GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 11/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.
__________________
NGÀY 18 THỨ NĂM, NGÀY THÁNH THỂ TRONG NĂM THÁNH THỂ |
ĐTC GPII liên tục Nhắc Nhở về Năm Thánh Thể
Chúng ta đang ở trong tháng thứ hai của Năm Thánh Thể. Theo mục đích và ước mong của ĐTC GPII trong việc mở Năm Thánh Thể, chúng ta, cá nhân, gia đình và cộng đoàn đã ý thức Mầu Nhiệm Thánh Thể và cảm nghiệm Phụng Vụ Thánh Thể hơn trước chưa? Phần Đức Thánh Cha, Ngài vẫn tiếp tục lợi dụng mọi cơ hội để nhắc nhở con cái mình về Năm Thánh Thể. Chẳng hạn những lần điển hình sau đây.
Trong một bức thư gửi ĐTGM Carlo Ghidelli TGP Lanciano-Ortona, giáo phận đã từng là nơi xẩy ra phép lạ Thánh Thể đầu tiên nổi tiếng nhất từ đầu thế kỷ thứ VIII, ĐTC đã viết:
• “Tôi rất mong muốn là trong Năm Thánh Thể này, hết mọi cộng đồng giáo phận công khai lập lại tác động đức tin của mình nơi Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích bàn thờ này, cũng như tái diễn tất cả đời sống và hoạt động mục vụ của mình theo linh đạo Thánh Thể là linh đạo hiện lên rất rõ ràng trong các trình thuật phúc âm”.
Thật vậy, vào khoảng năm 700, có một linh mục đan sĩ dòng Thánh Basiliô, khi đang cử hành Thánh Lễ theo lễ nghi Latinh tại nhà thờ Thánh Legonziano ở Lanciano, Nước Ý, thì bắt đầu nghi ngờ về việc hiện diện thực sự của Chúa Kitô dưới các hình bánh và rượu sau khi các hình bánh rượu này được truyền phép. Ngay lúc ấy vị linh mục liền thấy bánh thánh được biến thành thịt người, và rượu thành máu người sau đó đông lại. Ngày nay các di tích thánh này đang được lưu giữ ở vương cung thánh đường ấy.
Vào ngày 18/11/1970, Bác Sĩ Edoardo Linoli đã phân tích những di tích của “huyết nhục lạ lùng” này và đã kết luận rằng tấm bánh thánh biến thành thịt đó là thứ mô thịt tim của con người và rượu thánh biến thành máu là thứ máu người thật sự, máu loại AB.
Trong thư gửi vị TGM ở nơi xẩy ra phép là Thánh Thể đầu tiên nổi tiếng vẫn còn di tích khiến khoa học không thể chối cãi này, ĐTC GPII còn viết tiếp:
• “Đối với Kitô hữu chúng ta thì Thánh Thể là tất cả mọi sự. Thánh Thể là tâm điểm đức tin của chúng ta và là nguồn mạch của tất cả đời sống thiêng liêng chúng ta”, (cách riêng đối với cộng đồng ở thành phố Lanciano này, một thành phố được ĐTC nhắc nhở là) “bảo quản viên của hai phép lạ Thánh Thể mà, ngoài việc được tín hữu ở nơi đó hết sức yêu chuộng, còn là đối tượng của nhiều người hành hương từ Ý quốc cũng như từ khắp nơi trên thế giới”.
Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXXII Thường Niên 7/11/2004, Ngài đã ghép việc cầu cho các Đẳng với Thánh Thể thế này:
• “Thiên Chúa ‘không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống; vì tất cả đều sống cho Ngài’ (Lk 20:38). Ngài vẫn trung thành thực hiện giao ước tha thiết của Ngài với con người, một giao ước thậm chí kể cả sự chết cũng không thất hứa. Giao ước này, một giao ước được niêm ấn bằng Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, được liên lỉ tái diễn nơi bí tích Thánh Thể. Bởi thế, nơi đây, lời nguyện cầu cho kẻ chết đạt tới tột đỉnh của nó. Bằng việc hiến dâng Thánh Lễ cầu cho các vị, tín hữu giúp đỡ các vị trong cuộc thanh tẩy cuối cùng. Bằng việc tin tưởng lên Hiệp Lễ, họ củng cố những mối liên hệ yêu thương thiêng liêng với các vị”.
