GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 11/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho Kitô hữu ý thức được ơn gọi riêng của mình trong lòng Giáo Hội, để họ hăng say đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa và nên thánh trong bậc sống của mình”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động truyền giáo luôn ý thức được rằng tác hiệu của việc truyền bá phúc âm hóa xuất phát từ cuộc sống thánh thiện cũng như từ việc sâu xa kết hợp với Chúa Kitô”.
__________________
NGÀY 5 THỨ SÁU |
Bài Ca Chúc Tụng Con Chiên Kitô
(ĐTC GPII: Bài giáo lý 124 về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, Thứ Tư 3/11/2004, về Ca Vịnh Khải Huyền 4 và 5, cho Kinh Tối Thứ Ba, Tuần Thứ Hai)
1. Bài ca vịnh vừa được công bố cho chúng ta mang đến cho Phụng Vụ Giờ Kinh Chiều tính cách đơn giản và sốt sắng của một ca đoàn chúc tụng. Đó là một phần của thị kiến trang trọng mở đầu của Sách Khải Huyền, một cuốn sách cho thấy một loại phụng vụ thiên đình mà chúng ta là thành phần vẫn còn lữ hành trần thế cũng được liên kết qua các cuộc cử hành của giáo hội chúng ta.Bài thánh thi ca này, một bài được sáng tác với một số câu được trích từ Sách Khải Huyền và được liên kết cho việc phụng vụ sử dụng, có hai yếu tố căn bản. Yếu tố thứ nhất, được phác tả một cách vắn gọn, đó là việc chúc mừng công cuộc của Chúa: “Chúa đã tạo dựng nên tất cả mọi sự; vì Chúa muốn mà chúng được hiện hữu và được tạo thành” (4:11). Thật vậy, việc tạo thành là những gì cho thấy quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Như Sách Khôn Ngoan viết: “từ sự vĩ đại và tuyệt vời của những thụ sinh phát sinh ra nhận thức xứng đáng về Đấng Hóa Công của chúng” (13:5). Cũng thế, Thánh Phaolô nhận định rằng: “Từ khi tạo thành thế giới, những phẩm tính vô hình về quyền năng và thần tính hằng hữu của Ngài đã được thấu hiểu và nhận thấy nơi những gì Ngài đã thực hiện” (Rm 1:20). Đó là lý do cần phải biết dâng bài ca chúc tụng lên Đấng Hóa Công để mừng vinh hiển của Ngài.
2. Về vấn đề này cũng nên nhắc lại là Hoàng Đế Domitian, vị hoàng đế mà có lẽ dưới triều đại của ông Thánh Gioan đã viết Sách Khải Huyền, đã tự xưng mình danh hiệu “Dominus et dues noster” (chúa và thần của chúng tôi) và đã truyền lệnh là phải xưng hô với ông bằng danh hiệu này mà thôi (see Suetonius, "Domitian," XIII).
Hiển nhiên là Kitô hữu không chịu gán cho bất cứ một tạo sinh con người nào, cho dù có quyền lực rất nhiều, những tước hiệu như thế và chỉ vang lên những lời xưng hô tôn thờ với “Vị Chúa và là Thiên Chúa” chân thực của họ mà thôi, Ngài là Hóa Công của vũ trụ (x Rev 4:11), cũng như với Đấng cùng với Thiên Chúa “là khởi nguyên và là cùng tận” (x 1:17), ngự trên ngai trời với Thiên Chúa là Cha của Người (x 3:21): Chúa Kitô đã chết và đã sống lại, được biểu hiệu ở đây nơi hình ảnh “Con Chiên đứng”, mặc dù Người có “bị thảm sát” (5:6).
3. Đó chính là yếu tố thứ hai được khai triển nhiều nơi bài thánh thi ca chúng ta đang dẫn giải đây: yếu tố Chúa Kitô, Con Chiên bị sát tế. Bốn sinh vật và 24 vị trưởng lão kêu lên Người bằng một bài ca được bắt đầu với câu hô: “Người xứng đáng lãnh nhận cuộn sách và mở các ấn tín trong đó, vì Người đã bị thảm sát” (5:9).
Thế nên, ở tâm điểm của lời chúc tụng này là Chúa Kitô cùng với công cuộc cứu chuộc của Người. Chính vì thế mà Người có thể giải mã ý nghĩa của lịch sử: Chính Người mới là vị “mở các ấn tín” (ibid.) của cuốn sách bí mật chất chứa dự án của Thiên Chúa.
