GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 9/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.  

 

 

__________________

 NGÀY 16 THỨ NĂM

  

Ngày Cưới của Con Chiên


(Bài Giáo Lý 117 về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh của ĐTC GPII ngày Thứ Tư 15/9/2004 về Ca Vịnh Khải Huyền 19 cho Kinh Tối Chúa Nhật, Tuần Thứ Hai)


 

1.     Sách Khải Huyền thắm nhuộm những bài ca vịnh dâng lên Thiên Chúa, Vị Chúa của vũ trụ và của lịch sử. Vậy chúng ta đã nghe bài ca vịnh xuất hiện ở mỗi một tuần lễ trong bốn tuần của phụng vụ giờ kinh chiều.

 

Bài thánh thi ca này nhuộm thắm lời “Alleluia”, một lời theo ngôn ngữ Do Thái nghĩa là “chúc tụng Chúa” và, có cái lạ là, trong tân Ước nó chỉ xuất hiện ở đoạn Khải Huyền này mà thôi, lập đi lập lại tất cả là 5 lần. Phụng vụ chỉ chọn một số câu từ bài ca vịnh ở Đoạn 19. Theo ý nghĩa diễn đạt của đoạn này thì chúng có một giọng điệu ở trên thiên đình, vang lên bởi một “đám rất đông”: Nó giống như là một ca đoàn hùng tráng xuất phát từ tất cả thành phần được tuyển chọn, những người chúc tụng Chúa trong vui mừng và lễ hội (x. Rev 19:1).


2.     Bởi thế, Giáo Hội trên trần thế này đã rung nhịp điệu bài ca chúc tụng của mình với bài ca chúc tụng của người công chính đã được hưởng kiến vinh quang Thiên Chúa. Bởi thế giữa lịch sử và trường sinh có một liên hệ về truyền đạt: Nó có khởi điểm từ phụng vụ trên trần thế của cộng đồng giáo hội và đích điểm của nó ở trên trời, nơi anh chị em chúng ta đi trước chúng ta trên con đường đức tin đã đạt tới.


Trong mối hiệp thông chúc tụng này chính thực có 3 đề tài được đề cập tới. Trước hết là những đại đặc tính của Thiên Chúa, đó là “ơn cứu độ’ của Ngài, “vinh hiển” của Ngài và “quyền năng” của Ngài (câu 1, x. c 7), tức là siêu việt tính và quyền năng cứu độ. Cầu nguyện là việc chiêm ngưỡng vinh quang thần linh của một mầu nhiệm khôn thấu, của một đại dương ánh sáng và yêu thương là Thiên Chúa.


Sau nữa, bài ca vịnh này tôn tụng “Vương Quốc” của Chúa, tức là dự án thần linh cứu chuộc nhân loại. Lập lại đề tài về đấng cứu tinh của những bài Thánh Vịnh được gọi là những bài Thánh Vịnh về Vương Quốc của Thiên Chúa (x các TV 46, 95-96), Sách Khải Huyền này loan báo rằng “Chúa đã thiết lập triều đại của Ngài” (Rev 19:6), Đấng can thiệp vào lịch sử bằng tối thượng quyền của mình.


Triều đại này thực sự được trao phó cho tự do của con người, một quyền tự do làm nay sinh thiện ác, thế nhưng cái niêm ấn tối hậu là ở nơi các quyết định của Đấng Quan Phòng Thần Linh. Sách Khải Huyền đúng là cử hành cái đích điểm chi phối lịch sử bằng việc làm hiệu năng của Thiên Chúa, bất chấp giông ba bão tố, thương tích và tàn hại gây ra bởi sự dữ, con người và Satan.


Ở một đoạn khác, Sách Khải Huyền đã xướng lên rằng: “Chúng tôi dâng lời tạ ơn Ngày, Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, Đấng đang có và đã có. Vì Ngài đã name được đại quyền uy và đã thiết lập triều đại của Ngài” (11:17).


