GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 10/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu, với một đức tin mạnh mẽ, nhiệt tình đối thoại với những người thuộc về truyền thống tôn giáo khác”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc tăng triển sự hiện diện cần thiết của người Công Giáo nơi sinh hoạt quốc gia và truyền thông ở Lục Địa Mỹ Châu Latinh”.  

 

 

__________________

 NGÀY 5 THỨ BA

  

Các Vị Giám Mục Âu Châu với Vấn Đề Đường Lối Tái Truyền Bá Phúc Âm Hóa Âu Châu

Các vị lãnh đạo thế giới Công Giáo ở Âu Châu từ 34 quốc gia lần đầu tiên đã gặp nhau ở thành phô Leed Anh Quốc để bàn về vai trò của Kitô giáo ở Âu Châu. Biến cố gặp gỡ 4 ngày của Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, được chấm dứt vào Thứ Bảy 2/10/2004. Đây là cuộc hội họp lớn nhất của các vị giám mục Công Giáo ở Hiệp Vương Quốc kể từ Công Đồng Whitby năm 664, trên 1300 năm trước đây.

Trong sứ điệp gửi cho hội nghị đặc biệt này, ĐTC GPII đã viết Ngài hứa là Ngài sẽ nguyện cầu để “quí huynh có thể hướng dẫn dân thuộc thẩm quyền của quí huynh đến chỗ tái nhận thức được những căn gốc chung của họ và sự khôn ngoan bền bỉ của gia sản Kitô giáo của họ”.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng Ngài biết “việc quí huynh dấn thân thực hiện cuộc tân truyền bá phúc âm hóa là một hành động của đức tin nơi giá trị vĩnh tại của Phúc Âm, một thứ giá trị theo giòng loch sử của các dân tộc Âu Châu đã sản xuất muôn vàn hoa trái thánh đức, giáo dục, văn hóa và văn minh”.

Những vấn đề chính được hội nghị này bàn tới là tầm quan trọng của Kitô giáo nơi Âu Châu ngày nay; vấn đề đại kết; Các Giáo Hội và Bản Hiến Pháp Âu Châu; Hội Đồng Đại Kết thứ ba; việc hợp tác giữa các hội đồng giám mục; những dự án CCEE, nhất là nơi những lãnh vực truyền bá phúc âm hóa và chính sách mục vụ.

Nhìn vào thực tế của một Âu Châu ngày nay và vai trò Hiệp Vương Quốc đóng, ĐHY Cormac Murphy-O’Connor, chủ tịch hội đồng giám mục Anh Quốc và Wales cũng là phó chủ tịch CCEE, đã nói trong diễn văn khai mạc của mình rằng: “Chúng ta đến từ các quốc gia, trong đó có một số đã sống một cách thoải mái với quốc gia; những người khác lại bị quốc gia đàn áp trong nhiều năm. Mỗi người trong chúng ta đều làm chứng cho cùng một đức tin với các bối cảnh sống khác nhau, cảm nghiệm và chứng từ”.

ĐTGM Patrick Kelly giáo phận Liverpool, phó chủ tịch hội đồng giám mục British-Welsh, phát biểu là: “Vào năm 1794, chúng ta đã được bảo đảm về quyền tự do thờ phượng, sùng bái; năm 1825, chúng ta đã được luật lệ bảo đảm về việc giải phóng, việc tự do tôn giáo. Tôi tin rằng một trong những vấn đề đang được theo đuổi nhất hiện nay khắp xứ sở này, khắp Âu Châu, khắp Trung Đông, đó là quyền tự do tôn giáo nghĩa là gì, về cả vấn đề sùng bái lẫn vấn đề tôn giáo đối với con người thuộc mọi tín ngưỡng?

ĐGM Amédée Grab, chủ tịch CCEE, đã nêu lên hai vấn đề cần phải được bàn luận, đó là vần đề những người khác thấy chúng tar a sao? Và chúng ta nhận thấy mình như thế nào? Vị giám mục này đã lập luận rằng nếu câu trả lời cho hai vấn đề ấy hết sức khác nhau thì đó là vấn đề trầm trọng về việc truyền đạt của Giáo Hội. Giáo Hội thường được nhận định như là một cơ cấu đối đầu với văn hóa trần tục. Giáo Hội có một nhãn quan về đời sống phản lại với các giá trị về y khoa ngày nay được thể hiện nơi việc nghiên cứu y học, và có khuynh hướng đức tin chỉ được giới hạn trong lãnh vực riêng tư hơn là một niềm tin công khai.

