GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 7/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai được hưởng một mùa lễ nghỉ ở thời điểm này trong năm biết lợi dụng việc nghỉ hè của mình để tái nhận thức nơi Thiên Chúa tình trạng bình an nội tâm của họ cũng như để vươn tới việc yêu thương nhân loại”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội trẻ biết chú trọng hơn nữa đến thành phần tín hữu giáo dân cũng như biết tin tưởng vào họ hơn nữa đối với việc truyền bá phúc âm hóa”.
__________________
NGÀY 21 THỨ TƯ |
Văn Hóa Sự Chết ở Các Đại Học Đường Công Giáo Hoa Kỳ
Khuynh hướng theo khuynh hướng biện hộ cho các quyền phá thai đã phát triển
nhiều đến nỗi hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phải xin các tổ chức liên hệ của
Giáo Hội đừng tôn vinh những ai khinh thường giáo huấn của Giáo Hội. Patrick
Reilly, chủ tịch Hội Hồng Y Newman, đồng tác giả thực hiện cuộc nghiên cứu ngũ
niên với Erin Butcher trong việc điều tra về những thứ xâm nhập vào các trường
đại học Công Giáo theo chủ trương ủng hộ vấn đề phá thai, ngừa thai, tiền hôn
dâm và triệt sinh trợ an tử.
Vị chủ tịch này đã chia sẻ với Zenit về tầm quan trọng liên quan đến lời kêu gọi
của các vị giám mục Hoa Kỳ và sự nguy hiểm của các trường Công Giáo đón nhận
những con người nổi tiếng vốn chống lại những nguyên tắc căn bản của Giáo Hội về
luân lý.
Vấn: Trong bản tuyên cáo mới đây, “Người Công Giáo
trong Sinh Hoạt Chính Trị”, hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã viết: “Cộng đồng Công
Giáo và các tổ chức Công Giáo không được tôn vinh những ai có tác hành tỏ ra coi
thường những nguyên tắc căn bản của Giáo Hội về luân lý. Những hạng người này
không được nhận tặng thượng, cấp bằng danh dự hay diễn thuyết là những gì tỏ ra
ủng hộ các hành động của họ”. Tầm quan trọng của việc các vị giám mục Hoa Kỳ
cảnh giác các trường học không được tôn vinh thành phần bất đồng này là gì?
Đáp: Bản tuyên cáo này là những gì đáng ca ngợi, là
những gì chính thức tán thành chủ trương lâu đời của Hội Hồng Y Newman trong
việc chống lại những tổ chức Công Giáo tỏ ra tôn vinh hay mời gọi những thứ ủng
hộ cho các quyền phá thai.
ĐTGM James Kelleher đã thiết lập qui chế này ở Kansas City, thế nhưng hầu hết
những qui chế khác của giáo phận chống lại những thành phần nổi tiếng phá thai
và thành phần thuyết trình về phá thai chỉ áp dụng cho các giáo xứ và các cơ sở
do Giáo Hội làm chủ, như thể căn tính Công Giáo của những cơ sở ấy chất chứa
những gì khác với căn tính Công Giáo của các cơ quan độc lập về pháp lý.
Bản tuyên cáo này của các vị giám mục xác nhận là giáo huấn Công Giáo và những
gì Công Giáo mong đợi đều giống nhau chẳng những đối với mọi người Công Giáo,
không miễn trừ cho thành phần chính trị gia, mà còn đối với tất cả mọi tổ chức
Công Giáo nữa. Chúng tôi hy vọng rằng những qui chế giáo phận ấy hiện nay sẽ
phản ảnh một cách chính thức lời công bố toàn quốc này, một bản tuyên cáo gần
như được đồng thanh chấp thuận của hội đồng giám mục Hoa Kỳ.
Việc cấm vấn đề tôn vinh và mời thuyết trình là những gì khó với, chẳng những áp
dụng vào trường hợp của thành phần chính trị gia Công Giáo phò phá thai, mà còn
vào trường hợp của bất cứ ai tác hành “tỏ ra coi thường những nguyên tắc luân lý
nền tảng” nữa.
Về vấn đề “những bài thuyết giảng có thể đưa đến chỗ ủng hộ các hành động của họ”
có thể là những bài giảng dạy trong đại học và những bài diễn thuyết trong lễ
phát bằng, được trình bày bởi các chính trị gia đang vận động, bất kể là đề tài
nào, trực tiếp gây ra một thách đố liên quan đến khái niệm sâu xa chủ yếu về vấn
đề tự do hàn lâm, một thứ tự do bất chấp những mối quan tâm của Kitô Giáo về sự
thật và công ích.
Vấn: Những học đường Công Giáo đón nhận thành phần nổi
tiếng chống lại các giáo huấn của Giáo Hội sẽ gặp phải tình trạng nguy hiểm như
thế nào?
Đáp: Bao giờ cũng nguy hiểm ở chỗ những con
ngươiụi này có thể sử dụng bục giảng thuyết ở tổ chức Công Giáo để tấn công hay
ít là làm suy yếu việc ủng hộ các giáo huấn Công Giáo, dù chỉ được mời để nói về
một đề tài có vẻ tốt lành.
