóng cửa và đường phố thật là vắng lặng. Nhiều người đã bỏ đi; các người khác
thì chui rúc ẩn nấp ở nhà mình hay lợi dụng cơ hội đi thăm bạn bè thân thuộc. Đó
là một hình thức liên đới đặc biệt cần vào những lúc như thế này đây”.
Hành Trình Mùa Chay 2003 của Giáo Triều Roma
Theo tục lệ hằng năm, hành trình Mùa Chay của Giáo Triều Rôma được bắt đầu từ tuần phòng trong tuần lễ từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay đến hết Thứ Sáu tuần ấy. Sau đó, vào bốn ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay trước Tuần Thánh, mỗi tuần sẽ có một bài giảng cho cả Giáo Triều, do vị linh mục thuyết giảng của Giáo Hoàng Gia phụ trách, hiện tại cũng như năm ngoái là linh mục Raniero Cantalamessa, Dòng Phanxicô, tại nguyện đường Mẹ Đấng Cứu Thế, vào lúc 9 giờ sáng. Chủ đề Mùa Chay năm nay là “Chúa Kitô đã quá yêu Giáo Hội của Ngài” (Eph 5:25), ý nghĩa về mầu nhiệm Giáo Hội.
Một Trật Tự Mới của Thế Giới Toàn Cầu Hóa: Tư Bản Kiểu Cộng Sản?
Trật Tự Mới: Tranh Đoạt
|
Việc Hoa Kỳ tấn công Iraq bất chấp Liên Hiệp Quốc đã là một điều hết sức sai lầm và tệ hại, mà nếu Iraq, một khi bị dồn đến đường cùng, lại sử dụng đến các thứ đại công phá mà họ tuyên bố là hoàn toàn không có và các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc chưa tìm thấy, thì đại họa sắp xẩy đến cho thế giới. Đại họa này không phải là chiến tranh nguyên tử, mà là một trật tự mới của thế giới toàn cầu hóa sẽ được thành hình, một trật tự thế giới toàn cầu hóa tư bản kiểu cộng sản.
Tại sao? Làm sao có thể xẩy ra điều này?
Theo tôi, vấn đề có thể sẽ xẩy ra là: thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ tự đại cho rằng Liên Hiệp Quốc chẳng làm gì được Iraq, chỉ có Hoa Kỳ mới lật được mặt nạ giả dối của Iraq. Bởi thế, việc Hoa Kỳ sử dụng võ lực qua mặt Liên Hiệp Quốc là chính đáng, vì mang lại kết quả tốt. Như thế, tóm lại, hai điều xác tín sẽ được chủ trương như sau: thứ nhất, chỉ có võ lực mới là biện pháp duy nhất và trên hết để giải quyết tất cả mọi vấn đề gai góc hóc búa nhất trên thế giới này, và chỉ cần một chính phủ duy nhất, một đảng phái duy nhất, thậm chí một cá nhân duy nhất, mới có thể làm được việc này, chứ nhiều thày sẽ thối ma như đã điển hình xẩy ra cả sáu tháng trời ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
|
Nếu thực sự những suy đoán này là đúng, thì thực tế có thể sẽ xẩy ra như sau. Một khi Iraq sử dụng những thứ vũ khí đại công phá, Hoa Kỳ cũng sẽ sử dụng những loại vũ khí này. Tất nhiên, theo tự nhiên, Hoa Kỳ sẽ thắng vì mạnh hơn, trừ trường hợp ngoại lệ theo Mầu Nhiệm Quan Phòng của Thiên Chúa, Đấng làm chủ lịch sử thế giới. Thật vậy, nếu Iraq thật sự sử dụng các loại vũ khí đại công phá, Iraq sẽ không thể nào thắng được trận chiến này, vì Iraq đương đầu với cả thế giới chứ không riêng gì Hoa Kỳ. Thế nhưng, sau khi Iraq bị hạ rồi mới là vấn đề rắc rối. Bởi vì, dù các nước có kể công đã góp phần vào cuộc chiến này, Hoa Kỳ vẫn là tay chủ chốt, bởi đã chủ chiến ngay từ đầu, với một lực lượng mạnh nhất, dù không có sự cộng tác của các nước khác. Theo họ, các nước khác, chẳng hạn như và nhất là Pháp, Nga và Đức là phe phản chiến vốn chống lại chủ trương võ lực của Hoa Kỳ, thì sở dĩ tam quốc phản chiến này nhào vô là để ăn ké, là để vuốt mặt mà thôi. Bởi vậy, Hoa Kỳ sẽ toàn quyền định đoạt về số phận của Iraq. Hoa Kỳ sẽ đặt để một chính phủ bù nhìn cho Iraq để tha hồ điều khiển chính trị và kinh tế của Iraq.
