GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 7/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai được hưởng một mùa lễ nghỉ ở thời điểm này trong năm biết lợi dụng việc nghỉ hè của mình để tái nhận thức nơi Thiên Chúa tình trạng bình an nội tâm của họ cũng như để vươn tới việc yêu thương nhân loại”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội trẻ biết chú trọng hơn nữa đến thành phần tín hữu giáo dân cũng như biết tin tưởng vào họ hơn nữa đối với việc truyền bá phúc âm hóa”.  

__________________

 NGÀY 27 THỨ BA

  

 

Thực tế đã cho thấy
Biện Pháp Hiệu Nghiệm Nhất Trong Việc Ngăn Chặn
Vi Khuẩn Liệt Kháng (HIV) hay Hội Chứng Liệt Kháng (AIDS)
đó là…



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch
từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 23/9/2003, 21/11/2003 và 26/6/2004.


 

Là một phối hợp viên dịch vụ của thành phần bị chậm phát triển (developmental disabled population), tôi đã được hân hạnh phục vụ nhiều người, đủ mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ, đồng hương cũng như ngoại kiều, đồng đạo cũng như khác đạo v.v. Vào tháng 5/2004, tôi đã đến thăm một trong những thân chủ nhỏ của tôi ở Anaheim. Sau khi hoàn tất thủ tục viếng thăm hằng năm (annual staffing), tôi thường nói đến chuyện thế thái nhân tình với những người cùng một tâm hướng, trong đó có người cha của đứa em gái thân chủ này. Năm nay, đang mùa vận động bầu cử tổng thống, người cha này nêu lên một vấn đề vừa liên quan đến thực trạng xã hội lẫn luân lý Công Giáo. Theo nhận định tư nhiên, người cha này đã đặt vấn đề như sau: theo quan điểm tôn giáo (ông có ý nói đến Giáo Hội Công Giáo, vì ông ấy biết tôi là tín đồ Công Giáo), thì không được phá thai, nhưng theo quan điểm xã hội thì cần phải ngăn ngừa để khỏi phải đi đến chỗ phá thai. Một trong những phương pháp được người cha này ủng hộ và nêu lên là việc sử dụng bọc cao su làm tình. Tôi đã trình bày cho ông ấy biết về chủ trương của Giáo Hội Công Giáo đối với vấn đề ngừa thai, với những ý tưởng chính yếu sau đây:


1) Giáo Hội Công Giáo không cấm ngừa thai, nhưng chỉ được sử dụng phương pháp tự nhiên chứ không phải phương pháp nhân tạo.

 

2) Phương pháp ngừa thai tự nhiên là phương pháp hợp với phẩm giá của mỗi con người nói riêng và phẩm giá hôn nhân giữa hai con người vợ chồng nói chung.

 

3) Phương pháp ngừa thai nhân tạo, như việc sử dụng bọc cao su, chẳng những biến con người, nhất là người nữ, thành một thứ đồ chơi tình dục, mà còn là cách xui giục làm tình nhiều hơn, vì nó an toàn hơn, nhất là nơi giới trẻ (ở vào tuổi dậy thì đầy rạo rực và tò mò về xác thịt) được công khai giáo dục tình dục (open sex education) nơi học đường.

 

4) Thực tế cho thấy hậu quả của việc ngừa thai nhân tạo, của việc giáo dục tình dục theo kiểu kỹ thuật hơn là luân lý, chẳng những không cứu được xã hội mà còn càng làm cho con người càng ngày càng băng hoại hơn.

 

5) Tầm vóc trọn vẹn và thành toàn của con người là ở chiều kích luân lý của họ, do đó, chỉ khi nào con người biết sống theo những nguyên tắc luân lý phổ quát, đặc biệt biết nhổ tận gốc rễ tình trạng băng hoại về tình dục, bằng đời sống đạo hạnh thanh sạch (virtue/chastity), họ mới giải quyết được vấn đề xã hội nói chung và tình trạng băng hoại về tình dục nói riêng.

 

6) Riêng về việc sử dụng bọc cao su làm tình, chủ trương của Giáo Hội Công Giáo cổ võ việc tiết dục và thủy chung vợ chồng để đặc biệt ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Kháng, hoàn toàn chống lại việc sử dụng bọc cao su làm tình, càng ngày thực tế càng cho thấy là những chủ trương đích xác và cần phải theo.


