GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 7/2003

 

Ý Chung: “Xin cho các chính quyền và những ai lãnh trách nhiệm về kinh tế và tài chính thế giới biết nỗ lực tìm những đường lối và điều kiện bảo đảm cho tất cả mọi dân tộc có phương tiện cần thiết để sống một cách xứng với phẩm giá của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai ở Phi Châu đang bị yếu đau, nạn nhân của Chứng Liệt Kháng AIDS cũng như của các chứng bệnh trầm trọng khác, được cảm thấy niềm an ủi và yêu thương của Thiên Chúa qua việc phục vụ của các vị y sĩ và của những người ân cần chăm sóc họ.”.

 

___________________________________________

 27/7-02/8/2003

Giovanni Paolo II

2/8 Thứ Bảy

 

Trật Tự Thế Giới Mới


Để có thể biết được tác nhân, chương trình, tiến trình và hoạt động của một âm mưu lịch sử (conspiracy of history) được gọi là Trật Tự Thế Giới Mới (The New World Order) liên quan đến vận mệnh của toàn thể nhân loại, trong đó tất nhiên bao gồm cả các tôn giáo, xin theo di những tài liệu được góp nhặt, phân tích và đúc kết dưới đây.

"Ở mặt sau của mỗi đồng đôla Mỹ có in một cái được gọi là Đại Ấn Tín của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ấn tín này đã được Quốc Hội thừa nhận vào năm 1782. Trên một mặt của đồng bạc có in cả hai hình ảnh của ấn tín. Một trong hai hình ảnh này là con đại bàng Mỹ Quốc, một chân móng cặp một cành ôliu hòa bình và chân móng kia cặp 13 mũi tên đấu tranh. Hình ảnh thứ hai của ấn tín được phác họa là một kim tự tháp chưa xây xong, ở bên trên là một con mắt được đặt trong một hào quang. Ở dưới chân kim tự tháp được khắc những con số Rôma là MDCCLXXVI, nghĩa là 1776. Vòng cung ở trên nóc kim tự tháp có những chữ Latinh 'Annuit Coeptis', dịch nôm na là 'Ngài ưu ái ghé mắt đến nỗ lực của chúng ta', rồi ở phía dưới kim tự tháp có một cụm chữ Latinh 'Novus Ordo Seclorum', một vần thơ của thi sĩ Virgil, nghĩa là 'một trật tự mới của các thế hệ', hay là một trật tự thế giới mới. Nhà họa ra cái đại ấn tín này là Charles Thompson, một phần tử của Hội Tam Điểm giữ vai bí thư cho Hội Nghị Lục Địa..." (TNWO trang 35)

"Vào ngày mùng 1 tháng 5 năm 1776, một giáo sư người Bavarian tên là Adam Weishaupt đã khai sáng một tổ chức bí mật nhỏ được gọi là Hội của Những Nhà Tinh Anh (Order of the Illuminati). Các mục tiêu nhắm đến của Weishaupt là thiết lập một trật tự thế giới mới dựa trên việc lật đổ các chính quyền dân sự, giáo hội và tư sản, đồng thời đề cao một nhóm những tay 'chuyên gia' xảo thủ hay những người tinh anh trong việc lãnh đạo thế giới. (TNWO trang 67)

"Mục đích của Weishaupt không phải chỉ nhắm vào việc phá đổ chế độ quân chủ mà còn phá hủy xã hội nữa. Vào tháng bảy năm 1782, Tam Điểm Lục Địa (Continental Freemasonry) đã được thấu nhập và lãnh đạo bằng một thứ mà Weishaupt gọi là Tam Điểm Tinh Anh (Illuminated Freemasonry). Tôi (tác giả của cuốn sách đang được trích dẫn ở đây) đã độc một bản tường trỉnh của một hội viên Tam Điểm là Comte de Virieu liên quan đến cảm xúc của ông về việc thấu nhập của Tam Điểm bằng những lời lẽ: 'Những bí mật bi thảm. Tôi không dám tiết lộ những bí mật này cho qúi vị đâu. Tất cả những gì tôi có thể nói cho qúi vị biết là nó còn trầm trọng hơn qúi vị tưởng nhiều lắm. Âm mưu đang được đan kết bằng những ý định thực hiện khéo léo đến nỗi cả Chế Độ Quân Chủ và Giáo Hội khó có thể vượt thoát nổi'" (TNWO trang 180)

"Cũng vào năm ấy, năm 1782, những thủ phủ của Tam Điểm Tinh Anh được dời đến Frankfurt là một trung tâm do gia đình Rothschild quản trị. Như báo cáo cho biết, chính ở tại Frankfurt này mà lần đầu tiên những người Do Thái được thâu nhận vào Hội của Những Hội Viên Tam Điểm. ... Đột nhiên tiền bạc ở đâu tuôn ngay vào trung tâm
Frankfurt, để rồi từ đó có cả một dự án tài trợ ngon lành cho cuộc cách mạng thế giới được thi triển. Trong Hội Nghị Tam Điểm năm 1786 bản án tử dành cho vua Louis XVI của Pháp và Gustavus III của Thụy Điển đã được ban bố... Năm 1798, giáo sư John Robison, một sử gia rất được trọng vọng người Đại Anh Quốc cũng là một hội viên Tam Điểm lâu năm, đã viết trong cuốn 'Những Bằng Chứng của một Cuộc Âm Mưu' như sau: 'Tôi đã thấy rằng cái bí mật kín đáo của Cơ Mật Tam Điểm đã được sử dụng ở mọi quốc gia ... Tôi đã nhận thấy những giáo điều này đang dần dần lan tỏa và lẫn lộn với tất cả các lề lối khác nhau của Hội Tam Điểm, cho đến cuối cùng kết cuộc sẽ là MO@T HI-P HO@I ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH ĐỂ THỰC HI-N MỤC Đ-CH LÀM BA@T GỐC TẤT CẢ M I CƠ CẤU TÔN GIÁO, CŨNG NHƯ LA@T ĐỔ TẤT CẢ M I CH-NH QUYỀN Ở ÂU CHÂU'" (TNWO trang 181-182)

"Thật sự mỗi một hoạch trình của toàn bộ trật tự thế giới mới đều lập lại, từng chữ một, theo những tư tưởng của Weishaupt, Đây là những mục tiêu cách mạng và hủy hoại của ông ta:

1. Hủy bỏ những chế độ quân chủ và mọi chính quyền được tổ chức theo cấp bậc.

2. Hủy bỏ tư sản và những di sản.

3. Hủy bỏ tinh thần ái quốc (patriotism) và tinh thần dân tộc (nationalism).

4. Hủy bỏ đời sống gia đình và cơ cấu hôn nhân, và thiết lập một nền giáo dục cộng đồng cho các con trẻ.

5. Hủy bỏ tất cả mọi tôn giáo.

Năm 1921, sử gia Nesta Webster người Anh Quốc đã viết trong cuốn 'Cuộc Cách Mạng Thế Giới' thế này: 'Đây là thứ ngôn ngữ đích xác của những nhà quốc tế ngày nay...'" (TNWO trang 180-181)

"Weishaupt dụ hoặc người ta gia nhập vào Tam Điểm Tinh Anh bằng những hứa hẹn về việc tạo ảnh hưởng, quyền thế và thành công trần thế... Ông viết:

1. 'Những môn sinh đồ đệ được thuyết phục để tin rằng Hội sẽ thống trị thế giới. Bởi đó, mỗi phần tử sẽ trở nên một nhà lãnh đạo. Tất cả chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi xứng đáng để trị vì. Đó là một tư tưởng hấp dẫn cho cả những người tốt lẫn kẻ xấu. Thế nên Hội mới lan rộng...

2. 'Qúi vị có đủ nhận thức về ý nghĩa của việc trị vì - trị vị ở trong một mật hội hay không? Chẳng những trên thành phần thấp kém, hay, quan trọng hơn nữa, trên thành phần dân chúng, mà còn trên cả những người khá nhất nữa, trên những con người của mọi đẳng cấp, mọi quốc gia và mọi tôn giáo, cai trị họ không bằng v lực bề ngoài, mà liên hiệp họ lại với nhau cách chặt chẽ, thổi vào trong họ một tinh thần và một hồn sống, để rồi họ sẽ là những con người được phân phối đi khắp mọi phần đất trên thế giới'"

"Những phần tử của Nhũng Người Tinh Anh thuộc những cấp độ cao nhất của hội là những người vô thần và những Tín Đồ Satan. Ở nơi công cộng, họ tỏ ra ước vọng làm cho nhân loại thành 'một gia đình tốt lành và hạnh phúc'. Họ cố dùng mọi cách để che dấu những mục đích thật sự của họ bằng việc sử dụng danh xưng Tam Điểm. Các Nhà Tinh Anh đã có thể dùng mọi gian xảo hão huyền để lôi kéo gia nhập con số của mình thành phần giầu có và nắm quyền ở Âu Châu, rất có thể bao gồm cả những viên chức ngân hàng quyền thế nhất Âu Châu. Được biết là Tinh Anh Hội nắm trong tay một mức độ giầu có lớn lao. Ảnh hưởng của nó hiện nay r ràng là đang sống động và có uy lực nơi những giáo điều của cả thế giới cộng sản lẫn thế giới tư bản giầu sang... Chúng ta phải khảo sát những bản viết của Albert Pike qua cuốn 'Morals and Dogma of the Ancient and Accepted Scottish Rite of Freemasonry', một cuốn sách được xuất bản đầu tiên năm 1871 và được tái bản năm 1966. (Sau đây là những trích dẫn rải rác từ cuốn sách được nhắc đến được tác giả cuốn TNWO tóm gọn ở trang 184):

'Mỗi một đền thờ Tam Điểm là một đền thờ của tôn giáo'.
'Nhà lập luật tiên khởi của Tam Điểm ... là Phật Tổ'
'Tam Điểm, mà vây chung quanh bàn thờ của mình là tín đồ Kitô, Do Thái, Hồi Giáo, Ấn Giáo, những môn đồ của Khổng Giáo và Thánh Hỏa Giáo (Zoroaster), có thể hộp họp lại như huynh đệ và hiệp nhất trong nguyện cầu cùng một Thiên Chúa là Đấng ở trên tất cả mọi Baalim' (theo gốc tích của danh xưng này xin tạm dịch là Thần Tượng)

'Mọi sự tự bản chất tốt lành đều phát xuất từ Osiris' (là Thần Mặt Trời của người Ai Cập được biểu hiệu bằng một con mắt toàn kiến, 'the all-seeing eye')' (theo người đang chuyển dịch những giòng này, thì hình ảnh con mắt thấu thị này đã được sử dụng ngay ở trên mặt một đồng đôla của Mỹ như trang 220 đề cập đến)
'Tam Điểm... dấu kín những bí nhiệm của mình khỏi tất cả mọi hội viên, trừ những Chuyên Gia (tạm dịch từ chữ Adepts) và những Thông Gia (tạm dịch từ chữ Sages), và sử dụng những dấu hiệu để lừa đảo những kẻ đáng bị lừa đảo'.
'Mọi thứ liên quan đến những giấc mơ tôn giáo có tính cách khoa học và cao trọng của Những Nhà Tinh Anh ... được vay mượn từ Kabalah' tất cả mọi hiệp hội Tam Điểm mắc nợ nó về những bí nhiệm và biểu hiệu của mình'. (Chữ Kabalah, theo người dịch nghiên cứu từ cuốn DPR ở trang 75, cũng được viết là Cabala, là một danh xưng tổng hợp cho những vấn đề cũng như những cuốn sách liên quan đến một loạt những điều huyền nhiệm được khai triển trong cộng đồng Do Thái vào thời những thế kỷ tiền Kitô giáo cho đến thế kỷ 14, có tính cách chống lại những giáo điều truyền thống của Do Thái Giáo).
'Phải, Luxiphe là Thiên Chúa, và tiếc thay, Adonay cũng là Thiên Chúa... Luxiphe, Thiên Chúa của Ánh Sáng và là Thiên Chúa của Thiện Hảo đang tranh đấu cho nhân loại chống lại Adonay, Thiên Chúa của Tối Tăm và của Ác Tà' (Albert Pike, Thượng Chủ của Tam Điểm Hoàn Vũ, Những Huấn Dụ nhắn gửi 23 Hội Đồng Tối Cao của Thế Giới ngày 14 tháng 7 năm 1889).

"Vào tháng 6 năm 1931, trong một diễn văn trước Học Viện Nghiên Cứu về Các Giao Dịch Quốc Tế ở Copenhagen, giáo sư sử gia danh tiếng Arnold Toynbee đã ngỏ lời cùng các đồng chí tinh anh của mình là: 'Chúng ta hiện nay đang bí mật làm việc với tất cả năng lực của chúng ta, trong việc tranh đấu để làm sao tạo nên được một tối thượng quyền chi phối cả những chủ quyền ở các chính phủ quốc gia địa phương trên thế giới. Miệng lưỡi chúng ta lúc nào cũng chối bỏ những gì chúng ta đang dùng bàn tay của mình để mà thực hiện, bởi vì, để công kích chủ quyền của chính phủ tại các quốc gia địa phương trên thế giới vẫn còn là một tà thuyết, mà chính khách hay công pháp nhân nào dám lên tiếng, nếu không hoàn toàn bị thiêu trói, chắc chắn họ cũng sẽ bị khai trừ và mất tín nhiệm'" (NWO trang 33)

 

"Được thành lập năm 1921 và 1922, Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao (Hoa Kỳ) đã vững vàng lớn mạnh và trở nên thế lực đến nỗi, vào cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, những phần tử của Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao này đã độc chế chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ - một chính sách được phác họa để hủy diệt thượng quyền và nền độc lập của Hoa Kỳ, qua việc gia nhập vào một tổ chức chính quyền thế giới theo xã hội chủ nghĩa. Đúng thực là vì một 'Trật Tự Thế Giới Mới' mà Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao đó, cùng với những phần tử của mình, vẫn đang mưu đồ và phác họa ra nhiều thứ trong thế kỷ này". (NWO trang 46)

"Căn nhà hiện hữu của Việc Thiết Kế là 'Pratt House, ở góc đại lộ Park và đường 68 thuộc thành phố Nữu Ước, ngay thẳng con đường từ tòa lãnh sự Sô Viết tới trụ sở Liên Hiệp Quốc. Đây là những cơ cấu đầu não của Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao (Hoa Kỳ), và từ đó, Việc Thiết Kế tung ra cho nhiều trung tâm thẩm quyền... như Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ, Bộ Ngân Qũi Hoa Kỳ, Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng, Ngân Hàng Chase Manhattan, Ngân Hàng First National City, Cơ Quan Rockefeller, Cơ Quan Ford, Đại Học Harvard, Đại Học Yale, Đại Học Columbia, Tờ Washington Post, Tờ New York Times, Tờ Los Angeles Times v.v." (TNWO trang 96)

"Trong chính sách cai trị, biểu hiện r ràng nhất của Việc Thiết Kế là Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao cùng với tờ phát hành Foreign Affairs. Trong số chừng 2900 phần tử có tối thiểu là 500 vị rất uy quyền, 500 phần tử khác ở trong những trung tâm thế lực, và con số còn lại toàn là những phần tử có tiếng tăm về học thức, truyền thông, thương mại cũng như tiền bạc, quân sự hay chính quyền...

