GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 12/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho các trẻ em được coi trọng như là tặng ân của Thiên Chúa, cần phải được tôn trọng, hiểu biết và quí chuộng”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc nhập thể của Chúa Giêsu Kitô trở thành một mô phạm đích thực cho hết mọi nỗ lực hội nhập hóa Phúc Âm”.  

 

__________________

 NGÀY 19 CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG

TRONG NĂM THÁNH THỂ

 

"Maria đã thụ thai Con Trẻ bởi quyền phép Chúa Thánh Linh"

 

Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng A-B-C

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Bởi quyền phép Chúa Thánh Linh, Người (Maria) đã thụ thai Con Trẻ": "Chính Chúa sẽ ban cho các ngươi một điềm lạ: đó là một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và đặt tên cho trẻ là Emmanuel" -  "Chúa ngự qua, chính Ngài là hoàng đế hiển vinh"' "Phúc Âm của Thiên Chúa, Phúc Âm mà Ngài đã hứa từ trước qua các vị tiên tri, liên quan đến Con Ngài, Đấng theo xác thịt sinh bởi dòng dõi Đavít... (Đấng) chúng tôi loan truyền Danh Người - cho mọi Dân Ngoại được tín phục".

 

B.            "Thánh Thần sẽ đến với bà và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ bà' nên trẻ thánh bà hạ sinh sẽ được gọi là Con Thiên Chúa": "Chúa sẽ thiết lập cho vua (Đavít) một nhà. Nhà của vua và vương quốc của vua sẽ tồn tại muôn đời" - "Lạy Chúa, tôi sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời"' "Phúc Âm mạc khải mầu nhiệm kín mật qua nhiều thời đại nhưng nay được tỏ bầy qua những bản văn của các tiên tri -  cho mọi Dân Ngoại tín phục".

 

C.        "Phúc thay quả phúc của lòng Người... Khi tôi vừa nghe lời Người chào thì con trong lòng tôi nhẩy mừng": "Từ ngươi (Bêlem) sẽ xuất hiện cho Ta một Đấng chăn dắt trong dân -ch-Diên" - "Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, xin cho chúng tôi được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng tôi được ơn cứu sống"' "Như được ghi trong cuốn sách, này tôi đến để thực thi ý Chúa - Bởi 'ý muốn' này, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giêsu Kitô hiến thân Người một lần cho mãi mãi"

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Lời đã hóa thành nhục thể": Xuất Thân "bởi quyền phép Chúa Thánh Linh" (Phúc Âm năm A), nhưng lại qua "một trinh nữ thụ thai và hạ sinh" (bài đọc 1 CN1MV năm A và Phúc Âm CN4MV năm A và B). Do đó, "Lời đã hóa thành nhục thể" chính là một "trẻ thánh được trinh nữ sinh ra là Con Thiên Chúa" (Phúc Âm năm B), "là Emmanuel, tức là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Phúc Âm năm A).

 

Với sứ mệnh nhập thể để cứu thế, "Lời đã hóa thành nhục thể", "qủa phúc" (Phúc Âm năm C) của một trinh nữ được "quyền phép Đấng Tối Cao bao phủ" (Phúc Âm năm B), "đến để thực thi ý Chúa" (bài đọc 2  năm C) hầu mang ơn cứu độ, trước hết cho chính vị tiền hô của mình là Gioan "nhẩy mừng" (Phúc Âm  năm C), sau nữa cho "dân -ch-Diên" (bài đọc 1 năm C) cũng như "cho mọi dân ngoại tín phục" (bài đọc 2  năm A và B).

 

"Lời đã hóa thành nhục thể", như thế, chính "là Phúc Âm của Thiên Chúa, Phúc Âm mà Ngài đã hứa từ trước qua các vị tiên tri, liên quan đến Con Ngài, Đấng theo xác thịt sinh bởi giòng dõi Đavít" (bài đọc 2 năm A), "Phúc Âm mạc khải mầu nhiệm kín mật qua nhiều thời đại nhưng nay được tỏ bầy qua những bản văn của các tiên tri" (bài đọc 2 năm B).

