Tháng
10/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung:
“Xin cho Kitô hữu, với một
đức tin mạnh mẽ, nhiệt tình đối thoại với những người thuộc về truyền thống tôn
giáo khác”.
Ý Truyền Giáo:
“Xin cho việc tăng triển sự hiện diện cần
thiết của người Công Giáo nơi sinh hoạt quốc gia và truyền thông ở Lục Địa Mỹ
Châu Latinh”.
__________________
Năm Vị Chân Phước Về Thánh
Thể được tôn phong Chúa Nhật 3/10/2004, trước Năm Thánh Thể khai mạc Chúa Nhật
10/10/2004
Vào lúc 10 giờ sáng ngày Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm
C 3/10/2004, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC GPII đã tôn phong 5 vị tân Chân
Phước đặc biệt có lòng sùng kính Chúa Giêsu Thánh Thể, một biến cố gọi mời
Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ hảy bắt đầu tiến vào Năm Thánh Thể đưoơc khai mạc
vào Chúa Nhật 10/10/2004, ngày khai mạc Đại Hội Thánh Thể ở Mễ Tây Cơ
(10-17/10/2004), một Năm Thánh Thể được kết thúc vào Thượng Hội Giám Mục Thế
Giới 10/2005 với chủ đề về Thánh Thể. Sau đây là danh sách các vị chân phước:
1. Pierre Vigne, priest, founder of the Congregation of
Sisters of the Most Holy Sacrament;
2. Joseph-Marie Cassant, priest, monk of the Reformed Cistercian Order;
3. Anna Katharina Emmerick, virgin of the order of Regular Canonesses of St.
Augustine;
4. Maria Ludovica De Angelis, virgin, of the Congregation of the Daughters of
Our Lady of Mercy of Savona;
5. Charles of Austria, Emperor and King.
Trong thông báo về biến cố phong chân phước này, văn phòng báo chí của Tòa
Thánh đã viết: “Nơi đời sống của 5 vị tân Chân Phước này, trọng tâm của mầu
nhiệm Thánh Thể được coi là nguồn mạch của đức bác ái và là mạch nguồn truyền
giáo của Giáo Hội. Chứng từ của các vị là lời mời gọi tất cả mọi tín hữu hãy
hân hoan và quyết tâm bước vào Năm Thánh Thể”.
Bài giảng của ĐTC GPII về Năm Tân Chân Phước:
“Các vị đã tuân theo Lời Chúa hướng dẫn”
(Bằng tiếng Ý)
1. “'Verbum Domini manet in aeternum' - Lời Chúa tồn tại
đến muôn đời”
Lời xưng tụng của bài Ca trước Phúc Âm đưa chúng ta tới
chính những nền tảng của đức tin. Trong giòng thời gian cùng với những chuyển
thay liên tục của loch sử, mạc khải được Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta nơi
Chúa Kitô vẫn muôn đời bean vững và hướng cuộc hành trình trần thế của chúng
ta về chân trời trường vĩnh.
Đó là những gì năm vị tân chân phước đã đặc biệt cảm nghiệm thấy: Peter Vigne,
Joseph-Marie Cassant, Anna Katharina Emmerick, María Ludovica De Angelis,
Charles of Austria. Các vị đã tuân theo Lời Chúa hướng dẫn như một thứ ánh
sáng rạng ngời và rõ ràng là những gì không bao giờ chiếu soi đường đi nước
bước của các vị.
(Bằng Pháp ngữ)
2. Bằng việc chiêm ngưỡng Chúa Kitô hiện diện trong
Thánh Thể cũng như nơi cuộc khổ nạn cứu độ của Người, Cha Peter Vigne đã tiến
đến chỗ trở thành một người môn đệ trung thực và là một nhà truyền giáo trung
thành của Giáo Hội. Chớ gì gương sáng của ngài làm cho tín hữu có một ước muốn
hăng say với việc truyền giáo vì mến yêu Thánh Thể và việc tôn thờ Bí Tích Cực
Thánh này! Chúng ta hãy nguyện cầu để ngài đánh động lòng trí giới trẻ hầu
chúng chấp nhận hiến mình trọn vẹn cho Người nơi thiên chức linh mục hay đời
sống tận hiến, nếu chúng được Chúa kêu gọi. Chớ gì Giáo Hội ở Pháp thấy nơi
Cha Vigne một mẫu gương làm phát sinh ra các thợ gặt mới của Phúc Âm.
