GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 21/10/2005

 

?  Tòa Thánh Tại Liên Hiệp Quốc về Năm Người Già

   Vấn đề những người sống như chết trong tình trạng thực vật: hai trường hợp xẩy ra ở Ý và Mỹ

? Nhóm Tín Hữu thuộc các Tôn Giáo khác nhau Liên kết Lực Lượng Chống Trợ Tử và Triệt Sinh An Tử

 

Một Mạng Điện Toán Toàn Cầu Chuyên Về Văn Kiện Xã Hội của Giáo Hội

?   Tòa Thánh Tại Liên Hiệp Quốc về Năm Người Già

 

Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Ba ngày 4/10/2005, đã đọc trước ủy ban thứ ba của Tổng Hội Đồng LHQ về “Vấn Đề Kiểm Điểm Năm Quốc Tế Người Già: Hội Nghị Quốc Tế Lần Hai về Lão Niên”.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Ba năm trước đây, tại Maní, Tòa Thánh đã diễn tả thành phần lão niên như là “những bảo quản viên của ký ức chung, thành phần bảo trì những mối tương quan liên thế hệ và là thành phần truyền đạt các thứ giá trị chân thực làm nên đời sống của họ”. Thế nhưng, chúng ta cần nhắc nhở mình rằng những cảm tình cao quí ấy sẽ vẫn là những từ ngữ trống rỗng nếu chúng ta nhớ đến những vị cao niên chỉ khi nào chúng ta cần đến họ. Sự kiện là con người giờ đây sống lâu hơn là những gì đòi phải tái suy nghĩ đến vai trò của thành phần cao niên trong xã hội cũng như trong tiến trình phát triển. Bởi thế, cần phải tạo nên một loạt nhiều cơ hội trong việc lợi dụng khả năng, kinh nghiệm và thành thạo của những người cao niên.

 

Đường lối và thái độ này giúp cho họ có thể vừa giữ liên hệ với xã hội vừa tiếp tục ghi dấu trên thế giới, hoặc vì tình nguyện hay hoạt động. Ngoài ra, và có lẽ quan trọng hơn, việc sâu xa cảm nhận đối với thành phần cao niên, được bắt đầu từ niềm tri ân chân thành và liên tục của gia đình họ đối với việc họ hiện diện, sẽ giúp cho họ tránh được tình trạng bị bêu xấu và bị loại trừ của họ.

 

Trong nhiều xã hội, việc chăm sóc cho những cá nhân lệ thuộc và bệnh tật được thực hiện bởi người già, nhất là thành phần bà già. Trong hoàn cảnh ấy, việc thuận lợi và dễ dàng hóa vấn đề chăm sóc sức khỏe căn bản cho người già được hội nhập vào một tiến trình bao rộng hơn về phát triển, chú trọng tới các nhu cầu về y khoa và đầy đủ dinh dưỡng. Những tiến trình này có thể bao gồm một hệ thống an toàn, một hệ thống bao gồm những thứ hưu trí và các kế hoạch khác cũng không đủ.

 

Dù thực sự vấn đề bảo vệ của xã hội đối với các vị cao niên là trách nhiệm chính của chính phủ và các tổ chức tư, Tòa Thánh cũng muốn tái xác nhận vai trò quan trọng của gia đình nữa về vấn đề an ninh toàn bộ, cũng như về vấn đề sức khỏe về tâm thần, thể lý và tâm linh.

 

Về phần mình, Tòa Thánh cống hiến việc hỗ trợ của mình cho các vị lão niên bằng những chương trình giúp đỡ khác nhau. Hiện nay, các cơ quan và tổ chức Công Giáo ở mọi lục địa chăm sóc cho thành phần lão thành có trên 13 ngàn cơ sở, bao gồm hơn 500 trung tâm ở Phi Châu, 3 ngàn ở toàn Mỹ Châu và 1.400 ở Á Châu.

 

Thưa ông Chủ Tịch, dù các chương trình an sinh xã hội cùng các thứ lợi ích về y tế là những gì thiết yếu, vai trò đại biểu tôi đây cũng ghi nhận ở đây tầm quan trọng biết bao của lòng xót thương, của tình yêu, của việc tôn trọng, của niềm tri ân và của sự trìu mến đối với các vị cao niên. Chúng tôi khuyến khích các chính quyền hãy giảng dạy nơi các học đường những thứ giá trị ấy đối với người già, đối với những phần tử thuộc xã hội dân sự trong việc thực thi những thứ giá trị ấy ở nhà , cũng như để cho những giá trị như thế được phát động liên tục qua truyền thông xã hội.

