GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 12/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho các trẻ em được coi trọng như là tặng ân của Thiên Chúa, cần phải được tôn trọng, hiểu biết và quí chuộng”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc nhập thể của Chúa Giêsu Kitô trở thành một mô phạm đích thực cho hết mọi nỗ lực hội nhập hóa Phúc Âm”.  

 

__________________

 NGÀY 22 THỨ TƯ

 

ĐTC GPII với Giáo Triều Rôma với lời chúc mừng Giáng Sinh liên quan đến mối hiệp nhất Kitô giáo

Vào lúc 11 giờ sáng ngày Thứ Ba 21/12/2004, tại Sảnh Đường Clementine, ĐTC GPII và toàn thể các vị phục vụ tại giáo triều Rôma, các ĐHY, TGM, GM và những người làm đầu các văn phòng khác nhau, đã theo thông lệ chúc mừng Giáng Sinh cho nhau. Sau khi được ĐHY Joseph Ratzinger, trưởng Hồng Y Đoàn đại diện mọi người chúc mừng Giáng Sinh, ĐTC đã ngỏ lời cùng mọi người hiện diện với những ý tưởng chính yếu tiêu biểu liên quan đến vấn đề hiệp nhất Kitô giáo như sau:

Trước hết, ngài ngỏ lời cám ơn các vị về “việc hiện diện và lòng cảm mến anh chị em tỏ ra đối với tôi. Việc qua đi của thời gian làm cho con người cảm thấy càng cần đến ơn Chúa trợ giúp cũng như việc hỗ trợ của con người. Cám ơn anh chị em về việc anh chị em làm việc với tôi ‘một cách hòa điệu’ để phục vụ Giáo Hội Hoàn Vũ.

“Hài Nhi Thần Linh, Đấng chúng ta sẽ tôn thờ nơi cảnh trí giáng sinh là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Đấng hiện diện thực sự trong Bí Tích Bàn Thờ…. Chúng ta nói không lên lời trước một tặng ân và mầu nhiệm cao cả như thế…. Từ Vị Con Thiên Chúa hòa thân làm người này, ‘Ánh Sáng Muôn Dân – Lumen Gentium’, Giáo Hội đã lãnh nhận sứ vụ cao cả của mình trong việc trở thành ‘dấu hiệu và là dụng cụ cho mối hiệp thông thân mật với Thiên Chúa cũng như mối hiệp nhất với toàn thể nhân loại’. Chúng ta lúc nào cũng nhận thức được rằng mối hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất với toàn thể nhân loại, bắt đầu từ Kitô hữu, là việc dấn thân hàng đầu của chúng ta.

Việc cử hành Năm Thánh Thể nhắm đến mục đích, trong số những gì cần phải nhắm tới, đó là làm cho chúng ta càng cảm thấy khao khát muốn được hiệp nhất, một mối hiệp nhất được phát xuất từ mạch nguồn vô tận duy nhất đó là chính Bản Thân Chúa Kitô.

“Những nỗ lực đại kết ở các cấp độ khác nhau đang được gia tăng, nhờ những cuộc giao tiếp liên tục, những cuộc hội ngộ và những hoạt động”. Chẳng hạn như cuộc viếng thăm của phái đoàn đại kết ở Phần Lan, nhất là của Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ Bartholomew I” vào tháng 6 vừa rồi cũng như vào “gần một tháng trước đây ở cuộc trao trả các di tích của các Thánh Gregory Nazianzus và John Chrysostom”. Ngài hy vọng rằng “việc trao trả bức ảnh Mẹ Thiên Chúa Kazan cho Nga sẽ góp phần vào việc gia tăng mối hiệp nhất của tất cả mọi môn đệ Chúa Kitô”.

ĐTC nói rằng ngài “đọc được nỗi khát khao hiệp nhất trên khuôn mặt của các thành phần hành hương của hết mọi lứa tuổi”, nhất là giới trẻ. Ngài cho biết, trách nhiệm của tín hữu trong việc đạt được mối hiệp nhất này thì lớn lao, và riêng ngài “không bao giờ thôi khuyến khích những người Công Giáo Âu Châu hãy sống trung thành với Đức Kitô. Thật vậy, chính trong tâm hồn con người mà những căn gốc Kitô giáo của Âu Châu ấy được nuôi dưỡng, những căn gốc xây dựng không ít tương lai chính đáng và kết đoàn của châu lục này cũng như của toàn thế giới.

Ngài đã kết luận lời chúc Giáng Sinh của mình với giáo triều Rôma năm nay bằng việc lập lại đề tài của Ngày Thế Giới Hòa Bình 2005, đó là “Anh em đừng để mình bị chế ngự bởi sự dữ, nhưng hãy chế ngự sự dữ bằng sự lành”.


