GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 9/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho thành phần cao niên được coi như là vốn liếng cho việc phát triển của xã hội về tinh thần cũng như về nhân bản”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho việc hợp tác huynh đệ thực sự ở Phi Châu được phát triển nơi tất cả mọi thành phần hoạt động cho việc phát triển các cộng đồng giáo hội”.
__________________
NGÀY 7 THỨ BA |
Các Vị Giám Mục Mỹ Châu Latinh sẽ tổ chức một cuộc họp cho các chính trị gia
Thật vậy, vào những ngày từ 27 đến 30 cuối Tháng Chín 2004, các vị giám mục Mỹ Châu Latinh (CELAM: the Latin American Episcopal Conference) tổ chức một cuộc họp tại Chí Lợi cho các chính trị gia. Ban tổ chức là phân bộ của hội đồng này được gọi là Các Kiến Trúc Gia Giáo Dân Xây Dựng Xã Hội dưới quyền lãnh đạo của Đức Giám Mục Jorge Eduardo Lazano, giám mục phụ tá TGP Buenos Aires, Á Căn Đình, và linh mục Francisco Escobar Galicia, tổng thư ký của Phân Bộ Công Lý và Đoàn Kết.
Trong bức thư kêu gọi tham dự cuộc họp này, ban tổ chức đã viết, trích dẫn Tông Huấn “Giáo Hội Tại Mỹ Châu” của ĐTC GPII năm 1999, “việc canh tân Giáo Hội ở Mỹ Châu không thể thực hiện được nếu thiếu sự hiện diện chủ động của giáo dân. Bởi thế, nói chung họ có một trọng trách đối với tương lai của Giáo Hội”.
Mục đích tổng quan của cuộc họp này là để cống hiến những dự thảo cho việc mục vụ với các chính trị gia, cũng như để suy tư về tình hình chính trị ở Mỹ Châu Latinh và Caribbean. Ngoài ra, cuộc họp này còn nhắm đến cả việc hệ thống hóa những yếu tố chính liên quan đến căn tính nơi hành động chính trị của người Kitô hữu theo học thuyết về xã hội của Giáo Hội, cũng như để nuôi dưỡng những mối liên hệ huynh đệ giữa con người của Giáo Hội phục vụ dân Chúa trong lãnh vực chính trị.
Chương trình bao gồm những cuộc hội thảo, chia sẻ cảm nghiệm mục vụ, sinh hoạt của các ủy ban, và thời gian huynh đệ, thành phần tham dự viên đến từ Á Căn Đình, Chí Lợi, Caribbean (Barbados, Belize, và Guyana), Bolivia, Ba Tây, Gia Nã Đại, Colombia, Costa Rica, Cuba, Ecuador, Guatemala, Honduras, Mễ Tây Cơ, Nicaragua, Paraguay, Panama, Peru, Cộng Hòa Dominican, El Salvador, Trinidad và Tobago, Uruguay và Venezuela.
Điều kiện để tham dự phải là một vị giám mục, chủ tịch ủy ban toàn quốc về giáo dân, một tổng thư ký của chương trình chăm sóc mục vụ cho giáo dân ở cấp độ hội đồng giám mục hay một chính trị gia trẻ. Mỗi quốc gia chỉ được tham dự hai chính trị gia trẻ, một đang hoạt động chính trị và một đang sửa soạn tham gia chính trị.
Cuộc Họp Toàn Quốc Đầu Tiên ở Mễ Tây Cơ của Những Trừ Quỉ Viên
Tại Thành Phố Mễ Tây Cơ (Mexico City), Tổng Giáo Phận Mexico đã tổ chức một Cuộc Họp Toàn Quốc của Những Nhân Viên Trừ Quỉ và Những Phụ Tá Viên Giải Phóng với sự tham dự của 500 người.
Cuộc họp này đã diễn tiến từ ngày 31/8 đến 2/9/2004 tại trung tâm của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ. Tham dự viên gồm các vị Giám Mục, các vị linh mục trừ quỉ (được chỉ định hay có thẩm quyền), cùng với nhiều linh mục, nữ tu và giáo dân phụ tá cho trừ quỉ viên, những người có kinh nghiệm về việc cầu nguyện giải phóng, các vị bác sĩ, các bác sĩ tâm thần và bác sĩ tâm lý muốn trở thành phần tử của các nhóm giải phóng.