"Theo một người đã từng là một phần tử của Hội Đồng này 15 năm, đó là ông Rear Admiral Chester Ward thì: 'Mục đích vận động cho việc giải giới và nhận chìm thượng quyền cũng như nền độc lập quốc gia của Hoa Kỳ vào một chính quyền hoàn vũ toàn quyền là mục tiêu duy nhất được tỏ ra cho độ 95% trong số 1551 phần tử (vào năm 1975). Ngoài ra, còn có những mục đích sâu xa khác mà Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao (Hoa Kỳ) đang dùng ảnh hưởng của mình để cổ động' nhưng không thể có hơn 75 phần tử biết được là gì, những mục đích này cũng không bao giờ được hiện lên trên mặt giấy.'" (TNWO trang 96-97)

"Năm 1946, ngày sau Thế Chiến Thứ Hai, một bản tường trình của Cơ Quan Rockefeller đã không ngần ngại phát biểu: 'Cuộc thách đố của tương lại là tạo nên một thế giới này đây'. Trong vòng 45 năm vẫn không có gì sai trệch cả. Chính Rockefeller Brothers Fund, năm 1989 có 242.120.725 đôla, đã tài trợ 7.999.659 đôla cho những công cuộc hiển nhiên theo đuổi mục đích thực sự về việc thiết kế một chính sách hoàn cầu. Chiếc mặt nạ này đã bị lật tẩy trong câu phát biểu công khai đáng giá về mục đích này như sau: 'Hỗ trợ những nỗ lực ở Hoa Kỳ cũng như hải ngoại để đóng góp những tư tưởng, tạo nên những nhà lãnh đạo, và khuyến khích những tổ chức trong việc chuyển tiếp sang một nền liên độc lập hoàn cầu'" (TNWO trang 139)

"Ông Dan Smoot, một nguyên giáo sư đại học Harvard cũng là nhân viên FBI, đã diễn tả Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao (Hoa Kỳ) giống như là một phần chính của 'một chính quyền vô hình' mà mục tiêu của nó là 'biến Hoa Kỳ thành một chính quyền xã hội chủ nghĩa để rồi làm cho nó trở nên một đơn vị trong một guồng máy hoàn vũ duy nhất theo xã hội chủ nghĩa'" (NWO trang 29)

"Năm 1987, 'Perestroika' của Mikhail Gorbachev được phát hành: 'Yếu tính của Perestroika nằm ở trong sự kiện là nó liên hiệp chủ nghĩa xã hội với chế độ dân chủ, và phục hồi ý tưởng của Lênin về việc kiến tạo xã hội chủ nghĩa cả về lý thuyết cũng như thực hành... Chúng ta muốn xã hội chủ nghĩa hơn nữa'" (NWO trang 22)

"Năm 1990, Gorbachev ngỏ lời tại Đại Học Stanford: 'Tất cả chúng ta đã cảm thấy chúng ta cần đến Liên Hiệp Quốc biết bao, nếu chúng ta thực sự phải tiến đến một thế giới mới, cũng như đến những loại liên hệ mới trên thế giới theo lợi ích của tất cả mọi quốc gia... Liên Bang Sô Viết và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có dư lý do để trở thành đồng bạn với nhau trong công cuộc dựng xây này, trong công cuộc hình thành những cơ cấu bảo an mới ở Âu Châu cũng như ở vùng Thái Bình Dương Châu Á. Và, thật vậy, trong cả công cuộc tạo nên một nền kinh tế hoàn cầu thực sự cùng với việc sáng tạo cho một nền văn minh mới'"

"Tổng thống Bush gọi Chiến Tranh Vùng Vịnh là cơ hội cho Trật Tự Thế Giới Mới: Ngày 11 tháng 9 năm 1990, ngỏ lời cùng Quốc Hội theo chủ đề 'Hướng Đến Một Trật Tự Thế Giới Mới', tổng thống Bush nói: 'cuộc khủng hoảng ở Vịnh Ba Tư tạo nên một cơ hội hiếm có để tiến đến một giai đoạn lịch sử hợp tác. Từ những lúc trục trặc này... mới có thể nẩy sinh một trật tự thế giới mới, trong đó, các quốc gia trên thế giới, đông cũng như tây, bắc cũng như nam, có thể thịnh vượng và sống trong hòa hợp... Hôm nay, một thế giới mới đang cựa quậy để được sinh ra'. Và trong một diễn văn ở Liên Hiệp Quốc ngày 1-10-1990, tổng thống Bush đề cập đến 'cái sức mạnh tổng hợp của cộng đồng thế giới được Liên Hiệp Quốc thể hiện... một hợp tác mới của các quốc gia... một thời điểm mà nhân loại nắm lấy vận mạng của mình... để mang lại một cuộc cách mạng về tinh thần cũng như tâm trí mà bắt đầu một cuộc hành trình tiến đến một thời đại mới'"

"Những lời phê bình của nhân viên chính quyền Ả Rập về Chiến Tranh Vùng Vịnh: Vào ngày 28-12-1990, tờ Wall Street Journal đã trích lại lời một nhân viên chính quyền cao cấp của một trong những chính quyền Ả Rập Vùng Vịnh như sau: 'Qúi vị tưởng rằng tôi muốn đưa đứa con trai tuổi vị thành niên của tôi đi chết ở Kưwait hay sao? Chúng tôi có những tên nô lệ da trắng của mình ở Hoa Kỳ làm điều đó rồi'" (NWO trang 23-24)

"Gorbachev kêu gọi Trật tự Thế Giới Mới: Ngỏ lời trong Những Buổi Nói Chuyện Về Hoà Bình Ở Trung Đông vào ngày 30 tháng 10 năm 1991 ở Ma-Ní, Gorbachev phát biểu: Chúng ta đang bắt đầu thấy sự hỗ trợ thiết thực. Và đấy là một dấu hiệu hết sức quan hệ về chiều hướng tiến đến một kỷ nguyên mới, một thời đại mới... Chúng ta thấy, cả nơi cộng đồng của chúng ta cũng như ở bất cứ nơi nào khác... những bóng ma suy tư cổ hủ... Khi nào chúng ta giải tỏa mình cho khỏi sự hiện diện của chúng, chúng ta mới có thể dễ dàng hơn trong việc tiến đến một trật tự thế giới mới... dựa trên những cơ cấu liên hệ của Liên Hiệp Quốc'" (NWO trang 26)

Ðaminh Maria Cao T ấn T ĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng


1/8 Thứ Sáu 

Thánh Bernado VŨ VĂN DUỆ

Linh mục (1755 - 1838)


Người Tù Già Hy Sinh Tự Nguyện

Mùa thu 1838 tại nhà giam Nam Định, một tù nhân đã 83 tuổi hình như vẫn coi sự khắc nghiệt của trại giam là nhẹ. Những đêm mưa to gió lạnh, chổ của cụ nằm bị nước mưa giột, nhưng cụ vẫn không chịu dời chỗ khác theo lệnh của lính canh. Từ ngày vào tù, cụ trải chiếu dưới đất, không nhận tiếp tế chăn mền, rồi khoảng một tuần sau, cụ bỏ luôn chiếu để nằm trên đất.

Cụ già đó là linh mục Bernado Vũ văn Duệ. Đối với ngài, phải có những hy sinh tự nguyện để bổ túc cho những hy sinh bất đắc dĩ. Những hy sinh đó là những phương pháp luyện ý chí để đủ sức đối đầu với những thử thách cuối cùng ngoài pháp trường. Đối với ngài, suy niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu phải đưa đến việc tham dự, chia sẻ những nổi cơ cực của Chúa trong thực hành. Cha nói: “Nơi tôi nằm bây giờ còn êm ái hơn Thánh giá Chúa Giêsu xưa kia nhiều”.

Vị Linh Mục Khắc Khổ

Bernado Vũ văn Duệ sinh năm 1755 tại làng Quần Anh Hạ (Quần Phương), tỉnh Nam Định, trong một gia đình Công giáo. Ngay từ nhỏ, cậu Duệ đã dâng mình cho Chúa, và chuẩn bị học hành hướng tới chức linh mục. Nhưng việc học của cậu bị gián đoạn nhiều lần vì tình hình bách hại của Chúa Trịnh và thời vua Cảnh Thịnh. Mãi đến năm 1795, thầy Duệ mới được toại nguyện, thụ phong linh mục đã 40 tuổi. Cha Duệ phục vụ Giáo hội và các linh hồn trong nhiệm vụ mục tử suốt ba mươi bảy năm. Đến năm 1832, năm ngài 77 tuổi, Đức cha xét thấy tình trạng bệnh tật, đã cho cha về hưu tại xứ Trung Lễ.

Không thể phục vụ Giáo hội trực tiếp nữa, cha Duệ đã dâng những tháng ngày bệnh tật để cầu nguyện cho Giáo hội. Tuy đã già, mỗi ngày cha vẫn tiếp tục đọc, suy niệm, chia sẻ tin mừng và hướng dẫn cho các tín hữu trong vùng tìm đến bàn hỏi. Cha gia tăng những việc khổ chế hãm mình: bỏ nằm giường để ngủ trên đất, không nằm mùng để muỗi tự do cắn đốt... Nhiều người cản trở vì lo cho tuổi già của cha, cha trả lời: “Bấy nhiêu hãm mình đã là gì? Tôi không có cơ hội làm việc lớn, thì tôi chọn lựa một chút khó khăn vậy thôi!”.

Giá Trị Một Lời Hứa

Từ ngày vua Minh Mạng ra lệnh cho quan Trịnh Quang Khanh gắt gao truy lùng các giáo sĩ, Đức cha Delgado Y, giám mục địa phận Đông phải bỏ trụ sở Bùi Chu đi trốn. Một hôm trên đường xuống Kiên Lao, Đức cha ghé vào Trung Lễ gặp cha Duệ, Đức cha nói nửa đùa nửa thật: “Cụ còn sức theo tôi đến thủ phủ Nam Định chăng?”. Cha Duệ hiểu ý người cha chung địa phận muốn nói về việc tử đạo, nên trả lời: “Thưa Đức cha, khi nào Đức cha bị bắt, xin cho phép con theo cùng”.

Có lẽ vị giám mục nói đùa rồi quên đi, nhưng cha Duệ không bao giờ quên điều mình đã nói. Từ ngày 28.5.1838, khi nghe tin Đức cha bị bắt ở Kiên Lao, cha Duệ đã khóc lóc và muốn ra trình diện với quan quân để được tử đạo với giám mục của mình. Lúc đó cha đã 83 tuổi, mắt thì lòa nên đi đâu phải có người dẫn, thế nhưng không ai chịu đưa cha đến nộp mình cho các quan cả.

Cũng từ đó, nằm trong nhà, hễ nghe có tiếng chân người bên ngoài, cha lại hô lên: “Hãy báo cho các quan biết tôi ở đây. Tôi là linh mục, hãy đến mà bắt tôi”. Các giáo hữu xin cha thinh lặng kẻo liên lụy đến dân làng, cha đáp: “Tôi không thể im được vì tôi đã hứa với Đức cha Y”. Một hôm lính đi qua, nghe tiếng cha gọi thì bước vào. Cha nói: “Bây giờ các ông đã có linh mục, hãy bắt mà nộp cho các quan đi”. Một thầy giảng đứng đó liền nói: “Ông nội tôi đó, các ông đừng để ý làm gì, ông ấy già nua nên lú lẩn, tự cho mình là linh mục đó thôi”. Cha Duệ thanh minh mình rất tĩnh táo chớ chưa lẩm cẩm. Nhưng lính thấy cụ già đã ngoài tám mươi, nằm liệt trên giường như thế thì tin theo lời thầy giảng rồi bỏ đi. Quân lính đã xa rồi mà cha già Bernado cứ lẩm bẩm phàn nàn vì người ta đã làm cha mất cơ hội bị bắt.

Những ngày sau đó, Cha Duệ vẫn tiếp tục la lên yêu cầu mọi người đi ngang báo cho quan đến bắt mình. Các tín hữu thấy không cản được ngài nữa thì bàn tính với nhau, họ đưa cha đến một túp lều của một người cùi ở ngoài đồng, nhờ một bà đạo đức chăm sóc cơm nước. Họ nghĩ rằng quân lính sẽ chẳng bao giờ đến khu vực đó. Không ngờ ngày 4.7.1838, một toán lính vô tình đi ngang qua nghe tiếng cha đã ghé vào. Cha nói: “Các chú tìm đạo trưởng hả? Tôi là đạo trưởng đây”. Không ai ở đó để cải chính như hôm trước, nên cha bị bắt đem về nộp cho tổng đốc Trịnh quang Khanh.

Vững Như Bàn Thạch

Tổng đốc thấy lính dẫn đến một người quá già nua tuổi tác thì cười, rồi cho đặt tấm ảnh Chúa trên đất và nói: “Ông lão bước qua tấm ảnh đi, ta sẽ tha cho về”. Cha Duệ đáp: “Xin quan lớn đừng bảo tôi làm thế, dù thế nào tôi chẳng thể vâng lời quan”. Bấy giờ trời đã gần tối, quan cho giam cha trong một ngôi chùa gần đó và bỏ đói suốt đêm. Sáng hôm sau lính giải cha về Nam Định. Viên quan án ở đây cũng để một thánh giá yêu cầu cha bước qua. Cha trả lời ông như đã nói với quan tổng đốc. Viên quan tội nghiệp tuổi già nên không đánh đập gì, nhưng bắt cha phải mang gông và cho đưa vào trại giam.