3. Thày Joseph-Marie luôn luôn tin tưởng nơi Thiên Chúa,
trong việc chiêm ngắm mầu nhiệm khổ nạn, cũng như trong việc hiệp nhất với
Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Nhờ đó, ngài đã được thấm nhiễm tình yêu
Thiên Chúa, ký thác bản thân cho Ngài là “hạnh phúc duy nhất trên thế gian này”,
và dứt bỏ những sản vật trần gian trong cuộc đời thầm lặng ở một đan viện khổ
tu Trappist. Giữa những thử thách, bằng ánh mắt gắn chặt vào Chúa Kitô, ngài
đã hiến dâng các thứ khổ đau của mình cho Chúa và cho Giáo Hội. Chớ gì các
người đương thơờ của chúng ta, nhất là thành phần chiêm niệm và bệnh nhân,
theo gương của ngài, nhận thức được mầu nhiệm nguyện cầu là những gì dâng thế
giới lên cho Thiên Chúa và lấy được sức mạnh trong các cơn thử thách!
(Bằng tiếng Tây Ban Nha)
4. “Thiên Chúa không ban cho chúng ta một tinh thần nhút
nhát mà là một tinh thần mạnh mẽ, yêu thương và tự chế”.
Những lời này của Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hãy hợp
tác để xây dựng Vương Quốc của Thiên Chúa theo quan điểm đức tin. Những lời ấy
áp dụng rất hợp với đời sống của Chân Phước Ludovica De Angelis, vị đã sống
cuộc đời toàn hiến cho vinh quang Thiên Chúa và phục vụ chị em đồng liêu của
mình.
Nổi bật nơi hình ảnh của ngài là tấm lòng của một bà mẹ,
là những tính chất lãnh đạo, và là chính cái táo bạo của các thánh nhân. Ngài
đã cụ thể và quảng đại yêu thương trẻ em bệnh tật, chịu đựng hy sinh để xoa
dịu chúng; đối với những hợp tác viên của mình ở Bệnh Viện La Plata, ngài là
mẫu sống vui tươi và hữu trách, kiến tạo bầu khí gia đình; đối với các chị em
dòng của mình, ngài là một mô phạm đích thực của một Nữ Tử Đức Bà Tình Thương.
Để được như thế, ngài đã được nâng đỡ bằng việc nguyện cầu là những gì làm cho
đời sống của ngài trở thành một cuộc liên tục giao tiếp với Chúa.
(Bằng Đức ngữ)
5. Chân phước Anna Katharina Emmerick đã tỏ cho thấy và
đã cảm nghiệm thấy nơi xác thịt của mình “cuộc khổ nạn đớn đau của Chúa Giêsu
Kitô”. Sự thật này là công cuộc của ân sủng thần linh, vì từ khi còn là con
của hai cha mẹ nhà quê, những người liên lỉ tìm cách gắn bó với Thiên Chúa,
ngài đã nổi tiếng là “nhà thần bí ở Muenster”. Đời sống khó nghèo về vật chất
của ngài đã tương phản với đời sống nội tâm phong phú của ngài. Trước việc
ngài nhẫn nại chịu đựng những nỗi yếu đuối về thể lý, chúng ta phải khâm phục
cái tính chất mạnh mẽ của vị tân chân phước này và đức tin vững mạnh của ngài.
Ngài đã lãnh nhận được sức mạnh ấy từ Bí Tích Thánh Thể.