4. Thế nhưng, công việc của Người không phải là công việc dẫn giải; mà là một hành động hoàn thành và giải phóng. Vì Người bị “thảm sát” mà Người mới có thể “cứu chuộc” (ibid.) con người xuất thân từ những gốc gác khác nhau nhất.
Động từ Hy Lạp duđợc sử dụng ở đây không hoàn toàn ám chỉ đến câu truyện Xuất Hành, một câu truyện không hề nói đến “việc cứu chuộc” dân Do Thái. Tuy nhiên, việc liên tục của đoạn văn này chứa đựng một hình ảnh hiển nhiên về lời Thiên Chúa hứa hiển nhiên với dân Do Thái ở núi Sinai: “Các ngươi sẽ trở thành cho Ta một vương quốc tư tế, một quốc gia thánh hảo” (Ex 19:6).
5. Giờ đây lời hứa này đã trở thành sự thật. Con Chiên đã thiết lập cho Thiên Chúa “một vương quốc cùng những vị tư tế… và họ sẽ hiển trị trên trái đất” (Rev 5:10), và vương quốc này hướng về toàn thể nhân loại được kêu gọi để làm nên cộng đồng con cái Thiên Chúa, như Thánh Phêrô đã nhắc nhở: “An hem là giòng dõi được tuyển chọn, laàhàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh hảo, là dân riêng của Người, để anh em có thể loan truyền những lợi chúc tụng Người là Đấng đã kêu gọi an hem từ tối tăn ra ánh sáng lạ lùng” (1Pt 2:9).
Công Đồng Chung Vaticanô II đã minh nhiên ám chỉ đến những đoạn của Bức Thư Thứ Nhất Thánh Phêrô và của Sách Khải Huyền khi, noiù rằng “chức tư tế chung” thuộc về toàn thể tín hữu, đã dẫn giải về cách thức tín hữu hành sử chức này như sau: “Thành phần tín hữu, bởi chức tư tế vương giả của mình, liên kết trong việc hiến dâng Thánh Thể. Họ cũng hành sử chức tư tế này trong việc lãnh nhận các bí tích, trong lời nguyện cầu và tạ ơn, trong việc làm chứng bằng đời sống thánh đức, cũng như bằng việc bỏ mình và chủ động bác ái” ("Lumen Gentium," No. 10).
6. Bài thánh thi ca của Sách Khải Huyền mà chúng ta suy niệm hôm nay đây đã kết thúc bằng lời hô lên cuối cùng bởi “đoàn đoàn lớp lớp” các thần trời (x Rev 5:11). Lời hô lên cuối cùng ấy nói đến “Con Chiên bị thảm sát” là vị được gán cho cùng một vinh hiển như cho Thiên Chúa Cha, “Con Chiên xứng đáng… lãnh nhận quyền năng và giầu sang, khôn ngoan và sức mạnh” (5:12). Đó là giây phút của việc chiêm ngưỡng tinh tuyền, của việc hân hoan chúc tụng, của bài ca mến yêu Chúa Kitô trong mầu nhiệm vượt qua của Người. ]
Hình ảnh vinh sáng này của hiển quang thiên quốc là những gì được ngưỡng vọng nơi Phụng Vụ của Hội Thánh. Thật thế, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở, Phụng Vụ là “tác động” của toàn thể Chúa Kitô (“Christus totus”). Những ai cử hành phụng vụ này trên thế gian đây, thì sống một cách nào đó, vượt ra ngoài các dấu hiệu, phụng vụ thiên quốc, là nơi việc cử hành là một cuộc hoàn toàn hiệp thông và mừng rỡ. Chính ở nơi phụng vụ vĩnh hằng này mà Thần Linh và Giáo Hội làm cho chúng ta tham phần, khi chúng ta cử hành mầu nhiệm cứu độ nơi các phép bí tích (see Nos. 1136 and 1139).
Anh Chị Em thân mến,Bài ca vịnh chúng ta suy niệm hôm nay đây mang đến cho Phụng Vụ Giờ Kinh Chiều tính cách đơn giản và sốt sắng của một ca đoàn chúc tụng. Nó tập trung đặc biệt vào Chúa Kitô, Con Chiên, Đấng đã bị thảm sát nhưng giờ đây đang vinh quang hiển trị. Nơi Người, dự án vĩnh hằng của Thiên Chúa đã được nên trọn. Người đã giải thoát chúng ta khỏi sự dữ và làm cho chúng ta thành một vương quốc tư tế. Chúng ta là một cộng đồng con cái Thiên Chúa là cộng đồng tất cả mọi dân tộc được kêu gọi hình thành.
