GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 7/2003
Ý Chung: “Xin cho các chính quyền và những ai lãnh trách nhiệm về kinh tế và tài chính thế giới biết nỗ lực tìm những đường lối và điều kiện bảo đảm cho tất cả mọi dân tộc có phương tiện cần thiết để sống một cách xứng với phẩm giá của mình”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai ở Phi Châu đang bị yếu đau, nạn nhân của Chứng Liệt Kháng AIDS cũng như của các chứng bệnh trầm trọng khác, được cảm thấy niềm an ủi và yêu thương của Thiên Chúa qua việc phục vụ của các vị y sĩ và của những người ân cần chăm sóc họ.”.
___________________________________________
29/6-5/7/2003
Thứ Bảy 5/7
Tông Huấn Giáo Hội tại Âu Châu (tiếp)
“Đó là môi trường đối với những nỗ lực, bao gồm cả những nỗ lực mới đây nhất, muốn trình bày cho thấy nền văn hóa Âu Châu không hề liên hệ gì với việc góp phần của Kitô giáo là tôn giáo đánh dấu việc phát triển về lịch sử của lục địa này cũng như việc lan tràn khắp thế giới của nó”.
“Thế nhưng, như Các Nghị Phụ Hội Nghị Giám Mục Âu Châu đã minh định: ‘con người không thể sống vô vọng vì sự sống sẽ trở thành vô nghĩa và bất khả chịu đựng’”
“Nếu chúng ta nhìn Âu Châu như là một cộng đồng dân sự thì không thiếu gì những dấu hiệu hy vọng… Các Nghị Phụ đã diễn tả các dấu hiệu này như sau:… Việc càng ngày càng cởi mở của ac1c dân tộc đối vơiùi nhau, việc hòa giải giữa các xứ sở, … việc cở mở hơn nữa với các xứ sở Đông Âu, … việc nhìn nhận nhau, những hình thức cộng tác và trao đổi hết mọi thứ đang được phát triển, một ý thức Âu Châu đang đươcỉc kiến tạo… Chúng ta thực lòng hy vọng rằng, trong việc trung thành một cách sáng tạo với các truyền thống nhân bản và Kitô giáo của lục địa của mình, chúng ta bảo đảm được cái nồng cốt của những giá trị về luân thường đạo lý và thiêng liêng.
“Tôi muốn hết mọi người biết để không bao giờ quên rằng dấu hiệu hy vọng cao cả đã được thể hiện bởi nhiều chứng nhân của đức tin Kitô giáo, những vị đã sống ở thế kỷ vừa qua, ở cả Đông lẫn Tây Âu. Các vị đã tìm thấy những đường lối xứng hợp để loan báo Phúc Âm giữa những tình trạng thù hằn và bách hại, thậm chí thường gây ra việc cần phải hy hiến đến tận cùng bằng máu của các vị đổ ra.
“Phúc Âm tiếp tục sinh hoa kết trái nơi các cộng đồng giáo xứ, nơi các con người tận hiến, nơi các hội đoàn giáo dân, nơi các nhóm chuyên tâm cầu nguyện và việc tông đồ cũng như nơi các cộng đồng giới trẻ khác nhau, cũng như qua sự hiện diện cùng phát triển của các phong trào mới và các thực thể giáo hội mới”.
“Cũng ở Âu Châu ngày nay, cả ở các xứ sở hậu Cộng Sản cũng như các xứ sở Tây Âu, giáo xứ, trong khi vẫn cần phải liên lỉ canh tân cải tiến, tgiếp tục bảo tồn và thi hành sứ vụ riêng của mình”.
“Các hội đoàn và tổ chức tông đồ khác nhau… là cái nôi cho các thứ ơn gọi khác nhau… Chúng hun đúc sự thánh thiện nơi con người…. Chúng thường cổ động cuộc hành trình đại kết… Chúng là một thứ kháng chất chống lại việc lan tràn của các giáo phái và là một hỗ trợ vô giá cho việc lan truyền niềm vui và sự sống trong Giáo Hội.
TGM Ấn Độ hy vọng Phong Trào Cuống Tín Ấn Giáo không kéo dàiĐTGM Telesphore Toppo ở Ranchi ở tiểu bang phía đông Jharkland, chủ tịch hội đồng giám mục theo lễ nghi Latinh này, trong dịp viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên đã nhận định như thế. Sau khi một số tiểu bang trong liên báng Ấn Độ ban hành đạo luật cấm trở lại, vấn đề đã được đem ra tranh luận nơi giới trí thức, truyền thông và bênh vực nhân quyền. Theo vị TGM này cho biết thì “một số coi chúng tôi là những người ngoại quốc, song chúng tôi là những ngươiụi Ấn Độ và chúng tôi thực thi các thứ quyền lợi được Hiến Pháp Ấn Độ cho phép, một hiến pháp bảo đảm quyền tự do lương tâm và tôn giáo”. ĐTGM này giải thích “Những tín đồ Ấn giáo cực bảo thủ có một viễn ảnh về Ấn Độ, theo ý hệ của Hindutva thì Ấn Độ cần phải có duy nhất một nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo, đó là lý do tại sao họ đã giết Mahatma Ghandi”. ĐTGM cho biết thêm là từ đầu thế kỷ 20, các tay cực bảo thủ “đã tổ chức hoạt động trong thế kỷ vừa qua làm lan tràn hận thù Hồi giáo và Kitô giáo. Thế nhưng, đằng sau cái cuồng tín về tôn giáo này có những vấn đề về chính trị, xã hội và kinh tế”.
Ở Ấn Độ có 100 triệu người Dalits và 70 triệu người thuộc bộ tộc Adivasi. Qua nhiều thế kỷ, những nhóm người này đã bị đán áp và loại trừ ra khỏi xã hội. “Điều này làm cho họ hết sức hướng về Phúc Âm”, vị TGM nhận định, “Môt số tay cực bảo thủ sợ rằng những người Dalits và Adivasi sẽ trở thành Kitô hữu, và họ thấy điều này như mối đe dọa có thể lật ngược hệ thống giai cấp và thay đổi yếu tố về tôn giáo của xứ sở này, một xứ sở hiện nay có 80% tín đồ Ấn giáo, 12.5% Hồi giáo và 2.6% Kitô giáo. Để ngăn ngừa điều ấy, các nhóm cực bảo thủ muốn biến Ấn Độ thành một xứ sở Ấn giáo và họ muốn chứng tỏ họ là nhưnõng kẻ bênh vực và bảo toàn cho những người Dalits và các bộ tộc, sau khi đã loại trừ những người này hằng bao nhiêu thế kỷ. Ngày nay, nhờ việc tyruyền bá phúc âm hóa, tình trạng phát triển và cổ võ nhân bản do Kitô hữu thực hiện, các bộ tộc hiện nay đã biết đọc và ý thức được cũng như đòi hỏi các thứ quyền lợi của mình”.
ĐTGM còn nhận định thêm là vấn đề này “chính phủ cần phải quan tâm tới song hầu như chẳng để ý gì. Trào lưu cuồng tín không có tương lai đâu. Nó sẽ tan biến vì nó cố gắng ngăn chặn sự tiến bộ và việc phát triển nhân bản của dân chúng. Những nhóm cực bảo thủ có chương trình hoạt động của họ, nhưng chúng tôi cư ù tiếp tục con đường đối thoại của mình, để mọi người có thể thấy rằng chúng tôi là Kitô hữu và chúng tôi muốn gì”. Trong một môi trường đa văn hóa và đa tôn giáo, ĐTGM nói, “việc đối thoại là vấn đề ưu tiên của chúng tôi. Những mối liên hệ về đại kết với nhiều hệ phái không phải Công giáo cũng thế, vì trong vấn đề về chính trị, xã hội hay kinh tế, mọi người đều thấy rằng Kitô hưũu là một cơ cấu duy nhất”.
Trong số 30 triệu Kitô hữu ở Ấn Độ có 16 triệu Công giáo theo 3 lễ nghi, Latinh, Syro-Malabar và Syro-Malankara. ĐTGM cho biết “Đây là một thách đố đối với chúng tôi. Ba cộng đồng này phải làm chứng về mối hiệp nhất, qua linh đạo hiệp thông vốn đã hiện hữu song cần phải được đào sâu và thực hiện. Việc truyền bá phúc âm hóa và việc làm chứng nhân sát cánh bên nhau. Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở chúng tôi về điều này trong dịp chúng tôi gặp Ngài qua cuộc viếng thăm ‘ngũ niên’, một cảm nghiệm hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ làm kiên cường đức tin của chúng tôi. Tôi lạc quan về tương lai của những người Kitô hưũu ở Ấn Độ, như Mẹ Têrêsa đã lạc quan, như Đức Thánh Cha hôm nay lạc quan. Ấn Độ là một quốc gia lớn, với một tinh thần dung nhượng theo truyền thống mà hầu hết dân chúng vẫn còn thực hiện”.
(còn tiếp)
4/7 Thứ SáuĐTC với vị tân lãnh sự Đại Hàn về tình đoàn kết giữa Nam Bắc và tình hình luân lý xã hội Đại Hàn
Hôm nay, ngày Lễ mừng Độc Lập ở Hoa Kỳ 4/7/2003, tại Rôma, ĐTC đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Đại Hàn, Seong Youm. Trong bài diễn từ của mình, ĐTC đã nhắc đến biến cố: “Hôm nay là ngày đánh dấu 40 năm kỷ niệm bắt đầu công việc lãnh sự của Cộng Hòa Đại Hàn với Tòa Thánh Vatican”. Sau đó Ngài nói đến vấn đề tình hình sống đạo của nước này: “Phúc Âm đã được phát triển và sinh hoa trái trên mảnh đất Đại Hàn. Một so lớn những con người Đại Hàn được tuyên tôn trên bàn thờ cho thấy sự thánh thiện đã cắm rễ sâu nơi nhân dân này và làm rạng ngời Giáo Hội hoàn vũ”.
