GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 4/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho việc sửa soạn đầy đủ để giúp những ứng viên chịu chức thánh cũng như cho việc huấn luyện thường xuyên để giúp các vị thừa tác viên chức thánh được thực hiện một cách cận thận kỹ lưỡng”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho tinh thần truyền giáo 'cho muôn dân' trở thành vấn đề ưu tư và là vấn đề liên lỉ dấn thân nơi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của cộng đồng Kitô giáo”.
___________________________________________
NGÀY 12 THỨ HAI |
“Đêm Vọng Này Là Sự Tin Tưởng Đợi Trông Việc Hoàn Tất Những Lời Hứa Xưa”
ĐTC GPII Giảng Lễ Vọng Phục Sinh
2004
1. “Đêm này là đêm canh thức đối với Chúa… qua mọi thế
hệ” (x Ex 12:42)
Vào đêm này chúng ta cử hành Đêm Vọng Phục Sinh, đệ nhất đêm, thực sự là “mẹ”
của tất cả mọi đêm vọng của phụng niên. Vào đêm vọng này, như được hát đi hát
lại ở bài Công Bố Phục Sinh, chúng ta một lần nữa lại bước đi trên con đường
nhân loại từ khi được tạo dựng cho đến biến cố tột đỉnh của ơn cứu độ là cuộc tử
giá và phục sinh của Chúa Kitô.
Ánh sáng của Đấng “đã được phục sinh từ trong kẻ chết, của hoa trái đầu mùa của
những kẻ chết” (1Cor 15:20), làm cho đêm nay đáng ghi nhớ, một đêm đáng gọi là
“trọng tâm” của phụng niên, “chiếu sáng như ban ngày” (Ps 139:12). Vào đêm này
cả Giáo Hội canh thức và suy nhớ lại những giai đoạn quan trọng của việc Thiên
Chúa nhúng tay cứu độ vào vũ trụ.
2. “Một đêm canh thức đối với Chúa”. Có một ý nghĩa quan
trọng lưỡng diện đối với Đêm Vông Phục Sinh long trọng này, một ý nghĩa rất sâu
xa qua những biểu hiệu được kèm theo bởi nhiều bài sách thánh đặc biệt. Một mặt
cho thấy việc tưởng nhớ đầy nguyện cầu về những việc lạ lùng của Thiên Chúa
“mirabilia Dei”, được tái diễn nơi những bài sách thánh chính, từ việc tạo thành
tới việc hiến tế Isaac, đến cuộc vượt qua Biển Đỏ, đến lời hứa hẹn cho một Tân
Giao Ước.
Mặt khác, đêm vọng gợi nhớ này là sự tin tưởng đợi trông việc hoàn tất những lời
hứa hẹn xưa. Việc tưởng nhớ đến công cuộc Thiên Chúa thực hiện tiến đến tột đỉnh
của nó nơi việc phục sinh của Chúa Kitô và hướng đến biến cố Tái Giáng cánh
chung. Bởi đó mà vào đêm Vượt Qua này chúng ta mới hướng nhìn về bình minh của
một ngày không cùng, ngày Chúa Kitô phục sinh, Đấng khơi nguồn sự sống mới, mở
màn cho một “trời mới đất mới” (2Pt 3:13; x Is 65:17, 66:22; Rev 21:1).
3. Ngay từ ban đầu, cộng đồng Kitô hữu đã đưa việc rửa
tội vào Đêm Vọng này. Trong đêm vọng ấy, một số dự tòng được cùng với Chúa Giêsu
đắm chìm vào cái chết của Người để được cùng Người vươn lên sự sống bất tử. Nhờ
thế mà việc lạ lùng của cuộc tái sinh thiêng liêng bởi Chúa Thánh Thần đã được
canh tân; cuộc tái sinh liên kết thành phần tân tòng vào dân Tân Ước cũng là dân
Tận Ước, thành phần được niêm ấn bởi cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.
Anh chị em thân mến, với mỗi một người trong anh chị em, những người sắp lãnh
nhận các bí tích nhập giáo, Tôi đặc biệt thân ái chào mừng. Anh chị em đến từ Ý
quốc, từ Togo và Nhật Bản: các nguồn gốc của anh chị em nói lên tính cách đại
đồng của ơn gọi cứu độ và tính cách nhưng không của tặng ân đức tin. Cùng với
anh chị em Tôi cũng muốn chào cả những người thân thuộc, bạn hữu của anh chị em
và tất cả những ai dọn mình cho anh chị em.