Gần hai tháng trong tù, nhiều lần quan cho người vào dụ dỗ cha bỏ đạo, nhưng cha cương quyết từ chối. Những ngày đầu trong nhà giam chật hẹp hôi hám, cha Duệ phải trải chiếu dưới đất ngủ, có người thương đem đến biếu cha một chiếc chăn để quấn cho ấm, cha từ chối và nói: “Nơi tôi nằm bây giờ còn êm ái hơn Thánh giá Chúa Giêsu xưa nhiều”. Có một hôm mưa giột ướt hết nơi cha nằm, lính đến bảo cha dời chỗ, cha không chịu: “Cứ để tôi ở chỗ ướt này cũng được, không can chi. Tôi chỉ lo những sự đời sau và ước ao đổ máu vì đạo Chúa Kitô thôi”.

Ngày 12.7, Đức cha Y đã lìa thế, ly trần trong ngục vẫn bị đem ra pháp trường xử chém. Nghe tin đó cha Duệ bỏ luôn chiếu, ngủ trên đất. Cha nói: “Giám mục là cha đã phải xử, ta là con mà nằm chiếu sao phải lẽ”. Cha Duệ đã chọn những hy sinh tự nguyện để dọn mình để đón nhận cuộc tử đạo. Thời gian này cũng có cha Hạnh, linh mục dòng Đaminh bị giam chung. Cha Hạnh trẻ hơn, mới có 66 tuổi, nên thường thay mặt cha già trả lời cho các quan. Sau khi thấy không làm hai vị đổi ý được nữa, các quan liền làm án gởi về kinh đô:

“Chúng tôi đã tra khảo hai tên Vũ văn Duệ và Nguyễn văn Hạnh. Chúng đã bị bọn Tây lừa mà theo đạo Giatô đã lâu. Chẳng những chúng tin, mà lại giảng đạo ấy cho nhiều kẻ khác tin theo nữa... Xem ra đạo ấy đã thấu tận tâm can bọn chúng đến nỗi không thể bỏ được. Vậy chúng tôi luận cho chúng án trảm quyết, để ai nấy đều biết tội chúng nặng, đáng phải phạt thể ấy”.

Chiến Thắng Vinh Quang

Theo luật thời đó, ở tuổi cha Duệ tám mươi ba lẽ ra không bị xử tử, nhưng vua Minh Mạng bất chấp cả luật lệ ký bản án liền. Nghe tin ấy, cha Duệ tỏ ra vui mừng, gia tăng việc hãm mình chuẩn bị cho ngày hồng phúc cha vẫn mong đợi. Ngày 24.7 quan cho tách riêng cha Hạnh đi giam nơi khác.

Nhưng ngày 1.8 hai vị cùng được đưa ra tòa lần chót trước khi đưa đi xử. Cả hai vị đều khẳng khái tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa. Cha Duệ vì quá yếu sức, lính phải cáng ra pháp trường Bẩy Mẫu. Ra đến cửa thành, vì viên quan chủ tọa cuộc xử án chưa đến, hai linh mục phải đứng ngoài nắng mấy giờ liền. Một người đưa cha Duệ chiếc chiếu nhỏ để che nắng, cha cảm ơn từ chối. Suốt hành trình, cha làm dấu thánh giá nhiều lần và cầu nguyện cách sốt sắng.

Đến nơi hai vị cầu nguyện chung một lát. Sau đó, lính tháo gông xiềng xích và trói hai vị vào cọc. Theo lệnh quan, hai lý hình thi hành phận sự, chém và tung đầu lên cho mọi người trông thấy. Dân chúng ùa vào thấm máu hai vị tử đạo. Quân lính chôn cả đầu lẫn xác tại pháp trường, sau các tín hữu xin phép được đưa thi hài về an táng tại Lục Thủy.

Thế là cha Duệ đã thực hiện trọn vẹn lời hứa với vị giám mục, Đức cha Y: Đi theo ngài đến cùng để rồi chung hưởng hạnh phúc trường tồn trên thiên quốc.

Cùng với vị giám mục của mình, Đức cha Y, linh mục Bernado Vũ văn Duệ được Đức Lêo XIII suy tôn lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.


Thánh Đaminh NGUYỄN VĂN HẠNH

Linh mục dòng Đaminh (1772 - 1838)

Laurensô Việt Nam

Chuyện tử đạo Thánh Đaminh Hạnh làm chúng ta liên tưởng đến Thánh Laurensô phó tế thuở xưa. Bản thân ngài trốn tránh khi xảy ra cuộc bách hại, nhưng khi đã nắm chắc án tử, thì can trường trước mọi cực hình. Sau một trận đòn chí tử, vị chứng nhân quay lại hỏi viên quan: “Các ông đánh đủ chưa?”. Rồi chắp tay sau lưng nói tiếp: “Làm đến ông lớn mà còn bất công, bắt một mông chịu cả, còn mông kia chẳng chịu gì hết”. Câu nói đó làm chúng ta chợt nhớ tới thánh Laurensô khi bị nướng trên giường sắt, đã nói với lý hình: “Bên này chín rồi, trở qua bên kia đi thôi”. Câu nói đó có vẻ thách thức, giễu cợt, nhưng nói lên lòng can đảm dám chấp nhận mọi sự thử thách của một con người đã sẵn sàng hiến dâng chính mạng sống cho Đấng mình yêu.

Đaminh Nguyễn văn Hạnh sinh năm 1772 tại làng Năng A, tỉnh Nghệ An, thuộc địa phận Tây Đàng Ngoài. Ngay từ bé cậu đã có ước nguyện làm linh mục, được Đức cha Delgado Y hỗ trợ, và gởi cậu đến học với cha Liêm. Sau khi thụ phong linh mục, cha Hạnh xin gia nhập vào dòng Thánh Đaminh, và khấn ngày 22.8.1826 trong tay cha bề trên Amandi Chiêu khi đã 54 tuổi. Từ ngày đó, cha càng tích cực rao giảng danh Chúa và phục vụ các linh hồn. Lúc vua Minh Mạng bách hại những người Công giáo, cha phải làm việc mục vụ cách lén lút, nhưng không bao giờ chịu bó tay.

Năm 1838, cha đến phục vụ ở Quần Anh Hạ. Tới khi tình hình ở đó căng thẳng, cha di chuyển qua làng Trung Thành. Hai người làng Quần Anh hứa đưa cha đến nơi trú ẩn cách an toàn, cha thật thà tin lời đi theo. Ngày 7.7, trên đường đi, chính hai người này bắt cha nộp cho quan. Cha bị bắt giải về thị trấn Nam Định và tống giam chung với cha Bernado Vũ văn Duệ, một linh mục triều cùng địa phận đã bị bắt trước cha bốn ngày.

Ai Dại Ai Khôn

Khi tới cửa thành, cha Hạnh thấy một cây thập giá đặt dưới đất ngay lối đi, cha liền đứng lại yêu cầu quan cho lính cất đi. Thấy thái độ dứt khoát của cha, quan cho cất thánh giá, bấy giờ người chiến sĩ đức tin mới chịu vào thành, bình tĩnh vui vẻ ra mắt quan tòa. Sau khi hỏi về tuổi quê quán, quan hỏi:

Vậy ông dạy dân chúng những gì?.

Tôi chỉ người ta làm điều lành tránh điều dữ thôi.

Tại sao không bước qua thập tự?

Thưa quan, thập tự đối với chúng tôi là hình thánh giá, tượng trưng cho ơn cứu chuộc, nên không ai được chà đạp, vì đó là một trọng tội.

Xem kìa, đạo trưởng Duyệt đã chịu bỏ đạo rồi được tha về, ông cứ làm như thế ta sẽ tha cho.

Nhưng cha Đaminh Hạnh cương quyết không chịu đạp lên thánh giá. Cha bình tĩnh giải thích cho quan các lẽ đạo, rồi kết luận: “Kẻ trung thành với Chúa Giêsu, khi chết sẽ được lên thiên đàng”. Quan hỏi: “Thế những người không tôn thờ ông Giêsu, chết sẽ đi đâu?”. Cha đáp: “Xuống hỏa ngục”. Câu trả lời đã làm cho quan giận quá, tiện tay cầm quạt đập ngay vào đầu cha một cái, chửi mắng cha thậm tệ và cho lính đánh cha mười lăm roi. Đánh xong, quan bắt cha mang gông xiềng và tống ngục.

Cha Hạnh còn phải ra tòa nhiều lần nữa. Một lần quan đưa ra mẫu ảnh Đức Bà, yêu cầu cha đạp lên thay cho thánh giá, nhưng cha kính cẩn cầm lấy mà hôn. Việc tôn kính Đức Mẹ ấy được quan “ban thưởng” một trăm roi đòn, nhưng cha vui vẻ chấp nhận. Lần khác cha ra tòa với linh mục Duyệt, một người trước đây có nhiều tiếng xấu. Linh mục này bị bắt và đã bỏ đạo (1). Khi quan bảo bước qua thập giá, linh mục Duyệt vâng ngay, bước qua lại mấy lần. Cha Hạnh thấy thế nổi nóng chỉ thẳng mặt nói:

“Bớ ông kia, hãy xem đầu mình đã bạc, còn sống được bao năm nữa mà cả lòng bỏ Chúa mình vì năm ba ngày tháng chóng qua ru? Ông làm ô danh đấng bậc mình để được lòng vua dữ? Ông thêm cực lòng cho Giáo hội đã nuôi nấng dạy dỗ bấy lâu, đi làm bạn với ma quỉ, chực làm hại đời mình”.

Nhưng kẻ phản bội quay qua cười chế nhạo, và nói: “Tôi làm khôn, chỉ có ông là dại dột”. Quan và lính nghe nói vỗ tay reo hò cách đắc thắng. Người chiến sĩ quay ra cãi lý với các quan. Nói một hồi mất bình tĩnh cha xưng hô “mày tao” nên bị phạt ba mươi roi đòn. Khi quan ra lệnh ngưng đánh, cha Hạnh ung dung nói: “Các ông đánh đủ chưa?”. Rồi chấp tay sau lưng nói tiếp: “Làm đến ông lớn mà còn bất công, bắt một mông chịu cả, còn mông kia chẳng chịu gì hết”.

Đạo Thấu Vào Tâm Can

Sau khi thấy không thể làm cha Hạnh và cha Duệ bỏ đạo được, quan liền làm án gởi vào kinh đô xin vua Minh Mạng châu phê. Án ấy như sau:

“Chúng tôi đã tra khảo hai tên Vũ văn Duệ và Nguyễn văn Hạnh. Chúng đã bị bọn Tây lừa mà theo đạo Giatô đã lâu. Chẳng những chúng tin, mà lại giảng đạo ấy cho nhiều kẻ khác tin theo nữa... Xem ra đạo ấy đã thấu tận tâm can bọn chúng đến nỗi không thể bỏ được. Vậy chúng tôi luận cho chúng án trảm quyết, để ai nấy đều biết tội chúng nặng, đáng phải phạt thể ấy”.

Nghe tin bản án đã được ký, cha Hạnh tỏ ra vui mừng và vững mạnh hơn trước: cha tranh thủ những giờ giấc có thể để ủy lạo các bạn tù và giải thích về đạo cho các lính gác. Ngày 24.7, cha Fernandez Hiền bị đem đi chém, cha Hạnh được đem đến dinh quan án thì mừng rỡ, tưởng sẽ được tử đạo như cha chính địa phận, nhưng quan chỉ muốn tách riêng cha qua nhà tù khác.

Tuần lễ cuối cùng ở trong nhà tù của cha Hạnh không còn ghi dấu bằng những trận đòn đánh nữa. Quan cho người này đến người khác vào thăm và xúi cha bỏ đạo. Một lần có người nói: “Ông không thoát chết được đâu”. Cha đáp: “Phải, sự chết thì đã hẳn rồi. Trước tôi cữ ngỡ là được chết với cha Hiền, mà tôi chẳng được sự ấy thì lấy làm buồn lắm”. Lần khác, người của quan nói rằng nếu cha bỏ đạo, quan hứa sẽ nuôi dưỡng và đề nghị cho cha làm quan. Cha đáp: “Dù tôi được làm quan ngay hôm nay mặc lòng, tôi cũng không xuất giáo đâu. Tôi chỉ mong được làm con Đức Chúa Trời thôi”.

Chúng Tôi Về Thiên Đàng Đây

Ngày 1.8.1838, hai cha Bernado Duệ và Đaminh Hạnh được dẫn đi xử. Từ sáng sớm, khi biết tin đó, cha Hạnh liền chỗi dậy đọc kinh, rồi chào giã biệt và cám ơn các bạn tù đã giúp mình cách này cách khác. Quan cho dẫn hai cha lên tòa lần chót, để hỏi xem có đổi ý không. Cha Hạnh trả lời: “Được chết vì đạo là điều tôi mong đã lâu, rầy sự ấy đã gần thì tôi vui mừng lắm”. Cha Duệ già 83 tuổi thì được lính võng đi trước. Cha Hạnh 66 tuổi mang gông xiềng nặng nề theo sau, tới khi kiệt sức mới được lính cho lên cáng. Thế nhưng cha vẫn vui vẻ nói với các tín hữu đi theo rằng: “Anh chị em ở lại bình an, hai chúng tôi về thiên đàng hưởng phúc vô cùng”.

Đến pháp trường Bẩy Mẫu, cha Hạnh nói với cha già: “Đến nơi rồi, chúng ta hãy cầu nguyện cho sốt sắng hơn”. Cả hai vị quì xuống cầm trí cầu nguyện một lát. Sau đó, lính tháo gông xiềng và trói hai vị vào cột. Theo lệnh quan, hai lý hình thi hành phận sự, họ chém và tung đầu lên cao cho mọi người thấy. Dân chúng ùa vào thấm máu hai vị tử đạo. Thi hài các ngài được chôn ngay tại pháp trường, sau các tín hữu xin phép được đưa về an táng tại nhà thờ Lục Thủy.

Hai linh mục đã cùng nhau uống cạn chén đắng khổ nạn, cũng được cùng nhau chung hưởng phúc vinh quang.

Đức Lêo XIII đã suy tôn cha Đaminh Nguyễn văn Hạnh và Bernado Vũ văn Duệ lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.

(1): Thời vua Minh Mạng, hai linh mục Duyệt và Kiên bỏ đạo. Linh mục Duyệt chết không hoán cải. Còn linh mục Kiên, khi bị tra tấn đã 87 tuổi, nên liều bước qua thánh giá, về sau hoán cải và nhận kỷ luật của Giáo hội (Louvet II, sđd, tr. 110).