ĐTC tiếp tục chia sẻ về kinh nghiệm 2 chuyến tông du của Ngài ở Đại Hàn, những lần Ngài thấy “mức tiến bộ và những vinh thắng của tự do và phúc hạnh của một xã hội trẻ trung năng động. Tôi cũng thấy được cả nỗi cay đắng của nhiều con người cảm thấy ở một hải đảo chỉ có một dân tộc duy nhất cư ngụ mà lại bị sống trong cảnh chia rẽ đau thương. Những cảm giác hận thù và chống đối giữa hai quốc gia là lý do thực sự đáng quan tâm, nhưng cũng có lý do khác để hy vọng vì thấy rằng có một ý muốn cụ thể trong việc làm giảm bớt những căng thẳng bằng việc đối thoại và gặp gỡ. Đường lối chính trị này có thể sẽ tìm thấy được nguồn sức mạnh hơn và khả tín hơn nếu miền phát triển hơn ở hải đảo này, trong khả năng của mình, biết đáp ứng những nhu cầu khẩn trương của miền khác. Tòa Thánh thích thấy được hết mọi nỗ lực đối thoại và hợp tác, cũng như việc liên tục chú trọng đến các phần tử yếu kém trong dân chúng. Hiện tại và tương lai cần phải được xây dựng trên những nền tảng tôn trọng con người và việc liên tục tìm kiếm công lý và hòa bình. Để đạt được mục đích này, trong hoàn cảnh hiện nay, cần phải liên lỉ theo đuổi những nỗ lực nhắm đến việc loại trừ đi … những thứ vũ khí đại công phá, nhất là những thứ vũ khí nguyên tử”.
Về cộng đồng Công Giáo ở Đại Hàn, ĐTC nhận thấy rằng: “Đó là một thực tại hứa hẹn đáng được cảm mến và tôn trọng. Cộng đồng này đang thực hiện sứ vụ của mình do Phúc Âm tác động và cống hiến chứng từ tôn giáo cụ thể bằng những cơ cấu tổ chức giáo dục, an sinh và bác ái của mình, những công cuộc được nhiều người cảm phục”. Tuy nhiên, Ngài còn nói Giáo Hội Công Giáo “không thể che giấu mối quan tâm của mình về hiện tượng phá thai buồn thảm là một vết thương kinh khiếp của xã hội. Việc ngừa thai nhân tạo cũng lan tràn cùng với việc phát triển ý hệ thực tiễn cho rằng hợp lý và khuyến khích những lạm dụng về vấn đề di giống… cũng như án tử hình. Trước những đe dọa trầm trọng cho sự sống này, Giáo Hội cảm thấy có nhiệm vụ nhắc lại những giá trị Giáo Hội tin tưởng, những giá trị là gia sản của nhân loại, vì lề luật tự nhiên được Thiên Chúa ghi khắc nơi tâm can của hết mọi con người. Chỉ có dự án lấy mục tiêu ưu tiên của mình là việc bênh vực sự sống và gia đình mới có thể làm lợi cho tình đoàn kêt và tình trạng vững mạnh của xã hội Đại Hàn mà thôi”.
Tông Huấn “Giáo Hội tại Âu Châu”
Bức Tông Huấn dài 130 trang này được phổ biến bằng 6 thứ tiếng, Ý, Anh, Pháp, Đức, Bồ và Tây, gồm có phần mở, 6 chương và phần kết. Sau đây là một số trích dẫn quan trọng thiết yếu từ bức tông huấn được ban hành vào thời điểm Khối Hiệp Nhất Âu Châu đang hình thành bản hiến pháp của mình.
Nhập Đề
“Ngay từ đầu việc cảm nhận sâu xa đề tài về hy vọng đã là mục tiêu chính của Hội Nghị Giám Mục Đặc Biệt Lần hai cho Âu Châu”
“Hội Nghị Giám Mục Âu Châu trước đây… được tổ chức vào năm 1991, sau cuộc sụp đổ của các bức tường, về đề tài ‘Để chúng ta trở thành những chứng nhân của Chúa Kitô là Đấng đã giải phóng chúng ta’. Hội Nghị Đặc Biệt lần đầu này đã nhấn mạnh đến nhu cầu khẩn trương cần phải thực hiện việc ‘tân truyền bá phúc âm hóa’.
“Cuộc Hội Nghị Giám Mục (lần hai) này, được diễn ra từ ngày 1-23/10/1999, là một cơ hội quí báu để gặp gỡ, lắng nghe và đối thoại”.
“Cảm nghiệm của Hội Nghị Giám Mục này, một cảm nghiệm được sống động bằng nhận thức phúc âm, cũng dẫn đến chỗ ý thức hơn nữa về mối hiệp nhất, qua việc không chối bỏ những khác biệt phát xuất từ những hoàn cảnh và biến cố lịch sử, mối hiệp nhất liên kết các phần đất khác nhau ở Âu Châu. Đó là một mối hiệp nhất mà, được bắt nguồn từ cảm hứng chung của Kitô giáo, có thể hòa giải những truyền thống văn hóa khác biệt”.
“Các vị Nghị Phụ Hội Nghị Giám Mục thấy rằng có lẽ vấn đề khẩn thiết nhất thách đố Âu Châu, cả Đông lẫn Tây, đó là một nhu cầu hy vọng hơn nữa, một niềm hy vọng khiến chúng ta có thể làm cho cuộc sống và lịch sử có ý nghĩa, và chúng ta có thể cùng nhau tiếp tục con đường của chúng ta”.
Chương Một: Chúa Giêsu Kitô là Niềm Hy Vọng của Chúng Ta
1. Những thách đố và dấu hiệu hy vọng cho Giáo Hội Tại Âu Châu
“Sứ điệp này hôm nay đây cũng được ngỏ cùng các Giáo Hội ở Âu Châu, các giáo hội này thường có khuynh hướng thiên về tình trạng lu mờ hy vọng… Có nhiều dấu hiệu trục trặc ở vào lúc mở màn cho đệ tam thiên kỷ đang vây bủa chân trời của lục địa Âu Châu”.
“Tôi muốn đặc biệt đề cập tới tình trạng mất đi ký ức và gia sản Kitô giáo của Âu Châu, một tình trạng đi liền với một thứ khuynh hướng bất khả tri thực dụng và cảnh dửng dưng lạnh nhất lòng đạo khiến cho nhiều người Âu Châu sống như không có gốc rễ thiêng liêng và giống như những kẻ thừa hưởng đem phung phá đi cái gia sản được lịch sử ủy thác cho họ. Bởi thế không lạ gì khi thấy có những nỗ lực muốn kiến tạo nên một nhãn quan Âu Châu coi thường gia sản tôn giáo, nhất là coi thường hồn sống Kitô giáo sâu xa của nó, bằng việc chủ trương các thứ quyền lợi của các dân tộc làm nên Âu Châu mà không ghép những quyền lợi ấy vào một thân cây được truyền nhựa Kitô giáo”.
“Nơi nhiều cảnh trạng xã hội người ta dễ nhận thấy một kẻ bất khả tri hơn là một tín hữu. Ấn tượng này cho thấy tình trạng vô tín là điều hiển nhiên, trong khi đó niềm tin cần đến một thứ hợp pháp hóa xã hội là những gì vừa không rõ ràng lại chẳng tự dưng mà có.
"Tình trạng mất ký ức Kitô giáo này được đi kèm với một thứ lo sợ tương lai… Những dấu hiệu và hoa trái của tình trạng sầu thảm về sự hiện hữu này bao gồm đặc biệt giảm số sinh sản, giảm số ơn gọi linh mục và tu sĩ, và tình trạng khó khăn, nếu không muốn nói là hoàn toàn chối bỏ việc trọn đời dấn thân, kể cả trong đời sống hôn nhân.
“Chúng ta thấy mình ở trước một tình trạng đầy những phân mảnh về cuộc sống. Cảm giác cô đơn đang làm chủ; những thứ chia rẽ và xung khắc đang nổi lên”.
“Cùng với trào lưu cá nhân chủ nghĩa, chúng ta còn thấy tình trạng càng ngày càng suy yếu về tình đoàn kết liên cá thể”.
“Ở tận căn gốc của tình trạng mất hy vọng này là nỗ lực phát động một nhãn quan về con người tách lìa khỏi Thiên Chúa cũng như tác lìa khỏi Chúa Kitô. Loại suy luận này đã dẫn đến chỗ coi con người như là một tâm điểm tối thượng của thực tại, một quan điểm khiến cho họ chiếm chỗ của Thiên Chúa một cách sai lầm, và quên đi rằng không phải con người dựng nên Thiên Chúa mà là Thiên Chúa dựng nên con người…. Một lãnh vực rộng lớn được mở ra cho việc phát triển vô chừng về chủ nghĩa bất chấp ở triết lý, về chiều hướng tương đối nơi các thứ giá trị và luân lý, và về chủ nghĩa thực dụng, ngay cả chủ nghĩa hưởng lạc vị kỷ trong đời sống hằng ngày”.
(còn tiếp)
3/7 Thứ Năm
ĐTC với các Giám Mục Ấn Độ thăm Tòa Thánh đợt 4 về vấn đề ý thức truyền giáo và điều hành nội bộ
Sáng nay, Thứ Năm 3/7/2003, ĐTC tiếp 19 vị Giám Mục Ấn Độ đợt 4 dịp các ngài Thăm Tòa Thánh Ngũ Niên, những vị thuộc các giáo tỉnh Bangalore, Hederabad và Visakhapatnam. Trong bài chia sẻ của mình, ĐTC nhắc đến sư ỉ kiện trùng hợp cho cuộc gặp gỡ này là rơi vào “ngày lễ kính Thánh Tông Đồ Tôma vinh hiển, vị được nhân dân Quí Huynh rất sùng kính”.