Liên Hiệp Quốc sau trận chiến này kể như bị loại trừ, như số phận của Tổ Chức Liên Minh Chư Quốc trước Liên Hiệp Quốc vậy. Thật thế, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc được thành lập ngày 24/10/1945 sau Thế Chiến Thứ Hai. Tổ Chức Liên Hiệp Quốc này được phỏng theo và tiếp nối tổ chức quốc tế đã được hình thành sau Thế Chiến Thứ Nhất, đó là Tổ Chức Liên Minh Chư Quốc (League of Nations). Tổ Chức Liên Minh Chư Quốc được các nước dự phần vào cuộc chiến thắng Đại Chiến Thứ Nhất là Pháp, Đại Anh Quốc, Ý , Nhật và Hoa Kỳ thành lập vào tháng Giêng năm 1920 với trụ sở chính ở Geneva Thụy Sĩ. Tổng Thống Woodrow Wilson Hoa Kỳ là người chủ chốt trong việc thành lập tổ chức quốc tế này, nhưng đã thất bại trong việc chinh phục Hoa Kỳ tham gia vào tổ chức này, một tổ chức bị giải tán vào tháng 6/1946, sau khi Tổ Chức Liên Hiệp Quốc thành hình. Tổ Chức Liên Hiệp Quốc cũng được đa số các nước sáng lập Tổ Chức Liên Minh Chư Quốc đứng ra thành lập. Đại diện của các nước này đã gặp nhau ở San Francisco vào tháng Tư năm 1945 để phác họa một dự án bảo vệ hòa bình thế giới, dự án được gọi là Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (the Charter of the United Nations). Tháng 6/1945, đã có 50 nước ký nhận Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc này và đã trở thành hội viên đầu tiên của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay, các nước hội viên Liên Hiệp Quốc đã lên đến 159, trong đó có Việt Nam (gia nhập từ năm 1977). Trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc được đặt tại Nữu Ước Hoa Kỳ. Lá cờ của Liên Hiệp Quốc cũng cho thấy mục đích phục vụ hòa bình của tổ chức này, đó là hình ảnh thế giới được bao đỡ bởi hai cành lá Olive tượng trưng cho hòa bình.
|
Hoa Kỳ chẳng những sẽ làm bá chủ thế giới về kinh tế, vì dầu hỏa của vùng Trung Đông sau trận chiến Iraq sẽ từ từ thuộc về tay Hoa Kỳ. Một Khối Liên Minh Ả Rập và Liên Minh Hồi Giáo chia rẽ nhau như đã xẩy ra trước khi Iraq bị Hoa Kỳ hạ không thể nào chống lại được Hoa Kỳ. Bởi thế, muốn sống, mỗi nước phải bang giao với Hoa Kỳ, bằng không Hoa Kỳ sẽ có lý do chính đáng, như những lý do với A Phú Hãn, với Iraq, để xâm nhập vào các nước này và làm chủ họ như A Phú Hãn và Iraq. Làm chủ kinh tế là làm chủ về chính trị. Làm chủ về chính trị là làm chủ về các thứ luật lệ, ý hệ và văn hóa, một thứ luật lệ, ý hệ và văn hóa chết chóc. Nếu thực sự tình hình sẽ đi đến chỗ độc quyền, độc quốc, độc đảng, độc đoán này thì không phải là thế giới đang được hình thành theo một trật tự mới, thật ra là một trật tự cũ, một trật tự của ngàn xưa, một trật tự của những tham vọng bá chủ độc đoán vốn bẩm sinh nơi lòng trí bị nhiễm nguyên tội của con người muốn nên bằng Thiên Chúa ngay từ ban đầu (x Gen 3:5-6), một trật tự tư bản theo kiểu cộng sản hay sao?
