GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 9/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.
__________________
NGÀY 2 THỨ NĂM |
Con Người Đánh Mất Phẩm Giá Trong Việc Thờ Ngẫu Tượng
(Bài gioo lý cầu nguyện bằng Thánh Vịnh 116 của ÐTC Gioan Phaolô II ngày Thứ Tư 1/9/2004 về Thánh Vịnh 115 cho Kinh Tối Chúa Nhật, Tuần Thứ Hai)
1. Vị Thiên Chúa hằng sống và thứ ngẫu tượng bất động đối đầu nhau ở bài Thánh Vịnh 115 chúng ta vừa nghe và là bài Thánh Vịnh thuộc về loạt bài Thánh Vịnh cho Giờ Kinh Tối. Bản dịch “70” của Thánh Kinh theo tiếng Hy Lạp, sau đó là bản Latinh theo phụng vụ Kitô Giáo xưa, đã liên kết bài Thánh Vịnh tôn vinh Vị Chúa chân thật này với bài Thánh Vịnh trước đó. Nó đã trở thành một bài duy nhất mà lại được rõ ràng chia ra thành hai bản (phần thứ hai là Thánh Vịnh 116).
Sau lời kêu cầu mở đầu được ngỏ cùng Vị Chúa chứng tỏ cho thấy vinh hiển của Ngài, thành phần Dân Tuyển Chọn trình bày cho thấy Vị Thiên Chúa của mình như là một Đấng Hóa Công toàn năng: “Thiên Chúa của chúng ta ở trên trời; bất cứ điều gì Thiên Chúa muốn đều được thực hiện” (câu 3). Trung thành và yêu thương là những tính chất chính yếu của Vị Thiên Chúa Giao Ước đối với dân Do Thái, dân được Ngài tuyển chọn (câu 1). Bởi thế, vũ trụ và lịch sử này thuộc quyền thống trị của Ngài, một quyền năng của tình yêu và cứu độ.
2. Thế rồi “công việc do bàn tay con người làm ra” được đặt đối nghịch với vị Thiên Chúa chân thật được dân Do Thái tôn thờ này (câu 4). Việc tôn thờ ngẫu tượng là xu hướng của tất cả loài người ở mọi nơi và trong mọi lúc. Ngẫu tượng là một sự vật vô hồn, do bàn tay con người làm ra, là một bức tượng lạnh lùng, thiếu sự sống. Vị tác giả Thánh Vịnh đã mỉa mai diễn tả nó với 7 phần thể hoàn toàn vô dụng, đó là miệng câm, mắt mù, tai điếc, mũi tịt, tay tê, chân liệt, cổ nín (câu 5-7).
Sau những lời phê phán không tiếc thương này về các thứ ngẫu tượng, vị tác giả Thánh Vịnh đã nhận định một cách châm biếm như sau: “Những kẻ làm nên chúng sẽ cũng giống như chúng, tất cả những ai tin tưởng vào chúng” (câu 8). Đó là ý định thực sự được bộc lộ một cách hiệu thành trong việc tạo nên một thứ tác hiệu mạnh mẽ khuyên can từ bỏ việc tôn thờ ngẫu tượng. Ai tôn phụng ngẫu tượng giầu sang, quyền lực, thành công đều làm mất đi phẩm vị làm người của mình. Tiên tri Isaia đã nói: “Tất cả những kẻ tạo nên ngẫu tượng chỉ là vô ích, và những công trình quí hóa của họ chẳng có lợi lộc chi, như chính họ chứng kiến thấy. Họ cảm thấy xấu hô vì chúng chẳng thấy hay chẳng biết gì cả, và chúng còn điếc lác hơn cả con người ta” 44:9).
3. Trái lại, thành phần tín hữu của Chúa biết rằng họ “được nâng đỡ” và “được chở che” nơi Vị Thiên Chúa hằng sống (x Ps 115:9-13). Họ được trình bày cho thấy một thứ tam loại hạng. Trước hết là “nhà dân Do Thái”, tức là toàn dân, là cộng đồng qui tụ lại ở đền thờ để cầu nguyện. Cũng có “nhà của Aaron” ám chỉ các vị tư tế, những bảo quản gia và những nhà loan báo Lời thần linh, được kêu gọi để chủ sự việc thờ phượng. Sau hết là những ai kinh sợ Chúa được đề cập đến, tức là thành phần tín hữu đích thực và nhất tâm, thành phần theo Do Thái Giáo thuộc về thời điểm sau cuộc lưu đầy Babylon, và sau đó cũng bao hàm cả thành phần dân ngoại tiến đến với cộng đồng và đức tin của dân Do Thái bằng một tấm lòng chân thành và bang một cuộc tìm kiếm đích thực. Chẳng hạn trường hợp của viên đại đội trưởng Rôma Corneliô (x Tông Vụ 10:1-2,22), sau này đã nhờ Thánh Phêrô trở lại Kitô Giáo.