ĐTC tiếp tục chủ đề truyền giáo của mình với các vị giám mục Ấn Độ đợt bốn này, như Ngài đã chia sẻ với các vị 3 đợt trước vào tháng 5 và 6 năm nay. Lần này Ngài nhấn mạnh đến cả “vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa lẫn hoạt động truyền giáo mới lại” là những gì Ngài đã kêu gọi toàn thể Giáo Hội. Ngài đặc biệt nhấn mạnh là “việc hiểu biết xác đáng về mối liên hệ giữa văn hóa và đức tin Kitô giáo là vấn đề quan trọng cho việc truyền bá phúc âm hóa được hiệu nghiệm”. Ở phần lục địa Ấn Độ của mình, Quí Huynh đối diện với những thứ văn hóa phong phú về các truyền thống tôn giáo và triết lý”. Tuy nhiên, Ngài cảnh giác rằng “bất cứ một thư ù thần học về truyền giáo nào gạt bỏ việc kêu gọi thật lòng trở về với Chúa Kitô và chối bỏ việc biến đổi văn hóa do việc hoán cải này đòi hỏi là thứ thần học truyền giáo trình bày sai lầm về thực tại đức tin của chúng ta, một thực tại đức tin bao giờ cũng được bắt đầu bằng cuộc sống trong Đấng duy nhất là ‘đường, là sự thật và là sự sống’”.
“Về khía cạnh này, chúng ta tái xác nhận rằng vấn đề đối thoại liên tôn không thay thế cho việc truyền giáo cho các dân tộc ‘missio ad gentes’, song chỉ là một phần của việc truyền giáo cho các dân tộc thôi. Cũng thế, cần phải lưu ý là những giải thích tương đối về tính cách đa diện tôn giáo, những thứ giải thích cho rằng đức tin Kitô giáo cũng không hơn gì các niềm tin khác, là những gì thật sự làm cho Kitô giáo không còn cái cốt lõi Kitô học minh định của mình nữa, vì đức tin tách khỏi Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất không còn là đức tin Kitô giáo nữa, không còn là đức tin thần học nữa. Lại càng trình bày sai lạc hơn nữa về đức tin của chúng ta khi khuynh hướng tương đối đi đến chỗ dung hòa hỗn hợp, vì một thứ ‘kiến trúc thiêng liêng’ nhân tạo vặn vẹo rồi làm méo mó bản chất thiết yếu, khách quan, có tính cách mạc khải của Kitô giáo”.
Thế rồi, từ những cảnh giác về lý thuyết liên quan đến đức tin là cốt lõi cho việc truyền giáo trên đây, ĐTC đã đi vào thực tế của hiện trạng Giáo Hội tại Ấn Độ. Ngài trước hết nhận thấy sự kiện tích cực, đó là con số người lớn rửa tội đông dù bị chống đối về vấn đề trở lại, phần trăm tham dư ỉ Thánh Lễ Chúa Nhật rất, và việc giáo dân tham gia vào vấn đề phụng vụ cùng với thành phần linh mục, tu sĩ và giáo lý viên nhiệt thành. Riêng về vai trò của các vị giám mục, ĐTC cảnh giác rằng: “Về bản thân của mình Quí Huynh là nguồn mạch và là nền tảng hữu hình của mối hiệp nhất ở các Giáo Hội riêng của Quí Huynh. Cùng với Giáo Hoàng, tất cả mọi vị giám mục tiêu biểu cho toàn thể Giáo Hội hiệp nhất trong an bình, yêu thương và hiệp nhất. Về khía cạnh này, không bao giờ được coi vị giám mục chỉ là đại biểu của một nhóm xã hội hay ngôn ngữ đặc biệt nào đó, trái lại, bao giờ cũng phải nhìn nhận ngài đóng vai thừa kế các Vị Tông Đồ lãnh nhận sứ vụ từ Chúa Kitô. Việc không chấp nhận một giám mục, bởi cá nhân hay phái nhóm, bao giờ cũng là việc vi phạm đến mối hiệp thông giáo hội do dó trơ ũ thành một thứ gương mù cho tín hữu cũng như trở thành một thứ phản chứng trước mắt các tín đồ của các tôn giáo khác”.
Ở phần kết, ĐTC còn nhắc đến vần đề tự lập của mỗi Giáo Phận. Ngài nhận định là việc phát triển của Các Giáo Hội Riêng thường “lệ thuộc vào thừa tác vụ của các vị thừa sai cũng như vào việc rộng lượng đóng góp tài chính của các người ân nhân ngoại quốc”. Tuy nhiên, theo Ngài, “cần phải nói rằng các Giáo Hội riêng, bao gồm cả nhưnõng giáo hội ở thế giới đang phát triển, phải tìm cách thiết lập lấy cho mình các nguồn tại lợi để phát động việc truyền bá phúc âm hóa ở địa phương và kiến thiết các trung tâm cũng như các cơ cấu giáo dục cùng hoạt động bác ái từ thiện”. Cuối cùng ĐTC khuyên các vị giám mục phải “bảo đảm việc điều hành ‘các thứ sản vật cho tất cả mọi người’ không bao giờ được nhiễm lây bởi những khuynh hướng duy vật hay thiên vị, mà phải khôn ngoan thực hiện để đáp lại các nhu cầu của thành phần nghèo khổ về tinh thần hay vật chất”.
ÐTC nhận định về tình hình truyền giáo cùng với những trở ngại truyền giáo của Giáo Hội tại Ấn Ðộ
Kitô giáo, một tôn giáo chẳng những gặp trục trặc với Hồi giáo mà còn gặp rắc rối cả với Ấn giáo nữa, đúng hơn với một số phần tử cực thủ quá khích của các đạo này. Thật ra, các tín đồ cực thủ quá khích của Ấn giáo chỉ tỏ ra thái độ và hành động chống đối Kitô hữu kể từ sau cái chết của Mẹ Têrêsa Calcutta. Vì họ thấy càng ngày tín đồ Ấn giáo của họ bị giảm xuống, mất đi bởi một số trở lại với Kitô giáo, nhất là với Giáo Hội Công Giáo của Mẹ Têrêsa, một vị thánh sống không hề có chủ trương truyền giáo bằng lời rao giảng cho bằng chứng nhân đức ái phục vụ. Để cảm thấy được tình hình căng thẳng và đường lối thắng vượt ra sao, chúng ta hãy lắng nghe chính lời ĐTC nhận định và huấn dụ các vị giám mục Ấn Độ dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên qua ba đợt trong Tháng 5 và 6 vừa rồi.
Trước hết, vào ngày 23/5, với đợt giám mục đầu tiên, ĐTC đã nhận định và chia sẻ về vấn đề văn hóa và bác ái như sau:
“Qua nhiều thế kỷ, những người Công giáo ở Ấn Độ đã thi hành công việc truyền bá phúc âm hóa thiết yếu, nhất là ở những lãnh vực giáo dục và dịch vụ xã hội, hoàn toàn miễn phí cho cả Kitô hữu lẫn không phải là Kitô hữu… Thật là bất công hết sức khi một người muốn trở thành Kitô hữu lại cần phải có phép của chính quyền địa phương, có những người bị mất quyền được xã hội trợ giúp và được gia đình nâng đỡ. Có những người còn bị kìm kẹp hay bị trục xuất ra khỏi làng mạc của họ. Tiếc thay một số phong trào cực bảo thủ đang tạo nên lộn xộn nơi một số người Công Giáo, thậm chí trực tiếp gây khó khăn cho nỗ lực truyền bá phúc âm hóa. Tôi hy vọng rằng, là những vị thủ lãnh đức tin, Quí Huynh sẽ không thất đảm trước những thứ bất công ấy, trái lại, tiếp tục dấn thân vào xã hội bằng một đường lối có thể ngăn chặn những chiều hướng báo động này…
“Những chướng ngại về vấn đề trở lại không phải bao giờ cũng phát xuất từ bên ngoài mà có thể xẩy ra từ bên trong cộng đồng của Quí Huynh nữa. Điều này có thể xẩy ra khi những người thuộc các tôn giáo khác thấy được những bất đồng, gương mù và chia rẽ nơi các cơ cấu tổ chức của Công Giáo chúng ta. Vì lý do này, vấn đề quan trọng là linh mục, tu sĩ và giáo dân tất cả phải cùng nhau làm việc, nhất là phải cộng tác với vị Giám Mục là dấu hiệu và là nguồn mạch hiệp nhất của mình.
“Ấn Độ may mắn có được một nhắc nhở trực tiếp về ơn gọi của Giáo Hội trong việc yêu thương thành phần hèn kém nhất là chứng từ và mẫu gương của Mẹ Têrêsa Calcutta là vị sắp sửa được phong chân phước. Quí Huynh cũng được kêu gọi để trở thành những mẫu gương nổi bật về tính chất đơn sơ, khiêm hạ và bác ái với những ai được tráo phó cho Quí Huynh chăm sóc… Quí Huynh sẽ sử dụng mẫu gương của Mẹ Têrêsa như một kiểu mẫu cho những hoạt động bác ái nơi cộng đồng của Qúi Huynh...
Sau nữa, vào Thứ Ba 3/6/2003, với các vị đợt hai, ĐTC đã nhận định về tình trạng khó khăn trong việc truyền giáo như sau.
