GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 17/10/2005 |
? ĐTC Biển Đức XVI chia sẻ với Các Em Thiếu Nhi về Giáo Lý Rước Lễ Lần Đầu
? Tòa Thánh Vatican gửi Sứ Điệp 2005 cho Mùa Chay Tịnh Ramadan của Tín Đồ Hồi Giáo: “Tiếp Tục Con Đường Đối Thoại”
? Chứng Cúm Gia Cầm: Đại Dịch Toàn Cầu?
ĐTC Biển Đức XVI chia sẻ với Các Em Thiếu Nhi về Giáo Lý Rước Lễ Lần Đầu
Hôm Thứ Bảy, 15/10/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gặp gỡ 150 ngàn em thiếu nhi cùng cha mẹ của các em và dạy cho các em giáo lý Rước Lễ lần đầu tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Biến cố này là do chính ĐTC mời các em đến, tất cả những em được Rước Lễ lần đầu trong năm 2005, Năm Thánh Thể, một biến cố đầu tiên với thiếu nhi này của ngài với đầy những bài ca hát và nhẩy múa.
Hầu hết tham dự viên ở Rôma, một số ở các nơi khác trong Ý quốc, song cũng có ít là một nhóm đến từ Tây Ban Nha.
Ngài đã kể lại cho các em nghe về lần Rước Lễ lần đầu của ngài vào một “Ngày Chúa Nhật tuyệt vời” năm 1939 khi ngài lên 9 tuổi, và bắt đầu “mối tình thân hữu trọn đời với Chúa Giêsu”: “Vậy cha đã tiến bước trong cuộc đời của cha, và nhờ ơn Chúa, Ngài đã luôn dẫn dắt cha, hướng dẫn cha ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn”.
Một em gái đã lãnh nhận bí tích Thánh Thể lần đầu tiên trong năm nay đã hỏi ngài về việc Hiệp Lễ lần đầu của ngài ra sao và ngài đã trả lời như thế.
Biến cố này đã làm sống lại tinh thần của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, qua những lời lập đi lập lại về ngài của những người giữ chương trình, về một vị Giáo Hoàng đã có nhiều cuộc gặp gỡ trẻ em được phóng hình trên các màn hình lớn ở quảng trường này trước đây.
|
Các em đua nhau nhẩy nhót trên các bậc trước Đền Thờ Thánh Phêrô cho tới khi biến cố bắt đầu vào buổi chiều tối, lúc chiếc xe dép trắng của ngài đi vòng quanh quảng trường.
Trong phần vấn đáp với gần chục em, có một em trai nói với ngài rằng em được bảo là Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Thánh Thể, “nhưng bằng cách nào? Vì con không trông thấy Người”. ĐTC cười khúc khích và trả lời rằng:
“Chúng ta không thấy Người, nhưng có nhiều điều chúng ta không thấy mà vẫn có và chúng lại là những gì chính yếu. Chẳng hạn, chúng ta không thấy trí khôn của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn có trí khôn. Chúng ta không thấy trí thông minh của chúng ta, nhưng chúng ta có óc thông minh… Chúng ta không thấy giòng điện, song chúng ta vẫn thấy nó xuất hiện: như chúng ta thấy cái máy phóng thanh này vang ra, thấy ánh sáng. Chúng ta không thấy Chúa phục sinh bằng đôi mắt của chúng ta, nhưng chúng ta biết rằng Chúa Giêsu ở đâu thì con người đổi thay ở đó, trở nên tốt lành hơn, được an bình và hòa giải hơn”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tín liệu của Catholic Online ngày 15/10/2005
Tòa Thánh Vatican gửi Sứ Điệp 2005 cho Mùa Chay Tịnh Ramadan của Tín Đồ Hồi Giáo: “Tiếp Tục Con Đường Đối Thoại”
Quí Bạn thân mến,
1. “Id al-Fitr” lại đến vào lúc kết thúc tháng Chay Tịnh Ramadan, tôi muốn gửi đến tất cả quí bạn, dù quí bạn ở bất cứ nơi nào trên thế giới, lời chúc mừng tốt đẹp nhất của tôi cho một Ngày Lễ Phúc Hạnh.