31/7 Thứ Năm 

Thánh Phêrô ĐOÀN CÔNG QUÝ
Linh mục (1826 - 1859)


Những Năm Thơ Ấu

Ông Antôn Đoàn Công Miêng và bà Anê Nguyễn thị Thường sinh sống ở Bắc Việt cho đến năm 1820. Cả gia đình di cư vào Nam ở tại họ Búng, làng Hưng Thịnh, tổng Bình Thạnh, hạt Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Năm 1826, người con trai út, Phêrô Đoàn công Quý chào đời. Đây là người con thứ sáu trong gia đình, và là hy lễ của gia đình ông Miêng hiến dâng cho Thiên Chúa.

Vì thấy cậu con út thông minh, nên ông Miêng cố lo liệu để cậu chuyên chăm theo đường học vấn, với hy vọng mai sau nối dòng thi lễ, làm vẻ vang cho gia tộc. Nhưng Thiên Chúa muốn cho người con út này đi theo con đường khác. Cậu Quý thường lui tới gặp gỡ và học hỏi cha Tám ở nhà thờ họ Búng. Một thời gian sau, cậu xin phép cha mẹ được ở luôn với người, thỉnh thoảng mới về thăm gia đình.

Theo Tiếng Chúa Gọi

Năm 1847 cha Tám giới thiệu chàng trai 21 tuổi này với cha Gioan Miche Mịch để được học hỏi tiếng Latinh và tiếp tục theo đuổi ơn gọi tu trì. Sau khi học tiếng Latinh tại nhà cha Mịch, cậu Quý được học tại chủng viện Thánh Giuse (Thị Nghè) do cha Borelle làm giám đốc. Năm 1848, thầy Quý được du học tại chủng viện của hội thừa sai
ParisPenang (Mã Lai). Tại đây thầy học triết lý và thần học, ngôn ngữ, văn chương. Việc huấn luyện như thể được coi là khá đầy đủ cho một linh mục thuộc miền truyền giáo trở về hoạt động tại quê hương.

Trên Con Đường Sứ Vụ

Năm 1855, thầy Quý hồi hương vào thời kỳ vua Tự Đức ra sắc chỉ cấm đạo gắt gao. Tháng 9.1855, vua Tự Đức ra chiếu chỉ thứ ba, trong đó không những lùng bắt các đạo trưởng, mà còn bắt cả giáo hữu phải xuất giáo, triệt hạ các thánh đường, phá hủy các cơ sở tôn giáo... Với hoàn cảnh bất lợi này, Đức cha Lefebre Nghĩa trao cho thầy nhiệm vụ săn sóc, dạy dỗ, động viên giáo hữu tại các họ đạo. Qua một thời gian hoạt động, thầy tỏ ra là người nhiều khả năng, nên Đức cha đã truyền các chức nhỏ cho thầy. Sau ba năm thi hành việc mục vụ tại các giáo họ, tháng 9.1858, thầy Quý được lãnh chức linh mục tại nhà thờ Thủ Dầu Một. Sau một thời gian phục vụ tại các giáo xứ Lái Thiêu, Gia Định và Kiên Hòa, Đức cha bổ nhiệm cha Phêrô Quý làm phó xứ Cái Mơn (Vĩnh Long).

Cha Phêrô Quý được tuyển chọn vào cánh đồng truyền giáo trong giai đoạn đặc biệt của đất nước: Pháp và Tây Ban Nha đem quân đánh phá ở Cửa Hàn (Đà Nẵng) vào tháng 9.1858 làm cho vua Tự Đức càng thêm căm ghét các giáo sĩ nước ngoài và đạo Thiên Chúa. Do đó cuộc bách hại ngày càng khốc liệt hơn. Nhưng nhiệt tình truyền giáo đã làm cho cha Quý vượt thắng mọi gian khổ, đe dọa, hiểm nguy. Chỉ ba tháng sau khi cha về Cái Mơn, quân lính bao vây dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn để lùng bắt giáo sĩ, nhưng không có vị nào ở đó, nên lính bắt giam một số nữ tu để tra tấn, khai thác các chị về chỗ ở của các ngài. Nghe tin các nữ tu bị bắt, cha Quý muốn nộp mạng để lính tha cho chị em, nhưng giáo hữu ngăn cản và không để cha thực hiện ý định này. Cha vẫn ao ước sẵn sàng hy sinh tính mạng để thế cho các chị. Cha chỉ bỏ ý định này khi có lệnh rõ ràng của cha bề trên địa phận Borelle Hòa. Từ đó, cha cải trang thành thường dân, đi thăm viếng, an ủi, và ban các bí tích cho các giáo hữu.

Chặng Đường Khổ Giá

Đức cha bổ nhiệm cha Quý về giáo họ Đầu Nước ở Cù Lao Giêng, tỉnh An Giang ngày 27.12.1858, thì mười ngày sau (7.1.1859) quan tổng đốc An Giang được mật báo có Tây dương đạo trưởng ẩn tại nhà ông Lê văn Phụng ở Đầu Nước. Quan sai một trăm lính đến bao vây nhà ông Phụng. Khi lính gần đến làng, giáo hữu tới báo tin cho gia đình ông Phụng. Nghe tin này cha Pernot Định đã đề nghị với cha Quý cùng đi trốn, nhưng cha Quý bình tĩnh trả lời: “Tôi là người bản xứ chắc quan quân khó nhận ra, cha cứ đi trước tôi ở lại thu dọn đồ lễ khỏi gây phiền hà cho chủ nhà và giáo họ rồi sẽ theo sau. Sau khi cha Pernot ra khỏi, thì quan quân ập tới. Cha Quý chạy và ẩn nấp dưới sàn nhà, quan ra lệnh cho ông Phụng phải nộp đạo trưởng Tây như đã được mật báo. Ông Phụng cương quyết trả lời là không có ai là đạo trưởng Tây cả. Quan dọa là nếu không tuân lệnh thì sẽ bị đánh đòn. Thấy lính sắp sửa đánh đòn chủ nhà, cha Quý tự ra nhận mình là đạo trưởng. Lính không chịu nghe và nói chắc chắn là có tên đạo trưởng Tây ở trong nhà này. Cha Quý lại cương quyết khẳng định: “Không có Tây Dương đạo trưởng nào ở đây, chỉ có tôi là đạo trưởng. Ai muốn theo đạo, tôi sẵn sàng chỉ dạy”.

Thấy cha Quý còn trẻ, quan không tin ngay, liền hỏi em nhỏ mười tuổi, cháu nội của ông Phụng xem đạo trưởng là ai. Nó chỉ vào cha Quý và thưa: “Bẩm ông này ạ”. Lính liền trói cha Quý, ông Phụng và ba mươi hai giáo hữu, rồi xiềng xích giải về Châu Đốc. Đến Châu Đốc, lính áp giải cha Quý đến quan Tổng đốc. Quan thẩm vấn cha nhiều điều và hứa sẽ tha cho về nếu như cha tuyên bố bỏ đạo, theo như chiếu chỉ của nhà vua. Nhưng cha Quý vẫn kiên quyết nhận mình là đạo trưởng, không bao giờ bỏ đạo Thiên Chúa.

Lần khác, quan nói với cha: “Thầy là người thanh liêm, nhân từ, đức hạnh, tại sao lại mê theo tà đạo, hãy nghe ta mà bỏ đạo đó đi”. Cha Quý trả lời: “Dạ thưa quan, tôi là người giảng dạy đạo này, sao lại có thể bỏ đạo cho được? Vả nữa đây là chính đạo, vì chỉ dạy các điều tốt lành, chớ không phải là tà đạo như quan hiểu lầm đâu”. Quan ra lệnh tống giam cha và sau đó dùng nhiều phương kế dụ dỗ, đe nạt, tra tấn hòng làm thay đổi lập trường của cha. Nhưng cha vẫn một lòng trung kiên với chính đạo, sau cùng, quan thảo bản án trảm quyết gửi về kinh đô. Bảy tháng trong ngục cha Quý động viên các bạn tù, cử hành bí tích, nguyện ngắm và đọc kinh Mân Côi với họ. Một số giáo hữu đến thăm cha, có cả linh mục bản quốc cải trang để vào giải tội và cho cha rước Thánh Thể.

Tình Thương Thân Mẫu

Dù sống trong cảnh tù ngục, cha Quý vẫn tưởng nhớ đến thân mẫu của mình (thân phụ đã qua đời). Cha gởi thơ kính thăm và báo tin cho thân mẫu biết tin mình sắp được phúc tử đạo:


“Ký vụ thân mẫu đôi chữ trường tri
Kể từ ngày con vâng lệnh ra đi
Lòng lã chã lụy rơi luồng lụy
Ngỡ tới đây hành công biện sự
Một hai tháng về viếng từ thân
Ai ngờ rầy sớm tách lìa phân
Trời cùng nước không hề vầy hiệp
Hễ đạo làm tôi đua giữ lời răn dạy
Cho nên con vâng lệnh chỉ sai
Đàng xa xôi cách trở lại chi nài
Miễn đặng tiếng vâng lời chịu lụy
Khi con tới An Giang tạm nghỉ
Gặp chân trời mở hội khoa thi
Nên con phải liều công ứng cử
Ấy là Thiên Chúa nhi sổ nhiên
Nhơn tất tùng chi, nhi dĩ hỉ.
Dầu trăng trói, gông cùm tù rạc
Chén ngục hình xiềng tỏa chi nề
Miễn vui lòng cam chịu một bề
Cho trọn đạo trung thần hiếu tử
Chí con dốc đền công ơn Chúa
Dạ con làm báo nghĩa mẹ cha
Xin mẫu từ chớ chút phiền hà
Một cam chịu cho danh Cha cả sáng


Nay thơ
Thân tử Bá đa Lộc Đoàn quốc Quý
Linh mục bổn quốc

 

Sau Ba Tiếng Chuông Ngân

Ước vọng hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho Thiên Chúa của cha Phêrô Đoàn công Quý đã được chấp nhận. Ngày 30.7.1859, bản án trảm quyết cha được gửi từ kinh đô về đến Châu Đốc cùng với bản án ông Emmanuel Lê văn Phụng. Sáng hôm sau (31.7), cha Quý và ông Phụng hớn hở đi ra pháp trường ở xóm Chà Và cùng với quan quân và giáo hữu. Người lính đi trước tay cầm tấm thẻ của cha Quý và thỉnh thoảng đọc to:

“Tự Đức thập tam, An Giang tỉnh, kỷ vị niên, thất nguyệt, sơ nhi nhật.

Thẻ: Đạo trưởng Đoàn công Quý, tùng gian đạo, tụ tập đạo đồ, đạo chủng, đạo thủ: bất khẳng khóa quá, vi phạm pháp quốc, luật hình trảm quyết”.

Đến nơi xử án, hai vị chứng nhân Chúa Kitô: cha Quý và ông Phụng, cùng quỳ xuống cầu nguyện. Sau đó cha Quý giải tội cho ông Phụng... Giờ hành xử đã đến, ba tiếng chuông vang lên giữa pháp trường, lý hình chém cha Quý ba nhát gươm, đầu cha lìa khỏi thân mình và rơi xuống đất. Vị tử đạo từ giã cõi đời trở về quê hương vĩnh cửu với tuổi đời ba mươi ba, sau một năm thi hành chức vụ linh mục. Thi hài vị tử đạo được an táng tại nhà thờ Năng Gù, sau được cải táng về chủng viện Cù Lao Giêng năm 1959 nhân dịp bách chu niên cuộc tử đạo.

Đức Thánh Cha Piô X suy tôn Chân Phước cho cha Phêrô Đoàn công Quý ngày 2.5.1909.

 

30/7 Thứ Tư 

MẶT TRÁI CỦA VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA (tiếp hôm qua)

  

Một Dự Phóng Chính Trị Dựa Trên Luật Pháp

Tuy nhiên, dự phóng của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc về vấn đề toàn cầu hóa gặp rắc rối nhất là nơi lãnh vực chính trị và tài phán.

Như chúng ta đã thấy, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, vì bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của Phong Trào Thời Mới, đang phác họa một chủ nghĩa duy vật và một quan niệm hoàn toàn tiến hóa về con người, nên nó cần phải làm sao vô hiệu hóa quan niệm hiện thực về con người là quan niệm đã làm nền tảng cho Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948. Theo quan niệm duy vật, con người thuần chất nhất định không thể nào nói lên bất cứ điều gì chân thực về bản thân mình, hay về ý nghĩa của cuộc đời mình. Con người bị rơi vào một thứ ngộ thức trên nguyên tắc, vào một thứ hoài nghi và vào một thứ luân lý tương đối. “Cái tại sao” (“why”) không còn nghĩa lý gì nữa; chỉ còn “cái ra sao” (“how”) mới là quan trọng.

Bản Tuyên Ngôn 1948 cho chúng ta thấy một cuộc đổi mới tuyệt vời, tức là một cuộc đổi mới đặt những mối liên hệ quốc tế mới trên sự nới rộng đại đồng cho nhân quyền. Điều này mới là nền tảng cho hòa bình và phát triển. Điều này mới là nền tảng hữu lý cho việc hiện hữu của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và mới có thể biện minh cho sứ vụ của tổ chức này. Trật tự thế giới phải được xây dựng trên những sự thật nền tảng được tất cả mọi người công nhận, phải được bảo vệ và từ từ phát triển bởi ngành lập pháp của tất cả mọi quốc gia.

Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ngày nay đã vô hiệu hóa những qui chiếu nền tảng này.

Ngày nay các quyền lợi của con người không còn được căn cứ vào sự thật được tất cả mọi người thấy là cần thiết và được tất cả mọi người tự ý công nhận nữa, đó là sự thật về phẩm vị bình đẳng của tất cả mọi người. Bởi thế, các quyền lợi của con người mới trở thành kết quả của những phương thức đồng thanh tương ứng.