Khi chúng ta nói lên lời chúc tụng và niềm mến yêu Chúa Kitô cùng chiêm ngưỡng chiên thắng Vượt Qua của Người, chúng ta, ở một nghĩa nào đó, đã thông phần vào mối hiệp thông hoan lạc của phụng vụ thiên quốc vậy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 3/11/2004.
Tòa Thánh qua Truyền Thông về Tình Hình Căn Gốc Kitô Giáo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu (tiếp hôm kia, hôm qua và hết)
ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư của Tòa Thánh đặc trách liên hệ với các quốc gia, trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo La Stampa hôm Thứ Sáu, 29/10/2004, tức vào chính ngày 25 quốc gia hội viên chính thức ký kết vào bản hiến pháp này ở Rôma, đã cho biết cảm tưởng của mình về tình hình căn gốc Kitô giáo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu như sau:
Vấn: Hình như thế giới ngày nay, hơn bao giờ hết, cần đến thẩm quyền về luân lý của Đức Giáo Hoàng để giải quyết những xung khắc của mình. Người ta đã thấy được cái yếu kém của Liên Hiệp Quốc trong vai trò là một tổ chức có khả năng giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế một cách cụ thể hiệu nghiệm. Bởi thế, có chính đáng hay chăng đối với trường hợp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nếu nước này bất đồng với Liên Hiệp Quốc, trong việc tự vệ chống khủng bố tấn công, bằng cách tấn công các quốc gia dường như tỏ ra ủng hộ khủng bố?
Đáp: Nhất định là phải chiến đấu chống lại khủng bố rồi. Có lúc người ta cần phải ra tay. Tuy nhiên, để dập tắt những thùng thuốc nổ người ta không thể làm mà lại thiếu mất những hoạt động có tính cách đa phương, được bắt đầu bằng các tín vụ.
Thế nhưng, trước hết, cần phải giải quyết những nguyên nhân sâu xa đã sản xuất ra và làm cho những thùng thuốc nổ ấy bùng lên. Những nguyên nhân ấy là những nguyên nhân về chính trị, xã hội và văn hóa, tiếc thay, cũng là những nguyên nhân dính dáng tới cả việc lạm dụng tôn giáo nữa.
Việc bắt đầu thực hiện vấn đề trao đổi văn hóa, nhất là ở cấp đại học và giới trẻ, viễn tượng về những vấn đề phát triển tốt đẹp về thương vụ, cũng như tình trạng tăng phát nơi trào lưu thành phần du lịch cũng có thể góp phần lớn vào việc giải quyết ấy.
Đức Giáo Hoàng, vị ngôn sứ tay vo, không ngừng đề cập tới những đường lối hòa bình, thuận hợp và cộng tác giữa các dân tộc. Tôi lấy làm hân hoan khi nghe thấy quí vị nói rằng thẩm quyền về luân lý của ngài được nhìn nhận.
Tôi cũng thấy như thế, rất thường, nơi thế giới ngoại giao, được bày tỏ thậm chí bởi các nhân vật không phải là Kitô hữu. Thế nhưng, có những trường hợp những đường lối hòa bình đòi phải can trường hơn là những đường lối chiến tranh chém giết.
Vấn: ĐTGM có thể đề cập một cách cụ thể những gì Âu Châu có thể thực hiện cho hòa bình trên thế giới?
Đáp: “Phát triển là một danh xưng mới của hòa bình”, đó là câu nói nổi tiếng của Đức Phaolô VI. Tôi nghĩ rằng, trước những diễn tiến có thể xẩy ra sau này, cũng như trước những thảm cảnh di dân của con người là những gì đang xẩy ra trước mắt chúng ta đây, Âu Châu có thể dấn thân cật lực hơn nữa trong việc giúp đỡ các quốc gia Phi Châu.
Từ quyết nghị của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào Tháng 10/1970, một quyết định đã được lập lại ở nhiều hội nghị quốc tế, đến cuộc hội nghị được Liên Hiệp Quốc tổ chức về vấn đề tài trợ cho việc phát triển vào Tháng Ba năm 2002, thì mục tiêu này đã được tái ấn định giành 0.7% của Tổng Sản Lượng của các quốc gia giầu thịnh nhất vào việc phát triển các quốc gia nghèo khổ.
