GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 7/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai được hưởng một mùa lễ nghỉ ở thời điểm này trong năm biết lợi dụng việc nghỉ hè của mình để tái nhận thức nơi Thiên Chúa tình trạng bình an nội tâm của họ cũng như để vươn tới việc yêu thương nhân loại”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội trẻ biết chú trọng hơn nữa đến thành phần tín hữu giáo dân cũng như biết tin tưởng vào họ hơn nữa đối với việc truyền bá phúc âm hóa”.
__________________
NGÀY 26 THỨ HAI |
KHỐI HIỆP NHẤT ÂU CHÂU SẼ ĐI VỀ ĐÂU
NẾU MẤT GỐC KITÔ GIÁO
Những lá cờ Khối Hiệp Nhất Âu Châu được kéo lên và những di tích của Bức Màn Sắt bị hạ xuống vào lúc 10 tân phần tử của Khối này bắt đầu nhập cuộc sinh hoạt ở một Âu Châu là nơi cái chia cắt Đông Tây từ Cuộc Chiến Tranh Lạnh 57 năm về trước cuối cùng đã được xóa bỏ.
Giờ đây, Khối Hiệp Nhất Âu Châu với 25 quốc gia phần tử có một tổng số dân là
455 triệu, nhiều hơn Hoa Kỳ khoảng gấp đôi, và là khối kinh tế lớn nhất thế giới,
với một tổng sản lượng lớn hơn cả của Mỹ Quốc. Sau đây là cơ cấu tổ chức Khối
Hiệp Nhất Âu Châu.
Hội Đồng Âu Châu (Council of Europe)
Không có quyền lập luật, nhưng được phổ biến những “công ước” được các quốc gia
phần tử ký kết, chẳng hạn như Công Ước Âu Châu Về Nhân Quyền. Đồng thời có quyền
cứu xét việc gia nhập của các nước muốn trở thành hội viên thực thụ. Biểu hiệu
của Khối này là 12 ngôi sao vàng trên nền xanh da trời.
Công Đồng Âu Châu (European Council)
Một diễn đàn có thể được coi là Thượng Nghị Âu Châu để quyết định tổng quát về
cơ cấu, chiều hướng và lịch trình hoạt động của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, được tổ
chức một năm hai lần, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo các quốc gia phần tử
và vị Chủ Tịch của Ủy Ban Âu Châu.
Hội Đồng Khối Hiệp Nhất Âu Châu
Cũng được coi là Hội Đồng Chư Bộ Trưởng. Cơ cấu quyết định chính yếu của Khối
Hiệp Nhất Âu Châu. Bao gồm các vị đại diện hành sự từ các quốc gia phần tử. Đặt
ra các mục tiêu chính trị, các đạo luật, giải quyết các tranh cãi giữa các quốc
gia phần tử. Vai trò chủ tịch và bí thư được luân phiên 6 tháng một. Ủy thác các
việc cho những tiểu hội đồng, như Hội Đồng Các Ngoại Trưởng và Hội Đồng Các Bộ
Trưởng Kinh Tế và Tài Chính (ECOFIN: Council of Foreign Ministers and Council of
Economics and Finance Ministers).
Ủy Ban Âu Châu
Phụ trách dân vụ của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, bao gồm 1 vị chủ tịch và 19 ngàn
nhân viên trợ lực, biến ủy ban này thành một cơ cấu lớn nhất Khối. Đóng vai trò
rộng rãi bao gồm các nhiệm vụ về quản trị, lập pháp, hành sự và pháp sự. Quyền
hạn được chia ra làm 3 lãnh vực: Phác họa về lập pháp cho Hội Đồng Chư Bộ Trưởng
và Quốc Hội Âu Châu, áp dụng những khoản lập pháp hiện hành, kiểm soát hoạt động
thường nhật của Khối, bao gồm cả việc điều hành ngân quĩ và liên hệ với các quốc
gia ngoài Khối.