“Khi mở đầu cho buổi gặp gỡ này, Tôi đã nói về Thánh Phanxicô Xavier, vị đã hết sức truyền bá Kitô Giáo ở Ấn Độ. Ngài có một khả năng làm thừa tác vụ một cách thành công nơi một môi trường không phải là Kitô giáo. Tôi cầu nguyện để Giáo Hội ở Ấn Độ, khi bắt chước gương của ngài, sẽ loan truyền Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô một cách tôn trọng nhưng can đảm. Đây không phải là một công việc dễ làm, nhất là nơi những miền dân chúng cảm thấy bị thù ghét, bị kỳ thị, thậm chí bị tấn công vì niềm tin tôn giáo của mình hay vì liên hệ bộ tộc của mình. Những vấn đề khó khăn này lại càng trở nên trầm trọng hơn nữa bởi hoạt động tăng phát của một ít nhóm Ấn giáo cực bảo thủ, thành phần đang gây nên nỗi nghi ngờ về Giáo Hội cũng như về các tôn giáo khác. Tiếc thay, ở một số vùng, chính quyền Tiểu Bang lại bị lấn át trước áp lực của những thành phần cực đoan này và đã ban nhưnõng khoản luật bất công chống trở lại đạo, cấm không được thực thi quyền tự do tôn giáo, hay những ai thuộc các giai cấp muốn trơ ũ lại Kitô giáo không được Tiểu Bang giúp đỡ nữa.
Bất chấp những khó khăn và khổ đau trầm trọng gây ra bởi tình trạng này, Giáo Hội ở Ấn Độ không bao giờ được bỏ qua công việc chính yếu truyền bá phúc âm hóa của mình. Tôi hy vọng rằng Qúi Huynh, hỡi Quí Huynh Giám Mục thân mến, cùng với tín hữu, sẽ tiếp tục liên hệ với các vị lãnh đạo thuộc niềm tin khác bằng một cuộc đối thoại liên tôn đưa đến chỗ hiểu biết nhau hơn và cộng tác với nhau hơn. Cũng thế, Quí Huynh cũng phải bảo trì việc đối thoại chính yếu với các vị thẩm quyền địa phương và quốc gia, để bảo đảm là Ấn Độ tiếp tục việc cổ võ và bảo vệ các thứ quyền lợi căn bản của tất cả mọi người công dân. Yếu tố nguyên vẹn của một nền dân chủ “thực sự phục vụ thiện ích của cá nhân cũng như của các dân tộc đó là tôn trọng quyền tự do tôn giáo, vì đây là một thứ quyền chạm đến quyền tự do riêng tư và chủ lực nhất của con người” (cf. Bài Diễn Từ với tân lãnh sự Ấn Độ, 13/12/2002).
Sau hết, với các vị giám mục đợt ba ngày Thứ Năm 26/6/2003, Đức Thánh Cha lại tiếp tục nói với các vị về vấn đề những trở ngại trong việc thực hiện truyền bá phúc âm hóa và đối thoại liên tôn tại Ấn Độ:
Sau khi nhắc lại trách vụ của tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa về việc truyền bá phúc âm hóa, việc “rao giảng Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật”, ĐTC nói: “Nhưng lại bất hạnh thay thậm chí ngay cả ngày hôm nay đây ở nhiều nơi tại Ấn Độ đã xẩy ra những chướng ngại không đáng làm ngăn trở việc rao giảng Phúc Âm này. Các người công dân của nền dân chủ hiện đại không thể nào lại phải chịu đựng khổ đau vì niềm tin tưởng của mình. Người ta cũng không thể nào lại cảm thấy mình bị bắt buộc phải che giấu tín ngưỡng của mình để hoan hưởng những thứ nhân quyền căn bản, như đực học hành và có công ăn việc làm”.
Về vấn đề đối thoại liên tôn, Đức Thánh Cha nhắc lại là Giáo Hội luôn tôn trọng những nền văn hóa khác nhau cũng như con người thuộc các tôn giáo khác. Ngài nói: “Việc đối thoại liên tôn chẳng những làm tăng thêm sự hiểu biết nhau và tôn trọng nhau, mà còn giúp vào việc phát triển xã hội hợp với các quyền lợi và phẩm giá của tất cả mọi người nữa”. Nhận định là Giáo Hội cũng đang cố gắng “đối thoại” qua các cơ quan của mình, như học đường, bệnh viện và các trạm phát thuốc, Ngài nói: “Tiếc thay, có một số những nỗ lực chân thực nhất của Giáo Hội hướng về việc đối thoại liên tôn ở cấp căn bản nhất đôi khi cũng bị ngăn trở bởi tình trạng không cộng tác của chính quyền cũng như bởi tình trạng gây phiền nhiễu của một số nhóm cực thủ. Ấn Độ đã có những truyền thống lâu dài về việc tôn trọng những khác biệt về tôn giáo”.
Đức Thánh Cha cho các vị giám mục biết rằng Ngài “biết hết sức rõ ràng về những thử thách” các vị phải đương đầu ấy. Ngài chia sẻ với các vị: “Thật là đáng buồn khi thấy công việc của Giáo Hội thường phải nhượng bước bởi trào lưu bộ tộc ở một số phần đất ở Ấn Độ. Có những lúc trào lưu bộ tộc này mạnh mẽ đến nỗi có một cố nhóm thậm chí đã không chịu chấp nhận các vị giám mục và linh mục không thuộc về tộc của họ, bởi đó đã làm cho hoạt động xứng hợp của Giáo Hội vị khập khễnh, và làm cho bản chất chính yếu của Giáo Hội là hiệp thông bị lu mờ. Không bao giờ được sử dụng những cái khác biệt về bộ tộc và sắc tộc như lý do để loại bỏ một con người mang lời Chúa”.Chúng ta hãy xin tân chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta (vào ngày 19/10/2003 tới đây) gìn giữ Giáo Hội tại Ấn Độ.
2/7 Thứ Tư
ĐTC với vị tân Lãnh Đạo Sứ Vụ Libyan Arab Jamahiriya của Nhân Dân Xã Hội Chủ Nghĩa về vấn đề đối thoại hiệp thông huynh đệ
Thứ Ba 1/7/2003, ĐTC đã nhận Uỷ Nhiệm Thư của vị tân lãnh đạo làm việc với Tòa Thánh về phương diện ngoại giao này. Trong bài diễn văn bằng tiếng Ý, ĐTC đã khẳng định rằng “đặc biệt cần phải can đảm và kiên trì đối thoại để đương đầu với những căng thẳng trên thế giới liên quan đến chúng ta và đòi phải chủ động hợp tác với nhau từ mọi phía để giải quyết vấn đề, căn cứ vào những nguyên tắc căn bản về sự thật, công lý, yêu thương và tự do”.
ĐTC đề cập đến “tình hình Trung Đông làm Tôi hết sức quan tâm; nạn khủng bố tấn công bừa bãi bất cứ phần đất nào trên thế giới, làm cho các thành phố, dân tộc và thậm chí tất cả loài người sống trong bất an; những cuộc xung đột làm cản trở các dân cư ở nhiều miền đất thuộc Phi Châu không thể phát triển nổi; việc phân phối bất cân đối những thứ sản vật về đất đai cũng như về các thành quả nghiên cứu kỹ thuật, nhân bản và tinh thần. Việc đối thoại được căn cứ vào lề luật luân lý lành mạnh là việc làm dễ dàng trong vấn đề giải quyết các thứ xung khắc cũng như vấn đề phát triển việc tôn trọng sự sống và tất cả mọi con người”.
ĐTC nhấn mạnh rằng “Giáo Hội, ý thức được vai trò tôn giáo cần phải đóng trong việc liên kết thứ văn hóa sống chung, tương kiến và chủ động hợp tác, muốn phát triển sứ vụ hòa bình, bằng cách kêu gọi mọi người hãy lãnh nhận trách nhiệm lo cho kẻ khác để xây dựng một thế giới công bằng hơn, hiệp nhất hơn và tự do hơn. Chứng từ này đã được bày tỏ bởi một cộng đồng Công Giáo tuy nhỏ song sinh động ở Libya, một cộng đồng muốn tiếp tục hoạt động của mình, bằng việc vun trồng tinh thần hiệp thông huynh đệ, phục vụ tha nhân, qua sự hiện diện chuyên biệt và yêu thương”.
Sau khi đã ngỏ lời cám ơn thẩm quyền và toàn dân Libyan đã tỏ ra tôn trọng việc truyền giáo của Giáo Hội, ĐTC đã nói: “Ý muốn chân tình hợp tác làm nên nền tảng của việc cộng tác tốt đẹp giữa các tín hữu cũng như giữa tất cả loài người. Điều này đặc biệt cần thiết cho các tín đồ Hồi giáo và Kitô giáo. Khi đương đầu với những nỗ lực làm méo mó sai lệch tôn giáo cũng như những nỗ lực sử dụng bất hợp pháp những truyền thống linh thánh, thì cần phải nhớ rằng những việc đưa đến bạo lực và thiếu tôn trọng sự sống con người là những việc làm chống lại Thiên Chúa và con người”.
Ra Mắt Cuốn Sách "Những Lời Lẽ Quan Trọng" của Các Vị Đại Diện Tòa Thánh với Quốc Tế
Hôm Thứ Hai 30/6/2003, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh, ĐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, và ĐTGM Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình, đã ra mắt cuốn sách mang tựa đề “Những Lời Lẽ Quan Trọng”, một tác phẩm bao gồm tất cả mọi bài diễn từ của các vị đại diện Tòa Thánh tại các tổ chức quốc tế, từ năm 1970 tới năm 2000. Cuốn sách này được hiệu đính bởi ĐTGM Andre Dupuy, khâm sứ tòa thánh ở Venezuela, vị cũng phát biểu trong buổi ra mắt này.
ĐTGM Tauran cho biết ngài hy vọng là các vị lãnh đạo và ngoại giao sẽ được tác động bởi tác phẩm này: “trong việc họ tìm kiếm những giải quyết hợp lý, ôn hòa, công bình và vô tư, những gì có thể giải tỏa những xung khắc và loại trừ bạo lực khỏi sinh hoạt quốc tế. Chớ gì cuốn sách này giúp cho dân chúng hiểu hơn nữa lý do căn bản về sự hiện diện của Tòa Thánh giữa cộng đồng các Quốc Gia để làm tiếng nói được lương tâm loài người mong đợi!”