Họ nói, vì chúng ta không thể tiến đến một sự thật thực sự về con người, và vì một sự thật như vậy bất khả đạt hay không có thực, nên chúng ta phải cùng nhau thảo luận và quyết định theo nhu cầu hành động đòi hỏi bằng nguyên tác động của lòng muốn về những gì là hành vi chân chính. Tuy nhiên, chúng ta không còn cần phải đi đến chỗ quyết định này bằng việc cứu xét hết mọi sự theo yêu sách của những giá trị được áp đặt trên tất cả mọi người bởi nguyên quyền lực của sự thật về những giá trị ấy. Chúng ta đang đi đến chỗ thực hiện một phương thức bàn luận với nhau, để rồi, sau khi đã nghe thấy ý kiến của mỗi một người, chúng ta sẽ đi tắt ngang sang việc quyết định. Quyết định này sẽ được coi như chính đáng, vì nó là kết quả của một phương thức đồng thanh tương ứng. Chúng ta có thể nhận thấy ở đây cái ảnh hưởng của John Rawls (biệt chú của người dịch: nhân vật này là một triết gia Hoa Kỳ, sinh tại Baltimore, học ở Princeton, dạy ở Harvard, viết cuốn “Một Học Thuyết về Công Lý” xuất bản năm 1971, chủ trương, vì việc con người chọn lựa bị che khuất bởi một “bức màn vô thức”, bởi đó họ cần phải áp dụng nguyên tắc tối đa “maximin” của thuyết trò chơi: đó là hãy chọn lựa lấy một sách lược nào có thành quả có thể là xấu nhất vượt trổi hơn thành quả có thể là xấu nhất nơi bất cứ một sách lược nào khác).

Theo Tổ Chức Liên Hiệp Quốc hiện nay, “các quyền lợi mới của con người” là thành quả của những phương thức đồng thanh tương ứng, những thứ quyền lợi có thể được tái diễn vô hạn định. Chúng không còn là một thể hiện của một sự thật liên quan đến con người nữa; chúng là những gì nói lên ý muốn của những ai biểu quyết.

Bởi thế, khi kết thúc phương thức này, những gì được trình bày như những thứ “quyền lợi mới” của con người không thành vấn đề nữa, như quyền được hiệp hôn khác lạ về phái tính, quyền bỏ người phối ngẫu, quyền có gia đình cha mẹ đơn thân, quyền trợ an tử – trong khi chờ được quyền sát hại thai nhi (thì việc này đã được thực hành rồi) – quyền loại bỏ thành phần tàn tật, quyền thực hiện những chương trình cải sinh nhân giống v.v. Chính vì lý do này mà trong các cuộc họp quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức, những tay có thẩm quyền của tổ chức này vận dụng tất cả quyền lực của mình để đi đến chỗ đồng thanh tương ứng. Một khi đã đạt tới chỗ này, kết quả là người ta sẽ nại vào những gì được đồng thanh tương ứng ấy để bắt buộc phải thừa nhận những quyết nghị quốc tế, những quyết nghị có một tác lực về luật pháp nơi những quốc gia đã thừa nhận chúng.

Một Hệ Thống Luật Lệ Quốc Tế Hữu Dụng

Phần nan giải của vấn đề do việc toàn cầu hóa theo Tổ Chức Liên Hiệp Quốc gây ra là như thế. Như Hans Kelsen đã dự đoán trong cuốn “Thuần Lý Thuyết” nổi tiếng của mình thì quyền lực của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc được tập trung như một ngọn kim tự tháp (xem Hans Kelsen, The Pure Theory of Law, Berkeley, California: University Press, 1967; a new Frech translation by Charles Eisenmann cũng có bán ở Paris: LGDJ). Bằng những quyết nghị của mình cũng như bằng những hiệp ước qui định của mình, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang tiến đến chỗ lập ra một hệ thống luật lệ siêu quốc hoàn toàn hữu dụng, một thứ luật lệ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Kelsen.

Đối tượng của quyền lợi không phải là công lý; mà là luật lệ. Người ta có thể nhận thấy được chiều hướng chính yếu đang diễn tiến là các qui tắc nơi luật lệ của các quốc gia không có công hiệu nếu không được luật lệ siêu quốc thừa nhận.
Tất cả, dù là cá nhân hay quốc gia, đều phải vâng phục qui tắc nền tảng được bắt nguồn từ ý muốn của những kẻ qui định luật lệ quốc tế này.

Luật lệ quốc tế hoàn toàn hữu dụng này, một thứ luật lệ loại trừ tất cả mọi qui chiếu theo Bản Tuyên Ngôn 1948, là dụng cụ được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc sử dụng để áp đặt trên thế giới quan niệm về vấn đề toàn cầu hóa cho phép nó, với tư cách là chủ thể của một quyền lực siêu quốc, thực thi việc điều hành vương chủ xã hội thế giới.

Một Pháp Đình Tội Ác Quốc Tế

Kiểm soát luật lệ, đến chỗ cho mình là nguồn mạch duy nhất tối hậu của luật lệ, và lúc nào cũng có thể kiểm chứng về tình trạng luật lệ này phải được các thẩm quyền hành pháp tôn trọng, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang tôn vương hệ thống “Một Ý Tưởng Duy Nhất”.

Nó đang trang bị cho mình một thứ pháp đình hợp với khẩu vị thèm thuồng quyền lực của nó.

Như thế, những tội ác phạm đến “những quyền lợi mới” của con người có thể bị hành sử bởi Tòa Án Tội Ác Quốc Tế, được thiết lập tại Rôma năm 1998. Chẳng hạn, nếu phá thai vẫn là vấn đề bất hợp pháp nơi quốc gia này hay quốc gia kia, thì quốc gia có vấn đề ấy có thể bị loại trừ ra khỏi “xã hội hoàn vũ” này; nếu một nhóm tôn giáo nào chống lại việc đồng tính luyến ái hay trợ an tử, thì nhóm ấy có thể bị Tòa Án Tội Ác Quốc Tế kết án về tội tấn công “các quyền lợi mới của con người”.

Việc Quản Trị Hoàn Cầu

Thế là chúng ta đang đứng trước một dự phóng khổng lồ với tham vọng hiện thực hệ thống chính trị và xã hội tuyệt nhất của Kelsen, bằng việc lập nên và hợp thức hóa một chính quyền thế giới duy nhất, mà những cơ quan của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc trở thành những tay thừa tác viên.

Họ nói, cần phải kiến tạo một trật tự thế giới mới về pháp lý và chính trị, và đối với chúng tôi, cũng cần phải mau chóng trong việc tìm những nguồn tài trợ để hiện thực dự phóng này.

Việc quản trị hoàn cầu này đã là đề tài được nhét vào Bản Tường Trình Dự Án Phát Triển Liên Hiệp Quốc năm 1994. Bản văn này, theo lời khẩn cầu của UNDP (United Nations Developments Program, cơ quan Liên Hiệp Quốc lo về ngành kỹ thuật cho các quốc gia, biệt chú của người dịch), được phác họa bởi Jan Tinbergen, người giật giải Nobel về kinh tế (1969), có tất cả những đặc tính đặc biệt của một bản tuyên ngôn theo lệnh của Liên Hiệp Quốc cũng như cho mục tiêu của Liên Hiệp Quốc. Sau đây là một đoạn trích dẫn:

“Những vấn đề của con người không thể nào có thể giải quyết được bởi những chính quyền quốc gia. Điều cần là phải có một Chính Quyền Thế Giới. Cách tốt nhất có thể đạt được điều này là củng cố hệ thống Tổ Chức Liên Hiệp Quốc. Trong một số trường hợp, điều này có nghĩa là cần phải thay đổi vai trò của những cơ quan Liên Hiệp Quốc, từ việc làm cố vấn đến việc áp dụng thực hành.

“Như thế, cơ quan FAO (Food and Agricultural Organization) sẽ trở thành Thừa Tác Vụ Thế Giới Về Canh Nông, cơ quan UNIDO (United Nations Insdustrial Development Organization) thành Thừa Tác Vụ Thế Giới Về Kỹ Nghệ, và cơ quan ILO (International Labor Organization) thành Thừa Tác Vụ Thế Giới Về Công Tác Xã Hội.

“Trong những trường hợp khác, cũng cần phải có những cơ cấu hoàn toàn mới mẻ. Những cơ cấu này, chẳng hạn như cơ cấu Cảnh Sát Quốc Tế thường trực, có quyền bắt các quốc gia phải ra hầu Tòa Án Công Lý Quốc Tế, hay hầu các tòa án được thiết lập đặc biệt khác. Nếu các quốc gia không tuân theo phán quyết của Tòa Án này, thì có thể phải áp dụng những biện pháp chế tài, bằng cả biện pháp phi quân sự lẫn quân sự”.

Hiện nay, về việc hiện hữu và hoàn thành vai trò của mình một cách tốt đẹp, những quốc gia riêng biệt đã bảo vệ thành phần công dân của mình; họ tỏ ra tôn trọng các quyền lợi của con người, và sử dụng phương tiện xứng hợp cho mục đích này.

Trong lúc này đây, theo những chiều hướng của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, thì cần phải hủy diệt các quốc gia nếu người ta muốn dứt khoát muốn bóp chết quan niệm nhân trung liên quan đến các quyền lợi của con người. Bằng việc loại trừ đi cơ cấu môi giới được gọi là quốc gia dân tộc, là người ta đi đến chỗ chấm dứt tình trạng trợ thuộc, để thay thế bằng một quốc gia thế giới tập trung. Thế là con đường sẽ được mở ra cho những chuyên viên kỹ thuật về các nguồn lợi kỹ nghệ cùng với những kẻ tham lam danh vọng đến để quản trị thế giới.

Tái Xác Nhận Nguyên Tắc Trợ Thuộc

Như thế, vấn đề luật lệ quốc tế hữu dụng là phương tiện được Liên Hiệp Quốc sử dụng để tổ chức một xã hội thế giới hoàn cầu. Nấp dưới bình phong toàn cầu hóa, Liên Hiệp Quốc muốn lập nên một “chính quyền” thế giới vì lợi ích riêng của mình. Viện cớ “chia sẻ trách nhiệm chung”, Liên Hiệp Quốc đã mời gọi các quốc gia hãy hạn chế quyền trị riêng của các nước này.

Tổ Chức Liên Hiệp Quốc muốn toàn cầu hóa bằng việc càng ngày càng hình thành một siêu quốc trên thế giới.

Nó có khuynh hướng muốn điều hành tất cả mọi chiều kích về đời sống, tư tưởng và hoạt động của loài người, bằng cách thiết lập mỗi ngày một hơn công việc kiểm soát tập trung nơi khía cạnh tín liệu, kiến thức và kỹ thuật, mặt đất và các nguồn nhiên liệu trong lòng đất, thương vụ thế giới và các tổ chức nghiệp đoàn, sau cùng và là cũng khía cạnh trên hết, đó là nơi khía cạnh chính trị và luật lệ. Quyền lực của nó không phải chỉ ở tại càng ngày càng nới rộng hơn; nó còn đi sâu vào những yếu tố – chính trị, kinh tế, tâm lý và quân sự – là những gì cấu tạo nên nó, như đi sâu vào giáo điều về an ninh quốc gia.

Đề cao việc tôn sùng Thổ Mẫu theo kiểu ngoại giáo mới, nó hất con người ra khỏi vị thế tâm điểm xứng hợp với họ vốn có nơi những truyền thống chính về triết lý, luật lệ, chính trị và tôn giáo.

Đối diện với một chủ nghĩa toàn cầu hóa được xây dựng trên cát như vậy, chúng ta phải tái xác nhận nhu cầu khẩn trương này, đó là nhu cầu cần phải thiết lập một xã hội quốc tế trên việc nhìn nhận phẩm vị bình đẳng của tất cả mọi người.

Thứ hệ thống tài phán áp lực ở Tổ Chức Liên Hiệp Quốc muốn làm cho việc nhìn nhận chung này hoàn toàn bất khả thủ, vì luật lệ và các quyền lợi của con người không thể tiến hành nếu không được tự động quyết định.

Chúng ta cũng phải tái xác nhận cái nền tảng của nguyên tắc trợ thuộc được hiểu một cách đúng đắn. Điều này có nghĩa là những tổ chức quốc tế không được chối bỏ các quốc gia, hay các cơ cấu môi giới, nhất là gia đình, chối bỏ những khả năng xứng hợp và quyền lợi của các cơ cấu môi giới này, ngược lại, những tổ chức quốc tế ấy còn phải hỗ trợ hoạt động của các cơ quan môi giới này nữa.

Về phần mình, Giáo Hội không thể nào không đứng lên chống lại một thứ toàn cầu hóa như vậy, một thứ toàn cầu hóa bao hàm một thứ tập trung quyền lực làm đòn bẩy cho chủ nghĩa độc tài chuyên chế.

Đứng trước vấn đề “tập kết” và “toàn cầu hóa” bất khả đạt được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang nỗ lực áp đặt, bằng cách nó vận động một cuộc “đồng thanh tương ứng” luôn xu thời, Giáo Hội phải theo gương Chúa Kitô tỏ mình ra như là một dấu hiệu phản khắc.

Giáo Hội không thể nào ủng hộ một thứ “hiệp nhất” hay một thứ “đại đồng” lại tùy thuộc vào những ước muốn chủ quan của cá nhân, hay một thứ “hiệp nhất”, “đại đồng” bị áp đặt bởi bất cứ một thầm quyền nào, dù công hay tư.

Chúng ta không thể câm nín, bất động hay dửng dưng trước tình trạng báo động khẩn cấp về một thứ tân thuyết Leviathan (biệt chú của người dịch: chữ Laviathan là chữ đầu tiên nơi nhan đề của tác phẩm Leviathan, or the Matter, Form, and Power of a ommonwealth, Ecclesiastical and Civil, xuất bản năm 1651, một tác phẩm nổi tiếng của triết gia người Anh, Thomas Hobbes, một nhân vật vì chịu ảnh hưởng bởi hệ thống tân vật lý của Galilêô, cũng như vì bị tác dụng bởi cuộc Nội Chiến Anh Quốc, nên đã tỏ ra chối bỏ con người là một hữu thể xã hội theo tự nhiên, vì theo triết gia này, con người luôn sống theo động lực vị kỷ, bởi thế, họ mới cần phải có một vương chủ có toàn quyền cai trị họ, bằng không cuộc đời của họ sẽ trở nên “nghèo nàn, thô tục, hung bạo và ngắn ngủi”).