Gần đây mới xẩy ra những cuộc công khai tranh đấu phun ra những lời lẽ căm phẫn
ở các đại học Công Giáo, kể cả của Kate Michelman thuộc tổ chức NARAL ở Đại Học
Boston, của chủ tịch Tổ Chức Quốc Gia Về Nữ Giới Kim Gandy ở Đại Học Loyola New
Orleans, của chuyên viên truyền thông khiêu dâm Larry Flynt ở Đại Học
Georgetown, của tay phong trào nữ giới cấp tiến Gloria Steinem ở Đại Học
Fairfield, và của các nhà nghiên cứu về vấn đề tạo sinh sao bản và vấn đề nghiên
cứu thân bào từ phôi bào ở Đại Học Assumption và Đại Học Holy Cross.
Nói chung, thành phần thuyết giảng và thành phần được tôn vinh này không thách
đố giáo huấn Công Giáo trong đại học. Những đại học đường chọn những tay thuyết
giảng và những người được tôn vinh này là vì sở trường và danh tiếng của họ là
những gì không dính dáng đến các hoạt động tai hại của họ. Chẳng lẽ một chính
trị gia phò phá thai lại không được thuyết giảng ở đại học về các vấn đề thuế má
hay quân sự sao? Lập luận được nhiều viên chức đại học đặt ra đó là một cuộc
thuyết giảng về các đề tài ấy thì xứng hợp vì không có gì hiển nhiên tranh đấu
cho vấn đề vô luân cả.
Dĩ nhiên, nói cho cùng thì một đại học Công Giáo cũng có thể mời Hitler nói về
những công trình âm nhạc và nghệ thuật của Đức Quốc. Chắc chắn đại học Công Giáo
nào cũng có thể mời hay tôn vinh Louis Farrakhan hoặc David Duke về các quan
điểm chủng tộc của họ, bất kể đề tài họ muốn nói.
Tại sao các vị điều hành đại học Công Giáo lại đi đến chỗ quá dễ dàng không đếm
xỉa gì tới việc công khai tranh đấu cho vấn đề phá thai, vấn đề sinh hoạt đồng
tình luyến ái hay đồng tính “hôn nhân”, vấn đề thí nghiệm bào thai, vấn đề triệt
sinh an tử và nhiều vấn đề hệ trọng khác?
Việc tưởng thưởng hay nơi giảng thuyết là những gì đưa con người vào một vị thế
vinh hạnh và trọng vọng, bất kể những gì họ bàn luận ở đại học. Thành phần được
tôn vinh và các bài thuyết giảng ở phân khoa đại học chỉ khác nhau về cấp độ mà
thôi: mặc dù chỉ xuất hiện ngắn ngủi ở đại học, họ cũng tạm thời được chia sẻ
vai trò đặc biệt của những vị giáo sư là thành phần giáo dục và là mô phạm của
sinh viên. Giáo luật đã có lý để nhấn mạnh rằng các tổ chức Công Giáo muốn thấy
“một đời sống liêm chính” ở ngoài cả lớp học nơi các vị giáo sư cũng như nơi
thành phần thuyết giảng và được tôn vinh nữa.
Mối quan tâm chính đó là vấn đề gương mù. Khi một con người công khai tỏ ra
“khinh thường những nguyên tắc luân lý căn bản của chúng ta” thì con người ấy
được đồng hóa với hành động ấy, bất kể lý do nào đã khiến họ đến viếng thăm đại
học.
Khi một tổ chức Công Giáo tình nguyện quyết định mời cá nhân ấy đến để giảng
thuyết hay đến nhận những thứ tôn vinh đặc biệt thì tổ chức này công khai tỏ ra
cho thấy rằng mình thiếu tính cách mạnh mẽ dấn thân nắm giữ giáo huấn Công Giáo,
bất chấp những người bị thiệt hại bởi hành động của cá nhân ấy, coi thường những
nỗ lực tỏ ra chống lại hành vi cử chỉ tác hại của cá nhân này, và làm cho sinh
viên bị lầm lạc về trách nhiệm của những người Công Giáo trung thành.
Khi được hỏi “Tại sao lại không chứ?” tôi chỉ có thể đặt vấn đề là “tại sao lại
thế nhỉ?” Lập luận đơn giản nhất chống lại vấn đề mời mọc thành phần được tôn
vinh cũng như thành phần giảng thuyết là những người vốn chủ trương phổ biến văn
hóa sự chết, đó là việc nhân loại chưa chìm khá sâu vào vấn đề cần đến những thứ
mời mọc này. Về bất cứ đề tài thuyết giảng nào, có thể tìm mời những chuyên gia
không nêu lên những vấn đề quan tâm ấy.
Khi chọn những phát ngôn viên và những người được tôn vinh nói trong buổi cấp
phát văn bằng thì có cả ngàn thứ chọn lựa. Nếu những vị điều hành đại học có
khuynh hướng thấy được giới hạn về quyền tự do của mình trong việc chọn lựa
thành phần thuyết giảng và được tôn vinh như là một thứ điềm cáo chung cho nền
học thức lành mạnh thì không còn cảnh ngộ khốn đốn ấy nữa.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 19-20/7/2004.