GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 7/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai được hưởng một mùa lễ nghỉ ở thời điểm này trong năm biết lợi dụng việc nghỉ hè của mình để tái nhận thức nơi Thiên Chúa tình trạng bình an nội tâm của họ cũng như để vươn tới việc yêu thương nhân loại”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội trẻ biết chú trọng hơn nữa đến thành phần tín hữu giáo dân cũng như biết tin tưởng vào họ hơn nữa đối với việc truyền bá phúc âm hóa”.  

__________________

 NGÀY 6 THỨ BA

 

Vai Trò Quan Sát Viên của Tòa Thánh Vatican ở Liên Hiệp Quốc được Tổ Chức Quốc tế này đồng thanh chấp thuận

Vào ngày Thứ Năm 1/7/2004, tại Trung Tâm Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, Tổng Hội Đồng đã đồng loạt biểu quyết (mà không cần bỏ phiếu) chấp thuận Quyết Nghị vai trò quan sát viên của Tòa Thánh Vatican ở Liên Hiệp Quốc. Như các quan sát viên thường trực khác, Tòa Thánh được quyền tham dự các khóa học của Liên Hiệp Quốc song vẫn không được quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên, Tòa Thánh sẽ không còn cần phải xin phép mới được tham dự vào các cuộc tranh luận, có quyền giải đáp, quyền phổ biến các văn kiện v.v.

ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, đã cho tờ nhật báo Ý Avvenire biết rằng: “Những quyền lợi này vốn đã quen thực hiện qua nhiều năm, nhưng chưa bao giờ được ghi nhận trên văn bản. Sự kiện giờ đây chúng được công nhận trên giấy tờ là một việc nhín nhận quan trọng về giá trị và hoạt động của Tòa Thánh trong cơ quan này”.

Tòa Thánh, một thực thể đã đóng vai trò quan sát viên thường trực ở cơ quan quốc tế này 40 năm qua, “có thể trực tiếp tham dự vào bất cứ một cuộc tranh luận nào của Tổng Hội Đồng này, mà không cần đợi được sự chấp thuận của các nhóm theo miền, cũng như sẽ có quyền đối đáp trong các cuộc tranh luận khi được trực tiếp hay gián tiếp hỏi đến”.

Tòa Thánh cũng có thể trở thành những phần tử đồng soạn thảo các quyết nghị hay các quyết định liên quan đến mình, cũng như có thể phổ biến các lời công bố và nhận những thứ truyền đạt từ các nguồn chính thức của văn phòng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

“Đây là một bước tiến nồng cốt mở đường cho tương lai. Tòa Thánh Tòa Thánh có đủ điều kiện theo ấn định của qui chế Liên Hiệp Quốc để làm một quốc gia phần tử, mà nếu trong tương lai Tòa Thánh muốn, thì bản quyết nghị này không cản trở Tòa Thánh yêu cầu điều ấy”.

Hiện nay chỉ có một mình Tòa Thánh là quốc gia duy nhất đóng vai trò quan sát viên thường trực. Thụy Sĩ đã trở thành quốc gia phần tử của Liên Hiệp Quốc rồi. Tòa Thánh hiện nay có liên hệ ngoại giao với 174 quốc gia. Tòa Thánh cũng có các đại diện ở những cơ cấu Liên Hiệp Quốc cũng như ở những tổ chức quốc tế khác.

Tờ nhật báo Avvenire đã cho biết: “Việc chấp thuận bản quyết nghị cũng đồng thời nhìn nhận vào trò hướng dẫn về luân lý được Tòa Thánh thực hiện trong những năm gần đây trên hiện trường quốc tế, một giai đoạn Tòa Thánh đã tỏ ra những lập trường dứt khoát quyết liệt cổ võ hòa bình và việc đối thoại giữa các nền văn minh cũng như văn hóa”.

ĐTGM quan sát viên trên đây của Tòa Thánh đã lên tiếng cảm ơn Liên Hiệp Quốc như sau:


“Tôi hết lòng cám ơn Ông Chủ Tịch, cũng như Tổng Hội Đồng đây, về việc đồng ý chấp thuận Quyết Nghị này, liên quan đến vấn đề tham dự của Tòa Thánh vào hoạt động của Liên Hiệp Quốc, theo lịch trình khoản 59, tựa đề “Việc Củng Cố Tổ Chức Liên Hiệp Quốc”.
Thưa Ông Chủ Tịch,

Việc chấp thuận Quyết Nghị này không thể nào thuận hợp hơn lúc này đây, dịp Tòa Thánh năm nay hân hoan mừng 40 năm hiện diện nơi Tổ Chức này với tư cách đóng Vai Trò Quan Sát Viên Thường Trực.

