GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 1/2004

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả mọi con người nam nữ biết nhìn nhận mình là phần tử của một gia đình Thiên Chúa duy nhất để họ có thể chấm dứt các thứ chiến tranh, bất công và kỳ thị”.


Ý Truyền Giáo: “Xin cho hết mọi Giáo Hội thuộc các xứ truyền giáo biết dấn thân huấn luyện cán bộ hoạt động tông đồ”.

 

___________________________________________

 25-31/01/2004

Giovanni Paolo II

 

31/1 Thứ Bảy

Sứ Điệp của ĐTC/GPII với Hội Nghị về đề tài “Vấn Đề Điều Hòa Sinh Sản Tự Nhiên và Văn Hóa Sự Sống”.

Thứ Sáu 30/1/2004, ĐTC gửi sứ điệp cho các tham dự viên của cuộc họp ở Rôma về đề tài “Vấn Đề Điều Hòa Sinh Sản Tự Nhiên và Văn Hóa Sự Sống”. Trong sứ điệp của mình, ĐTC đã nhấn mạnh đến những điểm chính yếu sau đây:

Giáo Hội luôn cổ cõ “một thứ văn hóa sản sinh hữu trách và phát động việc nhận thức cũng như việc truyền bá những phương pháp điều hòa thai nghén được gọi là theo ‘tự nhiên’”.

ĐTC nhận định là ngày nay có một thứ tâm thức, “một mặt thì tỏ ra lo ngại trước vấn đề sản sinh hữu trách, mặt khác lại muốn làm chủ và lạm hành sự sống”, một thứ làm chủ và lạm hành phát xuất từ “một thứ tuyền truyền nào đó”.

Bởi thế, theo ĐTC, những gì cần phải được phác họa đó là “một việc giáo dục và huấn luyện hấp dẫn đối với các cặp vợ chồng, đối với những cặp đính hôn, với giới trẻ nói chung, cũng như với các cán sự xã hội và mục vụ, để trình bày một cách đầy đủ tất cả mọi khía cạnh của vấn đề điều hòa thai nghén theo tự nhiên”.

ĐTC nói rõ thêm ý nghĩa của việc điều hòa thai nghén này như sau: “Thực ra khi nói về vấn đề điều hòa ‘tự nhiên’, chúng ta không chỉ có ý nói đến việc chú ý tới những chu kỳ về sinh lý mà thôi. Nó là một vấn đề đáp ứng lại sự thật về con người trong mối hiệp nhất sâu xa giữa tinh thần, tâm lý và thể lý, một mối hiệp nhất không bao giờ được biến thành một vấn đề tổng quan về cơ động sinh lý. Chỉ trong chiều hướng tình yêu thương giữa vợ chồng với nhau, một tình yêu trọn vẹn cho đi tất cả, thì giây phút sản sinh sự sống cho tương lai của nhân loại mới được thực hiện xứng với phẩm giá của nó”.

Huấn Từ của ĐTC GPII cho Tòa Hôn Phối Rôma về vấn đề hủy hôn với sự thật của hôn nhân

Thứ Năm 29/1/2004, để khai mạc năm pháp viện, ĐTC GPII ban huấn từ cho các vị thẩm phán, các vị luật sư, các viên chức liên hệ thuộc lãnh vực này, về đề tài: “‘ân huệ về pháp luật’ giành cho hôn nhân và việc thiết tưởng sau đó về tính cách thành hiệu trong trường hợp nghi hoặc theo Khoản 1060 trong Bộ Giáo Luật và Khoản 779 trong Bộ Giáo Luật Các Giáo Hội Đông Phương”.

ĐTC nói: “’ân huệ về pháp luật’ của hôn nhân bao hàm cả việc thiết tưởng thành hiệu cho đến khi phát hiện những gì tương khắc”. Việc thiết tưởng này, ĐTC cảnh giác, “không thể được giải thích như là một thứ thuần túy bảo vệ những dấu hiệu bề ngoài hay bảo vệ tình trạng, vì nó có thể sẽ đi đến chỗ bác bỏ tác động bảo vệ ấy trong những giới hạn hợp lý”.

ĐTC đã đặt vấn đề như sau: “Vậy chúng ta nói thế nào về thứ lý thuyết cho rằng chính việc thất bại của đời sống hôn nhân đã cho thấy tính cách bất hiệu thành của hôn nhân?” Rồi Ngài khuyên dẫn thế này: “Việc tuyên bố thực sự hủy hôn cần phải dẫn đến chỗ trân trọng nắm chắc được là, vào giây phút thành hôn, những điều kiện tiên quyết cần thiết để lập gia đình, nhất là những điều kiện liên quan đến việc đồng ý cùng với những tâm trạng đích đáng của đôi vợ chồng. Các vị chủ chăn và những ai hợp tác với các vị trong lãnh vực này nhất định không được chiều theo một thứ nhãn quan thuần túy quan liêu nơi cuộc điều tra tiền hôn phối (x Khoản 1067)”.

ĐTC nhận định: “Vấn đề thực sự thường không phải là việc thiết tưởng theo ngôn từ cho bằng nhãn quan toàn diện về chính hôn nhân, và vì thế, về tiến trình nắm chắc được tính cách thành hiệu của việc cử hành hôn nhân. Một tiến trình như vậy thật ra không thể nào hiểu được ngoài chân trời của việc thấu triệt chân lý”.

“Khuynh hướng gia tăng con số hủy hôn qua việc tháo thứ, quên đi khía cạnh sự thật khách quan, chất chứa một thứ lệch lạc nội tại của toàn thể tiến trình này. Chiều kích nồng cốt của công lý nơi hôn nhân, một chiều kích hiện hữu bởi thực tại có một bản chất pháp lý, được thay thế bằng những thứ lý thuyết nghiệm thực có bản chất xã hội học, tâm lý học v.v., cũng như được thay thế bằng những đường lối khác của một thứ chủ nghĩa lạc quan về pháp lý. Chúng ta không được quên rằng việc cứu xét hôn nhân thực sự về pháp lý đòi phải có một cái nhìn siêu hình về nhân vị cũng như về mối liên hệ giữa những người làm chồng làm vợ. Thiếu cái nền tảng bản thể học này, cơ cấu hôn nhân trở thành một siêu cấu hình thức, hoa trái của luật lệ và của điều kiện về xã hội làm con người bị giới hạn trong việc tự do hiện thực của mình”.

ĐTC kết luận như sau: “Cần phải tái nhận thức được sự thật, sự thiện và sự mỹ của cơ cấu hôn nhân, một cơ cấu, một việc Chính Thiên Chúa làm nơi bản tính con người cùng với việc tự do ưng thuận của các cặp nam nữ, tiếp tục là một thực tại bất khả phân ly, như mối giây liên kết giữa công lý và hòa bình, một thực tại được liên kết ngay từ ban đầu với dự án cứu độ và được thăng hóa khi thời gian nên trọn với phẩm giá của bí tích Kitô giáo. Đây là một thực tại Giáo Hội và thế giới cần phải cổ võ! Đó mới là ‘ân huệ hôn nhân’ thực sự!”

Vương Quốc Phật Giáo ở Bhutan cấm Việc Cầu Nguyện Công Cộng của Kitô hữu

Theo Zenit ngày 28/1/2004 về tin ở Thimphu, Brutan, ĐGM Stephen Lepcha, thuộc giáo phận Darjeeling bao gồm vương quốc này, đã cho cơ quan AsiaNews biết Phật giáo là tôn giáo chính thức của Bhutan và hết mọi hình thức tôn giáo cũng như truyền giáo khác đều bị cấm chỉ ở đó. Cho đến mấy năm gần đây, Kitô hữu, thành phần mới từ Ấn Độ di dân đến đó và Napal, vẫn được tự do để công khai cử hành Thánh Lễ. Thế nhưng từ khi bắt đầu tân thiên kỷ này, vương quốc ấy đã ban hành luật lệ cấm các việc phượng tự không phải là Phật Giáo và bỏ tù những ai vi phạm khoản luật này.

ĐGM nói: “Các vị linh mục Ấn Độ bị từ khước cấp giấy nhập cảnh”, mặc dù những người công dân thuộc khu vực nam lục địa này vẫn có thể được cấp chiếu khán thông hành.

Các nhà thẩm quyền tỏ ra lưỡng lự trong những trường hợp của các vị linh mục có những đặc tính người Mông Cổ, vì những đặc tính này tương tự như của cư dân Bhutan đã khiến các vị lọt vào cộng đồng này dễ dàng hơn, nhờ đó có cơ hội thực hiện những cuộc trở lại Kitô giáo. Mối lo sợ dụ giáo là nguyên nhân gây “ám ảnh” cho chính phủ nước này.

Thực ra, chính phủ cho phép được cử hành lễ tại các tư gia, thế nhưng, ĐGM này đặt vấn đề, “làm sao Kitô hữu có thể cử hành Thánh Lễ riêng tư nếu chính quyền không cho phép linh mục được vào xứ sở ấy?”

Sở dĩ nước này đã có những biện phát ngặt nghèo chống lại việc truyền bá phúc âm hóa này xẩy ra từ khi các vị mục tư Tin Lành bắt đầu rao giảng Phúc Âm cho dân chúng Bhutan, một vương quốc bằng nửa tiểu bang Indiana, ở biên giới Trung Hoa và Ấn Độ, và tìm cách để thực hiện một số trở lại. Chính quyền đã báo động và đã triệt hạ việc truyền bá phúc âm hóa. ĐGM này cho biết các vị linh mục thuộc giáo phận của ngài không cố gắng dụ giáo nhưng chỉ muốn phục vụ nhu cầu của Kitô hữu mà thôi.
 

Tẩu Thoát

Trò Chơi Chúa Nhật Thứ Bốn Thường Niên

Phúc Âm


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.


Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”. Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: “Người này không phải là con ông Giuse sao?” Và Người nói với họ: “Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình; điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông”. Người nói tiếp: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ: dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà góa tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại từ Naaman, người Syria”. Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng người rẽ qua giữa họ mà đi.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật IV Thường Niên tuần này tiếp tục bài Phúc Âm tuần trước. Bài Phúc Âm tuần trước cho biết Chúa Giêsu tự nhận mình là Đấng Thiên Sai đúng như lời tiên tri Isaia đã báo trước.

Về phần thính giả, ngay chính lúc họ thán phục Người về lời Người nói thì họ lại thắc mắc về thân thế của Người, vì họ là dân làng của Người và đã quá quen biết Người cũng như gia đình của Người, ở chỗ, họ không thể giải thích được cái khác biệt giữa thân thế và uy thế của Người.

Thế nhưng, sau khi nghe Người nói về họ như thành phần cứng lòng tin, họ liền nổi giận và trục xuất Người ra khỏi địa phương của họ, thậm chí thù ghét Người đến nỗi âm mưu xô Người xuống sườn núi cho chết đi.

Song họ có ngờ đâu rằng họ không thể làm gì được Người. Chính việc Người thoát khỏi tay họ và âm mưu của họ cũng là cách gián tiếp Người tỏ mình ra cho họ biết Người là ai: Không phải ở chỗ Người là Đấng quyền năng hơn họ, mà ở chỗ Người là Đấng Thiên Sai vì giờ của Người chưa tới, Người không thể chết không đúng như những gì đã được Thánh Kinh tiên báo về Người.

Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “Tẩu Thoát” sau đây.

Sinh Hoạt

1. Trò chơi này có thể chơi theo từng ngành hay chơi chung.

2. Nếu chơi chung, mỗi nhóm cử ra đủ số người bằng nhau và giống nhau. Chẳng hạn 15 người, thì chia ra làm 3 loại theo tuổi, chẳng hạn 5 ấu, 5 thiếu và 5 nghĩa.

3. Tất cả đứng thành vòng tròn và b ịt mắt lại, biểu hiệu việc dân làng Nazarét mù tối vây bắt Chúa Giêsu và tính xô Người xuống sườn núi cho chết đi.

4. Nhóm đối phương cử ra một trưởng (từ 18 tuổi trở lên) làm Chúa Giêsu đứng ở giữa vòng tròn như đang bị dân làng Nazarét bắt dẫn đi và tính xô xuống sườn núi.

5. Khi nghe hiệu còi hay hiệu lệnh của người quản trò, đám dân làng Nazarét liền nhào vô xô Chúa Giêsu, làm sao cho Người ngã xuống đất thì kể như đã xô Người xuống sườn núi.

6. Tuy nhiên, trong khi đám dân làng Nazarét nhào vô về phía mình như thế, Chúa Giêsu phải làm sao để tìm cách “thẩu thoát” không đụng đến một người nào.

7. Trò chơi được chấm dứt sau khi các nhóm đã thay nhau làm dân làng Nazarét và Chúa Giêsu. Nhóm nào vai Chúa Giêsu không bị xô ngã hay bị đụng chạm và thoát thân nhanh nhất thì đoạt giải “Tẩu Thoát”.
 

30/1 Thứ Sáu

Hiện Trạng của Việc Tìm Cầu Hiệp Nhất Kitô Giáo: “Thiếu kiên nhẫn là cái thách đố lớn đối với vấn đề đại kết”.

Vào dịp kết thúc Tuần Lễ Cầu Hiệp Nhất Kitô Giáo năm nay 25/1/2004, ĐGM Brian Farrell, thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo đã bày tỏ nhận định của mình về hiện trạng của việc tìm cầu hiệp nhất này qua cuộc phỏng vấn được Zenit phổ biến vào chính ngày kết thúc tuần lễ này như sau.

Vấn     Tình trạng của việc tìm cầu mối hiệp nhất Kitô giáo hiện nay ra sao?

Đáp     Có những điểm sáng song cũng có những vệt tối. Những thành đạt đại kết đáng kể được thấy rõ ở cấp địa phương các giáo xứ, giáo phận, hiệp hội. Tất cả mọi thứ hoạt động và hợp tác chung đang được diễn tiến ở cấp này.

Nói chung, người ta tin rằng không có vấn đề lui bước trước việc tìm kiếm mối hiệp nhất như Chúa Kitô mong muốn nơi thành phần môn đệ của Người. Đang có một khuynh hướng mới nơi vấn đề đại kết “về thiêng liêng”, tức là, đại kết bằng việc nguyện cầu cho mối hiệp nhất cũng như bằng việc thanh tẩy ý nghĩ về nhau nơi các cộng đồng.

Trong số những vệt tối thì có một số người cảm thấy chán nản khi thấy các thứ xẩy ra quá lâu; khi thấy không phải bao giờ cũng dễ dàng lôi kéo thế hệ trẻ có thể ít hiểu biết về các mối liên hệ giữa những thành phần Kitô hữu chia rẽ đã được biến đổi trong những thập niên vừa qua.