Nhờ bí tích rửa tội, anh chị em sẽ trở thành một phần tử của Giáo Hội là một dân
tộc lữ hành đông đảo, bất kể nòi giống, ngôn ngữ hay văn hóa; một dân tộc được
kêu gọi sống đức tin bắt đầu từ Abraham, tới chỗ trở thành phúc lành giữa tất cả
mọi dân tộc trên thế gian này (x Gen 12:1-3). Anh chị em hãy trung thành với
Đấng đã tuyển chọn anh chị em, và hãy hoàn toàn dấn thân ký thác trọn cuộc sống
của anh chị em cho Người.
4. Phụng vụ kêu gọi tất cả chúng ta hiện diện nơi đây,
cùng với những người sắp lãnh nhận phép rửa, hãy lập lại những lời hứa rửa tội
của mình. Chúa xin chúng ta hãy lập lại việc chúng ta bày tỏ lòng chúng ta hoàn
toàn vâng phục Người cũng như việc chúng ta hoàn toàn dấn thân phục vụ Phúc Âm
của Người.
Anh chị em thân mến! Nếu sứ vụ này đôi khi có vẻ khó khăn thì xin anh chị em hãy
nhớ lại những lời Chúa phục sinh: “Thày luôn ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt
28:20). Tin tưởng vào sự hiện diện của Người anh chị em sẽ không lo sợ bất cứ
khó khăn và chướng ngại nào. Lời của Người sẽ soi sáng cho anh chị em; Mình Máu
của Người sẽ nuôi dưỡng và bảo trì anh chị em trong cuộc hành trình về vĩnh cửu.
Mẹ Maria luôn ở bên cạnh mỗi một người anh chị em, như Mẹ đã hiện diện giữa các
vị tông đồ bấy giờ đang run sợ và bối rối trong cơn thử thách. Bằng đức tin của
mình, Mẹ sẽ tỏ cho anh chị em thấy bình minh rạng ngời của cuộc phục sinh trước
bóng đêm của thế gian này. Amen.
ĐTC đã cử hành Thánh Lễ Phục Sinh Chúa Nhật ở
Quảng Trường Thánh Phêrô giữa bầu trời không được sáng sủa cho lắm. Bắt đầu phần
dâng lễ khi thấy một gia đình Á Châu mặc y phục cổ truyền lên dâng của lễ, và
đứa bé gái mới mấy tuổi đã xuýt ngã ở bậc thang bước lên bàn thờ, ĐTC đã bật
cười và bước tới với em, chúc lành cho em và gia đình em.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 11/4/2004
“Xin giúp chúng con không ngừng
hoạt động cho việc đạt tới một thế giới chân chính và hiệp nhất hơn như đã được
Chúa mở màn bằng cuộc phục sinh của Chúa”
ĐTC GPII với Sứ Điệp Phục Sinh 2004
|
1. “’Resurrexit’, alleluia – Người đã sống lại, hãy vui lên!” Cả năm nay nữa, việc hân hoan công bố Phục Sinh, lời công bố mãnh liệt âm vang từ đêm vọng vừa rồi, là những gì củng cố niềm hy vọng của chúng ta. “Tại sao các người tìm người sống nơi kẻ chết? Người không còn đây nhưng đã sống lại rồi” (Lk 24:5-6). Thiên thần đã làm cho các phụ nữ vội vã đến mồ phần khởi như thế. Cũng thế, phụng vụ Phục Sinh lập lại cho chúng ta là những con người nam nữ của ngàn năm thứ ba rằng: Chúa Kitô đã sống lại, Chúa Kitô đang sống giữa chúng ta! Danh của Người giờ đây là “Đấng Sinh Động”, sự chết không còn làm chủ Người nữa (x Rm 6:9).
