GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 12/10/2005

 

?   Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI: Vấn đề giải tội tập thể và Tầm Quan Trọng của Việc Tôn Thờ Thánh Thể

   Động Đất ở Pakistan - Sát hại gần 40 ngàn nhân mạng, gây thương tích cho 43 ngàn con người và 5 triệu người vô gia cư

? Cuốn Sách đầu tay với tư cách Giáo Hoàng của ĐTC Biển Đức XVI: “Cuộc Cách mạng Của Thiên Chúa”

 

?   Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI: Vấn đề giải tội tập thể và Tầm Quan Trọng của Việc Tôn Thờ Thánh Thể

 

ĐHY Giovanni Battista Re, vị Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, đã nhấn mạnh rằng về vấn đề này trong bài đóng góp của mình hôm Thứ Năm, 6/10/2005.

 

Vị hồng y này nói về trách nhiệm của giám mục trong việc bảo đảm vấn đề cử hành Thánh Lễ: “Chính cách thức vị giám mục cử hành Thánh Thể là những gì nuôi dưỡng đức tin của các linh mục và dân chúng. Rất cần phải đặc biệt quan tâm tới việc tín hữu tham dự Lễ Chúa Nhật và trông coi để việc cử hành Thánh Thể bao giờ cũng thích đáng và tốt đẹp”.

 

ĐHY tổng trưởng này cũng kêu gọi việc phục hồi “khoa sư phạm về việc hoán cải xuất phát từ Thánh Thể” và việc vị giám mục cần phải bênh vực “việc thường xuyên xưng tội riêng”, tránh sử dụng việc giải tội tập thể trừ những trường hợp rất chính đáng như được ĐTC GPII chia sẻ trong Thông Điệp “Giầu Lòng Thương Xót”: “Vị giám mục không được phép để xẩy ra trong giáo phận của mình việc lạm dụng vấn đề giải tội tập thể hay giải tội chung”.

 

Theo Cha John Bartunek, dòng Đạo Binh Chúa Kitô, tường trình viên nói tiếng Anh của thượng nghị, cho biết là vị hồng y ấy đã cắt nghĩa là “nhiều giáo phận đã sử dụng việc giải tội tập thể và đã thấy rằng việc này đã gây hại cho đời sống thiêng liêng và làm mất đi ý thức tội lỗi”. Theo vị linh mục này thì đức hồng y tổng trưởng ấy đã thêm là “chính tín hữu nhận thấy rằng việc thực hành này không làm cho họ cảm thấy hoán cải”.

 

Trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI về chủ đề Thánh Thể đã được nhiều vị nghị phụ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn thờ Thân Thể Chúa Kitô.

 

Theo ĐGM Jacques Perrier ở Tarbes và Lộ Đức thì việc tôn thờ Thánh Thể đã là một “khám phá” dđ1ch thực, trái với việc tái khám phá, đối với nhiều giới trẻ Công giáo Pháp đã tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Cologne hôm Tháng 8 vừa rồi.

 

Vị giám mục này nói rằng niềm tin vô thức về tầm quan trọng của việc tôn thờ Thánh Thể có nguy cơ trở thành một thứ đức tin “cá nhân chứ không phải là của Giáo Hội”, thứ đức tin không thể thể hiện mình cách chính đáng, và là một đức tin “xao lãnh những cách hiện diện khác của Chúa Kitô phục sinh thực sự mặc dù khác nhau”. Vị giám mục này còn nêu lên rằng giới trẻ “không thể sống thiếu hụt hình ảnh” mà việc tôn thờ Thánh Thể “có một lợi điểm rất lớn đối với vấn đề sống diện đối diện”.

 

ĐHY Jean-Louis Tauran, thủ viên Văn Khố Mật của Tòa Thánh Vatican và là thủ thư của Thư Viện Vatican, đã kêu gọi việc tái nhận thức ý nghĩa của vấn đề quì gối đang bị mai một đi nơi nhieêu người Công giáo Tây phương.