Thế rồi, điều quan trọng là, sau những cuộc đối thoại đại kết khác nhau tập trung vào nhiều điều Kitô hữu cùng sở hữu, giờ đây chúng ta đang tiến đến chỗ những thứ khác biệt sâu xa hơn giữa các Giáo Hội buộc chúng ta phải đối diện, một vấn đề chúng ta cần phải nhẫn nại hơn nữa và vận dụng tận lực hơn nữa. Vấn đề thiếu kiên nhẫn là cái thách đố lớn đối với vấn đề đại kết.

Vấn     Các mối liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Giáo như thế nào?

Đáp     Trong những năm gần đây đã có những tiến bộ rất nhiều ở việc cải tiến những mối liên hệ và việc cộng tác với từng Giáo Hội Chính Thống khác nhau.

Thực tế cho thấy vẫn đang có những diễn tiến thường xuyên liên hệ và trao đổi tâm tưởng với tất cả các giáo hội này. Vẫn có những cuộc viếng thăm thường xuyên của các phái đoàn đại biểu khó có thể liệt kê hết ra ở đây.

Đang có một nỗ lực cố gắng hơn trong việc cùng nhau đương đầu với những thách đố chung, nhất là ở Âu Châu. Tiếc thay, tất cả những nỗ lực này đôi khi bị che phủ bởi những chú trọng của truyền thông về các điều căng thăng và hiểu lầm khả dĩ hay thực sự xẩy ra ở một số trường hợp.

Trong hoàn cảnh mới ở Đông Âu kể từ khi Cộng Sản sụp đổ, sự hiện diện của Công Giáo trở nên rõ ràng hơn, và điều này đôi khi được Chính Thống giáo coi như là một thứ đe dọa. Họ có một quan niệm phóng khoáng hơn về vấn đề dụ giáo hơn là chúng ta có ở Tây Phương, do đó mới xẩy ra những căng thẳng. Điều này đặc biệt đúng ở nhiều biến cố liên quan đến việc tái hội nhập của Giáo Hội Hy Lạp và Công Giáo ở Ukraine.

Chỉ có tình yêu huynh đệ mới có thể loại trừ được những tranh đoạt và đối chọi nhau, và cũng chỉ có khi nào thực sự trao đổi cho nhau những tặng ân chúng ta mới có thể thắng vượt những khó khăn trầm trọng mà thôi.

Một dấu hiệu quan trọng nữa chúng tôi đang hướng tới đó là hai bên thực hiện nhiều nỗ lực để tái diễn việc đối thoại thần học quốc tế giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống, một việc đã bị khựng lại trong mấy năm qua. Một ủy ban điều hợp cho việc đối thoại này sắp sửa được triệu tập để phác họa đường lối làm việc sau này.

Vấn     Đối với các mối liên hệ liên quan tới Các Giáo Hội Đông Phương cổ thì sao?

Đáp     Đây là những Giáo Hội vốn không chịu ảnh hưởng của Đế Quốc Rôma và đã tự phát triển cho mình những truyền thống riêng về các vấn đề thần học và giáo hội, như giáo hội Copts, giáo hội Chính Thống Syria, Giáo Hội Tông Truyền Armenia, Giáo Hội Chính Thống Ethiopia, Giáo Hội Malankara. Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo đã bắt đầu một cuộc đối thoại mới về thần học.

Cũng đang có một cuộc đối thoại với Giáo Hội Assyria ở Đông Phương. Những Giáo Hội này đặc biệt hiện diện ở Trung Đông.

Trong tình hình có những xung khắc và chia rẽ hiện nay, các vị lãnh đạo thuộc các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đã nhận thức được nhu cầu cần phải củng cố việc họ cộng tác với nhau ở những lãnh vực mục vụ và xã hội. Theo chiều hướng đại kết thì họ càng ngày càng có khuynh hướng cùng nhau hoạt động như là một gia đình các Giáo Hội.

Sau cuộc họp sửa soạn với các vị đại diện thuộc những Giáo Hội này vào năm ngoái ở Rôma đây, sẽ có một cuộc đối thoại vào tuần tới đây ở Cairô. ĐHY Kasper sẽ đại diện Tòa Thánh tham dự, hy vọng rằng cuộc họp này trước hết sẽ củng cố những hình thức hợp tác và hiệp thông đang có.

Vấn     Những mối liên hệ với Khối Hiệp Thông Anh Giáo thì sao?

Đáp     Như mọi người đều biết, trong năm vừa qua vấn đề này hết sức căng thẳng.

Việc tân TGM Canterbury là Tiến Sĩ Rowan Williams lần đầu tiên viếng thăm ĐGH hết sức thành công trong việc củng cố bản chất đặc biệt của những mối liên hệ giữa Anh Giáo và Công Giáo cũng như trong việc đặt nền tảng cho những liên lạc thường xuyên hơn và “hầu như có tính cách cơ cấu”.

Tuy nhiên, những thử thách nội bộ của Khối Hiệp Thông Anh Giáo đã gây ra những hậu quả trầm trọng về những mối lệ hệ đại kết. Hiện nay Khối Hiệp Thông Anh Giáo cần phải làm sáng tỏ khối này có ý định liên kết với nhau như là một Khối Hiệp Thông.
Việc đối thoại về thần học của chúng tôi sẽ được tiếp tục, thế nhưng phương tiện chính thức của việc đối thoại Anh Giáo và Công Giáo là Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo Và Công Giáo Đặc Trách Hiệp Nhất Và Sứ Vụ [the International Anglican-Roman Catholic Commission for Unity and Mission, or IARCCUM] sẽ không gặp nhau chung mà sẽ hoạt động qua một phụ ủy ban đặc biệt để cứu xét đến những điều đã được đồng ý với nhau liên quan đến các nguyên tắc về giáo hội có thể bổ ích trong lúc này đây.

Như quí vị thấy, thay vì làm suy yếu việc đối thoại của chúng tôi, thời gian thử thách này đã mang lại một nỗ lực mới cho việc trao đổi đại kết của chúng tôi.

Vấn     Thế còn các mối liên hệ với những cộng đồng Cải Cách?

Đáp     Từ khi long trọng ký kết với nhau về Bản Tuyên Ngôn Chung Về Tín Lý Công Chính Hóa ở Augsburg vào năm 1999, các mối liên hệ giữa những người Công giáo và Tin Lành Lutheran cũng như với các cộng đồng bắt nguồn từ thời Cải Cách đã tiếp tục phát triển và cải tiến. Có những cuộc gặp gỡ hằng năm cùng nhiều loạt bàn luận và đàm luận.

Năm vừa qua một cuộc thăm dò cho thấy vấn đề hiệp thông thiêng liêng trong nguyện cầu và thờ phượng, việc gặp gỡ của con người và những bàn luận về thần học, trở nên quan trọng là dường nào trong việc cùng nhau góp phần vào việc củng cố mục đích của mối hiệp nhất Giáo Hội trọn vẹn và hữu hình.

Các vị đại diện Liên Hiệp Thế Giới Latheran và Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo thường xuyên gặp nhau ít là mỗi năm một lần để các phần tử thuộc hai cơ cấu này tham vấn nhau, luân chuyển ở Rôma và ở Geneva, về tất cả những vấn đề căng thẳng liên quan đến mối liên hệ của họ.

Ủy Ban Đối Thoại Chung Quốc Tế Giữa Methodist và Công Giáo đã mừng kỷ niệm 35 năm trong năm 2002, và đã bắt đầu một giai đoạn đối thoại mới hứa hẹn. Bên Methodist đang cứu xét đến vấn đề có thể chính thức chấp nhận những gì đã được Giáo Hội Công Giáo và Liên Hiệp Thế Giới Lutheran đồng ý với nhau nơi Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa.

Với Liên Minh Thế Giới Các Giáo Hội Cải cách thì cuộc đối thoại tiếp tục ở giai đoạn đối thoại thứ ba hiện nay, tìm kiếm những nền tảng về thánh kinh và thần học cho những chứng từ chung của chúng ta trên thế giới. Cũng có một loạt những cuộc đàm luận hứa hẹn với những Kitô hữu Mennonites, Liên Hiệp Thế Giới Baptist (và) Chư Đồ Chúa Kitô.

Từ năm 1972 đã có một cuộc đối thoại quốc tế giữa Công Giáo và Pentecostal với một nhóm lãnh đạo và cộng đồng thuộc phong trào Pentecostal cổ. Việc này tạo nên một cơ hội để nói lên những vấn đề hiểu lầm nhau và học hiểu hơn về những cách phát biểu của nhau cũng như về các lối sống sứ điệp Kitô hữu.

Giữa Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo và Hội Đồng Thế Giới Chư Giáo Hội ở Geneva vẫn liên tục có những liên lạc và giao tiếp với nhau.

Vấn     Động lực nào có thể thúc đẩy hoạt động và tiến bộ đại kết?

Đáp     Như quí vị thấy, lãnh vực đại kết là một lãnh vực rộng lớn và có nhiều khía cạnh khác nhau. Hình ảnh tổng quan đó là thành đạt và tiến bộ. Chúng ta biết rằng mối hiệp nhất là tặng ân Thiên Chúa ban chứ không phải là chiến công của loài người.

Vấn đề quan trọng là hãy trở về với quan niệm cốt lõi của phong trào đại kết này, trở về với động lực đã duy trì và thúc đẩy nó ngay từ ban đầu, và hãy phát triển trên cơ bản này một nghị lực mới và một quyết tâm mới cho cuộc đối thoại chân thực.

Vấn đề đại kết về mặt thiêng liêng vốn quan trọng ngay từ đầu của phong trào đại kết, vì đó là những gì đã khơi động Tuần Cầu Hiệp Nhất Kitô Giáo và vẫn duy trì tuần lễ này cho tới nay. Cần phải đổi mới vấn đề đại kết về đời sống và về tình yêu thương ở tất cả mọi lãnh vực, từ thần học đến hoạt động mục vụ.

Nếu việc cộng tác về đại kết đã có thể tạo nên được con số gia tăng chưa từng có về “những nơi gặp gỡ của mối hiệp nhất trong đa diện”, thì việc hợp tác này sẽ tạo một cơ hội học hỏi và hành động nhiều hơn nữa; nó sẽ cống hiến kinh nghiệm về một mối hiệp thông hòa giải và thăng tiến trong hành động như một cách thức đi sâu hơn vào những mối liên kết giữa các thành phần Kitô hữu đã cùng chịu một phép rửa và cùng tin vào một Chúa Giêsu Kitô duy nhất.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 25/1/2004.
 

Thánh Tử Ðạo Việt Nam:

Thứ Sáu 30/1/2004

Tôma Khuông, Lm

 

Vũ Khí Cấm ở Iraq: “Cuối cùng mới lòi ra là tất cả chúng ta đều sai lầm”

Hôm Thứ Tư 28/1/2004, ông Kay, nguyên trưởng ban thanh tra vũ khí của Hoa Kỳ vừa từ chức Thứ Sáu tuần vừa rồi, sau khi đã họp kín với Tiểu Ban Tình Báo Thượng Viện, đã nói với Tiểu Ban Thượng Viện Ngành Võ Trang rằng ông đã thấy tình báo cho biết trước khi xẩy ra chiến tranh là Iraq có các thứ vũ khí cấm, cả Pháp và Đức là hai quốc gia phản chiến cũng nói nhà độc tài Iraq nắm trong tay những thứ vũ khí này: “Cuối cùng lòi ra là tất cả chúng ta đều sai, và đó là điều hết sức phiền toái”.

Theo ông, “về lý thuyết thì khả dĩ” Iraq có những thứ vũ khí cấm này, nhưng thực tế lại “hầu như không thể nào”. Ông không tin rằng đã có ai làm áp lực các viên chức tình báo đi đến chỗ cho rằng chính quyền Saddam có những vũ khí cấm ấy. Để trả lời cho vấn đề có cần một cuộc điều tra biệt lập không, ông nói: “cần phải nhìn nhận những gì là sai trái”.

Phản ứng của thành viên thuộc tiểu ban thượng viên này phản ứng trước những lời của ông Kay như sau:

Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Tiểu Ban là John Warner, ở Virginia, cho rằng công việc của nhóm truy lùng vũ khí vẫn chưa hoàn tất.

Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ cho rằng những khám phá của ông Kay cho thấy chính phủ Bush đã lừa đảo quốc gia đất nước bằng lập luận là cần phải đi đến chiến tranh.
 

29/1 Thứ Năm

Phẩm Giá Con Người và Các Thứ Quyền Lợi Về Nhân Đạo Trong Những Cuộc Xung Đột Võ Lực.

Bản Tuyên Cáo của Tiểu Ban Liên Lạc Hồi Giáo Và Công Giáo

Để kết thúc cuộc họp lần thứ chín, năm nay ở Vatican, của Tiểu Ban Liên Lạc Hồi Giáo Và Công Giáo, một tiểu ban bao gồm đại diện của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn và Tiểu Ban Al-Azhar Thường Trực Đối Thoại Với Các Tôn Giáo Độc Thần, đã phổ biến một bản văn tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh hôm Thứ Bảy 24/1/2004 như sau:

Nhờ ơn Chúa giúp, Tiểu Ban Liên Lạc Hồi Giáo Và Công Giáo đã tổ chức cuộc họp thứ chín của mình ở Vatican, vào những ngày từ 19-20 Tháng Giêng năm 2004, tương đương với ngày 27-28 tháng Dhu al-Qa’da năm 1424. Phái đoàn đại biểu của Công Giáo được lãnh đạo bởi ĐTGM Michael L. Fitzgerald, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn ở Thành Dô Vatican, còn phái đoàn đại biểu Hồi Giáo được lãnh đạo bởi Giáo Sư Tiến Sĩ Hamid bin Ahmad Al-Rifaie, Chủ Tịch Diễn Đàn Jeddah Hồi Giáo Quốc Tế Đặc Trách Đối Thoại.

Đề tài là Phẩm Giá Con Người và Các Thứ Quyền Lợi Về Nhân Đạo Trong Những Cuộc Xung Đột Võ Lực. Đề tài này được cứu xét theo quan điểm tôn giáo dựa vào giáo huấn thuộc truyền thống của hai tôn giáo chúng tôi.

Đã có những trao đổi về các mối liên hệ giữa người Kitô Hữu và Hồi Giáo liên quan đến một số quan tâm hiện nay. Cả đôi bên đã đồng ý với nhau về những điểm sau đây:

1)     Vì chúng tôi, những người Kitô hữu và Hồi giáo, cùng tin vào một Thiên Chúa duy nhất, chúng tôi nhìn nhận rằng hòa bình là một danh xưng của Thiên Chúa, và nhân phẩm là là một tặng ân của Thiên Chúa Toàn Năng. Bởi thế, chúng tôi xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình, và chúng tôi xác nhận là công lý cùng hòa bình là nền tảng cho các mối liên hệ cũng như cho việc giao tiếp nơi con người với nhau.