Phúc lành thần linh được ban xuống cho ba loại hạng tín hữu đích thực này (x Ps 115:12-15). Theo quan niệm thánh kinh thì nó là nguồn mạch sinh sôi nẩy nở: “Xin Chúa tăng số cho các người, ngươi và dòng dõi của ngươi” (Ps 115:14). Sau hết, thành phần tín hữu, tràn đầy vui mừng bởi tặng ân sự sống nhận được từ vị Thiên Chúa hằng sống và tạo dựng, hát lên một bài thánh thi ca chúc tụng, đáp lại phúc lành của Thiên Chúa bằng lời chúc tụng cảm tạ tri ân và tin tưởng của mình (câu 16-18).
4. Thánh Grêgory Nyssa (ở thế kỷ thứ 4), một vị Giáo Phụ Đông Phương, trong Bài Giảng thứ năm về bài Ca Vịnh của Các Ca Vịnh, một cách sống động và khơi động, đã đề cập đến bài Thánh Vịnh của chúng ta trong việc diễn tả cuộc vượt qua của nhân loại tù “banêng đá ngẫu tượng” đến mạch nước cứu độ. Thật vậy, Thánh Grêgôry nhắc lại là bản tính của con người được như tự mình biến đổi “thành bản tính của những hữu thể bất động”, vô hồn, “những hữu thể được trở thành đối ượng tôn thờ”, như được viết rõ ràng là: “Chớ gì chúng cũng giống như những kẻ tạo nên chúng và những ai tin vào chúng”. “Thật là hợp lý cần phải xẩy ra như vậy. Thật vậy, như những ai tin tưởng vào Vị Thiên Chúa chân thật thì lãnh nhận nơi mình những cái riêng biệt của bản tính thần linh thế nào thì những kẻ hướng về cái hư ảo của các thứ ngẫu tượng đều trở thành những gì họ tin tưởng, biến từ người thành những hòn đá.
Nếu bản tính nhân loại, trở thành sỏi đá bởi việc tôn thờ ngẫu tượng, bất động trước người khôn hơn, bị kìm kẹp bởi băng đá tôn thờ các thứ ngẫu tượng, thì bởi thế cũng xuất hiện trong mùa đông kinh khủng này một Mặt Trời công chính mang lại cả một mùa xuân gió mạnh giữa thanh thiên bạch nhật, làm tan loãng băng đá và mang lại ấm áp cho mọi sự bằng những tia của mặt trời này. Bởi thế, con người, thành phần đã bị liệt tê bởi băng đá, được ấm áp bởi Thần Linh và những tia Lời Chúa, đã trở thành nước votỉt lên sự sống đời đời” (Homilies on the Canticle of Canticles -- "Omelie sul Cantico dei Cantici," Rome, 1988, pp. 133-134).
Anh Chị Em thân mến,
Trong bài Thánh Vịnh 115, thành phần dân được tuyển chọn diễn tả Vị Thiên Chúa của mình như là Vị Hóa Công toàn năng dựng nên trời đất, hoàn toàn khác hẳn những thứ ngẫu tượng của dân ngoại: “Thiên Chúa của chúng ta ở trên trời và làm những gì Ngài muốn”. Những phẩm tính chính của Vị Chúa Giao Ước này là “tình yêu và chân thật”, và những phẩm tính này được xác nhận nơi việc Ngài liên hệ với thành phần dân được tuyển chọn. Thật vậy, cả vũ trụ và lịch sử đều thuộc về quyền thống trị yêu thương và cứu độ của Ngài. Bên cạnh quan niệm về Vị Thiên Chúa chân thật này là việc tôn thờ các thứ ngẫu tượng. Việc tôn thờ ngẫu tượng này là một xu hướng của toàn thể nhân loại ở mọi nơi và trong mọi lúc. Vị tác giả Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta rằng những ai tôn thờ các thứ ngẫu tượng giầu sang, quyền lực và thành đạt đều là những kẻ phản bội lại phẩm vị làm người của mình. Chỉ khi nào nhìn vào vị Thiên Chuáa chân thật duy nhất này chúng ta mới nhận lãnh nơi chính bản thân mình những tính chất của Thần Linh và sức mạnh để từ bỏ chước cám dỗ của các ngẫu tượng trần tục.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 1/9/2004.
