GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 10/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu, với một đức tin mạnh mẽ, nhiệt tình đối thoại với những người thuộc về truyền thống tôn giáo khác”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc tăng triển sự hiện diện cần thiết của người Công Giáo nơi sinh hoạt quốc gia và truyền thông ở Lục Địa Mỹ Châu Latinh”.
__________________
NGÀY 8 THỨ SÁU |
Hôn Nhân là Biểu Hiệu cho Tình Thiên Chúa Yêu Loài Người
(ĐTC GPII: Bài 120 giáo lý về việc cầu nguyện bnằg Thánh Vịnh, Thứ Tư 6/10/2004, Thánh Vịnh 44 [45]: 11-18, cho Kinh Tối Thứ Hai, Tuần Thứ Hai)
1. Hình ảnh nữ giới dịu dàng hiện lên trước mắt chúng ta là phần thứ hai của bức song họa làm thành bài Thánh Vịnh 44 (45), một bài ca phối ngẫu yên hàn và hoan lạc, được Phụng Vụ Kinh Chiều phác họa cho chúng ta nguyện cầu. Sauk hi chiêm ngắm vị vua đang cử hành hôn lễ của mình (câu 2-10), giờ đây ánh mắt của chúng ta hướng về hình ảnh của vị nữ hoàng hôn thê (câu 11-18). Quan điểm phu thê hôn nhân này cho phép chúng ta giành bài Thánh Vịnh này cho tất cả mọi cặp sống đời hôn nhân một cách thiết tha và mới mẻ về nội dung là dấu hiệu của một “mầu nhiệm cao cả”, như Thánh Phaolô nêu lên, mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha đối với nhân loại và của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người (x Eph 5:32). Tuy nhiên, bài Thánh Vịnh này còn mở ra một chân trời xa hơn nữa.
Vị vua Do Thái xuất hiện nhập cuộc, là Đấng được truyền thống Do Thái sau đó cho là hình ảnh của Đấng Thiên Sai thuộc giòng dõi Đavít, và Kitô Giáo đã biến bài thánh thi ca này thành một bài tôn vinh Chúa Kitô.
2. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta chú trọng đến hình ảnh của vị nữ hoàng, vị được nhà thơ hoàng triều, tác giả của bài Thánh Vịnh (x câu 2) phác họa một cách hết sức tinh tế và cảm xúc.
Chi tiết nói đến thành Phoenicia ở Tyre (câu 13) khiến cho người ta nghĩ rằng bà là một vị nữ hoàng ngoại quốc. Bởi thế có thể hiểu là tiếng gọi quên đi dân tộc của bà cùng nhà cha của bà (câu 11) là nơi vị nữ hoàng này đã phải từ giã để ra đi lên đường.
Ơn gọi hôn nhân này là một biến cố chuyển thay đời sống, như được thấy trong Sách Khởi Nguyên: “Bởi thế, người nam từ bỏ cha mình và mẹ mình để gắn bó với vợ và cả hai trở nên một xác thịt” (Gen 2:24). Vị nữ hoàng hôn thê bấy giờ đang tiến lên, với người tháp tùng phối ngẫu của nàng, mang các lễ vật lên vua đang ngây ngất trước sắc đẹp của bà (câu 12-13).3. Vấn đề quan trọng ở đây đó là việc tác giả Thánh cứ tôn tụng người đàn bà này là Nàng “toàn mỹ” (câu 14), và cái vẻ rạng rỡ này được thể hiện nơi chiếc áo choàng thành hôn, những hạt trân châu và gấm vóc kim tuyến lụa là (x câu 14-15).
Thánh Kinh yêu thích vẻ đẹp như là một thứ phản ảnh ánh rạng ngời của chính Thiên Chúa; y phục cũng phản ảnh cái dấu hiệu của một thứ ánh sáng nội tâm rạng ngời, của cái vô tội của tâm hồn.
Tâm tưởng của chúng ta, một đàng, cũng theo chiều hướng của những đoạn Diễm Tình Ca tuyệt vời (see cc. 4 & 7), và một đàng thì theo những đoạn của Sách Khải Huyền phác tả “cuộc hôn nhân của Con Chiên”, tức là của Chúa Kitô với cộng đồng thành phần được cứu chuộc, một cuốn sách đề cao giá trị biểu hiệu của những chiếc áo choàng thành hôn: “Vì ngày cưới của Con Chiên đã tới, vị hôn thê của con chiên đã sửa soạn sẵn sàng. Nàng được trang phục bằng chiếc áo vải sạch sẽ sáng sủa” (Rev 19:7-8).