Về điểm cuối cùng (thứ 6) trên đây, tôi đã tổng quan dẫn chứng bằng những tư tưởng của Ông John Smeaton, giám đốc toàn quốc của Hội Bảo Vệ Thai Nhi (SPUC: Society for the Protection of Unborn Children), qua cuộc phỏng vấn của mạng lưới điện toán toàn cầu Zenit được phổ biến ngày 21/11/2003.


Vấn: Ông có thể cho biết tại sao các chương trình dựa vào việc chế dục và thủy chung trong đời sống hôn nhân lại thích hợp hơn đối với việc phân phối thả dàn các thứ bọc cao su làm tình?


Đáp: Các chương trình dựa vào việc chế dục và thủy chung trong đời sống hôn nhân bao giờ cũng thích hợp hơn đối với việc phân phối thả dàn các thứ bọc cao su làm tình trong việc chống lại hội chứng liệt kháng AIDS, và điều này không phải chỉ có Giáo Hội bảo cho chúng ta biết đâu. Cả Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO World Health Organization) và các hãng sản xuất bọc cao su làm tình cũng nói như vậy nữa. Hiện nay các hãng sản xuất bọc cao su làm tình không phải thực sự là những thành phần ủng hộ cho “thần học về thân thể”, hay là những bảo quản viên cho đời sống hôn nhân Kitô giáo.


Tuy nhiên, ngay cả những tay chế tạo các thứ bọc cao su làm tình Durex (bền dai) cũng đã rõ ràng nói rằng “đối với việc hoàn toàn bảo vệ khỏi bị HIV và những chứng bệnh truyền nhiệm theo đường tính dục, thì biện pháp hoàn toàn hiệu nghiệm duy nhất đó là chế dục hay giới hạn việc ân ái xác thịt với những bạn tình trung thành miễn nhiễm”. Lý lẽ của các chương trình chế dục và thủy chung hôn nhân là những gì giản dị và ngay thẳng. Người ăn nằm lung tung và sử dụng bọc cao su làm tình, là người có nguy cơ bị nhiễm HIV, dù những thứ này có bảo vệ khỏi nguy cơ này thế nào đi nữa; nhưng không ai đã từng bị chết bởi trực tiếp giữ mình trinh sạch. Cũng thế đối với một người nam và một người nữ thủy chung với nhau trong đời sống hôn nhân, trước khi lấy nhau đã biết chế dục. Giáo huấn của Giáo Hội về tính dục con người không phải là giấc mơ lý tưởng được chương trình Panorama công nhận. Giáo huấn này là đường lối cảm nhận chung được hằng tỉ người đã sống qua bao thế hệ.


Vấn: Đâu là mức độ thành công của việc ngăn ngừa hay giảm thiểu hội chứng liết kháng AIDS ở những vùng theo các chương trình tiết dục và thủy chung hôn nhân, so với những vùng được phân phối các thứ bọc cao su làm tình?


Đáp: Có lẽ trường hợp ở Uganda là nơi thành công nhất trong việc chống lại hội chứng liệt kháng và phần lớn của việc thành công này là vì những thứ thay đổi trong tác hành tính dục, nhất là việc chú trọng tới vấn đề tiết dục và thủy chung hôn nhân. Những thứ bọc cao su làm tình được cổ võ như là một biện pháp cuối cùng, nhưng theo bản tường trình của USAID về Uganda thì các thứ bọc cao su làm tình không phải là yếu tố chính trong việc giảm bớt tình trạng truyền nhiễm HIV.


Thật vậy, việc giảm sút tình trạng truyền nhiễm này bắt đầu xẩy ra trước khi vấn đề phát động phân phối các bọc cao su làm tình được thực hiện. Các phê bình gia đối với vấn đề tiết dục cho rằng người ta không cứng cát đủ để chống trả, thế nhưng đây là một thứ tuyên truyền vô bằng cớ. Chỉ trong một địa hạt ở Uganda thôi người ta thấy rằng vấn đề sinh hoạt tính dục nơi đám thiếu nhi từ 13 tới 16 đã giảm bớt 5% vào năm 2001, so với mức 60% vào năm 1994, cả là một thay đổi lớn lao đạt được trong vòng 7 năm về tác hành tính dục. Không như các quốc gia lân bang của mình, Uganda đã giảm bớt tình trạng truyền nhiễm HIV rất nhiều trong một thập niên và có tới 98% dân chúng không được giáo dục gì về hội chứng liệt kháng cả, một trong những mức độ nhận thức cao nhất thế giới.