3.     Đề tài thứ ba của bài thánh thi ca này là một đề tài thông dụng của Sách Khải Huyền cũng như của cách thức biểu hiệu nơi cuốn sách này: “Vì ngày cưới của Con Chiên đã tới, hôn thê của Người đã sẵn sàng” (19:7). Như chúng ta sẽ có dịp chia sẻ kỹ hơn trong những bài suy niệm tới về bài ca vịnh này, đích điểm tối hậu mà cuốn sách Thánh Kinh cuối cùng này dẫn chúng ta tới là cuộc gặp gỡ hôn thê giữa vị Thiên Thần là Chúa Kitô với vị hôn thê tinh tuyền và rạng ngời là nhân loại được cứu chuộc.
Lời diễn đạt “ngày cưới của Con Chiên đã đến” là lời diễn đạt ám chỉ giây phút tột đỉnh, giây phút “phu thê”, như bài ca vịnh nói, về tính cách thân tình giữa tạo sinh và Tạo Hóa, trong niềm vui và an bình của ơn cứu độ.


4.     Chúng ta hãy kết luận bằng những lời từ một trong những bài diễn văn của Thánh Âu Quốc Tinh dẫn giải và đề cao Ca Vịnh Alleluia về nghĩa thiêng liêng của nó: “Chúng ta cùng nhau hòa ca lời này, và cùng cảm mến hướng về lời ấy, chúng ta hãy khuyến khích lẫn nhau chúc tụng Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể được chúc tụng với một lương tâm an bình bởi con người không vấp phạm bất cứ sự gì làm phiền lòng Ngài. Hơn nữa, về vấn đề lúc này đây là lúc chúng ta đang lữ hành trên trần gian, chúng ta haut ‘Alleluia’ như là một niềm ủi an để kiên cường bản thân mình trong cuộc sống; lời ‘Alleluia’ mà chúng ta giờ đây thốt lên giống như bài ca của kẻ lữ thữ; trong việc bước đi trên con đường kiệt sức này, chúng ta có khuynh hướng tiến về quê hương là nơi nghỉ ngơi, là nơi tất cả mọi âu lo hiện nay không còn nữa, mà chỉ có duy lời ‘Alleluia’ (No. 255,1: "Discorsi" [Discourses], IV/2, Rome, 1984, p. 597).

Anh Chị Em thân mến,


Trong bài ca vịnh hôm nay của Sách Khải Huyền, chúng ta thấy được việc sử dụng thường xuyên lời Alleluia, một lời trở thành như một cầu nối liên kết tất cả mọi kẻ được tuyển chọn vào việc chúc tụng Chúa trong hân hoan và niềm tri ân cảm tạ. Bài ca vịnh này diễn tả Giáo Hội trên thế gian liên kết bài ca tạ ơn với tiếng của kẻ lành trên trời, những vị không ngừng chiêm ngưỡng vinh hiển của Thiên Chúa. Nhờ đó, giữa lịch sử và vĩnh hằng có một giao liên về truyền đạt, hiệp nhất phụng vụ trời đất vào một bài ca chung tiếng chúc tụng. “Mối hiệp thông chúc tụng” này nhắc nhở tín hữu về ba đề tài chính yếu, đó là quyền năng và vinh hiển của Thiên Chúa, là vương quốc của Ngài ban phát ơn cứu độ cho nhân loại, và là mối liên hệ phu thê giữa Con Chiên là Chúa Kitô với vị hôn thê tinh tuyền và rạng ngời của mình là nhân loại được cứu chuộc. Chớ gì bài Alleluia chung của chúng ta luôn ủi an và kiên cường chúng ta trong cuộc lữ thữ trần gian này.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 15/9/2004.
 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Canada về vấn đề “những nỗ lực muốn thay đổi ý nghĩa ‘phu thê’ là những gì ngịch lại với lý lẽ chân thật”

Hôm Thứ Bảy 4/9/2004, tại nhà nghỉ mát của mình ở Castel Gandolfo, ĐTC đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Canada khi ông trình tín ủy thư lên Ngài. Sau đây là nguyên văn những lời Đức Thánh Cha nói với ông tân lãnh sự Donald Smith này về vấn đề “những nỗ lực muốn thay đổi ý nghĩa ‘phu thê’ là những gì ngịch lại với lý lẽ chân thật”

