GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 4/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

Ý Chung: Xin cho việc sửa soạn đầy đủ để giúp những ứng viên chịu chức thánh cũng như cho việc huấn luyện thường xuyên để giúp các vị thừa tác viên chức thánh được thực hiện một cách cận thận kỹ lưỡng”.

Ý Truyền Giáo: Xin cho tinh thần truyền giáo 'cho muôn dân' trở thành vấn đề ưu tư và là vấn đề liên lỉ dấn thân nơi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của cộng đồng Kitô giáo”.  

___________________________________________

 NGÀY 17 THỨ BẢY

 

Thiếu Nhi Fatima – Lực Lượng Cứu Độ


 

Đạo Binh Dàn Trận

Trong Thời Điểm Maria của mình, Mẹ Maria “tiến lên như Rạng Đông” ở Biến Cố Thánh Mẫu Paris năm 1830, nơi Mẹ bảo làm một mẫu ảnh Mẹ Ban Ơn đứng trên quả cầu và đạp đầu rắn quỉ; “đẹp như mặt trăng” ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 1858, nơi Mẹ xưng mình “Vô Nhiễm Thai” và là nơi duy nhất Mẹ mỉm cười trong tất cả các nơi Mẹ hiện ra; “rực rỡ như mặt trời” ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, nơi Mẹ xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi” và là nơi xẩy ra phép lạ cả thể mặt trời nhẩy múa trên không trung; và “oai hùng như đạo binh dàn trận”, qua phong trào Tượng Mẹ Thánh Du Quốc Tế đi khắp nơi trên thế giới, nhất là qua Biến Cố Đông Âu sụp đổ cuối năm 1989, cũng như qua biến cố Liên Sô Nga Cộng giải thể vào Giáng Sinh năm 1991. Những suy diễn trên đây đã được người viết chia sẻ trong cuốn “Thời Điểm Maria… Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ”, Cao-Bùi 1998, trang 24. Chính người viết cũng đã được diễm phúc đến viếng thăm Đền Thánh Mẫu Fatima và Lộ Đức trong Đại Năm Thánh 2000 và thấy rằng Fatima có vẽ vĩ đại hùng tráng bao nhiêu thì Lộ Đức lại thơ mộng dễ thương bấy nhiêu.

Vì Biến Cố Thánh Mẫu Fatima có tính cách hùng tráng vĩ đại hay ở vào giai đoạn “rực rỡ như mặt trời” của Thời Điểm Maria mà biến cố này đã nổi vượt hơn hết mọi Biến Cố Thánh Mẫu khác trong Thời Điểm Maria. Đúng thế, Biến Cố Fatima hoàn toàn nổi vượt hơn mọi Biến Cố Thánh Mẫu khác vì tính cách “rực rỡ như mặt trời” của nó, chẳng những ở tại biến cố này liên quan đến vai trò của Giáo Hội hoàn vũ cũng như đến lịch sử thế giới, mà còn ở tại biến cố này có một chiến đấu tính rõ ràng, có một “đạo binh dàn trận” sẵn sàng chiến đấu, đúng như Thánh Long Mộng Phố đã tiên đoán trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài:

“Đối với ma quỉ cùng quân quốc của hắn, Mẹ Maria chắc chắn trở thành kinh hoàng khủng khiếp như một đạo binh dàn trận, nhất là vào những thời gian sau này, vì ma quỉ, khi biết rằng không còn nhiều thời gian, và giờ đây càng ít thời gian hơn nữa, trong việc hủy hoại các linh hồn, sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của hắn cũng như những cuộc chiến đấu của hắn” (50)

“Quyền năng của Mẹ Maria trên tất cả mọi quỉ ma sẽ đặc biệt chiếu sáng vào những thời buổi sau này, khi mà Satan giăng bẫy gót chân của Mẹ: tức là giăng bẫy các tôi tớ khiêm hạ và các con cái nghèo hèn của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ lập nên để chống lại với hắn…” (54)