Trong bài Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 14/11/2004, Ngài đã ghép ý nghĩa về ngày Lễ Tạ Ơn ở Ý với Thánh Thể thế này:
• ”Đối với Kitô hữu chúng ta thì việc tạ ơn được thể hiện trọn vẹn nơi Thánh Thể. Nơi hết mọi Thánh Lễ, chún g ta chúc tụng Chúa là Thiên Chúa của vũ trụ, khi dâng lên Ngài bánh và rượu là hoa mầu ‘ruộng đất và lao công của con người’. Chúa Kitô đã liên kết hiến tế của mình với những thứ lương thực đơn giản này. Hiệp nhất với Người, tín hữu cũng được kêu gọi để hiến dâng lên Thiên Chúa đời sống và việc làm thường nhật của họ”.
Hôm Thứ Ba 16/11/2004, ĐTC GPII đã gặp gỡ tham dự viên cuộc họp của Hội Đồng sửa soạn cho Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ XI vào Năm 2005, một thượng hội sẽ bàn đến chủ đề “Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tuyệt Đỉnh của Đời Sống cũng như Sứ Vụ Truyền Giáo của Giáo Hội”. Trong buổi gặp gỡ này, ĐTC đã nêu lên 3 mục tiêu chính của Thượng Hội Giám Mục Thế Giới năm 2005 quan trọng này, đó là để củng cố đức tin nơi Thánh Thể, để canh tân mối hiệp thông hàng giáo phẩm và để cổ võ đức bác ái. Ngài nói:
• “Cuộc thượng hội tới đây một lần nữa sẽ là một cơ hội thuận lợi để củng cố nơi Giáo Hội mầu nhiệm Thánh Thể đáng tôn thờ, để canh tân mối hiệp thông về đoàn tính và về phẩm trật, cũng như để cổ võ tình huynh đệ bác ái”.
Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ X Năm 2005: Mục đích
Hôm Thứ Ba 16/11/2004, ĐTC GPII đã gặp gỡ tham dự viên cuộc họp của Hội Đồng sửa soạn cho Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ XI vào Năm 2005, một thượng hội sẽ bàn đến chủ đề “Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tuyệt Đỉnh của Đời Sống cũng như Sứ Vụ Truyền Giáo của Giáo Hội”. Trong buổi gặp gỡ này, ĐTC đã nêu lên 3 mục tiêu chính của Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ XI năm 2005 quan trọng này, đó là củng cố đức tin, canh tân mối hiệp thông hàng giáo phẩm và cổ võ đức bác ái.
“Cuộc thượng hội tới đây một lần nữa sẽ là một cơ hội thuận lợi để củng cố nơi Giáo Hội mầu nhiệm Thánh Thể đáng tôn thờ, để canh tân mối hiệp thông đoàn tính và phẩm trật, cũng như để cổ võ tình huynh đệ bác ái”.
Nhắc lại Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể ban hành vào chính Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003, và Tông Thư Xin Chúa Ở Với Chúng Con ban hành vào chính Lễ Mẹ Mân Côi 7/10/2004, Ngài đã nhấn mạnh đến việc cả hai văn kiện quan trọng này được ký thác cho Giáo Hội để “tín lý về Thánh Thể và tục lệ về Thánh Thể trở thành hồn sống đại đồng cho mối hiệp thông với Chúa cũng như với anh chị em trong đức bác ái
Ngài cho biết các vị mục tử của Giáo Hội cần phải “là những bậc thày đích thực của mối hiệp thông, nhờ đó đàn chiên của Chúa được lớn lên trong sự hiệp nhất như là một thân thể duy nhất, nhờ đó đức bác ái mục vụ càng thêm cơ hội dấn thân phục vụ, và nhờ đó đoàn tính và mối hiệp thông phẩm trật thăng hóa nhờ những hoa trái của Thánh Linh”.
