GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 10/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu, với một đức tin mạnh mẽ, nhiệt tình đối thoại với những người thuộc về truyền thống tôn giáo khác”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc tăng triển sự hiện diện cần thiết của người Công Giáo nơi sinh hoạt quốc gia và truyền thông ở Lục Địa Mỹ Châu Latinh”.  

 

__________________

 NGÀY 20  THỨ TƯ

  

Năm Thánh Thể: Những Đề Nghị và Gợi Ý, đặc biệt liên quan đến các giáo xứ

Để đáp ứng ý của ĐTC GPII trong Tông Thư Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể "Mane nobiscum Domine," đoạn 29, hôm Thứ Năm 14/10/2004, Thánh Bộ Phụng Vụ và Bí Tích đã phổ biến một văn kiện tựa đề “Năm Thánh Thể: Những Đề Nghị và Gợi Ý”. Đức Thánh Cha đã bày tỏ ý muốn của mình như sau:

“Ở đây vẫn còn chỗ cho bất cứ số sáng kiến nào hợp với phán đoán của Các Vị Chủ Chiên ở Giáo Hội riêng. Thánh Bộ Phụng Vụ và Bí Tích chắc chắn sẽ cung cấp một số những đề nghị và dự thảo hữu dụng. Tuy nhiên, Tôi không xin làm bất cứ điều gì ngoại thường mà chỉ muốn hết mọi sáng kiến cần phải nổi bật tính cách nội tâm sâu xa. Chỉ cần làm sao trong Năm này, ở tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, phục hồi được việc cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật cũng như việc gia tăng tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, là Năm ân sủng này hết sức thành đạt rồi vậy. Đồng thời cũng cần có ích khi nhắm đích cao, không lấy làm mãn nguyện với cái tầm thường, vì chúng ta biết rằng chúng ta lúc nào cũng có thể cậy dựa vào ơn Chúa đỡ nâng”.

Bản văn được bố cục như sau: Dẫn Nhập, Tóm Lược 5 Chương, Bản liệt kê các văn kiện và chữ tắt, 5 Chương (Khuôn Khổ Qui Chiếu, Những Môi Trường Tôn Thờ, Những Chiều Hướng về Linh Đạo Thánh Thể, Những Khởi Động và Dấn Thân Mục Vụ, và Những Đường Lối Văn Hóa), Đoạn Kết. Đoạn nhập đề ghi nhận rằng:

“Gần một năm sau khi bế mạc Năm Mân Côi, Đức Thánh Cha lại có một sáng kiến mới, đó là Năm Thánh Thể từ 10/2004 đến 10/2005. Hai sáng kiến này có tính cách liên tục với nhau, và những sáng kiến này thực sự thuộc về nội dung của những gì về mục vụ đã được Đức Giáo Hoàng đề ra cho Giáo Hội nơi Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ 'Novo millennio ineuente', lấy dung nhan của Chúa Kitô làm tâm điểm cho việc Giáo Hội dấn thân sau Công Đồng Chung Vaticanô II và Đại Năm Thánh 2000…

“Giờ đây, Năm Thánh Thể… cống hiến cho chúng ta một cơ hội mục vụ quan trọng cho toàn thể cộng đồng Kitô hữu cảm nhận sâu xa hơn để làm sao cho Hy Tế và Bí Tích tuyệt vời này làm tâm điểm của sự sống của mình.

“Đức Thánh Cha đã giành cho các Giáo Hội riêng việc soạn dọn những sáng kiến cho Năm này. Tuy nhiên, Ngài yêu cầu Thánh Bộ Phụng Vụ và Bí Tích cống hiến ‘những đề nghị và gợi ý’ có thể hữu dụng cho mọi người, cho các vị mục tử cũng như cho các nhân viên mục vụ ở mọi cấp độ, thành phần được kêu gọi đóng góp phần của mình.

“Bản chất của cuốn cẩm nang này là như thế. Nó không có ý nêu lên tất cả mọi sự, nhưng hạn chế mình vào việc gợi lên một số đề nghị thực hành theo một kiểu cách giản lược”.