 

Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha đã sai Con Cha đến với chúng con như "chính Ngài là hoàng đế hiển vinh" (đáp ca năm A) - "xin (Cha) cho chúng con được phục hồi, (bằng cách) tỏ thiên nhan hiền từ (của Cha) ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống" (đáp ca năm C), để nhờ đó chúng con có thể cùng nhau "ca ngợi tình thương của Cha đến muôn đời" (đáp ca năm B).

 

Hiện Thực Mùa Vọng

 

Mùa Vọng thật ra là thời gian Giáo Hội hướng về biến cố "Lời đã hóa thành nhục thể", chứ không còn là thời gian, như dân Do Thái, cho đến bây giờ, vẫn đang mong chờ Đấng Cứu Thế sẽ đến. Phần Chúa Giêsu, tuy đã về trời, nhưng "luôn ở lại với (Giáo Hội) cho đến tận thế" (Mt.28:20). Do đó, qua và nhờ Phụng Vụ của Giáo Hội trong Mùa Vọng, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" từ từ sẽ có thể xua tan tối tăm nơi chi thể của Giáo Hội mà Người là Đầu (x.Eph.1:22'5:23).

 

Còn đối với mỗi Kitô hữu, chung Phụng Niên và riêng mỗi Mùa Phụng Vụ chính là thời gian "ơn cứu độ gần hơn lúc mới chấp nhận đức tin" (bài đọc 2 CN1MV năm A), tức gần họ hơn lúc họ mới lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, để có thể tránh khỏi tình trạng đáng tiếc là "có một Đấng ở giữa qúi vị mà qúi vị không biết" (Phúc Âm CN3MV năm B), nhất là để có thể "thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa" (Phúc Âm CN2MV năm C), được tỏ ra nơi "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", qua việc Giáo Hội hướng về biến cố "Lời đã hóa thành nhục thể" trong Mùa Vọng, người Kitô hữu cần phải "tỉnh ngủ (bằng cách) dứt bỏ những việc làm tối tăm và mang lấy khí giới ánh sáng" (bài đọc 2 CN1MV năm A), tức là, phải "giữ mình kẻo lòng trí bị trì trệ bởi khoái cảm, say sưa và lo toan trần thế" (Phúc Âm CN1MV năm C).

 

 

Tông Thư

NGÀY CỦA CHÚA – DIES DOMINI

của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Nhập Đề

Chư Huynh quí mến trong hàng Giáo Phẩm và hàng Linh Mục,

Anh Chị Em thân mến!

1.     Ngày của Chúa – được gọi là Chúa Nhật từ thời các Tông Đồ (1) – hằng được đặc biệt chú trọng tới trong lịch sử của Giáo Hội vì mối liên hệ chặt chẽ của ngày này với chính cốt lõi của mầu nhiệm Kitô giáo. Thật vậy, trong việc tính toán theo thời gian hằng tuần thì Chúa Nhật nhắc nhở đến ngày Phục Sinh của Chúa Kitô. Đó là Ngày Lễ Phục Sinh hằng tuần tái diễn, cử hành việc Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết, hoàn tất nơi Người việc tạo dựng tiên khởi và rạng đông của “cuộc tân tạo” (x 2Cor 5:17). Đó là ngày nhắc nhở bằng việc tôn thờ tri ân cảm tạ ngày đầu tiên của thế giới và hướng về trong niềm hy vọng tích cực “ngày cuối cùng”, lúc Chúa Kitô đến trong vinh quang (cf. Acts 1:11; 1 Th 4:13-17) cũng là lúc tất cả mọi sự được đổi mới (x Rev 21:5).

Bởi vậy, thật là xác đáng áp dụng tiếng kêu của Thánh Vịnh Gia vào Chúa Nhật: “Đây là ngày Chúa đã làm nên: chúng ta hãy hân hoan mừng rỡ trong ngày ấy” (Ps 118:24). Lời mời gọi hãy hân hoan mừng rỡ này, một lời mời gọi phụng vụ Lễ Phục Sinh sử dụng, phản ảnh cái ngỡ ngàng bàng hoàng xẩy ra cho những người phụ nữ, sau khi chứng kiến cuộc tử giá của Chúa Kitô, thấy ngôi mộ trống lúc họ ra đó vào “tảng sáng của ngày thứ nhất sau Ngày Hưu Lễ” (Mk 16:2). Đó là một lời mời gọi hãy tái diêãn một cách nào đó cảm nghiệm của hai người môn đệ về làng Emmau, những vị cảm thấy lòng mình “bừng lên” khi Đấng Phục Sinh bước đi với họ trên đường, dẫn giải Thánh Kinh và tỏ mình ra ở việc “bẻ bánh” (x Lk 24:32,35). Lời mời gọi ấy cũng vang vọng niềm vui, thoạt tiên ngờ ngợ rồi sau đó hớn hở, mà các Vị Tông Đồ cảm thấy vào buổi tối cùng ngày hôm đó, khi các vị được Chúa Giêsu Phục Sinh viếng thăm và lãnh nhận tặng ân bình an cùng Thần Linh của Người (cf. Jn 20:19-23).