Nhờ đó gương mẫu của ngài đã đánh động lòng trí của cả người nghèo lẫn người
giầu, người học thức cũng như thấp hèn, trong việc yêu mến chấp nhận khổ nạn
đối với Chúa Giêsu Kitô. Cho đến hôm nay đây, ngài vẫn truyền đạt cho tất cả
chúng ta sứ điệp cứu độ này đó là “nhờ các thương tích của Người, an hem đã
được chữa lành” (x 1Pt 2:24).
6. Phận sự quyết liệt của Kitô hữu là tìm kiếm ý muốn
của Thiên Chúa trong hết mọi sự, trong việc nhận biết ý Ngài và thi hành ý của
Ngài. Phận sự thách đố hằng ngày này đã được giải quyết bởi một con người
chính quyền và Kitô hữu là Charles thuộc Hoàng Gia Áo Quốc. Ngài là một người
bạn hòa bình. Trong con mắt của ngài, chiến tranh là “những gì ghê rợn”. Lên
ngôi vào giữa lúc Thế Chiến Thứ Nhất, ngài đã cố gắng thực hiện các sáng kiến
hòa bình do vị tiền nhiệm của Tôi là Đức Bênêđictô XV gợi ra.
Ngay từ đầu, Hoàng Đế Charles đã hiểu được việc cai trị
của mình là một thứ phục vụ thánh thiện các dân nước. Nhu cầu đầu tiên của
ngài nơi hoạt động chính trị đó là theo tiếng gọi nên thánh của Kitô hữu. Đó
là lý do tại sao ngài đã coi ý nghĩ về tình yêu thương xã hội là vấn đề quan
trọng. Chớ gì ngài luôn trở thành mô phạm cho tất cả chúng ta, nhất là cho
những ai ngày nay đang có trách nhiệm về chính trị ở Âu Châu!
(Bằng Ý ngữ)
7- Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta hãy chúc tụng và
tạ ơn Chúa về những sự lạ lùng Ngài đã thực hiện nơi những người tôi tớ thiện
hảo và trung thành của Phúc Âm này. Chớ gì Rất Thánh Nữ Maria, Đấng mà tháng
này chúng ta kêu cầu đặc biệt bằng Kinh Mân Côi, giúp chúng ta cũng trở thành
những tông đồ nhiệt thành và hiên ngang cho Phúc Âm. Amen.
(Trong Huấn Từ Truyền Tin sau lễ Phong Chân Phước)
“Vào ngày Chúa Nhật đầu tháng 10 này, tháng được đặc
biết giành kính Vị Trinh Nữ Mân Côi, Tôi mời gọi anh chị em hãy cầu kinh tuyệt
vời này, cũng là việc bắt chước vị tân chân phước”, đó là Mẹ Ludovica De
Angelis, “việc mẹ tôn sùng kinh mân côi ở chỗ mẹ luôn có trang hạt trong tay”
Chân Phước
PETER VIGNE (1670-1740) , Sáng Lập Dòng
Chân phước Peter Vigne vào đời ngày 20/8/1670 ở Privas,
Pháp quốc, một tỉnh nhở vẫn còn bị ảnh hưởng bới những Cuộc Chiến Tranh Tôn
Giáo xẩy ra từ thế kỷ trước đó. Cha của ngài là Peter Vigne, là một thương gia
buôn bán vải vóc chân thực, và mẹ của ngài là Frances Gautier, cả hai đã lập
gia đình trong Giáo Hội Công Giáo, sinh được 5 người con được rửa tội ở giáo
xứ Thánh Tôma Công Giáo. Hai người con gái cheat từ nhỏ. Chân phước Peter
Vigne và hai người anh, John-Francis và Eleonore, đã sống với cha mẹ một cách
tương đối êm đềm.
Mới lên 11 tuổi, ngài được cha xứ chọn đóng vai nhân
chứng, ký nhận trong sổ của giáo xứ những ai rửa tội, hôn phối và qua đời.
