GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 15 THỨ HAI

  

ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 14/11/2004 về ý nghĩa Lễ Tạ Ơn ở Ý


1.     Hôm nay ở Ý cử hành Ngày Tạ Ơn Thiên Chúa về những hoa mầu ruộng đất gặt hái được trong năm.


Cuộc cử hành chính đang diễn tiến ở Genoa là nơi được chọn cho năm nay như là “Thủ Đô Văn Hóa Âu Châu”. Tôi hân hoan hợp ý nguyện cầu với cộng đồng giáo hội Genoa cũng như với tất cả những ai đang làm việc ở các lãnh vực khác nhau trong ngành nông nghiệp.


2.     Đối với Kitô hữu chúng ta thì việc tạ ơn được thể hiện trọn vẹn nơi Thánh Thể. Nơi hết mọi Thánh Lễ, chún g ta chúc tụng Chúa là Thiên Chúa của vũ trụ, khi dâng lên Ngài bán h và rượu là hoa mầu “ruộng đất và lao công của con người”. Chúa Kitô đã liên kết hiến tế của mình với những thứ lương thực đơn giản này. Hiệp nhất với Người, tín hữu cũng được kêu gọi để hiến dâng lên Thiên Chúa đời sống và việc làm thường nhật của họ.


3.     Xin Mẹ Maria, Mẹ của Đấng Quan Phòng Thần Linh, dạy chúng ta biết tri ân cảm tạ Chúa về tất cả những gì thiên nhiên và nỗ lực của con người có thể làm ra để nuôi dưỡng chúng ta, cũng như làm cho chúng ta sẵn sàng chia sẻ các phương tiện của chúng ta với tất cả những ai thiếu thốn.



ĐTC GPII gặp gỡ thành phần tham dự viện hội nghị Giám Mục Phi Châu và Âu Châu, và đúc kết cuộc hội nghị giám mục liên châu đầu tiên này


Hôm Thứ Bảy 13/11/2004, khi gặp gỡ thành phần tham dự viện hội nghị Giám Mục Phi Châu và Âu Châu lần đầu tiên trong thời khoảng 10-13/11/2004, với chủ đề “Hiệp Thông và Đoàn Kết giữa Phi Châu và Âu Châu”, ĐTC GPII đã cho biết là Ngài sẽ triệu tập Thượng Hội Giám Mục Phi Châu lần thứ hai để kiểm điểm những gì đã được bàn đến ở lần thượng hội thứ nhất vào thời khoảng 10/4-8/5/1994 mười năm trước đây liên quan đến việc sửa soạn cho Đại Năm Thánh 2000 với từng Châu Lục, và đã được Ngài ban bố Tông Huấn hậu thượng hội này là văn kiện “Giáo Hội Tại Phi Châu” vào năm 1995.

 

Sau đây là những điểm chính yếu tiêu biểu trong những điều ĐTC muốn nói trong dịp này:


“Tiếp tục những dự thảo của cuộc thượng hội giám mục ấy, là người hiểu được những ước muốn của các vị mục tử Phi Châu, Tôi muốn lợi dụng cơ hội này để loan báo là Tôi có ý triệu tập một cuộc thượng hội đặc biệt Giám Mục Phi Châu lần thứ hai”.


ĐTC khuyến khích các cuộc hội nghị giám mục liên châu như cuộc hội nghị giữa các vị giám mục Phi Châu và Âu Châu đây, một cuộc hội nghị có thể sẽ mở đường cho một hội nghị liên châu khác giữa các vị giám mục Phi Châu và Mỹ Châu. Vì theo Ngài, những cuộc hội nghị giám mục liên châu này làm phong phú “mối hiệp thông giữa các Giáo Hội”, bằng việc “cùng nhau giải quyết những vấn đề của lợi ích chung”.


Đài Phát Thanh Vatican, trong bản tin quốc tế phổ biến hôm Chúa Nhật 14/11/2004 đã tóm kết những quyết định của hội nghị giám mục liên châu tiên khởi này như sau:


Quyết định thứ nhất là thành lập một nhóm tiếp tục làm việc: “Các vị Giám Mục đã hiểu hơn hoàn cảnh hoạt động của anh em giám mục của mình nơi Giáo Hội địa phương, và đã thấy được những chọn lựa mục vụ nào có thể giúp đỡ lẫn nhau. Đó là lý do các vị đã quyết định thiết lập một nhóm hoạt động để tiếp tục cuộc đối thoại trao đổi này một cách cụ thể”.