Đức Thánh Cha phản đối những cuộc khủng bố tấn công ở Nepal, Do Thái, Nga và Iraq.
Vào cuối cuộc triều kiến chung hôm nay, tức sau bài chia sẻ giáo lý về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh hôm Thứ Tư 1/9/2004, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án những cuộc khủng bố tấn công 24 tiếng trước đó, những cuộc khủng bố tấn công làm đổ máu ở Iraq, Do Thái và Nga.
“Tôi hết sức đau buồn và lo ngại khi nghe thấy những tin tức trầm trọng về những cuộc khủng bố tấn công ở Israel và Nga, nơi nhiều người, không tự vệ và vô tội, đã bị tử nạn.
Trong khi Ngài đang nói thì có khoảng 400 người, trong đó có 200 trẻ em, bi bắt cóc bởi một nhóm võ trang ỏ một trường ở Beslan, miền bắc Ossetia, gần Chechnya. Hôm Thứ Ba 31/8, một cuộc khủng bố ôm bom tự sát đã gây cho 10 người tử thương ở một trạm xe ngầm ở Moscow.
Cũng trong cùng ngày Thứ Ba này, những tay ôm bom tự sát của nhóm Hamas đã bấm nổ trong hai chiếc xe buýt sát cận với thành phố Beersheba, Israel, khiến cho 16 người hành khách bị chết và 80 người bị thương, không kể những tay khủng bố bị chết hay bị thương.
“Ở mảnh đất quằn quại Iraq cũng không thôi diễn ra một chuỗi bạo loạn vô nghĩa làm ngăn cản việc nhanh chóng trở về với cuộc sống chung dân sự.
ĐTC cũng “hết sức lên án cuộc hành hình dã man đối với 12 công dân Nepal” và tỏ ra “hết sức lo toan đến số phận của hai phóng viên Pháp quốc vẫn còn đang ở trong tay những kẻ bắt cóc”.
“Tôi khẩn trương kêu gọi là các nơi hãy ngưng việc sử dụng võ lực là những gì luôn bất xứng với những lý tưởng tốt đẹp, và kêu gọi hai phóng viên Pháp quốc được đối xử nhân đạo và an toàn trả về sớm bao nhiêu có thể cho những người thân yêu của họ”.
ĐTC cũng nhắc lại là ngày 1/9 là ngày kỷ niệm biến cố Hitler xâm chiếm Balan, ngày Thế Giới II bắt đầu, “một trận chiến đã gieo rắc sầu thương ở Âu Châu và các địa lục khác”.
“Nhớ đến những ngày nay, ở vào lúc căng thẳng trầm trọng và lan tràn hiện nay, chúng tôi cầu khẩn cùng Thiên Chúa, Cha của toàn thể nhân loại, tặng ân hòa bình cao quí.
Những cuộc trả đũa chống lại Kitô hữu ở Nepal gây ra bởi thành phần cực đoan Hồi Giáo
Sau cuộc tấn công vào hai đền thờ ở thu đô quốc gia này, các nhà thờ Kitô hữu ở Kathmandu tỏ ra lo sợ sẽ trở thành mục tiêu cho thành phần cực đoan Hồi Giáo tấn công trả đũa.
Cuộc tấn công vào các đền thờ này là phản ứng về cái chết của 12 công dân Nepal bị nhóm cực thủ Iraq thảm sát ở Iraq.
Nhóm người xuống đường phản đối cũng “tố cáo Hiệp Chủng Quốc phải chịu trách nhiệm về cái chết của những người con tin này, vì thành phần con tin đã làm việc cho những người Mỹ ở Iraq”. Cha Justin, một vị linh mục người Nepal ở giáo xứ Mẹ Mông Triệu thuộc Kathmandu cho hãng thông tấn AsiaNews biết như thế.
Hiệp Chủng Quốc được coi là một quốc gia Kitô Giáo nên “dân chúng đang đổ cho những người Kitô hữu về những gì đã xẩy ra cho thành phần con tin ấy”, và những nhà thờ Kitô Giáo ở thủ đô Nepal đang có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công trả đũa.
Vị linh mục trên đây nói tiếp: “Chúng tôi không đi đâu ngoài giáo xứ cả; các viên chức thẩm quyền bảp chúng tôi rằng làm như vậy là điều nguy hiểm. Đêm hôm qua (31/8/2004), nhiều người đã bao vây các dịnh thự của nhà xứ. Ngay cả các nhà thờ Tin Lành cũng bị bao vây bởi những người xuống đường này”.