Sau khi nghe tôi trình bày về cả lý thuyết lẫn thực tế về vấn đề ngừa thai liên quan đến bọc cao su làm tình an toàn như thế, người anh em đồng hương khác đạo nhưng quan tâm đến thế thái nhân tình và nghĩ giải quyết một cách thực tế như thế đã dường như hoàn toàn chấp nhận những gì Giáo Hội Công Giáo chủ trương và hoạt động là chính đáng.


Thật vậy, Giáo Hội Công Giáo vốn từng bị chỉ trích về vấn đề chống lại việc phát động sử dụng bọc cao su làm tình như một phần của những chương trình ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Kháng và những cuộc vận động “làm tình an toàn”. Tuy nhiên, việc chống lại vấn đề sử dụng bọc cao su làm tình an toàn không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo không lo gì nguy cơ của Hội Chứng Liệt Kháng cũng như đến thành phần bị nhiễm hội chứng nguy tử này.


Năm 2003, theo Tín Vụ Công Giáo Cho Phi Châu phổ biến ngày 17/8/2003, thì ông bộ trưởng y tế của nước Kenya là Charity Ngilu đã ca tụng Giáo Hội Công Giáo đã chiến đấu với Hội Chứng Liệt Kháng. Ông bộ trưởng y tế này nhận định là Giáo Hội Công Giáo đã chú trọng đến 3 lãnh vực chính: đó là lãnh vực ngăn ngừa bằng việc đề cao cảnh giác và cổ võ thay đổi tác hành; lãnh vực chăm sóc và chữa trị thành phần bị Hội Chứng Liệt Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng; và lãnh vực hỗ trợ về xã hội cũng như kinh tế đối với những ai bị bệnh hay bị nhiễm tai họa này.


Tờ tạp chí Những Nghiên Cứu Về Việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình, trong số 3/2004, đã phổ biến một cuộc kiểm điểm rộng lớn theo các tường trình khoa học về vấn đề bọc cao su làm tình an toàn.


Bài “Việc Cổ Võ Bọc Cao Su Làm Tình An Toàn Để Ngăn Ngừa Hội Chứng Liệt Kháng Nơi Thế Giới Phát Triển: Có Hiệu Nghiệm Hay Chăng?”, với hai tác giả là Norman Hearst, một giáo sư ở Đại Học California, và Sanny Chen, một chuyên viên về bệnh dịch ở Phân Bộ Sức Khỏe San Francisco, đã nhận định rằng: “Việc đo lường tính cách hiệu nghiệm của bọc cao su làm tình là một việc hầu như bất khả”. Bài viết này cho biết tỉ lệ về hiệu năng của thứ bọc cao su làm tình an toàn này thường được chấp nhận ở mức độ 90%.


Thế nhưng, con số tỉ lệ ấy vẫn chưa cho thấy hết hiệu năng của thứ bọc làm tình an toàn này này trong vấn đề ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Kháng. Chẳng hạn, bài báo nhận định, “Ở nhiều quốc gia Hạ Mạc Sahara, mức độ truyền nhiễm vi khuẩn liệt kháng cao vẫn tiếp tục lan tràn, bất chấp mức độ cao trong việc sử dụng bọc cao su làm tình an toàn”. Hai vị tác giả của bài báo này đều công nhận rằng: “không có một trường hợp rõ ràng nào cho thấy đã thoát khỏi nạn dịch chung này duy bằng việc cổ võ việc sử dụng bọc cao su làm tình an toàn”.


Việc thành công đáng kể về tình trạng tràn lan Hội Chứng Liệt Kháng ở nước Uganda là do một chương trình chú trọng tới việc hoãn sinh hoạt tình dục nơi thành phần thanh thiếu niên, việc phát động tiết dục, việc khuyến khích thủy chung vợ chồng, và việc sử dụng bọc cao su làm tình an toàn. Tuy nhiên, bài báo này cho biết việc sử dụng bọc cao su làm tình là điều cuối cùng về tầm quan trọng của những gì được liệt kê trong những việc ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Khác ở Uganda.


Trong tờ Tạp Chí Y Khoa Hiệp Vương Quốc, số ra ngày 10/4/2004, trong bài tựa đề “Việc Giảm Bớt Đồng Bạn Làm Tình là Vấn Đề Quan Trọng Đối Với Biện Pháp Quân Bình ‘ABC’ Trong Việc Ngăn Ngừa Hội Chứng Liệt Kháng”, đã nhấn mạnh hơn nữa đến việc thay đổi tác hành tình dục. Bài báo này nhận định thế này: “Hiển nhiên là không có vấn đề dịch Liệt Kháng toàn cầu nếu không xẩy ra tình trạng giao du tình dục với nhiều người”.