2.     Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu là biến cố nền tảng cho đức tin Kitô giáo (x 1Cor 15:14). Biến cố này là một thực tại kinh hoàng, một thực tại chỉ được thấu triệt trong ánh sáng đức tin, tuy nhiên cũng là một thực tại được chứng thực theo lịch sử, bởi những người được diễm hạnh thấy Chúa Phục Sinh. Cuộc phục sinh này là một biến cố kỳ diệu chẳng những hoàn toàn độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người, mà còn ở ngay chính tâm điểm của mầu nhiệm thời gian. Thật vậy, “tất cả thời gian đều thuộc về (Chúa Kitô) và tất cả mọi thế hệ”, như phụng vụ gợi lên trong Lễ Vọng Phục Sinh nhắc nhở để bắt đầu thắp Cây Nến Phục Sinh. Vì thế, trong việc tưởng niệm ngày Phục Sinh của Chúa Kitô chẳng những mỗi năm một lần mà còn vào mỗi Chúa Nhật, Giáo Hội muốn nói với hết mọi thế hệ về cái điểm tựa thực sự của lịch sử mà mầu nhiệm về nguồn gốc của thế giới cũng như về định mệnh cuối cùng của nó qui về.

Thế nên, thật là chính đáng khi cho rằng, theo những lời của một bài giảng ở thế kỷ thứ 4, “Ngày của Chúa” là “chúa của mọi ngày” (2). Những ai đã được ơn tin tưởng vào Chúa Kitô Phục Sinh không thể không thấu triệt được tính cách quan trọng của ngày này trong tuần, bằng cùng một cảm xúc thấm thía đã khiến Thánh Giêrônimô phải nói rằng: “Chúa Nhật là ngày Phục Sinh, đó là ngày của Kitô hữu, đó là ngày của chúng ta” (3). Đối với Kitô hữu, Chúa Nhật là “ngày lễ chính yếu” (4), được thiết lập chẳng những để đánh dấu việc liên tục của thời gian mà còn để cho thấy ý nghĩa sâu xa hơn nữa của thời gian.

3.     Tầm quan trọng chính yếu của Chúa Nhật đã được nhìn nhận qua hai ngàn năm lịch sử và đã được Công Đồng Chung Vaticanô II tái nhấn mạnh rằng: “Cứ mỗi bảy ngày Giáo Hội lại cử hành mầu nhiệm Phục Sinh. Đây là một truyền thống từ thời các Tông Đồ, bắt nguồn từ chính ngày Phục Sinh của Chúa Kitô – một ngày bởi đó đáng được gọi là ‘Ngày của Chúa’” (5). Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng này một lần nữa khi ngài phê chuẩn bản tân Lịch Chung Rôma cùng với Những Qui Tắc Phổ Quát ấn định bậc lễ của Phụng Niên (6). Việc tiến đến Ngàn Năm Thứ Ba, một việc kêu gọi tín hữu hãy suy tư về giòng lịch sử trong ánh sáng Chúa Kitô, cũng là việc kêu gọi họ hãy tái nhận thức một cách mãnh liệt một lần nữa ý nghĩa của Chúa Nhật, về “mầu nhiệm” của ngày này, về việc cử hành ngày này, về tầm quan trọng của ngày này với Kitô hữu cũng như với sự sống con người.