Sau khi được giáo dục và hướng dẫn đàng hoàng, vào cuối
năm của tuổi thanh thiếu niên, đời sống của ngài đột nhiên biến đổi khi ngài
nhận thức được sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Cảm
nghiệm này khiến ngài tập trung đời mình vào Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình
trên Thập Tự Giá vì yêu thương chúng ta, và trong Bí Tích Thánh Thể không bao
giờ thôi hiến thân cho tất cả mọi người. Vào năm 1690, ngài vào Chủng Viện
Sulpician ở Viviers. Được thụ phong linh mục bởi đức giám mục giáo phận
Viviers ngày 18/9/1694 ở Bourg Saint Andeol, ngài đã được bài sai làm cha sở
giáo xứ Saint-Agreve, và trong 6 năm, ngài đã thực thi thừa tác vụ linh mục
của mình một cách thân tình với vị linh mục giáo xứ của ngài và được giáo dân
trong xứ mộ mến.
Luôn chú tâm đến những biến cố của đời sống để xem Chúa
muốn gì nơi mình, ngài đã cảm thấy được một tiếng gọi khác. Thoạt đầu ngài cảm
thấy lưỡng lự, sau đó mỗi ngày một vững chắc hơn, ngài đã theo đuổi cuộc hành
trình thiêng liêng của mình trên những nẻo đường mới ấy. Ước muốn hoạt động
như một nhà thừa sai giữa người nghèo là tâm điểm của việc ngài quyết định gia
nhập dòng Thánh Vicentê ở Lyon năm 1700. Ở đây, ngài đã được huấn luyện vững
chắc về đời sống khó nghèo cũng như về việc thực hiện “những sứ vụ cho dân
chúng”, rồi cùng với các vị linh mục cùng dòng ngài bắt đầu đi viếng thăm các
tỉnh lỵ và thôn làng để thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa. Năm 1706, ngài
đã “tự ý” bỏ dòng Vincentê. Bấy giờ, hơn bao giờ hết, ngài cảm thấy thiết tha
với phần rỗi các linh hồn, nhất là thành phần nghèo khổ sống ở miền quê. Sau
một thời gian tìm hiểu, ơn gọi của ngài mỗi ngày một rõ ràng hơn. Ngài trở
thành một “nhà truyền giáo lưu động” thực hiện các phương pháp riêng của ngài,
nhưng vẫn tùy thuộc thừa tác vụ của ngài vào thẩm quyền của các vị bề trên
thuộc hàng phẩm trật.
Hơn 30 năm, ngài đã không ngừng thực hiện các cuộc bộ
hành hay mã hành trên những con đường ở Vivarais và Dauphín, thậm chí vượt ra
ngoài những địa điểm này nữa. Ngài đã phải đương đầu với mệt nhọc bởi luôn di
chuyển, cũng như bởi khí hậu nghiệt ngã, để làm cho Chúa Giêsu được nhận biết,
yêu mến và phụng sự. Ngài đã giảng dạy, viếng thăm kẻ liệt, dạy giáo lý cho
trẻ em, ban các phép bí tích, thậm chí còn mang tòa giải tội “của mình” trên
vai để bất cứ lúc nào cũng có thể cử hành và ban phát lòng thương xót Chúa.
Ngài cử hành Thánh Lễ, đặt Thánh Thể chầu, và dạy tín hữu cầu nguyện tôn thờ
Thánh Thể. Mẹ Maria, “nhà tạm tuyệt vời của Thyiên Chúa ở giữa loài người”
cũng chiếm được chỗ đặc biệt trong việc nguyện cầu và giảng dạy của ngài.
Vào năm 1712, ngài đã đến Boucieu-le-Roi, nơi thuận lợi
để thiết dựng Đường Thánh Giá. Nhờ sự giúp đỡ của giáo dân ở nay, ngài đã dựng
lên 39 chặng chung quanh làng và miền quê, dạy cho tín hữu biết theo Chúa
Giêsu từ nhà tiệc ly tới Phục Sinh và Hiện Xuống. Boucieu trở thành nơi cư ngụ
của ngài. Ở đó, ngài đã qui tụ được một ít phụ nữ, trao cho họ việc “giúp đỡ
những người hành hương” đi Đường Thánh Giá cũng như hướng dẫn họ nguyện cầu
cùng suy niệm.