4. Cùng với vẻ đẹp, niềm vui cũng được đề cao là những gì được phản ảnh nơi đoàn “tỳ nữ được bà huấn luyện”, những đứa con gái trẻ trung đi theo vị hôn thê “hân hoan vui vẻ hoan hô” (câu 15-16). Niềm vinh dự này, còn sâu đặc hơn là niềm vui bình thường nhiều, là một biểu hiệu của yêu thương là những gì tham dự vào sự thiện của người được yêu một cách yên tâm.
Giờ đây, theo những lời kết thúc đầy ước muốn tốt đẹp, một thực tại khác đã được phác họa hết sức gắn liền với đời sống hôn nhân, đó là việc sinh sôi nay nở. Thật vậy, nó đã nói đến “những người con trai” và “những giòng dõi” (câu 7-8). Tương lai, không phải chỉ của triều đại này mà của nhân loại, được xuất hiện chính vì đôi phối ngẫu này cống hiến những tạo vật mới cho thế giới.Đó là một đề tài quan trọng và hợp thời cho Tây Phương, nơi thường không có khả năng bảo đảm cho việc hiện hữu của mình trong tương lai qua giòng dõi của mình cũng như qua việc chăm sóc cho các tạo vật mới, thành phần tiếp tục nền văn minh của các dân tộc và hiện thực lịch sử ơn cứu độ.
5. Ai cũng biết rằng nhiều vị Giáo Phụ của Giáo Hội đã thấy Mẹ Maria nơi hình ảnh nữ hoàng được mở đầu bằng lời kêu gọi ấy: “Hãy lắng nghe hỡi nữ tử của Ta và hãy thấu hiểu; hãy can thận lắng nghe Ta…” (câu 11). Quan niệm này được thấy chẳng hạn như trong Bài Giảng về Mẹ Thiên Chúa của giáo phụ Crispinian ở Giêrusalem, một người Cappadocian ở Palestine trong số những đan sĩ thành lập đan viện Thánh Euthymius, và khi trở thành linh mục đã làm bảo quản viên Thánh Giá ở Đền Thờ Anasthasis Giêrusalem.
Vị giáo phụ này hướng về Mẹ Maria bằng những lời lẽ sau đây: “Con xin dâng lên Mẹ lời lẽ của con đây, dâng lên Mẹ là người hôn thê của vị đại vương chủ; con xin dâng lên Mẹ lời lẽ của con đây, dâng lên Mẹ là người đã thụ thai Lời Chúa một cách chỉ có Ngài biết… ‘Hãy nghe, ôi nương tử, hãy coi; hãy lắng nghe’; thật vậy, biến cố cứu chuộc mừng vui của thế giới đã được chứng thực. Hãy lắng tai và những gì người nghe thấy sẽ nâng tâm can người lên… ‘Hãy quên dân tộc của người và nhà thân phụ ngươi’: đừng chú ý tới những liên hệ trần thế này, vì người sẽ được biến đổi thành một Nữ Hoàng thiên quốc”. Vị giáo phụ này viết tiếp: “Hãy nghe để biết được rằng Đấng là Tạo Hóa và là Chủ Tể tất cả mọi sự yêu thương người ra sao. ‘Thật thế’, Ngài phán, ‘Đức Vua ham mộ sắc đẹp của người’: chính Chúa Cha sẽ chọn người làm vị hôn thê của Ngài; Thần Linh sẽ sửa soạn mọi sự cần thiết cho cuộc thành hôn ấy. Đừng nghĩ rằng người sẽ hạ sinh một con trẻ nhân trần, ‘vì Ngài là Chúa của người mà người phải tôn thờ’. Đấng Tạo Dựng nên người đã trở thành con của người; người sẽ thụ thai Ngài, và cùng với những người khác, người sẽ tôn thờ Ngài là Chúa của mình” (Marian Texts of the First Millennium, I, Rome, 1988, pp. 605-606).
Anh Chị Em thân mến,Bài Thánh Vịnh tuyệt vời chúng ta vừa nghe là phần thứ hai của bài ca hôn phối êm đềm tươi vui, một bài ca được nguyện ca trong phụng vụ nguyện cầu ban tối. Bài thánh thi ca hôn lễ này cho chúng ta thấy hai hình ảnh: hình ảnh rạng rỡ của hôn phu cùng vị Nữ Hoàng và hình ảnh hân hoan của đoàn tháp tùng hầu cận của vị nữ hoàng này.