Tôi lấy làm hài lòng nhận thấy rằng trong những năm tháng từ Công Đồng Chung Vaticanô II, đề tài quan trọng này đã thúc đẩy chẳng những nhiều thứ nhắc nhở bởi Chư Huynh Giám Mục thân mến với tư cách là thày dạy đức tin, mà còn cả những phương sách về mục vụ khác nhau được chư huynh, với sự trợ giúp của hàng giáo sĩ của mình, phác họa ra một mình hay chung nhau. Trước ngưỡng cửa của Đại Năm Thánh 2000, tôi muốn cống hiến cho chư huynh Bức Tông Thư này để nâng đỡ những nỗ lực mục vụ của chư huynh ở lãnh vực hệ trọng này. Thế nhưng, đồng thời tôi cũng muốn hướng về tất cả anh chị em tín hữu của Chúa Kitô như thể tôi đã hiện diện về tinh thần nơi tất cả mọi cộng đồng mà anh chị em qui tụ lại quanh các Vị Mục Tử của mình vào mỗi Chúa Nhật để cử hành Thánh Thể và “Ngày của Chúa”. Nhiều điều nhận thức và trực giác gợi ý trong Bức Tông Thư này đã được phát triển từ việc phục vụ của tôi khi còn làm giám mục ở Krakow, cũng như từ thời gian tôi lãnh nhận thừa tác vụ làm Giám Mục Rôma khi đến viếng thăm các giáo xứ ở Rôma một cách thường lệ vào các Chúa Nhật khác mùa trong Phụng Niên. Tôi thấy Bức Thư này như những gì tiếp tục việc trao đổi một cách sống động mà tôi luôn cảm thấy vui thích khi thực hiện với tín hữu, như tôi chia sẻ với anh chị em về ý nghĩa của Chúa Nhật và nhấn mạnh đến lý do sống Chúa Nhật như “Ngày của Chúa” thực sự, cũng như trong những hoàn cảnh thay đổi của thời đại chúng ta đây.

4.     Cho đến mới đây vẫn còn dễ dàng giữ Chúa Nhật thánh hảo ở những xứ sở Kitô Giáo truyền thống, vì nó là một việc thực hành hầu như phổ quát, cũng như vì, ngay cả ở tổ chức xã hội dân sự, việc nghỉ ngơi Chúa Nhật được coi là một phần cố định của chương trình làm việc. Tuy nhiên, ngày nay, ngay cả ở những xứ sở theo pháp lý chấp thuận tính chất ngày lễ của Chúa Nhật, thì những đổi thay ở những điều kiện về kinh tế xã hội cũng thường gây ra những cải biến sâu xa nơi tác hành về xã hội, bởi đó nơi cả tính chất của Chúa Nhật. Tục lệ về một thứ “cuối tuần” đã trở nên thông dụng hơn, một gian đoạn nghỉ ngơi hằng tuần, được sống có thể xa nhà và thường tích cực tham gia vào những sinh hoạt về văn hóa, chính trị hay thể thao là những sinh hoạt thường được tổ chức vào các ngày nghỉ. Hiện tượng về xã hội và văn hóa này không phải là không có những khía cạnh tích cực của nó, nếu, trong khi tôn trọng những giá trị thực sự, nó góp phần vào việc phát triển của con người cũng như vào việc thăng tiến đời sống xã hội nói chung. Tất cả những sinh hoạt ấy chẳng những đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, mà còn cả nhu cầu mừng vui vốn có nơi nhân tính của chúng ta. Tiếc thay, khi Chúa Nhật mất đi ý nghĩa chính yếu của mình và trở thành một phần thuần túy của một “cuối tuần”, thì vấn đề xẩy ra là con người tự giam mình trong một chân trời hạn hẹp đến nỗi họ không còn thấy được “các tầng trời” nữa (7). Bởi thế, mặc dù muốn vui mừng mà họ vẫn thực sự không thể nào làm được điều này.

Tuy nhiên, thành phần môn đệ của Chúa Kitô được yêu cầu tránh đi bất cứ lẫn lộn nào giữa việc cử hành Chúa Nhật, một cử hành phải thực sự trở thành cách thức giữ Ngày của Chúa thánh hảo, với việc mừng vui “cuối tuần” được hiểu như một thời gian thuần túy để nghỉ ngơi và xả hơi. Điều này cần phải có một mức độ trưởng thành thực sự về tâm linh là những gì khiến Kitô hữu có thể “trở thành những gì họ là”, hoàn toàn hợp với tặng ân đức tin, lúc nào cũng sẵn sàng chứng tỏ niềm hy vọng nơi họ (x 1Pt 3:15). Có thế, họ mới tiến được đến chỗ hiểu biết sâu xa hơn Chúa Nhật, nhờ đó, ngay cả trong những trường hợp khó khăn, họ vẫn có thể sống hoàn toàn dễ dậy với Thánh Linh.