Về việc bắt đầu cho Năm Thánh Thể, tập tài liệu này “đề nghị và gợi ý” cho cả cấp giáo phận và giáo xứ về việc soạn dọn những văn kiện đề cao Năm Thánh Thể và giúp linh mục cùng tín hữu suy nghĩ về những vấn đề tín lý và mục vụ thuộc xứ sở của mình (chẳng hạn như tình trạng thiếu linh mục, ít người dự lễ Chúa Nhật, bỏ việc tôn thờ Thánh Thể v.v.); tập tào liệu này cũng “đề nghị và gợi ý” phát động những hội nghị Thánh Thể toàn quốc và kêu mời các đại học đường, ban giáo chức và chủng sinh đào sâu về đề tài này.

Với cấp giáo phận, tập tài liệu “đề nghị và gợi ý” việc tìm hiểu các thánh nhân có liên quan đặc biệt với giáo phận địa phương cũng như những vị nổi bật về lòng tôn sùng phép Thánh Thể. Tập tài liệu cũng nhấn mạnh đến việc thường trực tôn thờ Bí Tích Thánh Thể trong các nhà thờ và nhà nguyện, nhất là vào những lúc thuận tiện cho giáo dân trong giáo xứ. Thánh Bộ này cũng đề nghị tổ chức việc tôn thờ Thánh Thể cho giới trẻ vào dịp Chúa Nhật Lễ Lá là dịp Đức Thánh Cha cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới hằng năm ở Rôma. Tập tài liệu cũng đề nghị phổ biến các đề tài về Thánh Thể ở các nguyệt san giáo phận, các mạng điện toán, các đài truyền thành và truyền hình địa phương.

Tập tài liệu đề nghị các đan viện, các cộng đồng và tổ chức tu trì hãy tạo cơ hội gia tăng giờ tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể. Tập tài liệu nhấn mạnh rằng ở các chủng viện và các nhà huấn luyện nên đặt nhà tạm ở chỗ thuận tiện cho việc cầu nguyện riêng tư.

Kết luận, tập tài liệu khẳng định rằng “việc thành đại của Năm này chắc chắn lệ thuộc vào việc cầu nguyện sâu xa. Chúng ta được kêu gọi để cử hành Thánh Thể. Để lãnh nhận Thánh Thể và để tôn thờ Thánh Thể bằng đức tin của những vị thánh…. Năm đặc biệt này giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh Thể và nhờ Người mà sống”.

Riêng về các giáo xứ, tập tài liệu này đã đề cập đến nhiều điều đề nghị và gợi ý nhất như sau. Tập tài liệu cũng nhắc nhở việc ĐTC kêu gọi hết sức cố gắng để làm sao cho Thánh Lễ Chúa Nhật chiếm được chỗ chính yếu ở giáo xứ.

Sau đây là nguyên văn một số đoạn được phổ biến hôm Thứ Sáu 15/10/2004 liên quan trực tiếp đến các giáo xứ trong Năm Thánh Thể

- Khi cần thiết, hãy tái thiết hay giành một nơi cố định cho những chỗ cử hành phụng vụ (bàn thờ, tòa giảng, cung thánh), cũng như cho chỗ giữ Thánh Thể (nhà tạm, nhà nguyện riêng để tôn thờ), cung cấp những sách phụng vụ; đề cao sự thật và sự mỹ của những dấu hiệu (các thứ đồ trang trí, đồ thánh, việc trưng bày).


- Bổ xung hay thiết lập nhóm phụng vụ giáo xứ. Coi sóc các thừa tác viên chức nhỏ cũng như các thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ v.v.


- Đặc biệt chú trọng tới phụng ca, lưu ý đến những chỉ dẫn của ĐTC GPII trong văn kiện gần đây về thánh nhạc


- Xếp chương trình vào những giai đoạn khác nhau trong năm, như vào Mùa Phục Sinh, Mùa Chay, những cuộc hội họp hướng dẫn về Thánh Thể trong đời sống của Giáo Hội cũng như của Kitô hữu; trường hợp thuận lợi đặc biệt cho người lớn và trẻ em là thời gian sửa soạn Rước Lễ lần đầu.


