GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 9/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.
__________________
NGÀY 4 THỨ BẢY |
“Ngợi Khen” Chúa vì Ngài “là Đấng Toàn Năng đã làm những việc lạ lùng cao cả vì danh thánh của Ngài” nơi các linh hồn, trong đó có ...
Vào Chúa Nhật Thứ V Phục Sinh Năm C 16/5/2004, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong thánh cho một người mẹ bác sĩ nhi đồng 40 tuổi, vì đã hy sinh mạng sống mình để cứu lấy đứa con gái trong bụng của bà bấy giờ: “Nếu cần phải chọn lựa giữa tôi và đứa bé, xin đừng ngần ngại chọn đứa bé – tôi tha thiết xin điều này. Hãy cứu lấy bé”. Tuy đời sống của vị tân thánh nữ giáo dân làm mẹ này rất bình thường, không như Thánh Nữ Monica hay như Mẹ Têrêsa Calcutta, nhưng cử chỉ hy sinh cuối đời ấy cho đứa con ruột của mình, trong thời đại con người đang quay cuồng với cá nhân chủ nghĩa đầy ly dị và phá thai này, cũng cho thấy vị tân thánh nữ ấy cả cuộc đời đã trung thành trong những điều nhỏ mọn, mới có thể trung thành trong việc lớn lao là cử chỉ phải kể là nhân đức anh hùng đáng kính phục và bắt chước ấy. Ngay trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam chúng ta ở giáo phận Orange cũng có một gương thánh đức tương tự như thế! Đó là ai?
Đó là cô Têrêsa vừa qua đời ngày 21/3/2004 tại Orange County, trước ngày phong thánh cho vị tân thánh nữ bác sĩ Gianna Beretta gần 2 tháng. Thật vậy, lời trăn trối cuối cùng trước khi hoàn toàn hôn mê không còn biết gì nữa cho tới khi vĩnh viễn ra đi của người mẹ trẻ 31 tuổi này như sau: “Em hãy nói với vị bác sĩ mổ là nếu cuộc giải phẫu có diễn tiến không tốt thì đừng có lo cho chị, ưu tiên là việc cứu lấy đứa nhỏ... cho ba của nó vui (vì cô biết rằng bố đứa nhỏ rất thích có thêm một đứa con nữa)“.
Sau đây là diễn tiến những ngày cuối cùng của Têrêsa. Đang sống yên vui với chồng và một đứa con gái xinh xắn 4 tuổi rưỡi, thì vào tháng thứ bảy của cái thai thứ hai, cô cảm thấy nhức đầu dữ dội. Hôm đó là ngày 8/3/2004. Gọi bác sĩ gia đình không được, chịu không thấu, cô đã phải đến thẳng bệnh viện Fountain Valley để được cấp thời khám trị. Tuy nhiên, nhà thương lại chỉ khám thai và cho rằng chứng nhức đầu của cô là do thai hành. Bởi thế, họ chỉ chuyền nước biển cho cô và cho cô uống thuốc Tylenol số 3 rồi bảo về với bác sĩ sản phụ khoa của cô. Bác sĩ sản phụ khoa của cô ngày hôm sau cũng tưởng là cô bị nhức đầu do thai hành. Tuy nhiên, cô có nói với bác sĩ rằng cô cảm thấy hình như bị đứt mạch máu ở trên đầu, nhưng bác sĩ lại bảo nếu bị đứt mạch máu thì làm sao còn sống được!Thế rồi, để cố gắng có được thêm giờ nghĩ sau khi sinh con, cô đã gắng tiếp tục đi làm. Nhưng, sau hai ngày làm việc trong nhức buốt, đến ngày làm thứ ba, mới làm được 2 tiếng, không chịu được nữa, cô đành phải ra về. Chiều ngày 16/3, tức 8 ngày sau khi xẩy ra biến động nhức đầu khủng khiếp này, bác sĩ sản phụ khoa của cô đã phải gửi cô vào bệnh viện Fountain Valley gấp. Đêm Thứ Sáu cùng ngày, sau khi đã sử dụng những phương pháp y khoa cần thiết, như Scat Scan và MIR, mới vỡ lẽ ra là cô đã bị đứt tĩnh mạch trên đầu, đúng như cô linh cảm và cho bác sĩ sản phụ khoa của cô biết. Bấy giờ bệnh viện Fountain Valley không dám mổ, và đã phải gửi cô sang bệnh viện UCI là nơi có bác sĩ chuyên môn về vấn đề chữa trị không cần trực tiếp mổ thành phần bệnh nhân bị đứt mạch máu nguy kịch như cô. Cả vị bác sĩ ở bệnh viện UCI, cũng như vị bác sĩ người Đại Hàn ở bệnh viện Fountain Valley gửi cô sang nhà thương UCI, đều lấy làm ngạc nhiên hết sức vì không hiểu sao một người phái yếu như cô, nhất là đang thai nghén nặng nề, đã có thể sống được cả 8 ngày trời với cái đầu bị đứt mạch máu như thế.