5.     Theo quan điểm ấy thì tình hình này dường như xẩy ra một cách hỗn hợp. Một đàng thì có gương mẫu của một số Giáo Hội trẻ cho thấy họ có thể cử hành Chúa Nhật một cách sốt sắng ra sao, dù ở các vùng phố thị hay ở các làng mạc rải rác khắp nơi. Trái lại, ở những miền đất khác trên thế giới, vì áp lực của xã hội như đã được đề cập tới, mà có lẽ vì động lực đức tin yếu kém, tỷ số tham dự phụng vụ Chúa Nhật rất là thấp. Trong tâm trí của nhiều tín hữu, chẳng những cảm quan về vai trò trọng yếu của Thánh Thể, mà thậm chí ngay cả cảm quan về nhiệm vụ cần phải tri ân cảm tạ Chúa và cùng với kẻ khác nguyện cầu với Người trong cộng đồng Giáo Hội, là những gì dường như đang bị suy giảm.

Sự thật cũng xẩy ra, cả ở các xứ sở truyền giáo cũng như ở những xứ sở được truyền bá phúc âm hóa lâu đời, tình trạng thiếu thốn linh mục khiến cho việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật không thể được luôn bảo đảm ở hết mọi cộng đồng dân Chúa.

6.     Trước tình trạng bố trận của những tình hình mới này cũng như những vấn nạn bởi đó mà ra, hơn bao giờ cần phải phục hồi những nền tảng tín lý sâu xa làm nền cho luật định của Giáo Hội, nhờ đó giá trị vĩnh tồn của Chúa Nhật nơi đời sống Kitô hữu được sáng tỏ đối với tất cả mọi tín hữu. Để làm việc này, chúng ta hãy theo truyền thống cổ truyền của Giáo Hội, một truyền thống được Công Đồng Chung Vaticanô II mạnh mẽ lập lại trong giáo huấn của mình về Chúa Nhật “Các tín hữu Kitô giáo cần phải qui tụ lại để tưởng niệm cuộc khổ nạn, Phục Sinh và hiển vinh của Chúa Giêsu, bằng việc nghe Lời Chúa và chia sẻ Thánh Thể, cũng như để tạ ơn Thiên Chúa là Đấng đã ban cho họ tặng ân tái sinh vào một niềm hy vọng sống động nhờ Việc Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh từ kẻ chết (x 1Pt 1:3)” (8).

7.     Phận sự giữ Chúa Nhật thánh hảo, nhất là bằng việc tham phần vào Thánh Thể, cũng như bằng việc nghỉ ngơi trong một tinh thần vui mừng và huynh đệ Kitô giáo, có thể dễ dàng hiểu được nếu chúng ta để ý tới những khía cạnh khác nhau của ngày này, những khía cạnh cần chúng ta chú trọng đến trong bức Tông Thư này.

Chúa Nhật là một ngày ở ngay chính cốt lõi của đời sống Kitô hữu. Từ đầu Giáo Triều của mình, tôi đã không thôi lập lại rằng: “Đừng sợ! Hãy cởi mở, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!” (9). Cũng thế, hôm nay đây tôi cũng hết sức xin mọi người hãy tái nhận thức Chúa Nhật: Đừng sợ hiến thời giờ của anh chị em cho Chúa Kitô! Phải, chúng ta hãy mở thời gian của chúng ta cho Chúa Kitô, để Người chiếu ánh sáng lên nó và hướng dẫn nó. Người là Đấng biết được cái bí mật của thời gian và bí mật của vĩnh hằng, và Người ban cho chúng ta “ngày của Ngài” như một tặng ân hằng mới mẻ của tình Ngài yêu thương. Việc tái nhận thức về ngày này là một ân huệ chúng ta cần phải van nài, chẳng những để chúng ta có thể sống những đòi hỏi của đức tin một cách toàn vẹn, mà còn để chúng ta có thể đáp ứng một cách cụ thể những khát vọng sâu xa nhất của con người. Thời gian được hiến cho Chúa Kitô sẽ không bao giờ là một thời gian bị mất mát cả, mà là một thời gian chiếm hữu, nhờ đó, các mối liên hệ của chúng ta, đúng hơn cả đời sống của chúng ta càng trở nên nhân bản thực sự hơn nữa.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ văn khố điện toán toàn cầu của Tòa Thánh:

 http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html
 

Đừng để sự dữ chế ngự nhưng hãy chế ngự sự dữ bằng sự lành
 

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

để Cử Hành Ngày Hòa Bình Thế Giới thứ 38, 1/1/2005
 

(HẾT)

9.     Như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói và như chính tôi đã tái khẳng định, phương tiện hiệu nghiệm thực sự duy nhất của việc giúp cho các Quốc Gia có thể giải quyết vấn đề trầm trọng của tình trạng nghèo khổ đó là cung cấp cho họ các nguồn lợi cần thiết qua việc cứu trợ ngoại quốc về tài chính, chung cũng như riêng, với điều kiện hợp lý, trong môi trường liên hệ thương vụ quốc tế được qui định một cách công bằng (14). Những gì khẩn trương cần thiết ở đây là cuộc động viên về luân lý và kinh tế, một cuộc động viên tỏ ra tôn trọng các hiệp ước đã được thực hiện có lợi cho các xứ sở nghèo khổ, và đồng thời sẵn sàng kiểm điểm những hiệp ước rõ ràng cho thấy trở thành gánh nặng cho một số quốc gia. Về vấn đề này, cần phải khích lệ chương trình Cứu Trợ Công Cộng Để Phát Triển, cũng như cần phải khai thác những hình thức mới về vấn đề chi phí tiền bạc cho việc phát triển, cho dù có khó khăn chăng nữa (15). Một số chính quyền đang cẩn thận trông chờ vào những đường lối hứa hẹn cho điều ấy; những sáng kiến quan trọng này cần phải được thi hành trong tinh thần chia sẻ thực sự, tỏ ra tôn trọng nguyên tắc trợ thuộc. Việc quản trị các nguồn tài chính nhắm đến việc phát triển các xứ sở nghèo cũng cần phải bao gồm cả việc thận trọng gắn bó, về phần cả thành phần cho lẫn nhận, với các việc thực hành quản trị lành mạnh. Giáo Hội khuyến khích và góp phần vào những nỗ lực ấy. Người ta chỉ cần đề cập tới việc đóng góp quan trọng của nhiều cơ quan Công Giáo hằng dấn thân vào việc cứu trợ và phát triển.

10.     Vào lúc kết thúc Đại Năm Thánh 2000, trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, tôi đã nói đến nhu cầu khẩn trương của một thứ sáng tạo mới của đức bác ái (16), để truyền bá Phúc Âm hy vọng trên thế giới. Chúng ta rõ ràng thấy được nhu cầu này khi chúng ta quan tâm tới nhiều vấn đề khó khăn đang chặn đường phát triển ở Phi Châu: như nhiều cuộc xung đột võ trang, những thứ bệnh nạn truyền nhiễm càng tăng bội gây ra bởi tình trạng cực bần cùng, và tình hình bất ổn về chính trị càng gây bất an hơn nữa. Đó là những tình trạng thê thảm cần phải có một chiều hướng thực sự mới cho Phi Châu: cần phải tạo ra những hình thức mới của tình đoàn kết, ở cả lãnh vực song phương và đa phương, bằng việc mọi người phải cương quyết dấn thân hơn nữa, với niềm xác tín trọn vẹn là tình trạng phúc hạnh của các dân tộc ở Phi Châu là một điều kiện bất khả châm chước để đạt tới công ích đại đồng.

