GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 7/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai được hưởng một mùa lễ nghỉ ở thời điểm này trong năm biết lợi dụng việc nghỉ hè của mình để tái nhận thức nơi Thiên Chúa tình trạng bình an nội tâm của họ cũng như để vươn tới việc yêu thương nhân loại”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội trẻ biết chú trọng hơn nữa đến thành phần tín hữu giáo dân cũng như biết tin tưởng vào họ hơn nữa đối với việc truyền bá phúc âm hóa”.  

__________________

 NGÀY 14 THỨ TƯ

  

 

Phát Ngôn Viên của Tòa Thánh về vấn đề Iraq, Âu Châu, Liên Hệ Đại Kết với Giáo Hội Chính Thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Thánh Địa và Tác Phẩm ĐTC Đang Viết.


Tiến sĩ Joaquín Navarro Valls, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, sau Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 11/7/2004, đã trả lời cuộc phỏng vấn ngắn của đài truyền hình Ý Quốc RAI Uno.


Vấn:     Tình hình vẫn tiếp tục rất ư là căng thẳng ở Iraq, thế nhưng giờ đây đã có được một tân chính phủ cho Iraq. Đức Giáo Hoàng có đồng ý với vấn đề này hay chăng?


Đáp:     Chắc chắn rồi. Luật pháp quốc tế đã được tái thiết, một sự kiện rất ư là đáng kể. Giờ đây mối quan tâm bao giờ cũng là thế này, đó là vấn đề ưu tiên cho cuộc phúc hạnh của nhân dân Iraq. Tất cả mọi hoạt động bởi thế cần phải được bắt đầu từ chỗ này.

Vấn:     Bản Hiệp Định Hiến Pháp Âu Châu sẽ được ký ở Rôma vào ngày 29/10/2004. Âu Châu liệu có thể đương đầu với một tương lai mất gốc hay chăng?


Đáp:     Không. Sự kiện đó là ở lời dẫn nhập không đề cập một cách rõ ràng đến các căn gốc Kitô giáo là một thiếu sót và là một thiếu sót lớn, theo tôi nghĩ, làm cho bản văn này kém hiệu năng.


Ngoài ra, còn phải nói rằng, Tòa Thánh luôn luôn khuyến khích bất cứ nỗ lực nào tiến đến chỗ hiệp nhất Âu Châu. Chưa hết, trong cùng bản văn Hiến Pháp này còn có những khoản, nhất là khoản 51, khoản nhìn nhận vai trò của các niềm tin Kitô Giáo ở Âu Châu.

Vấn:     Trong nỗ lực đại kết, một bước tiến tiêu biểu nhất sẽ được thực hiện vào cuối Tháng 8/2004 với Thượng Phụ Moscow


Đáp:     Đúng thế, chúng tôi hy vọng mọi sự sẽ xẩy ra như vậy. Vào ngày 28/8/2004 là ngày bức ảnh thánh Kazan được trả về cho chủ của nó, trước đó, ĐGH muốn có một nghi thức tỏ lòng tôn sùng bức ảnh này, một hình ảnh đã ở kề bên Đức Gioan Phaolô II nhiều tháng năm.


Sáng hôm Thứ Bảy, 10/7/2004, vị giám đốc tùy tùng của ĐTC trong cuộc nghỉ hè tự ngày 5-17/7/2004 này, đã nói với các ký giả những vấn đề sau đây:

Khi được hỏi về quyết định của ĐTC muốn trả bức ảnh Đức Trinh Nữ Kazan cho Giáo Hội Chính Thống Nga, ông cho biết: “Quyết định này không có liên quan gì tới cơ hội có thể thực hiện cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Giáo Chủ Nga Alexis II, một vấn đề đã được sáng tỏ ngay từ đầu. (ĐTC) cảm thấy rằng đã đến lúc trao trả bức ảnh này cho họ”, vào ngày 28/8, Lễ Đức Mẹ Sinh Thì theo niên lịch phụng vụ Chính Thống Giáo. Nhưng trước khi trao trả bức ảnh này, cần phải thức hiện “một việc tỏ lòng tôn sùng, không cần phải công khai…, một việc từ biệt để kết thúc cuộc hành hương đến Rôma của Đức Bà Kazan”. Những chi tiết về lễ nghi này sẽ được sớm thông báo.