2)     Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay tất cả mọi cuộc xung đột, bao gồm tất cả mọi hình thức xung độ võ lực, cũng như tất cả mọi hình thức tấn công nền an ninh và tình trạng yên ổn của các dân tộc. Chúng tôi công nhận các quyền lợi của con người trong việc tự quyết, nhờ đó mới bảo vệ được sự sống của con người, nhất là sự sống của thành phần vô tội, của trẻ em, của nữ giới và của người khuyết tật.

3)     Chúng tôi kêu gọi hãy hết sức tôn trọng luật lệ về nhân đạo và các quyền lợi của thành phần dân sự, cũng như các quyền lợi của những tù binh trong cuộc xung đột võ lực; ngoài ra, không được ngăn trở bất cứ ai sử dụng phương tiện nước uống, của ăn, thuốc men và được chăm sóc y tế. Chúng tôi cũng kêu gọi hãy duy trì những cơ sở, tài sản, nhà cửa, cây cối, thú vật và tất cả những gì cần thiết cho đời sống. Lời kêu gọi này được dựa vào những giá trị tôn giáo chung cũng như vào việc cần phải hỗ trợ cho các hiệp định quốc tế.

4)     Chúng tôi kêu gọi sự tôn trọng tính cách thánh hảo của những nơi thờ phượng, tôn trọng việc bảo vệ những nơi này trong thời chiến cũng như trong thời bình, và tôn trọng quyền được thờ phượng đã được thừa nhận.

5)     Chúng tôi công nhận quyền tự do tôn giáo và việc thựa hành các tôn giáo của chúng tôi theo những đặc thù của tôn giáo mình.

6)     Chúng tôi tin rằng bạo lực phát sinh bạo lực, và cái vòng ác hại này cần phải được chấm dứt. Chúng tôi công nhận là việc đối thoại là đường lối hay nhất trong việc giải quyết những thứ xung khắc và chiến tranh, cũng như trong việc hiện thức công lý và hòa bình giữa con người và các xã hội, do đó chúng tôi khuyến khích việc phát triển thứ văn hóa đối thoại này.

Các tham dự viên này được hân hạnh triều kiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã bày tỏ lòng cảm mến đối với hoạt hoạt của Tiểu Ban này và khuyến khích nó hãy tiếp tục nỗ lực cổ võ hòa bình của mình.

Tại Thành Đô Vatican
20 Tháng Giêng 2004 hay 28 Dhy al-Qa’da 1424

Lãnh Đạo phái đoàn đại biểu Công Giáo
ĐTGM Michael L. Fitzgerald

Lãnh đạo phái đoàn đại biểu Hồi giáo
Giáo Sư Tiến Sĩ Hamid bin Ahmad Al-Rifaie

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 26/1/2004.

 

Giáo Phái Hồi Giáo Shiites yêu cầu hành quyết nhà lành đạo Saddam Hussein

Hôm Thứ Ba 20/1/2004, lần đầu tiên từ sau ngày nhà lãnh tụ Saddam Hussein bị bắt 13/12/2003, đã xẩy ra một cuộc xuống đường với con số khoảng 5 ngàn người lo hò “Saddam là một tội áb chiến tranh, chứ không phải là một tù binh chính trị… hãy hành quyết Saddam”. Một cuộc xuống đường tương tự với hằng trăm người cũng xẩy ra cùng ngày ở thành phố Najaf của giáo phái Shiite. Tuy nhiên, cuộc xuống đường ngày hôm nay của gaío phái này không bằng của ngày hôm trước, ngày họ đòi thực hiện cuộc bầu cử trực tiếp chứ không chịu kiểu Hoa Kỳ trao quyền vào ngày 1/7/2004 cho một thứ chính phủ lâm thời phi tuyển cử.

Sở dĩ có cuộc xuống đường đòi hành quyết nhà lãnh đạo Saddam Hussein là vì giáo phái Hồi giáo Shiites là giáo phái đông nhất, chiếm 60% trong tổng số 25 triệu dân, thế mà không được tham dự vào việc cai trị đất nước trong chế độ cũ kéo dài 35 năm. Trái lại, cả hằng bao nhiêu ngàn người thuộc giáo phái này đã bị hành quyết trong thời chế độ cũ ấy.

Bà Karima Hanoun, 40 tuổi, người có 11 người trong gia đình bị Saddam hành quyết, đã cho biết qua tấm khăn đen che mặt của mình là: “Từ ngày Saddam bị lật đổ, chúng tôi được hoàn toàn tự do. Chúng tôi yêu cầu hành quyết Saddam tên vô đạo, kẻ đã giết chết con cái chúng tôi và chôn vùi chúng trong những nấm mộ tập thể”.

Samira Hassan, 43 tuổi, thuộc thành phố Sadr, nơi đa số là giáo phái Shiite ở phía đông thủ đô Baghdad, đã đặt vấn nạn thế này: “Hết mọi phụ nữ Hồi giáo tốt lành và hết mọi người thành tâm đều muốn Saddam bị hành quyết. Thế mà người Hoa Kỳ lại biến hắn thành tù binh chính trị là làm sao?”

Những người xuống đường diễn hành từ thành phố Sadr đến Công Trường Firdous ở thủ đô Baghdad, cầm những bức ảnh của nhà lãnh đạo phái Hồi giáo Shiite là Muqtada al-Sadr, con của một vị giáo sĩ bị giết năm 1999 có lẽ bởi những tay sai của Saddam. Công Trường Firdous là nơi bức tượng Saddam bị lật đổ vào ngày 9/4/2003, tượng trưng cho việc kết thúc một chế độ cũ do nhà lãnh đạo này cai trị, cũng là biến cố đánh dấu việc liên quan chiếm thủ đô Baghdad.

Ngoài việc yêu cầu hành quyết Saddam, đoàn biểu tình còn tỏ ra chống đối việc bàn luận đang diễn tiến giữa các nhà lãnh đạo Iraq về việc biến Iraq thành một quốc gia liên bang. Nhiều người Hồi giáo thuộc phái Shiites và Sunnis sợ rằng việc này sẽ làm phân mảnh Iraq và làm cho nhóm sắc dân Kurds ở phía bắc Iraq được thực sự tự do.

Tình Hình Thánh Địa: Lắng Dịu Bạo Lực Nhưng Căng Thẳng An Ninh

Hôm Chúa Nhật 18/1/2004, Thủ Tướng Do Thái Sharon đã gặp nội các của mình và cho biết ông đã “đích thân thị sát” các vấn đề về bức rào ngăn cản Do Thái đang kiến thiết sẽ gây trục trặc cho việc sinh sống thường nhật của dân Palestine. Vị thủ tường này cho biết như thế này:

“Chúng ta không phải là đang về việc thay đổi lộ trình của hàng rào này, và cũng sẽ không có vấn đề thay đổi do yêu cầu của bên Palestine hay LHQ, kể cả của Tòa Án đi nữa. Việc bàn đi tính lại này chỉ xẩy ra vì những cứu xét thuộc nội bộ của bên Do Thái mà thôi

“Thật là tuyệt vời để ngăn chận nạn khủng bố thế nhưng hoàn toàn không thỏa đáng được tất cả mọi vấn đề liên hệ đến việc gây thiệt hại cho phẩm chất nơi đời sống người Palestine. Tôi đích thân thị sát các vấn đề gây nên bởi việc thực hiện bức rào cản này và hiểu được những lời phàn nàn về việc làm này; có thể cần phải nghĩ thêm đến việc có thể thay đổi lộ trình để giảm bớt những gì tai hại trong việc thực hiện bức rào cản này mà lại không hại gì đến vấn đề an ninh”.

Một lý do nữa khiến vị thủ tướng này xét lại lộ trình kiến thiết công trình rào cản khủng bố này có liên quan đến luật pháp theo như vị Tổng Luật Sư Xử Lý Arbel cho ông biết khi “đề cập đến những trục trặc về pháp lý trong việc bênh vực chủ trương của Do Thái trước Thượng Pháp Đình Công Lý về một số vấn đề liên quan đến lộ trình của bức rào cản này”. Bởi thế, qua một lời tuyên bố của văn phòng thủ tướng thì: “đây là một chủ trương pháp lý nội bộ cần phải được cẩn thận cứu xét và tôi sẽ làm điều này. Nếu vì lý do nhân đạo và nội bộ Do Thái quyết định thay đổi lộ trình thì dĩ nhiên đơn vị đặc nhiệm này (được thành lập cũng vào cùng ngày với cuộc họp nội các này) sẽ thích ứng theo các ý kiến chuyên muôn liên quan đến các thứ thay đổi”.

Bức Tường Rào Cản Gây Trở Ngại Ở Bêlem

Các nữ tu coi sóc Bệnh Viện Nhi Đồng Bác Ái ở đây đã kêu gọi chú trọng tới tình trạng khó khăn hằng ngày gây ra bởi bức tường an ninh của Do Thái cho nhân dân Palestine.

Sơ Babriella Mina đã phổ biến trong tuần này trên một trang điện toán của các cộng đồng tu sĩ những khốn khó các Nữ Tu Padua thuộc hội dòng Elizabethan Phanxicô ở đó gặp phải như sau:

“Từ Bệnh Viện Nhi Đồng được xây cất tại một nơi thuận lợi ở Bêlem, gần Mộ Bà Rachel, ngay biên giới giữa Do Thái và Palestine, hằng ngày chúng tôi thấy có những đổi thay từ từ và cảm thấy có một bầu không khí lạ đang bao trùm thành phố này. Có một số gia đình ở ngay vào giữa lộ trình của bức tường rào cản, hoàn toàn bị cô lập, không được hưởng những dịch vụ bình thường như trước trừ khi có phép của Do Thái.

“Trước bệnh viện của chúng tôi, giữa những ngọn đồi bị phân mảnh, trên phần đất được dân chúng Bêlem chiếm hữu, là một đường giây thép gai bắt điện được thị sát bởi những ống kính chụp ảnh, những bộ phận nhậy báo: chính ở nơi này đã ngăn cản bất cứ một cố gắng nào muốn đến gần khu vực cư trú của dân Do Thái ở Abu Ghneim được xây trên phần đất của Palestine.

“Một xa lộ đang ở trong giai đoạn kiến thiết, một con đường giành riêng cho người Do Thái, trên phần đất của Palestine, ởần đất Bêlem. Tỉnh của Samiha, một tỉnh lận cận chúng tôi, tỉnh của một thày giáo ở trường dạy các y tá tại Bệnh Viện Nhi Đồng, đang có nguy cơ bị càn quyét để lấy chỗ cho xa lột này.

“Chỉ cần đến từ hướng Bêlem là bị hồ nghi khủng bố rồi. Đôi khi chúng tôi (thành phần nữ tu) buộc phải đợi hằng tiếng rưỡi đồng hồ hay hơn… giống như tất cả mọi người khác, để băng qua biên giới là nơi đưa chúng tôi đến con đường lên Giêrusalem. Chúng tôi chỉ có thể tiến lên khi những người lính làm hiệu cho chúng tôi đi. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất nhẫn nào họ bắt chúng tôi phải chờ lâu hơn nữa.

“Cách độ một ít thước chúng tôi thấy một hàng người trẻ quay mặt vô tường giang tay ra: Họ là những người muốn rời Bêlem để đi tìm việc làm, nhưng để đi như thế họ cần phải có phép đặc biệt của Do Thái, và Do Thái chỉ cho rất ít người lớn tuổi những phép tắc như thế”.

Thành Phần Hành Hương Gặp Trở Ngại Mới Ở Thánh Địa

Theo Zenit ngày Thứ Sáu 23/1/2004 thì AsiaNews, một cơ quan của Viện Giáo Hoàng Về Truyền Giáo Hải Ngoại, tường trình rằng các nhân viên biên giới Do Thái đã phát một tờ giấy bằng cả tiếng Anh và Ả Rập cho những người du lịch đến Do Thái và Palestine, với nội dung như thế này: “XIN CHÀO MỪNG QUÍ VỊ ĐẾN NƯỚC DO THÁI. Đường vào những lãnh địa dưới quyền kiểm soát của Thẩm Quyền Palestine, ở Giải Gaza, Judea và Samaria… đều bị cấm nếu không được pháp bằng văn tự trước”.

Những miền bị cấm này gồm có Bêlem, Jericho, Emmaus và Qumran, những địa điểm truyền thống của thành phần hành hương Kitô giáo.

Thẩm quyền Do Thái hứa sẽ trả lời về việc xin phép này trong vòng 5 ngày làm việc. Thế nhưng, chỉ có giấy phép do Văn Phòng Liên Hệ Ngoại Quốc của chính phủ Do Thái mới hợp lệ.

Những ai dám liều mình đi vào những vùng đất đầy bạo động này mà không có phép của Do Thái thì bị trừng phạt nặng, chẳng hạn “bị trục xuất và không được cấp giấy nhập cảnh vào Do Thái nữa trong tương lai”.

 

28/1 Thứ Tư

ĐTC GPII với các vị giám mục Pháp về ơn gọi linh mục liên quan đến cuộc khủng hoảng đức tin

Hôm Thứ Bảy 24/1/2004, trong cuộc gặp gỡ các vị giám mục Pháp thuộc hai giáo tỉnh Montpellier và Toulouse sang Tòa Thánh dịp ngũ niên của các vị, ĐTC GPII đã tỏ ra hết sức quan tâm về tình trạng ơn gọi linh mục ở Pháp, một tình trạng gắn liền với cuộc khủng khoảng đức tin ở xứ sở này. Năm 1985, có 28.175 linh mục triều, nhưng vào năm 2001, con số này tụt xuống chỉ còn 18.528. Ở một số giáo phận tuổi trung bình của linh mục là 60. Sau đây là một số tư tưởng chính ĐTC đã chia sẻ với các vị.

“Tình trạng suy đồi Kitô giáo tăng phát là thách đố lớn nhất trong lúc này đây nên Tôi khuyên quí huynh hãy quan tâm đến tình trạng này, bằng việc động viên tất cả mọi linh mục thuộc các giáo phận của quí huynh.

“Có những lúc quí huynh có thể bị chán nản trước tình trạng và các chiều hướng này, nhưng Tôi muốn kêu gọi quí huynh hãy hy vọng và dấn thân hơn bao giờ hết cho các linh mục.

“Mặc dù người ta cần phải thực tế khi đối diện với các khó khăn thử thách, nhưng người ta không được thoái lui trước những thất đảm hay đành chấp nhận trước những con số thống kê cũng như trước tình trạng giảm sút con số linh mục mà chúng ta càng không thể nào hoàn toàn gánh chịu trách nhiệm.

“Cuộc khủng hoảng Giáo Hội đang phải trải qua đây một phần lớn là do âm hưởng của những thứ biến thái, những lối tác hành mới, của tình trạng bị mất đi những giá trị về luân lý và đạo giáo, cũng như của tình trạng lan tràn thái độ hưởng thụ, trong chính cộng đồng giáo hội và đời sống của các phần tử thuộc cộng đồng giáo hội này.