 

Các dịch vụ nâng đỡ về xã hội là vấn đề nới rộng nhiệm vụ chung trong việc cung cấp cho các phần tử gia đình già bị bỏ rơi, để làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc di dân gây ra bởi tiến trình toàn cầu hóa cũng như của vấn đề phân mảnh gia đình. Ở các quốc gia có lợi tức thấp, nơi hiện hữu cả vấn đề làm ăn bất chính thức và vấn đề nghèo khổ, thì tình trạng dinh dưỡng của thành phần cao niên thường gặp nguy cơ bởi nghèo khổ, bởi trách nhiệm phải hỗ trợ cháu chắt, bởi sống một mình, cũng như bởi cả hàng loạt các thứ tật nguyền liên quan tới tuổi tác. Vấn đề lương hưu căn bản về xã hội cũng như vấn đề bảo vệ các quyền lợi về hưu bổng là những cách thức quan trọng trong việc lưu ý tới và nâng đỡ thành phần cao niên.

 

Việc chuyển tiếp về nhân khẩu học được dự phóng cho thấy một sự gia tăng kinh khủng về con số người già vào năm 2050, vì việc chuyển tiếp này xẩy ra từ một chế độ sinh sản và chết đi cao tới việc tăng trưởng dân số thấp hơn, cả ở các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển. Theo thống kê, ngày nay có hơn 6 trăm triệu người trên 60 tuổi, và ước lượng vào năm 2050 con số sẽ tăng lên gấp ba như thế. Con số cũng được phác tính là vào năm 2030 có 71% thành phần cao niên này sống ở các quốc gia đang phát triển và từ 12 đến 16% sống ở các quốc gia phát triển.

 

Những chiều hướng này dạy cho chúng ta hai điều: thứ nhất, đó là hết mọi quốc gia đều phải trở nên và vẫn phải là “một xã hội cho tất cả mọi lứa tuổi”, như được Thượng Nghị Maní năm 2002 thích đáng phát biểu; thứ hai, điều cẩn trọng đặc biệt ấy được khuyên giữ khi các chính sách về tài chính và quốc tế tiến vào lãnh vực xây dựng con người.

 

Cám ơn Ông Chủ Tịch.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 6/10/2005

 

 

TOP

 

 

   Vấn đề những người sống như chết trong tình trạng thực vật: hai trường hợp xẩy ra ở Ý và Mỹ

 

Ở Ý đã xẩy ra một trường hợp là một bệnh nhân tỉnh giấc sau hai năm trời bị hôn mê trùng hợp với quyết định của Tiểu Ban Đạo Lý Sinh Vật Quốc Gia muốn bênh vực việc không đình chỉ vấn đề dinh dưỡng các bệnh nhân sống miên man trong tình trạng “thực vật”.

 

Thật vậy, bệnh nhân này tên là Salvatore Crisafulli, 38 tuổi, ở Catania, Sicily, bị hôn mê sau một tai nạn xe cộ ngày 11/9/2003, và đã được chăm sóc bởi người anh em của mình là Pietro. Người an hem của nạn nhân cũng yêu cầu và nhận được sự giúp đỡ của vị bộ trưởng sức khỏe là Francesco Storace. Nạn nhân đã tỉnh giấc vào mùa hè năm mới đây. Giờ đây anh ta nói chuyện và nói rằng trong khi anh ta ở trong tình trạng hôn mê, anh ta đã trông thấy và nghe thấy hết mọi sự.

 

Trong khi đó, vào ngày 4/10/2005, Tiểu Ban Đạo Đức Sinh Vật (NBC: National Bioethics Committee) đại đa số đã chấp thuận một văn kiện bày tỏ “một quyết định không đình chỉ việc dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo” cho các bệnh nhân chỉ tự nhiên sinh động theo sự sống và tự động hít thở, cho dù họ không ý thức gì hết.

 

Nhận định về quyết định này của NBC, Đức Giám Mục Elio Sgreccia, chủ tịch Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống, đã nhấn mạnh trên Đài Phát Thanh Vatican rằng “bệnh nhân sống miên man trong tình trạng thực vật là người bệnh chưa chết. Họ chỉ cần được dinh dưỡng theo nhân tạo bằng không họ sẽ chết đói. Việc dinh dưỡng và thủy dưỡng không phải là một thứ trị liệu tàn ác …. Đây không phải là vấn đề trị liệu, nó là một việc hỗ trợ quan thiết cần phải được cung cấp như một phận vụ đối với bất cứ ai đang sống”.