 

Vị hồng y này than rằng “việc quì gối thực sự không được thi hành trong khi cử hành Thánh Lễ. Thật là hữu ích đối với chúng ta khi nhắc lại tầm quan trọng của chứng từ Kitô giáo và các cộng đồng không ngần ngại quí gối xuống để chứng thực cái cao cả và gần gũi của Vị Thiên Chúa trong Thánh Thể”. Ngài nhận định rằng “các nhà thờ thường đóng cửa vào ngày thường nên việc viếng Thánh Thể thường không thể thực hiện được”.

 

ĐHY Tauran nhaăc nhở tham dự viên cuoôc thượng nghị rằng chính ở “trước Thánh Thể mà con người nhìn nhận rằng họ cần có một Đấng Khác ban cho họ những nghị lực mới để chiến đấu trong cuộc đời… Một thế giới thiếu tôn thờ” sẽ là “một thế giới không hơn gì cái thế giới của sản xuất là thế giới chẳng mấy chốc không thể hít thở được nữa. Một thế giới không biết tôn thờ không phải chỉ là một thế giới vô đạo  - nó là một thế giới phi nhân bản”.

 

ĐGM José Guadalupe Martín Rábago ở Leon, chủ tịch hội đồng giám mục Mễ Tây Cơ, nói rằng việc tôn thờ Thánh Thể thường được thực hành nơi xứ sở của ngài: “Việc tôn thờ Thánh Thể ban đêm tiếp tục tồn tại, khiến tránh được nhiều khó khăn gây ra bởi trào lưu tục hóa của các tập tục”. Có hơn 4 triệu tôn thờ về đêm ở Mễ Tây Cơ.

 

ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ, giáo phận Phú Cường Việt Nam, cho biết ở xứ sở của ngài các giáo xứ được yêu cầu xây những nơi để tôn thờ Thánh Thể ngoài nhà thờ và tổ chức một vài giờ tôn thờ trong ngày: “Có nhiều giáo xứ đã thực hành việc làm ấy”.

 

ĐHY Ivan Dias, TGM Bombay, đã cắt nghĩa rằng việc tôn thờ Thánh Thể đã trở thành một đường lối để tín đồ Ấn giáo và Tin Lành tiến đến với Giáo Hội. Ngài còn cho biết việc tôn thờ Thánh Thể ban đêm nhất là nơi các gia đình đang trên đà tiến triển.

 

Các vị nghị phụ có thể tham dự vào việc tôn thờ Thánh Thể 1 giờ ban sáng và 1 giờ ban chiều, trong một nhà nguyện trong sảnh đường thượng nghị. Vào ngày Thứ hai 17/10 sẽ có một cuộc chầu Thánh Thể chung được chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ sự.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch theo Zenit theo từng ngày

 

 

TOP

 

 

  Động Đất ở Pakistan - Sát hại gần 40 ngàn nhân mạng, gây thương tích cho 43 ngàn con người và 5 triệu người vô gia cư

  

Trước 9 giờ sáng ở địa phương Thứ Bảy 8/10/2005 một chút, một cuộc động đất 7.6 xẩy ra tại một địa điểm cách thủ đô nước Pakistan 100 cây số (60 dặm) về phía bắc đông bắc. Hôm Chúa Nhật, chính quyền nước này lên tiếng kêu gọi cộng đồng thế giới hãy ra tay cứu trợ bằng việc đào bới thành phần sống sót còn nằm dưới rác rưới, đem họ tới bệnh viện và bắt đầu sửa chữa tình trạng hư hại của xứ sở này.

Ký giả Syed Talat Hussain ở Islamabad đã nói với CNN rằng ông cảm thấy cuộc động đất liền cùng với hai đứa con của mình chạy từ căn chung cư của ông ra và nhìn lên một cao ốc 19 tầng thấy nó “rung rinh như một cây say trước gió”.

Hai nhà thương chính trong vùng gặp thiên tai bị thiệt hại trầm trọng, nên chính phủ cố gắng thiết lập các trung tâm y tế tạm thời và di tản thành phần bị thương bằng các máy bay trực thăng. Thủ Tướng Shaukat Aziz đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy gửi các loại trực thăng có trục cẩu hạng nặng đến, cùng với những lều bạt, chăn màn, thuốc men và “hằng trăm triệu Mỹ kim” tới để giúp tái thiết các cơ sở hạ tầng.