“Đời sống linh mục phải liên lỉ chứng tỏ cho giới trẻ thấy được như là một cuộc quảng đại dấn thân và là một nguồn hạnh phúc, khi canh tân và tái định nỗ lực mục vụ về ơn gọi.

“Điều làm cho giới trẻ dội lại, thành phần dễ chạy theo một đời sống dễ chịu và nông nổi, trước hết là hình ảnh của một vị linh mục trong xã hội tân tiến mỗi ngày một mờ mịt đi căn tính của mình và sống như là một gánh nặng chưa từng có.

“Làm thế nào giới trẻ có thể được thu hút vào một lối sống chúng không hiểu được cái cao cả và vẻ đẹp của nó và nếu chính những vị linh mục không lo bày tỏ lòng nhiệt thành của mình đối với sứ vụ của Giáo Hội?

“Vị linh mục tìm thấy được niềm vui và mức quân bình của mình nơi việc gắn bó với Chúa Kitô và nơi mầu nhiệm của Người. Linh mục là mục tử của đàn chiên, vị dẫn dắt dân Chúa, vị cử hành các bí tích, vị giảng dạy và loan truyền Phúc Âm, khi đồng thời tỏ ra tình phụ tử thiêng liêng của mình trong việc nâng đỡ tín hữu.

“Sống như thế linh mục cũng là một chứng nhân và là một tông đồ chứng tỏ tình yêu của mình đối với Chúa Kitô, với Giáo Hội và với con người qua các hoạt động khác nhau thuộc thừa tác vụ của mình.

“Chớ gì họ đừng bao giờ quên rằng, qua những hành động và thừa tác vụ của mình, họ làm cho Thiên Chúa của lòng nhân ái hiện diện và thông đạt cho dân chúng những ân sủng cần thiết!”

 

Các Vị Tử Đạo Thế Kỷ 20: Thành Phần Loan Báo Hiệp Nhất Kitô Giáo?

Một cuốn sách mới xuất bản bằng Ý ngữ mang tựa đề “Testimoni dello Spirito. Santità e Martirio nel Secolo XX" (những nhân chứng của Thần Linh: Thánh Thiện và Tử Đạo trong Thế Kỷ 20), do Paoline xuất bản.

Theo vị điều hợp thực hiện tác phẩm này là ông Natalio Valentini thì mục đích của cuốn sách là “để tái nhận thức khía cạnh đại kết của việc tử đạo rất thường được Đức Gioan Phaolô II nhắc đến”.

Cuốn sách này bao gồm chứng từ thánh đức và tử đạo của đủ mọi phần tử Kitô hữu thuộc các giáo hội, như Edith Stein và Jerzy Popieluszko của Công Giáo; Dietrich Bonhoeffer, Tin Lành Lutheran; và Pavel Florenskij, Chính Thống.

Vị sáng lập tổ chức Sant’ Egidio là Riccardi nhắc nhở độc giả là “các vị tử đạo Kitô giáo không phải chỉ có Công Giáo mà còn có cả các Kitô hữu khác nữa, như Anh Giáo và Chính Thống Giáo”.

Tác giả tác phẩm này là một giáo sư sử học Riccardi viết: “Tử đạo không phải là một thứ kamikaze hay là một cuộc tự vẫn. Một người tử đạo là một con người nam hay nữ tin tưởng, hy vọng, hoạt động cho người nghèo, cho hòa bình, loan báo Phúc Âm, yêu mến Giáo Hội và trước những đe dọa của tử thần, vẫn tiếp tục công việc của mình và mạnh dạn làm chứng”.

Một vị góp phần vào tác phẩm là Prior Enzo Bianchi thuộc Cộng Đồng Bose nói rằng “nỗi đớn đau của các vị tử đạo Chính Thống giáo, Công giáo và tin lành là một lời kêu gọi hiệp nhất để cho thế giới tin tưởng”.

Trong việc sửa soạn mừng Đại Năm Thánh 2000, ĐTC GPII đã thành lập một ủy ban nghiên cứu về các vị tử đạo trong thế kỷ 20 và trao cho công việc thực hiện “danh sách các vị tử đạo” thuộc các giáo hội Kitô giáo khác nhau. Vào tháng 12/2000, Ngài đã nhận được một danh sách 13.400 mẫu gương Kitô hữu đã hiến mạng vì Chúa Kitô thuộc 106 quốc gia, bắt đầu từ ngày 1/1/1900. Công cuộc này được thực hiện dưới sự lãnh đạo của ĐGM Michel Hrynchyshyn, giáo chủ của những người Ukrainian thuộc nghi lễ Byzantine ở Pháp, cùng với sự cộng tác của 10 chuyên viên.


ĐTC GPII với Phó Tổng Thống Hoa Kỳ về tình hình thế giới, nhất là ở Trung Đông và Iraq.

Thứ Ba 27/1/2004, văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến tin về việc ĐTC tiếp Phó Tổng Thống Hoa Kỳ như sau:

“Sáng nay, Phó Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là ông Richard B. Cheney đã đến thăm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, sau đó ông đã gặp ĐHY Angelo Sodano Quốc Vụ Khanh, và ĐTGM Giovanni Lajolo, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh. Trong những cuộc đàm đạo bao gồm việc trao đổi ý kiến về tình hình chính trị, đặc biệt chú trọng tới tiến trình hòa bình ở Trung Đông và những diễn tiến về tình hình ở Iraq. Cũng có cả việc khảo sát về những vấn đề về luân lý và tôn giáo liên quan tới sinh hoạt của các Quốc Gia, nhất là đến việc bênh vực và cổ động sự sống, gia đình, tình đoàn kết và quyền tự do tôn giáo”.

Sau đây là những lời ĐTC nói với vị phó tổng thống này:

Thưa Ngài Phó Tổng Thống,

Tôi hân hoan được tiếp ngài cùng với gia đình ngài ở Vatican và đón nhận những lời chào chân thành Tổng Thống Bush gửi qua ngài.

Nhân dân Hoa Kỳ bao giờ cũng thiết tha với những giá trị nồng cốt của tự do, công lý và bình đẳng. Trong một thế giới đầy xung khắc, bất công và chia rẽ, gia đình nhân loại cần phải nuôi dưỡng những giá trị này trong việc tìm kiếm hiệp nhất, hòa bình và tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người.

Tôi xin ngài và đồng bào của ngài hãy hoạt động, ở quốc nội cũng như hải ngoại, cho việc phát triển sự hợp tác và tình đoàn kết quốc tế trong việc phục vụ một thứ hòa bình mà tất cả mọi con người nam nữ hết sức khát vọng.

Tôi thành khẩn cầu xin muôn vàn phúc lành của Thiên Chúa Toàn Năng đổ xuống trên ngài và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ.

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đã tặng ĐGH một con chim bồ câu bằng thủy tinh.


“Cái bí mật bậy bạ” của Phong Trào Phò Quyền Tự Quyết

Hôm Thứ Năm 22/1/2004, bà Cathy Cleaver Ruse, giám đốc hoạch định và tín liệu cho Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của các đức giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng nhân dịp kỷ niệm 30 năm Tối Cao Pháp Viên Hoa Kỳ phán quyết về vấn đề phá thai như sau:

“Vụ án ‘Roe vs. Wade đã cống hiến cho Hiệp Chủng Quốc một thứ luật lệ cực đoan nhất về phá thai trên thế giới, chỉ thua Trung Hoa trong việc bắt phụ nữ phải hủy diệt thai nhi mà thôi. Thế nhưng, phán quyết về vụ án này đã thực hiện một việc còn hơn là thay đổi luật lệ nữa, nó thay đổi những tiêu chuẩn về xã hội một cách khủng khiếp. 30 năm sau phán quyết này việc phá thai đã trở thành thói lệ”.

Hằng ngàn ngàn những người chống phá thai đã tập trung và dự Lễ trước cuộc diễn hành biểu tình hằng năm từ Đài Washington gần Nhà Trắng đến Tối Cao Pháp Viện là nơi đã ban hành phán quyết vụ án này mở đường cho 40 triệu vụ phá thai ở Hiệp Chủng Quốc từ đó tới nay. Nữ phát ngôn viên của các vị giám mục Hoa Kỳ trên đây nói tiếp:

“Phán quyết này đã dạy cho xứ sở của chúng ta rằng việc phá thai là việc đáp ứng cảm thương đối với một phụ nữ mang bầu ngoài ý muốn. Thế nhưng thực tại đáng buồn đó là phụ nữ cần phải phá thai là vì họ cảm thấy họ không còn cách chọn lựa nào khác. Và đó là cái bí mật bậy bạ của phong trào phò quyền tự quyết. Phá thai là phản ảnh những gì chúng ta không thể đáp ứng các nhu cầu của nữ giới.

“Vụ án này đã là một cuộc thí nghiệm về xã hội đối với đời sống của nữ giới và trẻ em. Thế nhưng văn hóa đang rời bỏ nạn phá thai. Cáng có nhiều người tin rằng tất cả mọi trẻ em đều xứng đáng có cơ hội để được sinh vào đời, và nữ giới xứng đáng hơn là vấn đề phá thai”.

Từ Mễ Tây Cơ, Tổng Thống Bush đã gọi điện thoại về ca tụng “lý do cao cả” của thành phần tham dự cuộc diễn hành này. Ông nói:

“Tôi biết rằng những người tốt từ các nơi ở Hoa Kỳ đã tập trung tại Khu Thương Xá để tham dự vào cuộc Diễn Hành Cho Sự Sống lần thứ 31. Tôi muốn quí vị chuyển đến mỗi người họ lời chúc tốt đẹp nhất của tôi, và nói với họ rằng tôi hết sức cảm phục về việc họ nhiệt tình với một lý tưởng cao cả như vậy”.


 

27/1 Thứ Ba

Tông Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhân dịp kỷ niệm 40 năm ban hành Hiến Chế "Sacrosanctum Concilium" về Phụng Vụ Thánh. (tiếp theo ngày Thứ Sáu 9/1/2004)

Từ Việc Canh Tân đến Tầm Mức Thâm Sâu Hơn

Trong phần thứ hai này, ÐTC nhấn mạnh đến việc kiểm thảo sống phụng vụ (6), đến việc trung thành với ý hướng của Công Ðồng Vaticanô II về việc canh tân phụng vụ (7), đến tầm quan trọng của Lời Chúa (8) cũng như đến Ngày Chúa Nhật (9), đến việc sống đạo theo Phụng Vụ bằng đời sống cầu nguyện (10).

6.     Qua 40 năm nhận định, đây là dịp để thẩm định mức tiến bộ của việc canh tân phụng vụ này cho tới nay. Có những dịp Tôi đã đề nghị thực hiện một thứ gọi là kiểm thảo lương tâm liên quan đến việc chấp nhận Công Đồng Chung Vaticanô II (17). Việc kiểm thảo này không thể châm chước đối với đời sống phụng vụ và bí tích. “Phụng vụ đã được sống như là ‘nguồn mạch và tột đỉnh’ của sinh hoạt Giáo Hội chưa, theo giáo huấn của hiến chế 'Sacrosanctum Concilium'”? (18). Việc tái nhận thức giá trị của Lời Chúa được việc canh tân Phụng Vụ phác họa đã có một tác dụng tích cực trong việc cử hành phụng vụ của chúng ta chưa? Phụng Vụ đã đi vào cuộc sống cụ thể của người tín hữu ở mức độ nào và Phụng Vụ đã phản ảnh nhịp sống của các cộng đồng riêng biệt ở mức độ nào? Phụng vụ có được hiểu là phương tiên nên thánh, là một nội lực của hoạt động tông đồ và sứ vụ của Giáo Hội hay chăng?

7.     Việc công đồng canh tân Phụng Vụ được thể hiện rõ ràng nhất nơi việc phát hành các sách về phụng vụ. Sau giai đoạn khởi đầu là giai đoạn từ từ thêm các sách đổi mới về việc cử hành phụng vụ, đến giai đoạn cần phải đi sâu hơn vào những kho tàng cùng những chất chứa nơi những việc cử hành phụng vụ này. Tính cách sâu xa này cần phải được thực thi nguyên tắc hoàn toàn trung thành với Sách Thánh và Truyền Thống là những gì được Công Đồng Chung Vaticanô II đặc biệt diễn giải với thẩm quyền của mình, một Công Đồng có những giáo huấn được Huấn Quyền sau đó xác nhận và khai triển. Việc trung thành này trước hết áp dụng cho tất cả những ai thuộc hàng giáo phẩm có “nhiệm vụ hiến dâng việc tôn thờ của Kitô giáo lên Vị Thần Linh Cao Cả và nhiệm vụ điều hành nó theo những chỉ thị của Chúa cùng với luật lệ của Giáo Hội” (19); việc trung thành này cũng bao gồm cả toàn thể cộng đồng giáo hội “theo tính cách đa dạng của bậc sống, vai trò và việc tham dự thật sự” (20).

Theo chiều hướng này thì hơn bao giờ hết lại càng cần phải cổ võ sinh hoạt phụng vụ trong các cộng đồng của chúng ta, bằng một cuộc huấn luyện đầy đủ cho các vị thừa tác viên cũng như cho tất cả mọi tín hữu, nhắm đến việc tham dự một cách trọn vẹn, ý thức và chủ động vào các việc cử hành phụng vụ theo ý hướng của Công Đồng (21).

8.     Bởi thế, vấn đề cần thiết đó là chương trình mục vụ về phụng vụ được thi hành hoàn toàn trung thành với những lãnh vực mới. Qua chương trình này, cần phải làm sống lại niềm hứng khởi đối với Lời Chúa theo chiều hướng của Công Đồng trong việc muốn có “những bài đọc Thánh Kinh dồi dào hơn, đổi khác hơn và chọn lọc hơn” (22). Chẳng hạn những bài sách thánh mới cho thấy việc chọn lựa nhiều các đoạn Thánh Kinh đã làm thành một nguồn mạch bất tận cho Dân Chúa kín múc. Thật vậy, chúng ta không được quên rằng “trong việc lắng nghe lời Chúa, Giáo Hội được xây dựng và phát triển; chúng ta cũng không được quên những việc kỳ diệu Thiên Chúa đã thi hành trong lịch sử cứu độ là những gì, theo sự thật mầu nhiệm của chúng, được phản ảnh qua các dấu hiệu của việc cử hành phụng vụ” (23). Trong việc cử hành phụng vụ, Lời Chúa thể hiện tất cả ý nghĩa của mình, phấn khích đời sống Kitô hữu trong việc liên tục canh tân mình, vì “những gì đã nghe thấy nơi việc cử hành phụng vụ thì sau đó được mang ra tác hành trong đời sống” (24).