“Họ sẽ vác trên vai mình một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả phải đến; còn Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của những người vô đạo, trên vương quốc của những kẻ tôn thờ ngẫu tượng cũng như trên vương quốc của tín đồ Hồi Giáo” (59)

Thật vậy, nếu Thánh Long Mộng Phố đã nói tiên tri đúng về sự kiện vào những thời buổi sau này, Thiên Chúa sẽ làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến (xem Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria số 49), và sự kiện này đã quả nhiên xẩy ra ở Biến Cố Fatima liên quan đến điều bí mật “Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, thì những gì thánh nhân nói về cuộc hận thù quyết thắng này, tức về trận chiến Satan hận thù muốn tấn công hủy hoại các linh hồn và Mẹ Maria quyết thắng hắn bằng đạo binh của Mẹ, cũng đã hoàn toàn được ứng nghiệm. Ở chỗ, cũng trong Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, khi vừa hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima lần đầu tiên, ngày 13/5/1917, chưa xưng mình là ai và đến để làm gì, Mẹ Maria đã vội vàng triệu tập một đạo binh để chiến đấu với Satan trong việc cứu độ các tội nhân ngay. So với các lần hiện ra đặc biệt khác trong Thời Điểm Maria, cả ở Biến Cố Thánh Mẫu Paris năm 1830 lẫn ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 1858, Mẹ Maria không hề tỏ ra một thái độ đẩy mạnh chiến cuộc và lôi kéo nhập cuộc để cùng với Mẹ chiến đấu cứu các linh hồn như ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima vào lần hiện ra thứ nhất này.

“- Các con có sẵn lòng dâng mình cho Thiên Chúa để chấp nhận mọi đau khổ Ngài gửi đến, như một việc đền tạ những xúc phạm Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ăn năn trở lại không?

- Vâng, chúng con sẵn lòng!

- Vậy thì các con sẽ chịu nhiều đau khổ, nhưng ơn Chúa sẽ phù trợ các con”.

Phải, “đạo binh dàn trận” của Đức Mẹ Mân Côi, của Đức Mẹ Thắng Trận, chính là 3 Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé này. Các em đã “dàn trận” khi thưa “vâng, chúng con sẵn lòng”. Để rồi, các em đã được vị Nữ Tướng Chỉ Huy Trưởng của các em trao cho các em một thứ khí giới vô cùng lợi hại, một thứ khí giới ma quỉ sợ nhất, một thứ khí giới ma quỉ đã phải qui hàng, đó là Thập Giá, là khổ đau. Thật ra, trên danh nghĩa, các em Thiếu Nhi Fatima ở Bồ Đào Nha ấy không trực tiếp dàn trận để chiến đấu với ma quỉ cho bằng để hy sinh “chấp nhận chịu khổ” hầu đền tạ Chúa nhờ đó cứu các tội nhân mà thôi. Tuy nhiên, một khi các em cứu các tội nhân là các em đương nhiên trở thành kẻ thù không đội trời chung của ma quỉ. Cũng như chính ma quỉ, hắn không trực tiếp chống lại và không thể nào chống lại được với Chúa Cứu Thế hay với Mẹ Maria, nhưng chúng vẫn có thể gián tiếp phá hủy công ơn cứu chuộc do hai Mẹ Con này lập được, bằng việc hủy hoại các linh hồn, nhất là thành phần đã lãnh nhận phép rửa, đã được hưởng hoa trái ơn cứu chuộc. Vậy thì ba em Thiếu Nhi Fatima đã dàn trận như thế nào, hay đã tung lưới đánh cá trong mùa biển động cuối thời ra sao?

Trước hết, căn cứ vào nội dung và tinh thần của lời hiệu triệu của Mẹ Maria thì ơn gọi chung của cả 3 em Thiếu Nhi Fatima này là Hy Sinh Tự Hiến như một Tế Vật. Thật thế, chị Lucia đã thuật lại những gì 3 em đã sống Ơn Gọi Hy Tế này trong Hồi Ký Thứ Nhất như sau.