Hoa Kỳ vào hôm Thứ Hai 10/10, đã gửi từ A Phú Hãn tới 8 chiếc máy bay trực thăng, 5 chiếc CH-47 Chinook và 3 chiếc UH-60 Blackhawk. Một nhóm nhân viên LHQ đã đến nước này vào sáng Chúa Nhật 9/10. Nhóm cấp cứu thứ hai từ Hiệp Vương Quốc đến Islamabad hôm Chúa Nhật, mang theo những đội chữa lửa và các con chó săn. 

Cần rất nhiều hòm chôn. Nhưng không đáp ứng đủ nên nhiều cuộc chôn tập thể đã diễn ra trong thành phố. Chính phủ Pakistan đã tuyên bố 3 ngày để tang các nạn nhân thiên tai này, từ Chúa Nhật đến Thứ Ba (9-12/10/2005).

 

Nhiều người đã sợ không dám về nhà vì sợ những hậu chấn động, như một hậu chấn động 6.2. Cho đến sáng Chúa Nhật có trên 20 cơn hậu chấn động 4.5 hay hơn đã làm rung chuyển miền vừa bị thiên tai ấy. Mặc dù đa số dân ở Kashmir dưới quyền kiểm saót của Ấn Độ thoát được thiên tai gây ra cho vùng băng biên giới này, ước lượng có tới 80% tỉnh Udi Ấn Độ biên giới bị tiêu hủy.

 

Những căng thẳng giữa hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan về miền Kashmir đã dịu xuống khi Thủ Tướng Ấn Độ là Manmohan Singh gọi điện thoại cho Tổng Thống Pakistan Musharraf để tỏ ý sẵn sàng cứu trợ thiên tai và được vị tổng thống này ngỏ lời cám ơn mà rằng “Bất cứ những gì chúng tôi cần, chắc chắn chúng tôi sẽ xin thôi”, mặc dù ông cũng tỏ ra “hơi có chút tế nhị”. Vì hai quốc gia này đã đánh nhau 3 trận về miền Kashmir này kể từ khi họ được độc lập từ năm 1947, thoát quyền đô hộ của Hiệp Vương Quốc.

 

Cuối huấn từ Truyền Tin Chúa Nhật 28 Thường Niên 9/10/2005, ĐTC Biển Đức XVI đã lên tiếng thương cảm như sau:

“Thật là đau buồn khi nghe tin xẩy ra cuộc động đất hôm qua ở Nam Á đã gây thiệt hại và mất mát mạng sống trầm trọng ở Pakistan, Ấn Độ và A Phú Hãn. Tôi xin  trao phó cho tình xót thương ưu ái của Thiên Chúa tất cả những ai đã chết, và tôi xin chia sẻ niềm cảm thông sâu xa nhất của tôi với nhiều ngàn người bị thương tích hay có người bị thiệt mạng. Tôi nguyện cầu để cộng đồng quốc tế sẽ mau chóng và quảng đại đáp ứng tai hoạ này, và tôi xin Chúa ban lòng can đảm và sức mạnh cho những ai tham gia vào công cuộc giải cứu và tái thiết.

Các Cuộc Động Đất trong năm 2005

5/2: 7.1 ở Biển Selebes

2/3: 7.1 ở Biển Banda

28/3: 8.7 ở Sumatra nước Nam Dương

13/6: 7.8 ở Tarapaca nước Chí Lợi

15/6: 7.2 ở ngoài khơi California

 24/7: 7.3 ở Quần Đảo Nicobar nước Ấn Độ

16/8: 7.2 ở Honshu nước Nhật Bản

9/9: 7.7 ở Papua nước New Giunea

26/9: 7.5 ở miền Bắc nước Peru

8/10: 7.6 ở Kashmir nước Pakistan

 

Những cuộc động đất sát hại nhất lịch sử hiện đại

1988        ngày 7/12 - 6.8 gần Spitak nước Armenia, sát hại 25 ngàn người.

1990        ngày 20/6 – 7.7 gần Rasht nước Iran, gây đất lở sát hại từ 40 tới 50 ngàn người.

1999        ngày 17/8 – 7.7 gần 150 dặm về phía tây Ankara nước Thổ Nhĩ Kỳ, sát hại   trên 17  ngàn người và 50 ngàn bị thương.