 

Đấng Thiên Sai, Vị Vương Chủ Chính Trực, Đấng Bênh Vực Người Nghèo
 

(ĐTC GPII: Giáo Lý về việc Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh bài 129 Thứ Tư 15/12/2004 về Thánh Vịnh 71 [72]: 12-19, cho Kinh Tối Thứ Năm, Tuần Thứ Hai)


1.     Phụng Vụ Kinh Chiều, giờ kinh phụng vụ chúng ta đang chia sẻ về một loạt các bài Thánh Vịnh của nó, đã sắp xếp Thánh Vịnh 71 (72), một bài thánh thi ca về cung đình, cho chúng ta được chia làm hai phần. Sauk hi đã suy niệm phần thứ nhất (x các câu 1-11), giờ đây chúng ta tiến đến việc chuyển động thi ca và thiêng liêng của bài ca được giành cho hình ảnh vinh quang của Đức Vua Thiên Sai (x câu 12-19). Tuy nhiên, chúng ta cần phải nói ngay là phần kết ở 2 câu cuối cùng (18-19) thật ra là hai câu được thêm thắt về phụng vụ sau này vào bài Thánh Vịnh.

Thật vậy, nó là một lời chúc tụng ngắn ngủi nhưng đầy đủ để niêm ấn phần thứ hai của 5 tập 150 bài Thánh Vịnh được phân chia theo truyền thống Do Thái: tập thứ hai bắt đầu bằng Thánh Vịnh 41 (42), bài thánh vịnh của một con nái khát, biệu hiệu rõ ràng của một thứ khát vọng Thiên Chúa về mặt thiêng liêng. Giờ đây, nó là một bài ca hy vọng trong một kỷ nguyên hòa bình và công lý bao gồm thứ tự những bài Thánh Vịnh cũng như những lời lẽ của việc chúc tụng cuối cùng tôn tụng việc hiện diện hiệu năng của Chúa, dù trong lịch sử của nhân loại, nơi Ngài “làm những việc kỳ diệu” (Ps 71[72]:18), hay nơi vũ trụ tạo dựng đầy hiển vinh của Ngài (câu 19).

2.     Như trong trường hợp của phần thứ nhất của bài Thánh Vịnh này, yếu tố quyết liệt để nhận ra hình ảnh của Đức Vua Thiên Sai trước hết đó là sự chính trực và tình yêu thương của Ngài đối với thành phần nghèo khổ (câu 12-14). Họ có một mình Ngài là diểm tựa và là nguồn hy vọng, vì Ngài tiêu biểu hữu hình cho Đấng bênh vực và chủ trị của họ là Thiên Chúa. Lịch sử của Cựu Ước dạy rằng những vị vương chủ của dân Do Thái thực sự rất thường phản nghịch lại việc dấn thân này của họ, khi lạm dụng quyền hành của mình đối với thành phần yếu kém, thành phần bất hạnh và thành phần nghèo khổ.

Bởi thế mà Thánh Vịnh gia mới nhìn tới một vị vua công minh chính trực hoàn hảo hiện thân nơi Đấng Thiên Sai, vị vương chủ duy nhất sẵn sàng ra tay cứu chuộc thành phần bị áp bức “khỏi bị kìm kẹp và hành hung” (câu 14). Tiếng Do Thái được sử dụng ở đây là một tiếng về pháp lý của kẻ bảo vệ thành phần thấp hèn nhất và thành phần nạn nhân, cũng được áp dụng cho dân Do Thái “được cứu chuộc” khỏi cảnh làm tôi khi họ bị quyền lực Pharaoh đàn áp.

Chúa là “vị cứu chuộc giải cứu” chính yếu, Đấng hành động một cách hữu hình qua Đức Vua Thiên Sai, khi bênh vực “sự sống và máu” của thành phần nghèo khổ, những người được bảo vệ của Ngài. Ở đây, “sự sống” và “máu” là thực tại nồng cốt của con người, tiêu biểu cho các thứ quyền lợi cũng như phẩm giá của hết mọi người, những quyền lợi thường bị vi phạm bởi thành phần quyền năng thế lực và ngông cuồng trên thế gian này.

3.     Ở nguyên bản của mình, bài Thánh Vịnh 71(72) chấm dứt, trước luân khúc cuối cùng đã được đề cập tới, bằng một lời chúc tụng tôn vinh Đức Vua Thiên Sai (câu 15-17). Nó như tiếng của một kèn đồng phụ họa cho một ca đoàn dâng lời chào chúc cho vị vương chủ này, cho sự sống của ông, cho phúc hạnh của ông, cho phúc lành của ông, cho sự trường tồn qua các thế kỷ của ông.

