GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 11/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống    thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.  

 

__________________

 NGÀY 22 THỨ HAI

  

ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Mẹ Dâng Mình 21/11/2004 về Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân


1.     Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên, là ngày cử hành Lễ Trọng Chúa Kitô Vua vũ trụ.


Các vị Nghị Phụ của Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhìn đến Người, khi mà, vào ngày 21/11 của 40 năm trước đây khi các vị công bố bản hiến chế tín lý được bắt đầu bằng những lời "Lumen gentium cum sit Christus," Chúa Kitô là ánh sáng soi cho các dân nước.


“Áng Sáng Muôn Dân – Lumen Gentium” đã tạo nên một mốc điểm trong cuộc hành trình của Giáo Hội trên những nẻo đường của thế giới hiện đại và đã phấn khích dân Chúa cương quyết hơn trong việc lãnh nhận trách nhiệm xây dựng Vương Quốc Chúa Kitô của mình là vương quốc chỉ được nên trọn vào lúc tận cùng lịch sử.


2.     Thật vậy, việc sinh động phúc âm ở lãnh vực trần thế là nhiệm vụ của hết mọi người đã lãnh nhận phép rửa, nhất là thành phần tín hữu giáo dân (xem "Lumen Gentium," các số 31,35,36,38, v.v.). Phương tiện hữu dụng cho sứ vụ này còn là cuốn Tổng Lược Giáo Huấn về Xã Hội của Giáo Hội được Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình phổ biến trong năm nay, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của Tôi một lần nữa với hội đồng này.


3.     Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu ấy, hết mọi nỗ lực của con người cần phải được hỗ trợ bởi việc nguyện cầu. Hôm nay là Ngày “Pro Orantibus”. Tôi xin ký thác cho Mẹ Maria rất thánh các cộng đồng sống đời chiêm niệm, những cộng đồng Tôi ưu ái gửi lời chào. Chớ gì những người anh chị em của chúng ta đây không bao giờ thiếu sự nâng đỡ về tinh thần cũng như vật chất của tất cả mọi tín hữu.



ĐTC GPII với tham dự viên đại hội thường niên của Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Gia Đình về “Sứ Vụ của Các Cặp Vợ Chồng Già Dặn Kinh Nghiệm với Các Cặp Đính Hôn Và Mới Thành Hôn”


Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô thiết lập năm 1981, đã tổ chức đại hội hằng năm 3 ngày, năm nay cũng ở Vatican, bắt đầu từ Thứ Năm, 18/11 đến Thứ Bảy 20/11/2004, với chủ đề: “Sứ Vụ của Các Cặp Vợ Chồng Già Dặn Kinh Nghiệm với Các Cặp Đính Hôn Và Mới Thành Hôn”. Vào ngày kết thúc cuộc đại hội này, ĐTC đã ban lời huấn dụ cho 150 tham dự viên với những điểm chính yếu tiêu biểu như sau:


“Ai hủy hoại cơ cấu nền tảng của việc nhân loại sống chung này, bằng cách tỏ ra không tôn trọng căn tính của nó và bằng lật độ các việc làm của nó, là thành phần gây ra một vết thương hằn sâu trong xã hội, và gây ra một tình trạng nguy hại thường là những gì bất khả chữa trị”.


“Sứ vụ của các đôi phối ngẫu cũng như của các gia đình Kitô hữu, theo ân sủng được lãnh nhận nơi bí tích hôn phối, để phục vụ việc xây dựng Giáo Hội cũng như xây dựng vương quốc của Thiên Chúa trong giòng lịch sử… không hề mất đi một chút nào cái thời hạn của nó cả. Trái lại, nó còn trở thành hết sức khẩn trương nữa”.


Về chủ đề đại hội năm nay của phân bộ tòa thành này, ĐTC khuyên nhủ các gia đình mới hãy trân quí sự giúp đỡ khôn ngoan, tận tình và quảng đại của những đôi phối ngẫu khác là thành phần đã từng trải đời sống hôn nhân và gia đình”.