Thưa Ngài lãnh Sự,

Tôi hân hoan thân ái cháo mừng ông hôm nay đây khi ông trình Tín Ủy Thư bổ nhiệm ông làm Vị Lãnh Sự Đặc Biệt và Toàn Quyền Canada ở Tòa Thánh. Những chuyến tông du của Tôi đến xứ sở của ông, nhất là dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2002 vui tươi ở Toronto, vẫn ghi khắc trong tâm trí của Tôi. Tôi xin cám ơn những lời chào chúc được ông mang đến từ Vị Tổng Thống Đốc và nhân dân Canada. Xin ông cũng chuyển đến họ lời cám ơn chân thành của Tôi kèm theo lời hứa nguyện cầu của tôi cho phúc hạnh của đất nước này.

Cộng đồng quốc tế phần đông nhận thấy được những việc đóng góp quảng đại và thực tế của Canada trong việc dựng xây một thế giới hòa bình, công lý và thịnh vượng. Thật thế, tình liên đối với các quốc gia đang trên đà phát triển đã là những gì tỏ tường và là một đặc tính đáng ca ngợi của nhân dân ông, hiển nhiên trong số những điều khác nữa, bằng việc tham gia đáng kể của quốc gia ông vào những sứ vụ gìn giữ hòa bình và sản xuất những thứ thuốc men giá cả nhẹ nhàng cho các quốc gia nghèo khổ. Trước tình trạng khổ đau và chia rẽ thường hay đọa nay gia đình nhân loại thì nhu cầu cần phải tìm được những giải pháp bền chắc cho các thứ xung khắc của nhân loại lại càng rõ ràng hơn nữa. Về vấn đề này, như Ngài Lãnh Sự đã nhận định, trong 35 năm liên hệ ngoại giao với Canada, Tòa Thánh đã cùng với Canada hoạt động về một số dự án để cải tiến thành phần và các cộng đồng bất hạnh, bao gồm cả việc phát động và áp dụng Thỏa Ước Ottawa về vấn đề mìn nổ cũng như hiệp định WTO về tài sản tri thức và sức khỏe quần chúng. Cũng thế, cùng với các xứ sở khác, Canada và Tòa Thánh đã nỗ lực mang lại tình trạng ổn định, an bình và phát triển cho Miền Đại Hồ ở Phi Châu.

Những cử chỉ đoàn kết ấy không phải chỉ là những hành động thiện chí đơn phương. Trái lại, chúng phát xuất từ những giá trị và những niềm xác tín đã từng làm nên xã hội Canada suốt giòng loch sử của mình và là những gì chi phối trọn vẹn vấn đề tiến bộ chân thực của xã hội. Đó là lý do, trong cuộc tông du cuối cùng của Tôi đến xứ sở của ông, Tôi đã xin tất cả mọi người dân Canada hãy trân quí cái cốt lõi di sản này của họ: đó là cái nhãn quan thiêng liêng về cuộc sống phát xuất từ niềm tin tưởng rằng tất cả mọi con người nam nữ đều lãnh nhận từ Thiên Chúa một phẩm vị chính yếu, và cùng với phẩm vị này là khả năng phát triển tới chân thiện (Homily of Concluding Mass, Toronto, 28 July 2002).