Cô đã được chụp thuốc mê sẵn sàng để được chữa trị đặc biệt, thì lại sẵn sàng nhường cho một bà già 92 tuổi làm trước, tức cô phải chờ hơn 3 tiếng đồng hồ nữa, từ nửa đêm hôm trước tới gần sáng hôm sau mới tới phiên. Chính trong thời gian đợi chờ này, sau cơn mê do thuốc gây ra, cô đã tỉnh lại và, dường như cảm thấy giây phút định mệnh của mình, cô đã lên tiếng nhắn người em trai ruột bấy giờ đang thay phiên gia đình để trực bên cô, những lời trăn trối cuối cùng tràn đầy yêu thương trọn hảo trên đây. Cuộc chữa trị cho trường hợp của cô tiến hành hết sức khả quan. Bác sĩ đã phải khoan hộp sọ của cô để rút số máu bị đọng ở đầu ra, và phải luồn một cái ống từ háng lên đầu để giúp hàn dịt lại những chỗ mạch máu bị bể. Tiến trình gần xong, chỉ còn 20% lau chùi cho sạch sẽ nữa thì đột nhiên các mạch máu ở đầu bị bể, làm máu tuôn bung, tràn ra cả miệng mũi! Từ đó cô hôn mê luôn cho tới khi vĩnh biệt trần thế. Theo các bác sĩ cho biết thì sở dĩ có biến động cuối cùng ngoài lượng định như thế là do áp xuất của bào thai gây ra.
Nếu quả thực phương pháp y khoa cứu sống bị áp xuất của bào thai phũ phàng phá hoại nơi thân thể nguy tử của người mẹ trẻ này như thế, thì vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao khi còn tỉnh táo, nạn nhân của số mạng này có thể sống được với một thân xác, đầu bị đứt mạch máu và bụng nặng nề cưu mang, không phải chỉ 1 ngày mà là 8 ngày trời, trong khi đó, khi không còn biết gì nữa, tức chính khi hôn mê phó mặc cho y khoa chữa trị, y khoa lại không thể làm cho cô tồn tại trước áp xuất của bào thai? Sự kiện này có thể chứng tỏ cho thấy là hồn sống của cô, hay cái làm cho người mẹ trẻ này có một sức sống ngoại thường nhu thế phải là yêu thương, là vì cô chỉ luôn nghĩ đến chồng và lo cho con.
Suy luận này thật sự đã được chứng thực qua cuộc đời quá khứ của cô, một cuộc đời lúc nào cũng nghĩ đến người khác, cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội, nên được mọi người hết lòng quí mến. Chỉ cần nhắc đến việc cô vĩnh viễn ra đi đã mang lại lợi ích thiêng liêng cho ít là 3 cặp vợ chồng trẻ, 2 cặp ngoại giáo và 1 cặp Công Giáo, từng sống bất hòa với nhau rất nhiều, đã cảm thấy cần phải cải thiện đời sống hôn nhân cho gia đình được an vui hạnh phúc hơn. Cặp thận của cô cũng đã cứu sống được hai người.