2. “Người đã sống lại!” Hôm nay đây, Ôi Đấng Cứu Chuộc
nhân trần, Chúa đã vinh hiển sống lại từ huyệt mộ để mang lại cho chúng con niềm
vui và an bình trong lúc chúng con đang bị trục trặc bởi nhiều bóng tối hiểm
nguy. Những ai đang lo âu và chán chường hướng về Chúa, Ôi Chúa Kitô, sự sống và
hướng đạo viên của chúng con, để nghe thấy lời tuyên bố đầy hy vọng không làm
thất vọng. Trong ngày Chúa chiến thắng sự chết này, chớ gì nhân loại tìm thấy
nơi Chúa, Ôi Chúa, lòng can đảm để cùng nhau chống lại nhiều sự dữ đang hoành
hành họ. Nhất là chớ gì nó tìm thấy sức mạnh để đương đầu với hiện tượng khủng
bố phi nhân bản nhưng bất hạnh thay đang tăng phát, một hiện tượng tiêu diệt sự
sống, gây ra sầu thương và bất ổn cho cuộc sống thường nhật của rất nhiều người
cần cù làm việc và sống an lành. Chớ gì đức khôn ngoan của Chúa soi sáng cho
những con người nam nữ thiện tâm trong việc họ dấn thân cần thiết để chống lại
thảm họa này.
3. Chớ gì hoạt động của các tổ chức quốc gia và quốc tế
mau chóng thắng vượt được những khó khăn hiện tại và đạt được những tiến bộ khả
quan cho một trật tự thế giới hiệu nghiệm và an bình hơn. Chớ gì các vị lãnh đạo
thế giới biết cương quyết và kiên trì với nỗ lực của mình để giải quyết một cách
thỏa đáng những xung khắc liên tục gây ra những cuộc đổ máu tại một số miền đất
ở Phi Châu, Iraq và Thánh Địa. Laà trưởng tử của nhiều anh em, xin Chúa ban cho
tất cả những ai coi mình là con cái của Abraham biết tái nhận thức được tình
huynh đệ của mình khiến họ tiến đến chỗ hợp tác và sống thuận hòa với nhau.
4. Xin hãy lắng nghe hỡi tất cả quí vị là thành phần nắm
trong tay tương lai nhân loại! Hãy lắng nghe hỡi những con người nam nữ thiện
tâm! Chớ gì khuynh hướng tìm cách trả thù nhường bước cho lòng can đảm thứ tha;
chớ gì văn hóa sự sống và yêu thương đánh tan lý lẽ của sự chết; chớ gì lòng tin
tưởng một lần nữa mang lại sinh lực cho đời sống của các dân tộc. Nếu tương lai
của chúng ta là một tương lai duy nhất thì công việc và nhiệm vụ của tất cả
chúng ta là xây dựng tương lai này một cách nhẫn nại và khôn ngoan thận trọng.
5. “Lạy Thày, chúng con còn biết theo ai?” Chúa là Đấng
chiến thắng sự chết, chỉ Chúa mới “có những lời sự sống đời đời” (Jn 6:68).
Chúng con tin tưởng dâng lên Chúa lời nguyện cầu của chúng con là những gì trở
thành lời khẩn cầu xin Chúa ban ủi an cho những gia đình của nhiều nạn nhân vì
bạo lực. Xin Chúa giúp chúng con biết không ngừng hoạt động cho việc đạt tới một
thế giới chân chính và hiệp nhất hơn như đã được Chúa mở màn bằng cuộc phục sinh
của Chúa. Đồng hành với chúng con trong công việc này là “người đã tin rằng
những gì Chúa phán sẽ được thực hiện” (Lk 1:45). Phúc cho Mẹ, Ôi Maria, vị chứng
nhân Phục Sinh thầm lặng! Ôi Mẹ của Đấng Tử Giá nay đã phục sinh, Mẹ là người
vào giờ khắc đau thương và chết chóc vẫn bừng lên ngọn lửa hy vọng, xin dạy cho
chúng con cũng trở thành những chứng nhân tin tưởng và hoan hỉ, giữa những sai
lạc của thời đại đang qua đi này, cho sứ điệp sự sống và yêu thương đã được Đấng
Cứu Chuộc Phục Sinh mang đến cho thế giới.