Quốc Hội Âu Châu
Có 626 phần tử, được tuyển chọn 5 năm một lần, thuộc về gần 100 đảng phái chính
trị khác nhau. Có nhiệm vụ bảo toàn những lợi lộc của Khối và bảo đảm quyền lợi
của những người công dân của Khối. Có quyền tu chính và phủ quyết việc lập luật
của Ủy Ban Âu Châu và Hội Đồng Chư Bộ Trưởng. Cũng có quyền bổ nhiệm ủy ban, tra
xét những hoạt động của ủy ban và hội đồng này, chấp thuận ngân quĩ hằng năm của
Khối Hiệp Nhất. Địa điểm ở Strasbourg Pháp quốc.
Công Pháp Viện Âu Châu
Thẩm phán cuối cùng giải quyết các vấn đề pháp luật của Khối cũng như giải thích
những hiệp định. Bao gồm 15 vị thẩm phán và 9 vị tổng biện hộ, mỗi vị được bổ
nhiệm 6 năm. Giải quyết bất cứ điều gì gay go giữa các quốc gia phần tử cũng như
của cá nhân và các hãng xưởng nhỏ. Địa điểm ở Luxembourg.
Thanh Tra Viện
Một cơ quan độc lập giữ trách nhiệm bảo toàn tính cách minh bạch về tài chính
của Khối này. Mỗi quốc gia phần tử có một vị đại diện với một nhóm nhân viên
khoảng 400 người. Thường được coi là “lương tâm về tài chính” của Khối. Trụ sở ở
Luxembourg.
Tiểu Ban Kinh Tế Và Xã Hội
Cơ cấu cố vấn này có trụ sở ở Brussels, với 222 phần tử từ ba nhóm khác nhau,
mỗi nhóm đại diện cho một lãnh vực xã hội dân sự: Nhóm chủ, nhóm thợ và nhóm
những khuynh hướng khác. Lên tiếng thay cho những nhóm này về việc lập luật cho
những lãnh vực như nông nghiệp, việc làm và chuyên chở. Dù klhông có một quyền
hạn chính thức nào nhưng trách nhiệm khá nặng nề. Thường được coi là cơ quan
ECOSOC.
Tiểu Ban Các Miền
Như ECOSOC, là một cơ cấu tham vấn được thiết lập để giữ cho Khối này đụng chạm
tới những ý nghĩ căn cốt. Được thiết lập bởi Hiệp Định Maastricht năm 1992, có
222 phần tử, tất cả đại diện cho các miền khác nhau hay các cơ cấu địa phương.
Tham vấn về những vấn đề như giáo dục, văn hóa giới trẻ và sức khỏe quần chúng.
Thanh Tra Viên Âu Châu
Có trách nhiệm điều tra những tố giác của những người công dân về tình trạng
điều hành sai trái của Khối.
Ngân Hàng Chính Âu Châu
Được thiết lập vào năm 1998, trụ sở ở Frankfurt. Có trách nhiệm trông coi việc
thi hành qui chế về tiền tệ trong vùng các nước sử dụng loại tiền chung euro.
Hội đồng quản trị gồm có một ban điều hành với 6 nhân viên và các vị giám đốc
của các ngân hàng quốc gia thuộc 11 quốc gia sử dụng thứ tiền euro chung này. Cơ
cấu này thay cho cơ cấu EMI (European Monetary Institute).
Ngân Hàng Đầu Tư Âu Châu
Cơ cấu tài chánh chính của Khối. Kiếm tiền ở các thị trường quốc tế để cho vay
nhẹ lời cho các dự án phát triển khắp trong Khối. Cũng cho vay cả những dự án
không phải trong Khối. Ban Giám Đốc bao gồm các vị bộ trưởng tài chính thuộc các
quốc gia hội viên.
Lịch Trình Hình Thành Khối Hiệp Nhât Âu Châu
Năm 1951: 6 nước ký Hiệp Ước Balê là Pháp, Bỉ, Ý, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo và Tây
Đức, thành lập Cộng Đồng Âu Châu về Than và Thép, (European Coal and Steel
Community: ECSC), một tổ chức được coi là mở màn cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu sau
này.