Không phải là một con người sống đời hôn nhân “chưa bao giờ cãi nhau”, như lời cô chia sẻ và khuyên can bạn bè, mà cô đã là một con người “thập toàn”. Trong quá khứ, cô cũng đã tỏ ra xài sang và hoang phí không ít. Có lần, theo tính tự nhiên thích cái gì cũng phải đẹp, phải hoàn mỹ, cô đã vứt đôi giầy trắng còn mới song đã lỗi thời đi. Nhưng sau khi nghe vị linh mục cậu của mình, biết được hành động của cô, khuyên dạy cô, cô đã bắt đầu biết giành dụm tiền bạc để trung thành và liên tục gửi về Việt Nam cho cậu làm việc từ thiện bác ái. Người cậu linh mục này, trong thời gian đang chờ chực ở Canada để sang Mỹ làm lễ an táng cho đứa cháu cưng của mình, nhưng lại bị trễ mất cả tháng trời, đã thấy đứa cháu ấy hiện về trong giấc mơ, với đôi giầy trắng hoang phí ngày xưa nơi chân. Sau đó, ba mẹ của người cháu qúi đã nhận được bức thư của người em linh mục này đề ngày 22/4/2004, với nội dung như sau:
“Mến thăm anh chị và các cháu,
“… Anh chị ơi, em không biết Như đã trở về với ai chưa, chứ em thì đã thấy hôm qua. Câu chuyện là như thế này: Đêm qua, lúc 2 giờ sáng, em đang nằm ngủ thì mơ thấy cháu Quỳnh Như trở về. Cháu mặc áo dài trắng có viền kim tuyến vàng rực rỡ, đầu đội khăn đóng kiểu Việt Nam, trông rất là duyên dáng, xinh đẹp. Cháu đi đôi giầy cũng mầu trắng, đúng là đôi giầy mà hồi em qua Mỹ bắt gặp cháu liệng thùng rác (câu chuyện này không biết anh chị có nhớ không, em sẽ kể sau). Cháu nhanh nhẹn bước vào nhà, một mùi thơm hoa hồng thoang thoảng, cháu đứng chứ không ngồi vào ghế.
Em hỏi:
- Kìa cháu Như, cháu ở đâu về vậy?
Cháu đáp:
- Cháu chào cậu, cháu được Chúa cho về thăm cậu.
- Thế hiện nay cháu ở đâu? Nói ngay cho cậu biết.
- Cháu ở thiên đàng chứ ở đâu nữa! Cháu chỉ phải ở luyện ngục có một thời gian rất ngắn thôi, rồi Đức Mẹ và Thánh Têrêsa đến đem cháu về thiên đàng.
- Thế cháu ở thiên đàng có thích không?
- Thích lắm chứ cậu. Cháu mong cho mọi người mau được đến đó với cháu. Ở đây không còn phải buồn phiền một chút gì nữa cả. Nhưng có điều là từ thiên đàng, cháu thấy ba mẹ cháu và anh Dũng khóc quá, nên Chúa muốn cho cháu về thăm để nhờ cậu nói với bố mẹ và anh Dũng dùm cháu.
- Thế tại sao cháu không nói thẳng với bố mẹ cháu và anh Dũng đi?
- Lúc này thì chưa được cậu ạ, vì ba mẹ cháu và anh Dũng không muốn chấp nhận việc cháu được Chúa về với Ngài, có nói gì lúc này ba mẹ và chồng cháu cũng không muốn nghe.
- Đúng đó, cậu biết ba mẹ và chồng cháu thương cháu lắm, từ lúc cháu đi ai cũng nhớ thương cháu và khóc hoài. Thật là đau khổ.
Cháu Như bấy giờ nhoẻn miệng cười và nói:
- Ở trần gian không ai cảm nếm được niềm vui thiên đàng đâu, chứ nếu biết rồi thì chẳng còn ai thích sống lâu ở đời này nữa đó cậu. Cháu muốn là ba mẹ cháu đừng có khóc lóc hoài, chừng ấy đủ rồi, bây giờ hãy để tinh thần thanh thản mà nuôi giúp cháu bé Hồng Ân.
Em hỏi tiếp:
- Thế trên thiên đàng có tiếp tục tình nghĩa gia đình, vợ chồng, cha mẹ, con cái như ở dưới trần gian không?
- Có cậu ạ, nhưng một cách khác, đó là không còn cần đến cảm giác, xúc giác, tri giác như người phàm nữa, mà thăng hoa. Cháu vẫn rất gần gũi với mọi người trong nhà, chứ không phải là chia ly, phân cách.
