GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 10/10/2005

 

1) Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 28 Thường Niên 9/10/2005 về vị Tân Chân Phước đối thủ của Nazi và về Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XI

2) Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI: Tuần Lễ Đầu Tiên với 7 Đề Tài Chính

3) Một Nghị Phụ bày tỏ việc ngài có thể cấm những nhà lập pháp Công giáo loại bỏ luật lệ Giáo Hội hiệp lễ

 

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 28 Thường Niên 9/10/2005 về vị Tân Chân Phước đối thủ của Nazi và về Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XI

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Sáng nay, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, là lễ phong chân phước cho vị giám mục ở Muenster là Clemens August von Galen, một đối thủ chính yếu dũng cảm của chế độ Nazi. Được thụ phong linh mục năm 1904, ngài đã thi hành thừa tác vụ của mình lâu dài tại một giáo xứ ở Bá Linh, và vào năm 1933, trở thành giám mục giáo phận Muenster. Nhân danh Thiên Chúa, ngài đã bài bác chống đối ý hệ tân ngoại giáo duy quốc gia dân tộc, bênh vực quyền tự do của Giáo Hội cũng như các thứ nhân quyền là những đang vị trầm trọng vi phạm, bênh vực người Do Thái và thành phần yếu kém nhất, thành phần bị chế độ này coi như cặn bạ cần bị loại trừ.

 

Vị mục tử dũng cảm này đã tung ra 3 bài giảng vang lừng trong năm 1941. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã phong ngài làm hồng y vào tháng 2 năm 1946, và ngài đã qua đời vào tháng sau đó, trước lòng tôn kính của tín hữu, thành phần nhận thấy nơi ngài tấm gương dũng cảm Kitô giáo. Đây là chính sứ điệp bao giờ cũng hợp thời của Chân Phước von Galen: Đức tin không thể bị biến thành một thứ cảm thức riêng tư, một cảm thức có lẽ bị giấu kín khi nó trở thành một cái gì đó khó chịu; trái lại, nó bao hàm việc gắn bó và chứng từ nơi lãnh vực công khai vì con người, công lý và sự thật. Tôi hết lòng chúc mừng cộng đồng giáo phận Muenster cũng như Giáo Hội Đức quốc, xin Chúa ban muôn ơn lành cho tất cả mọi người qua lời chuyển cầu của vị tân chân phước đây.

 

Trong những ngày này, như anh chị em biết, Thượng Hội Giám Mục đang diễn ra ở Vatican, để suy tư sâu xa về đề tài Thánh Thể trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Tôi đã chủ sự các cuộc họp của tuần lễ thứ nhất, cũng như ở tuần lễ thứ hai tới đây. Cuộc thượng nghị này sẽ là một hứa hẹn chính yếu của tôi. Tôi xin anh chị em hãy tiếp tục nguyện cầu cho cuộc thượng nghị đây để nó có thể mang lại hoa trái theo lòng mong ước. Đặc biệt trong Tháng 10 này, tháng mà toàn thể cộng đồng giáo hội được kêu gọi để làm mới lại việc dấn thân truyền giáo của mình, tôi kêu gọi anh chị em hãy tiếp tục những gì được Đức Gioan Phaolô II viết trong phần thứ 4 của bức tông thư “Xin Chúa Ở Lại Với Chúng Con” liên quan tới Thánh Thể như là “nguyên tắc và là dự án truyền giáo” (các khoản 24-28). “Việc gặp gỡ Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ liên tục được gia tăng và kiên cường nơi Thánh Thể, làm phát sinh nơi Giáo Hội cũng như nơi mọi Kitô hữu lời kêu gọi khẩn trương thực hiện việc làm chứng và truyền bá phúc âm hóa” (số 24). Điều này được nhấn mạnh ở lời chào giải tán cuối Thánh Lễ: “Ite, missa est”, một lời chào nhắc nhở “sứ vụ” này, công việc của những ai tham dự vào việc cử hành để mang Tin Mừng được nhận lãnh cho tất cả mọi người và làm cho xã hội được nhờ Tin Mừng này mà sinh động.

