GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 8/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu tìm thấy sinh lực mới nơi gia sản Kitô giáo của mình là những gì thiết yếu làm nên văn hóa và lịch sử của lục địa này”.

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các dòng tu đang hoạt động tại các xứ truyền giáo gia tăng mối hiệp thông và việc hợp tác với nhau hơn nữa”.  

__________________

 NGÀY 14 THỨ BẢY

  

 

Ý Nghĩa Chuyến Tông Du 104 của ĐTC GPII đến Lộ Đức 14-15/8/2004


Đức Giám Mục Renato Boccardo, bí thư của Hội Đồng Tòa Thánh Về Truyền Thông Xã Hội đã cho biết trong cuộc phỏng vấn của Zenit về chuyến tông du của ĐTC đến Lộ Đức tới đây không phải chỉ một chuyến hành hương theo cá nhân vậy thôi.


Vấn:     Tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến Lộ Đức?


Đáp:     Là để đáp lời mời của các vị Giám Mục Pháp trong việc cử hành 150 năm mừng kỷ niệm tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội ở đền thánh mẫu này.


Giáo Hội nhớ đến việc công bố này của Đức Giáo Hoàng Piô IX vào năm đó. Lạ lùng thay, 4 năm sau đó, trong cuộc hiện ra ở Lộ Đức Vị Trinh Nữ này đã xác nhận những gì Vị Giáo Hoàng ấy và Giáo Hội đã công bố. Theo chiều hướng ấy, Đức Giáo Hoàng sẽ đến Lộ Đức như là một người hành hương để ca ngợi dự án của Thiên Chúa được hiện thực nơi một con người là Đức Maria.


Vấn:     Những đặc tính đặc biệt của chuyến đi này là gì?


Đáp:     Nó có tính chất hành hương. Đức Giáo Hoàng muốn tôn kính Vị Trinh Nữ và thực hiện nhữnmg cử chỉ xứng hợp với những khách hành hương, tái lập lại sứ điệp của Vị Trinh Nữ đã để lại ở Lộ Đức, đó là ăn năn thống hối, cải thiện đơiụi sống và nguyện cầu.


Đó là lý do tại sao Ngài sẽ uống nước chảy ra từ hang động Massabielle là nơi đã diễn tiến những lần hiện ra, nước được vị giám đốc đền thánh mẫu này dâng cho Ngài.


Chiều Thứ Bảy, Ngài sẽ chỉ sự buổi lần hạt mân côi và rước kiệu từ hang động này đến công trường Đền Thờ Lộ Đức. Sau đó, trong đêm khua sẽ có một cuộc rước đuốc, một tính chất của Lộ Đức, một cuộc rước đuốc được Đức Thánh Cha theo dõi từ nơi trú ngụ của Ngài là the Notre Dame Accueil.


Sáng Chúa Nhật Ngài sẽ chủ tế một Thánh Lễ ở những bãi có rộng của đền thánh mẫu này.


Chuyến đi này cũng được đánh dấu bởi những giây phút nguyện cầu do Đức Thánh Cha thực hiện trong thinh lặng ở tại hang động hiện ra như tất cả mọi khách hành hương vẫn làm.


Đó là những cử chỉ truyền thống của việc hành hương được Đức Thánh Cha thực hiện hiệp với thánh lễ không cùng của những người hành hương suốt giòng lịch sử. Thấy chương trình và những ý hướng của Đức Thánh Cha như thế, người ta mới nghĩ đến những lời của Mẹ Maria: “Muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc”.

Vấn:     Như thế thì chúng ta đang ở trước một biến cố của giáo hội hoàn vũ chứ không phải chỉ ở trước một cuộc hành hương theo cá nhân của vị giáo hoàng này.


Đáp:     Tôi lấy làm ngạc nhiên khi mới đây đọc thấy rằng Đức Giáo Hoàng sẽ ra đi như một “bệnh nhân trong số thành phần bệnh nhân”. Tôi nghĩ rằng đó là một lời giải thích suy diễn từ biến cố quan trọng này.