2001        ngày 26/1 – 7.7 ở tiểu bang Gujarat nước Ấn Độ, sát hại trên 20 ngàn người và làm cho 600 ngàn người trở thành vô gia cư.

 

2003        ngày 26/12 – 6.6 gần Barn nước Iran, sát hại 26.200 người và hủy hoại 85% các dinh thự ở vùng này.

2004        ngày 26/12 – 9.0 xuất phát trong khoảng chu vi 100 dặm thuộc vùng tây nam tỉnh Aceh nước Nam Dương, gây ra cuộc biển động sóng thần ngang qua các miền duyên hải Á Châu và Phi Châu, gây cho gần 170 ngàn người được cho là thiệt mạng ở các quốc gia Ấn Độ, Nam Dương, Sri Lanka, Thái lan, Bangladesh, Kenya, Mã Lai, Maldives, Sevchelles, Somalia, Tanzania và Myanmar, và trên 100 ngàn người vẫn còn mất tích.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tài liệu và hình ảnh từ CNN

 

 TOP

 

? Cuốn Sách đầu tay với tư cách Giáo Hoàng của ĐTC Biển Đức XVI: “Cuộc Cách mạng Của Thiên Chúa”

Hôm Thứ Ba 11/10/2005, tại văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh, ĐHY Camillo Ruini, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý quốc, và ĐTGM Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân, đã ra mắt cuốn sách mang tựa đề “La Rivoluzione di Dio – Cuộc Cách Mạng của Thiên Chúa”, của ĐTC Biển Đức XVI, do Vatican Publishing House và St. Paul Publishing House phát hành, một cuốn sách tổng hợp những bài diễn từ của ngài hôm Tháng 8/2005 dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2005 ở Cologne Đức quốc, chưa kể đến bài diễn từ cho buổi triều kiến chung Thứ Tư 24/8 chất chứa những cảm nghiệm của ngài về Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên của giáo triều ngài.

 

ĐTGM Rylko cho biết: “Trong các bài diễn từ của mình, ĐGH đã cống hiến những yếu tố quan trọng cho một chương trình mục vụ xác đáng được khơi động bởi cuộc hành trình mạo hiểm thiêng liêng mô phạm của Các Vị Đạo Sĩ. Đó là một chương trình được cấu tạo bởi 3 chữ chính, đó là tìm kiếm, gặp thấy và tôn thờ Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc của nhân loại. Vì lý do này, cuốn sách chúng tôi ra mắt đây không phải là một ‘cuốn sách kỷ niệm’…. Trước hết, nó là một thủ bản, một hướng dẫn cần phải được tham chiếu trong việc tìm kiếm những phấn khích quí hóa để kiên cường đức tin của con người cũng như để học biết cách loan báo Chúa Kitô trong thế giới ngày nay”.

 

Về phần mình, ĐHY Ruini, vị đã viết lời dẫn nhập cho cuốn sách, đã vắn tắt tóm gọn nội dung 12 bài diễn từ của ĐGH, nhấn mạnh đến sự kiện là “cuốn sách này, trước hết, là một lời nguyện cầu, như việc nguyện cầu và tôn thờ Chúa Kitô Thánh Thể là những đề tài chính yếu của Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX vậy. Từ cuốn sách này, cũng như từ Ngày ấy, điều chiếu sáng đó là niềm vui đối với vẻ đẹp của đức tin, và đối với vẻ đẹp của Chúa Kitô cũng như của cuộc sống trong Chúa Kitô”.

 

Nếu tác phẩm đầu tay với tư cách là Giáo Hoàng của ĐTC Biển Đức XVI chất chứa một nội dung 12 bài diễn từ của ngài trong dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX ở Cologne Đức Quốc như thế, kể cả bài chia sẻ cảm nghiệm của ngài về ngày giới trẻ ấy trong buổi triều kiến chung ngay sau đó, thì thoidiemmaria đã chuyển dịch xong ngay tối của buổi triều kiến chung này, 24/8/2005, và 3/5 bài dịch này đã được nguyệt san Hiệp Nhất của Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange phổ biến trong hai số báo tháng 9 và 10/2005. Nhân dịp ra mắt cuốn sách này, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những lời huấn từ của vị tân giáo hoàng của chúng ta nơi  Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX tại Đức Quốc.

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