Trật Tự Mới: Độc Tôn
Thế nhưng, vấn đề không phải chỉ có thế. Vấn đề cần phải nói đến ở đây, cần phải đưa ra ở đây liên quan đến cái trật tự mới của thế giới toàn cầu hóa theo tư bản kiểu cộng sản này là vấn đề vận mệnh của Kitô Giáo, một tôn giáo có Đấng Sáng Lập chính là “Đấng Cứu Tinh Nhân Loại” (Redemptor Hominis).
|
Thật vậy, trong trận chiến này, dù Iraq thắng hay Hoa Kỳ thắng, tất cả đều bất lợi cho Kitô Giáo. Nếu một mình Iraq thắng được Hoa Kỳ là một đệ nhất siêu cường trên thế giới hiện nay, chưa kể đến các nước đồng minh của Hoa Kỳ, thì thử hỏi còn quốc gia Trung Đông nào dám đương đầu với Iraq. Nếu Iraq đã dám ngang nhiêm xâm chiếm Kuwait thì chẳng lẽ sau khi thắng được Hoa Kỳ Iraq liền trở nên hiền lành như ma sơ. Do Thái sẽ là mục tiêu đầu tiên của Iraq. Nếu Iraq làm chủ được Do Thái, một quốc gia cỏn con mà cả hơn nửa thế kỷ nay cả Khối Ả Rập khổng lồ chung quanh không làm gì nổi, thì các nước Ả Rập khác sẽ không vội vàng thần phục Iraq hay sao, bằng không sẽ xẩy ra một trận nội chiến trong Khối Liên Minh Ả Rập, mà phần thắng phần lớn sẽ về tay Iraq. Một khi đã làm chủ được vùng Trung Đông, vùng dầu hỏa này, Iraq sẽ làm bá chủ thế giới về kinh tế, và sẽ dám tấn công cả Tây Phương về vấn đề tôn giáo, vì, theo tinh thần của vị sáng lập Hồi Giáo là Tiên Tri Mohammed, tín đồ Hồi Giáo có phận sự phải canh tân xã hội loài người. Mà còn xã hội nào băng hoại hơn xã hội Tây Phương. Bởi thế, với quyền lực về kinh tế và do đó năm ưu thế về chính trị trên thế giới, Iraq sẽ tấn công các nước Tây Phương ở Âu Châu, và bắt các Kitô Hữu phải theo Hồi Giáo để được cứu rỗi, để nên tốt lành hơn.
|
Tình hình cũng có thể xẩy ra theo kiểu đốt giai đoạn là. Khi thấy Iraq bị tấn công thê thảm, người đồng chủng Ả Rập của mình, đồng đạo Hồi Giáo với mình, nhất là khi thấy Tổng Thống Saddam Hussein vốn nghêng ngang đã có thể hạ mình xuống ngỏ ý kêu cứu và hứa hẹn, các quốc gia Ả Rập, trong đó có cả tổ chức khủng bố quốc tế al-Queda, liền nhẩy vào vòng chiến, vừa chọi thẳng vừa tập kích, để cứu Iraq. Thế rồi, nhờ cơ may, đúng hơn do ý nhiệm thần linh, sau khi thắng được Hoa Kỳ và đồng minh Tây Phương của Hoa Kỳ, Khối Ả Rập thuần Hồi Giáo này, với máu hiếu chiến sẵn có của họ, làm sao có thể ngồi yên không thiết lập một đế quốc Hồi Giáo mới, như một thời vàng son trước đây của họ, với Đế Quốc Ottoman từ giữa đệ nhị thiên kỷ (1453) cho tới đầu thế kỷ 20 (1922) mới hoàn toàn giải thể thành Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu thế giới bị đế quốc Hồi Giáo cai trị thì tất cả mọi người trên thế gian nào phải là tín đồ Hồi Giáo là cái chắc. Mà đối tượng đầu tiên là Kitô Giáo, một Kitô Giáo trước mắt những tay khủng bố Ả Rập quá khích hay cực bảo thủ đã bị tục hóa vì nền văn hóa sự chết. Cho dù Kitô giáo có những tổ chức bác ái từ thiện, trong khi nhân viên Liên Hiệp Quốc vội vàng rút lui để Hoa Kỳ dễ dàng tấn công Iraq, đã liều chết để ở lại với Iraq, như Tòa Khâm Sứ Vatican, hay để phục