ĐTGM Martino xác nhận rằng tập sách này, dài gần 800 trang, bao gồm các đề tài từ “quyền tự do tôn giáo đến phát triển xã hội, từ quyền sống hòa bình đến quyền được sự sống, từ quyền của phụ nữ và trẻ em đến quyền tị nạn”.
ĐTGM Dupuy cho biết đây “là một phương tiện hành động nhắm đến các chuyên viên về luật quốc tế, một thủ bản cho các nhà ngoại giao tham vấn cũng như cho những ai muốn biết hơn nữa vị thế của Tòa Thánh về một số những vấn đề quốc tế. Tác phẩm ‘Những Lời Lẽ Quan Trọng’ chứa đựng những diễn từ của các vị đại biểu của Tòa Thánh trước các tổ chức quốc tế và trong các cuộc hội nghị hay hội họp quốc tế diễn ra trong giai đoạn 30 năm, từ 1970-2000. Có tất cả 1310 văn kiện. Những diễn từ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II liên quan đến vấn đề ngoại giao song phương và đa phương sẽ ở một tập khác trong tương lai. Cũng có một CD được phát hành cùng với cuốn sách chứa đựng trọn bản văn của đa số các bài diễn từ được trích dẫn từ cuốn sách này. Thật vậy, chỉ có một số bài diễn từ, một số rất nhỏ, được tóm tắt mà thôi”.
Sách Truyện Ðời Mẹ Têrêsa Calcutta được dịch sang 15 thứ tiếng
Cuốn sách viết về cuộc đời của Mẹ Têrêsa Calcutta giờ đây đã được phát hành cho 33 triệu độc giả Ấn Độ, vì tác phẩm này đã được dịch sang ngôn ngữ bản xứ của họ bởi bình luận gia Seshagiri Rao.
Tác giả Navin Chawla đã viết cuốn “Mẹ Têrêsa: Một Truyện Đời Ðược Mẹ Chuẩn Nhận” và đã được phát hành lần đầu tiên vào năm 1996. Bản bằng tiếng Kannada trên đây do nhà xuất bản Sapna Book House phổ biến. T.T. Chaturvendi là thống đốc ở tiểu bang Karnata đã công bố bản dịch và ca ngợi người tác giả Công giáo Chawla về “tính cách tế nhị về văn hóa sâu xa và tinh tường về văn chương” của ông.
Khi ra mắt tác phẩm, tác giả cho biết ông ta đã đưa nó cho Mẹ Têrêsa đọc và Mẹ đã ưng thuận. Cuốn sách giờ đây đã được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Kannada, một trong 15 thứ tiếng được Hiến Pháp Aán Độ công nhận, là ngôn ngữ thứ ba, căn cứ vào số người nói, sau tiếng Telugu và Tamil thuộc các ngôn ngữ Dravidian. Tiếng Kannada là ngôn ngữ của dân Kanarese thuộc miền nam Aán Độ. Mẫu tự của thứ tiếng này được căn cứ vào Brahmi và được 33 triệu dân ở Karnataka, Maharahtra và Andra Pradesh sử dụng.
1/7 Thứ Ba
Ban Hành Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu
Thứ Bảy 28/6/2003, ĐTC đã ký ban hành Tông Huấn “Ecclesia in Europa”, hoa trái của Thượng Hội Giám Mục Âu Châu 1-23/10/1999 với 179 vị tham dự về chủ đề “Chúa Giêsu Kitô, Sống Động trong Giáo Hội của Người, Nguồn Mạch Hy Vọng cho Âu Châu”.
Trong bài diễn từ của mình, mở lời, căn cứ vào chủ đề của Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần hai này (lần nhất vào 28/11-14/12/1991, sau Biến Cố Đông Âu và ngay trước Biến Cố Nước Nga trở lại 25/12/1991), ĐTC đã nói rằng “Chúa Kitô đang sống động trong Giáo Hội của Người xuất phát từ lịch sử hai ngàn năm Kitô giáo. Từ những bờ biển phía Đông của Địa Trung Hải, sứ điệp Phúc Âm được truyền bá khắp đế quốc Rôma, rồi trở thành một phần của nhiều lãnh vực về chủng tộc và văn hóa hiện hữu ở lục địa Âu Châu đây. Giáo Hội, với danh xưng chính xác là ‘công giáo’, đã truyền đạt một sứ điệp duy nhất phổ quát của Chúa Kitô cho tất cả những lãnh vực ấy… Tin Mừng đã và đang tiếp tục là nguồn sự sống cho Âu Châu. Nếu thực sự Kitô giáo, một tôn giáo không thuộc về bất cứ một thứ văn hóa nào, nhưng đối thoại với mỗi một văn hóa để hướng dẫn từng văn hóa tiến tới chỗ tốt đẹp nhất nơi mọi lãnh vực về kiến thức và tác hành của con người, thì các thứ căn gốc Kitô giáo đối với Âu Châu là những gì bảo đảm thực sự cho tương lai của nó. Một cây mất gốc có thể nào sống còn và phát triển được hay chăng? Hỡi Âu Châu, đừng quên lịch sử của mình nhé!... Tính chất tinh tuyền nơi yếu tính của Phúc Âm, tiếc thay, qua các thế kỷ, đã bị phóng uế bởi những giới hạn và tội lỗi của một số phần tử Giáo Hội. Bởi thế, trong Đại Năm Thánh 2000, Tôi cảm thấy cần phải trở thành người kêu gọi thứ tha, nhất là về một số những lần chia rẽ đau thương đã thực sự xẩy ra ở Âu Châu làm tổn thương cho Nhiệm Thể Chúa Kitô”. ĐTC đã kết luận Tông Huấn này “là một lời mời gọi (hết mọi người ở Âu Châu) hãy dứt khoát canh tân việc gắn bó mình với Chúa Kitô và Phúc Âm của Người. Chỉ có Chúa, lạy Chúa Giêsu Kitô, đang sống động trong Giáo Hội của Chúa, mới là nguồn hy vọng mà thôi!”.
Chiều Thứ Bảy cùng ngày 28/6/2003, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã có một buổi ra mắt Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu, với sự trình bày của hai vị Hồng Y Jan P. Schotte, C.I.C.M., và Antonio Maria Ruoco Varela, đương kim tổng thư ký của Thượng Hội Giám Mục Âu Châu và là TGM Maní Tây Ban Nha; ngoài ra còn có cả hai vị TGM Vincent Gerard Nichols ở Birmingham, Anh Quốc và Josef Miroslaw Zycinski ở Lublin Balan.
ĐHY Ruoco Varela nhấn mạnh đến chủ đề chính của bản văn kiện là hy vọng. Cùng với những bóng tối, vị hồng ý này nhận định “cũng có cả những dấu hy vọng ở Âu Châu nữa. Giáo Hội tin tưởng là Âu Châu có một kho tàng để cống hiến cho Âu Châu, thực sự là một kho táng và là niềm hy vọng duy nhất của Âu Chấu, đó là Chúa Giêsu Kitô. Nó là việc đóng góp tuyệt vời và đặc biệt nhất cho việc xây dựng Âu Châu. Kinh nghiệm đã cho thấy điều ấy, vì Giáo Hội đã từng đóng góp một cách chuyên biệt vào việc hình thành căn tính của Âu Châu. Nếu các thứ giá trị, những thứ giá trị đã có một chỗ đứng đối với thứ văn hóa nhân bản của Âu Châu, có nhiều gốc gác thì những thư ù ảnh hưởng ấy, về phương diện lịch sử, đã tìm thấy nơi Kitô Giáo sức mạnh để điều hòa, củng cố và phát triển chúng”.
ĐTGM Nichols nói về tầm quan trọng của bức tông huấn hậu thượng hội đối với các cộng đồng Công Giáo ở Đông Âu qua 3 khía cạnh, đó là “Lời phát biểu rõ ràng về một nhãn quan cùng với những mong đợi về cuộc hành trình Âu Châu của chúng ta, và phần đức tin Kitô giáo đóng góp vào đó; lời mời gọi Giáo Hội Công Giáo hãy hoán cải và canh tân trong niềm hiệp thông và truyền giáo; và mối liên hệ trước mắt giữa sinh hoạt chung của quần chúng và chính trị ở Âu Châu với đức tin hay các niềm tin của dân chúng Âu Châu”.
ÐTC xin cầu nguyện để Ngài tiếp tục phục vụ
Vào lúc 6 giờ chiều Chúa Nhật 29/6/2003, Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC đã chủ sự cử hành Thánh Thể và đã làm phép cùng trao giây choàng vai cho 40 vị tân tổng giám mục giáo tỉnh từ các quốc gia vừa được bổ nhiệm năm vừa rồi. Trong Thánh Lễ này có sự hiện diện của cả phái đoàn đại biểu Chính Thống thay mặt cho Thượng Phụ Giáo Chủ hoàn vũ Bartholomaios I. Trong bài giảng của mình, ĐTC đã ngỏ lời xin cầu nguyện cho Ngài như sau: “Là Giám Mục Rôma và là vị thừa kế Thánh Phêrô, trong khung cảnh trang trọng của lễ kính này, hôm nay Tôi xin lập lại việc Tôi hoàn toàn sẵn sàng dấn thân phục vụ niềm hiệp thông giữa tất cả mọi người môn đệ của Chúa Kitô. Anh chị em thân mến, xin hãy giúp Tôi bằng lời cầu nguyện hỗ trợ không ngừng của anh chị em. Xin hãy kêu cầu Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội và các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô chuyển cầu tư ụ trời cao cho Tôi”.Lộ Trình Hòa Bình Trung Đông: hồi hộp dò dẫm
Hai nhóm chiến đấu quân của phe Palestine là Hamas và Thánh Chiến Quân Hồi Giáo đã đồng ý ngưng chiến tạm 3 tháng tấn công Do Thái. Bản công bố của hai nhóm này được phổ biến hôm Chúa Nhật 29/6/2003, một bản công bố bao gồm một số điều kiện. Một số viên chức Do Thái đã ngờ vực về bản tuyên cáo này; một viên chức cao cấp của phe này cho CNN biết rằng nó “có thể là một cái bẫy” đối với Do Thái. Nhóm Al Aqsa Martyrs Brigades là nhóm chiến đấu quân liên quan tới phong trào Fatah của Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine Yasser Arafat không ký vào bản công bố ấy. Cuộc họp của các nhóm chiến đấu quân, ngoài hai nhóm ký vào bản công bố, còn có ba nhóm khác nữa, đó là Al Aqsa Martyrs Brigades, the Polular Front for the Liberation of Palestine, và the Democratic Front for the Liverationof Palestine. Những nhóm này cũng dính dáng đến các cuộc tấn công Do Thái.
