GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 11/10/2005

 

?   Buổi Tưởng Niệm 40 Năm thiết lập Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới

 Bão Lở ở Guatemala - Ngôi Làng Panabaj trở thành một ngôi mộ tập thể cho cả ngàn nhân mạng người da đỏ Maya

? ĐTC Biển Đức XVI bất ngờ phát biểu ở Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XI trong buổi tự do bày tỏ

 

?   Buổi Tưởng Niệm 40 Năm thiết lập Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới

 

Chiều ngày Thứ Bảy 8/10/2005, tức vào cuối tuần lễ đầu tiên của cuộc thượng nghị giám mục thường lệ XI, có một cuộc họp chung đặc biệt để tưởng niệm 40 năm thiết lập các cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới. Theo thứ tự các nghị phụ sau đây đã ôn lại cảm nghiệm về các cuộc thượng nghị trong quá khứ như sau.

 

Mở đầu là ĐTGM Nikola Eterovic, tổng thư ký của cuộc thượng nghị lần này, đã nói đến vấn đề các cuộc thượng nghị giám mục thế giới như là một cách thể hiện đoàn tính giáo phẩm trong giáo hội. Các cuộc thượng nghị này “đã có công rất lớn trong việc phát triển chiều kích đồng hành của cơ cấu giáo phẩm ‘corpus episcoporum’, của việc khơi dậy đoàn tính giáo phẩm giữa các vị giám mục với Đức Thánh Cha”.

 

Vị Tổng Thư Ký này còn nhắc lại là biến cố thượng nghị được bắt đầu thiết lập từ ngày 15/9/1965, “cho đến nay đã có 4 đời chủ tịch là Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô I, Đức Gioan Phaolô II và Đức Biển Đức XVI, trong số đó vị cuối cùng đang đóng vai trò chủ sự lần đầu tiên”.

 

Ngài tiếp, cuộc thượng nghị giám mục thế giới “được diễm phúc có hai trong các vị tổng phối kết cho các Cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thường Lệ đã trở thành Giáo Hoàng là ĐHY Karol Wojtyla và ĐHY Joseph Ratzinger, một vào năm 1974 và một vào năm 1980”.

 

ĐTGM Eterovic còn nhấn mạnh đến “dấu hiệu tỏ tường về tính cách trẻ trung của Thượng Nghị Giám Mục này” ở sự kiện là có “hơn một nửa các vị Nghị Phụ của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI tham dự vào biến cố này lần đầu tiên”.

 

ĐHY Jozef Tomko, chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh đặc trách các Hội Nghị Thánh Thể Quốc Tế và là nguyên tổng thư ký của các cuộc Thượng Nghị từ năm 1979 đến 1985, và ĐHY Peter Erdo, TGM ở Esztergom-Budapest, Hung Gia Lợi, một nói đến khía cạnh thần học và một nói đến khía cạnh pháp lý của cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới.

 

ĐHY Adrianus Simonis, TGM Utrecht, Hòa Lan, đã nói về Thượng Nghị Đặc Biệt Chư Vị Giám Mục Hòa Lan mà ngài là một nghị phụ, một biến cố được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô triệu tập và diễn tiến vào tháng 1/1980.

 

ĐTGM Paul Verdzekov ở Bamenda nước Cameroon, nói về Thượng Nghị Đặc Biệt Các Giám Mục Phi Châu mà ngài là một nghị phụ, một biến cố cũng được ĐTC GPII triệu tập và diễn tiến vào tháng 4 và 5/1994.

 

ĐTGM Cyril Salim Bustros M.S.S.P, giáo phận Newton theo Lễ Nghi Melkites Hy Lạp, Hoa Kỳ, đã cho biết về thành quả của Thượng Nghị Giám Mục Lebanon mà ngài là nghị phụ, một biến cố cũng do ĐTC GPII triệu tập và diễn tiến vào tháng 11/1995.

 

ĐHY Juan Sandoval Iniguez, TGM Guadalajara Mễ Tây Cơ, nói về hoa trái của Thượng Nghị Giám Mục Mỹ Châu mà ngài là tổng phối kết viên, một biến cố được tổ chức vào Tháng 11 và 12 năm 1997, với sự chủ tọa của ĐTC GPII.

 

ĐHY Paul Shan Kuo-His, SJ, giáo phận Kaohsiung, Đài Loan, nói về Thượng Nghị Giám Mục Đặc Biệt Á Châu, được tổ chức vào tháng 4 và 5 năm 1998, do ĐTC GPII chủ sự, và ngài làm tổng phối kết viên.

 

ĐTGM John Atcherley Dew ở Wellington, Tân  Tây Lan, đọc bản văn của ĐHY Thomas S. Williams, vị hồi hưu của TGP này, về cuộc Thượng Nghị Giám Mục Đại Dương Châu, được tổ chức vào tháng 11 và 12 năm 1998, dưới sự chủ tọa của ĐTC GPII và vị hồng y hồi hưu hiện nay giữ vai trò chủ tịch của biến cố châu lục ấy bấy giờ.