 

Chúng ta hãy ký thác ý hướng này cho việc chuyển cầu của Rất Thánh Maria và Thánh Daniele Comboni, vị sẽ được phụng vụ tưởng nhớ vào ngày mai. Chớ gì ngài, vị truyền bá phúc âm hóa và là vị bảo vệ lừng danh lục địa Phi Châu, giúp Giáo Hội trong thời đại của chúng ta đây biết lấy đức tin và lòng can đảm đáp ứng lệnh truyền của Chúa Kitô phục sinh, Đấng đã mời gọi Giáo Hội loan truyền tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi dân nước.

 

(Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

 

Thật là đau buồn khi nghe tin xẩy ra cuộc động đất hôm qua ở Nam Á đã gây thiệt hại và mất mát mạng sống trầm trọng ở Pakistan, Ấn Độ và A Phú Hãn. Tôi xin  trao phó cho tình xót thương ưu ái của Thiên Chúa tất cả những ai đã chết, và tôi xin chia sẻ niềm cảm thông sâu xa nhất của tôi với nhiều ngàn người bị thương tích hay có người bị thiệt mạng. Tôi nguyện cầu để cộng đồng quốc tế sẽ mau chóng và quảng đại đáp ứng tai hoạ này, và tôi xin Chúa ban lòng can đảm và sức mạnh cho những ai tham gia vào công cuộc giải cứu và tái thiết.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Zenit ngày Chúa Nhật 9/10/2005

 

 

TOP

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI: Tuần Lễ Đầu Tiên với 7 Đề Tài Chính

Vị phát ngôn viên của nhóm truyền thông nói tiếng Tây Ban Nha là Isidro Catela cho biết là tuần lễ đầu tiên của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI chú trọng đến 7 đề tài chính, quan trọng nhất là “khía cạnh hiến tế của Thánh Thể”, một khía cạnh đã được chính ĐTC Biển Đức XVI tự phát để đóng góp hôm Thứ Năm 6/10 vừa rồi ở một buổi phát biểu tự do, một chiều kích liên quan tới “những kinh nghiệm của việc tử đại hiện đại, không phải chỉ ở nơi những người được biết tới mà còn nơi cả nỗi khổ đau hằng ngày của rất nhiều người”.

 

Đề tài thứ hai thường được nhắc đến là “những mục tiêu của Thánh Thể”, tức là chiều kích bề ngang hay chiều kích tâm linh của Thánh Thể, và chiều kích bề dọc hay chiều kích cộng thông của Thánh Thể, chiều kích trong một thế giới đói khát cả vật chất lẫn thiêng liêng, một chiều kích liên quan tới văn hóa trong đời sống, tới việc dấn thân của tất cả mọi Kitô hữu trong đời sống quần chúng, nhất là đến thành phần chính trị gia và lập pháp gia Công giáo.

 

Đề tài thứ ba là các vấn đề qui tắc và các thứ lạm dụng, liên quan tới Công Đồng Chung Vaticanô II và Công Đồng Chung Triđentinô đối với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể.

 

Đề tài thứ tư là nghệ thuật cử hành “ars celebrandi”. Đề tài này chạm đến vấn đề rước lễ bằng tay hay bằng miệng, đến việc đặt nhà tạm vào trọng tâm của các nhà thờ, và đến nhu cầu thinh lặng và tôn thờ Thánh Thể.

 

Đề tài thứ năm là việc đối thoại đại kết và liên hiệp thông – cơ hội trao ban Thánh Thể cho các Kitô hữu thuộc các giáo hệ khác – một vấn đề khơi lên “nhiều hào hứng khác nhau ở những cuộc tự do chi sẻ”. Vị phát ngôn viên trên đây cũng cho biết là còn có các cuộc bàn luận về tình trạng tục hóa và khô đạo, về các thứ phụng vụ cần đến linh mục, và về việc sống độc thân trong Giáo Hội.