9.     Việc tưởng nhớ đặc biệt đó là biến cố Phục Sinh của Chúa Kitô vào Chúa Nhật, ngày của Chúa. Biến cố Phục Sinh là trọng tâm của đời sống phụng vụ, như “nền tảng và là cốt lõi của toàn thể phụng niên” (25). Việc chăm sóc mục vụ thật sự đã thực hiện được những nỗ lực đáng kể nhờ đó giá trị của Chúa Nhật hiện được tái nhận thức. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh ở điểm này, đó là “những kho tàng tu đức và mục vụ của Chúa Nhật, như đã được truyền lại cho chúng ta, thật sự lớn lao. Khi hiểu được trọn vẹn tính cách quan trọng cùng những ý nghĩa ngày của Chúa thì Chúa Nhật trở thành một tổng hợp cho đời sống Kitô hữu và là điều kiện để sống ngày này đàng hoàng nữa” (26).

10.     Đời sống tu đức của người tín hữu được nuôi dưỡng bằng việc cử hành phụng vụ. Chính từ Phụng Vụ mới cần phải sống theo nguyên tắc đã được Tôi đề ra trong Tông Thư “Mở Màn Tân Thiên Kỷ”, đó là “việc huấn thánh đòi đời sống Kitô hữu nổi bật trên hết trong nghệ thuật cầu nguyện” (27). Hiến chế "Sacrosanctum Concilium" đã dẫn giải nhu cầu khẩn trương này bằng một viễn quan, khi phấn khích cộng đồng Kitô hữu hãy tăng gia đời sống nguyện cầu, chẳng những bằng Phụng Vụ mà còn bằng “những thực hành đạo đức” nữa, miễn là những thực hành này hợp với Phụng Vụ, nếu chúng phát xuất từ Phụng Vụ và dẫn đến Phụng Vụ càng hay (28). Kinh nghiệm mục vụ trong những thập niên vừa qua đã xác nhận cái trực giác này của Hiến Chế này. Theo chiều hướng ấy có việc góp phần quí báu của Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích với Bản Hướng Dẫn về Việc Đạo Đức Phổ Thông và Phụng Vụ (29). Rồi chính Tôi, qua Tông Thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria” (30) và việc mở Năm Mân Côi, muốn làm sáng tỏ những gì phong phú về chiêm niêm của kinh nguyện truyền thống này, một kinh nguyện đã được thiết lập lâu đời nơi Dân Chúa, và Tôi khuyên dụ hãy tái nhận thức kính nguyện này như là một đường lối thuận lợi cho việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô nơi học đường của Mẹ Maria.

Những viễn ảnh

Trong phần thứ ba, ÐTC công nhận là việc canh tân Phụng Vụ đã gặp trục trặc, nhưng vẫn có những dấu hiệu khao khát thần linh, một khao khát chỉ được thỏa mãn nơi việc gặp gỡ Chúa Kitô (11), nơi Phụng Vụ Thánh Thể (12), trong thinh lặng nguyện cầu theo gương Chúa Kitô (13), bằng Phụng Vụ Giớ Kinh (14), theo hướng dẫn thẩm quyền của Giáo Hội để theo đúng tinh thần canh tân phụng vụ của Công Ðồng Chung Vaticanô II (15).

11.     Nhìn về tương lai, Phụng Vụ cần phải đáp ứng một vài thách đố. Trong giòng thời gian 40 năm này, xã hội đã trải qua những đổi thay sâu xa, trong số đó có những thay đổi rất gian nan khốn khó đối với cuộc dấn thân của Giáo Hội. Chúng ta đang đối diện với một thế giới làm cho những dấu hiệu của Phúc Âm đang bị suy yếu đi, kể cả ở những miền đất có truyền thống Kitô giáo lâu đời. Đây là thời gian của một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa. Phụng vụ phải trực diện với cuộc thách đố này.

Thoạt nhìn thì đường như phụng vụ bị loại trừ ở một xã hội đang bị tục hóa rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, bất chấp vấn đề tục hóa, thời đại của chúng ta lại hiện lên một nhu cầu mới về linh đạo dưới rất nhiều hình thức. Làm sao người ta lại không thấy nơi hiện tượng này chứng cớ về sự kiện tận là thâm tâm của mình con người không thể nhận chìm được nỗi khát khao Thiên Chúa? Có nhiều vấn nạn chỉ tìm thấy giải đáp nơi việc giao tiếp riêng tư với Chúa Kitô mà thôi. Chỉ khi nào sống thân mật với Người thì hết mọi cuộc sống mới có ý nghĩa, và mới có thể tiến đến chỗ cảm nghiệm được niềm vui được Thánh Phêrô nói lên trên núi Biến Hình: “Lạy Thày chúng con được ở đây thì hay quá” (Lk 9:33 par).

12.     Nếu có nỗi khát mong được gặp gỡ Thiên Chúa ấy, thì Phụng Vụ mới cung cấp câu giải đáp sâu xa nhất và hiệu nghiệm nhất. Phụng Vụ làm điều này nhất là nơi Thánh Thể, một bí tích giúp chúng ta được kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô và được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Người. Tuy nhiên, Các Vị Mục Tử cần phải thực hiện điều này để làm sao cho ý nghĩa của mầu nhiệm ấy thấm nhập vào lương tâm con người, bằng việc tái nhận thức và thực hành một thứ nghệ thuật ‘thần nhiệm’ được các Vị Giáo Phụ yêu chuộng (31). Các Vị Chủ Chăn đặc biệt có nhiệm vụ phải cổ võ những việc cử hành xứng đáng, chú trọng tới những tầng lớp dân chúng khác nhau, như trẻ em, giới trẻ, người lớn, lão thành và người khuyết tật. Tất cả cần phải cảm thấy họ được cộng đoàn của chúng ta đón nhận, nhờ đó có thể hít thở bầu khí của cộng đồng tín hữu tiên khởi, đó là “họ chuyên chú lắng nghe giáo huấn của các vị tông đồ và vào cuộc sống chung, vào việc bẻ bánh và việc nguyện cầu” (Acts 2:42).

13.     Một khía cạnh cần phải được dấn thân hơn nữa vun trồng trong các cộng đồng của chúng ta đó là kinh nghiệm thinh lặng. Chúng ta cần phải thinh lặng “để lãnh nhận trong tâm hồn mình âm vang trọn vẹn của tiếng nói Thánh Linh, cũng như để liên kết nguyện cầu một cách tâm giao hơn nữa với Lời Chúa cũng như với tiếng nói công khai của Giáo Hội” (32). Trong một xã hội sống hào nhoáng, một xã hội bị rối loạn bởi những lời đồn thổi và bị phân tâm nơi những gì mau qua chóng hết thì cần phải tái nhận thức được giá trị của thinh lặng. Không phải là tình cờ mà ngoài việc thờ phượng của Kitô giáo, còn có việc thực hành suy niệm đang được lan tràn làm tăng thêm tầm quan trọng cho việc phản tỉnh. Tại sao lại không dám theo sư phạm để thực hiện một cuộc giáo dục đặc biệt về sự thinh lặng trong giới hạn của kinh nghiệm Kitô giáo nhỉ? Chúng ta phải lấy gương sống của Chúa Giêsu, Đấng “đã chỗi dạy đi đến một nơi cô tịch mà cầu nguyện” (Mk 1:35). Phụng vụ, trong những thời khắc và dấu hiệu khác nhau của mình, không thể bỏ qua cái thinh lặng này.

14.     Chương trình mục vụ về phụng vụ, khi nói đến những việc cử hành khác nhau, cần phải mớm thêm cả hương vị nguyện cầu nữa. Việc này chắn chắn được thực hiện khi chú trọng tới khả năng của các tín hữu cá biệt, theo hoàn cảnh sống khác nhau về tuổi tác và trình độ giáo dục của họ; thế nhưng việc này cũng được thực hiện nữa nếu không thỏa nguyện với những gì là “tối thiểu”. Khoa sư phạm của Giáo Hội là ở chỗ “dám làm”. Cần phải giới thiệu cho tín hữu việc cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh, “vì đó là lời cầu nguyện công khai của Giáo Hội, là nguồn mạch đạo hạnh và là dưỡng chất cho việc cầu nguyện tư riêng” (33). Đây không phải là một tác động cá nhân hay tư riêng “mà là việc thuộc về toàn thể Thân Mình của Giáo Hội. […] Bởi thế, nếu tín hữu được triệu hợp cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh và nếu họ hợp lại với nhau, đồng thanh nhất trí, họ bộc lộ cho thấy Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô” (34). Việc chú trọng đặc biệt này đối với vấn đề cầu nguyện theo phụng vụ như thế không được trở nên căng thẳng đối với việc cầu nguyện theo cá nhân, trái lại, việc cầu nguyện theo phụng vụ mặc lấy và cần đến việc cầu nguyện theo cá nhân (35), cùng bao gồm nó với những hình thức khác của việc cầu nguyện cộng đồng, nhất là khi việc cầu nguyện cộng đồng này được Thẩm Quyền Giáo Hội công nhận và khuyến lhích (36).

15.     Phận sự của các Vị Chủ Chăn là những gì không thể châm chước, trong việc giáo dục cầu nguyện, nhất là trong việc cổ võ đời sống phụng vụ. Nó bao hàm nhiệm vụ nhận thức và hướng dẫn. Nhiệm vụ này không được nhận định như là một nguyên tắc cứng cỏi, ngược lại với nhu cầu của tinh thần Kitô giáo phó mình cho tác động của Thần Linh Chúa, Đấng chuyển cầu trong chúng ta và “cho chúng ta bằng những lời than khôn tả” (Rm 8:26). Trái lại, qua việc hướng dẫn của các Vị Chủ Chăn, cần thực hiện nguyên tắc “bảo đảm” theo dự định của Thiên Chúa đối với Giáo Hội, một Giáo Hội được quản trị nhờ Thánh Linh hỗ trợ. Việc canh tân phụng vụ được thể hiện trong những thập niên này đã cho thấy cách thức có thể hòa hợp cái qui tắc có thể bảo đảm Phụng Vụ giữ được căn tính của mình cùng với tác hành thích hợp của mình, mà vẫn có chỗ cho việc sáng tạo và thích nghi, khiến nó gần gũi với những nhu cầu minh nhiên của các miền đất khác nhau, các hoàn cảnh khác nhau và các thứ văn hóa khác nhau. Nếu không tôn trọng qui chuẩn phụng vụ, có những lúc thậm chí người ta tiến đến chỗ thực hiện những lạm dụng trầm trọng làm lu mờ đi thực tại của mầu nhiệm và tạo nên tình trạng phiền toái cũng như căng thẳng nơi Dân Chúa (37). Những lạm dụng như vậy không hề có liên quan gì tới tinh thần đích thực của Công Đồng hết, và là những lạm dụng cần phải được Các Vị Mục Tử sửa chữa bằng một thái độ mạnh mẽ khôn khéo.

Kết luận

16.     Trong đời sống của Giáo Hội, việc ban hành Hiến Chế phụng vụ này đã đánh dấu một hết sức giai đoạn quan trọng cho việc phát động và phát triển về Phụng Vụ. Giáo Hội, được sinh động bởi hơi thở Thần Linh, sống sứ vụ của mình “là bí tích, tức là dấu hiệu và là dụng cụ cho mối hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa cũng như cho mối hiệp nhất của toàn thể nhân loại” (38), thấy được nơi Phụng Vụ cái thể hiện cao cả nhất cho mầu nhiệm và thỉc tại của mình.

Trong Chúa Giêsu Kitô và trong Thần Linh của Người, toàn thể cuộc sống Kitô hữu trở thành “một hy tế sống động, thánh hảo và đáng Chúa chấp nhận”, “một việc tôn thờ linh thiêng” đích thực (Rm 12:1). Thật vậy, Mầu nhiệm được hiện thực nơi Phụng Vụ thực là cao cả. Mầu nhiệm này hướng về trái đất một thoáng nhìn của Trời Cao làm cho cộng đồng tín hữu được nâng lên, hợp với cuộc xướng hát của Giêrusalem trên trời, hát bài thánh ca chúc tụng ngàn đời: "Sanctus, Sanctus, Sanctus, Dominus Deus Sabaoth. Pleni sunt caeli et terra gloria tua. Hosanna in excelsis!" - “Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh. Trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời!”.

Đang hiện lên có một “thứ linh đạo về phụng vụ” ở vào đầu thiên niên kỷ đây, một linh đạo làm cho người ta nhận thức được rằng Chúa Kitô là vị đệ nhất “phụng gia”, Đấng đã không thôi tác hành trong Giáo Hội cũng như trên thế giới bằng quyền năng của mầu nhiệm vượt qua được cử hành liên tục, và là Đấng liên kết Giáo Hội với bản thân Người để chúc tụng Cha trong sự hiệp nhất của Thánh Linh.

Với nhận thức này, Tôi hết lòng ban Phép Lành của Tôi cho tất cả mọi người.

Tại Điện Vatican ngày 4/12/2003, năm thứ 26 của Giáo Triều Tôi.

GIOAN PHAOLÔ II


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 12/12/2003.

 

26/1 Thứ Hai

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 25/1/2004 về Tuần Lễ Cầu Hiệp Nhất Kết Thúc

1.     Hôm nay là lễ Thánh Tông Đồ Phaolô Trở Lại, kết thúc Tuần Cầu Hiệp Nhất Kitô Giáo, tuần lễ ở khắp nơi trên thế giới Kitô hữu đã cùng nhau cầu nguyện để cho mối hiệp thông trọn vẹn được hiện thực theo như ý Chúa muốn. “Ut unum sint – để tất cả được hiệp nhất nên một” (Jn 17:21). Lời kêu cầu tha thiết của Chúa Giêsu trong Nhà Tiệc Ly tiếp tục nhắc nhở các cộng đồng Kitô hữu rằng hiệp nhất là một tặng ân cần phải được lãnh nhận và phát triển sâu xa hơn nữa.

2.     Giáo triều của Tôi đã không ngừng mong ước Các Kitô Hữu được hiệp nhất nên một với nhau và vẫn còn là một ưu tiên cần phải làm theo thừa tác vụ của Tôi. Trong Tông Thư “Mở Màn Cho Một tân Thiên Kỷ” được ban hành vào dịp kết thúc Năm Thánh, Tôi đã nhắc nhở là nỗi khát mong của Chúa Kitô là “một mệnh lệnh bó buộc, là sức mạnh nâng đỡ chúng ta, và là một lời trách hữu ích cho tình trạng chậm chạp và kín dạ hẹp lòng của chúng ta” (số 48).

Bởi thế, chúng ta đừng bao giờ giảm thiểu việc quyết tâm nguyện cầu cho mối hiệp nhất cũng như không ngừng tìm kiếm nó! Những chứơng vật, khó khăn, thậm chí kể cả những hiểu lầm và thất bại, cũng không thể và không được làm cho chúng ta chán nản, vì “niềm tin tưởng vào việc tiến đến, cũng như trong lịch sử, mối hiệp thông trọn vẹn và hữu hình của tất cả mọi Kitô hữu” không dựa vào những khả năng loài người của chúng ta, mà là vào lời nguyện cầu của Chúa chúng ta (ibid).