Sau khi đã ban sứ điệp Phục Sinh và phép lành của mình cùng ngỏ lời chào bằng 62
thứ tiếng khác nhau, ĐTC đã đặc biệt chào các vị thượng phụ, giám mục và tín hữu
thuộc các Giáo Hội Đông Phương mà hầu hết thuộc Chính Thống Giáo. Lợi dụng cơ
hội năm nay ngày mừng Lễ Phục Sinh xẩy ra cùng một ngày giữa Giáo Hội Công Giáo
Rôma và Giáo Hội Chính Thống, ĐTC đã lập lại ước nguyện của riêng Ngài cũng như
của Công Đồng Chung Vaticanô II trong Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh về việc cố định
hóa Ngày Lễ Phục Sinh cho cả hai Giáo Hội, một theo Lịch Grogorian (Tây Phương)
và một theo Lịch Julian (Đông Phương).
Lễ Phục Sinh là lễ chính yếu nhất của niên lịch Kitô giáo là một lễ không cố
định ngày trong năm, bao giờ cũng được cử hành vào Chúa Nhật đầu tiên sau tuần
trăng xuân phân, tức là giữa ngày 22/3 đến 15/4 hằng năm. Vì những sai lệch nơi
niên lịch Julian do hoàng đến Julius Caesar thiết lập năm 46 trước Chúa Kitô
Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII (1582) đã cải tổ niên lịch này, chú
trọng tới tiêu chuẩn mới để tính ngày Lễ Phục Sinh. Tuy nhiên, các Giáo Hội Đông
Phương không theo niên lịch cải tổ Grêgôriô này.
“Tôi cầu cùng Chúa phục sinh để tất cả chúng ta là thành phần rửa tội sớm có thể
cùng nhau hằng năm sống lại cùng ngày lễ chính yếu này của đức tin chúng ta”.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 11/4/2004
Chứng Từ về Biến Cố 911 của Bà Cố Vấn An
Ninh Quốc Gia cho Chính Phủ Bush
|
Hôm Thứ Năm, 8/4/2004, bà Condoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của chính phủ Bush, người mới đây đã không chịu công khai làm chứng như các nhân viên chính phủ Clinton và Bush trước ủy ban điều tra vụ 911, đã tỏ ra hết mình bênh vực chính phủ Bush nói chung và trách nhiệm của bà nói riêng liên quan đến vụ khủng bố tấn công Hoa Kỳ có một trong hai này.
“Nếu chúng tôi nghĩ rằng sẽ xẩy ra một cuộc tấn công ở Washington hay ở New
York, chúng tôi đã vận chuyển cả trời đất này để gắng mà ngăn chặn nó. Tôi biết
rằng không có một điều gì đã có thể ngăn ngừa được cuộc tấn công này”.
Bà này bị ủy ban hỏi đi hỏi lại về văn bản nhắc nhở Tổng Thống Bush một tháng
trước (6/8/2001) khi xẩy ra cuộc tấn công, văn bản đề cập tới nhóm khủng bố quốc
tế al Qaeda, Osama bin Laden và những cuộc không tặc có thể xẩy ra, với đầu đề
của văn bản này được bà Rice cho biết là Bin Laden Đã Quyết Định Tấn Công Ở Hiệp
Chủng Quốc “Bin Laden Determined to Attack Inside the United States”.
Các phần tử của nạn nhân bị tử nạn trong biến cố 911 này đang có mặt tại phòng
điều trần bấy giờ lắc đầu sau khi nghe thấy những lời này. Hơn 3 ngàn người đã
bị thiệt mạng bởi 19 tay khủng bố thực hiện cuộc không tặc 4 chiếc phản lực hàng
không của Mỹ để đâm vào tháp đôi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Ngũ Giác Đài và
1 cánh đồng ở phía tây tiểu bang Pennsylvania.
Bà Rice đã tự bào chữa như sau: “Văn bản nhắc nhở này không cảnh giác về những
cuộc tấn công ở Hiệp Chủng Quốc. Nó là một tín liệu lịch sử dựa vào những gì đã
được tường trình cũ”.
Tuy nhiên, ông Bob Kerrey, nguyên thượng nghị sĩ ở Nebraska, một phần tử trong
ủy ban điều tra, đã cho biết rằng văn bản nhắc nhở tổng thống “rằng FBI nói đến
những kiểu cách hoạt động đáng nghi ngờ ở Hiệp Chủng Quốc am hợp với những cuộc
sửa soạn không tặc”. Đó là lý do ủy ban này đã xin Tòa Bạch Ốc phổ biến bản văn.
Chiều cùng ngày phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cho biết chính phủ
hy vọng sẽ phổ biến những gì được đòi hỏi.