 

Sau hết là ĐHY Antonio Maria Rouco Varela, TGM Ma Ní Tây Ban Nha, nói về Thượng Nghị Giám Mục Châu Âu lần thứ hai, được tổ chức vào tháng 10/1999, một biến cố mà ngài là tổng phối kết viên dưới sự chủ tọa của ĐTC GPII.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo VIS ngày 10/10/2005.

 

 

TOP

 

 

  Bão Lở ở Guatemala - Ngôi Làng Panabaj trở thành một ngôi mộ tập thể cho cả ngàn nhân mạng người da đỏ Maya

 

Hết bão lụt ở New Orleans Hoa Kỳ tới bão lở ở Panabaj Guatemala. Thật vậy, hôm Chúa Nhật 9/10/2005, ngôi làng Panabaj đã bị bùn lầy đất lở gây ra bởi trận bão Stan Nhiệt Đới.

Thật vậy, Mùa Bão Tố Đại Tây Dương 2005 là một trong những mùa dữ dội nhất được ghi nhận trong lịch sử, với hôn 17 trận giông bão (storms) và 9 trận bão tố (hurricanes). Sau đây là thứ tự diễn tiến các trận bão tố xẩy ra nguyên trong năm 2005: 

Ngày 4-11/7:          Trận Dennis đã sát hại 5 người ở Hoa Kỳ và 32 người ở Cuba và Haiti 

Ngày 10-21/7:        Trận Emily gây đất tụt ở Mễ Tây Cơ hai lần, một lần ở Quần Đảo Yacatan, và sau đó mấy ngày ở gần San Fernando Miền Duyên Vịnh Mễ Tây Cơ 

Ngày 4-18/8:          Trận Irene khi lên tới độ trở thành bão tố thì ra khỏi đất liền và xoáy vào miền bắc Đại tây Dương. 

Ngày 23-30/8: Trận Katrina tấn công Florida ở cấp giông bão 1 ngày 25/8, sát hại 11 người. 4 ngày sau, ở cấp 4, tấn công Louisiana, gây thiệt hại 80% thành phố New Orleans và hủy hoại các cộng đồng vùng duyên hải. 

Ngày 1-10/9:          Trận Maria hình thành theo sau trận Katrina, nhưng không gây nguy hiểm cho đất liền. 

Ngày 5-10/9:          Trận Nate bắt đầu ngay sau trận Maria, tưởng tấn công Bermuda nhưng đảo này được thoát khi trận bão tố này theo hướng nam tiến ra phía bắc Đại Tây Dương và biến mất ở đó.  

Ngày 6-17/9:          Trận Ophelia không bao giờ gây đất lở như một trận bão tố, nhưng ngàn dần dọc theo vịnh North Carolina, làm mưa xuống 18 inch nước ở một số nơi, và tấn công Nova Scotia ở mức giông bão nhiệt đới.  

Ngày 17-23/9: Trận Philippe hình thành ở Đại Tây Dương phía đông Barbados vào cùng ngày với Trận Rita được bắt đầu gần Bahamas; trận Philippe tiến lên phía bắc đến Bermuda nhưng quay đi hướng khác trước khi đến đảo này.  

Ngày 17-24/9: Trận Rita tấn công Miền Nam Florida và Florida Keys ở cấp giông bão 2, nhưng khi rời Florida nó trở thành cấp 5, và sau khi yếu đi, nó ghé vào Galveston Houston Texas một chút rồi hôm 24/9 quay sang gần Port Arthur, Taxas.  

Ngày 1-6/10:          Trận Stan tấn công miền duyên hải phía đông của Mễ Tây Cơ ở cấp 1 hôm 4/10, sát hại ít là 277 người, và yếu dần ở những miền núi phía đông nam Mễ Tây Cơ, gây ra mưa lớn và lụt lội.  

 Đúng thế, những trận mưa của cơn giông bão Stan đã gây ra tình trạng lở bùn lầy, đá sỏi và

cây cối xuống các triền của một núi lửa và tràn vào làng Panabaj khi dân chúng ở đây đang

ngủ vào sáng sớm.  Thứ Tư 5/10/2005, phủ ngôi làng này tới 40 bộ (hay 12 thước) bùn.

Thành phần nhân viên giải cứu không thể tới được hiện trường cho tới mãi Thứ Sáu và đã

không thể nào thực hiện việc tìm kiếm vì luật của nước Guatemala liên quan đến lý do sức

khỏe. Những người da đỏ Maya đặt nặng vấn đề chôn táng theo truyền thống. Một số thi thể

đã được tìm thấy. Chính quyền nói họ có thể bỏ việc tìm kiếm và công bố ngôi lành này là

một ngôi mộ tập thể.