 

Quyết định của NBC ở Ý được cho là muốn loại trừ đi một cái chết giống như cái chết của nạn nhân triệt sinh bức tử ở Florida là Terri Schiavo, người nữ trung niên đã qua đời ngay trước ngày (1/4/2005) ĐTC GPII qua đời (2/4/2005).

 

Để hiểu rõ hơn những chất chứa nơi hai trường hợp này, mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn bác sĩ Claudia Navarini, giáo sư Phân Khoa Đạo Đức Sinh Vật của Giáo Hoàng Đại Học Viện Regina Apostolorum, một bài phỏng vấn đã được Zenit phổ biến ngày 10/10/2005 như sau:

 

Vấn:     Giáo sư nghĩ gì về banảvăn kiện vừa được NBC chuẩn nhận?

 

Đáp:    Văn kiện sắp sửa tung ra này có một tầm mức hết sức quan trọng, vì nó làm sáng tỏ mối ngờ vực đã tấn công nhiều người nơi vụ của Terri Schiavo, tức là mối ngờ vực cho rằng việc dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo có thể là phương tiện “bất tương xứng” cần phải được đình chỉ ở giai đoạn cuối cùng hay trong những tình trạng trầm trọng như nơi tình trạng thực vật.

 

Việc cung cấp nước và đồ ăn không phải là những việc làm theo y khoa, và không giống như những trường hợp trị liệu dã man, ít là cho tới khi những việc này hiển nhiên cho thấy hoàn toàn vô bổ, tức là cho tới khi cơ phận của bệnh nhân không thể đáp ứng những việc ấy nữa.

 

Trái lại, những việc ấy là việc chăm sóc căn bản, bình thường cần phải được bảo đảm cho tất cả mọi bệnh nhân, không bao giờ được bỏ đi một hình thức nào để bảo tồn sự sống con người. Về vấn đề này, bản văn kiện của tiểu ban ấy đã được đại đa số đồng ý.

 

Ai không muốn tham dự vào phán đoán này có lẽ bị ảnh hưởng bởi quan niệm “sự sống toàn vẹn” hay “phẩm chất của sự sống”, một quan niệm dẫn đến chỗ phân biệt giá trị của một số mạng sống con người với mạng sống của những người khác bằng sự chỉ đạo kỳ thị là những gì, thẳng thắn mà nói, tôi thấy nó bất xứng với một xã hội muốn tự xưng mình là văn minh.

 

Vấn đề này có những chiều kích hệ trọng, vì, như vị chủ tịch của NBC là Francesco D’Agostino nói, việc cải tiến các thứ kỹ thuật về y khoa sinh vật giúp cho con số của những bệnh nhân này càng ngày càng nhiều hơn nữa, thành phần có thời đã không thể được nâng đỡ. 

 

Bởi thế, vấn đề sức khỏe, an sinh và cấ phương thức của xã hội là những gì khẩn thiết cho những con người này hợp với phẩm giá nội tại của họ, dần dần hợp với việc phát triển vấn đề chăm sóc tại gia, một việc chăm sóc rất cần cho những người bệnh nhân này: vì được chăm sóc bởi gia đình của họ, họ cảm thấy có nhiều cơ hội phục hồi hơn, hay dù sao cũng được lợi ích bởi việc gần gũi của những người thân yêu họ.

 

Chính vị bộ trưởng y tế là Storace, khi nhận định về câu truyện hay của Salvatore, đã nói rằng “chính gia đình của anh ta đã chữa cho anh ta”.

 

Những chủ trương của NBC dầu sao cũng đã được chuẩn nhận bởi Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống và Liên Hiệp Quốc Tế Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo năm trước đây, trong một văn kiện chung được phổ biến khi kết thúc hội nghị Tháng Ba về tình trạng thực vật.


Vấn:     Có những điểm tương đồng nào giữa trường hợp của Salvatore Crisafulli và Terri Schiavo hay chăng?

 

Đáp:    Khó lòng thấy được những điểm tương đồng, vì những vụ vô thức – hôn mê, tình trạng thực vật, khuyết tật tâm thần trầm trọng – có thể khác nhau tùy theo từng người, cho tới độ cần phải được chẩn bệnh và lượng bệnh hoàn toàn riêng biệt; ngoài ra, tín liệu tôi có được thực ra chỉ là của báo chí mà thôi.