Những điều kiện được nêu lên trong bản công bố này như sau:
1. Lực lượng Do Thái phải chấm dứt các cuộc xâm chiếm trong lãnh thổ Palestine.
2. Quân đội Do Thái phải chấm dứt việc phá hoại nhà cửa của các chiến đấu quân bị theo dõi.
3. Phải dẹp bỏ tất cả mọi trạm kiểm soát quân đội của Do Thái ở Gaza.
4. Phải chấm dứt cuộc phong tỏa cầm giữ Tổng Thống Palestine Yassar Arafat ở Ramallah vùng Tây Ngạn.
5. Bảo vệ những nơi thánh của Hồi giáo.
6. Phải thả hết tất cả mọi người Palestine đang bị Do Thái cầm tù.Một phát ngôn viên ở Gaza là Ismail Abu Shanab đã trả lời cuộc phỏng vấn của CNN qua điện thoại là hai nhóm này thoạt tiên muốn thấy 932 người Palestine được thả ra và nếu tất cả những tù nhân ấy không được thả ra cũng không gây hại cho vấn đề ngưng chiến. Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là việc thả nhóm tù nhân này ra. Các nguồn tin Palestine cho CNN biết là Tổ Chức Popular Front for the Liberation of Palestine bác bỏ cuộc ngưng chiến.
Trong khi đó, theo nguồn tin từ phe Do Thái, quân đội của Do Thái đã sửa soạn bắt đầu rút khỏi Gaza. Các viên chức an ninh của cả hai bên đã gặp nhau vào sáng Chúa Nhật để bàn đến vấn đề rút quân của Do Thái được bắt đầu vào đêm nay. Trong một cuộc họp vào đêm Thứ Năm 26/6/2003 tuần vừa rồi tại tư dinh lãnh sự Hoa Kỳ ở Herzliya gần Tel Aviv các viên chức hai phe đã đồng ý trên nguyên tắc việc trao quyền kiểm soát an ninh ở Gaza cho phe Palestine ở phía bắc Gaza và dẹp bỏ hầu hết các trạm kiểm soát của Do Thái ở Gaza. Tuy nhiên, quân đội Do Thái vẫn ở tại những nơi có dân Do Thái định cư. Nguồn tin Do Thái cho hay họ đã tiến tới chỗ đồng ý về “các thứ bom gài giờ” hay những cuộc tấn công bất thình lình. Ở chỗ, khi họ được tình báo cho hay các cuộc tấn công có thể xẩy ra họ sẽ cho phe Palestine biết. Nếu phe Palestine không phản ứng gì họ sẽ phải hành động tùy nghi.
30/6 Thứ Hai
Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC cho Chúa Nhật Lễ Thánh Phêrô Phaolô
Anh Chị Em thân mến!
1. Chúng ta đang cử hành lễ trọng kính Các Vị Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những vị chúng ta tôn kính như là ‘những cột trụ” của Giáo Hội.
Hôm nay, Giáo Phận Rôma, một giáo phận đâm rễ của mình nơi chứng từ của đại nhị vị tông đồ này, đang cử hành một cách đặc biệt. Thánh Phêrô, vị được Chúa Kitô tuyển chọn là “Đá” để Người xây dựng Giáo Hội của Người, đã bị đóng đinh không xa đồi Vatican, và ngôi mộ của Ngài là trung tâm tiêu biểu cho đức tin Công Giáo. Thánh Phaolô, bị chém đầu ở cửa thành Rôma, là mô phạm cho việc truyền bá phúc âm hóa, và các bức thư của Ngài, một phần đáng kể của Cuốn Tân Ước, không ngừng lôi kéo con ngươiụi nam nữ thuộc tất cả mọi thời đại về với Chúa Kitô.
Tôi thành thật cám ơn tất cả những ai vào dịp này dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho vị Giám Mục Rôma, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, cũng như tất cả những ai cụ thể kiên trì phục vụ Dân Chúa.
2. Hằng năm, vào buổi chiều hôm nay, lúc 6 giờ, Tôi sẽ chủ sự việc cử hành Thánh Thể trọng thể ở Công Trường Thánh Phêrô, một cơ hội để Tôi ban giây choàng vai cho nhiềi vị TGM giáo tỉnh, (theo danh sách là 40 người), dấu hiệu hiệp thông với Tòa Thánh.
Theo truyền thống đã được thiết lập, một truyền thống trở thành một nguồn mạch hân hoan vui sướng, thì một phái đoàn đại biểu của đức thượng phụ giáo chủ Chính Thống là Đức Bartholomew I sẽ hiện diện. Việc trao đổi các phái đoàn đại biểu giữa Rômna và Constantinople vào những dịp lễ quan thày của mình, vượt trên cả tác động lịch thiệp của giáo hội nữa. Nó phản ảnh ý hướng sâu xa trong việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn giữa Đông và Tây. Tôi cám ơn Đức Thượng Phụ Bartholomew, vị đã ủy thác cho những phần tử đáng kính việc đại diện thay cho ngài.
3. Xin Chúa làm cho chúng ta có thể, nhờ những cuộc trao đổi này, những cuộc trao đổi được củng cố bằng lời cầu nguyện, đạt tới sớm bao nhiêu có thể mối hiệp nhất trọn vẹn của thành phần môn đệ Chúa Kitô.
Xin Mẹ maria bảo vệ và hướng dẫn các cộng đồng giáo hội chúng ta, nhờ đó họ luôn tuân theo giáo huấn của các vị tông đồ là những vị họ đã lãnh nhận lời rao giảng tiên khởi về đức tin.
Tòa Thánh Vatican với Vấn Đề Cải Cách Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (tiếp hôm qua)Vấn Tình trạng thế giới lưỡng trụ và xuất hiện một thứ siêu quyền lực làm thế nào lại khiến cho LHQ càng ngày càng trở nên vô hiệu năng?
Đáp Ở vào lúc thừa nhận Quyết Định 1483 về tình hình hậu chiến Iraq, Hội Đồng Bảo An LHQ đã lại được nghe thấy những lời là Nếu LHQ không hiện hữu thì cần phải thiết lập nó. Điều này có nghĩa là, không được chỉ tìm thấy trong số những yếu tố khác yếu điểm của vấn đề ở nơi những phương sách, mà nhất là còn phải thấy ở nơi ý muốn chính trị của những ai tham dự vào vấn đề hình thành việc đồng thuận nữa. Nếu ý muốn ở tầm mức thuần lợi lộc riêng tư thì việc thỏa thuận dễ đạt đến ở một mẫu số chung thấp nhất, không còn chỗ cho những thứ nguồn lợi cao cả hơn. Trái lại, nếu ý muốn chính trị nhìn ra được công ích đại đồng, một vấn đề đã được thông điệp “Hòa Bình dưới thế” nhắc đến 40 năm trước đây, thì người ta có thể đạt tới một mẫu số chung cao nhất.
Vấn Tư tưởng đa phương, cùng với tổ chức Liên Hiệp Quốc, đã từng chiếm được một chỗ đứng. Vậy quan niệm này có còn thực tế hay chăng?
Đáp Theo giáo thuyết về xã hội của mình, Giáo Hội Công Giáo thiên về quan điểm quyền bính quốc tế hợp với nguyên tắc phụ trợ. Ở những cuộc hội nghị gần đây của LHQ tại Doha, Monterrey và Johannesburg chẳng hạn đã thấy có những quyết tâm theo đuổi việc phát triển tôn trọng thiên nhiên cũng như cổ võ việc phát triển những xứ sở nghèo bằng việc đưa những xứ sở nào tham dự vào việc sản xuất và thương vụ.
Vấn Thế nhưng nhưnõg quyết tâm này thường chỉ ở trên giấy tờ mà thôi…
Đáp Tính cách đa phương là ở chỗ giữ những điều hứa hẹn, và cử chỉ làm nhẹ đi gánh nặng ngoại quốc mà thôi vẫn chưa đủ. Cần phải sửa lại những ngăn trở và những trợ cấp kinh tế nơi những xứ sở mạnh về kinh tế để những xứ sở nghèo có thể sản xuất và tham dự vào guồng máy giao dịch thương mại. Ngày nay, nhu cầu khẩn trương trong việc giải giới lại được nêu lên, đặc biệt về những lò của các thứ vũ khí đại công phá. Chiều hướng đa phương còn có nghĩa là nếu thể hiện ý muốn tôn trọng những quyết tâm đã được ký kết thì thành phần đầu tiên phải tuân giữ chính là những quốc gia mạnh nhất. Ngoài ra, nó còn có nghĩa là người ta không thể tùy tiện trong việc bắt buộc những thành phần không tuân hợp phải tôn trọng. Tính cách đa phương cần phải được xét lại, một tính cách đã bị khủng hoảng ở nhiều đầu mối, kể cả việc tôn trọng những qui luật căn bản của nó nữa.