“Vào một ngày nắng gắt, sau khi cho đi bữa ăn trưa của mình, theo quyết định chung với nhau từ trước, hễ thấy các trẻ nghèo thì cho họ đồ ăn trưa của mình, 3 trẻ cảm thấy khát, song không còn một giọt nước để uống. Đầu tiên các em dâng hy sinh khát nước vì Chúa cho các tội nhân như thường lệ. Sau đó, không chịu khát được nữa, với sự đồng ý của Phanxicô và Giaxinta, Lucia đã ghé vô một nhà ở gần đó để xin nước uống. Thế nhưng, số nước xin được lại bị đổ xuống khe đá cho chiên uống, vì cả ba ai cũng nhất định hy sinh chịu khát để cầu cho các tội nhân. Sau cùng, cơn khát làm cho Giaxinta khó chịu đến nỗi em đã nói với Lucia bảo các tiếng dế và ếch nhái đang kêu im đi vì chúng làm ‘em nhức đầu khủng khiếp’. Nhưng, sau khi nghe Phanxicô nhắc: ‘Em không muốn chịu đựng cho các tội nhân à?’, Giaxinta liền lấy hai bàn tay ôm đầu, mà nói: ‘Có chứ. Thôi để chúng kêu đi!’.”

Căn cứ vào các việc và các cách hy sinh của các em, mà, theo như Đức Mẹ đã cho các em biết vào lần hiện ra thứ 5, 13/9/1917, là “Thiên Chúa hài lòng với những hy sinh của các con”, thì “những hy sinh” đã làm đẹp lòng Thiên Chúa của các em có thể phân tách và tóm lược như sau:

Hy sinh là quên mình. Lúc mới bắt đầu tập hy sinh, các em đã đồng ý với nhau là đem đồ ăn trưa của mình cho đàn vật ăn hay cho các trẻ nghèo mà các em gặp được ăn.

Hy sinh là hãm mình. Các em thắt một đoạn giây thừng ở chung quanh bụng cho thân xác của các em luôn luôn cảm thấy khó chịu và đau đớn.

Hy sinh là cầm mình. Biết anh Phanxicô đang bị bệnh, theo tình anh em tự nhiên, Giaxinta rất muốn sang thăm anh của mình, song em đã cầm mình lại và không làm như thế: “Mẹ em đi khỏi rồi, em muốn sang thăm anh Phanxicô nhiều lần, song em đã không đi” (Hồi Ký Lucia 1)

Hy sinh là ép mình. Giaxinta đã tâm sự với Lucia: “Đêm qua, em đau đớn quá sức, và vì em muốn dâng hy sinh cho Chúa, em đã không trở mình trên giường, làm cả đêm em không ngủ được” (Hồi Ký Lucia 2)

Hy sinh là ẩn mình. Trong thời gian cả Phanxicô và Giaxinta bị bệnh, Giaxinta thường được Lucia và phòng thăm trước Phanxicô, Gianxinta hay nói với Lucia là “Thôi chị sang thăm anh Phanxicô đi. Em sẽ hy sinh ở đây một mình”.

Hy sinh là dấn mình. Các em vốn không thích, trái lại, còn cảm thấy bị làm phiền và khổ tâm khi người ta cứ tuốn đến hạch hỏi các em về việc Đức Mẹ hiện ra với các em, nhưng, trong khi, theo tính tự nhiên, Lucia và Giaxinta chạy trốn mỗi khi thấy bóng người ta, thì Phanxicô đã đứng lại để tiếp họ.

Hy sinh là bỏ mình. Vốn không thích uống sữa một tí nào cả, thế mà, sau lần từ chối ly sữa mẹ em đưa cho em uống khi em bị bệnh, sau đó, được Lucia nhắc cho, Gianxinta đã ngoan ngoãn uống nó mỗi khi Mẹ của em đưa cho em uống.