3.     Giờ đây chúng ta hãy tin tưởng kêu cầu Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ Giáo Hội, để Mẹ nâng đỡ và đồng hành với chúng ta trên con đường đại kết.

Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC cũng nhắc đến biến cố kết thúc Tuần Cầu Hiệp Nhất Kitô Giáo được diễn ra ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành hôm nay, đến cả Ngày Phò Sự Sống vào Chúa Nhật tuần tới được cử hành ở Ý Quốc và Giáo Phận Rôma, và cũng không quên nhắc Chúa Nhật tuần này là Ngày Thế Giới Bệnh Cùi. Theo Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO (World Health Organization), trong năm 2002, có 620.672 trường hợp mới bị bệnh này, trong đó có 48.248 vụ ở Phi Châu, 39.939 ở Mỹ Châu, 4.665 ở Trung Đông, 520.632 ở Nam và Đông Nam Á, 7.154 ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, và 34 ở Âu Châu. Giáo Hội Công Giáo phục vụ 817.321 bệnh nhân tại 678 trại cuì khắp thế giới.

ĐTC GPII chấp nhận Phần Thưởng Charlemagne của Thành Phố Aachen Đức Quốc

Hôm Thứ Sáu 23/1/2004, Văn Phòng báo chí của Tòa Thánh đã thông báo là Thành Phố Aachen ở Đức Quốc đã trao tặng Phần Thưởng Quốc Tế Charlemagne một cách “ngoại lệ và chuyên nhất” cho ĐTC GPII. Bản thông báo đã giải thích thêm là phần thưởng này là để tỏ ra công nhận “về việc dấn thân của riêng Ngài cũng như của Tòa Thánh quan tâm đến mối hiệp nhất nơi các dân tộc ở Âu Châu liên quan dến các giá trị bắt nguồn từ bản tính của con người và được Kitô giáo phát động một cách tốt đẹp. ĐTC hân hạnh tiếp nhận phần thưởng này, phần thưởng sẽ được tặng cho Ngài vào ngày 25/3/2004 tại Vatican”.

Giai đoạn lịch sử chính yếu của thành phố Aachen này bắt nguồn từ biến cố Charlemange đoạt nắm chính quyền vào năm 768. Dinh Hoàng Đế gần các suối nước nóng chẳng bao lâu trở thành tư gia vĩnh viễn của Charlemagne do đó đã được phát triển thành một nơi chất chứa về tinh thần và văn hóa. Ông đã chết vào năm 814 và được an táng ở Vương Cung Thánh Đường Aachen.

Giáo Hội Công Giáo địa phương minh định trước trào lưu dụ giáo của các Kitô giáo phái

Ở Colombo nước Sri Lanka, sau khi các nhà thờ Công Giáo bị tấn công, hội đồng giám mục Công Giáo đã phải phổ biến một thông báo liên quan đến những gì được một số tăng ni Phật Giáo gọi là “những cuộc trở lại phi luân” và bởi đó họ đã yêu cầu chính phủ ban hành một đạo luật cấm những vụ như thế.

“Chúng tôi, các vị giám mục của Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka rất lấy làm quan tâm về tình trạng xã hội náo động được cho rằng gây ra bởi một số hoạt động của các giáo phái Kitô giáo bảo thủ, nhất là bởi những yếu tố cực đoan.

“Cần phải nói rằng Giáo Hội Công Giáo không hề dính dáng gì tới bất cứ nhóm giáo phái nào ấy. Chúng tôi không ủng hộ bất cứ đường lối nào, như dụ dỗ về vật chất hay gây những áp lực bất xứng đã làm cho các nhóm này bị cáo giác là đã thực hiện để mang lại những gì được gọi là các cuộc trở lại phi luân”.

Tuy nhiên, hội đồng giám mục nước này chẳng những minh định vị trí của mình như thế mà còn lên tiếng nhắc nhở chính quyền về vấn đề tự do tôn giáo nữa.

Hồi Giáo bạo động tấn công các cơ sở Công Giáo ở Ấn Ðộ

Gần đây ở giáo phận Jhabua đã xẩy ra những vụ bạo động tấn công các cơ sở Công Giáo bởi các nhóm Hồi Giáo bảo thủ, như ĐHY Telesphore Toppo cho biết như thế.

Theo các quan sát viên Công Giáo thì các tay bảo thủ này thuộc về những phong trào Vishwa Hindu Parishad, Bajragdal và Durga Vahini đã kích động các cuộc nổi loạn mới đây ở tiểu bang Madhya Pradesh. Họ nói các tay Hồi Giáo quá khích này vẫn tìm kiếm lý do để tấn công các cộng đồng Công Giáo. Họ đã tố cáo các nữ tu và vị lãnh đạo một trường học Công Giáo ở Jhabua về cái chết của một em gái bị sát hại tại trường này vào ngày 11/1/2004. Cảnh sát đã giam giữ kẻ bị tình nghi nội trong mấy ngày chứ không phải trước khi những tay quá khích thi hành những việc bạo động.

ĐHY tổng giám mục Delhi và là chủ tịch hội đồng giám mục Ấn Độ trong cuộc họp báo ở New Delhi đã lên tiếng như sau:

“Cuộc bạo động ở Jhabua không phải xẩy ra như thể tình cờ. Nó đã được chủ ý phác họa bởi những kẻ bảo thủ để làm cho bầu khí càng căng thẳng. Tình hình trở nên trầm trọng”.

Các chứng nhân cho biết thêm là hầu hết những tay quá khích Hồi Giáo này không ở địa phương ấy, nhiều tay thuộc về tiểu bang lân cận là Gujarat. ĐGM Chancko Thottumarickal giáo phận địa phương Jhabua đã gửi một bức thư đến cơ quan Fides của Vatican để bày tỏ mối quan tâm sâu xa của ngài về cuộc vận động tuyên truyền ý hệ chống Kitô giáo ở giáo phận của ngài.

Cuộc bạo động tấn công các cơ sở và những nơi thờ phượng của người Công Giáo bắt đầu xẩy ra sau cái chết của em gái này 2 ngày.

Ngày 14/1/2004, hơn 1 ngàn người đã tấn công trường Jhabua là nơi đang có 10 vị linh mục, 10 nữ tu và 75 nữ sinh đang ở bên trong.

Ngày 15/1, ông Uma Bharti, một phần tử của Đảng Bharatiya Janata, Chief Minister ở Madhya Pradesh, đã đến thăm khu vực này và kêu gọi lắng dịu. Ông thực hiện một số cuộc họp có sự hiện diện của vị giám mục địa phương. Trong cùng ngày này, cảnh sát cho biết họ đã giam nhốt một kẻ bị tình nghi gây ra án mạng là Manoj Yadav, một nhân viên làm việc ở văn phòng gần một nhà thờ Công Giáo. Tuy nhiên vẫn không thể ngăn chặn cuộc bạo động.

Ở làng Ambut, 80 cây số (hay 50 dặm) cách Jhabua, có 1 tín đồ Ấn giáo và 2 người Kitô hữu đã bị chết trong cuộc đụng độ giữa các tín đồ Ấn Giáo và những người Tin Lành Lutherô. Ở Alirajpur, cha dòng Don Bosco Stanny Ferreira cũng đã bị đánh đập bởi các tay bảo thủ và đã bị thương trầm trọng. Trong khi báo chí địa phương cho rằng tình hình dường như trở lại bình thường thì ĐGM địa phương cho cơ quan Fides biết rằng:

“Hiện nay vẫn tiếp tục xẩy ra cuộc vận động bôi nhọ chống Kitô hữu. Những tờ bích chương bôi nhọ chống Kitô giáo đã được dán lên tường ở khắp mọi nơi trong thành phố, ném bùn bôi bẩn vào Giáo Hội. Có nguy cơ xẩy ra những cuộc bạo động mới”.
 

Vấn Đề Vũ Khí Iraq: Không Có Chứng Cớ Nào Cả!
 

Sau hai ngày từ chức lãnh đạo nhóm thanh tra vũ khí của Hoa Kỳ ở Iraq, hôm Chúa Nhật 25/1/2004, ông David Kay đã nói trong chương trình Weekend Edition của Đài Phát Thanh National Public Radio rằng nhóm của ông đã không thấy một chứng cớ nào cho thấy Iraq có những thứ vũ khí đại công phá trước cuộc Hoa Kỳ xua quân xâm chiếm Iraq ngày 19/3/2003.

Tuy nhiên, theo ông, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đều đống ý với nhau là Iraq có những loại vũ khí này, làm cho Tổng Thống Bush cũng tưởng thật: “Tôi thực sự nghĩ rằng cộng đồng tình báo mặc nợ tổng thống hơn là tổng thống mắc nợ nhân dân Hoa Kỳ. Chúng ta cần phải nhớ rằng ý nghĩ về Iraq ấy đã có từ hồi chính phủ Clinton và tiếp tục sang chính phủ Bush. Nó không phải là một vấn đề chính trị ‘gotcha’. Nó là một vấn đề nghiêm trọng ở chỗ ‘tại sao quí vị lại có thể tiến một kết luận không am hợp trong tương lai?”

Ông còn cho biết, qua cuộc phỏng vấn cuối tuần với chương trình “The Sunday Telegraph” ở Luân Đôn, rằng những gì liên quan đến các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq dường như có liên quan đến biên giới nước này: “Có nhiều chứng cớ cho thấy việc di chuyển sang Syria trước khi xẩy ra chiến tranh – như những hình ảnh chụp qua vệ tinh, những bản tường trình trên mặt đất và hàng loạt những xe vận tải, xe thường, xe lửa vượt biên giới. Chúng tôi hoàn toàn không biết những gì đã được chuyển đi thôi…. Chính phủ Syria đã tỏ ra hoàn toàn không chú trọng gì đến viảc giúp chúng tôi giải quyết vấn đề này”.

Ông cho biết ông sẽ không nộp bản tường trình đúc kết của ông về những thứ vũ khí ở Iraq, vì vấn đề này vẫn còn đang được tiếp tục truy lùng, bởi vị lãnh đạo thay thế ông là Charles Duelfer để làm cố vấn mới đặc biệt cho CIA. Ông còn tiết lộ là cho dù không thấy những chứng cớ cho thấy Iraq có những thứ vũ khí đại công phá, nhưng nhóm của ông đã thấy được cấp chỉ huy cao cấp của Iraq “đã có ý định tiếp tục theo đuổi những hoạt động của các thứ vũ khí đại công phá này. Thật vậy, họ đã có nhiều hoạt động liên quan đến các thứ vũ khí đại công phá ấy”.

Ông tiết lộ thêm rằng ông sẽ viết một cuốn sách về vấn đề vũ khí liên quan đến tình báo này. Tuy nhiên, ông minh định là “Tôi không làm như là một Paul O’Niell”. Ông muốn nói đến vị bí thư ngân khố trước đây của Tổng Thống Bush, vị đã là nguồn cung cấp tín liệu chính cho cuốn “The Price of Loyalty”, một tác phẩm mới xuất bản tiết lộ là chính phủ Bush đã dự định xâm chiếm Iraq hầu như ngay từ khi ông Bush mới lên làm tổng thống.

Trước những lời tuyên bố của ông Kay hôm Thứ Sáu 23/1/2004 như thế, Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell đã lên tiếng với báo chí hôm Thứ Bảy sau đó là ông không biết ai đúng ai sai: “Tôi nghĩ rằng câu trả lời cho van đề đó là ‘tôi chưa biết được’. Năm ngoái khi tôi tường trình (cho Liên Hiệp Quốc) thì tôi căn cứ vào tài liệu hay nhất của tình báo đang có trong tay lúc bấy giờ. Tài liệu này phản ảnh Việc Thẩm Định Tình Báo Quốc Gia được cộng đồng tình báo trình bày cho toàn thể viên chức chính phủ cũng như tường trình cho Quốc Hội biết. Nó cũng hợp với các ý nghĩ của những cơ quan tình báo của các quốc gia khác, và nó còn hợp với toàn bộ tường trình của nhiều năm tháng”.

Trong khi đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ đã lợi dụng việc ông Kay từ nhiệm và tín liệu cho thấy không có các loại vũ khí đại công phá ở Iraq để tấn công chính phủ Bush của đảng Cộng Hòa trong mùa bầu cử tổng thống đang bắt đầu diễn tiến, thì ở Hiệp Vương Quốc, Thủ Tướng Tony Blair, đệ nhất đồng minh của Tổng Thống Bush trong vụ tấn công Iraq để giải giới nước này, cũng đã phải đương đầu với cuộc tấn công tương tự.

Ông Robin Cook, người đã từ nhiệm lãnh đạo Hạ Viện từ Tháng 3/2003 để phản đối việc tấn công này, đã lên tiếng như sau: “Thật sự là xấu hổ nếu vị thủ tướng này cứ tiếp tục cho rằng đúng trong khi giờ đây mọi người thấy rằng ông ta sai”.

Ông Michael Ancram, phát ngôn viên của bộ ngoại vụ đã nói với Đài BBC thay cho Đảng Bảo Thủ chống đối vào hôm Thứ Bảy là việc từ nhiệm của ông Kay “gây lên những vấn nạn rất trầm trọng về vị thủ tướng này cũng như về lý do ông đã nói với chúng tôi những gì ông đã làm năm ngoái, cả trước lẫn sau cuộc chiến tranh về các thứ vũ khí đại công phá ấy”.

 

25/1 Chúa Nhật III Thường Niên Năm C

Chúa Kitô chính thức công khai tỏ mình ra: khi nào và thế nào?

Chúa Kitô chính thức công khai tỏ mình ra khi nào?

Bài Phúc Âm Thánh Luca cho Chúa Nhật Thứ Ba Thường Niên Chúa Nhật tuần này cho chúng ta thấy Chúa Kitô đã chính thức tỏ mình ra, một biến cố xẩy ra ở ngay tại thôn làng Nazarét của Người, trong một Hội Đường địa phương và vào Ngày Hưu Lễ Thứ Bảy. Như thế thì việc Người lãnh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô như đã được cả ba Phúc Âm Nhất Lãm Mathêu, Marcô và Luca trình thuật, và được chúng ta bàn đến hai tuần trước đây, có phải là việc Người chính thức bắt đầu cuộc sống công khai của Người chưa, hay phải đợi cho tới biến cố được Phúc Âm Thánh Luca thuật lại ở Chúa Nhật Thứ Ba Thường Niên này?