Ngài nói việc cố vấn ấy là những gì hữu dụng “nhất là trong những năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân”, khi mà các gia đình đang đi đến chỗ “từ từ gặp phải những khó khăn trong việc thích ứng với đời sống chung hay với việc sinh sản con cái”.


ĐTC lấy làm hài lòng khi thấy “việc xuất hiện càng nhiầu trên thế giới các phong trào ủng hộ gia đình và sự sống. Hoạt động của họ, khi nhắm vào việc phục vụ những ai mới lập gia đình, bảo đảm việc giúp đỡ quí hóa để thỏa đáng một cách thuận lợi cho tính cách phong phú của ơn Chúa kêu gọi họ”.


Sau cùng ĐTC cũng không quên kêu gọi việc tham dự Cuộc Họp Các Gia Đình Hòa Vũ lần thứ 5 được dự định tổ chức vào năm 2006 ở Valencia, Tây Ban Nha.


Theo bản thông báo của văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết thì đại hội nhắm đến chủ đề này là để tìm cách “cổ võ một cuộc nghiên cứu sâu xa hơn về tình trạng hiện nay của các gia đình, nhất là liên quan tới việc đóng góp của rất nhiều mái ấm gia đình, thành phần hoàn toàn sống thực tại hôn nhân theo Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, thành phần có thể cống hiến cho các đôi phối ngẫu đính hơn hay mới thành hôn để hỗ trợ họ trên con đường sửa soạn thành hôn và rồi vào cả những năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân gia đình nữa”.


Những ai hoạt động trong lãnh vực thừa tác vụ mục vụ cho các gia đình, cũng như những phần tử của chính các gia đình, thành phần “nắm được cốt lõi của một đời sống hôn nhân tốt đẹp”, có thể gần gũi với những cặp tân hôn, “giúp đỡ họ một cách sáng suốt, khôn ngoan và vững chắc chẳng những cho con cái mới lập gia đình của họ mà còn cho cả cháu chắt mới lập gia đình của họ nữa”.


“Thành phần làm ông bà, bằng sự khôn ngoan và tình cảm của họ, có thể là nguồn lợi trong những trường hợp khó khăn bất khả tránh nơi đời sống của những gia đình mới. Những cặp phối ngẫu già dặn này, thành phần đầy kinh nghiệm về nhân bản và Kitô giáo, là những cặp vợ chồng quí hóa, vì họ có thể lấy chính đời sống của mình để làm chứng và làm tông đồ cho vẻ đẹp và hạnh phúc của đời sống gia đình khi được sống theo đúng ý định của Thiên Chúa”.


Việc nhổ tận gốc rễ nạn trẻ em cầm súng đầu quân


Mặc dù ĐTC GPII nhiều lần, nhất là trong sứ điệp Mùa Chay cho năm 2004, đã kêu gọi bãi bỏ nạn trẻ em cầm súng đầu quân, trên thế giới vẫn còn đến 300 ngàn em đang làm việc này trong ít là 21 cuộc xung đột võ trang, thành phần được ĐTC cho rằng “bị tổn thương nặng nề bởi việc bạo động của thành phần người lớn”.


Tổ Chức Liên Minh Ngăn Chặn Việc Sử Dụng Trẻ Em Đầu Quân đã phổ biến Bản Tường Trình Hoàn Vũ Năm 2004 của mình ở Luân Đôn cho báo chí trong tuần lễ thứ ba của Tháng 11/2004 này. Bản tường trình này cho biết trẻ em tuổi từ 9 đến 17 được tuyển mộ vào quân đội hay gia nhập các nhóm võ trang để được huấn luyện và sai đi chiến đấu.


Bản tường trình cảnh báo là “có cả hằng tá nhóm võ trang ở nhiều miền đất khác nhau trên thế giới tiếp tục tuyển mộ trẻ em, bắt chúng phải chiến đấu, huấn luyện chúng sử dụng các thứ vũ khí và các loại chất nổ, đẩy chúng vào việc bạo động, lao động buộc ép cùng các hình thức trái với ý muốn của chúng”.


Vị chủ tịch của tổ chức này là ông Casey Kelso, như được nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh là L’Osservatore Romano trích dẫn, nói rằng “tất cả các thế hệ đang mất đi tuổi thơ của mình vì các chính quyền và các nhóm võ trang”.


