Cuộc Họp Quốc Tế Đầu Tiên về Thành Phần
Trẻ Em Bụi Đời
ĐHY Stephen Fumio Hamao, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Chăm Sóc Mục Vụ
Cho Thành Phần Di Dân Và Di Động, đã khai mạc tại Vatican lần đầu tiên Cuộc
Họp Quốc Tế Chăm Sóc Mục Vụ Trẻ Em Bụi Đời, hai ngày 25-26/10/2004. Thành phần
tham dự đến từ các nơi trên thế giới đã chia sẻ về tình hình thể thảm của
những trẻ em bụi đời này, để cùng nhau tìm cách cung ứng mục vụ cho các em.
ĐHY chủ tịch đã cho biết về chính cuộc họp cuộc tế đầu tiên về việc chăm sóc
mục vụ cho các em bụi đời này như sau: “Mục tiêu của chúng ta là cho tất cả
mọi nỗ lực riêng tư hay của các tổ chức, những hiệp hội và những tổ chức không
phải của chính quyền, cho những tình nguyện viên và những nhóm dấn thân giúp
đỡ mỗi em và mọi em nhỏ sống vất vưởng ngoài đường phố thấy được tất cả những
gì là tỏ tường”.
ĐTGM Agostino Marchetto, bí thư của hội đồng này cho biết vào sáng ngày kết
thúc về “vấn đề chăm sóc mục vụ cho thành phần trẻ em sống bụi đời”, là theo
một bản tường trình của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế có 100 triệu và theo Cơ Quan Lao
Động Thế Giới World Labor Organization của Liên Hiệp Quốc có 150 triệu sống
bụi đời ở nam bán cầu, trong đó có 45 triệu ở Mỹ Châu Latinh, 10 triệu ở Phi
Châu và 40 triệu ở Á Châu. “Chúng là nạn nhân của cảnh gia đình tan vỡ, của
tình trạng ngoại ô hóa ngổn ngang, của việc di dân cũng như của nhiều cuộc
chiến tranh trong thời đại của chúng ta đây”.
ĐTGM bí thư nhận định: “Thành phần trẻ em bụi đời đến với vòng tay của ‘bà kế
mẫu’ hè phố này với cái ảo ảnh tìm kiếm tiền bạc như là một thứ ‘hải đảo’ cứu
độ vốn vô hữu, với niềm hy vọng là sẽ tìm thấy tự do thoải mái cùng với những
thứ cảm giác mạnh liệt, với say sưa nghiện hút và tội ác”.
Để giải quyết vấn đề, vị TGM bí thư này cho rằng cần phải làm sao gom góp các
em lại để dạy dỗ cho các em, nhất là làm sao để phá vỡ những hàng rào trở ngại
giữa cha mẹ và con cái để chúng trở lại với cha mẹ của chúng hầu tập trung vào
việc học hành.
Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng
Công Lý Và Hòa Bình về “Hoạt Động Mục Vụ của Giáo Hội trong Lãnh Vực Xã Hội từ
Hiến Chế ‘Vui Mừng Và Hy Vọng’ tới Ngày Nay: Những Trục Trặc Và Những Viễn
Tượng”.
Hôm Thứ Hai 25/10/2004, Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình đã khai mạc
Đại Hội Thường Niên vào buổi chiều ở Rôma về đề tài: “Hoạt Động Mục Vụ của
Giáo Hội trong Lãnh Vực Xã Hội từ Hiến Chế ‘Vui Mừng Và Hy Vọng’ tới Ngày Nay:
Những Trục Trặc Và Những Viễn Tượng”.
Theo văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho
biết thì vị chủ tịch của hội đồng này nói rằng đại hội năm nay muốn nhấn mạnh
đến tính cách thích hợp của văn kiện công đồng được ban hành vào Tháng
12/1965, tức Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội ‘Gaudium et Spes - Vui Mừng Và Hy
Vọng’ liên quan tới các vần đề toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, vấn đề dân chủ
về chính trị, vấn đề chiến tranh và hòa bình, cũng như vấn đề nhân quyền. Cũng
sẽ bàn đến cả việc vừa phổ biến Cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội Của Giáo
Hội, cũng như một số sáng kiến khác của phân bộ này, như cuốn tự điển về nhân
quyền, mạnh điện toán toàn cầu của hội đồng này và bản hướng dẫn thừa tác vụ
xã hội.
Hội đồng tòa thánh này cũng đang tổ chức Hội Nghị Thế Giới Lần Nhất Về Các Vai
Trò Của Tòa Thánh Hoạt Động Cho Công Lý Và Hòa Bình được tổ chức ở Rôma vào
thời khoảng 27-30/10/2004, về đề tài “Loan Báo Phúc Âm Công Lý Và Hòa Bình”.