Vấn đề này có thể tìm thấy câu giải đáp qua chi tiết ở ngay đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, đó là chi tiết Chúa Giêsu “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) chỉ xuất đầu lộ diện sau khi ngọn đèn (xem Jn 5:35) Gioan Tiền Hô lịm tắt. Phúc Âm Thánh Mathêu ghi nhận: “Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa… Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng”; Phúc Âm Thánh Marcô cũng cho biết tương tự như thế: “Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa”. Như thế, việc Chúa Giêsu đến sông Dược Đăng để lãnh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô mới là việc Người gián tiếp tỏ mình ra qua trung gian Tiền Hô Gioan thôi, nói cách khác, mới là việc Người tỏ mình ra cho riêng Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, để rồi sau đó Người được Tiền Hô Gioan chứng thực và giới thiệu Người với dân Do Thái nói chung và với môn đệ của mình nói riêng, như chúng ta đã thấy nơi các bài Phúc Âm theo Thánh Gioan được Giáo Hội xen kẽ vào Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh tuần trước.

Biến cố Chúa Kitô chính thức và công khai tỏ mình ra cho dân Do Thái như được Phúc Âm Thánh Luca trình thuật như thế cũng rất am hợp với những gì được cả Phúc Âm Thánh Mathêu và Marcô thuật lại trong Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh cho chu kỳ Năm A và B tuần này, đó là việc Chúa Giêsu trực tiếp khai mở cho công cuộc cứu nhân độ thế của Người, chẳng những bằng việc lần đầu tiên lên tiếng “rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa” (Mc 1:14) mà còn bằng việc tuyển chọn môn đồ nữa, đó là hai cặp anh em Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan để biến họ “trở thành những tay chài người” (Mt 4:19; Mc 1:17).

Về lời rao giảng mở đầu của Chúa Giêsu, theo Phúc Âm Thánh Marcô đoạn 1 câu 15: “Thời điểm đã nên trọn, nước Thiên Chúa đã đến, hãy ăn năn hối cải và tin vào Phúc Âm”, chúng ta thấy được tất cả nội dung của “Tin Mừng Nước Thiên Chúa”, một nội dung được Thánh Mathêu đoạn 4 câu 17 tóm gọn lại là “Hãy hối cải, vì nước trời đã đến”. “Hối cải” và “nước trời” là hai yếu tố chính yếu của toàn bộ Tin Mừng Cứu Độ Chúa Kitô rao giảng. “Hối cải” là tác động của Đức Tin Cứu Rỗi và “nước trời” là thực tại của Mạc Khải Thần Linh. Muốn chấp nhận Mạc Khải Thần Linh, con người cần phải có Đức Tin Cứu Rỗi, đó là lý do theo Phúc Âm Nhất Lãm, con người cần phải có đức tin mới được Chúa chữa lành cho; trái lại, Phúc Âm Thánh Gioan lại cho thấy, cũng nhờ và phải nhờ Mạc Khải Thần Linh con người mới có Đức Tin Cứu Rỗi, tiêu biểu là trường hợp ở tiệc cưới Cana theo Phúc Âm Thánh Gioan, ở đoạn 2 câu 11, “Chúa Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này ở Cana xứ Galilêa để tỏ vinh hiển của Người ra và các môn đệ bắt đầu tin vào Người”.

Còn về việc chọn các môn đệ ngay sau khi mở lời “rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa”, chúng ta thấy trước được ý định của Chúa Kitô là Người muốn Tin Mừng Cứu Độ và Nước Thiên Chúa không phải chỉ được rao giảng và thiết lập ở tại mảnh đất Do Thái thôi, mà là trên “khắp thế giới” (Mk 16:15), “nơi tất cả mọi dân nước” (Mt 28:19), “cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8), “đến tận cùng thời gian” (Mt 28:20), như lệnh truyền của Chúa Kitô sau khi Người phục sinh từ trong kẻ chết, và trước khi Người thăng thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người đến làm Đấng Cứu Thế duy nhất của cả loài người.

Qua ba bài Phúc Âm của cả chu kỳ Phụng Vụ Năm A, B và C cho Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh tuần này, chúng ta đã thấy được toàn diện nội dung Tin Mừng Cứu Độ được Chúa Kitô rao giảng từ khi Người xuất đầu lộ diện cho tới lúc Người về trời. Chúng ta có thể tạm tóm gọn thế này: con người cần phải “ăn năn hối cải”, nghĩa là cần phải hướng về và tìm về cùng Thiên Chúa là Đấng mà nguyên tội đã làm cho cả con người ngay từ ban đầu lạc xa Ngài, Đấng đến thế gian như một mục tử để tìm kiếm họ qua Vị Thiên Sai của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Vị đã được Ngài xức dầu Thánh Linh cho để có đủ tư cách và thần lực “rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị giam cầm, phục quang cho kẻ bị mù lòa, và phóng thích những người bị áp bức”.

Chúa Kitô chính thức công khai tỏ mình ra thế nào?

Nếu bài Phúc Âm theo Thánh Ký Gioan tuần trước cho thấy Chúa Giêsu tỏ mình ra lần đầu tiên cho các môn đệ biết thì bài Phúc Âm theo Thánh Ký Luca Chúa Nhật thứ hai Thường Niên tuần này cho thấy Người bắt đầu tỏ mình ra cho dân làng của Người, bằng việc Người xác nhận những lời của tiên tri Isaia được Người đọc lên trong Hội Đường đã hoàn toàn ứng nghiệm nơi Người.

Đó là sự kiện Người là Đấng Thiên Sai, là Đấng Được Xức Dầu, đúng như tiên tri Isaia đã nói trước về Người, đó là Thánh Thần ở trên Người, xức dầu cho Người và sai Người đi. Tuy nhiên, trước mắt thế gian không ai biết được sự kiện này cả, ngoại trừ bản thân của Người, và Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vị trước khi được trực diện với Người đã loan báo về Đấng đến sau là Đấng làm phép rửa Thánh Thần.

Bởi thế, cả cuộc đời của Người là để chứng thực Sự Thật Người là Đấng Thiên Sai, là Messiah, là Đức Kitô (Christ), hay Sự Thật Người đã được Thiên Chúa chân thật duy nhất sai đến đúng như lời Ngài thề hứa với cha ông tổ phụ dân Do Thái, bằng cách không bao giờ Người làm theo ý của Người mà là ý của Cha là Đấng đã sai Người, đến nỗi Người đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá.

Vẫn biết Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một biến cố vô cùng quan trọng liên quan đến phần rỗi của toàn thể nhân loại, bao gồm cả cuộc Khổ Nạn, Tử Giá và Phục Sinh của Người mới là thời điểm tột đỉnh chứng tỏ Sự Thật Người là Đấng Thiên Sai. Thế nhưng, tất cả những gì Người làm trên trần gian này, kể cả việc Người ở lại Đền Thờ Gialiêm năm 12 tuổi, nhất là việc Người ẩn thân ở Nazarét 30 năm, tự bản chất, cũng đều là những gì chứng thực Sự Thật Người là Đấng đã được Cha sai.

Nếu dân Do Thái trông đợi một Đấng Thiên Sai cứu tinh thì Đức Kitô quả thực là Đấng ấy, dù không đúng theo ý muốn thiên về chính trị của họ hơn là về tâm linh, vì theo lời tiên tri Isaia, Người được “sai đi rao giaœng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giaœi thoát cho keœ bị giam cầm, cho người mù trông thấy, traœ tự do cho những keœ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thươœng”.

Như thế, để nhận biết ai là Đức Kitô thật sự, là Đấng Thiên Sai đích thực, con người phải xem nhân vật ấy có tinh thần phục vụ hay chăng, hay chỉ biết hưởng thụ, có quyền năng cứu độ hay chăng, hay chỉ tuyên truyền những lý thuyết sai lầm, những giải quyết nhất thời, những lối thoát “no way out”. Chỉ nhân vật nào đến không phải để được phục vụ mà là phục vụ, không coi thường song gần gũi và tìm kiếm để cứu vớt những gì thấp hèn hay đã hư đi, nhân vật ấy mới thực là Đức Kitô, là Đấng đầy Thánh Thần, Đấng được xức dầu Thánh Thần và được Thánh Thần sai đi.

Thế nhưng, chúng ta phải hiểu sao về câu nói của tiên tri Isaia được Phúc Âm Thánh Luca của chu kỳ Năm C trích lại, cũng là câu đã được Chúa Giêsu khẳng định với dân chúng là “Hôm nay đã ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh quí vị vừa nghe đó” (Lk 4:21). Bởi vì, nếu không hiểu đúng, chúng ta có thể chủ trương theo khuynh hướng Thần Học Giải Phóng ở Nam Mỹ Châu, là trường phái thần học vốn chủ trương vấn đề giải phóng cần phải được thực hiện cả về thể lý nữa, một giải phóng mà bởi thế cần phải đấu tranh giai cấp như kiểu của chủ nghĩa Cộng Sản nữa mới được, tức mới có thể giải quyết được vấn đề cứu độ toàn diện con người thực sự.

Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo các số 115, 116 và 117 thì Thánh Kinh có tất cả bốn ý nghĩa, một nghĩa đen và ba nghĩa bóng là nghĩa luân lý, nghĩa sánh ví và nghĩa thần bí. Về nghĩa đen, chẳng hạn như câu Chúa Giêsu nói: “Này là mình Thày” (Mt 26:26); về nghĩa luân lý, chẳng hạn như những lời Chúa dạy trong Bài Giảng Trên Núi; về nghĩa sánh ví, chẳng hạn như Manna trong Cựu Ước ám chỉ Thánh Thể là Bánh Hằng Sống bởi trời xuống; về nghĩa thần bí, chẳng hạn như những dụ ngôn Chúa dạy về Nước Trời hay những hình ảnh trong Cuốn Diễm Tình Ca của Cựu Ước hay trong Sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Theo tôi, câu tiên tri Isaia nói về Chúa Kitô trong Phúc Âm Thánh Luca hôm nay phải hiểu theo nghĩa luân lý hơn là thể lý hay nghĩa đen. Chính ĐTC Gioan Phaolô II, trong bài giảng cho tù nhân tại Nhà Tù Regina Coeli cho Ngày Mừng Năm Thánh Trong Tù của họ hôm Chúa Nhật 9/7/2000, đã xác nhận điều này như sau:

“Bản văn của tiên tri Isaia cho thấy một loạt hình ảnh hướng đến khía cạnh của sự sống, của niềm vui và của tự do, đó là Đấng Thiên Sai tương lai sẽ đến và mở mắt cho kẻ mù lòa và mang các tù nhân ra khỏi ngục thất (x Is 42:7). Anh chị em thân mến, Tôi nghĩ rằng những lời cuối cùng của vị tiên tri ấy đặc biệt sẽ tức thời vang lên nơi lòng anh chị em niềm hy vọng tràn đầy” (đoạn 3.2).

“Tuy nhiên, phải chấp nhận sứ điệp của Lời Thiên Chúa theo tất cả ý nghĩa trọn vẹn của sứ điệp này. ‘Ngục thất’ mà Chúa đến để giải cứu chúng ta trước hết là ngục thất trói buộc tinh thần. Tội lỗi là nhà tù của tinh thần. Theo ý nghĩa này chúng ta làm sao quên được những lời sâu xa của Chúa Giêsu đã nói: ‘Thật vậy, thật vậy, Tôi nói cho quí vị hay, ai phạm tội là nô lệ cho tội’ (Jn 8:34)? Đó là một thứ nô lệ mà Người đến cứu độ chúng ta trước hết. Vì Người phán: ‘Nếu quí vị tuân giữ lời của Tôi thì quí vị thực sự là môn đệ của Tôi, và quí vị sẽ nhận biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng quí vị’ (Jn 8:31)” (đoạn 4.1).

Đúng thế, vẫn biết Chúa Kitô đến là để giải thoát, để cứu độ toàn thể con người nhân loại sa đọa bởi nguyên tội, chứ không phải chỉ có riêng một mình linh hồn của con người thôi, do đó mà Kitô hữu chúng ta mới trông mong điều được Thánh Phaolô đề cập đến trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở đoạn 8 câu 23, đó là “việc cứu chuộc của thân xác”, như chúng ta vốn bộc phát qua câu tuyên xưng cuối cùng của Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người sẽ sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”. Tuy nhiên, việc cứu độ chính yếu nhất, trước nhất và trên hết phải là linh hồn con người, rồi sau đó mới tới thân xác. Phải chăng đó là lý do Thánh Phaolô mới tuyên bố trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô, đoạn 15, câu 26 là: “kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết”.

Bởi thế chúng ta mới hiểu được lời Chúa Giêsu đã soi sáng cho nhóm luật sĩ đang nghĩ rằng Người lộng ngôn phạm thượng khi nghe thấy Người nói với kẻ bất toại là “tội lỗi con đã được tha” (Mk 2:5). Khi đặt vấn đề “nói với người bất toại rằng ‘tội lỗi con đã được tha’ hay ‘hãy đứng dạy vác chõng mà về’ đàng nào dễ hơn?”, Chúa Giêsu muốn nhóm luật sĩ ấy thấy rằng, con người cần phải được chữa lành phần hồn đã, rồi phần xác cũng sẽ được lành mạnh thực sự hay thiêng liêng. Tức là, cho dù Chúa Giêsu không chữa lành phần xác cho người bất toại ấy đi nữa, chỉ cần phần hồn của họ được Chúa chữa trị, thì đức tin cũng sẽ làm cho con người bất toại suốt đời ấy sống bằng an chịu bệnh tật.

Cũng trong bài giảng cho Thánh Lễ cử hành Mừng Năm Thánh Trong Nhà Tù ở ngục thất Nữ Vương Thiên Đình Regina Coeli như đã được nhắc đến trên đây, ĐTC Gioan Phaolô II đã xác định ý nghĩa đích thực của việc giải thoát của Chúa Kitô Cứu Thế như sau:

“Những lời của tiên tri Isaia về việc giải thoát phải được hiểu theo ý nghĩa của toàn bộ lịch sử cứu độ, một lịch sử đã đạt đến tuyệt đỉnh nơi Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc, Đấng đã mang lấy tội lỗi của thế gian (x Jn 1:29). Thiên Chúa đã để ý đến việc giải thoát hoàn toàn con người, một cuộc giải thoát chẳng những liên quan đến những tình trạng về thể lý và ngoại tại, mà trước hết và trên hết là cuộc giải thoát cõi lòng con người” (đoạn 4.2).

Để áp dụng nghĩa luân lý vào câu của tiên tri Isaia được Chúa Kitô tuyên nhận là đã hoàn toàn ứng nghiệm nơi bản thân của Người, chúng ta hãy lấy một trường hợp điển hình, đó là việc Chúa Kitô kêu gọi Mathêu (Mt 9:9-13). Qua việc kêu gọi, tuyển chọn và đồng bàn với viên thu thuế này, Chúa Kitô chẳng những vừa “rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó” là chính Mathêu, bởi vì nếu Mathêu ham giầu sang phú quí của một kẻ thu thuế đã không bỏ mọi sự theo Người; vừa “loan báo tự do cho kẻ bị giam cầm, và phóng thích những người bị áp bức” cũng là Mathêu, người thuộc về thành phần bị nhóm thế giá Do Thái “áp bức” bằng thái độ khinh khi hất hủi ra mặt của họ, cũng như bị đám bình dân Do Thái “cầm tù” trong lòng thù hận của họ; mà còn đồng thời “phục quang cho kẻ bị mù lòa” là chính nhóm luật sĩ và dân chúng có mặt lúc bấy giờ, bằng việc Người tỏ cho họ thấy rằng: “Con Người có quyền tha tội dưới đất” (Mk 2:10).