Ngài đã kết luận như sau: “Chớ gì Giáo Hội, được đổi mới trong việc tái nhận thức tặng ân và mầu nhiệm Thánh Thể, có thể lan tỏa đời sống phong phú của mình cho những ai gần gũi cũng như những ai xa lạc, bằng một nỗ lực khẩn trương mới trong việc truyền bá phúc âm hóa”.
Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI Năm 2005: Nội dung
Sau đây là bố cục của “Bản Gợi Ý để Sửa Soạn” (Lineamenta) cho Thượng Hội Giám Mục Thế Giới 2005:
Lời mở đầu
Dẫn Nhập (1-5): Tại sao Thượng Hội Giám Mục Thế Giới về Thánh Thể?
Chương I (6-12): Bí Tích của Giao Ước Mới và Vĩnh Cửu
Thánh Thể trong Lịch Sử Cứu Độ
Hy Tế cùng với Chức Linh Mục Duy Nhất của Chúa Giêsu Kitô
Tạ Ơn và Chúc Tụng Chúa Cha
Việc Tưởng Niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua
Việc Hiện Diện Lưu Ngụ của Chúa
Chương II (13-20): Thánh Thể là Một Ân Ban cho Giáo Hội Luôn Phải Được Nhận Thức
Các vị Giáo Phụ và Tiến Sĩ của Giáo Hội
Bí Tích về Mối Hiệp Nhất và Thánh Đức của Giáo Hội
Tính Cách Tông Đồ của Thánh Thể
Tính Cách Công Giáo của Thánh Thể
Chương III (21-28): Thánh Thể là Mầu Nhiệm Đức Tin được Loan Báo
Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo
Bản Tính của Thánh Thể
Thánh Thể và Lời Nhập Thể
Ánh Sáng và Bóng Tối trong Việc Cảm Nhận Tặng Ân này
Thánh Thể là Dấu Hiệu Hiệp Nhất Signum Unitatis
Chương IV (29-44): Phụng Vụ Thánh Thể
Tâm Điểm của Phụng Vụ Vũ Trụ
Khi Thánh Thể được Cử Hành Thành Hiệu
Nghi Thức Thống Hối
Lời Chúa và Biểu Hiệu Đức Tin
Việc Dâng Của Lễ
Kinh Nguyện Thánh Thể
Việc Thiết Lập Thánh Thể
Lời Nguyện Thánh Thần Biến Đổi Lễ Vật
Giáo Hội của Các Thánh nơi Thánh Thể
Việc Sửa Soạn Hiệp Lễ
Hiệp Lễ
Chương V (45-58): Dẫn Vào Mầu Nhiệm Thánh Thể Để Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa
Các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh
Việc Chối Bỏ Mầu Nhiệm Ngày Nay
Việc Dẫn Nhập Vào Mầu Nhiệm Ngày Nay
Việc Chủ Tế Thánh Thể
Giá Trị Những Việc Cử Hành Thánh Thể
Giá Trị của Ca Hát và Thánh Nhạc
Việc Nhờ Nghệ Thuật Hội Ngộ Mầu Nhiệm
Hướng Cầu Nguyện
Nơi Thánh Cho Hàng Giáo Sĩ hay Cung Thánh
Bàn Thờ Là Bàn của Chúa
Nhà Tạm là Lều Hiện Diện
Chương VI (59-64): Thánh Thể là Tặng Ân Cần Phải Được Tôn Thờ
Tinh Thần của Phụng Vụ là Lòng Tôn Thờ
Hiệp Thông và Tôn Thờ Bất Khả Phân Ly
Cảm Quan Mầu Nhiệm và Những Thái Độ Biểu Lộ
Thánh Thể Là Bí Tích Sùng Mộ Sacramentum Pietatis
Chương VII (65-71): Thánh Thể Là Một Tặng Ân Cho Sứ Vụ Truyền Giáo
Việc Thánh Hóa và Thần Linh Hóa Nhân Loại
Thánh Thể là Vinculum Charitatis Mối Giây Đức Ái
Môn Thuốc cho Thân Thể và Tinh Thần
Ý Nghĩa về Xã Hội của Thánh Thể
Đúc Kết (72-73)
Chất Vấn (20 câu hỏi)
Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI Năm 2005: Lý Do và Trọng Điểm về chủ đề Thánh Thể
Trong tài liệu gợi ý sửa soạn cho Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ XI năm 2005, người ta thấy được nguyên do tại sao Thượng Hội Giám Mục lần này bàn đến chủ đề về Thánh Thể và 3 khía cạnh chính của chủ đề này cần được các vị chủ chiên trong giáo hội trên khắp thế giới đào sâu.