- Tái chú trọng và phổ biến Bản “Hướng Dẫn Tổng Quan” Sách Lễ Rôma (xem "Mane Nobiscum Domine," 17) và "Praenotanda" của Sách Bài Đọc Thánh Lễ; "De Sacra Communione et de Cultu Mysterii Eucharistici extra Missam"; Thông Điệp "Ecclesia in Eucharistia," và bản hướng dẫn sau đó "Redemptionis Sacramentum".


- Dạy cách thức người ta phải có trong nhà thờ: con người phải làm gì khi vào nhà thờ; việc bái gối hay tỏ lòng tôn kính sâu xa trước Bí Tích Cực Linh; bầu khí để phản tỉnh, những gợi ý hữu dụng cho việc ý thức nội tâm trong Thánh Lễ, nhất là ở những lúc nào đó (những lúc thinh lặng, cầu nguyện riêng sau hiệp lễ), và hướng dẫn việc tham dự bề ngoài (cách tuyên xưng hay loan truyền ở phần cộng đồng ở những phần chung). Đối với việc Hiệp Lễ hai hình, xin theo những điều kiện hiện hành (see SC, 55; IGMR, 281-287; "Redemptionis Sacramentum," 100-107).


- Cử hành một cách thích hợp ngày kỷ niệm thánh hiến nhà thờ.


- Tái nhận thức nhà thờ giáo xứ “riêng” của mình, hiểu biết ý nghĩa về những gì thường được thấy nơi nhà thờ này, như các lời đọc trên bàn thờ, tòa giảng, nhà tạm, hình ảnh, những cửa sổ kính khắc hình ảnh, tiền đường v.v. Cái hữu hình trong nhà thờ giúp chiêm ngưỡng Đấng Vô Hình.


- Cổ động, cũng bằng cách cống hiến những cách thức thực tiễn, việc tôn thờ Thánh Thể và việc cầu nguyện chung riêng trước Bí Tích Cực Linh (see "Mane Nobiscum Domine," 18): viếng thăm, tôn thờ Bí Tích Cực Linh và phép lành Thánh Thể, 40 Giờ, những cuộc cung nghinh Thánh Thể. Sau Thánh Lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh, hãy coi trọng thời gian tôn thờ Thánh Thể một cách thích đáng (see "Directory of Popular Piety," 141).


 

 

Bảy Điểm Đúc Kết của Đại Hội Thánh Thể Thế Giới lần 48


Những gợi ý cũng là những đề nghị sống Năm Thánh Thể được cuộc hội luận mục vụ thần học trước Đại Hội Thánh Thể Thế Giới đề ra và đại hội chấp thuận vào Thứ Bảy 16/10/2004. Vị đại diện Đức Thánh Cha chủ sự Đại Hội Thánh Thể Thế Giới là ĐHY Jozef Tomko đã nêu lên 7 điểm đúc kết này như sau:


1. Rất cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Thánh Lễ Chúa Nhật, phần chính yếu của đại hội này.


2. Cần phải tái đề cao Lễ Mình Thánh Chúa Kitô và kiệu Thánh Thể.


3. Phải tái thẩm định lại việc tôn thờ Thánh Thể dưới mọi hình thức, bao gồm cả việc chầu Thánh Thể ban đêm.


4. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc năng Hiệp Lễ và xứng đáng Hiệp Lễ kèm theo bí tích hòa giải.


5. Phấn khích tinh thần truyền giáo được phát xuất từ Thánh Thể.


6. Chia sẻ bàn ăn và Thánh Lễ với người nghèo trong việc phục vụ đức bác ái. Bao gồm việc dấn thân thiêng liêng với nhu cầu của người nghèo.