Cũng vào ngày Thứ Năm này, ủy ban cũng đã điều vấn riêng (chứ không công khai)
cựu Tổng Thống Clinton 3 tiếng đồng hồ. Theo ủy ban cho biết vị cựu tổng thống
này và thành phần cộng tác với ông đã hết lòng hợp tác để trả lời những gì cần
thiết cho ủy ban.
Phần bà Rice tỏ ra cương quyết cho rằng chính phủ Bush đã làm hết sức để có thể
ngăn chặn cuộc khủng bố này. Bà đã không lên tiếng xin lỗi các gia đình có người
thân bị nạn trong vụ này, như ông Richard Clarke, nguyên cố vấn chống khủng bố
của Tòa Bạch Ốc, đã làm trong cuộc điều trần của ông hai tuần trước đây. Bà đã
nói đến nỗi “buồn rầu và giận dữ” của bà vào ngày xẩy ra nội vụ, và cuối cùng bà
có vài lời thông cảm với một số gia đình nạn nhân.
Khi được một phần tử của ủy ban này là ông Ben-Beniste hỏi rằng bà có trình cho
tổng thống về những cảnh giác của ông Clarke liên quan đến những nhóm khủng bố
quốc tế al Qaeda đang hoạt động ở Hiệp Chủng Quốc, thì bà bắt đầu trả lời một
cách tổng quát và tránh né làm cho ông này chặn lời bà và lập lại câu hỏi của
ông, làm bà phải nói rằng bà không nhớ bà đã bàn với tổng thống về những nhóm
khủng bố al Qaeda ở Hiệp Chủng Quốc hay chăng: “Tôi không nhớ là những nhóm al
Qaeda là một cái gì đó chúng tôi được cho biết chúng tôi cần làm một điều gì đó
đối với họ”. Theo bà cho biết thì FBI đã theo dõi những nhóm này và đã có 70
nhân viên điều tra hiện trường trong vụ này.
Bà này còn bị ông Kerry hạch hỏi về lời bà lập đi lập lại rằng Tổng Thống Bush
đã “mệt mã vì việc đập những con ruồi” khủng bố. Ông trưng dẫn vụ Hoa Kỳ không
hề có phản ứng gì khi bị dội bom cho là bởi nhóm khủng bố al Qaeda vào Tháng
10/2000 ở USS Cole làm thiệt mạng 17 thủy thủ Hoa Kỳ: “Ông ta đã đập những con
ruồi nào đây? Chúng ta chỉ đập một con ruồi vào ngày 20/8/1988. Chúng ta không
đập một con ruồi nào khác sau đó cả. Làm sao ông ta lại có thể mệt được nhỉ?” Bà
Rice cho biết là tổng thống có ý nói rằng Hiệp Chủng Quốc phải làm hơn thế nữa
chứ không phải chỉ phản ứng với những tên khủng bố lẻ tẻ.
|
Vị chủ tịch của ủy ban này là ông Thomas Kean, thuộc đảng cộng hòa, đã hỏi bà này là chính phủ Bush có chú trọng nhiều tới việc tấn công Iraq sau vụ khủng bố hay chăng, một câu hỏi liên quan đến vấn đề được ông Richard Clarke nói tới là chính phủ Bush chỉ để ý đến tấn công Iraq chứ không lo gì tới hệ thống khủng bố quốc tế do Osama bin Laden lãnh đạo. Bà trả lời rằng chính phủ có lý để đặt vấn đề xem Iraq có dính dáng tới vụ này hay chăng. Bà nói dự án được ông Clarke trình bày cho bà sau khi chính phủ Bush hành sự đã được tân chính phủ chấp hành một số, còn một số có thể làm cho xứ sở đi đến chỗ “sai lệch”. Bà nói chính phủ Bush để ý tới việc tấn công nhóm al Qaeda ở vùng đất dụng võ của họ. Đó là lý do Tổng Thống Bush đã cố gắng liên hệ với Tổng Thống Pakistan Pervez Musharraf ngay từ đầu, hy vọng là vị tổng thống này làm áp lực với chính quyền Taliban ở A Phú Hãn không cho nhóm al Qaeda trú ẩn ở đó nữa.