Lý Do về chủ đề Thánh Thể (khoản số 3)
“Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ VI đã bàn đến đề tài về hòa giải, và vì thế, Bí Tích Thống Hối, một phương tiện thông thường để tái hiệp thông với Chúa Kitô cũng như với Giáo Hội, một mối hiệp thông đạt tới tuyệt đỉnh của mình nơi Thánh Thể. Đề tài này đã được trình bày đầy đủ trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội này là Hòa Giải Và Thống Hối - Reconciliatio et Paenitentia. Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ năm, chủ đề về Gia Đình, cũng chú trọng đến mối hiệp thông căn bản về huyết nhục cũng như về tâm linh là mối hiệp thông với tính cách sinh động được bắt nguồn từ một bí tích khác, đó là Bí Tích Hôn Phối, một mầu nhiệm cao cả và là dấu hiệu của mối hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hôả của Người (x Eph 5:32). Bốn thượng hội giám mục thế giới vừa qua đã chia sẻ về những thành phần căn bản làm nên mối hiệp thông của Giáo Hội, đó là thành phần giáo dân, thành phần linh mục thừa tác, thành phần sống đời tận hiến và thành phần giám mục. Thánh Thể bao hàm mối hiệp thông giáo hội, một mối hiệp thông được Bí Tích này làm cho nên thành toàn (IOANNIS PAULI II, Litt. encycl. Ecclesia de Eucharistia [17.IV.2003], 35: AAS 95 [2003], 457). Bởi thế cũng dễ hiểu là cần phải có một thượng hội giám mục thế giới bàn về một Bí Tích biểu lộ tông đồ tính và công giáo tính của Giáo Hội, cũng là bí tích làm gia tăng mối hiệp nhất và thánh đức.
Chiều hướng nhắm đến này sẽ khiến cho:
1. Thánh Thể vẫn là trọng tâm trước mắt Giáo Hội, ở phạm vi hoàn cầu cũng như địa phương, nhất là ở các giáo xứ cũng như cộng đồng, thậm chí ở ngay cả trong giai đoạn sửa soạn của thượng hội giám mục thế giới này đây;
2. Nhờ đó mới có thể gia tăng niềm tin nơi Thánh Thể;
3. Thượng hội giám mục thế giới lần này, nhờ chú trọng tới đề tài ấy, mới làm cho thời điểm mở đầu đệ tam thiên kỷ Kitô giáo có một tầm vóc đặc biệt quan trọng và góp phần thực hiện chương trình canh tân đời sống và sứ vụ truyền giáo Kitô Giáo của cá nhân cũng như cộng đồng;
4. Giáo huấn của Giáo Hội về Thánh Thể Linh Thánh mới được tái đề cao và tiếp nhận sâu xa một cách trọn vẹn hơn. Bí Tích này bao giờ cũng được đặc biệt đón nhận vào thời của các thánh tông đồ, nơi các Vị Giáo Phụ Hội Thánh và các tác giả thời trung cổ, nơi các Công Đồng, nhất là Công Đồng Triđentinô và Vaticanô II, cũng như nơi những văn kiện của các liên phân bộ chính và của các vị giáo hoàng, kể cả thông điệp mới đây của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể.
Trọng Điểm về chủ đề Thánh Thể (khoản số 4)
Đề tài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn cho Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ XI là “Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tuyệt Đỉnh của Đời Sống cũng như Sứ Vụ Truyền Giáo của Giáo Hội” Eucharistia fons et culmen vitỉ et missionis Ecclesiỉ. Có 3 khía cạnh trong số những khía cạnh đáng được chú trọng:
Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô, qua hành động của Người trong Bữa Tiệc Ly và nhất là những lời của Người truyền: “Các con hãy làm việc này mà Nhớ đến Thày”, không chỉ có ý muốn thiết lập một bữa ăn huynh đệ mà là một thứ phụng vụ, một tác động đích thực của sự tôn thờ và sùng kính Chúa Cha “trong tinh thần và chân lý” (Jn 4:24).