vụ nhân dân Iraq trong cơn khốn cùng của chiến tranh, như Hội Caritas Công Giáo. Mà càng bác ái lại càng chết. Bởi vì, chính vì bác ái ấy, Kitô Giáo đã lôi kéo được một số tín đồ Hồi Giáo trở lại Kitô Giáo thời hậu chiến Iraq, một tình trạng làm sao có thể chịu được trước mắt cuồng tín của những nhà cầm quyền Hồi Giáo cực đoan. Tình trạng đối kỵ Kitô Giáo này đã không thực sự xẩy ra ở Ấn Độ sau khi Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời hay sao? Nguyên nội bộ Kitô Giáo còn xẩy ra tình trạng cấm kỵ này nữa là, như Chính Thống Giáo ở Nga đối với Giáo Hội Công Giáo từ đầu năm 2002 tới nay với những vụ trục xuất các vị thừa sai Công Giáo ngoại quốc, vì cho Giáo Hội Công Giáo là dụ giáo, cướp đất giành dân của họ.
|
Ngược lại, nếu trường hợp Hoa Kỳ thắng, (vì nếu thực sự chế độ của con người mang tên Sađam Hussein tàn ác vô nhân đạo, thì Thiên Chúa cũng có tể dùng bàn tay sắt khác để đánh tan ý nghĩ kiệu căng và hạ bệ con người này), và tiến đến chỗ bá chủ thế giới như trên đã nói, thì thân phận Kitô Giáo cũng không khá hơn gì. Tại sao? Hoa Kỳ chẳng phải là một quốc gia Kitô Giáo hay sao, tại sao lại chống Kitô Giáo chứ? Thế nhưng, lịch sử đã hiển nhiên cho thấy, Pháp không phải là trưởng nữ của Giáo Hội Âu Châu hay sao, thế mà, Kitô hữu có được sống đạo yên lành đâu trước trào lưu Minh Tri và dân chủ từ cuối thế kỷ 18 cho tới cuối thế kỷ 19, trái lại, còn bị bách hại thậm tệ nữa là đàng khác. Bí Mật La Salette năm 1946 đã cho thấy rõ hiện tượng Kitô Giáo bị bách hại và sát hại ngay trong một quốc gia toàn tòng Kitô Giáo như vậy. Hiện nay nước Pháp vẫn còn là nước chống đối việc nhắc đến tôn giáo nói chung và Kitô Giáo nói riêng trong bản hiến pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu đang được soạn thảo, một tình trạng đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thẳng thắn vạch ra và lên tiếng chống đối mỗi khi có dịp từ đầu năm 2001 tới nay. Thử hỏi, với ý hệ quá mạnh về nhân quyền và dân chủ như Tây Phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, thì cơ cấu tập quyền và toàn quyền nơi vai trò Giáo Hoàng thượng tôn của Giáo Hội Công Giáo có thể nào không bị đập phá hay chăng? Một khi đã không phục quyền Giáo Hội, thì giáo thuyết tông truyền của Giáo Hội Công Giáo cũng là của Kitô Giáo có còn được tuân giữ hay chăng, hay chỉ là những gì lỗi thời, thậm chí sai lầm, cần phải thay thế bằng những ý hệ tân tiến hơn, cấp tiến hơn. Chẳng hạn vấn đề ngừa thai tự nhiên, một trong những vấn đề được Thông Điệp Sự Sống Con Người của Đức Thánh Cha Phaolô IV nêu lên và ban hành ngày 25/7/1968, cũng là một trong những vấn đề bị chống đối kịch liệt, có thể nói bị chống đối nhiều nhất. Vấn đề thứ hai cũng không kém bị chống đối như vấn đề ngừa thai tự nhiên trước trào lưu nhân quyền duy nhân bản và dân chủ “ý dân là ý trời” của xã hội văn minh Tây Phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, đó là vấn đề chỉ có nam nhân mới được làm linh mục.