Con người đến Lộ Đức như một con người hành hương này là Đức Gioan Phaolô II, Vị Chủ Chiên của Giáo Hội hoàn vũ. Đó không phải là vấn đề của một con người nữa bị bệnh.


Đi đến Lộ Đức, Vị Giám Mục Rôma này, ở một nghĩa nào đó, mang theo mình tất cả các Giáo Hội Ngài đã viếng thăm khắp thế giới. Bởi thế, toàn thể Giáo Hội sẽ qui tụ lại nguyện cầu chung quanh vị Giáo Hoàng tại hang động Massabielle.


Đức Giáo Hoàng sẽ lưu ngụ tại Notre Dame Accueil, nhà cho thành phần bệnh nhân ở Lộ Đức, vì đây là nơi được trang bị khá nhất hợp vơiùi Ngài. Thế nhưng, Đức Giáo Hoàng không cần phải ở một nơi cho bệnh nhân mới thể hiện việc Ngài gần gũi với những ai chịu khổ đau.


Chúng ta đừng quên rằng chính Ngài là vị đã thiết lập Ngày Thế Giơiùi Bệnh Nhân, và trong 26 năm giáo triều của mình, Ngài đã bày tỏ bằng mọi cách cho thấy Ngài gần gũi với những ai chịu khổ đau.


Vấn:     Đức Giám Mục đang theo dõi những việc sửa soạn cho chuyến đi thiết tha này của Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng mong gì nơi cuộc viếng thăm ấy?


Đáp:     Đức Giáo Hoàng rất phấn khởi. Như tôi đã nói đến trước đây, Ngài muốn chú trọng đến những cử chỉ truyền thống của một cuộc hành hương là những gì bộc lộ cho thấy đức tin chân thực của dân chúng.


Trong việc cử hành kỷ niệm mừng tìn điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ngài muốn nhắc nhở toàn thể Giáo Hội về tầm quan trọng của ân sủng nơi đời sống con người. Đó cũng là một cách đặc biệt nhấn mạnh đến mầu nhiệm tội lỗi và ân sủng nơi cuộc sống của loài người.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 20/7/2004.



Lịch Sử và Tầm Quan Trọng của Tín Điều Hoài Thai Vô Nhiễm


Tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm, được tuyên bố 150 năm trước đây, tái khám phá ra nơi tính cách sâu xa của nó lời diễn tả “đầy ơn phúc”. Cha Giêsu Castellano Cervera, dòng Carmêlô, một chuyên gia nghiên cứu Thánh Mẫu, chia sẻ với Zenit về nguồn gốc và tầm quan trọng của tín điều này như sau.


Vấn:     Lịch sử và tầm quan trọng của tín điều này như thế nào?


Đáp:     Nó là một lịch sử dài dòng và phức tạp. Cần phải trở về với sự hiểu biết mầu nhiệm của Đức Matia trong mối liên hệ đặc biệt của Mẹ với Thiên Chúa cũng như với mầu nhiệm cứu độ, một mầu nhiệm Mẹ đã liên kết ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc đời Mẹ, như một con người đầy ân phúc và tình yêu của Thiên Chúa.


Vấn:    Cha có thể cắt nghĩa tín điều này đã được khai triển từ đầu ra sao chăng?


Đáp:     Việc ý thức này đầu tiên được khai triển ở mức độ dân chúng tin tưởng, với ý thức rằng việc Mẹ được hoài thai là giây phút ân sủng; trước hết là những ngụy thư Phúc Âm kể lại cuộc hạnh ngộ của cha mẹ Người là Thánh Joachim và Anne. Từ câu truyện này mới có lễ bà Thánh Anna thụ thai Mẹ maria theo phụng vụ lễ nghi Byzantine, được cử hành vào ngày 9/12 từ thế kỷ thứ VIII.


Lễ này đã sang bên Tây vào khoảng thế kỷ thứ 10, và được cử hành hoàn toàn về Việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria. Lễ này được nới rộng cho niên lịch hoàn vũ bởi Đức Sixtus IV năm 1476 với một thể thức rất tuyệt vời, nhưng đáng tiếc thay đã bị giảm xuống bậc lễ nhớ “Việc Hoài Thai của Đức Maria” theo Sách Lễ năm 1570.