Bản tường trình liệt kê đặc biệt các cuộc xung đột có trẻ em tham dự với tư cách quân nhân như Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Sudan, Uganda, Zimbabwe, India, Burma, Sri Lanka, Indonesia, Iraq, Israel, Palestine Territories, Colombia và Chechnya.


Trong tổng số 300 ngàn em ở 196 quốc gia bị chính phủ hiếu chiến hay các nhóm nổi dậy tuyển mộ chiến đấu từ tháng 4/2001 đến 3/2004, có 100 ngàn em ở Phi Châu.


Trong một số trường hợp, các em chẳng những được huấn luyện sử dụng vũ khí mà còn để làm mật thám nữa, như ở Do Thái và bị bắt sử dụng bạo động để chiến đấu chống đồng bạn của mình, như ở Angola và Sierra Leone. Một số em còn bị sử dụng như thành phần đưa đẩy bán ma túy, như ở Colombia.


Bản tường trình nêu lên những dữ kiện quan trọng về A Phú Hãn, Angola và Sierra Leone. Tình trạng chấm dứt chiến tranh trong những năm gần đây đã dẫn đến chỗ giải ngũ cho 40 ngàn em. Việc giải ngũ này lại tương phản với tình hình mới là có 25 ngàn em khác dính dáng đến những cuộc chiến tranh ở Ivory Coast và Sudan.


Bản tường trình còn đề cập tới trường hợp những em được huấn luyện những khóa quân nhân hợp pháp hay được ghi danh theo pháp lý cho dù không phải để sai đi đánh nhau. Trong 60 chính phủ thực hiện việc này có Hiệp Vương Quốc, Úc Đại Lợi, Đức và Hòa Lan. Gần đây Tổng Thống Putin ở Nga đã lập lại các học đường quân đội vốn không được sử dụng đến cách đây đã lâu.


Ngoài ra, còn có trường hợp các em được huấn luyện chiến tranh và tham gia vào các cuộc hành quân, như được luật pháp của nước các em qui định. Bản tường trình đề cập tới trường hợp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là nơi hằng năm tuyển mộ trên 10 ngàn em trai tuổi 17 để gia nhập quân đội. Vào giữa năm 2003 và 2004, có 53 em được sai đi Iraq, 5 em đến A Phú Hãn và 2 em đến Kuwait.


Bản tường trình kêu gọi các chính phủ hãy loại trừ việc tuyển mộ các em vị thành niên dưới 18 tuổi, và hãy hoàn toàn tuân hợp với những gì được Liên Hiệp Quốc công nhận liên quan tới Công Ước về Các Quyền Lợi của Trẻ Em dính dáng tới vấn đề xung đột võ trang.



“Lời Kêu Gọi Tất Cả Mọi Người Tin Tưởng: Hãy Viếng Thăm Thánh Địa”


Các vị đại diện tất cả giáo hội ở Thánh Địa đã cùng nhau lên tiếng kêu gọi Kitô hữu hành hương Thánh Địa qua bản tuyên cáo “Lời Kêu Gọi Tất Cả Mọi Người Tin Tưởng: Hãy Viếng Thăm Thánh Địa”, với mục đích là để ngăn chặn việc bỏ Thánh Địa ra đi vì tình hình an ninh căng thẳng ở đây ở hai phe Do Thái và Palestine.


Lời kêu gọi này được ký tên bởi những vị sau đây: Cha Pierbattista Pizzaballa, Bảo Quản Viên Thánh Địa; Đại diện Đức Thánh Cha ĐTGM Pietro Sambi, các vị đại diện Chính Thống Giáo Hy lạp và Nga, các giáo phái và giáo hội Tin Lành và Armenia. Đây là lần đầu tiên thành phần đại diện các giáo hội Kitô giáo ở Thánh Địa mới có một bản tuyên cáo chung như thế này.


Để ủng hộ bản tuyên cáo này, ông bộ trưởng du lịch Do Thái là Gideon Ezra đã cho thấy con số thụt xuống từ thành phần hành hương Thánh Địa do vấn đề an ninh. Chẳng hạn, trong năm 2000, Kitô hữu chiếm 60% trong số 2.6 triệu khách du lịch ở Thánh Địa, thế mà trong năm 2004 chỉ còn 29%.