ĐGM Grab 74 tuổi này còn thêm rằng: “Chúng ta thực sự, nhưng không hoàn toàn, là những người công dân của thế gian này. Các thứ giá trị của thế giới đây không đủ cho chúng ta, tuy nhiên chúng ta không coi thường chúng hay coi nhẹ nền văn hóa của chúng ta. Nền văn hóa của chúng ta là môi trường cho việc truyền giáo của chúng ta, và chúng ta càng hiểu biết và tôn trọng nó, việc hoạt động của chúng ta với nền văn hóa này cũng như với những ai sống theo nó càng bớt khó khăn trục trặc. Vấn đề khó khăn của chúng ta ở đây là chúng ta cùng thuộc về cả hai xã hội này một lúc”.

ĐTGM Jean-Pierre Ricard giáo phận Bordeaux, nêu lên vấn đề chính, đó là vấn đề tầm quan trọng và vai trò của Kitô Giáo ở Âu Châu ngày nay. Ngài vạch ra rằng có những chất độc tố về luân lý Âu Châu cần phải chiến đấu chống lại và loại trừ vì việc phát triển êm đẹp của nó, đó là tình trạng đang trượt theo trào lưu tục hóa, qua hiện tượng cá nhân chủ nghĩa hóa và sản xuất hàng loạt; qua khuynh hướng coi tôn giáo như là một thứ ngảng trở; và vấn đề xuất hiện của trào lưu cực thủ và nạn khủng bố.

Vị TGM 60 tuổi này cũng nêu lên những đường lối có thể giúp cho việc Giáo Hội hiện diện ở Âu Châu làm phong phú hóa xã hội của người Âu Châu, đó là việc bênh vực phẩm vị của mỗi và mọi con người cũng như gia đình, nhất là những ai cần nhất như trường hợp người nghèo; kiến tạo nên một mối liên hệ biệt phân và xứng hợp giữa chính trị và tôn giáo; hình thành một cuộc đối thoại đại kết và liên tôn thực sự; và thực hiện một nền văn hóa đoàn kết ở một Âu Châu thực sự hướng về thế giới.

Đó là lý do cần phải tiến đến chỗ hình thành 3 điều quyết tâm cụ thể, đó là việc củng cố vấn đề đối thoại với nền văn hóa hiện đại; là tìm cách đối thoại hơn nữa với các cộng đồng Hồi Giáo ở Âu Châu, nhất là trong các đại học đường; và vận động để làm sao bảo toàn ngày Chúa Nhật là ngày giành cho Thiên Chúa.

Trong bài nhận định của mình về vấn đề đang bàn luận, ĐHY Murphy-O’Connor đã nói về nhưữg kinh nghiệm tích cực về vấn đề đại kết ở Anh Quốc và Wales, nhất là trong lãnh vực đối thoại thần học về các đề tài như Thánh Thể, thừa tác vụ và thẩm quyền. Ngài nói rằng “không có vấn đề thoái lui” trên con đường đại kết, “nó là một con đường không có ngõ thoát”.

Một trong những điểm nóng của 4 ngày hội nghị này là việc viếng thăm của ĐTGM Anh Giáo Rowan Williams ở Cantebury. Tiến sĩ Rowan này đã đặt vấn đề duy nhất đối với tầm quan trọng của “việc đại kết thiêng liêng” là những gì phát xuất từ việc nhìn nhận rằng tất cả chúng ta đều thuộc về Thân Thể của Chúa Kitô và thấy nhau như là “một tặng ân”.

Vị TGM này nói về khuynh hướng nơi Giáo Hội Anh Quốc đối với “một giáo hội hình thành sứ vụ truyền giáo”, một giáo hội dấn thân cho vấn đề truyền bá phúc âm hóa và canh tân xã hoiả. Vị TGM Anh Giáo này nói rằng các giáo hội có nhiệm vụ góp phần vào việc phát triển của xã hội. Ngài nói các giáo hội Anh Giáo và Công Giáo cần phải cùng nhau phát triển một thứ thần học và văn hóa phục vụ.

Về tương lai của phong trào đại kết, vị TGM Canterbury này khẳng định là vẫn có những cái bất định về hình thức cơ cấu tổ chức nơi việc hiệp nhất là những gì các giáo hội đang tiến đến, nhưng vẫn là một cuộc hành trình cần phải tiếp tục tiến tới.

