GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 12/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho các trẻ em được coi trọng như là tặng ân của Thiên Chúa, cần phải được tôn trọng, hiểu biết và quí chuộng”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc nhập thể của Chúa Giêsu Kitô trở thành một mô phạm đích thực cho hết mọi nỗ lực hội nhập hóa Phúc Âm”.
__________________
NGÀY 29 THỨ TƯ, NGÀY 5 TRONG BÁT NHẬT GIÁNG SINH |
ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Tân Kanya về vấn đề “Gia đình đóng vai trò chính yếu nơi các văn hóa của Phi Châu ”
Hôm 16/12/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự nước Tân Kanya là Raychelle Awuor Omamo khi ông trình ủy nhiệm thư hành sự. Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của Ngài ngỏ cùng vị tân lãnh sự.
Thưa Ông Lãnh Sự,
Tôi hân hoan thân ái chào đón ông hôm nay đây khi chấp nhận Ủy Nhiệm Thư bổ nhiệmn ông làm Lãnh Sự của nước Kenya tại Tòa Thánh này. Mặc dù các cuộc viếng thăm của tôi đến xứ sở của ông xẩy ra mấy năm trước đây song chúng vẫn còn ghi khắc trong tâm trí tôi như là những biến cố hết sức vui mừng. Tôi cám ơn ông về những lời chào mừng từ Tổng Thống Kibaki, từ Chính Phủ của ông cũng như từ tất cả mọi người công dân nước Kenya chuyển tới tôi qua ông. Xin chuyển đến họ những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi và tôi sẽ cầu nguyện cho cuộc phúc hạnh của đất nước này.
Khi tới Nairobi năm 1995, tôi nhận thấy rằng quốc gia của ông và thật sự là cả địa lục Phi Châu nằm ở ngay một giao điểm (cf. Arrival Speech, Nairobi, 18 September 1995). Các dân tộc của châu lục này cũng như các nhà lãnh đạo của các dân tộc ấy đã được kêu gọi để thực hiện tất cả những gì khôn ngoan của mình trong công việc khó khăn và khẩn trương để cổ võ các chính phủ dân chủ cũng như việc phát triển khéo léo về kinh tế như là những yếu tố thiết yếu để xây dựng một xã hội chân chính. “Những ngọn gió đổi thay” đang thôi thúc nỗi ước muốn chung vẫn không giảm bớt; chúng thực sự qui tụ được sức mạnh nơi quần chúng đang đòi phải có những hoạt động cụ thể liên tục hơn để làm sao bảo đảm được tình trạng phát triển của một đời sống dân sự được đánh dấu bằng sự tôn trọng, công bằng và toàn vẹn (cf. "Ecclesia in Africa," 44).
Kenya, giờ đây nó thể nói rằng, đã bắt đầu tiến bước trên con đường chân lý và hòa bình. Trước bối cảnh thường nhiễu loạn của các thảm cảnh của nhân loại tiếp tục hành hạ địa lục Phi Châu và các miền khác, quốc gia của ông đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc phát động những hoạt động hòa bình và tình trạng vững chắc của xã hội. Về vấn đề này, cuộc họp của Hội Đồng Bảo An LHQ mới đây diễn ra tại thủ đô của nước ông đã khiến cho truyền thông thế giới chú trọng rất nhiều, và đáng được ca tụng về việc đóng góp đáng kể của quốc gia này vào những sứ vụ và dự án bảo trì hòa bình đặc biệt ở Sudan và Somalia. Những việc dấn thân thực hiện này, cũng như việc mang lại xoa dịu cấp thời cho những dân tộc đau thường lâu dài bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xung đột, cũng sẽ gợi lên nơi các quốc gia lân bang của ông một cảm quan sâu xa hơn về trách nhiệm chung đối với vấn đề bênh vực và cổ võ các thứ nhân quyền căn bản của các dân tộc thuộc vùng đất của ông. Khi xẩy ra tình trạng lưỡng lự nơi cộng đồng quốc tế về trách nhiệm phải tôn trọng và áp dụng quyền làm người (cf. Message for the 2003 World Day of Peace, 5), thì kéo theo cảnh cùng cực như xẩy ra rất hiển nhiên hiện nay ở Darfur.