Đó là lý do, một khi Hoa Kỳ độc bá toàn cầu, một siêu cường chẳng những về chính trị và kinh tế, mà còn cả về văn hóa duy nhân bản (mere/secular humanism) và văn minh duy thực dụng (utilitarianism), thì tất cả pháp chế của Hoa Kỳ, một quốc gia đã qua mặt Liên Hiệp Quốc để đánh Iraq, sẽ là một thứ thánh kinh toàn cầu, nước nào không theo sẽ bị trừng phạt, bị nghiêm trị, chẳng hạn bị cấm vận về kinh tế, như họ vẫn sử dụng cách này từ trước đến nay đối với các nước kém văn minh trên thế giới.
Trật Tự Mới: Vô Loài
|
Đây là chiều hướng của Hội Nghị Dân Số 1994 ở Cairô Ai Cập năm 1994. Chẳng hạn, các nước theo Kitô giáo hầu như toàn tòng thuộc Mỹ Châu Latinh nghèo khổ nhưng lại sinh nhiều, buộc phải thi hành chính sách phá thai. Thấy được chiều hướng khủng khiếp này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phải gửi thư cho từng vị quốc trưởng trên thế giới bấy giờ để kêu gọi chống lại áp đặt ấy. Cuộc chiến ý hệ bấy giờ về vấn đề dân số liên quan đến vấn đề áp buộc phá thai được chính phủ Clinton hết mình ủng hộ, một chính phủ đã bác bỏ dự luật cấm phá thai bán phần hai lần tại Mỹ, phải nói là còn gay go và ghê gớm hơn trận chiến giữa Hoa Kỳ và Iraq hiện nay. Để có thể thấy được phần nào hay cảm được phần nào cái khủng khiếp của trận chiến ý hệ cách đây gần 10 năm, nhất là để thấy được sức mạnh của trào lưu duy nhân bản một khi thế giới lọt vào tay một quốc gia tôn sùng nhân quyền đến phi nhân bản như Hoa Kỳ hiện nay, chúng ta hãy đọc lại những lời tường thuật của phái đoàn Tòa Thánh tham dự Hội Nghị Dân Số Cai Rô 1994 sẽ rõ. Sau đây là lời của ĐTGM Renato Martino, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc:
“Tôi lãnh đạo phái
đoàn đại biểu của Tòa Thánh ở Cairô (năm 1994). Tôi có thể cho quí vị (phóng
viên nguyệt san Inside The Vatican 8-9/1999, trang 67) biết là ở Hội Nghị Cairô
chúng tôi có rất nhiều người, nhiều vị đại biểu, nhiều phái đoàn đại biểu và
nhiều người khác nữa chống lại chúng tôi. Chúng tôi thật là đau khổ khi thấy
được tình trạng hận thù này. Tôi sẽ không đề cập đến thành phần thù hận chúng
tôi làm gì, mà chỉ cho quí vị biết những gì đã xẩy ra tại Hội Nghị Cairô thôi.
“Trong việc thương thuyết vào lúc cuối cùng của cuộc Hội Nghị Cairô, nhóm phác
họa vấn đề đã đi đến kết luận thiên về việc phá thai, và vị chủ tọa của nhóm này
bắt đầu kêu gọi các phái đoàn đại biểu mà ông biết là thích phá thai. Thế rồi,
chỉ vào phút cuối cùng – chỉ vào phút cuối cùng mà thôi – ông mới nhường lời cho
Tòa Thánh. Dĩ nhiên là Tòa Thánh nói ‘Không đồng ý!’ – chống lại việc phá thai.
“Sau đó, ông ta cho giải tán phiên họp. Thế nhưng ông đã không thèm đếm xỉa gì
tới 17 chữ ký của các phái đoàn đại biểu cùng chí hướng với Tòa Thánh yêu cầu
được trình bày để chống lại việc phá thai. Và cái gì đã xẩy ra? Ngày hôm sau,
các đầu đề của tất cả mọi tờ báo trên thế giới đăng là ‘Toàn Thánh Vatican Cản
Trở Hội Nghị Cairô’, ‘Tòa Thánh Vatican Bị Cô Lập’, ‘Tòa Thánh Vatican Đơn Thân
Độc Mã’ v.v… v.v.