Cha Pizzaballa đã âm vang câu nói nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII là “Có nhiều điều chia rẽ Kitô hữu, nhưng có nhiều điều hiệp nhất chúng ta hơn”, và vị linh mục này chứng tỏ: “Thánh địa là một trong những điều ấy”.


ĐTGM Sambi đề cập đến khách hành hương đến các Nơi Thánh như là một thời gian “vui sướng và thăng hóa tinh thần”, thành phần góp phần vào việc phấn khởi cho cả về mặt tinh thần lẫn vật chất cho các cộng đồng Kitô hữu nhỏ bé ở đó, bởi nhiều Kitô hữu sống về dịch vụ du lịch. Ngoài ra, khách hành hương còn tạo nên “một bầu khí an bình” là những gì có thế góp phần “làm giảm bớt tình hình căng thẳng về chính trị giữa những người Do Thái và Palestine”.


Bản tuyên cáo cũng than tiếc về cuộc ra đi của những người Kitô hữu ở đây. Ngày nay họ chỉ còn 1.5% dân số ở Thánh Địa mà thôi: “Cùng với cuộc bỏ đi của Kitô hữu, nhân sinh quan của Kitô Giáo liên quan đến việc tôn trọng con người và sự sống con người cũng biến mất luôn, ở một vùng đất mà những giá trị này đang tỏ tường suy thoái”.


Bản văn cũng than tiếc về thái độ bất động của “các chính phủ Tây Phương Kitô giáo”, một thái độ “phát xuất từ một thứ quan điểm sai lạc về quyền tự do tôn giáo và có thể bởi chiều hướng trần thế quá trớn”, đã quên đi việc hỗ trợ Kitô hữu và giúp đỡ những người Palestine chỉ vì những động lực thuần ý hệ và chính trị.



“Thế Giới Không Thể Nào tỏ ra thái độ cứ dửng dưng” trước tình hình khủng hoảng ở Sudan


ĐGM Cesare Mazzolari ở Giáo Phận Rumbek ở miền nam nước Sudan đã lên tiếng trong dịp của một khóa họp ngoại lệ hai ngày của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ở Nairobi, Kenya về tình hình khẩn cấp ở Sudan: miền nam và Darfur. Đây là khóa họp thứ tư của hội đồng này được thực hiện ở ngoài tổng hành dinh Nữu Ước của mình, và biến cố ngoại lệ này là lần đầu tiên trong 14 năm qua.


Đài Phát Thanh Vatican đã trích lại lời của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Anna đã nói: “Cần phải mau chóng tiến đến một thỏa hiệp hòa bình để chấm dứt chiến tranh ở miền nam Sudan, cũng như để ngăn ngừa chiến tranh lan tràn đến những vùng khác nơi xứ sở này, như đã xẩy ra ở cuộc xung đột liên sắc tộc ở Darfur”.


Nhà lãnh tụ của thành phần nổi loạn ở miền nam giành độc lập là ông John Garang, và chính phủ Khartoum loan báo rằng họ sẽ ký kết một bản giao kèo cho thấy đôi bên quyết tâm chấm dứt chiến tranh bằng một thỏa ước hòa bình trong năm nay.


Cuộc nội chiến này đã diễn tiến ở Sudan trên 21 năm qua giữa chế độ ở miền bắc là chính phủ Khartoum, da trắng, Ả Rập và Hồi Giáo, và miền nam nổi loạn, chính yếu da đen, theo linh vật thuyết và Kitô hữu, một cuộc chiến đã gây thiệt mạng cho trên 2 triệu người và gần 5 triệu người tản mác khắp nơi.


Cuộc xung đột bùng nổ từ năm 1983, khi vị Tổng Thống lúc ấy là Gaafar Nimeiry đã thiết lập luật Hồi Giáo. Vào năm 1989, tiến trình ép buộc Hồi Giáo hóa dân chúng miền nam được phát động.