Nhiều dân tộc ở Phi Châu đã trở thành những vai chủ yếu trong việc nắm lấy tương lai của mình cũng như trong việc phát triển về văn hóa, dân sự, xã hội và kinh tế của mình! Chớ gì Phi Châu không còn chỉ là một lãnh nhận viên viện trợ nữa, mà trở thành một tác nhân hữu trách trong vấn đề chia sẻ một cách ý thức và sinh lợi! Việc đạt được mục tiêu này đòi phải có một nền văn hóa chính trị, nhất là nơi lãnh vực hợp tác quốc tế. Một lần nữa, tôi muốn nói rằng việc không tôn trọng những hứa quyết được lập lại trong chương trình Cứu Trợ Công Cộng Cho Việc Phát Triển, những vấn đề chưa được giải quyết về vấn đề nặng nợ ngoại quốc của các quốc gia Phi Châu và việc không đặc biệt lưu tâm tới các quốc gia ấy trong mối liên hệ thương vụ quốc tế, là những gì làm ngăn trở trầm trọng cho hòa bình cần phải được lên tiếng và giải quyết. Ngày nay, hơn bao giờ hết, điều kiện quyết liệt để mang lại hòa bình cho thế giới đó là việc công nhận mối liên thuộc giữa các xứ sở giầu thịnh và nghèo khốn, để nhờ đó, “việc phát triển một là trở thành việc tham dự chung ở hết mọi phần đất trên thế giới, hay là phải trải qua một tiến trình suy thoái, thậm chí ở ngay cả những vùng được cho là liên tục tiến bộ” (17).

Tính cách đại đồng của sự dữ và niềm hy vọng của Kitô giáo.

11.     Đối diện với nhiều tình trạng thể thảm đang xẩy ra trên thế giới ấy, Kitô hữu khiêm tốn tin tưởng tuyên xưng rằng chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể giúp cho cá nhân con người cũng như cho các dân tộc thắng vượt được sự dữ và chiếm hữu được sự lành. Bằng cuộc tử nạn và phục sinh của mình, Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta và đã chuộc lại chúng ta “bằng giá cao” (1Cor 6:20, 7:23), chiếm lấy phần rỗi cho tất cả mọi người. Với sự giúp đỡ của Người, hết mọi người mới có thể thắng được sự dữ bằng sự lành.

Dựa vào niềm tin tưởng là sự dữ sẽ không thể nào thắng cuộc, Kitô hữu nuôi dưỡng một niềm hy vọng bất khuất là những gì duy trì những nỗ lực của họ trong việc cổ võ công lý và hòa bình. Bất chấp tội lỗi chung riêng đánh dấu tất cả mọi hoạt động của loài người, niềm hy vọng này vẫn liên lỉ cống hiến cho chúng ta một động lực mới để dấn thân hoạt động cho công lý và hòa bình, cũng như cho một niềm tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Cho dù “mầu nhiệm lỗi lầm” (2Thes 2:7) có hiện diện và năng động trên thế giới này, chúng ta cũng không được quên rằng nhân loại được cứu chuộc có khả năng chống lại nó. Mỗi một tín hữu, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được Chúa Kitô cứu chuộc, “Đấng một cách nào đó liên kết mình với mỗi một con người” (18), có thể cộng tác vào việc chiến thắng này của sự thiện. Hoạt động của “Thần Linh Chúa tràn đầy trái đất” (x Wis 1:7). Kitô hữu, nhất là thành phần tín hữu giáo dân, “bởi thế, không được che giấu niềm hy vọng của mình nơi thâm cung lòng của họ, song phải bày tỏ nó ra qua những hoàn cảnh họ sống đời trần thế, trong việc liên tục hoán cải cùng chiến đấu ‘chống lại các tay thống lãnh thế giới tối tăm, chống lại những quyền lực thiêng liêng gian tà’ (Eph 6:12” (19).

12.     Không một con người nam hay nữ thiện tâm nào có thể loại trừ cuộc chiến đấu chế ngự sự dữ bằng sự lành. Cuộc chiến đấu này chỉ có thể chiến đấu một cách hiệu nghiệm với vũ khí yêu thương mà thôi. Khi sự lành chế ngự sự dữ thì tình yêu thắng thế và ở đâu có yêu thương là ở nay có hòa bình. Đó là giáo huấn của Phúc Âm, được Công Đồng Chung Vaticanô II lập lại: “lề luật nồng cốt của việc hoàn hảo con người, nhờ đó của việc biến đổi thế giới, đó là giới răn mới yêu thương” (20).