Trong khi đó, các vị chủ tịch các hội đồng giám mục Âu Châu sống ở các xứ sở Chính Thống Giáo chiếm đa số nêu lên vấn đề hỗn hợp giữa “ánh sáng và bóng tối”. Một đàng thì các vấn đề chia rẽ vẫn còn hiện diện giữa các Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo, bao gồm cả vấn đề cứ coi thường nhau, vấn đề dụ giáo và vấn đề thiếu thông cảm. Thế nhưng, đàng khác, lại tăng phát lòng tin tưởng rằng việc hiệp nhất là một tặng ân của Thiên Chúa; một ủy ban đại kết mới đang được hình thành ở Nga; và càng ý thức thấy được những thách đố chung cần phải giải quyết như bạo lực và khủng bố.

 

Tân Chân Phước Đan Sĩ Linh Mục Trappist Joseph-Marie Cassant (1878-1903)

Vị chân phước này được sinh vào đời ngày 6/3/1878 ở Casseneuil, Lot-et-Garonne, thuộc Giáo Phận Agen, Pháp Quốc, trong một gia đình giữ vườn cây ăn trái. Ngài là người con thứ hai trong gia đình, sau người anh 9 tuổi. Ngài là một học sinh nội trú của trường Sư Huynh La Salle Casseneuil, và ngài bắt đầu cảm thấy trục trace trong vấn đề học vấn vì bị kém trí nhớ.

Ngài đã được giáo dục chắc chắn về Kitô Giáo ở trong gia đình cũng như tại học đường, và ngài cảm thấy ước muốn làm linh mục từ từ phát triển. Cha Filhol, linh mục giáo xứ đã cố gắng giúp việc học vấn cho ngài, nhưng tình trạng kém trí nhớ của ngài đã là một ngãng trở cho vấn đề nhập tiểu chủng việc của ngài. Khi thấy rằng ngài có xu hướng về việc thinh lặng, suy tư và cầu nguyện, Cha Filhol khuyên ngài hãy nghĩ đến việc làm đan sĩ Trappist và con người trẻ 16 tuổi bấy giờ ấy đã không ngần ngại đồng ý liền.

Sau một thời gioan thử thách, ngài đã gia nhập Đan Viện Xi-Tô Sainte-Marie du Désert thuộc Giáo Phận Toulouse, Pháp quốc, ngày 5/12/1894. Vị giám tập bấy giờ là Cha André A. Mallet, một con người có tài hiểu được nhu cầu của các linh hồn và yêu thương đáp ứng. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên vị linh mục giám tập này đã nói với con người trẻ ấy rằng: “Con hãy chỉ cần tin tưởng, cha sẽ giúp con mến yêu Chúa Giêsu!” Không một đan sĩ nào ở đan viện này lại không cảm nhận ngay được con người mới gia nhập ấy: ngài chẳng cãi lẫy hay càu nhàu mà lúc nào cũng tươi cười vui vẻ.

Người đan sĩ trẻ tuổi này thường suy niệm về cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Giêsu, nên được thấm đẫm tình yêu Chúa Kitô. “Con đường của trái tim Chúa Giêsu” mà Cha André dạy cho ngài là lời không ngừng kêu gọi ngài hãy sống giây phút hiện tại một cách nhẫn nại, cậy trông và yêu mến.

Thày Joseph-Marie thừa biết những giới hạn và yếu kém của mình, do đó, làm cho thày càng nương tựa vào Chúa Giêsu hơn, Đấng là sức mạnh của thày. Thày không muốn hiến thân nữa vời mà là trọn vẹn cho Chúa Kitô. Câu tâm niệm riêng của ngài về ước muốn toàn hiến này là: “Tất cả cho Chúa Giêsu, tất cả nhờ Mẹ Maria”. Vào Lễ Thăng Thiên, Thứ Năm 24/5/1900, thày đã tuyên lời vĩnh thệ.

Sau đó ngài sửa soạn làm linh mục. Việc làm linh mục, đối với ngài, chỉ là mối liên hệ với Thánh Thể, một bí tích mà ngài cảm thấy là một sự hiện diện thực sự sống động của Chúa Giêsu giữa chúng ta. Thánh Thể là chính Chúa Cứu Thế, Đấng hoàn toàn ban mình cho con người; Trái Tim của Người bị đâm thâu trên Thập Giá để rồi êm ái qui tụ tất cả những ai tin tưởng nơi Người. Trong thời gian học thần học, vì tính cách nhậy cảm của mình, ngài đã phải khổ sở vì không hiểu lời giảng dạy của thày.