Hy sinh là liều mình. Thay vì hy sinh chịu khát, có một lần, Giaxinta dã uống cho đỡ khát, song nước mà Giaxinta uống cho đỡ khát đó không phải là nước ngon lành gì, mà là nước ao hồ bẩn thỉu, nước mà dân chúng vẫn giặt quần áo và thú vật vừa uống vừa lội trong đó.

Hy sinh để đền bù cho tha nhân. Dù đang bị bệnh, Giaxinta cũng cứ đi lễ ngày thường để bù lại việc bỏ lễ Chúa Nhật của các tội nhân, hay cũng vì bị bệnh, Giaxinta cần ăn uống nhiều hơn, song em đã nhịn ăn để bù lại tội tham ăn của các tội nhân.

Hy sinh trong tất cả mọi sự. “Giaxinta quan tâm đến vấn đề hy sinh cầu cho tội nhân ăn năn hối cải đến nỗi em không chịu bỏ qua một dịp hy sinh nào” (Hồi Ký Lucia 1).

Tóm lại, nguyên tắc và đường lối hy sinh của 3 Thiếu Nhi Fatima gương mẫu tiên khởi này đã thực hiện đúng y như lời Thiên Thần dạy các em vào lần hiện ra thứ hai năm 1916, khi các em hỏi Thiên Thần rằng: “Chúng con phải hy sinh như thế nào?”, đó là “làm mọi sự có thể để hy sinh”.

Ba Thiếu Nhi Fatima tiên khởi chẳng những tìm hy sinh theo hoàn cảnh riêng có thể của mình, còn cùng nhau hy sinh, (như trường hợp điển hình được đề cập đến đầu tiên), nhắc nhau hy sinh và nhất là nhắc nhau hy sinh vì yêu Chúa nữa.

Cùng nhau hy sinh: Mặc dầu vốn thích hát những bài hát dân ca lành mạnh, nhưng, dù được người ta mến và yêu cầu hát, các em đã không hát nữa, theo đề nghị của Phanxicô: “Chúng ta đừng hát bài hát đó nữa. Chúa chúng ta chắc chắn không muốn chúng ta hát những điều như thế này” (Hồi Ký Lucia 3).

Nhắc nhau hy sinh: “Một ngày kia, khi con đến, Giaxinta hỏi con: ‘Chị có nhiều hy sinh hôm nay không? Em có nhiều lắm.’” (Hồi Ký Lucia 1).

Nhắc nhau hy sinh vì yêu Chúa: “Kể từ ngày Đức Mẹ dạy chúng con dâng hy sinh của chúng con cho Chúa Giêsu, thì bất cứ lúc nào chúng con chịu đựng, hay đồng ý hy sinh, Giaxinta đều hỏi: ‘Chị có nói với Chúa Giêsu là Chị làm vì yêu Chúa không?’ Nếu con nói chưa, em liền nói: ‘Vậy em sẽ thưa với Người’, rồi em chắp ta lại, mắt ngước lên trời: ‘Oâi Chúa Giêsu, vì yêu Chúa và cho các tội nhân ăn năn hối cải’”.

Vẫn biết lời hiệu triệu “dàn trận” của Mẹ Maria trên đây là ơn gọi chung của ba em Thiếu Nhi Fatima - ơn gọi hy sinh: ở chỗ chịu khổ để đền tạ Chúa và cứu các tội nhân. Tuy nhiên, theo Hồi Ký của chị Lucia thuật lại, thì trong ơn gọi chung này, mỗi em lại được kêu gọi sống ơn gọi chuyên biệt của mình nữa. Căn cứ vào cuộc đời của các em, cũng như căn cứ vào thứ tự của lời Mẹ Maria hiệu triệu các em ngay từ ban đầu của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima có tính cách chiến đấu tính ấy, chúng ta thấy ba em đã dàn trận khi sống ơn gọi chuyên biệt của mình để hoàn thành ơn gọi chung là hy sinh này, theo kiểu lớn trước bé sau như sau: Thiếu Nhi Fatima Lucia 10 tuổi “chấp nhận mọi đau khổ”; Thiếu Nhi Phanxicô 9 tuổi “đền tạ những xúc phạm”; Thiếu Nhi Giaxinta 7 tuổi “cầu cho tội nhân ăn năn trở lại.