2. Theo truyền thống vốn có, Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn gửi đến cho anh chị em tín đồ Hồi giáo một sứ điệp vào dịp kết thúc Mùa Chay Tịnh Ramadan. Sứ điệp này thường được ký bởi vị chủ tịch của hội đồng này. Vào năm 1991, vì Trận Chiến Vùng Vịnh đầu tiên, sứ điệp thiện chí này đã được ký bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài đã viết về nhu cầu cần phải thực hiện “việc đối thoại chân thành, sâu xa và liên tục giữa những người Công giáo và Hồi giáo, nhờ đó mới phát sinh sự hiểu biết nhau và tin tưởng nhau”. Những lời này chắc chắn vẫn còn ý nghĩa cho tới ngày hôm nay đây.
3. Vào ngày 2/4 năm nay, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hoàn tất cuộc sống trần gian của ngài. Nhiều Hồi hữu trên thế giới, cùng với những người Công giáo và Kitô giáo, theo dõi khít khao tin tức về bệnh tình cuối cùng và cái chết của ngài, và các phái đoàn đại biểu chính thức của Hồi hữu, các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo từ nhiều quốc gia, đã đến tham dự lễ an táng của ngài tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Nhiều người đã cảm nhận sâu xa những nỗ lực liên lỉ của vị Giáo Hoàng này cho nền hòa bình. Một phóng viên Hồi hữu đã có dịp gặp riêng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Tôi không quá đáng khi tôi nói rằng cái chết của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã là một mất mát lớn cho Giáo Hội Công giáo cũng như cho Kitô hữu nói chung, và còn cho mối liên hệ giữa Kitô hữu và Hồi hữu nói riêng. Không thể nào có gì bù đắp được cái mất mát này ngoài việc theo chân ngài và tiếp tục con đường ngài đã vạch ra bằng niềm tin tưởng và lòng can đảm của Assisi năm 1986, nơi chôn cất hài cốt của Thánh Phanxicô là vị tiên phong của người Công giáo trong việc đối thoại giữa Kitô hữu và Hồi hữu”.
4. Chính niềm tin vào Thiên Chúa và niềm hy vọng nơi nhân loại đã thúc đẩy vị cố Giáo Hoàng này dấn thân vào việc đối thoại. Ngài đã liên lỉ tiến đến với các anh chị em thuộc tất cả mọi tôn giáo với lòng trọng kính và mong được hợp tác, như đã được Công Đồng Chung Vaticanô II khuyến khích trong Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” là văn kiện năm nay mừng kỷ niệm 40 năm ban hành. Việc dấn thân của ngài về vấn đề này thực sự được bắt nguồn từ Phúc Âm, theo gương của Chúa Giêsu là Đấng đã gieo rắc tình yêu của Người và tỏ ra tôn trọng mỗi một người, ngay cả những người không thuộc về dân riêng của Người.
5. Theo giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II và tiếp tục con đường của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi tiếp những vị đại diện các tôn giáo khác đến tham dự lễ đăng quang mở màn cho Giáo Triều của ngài, đã nói: “Tôi đặc biệt cám ơn sự hiện diện giữa chúng tôi các phần tử thuộc cộng đồng Hồi hữu, và tôi bày tỏ niềm cảm nhận của tôi về việc phát triển đối thoại giữa những Hồi hữu và Kitô hữu, cả ở cấp độ địa phương lẫn quốc tế. Tôi bảo đảm là Giáo Hội muốn tiếp tục cất những chiếc cầu thân hữu với các tín đồ thuộc tất cả mọi tôn giáo, để tìm kiếm sự thiện chân thực cho hết mọi người cũng như cho toàn xã hội.
Thế rồi, đề cập tới những cuộc xung khắc, bạo động và chiến tranh đang diễn ra trên thế giới, vị Giáo Hoàng này nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của mọi người, nhất là của những ai tuyên xưng mình thuộc về một truyền thống tôn giáo nào đó, phải hoạt động cho hòa bình, và “những nỗ lực của chúng ta trong việc tiến đến với nhau và duy trì việc đối thoại là một đóng góp quí hóa cho việc dựng xây hòa bình trên những nền tảng vững chắc”.
Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã kết luận bằng những lời như sau: “Bởi thế, cần phải dấn thân thực hiện việc đối thoại chân thành và đích thực, một cuộc đối thoại được xuất phát từ lòng tôn trọng phẩm vị của hết mọi người được dựng nên, như Kitô hữu chúng tôi tin tưởng, theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa (cf. Genesis 1:26-27)” (L'Osservatore Romano, April 26, 2005).
6. Được phấn khởi bởi những lời ấy của vị Giáo Hoàng này, chúng tôi cảm thấy mạnh mẽ dấn thân vào việc xây dựng những mối liên hệ tốt đẹp nơi thành phần thuộc các đạo giáo khác nhau, để phát động cuộc đối thoại văn hóa và cùng nhau hoạt động hơn nữa cho công lý và hòa bình bền lâu. Là Kitô hữu và Hồi hữu, chúng ta hãy chứng tỏ chúng ta có thể chung sống với nhau trong tình huynh đệ thực sự, luôn cố gắng thực hiện ý muốn của Thiên Chúa Nhân Hậu là Đấng đã dựng nên nhân loại là một gia đình duy nhất.
Một lần nữa,
tôi xin bày tỏ cùng quí bạn những lời chào mừng nồng thắm nhất của tôi.
TGM Michael L. Fitzgerald
Chủ Tịch
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu của Zenit ngày 14/10/2005
? Chứng Cúm Gia Cầm: Đại Dịch Toàn Cầu?
|
Việc xuất hiện của vi khuẩn H5N1 ở Romania là dấu chứng cho thấy vi khuẩn này lan tràn là do vấn đề bay chuyển của loài chim.
Tuy nhiên, bất chấp sự kiện là đã có 117 người ở Á Châu bị nhiễm vi khuẩn cúm gia cầm và 60 người bị chết, H5N1 dưới hình thức hiện nay của nó cũng không dễ dàng lây lan sang con người. Nhưng người ta vẫn lo ngại là nó sẽ trở thành một nạn đại dịch toàn cầu nếu không kịp thời ngăn chặn.
Hôm Thứ Bảy tuần trước, 8/10/2005, chính phủ Romania đã tuyên bố là triệu chứng này đã xẩy ra tại nước ấy, sau khi triệu chứng này đã được thử tại một phòng thí nghiệm ở Hiệp Vương Quốc Great Britain và được cho biết nó quả thực là bởi vi khuẩn H5N1. Theo phát ngôn viên của ủy ban Khối Hiệp Nhất Âu Châu là Robert Soltyk cho biết là như thế.
Trước khi khẳng định điều này, ủy ban này đã hành động bởi nghĩ rằng nó là một thứ cúm gia cầm, và đã thực hiện mọi biện pháp bảo vệ, kể cả việc cấm xuất cảng chim sống cùng các sản vật gia cầm từ Romania. Biện pháp này cũng được áp dụng cho cả Thổ Nhĩ Kỳ nữa, sau khi triệu chứng cúm gia cầm xuất hiện ở đó tuần vừa rồi và được xác nhận bởi vi khuẩn H5N1 vào hôm Thứ Năm 13/10/2005, “là vi khuẩn H5N1 có liên quan chặt chẽ với vi khuẩn được khám phá thấy nơi loài chim hoang ở trung Á mấy tháng trước đây”.
|
Người ta bị nhiễm vi khuẩn này là do bởi có dính dáng tới những con chim hay gia cầm bị bệnh hay bị nhiễm trùng, hoặc giết ăn những con bị vi khuẩn này.
Hiện nay mới chỉ có một thứ thuốc chống vi khuẩn này là Tamiflu, nhưng tờ nguyệt san Thiên Nhiên xuất bản hôm Thứ Sáu 14/10/2005, qua một bài viết, cho rằng tin cậy vào thứ thuốc này có thể là một sai lầm. Như đã xẩy ra ở một bệnh nhân Việt Nam được trị với thứ thuốc này cho thấy có một số vi khuẩn một phần nào đó không chịu thuốc ấy. Thuốc quả có chống vi khuẩn H5N1 và bệnh nhân quả có bình phục sau khi nhận được lượng thuốc cao.