“Hôm sau, vị chủ tọa ấy đã xin lỗi về đường lối ông điều khiển buổi họp cũng như
về việc ông phải cho các phái đoàn đại biểu yêu cầu đêm hôm trước được phát biểu.
Đây là những mưu mô và là những phương pháp – những mưu mô bẩn thỉu – họ chơi
chúng tôi. Từ bấy giờ họ đã cố gắng cho tới cùng, trong các cuộc họp khác, để
đẩy mạnh ý tưởng phá thai.
“Một mình chúng tôi phải chịu trận, nếu cần, để chỉ cần bảo vệ những gì Đức Giáo
Hoàng đã nói. Chúng tôi thấy có một số nước, mặc dù đồng ý với những nguyên tắc
được chúng tôi bênh vực, song vào phút chót, đã rút lui khỏi vị thế bênh vực của
Tòa Thánh, chỉ vì những ý tứ về chính trị, mặc dù họ hoàn toàn chấp nhận nguyên
tắc được Tòa Thánh bênh vực. Thế nhưng, vào giây phút cuối cùng họ lại nói:
‘Này, chúng tôi không muốn làm phiền đến người này, người kia hay người nọ’.
“Thế là, vì ý tứ chính trị, họ chấp nhận đứng ở vị thế mập mờ, và họ bảo vệ một
vai trò mập mờ.”
Để theo dõi kỹ lưỡng hơn tiến trình chống lại “Phúc Âm Sự Sống” (tên của bức
thông điệp Evanglium Vitae ban hành ngày 25/3/1995 của Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II) cũng là chống lại Giáo Hội, thẩm quyền bảo vệ lề luật Thiên Chúa,
chúng ta hãy theo dõi bài tường thuật “Những Gì Đã Xẩy Ra Ở Hội Nghị Cairô” của
Dale O’Leary được phổ biến trong tờ Nguyệt San Inside The Vatican 2/1999 (trang
85-87) sau đây.
“Chính quyền Clinton hết lòng ủng hộ chủ trương của bản thảo ấy. Năm 1994, chính
quyền Hoa Kỳ đã tăng ngân khoản tài trợ cho các chương trình dân số quốc tế lên
tới 600 triệu Mỹ kim. Trong cuộc họp sửa soạn cho Hội Nghị, các đại biểu Hoa Kỳ
làm áp lực bắt các đại biểu Châu Mỹ Latinh không được chống đối. Marta Casco,
một đại biểu ở Honduras, đã đứng lên phản đối áp lực của Hoa Kỳ và tỏ ra không
ưng thuận với việc dùng từ ngữ của bản thảo.
“Việc Đức Thánh Cha phê phán về bản thảo (theo tác giả lần 1 ngày 19/3/1994, qua
bức thư riêng gửi cho mọi vị quốc trưởng, và 3 lần sau qua các Buổi Nguyện Kinh
Truyền Tin hay Triều Yết Chung vào tháng 3, 4 và 8) đã làm bùng lên hàng loạt
cuộc tấn công Tòa Thánh Vatican cũng như tấn công giáo huấn Công Giáo đối với
vấn đề tính dục, sự sống và nữ giới. Mặc dầu Đức Thánh Cha đã kêu gọi nhiều lần
việc tôn trọng nữ giới và việc bênh vực nữ giới, Tòa Thánh cũng vẫn bị tố cáo là
chống lại việc giải phóng nữ giới.
“Trong khi có một số người ửng hộ bản thảo cho rằng Tòa Thánh Vatican đã hiểu
lầm nó và cho rằng văn kiện này không tấn công gia đình hay vấn đề phá thai, thì
lần nào các vị đại biểu yêu cầu các câu định nghĩa loại trừ vấn đề phá thai ra
cần phải cho vào bản thảo họ đều bị chống đối kịch liệt.
“Ngày 5 tháng 9 năm 1994, ngày khai mạc hội nghị, Gro Brundtland, Thủ Tướng nước
Na-Uy, kêu gọi ‘việc tha phép cho phá thai’ như là ‘một phương thế cần thiết
trong việc bảo vệ sự sống của nữ giới’.