Tại đây, ngài đã lập Hội Dòng Chị Em Thánh Thể. Vào ngày
30/11/1715, tại nhà thờ Boucieu, ngài đã ban cho họ thánh giá và áo dòng. Ngài
kêu gọi họ hãy bảo đảm việc liên tục tôn thờ Chúa Giêsu hiện diện trong bí
tích Thánh Thể và sống hiệp thông với nhau. Quan tâm đến việc hướng dẫn giới
trẻ và giúp cho chúng lớn lên trong đức tin và các giá trị Kitô giáo, ngài đã
mở các trường học cũng như các trường huấn luyện thày cô dạy học.
Cuộc đời đầy khó khăn và bận bịu này của ngài cần phải
được nâng đỡ. Đó là lý do, bất cứ hoạt động ở đâu trong thành Lyon, ngài không
bao giờ quên đến viếng thăm những vị hướng dẫn ngài trước kia ở chủng viện,
tức các vị linh mục thuộc hội Thánh Sulpice, gặp gỡ vị giải tội và linh hướng
của ngài. Được thu hút bởi linh đạo Thánh Thể của Các Vị Linh Mục của Bí Tích
Thánh Thể do Đức Ông d’Authier de Sisgaud thành lập, ngài đã được nhận làm
phần tử liên kết của hội dòng linh mục này ngày 25/1/1724 ở Valence, và gặt
hái được lợi ích từ sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất của các vị linh
mục hội dòng này.
Trong khi tiếp tục đồng hành với hội dòng trẻ trung do
ngài sáng lập, ngài vẫn tiếp tục những hoạt động tông đồ của mình, và để làm
sinh sôi nay nở thêm những hoa trái từ các sứ vụ của mình, ngài đã kiếm giờ để
viết các sách vở, như về các luật sống, các cuốn về tu đức, nhất là cuốn mang
tựa đề “Những Bài Suy Niệm về Tác Phẩm Tuyệt Vời Nhất, đó là Chúa Giêsu Kitô
Khổ Nạn và Tử Giá”.
Sức khỏe phần xác cần thiết cho việc chúng ta hành trình
về với Chúa, những đòi hỏi cần thiết cho các hoạt động tông đồ của mình, những
khoảng thời gian lâu dài ngài chầu Thánh Thể và cuộc sống khó nghèo của ngài,
tất cả đều là những gì minh chứng chẳng những cho thấy thể lực tương đối tráng
kiện của ngài, nhất là cho thấy tình ngài say mê yêu mến Chúa Giêsu Kitô là
Đấng đã yêu thương những ai thuộc về Người cho đến cùng (x Jn 13:1).
Tuy nhiên, vào năm 70 tuổi, dấu vết kiệt lực bắt đầu
hiện lộ. Trong cuộc truyền giáo ở Rencurel thuộc vùng đồi núi Vercors, ngài đã
bị bệnh và đàng phải bỏ giở việc giảng dạy của mình. Mặc dù hết sức cố gắng để
cử hành Thánh Lễ, để một lần nữa khuyến khích thúc giục tín hữu mến yêu Chúa
Giêsu, cảm thấy giờ cuối đời đã đến, ngài lại bày tỏ nhiệt tình truyền giáo
của mình, rồi giữ thinh lặng nguyện cầu và suy niệm. Một linh mục cùng 2 nữ tu
vội đến để giúp ngài trong giờ sau hết. Vào ngày 8/7/1740, ngài đã được hợp
hoan với Đấng mà ngài hết sức mến yêu, tôn thờ và phụng sự. Thân xác của ngài
được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng trong một nhà thờ nhỏ ở Boucieu cho tới ngày
nay.
(xin coi tiếp truyện các
vị tân chân phước vào các ngày trong tuần này)
GIÁO HỘI HIỆN THẾ