Vị linh mục nhấn mạnh rằng: “Tất cả chúng tôi đều là người Nepal… Tất cả chúng tôi đều cảm thấy niềm đau của những gia đình có thân nhân bị sát hại. Chúng tôi chống lại cái tàn bạo man rợ của hành động bất nhân này. Tôn giáo không có liên quan gì đến những gì đã xẩy ra hết”.
Hằng ngàn người đã xuống đường ở Kathmandu khi nghe tin hôm Thứ Ba 31/8 về việc sát hại 12 nhân viên Nepal bị bắt cóc ngày 20/8 ở Iraq bởi nhóm cực đoan Hồi Giáo Ansar al-Sunna.
Lệnh giới nghiêm đã được ban hành ở Kathmandu bởi những cuộc gây rối, bao gồm cả những cuộc tấn công vào hai đền thờ bị đốt bởi một nhóm hỗn dân trẻ tuổi. Hai đền thờ này là Jama Masjid và Takie Masjid, được tọa lạc gần nhau ở trung tâm thủ đô và gần trạm cảnh sát. Đền Jama là đền thờ chính của Hồi Giáo ở Kathmandu. Các dinh thự của chính phủ và của những cơ quan kiếm việc làm cũng bị tấn công nữa.
Những kẻ chống đối tố cáo thẩm quyền ở Kathmandu là không ra tay hành động đúng lúc để cứu lấy thành phần con tin. Chính quyền Nepal đã quyết định mở cuộc điều tra về việc nhóm chiêu mộ nhân viên Nepal đi làm việc như thế. Gia đình của các nạn nhân nói rằng nhân viên đi làm này ở Iraq một cách bất hợp lệ, hoàn toàn trái với ý muốn của họ. Họ đã ký hợp đồng để làm việc ở Jordan những đã bị lấy mất giấy thông hành của họ và được gửi sang Iraq làm việc.
Nepal có tất cả 25.5 triệu dân cư, trong đó 86.2 theo Ấn Giáo, 7.8 theo Phật Giáo, 3.8 theo Hồi Giáo và .5 triệu theo Kitô Giáo (Công Giáo có 6 ngàn).
Một Vị Linh Mục Công Giáo bị thảm sát ở Ấn Độ
Thi thế của cha Job Chittilappilly được tìm thấy ở Tân Đề Li vào sáng Thứ Bảy 28/8/2004 với những vết dao đâm. Ngài là vị linh mục 71 tuổi, phục vụ ở cộng đoàn Syro-Malabar 45 năm, cư trú tại nhà xứ Đức Mẹ Ban Ơn ở Thuruthiparambu thuộc miền Tây Nam tiểu bang Kerala.
Cho dù chưa biết rõ nguyên cớ, nhưng theo các điều tra viên thì án mạng này dường như là một cuộc hành xử. Cơ quan truyền giáo Fides đã tường trình hôm Thứ Ba 31/8/2004 là nhà xứ không hề bị mất mát hay đụng chạm gì cả.
Đức Giám Mục James Pazhayattil của giáo phận Irinjalakuda đã cho biết: “Cha Job bấy giờ đang cầu Kinh Mân Côi trước Thánh Lễ… thì ngài bị tấn công và đâm bằng những nhát dao cho chết. Cộng đồng giáo phận chúng tôi rất xúc động trước biến cố này. Chúng tôi không biết là ai đã ra tay giết ngài”.
Các nguồn tin ở Giáo Hội địa phương cho hay vị linh mục này đã nhận được những cú điện thoại đe dọa ít lâu nay, hăm giết ngài nếu ngài không thôi thực hiện “việc dụ giáo”. Vị Giám Mục địa phương trên đây cho biết tiếp: “Cha Job thường đến viếng thăm các gia đình Ấn Giáo, những người đã tỏ ra ân cần tiếp đón ngài. Ngài không có vấn đề dụ giáo”.
Cha Job được chôn táng tại nhà thờ Thánh Antôn ở Moorkanadu, giáo xứ ngài được sinh ra. Thánh lễ an táng do đức giám mục địa phương chủ tế, cùng với sự tham dự của các viên chức thẩm quyền.
Cuộc sát hại này làm tăng thêm căng thẳng đối với việc chống lại Kitô hữu ở Jharkhand và Orissa, những gì đã được hội đồng giám mục Ấn Độ mới đây kêu gọi chính quyền can thiệp và tinh thần khoan hòa đạo giáo.