Rev Michel Schooyans, tác giả của bài viết trên đây là giáo sư hưu trí của Đại Học Louvain, Bỉ,Người cũng đã xuất bản nhiều tác phẩm, có những tác phẩm đã được dịch sang các ngoại ngữ khác nhau. Xin vào http://www.infonie.be/le.feu

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Nguyệt San Inside The Vatican, 10/2001, trang 44-47; nếu cần tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến bài viết về vấn đề toàn cầu hóa trên đây, xin mời đọc cuốn Hận Thú Quyết Thắng của người dịch, xuất bản năm 1996, phần hai, nơi những phụ bản 3 về Hội Tam Điểm ở cuối chương 10, phụ bản 4 về Duy Nhân Bản ở cuối chương 11, phụ bản 5 về Trật Tự Thế Giới Mới ở cuối chương 12, phụ bản 8 về Phong Trào Thời Mới ở cuối chương 14 v.v. Có thể đọc những tài liệu qua Màn Điện Toán thoidiemmaria.net Phần Thánh Mẫu, mục Yêu Mến, trang Hận Thù Quyết Thắng, ở cuối các chương 10, 11, 12, 13 và 14)



29/7 Thứ Ba

MẶT TRÁI CỦA VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA

 

Thế giới đang tiến đến chỗ toàn cầu hóa về mọi mặt, nhất là về kinh tế và chính trị. Trong khi đó, Giáo Hội lại kêu gọi vấn đề toàn cầu hóa tình đoàn kết, bằng không, toàn cầu hóa s ẽ ra sao, chúng ta hãy theo dõi bài viết của Rev Michel Schooyans sau đây, vào hôm nay, ngày mai và Thứ Bảy này.

 

Từ ngữ “toàn cầu hóa” ngày nay đã trở thành một phần ngữ vựng hiện đại của chúng ta. Ở một mức độ hết sức tổng quát thì từ ngữ này theo đó có hai ý nghĩa, ý nghĩa về chính trị và ý nghĩa về kinh tế. Hai ý nghĩa này hàm ý là, ở cấp độ thế giới, việc trao đổi, một vấn đề đã có từ lâu đời, đã tăng phát, và việc tăng phát đó đã xẩy ra một cách nhanh chóng. Việc tăng phát nhanh chóng này được thể hiện nơi trường hợp của ngành khoa học, kỹ thuật và văn hóa. Tình trạng lan tràn của việc trao đổi này đã trở thành hiện thực là nhờ ở các hệ thống truyền thông càng ngày càng hữu hiệu hơn và thường chỉ trong khoảnh khắc. Những hệ thống truyền thông này cho thấy một viễn ảnh về tín liệu mỗi ngày một nhiều và sẵn có để sử dụng liền.

Ý nghĩa đầu tiên hiện nay về việc trao đổi của vấn đề toàn cầu hóa gây nên tình trạng liên thuộc nơi các tổ chức xã hội loài người. Một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ, quyết định của Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Hỏa OPEC (Organization of Petrolium Exporting Countries) về giá dầu hỏa, những căng thẳng giữa người Do Thái và Palestina – chỉ cần liệt kê ba thí dụ này – cũng đủ gây ra những chấn động liên quan đến việc nhập cảng trên toàn thế giới rồi.

Chúng ta lo âu, đối diện và thậm chí bị ảnh hưởng bởi những hoạn nạn xẩy ra cách xa chúng ta; chúng ta cảm thấy trách nhiệm của mình đối với thành phần đói khổ và bệnh hoạn khắp nơi trên thế giới.

Vấn Đề Toàn Cầu Hóa và Chủ Trương Holism Toàn Khối Hơn Thành Phần

Trong những văn kiện gần đây của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, ý nghĩa của vấn đề toàn cầu hóa về kinh tế xuất hiện thường xuyên hơn là ý nghĩa toàn cầu hóa về chính trị, tuy nhiên, không phải là không có những đối chọi nhau nơi những đề tài này. Năm 1955 chẳng hạn, chúng ta thấy bản văn kiện “Tường Trình về Việc Quản Trị Toàn Cầu” được phổ biến (xem Our Global Neighborhood: The Report of the Commission on Global Governance, Oxford University Press, 1995).

Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ghép lại với nhau hai quan niệm hiện đại về đề tài lưỡng diện kinh tế và chính trị chúng ta vừa đề cập tới. Tuy nhiên, theo quan niệm phổ biến hiện đại về vấn đề toàn cầu hóa thì từ ngữ này đã bị thay đổi nơi ý nghĩa của nó rồi.

Vấn đề toàn cầu hóa giờ đây được cắt nghĩa lại theo chiều hướng quan niệm mới của thế giới cũng như hoặc hay như (and/or) của vị trí con người nơi vấn đề toàn cầu hóa này. Quan niệm mới ấy được mang danh xưng là holism.

Theo nguyên ngữ Hy Lạp, từ ngữ này nghĩa là một thế giới mà được tạo nên toàn khối thì trở thành thực tại và có giá trị hơn là các thành phần làm nên nó. Theo ý nghĩa sâu xa này thì con người chẳng qua chỉ là một hóa thân từ cuộc tiến hóa của vật chất mà thôi. Con người không phải là một “thực tại”, ngoại trừ họ thuộc về vật chất, và khi chết đi sẽ hoàn toàn trở về với vật chất. Định mệnh của con người đã bị lên án tử, tức là họ nhất định bị biến mất trong lòng “Thổ Mẫu” (Mother Earth) là nơi từ đó họ đã vào đời.
Như thế, toàn khối lớn, (để đơn giản hóa, chúng ta cứ tạm gọi nó là Thổ Mẫu hay Gaia), biến đổi con người. Họ phải uốn mình theo các qui luật của môi sinh, theo những gì hợp với Tự Nhiên.

Ở đây cái ảnh hưởng của Phong Trào Thời Mới New Age Movement đã r ràng xuất đầu lộ diện. Con người phải chấp nhận, chẳng những chấp nhận thế giới không còn hướng về mình, mà còn chấp nhận cả việc họ không còn là trung tâm điểm của thế giới nữa. Chủ trương nhân trung của Do Thái Kitô Giáo, được kiên cố bởi những chủ trương của Thời Phục Hưng, chẳng những phải được loại bỏ mà còn cần phải chống lại nữa.

Theo ý nghĩa này về Tự Nhiên và về con người thì lề luật “tự nhiên” không còn là những gì được ghi ấn nơi tri thức và ci lòng của con người nữa; nó là một thứ lề luật có thể được thay thế và vi phạm do Tự Nhiên áp đặt trên con người. Bản dịch “vulgate” về môi sinh này thậm chí còn cho thấy con người như là một kẻ cướp giật, và giống như tất cả mọi bọn cướp giật, họ nói, dân số con người cũng cần phải được bao gồm trong những giới hạn của việc phát triển khả tồn. Bởi thế, con người chẳng những phải hy sinh cho các qui luật của Thổ Mẫu Gaia; họ còn phải đồng ý hy sinh bản thân cho qui luật của thời gian sau này nữa. Họ phải xóa bỏ mình đi trước những kìm kẹp của “việc phát triển khả tồn”.

Hiến Chương Trái Đất

Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang tiến tới việc đánh lận con đen bằng một văn kiện rất quan trọng để hệ thống hóa lối dẫn giải về vấn đề toàn cầu hóa theo kiểu toàn khối hơn thành phần này. Đó là Bản Hiến Chương Trái Đất, một bản hiến chương mà một số bản thảo nháp đã được phổ biến và đang ở vào giai đoạn duyệt xét cuối cùng. Bản văn kiện này chẳng những được cho là sẽ phỗng tay trên Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền năm 1948 mà, theo một số người, nó còn thay thế cho cả Bản Thập Giới (Mười Điều Răn) nữa!

Sau đây là một số đoạn được trích lại từ Bản Hiến Chương Trái Đất này:

ở “Chúng ta đang ở vào thời điểm quan trọng của lịch sử Trái Đất, một thời điểm cần phải chọn cho nó một tương lai… Chúng ta phải hiệp nhất lại với nhau để thành lập một xã hội hoàn vũ khả tồn, được căn cứ vào việc tôn trọng thiên nhiên, các quyền làm người chung, công bằng về kinh tế và văn hóa hoà bình…

ở “Nhân loại là một phần của một vũ trụ tiến hóa rộng lớn… Môi trường hoàn vũ với những nguồn liệu có hạn của nó là mối quan tâm chung đối với tất cả mọi người. Việc bảo vệ tính cách sinh tồn, đa dạng và vẻ đẹp của Trái Đất là một thánh vụ…

ở “Việc tăng phát dân số con người bởi không biết tiên liệu đã trở thành gánh nặng cho guồng máy kinh tế và xã hội…

ở “Đây là việc chúng ta quyết định, một là hình thành một xã hội hoàn vũ để chăm sóc cho Trái Đất cũng như cho nhau, hai là chúng ta đâm đầu vào mối nguy cơ tự diệt chính mình cũng như tính cách đa dạng của sự sống…

ở “Chúng ta rất cần phải có một quan niệm chung về những giá trị căn bản làm nền tảng đạo lý cho một cộng đồng thế giới đang lên…”

 

Các Tôn Giáo và Chủ Nghĩa Toàn Cầu Hóa

Để có thể làm kiên cố quan niệm về chủ nghĩa toàn cầu hóa theo kiểu toàn khối hơn thành phần này, cần phải loại trừ một số trở ngại cũng như cần phải thi hành một số những biện pháp.

Các tôn giáo nói chung, nhất là Công Giáo, được coi là những chướng ngại cần phải được hóa giải.

Chính vì mục tiêu này mà, trong số những cuộc cử hành mừng Thiên Kỷ của Năm 2000, đã có một Cuộc Họp Thượng Đỉnh của Các Nhà Lãnh Đạo Tinh Thần và Tôn Giáo. Cuộc họp thượng đỉnh này quan tâm đến việc khai trương “Sáng Kiến Liên Hiệp Của Các Tôn Giáo”, một sáng kiến có những mục tiêu trông coi sức khỏe của Trái Đất cũng như của tất cả mọi sinh vật.

Bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Phong Trào Thời Mới, dự phóng này cuối cùng đã nhắm đến việc tạo nên một tôn giáo hoàn cầu mới chuyên nhất là những gì sẽ kéo theo ngay sau đó việc cấm không cho tất cả các tôn giáo khác được quyền chiêu dụ tín đồ.

Tổng quan thì Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang phỏng theo một dự phóng tương tự như dự phóng của Goethe, người đã muốn áp đặt lòng sùng bái nước Hy Lạp xưa như là một thứ tôn giáo mới nơi Người Tây Phương, (về vấn đề này xin coi David Gress, From Plato to Nato: The Idea of the West and its Opponents, New York: The Free Press, 1998, nhất là trang 86).

Tóm lại, theo Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, vấn đề toàn cầu hóa không chỉ liên quan đến những lãnh vực về chính trị, kinh tế và luật lệ; nó còn phải liên quan đến chính cái hồn sống hoàn cầu.

Đại diện cho Tòa Thánh Rôma, ĐHY Francis Arinze đã không thể ký vào bản văn kiện đúc kết này, một bản văn kiện cho tất cả mọi tôn giáo đồng đều như nhau.

Một Kiểu Mẫu Sức Khỏe

Người ta cũng thấy xuất hiện cách thức mới mẻ trong việc quan niệm về sức khỏe, một quan niệm được Cơ Quan Sức Khỏe Hoàn Cầu (World Health Organization - WHO) kỹ lưỡng cân nhắc. “Kiểu mẫu” mới về sức khỏe này cũng theo chiều hướng của quan niệm toàn khối hơn thành phần. Nó là vấn đề phổ biến những kiểu mẫu mới về hoạt động cho sức khỏe, ban phép áp dụng những dự án về sức khỏe do Tổ Chức Liên Hiệp Quốc quyết định.

Mục tiêu chính của nó là ở chỗ trông coi sức khỏe của toàn thân xã hội. Bởi thế mà kiểu thề hứa Hippocratic (lời hứa hành nghề theo đạo lý của các y sĩ trước khi ra trường, biệt chú của người dịch) đã bị loại bỏ, một kiểu thề hứa để cho cá nhân có toàn quyền chăm sóc sức khỏe của mình, bất kể thân phận xã hội của họ như thế nào.

Theo kiểu mẫu mới này thì “sức khỏe cho tất cả” mới là mục tiêu chính. Thế nhưng, cách diễn đạt này lại có nghĩa là người bệnh sẽ được chữa trị theo hai tiêu chuẩn bổ túc cho nhau. Một đàng thì người bệnh sẽ được chữa trị theo quyền hạn đi chữa bệnh của họ. Đàng khác, kiểu mẫu mới về sức khỏe sẽ cứu xét cả đến vấn đề sự sống của cá nhân người bệnh, họ cần phải làm sao không bị tật nguyền hay bị bệnh hoạn hơn nữa. Người bệnh không thể nào trở thành gánh nặng cho xã hội được.

Như thế, một người bị bệnh sốt rét sẽ có rất nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của kiểu mẫu mới về sức khoẻ này. Vì chứng bệnh này thường xẩy ra nơi những thành phần nghèo khổ, hết sức hạn hẹp ở quyền hạn đi chữa bệnh, và với những biến chứng khôn lường của nó, chứng bệnh này có thể khiến cho người bị bệnh hành này ít hữu dụng cho thị trường lao công, bởi thế chứng bệnh sốt rét sẽ không được chữa trị như những chứng bệnh khác có lợi về kinh tế hơn và đỡ gánh nặng cho xã hội hơn. Qui tắc sẽ được sử dụng để định đoạt việc chữa trị cũng sẽ được dùng để định đoạt những việc nghiên cứu cần phải được thực hiện nữa.

Bản Thỏa Ước Kinh Tế Thế Giới

Trong nhiều biện pháp được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc sử dụng liên quan đến quan niệm về vấn đề toàn cầu hóa, ở đây cũng cần phải nói đến Bản Thỏa Ước Kinh Tế Thế Giới nữa. Trong bài diễn văn khai mạc Cuộc Diễn Đàn Thiên Kỷ của mình, Kofi Annan đã lập lại lời mời gọi trong năm 1999 đến tham dự Cuộc Diễn Đàn Kinh Tế ở Davos. Ông đã phác họa ra “cái liên hệ với một số giá trị thiết yếu nơi các lãnh vực về tiêu chuẩn của vấn đề lao công, nhân quyền và môi trường”. Vị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc này đã bảo đảm rằng nhờ thế mới có thể giảm thiểu các hậu quả của vấn đề toàn cầu hóa. Chính xác hơn, theo ông, để thu hẹp khoảng cách giữa Bắc và Nam, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc cần phải thực hiện một cuộc kêu gọi bao rộng gửi đến lãnh vực tư riêng.

Điều này bao gồm cả việc làm sao cho một số lớn các tổ chức về kinh tế và xã hội, như các công ty, cơ sở thương mại, nghiệp đoàn, tổ chức phi chính phủ, đồng ý với Bản Thỏa Ước ấy.