7. Canh tân đức tin, hy sinh, hiệp thông và phục vụ trong Thánh Thể như là một dấu hiệu cho Giáo Hội Công Giáo cũng như cho thế giới.

 

 

 


Bản Công Bố của Ủy Ban Liên hệ Tôn Giáo Với Những Người Do Thái: 3 Điểm Công Bố Chung

Từ ngày 17/10/2004, tại Grottaferrata Ý Quốc, đã diễn ra những cuộc họp và đối thoại giữa các đại biểu của Tòa Tôn Sư Trưởng Do Thái dưới sự lãnh đạo của Tôn Sư Shar Yishuv Cohen, với Ủy Ban Tòa Thánh Đặc Tránh Liên Hệ Về Đạo Giáo Với Người Do Thái do ĐHY Jorge Mejia cầm đầu, về đề tài: “Nhãn Quan Chung về Công Lý Xã Hội và Vấn Đề Tác Hành Theo Đạo Lý”. Ngày 19/10/2004, tức sau cuộc họp, cuộc họp này đã phổ biến mấy điều sau đây:

Từ cuộc họp mặt của chúng tôi ở Grottaferrata (Rôma), từ ngày 17 đến 19 tháng 10 năm 2004, chúng tôi phổ biến bản tuyên ngôn này.

Ý thức sự kiện là chưa hiểu biết rộng rãi đủ nơi cộng đồng của mình về việc đổi thay hệ trọng từng xẩy ra nơi mối liên hệ giữa những người Công Giáo và Do Thái; và theo chiều hướng hoạt động của Tiểu Ban chúng tôi cũng như những bàn luận hiện thời về một nhãn quan chung đối với một xã hội công chính và đạo lý; chúng tôi xin tuyên bố:

1. Chúng tôi không phải là kẻ thù của nhau, mà là những đồng bạn bất khả vãn hồi trong việc nói lên các giá trị luân lý thiết yếu để giúp xã hội loài người được tồn tại và phúc hạnh.

2. Giêrusalem mang một tính chất linh thánh đối với tất cả mọi thành phần con cái của Abraham. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi thẩm quyền đương nhiệm hãy tôn trọng tính chất này và hãy tránh những hành động phạm đến những gì là tinh tế của các cộng đồng tôn giáo ở Giêrusalem và tha thiết với thành này.

3. Chúng tôi kêu gọi các thẩm quyền tôn giáo hãy công khai chống lại những hành động tỏ ra bất kính đối với những con người theo đạo, những biểu hiệu và những Nơi Thánh, như việc làm mất đi tính cách linh thánh của các nghĩa trang và việc tấn công mới đây Đức Thượng Phụ Armenian ở Giêrusalem. Chúng tôi kêu gọi những thẩm quyền tôn giáo này hãy giáo dục các cộng đồng của mình trong việc tác hành một cách trân trọng và xứng đáng đối với con người cũng như đối với việc họ sống gắn bó với niềm tin của họ”.

Phái Đoàn Đại Biểu Do Thái

1. Rabbi Shar Yishuv Cohen, Chief Rabbi of Haifa
2. Rabbi Rasson Arussi, Chief Rabbi of Kiryat Ono
3. Rabbi Yossef Azran, Chief Rabbi of Rishon-Lezion
4. Rabbi David Brodman, director general of the Center for Jewish Education in Savyon
5. Rabbi David Rosen, international director for Interreligious Affairs
6. Mr. Oded Wiener, director general of the Grand Rabbinate of Israel in Jerusalem

Phái Đoàn Đại Biểu Công Giáo


1. His Eminence Cardinal Jorge María Mejía, Archivist and Librarian emeritus of the Holy Roman Church
2. His Eminence Cardinal Georges Cottier, O.P., former Papal Household theologian
3. His Excellency Monsignor Pietro Sambi, apostolic delegate in Jerusalem
4. His Excellency Monsignor Giacinto-Boulos-Marcuzzo, auxiliary bishop of the Latin Patriarchate of Jerusalem
5. Reverend Monsignor Pier Francesco Fumagalli, consultor for the Holy See's Commission for Religious Relations with the Jews
6. Reverend Father Norbert Hofmann, S.D.B., secretary of the Holy See's Commission for Religious Relations with the Jews