Việc canh tân phụng vụ không phải là việc đi đến chỗ hủy hoại cái gia sản lâu đời của Giáo Hội Công Giáo mà là có ý nuôi dưỡng, theo chiều hướng trung thành với truyền thống Công Giáo, việc canh tân phụng vụ để thánh hóa Kitô hữu;
Chúa Kitô muốn Việc Hiện Diện Thực Sự của Người nơi Bí Tích Thánh để nhớ đó Vị Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Sinh có thể, hôm nay và mãi mãi là một Vị Thiên Chúa gần gũi với nhân loại như Đấng Cứu Chuộc và là Chúa của nhân loại.
Diễn viên đóng vai Đức Gioan Phaolô II được triều kiến ĐTC và nghe Ngài khuyên nhủ
Có một chuỗi tuồng truyền hình ngắn về ĐTC GPII ở Ý mang tên “Karol Wojtyla: Câu Truyện của một Người Trở Thành Giáo Hoàng”, do diễn viên nổi tiếng Balan Piotr Adamczyk thủ vai.
Ngày Thứ Tư 17/11/2004, tờ nguyệt san Ý Sorrisi e Canzoni, với 10 trang hình ảnh đính kèm, đã phổ biến bài tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC GPII với người diễn viên này cũng như với nhà sản xuất loạt tuồng truyền hình này về Đức Thánh Cha.
Người diễn viên này tiết lộ các chi tiết liên quan đến cuộc triều kiến đặc biệt này như sau:
“Khi tôi biết rằng tôi sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng, tôi cảm thấy hoảng hốt, dđ62ng thời lại cảm thấy lo aâ làm sao ấy: Tôi sẽ nói gì với Ngài đây? Tôi phải trình diễn vai của Ngài nên tôi có cả hằng tá vấn đề để hỏi Ngài.
“Thế nhưng khi giây phút đó tới, được vị thư ký giới thiệu tôi với Ngài với những lời lẽ: ‘Tâu Đức Thánh Cha, đây là người sẽ đóng vai Karol Wojtyla’ thì lần đầu tiên trong đời mình, tôi đã quên những điều định hỏi.
“Tôi cảm thấy rất sung sướng, tôi thực sự rất sung sướng”.
Nhà sản xuất cuốn phim cũng được triều kiến Đức Thánh Cha bấy giờ là Pietro Valsecchi cho biết rõ hơn là “Đức Thánh Cha nhìn thẳng vào mắt Piotr mà nói ‘Các người có khùng không mà lại đi thực hiện một cuốn phim về tôi cơ chứ. Thế nhưng tôi đã làm những gì nào?”
Cuốn phim này, vốn liếng trên 10 triệu Đồng Âu (tức 12.9 triệu Mỹ Kim), đang được sản xuất bởi Hãng Phim Taodue và sẽ được trình chiếu trên Đài Truyền Hình số 5 ở Ý vào mùa xuân này. Nhà xuất bản cuốn phim hy vọng rằng sẽ bán bản quyền truyền hình cho các đài truyền hình trên khắp thế giới.
Người diễn viên này đã thú nhận rằng việc đóng vai Đức Thánh Cha là cả một vấn đề khó khăn vì “Ngài là một con người thật, lại vẫn còn hiện đại nữa… Việc cố gắng bắt chước các cử chỉ và lời nói của Ngài là những gì khó khăn không thể nào ngờ nổi. Cần phải rõ ràng là cuốn phim này không phải là một cuốn phim tài liệu mà là một cuốn phim tiểu thuyết được chúng tôi sử dụng để cố gắng cho thấy khung cảnh cũng như bầu khí của những thời bấy giờ, bằng cách trình thuật lại như một cuốn tiểu thuyết về đời sống và hoạt động của một con người đã ảnh hưởng tới lịch sử”.
Tuy nhiên, những địa điểm lịch sử như Krakow là những di tích tài liệu được quay phim.