Về vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo, vị giám đốc này cho biết, từ sau khi ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, những mối liên hệ này “đã được cải tiến. Nó là một tiến trình lâu dài, và ĐGH hy vọng rằng việc trao trả bức ảnh này sẽ góp phần cho những bước tiến triển hơn nữa. Những dấu hiệu cho thấy sự cải tiến liên hệ được phản ảnh qua những cuộc trao đổi của đôi bên, nơi những ủy ban hỗn hợp để tìm hiểu và giải quyết những vấn đề giữa hai Giáo Hội trong bầu không khí hợp tác”.

Về vấn đề lời Đức Thượng Phụ Bartholomew mời ĐTC viếng thăm Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/11/2004, dịp Lễ Thánh Anrê, quan thày của tòa thượng phụ giáo chủ thế giới Chính Thống Giáo, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh nói rằng “ĐGH lấy làm biết ơn về lời mời này nhưng hiện nay chưa có quyết định nào cả”.

Về vấn đề phán quyết của Tòa Án Công Pháp Quốc Tế Liên Hiệp Quốc ở Hague đối với vấn đề xây dựng bức tường rào cản khủng bố của Do Thái ở vùng Tây Ngạn, ông trả lời rằng: “đó là một phán quyết nặng ký vì Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu điều này. Giờ đây chúng ta cần phải xem các chính quyền sẽ làm gì”.

Về thời gian nghỉ hè của ĐTC ở vùng núi Alps năm 2004 này, ông cho biết “tiến triển tốt đẹp, và như đã xẩy ra ở những lần trước đây, sau một số ngày nghỉ ngơi, Ngài cảm thấy khá hơn. Khí hậu mát mẻ khiến cho Ngài có thể ngủ ngon hơn và những cuộc ra ngoài ngắm cảnh làm cho tâm thần Ngài cảm thấy rất thoải mái. ĐGH giành nhiều giờ để đọc sách và cầu nguyện, không phải chỉ ở trong nhà nguyện, cũng như để đàm đạo lâu giờ về các đề tài khác nhau. (ĐTC) không dọn một văn kiện này trong thời gian nghỉ ngơi này”.

Về tác phẩm mới của Ngài được báo chí cho rằng sẽ viết về vấn đề chuyên chế độc tài trong thế kỷ 20, vị giám đốc văn phòng báo chí cho biết, “trong những ngày này không có như thế, có lẽ tác phẩm đã được hoàn tất, nhưng tôi chưa hề thấy Ngài làm gì với dự án này ở đây cả”.


Thật vậy, ĐTC có ý định viết một tác phẩm khác nữa, lần này về những chia sẻ liên quan đến triết lý và nhân sinh. Đây là tác phẩm thứ năm kể từ khi Ngài làm Giáo Hoàng, thứ tự như sau: “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (giải đáp về các vấn đề hiện thế), Tặng Ân Và Mầu Nhiệm (về thiên chức linh mục 50 năm), Roman Triptych (thi phẩm), và Đứng Lên, Nào Chúng Ta Đi (về thừa tác vụ giám mục 20 năm).