 

Dĩ nhiên Terri Schiavo không bị hôn mê: thời gian đã qua đi quá lâu. Không biết chắc là cô ta ở trong tình trạng thực vật theo kiểu “cổ điển”, hay trong tình trạng bị tật nguyền về tâm thần có những lúc có thể nhận thức và thông đạt.

 

Nơi trường hợp của người Ý đây thì 2 năm tiêu biểu cho một thời gian vẫn còn tương xứng với một cuộc hôn mê, và tất cả mọi tờ nhật báo thực sự nói về anh ta như là một trường hợp, may mắn nhưng hiếm hoi, ra khỏi tình trạng hôn mê. 

 

Tuy nhiên, có một số nguồn tin – và một số người lên tiếng, những chứng từ của gia đình mấy tháng trước đây (ở vụ Terry Schiavo) – nói về tình trạng thực vật, tức là về tình trạng kinh niên hay tình trạng “hôn mê mắt mở”.

 

Nếu quả là thế thì chúng ta sẽ phải đối diện với một tình tiết cho thấy một lần nữa về phận vụ phải làm hết sức có thể trong việc bảo đảm thành phần bệnh nhân bị hôn mê và những bệnh nhân trong tình trạng thực vật được hưởng việc chăm sóc trị liệu trọn vẹn – không phải chỉ là một việc chăm sóc căn bản mà thôi.

 

Cũng thế, bất cứ khi nào thực sự còn hy vọng phục hồi thì chân lý nền tảng và bất khả tránh vẫn là ở chỗ sự sống của con người, cho dù bệnh tậït hay tật nguyền đến đâu chăng nữa, hay tình trạng của họ có mong manh bấp bênh đến mấy đi nữa – nó bao giờ cũng có một giá trị lớn lao, một giá trị mà ý muốn của con người phải chào thua.

 

Ở Hoa Kỳ, tất cả cuộc tranh cãi được rút lại thành vấn đề Terri có muốn chết hay không muốn chết. Thế nhưng, ở đây, NBC nhấn mạnh rằng, nó là một quyết định sống hay chết. Thậm chí ngay cả trường hợp bệnh nhân yêu cầu nó, chúng ta cũng không được phép đình chỉ việc dinh dưỡng và thủy dưỡng, vì giá trị nội tại của sự sống con người cũng vượt quá giá trị được qui cho nó bởi cá nhân này. Nói cách khác, chúng ta không phải là chủ nhân ông của sự sống mình. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

TOP

 

 

? Nhóm Tín Hữu thuộc các Tôn Giáo khác nhau Liên kết Lực Lượng Chống Trợ Tử và Triệt Sinh An Tử

 

Chín nhân vật lãnh đạo thuộc sáu nhóm tôn giáo chính đã liên kết lực lượng để cảnh báo về bất cứ  dự án thay đổi nào nơi luật lệ của Hiệp Vương Quốc cho phép trợ tử và muốn được triệt sinh an tử. Biến cố chưa từng có này xẩy ra mấy ngày trước hôm Thứ Hai vừa rồi 10/10/2005, thời điểm tranh luận gay go nơi Quốc Hội về bản tường trình của Tiểu Ban Tuyển Lựa về Việc Trợ Tử của Lord Joffe cho Dự Luật Bệnh Tình Nguy Tử.

 

Thật vậy, hôm Thứ Năm 13/10/2005, 9 vị lãnh đạo, đại diện cho nhiều triệu tín đồ, bao gồm Kitô giáo, Ấn giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, đã ký kết và phổ biến một bức thư ngỏ được gửi cho tất cả mọi phần tử của cả Lưỡng Viện Quốc Hội. Văn Phòng Liên Hệ Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Wales đã phổ biến bức thư diễn tả cho thấy biến chuyển ấy.

 

Theo bức thư chung này thì việc lập pháp vấn đề trợ tử và tình nguyện muốn được triệt sinh an tử “sẽ hoàn toàn làm thay đổi nền tảng luân lý của xã hội chúng ta vì việc suy thoái hóa cách trầm trọng vấn đề tôn trọng sự sống”.