Bản Thỏa Ước Hòan Vũ hay Thế Giới này cần phải có để điều hành các thị trường thế giới, để mở rộng cửa cho các thứ kỹ thuật quan yếu, để phân phối tín liệu và cách thức sử dụng, để phổ biến việc chăm sóc căn bản nơi lãnh vực sức khỏe v.v.

Bản Thỏa Ước này đã được chấp nhận bởi những ủng hộ viên đáng kể, trong số đó có hãng Xăng Shell, có Ted Turner (sáng lập viên CNN), Bill Gates (sáng lập viên Microsoft), và nhiều hiệp hội quốc tế. Bản Thỏa Ước Thế Giới này thừa nhận việc cần phải củng cố và kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng để “tư tưởng đứng đắn về chính trị và kinh tế” được ngự trị.

Bản Thỏa Ước Thế Giới này gây nên một số vấn đề hệ trọng. Chúng ta có thể cậy dựa vào những công ty lớn trên thế giới để giải quyết những vấn đề mà họ đã có thể giải quyết từ lâu nếu họ muốn rồi hay chăng?

Liệu việc tăng thêm những cuộc trao đổi về kinh tế thế giới có biện minh được cho việc đang thiết lập từ từ một thẩm quyền tập trung để thẩm quyền này chịu trách nhiệm về vấn đề điều hành hoạt động kinh tế thế giới hay chăng?

Những nghiệp đoàn còn được hưởng những quyền tự do nào đây, nếu vấn đề pháp định về lao công đã được phác họa trong luật quốc tế lại phải tùy thuộc vào “những qui định” kinh tế “hoàn cầu”?

Chính quyền của những quốc gia còn có quyền hạn nào để nhân danh công lý mà can thiệp vào những vấn đề kinh tế, tiền tệ và xã hội đây?

Vấn đề còn trầm trọng hơn nữa là, vì Tổ Chức Liên Hiệp Quốc bao giờ cũng xém bị phá sản, thì không phải là liều lĩnh hay sao khi trở thành nạn nhân cho việc bao thầu của khối các công ty lớn trên thế giới?

Các ý nghĩa sâu xa được gợi lên nơi Bản Thỏa Ước Thế Giới này càng phải được lưu ý hơn nữa, vì chúng giống như những gì đã được Ngân Hàng Thế Giới biện minh. Được thành lập vào năm 1944, với mục đích là để giúp vào việc tái kiến thiết (sau Cuộc Thế Chiến II) một thế giới công lý, đoàn kết và phát triển hơn, cơ quan này đã từ từ nghiêng về những luật lệ thị trường và nhắm vào việc trục lợi tư riêng.

Nhất là nó sử dụng quyền can thiệp của mình để áp đặt những dự án hành động vô tâm lên những ai “sai lệch về vấn đề kinh tế”.

Tất cả những điều này xẩy ra trước sự làm ngơ của các nước giầu thịnh và được bao che cho khỏi mọi thứ kiểm soát (xem Susan George and Fabrizio Sabelli, Crédits sans frontiéres. La religión séculière de la Banque Mondiale, Paris: Découverte, 1994).

Tất cả mọi sự xẩy ra làm cho người ta tin rằng Bản Thỏa Ước Thế Giới này, một bản thỏa ước duy lợi nơi những qui luật của nó trong việc thực hiện các quyết định, sẽ hướng chiều về việc tái diễn lại cái sai lầm của một thứ chủ nghĩa tự do độc đoán, khoản thứ nhất trong bản tuyên tín tục hóa của Ngân Hàng này.
 

(Còn Tiếp)
 

28/7 Thứ Hai

Thánh Giuse Melchior Garcia SAMPEDRO XUYÊN
Giám mục dòng Đaminh (1821 - 1858)


Phác Họa Một Chân Dung

Thánh Giuse Sampedro Xuyên với 37 tuổi đời, chín năm truyền giáo, ba năm Giám mục (hai năm làm Giám mục phó), những con số tương đối khiêm tốn, nhưng sự nghiệp của thánh nhân thật lẫy lừng vì ngài đảm nhiệm một địa phận lớn nhất khi đó (154.000 người) và là địa phận chịu bách hại nặng nề nhất. Hơn nữa, cuộc đời ngài mãi mãi là mẫu gương sáng ngời của một người luôn sống có lý có tình, trung thành từ những việc nhỏ, khắc khổ hãm mình, nhiệt tâm truyền giáo, chuyên chăm cầu nguyện và đặc biệt là lòng sùng kính Đức Mẹ.

Tuổi Xuân Đầy Hứa Hẹn

Giuse Melchior Garcia Sampedro Xuyên sinh ngày 29.4.1821 tại San Pedro de Arrojo, tỉnh Oviedo, Tây Ban Nha. Gia đình cậu tuy thuộc dòng dõi quý tộc, nhưng đã sa sút đến chỗ nghèo khổ. Ngay từ nhỏ, cậu Melchior đã bộc lộ khuynh hướng đạo đức của mình. Cậu thích tụ tập những em nhỏ để dạy kinh. Trong giờ đọc kinh ban tối ở gia đình, cậu sốt sắng nhận phần xướng kinh, và nghiêm trang quỳ gối suốt buổi kinh.

Năm 12 tuổi, Sampedro có ý xin đi tu làm linh mục. Cha mẹ cậu tuy nghèo nhưng vẫn vui vẻ dành dụm gởi con theo học tiếng Latinh với tu sĩ Alvarez, để tiết kiệm cho gia đình, cậu quyết định tự nguyện đi bộ mỗi ngày đến trường. Những ngày nghỉ, cậu về giúp song thân trong việc đồng áng. Năm 1835, cậu ghi tên vào đại học Oviedo. Để giải quyết khó khăn kinh tế, cậu phải xin dạy học tư gia và phải thường xuyên dùng sách mượn. Nhờ chăm chỉ, cậu đã đạt thành quả cao trong các kỳ thi.

Từ năm 1842, tuy vẫn còn học, thầy Sampedro đã được mời làm giáo viên dạy văn chương, La ngữ và âm nhạc tại trường San Jose. Năm 1844, khi đã tốt nghiệp triết học và thần học, thầy được chọn làm giáo sư phụ tá dạy luân lý cho các tân sinh viên. Để chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của gia đình, mỗi kỳ nghỉ, thầy đều trở về quê phụ giúp cha làm ruộng. Khi học sinh tỏ vẻ ngạc nhiên, thầy nói: “Không có việc nào làm mất danh dự, nếu nó không trái với ý Chúa. Chính Chúa trên trời cũng đã chọn sinh ra nơi hang đá và nằm trong máng cỏ”.

Ngoài ra trong các kỳ nghỉ hè, thầy Sampedro vẫn dạy giáo lý cho các em thiếu nhi để chuẩn bị lãnh nhận các bí tích. Dân chúng trong vùng tỏ vẻ mến phục thầy và quen gọi là “ông cầu nguyện”, vì thời gian dài “ông cầu nguyện” quỳ trước Thánh Thể cũng như tập quán thầy giữ suốt đời là đọc và suy niệm sốt sắng mười lăm mầu nhiệm Mân Côi mỗi ngày.

Tu Sĩ Thuyết Giáo

Thế nhưng thầy Sampedro chưa thấy vậy là đủ, thầy cảm thấy Chúa kêu gọi mình hiến thân cho Ngài một cách trọn vẹn hơn trong việc truyền giáo cho lương dân. Thầy xin vào tỉnh dòng Đaminh Mân Côi để loan báo tin mừng ở Viễn Đông, dù gia đình phản đối mãnh liệt, dù lời ngăm đe và nước mắt, thầy đã cương quyết từ bỏ chức giáo sư, đến Ocana, trung tâm huấn luyện của tỉnh dòng. Thầy lãnh tu phục ngày 16.8.1845 khi đã 24 tuổi. Ngày 18.8.1846, thầy tuyên khấn trọng thể trong dòng Đaminh.

Vì đã mãn khóa thần học ở Oviedo, bấy giờ thầy Smapedro chuẩn bị lãnh các chức thánh và thụ phong linh mục ngày 29.5.1847 tại Madrid, rồi ngày 6 tháng 6 vị tân linh mục dâng thánh lễ mở tay ở Ocana. Chín tháng sau, cha Sampedro từ Cadiz đi theo tàu Victoria cùng bốn bạn dòng hành sang Manila ngày 25.7.1848 nhằm lễ Thánh Giacôbê. Khi đến nơi, bề trên đã xếp đặt để cha phụ trách khoa triết lý cho trường đại học Santo Tomas, nhưng cha xin phép trình bày ý nguyện đi truyền giáo ở Việt Nam, và bề trên đã chấp thuận. Chỉ ba tháng, cha đáp tàu đến Macao, rồi đến Đông Xuyên ngày 28.2.1848 đem theo sắc lệnh của Tòa thánh bổ nhiệm hai Đức cha Hermosilla Liêm và Marti Gia coi sóc hai địa phận Đông và Trung mới được phân chia. Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm với vị giám mục lão thành Hermosilla, cha Sampedro được ngài đặt tên mới là Xuyên.

Sau đó Đức cha Liêm gửi cha đến Nam An học tiếng Việt và phục vụ ở đó cho đến tháng 3.1850 thì được Đức cha Sanjurjo An đặt làm giám đốc chủng viện ở Cao Xá. Tháng bảy năm đó, cha được làm đại diện bề trên phụ tỉnh, và tháng 8.1852 thì nhận chức bề trên phụ tỉnh, chu toàn trách nhiệm giáo dục của mình, cha Sampedro còn nêu gương cho các chủng sinh về đời tông đồ truyền giáo. Cha giữ luật chay tịnh, hãm mình theo luật dòng, mặc áo nhặm và gia tăng nhiều việc hy sinh khác. Ngoài ra cha còn xuất bản nhiều tập sách nhỏ truyền bá đức tin, và đi giảng cho lương dân. Đức cha An xác nhận cả một họ đạo mới thành lập gồm năm mươi bốn gia đình, năm trăm tín hữu ở gần Cao Xá là kết quả lòng nhiệt thành của cha bề trên Sampedro Xuyên.

Giám Mục Trong Cơn Bách Hại

Tháng 8.1852, Đức cha Sanjurjo An lên kế vị Đức cha Marti Gia (qua đời ngày 26.8.1852). Vì địa phận đông quá, Ngài xin phép tòa thánh để chọn cha Sampedro làm giám mục phụ tá hiệu tòa Tricomia. Lễ phong chức được cử hành rất trọng thể ngày 16.9.1855 tại làng Bùi Chu, với sự hiện diện của hai giám mục, bốn mươi chín linh mục và rất đông giáo hữu. Trong chức vụ mới, Đức cha Sampedro Xuyên càng nhiệt thành hơn với việc truyền bá đức tin. Trong hoàn cảnh nạn dịch lan tràn, việc rửa tội cho trẻ em ngoại đạo sắp chết gia tăng rất nhanh. Chỉ trong năm 1855 đã được 35.349 em được rửa tội.

Dầu hoàn cảnh khó khăn, Đức cha Xuyên vẫn lén lút đi thăm các họ đạo, và phải thi hành việc phục vụ hầu hết vào ban đêm. Tháng 5.1857, khi Đức cha An bị bắt, Đức cha Xuyên tìm mọi cách để đưa ngài ra, gởi thơ cho cha quản lý miền truyền giáo tại Trung Hoa, nhờ báo cho các tòa Đại sứ Pháp và Tây Ban Nha can thiệp. Tiếc rằng khi tàu của liên quân tới, thì Đức cha An đã bị xử tử vào ngày 20.7.1957.

Cuộc bách hại ngày càng gia tăng. Quan quân triệt hạ các nhà thờ Bùi Chu, Lục Thủy, Phú Nhai, bệnh viện, cô nhi viện và các chủng viện. Tổng đốc Nguyễn đình Tân hăng hái quyết lùng bắt hết các giám mục, linh mục trong khu vực của ông. Thủ cấp của Đức cha Xuyên được treo giá cao nên khắp nơi đều có người rình bắt ngài.

Về phần Đức cha, sợ địa phận có ngày mất chủ chăn, đã dùng quyền Tòa Thánh để chọn cha Berrio-ochoa Vinh làm giám mục phụ tá có quyền kế vị. Lễ tấn phong âm thầm có một không hai cho vị giám mục “gậy tre mũ giấy” này đã được cử hành trong một nhà giáo hữu ngày 13.6.1858 ở Ninh Cường.

Điều hành địa phận trong những ngày khó khăn, cuộc sống của Đức cha Xuyên nổi bật về lòng đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Ngài thường tự xưng là “kẻ tội lỗi khốn khổ”. Ngài thường khuyên người khác: “Hãy nhìn khuyết điểm của tha nhân để sửa mình, và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mọi người”. Đức cha vẫn luôn mặc áo nhặm và suy gẫm chuỗi Mân Côi, mỗi ngày suy niệm về Đức Mẹ Sầu bi, Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, mẫu gương hiệp thông với những đau khổ của Chúa. Đặc biệt, vì tôn kính Đức Mẹ, ngài luôn khởi đầu thư từ và các buổi nói chuyện bằng lời chúc tụng Ave Maria.

Ngục Tù và Án Lăng Trì

Sau lễ tấn phong cho vị giám mục phụ tá, Đức cha Xuyên đi lên Quần Cống, rồi qua thôn Đông vài ngày, và đến Kiên Lao tạm trú tại nhà ông trùm Khanh. Ngày 8.7.1858 quân lính đã vây bắt được ngài và hai chú giúp lễ: Đaminh Nguyễn Tiệp và Mai Hiến. Quan bắt Đức cha mang gông xiềng nặng nề và giải ba cha con lên Nam Định.

Sau hai mươi ngày trong ngục, Đức cha lãnh án lăng trì ngày 28.7.1858. Trên đường ra pháp trường Bẩy Mẫu đi sau đám lính đông đảo và lý hình hai mươi người tuốt gươm trần, Đức cha Sampedro Xuyên một tay cầm sách nguyện, một tay giơ lên ban phép lành cho dân chúng. Tuy nhiên cũng có kẻ lấy bùn ném vào Ngài.

Tại pháp trường, hai cậu Tiệp và Hiến đón nhận phép lành của Đức Cha, rồi đưa cổ chịu chém. Sau đó, lý hình xô vị giám mục nằm sấp trên chiếu có phủ vải sẵn. Tước hết y phục, chỉ để lại cho ngài mặc chiếc quần cụt. Rồi họ cột chân tay thật căng vào bốn cọc ở bốn phía, và thêm hai cọc ở dưới nách để nạn nhân khỏi cựa quậy.