Dĩ nhiên, đây là những yếu tố thuộc về kiểu cách của những thứ sáng tác cung đình, với những đặc tính hợp với chúng. Thế nhưng, ở đây những lời lẽ ấy cũng tỏ hiện được sự thật của mình nơi hành động của vị vua toàn hảo ấy, một vị vua được đợi chờ và trông mong, đó là Đấng Thiên Sai.

Theo một đặc tính của những bài thơ về thiên sai thì tất cả thiên nhiên tạo vật được bao gồm vào một thứ biến đổi mà trước tiên là những gì về xã hội: Hạt lúa miến của mùa gặt sẽ trổ sinh muôn vàn khi trở thành hầu như mênh mông bông lúa miến chập chờn trên đỉnh các ngọn núi (câu 16). Nó là dấu chỉ phúc lành thần linh tự tràn ngập trên một trái đất bằng an và yên hàn. Chưa hết, toàn thể nhân loại, khi phá vỡ và loại trừ đi tất cả mọi thứ chia rẽ, sẽ qui tụ về vị vương chủ công minh chính trực này, nhờ đó hoàn trọn lời hứa cả thể được Chúa hứa với Abraham, đó là “Chớ gì các bộ tộc trên trái đất này nhờ Người dâng lời chúc tụng” (câu 17; x Gen 12:3).

4.     Truyền thống Kitô giáo đã trực giác thấy được nơi dung nhan của Đức Vua Thiên Sai này hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô. Trong bài “Dẫn Giải về Thánh Vịnh 71” của mình, Thánh Âu Quốc Tinh, khi đọc bài ca này theo chiều hướng Kitô học, đã giải thích rằng thành phần bần cùng và thành phần nghèo khổ, những thành phần được Chúa Kitô đến giải cứu là “thành phần tin tưởng nơi Người”. Hơn nữa, khi nhắc lại những vị vua được đề cập tới trước đây trong bài Thánh Vịnh này, ngài nói rõ là “nơi dân tộc ấy cũng bao gồm cả những vị vua tôn thờ Ngài. Thật vậy, họ đã không khinh thường trong việc trở nên bần cùng và nghèo khổ, tức là khiêm tốn thú nhận lỗi lầm của mình và nhìn nhận mình cần đến vinh quang và ân sủng của Thiên Chúa, nhờ đó, vị vua này, con của đức vua, sẽ giải thoát họ khỏi kẻ quyền uy”, tức là Satan, “tên vu khống”, tên “mạnh mẽ”. “Thế nhưng, vị Cứu Thế của chúng ta đã hạ thành phần vu khống, và tiến vào nhà của kẻ mạnh, bằng cách cướp đoạt những thứ giầu sang phú quí của họ sau khi xiềng xích họ lại; Người đã giải phóng thành phần bần cùng khỏi kẻ quyền uy thế lực, cùng thành phần nghèo khổ không có ai cứu vớt họ”. Thật vậy, điều này không thể nào thực hiện được bởi bất cứ quyền lực tự nhiên nào: không phải quyền lực của người công chính hay quyền lực của thần trời. Không một ai có thể cứu nổi chúng ta; đó là lý do tại sao Người đã đích thân đến để cứu độ chúng ta” (71,14: "Nuova Biblioteca Agostiniana" (New Augustinian Library), XXVI, Rome, 1970, pp. 809,811).

Anh Chị Em thân mến,

Bài Thánh Vịnh 71, được xướng lên ở đầu buổi triều kiến này, kêu mời chúng ta hãy chú ý trọn vẹn hơn nữa ý nghĩa của Mùa Vọng phụng vụ này. Nó là một bài Thánh Vịnh cung đình, một bài thánh vịnh diễn tả một vị vua công chính và sốt mến, vị vua bênh vực kẻ nghèo và thành phần bị đàn áp (x Ps 71:12-13).

Truyền Thống Kitô Giáo đã nhìn thấy nơi hình ảnh này một Đức Thiên Sai và là một Đức Vua, ám chỉ về Chúa Giêsu Kitô, Con của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Cứu Thế hằng mong đợi đã lâu.

Việc hạ sinh của Chúa Giêsu như thế là việc hoàn thành của lời hứa cao cả được Chúa thực hiện với Abraham: “nơi Người mà mọi bộ tộc đều được chúc phúc” (verse 17; see Genesis 12:3).


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 15/12/2004.
 

ĐTC GPII cảm tạ vị giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh 20 năm phục vụ


Hôm Thứ Ba 14/3/2004, trong cuộc triều kiến riêng với vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, tiến sĩ Joaquín Navarro, cùng với nhân viên của văn phòng này, ĐTC GPII đã tỏ lời cám ơn vị giám đốc này về 20 năm phục vụ của ông.