Ngoài việc quốc gia cần phải tỏ ra sẵn lòng tham phần vào các hiệp định và hòa ước cổ võ các mối liên hệ quốc tế, việc phát triển đích thực cũng đòi phải gắn bó với một dự án lành mạnh về sự tiến bộ thực sự của quốc gia nữa. Thật vậy, “mối liên hệ bất khả đổ vỡ giữa công cuộc hòa bình và việc tôn trọng chân lý” (ibid. 8) cho thấy rằng vấn đề thành công của việc một chính quyền tham dự vào các tiến trình hòa bình hải ngoại phần lớn lệ thuộc vào mức độ chân thành và liêm chính được chính quyền này tỏ ra trong nước. Về vấn đề này việc quyết tâm của Tổng Thống Kibaki trong việc nhổ tận gốc nạn tham nhũng là những gì chà đạp tinh thần của một quốc gia, cần phải được hoan hô, và cần đến sự tích cực ủng hộ của tất cả mọi chính trị gia, các vị lãnh đạo và công chức dân sự để công ích được triển nở. Vẫn biết còn nhiều điều cần phải đạt tới nhưng những gì đã đạt thành ở Kenya đã hiển nhiên cho thấy được niềm hy vọng. Những nỗ lực gay go hơn nữa trong việc bảo đảm một guồng máy tư pháp vô tư cũng như trong việc bảo đảm tình trạng an ninh bằng qui tắc của lề luật và trật tự là những gì cần thiết và sẽ giúp nhiều cho tinh thần lạc quan nơi nhân dân của ông cùng thu hút được một loại đầu tư cần thiết để tạo nên những cơ hội có công ăn việc làm, những cơ hội cống hiến một tương lai sáng lạn hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho giới trẻ.
Gia đình đóng vai trò chính yếu nơi các văn hóa của Phi Châu. Đây là một kho tàng cần phải được bảo trì và không bao giờ được lơ là, vì tương lai của nhân dân ông cũng như tương lai của thế giới đều đi qua ngả gia đình (cf. "Familiaris Consortio," 86). Bởi thế, các vị lãnh đạo dân sự và tôn giáo rất cần phải cùng nhau hoạt động để bảo đảm là cơ cấu linh thánh hôn nhân này, cùng với đời sống gia đình ổn định, là những gì được công nhận và nâng đỡ. Tình trạng đổ vỡ trong đời sống gia đình bao giờ cũng là nguồn gốc sinh ra những vấn đề khó chữa trị, những vấn đề ngoài việc làm cho nhiều cá nhân con người bị đau thương khôn xiết, còn làm suy yếu chính cơ cấu của xã hội cùng với phương tiện của nó cho vấn đề phát triển một cách an toàn.
Nhân dân Kenya, mặc dù vẫn tin tưởng về tương lai, song vẫn đang chịu khổ sở vì một vài vấn đề xã hội gay go. Những vấn đề giải quyết không thể chỉ được giới hạn vào việc loại trừ đi những khốn khó, trái lại, đòi phải can đảm chấp nhận một con đường sống trung thành với dự án của Thiên Chúa đối với tất cả mọi con người nam nữ. Về vấn đề này, tôi hết sức quan tâm tới những phương thức hiện nay đang được tranh cãi ở xứ sở của ông để làm sao cho dễ dàng hóa vấn đề phá thai. Ngoài việc phạm đến chính phẩm giá của sự sống, việc phá thai bao giờ cũng gây ra tình trạng đớn đau về cảm xúc lẫn tâm lý cho người mẹ, một con người thường là nạn nhân của những hoàn cảnh ngang trái với những niềm hy vọng và ước muốn sâu xa của mình.
Cũng thế, về vấn đề thảm trạng của hội chứng liệt kháng mà toàn thể gia đình nhân loại hiện đang phải đương đầu, thì cần phải nhớ rằng vấn đề chính yếu ở đây là vấn đề tác hành. Những thứ phương trị được đề ra một là coi thường hai là loại trừ đi cái nền tảng chân thực duy nhất về sức khỏe và hạnh phúc nơi vấn đề này, như việc thủy chung chăn gối trong đời sống hôn nhân và chế dục ngoài hôn nhân, là những gì có thể làm gia tăng thay vì giải quyết thảm trạng này, và thực sự có thể hiểu được rằng chúng như là những hình thức mới của chế độ thực dân. Bởi thế, tôi kêu gọi cộng đồng Kitô hữu ở Kenya hãy kiên trì làm chứng cho mối hiệp thông thân mật của sự sống và yêu thương làm nên gia đình này, hãy mang lại niềm vui cho các cộng đồng, và hãy cung cấp nền tảng xây dựng những khát vọng của một dân nước.
Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo ở Kenya sẽ tiếp tục hỗ trợ các gia đình bao nhiêu có thể, bằng việc hoạt động như là một đồng minh trong vấn đề theo đuổi hòa bình, bền vững và thịnh vượng. Qua nhiều học đường của mình, qua các cơ quan chăm sóc sức khỏe, cũng như qua các chương trình phát triển cộng đồng, Giáo Hội ở đây đã góp phần thật nhiều để bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho xứ sở này. Trong việc phục vụ như thế, Giáo Hội không mong được quyền lực hay đặc ân mà chỉ mong được tự do để bày tỏ đức tin và đức mến của mình nơi những công việc thiện hảo, công lý và hòa bình.