1957: sáu quốc gia này ký thêm hai hiệp ước nữa ở Balê, đó là hiệp ước Công Đồng
Kinh Tế Âu Châu (European Economic Community: EEC) và Cộng Đồng Nguyên Tử Lực Âu
Châu (European Atomic Energy Community: EAEC).
Năm 1973: Đan Mạch, Ái Nhĩ Lan và Hiệp Vương Quốc nhập cuộc với 6 quốc gia đầu
tiên để thành lập Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu.
Năm 1981 Hy Lạp gia nhập và trở thành quốc gia thứ 10, và từ đó Cộng Đồng Kinh
Tế Âu Châu trở thành Cộng Đồng Âu Châu.
Năm 1986, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gia nhập Cộng Đồng Âu Châu.
Năm 1995, Áo, Phần Lan, Thụy Điển nhập cuộc, và từ đây Cộng Đồng Âu Châu trở
thành Khối Hiệp Nhất Âu Châu, với 15 quốc gia phần tử cho tới 1/5/2004 mới có
thêm 10 quốc gia hầu hết từ Đông Âu (8/10) gia nhập.
Khối Âu Châu này đã ký kết thêm các hiệp ước với nhau sau đây: the Schengen
Agreement (1985), the Single European Act (1986), the Maastricht Treaty (1992),
the Treaty of Amsterdam (1997).
Năm 2004, 10 tân quốc gia nữa nhập cuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu là Balan, Tiệp Khắc, Slavakia, Cyprus, Estonia, Hung Gia Lợi, Latvia, Lithuania, Malta và Slovenia.
Năm 2007, Khối Hiệp Nhất Âu Châu có thêm hai quốc gia (Bulgaria và Rômania) nữa
gia nhập, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tái cứu xét vào thàng 12/2004, và nâng tổng số dân
lên thêm hơn 100 triệu nữa là trên 550 triệu, một khối kinh tế mạnh nhất thế
giới.
Khối Hiệp Nhất Âu Châu có lẽ đã được bắt đầu từ Victor Hugo năm 1846, với tư
tưởng “hình thành mối huynh đệ Âu Châu”. Tuy nhiên, mãi đến sau Thế Chiến Thứ
Hai, tức vào năm 1945, Âu Châu mới thực sự áp dụng tư tưởng này, để ít là có thể
tránh khỏi những cuộc xung đột xẩy ra như hai trận thế chiến trước đó thuộc tiến
bán thế kỷ 20.
Nhận định của Thoidiemmaria.net
Tuy Khối Hiệp Nhất Âu Châu được phát triển để trở thành một khối kinh tế lớn
nhất thế giới. Nhưng, Giáo Hội Công Giáo, qua vị đương kim Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II, đã cảnh giác việc Khối này đã gạt bỏ căn tính và ngồn gốc Kitô Giáo
làm nên văn hóa và lịch sử Âu Châu trong Bản Hiến Pháp của họ. Lý do là vì Khối
này, dẫn đầu là Pháp quốc, muốn dân sự (chính trị và kinh tế) hoàn toàn tách
biệt khỏi tôn giáo.
Đồng ý là như thế. Tôn giáo và dân sự phải hoàn toàn tách biệt nhau về phương
diện trách nhiệm và sứ vụ chuyên biệt của mỗi lãnh vực, để tránh khỏi những gì
đáng tiếc đã xẩy ra trong quá khư. Như các hoàng đế Rôma xưa đã triệu tập các
Công Đồng Chung đầu tiên của Giáo Hội, hay các vị giáo hoàng sau này đã phong
vương, phong đế cho các nước thuộc thẩm quyền của mình.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà hai lãnh vực này có thể hoàn toàn tách biệt nhau
về khía cạnh cùng đích. Nếu con người không nguyên sống bởi bánh mà còn bởi mọi
lời do miệng Thiên Chúa phán ra, tức còn phải sống theo luân thường đạo lý và
luân lý nữa, mới thực sự là người và nên người thế nào, bằng không con người chỉ
sống để mà ăn như con vật, thì dân sự không thể thiếu tôn giáo như hồn sống của
mình. Một Âu Châu càng hiệp nhất về phương diện kinh tế và chính trị càng phủ
nhận căn tính Kitô Giáo của mình là một Âu Châu đang đi đến chỗ diệt vong.