Năm lý hình cầm sẵn năm cái rìu chờ lệnh quan án sát ra dấu, lần lượt từng người thi hành nhiệm vụ. Họ chặt từng chân, từng cánh tay rồi mới chặt đầu. Máu tuôn ra đọng lại thành vũng, trong khi vị tử đạo vẫn giữ được vẻ mặt bình tĩnh, không ngừng kêu tên Chúa Giêsu cho đến khi tắt thở.

Mấy phút sau, đám lính mổ bụng ngài, cắt gan giơ lên cao và nói: “Xem này, gan Tây thật là to”, rồi họ chia nhau ăn. Cuối cùng họ đẩy thi thể ngài xuống một hố sâu, lấp đi và muốn cho voi dầy xéo nữa. Nhưng dù họ thúc giục hò la mà đàn voi vẫn không đạp lên hố. Thủ cấp vị tử đạo sau ba ngày bị bêu nơi công cộng, quân lính bằm nát rồi ném xuống sông. Đến sau các giáo hữu đưa thi thể của Đức cha về mai táng tại Phú Nhai. Năm 1888 thi hài ngài được dời về quê hương Oviedo, nhưng tay phải của ngài thì để lại Bùi Chu, và tay trái được đưa về Manila, sau bị thất lạc trong thế chiến thứ hai vì bom đạn.

Ngày 29.4.1951, Đức Thánh Cha Piô XII đã suy tôn Đức cha Giuse Melchior Garcia Sampedro Xuyên lên bậc Chân Phước cùng với Đức cha An và hai mươi ba vị tử đạo người Việt Nam.

NB: Theo bản án của vua Tự Đức, Đức cha Xuyên bị ghép vào tội theo Lê văn Phụng. Nhưng Tòa Thánh có một thư chung của ngài gởi cho địa phận (Đức cha Vinh có nói đến) cấm nổi loạn và còn ra vạ tuyệt thông chỉ mình ngài có quyền giải (Xc Diquitie RPD Promotoris Fidei super intro causae, I, tr 17-19).


27/7 Chúa Nhật XVII Thường Niên 

Cá Hóa Nhiều phải chăng là hình ảnh nhiều người được cứu rỗi? 

Như bài chia sẻ tuần trước đã nhận định, từ Chúa Nhật 17 tuần này tới Chúa Nhật 21 Thường Niên, nghĩa là trong vòng 5 tuần lễ liền, các bài Phúc Âm thuộc chu kỳ phụng vụ Năm B vốn theo Thánh Ký Marcô này sẽ theo Thánh Ký Gioan, những bài Phúc Âm về biến cố hóa bánh ra nhiều và bài giảng về Bánh Hằng Sống. Thực tế cho thấy Phúc Âm theo Thánh Ký Gioan rất hiếm có trường hợp trung với bộ Phúc Âm Nhất Lãm, nếu có trùng, thì cũng rất hiếm, như những đoạn về vị tiền hô Gioan Tẩy Giả và đoạn về Mầu Nhiệm Vượt Qua, song nội dung của một ít đoạn trùng này cũng hầu như rất khác biệt. Bài Phúc Âm về biến cố bánh hóa nhiều được Giáo Hội giành cho Chúa Nhật XVII Thường Niên Năm B tuần này là một trong mấy đoạn trùng hợp giữa Phúc Âm Thánh Gioan và bộ Phúc Âm Nhất Lãm. Tuy nhiên, trong khi Thánh Ký Gioan chẳng những thuật lại biến cố Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều giống như bộ ba Phúc Âm Nhất Lãm về lần thứ nhất Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều này mà còn ghi lại cả một bài giảng dài hết sức lạ lùng thần bí về Bánh Hằng Sống đi kèm nữa.  

Chúng ta sẽ chia sẻ về chính bài giảng này vào ba Chúa Nhật (XVIII, XIX, XX) tới, cũng như về hậu quả của bài giảng này vào Chúa Nhật XXI sau đó. Hôm nay chúng ta chỉ chia sẻ về biến cố bánh hóa ra nhiều theo quan điểm của Phúc Âm Thánh Gioan, một quan điểm liên quan đến vai trò của một vị mục tử, một vị mục tử động lòng thương dân chúng đông đảo tuốn đến với Người như đàn chiên vô chủ, một chi tiết duy nhất (trong bộ Phúc Âm Nhất Lãm) được thấy trong bài Phúc Âm Thánh Ký Marcô tuần trước. Tuy nhiên, vì Thánh Ký Marcô chỉ nêu lên nhận định có tính cách mục tử về Chúa Giêsu chứ không khai triển thêm nhận định này, mà Giáo Hội đã cần phải sử dụng bài Phúc Âm theo Thánh Gioan, bài Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 6 này tuy không trực tiếp nói đến vai trò và tinh thần của một người mục tử nhân lành như ở đoạn 10, nhưng cũng đã cho thấy trước tất cả ruột gan của vị mục tử nhân lành, vị mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì chiên (x Jn 10:11), ở chỗ, đã tự trở thành bánh nuôi chiên (x Jn 6:57), cho chiên được sự sống và là một sự sống viên mãn (x Jn 10:10).  

Vấn đề của bài Phúc Âm tuần trước, Thánh Ký Marcô cho chúng ta thấy Chúa Giêsu, dù biết dân đang đói, vẫn cứ nuôi dân bằng lời Chúa trước, nuôi dân bằng một bài giảng dài, và dân chúng, tuy đói, vẫn hăng say nghe lời Chúa, như chưa bao giờ được ăn những của cao lương mỹ vị thiêng liêng như vậy. Vấn đề của bài Phúc Âm tuần này là Chúa Giêsu chẳng những nuôi dân chúng, thành phần tìm kiếm Người và khao khát Người, bằng lời Chúa mà còn bằng của ăn phần xác nữa. Việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều nuôi thành phần dân chúng theo đuổi để nghe lời Người đây thực sự nói lên cho thấy vai trò Cứu Thế của Người, một vị cứu thế của toàn thể nhân loại (được biểu hiệu qua hình ảnh đám đông dân chúng), và là một vị cứu tinh toàn diện con người (tức cả hồn lẫn xác, chứ không phải chỉ cứu có hồn thôi). Người là vị cứu tinh linh hồn con người khỏi tội lỗi bằng việc Người tỏ mình ra cho họ, tức bằng việc Người tái sinh họ “bởi nước” là những gì liên quan đến nhân tính của Người, qua các lời Người nói và việc Người làm, cũng như “bởi Thần Linh” là Đấng làm cho họ nhận biết Người; Người còn cứu cả thân xác con người khỏi tử thần nữa, bằng quyền năng phục sinh của Người, khi Người biến thân xác yếu hèn của họ ngay khi còn sống trên trần gian thành dụng cụ hoạt động cho bác ái, tận tuyệt hy sinh phục vụ tha nhân, những việc hoàn toàn ngược lại với khuynh hướng vị kỷ sinh tồn và hoàn toàn vượt khả năng tự nhiên hữu hạn của họ, nhất là bằng cuộc phục sinh cánh chung thân xác của họ.  

Vấn đề được đặt ra ở đây là hiện tượng và ý nghĩa “hóa nhiều” của 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá khô. Trước hết về hiện tượng “hóa nhiều”, một hiện tượng phát xuất từ hành động ban phát của các môn đệ. Bởi vì, khi Chúa Giêsu cầm 5 ổ bánh trước và 2 con cá khô sau, dâng lời cảm tạthì vẫn là 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá khô, không hơn không kém. Thế nhưng, con số 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá khô này đã “hóa nhiều” khi chúng được truyền đi từ Chúa Giêsu sang các môn đệ và từ các môn đệ sang đám đông dân chúng. Vì là phép lạ vượt tự nhiên, chúng ta không biết được tại sao và làm sao 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá khô này có thể “hóa nhiều” hơn cả ngàn lần ấy, thế nhưng, qua phép lạ này, ở đây, chúng ta thấy được một số chân lý hợp với lời Chúa:

Thứ nhất, hiện tượng “hóa nhiều” đây nói lên tình trạng dồi dào, (chứ không phải chỉ đầy đủ hay vừa đủ), một thứ dồi dào Chúa Giêsu Mục Tử muốn cho chiên của mình được hưởng: “Tôi đến cho chúng được sự sống và là một sự sống viên mãn” (Jn 10:10).  

Thứ hai, hiện tượng “hóa nhiều” đây còn nói lên chân lý cành nho mới là nơi sinh muôn vàn hoa trái chứ không phải thân nho, miễn là cành nho phải dính liền với thân nho (x Jn 15:5), vì ở trường hợp này, tác động phân phát của các môn đệ sau khi nhận lãnh từ Thày đã gây nên hiện tượng “hóa nhiều”.  

Thư ba, hiện tượng “hóa nhiều” đây cho thấy đường lối càng cho càng có, càng phân phát càng dồi dào, càng bỏ càng còn, đúng như lời Chúa phán với các môn đệ: “Ai yêu sự sống mình thì làm mất nó, còn ai ghét sự mạng mình trên thế gian này thì lại giữ được nó cho sự sống đời đời” (Jn 12:25; x Mt 16:25). Thật vậy, hiện tượng “hóa nhiều” này cũng đúng theo định luật tự nhiên nữa. Điển hình nhất là trường hợp người mẹ, ở chỗ, sở dĩ bà có sữa là vì có con, và bà chỉ còn sữa khi cho con bú, bằng không thì nguồn giữa của bà sẽ cạn kiệt rất nhanh.  

Ngoài ra, hiện tượng “hóa nhiều” đây còn liên quan đến chất liệu được hóa nhiều, đó là 5 ổ lúa mạch và 2 con cá khô, tức là những gì ăn liền mà không cần phải nấu nướng. Theo Phúc Âm Nhất Lãm, trừ Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu còn thực hiện việc hóa nhiều lần thứ hai nuôi 4 ngàn người nữa. Trong lần thứ hai này, Thánh Ký Marcô chỉ nói đến 7 ổ bánh, còn Thánh Mathêu nói thêm, ngoài 7 ổ bánh còn có mấy con cá nhỏ nữa (x Mt 15:34). Nếu cả hai lần “hóa nhiều” nuôi dân này, hai chất liệu cần có là bánh và cá thì chắc hẳn hai chất liệu này phải có một liên hệ với nhau và với Chúa Giêsu. Thật vậy, bánh và cá là hai món đồ ăn thông dụng nhất như một thứ lương khô thuận lợi cho thành phần đi đường xa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã lợi dụng những vật dụng, những thứ tự nhiên ấy để dẫn con người vào lãnh giới siêu nhiên, vào mầu nhiệm thần linh cao cả. Như Người đã dùng hình ảnh nước và việc kín nước bình thường để nói chuyện với chị phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp (x Jn 4:1-26). Vậy bánh và cá đây liên quan đến Chúa Kitô như thế nào? Nếu không phải bánh liên quan đến chính bản thân Chúa Kitô nói chung và đến thân xác của Người nói riêng (x Jn 6:51), như Người khẳng định trong bài Phúc Âm về Bánh Hằng Sống trong ba tuần tới.  

Còn cá? Trước hết, hình ảnh cá là biểu hiệu cho Chúa Kitô trước thế kỷ thứ 5. Chữ cá theo tiếng Hy Lạp là ichthus, tức chữ bao gồm những mẫu tự tắt về Chúa Giêsu: Iesous, CHristos, THeou, Uios, Soter, nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế. Ngoài ra, theo người chia sẻ bài này, cá còn là hình ảnh liên quan đến Mầu Nhiệm Vượt Qua nói chung và hình ảnh mồ táng nói riêng, vì Chúa Giêsu đã khẳng định với những người luật sĩ và biệt phái Do Thái không tin Người mà chỉ đòi xem dấu lạ rằng: “Không có một dấu lạ nào ngoài dấu lạ tiên tri Giona. Như Giona ở trong bụng cá voi ba ngày ba đêm thế nào, Con Người cũng ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy” (Mt 12:39-40). Thánh Thể được Chúa Kitô thiết lập để Giáo Hội cử hành mà nhớ đến Người, nhớ đến cuộc tử nạn của Người, nhớ đến việc “mình Thày bị nộp vì các con”, “máu Thày đổ ra cho các con” (Lk 22:19-20). Bánh và cá đi với nhau trong phép lạ “hóa nhiều” là như thế: Bánh là tiêu biểu cho mình Chúa Kitô và cá tiêu biểu cho cuộc tử nạn của Người.  

Chưa hết, cá còn tiêu biểu cho cả sứ vụ tông đồ truyền giáo của Giáo Hội trong việc tung lưới bắt cá người nữa (x Mt 4:19). Thế nhưng, nếu Chúa Kitô khẳng định Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến thân làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28). Về chữ “nhiều người” đây không phải là Người chỉ có cứu bằng đó hay khả năng cứu độ của Người chỉ có như thế, trái lại, công nghiệp của Chúa Kitô có khả năng cứu rỗi “tất cả” loài người, và mục đích cứu chuộc của Chúa Kitô là cứu rỗi “hết mọi” người. “Nhiều người” đây là hình ảnh của thành phần được cứu rỗi qua công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, một hình ảnh đã được tiên báo khi các tông đồ, vào lúc mới bắt đầu theo Thày cũng như sau khi Thày phục sinh từ trong cõi chết, vâng lời Thày thả lưới theo sự chỉ dẫn của Thày và đã bắt được một mẻ cá đầy đến gần rách lưới (x Lk 5:4-7; Jn 21:6-7). Như thế, vấn đề có người một lần kia đặt ra với Chúa Giêsu là “có phải số người được cứu rỗi ít hay chăng?” (x Lk 13:23), tuy Chúa Giêsu bấy giờ không trả lời thẳng vấn đề, mà chỉ nói đến nỗ lực của con người và tác dụng của ân sủng liên quan tới số phận đời đời của con người, ở đây, nhân bài Phúc Âm về phép là “hóa nhiều” liên quan đến cá này, một hải sản lại liên quan đến sứ mệnh tông đồ truyền giáo của Giáo Hội, một Giáo Hội, qua các tông đồ ngày xưa đã đánh được những mẻ cả lạ, một Giáo Hội như cành nho luôn dính liền với thân nho nên tiếp tục trổ sinh muôn vàn hoa trái, thì có thể suy ra rằng “nhiều người” được cứu rỗi chứ không ít.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)