Bản chất hôn nhân của những câu cú ấy cho phép chúng ta giành bài Thánh Vịnh này cho tất cả mọi cặp vợ chồng hằng ngày cố gắng sống ơn gọi của mình một cách dứt khoát và hăng say. Hôn nhân là một biến cố đổi thay cuộc đời và là một dấu hiệu cho thấy “mầu nhiệm cao cả” của tình yêu Chúa Cha đối với nhân loại cũng như của tình yêu Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người.
Khi chúng ta suy nghĩ về hình ảnh của Vị Nữ Hoàng Trinh Nguyên, chúng ta nghĩ đến Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, Vị đã lãnh nhận lời loan báo hiển vinh về công cuộc cứu chuộc thế giới. Nhờ lời chuyển cầu của Nữ Vương Thiên Đình, chúng ta hãy hướng về mầu nhiệm cao cả của tình yêu Chúa Cha khi chúng ta nỗ lực theo Chúa Giêsu Kitô của chúng ta.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 6/10/2004.
Tân Chân Phước Hoàng Đế Charles I Áo Quốc (1887-1922)
Vị chân phước này được sinh ra vào ngày 17/8/1887, ở Lâu Đài Persenbeug trong miền Hạ Áo. Cha mẹ ngài là Hoàng Tử Otto và Công Chúa Maria Josephine, con gái của Cố Vương Saxony. Hoàng đế Francis Joseph I là cụ của chân phước.
Vị chân phước được giáo dục hoàn toàn về Công Giáo và cầu nguyện bởi một nhóm người hầu can ngài từ nhỏ, vì có một nữ tu được in năm dấu đã nói tiên tri về ngài rằng ngài sẽ chịu nhiều đau khổ và tấn công. Đó là lý do sau khi ngài qua đời đã phát xuất “Hiệp Hội nguyện cầu của Hoàng Đế Charles cho hòa bình của các dân tộc”. Vào năm 1963, hiệp hội này đã trở thành một cộng đồng cầu nguyện được giáo hội công nhận.
Vị chân phước bắt đầy nay nở lòng sùng mộ sâu xa đối với Phép Thánh Thể và Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài luôn cầu nguyện trước khi thực hiện bất cứ một quyết định quan trọng nào.
Ngày 21/10/1911, ngài lập gia đình với Công Chúa Zita của Bourbon và Parma. Đôi bạn này được 8 người con trong 10 năm sống đời hôn nhân hạnh phúc và gương mẫu. Ngài vẫn công bố với vợ của mình trong lúc lâm chung rằng: “Anh vẫn mãi mãi yêu em”.
Ngài được thừa kế để làm Hoàng Đế Hung Áo vào ngày 28/6/1914 sau Hoàng Tử Francis Ferdinand bị ám sát chết. Thế Chiến Thứ I đang diễn tiến và sau cái cheat của Hoàng Đế Francis Joseph ngày 21/11/1916, ngài trở thành Hoàng Đế Áo Quốc. Vào ngày 30/12 ngài được đăng quang làm Vua Hung Gia Lợi.
Ngài coi vai trò này như một đường lối theo Chúa Kitô bằng tình yêu và chăm sóc các dân tộc được trao phó cho ngài cũng như bằng việc hiến cuộc sống mình cho họ.
Ngài đặt phận sự rất thánh của một vị vua, một cuộc dấn thân cho hòa bình, làm tâm điểm của những gì ngài bận tâm trong giai đoạn cuộc chiến tranh khủng khiếp đang xẩy ra. Ngài là nhà lãnh đạo chính trị duy nhất ủng hộ những nỗ lực hòa bình của Đức Bênêđictô XV.
Đối với tình hình chính trị bản quốc, mặc dù trải qua những thời điểm rất ư là khó khăn, ngài vẫn đặt ra những thứ luật lệ về xã hội có tính cách phổ cập và phỏng theo giáo huấn xã hội của Kitô Giáo.
Nhờ việc ngài hành sử mới có được một cuộc chuyển tiếp sang một trật tự mới khi chấm dứt cuộc xung khắc mà không xẩy ra nội chiến. Tuy nhiên, ngài đã bị loại trừ ra khỏi quê hương xứ sở của ngài.