Chiều Thứ Tư 27, ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano và ĐHY chủ tịch hội đồng Công
Lý và Hòa Bình Renato Martino sẽ ngỏ lời cùng hội nghị; chiều Thứ Năm 28 dưới
sự chủ sự của ĐHY Stephen F. Hamao, chủ tịch Hội Đồng Chăm Sóc Mục Vụ cho
Thành Phần Di Dân và Di Động; sáng Thứ Sáu 29 hướng dẫn các buổi bàn luận là
ĐHY Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, TGM Tegucigalpa, và chiều cùng ngày có
ĐTGM Pasinya Laurent Monsengwo tổng giáo phận Kisangani; sáng Thứ Bảy 30, chủ
sự buổi kết thúc là ĐHY Bernard Panafieu, TGM Marseille.
Riêng về Cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội Của Giáo Hội, một tập văn kiện dầy
525 trang, bao gồm cả 190 trang phụ lục đối chiếu và phân mục. Phần chính bao
gồm tất cả 528 số
Khoản.
Ý nghĩ thực hiện một cuốn tổng lược này phát xuất từ chính Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II được Ngài đề cập và gợi ý trong tông huấn “Giáo Hội Tại Mỹ Châu” ở
khoản số 54: “Thật là hữu ích nếu có được một cuốn tổng lược về tổng luận giáo
huấn chính thức của Công Giáo về xã hội… một tổng luận cho thấy mối liên hệ
giữa giáo huấn về xã hội này với vấn đề Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa”.
Cuốn sách cẩm nang học thuyết của Công Giáo về xã hội này được một số phân bộ
khác nhau của Tòa Thánh cộng tác soạn thảo, nhưng, theo vị chủ tịch của Hội
Đồng đặc trách thì ĐGM Giampaolo Crepaldi, bí thư của hội đồng này, là linh
hồn của việc làm này. Vị bí thư đây đã tiết lộ cho biết rằng cuốn sách này đã
được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin điều chỉnh đến 2 lần.
Bố cục nội
dung của tác phẩm chỉ nam gồm 12 chương này được chia ra như sau:
Dẫn Nhập: “Một Nền Nhân Bản Toàn Vẹn và Đoàn Kết”. Phần Chính: gồm có các
chương đặc biệt như “Gia Đình, Tế Bào Căn bản Của Xã Hội”, “Việc Làm Của Con
Người”, “Đời Sống Kinh tế”, “Cộng Đồng Chính Trị”, “Cộng Đồng Quốc Tế”, “Việc
Bảo Toàn Môi Trường”, “Việc Cổ Võ Hòa Bình”. Đúc Kết: “Một Nền Văn Minh Yêu
Thương”
Tác phẩm này được xuất bản bởi Vatican Publishing House. Việc ra mắt tác phẩm
và phổ biến tác phẩm đây vào dịp gần ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, như được
một phóng viên bao chí đề cập tới, hoàn toàn xẩy ra ngoài ý muốn, vì tác phẩm
này cần phải trao tặng cho các tham dự viên Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng
Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình.
Cuộc Họp Ở Nam Phi Về Tính Cách
Đa Dạng Của Văn Hóa
Những phần tử và cố vấn của Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa dưới quyền lãnh đạo
của ĐHY Paul Poupard sẽ tham dự một cuộc họp vào thời khoảng 27-30/10/2004,
cùng thời khoảng Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa
Bình ở Rôma.
Đề tài của cuộc họp của hội đồng tòa thánh
về văn hóa ở Johannesburg Nam Phi lần này là “Một Gia Đình Thiên Chúa Duy Nhất
Trong Sự Đa Dạng Các Nền Văn Hóa”.
Những vị giám mục có trách nhiệm thực hiện đường lối mục vụ liên quan tới văn
hóa ở Angola, Sao Tome, Botswana, Lesotho, Mozambique, Namibia, South Africa,
Swaziland và Zimbabwe, cũng tới tham dự cuộc họp đặc biệt này.
Theo bản công bố được phổ biến hôm Thứ Ba 26/10/2004 thì cuộc họp này thuộc
một chuỗi những sáng kiến nhắm vào việc phát động đường lối mục vụ cho nền văn
hóa ở các phần đất khác nhau trên thế giới, chú trọng đặc biệt tới vấn đề
truyền bá phúc âm hóa cho các thuư văn hóa. Trong cuộc họp vừa rồi cũng được
tổ chức ở Phi Châu, tại Yaounde, nước Cameroon vào năm 2000, các vị giám mục
thuộc vùng Trung Phi đã bàn đến vấn đề “Một Nền Văn Hóa Hòa Bình Kitô Giáo”.
ĐHY chủ tịch sẽ trình bày về đề tài: “Thánh Thể và Giáo Hội là Nguồn Mạch và
là Dụng Cụ cho Mối Hiệp Nhất của Các Dân Tộc theo Tính Cách Đa Dạng Về Văn Hóa
Của Họ”. Trong cuoôc họp này, những giá trị khác nhau về văn hóa hiện diện ở
Châu Phi cũng sẽ được nhấn mạnh, vì “chúng thể hiện linh hồn của dân chúng…
Việc Nhập Thể và Cứu Chuộc sẽ đươc chú trọng như là nền tảng cho việc hội
nhập văn hóa, một cuộc hội nhập Phúc Âm mặc lấy và thanh tẩy các thứ văn hóa
mang dấu vết tội lỗi”.