Một nhà vi khuẩn học người Nhật là Yosgigiro Kawaoka ở Đại Học Tokyo và Đại Học Wisconsin và là tác giả dẫn đầu về các bài viết liên quan đến vấn đề này cho biết rằng: “Chúng ta không biết loại chủng ngừa này thường xuyên xuất hiện ra sao. Chúng đang quá tin tưởng vào thuốc Tamiflu; chúng ta cần nhiều thuốc hơn nữa”.
Sau đây là những sự kiện về dịch cúm gia cầm cần biết, liên quan đến chính vấn đề triệu chứng bệnh, lây lan, diễn tiến, phòng chống và chữa trị.
Cúm gia cầm là gì (avian influenza)?
|
Cúm gia cầm là một chứng bệnh lây lan từ những con chim bị vi khuẩn cúm có những tính chất loại A. Bệnh này, đầu tiên được thấy ở Ý hơn 100 năm trước, hiện đang xẩy ra trên thế giới.
Tất cả mọi con chim đều được cho rằng dễ bị nhiễm cúm gia cầm, mặc dù có một số loại, như những con vịt hoang, có sức kháng hơn những loại khác. Loài gia cầm, như gà hay gà tây, là những con dễ mắc nhất.
Triệu chứng cúm gia cầm có nhiều triệu chứng nơi các loài chim muông gia cầm, từ bệnh nhẹ cho tới bị lây lan cao độ và chết đi một cách nhanh chóng bởi dịch nặng.
Trong các trường hợp trầm trọng, bệnh cúm này có đặc tính của một cơn bệnh nặng đột xuất lúc đầu rồi cái chết xẩy tới một cách mau chóng, hầu như không thể nào tránh được.
Bệnh cúm gia cầm thường không lây lan sang các giống loại ngoại trừ loài chim và heo. Thế nhưng con người đã bị bệnh cúm gia cầm ở Hồng Kông vào năm 1997, khi vi khuẩn H5N1 nhiễm sang 18 người, trong đó 6 người đã bị tử vong.
Thế rồi từ đó, dân chúng bị lây lan sau khi giao tiếp với những con gia cầm còn sống bị nhiễm bệnh. Tất cả những con gia cầm ở Hồng Công, khoảng 1 triệu rưỡi con, đã bị hủy diệt trong vòng 3 ngày để tránh nạn dịch.
Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO: World Health Organization) cho biết là vi khuẩn cúm gia cầm H5N1 đã gây thiệt mạng cho 60 người ở Nam Dương, Việt Nam, Thái Lan và Miên. Cơ quan này cho rằng những nạn nhân bị bệnh sau khi tay chân dính phải phân gà.
Tháng 9/2004, Bộ Sức Khỏe Thái Lan loan báo là dịch cúm gà thường lây lan trong gia đình mà thôi. WHO cũng cho thấy chứng cớ về lời công bố ấy.
Trong 15 thứ loại vi khuẩn cúm gia cầm, sở dĩ H5N1 được đặc biệt quan tâm là vì: nó lây lan mau chóng và có thể gây bệnh nạn trầm trọng nơi con người, rồi từ người lan sang cho người, sau cùng có thể trợ thành một nạn đại dịch toàn cầu.
Khi người ta mắc chứng cúm gia cầm do vi khuẩn N5N1 gây ra ở Hồng Kông năm 1997, các bệnh nhân có những triệu chứng nóng sốt, rát cổ và ho, và trong một số trường hợp nguy tử, còn bị khó thở trầm trọng, một thứ khó thở chỉ nhẹ hơn bị viêm phổi vì nhiễm trung mà thôi.
Có một số thuốc chống vi khuẩn, có thể được dùng cho cả việc chữa trị lẫn ngăn ngừa, có công hiệu chống lại bệnh cúm có những tính chất loại vi khuẩn A nơi người lớn cũng như trẻ em, thế nhưng vẫn có một số giới hạn nào đó.
Cần ít là 4 tháng để chế ra một thứ chủng mới, với những lượng đáng kể, có khả năng phòng chống một loại phụ vi khuẩn mới.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu và tín liệu của CNN ngày 14 và 15/10/2005