Từ Tháng 2/2003, miền tây Darfur trở thành một bãi chiến trường chống chõi giữa chính quyền Sudan với hai nhóm nhân dân nổi dậy tự vệ là Phong Trào Công Lý Và Bình Đẳng JEM (Justice and Equality Movement) và Phong Trào Quân Lực Giải Phóng Sudan (LSA-M (Sudan Liberation Army-Movement. Kết quả là gần 70 ngàn người chết và khaỏng 2 triệu người bị tản mác khắp nơi.


Tình hình gia tăng bạo loạn ở Darfur khiến cho vị tổng thư ký LHQ hai tuần trước đây đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ can thiệp. Ông tin rằng cuộc họp của hội đồng này ở Nairobi lần này là một cơ hội rất tốt để giải quyết vấn đề Sudan.


Hôm Thứ Năm 18/11/2004, ông Sergio Cecchini thuộc tổ chức Các Bác Sĩ Không Biên Giới, người vừa đến Sudan, đã xác nhận với Đài Phát Thanh Vatican rằng tình hình ở Sudan đã trở nên nguy hại hơn trong mấy tháng vừa qua: “Những cuộc tấn công tăng phát, tình hình bạo loạn tấn công nhân chúng ở Darfur tăng phát, nhưng cũng tấn công cả nhân viên nhân đạo nữa. Những trường hợp hiếp dâm cũng tăng phát, dấu hiệu hiển nhiên chúng ta đang thấy là chỉ là một chút đầu mỏm của cả một tảng băng”.


ĐGM Mazzolari đã nói cùng cơ quan thông tin SIR của hội đồng giám mục Ý quốc vào đầu cuộc họp thượng đỉnh ở Nairobi rằng: “Tôi hy vọng là sẽ có những biện pháp mạnh mẽ và chính đáng để chấm dứt những thứ lạm dụng và dã man đang liên tục xẩy ra”.


Trong cuộc điện đàm từ giáo phận Rumbek, vị giám mục này nhấn mạnh rằng “cuộc xung đột ở Sudan và thảm trạng nhân đạo ở Darfur không chỉ ảnh hưởng riêng Liên Hiệp Quốc. Phần còn lại của thế giới không thể nào tỏ ra thái độ cứ dửng dưng. Không cần phải tìm kiếm thêm những lý lẽ chữa mình để tránh khỏi một thứ trục trặc đang ảnh hưởng tới cả thế giới, và là một thứ trục trặc cần phải chấm dứt. Chúng tôi, là Giáo Hội, tiếp tục làm mọi sự có thể để cổ võ hòa bình”.


Vị giám mục này cảnh giác: “Chúng tôi cảm thấy sung sướng vì cuộc họp thượng đỉnh LHQ đang diễn tiến ở Nairobi, đồng thời cũng lo sợ rằng Miền Bắc Sudan không coi trọng cử chỉ này”.


Vì ở miền bắc quốc gia này “không có vấn đề tôn trọng thứ quyền bính xuất phát từ thế giới Tây Phương. Và Liên Hiệp Quốc được coi là một lực lượng đến từ bên ngoài. Bởi thế, vị giám mục này sợ rằng cuộc họp ấy sẽ không thành công. Ở Sudan, dân chúng đã mệt mỏi và không còn tin tưởng gì nữa. Mười ngày trước đây, ở một trong những trại tị nạn lớn nhất, những người lính đã làm một sợi xích người và không cho phép xẩy ra một sự giúp đỡ nào từ bên ngoài cả”.


Vị giám mục này kết luận rằng “Thảm trạng ở Darfur là những gì bất khả diễn tả”. Ở chỗ, “tình trạng thảm họa về nhân đạo” đang “tệ hơn trước”: trẻ em đang bị chết “vì những thứ hung bạo, vì thiếu lương thực, vì làng mạc đã bị tiêu hủy. Thành phần rời bỏ những trại tị nạn hiện nay có nghĩa là chết”, nhưng “các cơ quan không tiến hành nổi việc nhận lãnh thực phẩm”, “các làng mạc bị phá thành bình địa”, và “không có nước nôi vì những giếng nước đã bị nhiễm độc”.


 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