 

Trận bão Stan này đã sát hại 300 người ở Guatemala và 103 người khác ở Trung Mỹ Châu

và Nam Mễ. Khoảng 1400 mất tích và bị chết ở làng Panabaj, gần tỉnh bờ hồ Santiago

Atitlan. Theo danh sách bị chết của một viên chức hữu trách địa phương trong việc ghi nhận

con số tử vong thì con số thiệt mạng lên tới độ 1000 người. Thành phần cấp cứu, cả nhân

viên lẫn tình nguyện viên, đã sử dụng những dụng cụ như xẻng, cuốc, và tay không để khai

phá một vũng bùn lầy dầy đặc dài 2 dặm hầu kéo ra những thi thể lớn bé, trẻ già.

 

Sau khi nguyện kinh Truyền Tin Chúa Nhật 28 Thường Niên 9/10/2005, ĐTC Biển Đức đã

lên tiếng cảm thương thành phần chẳng những bị thiên tai động đất ở Pakistan (xin xem ở

phần tin riêng về vụ động đất này), mà còn bị thiên tai bùn lầy đất lở ở Trung Mỹ Châu (Mễ

Tây Cơ, El Salvador, Guatemala, Honduras, và Nicaragua) như sau: 

“Các quốc gia Trung Mỹ Châu và Mễ Tây Cơ yêu dấu – nhất là El Salvador, Guatemala, Honduras, và Nicaragua – đang chịu hậu quả của những trận mưa cuồn cuộn và lụt lội, những thứ gây ra nhiều nạn nhân và việc thiệt hại nặng nề về vật chất. Tôi cầu cùng Chúa cho những ai qua đời được đời đời nghỉ ngơi, và bày tỏ lòng gắn bó thiêng liêng và lòng cảm thương với những ai bị mất mát nhà cửa cùng những dụng cụ cần cho nghề nghiệp của họ. Tôi cũng kêu gọi các tổ chức và những người thiện tâm hãy rat ay trợ giúp hữu hiệu trong tinh thần đoàn kết huynh đệ thực sự”.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tài liệu và hình ảnh từ CNN

 

 TOP

? ĐTC Biển Đức XVI bất ngờ phát biểu ở Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XI trong buổi tự do bày tỏ

 

Thật vậy, theo tin tức từ văn phòng Tổng Thư Ký Thượng Nghị Giám Mục Thường Lệ XI thì hôm Thứ Năm 6/10/2005, trong buổi tự do phát biểu của các vị nghị phụ ĐTC Biển Đức XVI đã chia sẻ về khía cạnh hy tế của Thánh Thể: “ĐTC muốn góp phần vào tinh thần huynh đệ”.

 

Phát ngôn viên của Thượng Nghị là Isidro Catelli vào hôm Thứ Sáu đã cho biết là tất cả những gì ĐTC bày tỏ một cách tự phát trong vòng 10 phút này sẽ không được phổ biến ngay. Theo vị phát ngôn viên này thì ĐTC nói về thần học Thánh Thể bằng kiến thức ngài có được khi còn là giảng sư đại học trước kia. Theo Zenit thì những lời ngài phát biểu sẽ được phổ biến sau khi chính ngài đã duyệt lại.

 

Cha Giorgio Constantine, phát ngôn viên cho thành phần ký giả nói tiếng Ý, đã nói cho biết rằng: “đó là một đóng góp tuyệt vời, của một đại thần học gia, có lẽ là việc đóng góp lần đầu tiên của ĐTC trong một buổi tự do bàn luận như thế”.

 

Vị linh mục này cũng cho biết rằng ĐTC đã quyết định giành 1 tiếng chầu Thánh Thể ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Buổi chầu này sẽ được chính ĐTC chủ sự vào Thứ Hai 17/10/2005, từ 5 đến 6 giờ chiều.

 

Cha John Bartunek, vị linh mục dòng Đạo Binh Chúa Kitô, phát ngôn viên cho thành phần phóng viên nói tiếng Anh, đã cho biết ĐTC đã tham dự vào buổi họp chung hôm Thứ Năm này một cách rất đặc biệt. Ở chỗ, ngài đã đến tham dự với những thứ giấy tờ làm việc ở trong một cái cặp đen, các thứ giống như được phát cho các nghị phụ khác vậy.

 

ĐTC ngồi ở ghế giữa trong sảnh đường thượng nghị, và có những lúc chào các vị nghị phụ, hay cám ơn các vị vào đầu và cuối mỗi buổi họp.

 

Trong các giờ nghỉ, ĐTC gặp gỡ những nhóm làm việc được chia theo ngôn ngữ của thượng nghị. Trước đây ngài đã nói với nhóm nghị phụ nói tiếng Pháp, và hôm Thứ Năm này ngài nói với các nhóm nghị phụ nói tiếng Tây Ban Nha.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu được VIS phổ biến hằng ngày và theo ngày

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