Lòng đạo đức tôn sùng của dân chúng và việc cử hành phụng vụ đã làm bùng lên một cuộc tranh luận lớn giữa các nhà thần học có những khuynh hướng đối nghịch nhau. Một bên là những thần học gia bênh vực việc hoài thai vô nhiễm nguyên tội của Mẹ Maria, còn bên kia là những vị chối bỏ điều này để khẳng định là Mẹ Maria cũng được hưởng ơn cứu chuộc từ Chúa Kitô.


Duns Scotus đã cống hiến cái then chốt về thần học để hiểu được mầu nhiệm này, khi tin tưởng rằng Mẹ Maria được gìn giữ khỏi nguyên tội bởi công nghiệp của Chúa Kitô.


Cảm thức của tín hữu, của phụng vụ và của thần học cuối cùng đã được xác nhận bởi huấn quyền của Giáo Hội, một thẩm quyền mà sau khi trải qua những diễn tiến khác nhau, đã tiến tới chỗ Đức Piô IX đã tuyên bố tin điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8/12/1854, bằng tự sắc “Ineffabilis Deus”.


Vấn:     Đâu là những lý do tiến đến chỗ công bố tín điều này?


Đáp:     Trước hết là việc hiểu biết hơn nữa về những sự kiện mạc khải, trong Thánh Kinh cũng như theo Truyền Thống của Giáo Hội, nền tảng của tất cả mọi vấn đề tuyên tín, với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn Giáo Hội vào tất cả sự thật.


Đặc biệt là lời diễn tả “đầy ơn phúc” đã được tái nhận thức một cách sâu xa, những lời thiên thần nói cùng Mẹ Maria khi truyền tin cho Mẹ như tỏ cho thấy thân phận của Mẹ Maria trước Thiên Chúa Ba Ngôi từ giây phút mở màn cuộc sống của Mẹ, và như Mẹ đã được ấn định từ đời đời trong dư ỉ án của Thiên Chúa: “Mẹ là vị đang và lúc nào cũng đầy ơn Chúa”.


Theo ý nghĩa của lời nói chính yếu ấy thì ngươiụi ta cũng thấy được tất cả thực tại về Mẹ Maria như là vị hợp tác của Chúa Kitô trong công cuộc Cứu Chuộc. Mẹ là vị được kêu gọi hợp tác với vai trò làm Mẹ Đấng Cứu Chuộc không thể nào, cho dù chỉ một giây lát, ở ngoài ân sủng của Chúa trong việc Ngài chiến thắng tội lỗi và sự chết.


Tuy nhiên, ngoài khía cạnh tiêu cực này, tức khía cạnh không có nguyên tội, Mẹ Maria, ngay từ giây phút ban đầu cuộc đời của Mẹ, còn đóng vai trò là nữ tử dấu yêu của Chúa Cha, Mẹ của Chúa Con Cứu Chuộc, đền thờ của Thánh Thần, của Đấng Toàn Thánh, được Thánh Linh ấn định và làm nên một tạo vật mới, hết sức được Thiên Chúa yêu thương.


Đó là mức độ hiểu biết trọn vẹn về tín điều này, như đã được hiển nhiên bày tỏ trong Hiến Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” cũng như trong Kinh Nguyện Thánh Thể tuyệt vời hiện nay về lễ trọng Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, một kinh nguyện nói về Mẹ như là một Người Mẹ của Con Chiên vô tì tích, cũng như về nguồn gốc và hình ảnh của Giáo Hội là Vị Hiền Thê không vết nhăn và vô tì vết.


Như thế rõ ràng Mẹ Maria là trường hợp được miễn nhiễm nguyên tội, và nơi Mẹ là tất cả trọn vẹn dự án nguyên thủy của Thiên Chúa và là định mệnh mai hậu của Giáo Hội, một Giáo Hội được kêu gọi mãi mãi trở nên “thánh hảo và vô nhiễm trong yêu thương”.