Đức Giáo Hoàng sợ xẩy ra việc nổi dậy của quyền lực Cộng Sản ở Trung Âu đã tỏ ý muốn ngài tái lập quyền bính chính phủ ở Hung Gia Lợi. Thế nhưng, sau hai lần cố thử không thành, vì trước hết ngài muốn tránh xẩy ra một cuộc nội chiến.
Ngài bị đầy đến đảo Madeira. Vì coi phận sự của mình là một trách nhiệm do Chúa đặt để mà ngài không thể thoái vị.
Trở thành nghèo khổ, ngài đã sống với gia đình mình ở một căn nhà rất ẩm thấp. Thế rồi ngài ngã bệnh nặng và chấp nhận để hy sinh cầu nguyện cho hòa bình và hiệp nhất của các dân nước của ngài.
Ngài đã chịu đựng đau khổ không phàn nàn. Ngài đã tha thứ cho tất cả mọi người âm mưu hại ngài và đã qua đời ngày 1/4/1922 với đôi mắt hướng về Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong giây phút lâm chung, ngài vẫn còn lập lại câu khẩu hiệu ngài áp dụng vào cuộc sống của mình là: “Trong tất cả mọi sự tôi luôn cố gắng để hiểu được một cách rõ ràng bao nhiêu có thể ý muốn của Thiên Chúa và theo ý muốn của Ngài, rồi làm điều này một cách trọn hảo nhất”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ VIS của Tòa Thánh http://www.vatican.va/news_services/liturgy/index.htm
Tác Phẩm mới của ĐGH GPII sắp xuất bản: “Ký Ức và Căn Tính. Cuộc Đàm Luận giữa Các Kỷ Nguyên”
Chiều hôm 6/10/2004, ở Frankfurt, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh Joaquin Navarro-Valls người Đức đã loan báo rằng ĐTC sẽ phát hành cuốn sách mới của Ngài, đó là tác phẩm: “Ký Ức và Căn Tính. Cuộc Đàm Luận giữa Các Kỷ Nguyên”, vào Mùa Xuân 2005. Tác phẩm này sẽ được in ấn bởi nhà xuất bản Ý là Rizzoli.
Nhà xuất bản Rizzoli này đã xuất bản cuốn “Opera omnia filosofica” của Ngài, một tác phẩm day 1 ngàn trang, cũng như các bài viết khác của tác giả Karol Wojtyla. Trong Cuộc Hội Chợ Sách Quốc Tế ở Frankfort này bắt đầu từ hôm qua, đã có những điều đình về việc phát hành tác phẩm mới của ĐTC sang các thứ tiếng khác.
Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì tác phẩm mới này là một tác phẩm về triết lý lịch sử mà Ngài muốn bàn đến những vấn đề như nền dân chủ, tự do và nhân quyền tân tiến, những quan niệm khác nhau về quốc gia, quê hương và đất nước, mối liên hệ về hành sử giữa quốc gia và văn hóa, các quyền lợi của con người, mối liên hệ giữa Giáo Hội và quốc gia. Đề tài chung là một trong những đặc tính của tất cả mọi tác phẩm về triết lý và văn chương của Đức Gioan Phaolô II là mầu nhiệm cao cả về con người.
Vị giám đốc còn cho biết về xuất xứ của cuốn sách này nữa, đó là từ những cuộc đối thoại giữa vị Giáo Hoàng Balan với hai người bạn Balan của Ngài, đó là hai giáo sư Josef Tishner và Krustof Michalski, vào mùa hè năm 1993 ở biệt thự Castelgandolfo. “Hai nhà trí thức này đã hỏi ĐTC những câu hỏi và Ngài đã trả lời”. Cuộc đàm thoại này đã được ghi chép và phiên dịch. Bản thảo đã được bảo trì cho đến khi ĐTC đọc nó và quyết định in thành sách sau khi đã điều chỉnh chút ít.
Mặc dù tác phẩm mới sắp xuất bản đây của ĐTC có nhắc đến những tình hình và sự kiện ở các lục địa khác, nhưng chính yếu vẫn là Âu Châu theo chiều hướng của những gì đôi khi âm ỉ qua nhiều thế kỷ cũng như dẫn giải các thực tại không thể nào hiểu khác đi được. Trong số những vấn đề được ĐTC nói tới có các đề tài về sự sống và về tư duy mới. Ngài đã trả lời những vấn đề này một cách cương quyết về tri thức rằng: “Chúng ta cần phải biết đi sâu vào căn gốc của vấn đề”. Ngoài ra, ĐTC cũng nói đến “vô vàn hoa trái tích cực” được lịch sử Tây Phương thực hiện.