 

Các vị lãnh đạo tôn giáo đã “cùng nhau tái khẳng định niềm tin của mình về tính cách linh thánh của sự sống con người là những gì đang được củng cố bởi những tiến bộ mau chóng nơi việc chăm sóc xoa dịu để có thể cứu giúp thành phần bệnh nhân bị nguy tử và gia đình của họ”.

 

Vấn đề cung cấp “việc chăm sóc tốt đẹp không đòi một đổi thay nào nơi luật lệ mà chỉ là việc tái ưu tiên hóa những phương tiện về Dịch Vụ Sức Khỏe Quốc Gia (NHS: National Health Service), để bảo đảm là thành phần y sĩ và y tá được huấn luyện một cách thích đáng, và bảo đảm rằng các trung tâm chăm sóc xoa dịu chuyên môn hiện diện thuận lợi cho những ai cần đến chúng. Lập luận cho rằng việc trợ tử hay triệt sinh an tử là những gì cần thiết để giải quyết vấn đề khổ đau của cơn bệnh nguy tử là sai lầm”.

 

Các vị lãnh đạo ghi nhận việc phản chống của đại đa số thành phần chuyên gia về y khoa đối với việc trợ tử. Các vị này cũng nêu lên các vấn đề trục trặc mà các quốc gia hợp pháp hóa vấn đề triệt sinh an tử và trợ tử phải đối diện. Theo các vị, ở Hòa Lan, cứ mỗi 32 người chết có 1 người bị chết vì trợ tử hay triệt sinh an tử được phép theo luật pháp. Các vị ước lượng rằng nếu ở Hiệp Vương Quốc có một luật lệ như thế sẽ có khoảng 13 ngàn mạng người chết hằng năm bởi thứ luật này. 

 

Các vị ký tên vào bức thư ngỏ này, trong đó có ĐTGM Công giáo Peter Smith ở Cardiff, Wales, vạch ra rằng các nhóm phò triệt sinh an tử ở Hòa Lan giờ đây đang vận động nới rộng luật này ra, bao gồm cả thành phần bị chứng mất trí nữa. Ở lời cảnh báo cuối cùng của mình, các vị viết rằng “thứ quyền được gọi là quyền được chết đi như thế chắc chắn sẽ trở thành phận sự cần phải chết, và có thể những áp lực về kinh tế cũng như sự thuận lợi là những gì chi phối việc quyết định”.

 

Bức thư này được phổ biến dưới dạng PDF (không copy được) ở trang điện toán toàn cầu www.catholic-ew.org.uk/cn/05/documents/FaithleadersletterPDF3.pdf.

 

 TOP

Một Mạng Điện Toán Toàn Cầu Chuyên Về Văn Kiện Xã Hội của Giáo Hội

Viện Quan Sát Viên Quốc Tế Nguyễn Văn Thuận vừa cho ra mắt một mạng điện toán toàn cầu  

 

http://www.vanthuanobservatory.org  

http://www.vanthuanobservatory.org/p_en/news.php 

http://www.vanthuanobservatory.com 

Mục đích của viện quan sát trụ sở ở Verona này là để phát động giáo thuyết về xã hội của Giáo Hội ở lãnh vực quốc tế. Nội dung và các chủ đề của giáo thuyết xã hội được Giáo Hội chủ trương và truyền dạy là gia đình, lao công con người, đời sống kinh tế, cộng đồng chính trị, cộng đồng quốc tế, môi trường và hòa bình. Viện này đưa lên mạng điện toán toàn cầu của mình những dữ kiện, văn kiện và nghiên cứu liên quan tới giáo thuyết về xã hội của Giáo Hội.

 

Vị chủ tịch của viện này là ĐGM Giampaolo Crepaldi, thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, và sự điều hành của Stefano Fontana, việc quan sát này hoạt động với các hội đồng giám mục, những tổ chức chuyên môn và các cơ quan quốc tế thích hợp.

 

Viện quan sát này lấy tên Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là vị đã bị tù 13 năm trong trại cải tạo dưới thời Cộng sản. Năm 1975, ĐGH Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm TGM phó Sài Gòn trước khi Cộng Sản chiếm miền nam.

 

Năm 1991 ngài bị tống ra nước ngoài. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tiếp nhận ngài ở Rôma, trao cho ngài một số trách nhiệm khác nhau trong Giáo Triều Rôma và dần dần phong ngài làm hồng y vào tháng 2/2001. Cuối cùng ngài đã bị chết vì ung thư vào Tháng 9/2002, hưởng thọ 74 tuổi.

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