Tóm lại, vấn đề giải phóng con người đây là giải phóng họ khỏi tội lỗi và sự chết, khỏi tội lỗi về tâm linh trước, khi họ lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, rồi khỏi sự chết về thể lý sau, khi Người tái giáng trong vinh quang vào ngày tận thế. Tuy nhiên, sự chết đây, nếu hiểu theo ý nghĩa thiêng liêng, là tình trạng tâm trí mù tối không biết đâu là sự thật và ý chí yếu nhược không thể tự mình làm được điều gì lành, thì việc giải phóng Chúa Kitô thực hiện nơi con người và cho con người đây là việc Người ban cho con người Thần Linh của Người, nhờ đó, con người có thể nhận thức được chân lý và can đảm sống theo chân lý, dù có phải mất mạng sống thể lý của mình.

Đúng thế, những con người sống trong sự thật là những con người không già, vì sự thật là thực tại toàn hảo trường tồn, không bao giờ thay đổi, không bao giờ qua đi, không bao giờ mai một. Và cũng chỉ khi nào ở trong sự thật, con người mới sống thực, chứ không phải sống trong mơ màng theo ảo tưởng, hay sống ấu trĩ như con nít, hoặc sống quờ quạng như kẻ say men không biết mình làm gì, chẳng biết mình là ai! Vì sinh lực bất tận của họ phát xuất từ Thần Linh của Đức Kitô, Đấng đã chiến thắng sự chết bằng cuộc phục sinh của mình. Đó là lý do càng dồi dào Thần Linh, con người càng sống theo sự thật và trong sự thật, nhờ thế, con người càng trở thành khôn ngoan, càng nên hoàn hảo, hiện thân của một Chúa Kitô “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Jn 14:6).

Thường Tết Việt Nam hay Xuân Á Đông, nếu sớm thì thường trùng vào Tuần Thứ Hai Thường Niên, như đã xẩy ra vào chu kỳ năm C ba năm trước, Thứ Tư 24/1/2001, Tết Tân Tỵ. Năm nay là Tết Giáp Thân Thứ Năm 22/1/2004, trong tuần Thứ Hai Thường Niên Năm C. Tuy nhiên, bài Phúc Âm của Thánh Luca cho Chúa Nhật Thứ Ba Thường Niên Năm C tuần này cũng rất hợp với ý nghĩa về Mùa Xuân. Ý nghĩa đó là giải phóng. Theo ý nghĩa của bài Phúc Âm thì Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế, là Vị Thiên Sai đến cứu loài người khỏi tội lỗi và sự chết là những gì đã từng làm cho con người cảm thấy không bao giờ được hạnh phúc chân thực và vĩnh viễn, dù là đang sống trong Mùa Xuân, đang Mừng Tết: “Chơi xuân kẻo hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì đến kia”. Thực tế đã chẳng phũ phàng cho thấy có lúc con người đang hoan hỉ mừng tết lại là lúc con người quay ra gào khóc hay sao, chẳng hạn như dịp tết Mậu Thân ở Việt Nam trước năm 1975! Phải, cho tới khi nào con người hoàn toàn được giải phóng khỏi tội lỗi và sự chết, họ mới có thể hoan hưởng một mùa xuân bất tận, một mùa xuân được Sách Khải Huyền diễn tả như trời mới đất mới, không còn khóc lóc và đêm đen mà chỉ còn là một ngày vĩnh hằng.

Nhân dịp Tân Xuân Giáp Thân, xin kính chúc quí vị mỗi người được 8 chữ như sau: hồn an, xác mạnh, đời vui, sống thánh.

Lạy Chúa Giêsu là Đức Kitô Thiên Sai, Đấng đã được Cha xức dầu Thánh Linh và đã nhập thế như một Vị Thừa Sai Tiên Khởi loan báo Tin Mừng Sự Sống trên thế gian. Xin Chúa hãy sống trong chúng con, bằng Thần Linh Chúa đã thông ban cho chúng con qua Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, để chúng con như Mẹ Maria đầy ơn phúc thực sự trở thành chứng nhân của Chúa tới tận cùng trái đất, cho Nước Cha muôn đời trị đến. Amen.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


Thần Linh hộ tống cuộc sống công khai Chúa Giêsu
(Bài Giáo Lý 19 về Năm Thánh 2000 của ÐTC GPII Thứ Tư ngày 3-6-1998)

S

au việc Nhập Thể, Chúa Thánh Thần còn can thiệp đặc biệt vào đời sống của Chúa Giêsu một lần nữa khi Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa ở Sông Dược-Đăng.

Phúc Âm thánh Marcô đã kể lại biến cố này như sau: “Trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nazarét xứ Galiêa đến lãnh nhận phép rửa của Gioan ở sông Dược-Đăng. Và khi Người lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời mở ra và Thần Linh xuống trên Người như một con chim bồ câu; và có tiếng nói phát ra từ trời: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con” (Mk.1:9-11). Trong Phúc Âm thứ bốn, thánh Gioan cũng đã làm chứng liên quan đến điều này: “Tôi đã thấy Thần Linh từ trời xuống như một con chim câu, và con chim câu này đậu trên mình Người” (Jn.1:23).


 
2-       Theo chứng từ hợp nhau của các Phúc Âm, biến cố ở sông Dược-Đăng đã đánh dấu cuộc mở màn cho sứ mệnh công khai của Chúa Giêsu cũng như của việc Người tỏ mình ra là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa.

          Thánh Gioan đã rao giảng “một phép rửa thống hối để được thứ tha tội lỗi” (Lk.3:3). Chúng ta thấy Chúa Giêsu ở trong đám đông tội nhân đến để được thánh Gioan rửa cho. Thánh nhân nhận ra Người và công bố Người là con chiên vô tội, Đấng gánh tội trần gian (x.Jn.1:29), để dẫn nhân loại về lại mối hiệp thông với Thiên Chúa. Chúa Cha đã tỏ ra hài lòng với Người Con dấu ái của mình, Đấng đã trở nên một người tôi tớ phục tùng cho đến chết, và cũng đã ban cho Người quyền năng của Thần Linh để Người có thể thi hành sứ vụ của mình như một Đấng Thiên Sai Cứu Thế.

          Chúa Giêsu thực sự đã có Thần Linh từ lúc đầu thai của mình (x.Mt.1:20; Lk.1:35), thế nhưng, nơi phép rửa, Người đã lãnh nhận một cuộc tràn tuôn Thần Linh mới, một cuộc xức dầu của Thánh Linh, như Thánh Phêrô đã chứng nhận trong bài nói của mình tại nhà Cornêliô: “Thiên Chúa đã xức dầu Thánh Linh và quyền năng cho Đức Giêsu Nazarét” (Acts 10:38). Việc xức dầu này là một cuộc vinh thăng Đức Giêsu “như Đấng Thiên Sai trước mắt dân Yến-Duyên, tức là, như một ‘Đấng được xức dầu’ Thần Linh”; việc xức dầu này thực sự là một cuộc vinh thăng Đức Giêsu như Chúa Kitô và như Đấng Cứu Thế (x. Thông Điệp Dominum et Vivificantem, đoạn 19).

          Trong lúc Chúa Giêsu sống ở Nazarét, Mẹ Maria và thánh Giuse đã thấy được việc Người lớn lên theo năm tháng, khôn ngoan và ơn nghĩa (x.Lk.2:40,2:51) dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, Đấng tác động trong Người. Thế rồi đến thời thiên sai được mở màn: một giai đoạn mới cho cuộc hiện hữu lịch sử của Chúa Giêsu bắt đầu. Việc Người lãnh nhận phép rửa ở sông Dược-Đăng giống như một “dạo khúc khai mào” cho những gì sẽ xẩy ra sau này. Chúa Giêsu bắt đầu đứng về phía các tội nhân để mạc khải dung nhan khoan hậu của Chúa Cha cho họ. Việc Người dìm mình xuống Sông Dược-Đăng tiên báo và hướng về “phép rửa” của Người trong các giòng nước sự chết, và tiếng nói của Cha Người tuyên nhận Người là Con yêu dấu của Ngài báo trước vinh quang Phục Sinh của Người.

 3-       Sau cuộc lãnh nhận phép rửa của Người ở sông Dược-Đăng, Chúa Giêsu bắt đầu thi hành sứ vụ tam diện của mình: một sứ vụ vương giả nói lên việc Người chống lại thần dữ; một sứ vụ tiên tri khiến Người trở thành một nhà rao giảng Tin Mừng hăng say; và một sứ vụ tư tế thúc giục Người chúc tụng Chúa Cha và hiến mình cho Ngài vì phần rỗi của chúng ta.

          Tất cả ba Phúc Aâm nhất lãm đều nhấn mạnh rằng, ngay sau phép rửa của mình, Chúa Giêsu đã được Thánh Linh “dẫn” vào nơi hoang điạ “để chịu ma qủi cám dỗ” (Mt.4:1; x.Lk.4:1; Mk.1:12). Satan đã đề ra cho Người một thiên sai vụ huy hoàng, ở việc thực hiện những dấu lạ kinh hoàng như biến các hòn đá nên bánh, gieo mình từ đỉnh đền thờ xuống mà không bị thương tích gì, chiếm ưu thế chính trị cấp thời trên tất cả mọi vương quốc trên thế gian. Thế nhưng, hoàn toàn tuân phục ý Chúa Cha, Chúa Giêsu đã rõ ràng và dứt khoát quyết chọn việc chấp nhận là một Đấng Thiên Sai chịu khổ đau và tử giá, Đấng sẽ hiến mình cho phần rỗi thế gian.

          Việc Chúa Giêsu đấu với Satan bắt đầu từ nơi hoang địa được tiếp tục nơi cuộc sống của Người. Một trong những hoạt động tiêu biểu của Người là hoạt động của một Đấng trừ qủi, một vai trò làm cho dân chúng lạ lùng kêu lên: “Người lấy quyền truyền khiến đến cả các thần ô uế cũng phải tuân lệnh Người” (Mk.1:27). Ai dám nói rằng quyền lực của Chúa Giêsu ấy từ Satan mà có là họ đã nói lộng ngôn phạm đến Thánh Linh (Mk.3:22-30): vì thật sự Chúa Giêsu khu trừ ma qủi “bởi Thần Linh Thiên Chúa” (Mt.18:22). Như thánh Basiliô Cêsarêa viết thì trong trường hợp Chúa Giêsu “ma qủi đã bị mất quyền lực của mình trước sự hiện diện của Thánh Linh” (De Spir. S., 19).

 4-       Theo Thánh Ký Luca, sau khi bị cám dỗ trong hoang địa, “Chúa Giêsu đã trở về Galilêa bằng quyền năng của Thánh Linh... và đã giảng dạy trong các hội đường của họ” (Lk.4:4-15). Sự hiện diện quyền năng của Thánh Linh cũng được thấy nơi hoạt động truyền bá phúc âm của Chúa Giêsu. Chính Người đã nhấn mạnh điều này trong bài khai mở của mình ở hội đường Nazarét (Lk.4:16-30), khi áp dụng cho mình đoạn sách tiên tri Isaia: “Thần Linh Chúa ở trên Tôi” (Is.61:1). Theo một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu là “việc truyền giáo của Thần Linh”, được Chúa Cha sai đến để loan báo Phúc Aâm của lòng thương xót bằng quyền năng của Thần Linh.

          Được linh hoạt bởi quyền lực của Thần Linh, điều Chúa Giêsu nói đã thực sự diễn đạt mầu nhiệm Người là Lời hóa thành nhục thể (Jn.1:14). Thế nên Lời này mới là lời của một người nói có “uy quyền”, không giống như của các vị ký lục (Mk.1:22). Lời này là “một giáo huấn mới”, như những người đã nghe được bài giảng đầu tiên của Người ở Carphanaum đã bỡ ngỡ cộng nhận (Mk.1:27). Đó là những lời hoàn tất và vượt trổi hơn lề luật Moisen, như đã thấy rõ trong Bài Giảng Trên Núi (Mt.5:7). Những lời này là những lời mang lại ơn tha thứ thần linh cho các tội nhân, ban cho người bệnh lành mạnh cùng với ơn cứu độ, và hồi sinh cả kẻ chết. Những lời này là những lời của Đấng “được Thiên Chúa sai”, nơi Người Thần Linh ngự trị đến nỗi Người có thể ban tặng Thần Linh này một cách “khôn lường” (Jn.3:34).

 5-       Sự hiện diện của Thánh Linh lại càng rõ ràng nơi việc cầu nguyện của Chúa Giêsu.

          Thánh Ký Luca nói rằng vào lúc Người lãnh nhận phép rửa ở sông Dược-Đăng, “khi Chúa Giêsu... bấy giờ đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Linh đã xuống trên Người” (Lk.3:21-22). Mối liên kết giữa việc Chúa Giêsu cầu nguyện và sự hiện diện của Thần Linh còn tái hiện rõ ràng ở bài ca hân hoan này: “Chúa Giêsu phấn khởi trong Thánh Linh mà nói: ‘Lạy Cha, Con tạ ơn Cha là Chúa trời đất” (Lk.10:21).

          Như thế Thần Linh đã hiện diện trong cảm nghiệm thâm sâu nhất của Chúa Giêsu, một cảm nghiệm là một người con thần linh nơi Người, một cảm nghiệm khiến Người gọi Thiên Chúa là “Abba” (Mk.14:36), bằng một niềm tin tưởng chuyên nhất không giống như cách thế của bất cứ người Do Thái nào ngỏ cùng Đấng Tối Cao. Thực vậy, nhờ tặng ân của Thần Linh, Chúa Giêsu cũng sẽ có thể làm cho các tín hữu thông phần vào mối hiệp thông và thân tình của một người con đối với Chúa Cha. Như Thánh Phaolô đã bảo đảm với chúng ta rằng, chính Thánh Linh là Đấng khiến cho chúng ta kêu lên Thiên Chúa: “Abba, Lạy Cha!” (Rm.8:15; Gal.4:6).

          Cuộc sống làm con cái này là một tặng ân cao cả chúng ta đã nhận được trong Bí Tích Rửa Tội. Chúng ta phải tái nhận thức và liên lỉ bảo dưỡng nó, làm cho mình đơn sơ dễ dậy đối với việc mà Thánh Linh hoàn thành nơi chúng ta.

 (Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 10/6/1998)

 

(Giáo Hội Hiện Thế các tuần trước)