Bài báo này còn nhận định là mặc dù bọc cao su làm tình an toàn được công nhận là đã giúp vào việc giảm bớt mức độ cao bị nhiễm vi khuẩn liệt kháng, thì việc sử dụng này cũng đã phải đi kèm với cả vấn đề giảm bớt giao du tình dục với nhiều người nữa mới đươcỉc như thế.


Bác sĩ Joe Mcllhaney, trong tờ Atlanta Journal-Constitution ra ngày 25/8/2003, đã viết: “căn cứ vào khoa học và chỉ duy vào khoa học mà thôi thì chỉ có một kết luận duy nhất, đó là những bọc cao su không đủ an toàn trong vấn đề làm tình. Những bọc cao su có thể làm giảm bớt một số nguy cơ nhưng chúng vẫn thường khiến cho con người dễ bị nhiễm những chứng bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục”. Theo ông, nguyên ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này hằng năm có trên 15 triệu trường hợp bị bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.


Trong bản tường trình cho Quốc Hội Hoa Kỳ của Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật, như được tờ Washington Times phổ biến ngày 3/2/2004, vị giám đốc của hai trung tâm này là Tiến Sĩ Julie Gerberding, nói rằng để tránh bị chứng bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục “bằng việc sống với một người bạn tình không bị lây nhiễm duy nhất”. Bản tường trình này còn cho biết rằng hầu hết các cuộc nghiên cứu đều cho thấy rằng các thứ bọc cao su làm tình an toàn không ngăn ngừa nổi tình trạng lan tràn chứng bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục.


Có những dấu hiệu cho thấy nhiều chính phủ đã cảm thấy cần phải cổ võ việc tiết dục. Vào ngày 15/3/2004, đài truyền hình BBC cho biết nước Zambia đã cấm không cho phân phát những bọc cao su làm tình an toàn ở các trường học. Ông bộ trưởng giáo dục Andrew Mulenga đã cắt nghĩa rằng những bọc cao su làm tình là những gì khuyến khích giới trẻ hoan hưởng tiền hôn dâm. Theo tường trình của Liên Hiệp Quốc thì có khoảng 120 ngàn người nước này bị chết vì Hội Chứng Liệt Kháng mỗi năm.

 

Việc Giáo Hội Công Giáo chống lại việc sử dụng các thứ bọc cao su làm tình an toàn không căn cứ vào những nghiên cứu về y khoa, mà là vào chính phẩm giá của con người cũng như vào bản chất cao quí của việc ân ái liên quan đến đời sống hôn nhân vợ chồng.
Theo tường trình của Liên Hiệp Quốc UNAIDS và WHO (World Health Organization ) ngày Thứ Ba 25/11/2003 hướng về Ngày Thế Giới Hội Chứng Liệt Kháng AIDS Thứ Hai 1/12/2003, thì có khoảng 40 triệu người đang bị nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng trên khắp thế giới. Nguyên trong năm 2003 (chưa tới cuối năm) đã có 5 triệu người bị nhiễm và 3 triệu người bị chết vì hội chứng tử vong này, một con số chưa từng có. Ở miền nam Phi Châu cứ 5 người lớn có 1 người bị nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng hay bị Hội Chứng Liệt Kháng này, một hội chứng hiện đang lan tràn đặc biệt tại Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Dương và Nga. Miền Hạ Mạc Sahara ở Phi Châu có nhiều vụ xẩy ra nhất trong năm 2003, với 3 triệu trường hợp mới bị nhiễm và 2.3 triệu người bị chết. Phi Châu chỉ có 2% dân số trên thế giới nhưng lại là nơi chiếm 30% bị nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng hay bị chết vì Hội Chứng Liệt Kháng này.

Hôm Thứ Hai 22/9/2003, tại Nữu Ước, một cuộc đại hội cao cấp của Liên Hiệp Quốc đã diễn ra để kiểm điểm về cuộc họp liên quan đến “Việc Áp Dụng Tuyên Ngôn Dấn Thân Về Vấn Đề HIV/AIDS”. ĐHY Claudio Hummes, TGM Sao Paulo, lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh Vatican đã lên tiếng qua một bài diễn từ trước đại hội như sau:

“HIV/AIDS đã từng là và vẫn còn là một trong những thảm hoạ chính yếu của thời đại chúng ta. Nó không phải chỉ là vấn đề sức khỏe hết sức đáng lo ngại; nó còn là vấn đề về xã hội, kinh tế và chính trị nữa; và như phái đoàn đại biểu chúng tôi một số lần đã nhấn mạnh ở tại Liên Hiệp Quốc này cũng như ở những nơi khác, nó còn là mảt vấn đề luân lý, vì những căn nguyên của hội chứng lây nhiễm này hiển nhiên cho thấy cả một cuộc khủng hoảng trầm trọng về các thứ giá trị. Việc lan truyền nhanh chóng của nó cũng như những hậu quả thảm khốc của nó đã không tha cho một phần đất nào của gia đình nhân loại hết.