Thế nhưng, như trong tất cả mọi cái mẫu thuẫn khác của mình, ngài vẫn tin tưởng vào việc Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể như là “sự thiện duy nhật trên trái đất” của mình, và thú nhận nỗi khó đau của mình cho Cha André, vị khuyến khích ngài và giúp ngài hiểu hơn. Cuối cùng, ngài đã đủ điểm để đậu các khóa thi và rất sung sướng được chịu chức vào ngày 12/10/1902.

Bấy giờ mới rõ là ngài bị lao phổi và chứng bệnh đã ở vào thời kỳ trầm trọng. Vị linh mục trẻ nói về nỗi noun đau của mình chỉ khi nào không thể giấu được nữa. Làm sao ngài có thể phàn nàn kêu ca được khi ngài hết sức tha thiết suy niệm về Đường Thánh Giá của Chúa?

Mặc dù 7 tuần lễ ở với gia đình theo lời yêu cầu của vị bề trên đan viện phụ, sức khỏe của ngài vẫn tiếp tục suy kiệt. Thế rồi ngài trở lại đan viện và sau đó đến nằm trong phòng y tế của đan viện. Ở đây ngài lại được dịp hiến dâng những đau khổ của mình cho Chúa Kitô và cầu cho Giáo Hội: Nỗi khổ đau phần xác của ngài càng ngày càng khó chịu ngoài sức tưởng tượng, thậm chí bị còn trở nên trầm trọng hơn nữa vì sự bỏ bê của người y tá. Cha André tiếp tục hỗ trợ ngày, trở nên người cứu giúp và nâng đỡ ngài hơn bao giờ hết.

Vị linh mục trẻ bị quằn quại với chứng lao phổi này đã nói: “Khi tôi không còn dâng lễ được nữa thì Chúa Giêsu có thể đem tôi ra khỏi thế gian này”. Vào sáng sớm ngày 17/6/1903, ngài đã lãnh nhận Thánh Thể và bỏ thế gian mà vĩnh viễn về cùng Chúa Giêsu Kitô.

Vào ngày 9/6/1984, ĐTC GPII đã công nhận các nhân đức anh hùng của ngài. Cuộc đời của vị chân phước này có vẻ tầm thường, với 16 năm sống trong thầm lặng ở Casseneuil và 9 năm trong đan viện làm những điều giản dị nhất là cầu nguyện, học hành và làm việc. Chúng thực sự là nmhững điều đơn giản nhưng lại được thực hiện một cách ngoại thường. Chúng là những việc nhẹ nhàng nhất trong các việc, nhưng lại được thi hành bằng một lòng quảng đại vô hạn. Chúa Kitô đã chiếm đoạt tâm trí của ngài, và ngài đã thâm tín rằng chỉ có một mình Chúa là hạnh phúc chân thực và tuyệt vời nhất của chúng ta mà thôi, và vương quốc của ngài giồng như kho tàng được chôn giấu hay một hạt trân chấu đắt quí.

Sứ điệp của Cha Joseph-Marie gửi cho chúng ta hôm nay đây có một ý nghĩa rất nhiều. Trong một thế giới đầy bất tín và thường thất vọng nhưng lại khao khát yêu thương và lòng nhân ái, thì đời sống của vị chân phước đây có thể cống hiến một câu giải đáp, nhất là cho giới trẻ ngày nay là thành phần đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời. Ngài là một con người trẻ không có chỗ đứng hay có giá trước mặt con người ta. Ngài đã chiếm được thành công trong cuộc đời là do cuộc hội ngộ với Chúa Giêsu là Đấng đã tái định hướng cuộc hiện hữu của ngài.

Ngài chứng tỏ ngài là môn đề của Chúa Kitô giữa cộng đồng anh em đan sĩ, với sự linh hướng của một vị linh mục, vị mà đối với ngài là chứng nhân của Chúa Kitô và là một người biết chấp nhận cùng thông cảm ngài.

Đối với thành phần hiền lành và khiêm hạ thì ngài là một mẫu gương cao cả. Nhìn vào ngài, chúng ta học biết cách sống từng ngày vì yêu mến Chúa Kitô, nhiệt thành và trung tín, đồng thời cũng biết chấp nhận sự giúp đỡ của một người anh chị em có kinh nghiệm nào đó có thể dẫn chúng ta bước theo bước chân của Chúa Giêsu.

(xin coi tiếp truyện các vị tân chân phước vào các ngày trong tuần này)
 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