Trong việc củng cố vai trò của Liên Hiệp Quốc cũng như việc tái phục hồi công việc của Tổng Hội Đồng này, thì việc chấp thuận Quyết Nghị này là một bước tiến quan trọng và phản ảnh những giá trị cao quí cũng như những thiện ích chung được cả Tòa Thánh lẫn Liên Hiệp Quốc chủ trương. Chúng ta dấn thân cho những mục tiêu giống nhau, những mục tiêu cần thiết để bảo vệ những quyền lợi căn bản của con người, bảo trì phẩm vị và giá trị của con người cũng như để cổ võ công ích. Muốn chiếm được những mục đích ấy, chúng ta cần đến một cộng đồng quốc tế đâu vào đó, được xây dựng trên những lâu đài luật pháp kiên cố, một thứ luật pháp không theo những ý thích bất thường và những tính cách thất thường, mà từ những nguyên tắc bắt nguồn từ chính tính cách phổ cập của bản tính con người, một thứ luật lệ có thể hướng dẫn lý trí con người hướng về tương lai. Nhờ lâu đài kiên cố được xây trên những nguyên tắc như vậy hướng dẫn các nỗ lực của mình, chúng ta có thể bảo đảm sẽ đạt tới việc chúng ta tìm cầu một thứ công lý và hòa bình bền bỉ, phổ quát.

Thưa Ông Chủ Tịch,

Xin cho tôi nói lên lời nống nàn tri ân cảm tạ đối với việc ông liên lỉ nâng đỡ và hăng hái một cách cảm động trong việc trình nộp Quyết Nghị như là một văn bản của vị chủ tịch này. Tôi cũng xin cám ơn những phần tử quí mến thuộc nhân viên Văn Phòng của Chủ Tịch cũng như của Phân Bộ Tổng Hội Đồng và Ban Điều Hành Hội Nghị về việc hỗ trợ của quí vị.

Thưa Ông Chủ Tịch, qua ông, tôi cũng gửi lời cám ơn Ông Lãnh Sự Marcello Spatafora, Đại Diện Thường Trực của Nước Ý ở Liên Hiệp Quốc, về việc vị này đã giúp cho ông, và đã cố vấn, một cách khéo léo và hiệu nghiệm, cho bản Quyết Nghị tạm soạn này, khiến nó đạt được thành quả mỹ mãn.

Sau hết, thưa Ông Chủ Tịch, tôi thật là sơ ý nếu tôi không ngỏ lời cám ơn rất nhiều Vị Đại Diện Thường Trực bày tỏ cùng tôi việc hỗ trợ về phía cá nhân cũng như về phía chính quyền của họ đối với Quyết Nghị vừa được chấp thuận. Tôi cũng xin cám ơn tất cả mọi Quốc Gia Phần Tử về việc ủng hộ vô giá của họ trong việc chấp thuận Quyết Nghị này.

Cám ơn Ông Chủ Tịch.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 1/7/2004


Nhà Lãnh Đạo Saddam Hussein trước Công Lý của Tân Thẩm Quyền Lâm Thời Iraq
 

Ngay sau ngày 30/6/2004, ngày được ấn định trao trả chủ quyền cho Iraq, đúng hơn, sau 3 ngày (từ 28/6) nhận được chủ quyền, việc quan trọng đầu tiên tân chính phủ lâm thời Iraq thực hiện đó là xét xử vụ nhà lãnh tụ của chế độ cũ Saddam Hussein.

Nhà lãnh tụ này trông gầy gò và thểu não, nhưng có những lúc trở nên năng động và hiếu chiến khi cần. Khi được vị thẩm phán hỏi tên, hai lần ông đã trả lời rằng: “Tôi là Saddam Hussein, tổng thống của Iraq”.

Trong buổi điều trần sơ khởi 30 phút, nhà lãnh tụ này bị tố cáo tất cả 7 điều, đó là việc sát hại các nhân vật tôn giáo vào năm 1974, việc sát hại người Kurds bằng hơi độc ở Halabja năm 1988, việc sát hại bộ tộc Barzani người Kurd, việc sát hại những phần tử thuộc các đảng chính trị trong 30 năm qua, việc vận động “Anfal” 1986-1988 để hất người Kurds đi, việc đàn áp các cuộc nổi dậy vào năm 1991 của những người Kurds và Hồi Giáo phái Shiites, và cuộc xâm chiếm nước Kuwait năm 1990.
 