Như Max Thurian đã tuyên nhận, việc hoài thai vô nhiễm nguyên tội nghĩa là nơi Mẹ Maria hết mọi sự đều là ân sủng ngay từ lúc ban đầu và Mẹ là chứng từ cho thấy mọi sự từ Thiên Chúa mà có. Và Đức Maria ấy đã đáp ứng đặc ân này bằng một tình yêu hoàn toàn tự do, không bị ô nhiễm tội tình.


Vấn:     Đức Thánh Cha sẽ đi đến Lộ Đức. Đâu là ý nghĩa của chuyến đi này?


Đáp:     Lộ Đức là nơi Mẹ Maria, khi hiện ra với Bernadette năm 1858, đã xác nhận sự thật về việc hoài thai vô nhiễm nguyên tội của Mẹ được huấn quyền công bố. Ngay từ ban đầu, Lộ Đức đã trở thành một địa điểm lôi cuốn, được vây bọc bởi sự hiện diện đặc biệt của mầu nhiệm cũng như của vai trò làm mẹ thiêng liêng của Mẹ Maria Vô Nhiễm như là phương dược chữa trị bệnh tật về phần xác cũng như phần hồn.


Nó là một địa điểm trị liệu theo nghĩa tuyệt vời nhất của từ ngữ này, tức là nơi Mẹ Maria tiếp tục thực hiện việc bảo vệ của mẹ và phận sự từ mẫu đặc thù của Mẹ đối với thành phần anh em của Chúa Kitô, thành phần bị bệnh tật nơi thần xác và tinh thần bởi tội lỗi đã đem vào thế giới này bệnh nạn và chết chóc, tình trạng yếu nhược về thể lý và luân lý.


Bằng sự hiện diện của mình, Đức Giáo Hoàng đề cao những khía cạnh ấy; Ngài đến để cử hành mừng 150 năm việc tuyên bố tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội ở địa điểm đã được chính bản thân Trinh Nữ Maria đặc biệt xác nhận, và là một khách hành hương, Ngài mang nơi bản thân mình nỗi yếu hèn của thế giới này để khẩn cầu sự hiện diện linh thiêng của Mẹ Maria chữa lành những thương tích của xã hội chúng ta đang sống là nơi cần đến Phúc Âm của niềm hy vọng.


Vấn:     Mẹ Maria là biểu hiệu của đức ái Thiên Chúa đối với loài người. Phải chăng đó là lý do Mẹ đã hiện ra ở Lộ Đức? Và Mẹ sẽ tiếp tục là Đấng Bầu Cử của chúng ta?


Đáp:     Việc hiện diện từ mẫu của Mẹ Maria bao giờ cũng phù trợ đời sống của Giáo Hội cũng như của hết mọi tín hữu; chưa hết, hết mọi con người, đã được Chúa Kitô trao phó cho Mẹ trên Cây Thập Tự Giá.


Tuy nhiên, việc hiện diện này, trong những hoàn cảnh đặc biệt, trở thành một “cuộc hiển linh”, một cuộc biểu lộ hữu hình và long trọng, để trong trường hợp này người ta thấy được rằng Việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội là một mầu nhiệm đức tin và ơn cứu độ, một biểu lộ tình yêu Thiên Chúa chiến thắng tội lỗi và sự chết, và là một dấu hy vọng cho tất cả mọi người.


Có bao nhiêu người ở Lộ Đức đã cảm thấy được việc chữa lành các bệnh nạn thể xác và tâm hồn, nhiều thứ bệnh hoạn của nhân loại chúng ta, trở thành chứng nhân cho sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Maria, một sự hiện diện kêu gọi hoán cải và sống một đời sống mới, một sự hiện diện là nguồn mạch giao hòa với Thiên Chúa và anh chị em mình.
Mẹ Maria, hiệp với Thánh Linh là Đấng Bầu Cử của chúng ta, tiếp tục là, như chúng ta kêu cầu Mẹ trong Kinh Lạy Nữ Vương, là “Chữa Bầu chúng tôi”, vị cầu xin cho chúng ta, đấng bênh vực chúng ta khỏi sự dữ và Tên Gian Ác, nhưng cũng là Đấng thôi thúc chúng ta sống trong Chúa Kitô nữa.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 18/7/2004.