Xin xem tiếp về đời ống thánh của ừng Thiếu Nhi Fatima Lucia, Phanxicô và Giaxinta vào các tuần tới.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Sau khi sống lại, Chúa Kitô đã hiện ra bao nhiêu lần?


Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cưœa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán baœo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, người thổi hơi và phán baœo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười Hai Tông Đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ơœ với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ơœ tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”. Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ơœ với các ông. Trong khi các cưœa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Đoạn người nói với Tôma: “Hãy xoœ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xoœ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa cuœa tôi”. Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách nầy. Nhưng các điều nầy đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.


Phúc Âm của Chúa.


Câu đố

Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ hai lần liền, cách nhau 8 ngày hay một tuần.

Vậy các Phúc Âm đã thuật lại bao nhiều lần Chúa Giêsu đã hiện ra sau khi phục sinh từ trong kẻ chết?

Đó là những lần nào?

Lúc nào, với ai, tại đâu và để làm gì?

Giải Đáp

Các Phúc Âm thuật lại tất cả là 8 lần Chúa Giêsu đã hiện ra sau khi sống lại từ trong kẻ chết:
• Lần thứ nhất vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, với các bà trên đường các bà đang chạy về báo tin cho các tông đồ, để xác nhận lời thiên thần bảo các bà hãy về báo tin cho các môn đệ của Chúa là Người đã sống lại (xem Mathêu 28:8-10);
• Lần thứ hai cũng vào sáng sớm của ngày thứ nhất trong tuần, với riêng một mình Mai Đệ Liên (không chạy về với các phụ nữ khác song) ở lại bên mồ tìm xác Chúa, để bảo chị về báo tin cho anh em của Chúa là Người đang lên cùng Cha (xem Gioan 20:14-18; Marcô 16:9-10);
• Lần thứ ba vào buổi chiều tối ngày thứ nhất trong tuần, với hai môn đệ đi Emmau ở trong một quán trọ, để tỏ mình trấn an các vị (xem Luca 24:13-32; Marcô 16:12-13);
• Lần thứ bốn cũng vào chiều tối ngày thứ nhất trong tuần, với các tông đồ trong Nhà Tiệc Ly, để chứng thực Người đã sống lại và ban Thánh Thần cho các vị (xem Gioan 20:19-23; Luca 24:36-45; Marcô 16:14);
• Lần thứ năm vào tám ngày sau, với các tông đồ, có cả Tôma, tại Nhà Tiệc Ly, để chứng tỏ cho Tôma thấy mà tin rằng Người đã thực sự từ trong kẻ chết sống lại (xem Gioan 20:24-29);
• Lần thứ sáu vào một buổi sáng sau biến cố tám ngày, với 7 tông đồ trên bờ biển hồ Tibêria, để trao quyền chăn dắt cho riêng Tông Đồ Phêrô cũng như để nói về số phận của Tông Đồ Phêrô cũng như Tông Đồ Gioan (xem Gioan 21:1-23);
• Lần thứ bảy vào một ngày nào đó tại Galilêa, trên một ngọn núi, với đầy đủ các tông đồ để truyền các vị đi tuyển mộ môn đệ khắp thế giới, ban bí tích rửa tội và dạy dỗ cho tín hữu (xem Mathêu 28:16-20);
• Lần thứ tám vào ngày Người lên trời ở gần Bêthania, sau khi Người đã căn dặn các vị ở lại Giêrusalem để chờ đón Thánh Thần như lời Người hứa (xem Luca 24:46-53).
Căn cứ vào tám lần hiện ra trên đây, bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật II Phục Sinh hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra lần thứ bốn và năm.