Trong cuộc thượng nghị ở Nữu Ước vào Tháng Chín vừa qua (2004) về vấn đề chống tình trạng đói khổ và nghèo khổ, phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, do Đức Hồng Y Angelo Sodano, quốc vụ khanh của Tòa Thánh, đã hất sức nhấn mạnh đến điều này. Hiện nay chỉ số đóng góp của hầu hết các quốc gia Âu Châu chỉ mới ở vào khoảng 0.2% hay 0.3% tổng sản lượng của họ mà thôi.
Đó là một phương cách rất cụ thể, những gì chắc chắn mang lại những kết quả thiện ích, có thể hoàn thành việc dấn thân này, nhất là đối với các quốc gia nghèo khổ nhất ở Phi Châu, những quốc gia đã từng được một số quốc gia Âu Châu trong giòng lịch sử cho vay mướn mượn nợ.
Ngoài ra, những cấu trúc mới của Khối Hiệp Nhất Âu Châu đang hướng Âu Châu về những cơ hội quan trọng trong việc sử dụng năng lực mạnh mẽ về chính trị và luân lý của mình để can thiệp vào những miền hòa bình đang bị đe dọa hay đang bị vi phạm.
Thế nhưng, hiện nay vấn đề giao hữu đang được nới rộng nên tôi cần phải lập lại một lần nữa về những “căn gốc Kitô giáo”, vì, ngoài công lý và luập pháp, hòa bình đòi phải có những giá trị cao hơn nữa, như tình đoàn kết và sự hòa giải giữa các dân tộc.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 2-3/11/2004
ĐTC GPII với Thủ Tướng lâm thời Iraq về bạo loạn và dân chủ ở Iraq
Hôm Thứ Năm 4/11/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị thủ tướng lâm thời của Iraq là ông Ayad Allawi, 59 tuổi, một tín đồ Hồi Giáo theo phái Shiite, nhậm chức ngày 28/6/2004, là một chuyên viên thần kinh và thương gia sống ở hải ngoại thời cựu tổng thống Sadam Hussein. Trong cuộc gặp gỡ này, ĐTC GPII đã lên án tình trạng bạo loạn ngông cuồng hiện nay ở Iraq và phấn khích việc thiết lập chế độ dân chủ ở quốc gia này, đặc biệt việc tôn trọng tự do tôn giáo của thành phần thiểu số, nhất là của Kitô hữu. Ngỏ lời với ông cùng phái đoàn tùy tùng của ông, ĐTC nói:
“Tôi hân hạnh đón tiếp ông đến thăm Vatican và tôi hứa tiếp tục gắn bó với nhân dân Iraq đang bị thử thách đau thương bởi những cơn cuộc khổ ải trong những năm này.
“Tôi cầu xin để tất cả mọi nạn nhân của khủng bố và của bạo lực ngông cuồng, cho gia đình họ cũng như cho tất cả những ai quảng đại dấn thân hoạt động cho việc tái thiết xứ sở của quí vị.
“Tôi muốn phấn khích các nỗ lực đã được nhân dân Iraq thực hiện để thiết lập những cơ cấu dân chủ là những gì thực sự tiêu biểu và dấn thân bênh vực quyền lợi của tất cả mọi người, hoàn toàn tôn trọng tính cách đa dạng của sắc tộc và tôn giáo, những yếu tố đã luôn là nguồn mạch làm phong phú xứ sở của quí vị.
“Tôi tin tưởng rằng cộng đồng Kitô hữu, hiện diện ở Iraq từ thời các vị tông đồ, sẽ thực hiện việc đóng góp của mình vào việc phát triển nền dân chủ cũng như vào việc xây dựng một tương lai hòa bình ở miền này”.
ĐTC đã gặp riêng ông 10 phút trước cuộc triều kiến chung của phái đoàn ông. Ông đã giới thiệu vợ ông là Thana Allawi, vị bộ trưởng hoạch định và phát triển Mahdi Hafedh; bộ trưởng nhân quyền Bikhtiar Amin, và bộ trưởng nội vụ Wael Al Fadel. Sau cuộc gặp gỡ ĐTC, phái đoàn Iraq này đã gặp ĐHY quốc vụ khanh Angelo Sodano, ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư Tòa Thánh đặc trách liên hệ các quốc gia; Đức Ông Pietro Parolin, phó bí thư của văn phòng liên hệ này, cùng hai viên chức khác của văn phòng quốc vụ khanh là các Đức Ông Franco Coppola và Joseph Murphy.