Văn phòng này được thiết lập từ năm 1966, sau Công Đồng Chung Vaticanô II, như là một văn phòng tín liệu của Công Đồng này, một văn phòng kiêm cả Văn Phòng Tín Liệu của Tờ L’Osservatore Romano là văn phòng được thiết lập từ năm 1939.


Theo nội qui được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chuẩn nhận thì văn phòng báo chí của Tòa Thánh này “là văn phòng của Tòa Thánh có trách nhiệm phổ biến tin tức liên quan tới các hoạt động của Đức Giáo Hoàng cũng như của Tòa Thánh”.


Trong tổ chức văn phòng báo chí này còn có Dịch Vụ Tín Liệu Vatican (VIS: Vatican Information Service) được thành lập từ năm 1990. VIS cung cấp tín liệu đặc biệt cho các vị đại diện Giáo Hoàng, các đức giám mục và các cơ cấu về sinh hoạt huấn quyền và mục vụ của Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh.


Ông đương kim giám đốc mừng kỷ niệm 20 năm phục vụ tại văn phòng này là một phần tử tận hiến của hội Opus Dei Prelature. Ông được sinh ra ở Cartagena, Tây Ban Nha, và học ở các đại học Granada, Navarre và Barcelona, với những bằng cấp về y khoa và mổ xẻ năm 1961, phóng viên ký sự năm 1968 và khoa học truyền thông năm 1980.


Sau khi làm phó giảng sư về y khoa từ năm 1962 đến 1964, ông đã khám phá ra đam mê về ký giả của mình, và bắt đầu vào năm 1977, ông đã làm phóng viên cho tờ nhật báo ABC ở Ma Ní về Ý Quốc và vùng Địa Trung Hải. Đang khi thi hành nhiệm vụ này thì được bầu làm chủ tịch Hiệp Hội Báo Chí Hải Ngoại ở Ý Quốc.


Từ khi được ĐTC bổ nhiệm làm giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh vào năm 1984, ông đã là một phần tử của những phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh ở các cuộc hội nghị quốc tế như Cairô năm 1994, Copenhagen năm 1995, Beijing năm 1995 và Istanbul năm 1996.


Trong số những giải thưởng về nghề nghiệp, ông đã nhận được giải Opinion Leader năm 1980; giải Calabria cho ngành phóng viên hải ngoại năm 1984, và giải Nhà Truyền Thông Trong Năm 1997 do Telecom-Italia trao tặng.


Vào năm 1974, vị chủ tịch này, cùng với Giovanni Caprile, đã khơi dậy một cuộc tranh luận công khai về vấn đề tín liệu chính thức hiếm thấy có liên quan tới Thượng Hội Giám Mục Thế Giới về Vấn Đề Truyền Bá Phúc Âm Hóa. Vị điều hợp viên của Thượng Hội này là ĐHY Karol Wojtyla.


10 năm sau, vào ngày 4/12/1984, vị hồng ý ấy, bấy giờ đã thành giáo hoàng, bổ nhiệm ông làm giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh.


Việc bổ nhiệm một giáo dân và là phần tử của hội Opus Dei làm giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã gây chấn động, nhưng đồng thời cũng không ai có thể ngờ được những thay đổi về các mối liên hệ giữa Tòa Thánh với giới phóng viên ký giả cũng như với lãnh vực truyền thông đại chúng.


Thật vậy, Đức Gioan Phaolô II đã thực hiện một cuộc cách mạng về hình ảnh của vai trò giáo hoàng cũng như của Giáo Triều Rôma trong giới truyền thông đại chúng. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên tổ chức họp báo, thường xuyên trả lời các câu hỏi của thành phần phóng viên ký giả, và cho xuất bản một cuốn sách phỏng vấn về Ngài.


Việc chọn ông Navarro Valls làm giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là một sự kiện trong cuộc cách mạng này. Từ ngày ông giữ vai trò này, có nhiều cuộc họp và tường trình với các ký giả hơn, và những văn kiện được phổ biến nhiều hơn. Hiện nay hơn 80% tin tức về sinh hoạt của Giáo Hội và Giáo Hoàng do văn phòng báo chí của Tòa Thánh cung cấp.


Trong một cuộc phỏng vấn với ký giả Antonio Gaspari cách đây ít lâu, vị giám đốc này cho biết: “Công việc chúng tôi đang cố gắng làm tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican đây là chiến đấu chống lại những thành kiến là những gì có lắm lúc xẩy ra không phải do lỗi lầm của chúng tôi mà là vì cái cố chấp của một số cá nhân”.


Nhân dịp kỷ niệm 20 năm phục vụ của ông, Zenit phổ biến cuộc phỏng vấn này.

 

(còn tiếp)
 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