Án Tử Hình: Trừng Phạt Thành Phần
Khủng Bố và Cuộc Vận Động Loại Trừ Án Này
ĐHY Theodore McCarrick, TGM Washington, làm
đầu Tiểu Ban Chính Sách Tại Nội của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã gửi thư kêu
gọi các nghị viên Hạ Viện và Thượng Viện đang phác họa một khoản luật hậu biến
cố 911 đừng áp dụng án tử hình với thành phần khủng bố. Sau đây là mấy ý tưởng
chính yếu tiêu biểu của ngài:
“Những hành động đề hèn trong ngày 11/9
cùng với những giá thê thảm phải trả của con người vẫn còn là những gì ám ảnh
quốc gia chúng ta. Không thể nào có vấn đề làm suy giảm cái khủng khiếp ghê
rợn của nạn khủng bố hay trách nhiệm của những kẻ sử dụng bạo lực một cách
ngang tàng phạm đến thành phần vô tội.
“Tuy nhiên, theo giáo huấn của Giáo Hội
chúng tôi, chúng tôi phản đối việc áp dụng án tử hình ngay cả cho thành phần
khủng bố. Giáo huấn Công Giáo về án tử hình minh định: Nếu phương tiện không
đổ máu đã đủ để bênh vực mạng sống con người chống lại thành phần tấn công,
cũng như đủ để bảo vệ đời sống quần chúng và sự an toàn của con người, thì
công quyền cần phải sử dụng các phương tiện đó thôi, vì chúng đáp ứng hơn với
những điều kiện cụ thể của công ích cũng như tương hợp hơn với phẩm giá của
con người.
“Sau nữa, chúng tôi hết sức cảm thấy rằng
những kẻ khủng bố tự sát không sợ bị án tử hình. Đúng vậy, nhiều kẻ khủng bố
tin rằng nếu họ chết vì hành động khủng bố họ sẽ trở thành những vị tử đạo.
Vấn đề hành quyết những tay khủng bố ít ra cũng biến họ thành các bậc anh hùng
trước mắt của thành phần có cùng một chủ trương khủng bố tương tự như thế.
“Là những mục tử, chúng tôi tin rằng việc
sử dụng án tử hình ở bất cứ trường hợp nào cũng đều làm giảm giá trị chúng ta
là con người. Như chúng tôi đã đề cập đến trong văn kiện ‘Đối Đầu Với Một Thứ
Văn Hóa Bạo Lực’ là ‘Chúng Ta không thể giảng dạy rằng sát hại là việc làm sai
trái bằng cách thực hiện việc sát hại’”.
Trong khi đó, ở Âu Châu, có hai phạm nhân
mang án tử nhưng được trắng án vô tội đã kêu gọi loại bỏ án tử và gọi án tử
hình là những gì “tàn bạo vô nhân đạo”. Thật thế, hai phạm nhân này là Nick
Yarris và Ray Kron, những người đã ở trong tù tất cả là 30 năm, đang thực hiện
một cuộc du hành vòng quanh Âu Châu mang ý nghĩa “Từ Vòng Tay Tử Thần Đến Tự
Do: Chứng Nhân Cho Việc Vô Tội”.
Tại các trung tâm ở Rôma của Cộng Đồng
Sant’Egidio, hai người Mỹ này đã kể lại về trường hợp của họ cũng như về niềm
tin của họ nơi Thiên Chúa, và kêu gọi Âu Châu giúp vào việc chấm dứt án tử
hình. Hai chứng nhân này được cộng đồng này mời, những người đã trình bày cho
báo chí Ngày Thế Giới Các Thành Phố Chống Án Tử Hình tới đây, 30/11/2004 ở 200
thành phố trên khắp thế giới.
Một viên chức của cộng đồng này là Mario
Marizziti cho biết việc chống lại án tử hình này do tổ chức của ông phát động
“đã kiếm được 5 triệu ủng hộ viên, kể cả nhiều vị lãnh đạo tôn giáo. Việc hủy
bỏ án tử hình có thể là một quà tặng cho gia đình của các nạn nhân nữa, vì họ
có thể thôi hận thù và muốn trả đũa. Một thế giới không có án tử vẫn có thể
hiện hữu”.
Lời kêu gọi của cộng đồng Sant’Egidio xẩy
ra vào ngày hành quyết người tội phạm mang tên Dominique Green ở Texas.
Chúng tôi hân hạnh giới thiệu Mạng
Điện Toán Toàn Cầu mới của Dòng Chúa Cứu Thế ở Dallas:
http://www.dcctdallas.org
GIÁO HỘI HIỆN THẾ