 

Đề tài thứ sáu là mối tương quan giữa Thánh Thể với các bí tích khác. Cũng theo cùng vị phát ngôn viên thì các vị nghị phụ muốn đặc biệt nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa Thánh Thể và bí tích hòa giải, và một “thứ giáo lý nguyên vẹn” về mối liên hệ giữa các bí tích với nhau. Có vị nghị phụ xin mở Năm Thống Hối, vị khác hy vọng Năm Thánh Thể được kéo dài và có liên quan tới đời sống gia đình.

 

Đề tài thứ bảy là “việc hòa giải là những gì dẫn tới hòa bình”. Các vị nghị phụ nhấn mạnh đến việc Giáo Hội cần phải trở thành một dụng cụ cho việc hòa giải. Một số nghị phụ Phi Châu làm sáng tỏ vấn đề Thánh Thể là cuộc gặp gỡ duy nhất cho các nhóm sắc dân khác nhau và xung khắc nhau. Một số nghị phụ yêu cầu sứ điệp cuối cùng của thượng nghị bao gồm cả Giêrusalem và Thánh Địa, vì mối liên hệ của họ với Thánh Thể và lòng mong ước hòa bình.

 

 

 TOP

 

 

Một Nghị Phụ bày tỏ việc ngài có thể cấm  hiệp lễ những nhà lập pháp Công giáo loại bỏ luật lệ Giáo Hội

 

ĐHY Alfonso López Trujillo, vị chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, 69 tuổi, đã đặt vấn đề nẩy lửa sau đây khi ngỏ lời cùng Thượng Nghị Giám Mục như thế này: “Nên cho phép Hiệp Lễ những ai chối bỏ các thứ giá trị và nguyên tắc Kitô giáo hay chăng?” Ở đây ngài có ý nói tới thành phần lập pháp gia và chính trị gia cấp tiến, và câu trả lời dứt khoát của ngài là “không”.

 

Thật vậy, hôm Thứ Sáu, 7/10, vị hồng y chủ tịch này đã nhận định và bày tỏ như sau: “Việc chọn lựa được gọi là tư riêng không thể tách biệt với nhiệm vụ về chính trị xã hội. Nó không phải là vấn đề ‘riêng tư. Việc chấp nhận Phúc Âm, chấp nhận huấn quyền và quyền lợi hợp lý là những gì cần thiết.

 

“Ngày nay, các dự án về luật pháp và những việc chọn lựa được thực hiện hay cần được thực hiện đang là những gì gây nguy hại trầm trọng cho ‘tin mừng’ là thứ Phúc Âm của gia đình và của sự sống, hai thực tại làm nên một mối hiệp nhất bất khả phân ly. Tương lai của con người và xã hội nhập cuộc và ở nhiều khía cạnh là cơ hội chân thực cho toàn bộ truyền bá phúc âm hóa.

 

“Mảnh vải xã hội này đang bị sâu xé một cách tang thương, bắt đầu bằng thứ tội ác phá thai ghê tởm. Như vẫn thường nghe thấy là có một thứ lập luận sai trái cho việc chọn lựa được gọi là tự do về chính trị, một chọn lựa vượt trên các nguyên tắc phúc âm và cũng trên cả qui điểm luận lý đúng đắn nữa”.

 

Hậu quả đó là ngành lập pháp đã đi đến chỗ chấp nhận các cặp hôn nhân như thật, “những cặp hôn nhân như thật sẽ tạo nên tối thiểu một cách hàm ý thứ hôn nhân thay thế khác, cho dù những cặp hôn nhân như thật ấy chỉ là một thứ sáng tạo về pháp lý. Tệ hơn nữa khi liên quan tới các cặp đồng tính, một điều chưa từng thấy trong lịch sử văn hóa của dân chúng và nơi pháp luật.

 

“Thành phần chính trị gia và lập pháp gia cần phải biết rằng, bằng việc soạn thảo hay bênh vực các dự án cho những thứ luật pháp trái với luân thường đạo lý là họ phải chịu một trách nhiệm nặng nề, và cần phải tìm cách chữa trị sự dữ gây ra và làm làn truyền ra ấy, mới có thể được lên hiệp thông với Chúa Kitô”.

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