Cha Pawel Ptasznik, vị linh mục người Balan thuộc phòng bộ của Tòa Thánh Vatican, đã cho cơ quan tín liệu KAI Công Giáo Balan biết về dự tính đang được ĐTC thực hiện “khá rồi”. Tuy nhiên, “đây là một tiến trình lâu dài và người ta không thể cho rằng chẳng bao lâu nữa tác phẩm này sẽ được phổ biến. Về vấn đề nội dung, tôi có thể nói rằng tin tức cho là Ngài sẽ đề cập trước hết đến những vấn đề chuyên chế thì không đúng. Nó là một bí mật công khai mà nhiều năm nay Cha Jozef Tischner (một triết gia và là bạn của ĐTC) đã xin ĐTC được phỏng vấn Ngài về những đề tài liên quan đến triết lý và nhân sinh. Nếu tôi không lầm thì cuộc phỏng vấn này đã xẩy ra vào mùa hè năm 1984 và là một cuộc phỏng vấn đã được ghi chép lại”. Sau đó, vị linh mục cho biết thêm, “Đức Giáo Hoàng tiếp tục khai triển những tư tưởng này”.

 

Tại Sao Hiện Tượng Thời Mới là một Thách Đố đối với Kitô Giáo?


Cha Alessandro Olivieri Pennesi, giáo sư ở Viện Cao Học Mẹ Giáo Hội về Các Khoa Học Tôn Giáo thuộc Đại Học Lateran, qua cuộc phỏng vấn với Zenit, đã cảnh giác Kitô hữu về hiện tượng Thời Mới này. Cuộc hội luận về Thời Mới đợc Tòa Thánh tổ chức ngày 14-16/6/2004, đã nhấn mạnh đến việc cần phải biết đến hiện tượng này hơn nữa hầu có thể cung cấpo những đáp ứng về Kitô giáo xứng hợp hơn nữa.


Vấn:     Tại sao tình trạng hiện tượng Thời Mới lan tràn lại là thách đố cho Kitô Giáo?


Đáp:     Hiện tượng Tân Thời tạo nên một thách đố lớn đối với Kitô Giáo. Chẳng những bởi vì nó đang lan tràn ở mức độ hoàn vũ, mà còn đặc biệt vì nó có móc nối với những yếu tố của Kitô Giáo, làm thay đổi đi ý nghĩa nguyên thủy của Kitô Giáo. Chẳng hạn như Chúa Giêsu Kitô không còn được nhìn nhận là Con Thiên Chúa và là cứu chúc duy nhất của thế giới nữa.


Quan niệm về sự thật bị mất đi; chúng ta đang sống trong một thời đại hoàn toàn theo chiều hướng chủ quan. Thiên Chúa có cả ngàn bộ mặt, như là năng lực của vũ trụ, là năng lực ngoại lệ của vũ trụ, là một Tâm Trí, là Tất Cả, chính chúng ta cũng là Thiên Chúa. v.v.


Nếu Chúa Giêsu Kitô không còn là đấng cứu thế thì người ta tìm kiếm những thứ cứu độ khác, những “thứ khuynh hướng tự cứu độ” bằng những phương pháp, những cuộc tịnh niệm, những thực hành khác, bao gồm cả ảo thuật. Niềm mong đợi cánh chung mất hết ý nghĩa, vì việc cứu độ có thể đạt được sau một vài hay nhiều cuộc đầu thai luân hồi.
Có lẽ cái trở ngại lớn nhất cần phải được bày tỏ, chắc chắn đó là tình trạng mất nhận thức về sự thật, một tình trạng làm suy yếu đi mọi nỗ lực sử dụng những mô thức của lý trí.


Vấn:     Có đúng hay chăng những “tư tưởng bệnh hoạn” và phương pháp đặc biệt về cảm xúc của linh đạo Thời Mới là một hiện tượng khá lan tràn nơi thế giới Công Giáo?


Đáp:     Một số người nói rằng Thời Mới là “một hiện tượng bình thường của thứ văn hóa hậu tân tiến, dựa vào lập luận bệnh hoạn, vào chiều hướng tương đối về đạo lý và vào trào lưu hưởng thụ”. Tôi không thể không đồng ý với quan niệm này.