“Những phần tử của Các Tổ Chức Ngoài Chính Quyền (NGO: Non-Government
Organizations) được phép phát biểu trong hội nghị cũng như được phép vận động
các đại biểu. Một số đã cổ võ ‘quyền’ cho nữ giới phá thai. Francis Kissling,
chủ tịch tổ chức Các Người Công Giáo Tự Do Chọn Lựa, một nhóm bị các giám mục
Hoa Kỳ cho de, đã lợi dụng vị thế là một tổ chức ngoài chính quyền của mình để
tấn công Tòa Thánh Vatican. Muthgard Toewe, thuộc nhóm Linh Động Truyền Thông
với Nữ Giới theo Văn Hóa của Họ, tuyên bố rằng: ‘Mọi người phụ nữ đều có quyền –
vì đó là một phần thuộc phẩm vị cũng như nhân quyền của họ – trong việc phá bất
cứ một cái thai nào không cần thiết’.
“Cuộc tranh cãi giữa những vị đại biểu xẩy ra dữ dội. Đến lúc căng thẳng nhất
thì Dr. Sai đã đổ lỗi cho Tòa Thánh Vatican là gây cản trở cho việc đồng lòng
thỏa thuận với nhau. Vào ngày 8 tháng 9 năm 1994, nhật báo Terra Viva, tờ tường
thuật về các hoạt động của Liên Hiệp Quốc, đăng một đầu đề: ‘Các quyền của nữ
giới bị giữ làm con tin: Nạn nhân của tình trạng thiếu đồng ý về việc phá thai’.
Một bức tranh hí họa vẽ một đấng bậc Công giáo đang cau mày giữ chặt lấy cây
thập giá và quay lưng lại với một đám đông đa văn hóa đang cầm các bảng hiệu yêu
cầu ‘cùng nhau đồng thỏa thuận lòng’ và ‘dung hòa’.
“Thật ra, không có một sự thỏa thuận nào cả, vì các đại biểu của các nước Hồi
Giáo và Công Giáo lo ngại là, nếu ngôn từ đang tranh luận về sức khỏe sinh dục
và sinh sản được chấp nhận, thì việc ngoại quốc viện trợ sẽ dính liền với việc
chấp nhận các chương trình cổ võ phá thai hay làm băng hoại các giá trị tôn giáo.
Hội nghị đã đi đến chỗ tắc nghẽn”.
|
Cho dù Iraq và Hoa
Kỳ, (ở đây không có ý nói đến cả một dân tộc hay một quốc gia), có kịch liệt
xung khắc đi nữa, có hận thù thiên thu với nhau đi nữa, có đụng độ kinh thiên
động địa đi nữa, nhưng cả hai đều giống nhau ở thái độ và mục tiêu của họ. Mục
tiêu của họ là làm bá chủ toàn cầu, và thái độ của họ là độc quyền và độc đoán.
Tuy nhiên, để có thể đi đến chỗ làm bá chủ toàn cầu hầu được độc quyền độc đoán
như chúa tể loài người này, cả hai còn giống nhau ở đường lối, đó là vô luân,
bất chấp luật pháp, coi thường quyền bính, một tinh thần của Satan, của ma qủi,
một tinh thần sẽ bộc phát đến cực độ vào những ngày sau hết, như Thánh Phaolô đã
đề cập đến trong bức thư thứ hai gửi Giáo Đoàn Thessalonica, về “con người vô
loài hay bất chấp luật lệ” (lawlessness)” (2:3), “nâng mình lên trên hết mọi
thần tượng được tôn sùng” (2:4), “xuất hiện như dự án của việc Satan hoạt động”
(2:9). Không biết những lời được Thánh Phaolô Tông Đồ đề cập đến trên đây có
đúng như những gì đang xẩy ra trong cuộc công khai phân tranh bá chủ độc tôn bất
chấp công lý và công quyền này hay chăng?
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL
Lễ Thánh Giuse, 19/3/2003,
Ngày Tổng Thống Bush hạ lệnh tấn công Iraq, sau tối hậu lệnh 48 tiếng 2 tiếng 15
phút