Hiện tượng này đã xuất đầu lộ diện ngay khi Khối này có thêm 25 phần tử nữa vào tháng 5/2004. Điển hình là vấn đề bất đồng việc xài đồng Âu (eu) và việc đóng vai trò thay nhau làm chủ tịch khối. Về vấn đề sử dụng tiền euro, chỉ mới có 12 quốc gia trong 25 thuộc về “eurozone” mà thôi. Về vấn đề giữ vai trò chủ tịch, hôm Thứ Hai 21/6/2004, Đức đã cùng với Pháp đã bác bỏ việc bất cứ ứng viên nào thuộc Hiệp Vương Quốc, Ái Nhĩ Lan, Đan Mạch, Thụy Điển hay 10 tân phần tử được làm chủ tịch Ủy Ban Âu Châu tới đây.
Ngoài ra, vào đầu tháng 6/2004, cuộc bỏ phiếu đầu tiên khi khối này tăng thêm 10
phần tử nữa, đã cho thấy tình hình không khả quan cho lắm. Vì chỉ có 45.5%, một
kỷ lục thấp nhất từ trước đến nay. Trong số 15 phần tử cữ có 49%, còn thấpo hơn
năm 1999 ở 49.8%. Còn ở các nước Đông Âu mới gia nhập chỉ có 26.4%.
Bởi thế, nếu Khối Hiệp Nhất Âu Châu không mau trở về với căn gốc Kitô Giáo là
những gì làm nên lịch sử và văn hóa của họ theo lời kêu gọi của Giáo Hội Công
Giáo, họ sẽ không thể tiến triển về phương diện kinh tế, trái lại, lòng đạo càng
sa sút, họ càng trở thành một Khối Bất Nhất Âu Châu thay vì Khối Hiệp Nhất Âu
Châu. Đó là chưa kể đến tình hình Hồi Giáo đang phát triển mạnh ở đây, vào một
lúc nào đó, khối Hồi Giáo, qua sự quan phòng của Thiên Chúa, vì muốn thanh tẩy
Âu Châu chẳng hạn, để cho Âu Châu bị Hồi Giáo chiếm đoạt cách nào. Chúng ta hãy
chờ xem “dấu chỉ thời đại”.
“Dấu chỉ thời đại” đó là, một Âu Châu đã được hình thành bởi văn hóa Kitô giáo, một thứ văn hóa đã làm nên văn minh Âu Châu nói riêng và thế giới nói chung qua việc truyền bá Phúc Âm hóa từ và bởi châu lục này, trở về với căn gốc của mình, mới có thể lấy lại được uy thế cả về đạo lý lẫn chính trị và kinh tế; bằng không, không tìm Nước Chúa và sự công chính của Ngài trước, như thực tế đã từng và đang xẩy ra là, Âu Châu (và cả Mỹ Châu là một tân Âu Châu nới rộng) sẽ cứ quay cuồng với nền văn hóa sự chết, choáng váng với đủ mọi thứ luật rừng và quái rợ, như phá thai, triệt sinh an tử, hôn nhân đồng tính, tạo sinh sao bản v.v., chẳng khác gì một anh chàng đóng khố luân lý đi giầy tây văn minh vật chất vậy.
Tóm lại, chúng ta hãy hiệp ý với ý chỉ chung của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho và trong tháng 8/2004 trong việc cầu đặc biệt cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu như thế này: “Xin cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu tìm thấy sinh lực mới nơi gia sản Kitô giáo của mình là những gì thiết yếu làm nên văn hóa và lịch sử của lục địa này”.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, viết theo tài liệu của CNN