Trong cuộc họp báo trước khi đến Vatican, và sau khi gặp thủ tướng Ý Silvio Berlusconi, vị thủ tướng Iraq đã kêu gọi các chính phủ chưa dấn thân giúp Iraq tái thiết hãy thực hiện việc này:
“Tôi ngỏ lời cùng các quốc gia vẫn đang là những khách bàng quang trước tình hình Iraq hãy xây dựng một Iraq tốt đẹp hơn, một xứ sở quyết tâm trở lại với cộng đồng quốc tế và mang cộng đồng quốc tế về lại với mình”.
Giáo Hội ở Ấn Độ vẫn lạc quan bất chấp các cuộc tấn công của thành phần Ấn Giáo cực thủ.
Theo Zenit loan báo ngày 3/11/2004, ĐHY Telesphore Toppo, TGM Ranchi và là chủ tịch của hội đồng giám mục Ấn Độ, đã cho Fides biết khi mới ghé thăm cơ quan truyền giáo hải ngoại này của Tòa Thánh rằng:
“Các phong trào cực đoan Ấn Giáo bao giờ cũng là một vấn đề. Những cuộc bạo động của thành phần cực thủ Ấn Giáo xẩy ra ở những vùng bất thường như Kerala cho thấy rằng đang có những lực lượng chống lại Kitô Giáo. Thế nhưng chúng tôi không sợ. Những cuộc bạo động này khiến chúng tôi trở nên thận trọng và khôn ngoan hơn mà còn kiên cường đức tin và chứng từ cuộc sống của chúng tôi nữa. Chúng là dấu hiệu cho thấy cộng đồng Công Giáo này đang sống động và hoạt động cũng như cho thấy rõ ràng việc hiện diện và chứng từ của chúng tôi”.
Nhận định về tình hình xã hội và tôn giáo sau mấy tháng hình thành một chính phủ trung ương mới do Đảng Quốc Hội lãnh đạo, vị hồng ý này cho biết: “Các chính phủ đang thực hiện việc đổi thay, và đó là vấn đề dân chủ. Thế nhưng những thứ đổi thay không xẩy ra đùng một cái; chúng cần có thời gian”.
“Đảng dân tộc chủ nghĩa Ấn Giáo là Baratiya Janata trong 6 năm nắm quyền bính đã thao túng tình trạng quan liêu quốc gia. Gia sản của cựu chính quyền này sẽ kéo dài nhưng dưới sự lãnh đạo quốc gia của Đảng Quốc Hội, chúng tôi hy vọng sẽ có đổi thay về tâm thức. Những cuộc bầu cử vừa rồi đã là một thành đạt của chế độ dân chủ và của tính cách tương nhượng, chúng tôi tin tưởng rằng tân chính quyền sẽ loại trừ được những vấn đề chính đang hành hạ Ấn Độ, như tình trạng nghèo khổ, mù chữ và sức khỏe mong manh.
“Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ rằng Ấn Độ là một xứ sở rộng và nó là một chế độ dân chủ lớn nhất thế giới. Chế độ dân chủ đang làm việc. Đây là một niềm an ủi và chúng tôi lạc quan hướng về tương lai, và là những Kitô Hữu Ấn Độ chúng tôi sẵn sàng thực hiện việc đóng góp của mình cho thiện ích của xứ sở này.
“Giáo Hội ở Ấn Độ thường bị nhìn bằng con mắt thành kiến, ngờ vực, và những hoạt động xã hội cũng như bác ái được coi như là hoạt động dụ giáo”.
Để thắng vượt những tâm tưởng ấy, “Giáo Hội địa phương cần phải tỏ ra cho quần chúng thấy bộ mặt đích thực của mình. Đó là lý do tại sao việc dấn thân của Giáo Hội nơi lãnh vực truyền thông là những gì rất quan trọng. Thiên Chúa là đệ nhất truyền thông gia. Ngài đã truyền đạt cho nhân loại khi sai Con Ngài là Đức Giêsu Kitô. Ngày nay, Giáo Hội được kêu gọi để tiếp tục sứ vụ truyền thông Tin Mừng của Chúa.
“Nơi phần xã hội này, chúng tôi cần phải cải tiến, chúng tôi cần phải hiện diện hơn nữa ở các tiểu bang Ấn Độ, để làm cho sự thật được thắng thế và làm sáng tỏ tất cả những gì Giáo Hội làm nơi lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và phát triển”.