Vấn Tòa Thánh không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của LHQ đối với việc chung sống hòa bình. Thế nhưng vào dịp có những hội nghị quốc tế quan trọng thì chính vai trò này đã hơn một lần xa biệt khỏi những chiều hướng của LHQ trong những vấn đề tôn trọng sự sống và gia đình.
Đáp Tòa Thánh chủ trương hết sức rõ ràng trong cuộc khủng hoảng Iraq, cho thấy ngay từ đầu là vấn đề này không hoàn toàn chỉ liên quan đến một hay vài chính quyền. Nếu vấn đề ở đây là vấn đề giải giới các thứ vũ khí nguyên tử, hóa chất hay sinh trùng, theo các qui luật và phương sách được thiết định ở trung tâm LHQ thì LHQ có trách nhiệm làm cho các qui luật của mình được tôn trọng. Đó là vấn đề ton trọng luật pháp quốc tế. Về khía cạnh này, vì tin rằng chúng ta đã đạt tới một gia sản của sự thỏa thuận, của các qui luật, các phương sách và các guồng máy kiểm soát mà nếu được các quốc gia quyết tâm chấp thuận và tôn trọng, Tòa Thánh hết sức hy vọng chính chúng ta có thể giải quyết được những thứ xung khắc bất khả tránh bằng phương tiện pháp lý và ôn hòa.
Vấn Tình hình về vấn đề gia đình và quyền sự sống ra sao?
Đáp Nhân danh việc tôn trọng chính pháp luật quốc tế, Tòa Thánh luôn hợp tác với các thế lực quốc tế khác nhau, thường bằng việc hỗ trợ cho các phái đoàn đại biểu khác, thậm chí có những lúc đơn phương đi ngược lại với triều sóng, để bảo vệ việc tôn trọng phẩm giá con người. Không hề có vấn đề thay đổi ý kiến hay chiều hướng ở LHQ, nhưng là vấn đề ý muốn liên lỉ muốn cổ võ tính cách pháp lý quốc tế được bày tỏ ở những trường hợp qua các chủ trương khác đi song lại luôn được cho rằng làm như thế là củng cố khả năng của LHQ đối với việc phát triển công ích cho các dân tộc.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch tài liệu do Zenit phổ biến Thứ Sáu 20/6/2003
29/6 Chúa Nhật Lễ Thánh Phêrô Phaolô Tông Ðồ
Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh; Lễ Thánh Phêrô Phaolô 29/6
Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh được bắt đầu từ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Tuy nhiên, ba Chúa Nhật đầu tiên của giai đoạn Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh này lại được Giáo Hội cử hành thứ tự ba Mầu Nhiệm cao cả và hết sức quan trọng đối với đức tin Kitô giáo, đó là Mầu Nhiệm Thánh Thần, Mầu Nhiệm Ba Ngôi và Mầu Nhiệm Thánh Thể, những mầu nhiệm liên quan đến Sự Sống Thần Linh, vì chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh là chủ đề về Mầu Nhiệm Chúa Kitô - Sự Sống Tái Sinh, tiếp theo chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tỏ Hiện của Mùa Vọng, Giáng Sinh và Thường Niên Hậu Giáng Sinh, và chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Thông Ban của Mùa Chay và Phục Sinh.
Chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh theo chu kỳ phụng vụ năm B cho thấy rõ ràng qua các bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XIII Thường Niên. Trước hết, ở bài đọc một, Sách Khôn Ngoan cho biết sự sống phát xuất từ Thiên Chúa, “Đấng không tạo nên sự chết, cũng không mừng ở tình trạng bị hủy hoại của sinh linh… Vì Thiên Chúa hình thành con người để được bất tử”, còn sự chết phát xuất từ ma quỉ là tên “ghen tương” đã làm cho “sự chết lọt vào thế gian”. Ở bài đáp ca, Thánh Vịnh 30 đã cảm nhận: “Ôi Chúa, Ngài đã đưa tôi lên từ âm phủ, Ngài đã bảo trì tôi khỏi thành phần lao xuống hố thẳm… Ngài đã biến nỗi than khóc của tôi thành niềm hoan hỉ….”. Ở bài đọc thứ hai, bức Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô đã cho thấy sự sống thực sự của người Kitô hữu là ở chỗ hiệp thông và chia sẻ: “Chính vì anh em được phong phú về mọi phương diện, về đức tin và tài diễn giải, về kiến thức, về tất cả mọi quan tâm cũng như về lòng ưu ái của chúng tôi đối với anh em, mà anh em cũng phải rộng lượng về công việc bác ái nữa… Tình trạng dồi dào của anh em lúc này đây phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết của những người khác, để tình trạng dư dật của họ một ngày nào đó lại bù đắp cho cảnh thiếu thốn của anh em…”. Còn ở bài đọc chính là bài Phúc Âm thì sao?
Bài Phúc Âm Thánh Marcô thuật lại hai phép lạ một lúc. Phép lạ chữa cho một người đàn bà bị loạn huyết 12 năm và phép lạ hồi sinh cho đứa con gái của một viên chức hội đường. Tuy nhiên, phần thuật về phép lạ chữa lành bệnh loạn huyết của người đàn bà được Giáo Hội để trong ngoặc đơn, không cần đọc. Nghĩa là Giáo Hội muốn nhấn mạnh đến phép lạ hồi sinh mà thôi, một phép lạ trực tiếp liên hệ tới chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh. Dĩ nhiên Chúa Kitô đến, trước hết và trên hết, không phải là để hồi sinh phần xác con người, mà là phần hồn của họ. Vẫn biết khi cứu độ con người là Chúa Kitô cứu toàn thể con người của họ, tức cứu cả hồn lẫn xác, một thân xác sẽ được phục sinh vào ngày tận thế. Tuy nhiên, nếu cái làm cho con người ra dơ bẩn phát xuất từ bên trong con người mà ra, chứ không phải từ bên ngoài, từ thân xác (x Mt 15:18-20), thì linh hồn con người mới cần cứu trước nhất và trên hết; để rồi, là nguyên lý sống tự nhiên của thân xác, linh hồn chẳng những sẽ là nguyên tố làm cho thân xác sống lại trong ngày sau hết, mà còn là tác nhân sống siêu nhiên cho thân xác nữa, một sự sống thần linh của linh hồn và với linh hồn ngay khi con người con sống trong thời gian và không gian, đến nỗi, như được thấy nơi các vị thánh, thân xác của họ, của các ngài, nhờ được thông phần quyền lực phục sinh của Chúa Kitô, có thể làm được cả những việc phi thường về đức bác ái, (chưa kể đến những đặc sủng làm phép lạ, nói tiên tri v.v.), những việc con người phàm tục và tự nhiên không thể nào tự mình làm được, trái lại, nếu thành tâm, sẽ phải hết lòng cảm phục và nhận ra chân lý.Thế nhưng, sự sống của linh hồn đây là gì, nếu không phải là “nhận biết” Thiên Chúa (x Jn 17:3). Ngay từ ban đầu sự chết đã lọt vào thế gian vào chính lúc con người phủ nhận Thiên Chúa của mình, tự động tách khỏi nguồn sống linh thiêng của mình, bằng việc làm theo ý riêng, phản ngược lại với ý muốn tối cao vô cùng chân thiện của Thiên Chúa. Đó là lý do, để hồi sinh sự sống thiêng liêng cho con người, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) đã tỏ mình ra cho họ, để họ có thể thực sự nhận biết Ngài mà được sự sống, mà được tái sinh (x Jn 3:3,5). Chúa Kitô, Lời Nhập Thể, là tất cả những gì Thiên Chúa muốn tỏ cho loài người biết về bản thân toàn thiện Ngài cũng như về ý định toàn mỹ của Ngài, là tuyệt đỉnh Mạc Khải Thần Linh trong Lịch Sử Cứu Độ của dân Cựu Ước. Người đến “để tỏ Cha ra” (Jn 1:18), để làm cho chung con người và riêng Giáo Hội, qua thành phần chứng nhân tiên khởi, “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô” (Jn 17:3), nghĩa là để làm cho con người được sự sống, ở chỗ “nhận biết” Thiên Chúa qua Người và nơi Người. Và để làm cho con người, nhất là thành phần môn đệ làm nền tảng cho Giáo Hội của Người sau này, có thể nhận biết Người thực sự là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, Chúa Kitô đã tỏ mình ra cho họ, qua lời người nói và việc Người làm, lời vô cùng khôn ngoan và việc vô cùng quyền phép, những chứng từ được thành phần thiện tâm, dù bị mù từ lúc mới sinh cũng có thể nhận biết chân lý, nhận biết Người (x Jn 9:33,38).
Trong bài Phúc Âm theo Thánh Ký Marcô cho Chúa Nhật XIII Thường Niên năm B, Chúa Kitô đã tỏ mình ra cho riêng viên chức hội đường đến van xin Người chữa bệnh cho đứa con gái 12 tuổi của ông, cũng như cho chung dân chúng nhạo cười Người khi nghe thấy Người nói “con bé có chết đâu, nó chỉ ngủ thôi”, bằng cách hồi sinh đứa con gái vừa bị chết. Việc hồi sinh về phần xác của bé gái này chỉ là phương tiện để Người hồi sinh, đúng hơn, tái sinh sự sống thần linh nơi đám người Do Thái có mặt ở đó bấy giờ, nghĩa là làm cho họ tin Người hơn, chấp nhận Người thực sự là Đấng Thiên Sai, và qua Người, nhận biết Đấng đã sai Người. Đó là lý do, khi ông bố của em gái này được báo tin là em chết rồi đừng phiền đến Người nữa, Người đã trấn an ông bố: “Đừng sợ. Hãy vững tin”. Kết quả là, như bài Phúc Âm trình thuật, “thấy vậy, họ bàng hoàng sửng sốt”.