Điều này cũng đúng cả nơi các lãnh giới xã hội và chính trị nữa. Về vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã viết rằng những ai mang trách nhiệm bảo trì hòa bình liên hệ tới các dân tộc đều phải nuôi dưỡng nơi mình và thắp lên nơi kẻ khác “đức bác ái là đệ nữ chủ nhân và là nữ hoàng của tất cả mọi nhân đức” (21). Kitô hữu cần phải trở thành những chứng nhân xác tín của sự thật này. Họ cần phải tỏ ra cho thấy qua đời sống của mình là tình yêu là mãnh lực duy nhất có thể mang lại tầm vóc viên trọn cho con người cũng như cho xã hội, một quyền lực quy nhất có khả năng điều khiển giòng lịch sử theo chiều hướng sự thiện và an bình.

Trong năm được giành cho Thánh Thể này, chớ gì con cái nam nữ của Giáo Hội tìm thấy được nơi bí tích yêu thương tận tuyệt này giòng suối của tất cả mọi niềm hiệp thông: hiệp thông với Chúa Giêsu Cứu Chuộc, và trong Người, với hết mọi con người. Nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, được hiện thực một cách bí tích nơi mỗi một cuộc cử hành Thánh Thể, chúng ta được cứu khỏi sự dữ và có thể làm lành. Với một sự sống mới được Chúa Kitô ban cho, chúng ta có thể nhìn nhận nhau là anh chị em, bất chấp mọi khác biệt về ngôn ngữ, quốc tịch và văn hóa. Tóm lại, bằng việc thông phần vào một tấm bánh duy nhất và một chén duy nhất, chúng ta nhận thức được rằng chúng ta là “gia đình của Thiên Chúa” và cùng nhau chúng ta có thể góp phần hiệu nghiệm của mình vào việc xây dựng một thế giới theo các giá trị của công lý, tự do và hòa bình.

Tại Vatican ngày 8/12/2004
Gioan Phaolô II

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ văn khố điện toán toàn cầu của Tòa Thánh được phổ biến ngày Thứ Năm 16/12/2004. (Những chỗ được in đậm là do người dịch tự ý nhấn mạnh, còn những chữ in nghiêng hoàn toàn từ nguyên bản)
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/messages/peace/documents/hf_jp-ii_mes_20041216_xxxviii-world-day-for-peace_en.html

Ghi chú:
(1) In this regard, Saint Augustine observed that "two loves have established two cities: love of self, carried to contempt for God, has given rise to the earthly city; love of God, carried to contempt for self, has given rise to the heavenly city" (De Civitate Dei, XIV:28).
(2) Cf. Address to the General Assembly of the United Nations for its Fiftieth Anniversary (5 October 1995), 3: Insegnamenti XVIII/2 (1995), 732.
(3) Catechism of the Catholic Church, No. 1958.
(4) John Paul II, Homily at Drogheda, Ireland (29 September 1979), 9: AAS 71 (1979), 1081.
(5) The common good is widely understood to be "the sum of those conditions of social life which enable groups and individuals to achieve their fulfilment more completely and readily". Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 26.
(6) Cf. John XXIII, Encyclical Letter Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 417.
(7) Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 26.
(8) Cf. John XXIII, Encyclical Letter Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 421.
(9) Cf. John Paul II, Encyclical Letter Centesimus Annus, 41: AAS 83 (1991), 844.
(10) Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 69.
(11) Cf. John Paul II, Encyclical Letter Centesimus Annus, 35: AAS 83 (1991), 837.
(12) Cf. John Paul II, Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis, 42: AAS 80 (1988), 572.
(13) Address to Participants in the Study Week of the Pontifical Academy of Sciences (27 October 1989), 6: Insegnamenti XII/2 (1989), 1050.
(14) Cf. Paul VI, Encyclical Letter Populorum Progressio, 56-61: AAS 59 (1967), 285-287; John Paul II, Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis, 33-34: AAS 80 (1988), 557-560.
(15) Cf. John Paul II, Message to the President of the Pontifical Council for Justice and Peace: L'Osservatore Romano, 10 July 2004, p. 5.
(16) Cf. No. 50: AAS 93 (2001), 303.
(17) John Paul II, Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis, 17: AAS 80 (1988) 532.
(18) Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 22.
(19) Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution Lumen Gentium, 35.
(20) Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 38.
(21) Encyclical Letter Rerum Novarum: Acta Leonis XIII 11 (1892), 143; cf. Benedict XV, Encyclical Letter Pacem Dei: AAS 12 (1920), 215.

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