“Hơn 70 triệu người được cho rằng sẽ bị chết vị hội chứng liệt kháng AIDS trong vòng 20 năm tới đây. Trong năm 2001, vào dịp Thượng Hội Giám Mục Công Giáo lần thứ 10, các vị Giám Mục Phi Châu ở miền Hạ Mạc Sahara đã kêu gọi cộng đồng thế giới cấp thời ra tay giúp đỡ họ chống lại trận chiến đấu với hiểm họa đang ‘gặt hái một mùa chết chóc rùng rợn’ ở vùng đó. Thật vậy, đại đa số thành phần đã chết cũng như của những ai chờ chết vì hội chứng liệt kháng AIDS, và những ai đang bị nhiễm phải thứ khuẩn này đều ở vùng Hạ Mạc Sahara này.

“Xin cho phép tôi được đặc biệt đề cập đến một trong những nhóm nạn nhân của HIV/AIDS đáng thương nhất đó là thành phần trẻ em của chúng ta. Rất nhiều người trong các em đã và vẫn tiếp tục trở thành những nạn nhân của hội chứng lây nhiễm này, hoặc vì các em bị lây nhiễm bởi vi khuẩn truyền sang cho các em qua đường sinh sản, hay vì các em trở thành mồ côi bởi cha mẹ các em bị chết yểu do hội chứng liệt kháng AIDS gây ra.

“HIV/AIDS đang làm tăng số tử vong nơi trẻ em rất nhiều: trong số 19 triệu em dưới 15 tuổi năm ngoái đã có 3 triệu 8 đã chết vì hội chứng liệt kháng AIDS này. Trong hai thập niên vừa rồi đã có trên 14 triệu em bị mồ côi, trong đó có 11 triệuở miền hạ Sa Mạc Saraha. Theo một bản ước tính thì vào năm 2010 sẽ có tới 40 triệu trẻ em bị mồ côi bởi hội chứng AIDS, trong đó, 95% sẽ có thứ khuẩn này…….

“Tòa Thánh và các tổ chức Công giáo đã không chịu thua trong trận chiến toàn cầu chống lại HIV/AIDS. Phái đoàn đại biểu chúng tôi hân hạnh ghi nhận là có 12% số thành phần chăm sóc cho các bệnh nhân HIV/AIDS là các cơ quan của Giáo Hội Công giáo và 13% cơ quan trên thế giới xoa dịu những ai bị hội chứng lây nhiễm này là các tổ chức Công giáo phi chính phủ. Nhờ các tổ chức của mình trên khắp thế giới, Tòa Thánh cung cấp 25% việc chăm sóc cho các nạn nhân HIV/AIDS, dẫn đầu thành phần biện hộ ở lãnh vực này, nhất là nơi những thành phần chăm sóc tận tâm nhất cho các nạn nhân này ở khắp nơi.

“Thật vậy, trong năm nay, qua Hội Đồng Tòa Thánh Phụ Trách Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe cũng như qua các tổ chức Công Giáo khác nhau, Tòa Thánh sẽ đạt được mục tiêu của mình trong việc thiết lập các tổ chức và chương trình hoạt động ở tất cả các xứ sở thuộc miền hạ Sa Mạc Sahara, cũng như bắt đầu có những tổ chức và chương trình hoạt động mới ở Ba Tây, Á Căn Đình, Mễ Tây Cơ, Thái Lan và Lithuania, thêm vào những tổ chức và chương trình hoạt động hiện có nơi các quốc gia khác trên khắp thế giới. Những tổ chức và chương trình hoạt động này cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ những cuộc vận động ý thức đến việc giáo dục liên quan đến việc tác hành một cách hữu trách, từ việc huấn dụ đến việc trợ giúp về luân lý, từ những trung tâm dinh dưỡng đến các cô nhi viện, từ việc chữa trị ở bệnh viện đến việc chăm sóc tại gia và tại lao tù đối với thành phần bệnh nhân bị HIV/AIDS…...”