Quyết định thứ hai là kiểm chứng về “nhu cầu truyền bá phúc âm hóa các cơ cấu chính trị, bằng việc tìm cách áp dụng giáo huấn về xã hội của Giáo Hội”.


Quyết định thứ ba liên quan đến bàn luận về “việc huấn luyện thành phần giáo dân để họ cống hiến một chứng từ mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong xã hội”.


Ngoài ra, các vị giám mục cũng hy vọng thiết lập một nhóm làm áp lực ở tầm cấp quốc tế để giải quyết vấn đề nợ nần hải ngoại của các quốc gia nghèo. Hơn nữa, các ngài nhắc nhở các quốc gia tân tiến về việc các quốc gia này đã quyết tâm phôi phối 0.7% tổng sản lượng của nước mình cho việc viện trợ phát triển.


Các vị giám mục liên châu này cũng bàn đến cả việc trao đổi nhân sự, nhất là thành phần chủng sinh, linh mục và giáo dân. Một trong những đề tài được bàn cãi soi nổi nhất là vấn đề gửi các vị linh mục Phi Châu sang truyền giáo cho Âu Châu. Một số vị cho biết việc làm này sẽ làm mất đi những nhân lực quan trọng cần thiết của Giáo Hội ở Phi Châu và các vị linh mục được sai đi như thế không phải bao giờ cũng được đàng hoàng tiếp đón nơi các cộng đồng Âu Châu.


Cuộc hội nghị được đúc kết với một sứ điệp gửi các tín hữu thuộc hai châu lục của các vị.



ĐTC GPII với tham dự viên hội nghị kỷ niệm 40 năm sắc lệnh Hiệp Nhất Kitô Giáo của Công Đồng Chung Vaticanô II


Chiều Thứ Bảy 13/11/2004, trong buổi phụng vụ giờ kinh chiều, ĐTC GPII đã huấn dụ thành phần Kitô hữu tham dự hội nghị kỷ niệm 40 năm sắc lệnh Phục Hồi Mối Hiệp Nhất Unitatis Redintegratio của Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài nhấn mạnh với họ về việc hết sức tránh “lui bước” trước những khó khăn trên con đường tiến tới mối hoàn toàn hiệp thông.


Ngài thú nhận việc hiệp nhất Kitô giáo là một trong những ưu tiên của giáo triều Ngài: “Việc áp dụng sắc lệnh công đồng này, một sắc lệnh được vị tiền nhiệm của Tôi là Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII ước mong và được công bố bởi Đức Phaolô VI, ngay từ ban đầu đã là một trong những ưu tiên của giáo triều Tôi”.


ĐTGM Á Căn Đình Leonardo Sandri, thay cho Văn Phòng Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, đã giúp ĐTC đọc một số đoạn của bài huấn từ viết bằng tiếng Ý của Ngài.


Theo ĐTC, “mối hiệp nhất đại kết không phải là một tính chất thứ yếu của cộng đồng môn đệ Chúa Kitô, và hoạt động đại kết không phải chỉ là phụ bản được thêm thắt vào sinh hoạt truyền thống của Giáo Hội”.


Việc cổ võ mối hiệp nhất Kitô Giáo là những gì “đáp lại ý muốn của Chúa Giêsu Kitô, Đấng mong muốn chỉ có một Giáo Hội duy nhất và nguyện cầu cùng Chúa Cha áp cuộc tử nạn của mình để tất cả được nên một. Tạ ơn Chúa, nhiều điều khác biệt và hiểu lầm đã được thắng vượt nhưng vẫn còn nhiều cái ngăn trở trên con đường dài”.


“Đôi khi vẫn còn đó chẳng những các thứ hiểu lầm và thành kiến, mà cả những triệu chứng trì trệ đáng tiếc cùng với thái độ thiếu sự cởi mở cõi lòng, nhất là những cái khác biệt về đức tin, những vấn đề đặc biệt liên quan tới Giáo Hội, bản chất của Giáo Hội, các thừa tác vụ của Giáo Hội.


“Tiếc thay, chúng ta còn phải đối đầu với những vấn đề mới, nhất là về lãnh vực luân thường đạo lý là lãnh vực xuất hiện thêm những chia rẽ làm ngăn trở việc thực hiện một chứng từ chung.


“Tất cả những điều ấy không được dẫn đến chỗ lui bước; trái lại, nó phải là lý do thúc đẩy việc tiếp tục và kiên trì nguyện cầu và dấn thân cho việc hiệp nhất. Thay vì than khóc những gì bất khả đạt, chúng ta cần phải tạ ơn và hoan hỉ về những gì đã nắm được trong tay và khả đạt”.