Tác phẩm này khiến cho độc giả nghĩ đến vấn đề chính yếu trong việc tìm kiếm ý nghĩa của loch sử. Từ quan điểm tìm kiếm ý nghĩa của loch sử ấy, tác giả của nó đã góp phần vô giá cho việc hiểu được những vấn đề lịch sử quan trọng thuộc thời đại chún g ta đây.
Vị giám đốc văn phòng báo chí còn thêm rằng trong tác phẩm này, ĐTC cũng viết về nhữngý hệ xấu xa, chủ nghĩa xã hội quốc gia và chủ nghĩa cộng sản, đồng thời Ngài đào sâu các gốc rễ và chế độ phát xuất của chúng. Ngài cũng chia sẻ về thần học và triết học về cách thức làm thế nào sự xuất hiện của sự dữ lại thường đi đến chỗ mời gọi làm lành. “Đôi khi sự dữ, ở một thời điểm nào đó trong lịch sử, lại cho thấy nó có lợi. Có lợi ở chỗ nó tạo nên cơ hội hành thiện”.
Trong khi tiết lộ cho biết về tác phẩm mới này của ĐTC, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh cũng nhấn mạnh đến sự kiện là ĐGH GPII là vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh xuất bản sách vở trên thị trường. Ngài đã phát hành trong giáo triều 26 năm của ngài tất cả là 4 tác phẩm: “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, “Tặng Ân và Mầu Nhiệm”, “Roman Triptych” và “Đứng Lên Chúng Ta Đi”.
Người Công Giáo bị Những Tay Hồi Giáo Cực Thủ Tấn Công ở Nam Dương
Những tay cực thủ Hồi Giáo đã tấn công một cộng đồng Công Giáo, gây trở ngại cho việc cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật 3/10/2004, đồng thời cũng làm xáo trộn các sinh hoạt của một học đường Công Giáo Sang Timur trong khu vực truyền giáo của cộng đồng Thánh Bernadette ở Cileduk thuộc vùng Benten, khoảng 40 cây số phía tây Jakarta, thủ đô Nam Dương.
Theo cơ quan AsiaNews, có khoảng 50 tay hiếu chiến võ trang thuộc nhóm Tiên Phong Bênh Vực Hồi Giáo (FPI: Islamic Defender Front), có cả nữ giới, đã xâm lược các cơ sở của cộng đồng Thánh Bernadette này. Thành phần tấn công đã đốt cổng trước, chặn các ngõ ra khác, bắt các người đi tham dự Thánh Lễ phải rời khỏi sảnh đường chính của trung tâm này vốn được dùng làm nhà nguyện, và đe dọa họ với những khí giới sắc nhọn. Hôm Thứ Sáu trước đó có những bài giảng nay lửa ở một đền thờ Hồi Giáo địa phương lên tiếng chống lại cộng đồng Công Giáo này.
Một số chứng nhân Công Giáo cho biết họ thấy có khoảng 50 nhân viên cảnh sát tại hiện trường bấy giờ không mạnh tay can thiệp để ngăn cản cuộc xâm lược này của nhóm FPI khi nhóm ấy bắt đầu ra tay hành động. Về phần mình, vị linh mục coi cộng đồng này đã phải hủy bỏ Thánh Lễ Chúa Nhật và Thứ Hai. Ngôi trường học của cộng đồng, khoảng 3000 học sinh, trong đó có cả nhiều học sinh Hồi Giáo, do các Tu Sĩ Dòng Chúa Hài Nhi Giêsu, đã phải đóng cửa hôm Thứ Hai và Thứ Ba sau đó.
Biến động xẩy ra hôm Chúa Nhật 3/10/2004 này không phải là lần đầu tiên diễn tiến ở Cileduk là nơi đang tăng phát các tay cực thủ Hồi Giáo. Những tay này cho việc cử hành Thánh Lễ ở dinh thự học đường là một cách “dụ giáo”, như tờ nhật báo L’Osservatore Romano tường trình cho biết hôm Thứ Ba 5/10/2004.