Trong Thánh Lễ khai mạc, ĐHY Norberto Rivera, TGM của Tổng Giáo Phận Mexico đã nói rằng “chúng ta đang ở trong một thời đểm quan trọng đối với Giáo Hội. Chúng ta phải dùng Lời Chúa để vạch mặt chỉ tên tất cả những gì không phải từ Thiên Chúa, đó là yêu thuật, thông linh, y khoa dân gian phù thuật, tôn giáo có gốc gác Phi Châu, bí hiểm học, tử vi, bói toán, bói bài, nhiệm ý, Bất Khả Tri Thuyết, tam điểm, vũ trụ tam cấp thuyết Rosicrucianism, các triết thuyết duy vật và và duy linh v.v.
“Tuy nhiên, còn có những cái thậm chí đang xẩy ra hơn nữa, đó là ở một số thành phố trên thế giới đang thi hành việc tôn thờ Satan. Chúng ta cũng phải đối diện với những hoạt động của satan như Thời Mới là những gì muốn lôi kéo con người tới những đường lối suy tư và sống động sai lầm, cũng như tới một niềm tin không phải vào Vị Thiên Chúa cá thể, Đấng mạc khải chính mình cho chúng ta mà là vào một thiên chúa vô cá thể được đồng hóa với thế giới vật chất mà chúng ta thuộc về, nhờ đó làm cho chúng ta tin rằng chính chúng ta cũng là Thiên Chúa. Có những người muốn giải quyết các thứ rắc rối trục trặc của mình, bệnh nạn của mình, đau đớn của mình và đau khổ của mình bằng một đường lối hời hợt bề ngoài và nông nổi chứ không thiết lập mối liên hệ riêng tư với Thiên Chúa”.
Vị hồng y này kêu gọi các tham dự viên hãy lấy Chúa Kitô làm tâm điểm của đời mình, “Đấng đã nhờ thập giá chiến thắng Satan bằng cuộc khổ nạn, tử giá và phục sinh của mình”.
Cuộc họp này được đặc biệt tổ chức bởi văn phòng Tổng Điều Hợp Các Trừ Quỉ Viên của Tổng Giáo Phận Mexicô. Cha Pedro Mendoza Pantoja là vị điều hợp hoạt động của 8 trừ quỉ viên, mỗi người phụ trách một vùng của tổng giáo phận này.
Các Bác Sĩ Công Giáo Phê Phán Việc Triệt Sinh An Tử Trẻ Em Ở Hòa Lan
Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo đã phổ biến một bản tuyên cáo, với chữ ký của vị bác sĩ chủ tịch là Gian Luigi Gigli, để tỏ thái độ với quyết định cho phép Bệnh Viện Đại Học Groningen triệt sinh an tử trẻ em dưới 12 tuổi khi các em không thể chịu đựng khổ đau hay nếu các em có một chứng bệnh bất khả trị.
Bản tuyên cáo nói rằng sáng kiến này “là một hành động xé rách dữ dội khác chính những cái nền tảng cho cuộc chung sống xã hội của chúng ta. Thật vậy, chính vì muốn chấm dứt tình trạng ‘đau khổ bất khả chịu đựng’ mà nó cho phép sát hại con người không cần biuết họ có đồng ý hay chăng. Điều này xẩy ra trong một xã hội, như xã hội Hòa Lan, nơi mà vấn đề triệt sinh an tử nơi trường hợp người lớn đã được hợp pháp thi hành thậm chí cho cả trường hợp của những người bị buồn thảm, cũng là nơi, như được ghi nhận bởi những nghiên cứu chính thức, đã xẩy ra những vụ triệt sinh an tử bất hợp pháp nhưng chấp nhận được do các bác sĩ thi hành” đối với trường hợp những bệnh nhân không đồng ý, bản tuyên cáo tố giác.
“Quyết định này đưa ra giải pháp chết chóc trong những trường hợp có thể giải quyết bằng việc chăm sóc giảm đau tân tiến. Quyết định này còn khơi lên vấn đề lợi lộc về tài chánh của chính phủ nữa, vì nó làm giảm bớt ‘gánh nặng’ của việc chăm sóc kéo dài và tốn kém nơi những tình trạng bệnh lý được coi là vô bổ nếu cứ tiếp tục kéo dài sự sống”.