Ngài Lãnh Sự đã nhận thấy rằng việc Canada cởi mở trước vấn đề di dân đã mang lại tính cách đa dạng hơn nữa cùng với kho tàng dồi dào cho văn hóa của ông, duy trì việc thích ứng với nhau và việc tôn trọng giữa các nhóm sắc dân. Những đặc tính khoan nhượng và hiếu khách đã khiến cho nhiều người mộ mến đất nước của ông. Vì nhiều cộng đồng sắc tộc hiện nay đã hội nhập một cách tốt đẹp nơi xứ sở của ông, họ cũng chứng tỏ cho các quốc gia khác thấy rằng việc tôn trọng xứng hợp với hết mọi người được phát xuất từ nguồn gốc chung của tất cả mọi con người nam nữ, hơn là nơi sự kiện liên quan đến những cái khác biệt giữa các dân tộc. Chính sự thật cao quí và nồng cốt liên quan đến con người ấy, sự thật là con người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh của và tương tự như Thiên Chúa (x Gn 1:26-27), một sự thật cấu tạo nên một nền tảng bất khả đổi thay cho tất cả mọi sự thật về nhân loại học khác. Phẩm vị bất khả vi phạm và linh thánh của tất cả mọi sự sống phát xuất từ bản chất của nó là tặng ân thần linh, do đó hết mọi người cần phải được tôn trọng, và con người nam nữ cần phải gắn bó với cấu trúc tự nhiên và luân lý là những gì họ đã được Thiên Chúa phú bẩm cho (cf. "Centesimus Annus," 38).

Qua các thế hệ, những người dân Canada đã nhìn nhận và tôn trọng vị trí của hôn nhân như tâm điểm xã hội của ông. Được thiết lập bởi Đấng Hóa Công theo bản chất và mục đích riêng của mình, cũng như được bảo trì nơi lề luật luân lý tự nhiên, cơ cấu hôn nhân cần phải bao gồm tính cách bổ khuyết của vợ chồng là thành phần tham dự vào hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa qua việc sinh dưỡng con cái. Bởi thế, vợ chồng là những người bảo đảm cho việc sống còn của xã hội và văn hóa, cũng như đáng được Quốc Gia công nhận về pháp lý một cách đặc biệt và minh tường. Bất cứ nỗ lực nào muốn làm thay đổi ý nghĩa của từ ngữ ‘phu thê’ đều nghịch lại với lý lẽ chân thật, ở chỗ, những bảo đảm về pháp lý, tương tự như những bảo đảm về hôn nhân, không thể áp dụng cho những cuộc phối hợp giữa những con người đồng phái tính mà không tạo nên một lầm lẫn về bản chất của hôn nhân.

Thưa Ngài Lãnh Sự, không phải chỉ có một mình Canada mới phải đối đầu với những thách đố khó khăn gây ra cho cá nhân con người trong nền văn hóa hiện đại đâu. Tôi thành thực tin tưởng rằng cái nhìn rạng ngời về một đời sống gia đình được nâng đỡ và vững chắc, một đời sống gia đình rất được nhân dân Canada quí chuộng, sẽ tiếp tục cống hiến cho xã hội một nền móng để xây dựng nên những khát vọng nơi quốc gia của ông. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo ở Canada sẵn sàng trợ giúp trong việc chống đỡ những nền móng thiết yếu của xã hội về đời sống dân sự. Giáo Hội hết mình dấn thân vào việc huấn luyện về tinh thần cũng như về tri thức cho giới trẻ, nhất là qua những học đường của mình, và việc tông đồ xã hội của Giáo Hội vương tới những ai đang gặp những trục trặc trầm trọng của xã hội tân tiến liên quan đến vấn đề lạm dụng rượu chè và ma túy cùng những hình thức sa cơ lỡ bước khác trong xã hội. Tôi tin tưởng rằng cộng đồng Công Giáo sẽ hăng say đáp ứng trước những thách đố mới của xã hội khi chúng xuất hiện.

Thưa Ngài Lãnh Sự, Tôi biết rằng sứ vụ của ngài sẽ giúp vào việc làm kiên cường hơn nữa những liên hệ thân hữu vốn đã sẵn có giữa Canada và Tòa Thánh. Trong khi ông đảm nhận trách nhiệm mới của mình, xin ông hãy nhớ rằng các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh Rôma sẵn sàng trợ giúp ông hoàn thành nhiệm vụ của ông. Tôi thân ái xin Thiên Chúa Toàn Năng ban muôn phúc lành xuống trên ông, gia đình ông và đồng bào của ông.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 5/9/2004

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