Triết lý Thời Mới được truyền bá dưới nhiều hình thức và bằng nhiều đường lối một cách tinh khôn hầu như không thể nhận thấy được, Văn Phòng Bí Thư Về Đại Kết và Đối Thoại của các vị giám mục Ý Quốc đã cho biết như thế, và triết lý này được trình bày cho thấy nó đề cao những đặc tính của nó về tình yêu thương vũ trụ và việc bảo vệ thiên nhiên tạo vật.


Chủ trương ấy có thể dẫn đến chỗ lừa đảo bao lâu nó tiêu biểu cho một số mục tiêu dễ được đồng ý, như mục tiêu hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, việc nhận thức và dấn thân cải tiến thế giới này, việc động viên tất cả mọi năng lực có lợi cho một dự án mới bất phân chia về sự sống.


Thời Mới hoàn toàn hủy hoại đi sự thật, tính cách độc nhất vô nhị và tầm vóc trọn vẹn của biến cố Chúa Kitô cứu độ. Thật vậy, theo chiều hướng tư tưởng này, con người có thể làm cho họ có khả năng, qua những kỹ thuật đặc biệt, cảm nghiệm thần linh mà không cần đến ân sủng thần linh, hoàn toàn do sức cứu độ riêng của họ là những gì chi phối tình trạng hòa hợp phổ quát.


Văn kiện 1989 của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, một Bức Thư gửi cho các vị giám mục Giáo Hội Công Giáo về một số khía cạnh suy niệm Kitô Giáo, là một văn bản qui chiếu nhấn mạnh đến việc cần phải chú trọng tới thuyết Bất Khả Tri cổ đang được cập nhật hóa, một chủ trương cho rằng ơn cứu độ xẩy ra qua lương tâm con người và là những gì bí hiểm đối với một ít người.


Đối với những việc thực hành của Thời Mới – hay của thuyết Bất Khả Tri là thuyết hầu như giống với Thời Mới, ở tầm mức căn bản của nó, có nhiều thí dụ điển hình.


Đan cử một thí dụ, bản văn mới của Tòa Thánh Vatican về Thời Mới có đề cập đến việc sử dụng – hết sức báo động – enneagram, một biểu hiệu bắt nguồn từ một nhân vật khởi xướng và được khai triển trong một môi trường bí hiểm, theo chiều hướng đồng điệu, một chiều hướng đồng điệu về sau được biến thành một phương pháp phân loại nhân cách của chín loại tâm lý, những gì góp phần vào việc tìm kiếm tầm mức viên trọn bản thân bằng đường lối bí hiểm hay ảo thuật.


Đây là một thứ thuần Gnosis. Ở những môi trường Kitô Giáo Anh Mỹ, phương pháp ấy phát triển ở lãnh vực hướng dẫn thiêng liêng, bởi thế các vị giám mục Hoa Kỳ đã thiết lập một ủy ban thích hợp để nhận định về hiện tượng ấy.


Vấn:     Những đặc tính về quan niệm nói lên hiện tượng Thời Mới này là gì? Những điểm khác biệt chính về tín lý Kitô Giáo là gì?


Đáp:     Douglas R. Groothuis, một tác giả người Mỹ, đã vạch ra 6 đặc tính về tư tưởng của hiện tượng Thời Mới, đó là Tất cả mọi sự chỉ là một; tất cả mọi sự đều là Thiên Chúa; nhân loại là Thiên Chúa; chúng ta phải biến đổi lương tâm của mình; tất cả mọi tôn giáo chỉ là một; lạc quan đối với vấn đề tiến hóa của vũ trụ.


Chúng ta có thể tóm lược những điểm sau đây về những gì hiện tượng Thời Mới tổng quan tin tưởng:


Thứ nhất, không có một thứ quyền hạn bên ngoài nào cả, chỉ có quyền hạn ở bên trong mà thôi, “thiên chúa ở trong chúng ta”. Sự thật như là một thực tại khách quan không hề hiện hữu, một trong những phát ngôn viên nổi tiếng nhất của Thời Mới là nữ nghệ sĩ Shirley MacLaine đã nói như thế.


(còn tiếp)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 30/6/2004.