Thế nhưng, cho dù con người có tin tưởng nơi Người qua những phép lạ Người làm như thế, đức tin của con người vẫn có thể bị lung lay và thử thách, như thành phần môn đệ ở sát bên Thày, nghe thấy Thày, nhìn thấy Thày, đụng chạm Thày (x. 1Jn 1:2), nhưng vẫn bỏ rơi Thày như tất cả mọi môn đệ, nhất là đã cả gan dại dột phản bội Thày như Giuda, và trắng trợn phũ phàng chối bỏ Thày như Phêrô. Đó là lý do Chúa Kitô Phục Sinh, sau khi tái sinh con người bằng nước, tức tái sinh họ bằng những chứng từ Người thực hiện qua nhân tính của Người, Người còn cần phải tái sinh họ trong Thần Linh nữa (x Jn 3:5), sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết (x Jn 20:22; 7:37-39). Có thế, có được rửa trong Thần Linh, họ mới có thể trở thành nhân chứng của Người (x Lk 24:48), Vị Thần Linh sẽ làm chủ tác động họ như một Quyền Lực từ trên cao (x. Acts 1:8), khi Ngài hiện xuống vào ngày Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem (x Acts 2:1-4). Bởi thế, đức tin trọn vẹn nhất và nguyên chính nhất là đức tin của thành phần nhân chứng tông đồ, một đức tin tông truyền qua hàng giáo phẩm, thành phần thừa kế Thánh Phêrô và tông đồ đoàn. Cũng là một đức tin đã đực rao giảng khắp thế giới cũng qua các vị thừa sai tông đồ, tiêu biểu nhất là Thánh Phaolô.
Chúa Nhật XIII Thường Niên năm nay 2003 theo chu kỳ phụng vụ năm B là ngày 29/6, tức trùng vào chính ngày Lễ Trọng kính hai Vị Đại Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô không phải là Lễ Buộc Obligation, (tức nếu bỏ không dự mà thiếu lý do chính đáng thì mắc tội trọng), như 1 lễ về Các Thánh 1/11, 2 lễ về Chúa là Lễ Giáng Sinh 25/12 và Lễ Thăng Thiên Thứ Năm sau Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh, và 3 lễ về Mẹ là Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12, Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1 và Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8. Tuy nhiên, trong bốn bậc lễ của Giáo Hội, lễ tùy - optional, lễ nhớ -memorial, lễ kính – feast, lễ có kinh vinh danh như lễ kính từng vị tông đồ, và lễ trọng - solemnity, lễ có cả vinh danh và tin kính, như Lễ Thánh Giuse 19/3, Lễ Truyền Tin 25/3, Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả 24/6, và Lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ 29/6. Những vị được Giáo Hội cử hành ở bậc Lễ Trọng, dù không buộc, có một vai trò quan trọng trong nhiệm cuộc cứu độ, tức liên quan đến đức tin. Thánh Phêrô tiêu biểu cho quyền bính Chúa Kitô trong việc chăn dắt đàn chiên Giáo Hội (x Mt 16:16-18), còn Thánh Phaolô tiêu biểu cho ánh sáng Chúa Kitô chiếu tỏa trước muôn dân (x Acts 13:47).
Thật vậy, những mầu nhiệm của Kitô giáo không phải chỉ là những thực tại liên quan đến “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), như Mầu Nhiệm Ba Ngôi, Mầu Nhiệm Nhập Thể, Mầu Nhiệm Phục Sinh, Mầu Nhiệm Thánh Thể, Mầu Nhiệm Tiền Định, mà còn bao gồm cả những mầu nhiệm khác nữa, như Mầu Nhiệm Thánh Mẫu, Mầu Nhiệm Đau Khổ, Mầu Nhiệm Đức Tin, Mầu Nhiệm Giáo Hội v.v. Giáo Hội quả thực là một mầu nhiệm, ở chỗ, chẳng những Giáo Hội giống như một hạt cải đức tin nhỏ bé nhất, nhỏ bé đến nỗi giác quan không cảm thấy gì, nhỏ bé nhất trong các hạt giống tôn giáo, nhưng lại là một đức tin mọc lên thành một cây vĩ đại nhất, một tôn giáo vươn khắp nơi trên thế giới, mà còn là một tảng đá đầy những hèn yếu xác thịt, nhưng lại bất khuất trước bất cứ một quyền lực thế gian nào, đến nỗi càng bị bắt bớ sát hại từ đầu tới nay lại càng phát triển. Chính Mầu Nhiệm Giáo Hội bền vững là một bằng cớ hiển nhiên và sống động nhất chứng thực Chúa Kitô quả thực vẫn luôn ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Tòa Thánh Vatican với Vấn Đề Cải Cách Tổ Chức Liên Hiệp Quốc
Vấn đề chiến tranh Iraq đã gây rắc rối cho vai trò của Liên Hiệp Quốc liên quan đến quyền bính và thế giá của tổ quốc thẩm quyền quốc tế này, nhất là đối với các siêu cường quốc trên thế giới như Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc, những nước đã qua mặt Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong việc họ tự động ra tay đơn phương tấn công Iraq, lấy lý là để bảo vệ hòa bình thế giới, như vừa xẩy ra từ tháng 3 tới tháng 4/2003. ĐTGM Celestino Migliore, 50 tuổi, một quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, sau thời gian làm thứ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh từ năm 1995, đã đến Nữu Ước 6 tháng trước. Sau đây là những nhận định của vị quan sát viên này về vai trò cần phải cải tiến của tổ quốc Liên Hiệp Quốc.
Vấn Cuộc khủng hoảng Iraq dường như được cho là cú đấm kiết liễu Liên Hiệp Quốc, một tổ chức cho thấy cái bất lực chưa từng thấy của mình. Trung Ương của Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước có nhận thấy điều này hay chăng?
Đáp Liên Hiệp Quốc bất lực là điều đã rõ ràng và xẩy ra phần lớn là vì đường lối từ đầu của tổ chức này, một đường lối hợp với qui chuẩn bị chi phối bởi Cuộc Chiến Tranh Lạnh. Ở Trung Tâm tổ chức quốc tế này nhiều năm nay đã có dự án cải cách nó rồi. Mới đây ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã thiết lập một ủy ban chuyên viên để tìm kiếm những đường lối mới cho xã hội và các tổ chức tư được tham dự vào các hoạt động của tổ chức này. Nhu cầu này được nhận thấy như vậy là vì những lý tưởng và những mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào lúc được thành lập của mình vẫn còn hợp thời, song những mẫu thức và những đường lối hoạt động để hình thành chung là những gì thực sự cần phải được thay đổi.
Vấn Theo chiều hướng nào?
Đáp Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề đã rõ ràng trước mắt mọi người. Trường hợp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chạm trán vào lúc bàn luận về cuộc khủng hoảng Iraq, tầm quan trọng của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội, một trong những cơ quan của LHQ, có được ở thập niên qua trong việc phát triển những hội nghị quốc tế rộng lớn, và cơ hội liên kết các thực thể phi chính quyền, như những tổ chức NGO, với hoạt động của LHQ, là những yếu tố đòi phải có những phương sách mới để LHQ có thể thực hiện các nguyên tắc và mục tiêu của mình.
Vấn Tổ chức LHQ được hiểu như là một cơ cấu tối cao có tính cách pháp nhân quốc tế, song nó lại tác hành như là một lãnh vực dung hòa các thứ khuynh hướng lợi lộc khác nhau mà kẻ mạnh nhất bao giờ cũng thắng thế. Làm thế nào có thể thắng vượt cái mâu thuẫn căn bản này?
Đáp Ngay tư ụ ban đầu, những phương sách chi phối LHQ đã nhắm đến việc bảo đảm tình trạng an toàn về việc cân bằng các quyền lực. Tuy nhiên, trong môi trường thế giới mới có đặc tính toàn cầu hóa này thì quan điểm này dường như không cân bằng cho lắm và ngược lại với tính cách liên thuộc. Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến điều này vào Tháng Giêng vừa rồi khi Ngài ngỏ lời với các vị lãnh sự làm việc với Tòa Thánh Vatican: “Không thể chấp nhận nền độc lập của các quốc gia mà lại không liên thuộc nhau”. Theo quan điểm này thì vai trò lý tưởng nhất đó là Tổng Hội Đồng, một hội đồng bao gồm tất cả mọi quốc gia phần tử của LHQ có cùng một vị thế tương đương nhau.
Vấn Tình trạng thế giới lưỡng trụ và xuất hiện một thứ siêu quyền lực làm thế nào lại khiến cho LHQ càng ngày càng trở nên vô hiệu năng?Đáp Ở vào lúc thừa nhận Quyết Định 1483 về tình hình hậu chiến Iraq, Hội Đồng Bảo An LHQ đã lại được nghe thấy những lời là Nếu LHQ không hiện hữu thì cần phải thiết lập nó. Điều này có nghĩa là, không được chỉ tìm thấy trong số những yếu tố khác yếu điểm của vấn đề ở nơi những phương sách, mà nhất là còn phải thấy ở nơi ý muốn chính trị của những ai tham dự vào vấn đề hình thành việc đồng thuận nữa. Nếu ý muốn ở tầm mức thuần lợi lộc riêng tư thì việc thỏa thuận dễ đạt đến ở một mẫu số chung thấp nhất, không còn chỗ cho những thứ nguồn lợi cao cả hơn. Trái lại, nếu ý muốn chính trị nhìn ra được công ích đại đồng, một vấn đề đã được thông điệp “Hòa Bình dưới thế” nhắc đến 40 năm trước đây, thì người ta có thể đạt tới một mẫu số chung cao nhất.
(còn tiếp)