Em hỏi tiếp:
- Thế tình cảm của cháu với Dũng, Quỳnh Anh và Hồng Ân nay thế nào?
- Vẫn như trước, và một cách khác thôi, giống như tấm hình chụp chúng cháu mà cậu để ở màn hình vi tính đó, chúng cháu vẫn ở bên nhau, tuy không còn gần gũi về mặt thể xác, nhưng gắn bó về mặt tinh thần, và cái đó mới là giá trị và bền vững mãi mãi.
- Cậu lo cho tinh thần của ba mẹ và chồng cháu, sợ rằng bị khủng hoảng trầm trọng mà sinh ra bệnh tật tâm thần… cháu có biết điều đó không?
- Có cậu ạ, và điều mà cháu mong mỏi nhất trong lúc này nơi ba mẹ và chồng cháu đó là can đảm đối diện với thực tế, là chấp nhận trong tin tưởng phó thác vào Chúa, rồi thời gian sẽ làm nguôi ngoai nỗi nhớ thương tự nhiên này.
Rồi Như cúi đầu chào em:
- Thôi cháu chào cậu. Cháu xin cậu nói với ba mẹ cháu, anh Dũng, và mọi người phải vui lên, vì cháu về với Chúa, và rồi tất cả sẽ gặp lại nhau. Cháu ở bên Chúa sẽ cầu khẩn cho gia đình tất cả.
Thoáng một cái, cháu biến mất.“Em giật mình và ngó đồng hồ, 2 giờ 10 phút sáng ngày 22/4/2004. Lúc này lòng em có một niềm vui lạ lùng, và giả như có điện thoại ngay bên cạnh, chắc là em đã gọi cho anh chị ngay…
“Ở trên em có nói về đôi giầy trắng mà cháu mang. Câu truyện và đôi giầy đó là như thế này: hồi em qua thăm anh chị, một buổi sáng quét sân, em ra thùng rác đổ rác thì thấy một đôi giầy trắng còn tốt, em hỏi chị: đôi giầy này của ai vậy? Chị bảo: ‘của các cháu cậu đó, tụi nó xài sang lắm, mua về đi ít bữa rồi lại bỏ’. Em bèn cất đôi giầy ra một bên, đến tối các cháu đi làm về, em lôi đôi giầy ra và hỏi: ‘đôi giầy này của ai đây?’ Cháu Như bèn lên tiếng trả lời: ‘Của cháu đó. Nó hết model rồi’. Thế là em cho các cháu một bài học luân lý về việc xài đồ dùng. Em nhớ rằng em đã nói như thế này: ‘Các cháu đã trải qua một thời gian nghèo khổ, cơm ăn áo mặc thiếu thốn. Bây giờ qua đây sung sướng, đừng quên những ngày cơ cực, bên quê nhà còn bao nhiêu người cực khổ. Vậy xài đồ đạc thì biết tiết kiệm, đừng xài sang, phí của… Em còn đề nghị với các cháu một việc thiện như thế này: ‘Mỗi ngày một cháu để giành cho người nghèo 50 xu được không?’ Tất cả nói: ‘Được’. ‘Vị chi một tháng mỗi người để giàng được 15 dollars, thôi cậu tính gọn là 10 dollars mỗi người được chưa?’ – ‘Được’. – ‘Một năm mỗi cháu để giành được 120 dollars, thôi cậu tính gọn là 100 dollars thôi, được không?’ – ‘Được’. ‘Vậy thì kết luận: mỗi năm mỗi cháu phải để giành và gửi về cho hai cậu 300 USD để hai cậu giúp cho người nghèo, học sinh nghèo…’ Câu chuyện là như vậy…”
Nếu quả thực linh hồn Têrêsa đã hiện về với vị linh mục cậu mình như một linh hồn đã được hưởng kiến thánh nhan vinh hiển của Thiên Chúa hằng sống toàn thiện toàn ái trong vòng 1 tháng trời như thế, cũng đủ chứng tỏ linh hồn này đã sống bằng yêu thương, một tình yêu trọn hảo, yêu kính Thienân Chúa hết lòng qua việc yêu thương chồng con và tha nhân hơn bản thân mình. Nếu Armélia, một người quen ở vào cuối tuổi 18-20 của 3 em Thiếu Nhi Fatima Lucia vào đầu thế kỷ 20, thời điểm con người chua có những tội quái gở như cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, mà Đức Mẹ còn cho biết vào ngày 13/5/1917 là sẽ “phải ở dưới luyện ngục cho tới tận thế”, thì việc linh hồn Têrêsa về trời nhanh chóng như thế cũng cho thấy quả thực “tình yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi” (1Peter 4:8), và “yêu nhiều nên được tha nhiều” (Luca 7:47), nhất là trong thời gian 8 ngày linh hồn Têrêsa anh hùng chịu bệnh trước khi lìa đời.