Tệ hơn nữa, “nó mở cửa cho vấn đề ‘sát hại xót thương’ ở cấp độ quốc gia nơi những người khác không có khả năng về tâm trí, thành phần cần bị loại trừ mà không cần họ đồng ý, căn cứ vào việc định lượng bề ngoài đối với phẩm chất sự sống của họ”.
Theo bản tuyên cáo này thì quyết định ấy cũng theo chiều hướng của quyết định ngày 26/8 của Tối Cao Pháp Viện Kentucky cho phép tiểu bang có quyền kết thúc sự sống người công dân của mình.
“Trường hợp ở đây liên quan đến một nam nhân da đen bị chậm trí khôn nhẹ tên là Matthew Woods, người thở bằng ống sau khi bị nghẹn tim ở vào tuổi 54. Tiểu bang này đã xin phép được lấy đi các thứ trợ sinh, hoàn toàn trái với ý muốn của người giám hộ ad litem”.Bản tuyên cáo kêu gọi “các bác sĩ y khoa vẫn còn quyết giữ Lời Thề Hippocratic hãy cảm thấy trách nhiệm về luân lý đối với tình trạng đang từ từ tuột dốc cho phép chính quyền quyết định về những sự sống nào là những sự sống còn đáng sống”.
Bản tuyên cáo còn cho biết thêm rằng “bước kế tiếp sẽ là dự luật về khả năng tâm thần theo sự khảo sát của Quốc Hội Hiệp Vương Quốc, cùng với nỗ lực của các nhà thẩm quyền địa phương muốn thay đổi luật lệ về đạo lý của các bác sĩ Bỉ.
“Những nguy cơ của một thái độ như thế, liên quan đến vấn đề bạo lực và kỳ thị, phải là những gì hiển nhiên trước mắt các vị ý sĩ và kêu gọi họ chống lại và chiến đấu”.
ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Guatemala về vấn đề tôn trọng sự sống là cổ võ hòa bình và tiến bộ
Tại nhà nghỉ mát của mình ở Castel Gandolfo hôm mùng 2/9/2004, ĐTC đã tiếp nhận vị tân lãnh sự của nước Guatemala là Juan Gavarrete Soverin, nơi Ngài đã ghé thăm 3 lần, một vào năm 1983 và 1996, giai đoạn nước này đang xẩy ra cuộc xung đột nội bộ thê thảm kéo dài 36 năm và gây thiệt mạng cho 200 ngàn người, đa số là người da đỏ, và làm cho cả triệu người phải di tản, nhất là sang Mễ Tây Cơ. Sau khi bản hiệp ước hòa bình được ký kết, Ngài đã trở lại một lần nữa vào Tháng 7/2002 và cổ võ việc hòa giải bằng cách phong thánh cho Thày Pedro De San José De Berancurt, một người dân bản xứ của Quần Đảo Canary, vị đã hiến mạng sống mình cho thành phần nghèo khổ nhất.
Đức Thánh Cha nói với vị tân lãnh sự là “Tôi lấy làm sung sướng thấy rằng việc bênh vực sự sống con người, từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đi, được hiến pháp quốc gia của ngài nhìn nhận, và đó là tấm huy hiệu vinh dự cho Guatemala. Về phương diện này cũng như ở các lãnh vực khác, khi việc lập pháp dân sự chấp nhận những nguyên tắc của lề luật tự nhiên thì hòa bình và tiến bộ của quốc gia” được duy trì.
“Tiếc thay, mặc dù cuộc xung đột võ trang nội bộ đã chấm dứt, Guatemala vẫn không thể coi thường việc bạo động gây cho nhiều người bị phiền khổ.
“Tôi muốn nhắc lại là trong số nhiều nạn nhân cũng không thiếu thành phần thừa tác viên của Giáo Hội và các người tôi tớ phục vụ Phúc Âm, chẳng hạn như Đức Giám Mục Juan Gerardi bị giết năm 1998, một cuộc sát hại vẫn chưa được sáng tỏ, cũng như một số linh mục và giáo lý viên. Không được bỏ qua một nỗ lực nào để đạt tới tình trạng hòa bình xã hội nơi xứ sở này và hòa giải nơi tất cả mọi người công dân”.