Khi quan tòa hỏi ông có hiểu quyền lợi của ông và ông được quyền tham vấn hay chăng, nhà lãnh tụ này chỉ ngón tay hỏi tòa án này thuộc pháp quyền của ai.

Về vấn đề xâm chiếm Kuwait, nhà lãnh tụ chế độ cũ hạch lại quan tòa rằng: “Làm sao ông lại có thể nói như thế? Tôi đã làm điều này vì nhân dân Iraq… làm sao ông lại bênh vực những con chó ấy” (tức những người Kuwait). Vị quan tòa đã khiển trách lời lẽ của bị can này.

Theo nhà cựu lãnh tụ thì Kuwait đã cố gắng hạ giá dầu và biến người Iraq thành những kẻ bần cùng và biến phụ nữ Iraq thành những con điếm. “Đó là tất cả vở kịch” được Tổng Thống Bush, nhân vật bị nhà lãnh tụ này gọi là tên tội ác, bày tạo ra để tái thắng cử. Nhà lãnh tụ Saddam Hussein nói lời này trong khi nhìn quanh phòng xử bằng một nụ cười khinh khỉnh. Tổng Thống Bush không có phản ứng gì về lời tố cáo này.

Về vấn đề sát hại ngươiụi Kurds bằng hơi độc, nhà lãnh tụ này nói với vị quan tòa như sau: “Tôi đã nghe về vấn đề này ở những bản tường trình trên truyền hình, cho rằng việc này đã xẩy ra trong thời cai trị của Tổng Thống Saddam Hussein”.

Theo các khoa học gia quốc tế thì vào Tháng 3/1988, những chiếc máy bay Iraq đã dội bom tỉnh Halabja ở miền bắc Iraq, khiến hơn 5 ngàn người bị sát hại trong cuộc tấn công được sử dụng hơi độc này.


Về tước hiệu tổng thống của mình, nhà cựu lãnh tụ này nói không ai có thẩm quyền tước đoạt nó nếu ông bị tố cáo phạm những tội ác ấy đang khi hành sự: “Tôi được nhân dân Iraq tuyển chọn. Việc xâm chiếm không thể tước được quyền này của tôi” (cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ).

Mỗi một lần muốn nói, nhà lãnh sự này đề tỏ ra tôn trọng bằng lời “xin làm ơn” và tỏ cử chỉ bằng tay muốn nói. Nhà lãnh tụ này không chịu ký các văn bản tòa án viết rằng ông hiểu biết những gì xẩy ra ở tòa. Ông không có đại diện pháp lý trong cuộc điều trần này.

Phản ứng của dân chúng trước phiên tòa sơ khởi này bất đồng nhất. Nhiều người yêu cầu hành sử ông ta, một số lại cho rằng ông không đáng được xử. Những người khác lại cho rằng chưa đến lúc xử. Một số ít lại tỏ ra bênh vực nhà cựu lãnh tụ độc tài này. Sau đây là 4 thái độ được đề cập đến trên đây:

“Saddam phải được tống vào cũi sắt ở sở thú, để cho tất cả mọi người dân Iraq có thể đến mà xem” (Khaled Mohammed, 28, nói với bạn bè ở một quán cà phê).

“Một con người như vậy không đáng được xử. Đứng trước vành móng ngựa là một vinh dự mà ông ta không đáng được hưởng” (Rahman Aziz, 27, chủ tiệm bán CD và băng cassette).

“Đây chưa phải là lúc. Đúng thế, ông ta cần phải được mang ra trước công lý. Thế nhưng xứ sở này đã có quá nhiều vấn đề khác hiện nay cần phải cải đổi trước đã” (Mohammed Mahdi, xem truyền hình với các đồng nghiệp của mình ở một khách sạn).

“Ít ra Saddam cũng đã cho chúng ta được an ninh. Chúng ta chẳng thấy gì là tốt lành nơi những người Hoa Kỳ cả. Ông ta biết cách cai trị Iraq. Ông đã cướp mất các quyền lợi của chúng ta, nhưng chúng ta và phụ nữ của chúng ta vẫn có thể sống an tòan trên đường phố. Ông ta đã hành sử những ai hiện nay đang được CIA giúp phá hoại đất nước của chúng ta” (Khaled Moufak, 21, một cựu quân nhân sống ở Baghdad).

Một số người, như Khailil Jumaa, một nhân viên làm ở một khách sạn ở Baghdad, cho rằng thời của nhà lãnh tụ này đã qua rồi: “Tất cả những gì tôi có thể nói đó là Saddam đã bị vứt vào thùng rác của lịch sử”.