Chúng ta hãy cùng Mẹ Maria “Ngợi Khen” Chúa vì Ngài “là Đấng Toàn Năng đã làm những việc lạ lùng cao cả vì danh thánh của Ngài” (Luke 1:49), nơi các linh hồn, trong đó có Têrêsa Phạm Chi Quỳnh Như!
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.
“Từ Bỏ Tất Cả Những Gì Mình Có”
Sinh Hoạt Trò Chơi Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên
Phúc Âm: Lc 14:25-38
Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta. Và có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất thì mọi người xem thấy sẽ chế diễu người đó rằng: “Tên nầy khởi sự xây cất mà không hoàn thành nỗi”. Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên không ngồi suy nghĩ, xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? Bằng chẳng nổi, thì khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hòa. Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta.
Hướng Dẫn:
Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này Chúa Giêsu khẳng định những điều kiện để có thể làm môn đệ của Chúa hay để có thể theo Chúa. Điều kiện đó là từ bỏ mình và vác thập giá.
Từ bỏ mình và vác thập giá không phải là những gì làm cho con người theo Chúa, làm cho thành phần môn đệ của Người bị thua lỗ hay thất bại, mà là thăng tiến và chiến thắng.
Đó là lý do Chúa Giêsu đã dùng hai thí dụ để chứng minh chiều hướng bỏ mình theo Chúa là thăng tiến và vác thập giá theo Chúa là chiến thắng.
Thí dụ thứ nhất là việc xây tháp, biểu hiệu cho vấn đề thăng tiến, chiều hướng đi lên, nhưng lại là vấn đề cần phải chi phí nhiều tốn kém, tức vấn đề cần phải bỏ mình đi.
Thí dụ thứ hai là việc đánh trận, biểu hiệu cho máu đổ, cho khổ đau, cho thập giá, cho sức mạnh, nhưng có thế mới hy vọng mang lại chiến thắng, bằng không sẽ bị thua bại.
Thế nhưng, trong hai điều kiện bỏ mình và vác thập giá, chính vì không bỏ mình sẽ không vác được thập giá nên Chúa Giêsu đã kết thúc bài Phúc Âm bằng câu: “bất kỳ ai trong các ngươi không từ boœ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.
Đó là lý do tuần này chúng ta sinh hoạt trò chơi “Từ Bỏ Tất Cả Những Gì Mình Có”.Sinh Hoạt:
5. Mỗi nhóm cử ra một người (cùng một ngành, cùng một tuổi và cùng một phái tính). Trò chơi này có thể chơi theo ngành, hay chơi thứ tự từ ngành này đến ngành kia, từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ.
6. Người điều khiển trò chơi trao cho mỗi người một bịch đồ, hay dẫn họ đến trước một nơi để sẵn các thứ đồ giống nhau, bao gồm một bộ đồ cả quần lẫn áo, đồng hồ hay bông tai, mũ nón và đôi giầy v.v.
7. Những người này tự động mặc quần áo, đeo đồng hồ (hoặc bông tai nếu phái nữ), rồi đội mũ và đi giầy, nhưng khi nghe còi hiệu bắt đầu trò chơi, ai cởi bỏ tất cả những đồ vừa trang phục nhanh nhất và để lại nguyên như cũ thì đoạt giải “từ bỏ tất cả những gì mình có”.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, biên soạn cho Thiếu Nhi Fatima sinh hoạt hằng tuần