Đức Thánh Cha Phaolô VI đã thiết lập Ủy Ban Đặc Trách Liên Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái vào ngày 22/10/1974. ĐHY Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, được đi với ĐHY Mejia và phái đoàn đại biểu của ủy ban này, sẽ viếng thăm hội đường ở Rôma vào ngày Thứ Sáu 22/10/2004 là dịp cộng đồng Do Thái qui tụ lại để cử hành mừng Ngày Vượt Qua.

 


 

 

Các Nhà Thờ Ở Iraq Bị Tấn Công: Lo Sợ và Kêu Gọi


Sáng Thứ Bảy 16/10/2004, 5 nhà thờ bị nổ bom ở thủ đô Baghdad khiến lo sợ tràn ngập cộng đồng dân Chúa ở đây, đến nỗi làm cho một số người không dám đi lễ Chúa Nhật nữa.


Thật ra nạn tấn công nhà thờ này đã xẩy ra từ Tháng 8/2004, khi 4 nhà thờ ở Baghdad và 1 ở Mosul bị tấn công, làm cho một số bị chết và mấy chục người bị thương.


Theo cơ quan truyền giáo Fides thì kể từ 10/4/2003 đã có tới 88 Kitô hữu bị sát hại ở đây. Vì tình trạng bạo loạn và mất an ninh, Công Đồng Giáo Hội Chaldean được tổ chức vào tuần này ở thủ đô Baghdad đã bị đình hoàn lại. Quyết định này đã được thực hiện trước khi xẩy ra vụ tấn công vào 5 nhà thờ Hôm Thứ Bảy vừa qua.


Vị đại diện Giáo Hội Chaldean ở Rôma là cha Philip Najim đã nói với cơ quan AsiaNews rằng: “Rõ ràng là những cuộc tấn công ấy được thực hiện là để ngăn cản Kitô hữu thuộc mọi lễ nghi tham dự những cử hành tôn giáo Chúa Nhật”. Vị linh mục này cho rằng những cuộc tấn công này gây ra bởi “những lực lượng tối tăm từ hải ngoại; họ không phải là người Iraq. Những người Iraq Hồi Giáo không tấn công anh chị em Kitô Hữu của họ”.


Trên đường phố các thứ giấy tờ phản Kitô giáo đã được tung ra: “Cút đi Kitô hữu; cut ra khỏi Iraq”.


Một em học sinh Kitô hữu là Bushra đã cho cơ quan AsiaNews biết rằng vị giám đốc trường của em đã bị những tay khủng bố Hồi Giáo đe dọa rằng ông không được để cho nữ học sinh đến trường mà không đội khăn.


Trong chương trình “Hasad al yawn” được đài truyền hình Al-Jazeera trình chiếu, Giáo Trưởng Mohammed Bashar Al Fayyaadh đã tấn công Kitô hữu là không lên tiếng kết án các cuộc tấn công của người Hoa Kỳ vào những đền thờ ở Ramadi phía Tây Iraq.


Trong cuộc phỏng vấn với cơ quan AsiaNews, Đức Thượng Phụ Chaldean Công Giáo là Emmanuel Delly đã kêu gọi: “Iraq là quê hương của chúng ta, xứ sở của chúng ta. Tại sao chúng ta lại bỏ đi chứ? Tại sao chúng ta lại ra đi?”.


Vị thượng phụ này cũng nhận định rằng các tay khủng bố tấn công cả các đền thờ Hồi Giáo nữa, bởi đó, “chúng ta cần phải hợp tác để xây dựng hòa bình và phúc hạnh cho xứ sở của chúng ta”.


Kitô hữu ở Iraq có khoảng 3% dân số, với 800 ngàn người, trong đó, Kitô hữu theo lễ nghi Chaldean hiệp nhất với Rôma chiếm 70%.
 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