Thưa ông Lãnh Sự, khi ông gia nhập cộng đồng ngoại giao làm việc tại Tòa Thánh này, tôi xin ông biết rằng các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh Rôma luôn sẵn sàng hỗ trợ ông. Chớ gì sứ vụ của ông giúp vào việc thắt chặt thêm những liên hệ vốn đã mãnh mẽ về việc hiểu biết và hợp tác giữa nước Kenya và Tòa Thánh này. Tôi thân ái xin Thiên Chúa Toàn Năng ban muôn vàn phúc lành xuống trên ông, gia đình ông và đồng bào của ông.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 17/12/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
ĐTC GPII: Chiêm Ngưỡng Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể Giáng Sinh Làm Người (Tuần Bát Nhật Giáng Sinh: ngày 5)
Nơi Chúa Kitô,
Thời Gian Nhân Trần đã được Tràn Đầy Vĩnh Cửu
Bài Giáo Lý số 4 về Chúa Kitô dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 (Thứ Tư ngày 10-12-1997)
“T |
rong việc kêu mời chúng ta cùng tưởng niệm 2000 năm Kitô giáo, Cuộc Mừng Kỷ Niệm này đưa chúng ta về lại với biến cố khai mở cho kỷ nguyên Kitô giáo: đó là việc hạ sinh của Chúa Giêsu. Phúc Aâm thánh Luca kể cho chúng ta nghe về biến cố phi thường này bằng những lời đơn sơ và cảm kích: Maria “đã sinh con trai đầu lòng, bọc Người trong khăn và đặt Người nằm trong máng cỏ, vì không có quán trọ để trú ngụ” (2:7).
Việc hạ sinh của Chúa Giêsu làm cho mầu nhiệm Nhập Thể đã được hiện thực nơi cung dạ của Đức Nữ Trinh trong ngày Truyền Tin trở thành tỏ tường. Thật thế, Đức Trinh Nữ hạ sinh con trẻ này ở chỗ, là một dụng cụ chân thành và dễ dậy đối với ý định thần linh, Đức Trinh Nữ đã thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Linh. Nhờ nhân tính mặc lấy trong cung dạ của Mẹ Maria, Con hằng hữu của Thiên Chúa bắt đầu sống như một con trẻ, và lớn lên “trong khôn ngoan và tầm vóc, đẹp lòng Thiên Chúa và loài người” (Lk.2:52). Như thế Người tỏ mình ra Người là con người thật.
2- Sự thật này được thánh Gioan nhấn mạnh trong Phần Nhập Đề Phúc Aâm cùa mình, khi viết: “Lời đã hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (1:14). Khi viết “hoá thành nhục thể”, Thánh Ký chẳng những đang có ý nói đến nhân tính của Người theo thân phận tử vong mà còn với tính cách nguyên trọn nữa. Con Thiên Chúa đã mặc lấy tất cả những gì là nhân loại, ngoại trừ tội lỗi. Việc Nhập Thể là hoa trái của một tình yêu bao la, một tình yêu đã thúc đẩy Thiên Chúa tự động chia sẻ trọn vẹn thân phận loài người của chúng ta.
Trong việc trở nên con người, Lời Thiên Chúa đã mang lại một đổi thay sâu đậm nơi chính thân phận của thời gian. Chúng ta có thể nói rằng nơi Chúa Kitô thời gian nhân trần đã được tràn đầy vĩnh cửu.
Cuộc biến đổi này chạm đến định mệnh của tất cả nhân loại, vì “bởi việc Nhập Thể của mình, Người, Con Thiên Chúa, bằng một cách nào đó, đã liên kết mình với mỗi một người” (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, đoạn 22). Người đã đến để hiến tặng cho mỗi một người việc thông dự vào sự sống thần linh của Người. Tặng ân của sự sống đời này bao gồm cả việc chia sẻ với cõi trường sinh của Người. Chúa Giêsu đã phán điều liên quan đến Thánh Thể này một cách rất đặc biệt: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì có sự sống đời đời” (Jn.6:54). Hiệu quả của bữa tiệc Thánh Thể đó là chúng ta có được sự sống này. Ngoài ra, Chúa Giêsu cũng đã xác định cùng một ý nghĩa như thế với hình ảnh tượng trưng của nước hằng sống làm cho giãn khát, một thứ nước hằng sống của Thần Linh được ban phát liên quan đến sự sống đời đời (x.Jn.4:14). Như thế, sự sống ân sủng đã cho thấy một chiều kích trường sinh, một chiều kích thăng hoa việc hiện hữu trần thế của chúng ta, và không ngừng liên tục hướng dẫn việc hiện hữu trần thế của chúng ta cho tới ngưỡng cửa sự sống thiên đình.