Kitô Hữu ở Palestine quan tâm về tương lai của mình sau cái chết của nhà lãnh tụ Palestine Yasser Arafat


Trong khi cuộc an táng lãnh tụ Palestine Yasser Arafat đang được cử hành ở Mukata Ramallah thì Kitô hữu ở các khu vực Palestine lại tỏ ra quan tâm về tương lai của mình.
Ông Graziano Motta, thông tín viên ở Thánh Địa của Đài Phát Thanh Vatican cũng như của tờ nhật báo Ý Avvenire, cho biết: “Là một thiểu số nhỏ, 50 ngàn trong số trên 3 triệu người Hồi Giáo, cái chết của tổng thống Thẩm Quyền Quốc Gia Palestine đã xẩy ra vào lúc các cơ cấu chính trị, quản trị và cảnh sát thường tỏ ra kỳ thị họ”.


“Họ liên tục bị thành phần kích động Hồi Giáo gây áp lực và vẫn từng bị bắt phải tuyên xưng trung thành với intifada. Thường xẩy ra những trường hợp những người Hồi Giáo chiếm đoạt nhà cửa và đất đai của những người Công Giáo, và chính quyền lại ít khi can thiệp vào những hành động bạo lực phạm đến những người nữ trẻ hay phạm đến đức tin Kitô giáo”.


Trong một số trường hợp, Vị Thượng Phụ Giáo Chủ Latinh ở Giêrusalem là Michel Sabbah, dẫn đầu phái đoàn của tòa thành tham dự lễ nghi an táng của nhà lãnh tụ Arafat, đích thân xin nhà lãnh tụ quá cố can thiệp vào những vụ hiếp đáp này, và đã thiết lập với vị lãnh đạo quá cố ấy “một mối liên hệ thân tình và trực tiếp”.


Vị thượng phủ giáo chủ Latinh này đã nói trên Đài Phát Thanh Vatican hôm Thứ Năm 11/11/2004 rằng: “Có những trường hợp ông ta đã can thiệp vào một số những tranh luận giữa những người Kitô hữu và Hồi giáo, nhất là ở vùng Bêlem, cống hiến việc giải quyết và hàn gắn những mối liên hệ”. Tuy nhiên, không phải lúc nào vị thượng phụ này cũng thành công, vì đôi khi lãnh tụ Arafat không thể tin được việc tuân phục của thành phần bộ hạ của ông.


“Ông Arafat đã để lại cho Kitô hữu, đặc biệt cho những người Công Giáo, một gia sản tiêu cực mập mờ và khả dĩ liên quan đến những mối liên hệ dài hạn với thực thể quốc gia. Coi những người Kitô hữu là một phần của thực thể chính trị xã hội Ả Rập trong việc tranh đấu giành độc lập, ông đã cố gắng cho họ tham gia bao nhiêu có thể, nâng mảnh đất Palestine lên thành Thánh Địa bởi có những nơi thánh đối với cả những người Hồi Giáo và Kitô Giáo, thế nhưng không hề đề cập tới những người Do Thái.


“Ông đã không thèm để ý tới, trên thực tế ông đã tẩy chay, dự thảo biến những nơi thánh ở Giêrusalem thành một nơi đặc biệt cho cả người Do Thái, Kitô Giáo và Hồi Giáo. Nhân danh Hồi Giáo, ông đã mạnh mẽ cho rằng Palestine hoàn toàn có chủ quyền đối với Thành Thánh (Al-Quds) này.


Người thông tín viên trên đây ghi nhận là nhà lãnh tụ này “đã phê chuẩn bản thảo Hiến Chương Hiến Pháp cho quốc gia Palestine tương lai là bản văn kiện không để ý tới tính chất lâu đời và đa diện (mà ông nói rằng ông phát động) trong việc công nhận tính chất của người Hồi Giáo.


“Đó là những gì tương phản khả dĩ với những quyết tâm được đề cập tới trong Thỏa Ước Căn Bản giữa Tòa Thánh và Tổ Chức Giải Phóng Palestine năm 2000, một thỏa ước ông cổ võ để bắt chước bản Thỏa Ước Nồng Cốt năm 1993 giữa Tòa Thánh và Do Thái”. Thỏa Ước này “xác nhận tính cách bình đẳng của tất cả mọi người công dân, bất kể tín ngưỡng của họ, và tôn trọng quyền tự do tôn giáo và lương tâm của họ”.


 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