Văn Kiện Liên Quan Đến Vụ Hoa Kỳ Có Thể Bị
Khủng Bố Tấn Công 911
Theo chứng từ của vị nguyên cố vấn chống khủng bố ở Tòa Bạch Ốc là ông Richard
Clarke thì chính phủ Bush, trong đó có cả bà cố vấn an ninh quốc gia của chính
phủ này, người cuối cùng đã công khai ra điều trần trước ủy ban điều tra vụ này
hôm Thứ Năm 8/4/2004, đã biết trước những nguy cơ của nhóm khủng bố quốc tế al
Qaeda nhưng không lấy làm “khẩn trương”.
|
Hôm Thứ Năm, trong cuộc điều vấn bà Rice, ủy
ban đã yêu cầu Tòa Bạch Ốc phổ biến bản văn cảnh giác ngày 6/8/2001 liên quan
đến cuộc khủng bố tấn công có thể xẩy ra, và Tòa Bạch Ốc đã làm theo như vậy vào
đêm Thứ Bảy 10/4/2004. Bản tường trình hằng ngày cho tổng thống (PDB: the
presidential daily briefing) liên quan đến vụ này đã đến tai tổng thống vào
Tháng 8/2001 tại nông trại của ông ở Crawford, Texas.
Tòa Bạch Ốc cho biết bản PDB này có được là do tổng thống yêu cầu vì ông muốn
biết về những gì liên quan đến cuộc tấn công của al Qaeda ở Liên Hiệp Quốc: “Bản
PDB không cảnh giác về cuộc tấn công 911. Mặc dù bản PDB có nói đến những cuộc
không tặc có thể xẩy ra nhưng không hề nói gì tới việc sử dụng máy bay như khí
giới tấn công”.
Tuy nhiên, một số phần tử của ủy ban này nhận định là chính phủ đã được cho biết
đầy đủ về ý đồ của bin Laden cũng như những lực lượng của hắn để cảnh giác quần
chúng về việc tấn công có thể xẩy ra.
Trong bản PDB đề ngày 6/8/2001 này, tên tuổi của các quốc gia cảnh giác về vụ
tấn công này đã được che dấu. Một trong những câu nguyên văn của bản PDB này là:
“Chúng tôi đã không thể nào chứng thực được một số bản tường trình cảm thấy bị
hăm dọa hơn, như bản tường trình của (…) vào năm 1998 nói rằng bin Laben muốn
thực hiện một cuộc không tặc máy bay của Hiệp Chủng Quốc để bắt phải thả ‘Blind
Sheikh’ Omar Abdel Rahman và những tay cực đoan khác đang bị Hoa Kỳ giam giữ”.
Rahman bị án chung thân vì âm mưu ám sát Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak và làm
nổ tung những nơi đặc biệt ở Nữu Ước.
Văn kiện lịch sử ngày 6/8/2001 này có danh xưng là “Bin Laden quyết định tấn
công ở Hiệp Chủng Quốc”. Trong bản văn kiện dài 2 trang này người ta thấy có
những chi tiết tình báo về những sự đe dọa của nhóm khủng bố quốc tế al Qaeda 3
tháng trước khi xẩy ra nội vụ. Sau đây là những điểm chính:
Có một bản tường trình của tình báo vào Tháng 5/2001 cho biết là al Qaeda đang
cố gắng gửi những nhân viên của mình đến Hiệp Chủng Quốc qua ngả Canada để thực
hiện một cuộc tấn công bằng những chất nổ. Bản tín liệu này đã được phổ biến cho
các cơ quan tình báo và giữ an ninh.
Có lời tố giác là al Qaeda đã tìm cách cướp các máy bay của Hoa Kỳ để bắt thả
những nhân viên của họ bị bắt giam vào năm 1998 và 1999.
Có lời tố giác là bin Laden đã quyết định tấn công Hiệp Chủng Quốc ngay từ năm
1997 cho tới qua đầu năm 2001.
Có tin tình báo cho biết có thể đã có những nhân viên của al Qaeda ra vào Hiệp
Chủng Quốc, là những người Hoa Kỳ, và có những hoạt động hỗ trợ ở Mỹ quốc.
Có ít là 70 cuộc điều tra của nhân viên FBI đang được thực hiện trong năm 2001
về những nhóm và những hoạt động của al Qaeda ở Hiệp Chủng Quốc.