3- Việc thông truyền sự sống trường sinh của Chúa Kitô còn có nghĩa là chúng ta thông phần với thái độ con cái mến thảo của Người đối với Chúa Cha.
Từ đời đời, “Lời ở với Thiên Chúa” (Jn.1:1), nghĩa là, ở trong một mối gắn bó trọn hảo hiệp thông với Chúa Cha. Khi Người hoá thành nhục thể, mối gắn bó này bắt đầu được diễn đạt ra nơi tất cả mọi tác hành của Chúa Giêsu. Con đã sống hiệp thông liên lỉ với Cha trên thế gian bằng một thái độ của đức tuân phục mến yêu trọn hảo.
Việc vĩnh cửu đi vào thời gian nơi cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu là cửa ngõ của tình yêu đời đời liên kết Con với Cha. Bức thư gửi giáo đoàn Do Thái đề cập đến mối liên kết này khi nói về thái độ nội tại của Chúa Kitô vào chính lúc Người vào đời: “Này Con xin đến để thực thi ý Chúa, Oâi Thiên Chúa” (10:7). “Cái nhảy” vọt bao la từ sự sống thiên quốc của Con Thiên Chúa vào hố thẳm hiện hữu của loài người được kích động bởi ý muốn tự toàn hiến của Người trong việc hoàn tất ý định của Cha.
Chúng ta được kêu gọi để mặc lấy cùng một thái độ này, bằng cách bước theo con đường Con Thiên Chúa làm người đã khai mở, để chúng ta có thể thông phần cuộc hành trình của Người về với Chúa Cha. Cuộc sống trường sinh hội nhập với chúng ta là một quyền năng thống trị của yêu thương, một quyền năng tìm cách hướng dẫn trọn cuộc sống của chúng ta về tới mục đích tối thượng của mình được dấu ẩn nơi mầu nhiệm của Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu đã nối kết hai hướng động bất khả phân ly xuống và lên xác nghĩa Nhập Thể này: “Từ Cha mà Thày đã đến và đã đến trong thế gian; để rồi, Thày lìa bỏ thế gian mà về cùng Cha” (Jn.16:28).
Cuộc sống trường sinh đã đi vào cuộc sống loài người. Bởi vậy cuộc sống loài người được kêu gọi để thực hiện cuộc hành trình với Chúa Kitô từ thời gian về vĩnh cửu.
4- Nếu thời gian nơi Chúa Kitô được nâng lên tới một mức độ cao hơn, khi nhận đuợc khả năng tiến tới vĩnh cửu, thì có nghĩa là việc ngàn năm đang tiến tới không được coi như một tiến bước thuần túy theo giòng thời gian, mà là như một chặng hành trình của nhân loại hướng về đinh mệnh chung cuộc của nó.
Năm 2000 không phải chỉ là cửa qua một ngàn năm khác; nó là cửa cho cõi trường sinh mà, trong Chúa Kitô, tiếp tục mở ra trong thời gian để ban cho nó một hướng đi đích thực cũng như một ý nghĩa chuyên chính.
Năm 2000 tỏ bày cho tâm trí và cõi lòng của chúng ta một cái nhìn bao rộng hơn liên quan đến tương lai. Thời gian thường không được tri nhận. Nó dường như làm con người thất vọng về tình trạng bất ổn của nó, về việc trôi qua nhanh chóng của nó, khiến cho tất cả mọi sự thành vô dụng. Thế nhưng, nếu vĩnh cửu đã hội nhập thời gian, thì không thể chối bỏ được cái giá trị phong phú của chính thời gian. Việc trôi đi dứt khoát không phải là một hành trình tiến đến hư vô, mà là một hành trình tiến về vĩnh cửu.
Cái nguy hiểm thực sự không phải là việc trôi theo thời gian, mà là sử dụng nó một cách tệ hại, khi chối bỏ sự sống đời đời được Chúa Kitô hiến ban. Ước vọng được sự sống và hạnh phúc trường sinh phải được tái thức tỉnh không ngừng nơi tâm can con người. Việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm có một ý nghĩa đích thực là làm tăng phát niềm ước vọng này, giúp cho các tín hữu và con người của thời đại chúng ta mở lòng mình ra cho một cuộc sống vô biên.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 17-24/12/1997)